-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/08/2013 in all areas
-
Quán vắng!
maket171 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đường dẫn cầu Nhật Tân - HN: Ai chịu trách nhiệm 155 tỉ đồng đền oan? Thứ ba 06/08/2013 13:16 (GDVN) - Vụ việc Bộ GTVT có thể phải bù 155 tỉ đồng cho nhà thầu do chậm giải phóng mặt bằng cho thấy ngân sách nhà nước đang phải đền oan cho sự tắc trách của các bên liên quan. Nhưng nguy cơ lớn hơn là vụ việc này có thể tạo tiền lệ xấu cho nhiều vụ đền bù khác trong tương lai. Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đang trong quá trình thương thảo với nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) về khoản tiền đền bù chi phí do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) gói 3 dự án cầu Nhật Tân. Dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội) chậm tiến độ 27 tháng - Ảnh: T.K Gói thầu số 3 - đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa phận H.Đông Anh (Hà Nội) - trị giá hơn 1.800 tỉ đồng, khởi công từ tháng 3.2009 với thời hạn hoàn thành theo hợp đồng là 34 tháng (tức tháng 2.2012). Nhưng đến tháng 3.2012 công tác GPMB mới cơ bản hoàn tất, Bộ GTVT đã đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho giãn tiến độ tới tháng 5.2014. Chưa ai chịu trách nhiệm Ông Trường cho rằng, việc chậm GPMB có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, GPMB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chế độ chính sách, nhận thức của người dân, tổ chức thực hiện, liên quan đến nhiều cấp ngành. Với gói thầu số 3, không chỉ giải phóng nhà dân mà còn công trình kỹ thuật, phải di dời một đường điện 200 kV, liên quan đến cắt điện đóng điện phục vụ sản xuất công nghiệp nên kéo dài tiến độ. Tuy nhiên, nhà thầu thi công là Tokyu đã yêu cầu chủ đầu tư phải hỗ trợ thêm 155 tỉ đồng ngoài hợp đồng, do những chi phí phát sinh từ việc kéo dài hợp đồng thêm 27 tháng. Việc nhà thầu đòi đền bù hoàn toàn hợp lệ vì hợp đồng ký kết có quy định nếu bàn giao chậm mặt bằng thì nhà thầu có quyền yêu cầu bổ sung chi phí phát sinh. Về phía VN dù dự án hạ tầng giao thông nào gần như cũng chậm tiến độ, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thầu lên tiếng đòi quyền lợi do GPMB chậm. “Đây là lần đầu tiên, nên cần rất thận trọng trong việc xử lý các mối quan hệ, đảm bảo nguyên tắc chi các nguồn vốn nhà nước một cách hợp lý, xem xét các đề nghị của nhà thầu để vừa giải thích, vừa xem xét tính chất GPMB của VN”, ông Trường nói. Đáng chú ý, vốn dành cho GPMB với dự án cầu Nhật Tân là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, nói cách khác, ngân sách sẽ phải chi thêm 155 tỉ đồng đền bù chỉ vì GPMB chậm. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này thì ông Trường cho rằng chưa thể kết luận, vì Bộ GTVT và UBND Hà Nội vẫn đang họp để làm rõ trách nhiệm các cơ quan liên quan. “Có nhiều nguyên nhân nên không thể vội kết luận. Nhưng đầu tư bằng tiền ngân sách, thì tổ chức cá nhân nào chịu trách nhiệm liên quan sẽ bị xử lý”, ông Trường nói. Nguy cơ lặp lại ở nhiều dự án Ông Đỗ Tất Bình, Trưởng ban Quản lý (BQL) dự án cảng nhà ga T2 Nội Bài (địa phận H.Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ, dự án này đang vướng GPMB tại đường ngang dân sinh đi qua dự án. BQL đã đề nghị H.Sóc Sơn thống kê tạm thời diện tích, và sẽ chi tiền ngay để GPMB, nhưng vẫn chưa giải quyết được. Theo ông Bình, “hạng mục này rất nhỏ, đáng lẽ phải xong cách đây nửa năm, nhưng tới nay vẫn chưa xong, trong khi hết tuần tới là cần mặt bằng thi công. Dù chúng tôi đã liên tục họp bàn với Sóc Sơn, công văn chuyển rồi, tiền GPMB cũng đã chuyển, địa phương bảo đang làm nhưng vẫn chưa có chuyển biến gì”. Ông Bình cũng cho rằng, nếu không bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ, nhà thầu chắc chắn sẽ có ý kiến. Ông Lương Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC), chủ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cũng cho biết, dự án này vẫn vướng GPMB ở một số đoạn qua H.Sóc Sơn như giao giữa cao tốc và tỉnh lộ 131, dân cản trở thi công do liên quan đến đền bù GPMB quốc lộ 18 từ trước đó. Thậm chí chỉ có 2 hộ dân tranh cãi quyền sử dụng đất, nhưng địa phương không can thiệp xử lý khiến người dân trồng chuối bên lề đường đang thi công. Đại diện một BQL dự án giao thông lớn đi qua địa bàn Hà Nội lý giải, sở dĩ GPMB tại Hà Nội luôn chậm trễ so với các địa phương khác do Hà Nội có “đặc thù” khác với các tỉnh. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm GPMB, thu hồi đất, thực hiện hỗ trợ tái định cư và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. “Ở các tỉnh thì BQL dự án làm hết các thủ tục GPMB, nhưng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư làm thêm nhiều thủ tục khác liên quan đến GPMB, mà xin giấy phép các sở ngành thì vô cùng mệt mỏi. Nhà thầu nước ngoài theo hợp đồng quốc tế có điều khoản tiếp cận công trường, nếu GPMB vướng sẽ vịn vào điều luật này để đòi đền bù, nhưng khi nhà thầu chậm tiến độ chủ đầu tư lại không thể xử phạt. Sau vụ Tokyu nguy cơ đền bù ở các dự án khác là rất lớn”, ông này cho biết thêm. Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu bắc qua sông Hồng thuộc tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản (10.117 tỉ đồng), vốn đối ứng hơn 2.442 tỉ đồng và ngân sách UBND TP.Hà Nội cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 1.066 tỉ đồng. Dự án chia làm 3 gói thầu chính: gói số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía bắc, gói số 2 xây dựng cầu và đường dẫn phía nam, gói số 3 xây dựng đường dẫn phía bắc. Cần chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, rút kinh nghiệm gói thầu số 3 dự án xây dựng cầu Nhật Tân bị nhà thầu Nhật yêu cầu đền bù, nên có gói thầu tại dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Bộ chưa dám giao cho nhà thầu nước ngoài thi công khi chưa xong mặt bằng vì sợ bị phạt. Tại cuộc họp về GPMB sáng qua (5.8) của UBND TP.Hà Nội, đại diện các quận huyện cho rằng, cơ chế, chính sách trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư có nhiều thay đổi nên các địa phương gặp nhiều khó khăn, như khâu xác định giá đất ở làm căn cứ lên phương án đền bù. Theo một chuyên gia trong ngành giao thông, sau vụ việc nhà thầu Tokyu, điều Bộ GTVT và Hà Nội cần làm là chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính dẫn tới chậm GPMB và xử lý trách nhiệm nghiêm khắc để làm gương cho các dự án khác. “Không chỉ Hà Nội mà các địa phương khác cũng cần tích cực hơn trong việc tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục chính sách đền bù, tái định cư trong GPMB. Nhưng ngoài câu chuyện cơ chế, chỉ khi phân định rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp, thì địa phương cũng như chủ đầu tư mới làm hết trách nhiệm của mình”, ông này nhìn nhận. “Không phải lấy tiền ngân sách ra mà trả” Ông Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN, cho biết trước đây hiệp hội nhà thầu rất nhiều lần kiến nghị khi ký hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư có hai nội dung vô cùng quan trọng là: GPMB sạch và đảm bảo đủ vốn. Hai điều kiện này là bắt buộc khi đưa dự án ra đấu thầu, nhưng các nhà quản lý, các chủ đầu tư thường bỏ qua. Trong khi đó với các nhà thầu quốc tế, bất kể dự án nào họ cũng phải yêu cầu điều kiện ràng buộc chặt chẽ, nếu không GPMB được thì phải đền bù. “Đây là bài học đắt giá lắm, dù có mất tiền nhưng nó sẽ làm thay đổi cả cung cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các chủ đầu tư”, ông Khoa nói. TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tồng hội Xây dựng, cũng thẳng thắn: “Đền là đúng rồi, trách nhiệm đã rõ, nhưng lẽ ra phải trừ lương, thưởng, phạt bên chủ đầu tư chứ không phải lấy tiền ngân sách ra mà trả”. Anh Vũ Theo Thanh Niên ================== Một hôm đến nhà ông anh tôi chơi - Lão Loccoctu. Đang ngồi "chém gió" say sưa, tự nhiên có tiếng rao: "Ai ve chai lông vịt, đồng nát bán không?". Nghe tiếng rao, ông anh tôi lật đật đứng dậy, chạy ra cửa, trả lời: "Thưa bà! Nhà tôi không có gì bán cả!". Xong ông ta chạy vào giải thích: "Dân Hanoi gốc thì phải lịch sự. Người ta hỏi mình phải trả lời!". Từ đó ai hỏi phong long tôi cũng trả lời. Lên taxi, có giọng nữ nói: "Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của hãng..."Thế là tôi cũng trả lời: "Dạ! Không có chi!". Bây giờ đọc cái tít bài báo này, thấy họ hỏi: Theo phép lịch sự tôi cũng xin trả lời: Dạ! Thưa không phải tôi! Nhưng tôi cũng xin lỗi. Vì cũng không biết ai phải chịu trách nhiệm. Xin quý báo vui lòng đi hỏi người khác!2 likes -
Năm gần nhất và tốt để sinh con thứ 3 là Bính Thân 2016, tránh sinh 2014 hoặc 2015 vì khắc mẹ! Hai con đầu tương đối khá hợp nên gia đình cũng khá giả, sung túc, nhưng con trai thứ 2 tuổi Dần tuyệt mẹ tuổi Dậu, về sau phải ly hương, xa gia đình mới có được sự nghiệp, con trai thứ 1 thì sau dễ khắc khẩu với cha nhưng ko xấu để ảnh hưởng đến gia đình! Còn chuyện sinh trai hay gái thì tùy Duyên và do ông trời quyết định nhé! Thân mến.1 like
-
Em không trong ngành thì làm sao nói em hiểu. Đại khái là không may mắn. Chị không biết về kinh kệ đâu. Em hỏi bé Meouotsung, hắn rành hơn chị Chị thấy đọc kinh để tâm tư thanh thản, để thấy rõ mình ở đâu và đang làm gì, chứ chị không biết có giải khó khăn hay không. Chị có thực hành một thời gian thì thấy vậy. Anyway, cheer up1 like
-
Trung Quốc lo ngại bị đánh úp Dantri.com.vn Thứ Ba, 06/08/2013 - 09:40 Tờ Đại Công Báo của Hongkong vừa có bài viết phân tích tàu chiến ven bờ là mối đe dọa lớn và chỉ ra rằng thâm nhập vào hệ thống sông hồ lớn của nước đối địch tác chiến tầm xa thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”. Đại Công Báo đặt vấn đề tại sao cần thâm nhập vào các con sông lớn của nước đối thủ để tác chiến tầm xa? Là do hiện nay khu vực tam giác ở các con sông lớn và khu vực ven bờ với chiều dài hàng trăm thậm chí hàng nghìn cây số thường là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, tài chính, giao thông, thông tin, cơ sở hạ tầng công nghiệp, căn cứ quân sự và nơi tập trung đông dân cư của một quốc gia. Nếu tàu chiến ven bờ của đối phương ngược dòng tiến vào, nhanh chóng tấn công khu vực nội thủy quan trọng thường gây được “hiệu ứng tuyết lở”, sức phá hoại nghiêm trọng không thể coi thường. Nguy cơ tiềm ẩn Đại Công Báo cho rằng sẽ không khó khăn để đánh chặn tàu chiến ven bờ ở khu vực nội thủy. Trung Quốc tuyệt đối không thể coi thường mức độ khó khăn của hoạt động tác chiến với tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ, sau hơn 30 năm kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, lượng vận tải bằng đường sông, đường biển gia tăng đột biến, tàu thuyền chở khách và chở hàng của nước ngoài tiến vào khu vực nội thủy của Trung Quốc rất nhiều, các tài liệu thủy văn về sông hồ, sơ đồ giao thông đã được công khai hóa rộng rãi, mặc dù có thuyền viên lên tàu dẫn đường, nhưng vẫn phải công bố một số số liệu về đường đi, điều này đã tạo nên mối nguy cơ tiềm ẩn để tàu chiến ven bờ tiến vào các con sông lớn của Trung Quốc. Một trong các tàu chiến ven bờ tối tân của Mỹ chuyên tác chiến ở vùng nước nông và hẹp. 4 chiến hạm loại này hiện luân phiên đồn trú tại Singapore, đề phòng các tình huống bất trắc ở Biển Đông và eo biển Malacca. Theo Đại Công Báo, muốn “đọ sức” với tàu chiến ven bờ trên các con sông lớn, cần lợi dụng một cách có hiệu quả điều kiện địa lý, bao gồm các bãi cạn thiên nhiên, dòng nước chảy xiết, sự biến đổi mực nước theo mùa, đồng thời các công trình nhân tạo như cầu cống, đập lớn... đều cũng có thể gây cản trở, khiến tàu chiến ven bờ gặp khó khăn khi tiến vào vùng nội thủy, làm suy yếu thế mạnh về tốc độ và khả năng tàng hình của tàu. Các cơ sở hạ tầng công nghiệp, giao thông, năng lượng, khu dân cư thậm chí là căn cứ quân sự xung quanh khu vực nội thủy về cơ bản đều không xem xét đến vấn đề phòng ngự khi phải đối mặt với cuộc tấn công hỏa lực dưới sông, trước hỏa lực tấn công dữ dội của tàu chiến ven bờ, các công trình này có thể bị hạ gục trong tích tắc. Tàu chiến ven bờ sẽ khéo léo lợi dụng tình hình giao thông tấp nập trên tuyến đường giao thông ở vùng nội thủy. Ví dụ, các tàu thuyền lớn nhỏ với đủ mọi số hiệu khác nhau ngày đêm đi lại trên mặt sông sẽ tạo ra sự yểm hộ, tín hiệu phản xạ radar sẽ được giấu trong sự gây nhiễu của rất nhiều sóng tạp âm, khiến radar trên bờ khó có thể nắm bắt được một cách kịp thời, chuẩn xác sóng điện từ phản xạ suy yếu của tàu chiến ven bờ giữa các tín hiệu phản xạ của hàng nghìn con tàu dân sự. Do khu vực nội thủy khá hẹp, so với vùng biển thì diện tích quá bé. Tàu chiến chống hạm truyền thống khó có thể phát huy tác dụng, mặc dù pháo bờ biển có thể phát huy một số tác dụng, nhưng do lo ngại bắn nhầm tàu dân sự nên hiệu quả chống tấn công tàu chiến ven bờ cũng không cao. Sợ tấn công nhầm Hiệu quả tác chiến của máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng nhằm vào tàu chiến ven bờ ở khu vực sông hồ ra sao? Cũng bị hạn chế bởi nhiều nhân tố bất lợi, thiếu các loại đạn dược thông minh tầm xa ngoài khu vực phòng thủ, đồng thời lại lo ngại bị tên lửa phòng không trên tàu chiến, đại bác và máy bay trực thăng trên hạm, máy bay không người lái bắn rụng. Tốc độ bay của máy bay chiến đấu đều quá lớn, khó có thể đọ sức với tàu chiến ven bờ ở các tuyến đường sông khúc khuỷu, hẹp dài. Đại Công Báo lại nêu phương án nếu bố trí thủy lôi có phát huy được tác dụng không? Thủy lôi truyền thống không được, cần nghiên cứu ra loại thủy lôi thông minh với trình độ công nghệ cao. Chủ yếu vẫn là do tàu thuyền trong nước đi lại quá nhiều, rất dễ xảy ra khả năng tấn công nhầm. Mỹ đang triển khai hàng loạt tàu tác chiến ven bờ, nơi các chiến hạm hạng nặng không thể phát huy hết uy lực. Đại Công Báo hiến kế Trung Quốc cần nghiên cứu và chế tạo ra loại “chiến hạm ở vùng nước nông” có tốc độ cao chuyên sử dụng trên các sông hồ, tính năng cơ động cao, hỏa lực mạnh, tính cơ động cao, khả năng phòng thủ thiết giáp cao, tác chiến mạng hóa thông tin, chuyên đối phó với tàu chiến ven bờ tiến vào khu vực nội thủy để có thể nhanh chóng giành chiến thắng. Áp dụng chiến thuật chiến lược cơ động, linh hoạt, bao vây, truy quét, chặn đứng tàu chiến ven bờ. Có thể cùng lúc huy động lực lượng lớn, cũng có thể đánh du kích với tàu chiến ven bờ, không cho chúng bất kỳ cơ hội trở tay, không còn thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đánh lén. Theo Huy Long Tiền phong/Phượng Hoàng ====================== Lão Gàn thì hổng phải chiên da quân sự. Nhưng với cái nhìn của Lão Gàn thì tàu chiến ven bờ chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng thủ. Canh bạc cuối cùng xảy ra - nếu theo chiều hướng chiến tranh - thì kịch bản mà Đại Công báo mô tả chỉ là lúc đã....kết thúc chiến trường.1 like
-
Lý do gì khó nói? Có thể pm Con không đông, có thể chỉ 1 hoặc cầu lắm thì được 2. Xem con cái thì nên xem thêm lá số của vợ Đường quan lộ cũng có thể đứng đầu. Có thể mở công ty riêng kinh doanh, nhưng cũng trần ai đôi bận1 like
-
Em sinh giờ Thìn. Chị không biết xem về mồ mả tổ tiên, cũng không biết xem có ai phù hộ hay không. Số cho thấy xa gia đình từ năm 25 tuổi Thích hợp với công việc IT, hơn là kinh doanh, dù thấy có chen chân vào kinh doanh, liên quan đến du lịch hay khách hàng, công việc hay phải đi nhìu và thay việc thường xuyên. Vè câu hỏi công danh có tốt hay không thì không biết level nào được xác định là tốt?! Năm nay vợ có cơ hội có thai, vợ chồng năm nay thì cãi cọ hơi nhiều. Sức khoẻ năm nay cũng kém hơn những năm trước hay đau người, mệt mỏi. Năm nay trong dòng họ có tang, sức khoé cha mẹ cũng suy giảm. Sau này có thể có bệnh tim. Vợ chồng cưới nhau dễ dàng, nhanh chóng, bất ngờ? Có nhiều trắc trở trước đó không?1 like
-
Sau một thời gian phát triển, pth giờ mới đưa được TVLV phiên bản trên máy PC cho mọi người, hơi chậm trễ một tẹo. Đây là giao diện chính của chương trình. Do thời gian phát triển còn ngắn nên phần mềm mới chỉ có các tính năng cơ bản như lấy lá số, tính hạn và hỗ trợ ghi chép cá nhân cho người luận đoán. Các tính năng liên kết và chia sẻ dữ liệu sẽ có ở những phiên bản sau vậy. Hỵ vọng giúp ích cho mọi người nghiên cứu Lý học đông phương :) <phần giới thiệu tính năng và link tải phần mềm ở phía dưới>1 like
-
bác Thiên Sứ ơi xin bác xem dùm là con nên sinh bé thứ 2 vào năm nào thì tốt ạ: Con sinh năm 1980 - Canh Thân Chồng con sinh năm 1979, nhưng sinh ngày 13/1/1979, nên là tuổi Mậu Ngọ Bé trai đầu sinh ngày 30/12/2006, tuổi Bính Tuất. Con cám ơn bác trước ạ.1 like