• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/08/2013 in all areas

  1. Chinh xác! Phong thủy cũng như dùng thuốc. Thuốc có loại bổ, loại độc. Uống thuốc bổ thì người ta thấy bình thường. Nhưng thuốc độc thì cũng nhiều loại. Độc bảng A, độc bảng B. "Lỗ đen" là loại thuốc độc hạng nhẹ. Không chỉ nhà hướng Càn , bếp tọa Chấn phạm "lỗ đen" như thày Quảng Đức nói. Tất cả sự phối hướng với sơn, tọa xấu đều phạm lỗ đen. Điều này đã giảng trong chương trình nâng cao (- hay cao cấp thì phải). Tùy theo mức độ phạm mà vấn đề cụ thể sẽ như thế nào. Riêng PTLV thì còn đặt vấn đề liên quan đến cả "sơn". Do đó,mới đưa ra quan niệm tối ưu của một vị trí bếp là "Sơn, hướng. tọa", đều phải tốt. Chỉ có PTLV mới đặt vấn đề này. Vì chỉ có PTLV mới có định nghĩa rõ ràng về "Sơn"; "hướng"; tọa". Tóm lại. Thuốc độc thì không nên uống. Cho dù chỉ là gây "choáng". Hì. Quan niệm của tôi là sợ nhất sao Thái Tuế. Đây chính là hành tính lớn nhất của Hệ mặt trời tác động lên Địa cầu. Thái Tuế thuộc Mộc hành. Cả thế giới gặp Thái Tuế còn rung lên bần bật, đừng nói cái nhà của chúng ta. Chuyện nhỏ! ===============PS: Trên một trang web lạ, có người tự cho là "cao thủ", bày đặt chê bai quan niệm của PTLV khi phân loại Thái Tuế thuộc Mộc. Người này cho rằng: "Thái Tuế không thuộc hành nào trong Ngũ hành". Cũng không thiếu kẻ vỗ tay ủng hộ. Chuyện đời nghĩ cũng buồn cười. Thuyết Âm Dương Ngũ hành phân loại đến cả con người và những sinh vật bé nhỏ cũng phải thuộc về một hành nào đó. Huống chi cả một hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời lại không thuộc hành nào thì ...buồn quá. Bởi vậy! Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải là một tri thức dễ hiểu để ai muốn nói gì thì nói.
    4 likes
  2. Cung Phu của cháu cũng không mấy đẹp đẽ, nhưng có nhiều cách để triệt tiêu cái xấu này. Như đi xa mà thành hôn phối, lấy chồng trễ ( sau 26 tuổi ), thường xuyên khấn vái 2 anh em Cụ Nội ( Bố gọi là ông Nội ). Bố cháu có quyền Trưởng là phải. Bố hơi nể Mẹ, và bố , mẹ thế nào cũng có lần phải mổ xẻ gì đó.
    2 likes
  3. Bác đã giải thích nhiều trên diễn đàn rồi. Phúc đức tại Mẫu. Nghĩa là mệnh của đứa con sinh ra phải sinh mệnh của mẹ. Nhưng cháu là mệnh Kim, đứa con sinh ra lại là Mệnh Mộc, bị khắc, nên sẽ có nhiều trục trặc giữa 2 vợ chồng. Khi sinh ra đưa con này sự nghiệp của chồng con cũng bị chựng lại, con nên vì con mà chịu đựng nhé. Đợi đến năm 2020 hoặc 2021 sinh đứa con Út thì hai vợ chồng sẽ sống toại nguyện đến cuối cuộc đời. Chồng con tuổi gì ? Vợ chồng cháu nếu chưa lần nào " vỡ kế hoặch " thì khi sinh con có thể phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
    1 like
  4. Người ngoài hành tinh giao tiếp bằng tia laser? KHOAHOC.COM.VN Cập nhật lúc 09h45' ngày 30/07/2013 Các nhà khoa học Mỹ đưa ra giả thuyết người ngoài hành tinh không giao tiếp bằng sóng vô tuyến mà sử dụng tia laser để truyền dữ liệu. Những nhà khoa học hy vọng sẽ sớm tìm ra bằng chứng cho giả thuyết này. Cựu nhân viên Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Geoff Marcy, người hiện đang làm việc tại Đại học California (Mỹ) vừa đề xuất một giả thuyết mới về người ngoài hành tinh. Theo đó, Marcy cho rằng những nền văn minh ngoài Trái đất không giao tiếp bằng sóng vô tuyến như nhiều người vẫn nghĩ và dựa vào đó để tìm kiếm. Kính viễn vọng không gian Kepler Marcy cho rằng người ngoài hành tinh sử dụng tia laser mang theo dữ liệu (giọng nói, hình ảnh, đoạn phim …) để bắt liên lạc với hệ thống sao khác. Marcy hy vọng sẽ sớm bắt gặp ánh sáng laser từ những nền văn minh ngoài Trái đất. Được biết, Geoff Marcy là một nhà khoa học từng làm việc trong chương trình kính viễn vọng không gian Kepler của NASA. Đây là dự án dài hơi có tham vọng tìm kiếm dấu tích các nền văn minh ngoài Trái đất của NASA. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong tháng 5 vừa qua kính viễn vọng không gian Kepler đã bị hỏng 2 bánh xe điều khiển hướng nên không thể tự kích hoạt chế độ an toàn bất chấp nỗ lực khắc phục sự cố của NASA. Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA không thể duy trì trạng thái chính xác để tiếp tục hoạt động nhưng nó vẫn tiếp tục thu thập các dữ liệu và nguồn dữ liệu này đang được các nhà khoa học Mỹ, đặc biệt là Geoff Marcy, sử dụng để săn tìm các hành tinh lạ. Hiện tại, Geoff Marcy được Quỹ Templeton tài trợ số tiền 200.000 USD để tiếp tục khai thác dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA nhằm phát hiện dấu tích những tia laser phát đi từ người ngoài hành tinh. Được biết, tia laser có rất nhiều loại và hình dạng khác nhau. Mỗi một mức năng lượng lại cho một tia laser có màu sắc khác nhau. Theo Dân Việt ==================== Hơn nửa thế kỷ trước, có một luận chứng khoa học xác định rằng: Trong quá trình tiến hóa của nền văn minh thì - bất cứ nền văn minh nào - cũng phải phát triển qua giai đoạn truyền thông tin bằng sóng điện từ. Đó là nguyên nhân để rất nhiều đài quan sát thiên văn tìm những tín hiệu sóng điện từ của các nền văn minh ngoài Trái Đất. Đến nay, chưa một đài thiên văn nào phát hiện được sóng diện từ của các nền văn minh khác. Bây giờ thì do sự tiến hóa của nền văn minh hiện đại đã cho thấy tín hiệu có thể truyền bằng tia lade - thì người ta lại đặt ra giả thuyết này về phương tiện liên lạc của người ngoài hành tinh. Vậy thì - giả thuyết rằng - nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển và nhân loại lại phát minh ra một cách truyền tín hiệu khác - thì - phải chăng đấy mới là cách truyền tín hiệu của người ngoài hành tinh? Sự kiện làm tôi nhớ đến một cuốn sách xem cách đây gần 50 năm. Trong sách mô tả vào thế kỷ XIV, các giáo sĩ Thiên Chúa giáo mở "Hội thảo tôn giáo học" với chủ đề: "Các thiên thần đã dịch chuyển các vì sao trên bầu trời như thế nào?". Tranh luận cũng rất sôi nổi. Có vị cho rằng: Các thiên thần lăn các vì sao trên bầu trời như người nông dân lăn thùng rượu nho; có vị bác bỏ với lập luận cho rằng: Các thiên thần vác các ngôi sao như người nông dân vác bao bột mỳ từ những cối xay lúa; có vị cho rằng các thiên thần chở bằng xe...Nhưng xe gì và do con gì kéo lại là một đề tài bàn tán sôi nổi... Híc!
    1 like
  5. Quí vị và anh chị em thân mến. Bài viết dưới đây trên web khoahoc.com.vn, cho thấy ảnh hưởng của từ trường đến con người. Đây là một ví dụ nữa cho thấy tri thức của khoa học hiện đại ngày càng tiền gần hơn đến với các phương pháp ứng dụng của Lý Học Đông phương. Trước đây, trong "Câu Lạc Bộ Phong thủy Lạc Việt", tôi đã đưa bài viết về khám phá của các nhà khoa học Đức về tác động của ánh sáng xanh Bleur làm kích thích suy nghĩ và điều này đã được ứng dụng trong Phong Thủy Lac Việt từ lâu với ánh sáng đèn hắt từ Thiên Quang tỉnh với nguyên lý: "Thiên nhất sinh Thủy" và "Thủy chủ thần trí" (Anh chị em nào giỏi vi tính tìm giúp bài này. Xin cảm ơn). Với bài viết này, chúng ta có thể suy luận rộng ra đến ảnh hưởng của từ trường Trái Đất đến cuộc sống của con người. Đấy chính là một yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt - Bát trạch Lạc Việt - mà tôi đã nhiều lần nói với anh chị em và công khai trên diễn đàn: Bát trạch - chính là một bộ môn chuyên ngành của Phong Thủy Lạc Việt, mô tả mối tương tác của từ trường trái Đất lên con người. So sánh với thí nghiệm khoa học dưới đây, cho thấy khám phá của tri thức khoa học hiện đại rất sơ khai. Trong khi việc ứng dụng của những quy luật tác động của từ trường trái Đất với con người - chỉ so với trong khoa Bát Trạch - chúng ta thấy tri thức ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt rất phong phú, được tổng hợp có tính quy luật với nhiều tương tác phức tạp và khả năng tiên tri.Và đây cũng là điều tôi cũng đã chia sẻ nhiều lần với anh chị em. =========================== Khám phá mới về tính chất của từ trường KHOAHOC.COM.VN Cập nhật lúc 10h12' ngày 02/08/2013 Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu phóng xạ y học ở Obninsk, ngoại ô Matxcova, đã xác định rằng bức xạ điện từ có tác dụng trấn an rất hiệu quả. Việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động hiện nay buộc các nhà khoa học ngày một tích cực hơn trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng của bức xạ điện từ tần số thấp lên não bộ. Những thí nghiệm với chuột đã chứng minh rằng Các chuyên viên Lý sinh thuộc Trung tâm nghiên cứu phóng xạ y học đã làm việc với những con vật thử nghiệm và trong hai ngày liền không cho chúng uống nước. Sau đó họ đặt đồ uống vào lồng của chúng: con vật nào chạy đến uống nước để làm dịu cơn khát sẽ bị một cú điện giật khá rõ từ sàn và núm uống nước. Đầu tiên, chuột cố chịu đựng - chúng khát nước quá. Nhưng sau 3-4 phút, khi đã thỏa cơn khát ban đầu, những con vật này bắt đầu sợ điện giật - hoặc chúng hoàn toàn không đến gần bình nước, hoặc nếu như có đến cũng chỉ mon men ở gần chứ không không uống nước. Còn một nhóm chuột thí nghiệm khác thì được đặt vào trường điện từ cường độ thấp trong vòng 5 phút trước khi cho uống. Kết quả là những con vật này đến uống nước nhiều lần hơn, chúng uống tích cực hơn và lâu hơn – có khi đến 10 phút liền. Nhiều con trong số chúng gần như chả để ý gì đến những cú sốc điện. Về bản chất, hiệu ứng vừa phát hiện này cũng giống như tính năng hoạt động của các loại thuốc an thần. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của bức xạ khi sử dụng những loại thuốc an thần thực thụ. Các chuyên viên Lý sinh đã thay đổi điều kiện thí nghiệm. 35 phút trước khi "cho uống nước", họ tiêm vào chuột loại thuốc an thần phenazepam quen thuộc với liều tối thiểu, còn trong khi chuột đang uống thì chiếu xạ chúng. Những con thuộc nhóm đối chứng được tiêm dung dịch muối sinh lý. Còn một nhóm chuột khác cũng được tiêm phenazepam, nhưng không bị tác động điện từ. Thuốc an thần đã có tác dụng đúng như dự đoán. Một nửa số chuột đã không còn sợ đến gần bình nước. Nhưng táo bạo nhất là những con đã được tiêm phenazepam rồi sau đó bị chiếu xạ. Những cú sốc điện hoàn toàn không ngăn được chúng và chúng tỏ vẻ rất bình thường ở gần bình nước. Các chuyên viên đi đến kết luận là bức xạ điện từ đã làm tăng đáng kể hiệu ứng an thần của phenazepam. Dù vậy, các nhà khoa học hoàn toàn không có ý định khuyến nghị sử dụng điện thoại di động như một loại thuốc an thần ... Theo Tiếng nói nước Nga
    1 like
  6. CHÚC MỪNG SINH NHẬT ĐẠI PHÚC. CHÚC MỘT CUỘC ĐỜI AN LÀNH HẠNH PHÚC
    1 like
  7. Đây là loại chính trị "cơm". Bất kể phải trái, chí cần có lợi. Tất nhiên, họ chẳng bao giờ có thể thành công cả. Tính chính danh không có, nên phải bám vào thế lực ngoại quốc. Chỉ cần Hunsen khai thác chính ngay câu này của ông Sam Rainsy đủ để ông ta thất bại. Người Trung Quốc cũng lợi dung đám này để...cầu lợi. Muốn làm bá chủ thế giới việc đầu tiên phải "chính danh" đã. Người Trung Quốc không làm được điều này. Ít nhất chưa làm được.
    1 like
  8. Hai bạn có thể sinh bé thứ 2 vào năm 2016 Bính Thân, tốt hơn và xa hơn nữa thì có năm 2020 Canh Tý
    1 like
  9. Tuổi Ất và Canh hợp nhau. Mệnh Canh ngọ thuộc Thổ, mệnh Giáp tý thuộc Kim . Thổ sinh Kim. Mệnh vợ sinh mệnh chồng là sinh nhập, dễ làm giầu. Nghiên cứu 2 bản Tử Vi, tôi thấy có sự truyền tinh hệ giữa bản mệnh của tuổi Giáp Tý và cung Thê. Tất nhiên đường đến với trái tim còn nhiều chông gai, cháu nên nghe theo tư vấn của chị ntpt mà hết sức giữ gìn.
    1 like
  10. 1 like
  11. 10.Thời đồ Đá công cụ (công nghệ) chỉ có là để Đục và Đẽo. Thời đó ở văn hóa Hòa Bình cách nay hàng vạn năm, người Việt đã có câu “Đời cha cho chí đời con. Đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên”. Loài người đã biết khai thác bề mặt trái đất để làm Ruộng=Vuông (nông nghiệp trồng trọt của loài người xuất hiện đầu tiên ở ĐNÁ), nên từ đó mới gọi trái đất là Vuông (tượng trưng bằng tượng đài bằng đá là yoni, tượng trưng bằng tượng đài bằng thực phẩm là bánh chưng). Trái đất là nguồn thực phẩm nuôi sống con người, bánh chưng là để thờ nhớ Tổ Tiên rồi mới ăn vào miệng. Nên còn có câu “Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trơ Trơ = Trời=Trái=Tròn=Hòn=Hoàn. Trước khi biết khai thác bề mặt trái đất làm Ruộng=Vuông (ruộng lúa nước) người Việt đã biết các hành tinh có hình là tròn nhìn từ mọi phía. Câu “Pháp lăn tựa địa. Vật đảo như nguyên” không phải là có ở Trung Quốc, mà là ở Việt Nam, có ở trong dân (dân gian, nói theo cú pháp Hán). Trong = Chong (do mềm hóa phát âm) = Chửa (cái Chửa bao giờ cũng nằm trong cái Chứa) = Giữa = Gian = Dở (thường gọi cái ăn của đàn bà có chửa là “ăn Dở”) = Dở Dang (“Dở và Đang”= Dang, “sản phẩm dở dang” là sản phẩm đang trong công đoạn sản xuất). Câu “Đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên” cho thấy người Việt đã tiên đoán rằng loài người khai thác hết trái đất thì sẽ đến khai thác vũ trụ. Ngày nay bắt đầu tìm kiếm năng lượng sạch (“Sáng Bạch”= Sạch, đó là Nắng và Nước, hai khái niệm đã theo QT Nở mà nở ra từ cái Năng của vũ trụ). Gia công cụ thể một vật cứng như đá hay gỗ thì đều từ khối vuông gọt dần thành khối tròn. Thật tròn thì gọi là Tròn Vo. Vo là động tác xoay tròn (tiếng Khơ Me nói bánh xe lăn “pro pro” thì tiếng Việt nói bánh xe lăn “ro ro”). Nếu lướt lủn “Vo cho rụng phần Ngoài”= “Vo...Ngoài”=Vò. Cho nên người ta nói Vo gạo (trong chậu nước, để không mạnh tay quá làm rụng sạch lớp cám ngọt bọc ngoài hột gạo) nhưng lại nói Vò quần áo (trong chậu nước, cho rụng hết các vết bẩn bám ngoài vải). Đã biết Trời là tròn vo và Trái cũng là tròn vo, tức là đã biết các hành tinh ấy hình tròn và đang vừa xoay vừa đi theo quĩ đạo tròn. Chữ Hành có gốc từ chữ Làm: Tôi Làm tức là tôi Lãnh cái việc ấy, tôi Lãnh việc ấy thì tôi phải hoàn Thành cái việc ấy. Từ ghép Hoàn Thành là ghép theo cú pháp Hán, có nghĩa là Thành một cách trọn vẹn (Tròn=Hòn=Hoàn). Hoàn vốn nghĩa là Vo= “Vo cho Liền”=Viên, khi đã “đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên” thì thành viên rồi là xong, do đó Hoàn còn mang nghĩa là “Hết Toàn”=Hoàn. Hết=Chết =Tiệt=Tử=Toi=Rồi. Hán ngữ dùng chữ Hoàn chỉ nghĩa “hết” hay “rồi”. Làm=Lãnh=Thành= “Thi Hành”, do phiên thiết mà có Thi và Hành đều mang nghĩa là Làm, như Thi công, Hành xử. Làm nhiều thì là “Làm Làm”=Lam, 1+1=0 (thành ngữ “Hay lam hay làm”); Thành nhiều thì là “Thành Thành”=Thạnh=Thịnh,1+1=0, tức ra nhiều sản phẩm, thịnh vượng.; Hành nhiều thì là “Hành Hành”=Hạnh, 1+1=0, tức may mắn, hạnh phúc. Làm= “Đang Làm”=Đảm= “Đảm Chi!”=Đi. Do vậy Làm=Hành=Đi. Làm=Lãnh (lãnh việc)=Thành (xong việc)=Thi Hành (làm việc). Khi Làm thì phải vừa óc nghĩ vừa tay sờ để cho cái cần làm sẽ xong dần dần - theo dõi hành vi đan cái rổ thấy rõ. ( (Dần Dần tiếng Nhật đọc là “đan đan” với nghĩa là dần dần), tức khi Làm là phải Mò (bằng óc) và Mó (bằng tay), nên mới lướt cả câu thì là: “Mò và mó cho việc xong dần Dần”=Mần. Đó là cả một qui trình của Làm. Mần=Nhận(lãnh việc)=Nhiệm (xong việc) thì chẳng khác gì Làm=Lãnh=Thành. Diễn giải cho thật cụ thể cái qui trình của Mần là: Mần=Vần (xoay xở)=Vận (chuyển động) và phải vận cho đến hết qui trình tức “Vận Đủ”=Vụ, và đó chỉ là để cho xong một cái phải làm tức “Vụ Chiếc”=Việc (1=Chắc=Chiếc). Người Nhật đọc chữ Vụ là “màn” với nghĩa là mần. Nôi khái niệm là: Mần=Vần=Vận=Vụ=Việc. Mần đồng nghĩa với Làm. Nói câu Việc Làm thì trong câu đó Việc là đề, Làm là thuyết. Tùy ngữ cảnh mà có nhiều thuyết cho cái đề là Việc, như Việc chơi, việc tòm tem, việc hút xách v.v. Nói câu Làm Việc thì trong câu này Làm là đề, Việc là thuyết. Tùy ngữ cảnh mà có nhiều thuyết cho cái đề là Làm, như Làm quan, Làm cướp ngày, Làm đồ tể v.v. Chữ Nhiệm còn đọc là Nhậm, có nghĩa là đảm đương, gánh vác, tức là “phải xong cái việc”, như là chữ Thành, nhậm chức quan tức là thành chức quan (Từ điển Viện ngôn ngữ 1991 giải thích chữ Nhiệm là từ gốc Hán, trang 288). Quan thoại phát âm chữ Nhiệm là “rân” do nhái âm từ Mần. Chữ Vụ không phải là danh từ “sự việc” như Từ điển giải thích, chữ Vụ có nghĩa đen là “làm cho đủ qui trình”, do vậy diễn biến các công đoạn làm lúa từ gieo đến gặt gọi là một Vụ lúa, diến biến từ đầu đến cuối của một tai nạn gọi là một Vụ tai nạn. Nhiệm Vụ là một từ ghép thuần Việt, nghĩa đen là “nhận lãnh để làm một việc cho trọn từ bắt đầu đến hoàn tất”. (Từ điển đã dẫn giải thích chữ Vụ là từ gốc Hán, trang 480). “Anh có nhiệm vụ là...” tức “Anh có việc phải làm cho xong là...”, đương nhiên dùng chữ nho Nhiệm Vụ thì câu trên kiệm lời kiệm chữ hơn. Khi trẻ mẫu giáo hỏi Nhiệm Vụ nghĩa là gì? Thì phải giải thích căn kẽ cái hồn Việt trong hai chữ đó, không thể tùy tiện như giáo viên mầm non sẽ giải thích là “Đó là từ Hán- Việt, tức do người Hán khai hóa cho ta”, vì các thầy sư phạm dạy cô như vậy. Thế là xong chuyện, “cho xong chuyện” hay là “bán đứng”? Hay là nhầm câu “Ta chui ra từ háng mẹ” thành câu “Ta chui ra từ Hán mẹ”? 11. Không là Một Khi phân tích QT Nở, từ Mỗi đã nở ra Mô (0) và Một (1). Nhưng bản thân con Mô cũng thể hiện là một, tức một sự tồn tại, một thực thể. Một=Muốt (tức còn tinh khiết, chưa nhiễm ngoại lai, vd từ ghép Trắng Muốt). Một=Muốt=Ruột=Ruộc (ruộc có nghĩa là đồng bào, hay đồng bào có nghĩa là « cùng một ruộc với nhau»= « cùng một duộc với nhau»). Một=Muốt=Ruột=Ruộc=Thuộc (nho viết từ Thuộc là chữ Thục, cũng đọc là Thuộc). Cái Một tức cái Thuộc ấy là cái có Thật (nho viết từ Thật là chữ Thực). Một=Muốt=Ruột=Ruộc=Thuộc=Thật. Cái Một là cái Thật ấy lúc ban đầu đơn lẻ chỉ mình nó, tức nó thật ít, không thể ít hơn 1 được nữa. Lướt « Thật Ít »=Thịt. Thịt là chất « XenlulozƠ »=Xơ,nên « Thịt Xơ »=Thớ, có cả trong động vật (thớ thịt) và cả trong thực vật (thớ gỗ). Một=Muốt=Ruột=Ruộc=Thuộc=Thật=Thịt. Do nôi khái niệm này mà có từ đôi Ruột Thịt. Ruột Thịt do cùng một Duộc, tức cùng sinh ra từ một bọc, nên gọi là Đồng Bào. Lướt « Đồng Bào »=Đào. Thành ngữ Việt nói về sự cùng huyết thống là « Một giọt màu đào hơn ao nước lã ». Đào mang nghĩa là màu Đỏ, màu tượng Quẻ Ly, vị trí dịch học là phương Nam, là đất Việt, người Việt. Nhấn mạnh ý Đào thì dùng từ lặp Đào Đào, mà lướt từ lặp thì « Đào Đào »=Đạo, 1+1=0 theo đúng thuật toán nhị phân của biến thanh điệu. Vậy cái Đào là của dân Đào, nó chính là Đạo Việt. Từ đôi Xích Đạo = Đào Đào = Đỏ Đỏ = Tỏ Tỏ = Tường Tường = Tàng Tàng = Sáng Sáng (có câu « Trời tang tảng sáng »). Sáng Sáng = Quang Quang = Mang Mang = Manh Manh = Minh Minh (có từ đôi Quang Manh trong cụm từ Quang Manh Chánh Đại). Lướt từ lặp « Sáng Sáng »=Sang, 1+1=0 ; « Minh Minh »=Mình, 0+0=1. Hệ quả của lướt từ lặp để có từ Sang nghĩa là càng sáng và từ Mình cũng nghĩa là càng sáng. Sang=0, Mình=1, do vậy Mình Sang chính là một người Kinh, có cái sáng âm là Sang và cái sáng dương là Mình. Mình là tự xưng ngôi 1 của người Kinh. « Mình Sang » =Mạng, và « Sang Mình »=Sinh. Từ Sinh Mạng chính là một « Kẻ Mình »=Kinh ‘ Của hay Thuộc 屬 và Thuộc Về thường đứng ẩn trong câu, ví dụ câu Dân Tộc Việt Nam, nói tắt là Dân Tộc Việt, tức là Dân Tộc (của ) đất nước Việt Nam hay Dân Tộc (thuộc về) đất nước Việt Nam. Nhưng « Của số Đông »= Công 公, nên câu « Của số đông quần chúng » chỉ cần nói tắt là Công Chúng, mặc nhiên Công Chúng trở thành một danh từ, nhưng nó không phải là « từ Hán Việt ». Công = Kiêng (Kiêng tức là « Của Riêng »= =Kiêng) = Cai (Cai tức là « Của Ai »= Cai). Nôi khái niệm Công=Kiêng=Cai có nghĩa là « không được đụng đến », không được đụng đến của công, kiêng mỡ là không được đụng đến mỡ, cai thuốc lá là không được đụng đến thuốc lá. Cai đã mở rộng cái nôi khái niệm của nó thành : Cai = Trai 齋 = Trừ 除 = Từ 辭 = Trừ = Trừa = Chừa = Chay 戒 = Chối = Dối = Giới 戒. (Còn « Giận mà từ Chối »= Dỗi, là không nhận cái mình muốn mà người ta lại cho, do mình đang giận người ta. Cái Nhận còn gọi là cái Ém, do từ In=Ăn=Uống=Ém, mà không nhận tức « Không Ém »= Khem, nên « Kiêng không nhận » còn gọi là « Kiêng Khem »). Công là « Của số Đông »= Công 公, vậy thì từ Công Ty 公 司 có còn là « từ Hán Việt » như Viện ngôn ngữ VN giải thích nữa hay không ? Gọi theo cú pháp Việt thì phải gọi là Ty Công, tức cái Ty 司 ấy là của số đông chứ không phải của riêng một ai. Trong câu « Ty Công » thì Ty là đề và Công là thuyết, bởi vậy có thể nói tắt « Ty của mày kinh doanh ngành gì ? » chứ không thể nói tắt là « Công của mày kinh doanh ngành gì ? ». Cú pháp Hán viết ngược là « Công Ty » nhưng người Hán vẫn hiểu (từ trong tâm thức) rằng trong câu đó thì Ty là đề và Công là thuyết, nên họ nói tắt câu « Công Ty » là Ty, chứ không gọi tắt nó là Công. Mặc dù cả giới ngôn ngữ học VN và cả giới ngôn ngữ học TQ đều không công nhận điều mà GS Cao Xuân Hạo đã nêu ra mấy chục năm nay là : Cốt lõi cú pháp của các ngôn ngữ phương Đông là đề và thuyết (chứ không phải là chủ ngữ - vị ngữ - tân ngữ như cú pháp của các ngôn ngữ phương Tây). Nhưng từ Ty 司 lại là một từ gốc Việt : Ty là một Tệp lớn do nhiều cái Tí (Tí=Nhí=Nhỏ) là nhiều cái nhỏ tức nhiều cá thể tập họp lại, nhiều cái Tí là « Tí Tí »= Ty, 1+1=0, đúng qui tắc biến thanh điệu. Do không công nhận cốt lõi là đề và thuyết nên khi dùng tắt không tóm đúng đề để làm đại diện cho toàn từ mà lại lấy cái thuyết là cái phụ chỉ để bổ nghĩa cho đề làm đại diện cho toàn từ. Ví dụ từ Giao Tiếp, hai người tiếp chuyện với nhau gọi là Giao Tiếp (ghép theo cú pháp Hán), nói tắt thì nói là « tôi Tiếp anh » hay « anh Tiếp tôi » (vì Tiếp là đề), chẳng ai nói tắt « tôi Giao anh » cả, bởi từ Giao=Trao=Chào=Nhao=Nhau chỉ có nghĩa là « với nhau », là cái thuyết, bổ nghĩa cho cái đề là Tiếp. Cái Mặt (Diện) hiện lên ở màn hình máy tính là để nó Tiếp (hay Tiếp Giao, Hán ngữ gọi là Giao Tiếp) người sử dụng. Gọi tắt cái mặt tiếp giao ấy thìgọi là Mặt Tiếp, dân kỹ thuật TQ gọi đúng (tóm đúng cái đề) nên gọi nó là Tiếp Diện tức cái Mặt Tiếp, là nó đang tiếp người sử dụng nó. Dân không phải dân kỹ thuật thì tóm sai, không tóm cái đề mà lại tóm cái thuyết là Giao để làm từ tắt, nên gọi cái mặt tiếp giao là Giao Diện (đã ghép theo cú pháp Hán mà lại còn sai). Ngôn ngữ cổ xưa, con đực câu con cái đồng thời con cái câu con đực, hai con cùng câu là « Câu Câu »=Cấu, 0+0=1, Cấu với nhau là Cấu Giao, Hán ngữ viết ngược là Giao Cấu, nói tắt thì nói theo cái đề là « hai con đang Cấu nhau ». Cũng như chúng đang cùng Đeo nhau thì « Đeo Đeo »=Đéo. Giao=Nhao=Nhau, theo cú pháp Việt thì gọi là Đéo Nhau, theo cú pháp Hán thì gọi là Giao Đéo, nói tắt thì phải tóm cái đề là Đéo, chứ không thể tóm cái thuyết, gọi tắt « hai con đang Giao nhau » là không chính xác, vì câu đó chính là « hai con đang Nhau nhau » (?), nói tắt thì phải nói là « hai con đang Cấu nhau » hay « hai con đang Đéo nhau ». Đéo tiếng Quảng là « Tỉu », chứi « Đéo Mẹ » là « Tỉu Má » , nên trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng có câu chửi « Tỉu nhà Ma cái Nị ». Lẹo= « Đụ Chéo »=Đéo, khoa học gọi là « giao cấu », nó trở thành một từ nói tục, dùng khi phủ định mang nghĩa là « không ! », đề cập đến một cách văn hoa thì gọi là « chửi thề » hay « nói tiếng Đ.M. » 12. Phần này đáng lý đưa vào mục ngẫm nghĩ, nhưng vì là giải thích từ Việt nên đưa tiếp vào đây. Đây là câu chuyện thật. Ngày 12-13 tháng 6/2013 có triển lãm hàng công nghiệp Quảng Tây tại Triển lãm Giảng Võ Hà Nội. Tại buổi khai mạc có hai cô tiếp tân mặc trang phục dân tộc Choang, đội khăn đỏ vấn hình củ Ấu (nhắc nhớ con cháu của Âu Cơ) giống như tượng Mẫu ở đền thờ mẹ của Kinh Dương Vương ở Hòa Bình, hay giống như khăn vấn đầu hình củ ấu của phụ nữ sắc tộc Mi Nang Ca Bau ở Indonexia. Hai lúa có dịp rủ một thanh niên TQ không biết tiếng Việt, lần đầu tiên sang VN, đi uống cà phê ở tiệm sang trọng. Giữa phòng có một tượng trái cây đặt trên cái bồn, đều bằng đá cẩm thạch vân xanh rất đẹp. Nhìn bức tượng đá ấy (chứ không phải tượng sư tử đá nhập về) là thấy ngay ba người Việt chưa hề biết nhau là tôi từ miền Tây ra, ông chủ quán cà phê ở Hà Nội, và tác giả bức tượng đá chắc là ở tận Yên Bái đều có một ước vọng chung là : Đất Nước đầy đủ. Đầy đủ tức là « ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành » và đất nước đầy đủ tức là đất nước không bị mất một tấc đất một tấc nước nào. Trái cây mang bóng dáng hình tròn, đặt trên, tượng Trời, như cái Lingga=Lường=Nường=Nòng. Cái bồn đá ( « Bồn Đá »=Bà=Bệ, đặt dưới) mang bóng dáng hình vuông, tượng Đất, như cái Yoni=Nõn=Nọc. Tượng đá này chính là hình ảnh Nòng/Nọc, mang ý nghĩa phồn thực, mà cái trái cây lại là trái Đủ Đủ, ý là phục vụ đầy đủ cho khách thì chủ quán cũng có đầy đủ thu nhập. Trái cây đặt trên chính là Lingga, mà lại chọn là trái Đủ Đủ, vì lướt thì « Đủ Đủ »=Đụ, 1+1=0, cũng như « Đu Đu »=Đú, 0+0=1. Đúng là khi vất chất đã đầy đủ thì hay sinh ra « no cơm ấm cật, dậm dật mọi nơi », tức hay Đú đởn, như « Voi đua, chó đú, chuột chù cũng nhảy tâng tâng ». Cho nên thấy người ta gi-nết thì cũng cất công tổ chức ra lễ hội gi-nết bánh chưng to nặng hàng chục tấn, để thối, lãng phí, chẳng thấy quốc tế công nhận bánh chưng gi-nết gì. Cái gi-nết của dân Nam là mâm ngũ quả 5 trái :Cam (“Kinh Nam”=Cam), Cầu (mãng cầu, Vừa (dừa), Đủ (đủ đủ), Xài (xoài). Cầu chỉ để mong cho đủ mà thôi, nên « Cầu Cầu »=Câu, 1+1=0, từ Câu thành nghĩa là đủ, nhưng người Việt hầu như bỏ quên từ Câu này, để cho Hán ngữ dùng, với phát âm « Câu » nghĩa là đủ. Còn từ Đủ thì Hán ngữ phát âm là « Dú » khi đọc chữ Túc 足. (Vì Nước = Nác = Đác = =Đầy=Đủ=Đức=Tức=Túc). Từ đôi Đầy Đủ hay Đủ Đầy thì Hán ngũ có từ đôi là « Câu Dú » hay « Dú Câu ». Mà lướt như tiếng Việt thì « Dú Câu »=Giầu, là tiếng Hà Nội chỉ sự giàu có. Giầu=Dẩu ( Hán ngữ đọc chữ Hữu 有 là « Dẩu »). Lướt « Câu Dú »=Cụ, tức Cụ Bị 具 备 nghĩa là có sẵn. Sẵn thì mới giàu chứ không sẵn thì cũng rớt mồng tơi. Có sẵn cái văn hiến 5000 năm của Văn Lang Lạc Việt mà không xài, lại còn phủ nhận, thì chừng nào mới giàu nổi. Cậu thanh niên TQ vừa nhâm nhi cà phê vừa ngắm bức tượng đá và hỏi là nó có ý nghĩa gì. Hai lúa đã giải thích ý nghĩa của nó như trên. Cậu ta òa lên khoái chí, rút di động chụp liền mấy pô và nói tác giả bức tượng thật là thâm thúy. Thì nó cũng thâm thúy như ý nghĩa của vành khăn vấn tóc đội đầu của phụ nữ Kinh Tày Nùng Choang (mà vào thăm Bảo tàng dân tộc học thì không nghe hoặc thấy giải thích ý nghĩa của nó) : Kiểu vấn tóc làm thành cái vành khăn đội đầu của phụ nữ các tộc người Bách Việt nêu trên là hoàn toàn giống nhau. Vành khăn đội đầu nhìn trước trán thấy hơi lệch nghiêng, chỉ có cái hướng nghiêng là ngược nhau giữa vành khăn Kinh và vành khăn Tày để phân biệt là người miền xuôi hay người miền ngược. Vành khăn ấy còn được đội trùm lên bằng một cái khăn vuông màu đen hay chàm. Vuông của khăn tượng trưng Đất, màu Đen=Đậm=Lầm=Chàm là màu ngũ hành của nước, màu đen hay chàm của khăn tượng trưng Nước. Đất Nước trùm gọn « vành khăn vấn kín suối tóc dài » như cái hình ảnh Rồng Tiên : Vòng=Phong (Phong Châu)=Long=Rồng. Tóc được tết liền bằng sợi dây vải buộc thành một bó và vấn kín lại bằng một mảnh vải đen, cái « Tết Liền »=Tiên. Các bà ngồi vấn khăn rất công phu và khi đó thường lẩm bẩm câu « Nước non mẹ đội lên đầu » (quyền lợi của Đất Nước là trên hết). Câu ấy làm liên tưởng tới câu ca dao ru con : « Ru con con ngủ cho muồi. Nước nôi chưa gánh mẹ ngồi mẹ ru » (việc nhà bận rộn). « Ru con con ngủ cho lành. Nước non canh cánh mẹ giành cho con » (mẹ phải giành giật lại cho con sự thật lịch sử Văn Lang 5000 năm văn hiến ; mẹ phải để dành cho con một Đất Nước nguyên xi). Nguyên Xi được Viện ngôn ngữ giải thích : Nguyên là từ gốc Hán, Xi là từ Việt. Vậy mà đứa trẻ con ba tuổi còn biết khoe với mẹ nó « Đồ chơi của con còn nguyên xi như khi mẹ mới mua về, chưa hỏng tí nào đâu ». Nguyên Xi là một từ Việt hoàn toàn, có nghĩa là cái « Nguồn đầu Tiên »= Nguyên 原 có từ thời Xưa 昔(Xi). Hán ngữ cũng phát âm từ Xưa là « Xi » khi đọc chữ Tích 昔 Từ Xa Xưa thì « Nho Ta »=Nhã viết bằng chữ Hà Tích , Hán ngữ đọc chữ Hà Tích là « Xiá Xi » . Nhưng Xa Xưa hay Hà Tích đều là từ gốc Việt. (Tiếng Việt là một ngôn ngữ song trùng, gồm một ngôn ngữ dân gian viết bằng chữ nòng nọc, đến thế kỷ 13 thì mới viết bằng chữ « nôm mới », trở thành một ngôn ngữ văn học đẹp như ca dao lục bát ; một ngôn ngữ hàn lâm, viết bằng chữ « Nho Ta »= Nhã, thường nhiều chữ là do nho gia tự đặt ra bằng cách « nén thông tin », trở thành một ngôn ngữ văn học đẹp như câu đối hay thơ Đường. Cũng chữ nho ấy mà đối với « cổ văn » thì Hán ngữ ngày nay cũng vẫn phải dịch « cổ văn », nếu không cũng chẳng ai hiểu nổi, thậm chí có bản văn bia các học giả dịch cả ngàn năm nay mà vẫn chưa có bản dịch nào được coi là toát ý thỏa đáng). Xa Xưa thì « Nho Ta »= Nhã lại viết bằng chữ Hà Tích vì : Cái xưa nhất là cái nhỏ nhất, đến vũ trụ cũng chỉ bắt đầu bằng một cái tố (Tố=Tế=Tí) dương (nhất nguyên), rồi dương sinh ra âm (thành ra có nhị nguyên). Tí là từ bắt đầu của 12 con giáp, Tí Chút=Tí Chuột, lấy con chuột tượng trưng cho Tí, đặt giờ Tí cũng đúng giờ đó chuột bắt đầu mò ra ăn đêm. Tí=Xí=Nhí=Nhi. Nho viết từ Tí bằng chữ Tử 子, do khẳng định « Tí Chứ ! »= Tử 子. Nho viết từ Nhí bằng chữ Nhi 兒, do khẳng định « Nhí Chi 之! »= Nhi 兒. Vậy Tí và Xí đã hàm nghĩa là rất xa xưa, vì nhấn mạnh thì « Xí Xí »= Xi, 1+1=0, Xi là rất xa xưa. Nhìn vào ĐHÂD trong con Nòng hay con Nọc thì từ góc Xí (nhỏ = nhọn nhất) đến góc Xù (to= tù nhất) thì cái Xu (thế) ấy diễn ra, nếu là đối với vũ trụ để mà đến thời điểm biến, thì phải dài hàng triệu năm, nhưng sẽ ắt xảy ra, vì « Pháp Luân Tựa Địa, Vật Đảo Như Nguyên 法論似地,物倒如原». Vậy Tí=Xi=Xưa, nho khẳng định là « Tí Đấy! »= « Tí Đếx ! (Đếx là tiêng Nhật, đặt sau một từ để khẳng định)»= « Tí Đích 的 ! »= Tích 昔, nên viết chữ Tích 昔 tả ý Xưa. Hán ngữ dung hòa rỡi « ích » vốn không có trong phát âm của người Hãn, với rỡi « ưa » mà đọc chữ Tích 昔 của « Nho Ta »= Nhã là « Xi ». Cái dấu vết, ví dụ dấu bàn chân của người xưa để lại trong hóa thạch, đương nhiên còn có ích cho nghiên cứu, nên cái « Tí mà còn có Ích »= Tích 跡, lại là một chữ nho đặt khác. Chuyện Cổ Tích 古 昔 trong tiếng Việt là chuyện « Cũ Lố! »= Cổ 古 (khẳng định nhấn mạnh bằng tiếng Tày) và Xưa, tức « Tí Đích »= Tích 昔. Chứ không phải chữ Cổ Tích 古 跡 mà Hán ngữ dùng, chỉ nghĩa là « dấu vết xưa », theo cú pháp Hán. Vậy mà Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ KHXH HN xuất bản 1991 giải thích chữ Tích 跡 là từ gốc Hán, trang 407, và chuyện cổ tích lại viết là « chuyện Cổ Tích 古 跡» tức « chuyện dấu vết xưa »(?) , rõ ràng là giải thích sai toẹt. Chuyện cổ tích phải viết là Cổ Tích 古 昔 tức chuyện cũ xưa hay chuyện đời xưa. Tra chữ Tích 跡 qua « Thuyết Văn Giải Tự » trên mạng [CiDianWang.com] hay mạng [zidiantong.com] đều được câu trả lời : « Xin lỗi, không có thâu lục Hán tự Tích 抱歉,沒有收錄漢子跡», hoặc tra trên mạng [shuowen.xpcha.com] thì được trả lời : « Không tìm được kết quả tương quan 沒有找到相關結果», chứng tỏ chữ Tích 跡 , là dấu tích, vết tích, này là do Việt nho đặt ra, nó gọi là Tích 跡 do nén thông tin bằng lướt « Tí Đích ! »= Tích跡, để chỉ cái vết tích xưa, tiêu biểu là vết Chân 足, (đến mẹ ông Gióng còn do ướm vào vết chân mà có chửa). Moi đâu ra chữ Tích 跡 là « từ Hán Việt » ?. Đến ba cái mạng của Hán ngữ, đã tra ở trên, đều không công nhận chữ Tích 跡 là Hán tự. Vậy mà cũng cố nhét vào Từ điển để day con nít Việt Nam rằng « nó là một từ gốc Hán » thì đúng là bán đứng. Còn từ Xa tại sao « Nho Ta »= Nhã lại viết bằng chữ Hà ? Bởi Hết là cái tận cùng, nhấn mạnh thì « Hết Hết »= Hệt, 1+1=0. Giống Hệt là giống đến tận tận cùng, không sót khác một điểm nào.(Hán ngữ đã phải mượn chữ Hoạt 活, phát âm là « húa » để phiên âm dịch ý cái từ Hệt, vì họ không có cái âm của rỡi « êt » mà chỉ có âm của rỡi « ua »). Cái tận cùng của Xa là « Hệt Xa » = Hà. (Chữ Hà này Từ điển Viện ngôn ngữ giải thích là « từ gốc Hán », trang 153). Cái Xí là cái nhỏ nhất, đương nhiên xưa nhất, còn nhấn mạnh là xa xưa, bởi nhấn mạnh bằng khẳng định là « Xí Rứa ! » = Xưa.
    1 like
  12. CHÚC MỪNG SINH NHẬT HƯNG PHÚC. CHÚC HƯNG PHÚC VÀ GIA ĐÌNH MỘT CUỘC ĐỜI AN LÀNH HẠNH PHÚC
    1 like
  13. Thiên Đồng và anh chị em thân mến. Phong thủy gia Quảng Đức là một nhà nghiên cứu nghiêm túc và cũng là một người tôi rất tôn trọng trong thời gian tôi sinh hoạt ở tuvilyso.com cùng với ông. Những ý kiến của ông, tôi luôn quán xét rất kỹ với sự trân trọng. Cổ thư viết: "Người quân tử tranh luận cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua". Do đó, nếu muốn học hỏi thì chúng ta có thể tranh luận với bác Quảng Đức. Vấn đề mà phong thủy gia Quảng Đức đặt ra về "lỗ đen" trong phong thủy là hoàn toàn chính xác. Tôi không phủ nhận điều này. Nó không những được ghi nhận trong cổ thư - sách Dương trạch Tam yếu", mà còn là sự chứng nghiệm của riêng bác Quảng Đức với những ví dụ từ bài viết trên - do Thiên Đồng trình bày. Riêng cá nhân tôi, trong thời gian chứng nghiệm thực tế về Phong thủy , cũng xác định rằng: Việc phối tọa, hướng, sơn trong Dương trạch tam yếu ảnh hướng đến gia chủ là hoàn toàn đúng. Một trường hợp cổ thư viết: Nhà Ly bếp Càn hại trưởng nam. Hoàn toàn đúng như vậy trong một trường hợp chứng nghiệm của tôi với một thân chủ. Nhà hướng Càn của tôi, bếp tọa Chấn phạm Ngũ Quỷ Liêm trinh, Hỏa tinh. Đây cũng là sự xác định của Phong thủy Lạc Việt. Đây cũng là điều được học trong lớp Nâng cao PTLV - phần "Cấu trúc hình thể nhà - phiên tinh phòng". Nhưng tại sao bếp của nhà tôi lại đặt ở đúng phương vị này? Tất nhiên nhiều người thắc mắc, không chỉ riêng Thiên Đồng. Bởi vậy, tôi yêu cầu Thiên Đồng công khai đưa lên mạng để tôi trả lời chung. minh bạch, rõ ràng. Một phần tôi cũng bận rộn, giải thích thì không có thời gian nhiều, nói sẽ không hết ý. Đưa lên mạng khi rảnh thì gõ và có thể viết hết ý của mình. Đó là thiện ý của tôi. Trước hết đây là cái bếp thực tế - cực kỳ lộn xộn ở nhà tôi - vị trí bếp chính hoàn toàn như bản vẽ. Tức tọa Chấn hướng Càn. Còn các bếp phụ kéo dài cho đến cung Khôn theo PTLV (Tốn theo phoengshui cổ thư). Hình ảnh này xác định chính xác vị trí bếp theo bản vẽ: Tọa Chấn hướng Càn. Nhưng cũng theo bản vẽ này thì vị trí bếp là vị trí vượng khí nhất và là phòng cuối cùng cực Âm của căn nhà - theo nguyên lý Dương trước, Âm sau. 1/ Nếu như tôi để bếp nhích ra phía ngoài một chút thì sẽ tọa Khôn, tựa sơn Khôn và hướng Càn. Đạt đủ ba yếu tố tốt nhất theo Phong thủy Lạc Việt về sơn, hướng, tọa. Nhưng đặt bếp như vậy, khí sẽ rất yếu vì mới sinh, không đủ vượng để bảo đảm sinh lực trong cuộc sống của ngôi gia. PTLV rất coi trọng "khí" - đây là điều tôi thường nhắc nhở anh chị em. Một ngôi gia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phong thủy biểu kiến về lý thuyết, nhưng ở sa mạc châu Phi thì - về mặt kinh tế - thu nhập chắc không thể tốt hơn một cái dù bán xe đá lạnh ở quận I Sài Gòn, hoặc ở phố Tràng Tiền Hanoi. 2/ Vị trí bếp trong nhà tôi đạt hai trong ba tiêu chỉ lý thuyết của PTLV : Khôn sơn, Càn hướng là Phúc Đức trù. Nếu như nhà tôi hướng chính Càn hoặc Hợi thì vị trí bếp này tuyệt hảo theo PTLV (Vì phoengshui cổ thư coi là Tốn vị). Nhưng do lệch sang hướng Tuất, nên phía sau nhà tọa vị lệch sang hướng Ất (Chấn Đông), thành tọa vị bếp xấu, như lý thuyết của Dương trạch tam yếu nói tới và phong thủy gia Quảng Đức đã xác định, tôi cũng thừa nhận điều này. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là: Mức độ xấu ảnh hướng tới đâu? Trong Lý học Đông phương mà căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành , chính là một lý thuyết hết sức cao cấp về sự phân loại tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ. Lý thuyết toán học Cantor chỉ là dạng sơ khai của sự phân loại các hiện tượng trong một tập hợp ("Nghịch lý toán học Cantor", mới chỉ là mô hình ý tưởng). Còn thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt thì đã hoàn chỉnh và ứng dụng chi tiết. Ngay trong phong thủy Lạc Việt thì hệ thống lý thuyết này đã thể hiện điều đó. Tôi thường nói với anh chị em lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp là: Chúng ta phải quán xét từ tổng thể rồi mới đến chi tiết. Quán xét các yếu tố căn bản, rồi mới đến các yếu tố phụ thuộc. Tức là phải xem xét tổng thể một tập hợp, rồi mới đến các phần tử trong một tập hợp đó. Rồi mỗi phần tử lại là một tập hợp hàm chứa trong đó những phần tử phụ thuộc. Nguyên tắc này phải được quan xét trong cả các ngành học khác thuộc Lý học Đông phương. Vậy thì tọa bếp chính là một phần tử trong một tập hợp là toàn thể ngôi gia với mối quan hệ giữa ngôi gia đó với tổng thể cấu trúc môi trường (Loan đầu) và vũ trụ (Huyền không) với câu trúc ngôi gia (Cấu trúc hình thể của PTLV). Hay nói rõ hơn: Để kết luận một hiện tượng thì cần quán xét tổng thể nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong điều kiện này thì việc đặt bếp phạm Ngũ Quỷ Hỏa tinh, không phải yếu tố duy nhất tạo nên yếu tố xấu. Nếu chúng ta quán xét và cô lập một ngôi nhà thuộc tịnh trạch - tức loại suy các yếu tố tương tác khác - thì có thể nói rằng: yếu tố này rất quan trọng, vì là yếu tố xấu gần như duy nhất và khả năng hóa giải này rất thấp. Trong điều kiện các trường phái phong thủy có nguồn gốc cổ thư Hán được coi như những ứng dụng độc lập với nhau, thì những yếu tố này thường được đưa lên thành yếu tố tương tác mạnh và ảnh hướng lớn. Nhưng với PTLV thì đây chỉ là một thành tố xấu - tôi không phủ nhận điều này - trong nhiều thành tố tương tác khác và có thể hóa giải. Do đó, sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố xấu tốt - theo PTLV - giải pháp tối ưu là chọn khí vượng và bỏ tọa. Sự hóa giải gồm nhiều yếu tố: 1/ Cửa sổ bếp thiết kế hình quả cầu lửa. Hóa giải mộc khí của Chấn Đông. 2/ Đèn đỏ bàn thờ ông Táo, cũng có tác dụng tương tự. 3/ Nhưng khả năng cháy, nổ ở bếp Chấn Đông rất cao - với người Tây trạch như tôi - nếu phi tinh Huyền Không đến phương vị này gặp các sao xấu vượng Hỏa Khí. Bởi vậy, tôi đã đặt một quả cầu thạch anh vàng vào góc bếp và dùng bếp từ với những bộ phận ngắt mạch. Trên thực tế cuộc sống và của cả vũ trụ này thì không có một cái gì được coi là hoàn chỉnh. Bởi vậy, việc ứng dung một lý thuyết mô tả vũ trụ này , nó cũng phản ánh chính điều đó. Do đó, khi ứng dụng Phong thủy - hệ quả của học thuyết này - thì chúng ta cũng chỉ có thể chọn cái tối ưu mà thôi. Cái hoàn chỉnh nhất , nếu nói theo thuyết toán học Cantor thì đó là "Tập hợp bao trùm tất cả mọi tập hợp", nói theo quan niệm của khoa học hiện đại thì đó là "Giây O của vũ trụ"; nói theo Lý học là Thái Cực; nói theo tôn giáo thì chỉ có thể là Thượng Đế. Phong thủy có thể làm thay đổi được định lượng của số phận và là một hệ thống lý thuyết ứng dụng hết sức cao cấp và vượt trội so với nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Nhưng nó không phải tuyệt đối. PS: Nhưng dù sao anh chị em PTLV vẫn phải ghi nhận - Lỗ đen là một yếu tố tương tác xấu cần giải pháp khắc phục
    1 like