Từ lâu, trong những tham vọng bá chủ thế giới thì Ấn Độ luôn là trọng tâm của một mục đích hướng tới về mặt chính trị. Bởi vậy, trong diễn biến lịch sử trước kết thúc chiến tranh lạnh, Ân Độ tự nhận là một nước trung lập thuộc thế giới thứ III.Nhưng từ lâu, Ấn Độ phải sống cạnh một anh bạn láng giếng khó chịu là Trung Quốc. Năm 1950, Trung Quốc chiếm Tây Tang mà họ tuyên bố chủ quyền từ những năm đầu thế kỷ XX. Thực ra đây là một đất nước độc lập và lập quốc từ trước thiên niên kỷ thứ I BC.
Lý do tất nhiên vì Trung Quốc cho là Tây Tạng đã từng tà "Phụ thuộc quốc" của họ, có triều cống cho họ.
Sau khi chiếm được Tây Tạng và đàn áp thành công cuộc nổi dậy ở đây vào năm 1959 - tức bình định xong Tây Tang - người Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới - giáp với Tây Tạng mà Trung Quốc chiếm được - với Ân Độ 1962. Trận đánh nhau to trong lịch sử bấy giờ. Đất nước Ân Độ bị mất một giải đất lớn và ôm hận đến bây giờ.
Ngày ấy, tôi còn nhớ - những bộ phim thời sự, chiếu kèm phim chính trong các rạp chiếu bóng - người Trung Quốc mô tả đất nước họ là nạn nhân của các cuộc tấn công của Ấn Độ. Hình ảnh một sỹ quan Quân Giải Phóng Trung Quốc , mình đeo đầy lá ngụy trạng, ra lệnh cho binh lính rút lui khỏi trận địa trong phim, như là một cử chỉ mà bây giờ gọi là "kìm chế", gây ấn tượng trong trí nhớ của tôi.
Chưa hết, Ấn Độ còn rất đau đầu bởi một liên minh Trung Quốc - Pakixtan và cũng xảy ra tranh chấp lãnh thổ với một đồng minh Trung Quốc này. Cũng chưa. Những phần tử chống chính quyền Ân Độ được sự giúp đỡ ngầm của Trung Quốc ở Đông Bắc Ấn Độ,hoạt động từ hàng chục năm nay, đã gây cho đất nước này luôn phải mệt mỏi vì các hoạt động của họ. Năm ngoái trên 50 sỹ quan và lính Ấn Độ bị phục kích và bị giết, cho thấy lực lượng này đã phát triển mạnh như thế nào. Đã vậy, người Trung Quốc thương xuyên yêu sách về lãnh thổ và các vụ việc lính Trung Quốc xâm phạm vùng biên giới tạm gần đây cho thấy rõ quan hệ Trung Ấn là một thứ quan hệ chỉ chực chở bùng nổ chiến tranh. Vấn đề còn là điều kiện chiến tranh sẽ như thế nào?
Bởi vậy, khi Trung Quốc nổi lên như một siêu cường với nhiều tham vọng thì đương nhiên Ấn Độ không thể không tìm một đồng minh để bảo vệ họ.
Bởi vậy, việc Ấn Độ ủng hộ Hoa Kỳ là một việc tất yếu sẽ xẩy ra. Không phải ngẫu nhiên mà từ vài năm trước, tôi đã xác định: Trong "canh bạc cuối cùng" họa sĩ đã vẽ thiếu cô gái Ân Độ.
Bởi vậy, việc Ấn Độ liên minh phòng thủ với Hoa Kỳ là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Bài viết trên chỉ nhìn nhận sự kiện có tính cục bộ và xem xét các hiện tượng cá biệt. Nên trong nội dung bài viết không có chủ kiến rõ ràng.mà chỉ đặt vấn đề hoài nghi.
Chuyện còn trong tương lai - nhưng rất gần - không tin, quý vị hãy chờ xem. PS: Người Trung Quốc đã mắc sai lầm tệ hại về mặt chiến lược. Chính vì thời thế mỗi lúc một khác. "Quân tử tùy thời biến Dịch". Hậu quả nhãn tiền là Hoa Kỳ đưa 60% quân lực về Tây Thái Bình Dương. Điều này tôi cũng nói trước từ lâu rồi.