-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/07/2013 in all areas
-
Nga đang huấn luyện 140 quân nhân lực lượng tàu ngầm Trung Quốc? Thứ tư 24/07/2013 07:12 (GDVN) - "Không có sự giúp đỡ của Nga, TQ không thể độc lập sản xuất các hệ thống vũ khí hiện đại, Nga-Trung tăng cường hợp tác ứng phó mối đe dọa chung". Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo Mạng quan sát quân sự Nga ngày 15 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm tới các sự kiện quan trọng xảy ra trên thế giới, đặc biệt là quan hệ cán cân sức mạnh trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc rất thận trọng, các bước đi của họ luôn được tính toán kỹ lưỡng. Họ chưa tham gia vào các hành động mạo hiểm quốc tế, nhưng cũng kiên quyết đòi hỏi các lợi ích được cho là của họ. Trọng tâm công việc của Chính phủ Trung Quốc là đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Phương châm chính trị của Bắc Kinh là duy trì quan hệ đối tác hợp tác với tất cả các nước lớn, trong đó có Nga - đối tác hợp tác chiến lược ở khu vực Trung Á. Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc là nền tảng cho phát triển công nghiệp quốc phòng của họ. Hiện nay, các chuyên gia quân sự Trung quốc đã xây dựng thành công hệ thống vũ khí hiện đại trên các phương diện như vũ trụ, hải dương, tên lửa hạt nhân và các công nghệ quân sự khác. Nhưng, có chuyên gia cho rằng, không có sự giúp đỡ của đối tác hợp tác Nga, Trung Quốc không thể độc lập sản xuất những vũ khí này - Trung quốc muốn có công nghệ mới, bổ sung dự trữ năng lượng và sở hữu mẫu vũ khí mới. Loại hợp tác này là cùng có lợi, bởi vì Trung Quốc và Nga "có lợi ích chung rộng rãi trong lĩnh vực an ninh", hơn nữa đối thủ địa-chính trị của họ hầu như là tương đồng. Tàu ngầm hạt nhân 092 Trung Quốc Cuối thập niên 90 của thế kỷ 20, Nga-Trung xác lập quan hệ hữu nghị, đã bảo đảm cho việc xây dựng hệ thống hợp tác quân sự, chính trị song phương. Một trong những kết quả của loại hợp tác này là "5 nước Thượng Hải", tức là thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (viết tắt là SCO, gồm Trung Quốc, Nga, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan). Đến nay, Trung Quốc và Nga đang cố gắng thông qua xây dựng bảo đảm an ninh lẫn nhau để duy trì ổn định và an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự phát triển của hợp tác quân sự Trung-Nga được diễn ra trên nhiều phương diện, gồm đào tạo nhân viên quân sự cho Trung Quốc: Khoảng 140 quân nhân Trung Quốc đang được đào tạo ở các học viện, nhà trường Nga, các nhân viên tàu nổi, tàu ngầm và phi công, pháo thủ phòng không Trung Quốc đang được huấn luyện tại Trung tâm đào tạo Nga. Các cường quốc thế giới rất quan tâm tới hợp tác quân sự, chính trị Nga-Trung, đặc biệt là các nước châu Á, Mỹ Latinh và các nước châu Âu. Theo đó, hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh có thể làm thay đổi mô hình hành vi của bất cứ quốc gia nào. Hiện nay, tình hình Đông Bắc Á ngày càng căng thẳng. Điều này có liên quan đến việc CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân và diễn tập quân sự liên hợp giữa Nhật Bản-Mỹ-Hàn Quốc. Trong tình hình này, Nga và Trung Quốc đã tỏ thái độ rõ ràng khi tiến hành diễn tập "Hợp sức trên biển-2013" tại vùng biển Nhật Bản, có ý đóng góp cho "bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương". Trung-Nga vừa tiến hành diễn tập quân sự trên biển liên hợp mang tên "Hợp lực trên biển-2013" Việt Dũng ==================== Cách đây hơn 40 năm, Liên Xô (ngày ấy gọi là Liên Xô, chứ không gọi là Nga như bi wờ) .Bị Trung Quốc đá giò lái và hợp tác với Huê Kỳ. Đất nước Liên Xô hùng cường đổi tên là Nga với hàng thủy dương thơ mộng, làm lay động những hồn thơ mẫn cảm. Nước Trung Quốc mạnh lên nhờ hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc "hội nhập tàn cầu". Siêu cướng thứ II thế giới đòi chia phần với Hoa Kỳ ở Tây Thái bình Dương - gọi là chia sẻ với Hoa Kỳ gánh nặng gìn giữ hòa bình ở nửa bên kia Thái Bình Dương. Nước Mỹ nhận thấy mình vẫn còn đủ lực để bảo đàm an ninh ở đây , nên không chịu chia ganh nặng gìn giữ hòa bình cho Trung Quốc. Trung Quốc không chịu thế là găng nhau. Bi wờ lại quay sáng đòi hợp tác với Nga. Hoa Kỳ nếu sụp đổ lần này thì sau đó đến lượt nước Pháp chăng? Hay Anh Quốc? Hay chính là Nga và lúc đó không còn cả hàng thủy dương thơ mộng. Bởi vậy, tôi luôn tin rằng trong "canh bạc cuối cùng" này, người Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ. Vấn đề còn lại là canh bạc này sẽ kết thúc với phương thức nào. Nhưng nhất định phải xảy ra.1 like
-
Phát minh mới nhất của khoa học hiện đại này hoàn toàn chính xác về mặt hiện tượng - có điều nó giải thích với nguyên nhân tín ngưỡng.Thực chất nền Lý Học Đông phương đã hiểu điều này từ lâu rồi: Đông y - ngành y học cổ truyền của Lý học Đông phương - đây là ngành y học cổ điển có cả một hệ thống lý thuyết cho mọi phương pháp chữa bệnh của nó. Khoa học hiện đại chưa có một hệ thống lý thuyết tổng hợp cho nền y học hiện đại.Rất tiếc! Sự thất truyền và sai lệch khiến cho ngay các học giả Trung Quốc - tự nhận là cái nôi của Lý học Đông phương đã lên tiếng bác bỏ Đông y. Cũng rất tiếc! Tôi không có thời gian và điều kiện để phục hồi ngành Y học Đông phương.1 like
-
TRÍ TUỆ CỦA TẾ BÀO Bruce Lipton Dịch sang tiếng Việt: Luanle Lời giới thiệu của người dịch: Tiến sĩ Bruce Lipton là nhà khoa học tiên phong chuyên nghiên cứu về lãnh vực sinh học tế bào. Ông viết bài này vào đầu năm 2007 gồm những kiến thức mới mẻ về sinh học, giúp cho chúng ta cập nhật thêm một số hiểu biết trong lãnh vực này. Không những ông bàn về sinh học với những khám phá mới làm đảo lộn lý thuyết về di truyền, mà ông còn dẫn dắt chúng ta đi vào những áp dụng của ngành này trong y khoa hiện đại và tương lai. Nhưng điều làm cho tôi thích nhất là ông đã kể lại những kinh nghiệm khai ngộ của ông về đời sống khi nghiên cứu tế bào. Ông giải thích cơ chế kích động và phản động trong tế bào, và cho rằng đây là cội nguồn của sức mạnh và sự sáng tạo trong đời sống chúng ta. Tôi nghĩ rằng ông là một trong những khoa học gia hiếm hoi đang dấn thân xoá mờ biên giới giữa khoa học và đạo học. Thật vậy, trong bài này ông đã dùng hiểu biết khoa học soi sáng thêm vào các vấn đề quan trọng của đời sống như: - Khí lực là gì? Vai trò của khí lực trong khoa học, y khoa và đời sống? - Con người có khả năng làm chủ và sửa đổi số mạng hay không? - Thanh và trược điển? (Nếu muốn tham khảo bản gốc anh văn xin vào trang web: http://www.brucelipt...-of-your-cells) Luanle Trí tuệ của tế bào - Phần 1 . Trí tuệ của tế bào nói về một ngành sinh vật học mới, nó có khả năng làm thay đổi tận gốc rễ nền văn minh và thế giới chúng ta đang sống. Khoa sinh học mới này sẽ dẫn dắt chúng ta rời khỏi những niềm tin cho rằng con người bị lệ thuộc vào các gien (gene - nhiễm sắc thể), rằng con người là bộ máy sinh hóa (biochemical), không có khả năng làm chủ đời sống của mình. Khoa này mang chúng ta đến một thực tại mới, trong đó niềm tin và tâm trí điều khiển các gien, cũng như làm chủ những hành vi và kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Môn sinh học này dựa trên nền tảng khoa học hiện đại và được bổ sung thêm với những kiến giải mới. Ngành khoa học mới này sẽ biến đổi chúng ta từ kẻ thọ tạo trở thành người sáng tạo, trao cho ta quyền năng sáng tạo và khai mở đời sống của mình. Đây đích thực là sự hiểu biết về bản thân. Có câu ngạn ngữ, 'Kiến thức là sức mạnh', thật vậy, ta đang bắt đầu hiểu được quyền năng của chính mình. Đây là điều mà tôi tin mọi người sẽ gặt hái được khi tìm hiểu về môn khoa học mới này. Du hành vào không gian bên trong. Tôi bắt đầu học môn sinh học khi lên lớp hai. Ông thầy mang vào lớp kính hiển vi để học sinh nhìn hình dạng tế bào. Tôi còn nhớ đã học rất hứng thú. Khi lên đại học tôi dùng kính hiển vi điện tử thay thế cho loại kính cũ để quan sát đời sống các tế bào. Những điều học được đã làm thay đổi đời sống cùng nhận thức của tôi một cách sâu xa và tôi muốn chia xẻ điều này với các bạn. Khi dùng kính hiển vi điện tử tôi có thể thấy không những hình dạng bề ngoài mà còn hiểu được cấu trúc cùng chức năng của các tế bào. Giống như người ta nói rất nhiều về du hành vào không gian, tôi cũng đang du hành vào vũ trụ bên trong và thấy được nhiều điều, bắt đầu có những nhận thức bao quát hơn về bản chất của đời sống, của tế bào và phần tham gia của ta vào đời sống các tế bào. Khoảng năm 1968, tôi tham dự khoá huấn luyện về nuôi cấy tế bào, bắt đầu học tạo sinh vô tính (cloning) tế bào mầm (stem cells), tôi làm cuộc thí nghiệm đầu tiên với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv Konigsberg, ông là một khoa học gia sáng giá đã tạo được tế bào mầm đầu tiên. Loại tế bào tôi đang nghiên cứu gọi là nguyên bào cơ (myoblast). Myo là cơ, blast là tiền bối, tiền sinh. Khi tôi để các tế bào vào đĩa trong môi trường thích hợp cho tế bào cơ phát triển, chúng sinh sôi nảy nở và kết quả cho tôi một loại mô cơ co dãn được. Tuy nhiên, nếu tôi thay đổi môi trường thì số phận của các tế bào cũng thay đổi. Khởi đầu tôi đặt các tế bào cơ nói trên vào một môi trường khác thì nó lại trở thành các tế bào xương. Nếu tôi lại thay đổi môi trường thì nó biến thành các tế bào mỡ. Kết quả của các thí nghiệm này khiến cho tôi rất phấn khởi bởi vì trong khi các tế bào gốc đều giống nhau, số phận của chúng lại bị qui định bởi môi trường do tôi tạo ra . Trong khi thực hiện các cuộc thí nhiệm này tôi cũng đang đi dạy tại trường đại học y khoa Wisconsin, truyền đạt lại những kiến thức cổ điển cho rằng gien qui định số phận các tế bào. Nhưng thí nghiệm lại cho tôi thấy rằng số phận của tế bào lại bị qui định ít nhiều bởi môi trường. Dĩ nhiên, đồng nghiệp của tôi cũng bị bất ngờ bởi các thí nghiệm này. Mọi người đều đang tin theo thuyết di truyền bảo rằng 'gien làm chủ đời sống', trong khi đó công trình của tôi lại cho thấy môi trường làm thay đổi tế bào, họ bàn rằng đây chỉ là một biệt lệ. Bạn là một cộng đồng gồm 50 ức tế bào. Bây giờ tôi thụ đắc một hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về sự sống, điều này đã đem lại cách truyền đạt kiến thức mới về tế bào. Khi bạn tự nhìn mình thì thấy ta là một cá nhân riêng biệt. Nhưng nếu bạn hiểu thực chất ta là ai, bạn sẽ ngộ ra rằng mình thực ra là một cộng đồng của 50 ức tế bào. Mỗi tế bào là một cá thể sống động, một sinh linh có đời sống và chức năng riêng biệt, nhưng nó cư xử với nhau trong tinh thần của một cộng đồng. Nếu tôi có thể thu gọn bạn cho nhỏ lại thành một tế bào rồi đem đặt vào trong cơ thể, bạn sẽ thấy một thành phố rất bận rộn với hàng ức ức cá thể đang sống trong một bọc bằng da. Ðiều này mang nhiều ý nghĩa khi ta hiểu rằng cộng đồng hoà hợp tạo ra sự khang kiện và cộng đồng mất quân bình sinh ra bệnh tật. Vì vậy, sự kiện đầu tiên cần nhớ, mỗi chúng ta là một cộng đồng. Sự kiện thứ hai: Không có một chức năng nào hiện hữu trong cơ thể mà lại không hiện diện trong từng tế bào. Ví dụ, bạn có các bộ máy như: tiêu hóa, hô hấp, bài biết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh, miễn nhiễm, thì trong các tế bào cũng không thiếu những thứ đó. Thực vậy, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của tế bào. Điều này rất hữu ích cho các nhà sinh vật học bởi vì họ có thể nghiên cứu về tế bào và áp dụng kiến thức này để tìm hiểu về cơ thể con người. Tôi đang dạy học về cái gọi là một mô hình y khoa, theo đó sinh lý con người giống như bộ máy sinh học gồm có các chất sinh hóa do các gien quản lý. Thế nên khi bệnh nhân đến khám bệnh, các bác sỹ tin rằng bệnh nhân đang có vấn đề về mặt sinh hoá hoặc gien cần được điều chỉnh để đem lại sức khoẻ. Đến một lúc tôi thấy rằng mình cần phải thoát ly khỏi trường đại học bởi vì tôi phát hiện có một sự mâu thuẫn rất lớn giữa những điều tôi dạy cho sinh viên và những điều tôi biết qua thí nghiệm để tìm hiểu cái gì làm chủ các tế bào. Một cách hiểu mới mẻ về khoa học. Khi rời khỏi trường đại học tôi có dịp đọc thêm về vật lý học. Tôi lại tìm thấy những kiến thức không phù hợp với môn mà tôi đã dạy. Ngành tân vật lý học, vật lý lượng tử, có nói đến một cơ chế hoàn toàn xung khắc với cơ chế cổ xưa dựa trên vật lý Newton mà tôi từng dạy. Môn tân vật lý này chưa được đưa vào chương trình trường y khoa. Trước khi có khoa học hiện đại, thì môn khoa học thuộc về thẩm quyền của giáo hội Thiên Chúa. Nó được mệnh danh là khoa thần học tự nhiên, thấm nhuần lãnh vực tâm linh. Khoa này dạy rằng bàn tay của Chúa can dự vào mọi việc của thế gian, trong thiên nhiên quanh ta nơi nào cũng có hình ảnh của Chúa. Khoa thần học tự nhiên có nhiệm vụ giúp hiểu môi trường chung quanh để biết sống hòa điệu với thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa giúp sống hoà hợp với Thiên Chúa bởi vì Chúa có liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Tuy nhiên, vì giáo hội lạm quyền và độc tôn chân lý, họ cố tình dìm đi những khám phá mới, thế nên Giáo Hội Cải Cách ra đời. Martin Luther thành lập tân giáo hội thách thức độc quyền của giáo hội Công giáo. Sau thời kỳ Cải Cách, người ta mới có dịp đặt lại vấn đề đức tin về vũ trụ. Môn khoa học cũ lột xác và trở thành như ngày nay. Ông Newton, nhà vật lý học chuyên khảo cứu về trọng lực và thiên văn đã đặt nền tảng cho ngành khoa học mới. Ông sáng tạo ra môn toán học giải tích để tính toán, tiên đoán được sự chuyển vận của thái dương hệ. Khoa học nhận định chân lý là những sự kiện có thể tiên đoán được. Môn vật lý Newton coi vũ trụ như là một bộ máy do vật chất tạo thành; khoa này lý luận rằng nếu ta hiểu được thành phần cấu tạo của bộ máy thì ta cũng sẽ hiểu rõ được thiên nhiên. Từ đó mục tiêu của khoa học là điều khiển và chế ngự thiên nhiên, hoàn toàn khác với mục tiêu của môn thần học tự nhiên trước kia là để sống hoà điệu với thiên nhiên. Vấn đề cái gì làm chủ đã trở thành một điểm rất quan trọng trong ngành sinh học. Vậy chứ cái gì đang qui định những nét cá tính thể hiện ra từ mỗi người chúng ta? Theo môn vật lý Newton thì các sinh vật là những bộ máy do vật chất cấu thành. Nếu muốn tìm hiểu các bộ máy này thì cần phải tháo gỡ nó ra thành từng bộ phận, còn gọi là tiến trình giản hoá. Ta nghiên cứu từng bộ phận để hiểu rồi sau đó ráp chúng lại được thì coi như đã hiểu được toàn thể cái máy. Ông C. Darwin cho rằng cá tính của chúng ta đến từ cha mẹ. Tinh trùng và noãn phối hợp nhau tạo ra kết quả là một con người mới thừa hưởng một chất liệu có khả năng qui định cá tánh của các hậu duệ. Người ta khởi sự nghiên cứu về sự phân bào từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu họ thấy trong tế bào có những cấu trúc hình dây hiện diện trước lúc phân bào. Những cấu trúc này được gọi là nhiễm sắc thể. Cũng đáng chú ý là trong khi nhiễm sắc thể được tìm ra vào khoảng năm 1900 thì đến năm 1944 người ta mới biết được bộ phận nào mang các đặc tính di truyền. Cả thế giới rất phấn khởi. Họ bảo, quỷ thần ơi, sau bao nhiêu năm dài cuối cùng mình đã biết được cái nào mang đặc tính di truyền; có lẽ nó là DNA. Vào năm 1953, J. Watson & F. Crick đã tìm ra mỗi sợi DNA chứa một loạt gien. Gien là những mẫu thiết kế (blueprint) cho từng loại phân tử protein. Protein là thành tố xây dựng nên cơ thể và có trên 100,000 loại như vậy. Một hàng tít lớn chạy trên tờ báo ở New York công bố khám phá của hai nhà khoa học: 'Bí mật của đời sống đã bật mí'. Và kể từ lúc đó khoa sinh học hầu như chỉ chú trọng nghiên cứu về di thể (gene). Các khoa học gia thấy rằng nếu hiểu được mã di truyền thì họ có thể thay đổi được cá tánh của sinh vật, họ hăm hở lăn xả vào dự án nghiên cứu di thể con người để hiểu rõ bản chất của nó. Lúc đầu họ nghĩ rằng các gien chỉ qui định về hình dáng bên ngoài, nhưng khi họ tiếp tục thí nghiệm thì thấy rằng di thể cũng có ảnh hưởng đến tánh nết, cảm xúc. Khi biết rằng mọi sắc thái cá tính của con người đều do các di thể qui định, thì bỗng nhiên các gien lại mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn ...... THE WISDOM OF YOUR CELLS The Wisdom of Your Cells is a new biology that will profoundly change civilization and the world we live in. This new biology takes us from the belief that we are victims of our genes, that we are biochemical machines, that life is out of our control, into another reality, a reality where our thoughts, beliefs and mind control our genes, our behavior and the life we experience. This biology is based on current, modern science with some new perceptions added. The new science takes us from victim to creator; we are very powerful in creating and unfolding the lives that we lead. This is actually knowledge of self and if we understand the old axiom, "Knowledge is power," then what we are really beginning to understand is the knowledge of self-power. This is what I think we will get from understanding the new biology. Flying Into Inner Space My first introduction to biology was in second grade. The teacher brought in a microscope to show us cells and I remember how exciting it was. At the university I graduated from conventional microscopes into electron microscopy and had a further opportunity to look into the lives of cells. The lessons I learned profoundly changed my life and gave me insights about the world we live in that I would like to share with you. Using electron microscopy, not only did I see the cells from the outside but I was able to go through the cell's anatomy and understand the nature of its organization, its structures and its functions. As much as people talk about flying into outer space, I was flying into inner space and seeing new vistas, starting to have greater appreciation of the nature of life, the nature of cells and our involvement with our own cells. At this time I also started training in cell culturing. In about 1968 I started cloning stem cells, doing my first cloning experiments under the guidance of Dr. Irv Konigsberg, a brilliant scientist who created the first stem cell cultures. The stem cells I was working with were called myoblasts. Myo means muscle; blast means progenitor. When I put my cells in the culture dishes with the conditions that support muscle growth, the muscle cells evolved and I would end up with giant contractile muscles. However, if I changed the environmental situation, the fate of the cells would be altered. I would start off with my same muscle precursors but in an altered environment they would actually start to form bone cells. If I further altered the conditions, those cells became adipose or fat cells. The results of these experiments were very exciting because while every one of the cells was genetically identical, the fate of the cells was controlled by the environment in which I placed them. While I was doing these experiments I also started teaching students at the University of Wisconsin School of Medicine the conventional understanding that genes controlled the fate of cells. Yet in my experiments it was clearly revealed that the fate of cells was more or less controlled by the environment. My colleagues, of course, were upset with my work. Everyone was Site : BruceLipton.com Article : Copyright 2006-2007 Bruce Lipton Ph.D. 2 then on the bandwagon for the human genome project and in support of the "genes-control-life" story. When my work revealed how the environment would alter the cells, they talked about it as an exception to the rule. You Are a Community of 50 Trillion Living Cells Now I have a completely new understanding of life and that has led to a new way to teach people about cells. When you look at yourself you see an individual person. But if you understand the nature of who you are, you realize that you are actually a community of about 50 trillion living cells. Each cell is a living individual, a sentient being that has its own life and functions but interacts with other cells in the nature of a community. If I could reduce you to the size of a cell and drop you inside your own body, you would see a very busy metropolis of trillions of individuals living within one skin. This becomes relevant when we understand that health is when there is harmony in the community and dis-ease is when there is a disharmony that tends to fracture the community relationships. So, number one, we are a community. Fact number two: There is not one function in the human body that is not already present in every single cell. For example, you have various systems: digestive, respiratory, excretory, musculoskeletal, endocrine, reproductive, a nervous system and an immune system but every one of those functions exists in every one of your cells. In fact we are made in the image of a cell. This is very helpful for biologists because we can do research on cells and then apply that information to understanding the nature of the human body. I was teaching what is called the medical model, the perception that human biology represents a biological machine comprised of biochemicals and controlled by genes. Therefore when a patient comes in to see a doctor, the belief system is that the patient has something wrong with their biochemistry or genes, which can be adjusted and can lead them to health. At some point I realized that I had to leave the university because I found great conflict in teaching the students about what controls the cell and yet getting a completely different understanding from the cells in my cultures. A New Understanding of Science When I was outside the university I had a chance to read into physics. Again I found information that did not conform to the science I had been teaching. In the world of new physics, quantum physics, the mechanisms that are described completely collide with the mechanisms we were teaching, which were based on the old Newtonian physics. The new physics currently is still not introduced in medical schools. Before conventional science, science was the province of the church. It was called natural theology and was infused with the spiritual domain, teaching that God's hand was directly involved in the unfoldment and maintenance of the world, that God's image was expressed through the nature we live in. Natural theology had a mission statement: to understand the nature of the environment so we could learn to live in harmony with it. Basically this meant learning how to live in harmony with God, considering that nature and God were so well connected. However, through the abuses of the church, their insistence on absolute knowledge and their efforts of suppressing new knowledge, there was what is called the Reformation. The Reformation, precipitated by Martin Luther, was a challenge to the church's authority. After the Reformation, Site : BruceLipton.com Article : Copyright 2006-2007 Bruce Lipton Ph.D. 3 when there was an opportunity to question beliefs about the universe, science became what was called modern science. Isaac Newton, the physicist whose primary studies were on the nature of gravity and the movement of the planets, provided the foundation for modern science. He invented a new mathematics called differential calculus in order to create an equation to predict the movements of the solar system. Science identified truths as things that were predictable. Newtonian physics perceives the universe as a machine made out of matter; it says that if you can understand the nature of the matter that comprises the machine, then you will understand nature itself. Therefore the mission of science was to control and dominate nature, which was completely different than the former mission of science under natural theology, which was to live in harmony with nature. The issue of control in regard to biology becomes a very important point. What is it that controls the traits that we express? According to Newtonian physics life forms represent machines made out of matter and if you want to understand those machines you take them apart, a process called reductionism. You study the individual pieces and see how they work and when you put all the pieces together again, you have an understanding of the whole. Charles Darwin said that the traits an individual expresses are connected to the parents. The sperm and egg that come together and result in the formation of a new individual must be carrying something that controls the traits in the offspring. Studies of dividing cells began in the early 1900s and they saw string-like structures that were present in cells that were beginning to divide. These string-like structures were called chromosomes. Interestingly enough, while chromosomes were identified around 1900, it was only in 1944 that we actually identified which of their components carried the genetic traits. The world got very excited. They said, oh, my goodness, after all these years we finally have gotten down to identifying the genetically controlling material; it appears to be the DNA. In 1953 the work of James Watson and Francis Crick revealed that each strand of DNA contained a sequence of genes. The genes are the blueprints for each of the over 100,000 different kinds of proteins that are the building blocks for making a human body. A headline announcing Watson and Crick's discovery appeared in a New York paper: "Secret of Life Discovered" and from that point on biology has been wrapped up in the genes. Scientists saw that by understanding the genetic code we could change the characters of organisms and therefore there was a big, headlong rush into the human genome project to try to understand the nature of the genes. At first they thought these genes only controlled the physical form, but the more they started to manipulate genes, they saw that there were also influences on behavior and emotion. Suddenly, the genes took on more profound meaning because all the characters and traits of a human were apparently controlled by these genes.... Trí tuệ của tế bào - Phần 2 Ta có phải là nạn nhân của sự di truyền? Nhưng cũng còn một câu hỏi chót: Vậy chứ cái gì làm chủ các DNA? Câu hỏi này đưa ta leo lên nấc thang cuối cùng để tìm ra điều gì đang ở vị thế chủ động tối cao? Các khoa học gia thực hiện thí nghiệm và thấy rằng DNA tự nhân bổn một mình! DNA kiểm soát các phân tử protein và các phân tử này chính là cơ thể chúng ta. Điều này muốn nói rằng DNA vốn đang làm chủ đời sống, đây là trọng tâm của chủ thuyết. Nó dẫn đến quan niệm cho rằng 'DNA có quyền lực tối thượng', theo đó số mạng của chúng ta đã được an bày bởi DNA từ lúc cha mẹ giao phối. Điều này đem lại hậu quả thế nào? Số mạng và cá tánh của bạn phản ảnh sự di truyền thọ nhận từ khi sinh ra; thực vậy bạn là nạn nhân của sự di truyền. Ví dụ, các khoa học gia quan sát một nhóm người để tính điểm về hạnh phúc, và họ cố dò ra coi có chăng một loại di thể hoạt động trong nhóm người có hạnh phúc mà lại bất động trong nhóm người bất hạnh. Đúng như vậy, họ đã tìm thấy loại di thể đó. Và họ đăng báo phổ biến ngay 'Đã tìm thấy di thể tạo ra hạnh phúc'. Bạn buột miệng nói, 'Khoan đã, nếu tôi có di thể hạnh phúc, nghĩa là đời tôi đã được định sẵn. Tôi chỉ là nạn nhân của di truyền'. Đây chính là những điều đã được dạy trong trường, tôi cũng đã dạy như vầy: con người hoàn toàn bất lực trước cuộc sống bởi vì họ không thể thay đổi di thể của mình. Nhưng khi nhận định như vậy, họ sẽ trở nên vô trách nhiệm: 'Này nhé, thưa xếp, ngài bảo rằng tôi lười biếng, nhưng tôi muốn ông biết rằng cha tôi cũng lười. Vậy ông muốn tôi làm sao? Ý tôi muốn nói di thể của tôi khiến cho tôi lười biếng. Và tôi không thể làm sao sửa đổi'. Gần đây trên tuần báo Newsweek họ viết về những tế bào mỡ gây rối loạn sức khoẻ như thế nào. Điều này cũng đáng chú ý, bởi vì trong lúc đang có dịch béo phì thì khoa học lại đứng ra xa mà bảo: chính các tế bào mỡ gây rối loạn cho cuộc sống. Dự án nghiên cứu di thể con người. Dự án nghiên cứu di thể con người đã đến để cứu giúp nhân loại. Phương án này nhằm mục đích nhận diện mọi di thể trong con người hầu cho trong tương lai ngành di truyền học có cơ hội chữa lành mọi bệnh tật và giải quyết các vấn nạn mà con người phải đối đầu. Tôi nghĩ rằng dự án này là một công tác nhân đạo, nhưng sau khi nghe người kỹ sư trưởng P. Silverman trình bày đã khiến cho tôi chú ý. Ông nói rằng: tính ra có khoảng 100,000 gien bởi vì có 100,000 loại phân tử protein khác nhau trong con người; ngoài ra còn những di thể không tạo ra protein nhưng kiểm soát các di thể khác. Dự án này được thiết kế bởi các nhà đầu tư mạo hiểm; họ phác hoạ rằng có đến hơn 100,000 di thể cần được phân loại và cầu chứng rồi bán bản quyền cho kỹ nghệ dược phẩm. Các công ty bào chế sẽ dùng các gien để tạo ra đủ loại dược phẩm. Hóa ra, chương trình này không phải để phục vụ con người mà phần lớn là để kiếm tiền. Và đây chính là phần khôi hài. Khoa học gia biết rằng khi càng tiến hóa thì bộ máy con người càng phức tạp, trong khi một sinh vật nhỏ bé chỉ có khoảng vài ngàn gien thì con người tính ra có khoảng 150,000 gien, thế thì phải sản xuất đến 150,000 loại thuốc mới. Phương án bắt đầu năm 1987, khi có nhiều bộ óc con người chung sức thì có thể tạo ra phép lạ. Trong chỉ có 14 năm bản đồ gien của con người đã thành hình. Nó trở nên cái mà tôi gọi là một chuyện hài hước vĩ đại . Khởi đầu dự án, trước tiên họ nghiên cứu về một động vật nguyên sinh, một con trùng nhỏ xíu mắt thường khó thấy. Các nhà di truyền học thường dùng loại trùng này làm thí nghiệm bởi vì chúng sinh sản rất nhanh, nhiều và thể hiện những đặc điểm cần nghiên cứu. Họ tìm thấy các sinh vật này có khoảng 24,000 gien. Sau đó họ quyết định nghiên cứu thêm một loại mẫu khác trước khi bước qua nghiên cứu con người, sinh vật kế là con ruồi trái cây (fruit fly /ruồi đục quả) bởi vì đã có rất nhiều thông tin di truyền về loại ruồi này. Kết quả bộ gien của ruồi chỉ có 18,000 gien. Trong khi con trùng nguyên sinh có 24,000 gien thì con ruồi lại chỉ sở hữu 18,000 gien! Thật không thể hiểu nổi, nhưng họ để qua một bên và bắt đầu công trình về bộ gien con người . Đến năm 2001 thì gặt hái được thành quả và đây thật là một cú sốc: bản đồ di thể của con người chỉ có 25,000 gien; họ mong có đến gần 150,000 mà lại chỉ có 25,000 gien! Cú sốc khủng khiếp đến nổi họ không muốn nhắc đến điều này. Trong khi có nhiều quảng bá rầm rộ về công trình hoàn thành, thì không ai nêu lên vấn đề 100,000 gien bị mất tích. Những tạp chí khoa học cũng không có bài bình luận về dữ kiện này. Khi họ nhận thấy không có đủ số gien tương ứng với sự phức tạp của con người thì điều này đã làm cho bộ môn sinh học chấn động tận gốc rễ. Tại sao điều này lại quan trọng? Nếu khoa học dựa vào sự vận hành trung thực của đời sống, thì việc áp dụng khoa học vào ngành y khoa sẽ rất hữu ích. Nhưng nếu khoa học dựa vào một nền tảng sai lầm, thì việc áp dụng khoa học vào y khoa sẽ đem đến tai hại. Hiện nay người ta biết rằng nền y khoa truyền thống, được dùng nhiều nhất trong các nước tây phương, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Hoa kỳ. Nó cũng chịu trách nhiệm với 1/5 số tử vong tại Úc châu. Bác sĩ Barbara Starfield viết một bài trên tạp chí của Hội Y Sỹ Hoa Kỳ (AMA) nói rằng, với ước tính dè dặt thì tây y đứng vào hàng thứ 3 về các nguyên nhân làm chết người tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Gary Null (xem Chết vì Thuốc:***.garynull.com), ông nói rằng thay vì đứng thứ ba thì phải xếp tây y đứng đầu về nguyên nhân gây ra tử vong, việc trị liệu bằng tây y đã làm chết hơn 750,000 người mỗi năm. Nếu ngành y nắm vững chuyện họ làm chắc sẽ không đến nổi gây chết chóc như thế. Bởi vì tôi ý thức rằng các gien không làm chủ đời sống, tôi xin nghỉ dạy đại học vào năm 1980, 7 năm trước khi dự án về di thể con người khởi sự. Tôi biết rằng chính môi trường mới có ảnh hưởng mạnh, nhưng các đồng nghiệp thì coi tôi như một người quá khích và gàn bướng bởi vì tôi chống lại những gì họ đang tin tưởng; cho nên chuyện này trở thành cuộc tranh luận về niềm tin. Đến một lúc, lòng tin buộc tôi phải từ chức giáo sư. Khi ấy tôi bắt đầu dấn thân tìm hiểu về chức năng của bộ óc và khoa thần kinh học. Tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề: 'Nếu DNA không điều khiển tế bào vậy thì 'bộ não' của tế bào nằm ở đâu?' Bộ máy điện não bên trong. Ngành tân sinh học cho thấy bộ não của tế bào chính là màng tế bào, nơi giao tiếp giữa nội môi của tế bào với thế giới luôn đổi thay bên ngoài. Chính các chức năng mới quản lý đời sống. Điều này rất quan trọng bởi vì khi hiểu được chức năng thì ta biết rằng mình không phải là nạn nhân của các gien. Thực vậy, ta có thể điều khiển các gien và cơ thể thông qua hoạt động của màng tế bào; chúng ta cũng đã và đang làm việc này đấy thôi, mặc dầu trong lòng vẫn còn mang nặng niềm tin cho rằng ta là nạn nhân. Tôi bắt đầu ngộ ra một điều: tế bào cũng như một con chíp (semiconductor) mà nhân tế bào là ổ cứng (hard disk) có chứa các thảo chương (programs - mã di truyền). Các gien là programs. Ngày kia, khi đang gõ trên máy tính, tôi chợt thấy rằng máy điện toán của mình giống như một tế bào. Tôi có programs cất giữ trong đó nhưng những gì hiện ra trên màn ảnh của máy không phải do các programs quyết định; mà sự quyết định đến từ dữ liệu do tôi đánh máy trên bàn phím để đưa thông tin từ môi trường bên ngoài vào trong máy. Bỗng nhiên, các mảng lộn xộn được ráp lại ăn khớp vào nhau: màng tế bào chính là bộ điện não của máy tính. Các gien trong tế bào là harddrive chứa mọi tiềm năng. Điều này giải thích tại sao mọi tế bào trong cơ thể có thể hình thành bất cứ các loại tế bào nào khác, bởi vì trong nhân của nó có chứa mọi thứ gien có khả năng tạo nên con người. Nhưng tại sao có lúc tế bào lại trở thành da, có lúc lại hoá thành xương hoặc mắt? Xin trả lời: không phải bởi vì các gien tự vận hành nhưng mà do môi trường cung ứng thông tin. Bỗng nhiên có một điều vĩ đại bổ chụp lấy tôi: cái khiến cho chúng ta người này khác với người kia là do sự hiện diện của một bộ gien thụ cảm (receptors) có tác dụng như một bàn phím nằm trên màng tế bào. Các phím này tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài. Điều khám phá lớn nhất chính là: cá tánh của chúng ta thực ra là kết quả của việc các mã di truyền tham gia vận hành theo tín hiệu từ môi trường kích động lên bàn phím trên mặt tế bào. Bạn không thuộc về bên trong của tế bào, mà bạn đang dùng bàn phím để điều khiển sự vận hành các tế bào. Bạn chính là một cá thể xuất phát từ môi trường (sản phẩm của môi trường) . Lúc còn trẻ, tôi thấy tôn giáo không mang lại chân lý nào. Tôi xa lánh lãnh vực tâm linh và cuối cùng bước vào khoa học. Khi ngộ ra rằng cá tánh của mình là sản phẩm của môi trường, do môi trường kích động lên các tế bào mà hình thành. Điều này đối với tôi là một cú sốc lớn nhất trong đời, từ lĩnh vực vô thần tôi bị lôi cuốn và quăng vào tình trạng đòi hỏi phải có tâm linh. Các tế bào của tôi giống như những chiếc TV nhỏ xíu có ăng ten, còn tôi là đài phát sóng làm chủ những hình ảnh từ các gien phát ra. Thực vậy, tôi hoạch định cho các tế bào của tôi làm việc. Tôi ngộ ra rằng nếu tế bào chết đi không có nghĩa là chương trình phát sóng biến mất, mà luồng sóng vẫn còn đó dẫu cho tế bào còn đó hay không. Một nỗi kính sợ sâu xa bỗng xâm chiếm lấy tôi. Điều tôi chứng ngộ là: cuộc sinh tồn không còn quan trọng nữa bởi vì những làn sóng phát xuất từ trường lực đã tạo ra bổn tánh hằng hữu của tôi, tôi là sản phẩm của trường lực. Nỗi sợ chết đã tan biến. Thời đó là 25 năm về trước, đây là một trong những kinh nghiệm giải thoát thật tuyệt vời mà tôi đã chứng ngộ. Quyền năng của nhận thức trong ngành sinh học mới. Chúng ta có những nhận định về môi trường xung quanh rồi mới điều chỉnh sinh hoạt của mình cho thích hợp, nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận thức đúng đắn. Nếu ta cứ ngụp lặn trong tà kiến, thì những tà kiến này sẽ khiến cho sự chấn chỉnh đời sống trở nên sai lạc. Những nhận thức sai có thể hủy hoại đời sống. Nếu hiểu rằng màng tế bào tiếp nhận những kiến giải, rồi nó mới khiến cho các gien gởi những phản hồi ra ngoài môi trường; thì ta mới biết rằng khi đời sống không suông sẽ, điều cần nên làm là phải thay đổi nhận thức chứ không phải thay đổi các gien. Việc này dễ thực hiện hơn là đem cơ thể ra mà sửa chửa. Thật vậy, đây chính là quyền năng của ngành sinh học mới: Khi kiểm soát được sự nhận thức thì ta mới có chủ quyền trên cuộc sống của mình. Có vài điều sai lầm trong khoa học mà lại được tin tưởng như 'chân lý', đó là những giả thuyết sai lầm. Khi nào các giả thuyết này chưa được sửa chửa lại, thì ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về mối tương quan giữa mình với địa cầu, với thiên nhiên, cũng như với môi trường. Hậu quả là ta sẽ hủy diệt môi trường, nguồn sinh lực của chúng ta . Giả định sai lầm đứng đầu cho rằng: vũ trụ được dựng nên bởi vật chất, do đó sự hiểu biết về vũ trụ có thể đạt đến bằng cách nghiên cứu vật chất. Thực ra, một nhận thức về đời sống và môi trường chỉ dựa trên cơ sở vật chất đã không còn chính xác nữa. Một giả định sai khác: các gien di truyền làm chủ đời sống. Thực ra, chính nhận thức của chúng ta mới làm chủ cuộc sống. Khi thay đổi nhận thức, ta nắm lại chủ quyền trong cuộc sống của mình. Tôi sẽ bàn về vấn đề này sau. Còn giả định sai thứ ba này rất nguy hiểm: thuyết này theo Darwin cho rằng chúng ta đạt đến trình độ tiến hóa như bây giờ phải thông qua một quá trình tranh đấu sinh tồn, 'kẻ mạnh nhất mới sống còn'. Ngành sinh học mới cho rằng sở dĩ có tiến hoá là nhờ ở sự cộng tác. Khi chưa hiểu như vậy, nhân loại sẽ còn tiếp tục cạnh tranh với nhau, đấu tranh và tàn phá địa cầu, mà không biết rằng nhân loại cần phải hợp tác để sinh tồn. Cạnh tranh liên tục sẽ làm cho nền văn minh nhân loại bị hủy diệt. Tương lai của ngành y khoa. Ngày nay người ta hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ đều do năng lượng tạo ra ; mặc dù chúng ta thấy sự vật có vẻ như một khối dầy đặc, nhưng thực sự tất cả đều là các dạng năng lượng tương tác với nhau. Ngay cả khi con người giao tiếp nhau trong một môi trường, cũng là đang cùng lúc thu và phóng năng lượng. Có lẽ bạn đã quen dần với các danh từ như 'thanh khí' và trược khí', đó là các làn sóng đang dao động. Tất cả chúng ta đều là năng lượng. Năng lượng trong ta đang phản ảnh năng lượng ở chung quanh bởi vì các nguyên tử trong cơ thể không những phát ra năng lượng mà còn thu hút năng lượng. Mọi sinh vật đều đang cảm thông với nhau bằng các chấn động lực. Động vật cảm thông với cây cỏ và với các loài khác. Các pháp sư dùng chấn động lực nói chuyện với cây cỏ. Nếu bạn cảm nhận được sự khác nhau giữa chấn động lực 'thanh' và 'trược' thì bạn sẽ luôn luôn có xu hướng đi về nơi nào giúp bạn sinh tồn, phát triển, thương yêu, v.v... và xa lánh nơi nào làm tiêu hao, hủy hoại bạn. Khi không ý thức các loại chấn động lực này thì chúng ta đã bỏ qua một tín hiệu quan trọng nhất do môi trường phát ra. Môn tân vật lý giúp ta hiểu rằng các dạng năng lượng giao thoa và tương tác với nhau. Cho nên chúng ta cần phải chú tâm đến những lực vô hình này, nó đang tham gia trực tiếp vào những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày. Trong khi y khoa không huấn luyện cho các bác sĩ biết rằng năng lượng là một thành phần của hệ thống, họ lại dễ dàng thích nghi với việc dùng các loại máy khám bệnh hiện đại. Thật khôi hài khi họ đọc kết quả như đọc một bản đồ, nhưng họ không hiểu điều căn bản rằng bản đồ của họ chính là những dấu vết của khí lực hiện diện trong cơ thể. Ví dụ, một hình chụp quang tuyến về bệnh ung thư cho thấy khối ung thư đã phát ra một loại khí lực mang dấu vết riêng của nó. Thay vì cắt bỏ khối ung thư, tại sao lại không thể dùng một loại khí lực, với cách cộng hưởng đặc thù, nó sẽ làm thay đổi khí lực của tế bào ung thư và đem chúng trở về trạng thái quân bình? Có lẽ bệnh sẽ lành. Điều này nghĩ cũng có lý khi ta nhớ đến cái gọi là "dùng bàn tay trị bệnh" đã có cả ngàn năm nay. Bệnh nhân tiếp nhận một loại khí lực để tương tác với cơ thể, và qua cơ chế cộng hưởng có thể làm thay đổi khí lực, nhiên hậu làm thay đổi vật chất, bởi vì vật chất cũng là khí lực. Đây là ngành y khoa tương lai, hiện ta chưa đạt đến trình độ này. Các nhà vật lý lượng tử cho biết rằng ở bên trong cấu trúc vật chất chỉ có năng lượng (khí lực) tồn tại mà thôi, chúng ta được tạo dựng bởi khí lực. Nghĩa là chúng ta tương tác với mọi thứ nằm trong trường lực. Điều này tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác chăm sóc sức khoẻ. Vật lý lượng tử cho biết các loại khí lực luôn luôn quyện vào nhau. Trong thế giới khí lực, các luồng sóng luôn luôn hoà nhập và tương tác với nhau. Ta không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời một người ra khỏi môi trường y đang sống. Vật lý lượng tử cho rằng năng lượng vô hình chuyển tải thông tin hiệu quả hơn gấp trăm lần tín hiệu vật chất (ví dụ như thuốc men). Khi tìm hiểu về sức khoẻ, ta khởi sự nhận ra một thế giới vô hình mà ta chưa có khả năng giao tiếp. Nói cách khác, trong thế giới lượng tử ta không chú tâm đến vật chất mà đến khí lực. Trong một thế giới của máy móc ta cho rằng có thể hiểu thấu mọi sự việc nhờ pháp giản hóa (reductionism). Nhưng để tìm hiểu vũ trụ trong thế giới lượng tử hiện đại thì ta cần phải hiểu lý nhất thể (holism): bạn không thể nào tách rời một chấn động lực này với chấn động lực khác. Phải biết rằng trong thế giới này ta đang giao tiếp với không biết cơ man nào là chấn động lực. Đây là định nghĩa của tôi về môi trường: đó là tất cả những gì từ khởi từ thâm tâm bạn trải ra cho đến tận biên cương của vũ trụ. Nó bao gồm mọi thứ từ những vật thể gần gũi bạn cho đến các hành tinh, mặt trời cùng tất cả những gì đang xảy ra trong thái dương hệ. Chúng ta là một thành phần của toàn thể trường lực (*). Để tóm tắt ý nghĩa điều này tôi xin trích một câu nói của A. Einstein: 'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh các loại hạt tử.' Điều ông muốn nói là thế này:'Trường lực, loại khí lực vô hình, là cơ chế duy nhất thống lãnh thế giới vật chất.' Ghi chú của người dịch: * 'Trường lực' (field) cũng có thể dịch là 'pháp giới' hiểu theo nghĩa: - Cái luật chung bao gồm vũ trụ làm một với hư không (Phật học từ điển - Đoàn trung Còn) - Pháp giới là cơ quan tạo hóa ra vạn vật trong Càn Khôn Vũ Trụ (Cao Đài Từ Điển). - 'Bởi chấp thân chấp cảnh nên quên mất chính mình, chứ vị đệ tử kia đâu biết rằng nếu soi rọi và tự tỏ, cảnh-thân đồng một, cùng pháp giới không hai, tất cả hàm linh đồng một chỗ uyên nguyên mà ra, mình cũng chính là tiếng mưa mà cũng là tất cả, một hạt mưa cũng chính là mình, mà tất cả cũng chỉ một không hai không khác.' (Lục tổ Huệ năng) Nguồn: http://thuannghia.vnweblogs.com1 like
-
Ông Giang Trạch Dân: “Trung Quốc không phải sợ Mỹ” Thứ Ba, 23/07/2013 09:04 (NLĐO) – Trong lần xuất đầu lộ diện hiếm hoi, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu nước ông không nên lo sợ tranh chấp với Mỹ và đối thoại chân thành là điều cần thiết. Quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thời gian gần đây gặp trở ngại khi Mỹ không ngừng tố cáo Trung Quốc tấn công mạng. Ngược lại, Bắc Kinh nhanh chóng nắm lấy vụ cựu nhân viên tình báo Edward Snowden phanh phui các chương trình theo dõi của Mỹ để phản công Washington. Trong bối cảnh trên, ông Giang đã gặp gỡ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Thượng Hải. Cuộc gặp diễn ra ngày 3-7 nhưng đến ngày 22-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới có thông cáo. Tại cuộc gặp, cựu chủ tịch Trung Quốc nhắc lại khoảng thời gian quan hệ 2 bên đóng băng do sự kiện Thiên An Môn năm 1989 cho đến khi ông có chuyến thăm Mỹ vào năm 1993. Ông Giang Trạch Dân xuất hiện tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 cuối năm 2012. Ảnh: AP “Theo như những gì tôi biết, đúng là lúc này có những mâu thuẫn nhất định giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, chỉ cần lãnh đạo 2 bên thẳng thắn trao đổi quan điểm thì các khúc mắc có thể giải quyết” – ông Giang nói. Ông cũng tỏ ra hài lòng trước việc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc đối thoại theo tinh thần trên vào tháng 6, trong đó an ninh mạng là trọng tâm thảo luận. Ông Giang nghỉ hưu vào năm 2002 và chuyển giao quyền lực cho ông Hồ Cẩm Đào. Dù vậy, ảnh hưởng của ông vẫn không hề nhỏ. Ngay cả đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng nợ ông Giang con đường quan lộ thênh thang bởi lẽ chính ông Giang đã “chấm” ông Tập từ khá sớm. “Với một đất nước 1,3 tỉ dân như Trung Quốc, rất cần một lãnh đạo mạnh mẽ. Có đủ kiểu vấn đề ở Trung Quốc, nhưng vấn đề không đáng sợ, điều quan trọng là phải quyết đoán” – ông Giang nói với ông Kissinger. Ông Giang xuất hiện trở lại, nhưng hạn chế, kể từ khi có tin đồn ông qua đời vào năm 2011. Dưới thời ông, Trung Quốc đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của những năm 1990, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và giành được quyền đăng cai Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Hải Ngọc (Theo Reuters) ==================== Lão Gàn này thật sự không ưa lão Kissinger. Vai trò lịch sử của ông ta đã chấm dứt lâu rồi. Quan hệ giữa ông ta và nước Tàu đã không còn hợp thời nữa. Ông ta nên chấm dứt quan điểm của ông từ thời chiến tranh Lạnh đến bây giờ. Ông nên nói ít thì sẽ tiếp tục là người hùng trong thời đại của ông. Còn ông khư khư giữ lấy quan điểm của ông từ 50 năm trước, ông sẽ trở thành thằng Gàn như tôi vậy. Ngài Giang Trạch Dân hoàn toàn đúng khi cho rằng: "Trung Quốc cần một lãnh đạo quyết đoán". Tuy nhiên, quyết đoán như thế nào lại là chuyện khác. Quyết đoán vẫn có thể đúng và sai. Còn việc ngài Giang Trạch Dân cho rằng Trung Quốc không sợ Mỹ. Cũng đúng luôn. Nhưng cái không sợ ấy xuất phát từ mục đích gì và kết quả như thế nào lại là chuyện khác. Tôi cho rằng nước Mỹ cũng không muốn ai phải sợ họ. Nếu tôi là một phóng viên, câu hỏi của tôi khi được phỏng vấn ngài sẽ là: Làm thế nào để có thể thương lượng giữa cái "quyền lợi căn bản" và "quyền lợi cốt cốt lõi", mà thực chất của nó là trong sự hội nhập toàn cầu chỉ có thể hoàn hảo khi chỉ có một quyền lực duy nhất chi phối thế giới. Hoặc đó là một quyền lực của một quốc gia bá chủ; hoặc đó là một tổ chức quốc tế. Nếu là một tổ chức quốc tế thì phải có những tiêu chí chung phù hợp với tất các các thể chế chính trị, văn hóa , tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này. Phải chăng xu hướng này là không tưởng trong hoàn cảnh hiện nay? Đến đây tôi muốn chia sẻ với bạn đọc rằng: Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, thì sẽ xác định một lý thuyết thống nhất và đó chính là " tiêu chí chung phù hợp với tất cả các thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này". Tiếc thay! Lời tiên tri của bà Vanga đã xác định: "Còn lâu lắm....".1 like
-
Sang năm trở đi bạn sẽ khá lên dần đừng quá lo lắng sau này cuộc sống sẽ khá hơn nhiều so với bây giờ Đại hạn khó khăn vất vả nhất sắp qua rồi cố gắng lên nhé cháu chúc cháu mã đáo thành công! trường hợp của cháu cần kiểm chứng giờ sinh vẫn cần cẩn thận về thai nhi, nếu thuận lợi 4 năm nữa sẽ sinh tiếp Năm nay duyên khó thành cố gắng qua được thì sang năm sẽ được Hiện nay TL vẫn còn bận nên không thể xem chi tiết được nhiều hơn .1 like
-
Khúc quanh mới về pháp lý Biển Đông? Ngày 19.07.2013, 07:25 (GMT+7) SGTT.VN - Việc Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế có thể dẫn tới diễn biến mới về tranh chấp lãnh hải ở khu vực: tôn trọng luật quốc tế hay tiếp tục đe dọa/dùng vũ lực trên biển Đông. Trụ sở của toà trọng tài The Hague. Ảnh: TL Từ trước đến nay, Phillipines đã nhiều lần phê phán việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các đảo ở khu vực Biển Đông là sự vi phạm Công ước biển của Liên hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982). Mới đây, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra toà án Liên hiệp quốc về luật Biển (ITCLOS) vì cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, vốn bao trùm hầu hết Biển Đông, là vô giá trị và vi phạm UNCLOS. Sẽ cập nhật về vụ kiện Bộ Ngoại giao Philippines vừa ra thông cáo ngày 17.7 cho biết, ITCLOS đã bắt đầu tiến hành thủ tục thông qua các quy định về tiến trình xét xử vụ kiện nói trên của Philippines. Vụ việc đang được xem xét tại The Hague, Hà Lan với ban trọng tài gồm năm thành viên. Toà yêu cầu hai bên đưa ra ý kiến về quy trình và thời hạn cuối cùng toà nhận phản hồi là ngày 5.8, kèm theo là lịch trình nộp biên bản biện hộ. Chính phủ Philippines và các luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện đang nghiên cứu dự thảo bộ quy tắc về quy trình tố tụng và sẽ nộp nhận xét kèm lịch trình nộp các biên bản biện hộ. Ngày 17.7, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc muốn tiếp tục đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, thay vì phải dùng đến trọng tài quốc tế. Toà trọng tài thường trực (được thành lập tại hội nghị hòa bình The Hague từ năm 1899) ở thành phố The Hague, được chỉ định làm nơi đăng ký các quy trình tố tụng của vụ kiện. Ông Thomas Mensah người Ghana, nguyên chánh án ITCLOS được bổ nhiệm làm chánh án toà trọng tài. Ngoài ra, bốn thành viên khác gồm: Jean-Pierre Cot người Pháp, Stanislaw Pawlak người Ba Lan, Rüdiger Wolfrum người Đức (cả ba đều là thẩm phán ITCLOS); Alfred Soons người Hà Lan, thành viên ban cố vấn chuyên gia về luật Biển của Uỷ ban Hải dương học liên chính phủ thuộc UNESCO. Một phần quan trọng trong quy trình tố tụng là ITCLOS sẽ quyết định xem đơn kiện của Philippines có căn cứ pháp lý theo Công ước Liên hiệp quốc về UNCLOS hay không. Nếu có căn cứ, sẽ xét tiếp toà có thẩm quyền phân xử vụ kiện hay không. Thông báo của bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh bộ Ngoại giao và văn phòng Biện lý Philippines cam kết hợp tác đầy đủ với ITCLOS nhằm bảo đảm quy trình phân xử hiệu quả, công bằng, mang lại phán quyết cuối cùng mang tính ràng buộc và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao sẽ cập nhật thông tin về tiến trình của vụ kiện cho công chúng. Hãng tin GMA News (Philippines) dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao nói dù Trung Quốc có phản hồi yêu cầu của toà hay không thì quy trình tố tụng của vụ kiện vẫn diễn ra. Thẩm phán Thomas Mensah được bổ nhiệm làm chánh án toà trọng tài ITCLOS. Cách tiếp cận mới của ASEAN Trong bối cảnh vụ kiện của Philippines có thể đưa cuộc chiến pháp lý về Biển Đông đi vào một khúc quanh mới, PGS Simon Tay, chủ tịch viện Các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA) vừa cảnh báo, tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe doạ tiềm ẩn đối với bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của ASEAN. Theo PGS Simon Tay, cuộc họp vào tháng 9 tới đây giữa các quan chức cao cấp ASEAN với Trung Quốc chỉ được tuyên bố là “cuộc tham vấn” chứ chưa phải là “cuộc đàm phán”. Vì thế, ông đề xuất hai phương pháp sau đây mà ASEAN cần nghiên cứu để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC. Thứ nhất là nên tận dụng bối cảnh hợp tác Trung Quốc – ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dường như đang cố giữ mối quan hệ này được êm xuôi và nếu vậy thì ASEAN cần phải đáp trả. Thái Lan cần nêu cao vai trò của mình là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc. Hiện tại Thái Lan đang có điều kiện thuận lợi để làm việc này, vì họ là một đồng minh của Mỹ và mặt khác họ có lợi ích kinh tế với Trung Quốc. Chính phủ Thái Lan đề xuất sáng kiến tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao không chính thức giữa các quan chức ASEAN và Trung Quốc với các cơ quan nghiên cứu vào đầu tháng 8. Sáng kiến này có thể giúp tăng cường khuôn khổ hợp tác để tiến tới COC. Thứ hai là nên can dự hơn nữa vào các vấn đề chiến lược mà khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt. ASEAN cần phải nắm bắt cơ hội tại hai hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, đó là diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) do Indonesia chủ trì và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) do Brunei chủ trì. ASEAN hoàn toàn có thể lèo lái chương trình nghị sự EAS theo hướng giảm bớt sự tập trung vào các chủ đề kiểm soát thiên tai, an ninh hàng hải, an ninh lương thực và năng lượng, đa dạng sinh học – dù những chủ đề này vẫn được quan tâm – và tăng cường thảo luận các vấn đề có thể làm tăng “lòng tin chiến lược”. ASEAN cần nghiên cứu để hướng thảo luận của EAS vào hai chủ đề chính: an ninh năng lượng – môi trường và hiệp định thương mại – hội nhập kinh tế. Trần Hiếu Chân ====================== Lý học luôn tôn trọng tính "Chính Danh". Cổ thư viết: Một học trò hỏi thày: - Nếu thày ra làm quan thì thày làm việc gì trước? - Việc đầu tiên là ta phải "chính danh". Mặc dù không phải lúc nào tính chính danh cũng là yếu tố duy nhất đem lại một hiệu quả tốt. Không ai có thể thuyết phục được một con bò bằng những gía trị chân lý. Việc Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là một việc làm hoàn toàn đúng đắn, trong điều kiện của nước này và phù hợp với hoàn cảnh quan hệ quốc tế hiện nay. Sự kiện này là một ví dụ về tính chính danh. Nhưng ngay cả khi tòa án Quốc Tế phán cho Phi Luật Tân thắng trong vụ kiện này thì điều đó không có nghĩa nước Tàu sẽ tuân thủ rút khỏi các đảo chiếm của Phi Luật Tân. Đối lập với "chính danh"là "âm mưu". Bởi vậy, bản chất của vấn đề vẫn cứ phải là một sức mạnh cân đối và hoàn thiện của Phi Luật Tân trước sự bành trướng của Tàu. Sau đó mới là những đồng minh đáng tin cậy đến có thể giúp nước này trước sự đe dọa ngoại xâm. Đến một thời điểm thích hợp, các quốc gia liên quan đến Biển Đông cũng cần phải thể hiện tính chính danh về chủ quyền biển đảo của mình.1 like
-
Trung Quốc hậm hực Nga-Việt bắt tay trên Biển Đông Cập nhật lúc 10:33, 15/07/2013 (ĐVO) - Ngày 12/7, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) lên tiếng chỉ trích Nga khi mới đây nước này đã ký kết hợp tác về dầu khí với Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang ngày càng gay gắt. "Nga hợp tác với TQ khi có cùng lợi ích, phần "đối thủ" nhiều hơn "đồng minh", Nga còn hợp tác dầu khí với Việt Nam, im lặng trong tranh chấp Biển Đông" là bình luận của tờ Thời báo Hoàn Cầu mới đây. Thời báo của Trung Quốc cũng trích dẫn một số thông tin trên tờ International Herald Tribune đăng bài viết nhan đề "Quan hệ đối tác hết sức thận trọng giữa Trung-Nga" của tác giả Jefferey Mankoff. Theo đó,trong những năm gần đây, Trung-Nga đã có sự cải thiện quan hệ, thương mại giữa hai nước mở rộng, gặp gỡ lãnh đạo tăng lên... Moscow và Bắc Kinh cho rằng, hai nước là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tuy nhiên hợp tác này của họ về cơ bản lại mang tính chiến thuật. Tập trận chung Nga-Trung trên Biển Nhật Bản Lập trường nhìn nhận thế giới của hai bên hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc đang trỗi dậy, nền kinh tế kiểu xuất khẩu phát triển nhanh chóng, khát vọng giành lấy lợi ích từ toàn cầu hóa. Còn Nga là một quốc gia dầu mỏ trì trệ, muốn tự đoạn tuyệt với lực lượng cải cách. Mục đích Moscow thổi phồng quan hệ đối tác với Bắc Kinh chủ yếu để chứng minh với các nước khác rằng Nga vẫn quan trọng, trong khi Trung Quốc thì coi họ là một phương thức giá rẻ an ủi Nga. Hai nước thiếu mục tiêu chung, hợp tác giới hạn ở những điểm trùng lặp lợi ích (như tăng thương mại). Ở những điểm quan trọng nhất của hai nước, phần "đối thủ" giữa Nga-Trung nhiều hơn phần "đồng minh". Chẳng hạn ở Đông Nam Á, yêu cầu lãnh thổ mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với Biển Đông thúc đẩy Washington đưa hợp tác an ninh với các quốc gia khu vực đi vào chiều sâu. Hoàn Cầu cho rằng: "Điều gây thất vọng cho Bắc Kinh là, Moscow vẫn giữ thái độ lặng im đối với tranh chấp trên, Công ty Năng lượng Nga thậm chí ký kết thỏa thuận với Việt Nam, khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông" - nơi Trung Quốc tham lam tuyên bố hầu hết chủ quyề, tự cho Biển Đông là ao nhà của mình. Nga-Trung tiến hành diễn tập "Liên hợp trên biển-2013" từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 7 năm 2013 Ở Trung Á, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc dần đẩy Nga sang một bên. Trung Quốc đầu tư xây dựng đường ô tô, đường sắt và đường ống mới, làm cho Trung Á càng rơi sâu vào vòng tay của Trung Quốc. Năm 2012, ngoài Uzbekistan, thương mại với Trung Quốc của các nước Trung Á đều nhiều hơn thương mại với Nga. Động thái kêu gọi xây dựng đồng minh Âu-Á của Moscow chủ yếu là ngăn chặn kinh tế các nước Trung Á nghiêng về Bắc Kinh. Hợp tác giữa quân đội hai nước Nga-Trung chỉ có thể nói là ngẫu nhiên, loại hợp tác này không thể làm thay đổi sự thực là sự tự tin của Trung Quốc khiến cho Nga lo ngại không kém gì sự lo ngại của Mỹ. Các tướng lĩnh Quân đội Nga thừa nhận coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng, tuy chính thức tiếp tục nhấn mạnh đến mối đe dọa của Mỹ và NATO. Điều duy nhất làm cho Nga-Trung cảm thấy thực sự đứng cùng nhau là hai nước đều cho rằng trật tự quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là do Mỹ thiết kế, ngăn cản hai nước được hưởng vị thế, đồng thời làm cho Washington làm mưa làm gió. Nga-Trung cảm thấy mình bị gạt ra ngoài, cảm giác này thúc đẩy họ ủng hộ các cơ chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS. ===============Bài viết này thì nội dung không có gì. Nhưng chính cái "còm" của ai đó thật xuất sắc,về phần nói về nước Nga.1 like
-
Chào chú Thiên sứ Con có hỏi chú việc sanh con thứ 2 nhưng ko thấy chú trả lời. Chắc tại chú nhiều việc quá .Hôm nay thấy chú trả lời bên đây nên con mạo muội viết thư cho chú nhờ chú xem dùm tuổi cho con của con ạ Chồng con tuổi Giáp Dần - Mạng thủy Con tuổi Mậu Ngọ - Mạng Hỏa Con trai đầu tuổi Bính tuất - Mạng Thổ Con định năm Kỷ sửu sanh tiếp đứa thứ hai , và năm Tân Mão sanh đứa thứ 3 hoặc là năm Canh Dần sanh đứa thứ 2 và năm Nhâm Thìn sanh đứa thứ 3 , Chú xem dùm con là sanh năm nào thì tốt ạ . Con cám ơn chú nhiều.1 like