-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/07/2013 in all areas
-
Ông Giang Trạch Dân: “Trung Quốc không phải sợ Mỹ” Thứ Ba, 23/07/2013 09:04 (NLĐO) – Trong lần xuất đầu lộ diện hiếm hoi, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát biểu nước ông không nên lo sợ tranh chấp với Mỹ và đối thoại chân thành là điều cần thiết. Quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thời gian gần đây gặp trở ngại khi Mỹ không ngừng tố cáo Trung Quốc tấn công mạng. Ngược lại, Bắc Kinh nhanh chóng nắm lấy vụ cựu nhân viên tình báo Edward Snowden phanh phui các chương trình theo dõi của Mỹ để phản công Washington. Trong bối cảnh trên, ông Giang đã gặp gỡ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Thượng Hải. Cuộc gặp diễn ra ngày 3-7 nhưng đến ngày 22-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới có thông cáo. Tại cuộc gặp, cựu chủ tịch Trung Quốc nhắc lại khoảng thời gian quan hệ 2 bên đóng băng do sự kiện Thiên An Môn năm 1989 cho đến khi ông có chuyến thăm Mỹ vào năm 1993. Ông Giang Trạch Dân xuất hiện tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 cuối năm 2012. Ảnh: AP “Theo như những gì tôi biết, đúng là lúc này có những mâu thuẫn nhất định giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, chỉ cần lãnh đạo 2 bên thẳng thắn trao đổi quan điểm thì các khúc mắc có thể giải quyết” – ông Giang nói. Ông cũng tỏ ra hài lòng trước việc Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc đối thoại theo tinh thần trên vào tháng 6, trong đó an ninh mạng là trọng tâm thảo luận. Ông Giang nghỉ hưu vào năm 2002 và chuyển giao quyền lực cho ông Hồ Cẩm Đào. Dù vậy, ảnh hưởng của ông vẫn không hề nhỏ. Ngay cả đương kim chủ tịch Tập Cận Bình cũng nợ ông Giang con đường quan lộ thênh thang bởi lẽ chính ông Giang đã “chấm” ông Tập từ khá sớm. “Với một đất nước 1,3 tỉ dân như Trung Quốc, rất cần một lãnh đạo mạnh mẽ. Có đủ kiểu vấn đề ở Trung Quốc, nhưng vấn đề không đáng sợ, điều quan trọng là phải quyết đoán” – ông Giang nói với ông Kissinger. Ông Giang xuất hiện trở lại, nhưng hạn chế, kể từ khi có tin đồn ông qua đời vào năm 2011. Dưới thời ông, Trung Quốc đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của những năm 1990, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và giành được quyền đăng cai Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Hải Ngọc (Theo Reuters) ==================== Lão Gàn này thật sự không ưa lão Kissinger. Vai trò lịch sử của ông ta đã chấm dứt lâu rồi. Quan hệ giữa ông ta và nước Tàu đã không còn hợp thời nữa. Ông ta nên chấm dứt quan điểm của ông từ thời chiến tranh Lạnh đến bây giờ. Ông nên nói ít thì sẽ tiếp tục là người hùng trong thời đại của ông. Còn ông khư khư giữ lấy quan điểm của ông từ 50 năm trước, ông sẽ trở thành thằng Gàn như tôi vậy. Ngài Giang Trạch Dân hoàn toàn đúng khi cho rằng: "Trung Quốc cần một lãnh đạo quyết đoán". Tuy nhiên, quyết đoán như thế nào lại là chuyện khác. Quyết đoán vẫn có thể đúng và sai. Còn việc ngài Giang Trạch Dân cho rằng Trung Quốc không sợ Mỹ. Cũng đúng luôn. Nhưng cái không sợ ấy xuất phát từ mục đích gì và kết quả như thế nào lại là chuyện khác. Tôi cho rằng nước Mỹ cũng không muốn ai phải sợ họ. Nếu tôi là một phóng viên, câu hỏi của tôi khi được phỏng vấn ngài sẽ là: Làm thế nào để có thể thương lượng giữa cái "quyền lợi căn bản" và "quyền lợi cốt cốt lõi", mà thực chất của nó là trong sự hội nhập toàn cầu chỉ có thể hoàn hảo khi chỉ có một quyền lực duy nhất chi phối thế giới. Hoặc đó là một quyền lực của một quốc gia bá chủ; hoặc đó là một tổ chức quốc tế. Nếu là một tổ chức quốc tế thì phải có những tiêu chí chung phù hợp với tất các các thể chế chính trị, văn hóa , tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này. Phải chăng xu hướng này là không tưởng trong hoàn cảnh hiện nay? Đến đây tôi muốn chia sẻ với bạn đọc rằng: Chỉ có Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh, thì sẽ xác định một lý thuyết thống nhất và đó chính là " tiêu chí chung phù hợp với tất cả các thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế của tất cả mọi dân tộc trên thế giới này". Tiếc thay! Lời tiên tri của bà Vanga đã xác định: "Còn lâu lắm....".3 likes
-
VÀI LỜI CHIA SẺ Bài viết đã kết thúc. Nhưng tôi hy vọng những lời chia sẻ của tôi sẽ làm sáng tỏ hơn cho một thực tế ứng dụng phong thủy Lạc Việt. Việc đầu tiên tôi muốn chia sẻ với bạn đọc quan tâm là: Trong cổ thư chữ Hán - thật cổ - không có định nghĩa về Phong thủy là gì. Ngay cả từ "Phong thủy" cũng xuất hiện rất muộn sau này trong lịch sử văn minh Hán. Quách Phác , đời Tấn bên Tàu (Thế kỷ III, sau CN), khi công bố cuốn "Táng Thư", viết: "Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ". Từ đó - đến đời Thanh người ta mới căn cứ vào câu này và đặt ra khái niệng Phong (Gió) Thủy (Nước) mới xuất hiện và chính thức lưu truyền đến ngày nay. Trước đó, người thì gọi là Địa Lý, là Kham Dư; hoặc gọi bằng đúng cái tên của cái gọi là "Trường phái" Tàu (*). Hầu hết các sách gần đây, khi nói đến Phong thủy thì đều định nghĩa : "Phong là gió; thủy là nước" và dẫn chứng câu của Quách Phác. Có vài cuốn đỡ hơn thì cho rằng đó là tính tương tác của khí. Nhưng bản chất của "khí" là gì thì cho đến nay thì tất cả các sách cổ kim đều chưa có một khái niệm, một định nghĩa rõ ràng - ngoại trừ TTNC LHDP. Nhưng do danh từ "Phong Thủy" đã phổ biến trên toàn thế giới, nên người viết vẫn sử dụng danh từ này và hôm nay tôi xin chia sẻ định nghĩa vê Phong Thủy, như sau: Với định nghĩa này thì ngành Phong thủy Lạc Việt là cả một khối lượng kiến thức hết sức đồ sộ. Nó không đơn giản chỉ là hướng nhà thế nào là tốt, giường quay về đâu, bàn thờ đặt thế nào. Mà là cả một hệ thống kiến thức từ tổng thể quy luật tương tác của vũ trụ, đến những tập hợp nhỏ hơn hàm chứa - cảnh quan môi trường và cho đến chi tiết cái bếp nhà bạn nên đặt như thế nào. Hệ thống lý thuyết ứng dụng chuyên ngành của phong thủy Lạc Việt bao gồm luôn cả Âm - Dương trạch, chứ không phải là những cái gọi là "trường phái" - mang tính độc lập giới hạn, rời rạc, đầy mâu thuẫn những gì ghi nhận trong cổ thư chữ Hán.Trong đó, tất cả những thứ gọi là "trường phái" trong sách Tàu, thực ra chỉ là những bộ môn chuyên sâu của ngành học này và có tác dụng cục bộ - nếu đúng - cho hiệu ứng tương tác của riêng nó. Bởi vậy, để thực hiện một "ca" phong thủy Lạc Việt thật sự, đòi hỏi phải là cả một công trình nghiên cứu rất công phu. Chẳng phải ngẫu nhiên, tôi thường khuyên anh chị em nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt cao cấp, rằng: Sau này, khi thực hiện các công trinh lớn, anh chị em phải hợp tác với nhau - ít nhất là năm người để thực hiện một dự án liên quan đến Phong Thủy Lạc Việt. Giá trị cốt lõi của Phong thủy Lạc Việt chính là ứng dụng nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Nếu không ứng dụng nguyên lý này thì dù có theo học Phong Thủy Lạc Việt và tự nhận là đã theo học Phong thủy Lạc Việt, từ những ngày đầu cho đến hôm nay và cả về sau, cũng không phải là Phong Thủy Lạc Việt. Cho dù tôi chỉ còn có một người học trò nối nghiệp, hoặc không có ai thì những tiêu chí trên trong ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt cũng không hề thay đổi. Chính vì con người ở bất cứ thời đại nào, cũng có thể giải thích, mô tả một cách trực quan tất cả những sự kiện xảy ra cho con người, trong xã hội và cả vũ trụ này; cho nên họ có thể không cần đến bất cứ một cái gì ngoài sự giải thích trực quan đó - Vâng! Kể cả Thượng Đế và tất cả sự minh triết cao cả và huyền diệu trong lịch sử văn minh nhân loại, cũng không phải là sự bận tâm. "Bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu, không phải là sự bận tâm của bà bán ve chai". Nhưng để có một bổ để toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu lại là sự đúc kết của một chặng đường dài tiến hóa của văn minh nhân loại. Tương tự như vậy và cao cấp hơn nhiều những gì con người biết đến - Đó chính là nền Lý học Đông phương. Đây là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh - tất nhiên chỉ hoàn chính nhân danh nền văn hiến Việt - mô tả tất cả mọi sự kiện từ khởi nguyên vũ trụ cho đến tương lai - từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ, cho mọi hiện tượng và sự kiên liên quan đến con người , có tính hệ thống, tính nhất quán, tinh quy luật, tính khách quan và có thể tiên tri. Nếu như bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu không phải là một chủ để phổ thông để ai cũng có thể khen chê, thì Lý học Đông phương không phải là cái chợ để ai cũng có thể bày tỏ cái giá cho sự hiểu biết của mình.Mặc dù nó phổ biến đến bà bán xôi góc chợ cũng biết "Thìn Tuất Sửu Mùi tứ hành xung" và Thủy thì khắc Hỏa. Chúng ta hãy tìm hiểu một ví dụ qua hiện tượng dưới đây: Bài này do Thanhdc - một cựu học viên của Phong thủy Lạc Việt đưa lên diễn đàn, mô tả một trong những phát kiến khoa học mới trong Y học hiện đại và ...chưa được khoa học công nhận. Nhưng xem xét các yếu tố trong phát kiến này thì ngành Đông y của nền văn minh Đông phương đã ứng dụng từ lâu rồi. Trí tuệ của tế bào - Phần 1 . Trí tuệ của tế bào nói về một ngành sinh vật học mới, nó có khả năng làm thay đổi tận gốc rễ nền văn minh và thế giới chúng ta đang sống. Khoa sinh học mới này sẽ dẫn dắt chúng ta rời khỏi những niềm tin cho rằng con người bị lệ thuộc vào các gien (gene - nhiễm sắc thể), rằng con người là bộ máy sinh hóa (biochemical), không có khả năng làm chủ đời sống của mình. Khoa này mang chúng ta đến một thực tại mới, trong đó niềm tin và tâm trí điều khiển các gien, cũng như làm chủ những hành vi và kinh nghiệm sống trong cuộc đời. Môn sinh học này dựa trên nền tảng khoa học hiện đại và được bổ sung thêm với những kiến giải mới. Ngành khoa học mới này sẽ biến đổi chúng ta từ kẻ thọ tạo trở thành người sáng tạo, trao cho ta quyền năng sáng tạo và khai mở đời sống của mình. Đây đích thực là sự hiểu biết về bản thân. Có câu ngạn ngữ, 'Kiến thức là sức mạnh', thật vậy, ta đang bắt đầu hiểu được quyền năng của chính mình. Đây là điều mà tôi tin mọi người sẽ gặt hái được khi tìm hiểu về môn khoa học mới này. Du hành vào không gian bên trong. Tôi bắt đầu học môn sinh học khi lên lớp hai. Ông thầy mang vào lớp kính hiển vi để học sinh nhìn hình dạng tế bào. Tôi còn nhớ đã học rất hứng thú. Khi lên đại học tôi dùng kính hiển vi điện tử thay thế cho loại kính cũ để quan sát đời sống các tế bào. Những điều học được đã làm thay đổi đời sống cùng nhận thức của tôi một cách sâu xa và tôi muốn chia xẻ điều này với các bạn. Khi dùng kính hiển vi điện tử tôi có thể thấy không những hình dạng bề ngoài mà còn hiểu được cấu trúc cùng chức năng của các tế bào. Giống như người ta nói rất nhiều về du hành vào không gian, tôi cũng đang du hành vào vũ trụ bên trong và thấy được nhiều điều, bắt đầu có những nhận thức bao quát hơn về bản chất của đời sống, của tế bào và phần tham gia của ta vào đời sống các tế bào. Khoảng năm 1968, tôi tham dự khoá huấn luyện về nuôi cấy tế bào, bắt đầu học tạo sinh vô tính (cloning) tế bào mầm (stem cells), tôi làm cuộc thí nghiệm đầu tiên với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Irv Konigsberg, ông là một khoa học gia sáng giá đã tạo được tế bào mầm đầu tiên. Loại tế bào tôi đang nghiên cứu gọi là nguyên bào cơ (myoblast). Myo là cơ, blast là tiền bối, tiền sinh. Khi tôi để các tế bào vào đĩa trong môi trường thích hợp cho tế bào cơ phát triển, chúng sinh sôi nảy nở và kết quả cho tôi một loại mô cơ co dãn được. Tuy nhiên, nếu tôi thay đổi môi trường thì số phận của các tế bào cũng thay đổi. Khởi đầu tôi đặt các tế bào cơ nói trên vào một môi trường khác thì nó lại trở thành các tế bào xương. Nếu tôi lại thay đổi môi trường thì nó biến thành các tế bào mỡ. Kết quả của các thí nghiệm này khiến cho tôi rất phấn khởi bởi vì trong khi các tế bào gốc đều giống nhau, số phận của chúng lại bị qui định bởi môi trường do tôi tạo ra . Trong khi thực hiện các cuộc thí nhiệm này tôi cũng đang đi dạy tại trường đại học y khoa Wisconsin, truyền đạt lại những kiến thức cổ điển cho rằng gien qui định số phận các tế bào. Nhưng thí nghiệm lại cho tôi thấy rằng số phận của tế bào lại bị qui định ít nhiều bởi môi trường. Dĩ nhiên, đồng nghiệp của tôi cũng bị bất ngờ bởi các thí nghiệm này. Mọi người đều đang tin theo thuyết di truyền bảo rằng 'gien làm chủ đời sống', trong khi đó công trình của tôi lại cho thấy môi trường làm thay đổi tế bào, họ bàn rằng đây chỉ là một biệt lệ. Bạn là một cộng đồng gồm 50 ức tế bào. Bây giờ tôi thụ đắc một hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về sự sống, điều này đã đem lại cách truyền đạt kiến thức mới về tế bào. Khi bạn tự nhìn mình thì thấy ta là một cá nhân riêng biệt. Nhưng nếu bạn hiểu thực chất ta là ai, bạn sẽ ngộ ra rằng mình thực ra là một cộng đồng của 50 ức tế bào. Mỗi tế bào là một cá thể sống động, một sinh linh có đời sống và chức năng riêng biệt, nhưng nó cư xử với nhau trong tinh thần của một cộng đồng. Nếu tôi có thể thu gọn bạn cho nhỏ lại thành một tế bào rồi đem đặt vào trong cơ thể, bạn sẽ thấy một thành phố rất bận rộn với hàng ức ức cá thể đang sống trong một bọc bằng da. Ðiều này mang nhiều ý nghĩa khi ta hiểu rằng cộng đồng hoà hợp tạo ra sự khang kiện và cộng đồng mất quân bình sinh ra bệnh tật. Vì vậy, sự kiện đầu tiên cần nhớ, mỗi chúng ta là một cộng đồng. Sự kiện thứ hai: Không có một chức năng nào hiện hữu trong cơ thể mà lại không hiện diện trong từng tế bào. Ví dụ, bạn có các bộ máy như: tiêu hóa, hô hấp, bài biết, xương và cơ, nội tiết, sinh dục, thần kinh, miễn nhiễm, thì trong các tế bào cũng không thiếu những thứ đó. Thực vậy, chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của tế bào. Điều này rất hữu ích cho các nhà sinh vật học bởi vì họ có thể nghiên cứu về tế bào và áp dụng kiến thức này để tìm hiểu về cơ thể con người. Tôi đang dạy học về cái gọi là một mô hình y khoa, theo đó sinh lý con người giống như bộ máy sinh học gồm có các chất sinh hóa do các gien quản lý. Thế nên khi bệnh nhân đến khám bệnh, các bác sỹ tin rằng bệnh nhân đang có vấn đề về mặt sinh hoá hoặc gien cần được điều chỉnh để đem lại sức khoẻ. Đến một lúc tôi thấy rằng mình cần phải thoát ly khỏi trường đại học bởi vì tôi phát hiện có một sự mâu thuẫn rất lớn giữa những điều tôi dạy cho sinh viên và những điều tôi biết qua thí nghiệm để tìm hiểu cái gì làm chủ các tế bào. Một cách hiểu mới mẻ về khoa học. Khi rời khỏi trường đại học tôi có dịp đọc thêm về vật lý học. Tôi lại tìm thấy những kiến thức không phù hợp với môn mà tôi đã dạy. Ngành tân vật lý học, vật lý lượng tử, có nói đến một cơ chế hoàn toàn xung khắc với cơ chế cổ xưa dựa trên vật lý Newton mà tôi từng dạy. Môn tân vật lý này chưa được đưa vào chương trình trường y khoa. Trước khi có khoa học hiện đại, thì môn khoa học thuộc về thẩm quyền của giáo hội Thiên Chúa. Nó được mệnh danh là khoa thần học tự nhiên, thấm nhuần lãnh vực tâm linh. Khoa này dạy rằng bàn tay của Chúa can dự vào mọi việc của thế gian, trong thiên nhiên quanh ta nơi nào cũng có hình ảnh của Chúa. Khoa thần học tự nhiên có nhiệm vụ giúp hiểu môi trường chung quanh để biết sống hòa điệu với thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa giúp sống hoà hợp với Thiên Chúa bởi vì Chúa có liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Tuy nhiên, vì giáo hội lạm quyền và độc tôn chân lý, họ cố tình dìm đi những khám phá mới, thế nên Giáo Hội Cải Cách ra đời. Martin Luther thành lập tân giáo hội thách thức độc quyền của giáo hội Công giáo. Sau thời kỳ Cải Cách, người ta mới có dịp đặt lại vấn đề đức tin về vũ trụ. Môn khoa học cũ lột xác và trở thành như ngày nay. Ông Newton, nhà vật lý học chuyên khảo cứu về trọng lực và thiên văn đã đặt nền tảng cho ngành khoa học mới. Ông sáng tạo ra môn toán học giải tích để tính toán, tiên đoán được sự chuyển vận của thái dương hệ. Khoa học nhận định chân lý là những sự kiện có thể tiên đoán được. Môn vật lý Newton coi vũ trụ như là một bộ máy do vật chất tạo thành; khoa này lý luận rằng nếu ta hiểu được thành phần cấu tạo của bộ máy thì ta cũng sẽ hiểu rõ được thiên nhiên. Từ đó mục tiêu của khoa học là điều khiển và chế ngự thiên nhiên, hoàn toàn khác với mục tiêu của môn thần học tự nhiên trước kia là để sống hoà điệu với thiên nhiên. Vấn đề cái gì làm chủ đã trở thành một điểm rất quan trọng trong ngành sinh học. Vậy chứ cái gì đang qui định những nét cá tính thể hiện ra từ mỗi người chúng ta? Theo môn vật lý Newton thì các sinh vật là những bộ máy do vật chất cấu thành. Nếu muốn tìm hiểu các bộ máy này thì cần phải tháo gỡ nó ra thành từng bộ phận, còn gọi là tiến trình giản hoá. Ta nghiên cứu từng bộ phận để hiểu rồi sau đó ráp chúng lại được thì coi như đã hiểu được toàn thể cái máy. Ông C. Darwin cho rằng cá tính của chúng ta đến từ cha mẹ. Tinh trùng và noãn phối hợp nhau tạo ra kết quả là một con người mới thừa hưởng một chất liệu có khả năng qui định cá tánh của các hậu duệ. Người ta khởi sự nghiên cứu về sự phân bào từ đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu họ thấy trong tế bào có những cấu trúc hình dây hiện diện trước lúc phân bào. Những cấu trúc này được gọi là nhiễm sắc thể. Cũng đáng chú ý là trong khi nhiễm sắc thể được tìm ra vào khoảng năm 1900 thì đến năm 1944 người ta mới biết được bộ phận nào mang các đặc tính di truyền. Cả thế giới rất phấn khởi. Họ bảo, quỷ thần ơi, sau bao nhiêu năm dài cuối cùng mình đã biết được cái nào mang đặc tính di truyền; có lẽ nó là DNA. Vào năm 1953, J. Watson & F. Crick đã tìm ra mỗi sợi DNA chứa một loạt gien. Gien là những mẫu thiết kế (blueprint) cho từng loại phân tử protein. Protein là thành tố xây dựng nên cơ thể và có trên 100,000 loại như vậy. Một hàng tít lớn chạy trên tờ báo ở New York công bố khám phá của hai nhà khoa học: 'Bí mật của đời sống đã bật mí'. Và kể từ lúc đó khoa sinh học hầu như chỉ chú trọng nghiên cứu về di thể (gene). Các khoa học gia thấy rằng nếu hiểu được mã di truyền thì họ có thể thay đổi được cá tánh của sinh vật, họ hăm hở lăn xả vào dự án nghiên cứu di thể con người để hiểu rõ bản chất của nó. Lúc đầu họ nghĩ rằng các gien chỉ qui định về hình dáng bên ngoài, nhưng khi họ tiếp tục thí nghiệm thì thấy rằng di thể cũng có ảnh hưởng đến tánh nết, cảm xúc. Khi biết rằng mọi sắc thái cá tính của con người đều do các di thể qui định, thì bỗng nhiên các gien lại mang thêm một ý nghĩa sâu xa hơn ...... Trí tuệ của tế bào - Phần 2 Ta có phải là nạn nhân của sự di truyền? Nhưng cũng còn một câu hỏi chót: Vậy chứ cái gì làm chủ các DNA? Câu hỏi này đưa ta leo lên nấc thang cuối cùng để tìm ra điều gì đang ở vị thế chủ động tối cao? Các khoa học gia thực hiện thí nghiệm và thấy rằng DNA tự nhân bổn một mình! DNA kiểm soát các phân tử protein và các phân tử này chính là cơ thể chúng ta. Điều này muốn nói rằng DNA vốn đang làm chủ đời sống, đây là trọng tâm của chủ thuyết. Nó dẫn đến quan niệm cho rằng 'DNA có quyền lực tối thượng', theo đó số mạng của chúng ta đã được an bày bởi DNA từ lúc cha mẹ giao phối. Điều này đem lại hậu quả thế nào? Số mạng và cá tánh của bạn phản ảnh sự di truyền thọ nhận từ khi sinh ra; thực vậy bạn là nạn nhân của sự di truyền. Ví dụ, các khoa học gia quan sát một nhóm người để tính điểm về hạnh phúc, và họ cố dò ra coi có chăng một loại di thể hoạt động trong nhóm người có hạnh phúc mà lại bất động trong nhóm người bất hạnh. Đúng như vậy, họ đã tìm thấy loại di thể đó. Và họ đăng báo phổ biến ngay 'Đã tìm thấy di thể tạo ra hạnh phúc'. Bạn buột miệng nói, 'Khoan đã, nếu tôi có di thể hạnh phúc, nghĩa là đời tôi đã được định sẵn. Tôi chỉ là nạn nhân của di truyền'. Đây chính là những điều đã được dạy trong trường, tôi cũng đã dạy như vầy: con người hoàn toàn bất lực trước cuộc sống bởi vì họ không thể thay đổi di thể của mình. Nhưng khi nhận định như vậy, họ sẽ trở nên vô trách nhiệm: 'Này nhé, thưa xếp, ngài bảo rằng tôi lười biếng, nhưng tôi muốn ông biết rằng cha tôi cũng lười. Vậy ông muốn tôi làm sao? Ý tôi muốn nói di thể của tôi khiến cho tôi lười biếng. Và tôi không thể làm sao sửa đổi'. Gần đây trên tuần báo Newsweek họ viết về những tế bào mỡ gây rối loạn sức khoẻ như thế nào. Điều này cũng đáng chú ý, bởi vì trong lúc đang có dịch béo phì thì khoa học lại đứng ra xa mà bảo: chính các tế bào mỡ gây rối loạn cho cuộc sống. Dự án nghiên cứu di thể con người. Dự án nghiên cứu di thể con người đã đến để cứu giúp nhân loại. Phương án này nhằm mục đích nhận diện mọi di thể trong con người hầu cho trong tương lai ngành di truyền học có cơ hội chữa lành mọi bệnh tật và giải quyết các vấn nạn mà con người phải đối đầu. Tôi nghĩ rằng dự án này là một công tác nhân đạo, nhưng sau khi nghe người kỹ sư trưởng P. Silverman trình bày đã khiến cho tôi chú ý. Ông nói rằng: tính ra có khoảng 100,000 gien bởi vì có 100,000 loại phân tử protein khác nhau trong con người; ngoài ra còn những di thể không tạo ra protein nhưng kiểm soát các di thể khác. Dự án này được thiết kế bởi các nhà đầu tư mạo hiểm; họ phác hoạ rằng có đến hơn 100,000 di thể cần được phân loại và cầu chứng rồi bán bản quyền cho kỹ nghệ dược phẩm. Các công ty bào chế sẽ dùng các gien để tạo ra đủ loại dược phẩm. Hóa ra, chương trình này không phải để phục vụ con người mà phần lớn là để kiếm tiền. Và đây chính là phần khôi hài. Khoa học gia biết rằng khi càng tiến hóa thì bộ máy con người càng phức tạp, trong khi một sinh vật nhỏ bé chỉ có khoảng vài ngàn gien thì con người tính ra có khoảng 150,000 gien, thế thì phải sản xuất đến 150,000 loại thuốc mới. Phương án bắt đầu năm 1987, khi có nhiều bộ óc con người chung sức thì có thể tạo ra phép lạ. Trong chỉ có 14 năm bản đồ gien của con người đã thành hình. Nó trở nên cái mà tôi gọi là một chuyện hài hước vĩ đại . Khởi đầu dự án, trước tiên họ nghiên cứu về một động vật nguyên sinh, một con trùng nhỏ xíu mắt thường khó thấy. Các nhà di truyền học thường dùng loại trùng này làm thí nghiệm bởi vì chúng sinh sản rất nhanh, nhiều và thể hiện những đặc điểm cần nghiên cứu. Họ tìm thấy các sinh vật này có khoảng 24,000 gien. Sau đó họ quyết định nghiên cứu thêm một loại mẫu khác trước khi bước qua nghiên cứu con người, sinh vật kế là con ruồi trái cây (fruit fly /ruồi đục quả) bởi vì đã có rất nhiều thông tin di truyền về loại ruồi này. Kết quả bộ gien của ruồi chỉ có 18,000 gien. Trong khi con trùng nguyên sinh có 24,000 gien thì con ruồi lại chỉ sở hữu 18,000 gien! Thật không thể hiểu nổi, nhưng họ để qua một bên và bắt đầu công trình về bộ gien con người . Đến năm 2001 thì gặt hái được thành quả và đây thật là một cú sốc: bản đồ di thể của con người chỉ có 25,000 gien; họ mong có đến gần 150,000 mà lại chỉ có 25,000 gien! Cú sốc khủng khiếp đến nổi họ không muốn nhắc đến điều này. Trong khi có nhiều quảng bá rầm rộ về công trình hoàn thành, thì không ai nêu lên vấn đề 100,000 gien bị mất tích. Những tạp chí khoa học cũng không có bài bình luận về dữ kiện này. Khi họ nhận thấy không có đủ số gien tương ứng với sự phức tạp của con người thì điều này đã làm cho bộ môn sinh học chấn động tận gốc rễ. Tại sao điều này lại quan trọng? Nếu khoa học dựa vào sự vận hành trung thực của đời sống, thì việc áp dụng khoa học vào ngành y khoa sẽ rất hữu ích. Nhưng nếu khoa học dựa vào một nền tảng sai lầm, thì việc áp dụng khoa học vào y khoa sẽ đem đến tai hại. Hiện nay người ta biết rằng nền y khoa truyền thống, được dùng nhiều nhất trong các nước tây phương, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất tại Hoa kỳ. Nó cũng chịu trách nhiệm với 1/5 số tử vong tại Úc châu. Bác sĩ Barbara Starfield viết một bài trên tạp chí của Hội Y Sỹ Hoa Kỳ (AMA) nói rằng, với ước tính dè dặt thì tây y đứng vào hàng thứ 3 về các nguyên nhân làm chết người tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Gary Null (xem Chết vì Thuốc:***.garynull.com), ông nói rằng thay vì đứng thứ ba thì phải xếp tây y đứng đầu về nguyên nhân gây ra tử vong, việc trị liệu bằng tây y đã làm chết hơn 750,000 người mỗi năm. Nếu ngành y nắm vững chuyện họ làm chắc sẽ không đến nổi gây chết chóc như thế. Bởi vì tôi ý thức rằng các gien không làm chủ đời sống, tôi xin nghỉ dạy đại học vào năm 1980, 7 năm trước khi dự án về di thể con người khởi sự. Tôi biết rằng chính môi trường mới có ảnh hưởng mạnh, nhưng các đồng nghiệp thì coi tôi như một người quá khích và gàn bướng bởi vì tôi chống lại những gì họ đang tin tưởng; cho nên chuyện này trở thành cuộc tranh luận về niềm tin. Đến một lúc, lòng tin buộc tôi phải từ chức giáo sư. Khi ấy tôi bắt đầu dấn thân tìm hiểu về chức năng của bộ óc và khoa thần kinh học. Tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề: 'Nếu DNA không điều khiển tế bào vậy thì 'bộ não' của tế bào nằm ở đâu?' Bộ máy điện não bên trong. Ngành tân sinh học cho thấy bộ não của tế bào chính là màng tế bào, nơi giao tiếp giữa nội môi của tế bào với thế giới luôn đổi thay bên ngoài. Chính các chức năng mới quản lý đời sống. Điều này rất quan trọng bởi vì khi hiểu được chức năng thì ta biết rằng mình không phải là nạn nhân của các gien. Thực vậy, ta có thể điều khiển các gien và cơ thể thông qua hoạt động của màng tế bào; chúng ta cũng đã và đang làm việc này đấy thôi, mặc dầu trong lòng vẫn còn mang nặng niềm tin cho rằng ta là nạn nhân. Tôi bắt đầu ngộ ra một điều: tế bào cũng như một con chíp (semiconductor) mà nhân tế bào là ổ cứng (hard disk) có chứa các thảo chương (programs - mã di truyền). Các gien là programs. Ngày kia, khi đang gõ trên máy tính, tôi chợt thấy rằng máy điện toán của mình giống như một tế bào. Tôi có programs cất giữ trong đó nhưng những gì hiện ra trên màn ảnh của máy không phải do các programs quyết định; mà sự quyết định đến từ dữ liệu do tôi đánh máy trên bàn phím để đưa thông tin từ môi trường bên ngoài vào trong máy. Bỗng nhiên, các mảng lộn xộn được ráp lại ăn khớp vào nhau: màng tế bào chính là bộ điện não của máy tính. Các gien trong tế bào là harddrive chứa mọi tiềm năng. Điều này giải thích tại sao mọi tế bào trong cơ thể có thể hình thành bất cứ các loại tế bào nào khác, bởi vì trong nhân của nó có chứa mọi thứ gien có khả năng tạo nên con người. Nhưng tại sao có lúc tế bào lại trở thành da, có lúc lại hoá thành xương hoặc mắt? Xin trả lời: không phải bởi vì các gien tự vận hành nhưng mà do môi trường cung ứng thông tin. Bỗng nhiên có một điều vĩ đại bổ chụp lấy tôi: cái khiến cho chúng ta người này khác với người kia là do sự hiện diện của một bộ gien thụ cảm (receptors) có tác dụng như một bàn phím nằm trên màng tế bào. Các phím này tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài. Điều khám phá lớn nhất chính là: cá tánh của chúng ta thực ra là kết quả của việc các mã di truyền tham gia vận hành theo tín hiệu từ môi trường kích động lên bàn phím trên mặt tế bào. Bạn không thuộc về bên trong của tế bào, mà bạn đang dùng bàn phím để điều khiển sự vận hành các tế bào. Bạn chính là một cá thể xuất phát từ môi trường (sản phẩm của môi trường) . Lúc còn trẻ, tôi thấy tôn giáo không mang lại chân lý nào. Tôi xa lánh lãnh vực tâm linh và cuối cùng bước vào khoa học. Khi ngộ ra rằng cá tánh của mình là sản phẩm của môi trường, do môi trường kích động lên các tế bào mà hình thành. Điều này đối với tôi là một cú sốc lớn nhất trong đời, từ lĩnh vực vô thần tôi bị lôi cuốn và quăng vào tình trạng đòi hỏi phải có tâm linh. Các tế bào của tôi giống như những chiếc TV nhỏ xíu có ăng ten, còn tôi là đài phát sóng làm chủ những hình ảnh từ các gien phát ra. Thực vậy, tôi hoạch định cho các tế bào của tôi làm việc. Tôi ngộ ra rằng nếu tế bào chết đi không có nghĩa là chương trình phát sóng biến mất, mà luồng sóng vẫn còn đó dẫu cho tế bào còn đó hay không. Một nỗi kính sợ sâu xa bỗng xâm chiếm lấy tôi. Điều tôi chứng ngộ là: cuộc sinh tồn không còn quan trọng nữa bởi vì những làn sóng phát xuất từ trường lực đã tạo ra bổn tánh hằng hữu của tôi, tôi là sản phẩm của trường lực. Nỗi sợ chết đã tan biến. Thời đó là 25 năm về trước, đây là một trong những kinh nghiệm giải thoát thật tuyệt vời mà tôi đã chứng ngộ. Quyền năng của nhận thức trong ngành sinh học mới. Chúng ta có những nhận định về môi trường xung quanh rồi mới điều chỉnh sinh hoạt của mình cho thích hợp, nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận thức đúng đắn. Nếu ta cứ ngụp lặn trong tà kiến, thì những tà kiến này sẽ khiến cho sự chấn chỉnh đời sống trở nên sai lạc. Những nhận thức sai có thể hủy hoại đời sống. Nếu hiểu rằng màng tế bào tiếp nhận những kiến giải, rồi nó mới khiến cho các gien gởi những phản hồi ra ngoài môi trường; thì ta mới biết rằng khi đời sống không suông sẽ, điều cần nên làm là phải thay đổi nhận thức chứ không phải thay đổi các gien. Việc này dễ thực hiện hơn là đem cơ thể ra mà sửa chửa. Thật vậy, đây chính là quyền năng của ngành sinh học mới: Khi kiểm soát được sự nhận thức thì ta mới có chủ quyền trên cuộc sống của mình. Có vài điều sai lầm trong khoa học mà lại được tin tưởng như 'chân lý', đó là những giả thuyết sai lầm. Khi nào các giả thuyết này chưa được sửa chửa lại, thì ta vẫn tiếp tục nhận thức sai về mối tương quan giữa mình với địa cầu, với thiên nhiên, cũng như với môi trường. Hậu quả là ta sẽ hủy diệt môi trường, nguồn sinh lực của chúng ta . Giả định sai lầm đứng đầu cho rằng: vũ trụ được dựng nên bởi vật chất, do đó sự hiểu biết về vũ trụ có thể đạt đến bằng cách nghiên cứu vật chất. Thực ra, một nhận thức về đời sống và môi trường chỉ dựa trên cơ sở vật chất đã không còn chính xác nữa. Một giả định sai khác: các gien di truyền làm chủ đời sống. Thực ra, chính nhận thức của chúng ta mới làm chủ cuộc sống. Khi thay đổi nhận thức, ta nắm lại chủ quyền trong cuộc sống của mình. Tôi sẽ bàn về vấn đề này sau. Còn giả định sai thứ ba này rất nguy hiểm: thuyết này theo Darwin cho rằng chúng ta đạt đến trình độ tiến hóa như bây giờ phải thông qua một quá trình tranh đấu sinh tồn, 'kẻ mạnh nhất mới sống còn'. Ngành sinh học mới cho rằng sở dĩ có tiến hoá là nhờ ở sự cộng tác. Khi chưa hiểu như vậy, nhân loại sẽ còn tiếp tục cạnh tranh với nhau, đấu tranh và tàn phá địa cầu, mà không biết rằng nhân loại cần phải hợp tác để sinh tồn. Cạnh tranh liên tục sẽ làm cho nền văn minh nhân loại bị hủy diệt. Tương lai của ngành y khoa. Ngày nay người ta hiểu rằng vạn vật trong vũ trụ đều do năng lượng tạo ra ; mặc dù chúng ta thấy sự vật có vẻ như một khối dầy đặc, nhưng thực sự tất cả đều là các dạng năng lượng tương tác với nhau. Ngay cả khi con người giao tiếp nhau trong một môi trường, cũng là đang cùng lúc thu và phóng năng lượng. Có lẽ bạn đã quen dần với các danh từ như 'thanh khí' và trược khí', đó là các làn sóng đang dao động. Tất cả chúng ta đều là năng lượng. Năng lượng trong ta đang phản ảnh năng lượng ở chung quanh bởi vì các nguyên tử trong cơ thể không những phát ra năng lượng mà còn thu hút năng lượng. Mọi sinh vật đều đang cảm thông với nhau bằng các chấn động lực. Động vật cảm thông với cây cỏ và với các loài khác. Các pháp sư dùng chấn động lực nói chuyện với cây cỏ. Nếu bạn cảm nhận được sự khác nhau giữa chấn động lực 'thanh' và 'trược' thì bạn sẽ luôn luôn có xu hướng đi về nơi nào giúp bạn sinh tồn, phát triển, thương yêu, v.v... và xa lánh nơi nào làm tiêu hao, hủy hoại bạn. Khi không ý thức các loại chấn động lực này thì chúng ta đã bỏ qua một tín hiệu quan trọng nhất do môi trường phát ra. Môn tân vật lý giúp ta hiểu rằng các dạng năng lượng giao thoa và tương tác với nhau. Cho nên chúng ta cần phải chú tâm đến những lực vô hình này, nó đang tham gia trực tiếp vào những gì xảy ra trong đời sống hằng ngày. Trong khi y khoa không huấn luyện cho các bác sĩ biết rằng năng lượng là một thành phần của hệ thống, họ lại dễ dàng thích nghi với việc dùng các loại máy khám bệnh hiện đại. Thật khôi hài khi họ đọc kết quả như đọc một bản đồ, nhưng họ không hiểu điều căn bản rằng bản đồ của họ chính là những dấu vết của khí lực hiện diện trong cơ thể. Ví dụ, một hình chụp quang tuyến về bệnh ung thư cho thấy khối ung thư đã phát ra một loại khí lực mang dấu vết riêng của nó. Thay vì cắt bỏ khối ung thư, tại sao lại không thể dùng một loại khí lực, với cách cộng hưởng đặc thù, nó sẽ làm thay đổi khí lực của tế bào ung thư và đem chúng trở về trạng thái quân bình? Có lẽ bệnh sẽ lành. Điều này nghĩ cũng có lý khi ta nhớ đến cái gọi là "dùng bàn tay trị bệnh" đã có cả ngàn năm nay. Bệnh nhân tiếp nhận một loại khí lực để tương tác với cơ thể, và qua cơ chế cộng hưởng có thể làm thay đổi khí lực, nhiên hậu làm thay đổi vật chất, bởi vì vật chất cũng là khí lực. Đây là ngành y khoa tương lai, hiện ta chưa đạt đến trình độ này. Các nhà vật lý lượng tử cho biết rằng ở bên trong cấu trúc vật chất chỉ có năng lượng (khí lực) tồn tại mà thôi, chúng ta được tạo dựng bởi khí lực. Nghĩa là chúng ta tương tác với mọi thứ nằm trong trường lực. Điều này tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác chăm sóc sức khoẻ. Vật lý lượng tử cho biết các loại khí lực luôn luôn quyện vào nhau. Trong thế giới khí lực, các luồng sóng luôn luôn hoà nhập và tương tác với nhau. Ta không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời một người ra khỏi môi trường y đang sống. Vật lý lượng tử cho rằng năng lượng vô hình chuyển tải thông tin hiệu quả hơn gấp trăm lần tín hiệu vật chất (ví dụ như thuốc men). Khi tìm hiểu về sức khoẻ, ta khởi sự nhận ra một thế giới vô hình mà ta chưa có khả năng giao tiếp. Nói cách khác, trong thế giới lượng tử ta không chú tâm đến vật chất mà đến khí lực. Trong một thế giới của máy móc ta cho rằng có thể hiểu thấu mọi sự việc nhờ pháp giản hóa (reductionism). Nhưng để tìm hiểu vũ trụ trong thế giới lượng tử hiện đại thì ta cần phải hiểu lý nhất thể (holism): bạn không thể nào tách rời một chấn động lực này với chấn động lực khác. Phải biết rằng trong thế giới này ta đang giao tiếp với không biết cơ man nào là chấn động lực. Đây là định nghĩa của tôi về môi trường: đó là tất cả những gì từ khởi từ thâm tâm bạn trải ra cho đến tận biên cương của vũ trụ. Nó bao gồm mọi thứ từ những vật thể gần gũi bạn cho đến các hành tinh, mặt trời cùng tất cả những gì đang xảy ra trong thái dương hệ. Chúng ta là một thành phần của toàn thể trường lực (*). Để tóm tắt ý nghĩa điều này tôi xin trích một câu nói của A. Einstein: 'Trường lực là cơ chế duy nhất thống lãnh các loại hạt tử.' Điều ông muốn nói là thế này:'Trường lực, loại khí lực vô hình, là cơ chế duy nhất thống lãnh thế giới vật chất.' Nguồn: http://thuannghia.vnweblogs.com Chúng ta phân tích từng đoạn một của bài viết này, sau khi các bạn đọc toàn văn bài trên, để thấy được Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã vượt rất xa nền tảng của tri thức khoa học hiện đại: Hoàn toàn chính xác! Những hiểu biết về gen ảnh hưởng đến năng lực của con người đã được chứng minh. Toàn bộ cấu trúc hệ thống gen người đã được phát hiện. Và đây tiếp tục là sự nhận thức trực quan - thông qua hệ thống phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Cái gì tạo nên hệ thống cấu trúc gen người và cấu trúc đặc thù của hệ thống gen trong mỗi con người? Tác giả cho rằng đó là do môi trường. Hoàn toàn chính xác! Và chúng ta thấy rằng: Môn Tử Vi Lạc Việt đã thiết lập cả một mô hình biểu kiến cho những tương tác có quy luật cho từng hành vi của con người có thể tiên tri. Tất nhiên, những quy luật có thể tiên tri này phải là sự tương tác hai chiều cả trong môi trường và cấu trúc tế vi của con người, cũng do sự tác động của môi trường tạo ra. Những tri thức của nền văn minh Đông phượng vượt ra ngoài nền tảng tri thức của khoa học hiện đại - qua mô hình tử vi - khiến cho nó trở thành mơ hồ và được giải thích bằng nguyên nhân "tâm linh"; hoặc tệ hơn: "Mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Cuối cùng là những trí thức nửa mùa cũng gán cho nó vấn đề niềm tin với những nguyên nhân tôn giáo - như trường hợp tác giả viết trong đoạn trích dẫn trên. Vấn đề được tiếp tục đặt ra là: Khoa học hiện đại đã xác định lực hấp dẫn giữa các vật thể và cả các hành tinh. Nhưng cơ chế tương tác nào để thực hiện các lực hấp dẫn ấy? Điều này Lý học đã nói từ lâu rồi: Đó chính là khái niệm "khí" trong Lý học Việt. Trong bài viết của mình, tác giả cũng dẫn Einstein về ý niệm của một "trường tương tác": Đây có thể coi là một giả thuyết của nhà bác học vĩ đại trong tri thứckhoa học hiện đại. Nhưng đấy cũng chỉ là một ý niệm ban đầu của ông. Khi ông cho rằng chỉ có một trường lực duy nhất trong vũ trụ là cơ chế tương tác - phải chăng đây chính là sai lầm dẫn đến lý thuyết Higg - khí đặt vấn đề Hạt của Chúa? - Và Lý học còn sâu sắc hơn nhiều khi nó xác định "Khí" chính là môi trường tương tác giữa các dạng tồn tại của vật chất và phân loại rất chi tiết, trong tường cấu trúc cụ thể. Và đó là một trong những yếu tố để tôi xác định rằng: "Không thể có Hạt của Chúa" - nhân danh Lý học Việt.Hoặc như đoạn trích dẫn dưới đây, tác giả cho thấy ngay cả khối U, cũng tạo ra một khí lực của nó. Thì điều này đang ứng dụng ngay trong chính ngành Phong thủy Lạc Việt: Sự thêm , bớt trong cấu trúc nhà ở, hoặc đặt vật trấn yểm chính là căn cứ vào nguyên lý này. Ngành Đông y thuộc về văn minh Đông phương cổ từ lâu đã ứng dụng sự tương tác của Khí để chữa bệnh. Đó chính là khoa châm cứu.Hoặc như thí nghiệm của tác giả dưới đây: Thí nghiệm này chứng thực rằng: Sự thay đổi môi trường sẽ tác động đến các tế bào và phần trên xác định sự tác đông thông qua một môi trường gọi là "trường khí". Đây cũng chính là nguyên lý chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe trong Phong thủy Lạc Việt khi thay đổi cấu trúc nhà. Còn nữa: Đây chính là nguyên lý của diện chẩn, nhĩ châm và các phương pháp châm cứu, điểm huyệt trong Đông Y để chữa bệnh ở các bộ phận khác trong cơ thể.Có thể nói rằng: Nếu ý tưởng của tác giả xuất hiện trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại, mới chỉ là manh nha - thì nền văn minh Đông phương đã ứng dụng tử lâu trong Đông Y và Phong thủy. Tuy nhiên, tác giả khi đặt vấn đề đúng thì lại có xu hướng giải thích nghiêng về phần tín ngưỡng và tâm linh. Có thể nói rằng: Ngành Đông Y của Lý học Đông phương có hẳn một hệ thống lý thuyết chuyên ngành bao trùm lên mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và phương pháp trị bệnh cho con người. Nền y học hiện đại chỉ có những lý thuyết cục bộ cho từng loại bệnh. Chưa hết, với phương pháp bắt mạch, kê đơn của các thày Lang trong Đông Y cho thấy sự chẩn trị bệnh rất chi tiết và cụ thể cho từng con người và tùy từng bệnh cụ thể. Và chỉ riêng điều này cho thấy để có một phương pháp trị bệnh như vậy thì nó phải xuất phát từ một kiến thực rất rộng và mang tính vượt trội về mặt lý thuyết của Đông Y. Việc bắt mạch để chẩn bệnh đã cho thấy một kiến thức về mối liên hệ giữa các bộ phận cơ thể liên quan đến nhau thông qua hoạt động của mạch. Đây chính là vấn đề mà tác giả bài viết trên mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết có cơ sở của tri thức khoa học hiện đại. Mối liên hệ giữa con người và môi trường không chỉ thể hiện trong hệ thống lý luận của Đông Y,(xem Hoàng Đế Nội kinh tố vấn) , mà còn ứng dụng cả trong phong thủy. Nhưng chính tính thất truyền và sai lệch trong những thăng trầm của nền văn minh nhân loại và của Việt sử, nên những khái niệm, thuật ngữ và những giá trị đích thực của nó trở nên mơ hồ vời tri thức khoa học hiện đại. Sự tự phủ nhận ngành Đông Y của chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đã chứng tỏ tính mơ hồ và mâu thuẫn về mặt lý thuyết trong các bản văn chữ Hán của ngành Đông và tất nhiên - của tất cả những gì liên quan đến Lý học Đông phương - Mặc dù hiệu quả ứng dụng vẫn chứng tỏ một chân lý đứng đằng sau nó kể từ hàng ngàn năm qua - Sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử. Bởi vậy, có lẽ tôi cần phải chia sẻ một lần nữa trong bài viết này là: Ngành phong thủy Đông phương - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt - chính là một ngành mô tả những quy luật tương tác của môi trường, thiên nhiên và cả vũ trụ ảnh hưởng đến từng con người trong ngôi nhà của mình. Đó là một ngành khoa học thực sự, nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học. Nhưng tôi cũng cần phải nhắc lại để xác định rằng: Tính chất khoa học thực sự căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học, chỉ đúng với Phong Thủy Lạc Việt - Nhân danh nền văn hiến Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Còn tiếp: Những bước tiến hành thực hiện phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt. =================== * Chú thích: Vào nửa đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam người ta vẫn chưa dùng từ "Phong thủy" trong ngôn ngữ phổ biến: Bằng chứng: 1. Trong văn hóa truyền thống Việt, còn lưu truyền từ rất lâu câu ca dao sau: Hòn đất mà biết nói năng. Thì thày Địa Lý hàm răng chẳng còn.... 2. Trong báo Loa - xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ XX. Có loạt bài viết về cụ Tả Ao với tựa: "Thánh Địa Lý Tả Ao". "Địa Lý" là từ dùng chính xác trong ngôn ngữ Việt. Có thể hiểu là " Lý của Đất",mô tả đúng bản chất của ngành học này,trong hệ thống Lý học Đông phương.3 likes
-
Trí Tuệ Của Tế Bào
trucgiac and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phát minh mới nhất của khoa học hiện đại này hoàn toàn chính xác về mặt hiện tượng - có điều nó giải thích với nguyên nhân tín ngưỡng.Thực chất nền Lý Học Đông phương đã hiểu điều này từ lâu rồi: Đông y - ngành y học cổ truyền của Lý học Đông phương - đây là ngành y học cổ điển có cả một hệ thống lý thuyết cho mọi phương pháp chữa bệnh của nó. Khoa học hiện đại chưa có một hệ thống lý thuyết tổng hợp cho nền y học hiện đại.Rất tiếc! Sự thất truyền và sai lệch khiến cho ngay các học giả Trung Quốc - tự nhận là cái nôi của Lý học Đông phương đã lên tiếng bác bỏ Đông y. Cũng rất tiếc! Tôi không có thời gian và điều kiện để phục hồi ngành Y học Đông phương.2 likes -
Nhờ Chị Ntpt
meoxinh1510 liked a post in a topic by VN339
Em đừng khóc :D Cái gì cũng phải bình tĩnh Thử tính chuyện khác xem sao :D1 like -
xét tuổi vợ chồng bạn tương đối tốt : thiên can chồng tân hợp với bính vợ mạng vợ thủy dưỡng mạng chồng mộc rất tốt. địa chi thì xung khắc , nhìn chung là tốt. con trai sinh năm 2008 mậu tý , mạng thủy ,cũng được con gái sắp sinh 2013 quý tỵ mạng hỏa ,xấu lên sinh thêm 1 em bé vào năm 2014 giáp ngọ ( nhưng gần quá) hoặc 2018 mậu tuất còn về công việc khó khăn , sức khỏe ko tốt thì bạn xem lại phong thủy nhà minh xem. do kiến thức còn hạn hẹp mình chỉ góp ý cho bạn được đến đây thôi . hy vọng mọi người góp ý cho bạn nhiều hơn.1 like
-
1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY Tiếp theo. Tử Vi Lạc Việt - sự xác định một định mệnh? Bộ môn Tử Vi - theo cổ thư chữ Hán - được coi là xuất hiện vào đầu thời Tống bên Tàu. Người ta cứ ra rả như ve sầu vào những cái đầu ít chịu tư duy rằng: Do Trần Đoàn lão tổ phát minh ra tặng cho Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận - và tất nhiên nó thuộc về nền văn minh Tàu vĩ đại. Nhưng căn cứ vào bản chất của bô môn dự đoán này - mô tả hiệu ứng tương tác có tính quy luật của những hành tinh và những ngôi sao chung quanh Địa Cầu (Đã chứng minh trong các sách và bài viết trên diễn đàn) - thì - căn cứ theo tiêu chí khoa học cho việc xác định một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh (Đã trình bày ở bài trên), rằng: Nền văn minh Tàu cách đây 1000 năm không thể là nền tảng tri thức để xuất hiện bộ môn Tử Vi. Và có thể nói rằng: Ngay cả tri thức của nền văn minh hiện đại công với tất cả những di sản tri thức vốn được coi ra rả như ve rằng: nền văn minh Tàu là cơ sở của văn minh Đông phương, vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành nên bộ môn dự đoán này. Bằng chứng: Khi hai nền văn minh hội nhập: Nền văn minh Đông phương vốn được coi là của Tàu vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngoại trừ nó nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, chỉ có chủ nhân đích thức của hệ thống lý thuyết đó thì những di sản văn hóa còn lại - phản ánh nền tảng tri thức một thời của nền văn minh đó, mới đủ khả năng phục hồi lại có tính hệ thống cho học thuyết đó. Do đó chẳng phải ngẫu nhiên khi con người muốn khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương thì phải thừa nhận lịch sử chính thống của nó . Đó chính là Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Đó cũng chính là lý do để bộ môn dự báo đến từng hành vi con người nổi tiếng trong Lý học Đông phương được phục hồi với danh xưng "Tử Vi Lạc Việt". Cũng như tất cả các ngành ưng dụng liên quan đến thuyết ADNH, danh xưng này chỉ nhằm xác định cội nguồn và là sự hiệu chỉnh những sai lệch và là sự thẩm định lại những di sản của nền văn minh này dưới hình thức văn tự khác - sau khí bị Hán hóa trải hàng ngàn năm. Như vậy, về lý thuyết môn Tử Vi xác định khả năng dự báo đến từng hành vi của con người trong từng thời điểm nhỏ nhất của lý học Đông phương là một canh giờ, phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng hiệu chỉnh và có thể làm thay đổi số phận? Tương tự như vậy với ngành Đông Y - cũng là hệ quả về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong việc ứng dụng lý thuyết này để trị bệnh cứu người. Vậy phải chăng giữa định mệnh được an bài qua lá số Tử Vi Lạc Việt, mâu thuẫn với ngành Đông Y và Phong thủy Lạc Việt? Thực tế tồn tại của tất cả những ngành học này trong xã hội đông phương trải hàng thiên niên kỷ đã cho thấy chúng không hề mâu thuẫn. Nhưng vấn đề là giải quyết về mặt lý thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý cùa các vấn đề liên quan. Đây cũng là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Sau đây là những luận điểm của tôi về vấn đề này: Lá Tử Vi có chu kỳ lớn nhất là 60 năm theo Lạc thư hoa giáp. Sau 60 năm thì tất cả các lá số Tử Vi lặp lại theo chu kỳ này. Như vậy ta có thể suy luận ra rằng: cách 60 x N năm về trước chúng ta cũng có những người có lá số trùng nhau với thời đại hiện nay. Về lý thuyết thì các lá số trùng nhau cách nhau 60 x N năm phải giống nhau hoàn toàn. Nhưng rõ ràng định lượng cuộc sống cách đây 60 x N năm hoàn toàn khác với 60 x N năm sau đó. Cụ thể hơn và chi tiết ngay bản thân tôi là: Ngày còn trẻ, có thầy Tử Vi xem lá số tôi và cho biết năm 50 và 52 tuổi, hai mắt tôi sẽ bị mù. Đến đúng thời gian đó, tôi bị cườm nước lần lượt cả hai mắt. Nhưng thật may mắn! Đúng vào lúc đó, nền y học Việt Nam lần đầu tiên du nhập phương pháp mổ Phaco. Mắt tôi được thay thủy tinh thể nhân tạo và chỉ bị mổ. Như vậy, về định tính thì lá Tử Vi không sai. Nhưng về định lượng số phận đã khác hẳn. Hoặc ví dụ mang tính tổng quát: Trong Tử Vi nếu có Mã khốc khách kèm một số sao thì tùy theo thời đại trong sự phát triển của nền văn minh, có thể đoán là người cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, hoặc xe hơi. Từ những thực tế ứng dụng này và cơ sở dữ liệu đầu vào của môn Tử Vi, tự nó đã xác định rằng: Mặc dù về lý thuyết khả năng dự báo của môn Tử Vi Lạc Việt có thể dự báo đến canh giờ cho từng hành vi của một con người. Nhưng về căn bản, nó chỉ thể hiện về mặt định tính của sự kiện. Còn định lượng của sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài của lá số cụ thể tùy từng thời đại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân để khoa Tử Vi Lạc Việt vượt thời gian , qua mọi thời đại - luôn luôn thể hiện khả năng chứng nghiệm của nó từ hàng ngàn năm trước cho đến thời gian hiện đại và cả tương lai, trong việc dự báo đến từng hành vi của con người - chính vì nó chỉ xác định định tính của hành vi và sự kiện liên quan đến số phận một con người. Đông Y & Phong thủy Lạc Việt - sự thay đổi định lượng của định mệnh. Có thể nói rằng: Chính sự phát triển và tiến hóa của nền văn minh đã cho thấy sự thay đổi về định lượng của một lá số Tử Vi khi so sánh nó với 60 năm x N so với quá khứ. Và sự chính xác trong luận đoán một lá số Tử Vi Lạc Việt vẫn luôn luôn đúng với tính vượt thời gian vì chất định tính của nó trong mọi thời đại. Vậy Phong Thủy và Đông Y chính là những hệ thống ứng dụng làm thay đổi định lượng của những diễn biến số phận được định tính trong một lá số Tử Vi Lạc Việt. Điều này được mô tả trong đồ hình dưới đây: Hình 1: Phong thủy Lạc Việt ứng dụng khi số phận đang phát triển. Giả thiết vào thời điểm 55 tuổi, một thân chủ bắt đầu thời kỳ phát triển, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Mặc dù về định tính của số phận không thay đổi. Hình 2: Phong thủy Lạc Việt ứng dung khi số phận đang đi xuống. Giả thiết vào thời điểm 40 tuổi, một thân chủ đang có diễn biến suy thoái, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Do đó, sự suy thoái đáng nhẽ rơi vào mức tận cùng, như: phá sản, ly tan....thì do thay đổi định lượng, sẽ không gặp nguy cơ như vậy. Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để biết được sự tác dụng của Phong thủy trong cả hai trường hợp trên so với định lượng của số phận sẽ xảy ra trong tương lai,mà tương lai thì lại không thể thẩm định về định lượng? Những biểu hiện sau đây để xác định một ứng dụng phong thủy có tác dụng: 1 . Cảnh quan ngôi gia sinh động và đẹp hơn trước. Gia chủ cảm thấy thích thú với căn nhà của của mình. 2 . Định lượng cuộc sống tăng lên rõ rệt, ngay sau khi thực hiện xong những hướng dẫn ứng dụng phong thủy. Sau đó khoảng từ 6 tháng đến một năm, mọi chuyện trở lại bình thường tùy theo định tính của số phận. 3. Sự dự báo trước những tình huống sẽ xảy ra, nếu thày Phong thủy có khả năng. 4. Trong những điều kiện ứng dụng phong thủy có mục đích, như: Để chữa bệnh cụ thể, để thuận lợi trong công việc đang khó khăn, mang lại hạnh phúc khi gia đình đang có nguy cơ lý tán....- thì - kết quả đạt được sau khi ứng dụng phong thủy Lạc Việt là tính thẩm định cho tác dụng của phong thủy Lạc Việt. Quí vị và anh chị em thân mến. Qua bài viết này, tôi đã chứng minh một cách rất cụ thể: Phong Thủy Lạc Việt - tức phong thủy theo quan niệm phổ biến - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong cuộc sống của con người, hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Tất nhiên, tự thân những kiến thức mô tả trong ứng dụng của môn phong thủy là một hệ thống lý thuyết chuyên ngành. Những khái niêm, thuật ngữ và mô hình biểu kiến của nó, mô tả những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ lên cuộc sống của con người thông qua ngôi gia. Phong Thủy Lạc Việt giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan đến con người bằng những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó và có khả năng tiên tri. Đó là một cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết - tất nhiên khác hẳn cách giải thích qua mô tả trực quan. Tất cả mọi người có quyền không tin môn phong thủy. Chính vì họ có thể giải thích một cách trực quan mọi hiện tượng và con người cũng có thể không cần đến một lý thuyết giải thích nó. Và - cũng chính vì cách giải thích trực quan này - mà con người cũng có thể không tin vào bất cứ một lý thuyết nào. Điều mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng, nếu như với một tư duy khoa học thật sự thì người viết bài này đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để thẩm định tính khoa học thật sự cho một lý thuyết nhân danh khoa học, từ một nền văn minh cổ xưa. Và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - mới đầy đủ các yếu tố thỏa mãn cho các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Cho dù tất cả thế giới này không tin phong thủy và những gía trị của nền văn minh Đông phương cổ xưa - nhân danh nền văn hiến Việt - Nhưng thực tế những quy luật của tự nhiên, vũ trụ vẫn đang hàng ngày chi phối các bạn. Những quy luật đó không chỉ chi phối từng cá nhân cho đến từng hành vi có thể tiên tri, mà còn chi phối cả một cộng đồng và cả thế giới trên trái Đất này. Những phương pháp tiên tri của nền văn minh Đông phương - trong đó có phong thủy Lạc Việt - tồn tại vượt thời gian, tính bằng thiên niên kỷ với hiệu quả của nó - đã chứng tỏ điều này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng căn bản của Phong Thủy Lạc Việt và của tất cả các môn ứng dụng trong Lý học Đông phương - chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" trong lời tiên tri của bà Vanga. Đấy chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả tri thức tiên tiến nhất của nhân loại đang mơ ước và hình như họ đã thất vọng trong việc xác định sự tồn tại nó. Nhưng nó là một thực tế đang tồn tại nhân danh nền văn hiến Việt. Các bạn có quyền không tin và phản bác. Cá nhân tôi cũng không cố gắng thuyết phục các bạn. Nhưng tôi sẽ giành thời gian cho những ai quan tâm thật sự. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.1 like