-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/07/2013 in all areas
-
Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng
Tdcn and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY Tiếp theo. Tử Vi Lạc Việt - sự xác định một định mệnh? Bộ môn Tử Vi - theo cổ thư chữ Hán - được coi là xuất hiện vào đầu thời Tống bên Tàu. Người ta cứ ra rả như ve sầu vào những cái đầu ít chịu tư duy rằng: Do Trần Đoàn lão tổ phát minh ra tặng cho Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận - và tất nhiên nó thuộc về nền văn minh Tàu vĩ đại. Nhưng căn cứ vào bản chất của bô môn dự đoán này - mô tả hiệu ứng tương tác có tính quy luật của những hành tinh và những ngôi sao chung quanh Địa Cầu (Đã chứng minh trong các sách và bài viết trên diễn đàn) - thì - căn cứ theo tiêu chí khoa học cho việc xác định một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh (Đã trình bày ở bài trên), rằng: Nền văn minh Tàu cách đây 1000 năm không thể là nền tảng tri thức để xuất hiện bộ môn Tử Vi. Và có thể nói rằng: Ngay cả tri thức của nền văn minh hiện đại công với tất cả những di sản tri thức vốn được coi ra rả như ve rằng: nền văn minh Tàu là cơ sở của văn minh Đông phương, vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành nên bộ môn dự đoán này. Bằng chứng: Khi hai nền văn minh hội nhập: Nền văn minh Đông phương vốn được coi là của Tàu vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngoại trừ nó nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, chỉ có chủ nhân đích thức của hệ thống lý thuyết đó thì những di sản văn hóa còn lại - phản ánh nền tảng tri thức một thời của nền văn minh đó, mới đủ khả năng phục hồi lại có tính hệ thống cho học thuyết đó. Do đó chẳng phải ngẫu nhiên khi con người muốn khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương thì phải thừa nhận lịch sử chính thống của nó . Đó chính là Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Đó cũng chính là lý do để bộ môn dự báo đến từng hành vi con người nổi tiếng trong Lý học Đông phương được phục hồi với danh xưng "Tử Vi Lạc Việt". Cũng như tất cả các ngành ưng dụng liên quan đến thuyết ADNH, danh xưng này chỉ nhằm xác định cội nguồn và là sự hiệu chỉnh những sai lệch và là sự thẩm định lại những di sản của nền văn minh này dưới hình thức văn tự khác - sau khí bị Hán hóa trải hàng ngàn năm. Như vậy, về lý thuyết môn Tử Vi xác định khả năng dự báo đến từng hành vi của con người trong từng thời điểm nhỏ nhất của lý học Đông phương là một canh giờ, phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng hiệu chỉnh và có thể làm thay đổi số phận? Tương tự như vậy với ngành Đông Y - cũng là hệ quả về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong việc ứng dụng lý thuyết này để trị bệnh cứu người. Vậy phải chăng giữa định mệnh được an bài qua lá số Tử Vi Lạc Việt, mâu thuẫn với ngành Đông Y và Phong thủy Lạc Việt? Thực tế tồn tại của tất cả những ngành học này trong xã hội đông phương trải hàng thiên niên kỷ đã cho thấy chúng không hề mâu thuẫn. Nhưng vấn đề là giải quyết về mặt lý thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý cùa các vấn đề liên quan. Đây cũng là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Sau đây là những luận điểm của tôi về vấn đề này: Lá Tử Vi có chu kỳ lớn nhất là 60 năm theo Lạc thư hoa giáp. Sau 60 năm thì tất cả các lá số Tử Vi lặp lại theo chu kỳ này. Như vậy ta có thể suy luận ra rằng: cách 60 x N năm về trước chúng ta cũng có những người có lá số trùng nhau với thời đại hiện nay. Về lý thuyết thì các lá số trùng nhau cách nhau 60 x N năm phải giống nhau hoàn toàn. Nhưng rõ ràng định lượng cuộc sống cách đây 60 x N năm hoàn toàn khác với 60 x N năm sau đó. Cụ thể hơn và chi tiết ngay bản thân tôi là: Ngày còn trẻ, có thầy Tử Vi xem lá số tôi và cho biết năm 50 và 52 tuổi, hai mắt tôi sẽ bị mù. Đến đúng thời gian đó, tôi bị cườm nước lần lượt cả hai mắt. Nhưng thật may mắn! Đúng vào lúc đó, nền y học Việt Nam lần đầu tiên du nhập phương pháp mổ Phaco. Mắt tôi được thay thủy tinh thể nhân tạo và chỉ bị mổ. Như vậy, về định tính thì lá Tử Vi không sai. Nhưng về định lượng số phận đã khác hẳn. Hoặc ví dụ mang tính tổng quát: Trong Tử Vi nếu có Mã khốc khách kèm một số sao thì tùy theo thời đại trong sự phát triển của nền văn minh, có thể đoán là người cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, hoặc xe hơi. Từ những thực tế ứng dụng này và cơ sở dữ liệu đầu vào của môn Tử Vi, tự nó đã xác định rằng: Mặc dù về lý thuyết khả năng dự báo của môn Tử Vi Lạc Việt có thể dự báo đến canh giờ cho từng hành vi của một con người. Nhưng về căn bản, nó chỉ thể hiện về mặt định tính của sự kiện. Còn định lượng của sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài của lá số cụ thể tùy từng thời đại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân để khoa Tử Vi Lạc Việt vượt thời gian , qua mọi thời đại - luôn luôn thể hiện khả năng chứng nghiệm của nó từ hàng ngàn năm trước cho đến thời gian hiện đại và cả tương lai, trong việc dự báo đến từng hành vi của con người - chính vì nó chỉ xác định định tính của hành vi và sự kiện liên quan đến số phận một con người. Đông Y & Phong thủy Lạc Việt - sự thay đổi định lượng của định mệnh. Có thể nói rằng: Chính sự phát triển và tiến hóa của nền văn minh đã cho thấy sự thay đổi về định lượng của một lá số Tử Vi khi so sánh nó với 60 năm x N so với quá khứ. Và sự chính xác trong luận đoán một lá số Tử Vi Lạc Việt vẫn luôn luôn đúng với tính vượt thời gian vì chất định tính của nó trong mọi thời đại. Vậy Phong Thủy và Đông Y chính là những hệ thống ứng dụng làm thay đổi định lượng của những diễn biến số phận được định tính trong một lá số Tử Vi Lạc Việt. Điều này được mô tả trong đồ hình dưới đây: Hình 1: Phong thủy Lạc Việt ứng dụng khi số phận đang phát triển. Giả thiết vào thời điểm 55 tuổi, một thân chủ bắt đầu thời kỳ phát triển, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Mặc dù về định tính của số phận không thay đổi. Hình 2: Phong thủy Lạc Việt ứng dung khi số phận đang đi xuống. Giả thiết vào thời điểm 40 tuổi, một thân chủ đang có diễn biến suy thoái, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Do đó, sự suy thoái đáng nhẽ rơi vào mức tận cùng, như: phá sản, ly tan....thì do thay đổi định lượng, sẽ không gặp nguy cơ như vậy. Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để biết được sự tác dụng của Phong thủy trong cả hai trường hợp trên so với định lượng của số phận sẽ xảy ra trong tương lai,mà tương lai thì lại không thể thẩm định về định lượng? Những biểu hiện sau đây để xác định một ứng dụng phong thủy có tác dụng: 1 . Cảnh quan ngôi gia sinh động và đẹp hơn trước. Gia chủ cảm thấy thích thú với căn nhà của của mình. 2 . Định lượng cuộc sống tăng lên rõ rệt, ngay sau khi thực hiện xong những hướng dẫn ứng dụng phong thủy. Sau đó khoảng từ 6 tháng đến một năm, mọi chuyện trở lại bình thường tùy theo định tính của số phận. 3. Sự dự báo trước những tình huống sẽ xảy ra, nếu thày Phong thủy có khả năng. 4. Trong những điều kiện ứng dụng phong thủy có mục đích, như: Để chữa bệnh cụ thể, để thuận lợi trong công việc đang khó khăn, mang lại hạnh phúc khi gia đình đang có nguy cơ lý tán....- thì - kết quả đạt được sau khi ứng dụng phong thủy Lạc Việt là tính thẩm định cho tác dụng của phong thủy Lạc Việt. Quí vị và anh chị em thân mến. Qua bài viết này, tôi đã chứng minh một cách rất cụ thể: Phong Thủy Lạc Việt - tức phong thủy theo quan niệm phổ biến - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong cuộc sống của con người, hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Tất nhiên, tự thân những kiến thức mô tả trong ứng dụng của môn phong thủy là một hệ thống lý thuyết chuyên ngành. Những khái niêm, thuật ngữ và mô hình biểu kiến của nó, mô tả những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ lên cuộc sống của con người thông qua ngôi gia. Phong Thủy Lạc Việt giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan đến con người bằng những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó và có khả năng tiên tri. Đó là một cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết - tất nhiên khác hẳn cách giải thích qua mô tả trực quan. Tất cả mọi người có quyền không tin môn phong thủy. Chính vì họ có thể giải thích một cách trực quan mọi hiện tượng và con người cũng có thể không cần đến một lý thuyết giải thích nó. Và - cũng chính vì cách giải thích trực quan này - mà con người cũng có thể không tin vào bất cứ một lý thuyết nào. Điều mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng, nếu như với một tư duy khoa học thật sự thì người viết bài này đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để thẩm định tính khoa học thật sự cho một lý thuyết nhân danh khoa học, từ một nền văn minh cổ xưa. Và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - mới đầy đủ các yếu tố thỏa mãn cho các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Cho dù tất cả thế giới này không tin phong thủy và những gía trị của nền văn minh Đông phương cổ xưa - nhân danh nền văn hiến Việt - Nhưng thực tế những quy luật của tự nhiên, vũ trụ vẫn đang hàng ngày chi phối các bạn. Những quy luật đó không chỉ chi phối từng cá nhân cho đến từng hành vi có thể tiên tri, mà còn chi phối cả một cộng đồng và cả thế giới trên trái Đất này. Những phương pháp tiên tri của nền văn minh Đông phương - trong đó có phong thủy Lạc Việt - tồn tại vượt thời gian, tính bằng thiên niên kỷ với hiệu quả của nó - đã chứng tỏ điều này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng căn bản của Phong Thủy Lạc Việt và của tất cả các môn ứng dụng trong Lý học Đông phương - chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" trong lời tiên tri của bà Vanga. Đấy chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả tri thức tiên tiến nhất của nhân loại đang mơ ước và hình như họ đã thất vọng trong việc xác định sự tồn tại nó. Nhưng nó là một thực tế đang tồn tại nhân danh nền văn hiến Việt. Các bạn có quyền không tin và phản bác. Cá nhân tôi cũng không cố gắng thuyết phục các bạn. Nhưng tôi sẽ giành thời gian cho những ai quan tâm thật sự. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.2 likes -
1 like
-
Lá số của vợ nghĩ sinh trước 9 giờ. Nếu tham gia vào chương trình nghiên cứu thì đăng ký vào topic. Và gửi hình 2 vợ chồng vào hộp thư1 like
-
1 like
-
Khúc quanh mới về pháp lý Biển Đông? Ngày 19.07.2013, 07:25 (GMT+7) SGTT.VN - Việc Philippines kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế có thể dẫn tới diễn biến mới về tranh chấp lãnh hải ở khu vực: tôn trọng luật quốc tế hay tiếp tục đe dọa/dùng vũ lực trên biển Đông. Trụ sở của toà trọng tài The Hague. Ảnh: TL Từ trước đến nay, Phillipines đã nhiều lần phê phán việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các đảo ở khu vực Biển Đông là sự vi phạm Công ước biển của Liên hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982). Mới đây, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra toà án Liên hiệp quốc về luật Biển (ITCLOS) vì cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, vốn bao trùm hầu hết Biển Đông, là vô giá trị và vi phạm UNCLOS. Sẽ cập nhật về vụ kiện Bộ Ngoại giao Philippines vừa ra thông cáo ngày 17.7 cho biết, ITCLOS đã bắt đầu tiến hành thủ tục thông qua các quy định về tiến trình xét xử vụ kiện nói trên của Philippines. Vụ việc đang được xem xét tại The Hague, Hà Lan với ban trọng tài gồm năm thành viên. Toà yêu cầu hai bên đưa ra ý kiến về quy trình và thời hạn cuối cùng toà nhận phản hồi là ngày 5.8, kèm theo là lịch trình nộp biên bản biện hộ. Chính phủ Philippines và các luật sư đại diện cho Philippines trong vụ kiện đang nghiên cứu dự thảo bộ quy tắc về quy trình tố tụng và sẽ nộp nhận xét kèm lịch trình nộp các biên bản biện hộ. Ngày 17.7, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc muốn tiếp tục đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, thay vì phải dùng đến trọng tài quốc tế. Toà trọng tài thường trực (được thành lập tại hội nghị hòa bình The Hague từ năm 1899) ở thành phố The Hague, được chỉ định làm nơi đăng ký các quy trình tố tụng của vụ kiện. Ông Thomas Mensah người Ghana, nguyên chánh án ITCLOS được bổ nhiệm làm chánh án toà trọng tài. Ngoài ra, bốn thành viên khác gồm: Jean-Pierre Cot người Pháp, Stanislaw Pawlak người Ba Lan, Rüdiger Wolfrum người Đức (cả ba đều là thẩm phán ITCLOS); Alfred Soons người Hà Lan, thành viên ban cố vấn chuyên gia về luật Biển của Uỷ ban Hải dương học liên chính phủ thuộc UNESCO. Một phần quan trọng trong quy trình tố tụng là ITCLOS sẽ quyết định xem đơn kiện của Philippines có căn cứ pháp lý theo Công ước Liên hiệp quốc về UNCLOS hay không. Nếu có căn cứ, sẽ xét tiếp toà có thẩm quyền phân xử vụ kiện hay không. Thông báo của bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh bộ Ngoại giao và văn phòng Biện lý Philippines cam kết hợp tác đầy đủ với ITCLOS nhằm bảo đảm quy trình phân xử hiệu quả, công bằng, mang lại phán quyết cuối cùng mang tính ràng buộc và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao sẽ cập nhật thông tin về tiến trình của vụ kiện cho công chúng. Hãng tin GMA News (Philippines) dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại giao nói dù Trung Quốc có phản hồi yêu cầu của toà hay không thì quy trình tố tụng của vụ kiện vẫn diễn ra. Thẩm phán Thomas Mensah được bổ nhiệm làm chánh án toà trọng tài ITCLOS. Cách tiếp cận mới của ASEAN Trong bối cảnh vụ kiện của Philippines có thể đưa cuộc chiến pháp lý về Biển Đông đi vào một khúc quanh mới, PGS Simon Tay, chủ tịch viện Các vấn đề quốc tế của Singapore (SIIA) vừa cảnh báo, tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe doạ tiềm ẩn đối với bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của ASEAN. Theo PGS Simon Tay, cuộc họp vào tháng 9 tới đây giữa các quan chức cao cấp ASEAN với Trung Quốc chỉ được tuyên bố là “cuộc tham vấn” chứ chưa phải là “cuộc đàm phán”. Vì thế, ông đề xuất hai phương pháp sau đây mà ASEAN cần nghiên cứu để tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC. Thứ nhất là nên tận dụng bối cảnh hợp tác Trung Quốc – ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dường như đang cố giữ mối quan hệ này được êm xuôi và nếu vậy thì ASEAN cần phải đáp trả. Thái Lan cần nêu cao vai trò của mình là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc. Hiện tại Thái Lan đang có điều kiện thuận lợi để làm việc này, vì họ là một đồng minh của Mỹ và mặt khác họ có lợi ích kinh tế với Trung Quốc. Chính phủ Thái Lan đề xuất sáng kiến tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao không chính thức giữa các quan chức ASEAN và Trung Quốc với các cơ quan nghiên cứu vào đầu tháng 8. Sáng kiến này có thể giúp tăng cường khuôn khổ hợp tác để tiến tới COC. Thứ hai là nên can dự hơn nữa vào các vấn đề chiến lược mà khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt. ASEAN cần phải nắm bắt cơ hội tại hai hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, đó là diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) do Indonesia chủ trì và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) do Brunei chủ trì. ASEAN hoàn toàn có thể lèo lái chương trình nghị sự EAS theo hướng giảm bớt sự tập trung vào các chủ đề kiểm soát thiên tai, an ninh hàng hải, an ninh lương thực và năng lượng, đa dạng sinh học – dù những chủ đề này vẫn được quan tâm – và tăng cường thảo luận các vấn đề có thể làm tăng “lòng tin chiến lược”. ASEAN cần nghiên cứu để hướng thảo luận của EAS vào hai chủ đề chính: an ninh năng lượng – môi trường và hiệp định thương mại – hội nhập kinh tế. Trần Hiếu Chân ====================== Lý học luôn tôn trọng tính "Chính Danh". Cổ thư viết: Một học trò hỏi thày: - Nếu thày ra làm quan thì thày làm việc gì trước? - Việc đầu tiên là ta phải "chính danh". Mặc dù không phải lúc nào tính chính danh cũng là yếu tố duy nhất đem lại một hiệu quả tốt. Không ai có thể thuyết phục được một con bò bằng những gía trị chân lý. Việc Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là một việc làm hoàn toàn đúng đắn, trong điều kiện của nước này và phù hợp với hoàn cảnh quan hệ quốc tế hiện nay. Sự kiện này là một ví dụ về tính chính danh. Nhưng ngay cả khi tòa án Quốc Tế phán cho Phi Luật Tân thắng trong vụ kiện này thì điều đó không có nghĩa nước Tàu sẽ tuân thủ rút khỏi các đảo chiếm của Phi Luật Tân. Đối lập với "chính danh"là "âm mưu". Bởi vậy, bản chất của vấn đề vẫn cứ phải là một sức mạnh cân đối và hoàn thiện của Phi Luật Tân trước sự bành trướng của Tàu. Sau đó mới là những đồng minh đáng tin cậy đến có thể giúp nước này trước sự đe dọa ngoại xâm. Đến một thời điểm thích hợp, các quốc gia liên quan đến Biển Đông cũng cần phải thể hiện tính chính danh về chủ quyền biển đảo của mình.1 like
-
Trong "Lời tiên tri 2013" ,Lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là mà: "Hổng thể có một kết thúc hoàn hảo cho cuộc lội chiến ở Si di". Si Di thì có vẻ hổng liên wan đến Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng với cái thế giới ngày càng chật trội này thì nó lại rất liên wan. Bởi vậy,Lão Gàn phải đưa nó vào đây để..."chém gió"..... =============== Nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria sẽ châm ngòi Thế chiến thứ 3 Thứ hai 22/07/2013 06:00 (GDVN) - Một cựu lính Hải quân Mỹ nói rằng bất kỳ một sự can thiệp quân sự bên ngoài nào vào tình hình Syria đều sẽ kích động một cuộc Thế chiến III bởi sẽ lôi kéo Nga vào cuộc xung đột. Ken O’Keefe, a former US Marine, Press TV ngày 20/7 dẫn lời Ken O'Keefe, một nhà báo và nhà hoạt động vì hòa bình, cho rằng Nga sẽ không bàng quan trước một cuộc tấn công quân sự tiềm năng tại Syria. "Nga đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ sẽ không ngồi yên và cho phép các quốc gia khác bắn phá, hãm hiếp và cướp phá theo các kịch bản trò chơi quyền lực", O'Keefe nói. O'Keefe cho rằng khả năng xảy ra Thế chiến III là có thể dù chỉ là "nghĩ về can thiệp quân sự hay sử dụng một số loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí bí mật..." Ngày 4/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực can thiệp quân sự nước ngoài nào vào tình hình Syria, đồng thời nhấn mạnh rằng một động thái như vậy sẽ phải cam chịu thất bại. Trong tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo sẽ chống lại các nỗ lực của phương Tây nhằm lật đổ Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong tháng 5, Tổng thống Assad cho biết hiện có các tay súng đến từ 29 quốc gia khác nhau đang chiến đấu chống lại chính phủ Syria trên nhiều khu vực của quốc gia này. Nguyễn Hường (nguồn Press TV) =============== Đó là một trong những nguyên nhân để ngài Obama và chính phủ các siêu cường khác không thực sự tham chiến tại đây. Không phải vì Xyri có lực lượng quân sự mạnh. So với bất cứ một siêu cường nào ở Châu Âu với Xyri - chưa nói đến Hoa Kỳ - có thể nói rằng: "Cái đá thì thừa, cái đấm thì thiếu". Cái zdấn đề là đằng sau Xyri có nước Nga với quyền lợi của họ ở đây và nhiều quốc gia khác với những tham vọng khác nhau. Tương tự như vậy ở Tây Thái Bình dương - nếu xét một cuộc chiến "tay bo" và xả láng sáng về sớm - thì không một quốc gia nào đủ mạnh để chống lại Tàu, kể cả Nhật Bản - nếu tính luôn vũ khí hạt nhân. Nhưng cái zdấn đề lại là có qúa nhiều siêu cường liên quan đến quyền lợi ở Tây Thái Bình Dương, không chỉ một mình Hoa Kỳ. Riêng với Hoa Kỳ còn là ngôi vị bá chủ thế giới. Biển Đông chỉ là một cái nguyên cớ, nhiều hơn là một nguyên nhân để xảy ra một cuộc chiến kết thúc "canh bạc cuối cùng" ở đây. Đó là lý do mà Biển Đông không bao giờ là địa danh kết thúc "canh bạc cuối cùng". Nhưng nếu cứ như thế này kéo dài thì khổ thân người Xiry quá. Không lẽ để họ chém giết nhau mỏi mòn đến chết hết? "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt" ("Vanga - Nhà tiên tri vĩ đại"). Lão Gàn bất tài, nên đến giờ này chưa xác định được dân tộc Arxiry là dân tộc nào. Mặc dù trong lịch sử có nói đến sự tồn tại của dân tộc này vào thế kỷ thứ V BC, sau đó biến mất một cách bí ẩn. Từ nay đến cuối năm còn một nửa thời gian của năm Quý Tỵ 2013 - mọi sự việc diễn biến sẽ theo tự nhiên của nó - để chứng nghiệm cho lời tiên tri: "Cuộc nội chiến ở Xyri sẽ kết thúc không hoàn hảo". Nhưng với những cảm xúc nhân đạo, Lão Gàn nhận thấy rằng: Lời tiên tri chỉ giới hạn trong năm 2013 Quý Tỵ Việt lịch - nên cảm ứng mà phán trước cho năm 2014 về Xyri :1 like
-
1 like
-
1 like
-
nghiệm lý chút về bạn (để check lại giờ sinh cho chuẩn): 1. năm ngoái bạn có trục trặc với bạn trai, kết quả là chia tay, nhưng lại ràng buộc nhau 1 sợi dây rất chặt 2. năm nay bạn đã quyết tâm cắt đi sợi dây đó nên đương nhiên rất buồn thương, để lại di chứng nặng... & cảm thấy tội lỗi với chính mình, dẫn tới cảm giác hết muốn sống nếu đúng thì xem tiếp ...không thì mong bạn bỏ qua nhé!1 like
-
Kiếp nạn liên quan đén gì? Chia tay người yêu hay thị phi công văn giấy tờ?1 like
-
không biết xem tử vi nhưng cũng mong bạn sớm vượt qua được kiếp nạn này, mong cho mọi điều tốt lành sẽ đến với bạn1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY Khi bạn bị đụng xe, bạn có thể mô tả hiện tượng như nó đã xảy ra: Tại anh ta vừa chạy xe, vừa nghe điện thoại, không để ý đèn đỏ nên đã đụng vào xe của tôi. Những người làm chứng thừa nhận bạn mô tả đúng sự việc và cảnh sát lập biên bản bắt người đụng xe bạn phải bồi thường. Đó là cách giải thích trực quan và ban đã mô tả đúng hiện trang. Nhưng với một thày Tử Vi giỏi , ông ta căn cứ vào lá tử vi của bạn và đoán trước ngày đó bạn sẽ bị đụng xe với những thuật ngữ khó hiểu: Thiên Mã ngộ Thiên hình, gia không kiếp, lại thêm Kình Đà, song hao.... Hạn năm, hạn tháng đều xấu. Nên ngày đó thế nào cũng bị tai nạn liên quan đến xe cộ. Người viết đã xác định rằng: Lá Tử Vi chính là một mô hình biểu kiến, mô tả những quy luật tương tác có thể tiên tri. Những khái niêm, thuật ngữ chuyên ngành của bộ môn dự đoán này, phản ánh một thực tại vận động và tương tác cụ thể nào trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người - thì người viết cho rằng: Đó là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu của TTNC LHDP. Tủy nhiên về mặt tổng hợp và khái quát, căn cứ một cách nhất quán và mang tính hệ thống của thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - thì Thiên bàn Tử Vi chính là sự mô tả đồ hình Hà Đồ (Chiếu tương sinh của Ngũ hành). Chúng tôi đã mô tả trong sách đã xuất bản và nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây. * Căn cứ vào dữ kiện đầu vào của tất cả các môn dự đoán Đông phương là yếu tố thời gian: Năm tháng ngày giờ vận niên cho tất cả mọi phương pháp dự báo - trong đó có Tử Vi - chúng tôi xác định rằng: Tất nhiên yếu tố thời gian này phải thể hiện một không gian vũ trụ liên quan đến nó. * Căn cứ vào mô hình biểu kiến Hà Đồ phối Địa cầu liên quan đến nhiều đại lượng trong Tử Vi liên quan đến trục Hoàng Đạo...chúng tôi xác định rằng: Bộ môn Tử Vi chính là căn cứ vào quy luật tương tác của những hành tinh trong hệ mặt trờ và các sao trong Ngân hà gần gũi với Địa cầu. Chính tính chất tương tác có quy luật và rất phức tạp này, đã chi phối toàn bộ qúa trình hình thành sự sống và sự tiến hóa trên địa cầu , là cơ sở của môn Tử Vi được mô hình hóa qua lá số Tử Vi. Nhưng người ta cũng không cần đến bộ môn dự báo này và gán cho nó một cái mác "Không có 'cơ sở khoa học', và rằng "mê tín dị đoan". "Bà ve chai thì không cần đến bổ để toán học của Ngô Bảo Châu". Bởi vì bà ta có cách giải thích và mô tả khác cho mọi sự kiện sau khi đã xảy ra Nhưng trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại sẽ đào thải, hoặc hòa tan những bộ phận chậm phát triển. Khoa học lý thuyết chính là một trong những sự phát triển trí tuệ của tương lai không xa thuộc về nền văn minh nhân loại . Đó chính là một cách giải thích khác với cách giải thích trực quan của thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Giá trị của bổ đề toán học Ngô Bảo Châu chính là một cách giải thích khác - trên cơ sở một lý thuyết cho những hiện tượng liên quan - mặc dù khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng nó là một ví dụ cho một cách nhìn khác cho cách nhìn trực quan, mà người viết đã trình bày ở trên. Từ mối liên hệ so sánh này với những lý thuyết cục bộ đang hình thành của nền văn minh hiện đại, người viết muốn bạn đọc liên hệ với hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những phương pháp ứng dụng với những hệ thống phương pháp luận chuyền ngành thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Đó chính là một cách giải thích theo một hệ thống lý thuyết bằng những khái niệm trừu tượng, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những mô hinh biểu kiến của nó. Tử Vi Lạc Việt chính là một mô hình biểu kiến, tổng hợp những quy luật tương tác của không gian vũ trụ quanh Địa cầu và ảnh hưởng và chi phối tới từng con người từ thưở "Khai thiên lập địa". Nhưng cách giải thích hiện tượng của bộ môn Tử Vi chính là một cách giải thích khác từ một hệ thống phương pháp luận - hệ quả của một lý thuyết - so với cách giải thích trực quan mô tả hiện tượng. Nhưng bộ môn Tử Vi - mô tả những quy luật tương tác chi phối đến từng hành vi con người có thể tiên tri - phải chăng nó xác định một "định mệnh" lên cuộc sống của con người?Phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng thay đổi số phận?Nếu một học thuyết nhân danh khoa học thì - theo tiêu chí khoa học - nó không thể tạo ra hai sản phẩm hệ quả mâu thuẫn nhau như vậy. Thực chất vấn đề này, tôi đã nói nhiều trong các bài viết trên diễn đàn. Nhưng lặp lại ở đây vì tính hệ thống của nó liên quan đến ngành Phong Thủy Lạc Việt, nhằm xác định tính khoa học thật sự của thuyết AD NH theo tiêu chí khoa học. Đây chinh là nội dung chính của phần này trong topic. Còn tiếp .1 like
-
Kính thưa chú Thiên Sứ và các tác giả Vô Trước - Trần Quang và thanhdc, thangtran xin phép mô tả lại cách tính nhanh của các tác giả như sau: Hình mô tả trên dựa theo cách tính của các tác giả, phần công thức thangtran thử đặt ra đơn giản hóa như vậy, có thể nhìn vào và tra ngay ra được mệnh. Nếu có gì chưa ổn mong các cao nhân chỉ bảo ạ! thangtran1 like