-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/07/2013 in all areas
-
Phong Thủy Lạc Việt Ứng Dụng
Tdcn and 6 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY Tiếp theo. Tử Vi Lạc Việt - sự xác định một định mệnh? Bộ môn Tử Vi - theo cổ thư chữ Hán - được coi là xuất hiện vào đầu thời Tống bên Tàu. Người ta cứ ra rả như ve sầu vào những cái đầu ít chịu tư duy rằng: Do Trần Đoàn lão tổ phát minh ra tặng cho Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận - và tất nhiên nó thuộc về nền văn minh Tàu vĩ đại. Nhưng căn cứ vào bản chất của bô môn dự đoán này - mô tả hiệu ứng tương tác có tính quy luật của những hành tinh và những ngôi sao chung quanh Địa Cầu (Đã chứng minh trong các sách và bài viết trên diễn đàn) - thì - căn cứ theo tiêu chí khoa học cho việc xác định một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh (Đã trình bày ở bài trên), rằng: Nền văn minh Tàu cách đây 1000 năm không thể là nền tảng tri thức để xuất hiện bộ môn Tử Vi. Và có thể nói rằng: Ngay cả tri thức của nền văn minh hiện đại công với tất cả những di sản tri thức vốn được coi ra rả như ve rằng: nền văn minh Tàu là cơ sở của văn minh Đông phương, vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành nên bộ môn dự đoán này. Bằng chứng: Khi hai nền văn minh hội nhập: Nền văn minh Đông phương vốn được coi là của Tàu vẫn hoàn toàn bí ẩn. Ngoại trừ nó nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì, chỉ có chủ nhân đích thức của hệ thống lý thuyết đó thì những di sản văn hóa còn lại - phản ánh nền tảng tri thức một thời của nền văn minh đó, mới đủ khả năng phục hồi lại có tính hệ thống cho học thuyết đó. Do đó chẳng phải ngẫu nhiên khi con người muốn khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương thì phải thừa nhận lịch sử chính thống của nó . Đó chính là Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Đó cũng chính là lý do để bộ môn dự báo đến từng hành vi con người nổi tiếng trong Lý học Đông phương được phục hồi với danh xưng "Tử Vi Lạc Việt". Cũng như tất cả các ngành ưng dụng liên quan đến thuyết ADNH, danh xưng này chỉ nhằm xác định cội nguồn và là sự hiệu chỉnh những sai lệch và là sự thẩm định lại những di sản của nền văn minh này dưới hình thức văn tự khác - sau khí bị Hán hóa trải hàng ngàn năm. Như vậy, về lý thuyết môn Tử Vi xác định khả năng dự báo đến từng hành vi của con người trong từng thời điểm nhỏ nhất của lý học Đông phương là một canh giờ, phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng hiệu chỉnh và có thể làm thay đổi số phận? Tương tự như vậy với ngành Đông Y - cũng là hệ quả về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong việc ứng dụng lý thuyết này để trị bệnh cứu người. Vậy phải chăng giữa định mệnh được an bài qua lá số Tử Vi Lạc Việt, mâu thuẫn với ngành Đông Y và Phong thủy Lạc Việt? Thực tế tồn tại của tất cả những ngành học này trong xã hội đông phương trải hàng thiên niên kỷ đã cho thấy chúng không hề mâu thuẫn. Nhưng vấn đề là giải quyết về mặt lý thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý cùa các vấn đề liên quan. Đây cũng là một yếu tố cần theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Sau đây là những luận điểm của tôi về vấn đề này: Lá Tử Vi có chu kỳ lớn nhất là 60 năm theo Lạc thư hoa giáp. Sau 60 năm thì tất cả các lá số Tử Vi lặp lại theo chu kỳ này. Như vậy ta có thể suy luận ra rằng: cách 60 x N năm về trước chúng ta cũng có những người có lá số trùng nhau với thời đại hiện nay. Về lý thuyết thì các lá số trùng nhau cách nhau 60 x N năm phải giống nhau hoàn toàn. Nhưng rõ ràng định lượng cuộc sống cách đây 60 x N năm hoàn toàn khác với 60 x N năm sau đó. Cụ thể hơn và chi tiết ngay bản thân tôi là: Ngày còn trẻ, có thầy Tử Vi xem lá số tôi và cho biết năm 50 và 52 tuổi, hai mắt tôi sẽ bị mù. Đến đúng thời gian đó, tôi bị cườm nước lần lượt cả hai mắt. Nhưng thật may mắn! Đúng vào lúc đó, nền y học Việt Nam lần đầu tiên du nhập phương pháp mổ Phaco. Mắt tôi được thay thủy tinh thể nhân tạo và chỉ bị mổ. Như vậy, về định tính thì lá Tử Vi không sai. Nhưng về định lượng số phận đã khác hẳn. Hoặc ví dụ mang tính tổng quát: Trong Tử Vi nếu có Mã khốc khách kèm một số sao thì tùy theo thời đại trong sự phát triển của nền văn minh, có thể đoán là người cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, hoặc xe hơi. Từ những thực tế ứng dụng này và cơ sở dữ liệu đầu vào của môn Tử Vi, tự nó đã xác định rằng: Mặc dù về lý thuyết khả năng dự báo của môn Tử Vi Lạc Việt có thể dự báo đến canh giờ cho từng hành vi của một con người. Nhưng về căn bản, nó chỉ thể hiện về mặt định tính của sự kiện. Còn định lượng của sự kiện hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài của lá số cụ thể tùy từng thời đại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân để khoa Tử Vi Lạc Việt vượt thời gian , qua mọi thời đại - luôn luôn thể hiện khả năng chứng nghiệm của nó từ hàng ngàn năm trước cho đến thời gian hiện đại và cả tương lai, trong việc dự báo đến từng hành vi của con người - chính vì nó chỉ xác định định tính của hành vi và sự kiện liên quan đến số phận một con người. Đông Y & Phong thủy Lạc Việt - sự thay đổi định lượng của định mệnh. Có thể nói rằng: Chính sự phát triển và tiến hóa của nền văn minh đã cho thấy sự thay đổi về định lượng của một lá số Tử Vi khi so sánh nó với 60 năm x N so với quá khứ. Và sự chính xác trong luận đoán một lá số Tử Vi Lạc Việt vẫn luôn luôn đúng với tính vượt thời gian vì chất định tính của nó trong mọi thời đại. Vậy Phong Thủy và Đông Y chính là những hệ thống ứng dụng làm thay đổi định lượng của những diễn biến số phận được định tính trong một lá số Tử Vi Lạc Việt. Điều này được mô tả trong đồ hình dưới đây: Hình 1: Phong thủy Lạc Việt ứng dụng khi số phận đang phát triển. Giả thiết vào thời điểm 55 tuổi, một thân chủ bắt đầu thời kỳ phát triển, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Mặc dù về định tính của số phận không thay đổi. Hình 2: Phong thủy Lạc Việt ứng dung khi số phận đang đi xuống. Giả thiết vào thời điểm 40 tuổi, một thân chủ đang có diễn biến suy thoái, nhưng do ứng dụng phong thủy, định lượng của cuộc sống sẽ tăng lên. Do đó, sự suy thoái đáng nhẽ rơi vào mức tận cùng, như: phá sản, ly tan....thì do thay đổi định lượng, sẽ không gặp nguy cơ như vậy. Vấn đề được đặt ra: Làm thế nào để biết được sự tác dụng của Phong thủy trong cả hai trường hợp trên so với định lượng của số phận sẽ xảy ra trong tương lai,mà tương lai thì lại không thể thẩm định về định lượng? Những biểu hiện sau đây để xác định một ứng dụng phong thủy có tác dụng: 1 . Cảnh quan ngôi gia sinh động và đẹp hơn trước. Gia chủ cảm thấy thích thú với căn nhà của của mình. 2 . Định lượng cuộc sống tăng lên rõ rệt, ngay sau khi thực hiện xong những hướng dẫn ứng dụng phong thủy. Sau đó khoảng từ 6 tháng đến một năm, mọi chuyện trở lại bình thường tùy theo định tính của số phận. 3. Sự dự báo trước những tình huống sẽ xảy ra, nếu thày Phong thủy có khả năng. 4. Trong những điều kiện ứng dụng phong thủy có mục đích, như: Để chữa bệnh cụ thể, để thuận lợi trong công việc đang khó khăn, mang lại hạnh phúc khi gia đình đang có nguy cơ lý tán....- thì - kết quả đạt được sau khi ứng dụng phong thủy Lạc Việt là tính thẩm định cho tác dụng của phong thủy Lạc Việt. Quí vị và anh chị em thân mến. Qua bài viết này, tôi đã chứng minh một cách rất cụ thể: Phong Thủy Lạc Việt - tức phong thủy theo quan niệm phổ biến - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong cuộc sống của con người, hệ quả của một hệ thống lý thuyết. Tất nhiên, tự thân những kiến thức mô tả trong ứng dụng của môn phong thủy là một hệ thống lý thuyết chuyên ngành. Những khái niêm, thuật ngữ và mô hình biểu kiến của nó, mô tả những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ lên cuộc sống của con người thông qua ngôi gia. Phong Thủy Lạc Việt giải thích mọi hiện tượng và sự kiện liên quan đến con người bằng những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó và có khả năng tiên tri. Đó là một cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết - tất nhiên khác hẳn cách giải thích qua mô tả trực quan. Tất cả mọi người có quyền không tin môn phong thủy. Chính vì họ có thể giải thích một cách trực quan mọi hiện tượng và con người cũng có thể không cần đến một lý thuyết giải thích nó. Và - cũng chính vì cách giải thích trực quan này - mà con người cũng có thể không tin vào bất cứ một lý thuyết nào. Điều mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng, nếu như với một tư duy khoa học thật sự thì người viết bài này đã chứng minh với bạn đọc rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học để thẩm định tính khoa học thật sự cho một lý thuyết nhân danh khoa học, từ một nền văn minh cổ xưa. Và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - mới đầy đủ các yếu tố thỏa mãn cho các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Cho dù tất cả thế giới này không tin phong thủy và những gía trị của nền văn minh Đông phương cổ xưa - nhân danh nền văn hiến Việt - Nhưng thực tế những quy luật của tự nhiên, vũ trụ vẫn đang hàng ngày chi phối các bạn. Những quy luật đó không chỉ chi phối từng cá nhân cho đến từng hành vi có thể tiên tri, mà còn chi phối cả một cộng đồng và cả thế giới trên trái Đất này. Những phương pháp tiên tri của nền văn minh Đông phương - trong đó có phong thủy Lạc Việt - tồn tại vượt thời gian, tính bằng thiên niên kỷ với hiệu quả của nó - đã chứng tỏ điều này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng căn bản của Phong Thủy Lạc Việt và của tất cả các môn ứng dụng trong Lý học Đông phương - chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" trong lời tiên tri của bà Vanga. Đấy chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tất cả tri thức tiên tiến nhất của nhân loại đang mơ ước và hình như họ đã thất vọng trong việc xác định sự tồn tại nó. Nhưng nó là một thực tế đang tồn tại nhân danh nền văn hiến Việt. Các bạn có quyền không tin và phản bác. Cá nhân tôi cũng không cố gắng thuyết phục các bạn. Nhưng tôi sẽ giành thời gian cho những ai quan tâm thật sự. Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.7 likes -
Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây trên Blog của giáo sư Nguyễn Lân Dũng từ đầu năm 2012. Nhưng mãi đến hôm nay - 20.7. năm 2013, tôi mới có duyên được đọc bài này. Vì có liên quan đến một số vấn đề về Kinh Dịch và có bàn đến luận điểm của tôi trong bài viết này, nên tôi đưa vào diễn đàn để tiện tham khảo và trao đổi. Do một số hình minh họa trong bài viết của giáo sư không tương thích với cấu trúc của diễn đàn, nên tôi không thể hiện được trong bài viết này.Nhưng phần bản văn hoàn toàn đầy đủ. Bạn đọc có thể đối chiếu nguyên bản theo đường link dưới đây. http://blogtiengviet...r_c_kinh_dar_ch Trước khi có ý kiến về bài viết này, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Phamhung, đã sưu tầm được bài viết này và giới thiệu với tôi. =================================== ĐẦU XUÂN ĐỌC KINH DỊCH 25/01/2012@19h24, 9229 lượt xem, Tác giả: nguyenlandung Chuyên mục: Nhật ký Giáo sư Nguyễn Lân Dũng Hiện nay có rất nhiều sách viết và dịch về Kinh Dịch. Các bạn trẻ lật vài trang xem qua thấy chưa hiểu gì cả, vì vậy, ít bạn chịu khó đọc kinh Dịch. Ngược lại, có bạn đọc ít nhiều sách về Kinh Dịch lại chuyên đem chuyện này ra để loè bè bạn và dự đoán lung tung về số phận từng con người. Thật ra Kinh Dịch là cái gì vậy? Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chẳng ai hay, bởi vì từ đời vua Phục Hy tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch rồi, mà ông vua huyền thoại này xuất hiện cách đây hàng nghìn năm hay hàng vạn năm thì hiện vẫn chưa có gì chứng minh được. Trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung, đã lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm vừa lạ lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, bởi vì chỉ đôi câu đã đủ làm thành một đạo lý rồi. Đời nhà Tống, khi viết về Kinh Dịch học giả Trình Di đã phải thốt lên: “ Thánh nhân lo đời sau như thế có thể gọi là tột bậc”. Gần đây lại có một số tác giả lại cho rằng Kinh dịch có nguồn gốc từ Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng kết luận đanh thép: Chúng ta còn nhiều chứng lý từ vật thể đến phi vật thể, từ ngôn ngữ đến văn bản, nhưng mấu chốt hơn hết để chứng minh Kinh Dịch do Tổ tiên người Việt Nam sáng tạo vẫn là vai trò của Trung Thiên Đồ. Khi một người muốn chứng minh một vật là sản phẩm do chính mình đúc ra thì người đó phải trưng ra khuôn đúc, ở đây cũng vậy Trung Quốc không có Trung Thiên Đồ giống như không có khuôn đúc thì làm sao bảo rằng Trung Quốc đã sáng chế ra Kinh Dịch. Thật ra Trung Quốc chỉ có công phát huy Kinh Dịch nhờ đó Kinh Dịch mới có bộ mặt vĩ đại như ngày nay, cũng như họ đã làm rạng rỡ cho Thiền nhưng không ai có thể quên Thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Đã đến lúc cái gì của César phải trả lại cho César. Tác giả Phục Hy Khi chúng ta nhận ra rằng Kinh Dịch là di sản của Tổ tiên ta sáng tạo, ta sẽ hiểu được do đâu ta cũng cùng giải đất với các dân tộc vùng Hoa Nam, núi liền núi, sông liền sông mà họ bị đồng hoá còn chúng ta thì không. Kinh Dịch chính là cuốn Cổ văn hoá sử của Việt Nam mà Tổ tiên chúng ta còn lưu lại ngày nay, tuy có bị sửa đổi nhuận sắc nhiều lần nhưng những vết tích của nền văn minh thời các vua Hùng dựng nước vẫn còn đậm nét trong nhiều quẻ Dịch.Người sáng tạo Kinh Dịch đã dựa vào Trung Thiên Đồ để bố cục vị trí các quẻ đúng như bản thông hành hiện đang phổ biến. Các Dịch học gia Trung Quốc căn cứ vào vị trí các quẻ theo Hậu Thiên Đồ nên có nhiều câu trong Kinh văn bị họ giảng sai với ý nguyên tác, muốn giảng cho đúng phải dựa vào Trung Thiên Đồ, không thể làm khác được. (Việt báo, Thanhnienonline). Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng: Thứ nhất là cho đến ngày hôm nay, Liên hiệp quốc đã tổ chức 4 đại hội Kinh Dịch tại Bắc Kinh để tìm hiểu bản chất, nguồn gốc Kinh Dịch và đã không kết luận. Nếu như một nền văn minh mà tự nó phát minh ra hệ thống lý thuyết đó, thì tri thức xã hội của nó phải có cơ sở để tạo ra lý thuyết đó. Cho đến nay theo tôi hiểu thì chính người Trung Quốc cũng không hiểu. Rõ ràng là phải có một nền văn minh nào tạo ra nó chứ. Trên cơ sở những giá trị văn hóa phi vật thể, tôi thấy để có sự hợp lý trong lý thuyết của Kinh Dịch thì nó phải hiệu chỉnh lại. Mà nó hiệu chỉnh lại nhân danh giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam tương quan với nhau. Tôi lấy ví dụ như thời Hùng Vương, người ta mặc áo "nam tả nữ hữu". Người con trai là dương thì mặc áo bên là âm, người con gái là âm thì mặc áo bên hữu là dương. Tức là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, nó đã ăn sâu vào trong chi tiết đời sống xã hội.Thế là cái nền tảng xã hội phải có cơ sở để tạo dựng nên lý thuyết này.Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này . Đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận còn lại đã lưu truyền những giá trị. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót , phát triển nền văn minh đó. Trung Thiên Đồ giữ một vị trí quan trọng và quyết định như vậy đã được Tổ tiên Việt Nam cất giấu rất kĩ trong truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh Không phải không có lý khi cụ Phan Bội Châu coi Kinh Dịch “Là nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại”. Cụ Phan cho rằng đúng như tinh thần Kinh Dịch: “Bình đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh”, “Tinh thần có quy củ trật tự đạo đức là lẽ công bình của mỗi người”.Những tư duy Khổng học như “Không sợ dân nghèo mà chỉ sợ phân chia không đều” (sách Luận ngữ), “Tính kế trăm năm không gì bằng trồng người” (sách Hán thư) … Kể cũng lạ thật, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ âm dương mà thôi”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh là suy, chẳng nhiều là ít, chẳng khen là chê, chẳng tiến là lùi, chẳng mặn là nhạt, chẳng nhanh là chậm, chẳng xấu là tốt, chẳng to là nhỏ, chẳng trước là sau, chẳng rủi là may. Hoá ra lâu nay ta quá say sưa với triết học Tây phương mà ít chú ý đến triết học Đông phương, trong khi đó thì người dân thường tuy ít học nhưng lại thường tin tưởng và làm theo vô số những lời dạy của thánh hiền. Sự biến động ghê gớm của các nước phương Tây với đầy những mâu thuẫn nội sinh đồng thời với sự hưng thịnh đột xuất của không ít quốc gia châu Á, kể cả sự phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, kinh tế…đã làm cho cả nhân loại không thể không chú ý nhiều hơn đến triết học Đông phương. Văn minh châu Á trở nên hấp dẫn đối với hàng tỉ người dân bình thường ở phương Tây. Kinh Dịch là một trong những thần kỳ của triết học và văn minh Đông phương. Trong hoạt động của con người rõ ràng là âm dương luôn luôn biến động, song thường vẫn giữ được những sự tự điều chỉnh của cơ thể, nếu không ắt hẳn sẽ sinh ra ốm đau, bệnh tật. Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là Dịch, cái lý của nó là Đạo, cái dụng của nó là Thần, âm dương khép ngỏ là Dịch, một khép một ngỏ là Biến. Ở đời, dương thường thừa, âm thường thiếu, chính vì không bằng nhau nên đã sinh và sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là Thiện-ác, nhưng cái thời, cái cơ bản của mỗi lúc một khác, không phải lúc nào cũng giống nhau. Phải hiểu rõ ràng các phép tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội. Cổ nhân dạy rằng: “Bất học Dịch khả dĩ thức tạo hoá chi đoạn” (Không học Dịch làm gì rõ được đầu mối của tạo hoá). Ngược lại: “Dịch thông tắc vật lý tự thông” (Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật khắc thông). Ngũ hành có Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Bát quái có Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Thiên can có Giáp, ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Địa chi có Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dởu, Tuất, Hợi. Chu kỳ của cửu cung là 1 (Khảm) > 2 (Khôn) > 3 (Chấn) > 4 (Tốn) > 5 (Cấn) > 6 (Càn) > 7 (Đoài) > 8 (Cấn) > 9 (Ly) > 10 (Khảm). Ngày xưa, cổ nhân ngẩng đầu lên quan sát bầu trời, quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú, cúi đầu xuống xem phép tắc dưới đất, xem những sự thích nghi của muôn loài, ngẫm nghĩ ngay về cơ thể mình và nhìn ra xa, gần từ đó làm ra các quẻ để thông suốt đức thần minh, để điều hoà cái tình của muôn vật. Dịch bắt nguồn bằng các hình ảnh, nói đúng hơn là các phù hiệu, mỗi quẻ có ba hào gồm hào âm, hào dương, ba hào xếp thành ngôi dưới, ngôi giữa, ngôi trên (đối xứng với đất, người và trời), quẻ đơn gọi là kinh quái, quẻ kép gọi là biệt quái. Vì sao như vậy, thì thượng cổ đã làm gì có văn tự. Bát quái, thái cực, hà đồ, lạc thư… đều là hình ảnh. Người xưa nói: “Đông tình vô đoan, âm dương vô thủy”, còn nói: “Vật phương sinh phương tử”. Có nghĩa là âm dương không có cái trước cái sau, không có cái này sinh ra cái kia, mọi vật đều vừa sinh vừa tử. Thực ra thì cũng không thể phân biệt rạch ròi âm dương, sinh tử. Gọi là dương khi phần dương lấn át phần âm và ngược lai, gọi là âm khi phần âm lấn át phần dương. Âm dương xen kẽ nhau và hàm chứa lẫn nhau. Âm dương lúc dày (thái), lúc mỏng (thiếu) cho nên mới có thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm. Âm là bề trái, dương là bề phải, âm là bề lưng, dương là bề bụng, âm là vật chất bên ngoài, dương là tinh thần bên trong, âm thuộc về đất, dương thuộc về trời, âm nặng nên xuống đất, dương nhẹ nên lên cao. Gọi là âm dương (chứ không gọi là dương âm) có cái lý của nó. Cái gì cũng từ dưới đi lên, từ ngoài vào trong, có phần tối mới nổi được phần sáng. Kinh dịch thật là thú vị nhưng cũng thật là khó. Đọc mãi không hiểu đừng vội lấy làm lạ. Đọc lại chỉ hiểu thêm một ít. Đọc thêm nữa lại hiểu nhiều hơn. Có nhiều sách kinh dịch, nhưng theo thiển ý của tôi thì chỉ nên đọc nguyên bản Kinh dịch qua bản dịch của học giả cừ khôi Ngô Tất Tố. Đọc Kinh dịch qua sự giải thích của người khác mất hết cả sự thiêng liêng, huyền bí, vả lại đã chắc gì hiểu được đúng để giải thích cho người khác. Chính vì vậy, các bạn trẻ đừng đọc Kinh Dịch như đọc tiểu thuyết mà nên đọc dẫn từng đoạn, đọc vào lúc yên tĩnh, lúc tâm hồn êm, thanh thoát. Chỉ đọc như vậy mới mong đạo lý lưu thông, nghĩa tình bao quát. Khổng Tử đã bảo là phải “ học Dịch” ( chứ không phải là đọc Dịch), thật là chí lý! Bạn đọc cứ đọc đi và thấy hiện dần vô số điều tâm đắc. Hãy xem vài ví dụ: Trong quẻ Kiều có lời Kinh: “ Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã, tiến thoái vô hằng, phi ly quần dã... ” (Lên xuống bất thường, không làm điều xấu, tiến lui không nhất định, đừng xa rời quần chúng ... ). Trong quẻ truân có lời Kinh: “ Tuy bàn hoàn chỉ hành chính dã. Di quí hạ tiện, đại đắc dân dã ... ” (Tuy gian truân có chí sẽ làm nên, là người hiền chịu dưới kẻ hèn, nhưng rồi sẽ được dân tin...) . Trong quẻ Mông có lời Kinh: “ Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã...” ( dung quẻ phạt người để giữ nghiêm pháp luật). Quẻ Nhu có lời Kinh: “ Nhu, hữu phu, quang ranh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên...” (Mềm mỏng nếu có lòng tin sẽ sáng láng, hanh thông, chính bền là tốt, có lợi cho việc vượt sông lớn...). Quẻ Tụng có lời Kinh: “Tụng nguyên cát, dĩ trung chính dã...” (Trong thì nghe không lệch, chính thì xét xử hợp tình...). Nếu vừa “học Dịch” vừa học thêm chữ Hán trong lời Kinh thì càng ích lợi và thú vị thêm biết bao. Đừng quên rằng trong ngôn ngữ của nhân dân ta hiện nay có tới trên 60% số từ có nguồn gốc từ âm Hán. Nếu tính cũng đừng quên rằng trên thế giới cứ 6 người thì có tới gần hai người biết chữ Hán. Thiết nghĩ, trong thời buổi cái đúng, cái sai còn lẫn lộn; người tốt, người xấu chưa tường minh; khó chung, khó riêng còn đầy rẫy; nên nhớ rằng cái gốc của dân ta thì mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở. Trong điều kiện như vậy mong sao mỗi bạn trẻ mỗi tuần có xếp chút thời gian để bình tâm đọc (đúng hơn phải nói là học) Kinh Dịch. Nghe lời người xưa mà ngẫm đến chuyện ngày nay, nghe lời thiện mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa... Cuộc đời sẽ đẹp thêm biết bao, tâm hồn mỗi người sẽ rộng mở và sáng láng thêm biết bao, quan hệ giữa người với người sẽ tốt lành hơn biết bao- bạn cứ kiên nhẫn đọc đi, sẽ thấy đúng là như vậy đấy.1 like
-
Lời Tiên Tri 2013
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
LỜI TIÊN TRI 2013 Đại ý: Cuối năm 2013,kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước đến nay.... * Nếu cuộc họp của G20 ở Moscow miêu tả trong bài dưới đây và mục đích của nó thực hiện được thì Thiên Sứ có thể đoán sai. Còn "chẳng may" đúng thì cuộc họp này là một sự kiện tốn bia của thế giới hiện đại. Hiện không có một lý thuyết kinh tế nào của tri thức khoa học hiện đại có khả năng mô tả bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này. Điều này đồng nghĩa với việc không có khả năng tìm một giải pháp đúng! Ngoại trừ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã dự báo trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 2008. ================================ G20 tìm giải pháp vực dậy kinh tế thế giới Thứ 7, 20/07/2013, 15:51 Hội nghị G20 đã tiến hành trong 2 ngày 19 và 20/7 tại Moscow thảo luận biện pháp ngăn chặn chốn thuế, phát triển thị trường. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Lao động và Thống đốc ngân hàng Trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 19 và 20/7 tại thủ đô Moscow, Nga với các chủ đề chính là ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thúc đẩy thị trường việc làm và tìm giải pháp vực dậy nền kinh tế thế giới. Kết thúc phiên họp đầu tiên, các Bộ trưởng Lao động và Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã thông qua thông cáo chung, trong đó cam kết tiếp tục nỗ lực nhằm thúc đẩy các chương trình tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các Bộ trưởng G20 cam kết tăng cường nỗ lực hơn nữa theo hướng đầu tư vào các chương trình tạo việc làm, bồi dưỡng tay nghề thường xuyên, cũng như tăng tỷ lệ có việc làm trong giới trẻ. Ngoài ra, các bộ trưởng cũng nhất trí duy trì điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi để tạo việc làm, khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, cần tập trung nỗ lực hỗ trợ môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, chống lại hoạt động manh mún trên thị trường lao động cũng như hạn chế mức độ bất bình đẳng về mặt xã hội. Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương G20 tiếp tục trao đổi quan điểm về biện pháp chống trốn thuế thông qua hợp tác đa quốc gia như đã được kêu gọi trong Tuyên bố chung tại hội nghị G20 hồi tháng 4 vừa qua tại Washington, Mỹ. Ưu tiên của G20 là tiến tới tăng cường sự minh bạch, hành động mạnh mẽ hơn với những nước đang duy trì hệ thống luật pháp yếu kém, từ đó "phanh phui" những thủ thuật mà các công ty đa quốc gia đã sử dụng để giảm thiểu hóa đơn thuế. Bên cạnh đó, Hội nghị dự kiến thông qua một tuyên bố chung về áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa. Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề ngày họp đầu tiên, Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) Angel Gurria cho biết, các Bộ trưởng Tài chính đã bày tỏ ủng hộ một kế hoạch đánh giá lại các quy định về đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn chặn những “kẻ hở” mà các công ty này có thể lợi dụng để trốn thuế. “Các quy định về thuế quan quốc tế bảo đảm các doanh nghiệp không phải đóng thuế tại hai quốc gia. Chúng ta cần tránh đánh thuế hai lần. Điều này là đúng, nhưng thật không may các quy định hiện nay lại tạo ra điều ngược lại – đó là không đánh thuế hai lần và chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn điều này”. Ông Gurria nhấn mạnh. Hội nghị cũng bàn về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ giảm chương trình mua tài sản và lo ngại về tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đang tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán một số nền kinh tế đang phát triển và làm giảm giá đồng tiền của các nền kinh tế này. Theo một nguồn tin, một số bộ trưởng tài chính G20 có thể sẽ thúc đẩy Mỹ liên kết chặt chẽ hơn với các thị trường tài chính, vì việc dừng các gói kích thích tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với chính sách tài chính của nhiều nước và có thể gây ra một dòng vốn chảy ra từ các quốc gia mới nổi. Tại cuộc họp lần này, các bộ trưởng tài chính G20 cũng mong muốn Trung Quốc tiết lộ thêm thông tin về cái gọi là "hệ thống ngân hàng ngầm" của nước này vì rất nhiều các khoản cho vay tại Trung Quốc đang được cung cấp từ các tổ chức phi ngân hàng trong nước. Các chuyên gia phân tích đánh giá "hệ thống ngân hàng ngầm" này có thể phải gánh chịu những rủi ro tương tự như những rủi ro đã từng xảy ra tại cuộc khủng hoảng thị trường cho vay thứ cấp hồi năm 2007, dẫn đến sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một năm sau đó. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế ở các nước giàu và nước mới nổi đang có những điểm không thuận lợi. Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đang tìm trong suy thoái và kinh tế Mỹ đang chật vật để giành động lực, trong khi tốc độ tăng trưởng cao của các nền kinh tế mới nổi vốn là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang cho thấy những dấu hiệu chậm lại./. Theo Ngọc Khương VOV1 like -
Tư liệu tham khảo Sau này,khi đưa bài từ các trang Phong thủy khác, Thiên Việt nên có câu trong khung nói trên kèm theo. Bởi vì, đã có người tin web lyhocdongphuong , nên chép nguyên xi những bài mang tính tham khảo trên web của chúng ta về làm theo và ....sai. Bởi vậy, cần ghi rõ trên những bài chép lại để họ hiểu. Kể cả bài tham khảo trên trang chủ. Bá Kiền đã có thực kiện điều này trên mục tài liệu tham khảo. Nhưng những người xem không để ý. Nên chúng ta phải chép câu trên cho từng bài. Bài này ,tác giả vẫn coi "Dương động, Âm tịnh" có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán. Đây là sai lầm căn bản về lý luận. Sai lầm này phủ nhận tính khoa học cho một lý thuyết khoa học. Thiên Việt cũng cần ghi rõ nguồn trích dẫn và tên tác giả bài viết.1 like
-
Nhà văn Sơn Tùng: Sống lại nhờ Thiền Nhà văn Sơn Tùng đã đi qua một hành trình văn hóa để sống bình yên trong một đại dương đau khổ. Ông đã vượt lên trên đại dương đau khổ để đi đến biển cả yên bình, nhờ Thiền. javascript:void(0); Nhà văn Sơn Tùng nổi tiếng với tác phẩm Búp sen xanh. Ông đã vượt lên thương tật để sống lại nhờ Thiền. Ông kể: - Tôi là thương binh được xếp hạng nặng nhất vĩnh viễn, ở chiến trận về, đi lại không được. Mỗi người khi gặp tình huống trở ngại trong đời sống, vượt qua được, là người thông minh. Tôi không biết có thuộc loại người thông minh ấy không? Nhưng tôi đã bị số phận đẩy ngã, lại tự mình đứng dậy, bám vịn vào tình yêu thương mà bước đi từng bước… Năm 1965 đến đầu 1967, chiến tranh chống Mỹ lan rộng ra miền Bắc. Tôi dẫn đầu đoàn nhà báo: Tâm Tâm, Lưu Quang Huyền, Mạnh Chuẩn, Khải Hoàn, Phạm Hậu, họa sĩ Ái Nhi vào tận Nam bộ. Đầu năm 1967 vượt rừng Trường Sơn, vượt bom gầm, đạn réo, sốt rét, đói khát, thú rừng, mưa nguồn, chớp bể… Năm 1968 chúng tôi vào đến đồng bằng Nam bộ, giáp sông Vàm Cỏ Đông, lập tờ tin Thanh Niên, thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Giải Phóng. Cơ quan ở trong rừng, thuốc độc da cam rải rung cây, chúng tôi phải chuyển chỗ liên tục. Tôi bị thương tháng 4-1971, ở tuổi bốn mươi ba. Sau cuộc càn “móc câu, mỏ vẹt” lớn nhất, địch mở trận càn mới đánh vào căn cứ của ta. Tôi nhớ lúc chuẩn bị ra số báo đặc biệt kỷ niệm thành lập đoàn Thanh niên cách mạng miền Nam. Máy bay trực thăng gầm rú, sục sạo trên đầu, bắn tứ tung, dưới hầm họa sĩ Ái Nhi làm makét, Sơn Tùng ngồi viết xã luận. Là người phụ trách, tôi ngồi hầm không yên, phải bò lên trinh thám xem bộ binh của chúng có vào không. Vừa nhoi lên thì trực thăng bắn trúng hầm, mình gục xuống… tỉnh lại, tràn lan man cảm giác đau đớn toàn thân… lơ mơ nghe tiếng người lao xao như từ cõi xa xăm vọng về… rồi có tiếng gọi thân thương, ấm áp… tôi mở mắt nhìn thấy Sáu Phong băng bó vết thương cho tôi (sau này là Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết). Tiếng gọi yêu thương ấm tình người, tình đồng đội của Sáu Phong truyền sức sống cho tôi. Sáu Phong là sinh viên Toán giỏi nổi tiếng Sài Gòn. Anh xuống đường tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn – Huế, sau lên R. Tôi yêu mến chàng thư sinh da trắng, hào hoa, ăn nói nhỏ nhẹ nho nhã, phụ trách Văn phòng cơ quan tôi. Sáu Phong chu đáo, tận tình, hết lòng chăm lo cho những người thiệt thòi, bữa cơm, ai về chậm, ai đau ốm được anh dành phần thịt nạc… Tôi được khiêng cáng về bệnh viện miền Nam, bác sĩ Bích Nga chăm chữa cho tôi, tình cảm như người nhà. Tôi bị mười bốn mảnh đạn găm khắp người, liệt toàn thân, bảy mảnh trên đầu, trong đó hai mảnh còn găm sát cạnh não không thể nào gắp ra được, vết thương sọ não, vết thương từ chẩm đầu, cái chết cận kề, may mà được cấp cứu kịp thời. Ơn cứu mạng của đồng bào Nam bộ tôi không bao giờ quên. Tôi được đưa ra Bắc, đồng đội khiêng cáng dọc Trường Sơn, từ tháng 11-1971 đến tháng 4-1972 mới về tới Hà Nội. Bệnh viện 108 đầy những binh nặng. Tôi liệt nằm bất động, tay phải bị co gấp ngang ngực, tay trái còn ba ngón, cái đau quằn quại, bỏng rát hành hạ tôi từng giây. Có ai đó muốn bác sĩ cắt hạch giao cảm để cứu tôi khỏi những cơn đau. Tạ ơn Trời Đất, bác sĩ đã không làm như vậy. Nếu tôi không còn biết cảm, biết đau nữa thì tôi làm sao mà viết được? Dần dà, thân thể tôi được vá víu thành sẹo. Nhưng tôi bị mất trí nhớ. Họ đưa sách quốc ngữ, tôi không đọc được. Nhìn trang giấy không thấy chữ, giấy trắng, đầu mình cũng trắng. Tôi bị lên cơn co giật thần kinh, đùng một cái, ngã vật xuống. Mỗi lần ngã xuống, được nâng đứng lên, tôi hệ thống lại dần, cảm nhận dần dần sự sống… Một đêm, tôi mơ có tiếng ai hát ca dao. Tiếng hát hệt lời ru của mẹ thuở nào, thì thầm dịu ngọt tận đáy sâu hồn mình: “Ngày đi trúc chửa mọc măng/ Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre/ Ngày đi lúa chửa chia vè/ Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng/ Ngày đi em chửa có chồng/ Ngày về em đã con bồng con mang…” Cảm thức về thời gian sống lại. Nỗi nhớ trở về. Tôi nhớ mẹ, đêm đêm thầm gọi lời ru mẹ về. Linh hồn mẹ từ hư vô cảm thấu. Mẹ vỗ về tôi như ngày xưa bé bỏng: “Con ơi! Không ai thương con bằng cơm cháo. Ăn đi. Ăn cho có cái hơi hồ. Đấy là ngọc hồ nuôi dưỡng thân ta con ạ”. Tiếng mẹ đâu đây năn nỉ, dỗ dành, tôi gắng húp từng thìa nước cháo do người thân bón chăm, thấy người tỉnh dần, hơi ấm như từ hỗn mang truyền cho tôi sức sống. Tôi thèm được tự tay cầm bát cơm ăn, nhưng tay không cầm nổi. Tôi đau vật vã, bỗng lời mẹ an ủi xa xôi vọng về: “Con đừng nghĩ đến đau, nó sẽ hết đau”. Khi tôi ngã vì co giật, mẹ nhủ thầm thì: “Con ơi! Đứng dậy, ngã thì tự đứng dậy, có sao đâu”. Linh hồn mẹ đã cứu tôi. Mẹ tôi mất 1964, khi tôi mới ba mươi sáu tuổi. Nhưng tôi tin linh hồn mẹ còn mãi. Mỗi khi nỗi đau ập đến tôi thường gọi mẹ. Họ đưa tôi đi Trung Quốc chữa bệnh vì là cán bộ cao cấp. Được nằm trên đống thuốc và sự chăm sóc tận tình, song tôi cảm nhận có cái gì không ổn. Một hôm tôi nhận ra họ tiêm thuốc gì đó mà tay phải tôi đang co, bỗng duỗi thẳng ra, nhưng trí nhớ lại lờ mờ, chuẩn bị biến mất. Lòng tôi bồi hồi, cảm thương thời gian sẽ mất, không gian sẽ mất, tình yêu và nỗi đau cũng sẽ mất… Tôi tự hỏi mình sống làm gì nếu thân thể lành lặn mà tâm hồn què quặt? Tôi sống làm gì với cái xác không hồn lơ ngơ đi giữa cuộc đời? Tôi sống làm gì với phần xác thịt chỉ biết ăn thật nhiều, uống thật nhiều, đòi hỏi vật chất và lạc thú thân xác thật nhiều? Tôi yêu nghề cầm bút. Tôi từng trù tính chỉ làm công chức đến năm mươi tuổi rồi về hưu để được tự do viết, nay đứt gánh giữa đường sao? Tôi thầm thét lên: “Ta thà chịu để thân tàn tật, chứ không thể để mất trí nhớ, hủy hoại tâm hồn. Phải chạy ngay khỏi đây thôi. Không thể giao phó sự sống còn của mình cho người khác, dù họ là thầy thuốc.” Bao đêm dài trằn trọc, tôi quyết định xin về nước khi mới điều trị được ba tháng, mà bệnh của tôi cần phải nằm ở đây ba năm. Các bác sĩ Trung Quốc ngạc nhiên. Họ làm sao hiểu được ý nghĩ và linh cảm của tôi. Họ làm sao cứu nổi linh hồn tôi. Bác sĩ Hà Nội thương cảm, tiếp tục cho tôi đi Đông Đức chữa. Tôi từ chối. Tôi nghĩ các vết thương hằn sâu trong tôi, hai mảnh đạn nằm trong bộ não của tôi, hệ thần kinh bị tổn thương của tôi, nếu cứ chữa kiểu nằm dài trong các bệnh viện, dù là viện thiên đường của Đông Đức hay Bắc Kinh cũng không ổn. Mình phải tự cứu mình thôi. Tôi xin ra viện, nhờ anh bạn làm một cái chòi sáu mét vuông sau nhà anh ở 105 phố Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội. Nhà của tôi ở Hà Nội trước khi đi chiến trường, nay về đã bị người ta chiếm mất. Tôi ngồi lỳ trong chòi đọc sách và tập Thiền, tự xoa bóp chân tay. Tôi nhớ lại ngày xưa ở làng Hoa Lũy, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An, mẹ dắt tôi đến trường, thầy Phan Khắc Khoan đã dạy chúng tôi những bài tập võ cổ truyền. Tôi đọc sách dưỡng sinh của cụ Nguyễn Văn Hưởng, các sách Thiền, Phật, cụ Nguyễn Khắc Viện dạy tôi tập Thiền và võ quyền… Tôi tự hiểu sức mình, chỗ nào đau, chỗ nào xơ cứng tôi biết, tự tổng hợp các phương pháp và tự rút ra cách tập của riêng mình. Tôi tập thở, nhận năng lượng của đất trời, điều khí lên đầu, xuống chân, tay, phủ tạng… Tôi lấy bàn tay lành vỗ cho tay yếu, vỗ những vết đau khắp toàn thân. Dần dần hơi ấm làm thông những mao mạch li ti, các tế bào được nuôi dưỡng và sống lại. Tôi luôn bị ám ảnh về sự mất trí nên khổ luyện rèn trí não. Tôi luyện đọc sách. Mới đầu đọc lại ca dao, thơ, truyện Kiều, Lục Vân Tiên… sau đọc dần các loại sách nghiên cứu của các học giả Đông Tây kim cổ, đọc Kinh Dịch, Khổng Tử, Lão Tử, triết học phương Đông… Một anh thương binh biết mình tàn nhưng không muốn trở thành kẻ bị xã hội cho là phế, thì phải tự mình cứu mình. Luyện trí nhưng còn phải luyện tâm nữa. Tôi nằm trên giường bệnh buồn đau, khổ cực, cô đơn, nhớ mẹ… Lời mẹ lại về: “Con à, chớ giận. Dỗi thì được, nhưng không được giận. Giận thì sinh oán, sinh thù. Khi người ta gây oán cho mình, mình nhận làm nạn nhân, đừng đánh trả lại”. Mỗi khi đau khổ quá, tôi phải ngồi Thiền, tự xua đi, tự nhủ thầm: “Bất đắc dĩ làm nạn nhân, không bao giờ là kẻ sát nhân. Lấy ân trả oán. Đó là đạo lý làm người. Đời không làm được ân thì đừng gây oán. Không làm phúc cho ai thì đừng gây họa…” Nhờ cách luyện tâm như thế, nên suốt mấy chục năm qua tôi ở căn phòng mười sáu mét vuông này, do một người đi miền Nam thông cảm bán rẻ cho, hằng ngày nghe đủ mọi âm thanh hỗn độn, chát chúa, mà tôi không bị chói tai, nhức óc vì những thứ đó. Tôi đã sống lại từ cái chết. Tôi yêu quí từng thời khắc tôi được làm người. Không để cho cái ác, cái xấu, cái vớ vẩn ngoài đời, đánh gục ngã. Tôi đi tìm cuộc sống của riêng tôi. Tự tính tử vi, Kinh Dịch, tự nghiệm đời mình. Tôi sống với cái đẹp mà tôi từng đam mê, đó là cầm bút. Năm 1973, tôi ngồi trên chòi, hai tay co rúm không cầm được bút. Tôi đọc sách. Khi sức lực khá dần, tôi quyết định gieo chữ. Ký ức sống dậy thanh bình như tia nắng ban mai. Tôi viết “Nhớ nguồn” kể về những con người đẹp tôi gặp ở chiến truờng. Tôi phải lấy dây buộc bút vào giữa ngón tay cái mà viết, khi đau quá thì đọc cho anh em ghi. Gần chục năm khổ luyện, năm 1981 tôi duỗi được tay phải. Từ đó đến nay tôi đã viết hơn hai chục tác phẩm giữa những cơn đau thể xác và nỗi đau tinh thần. Nhưng cây bút chữa lành những vết đau. Tác phẩm của tôi sẽ nói hộ tôi rằng tôi đau như thế nào? Tôi thương như thế nào? Tôi yêu như thế nào? Tôi đã vượt lên cái chết và nỗi đau của thế kỷ XX, của dân tộc, giống nòi Việt Nam và của cả nhân loại như thế nào?... javascript:void(0); Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong lần đến thăm nhà văn Sơn Tùng ...Mấy chục năm qua tôi đã Thiền để tự chống lại bệnh tật, vượt qua tàn phế chừng nào hay chừng ấy. Buổi tối tôi ngủ sớm, khoảng hai giờ sáng ngồi dậy Thiền, ngồi trong tư thế kiết già, bán kiết già, có khi ngồi độc trụ. Tôi nhắm mắt, điều hòa hơi thở và chìm dần trong không gian, thấy trong đầu mình cả một vùng vũ trụ, mênh mông thoáng rộng, sáng dần màu vàng đỏ, tỏa vòng tròn nở ra trên trán. Đấy là linh hồn mình. Một chấm sáng nhỏ tinh khiết, vĩnh hằng đang giao hòa cùng đại vũ trụ, nhận năng lượng, tình yêu thương, sức mạnh, sự tinh khiết, cái đẹp, cái thiện… của tâm linh tối cao, linh hồn tối cao. Trong trạng thái ấy, cơn đau qua đi, nỗi buồn qua đi, mọi tham muốn, sân si cũng tan biến, chỉ còn linh hồn mình kết nối cùng vũ trụ. Tinh khiết. Vĩnh hằng. Tôi tin có một thế giới tâm linh. Mình ngồi thiền, nghĩ đến Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật hiện về, hào quang tỏa quanh, nghĩ đến mẹ cha, mẹ cha mình về, như ngày xưa mẹ bảo: “Con ơi! Có thần trên hai vai, chớ có làm điều ác với ai, chớ có lấy cắp của ai cái gì.” Tôi Thiền để tự chữa vết thương tái phát bằng cách điều khí đến chỗ đau. Có lần vết thương chảy máu xuống cổ áo mà tôi không biết đau. Máu lại khô. Tôi hiểu được tại sao các đạo nhân tự thiêu mà không đau đớn, vì họ đã Thiền tới cao siêu, kiềm chế được cái đau thể xác. Tôi kiên nhẫn điều khí, xoa vỗ, mười một năm, cánh tay phải co lên ngực, nay duỗi được, vung lên hạ xuống bình thường, bàn tay mềm, quay cầm được. Tôi điều khí lên vùng chẩm, vùng não còn găm hai mảnh đạn, kiềm chế đau và kiềm chế những cơn kích động thần kinh, đập phá, cơn ngã bất thần. Trước đây, mỗi khi nghe tiếng sét, tiếng người ầm ĩ, tiếng bát đũa, xoong chảo xô đập là tôi ngã, và lên cơn kích động thần kinh. Nhờ thiền, từ năm 1988 đến nay, tôi không hề bị các thứ tiếng inh tai, nhức óc ấy quật ngã... Nguồn tin: www.sangdaotrongdoi.vn1 like