• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/07/2013 in all areas

  1. Trung Quốc hậm hực Nga-Việt bắt tay trên Biển Đông Cập nhật lúc 10:33, 15/07/2013 (ĐVO) - Ngày 12/7, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) lên tiếng chỉ trích Nga khi mới đây nước này đã ký kết hợp tác về dầu khí với Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang ngày càng gay gắt. "Nga hợp tác với TQ khi có cùng lợi ích, phần "đối thủ" nhiều hơn "đồng minh", Nga còn hợp tác dầu khí với Việt Nam, im lặng trong tranh chấp Biển Đông" là bình luận của tờ Thời báo Hoàn Cầu mới đây. Thời báo của Trung Quốc cũng trích dẫn một số thông tin trên tờ International Herald Tribune đăng bài viết nhan đề "Quan hệ đối tác hết sức thận trọng giữa Trung-Nga" của tác giả Jefferey Mankoff. Theo đó,trong những năm gần đây, Trung-Nga đã có sự cải thiện quan hệ, thương mại giữa hai nước mở rộng, gặp gỡ lãnh đạo tăng lên... Moscow và Bắc Kinh cho rằng, hai nước là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tuy nhiên hợp tác này của họ về cơ bản lại mang tính chiến thuật. Tập trận chung Nga-Trung trên Biển Nhật Bản Lập trường nhìn nhận thế giới của hai bên hoàn toàn khác nhau. Trung Quốc đang trỗi dậy, nền kinh tế kiểu xuất khẩu phát triển nhanh chóng, khát vọng giành lấy lợi ích từ toàn cầu hóa. Còn Nga là một quốc gia dầu mỏ trì trệ, muốn tự đoạn tuyệt với lực lượng cải cách. Mục đích Moscow thổi phồng quan hệ đối tác với Bắc Kinh chủ yếu để chứng minh với các nước khác rằng Nga vẫn quan trọng, trong khi Trung Quốc thì coi họ là một phương thức giá rẻ an ủi Nga. Hai nước thiếu mục tiêu chung, hợp tác giới hạn ở những điểm trùng lặp lợi ích (như tăng thương mại). Ở những điểm quan trọng nhất của hai nước, phần "đối thủ" giữa Nga-Trung nhiều hơn phần "đồng minh". Chẳng hạn ở Đông Nam Á, yêu cầu lãnh thổ mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với Biển Đông thúc đẩy Washington đưa hợp tác an ninh với các quốc gia khu vực đi vào chiều sâu. Hoàn Cầu cho rằng: "Điều gây thất vọng cho Bắc Kinh là, Moscow vẫn giữ thái độ lặng im đối với tranh chấp trên, Công ty Năng lượng Nga thậm chí ký kết thỏa thuận với Việt Nam, khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông" - nơi Trung Quốc tham lam tuyên bố hầu hết chủ quyề, tự cho Biển Đông là ao nhà của mình. Nga-Trung tiến hành diễn tập "Liên hợp trên biển-2013" từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 7 năm 2013 Ở Trung Á, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc dần đẩy Nga sang một bên. Trung Quốc đầu tư xây dựng đường ô tô, đường sắt và đường ống mới, làm cho Trung Á càng rơi sâu vào vòng tay của Trung Quốc. Năm 2012, ngoài Uzbekistan, thương mại với Trung Quốc của các nước Trung Á đều nhiều hơn thương mại với Nga. Động thái kêu gọi xây dựng đồng minh Âu-Á của Moscow chủ yếu là ngăn chặn kinh tế các nước Trung Á nghiêng về Bắc Kinh. Hợp tác giữa quân đội hai nước Nga-Trung chỉ có thể nói là ngẫu nhiên, loại hợp tác này không thể làm thay đổi sự thực là sự tự tin của Trung Quốc khiến cho Nga lo ngại không kém gì sự lo ngại của Mỹ. Các tướng lĩnh Quân đội Nga thừa nhận coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng, tuy chính thức tiếp tục nhấn mạnh đến mối đe dọa của Mỹ và NATO. Điều duy nhất làm cho Nga-Trung cảm thấy thực sự đứng cùng nhau là hai nước đều cho rằng trật tự quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là do Mỹ thiết kế, ngăn cản hai nước được hưởng vị thế, đồng thời làm cho Washington làm mưa làm gió. Nga-Trung cảm thấy mình bị gạt ra ngoài, cảm giác này thúc đẩy họ ủng hộ các cơ chế mới như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS. ===============Bài viết này thì nội dung không có gì. Nhưng chính cái "còm" của ai đó thật xuất sắc,về phần nói về nước Nga.
    1 like
  2. Toàn cảnh vụ chuyển "hung thần chiếm đảo" của Mỹ đến Nhật Thứ Sáu, 19/07/2013, 19:19 [GMT+7] (ĐVO) - Đúng 3 ngày sau tin Mỹ chính thức chuyển thêm máy bay quân sự Osprey những hình ảnh đầu tiên mới được công bố... Theo đó, hầu hết các trang mạng quân sự của TQ đều đăng tải những hình ảnh này kèm với lời binh luận về mối quan ngại khi “hung thần chiếm đảo“ xuất hiện ngày càng nhiều tại sát TQ. Việc bổ sung thêm 12 máy bay Osprey đến Okinawa, Nhật Bản và dự định trong tương lai gần số lượng sẽ còn tăng thêm khi Tokyo đã thông qua việc chấp thuận để Osprey được phép đồn trú tại quốc gia này sẽ khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy lo ngại, đặc biệt là Triều Tiên và TQ. Hiện tại Mỹ cũng đang có 12 chiếc Osprey tại Nhật với lô hàng trên thì Mỹ sẽ có 24 chiếc đồn trú thường xuyên ở Nhật để tạo ra sức mạnh tấn công chớp nhoáng phủ đầu đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào, nhiều chuyên gia phân tích còn khẳng định việc tăng lượng máy bay tấn công Osprey của Mỹ sẽ tạo thành cánh tay nối dài tầm kiểm soát của Washington trên biển Thái Bình Dương. Dù nhiều lần khẳng định quan điểm của mình trong việc Mỹ triển khai Osprey tới Nhật, nhưng phải đến ngày thứ 3 sau quyết định điều chuyển bổ sung thêm Osprey tới Nhật, Bắc Kinh mới chịu lên tiếng. Trên trang quân sự chinamil, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Vệ Kiệt khẳng định, Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị do vậy việc Mỹ triển khai loại máy bay này tại khu vực Đông Bắc Á đã tạo nên sự bất ổn trong khu vực hơn là bảo đảm an ninh cho Nhật. Tờ CNJ của TQ còn phân tích thêm, trong các cuộc tập trận chiếm đảo trước đây của quân đội Nhật, với sự hỗ trợ của lực lượng trực thăng thì phải mất từ 60 đến 70 phút mới có thể hoàn thành bài diễn tập, nhưng chỉ với sự hỗ trợ của 5 chiếc Osprey trong cuộc diễn tập gần đây nhất, thời gian chiếm đảo của Nhật đã được cải thiện rút ngắn xuống còn một nửa. Lý giải cho điều này, báo chí TQ cho rằng, Osprey được thiết kế đa năng vừa có thể tấn công từ trên không, vừa có thể rải quân số lượng lớn trên bất kỳ địa hình này, hơn thế do tốc độ bay tốt hơn trực thăng nhiều lần nên rất khó cho hệ thống phòng không có thể hạ gục được “hung thần chiếm đảo“ Cũng theo chuyên gia Lý Vệ Kiệt phân tích, trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Đó là điều hết sức nguy hiểm. Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể sử dụng Osprey, điều này lý giải tại sao báo chí TQ cho rằng trong bán kính 1.600km tính từ Okinawa được xem là vùng nguy hiểm đối với TQ. Trên thực tế theo tờ Ausdefence của Úc nhận định thì Osprey mới là nỗi lo thực sự của Bắc Kinh chứ không phải là những chiến hạm hạng năng hay tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu sân bay của Mỹ, bởi hiện chỉ có Osprey mới đang thực sự áp sát TQ và tạo ra mối nguy thực sự đối với kế sách biển đảo của nước này. Hình ảnh 12 chiếc Osprey của Mỹ được chuyển lên tàu vận tải vào ngày 16/7 để chuyển đến Nhật. Theo dự kiến chậm nhất lô hàng này sẽ tới Nhật vào ngày 27/7 và như vậy trong tháng 8 Mỹ sẽ hoàn thành việc biên chế chính thức 24 chiếc Osprey của mình tại Nhật hình thành nên sức mạnh “răn đe“ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á. ============================= Sự kiện này là một trong những dấu ấn cho sự xác định của Lão Gàn rằng: "Canh bạc cuối cùng" sẽ không bao giờ kết thúc ở Biển Đông , mà là ở biển Hoa Đông. Ở biển Đông chắng có cái Osprey nào cả. Ngoại trừ sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này. Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Ngay cả tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình cũng chỉ là thứ vũ khí hạng hai chứ không bao giờ là đòn đầu tiên - mặc dù nó không phải là vũ khí nguyên tử - chưa nói đến mấy cái Osprey này. Bởi vì - nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh - thì bất cứ một hành vi chiếm đảo nào, cũng chỉ là cái cớ để cuộc chiến xảy ra. Khi "canh bạc cuối cùng" - nếu phải kết thúc bằng một cuộc chiến, như là một định mệnh đã an bài - thì - vấn đề chỉ còn là một cái cớ nào đó tạm gọi là "hợp lý".
    1 like
  3. Toàn cảnh vụ chuyển "hung thần chiếm đảo" của Mỹ đến Nhật Thứ Sáu, 19/07/2013, 19:19 [GMT+7] (ĐVO) - Đúng 3 ngày sau tin Mỹ chính thức chuyển thêm máy bay quân sự Osprey những hình ảnh đầu tiên mới được công bố... Theo đó, hầu hết các trang mạng quân sự của TQ đều đăng tải những hình ảnh này kèm với lời binh luận về mối quan ngại khi “hung thần chiếm đảo“ xuất hiện ngày càng nhiều tại sát TQ. Việc bổ sung thêm 12 máy bay Osprey đến Okinawa, Nhật Bản và dự định trong tương lai gần số lượng sẽ còn tăng thêm khi Tokyo đã thông qua việc chấp thuận để Osprey được phép đồn trú tại quốc gia này sẽ khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy lo ngại, đặc biệt là Triều Tiên và TQ. Hiện tại Mỹ cũng đang có 12 chiếc Osprey tại Nhật với lô hàng trên thì Mỹ sẽ có 24 chiếc đồn trú thường xuyên ở Nhật để tạo ra sức mạnh tấn công chớp nhoáng phủ đầu đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào, nhiều chuyên gia phân tích còn khẳng định việc tăng lượng máy bay tấn công Osprey của Mỹ sẽ tạo thành cánh tay nối dài tầm kiểm soát của Washington trên biển Thái Bình Dương. Dù nhiều lần khẳng định quan điểm của mình trong việc Mỹ triển khai Osprey tới Nhật, nhưng phải đến ngày thứ 3 sau quyết định điều chuyển bổ sung thêm Osprey tới Nhật, Bắc Kinh mới chịu lên tiếng. Trên trang quân sự chinamil, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Vệ Kiệt khẳng định, Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị do vậy việc Mỹ triển khai loại máy bay này tại khu vực Đông Bắc Á đã tạo nên sự bất ổn trong khu vực hơn là bảo đảm an ninh cho Nhật. Tờ CNJ của TQ còn phân tích thêm, trong các cuộc tập trận chiếm đảo trước đây của quân đội Nhật, với sự hỗ trợ của lực lượng trực thăng thì phải mất từ 60 đến 70 phút mới có thể hoàn thành bài diễn tập, nhưng chỉ với sự hỗ trợ của 5 chiếc Osprey trong cuộc diễn tập gần đây nhất, thời gian chiếm đảo của Nhật đã được cải thiện rút ngắn xuống còn một nửa. Lý giải cho điều này, báo chí TQ cho rằng, Osprey được thiết kế đa năng vừa có thể tấn công từ trên không, vừa có thể rải quân số lượng lớn trên bất kỳ địa hình này, hơn thế do tốc độ bay tốt hơn trực thăng nhiều lần nên rất khó cho hệ thống phòng không có thể hạ gục được “hung thần chiếm đảo“ Cũng theo chuyên gia Lý Vệ Kiệt phân tích, trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Đó là điều hết sức nguy hiểm. Trong chuyển trường tầm xa, các máy bay trực thăng của Mỹ như CH-53 Super Stallion và CH-46 Sea Knight không thể một mình bay đến đích, mà chỉ có thể sử dụng Osprey, điều này lý giải tại sao báo chí TQ cho rằng trong bán kính 1.600km tính từ Okinawa được xem là vùng nguy hiểm đối với TQ. Trên thực tế theo tờ Ausdefence của Úc nhận định thì Osprey mới là nỗi lo thực sự của Bắc Kinh chứ không phải là những chiến hạm hạng năng hay tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu sân bay của Mỹ, bởi hiện chỉ có Osprey mới đang thực sự áp sát TQ và tạo ra mối nguy thực sự đối với kế sách biển đảo của nước này. Hình ảnh 12 chiếc Osprey của Mỹ được chuyển lên tàu vận tải vào ngày 16/7 để chuyển đến Nhật. Theo dự kiến chậm nhất lô hàng này sẽ tới Nhật vào ngày 27/7 và như vậy trong tháng 8 Mỹ sẽ hoàn thành việc biên chế chính thức 24 chiếc Osprey của mình tại Nhật hình thành nên sức mạnh “răn đe“ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á. ============================= Sự kiện này là một trong nhưng dấu ấn cho sự xác định của Lão Gàn rằng: "Canh bạc cuối cùng" sẽ không bao giờ kết thúc ở Biển Đông , mà là ở biển Hoa Đông. Ở biển Đông chắng có cái Osprey nào cả. Ngoại trừ sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này. Lão Gàn cũng cần phải nhắc lại rằng: Ngay cả tàu ngầm hạt nhân, tên lửa hành trình cũng chỉ là thứ vũ khí hạng hai chứ không bao giờ là đòn đầu tiên - mặc dù nó không phải là vũ khí nguyên tử - chưa nói đến mấy cái Osprey này. Bởi vì - nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng một cuộc chiến tranh - thì bất cứ một hành vi chiếm đảo nào, cũng chỉ là cái cớ để cuộc chiến xảy ra.
    1 like
  4. 2015 Ất Mùi tốt hơn 2014 Giáp Ngọ, nhưng tốt nhất chính là 2016 Bính Thân. Thân mến.
    1 like