• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/07/2013 in all areas

  1. Giải phẫu đường chỉ tay để "thay đổi số mệnh" (NLĐO)- Số ca giải phẫu tái tạo đường chỉ tay đang gia tăng tại Nhật Bản, Hàn Quốc do người dân tin rằng điều này có thể cải biến số mệnh. Nam giới muốn cải tạo đường chỉ tay về tiền tài, còn phụ nữ lại về tình yêu Nhiều người dân châu Á tin rằng chỉ tay là yếu tố trời sinh thể hiện vận mệnh con người. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn sự giàu có, thành đạt và trường thọ đã cố gắng giải phẫu để thay đổi số phận của mình. Tờ báo của Anh Daily Beast ghi nhận trong 5 tháng đầu năm 2011, một cơ sở giải phẫu thẩm mỹ ở Nhật Bản đã thực hiện 37 ca phẫu thuật như vậy. Hiện giá phẫu thuật cải tạo chỉ tay tại cơ sở thẩm mỹ Shonan vào khoảng 21 triệu đồng nhưng cơ sở đã ngưng quảng cáo dịch vụ này do không đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Trong ca mổ cải tạo chỉ tay, bác sĩ phẫu thuật dùng dao mổ điện vạch vết bỏng trên bàn tay của người có nhu cầu, tạo thành vết sẹo dài giống như đường chỉ tay. 21 triệu đồng cho một ca phẫu thuật cải tạo đường chỉ tay trong vòng 15 phút BS Matsuoka - người từng thực hiện 20 ca mổ - cho biết: “Nếu bạn muốn tạo đường chỉ tay bằng tia laser, vạch mổ rất mau lành nên đường chỉ tay sẽ không rõ. Bạn phải sử dụng dao mổ điện và có chủ ý run tay vì đường vạch chỉ tay không bao giờ thẳng tắp. Đó không phải là ca mổ khó nhưng phải làm cho đúng. Thường thì ca mổ kéo dài khoảng 10-15 phút, trong đó có 5-10 đường chỉ được thay đổi”. Một số người vẽ sẵn chỉ tay muốn tái tạo cho phẫu thuật viên vạch theo như ý muốn của họ. Thông thường, nam giới muốn cải tạo đường chỉ về tiền tài, nữ muốn cải tạo đường tình duyên. Ngoài ra còn có và những phần khu vực trên bàn tay như đường trái tim, đường sinh mệnh, đường thành công, đường sức khỏe, vòng sao thổ, vòng sao kim… BS Matsuoka tiết lộ ông đã vạch đường tình duyên cho một phụ nữ độc thân và sau đó nhận được thư báo tin người này lấy chồng. Tuy nhiên, giới chuyên môn xem chỉ tay tỏ ra nghi ngờ hiệu quả cải tạo số phận của cách làm này. Chuyên gia đọc chỉ tay tại London Subodh Gupta nói: “Tôi rất ngạc nhiên về cách làm này, phẫu thuật vô ích vì không thay thế được đường chỉ tay. Nếu muốn mạnh khỏe nên tập thể dục. Tôi từng thấy đường chỉ sức khỏe của một người thay đổi sau 6 tháng tập yoga”. Một số nhận xét trong thuật xem chỉ tay Nếu đường trái tim bắt đầu dưới ngón trỏ, bạn hạnh phúc trong đời sống tình yêu Nếu trái tim bắt đầu dưới ngón giữa bạn thường nghĩ đến lợi ích bản thân khi yêu Nếu đường trái tim quá ngắn, bạn là người ít quan tâm đến tình yêu Nếu đường trái tim gợn sóng, bạn có nhiều người yêu Đường cuộc sống (Line of Life): Nếu đường này gần với ngón cái, bạn là người ít nghị lực, đậm và to là người nhiều nghị lực Nếu đường này đổ xuống và cong, bạn là người mạnh mẽ và phấn khích Nếu đường này gần rìa bạn tay, bạn nên thận trọng trong quan hệ với người khác Nếu đường này dài và sâu, người có sinh khí bên trong mạnh mẽ và ngắn và cạn là người dễ bị người khác tác động. Tr. Lâm (Theo Daily Mail)
    1 like
  2. Hình xăm là 1 cách can thiệp vào hình tướng. Không nhất thiết phải xăm hình, chị em hay xăm lông mày, xăm mắt, xăm môi cũng đã có những chuyển biến về hình tướng rồi!
    1 like
  3. Em xin phép Anh Thiên Luân cho e góp ý với anh HMB vài điều, có gì Anh chỉ bảo cho em ạ Chào anh HMB. Duyên xin góp ý với Anh vài điều. Tuổi chồng: QUý Hợi, mạng Hỏa (theo Lạc Việt) Tuổi vợ: Kỷ tỵ mạng Mộc Thiên can Vợ khắc chồng, nhưng ở hậu thiên thì Quý phá Kỷ---> trung bình. Thân Mạng: Vợ dưỡng chồng--->rất tốt. Địa chi: Tỵ - Hợi xung. Nhìn chung 2 tuổi này trên mức trung bình, vợ chiều chồng, vợ chồng hợp ý nhưng thi thoảng cãi nhau do tỵ - hợi xung, nhưng sau đó lại làm lành nhanh, vợ chồng làm gì mà đến nỗi một trong 2 người chết, Anh yên tâm đi sách tàu nói không đúng đâu. Nếu đúng như sách tàu nói thì trên thế giới này có bao nhiêu đôi như anh chị lấy nhau đều chết hay sao? chưa kể những đôi khác. Vô lý ngay từ thực tế. Nhưng tuổi Hợi phạm tam tai cho đến 2016 mới hết, nên trong 3 năm nay không nên cưới vợ. Nhưng nếu tình hình bắt buộc phải cưới thì phải làm như Anh Thiên Luân chỉ dẫn: là không rước dâu, không lên đèn, không bái gia tiên 2 bên chỉ tổ chức gặp mặt liên hoan,đăng ký kết hôn, nhưng đây chỉ là cách giảm nhẹ cái xấu mà thôi. Thân mến!
    1 like
  4. Mọi hành vi của họ đều mang tính ứng phó chắp vá.Các chuyến công du của ngài Tập Cận Bình vừa qua chỉ nhận được sự cam kết ủng hộ "hòa bình thế giới" nói chung. Video: Hàng ngàn người dân Trung Quốc bao vây Bí thư huyện Thứ tư 17/07/2013 07:55 (GDVN) - Hôm 15/7 khi người dân huyện Thần Mộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc nghe tin Lôi Chính Tây, Bí thư huyện này được điều động làm Chánh văn phòng Thị ủy Du Lâm thì đã có hàng chục ngàn người bức xúc bao vây trụ sở huyện ủy. Hàng ngàn người dân Trung Quốc bao vây xe Bí thư huyện ủy Thần Mộc, Thiểm Tây Đài Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 17/6 đưa tin, hôm 15/7 khi người dân huyện Thần Mộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc nghe tin Lôi Chính Tây, Bí thư huyện này được điều động làm Chánh văn phòng Thị ủy Du Lâm thì đã có hàng chục ngàn người bức xúc bao vây trụ sở huyện ủy. Những người bao vây trụ sở huyện ủy Thần Mộc, Thiểm Tây cho rằng trong 3 năm giữ ghế Bí thư, Lôi Chính Tây không những tham ô 60 tỉ nhân dân tệ công quỹ dành cho phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế mà còn để lại khoản nợ 30 tỉ nhân dân tệ. Hôm 15/7 Lôi Chính Tây lại trống rong cờ mở định đi nhậm chức mới khiến những người dân địa phương bức xúc hò nhau kéo lên bao vây trụ sở huyện ủy Thần Mộc ngăn chặn ông Bí thư đi nhậm chức. Lôi Chính Tây, Bí thư huyện Thần Mộc, Thiểm Tây, Trung Quốc Hàng trăm nhân viên công an và Cảnh sát vũ trang chống khủng bố được điều động đến địa bàn để duy trì an ninh. Tờ Nhân Dân nhật báo ngày 16/7 cho biết tình hình trật tự trị an ở Thần Mộc, Thiểm Tây đã ổn định, một số "thành phần gây rối" đã bị bắt tạm giam chờ xử lý. Đã có 4 người "tung tin đồn" bị bắt, tờ báo nói có khoảng trăm người dân bị kích động tụ tập trước cổng huyện ủy trong khi các kênh truyền thông khác cho biết con số lên tới hàng ngàn người. Tờ báo này cũng trích dẫn tuyên bố chính thức của huyện ủy Thần Mộc phủ nhận tin đồn Lôi Chính Tây tham ô công quỹ, ông Tây vẫn là Bí thư huyện này và hiện tại không có chuyện điều động chuyển công tác khác. Hồng Thủy (Nguồn: Phượng Hoàng, Nhân Dân nhật báo) ========================== Sự kiện này cho thấy mâu thuẫn xã hội của Trung Quốc đã lên cao độ. Nhưng họ đã bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề xã hội. Việc hướng dư luận ra ngoài biên giới Tàu với tinh thần Đại Hán là một trò chơi nguy hiểm. Vì chỉ cần các quốc gia bị tranh chấp tỏ ra cứng rắn thì mục tiêu sẽ thất bại. Tất nhiên kèm theo đó là hậu quả không lường trước được do mâu thuẫn nội bộ không được giải quyết. Điểm mặt những nước có học giả tham gia vào cái gọi là "Cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận văn hiến Việt thì Hoa Kỳ góp 1 ông, Pháp vài người, Anh có BBC (Vốn là những đồng minh thân cận truyền thống của Hoa Kỳ), còn Tàu thì khá đông đấy! Phối hợp đẹp nhỉ?
    1 like
  5. Đáng nhẽ ra, Lão Gàn đưa bài này vào "chém gió" ở topic "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi....", nhằm chứng tỏ những giá trị của hệ thống Lý học Việt với khả năng tiên tri. Mặc dù chỉ qua một sự kiện thể hiện rất mờ nhạt,là cặp câu đối hoành phi trên một chiếc tàu hải giám của Tàu. http://diendan.lyhoc...-long-dang-phi/ Nhưng say xỉn thế nào lại quăng vào đây. Âu cũng là cái số. Nhưng chỉ qua bài viết này lại thấy rõ hơn tầm nhìn và khả năng của các học giả Tàu, cũng chỉ thuộc dạng "Ở trần đóng khố" với thứ tư duy thời "liên minh bộ lạc"... Nhưng qua đó mới thấy rằng: Định mệnh không chỉ là kết quả tương tác từ bên ngoài, mà cả từ những giá trị và khả năng tư duy của chính con người, hoặc cộng đồng người. Những sai lầm vì dốt nát cũng chẳng khác gì bị xỏ mũi. Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. ============================ Báo TQ lo Mỹ - Nhật 'hợp tung liên hoành' bao vây 15:13 | 15/07/2013 TPO- Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ đang 'bơm' thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc... Tờ Nam phương nhật báo của Trung Quốc vừa có bài nhận định về cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển, cho rằng: Tranh chấp lãnh thổ trên biển: Cảnh giác Mỹ bị Nhật Bản kéo xuống bùn lầy. Nhật Bản và Philipines đang triển khai hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ các hòn đảo ở xa, lãnh hải và bảo vệ quyền và lợi ích trên biển. Đối với những hành động mà quân đội Philipines thực thi, quân đội Nhật Bản sẽ hợp tác hết mình. Philippines và Nhật Bản sẽ tăng cường giao lưu trong lĩnh vực tình báo và kỹ thuật quân sự, tăng cường sự hợp tác chiến lược quân sự giữa hai nước. Philippines cho phép Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản sử dụng cảng khẩu của nước này… Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã sang thăm Philippines và có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đồng thời đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng. Nhật đang nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự thời gian gần đây. Ảnh: Dàn chiến hạm tối tân của Nhật diễu binh và thao diễn trên biển. Mặc dù Itsunori Onodera cho biết, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Philippines không nhằm vào bất cứ quốc gia này, nhưng gần như ai cũng biết, Tokyo và Manila đang tăng cường hợp tác quân sự để chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc. “Nhật Bản đang xây dựng một khung chiến lược lấy Mỹ làm hậu thuẫn, liên kết với Philippines hòng chiếm lấy ưu thế chiến lược trên vấn đề tranh chấp biển Đảo ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản”. Ông Lưu Giang Dũng – chuyên gia các vấn đền Nhật Bản của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong vấn đề an ninh của khu vực Đông Á. “Hợp tung, liên hoành ” bao vây Nhìn một cách tổng thể chính sách ngoại giao của thủ tướng Shinzo Abe, tăng cường hợp tác quân sự với Philippines chỉ là một khâu trong chính sách bao vây Trung Quốc của Tokyo. Trong thời kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Aso Taro đã từng đề ra chính sách ngoại giao lấy giá trị quan làm nền tảng, tức cùng các quốc gia tư bản tự do, dân chủ thiết lập “vòng cung tự do và phồn vinh”, bao vây, cô lập Trung Quốc. Hiện tại có dấu hiện cho thấy, ông Shinzo Abe có ý định tiếp tục chính sách này. Phương tâm “vòng cung tự do và phồn vinh” được cựu ngoại trưởng Nhật Bản Aso Taro đưa ra vào năm 2006. Ông Aso Taro nêu rõ phương châm cần liên kết các quốc gia dân chủ mới nổi ở vòng ngoài đại lục Âu - Á để triển khai chiến lược ngoại giao. Theo phương châm này, Nhật Bản – quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á cần bắt tay với các nước, trước hết lấy Đông Bắc Á làm điểm khởi đầu, sau đó là các nước Đông Nam Á, bao gồm 3 nước “CLV” – Campuchia, Lào và Việt Nam. Tiếp đó là Ấn Độ, Afghanistan và “các nước Trung Á – nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng của thế giới”, bao gồm Qazaqstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan, ngoài ra còn nhóm các nước được gọi là “GUAM”: Georgia, Ukraina, Azərbaycan, Moldova. Tiếp theo đó là Lithuania, Romania và 4 nước Trung Âu gồm Séc, Hungary, Ba Lan, Slovernia. “Để gốc rễ dân chủ ăn sâu vào các quốc gia nằm ở vòng ngoài đại lục Âu Á và duy trì sự ổn định trong , Nhật Bản muốn thông qua nhiều sự viện trợ đa cấp độ để tăng cường mối quan hệ với họ và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước châu Âu, Mỹ và NATO. Nhật đang tăng cường quan hệ quốc phòng với hàng loạt quốc gia để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh, bên phải) tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật biển quốc tế về tranh chấp chủ quyền biển, đảo Và chính sách “ngoại giao giá trị quan” mà thủ tướng Shinzo Abe áp dụng kể từ khi lên nắm quyền cũng phù hợp với chiến lược “vòng cung tự do và phồn vinh”. Vị thủ tướng này sau khi lên nắm quyền đã sang thăm 10 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, một số nước châu Á và Trung Đông, ngoài ra còn tổ chức hội đàm lãnh đạo cấp cao ở Tokyo và Ấn Độ để cực lực tuyên truyền cho chính sách “ngoại giao giá trị quan”. Ông Lữ Diệu Đông – chuyên gia Viện nghiên cứu Nhật Bản của Trung Quốc cho biết, Đông Á được các chính khách Nhật Bản coi là chiến trường chủ đạo của “ngoại giao giá trị quan”. Tại Đông Bắc Á, ông Shinzo Abe cửa đặc phái viên sang Hàn Quốc, dùng cái gọi là “giá trị quan chung” để lôi kéo Hàn Quốc. Tại Đông Nam Á, trên cương vị phó thủ tướng, ông Aso Taro đã có chuyến công du sang Myanma – quốc gia đang ở trong quá trình “cải cách dân chủ”, tuyên bố miễn giảm khoản nợ khổng lồ; Ông Shinzo Abe còn lựa chọn các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan để sang thăm và phát biểu “5 nguyên tắc ngoại giao Đông Nam Á”, tuyên truyền chiến lược “ngoại giao giá trị quan” cho mình; Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sang thăm Philippines, đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác quân sự với quốc gia này. Ngoài ra, Nhật Bản còn mong muốn kết hợp với cái gọi là các quốc gia dân chủ có giá trị quan chung để hình thành nên liên minh đối tác hải dương mang tính toàn cầu và lấy đó để đối phó với các hoạt động “bảo vệ quyền lãnh thổ chính đáng” của Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. “Thực ra, sở dĩ Nhật Bản liên tiếp gây ầm ĩ trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku là do bắt nguồn từ sự thay đổi của tình hình trong và ngoài Nhật Bản” - Lưu Danh Dũng nhận định. Thứ nhất, do chịu sức ép của trong và ngoài nước, các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn nếu vẫn đi viếng đền Yasukuni như cựu thủ tướng Koizumi Junichiro, điều này dẫn đến sự bất mãn của các thế lực cánh hữu Nhật Bản. Trước tình hình này, họ đã coi đảo Điếu Ngư/Senkaku là một chủ đề mới, cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản, lấy đó mở rộng sự tồn tại của mình nhằm ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Nhật Bản. Thứ hai, vài năm trở lại đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, kinh tế Nhật Bản tiếp tục trên đà suy yếu, điều này khiến người Nhật Bản cảm thấy “rất không thoải mái”, một số phần tử cánh hữu lấy đó để thổi lên cái gọi là “mối đe dọa từ phái Trung Quốc”, gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng. Thứ ba, do mấy năm trở lại đây nghị trường Nhật Bản không ổn định, thủ tướng thay đổi liên miên, cánh hữu Nhật Bản lợi dụng sự tiện lợi của mạng Internet để cổ súy tinh thần chống lại Trung Quốc trong dân chúng Nhật Bản. Thứ tư, về mặt quốc tế, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary cũng đã từng nhiều lần cam kết với Nhật Bản, vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku thích hợp áp dụng điều 5 trong Hiệp ước bảo vệ an ninh Nhật - Mỹ, để Nhật Bản hiểu lầm, tưởng rằng có Mỹ làm hậu thuẫn nên càng được đà lấn tới. Những biến đổi của tình hình trong nước Nhật Bản và chính sách khuynh hữu của thủ tướng Shinzo Abe đã khiến Nhật Bản ngày càng trở thành nhân tố bất xác định trong các vấn đề an ninh ở khu vực Đông Á. Lo sợ Mỹ xoay trục “Trong vấn đề biển Đông và đảo Điếu Ngư/Senkaku, Mỹ không muốn bày tỏ thái độ ủng hộ bên nào, mặc dù Nhật Bản và Philippines là đồng minh của chúng tôi, nhưng khi họ áp dụng những hành động quá khích, Mỹ đã cảnh cáo họ một cách nghiêm túc”. Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy đã phát biểu như vậy khi tham gia Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ hai. Ông J. Stapleton Roy tiết lộ, khi cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough diễn ra căng thẳng nhất, “Mỹ đã cảnh cáo Philippines bằng hình thức kín đáo của riêng mình”, không cho phép quốc gia này thăm dò dầu khí ở khu vực xung quanh đảo Hoàng Nham/ bãi cạn Scarborough, vì nó sẽ khiến căng thẳng giữa hai bên leo thang. Với tình hình như hiện nay, muốn duy trì sự ổn định trong khu vực, Mỹ sẽ kiểm soát các hành vi quá khích của Nhật Bản và Philippines. Chuyên gia Lưu Giang Vĩnh cho rằng: “Cần đề phòng Nhật Bản quay trở lại với con đường chủ nghĩa quân phiệt phù hợp với lợi ích của Mỹ, làm thế nào để Nhật Bản không trở thành mối đe dọa về an ninh của khu vực Đông Á, sức mạnh của Mỹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng”. Lưu Giang Vĩnh nhận định. Trong khi hiện tại, những hành vi khiêu khích của Philippines, Nhật Bản đối với Trung Quộc thực ra đều bắt nguồn từ sự phán đoán của họ đối với chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ. Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc J. Stapleton Roy cũng đã giải thích rằng “chính sách này không nhằm vào Trung Quốc”. Trước hết ông Stapleton Roy đã giải thích những phán đoán chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Thứ nhất, sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Trung Quốc là rất hợp tình hợp lý, điều này giúp cho Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ tốt hơn, bất kỳ ai đều không có quyền nói ra nói vào. Thứ hai, Trung Quốc không phải là Liên Xô, sự phát triển hòa bình của Trung Quốc đều khiến các nước láng giềng và cả khu vực được hưởng lợi, gần như không quốc gia nào muốn lựa chọn một trong hai phe theo Mỹ hoặc Trung Quốc. Đối với chính sách “tái cân bằng châu Á”, ông J. Stapleton Roy cho rằng thực ra chính sách này là để các nước đồng minh, đối tác chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương không nên mất lòng tin vào Mỹ, vấn đề then chốt của chiến lược này là duy trì thân phận “người có hành vi có ý nghĩa” của Mỹ ở khu vực Đông Á. Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu, cùng với đó, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc lại tăng lên, “Lúc ấy, có người đặt câu hỏi rằng liệu Mỹ có rút quân khỏi khu vực Đông Á hay không, nếu Mỹ rút rồi thì lời cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh sẽ rất khó thực hiện, Mỹ cũng sẽ trở thành quốc gia không đáng tin cậy”. Trước tình hình này, Mỹ đã đề ra chính sách “Trở lại châu Á”, “Tái cân bằng châu Á”. “Trong chính sách nói, 60% lực lượng hải quân, không quân của Mỹ sẽ được bố trí ở châu Á - Thái Bình Dương, thực ra về cơ bản Mỹ đã làm điều này từ lâu, chỉ thiếu chút xíu mà thôi, rất nhiều sự bố trí binh lực đều không liên quan gì đến Trung Quốc. Trung Quốc rất lo lắng trước chính sách xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trước những lời phát ngôn này của ông J. Stapleton Roy, giáo sư Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại trường Đại học Thanh Hoa cho biết, Mỹ muốn ổn định cục diện châu Á – Thái Bình Dương là để giữ vững vai trò chủ đạo của quốc gia này tại khu vực này, Mỹ không muốn cục diện này bị Trung Quốc thay đổi. Đối với Trung Quốc, chính sách này không gây ra mối đe dọa trực tiếp về mặt an ninh, sự ảnh hưởng đối với Trung Quốc là gián tiếp. Nó kích thích các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có những tranh chấp về mặt an ninh với Trung Quốc, khiêu khích trước những lợi ích về mặt an ninh đối với Trung Quốc, điển hình nhất là Philippines. “Hay nói cách khác, chính sách này đã phát huy vai trò “bơm” thêm lòng dũng cảm cho các quốc gia này, nhưng vấn đề này nếu lòng dũng cảm bị bơm lên quá to, rất có thể sẽ xuất hiện cục diện chó cắn đuôi, đuôi cắn chó, Mỹ cần cẩn trọng các nước có liên quan sẽ lôi cả Mỹ vào mớ bòng bong này”. “Trước vấn đề này, Mỹ cũng hiểu rất rõ, bơm thêm lòng dũng cảm cho mấy nước đồng minh của Mỹ, gây hấn ở khu vực xung quanh Trung Quốc, làm suy yếu sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên bản thân nước Mỹ không muốn bị các nước nhỏ “bắt cóc”, lúc nào cất tuýt còi, Mỹ sẽ tuýt còi”. – Giáo sư Kim Xán Vinh – Phó viện trưởng Viện quan hệ quốc tế trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên Lưu Giang Vĩnh vẫn tỏ ra rất không yên tâm đối với Nhật Bản. Ông cho rằng Nhật Bản có thể sẽ “bắt cóc” Mỹ, tức nếu Washington không sẵn lòng cùng Tokyo đối đầu với Trung Quốc, quốc gia này sẽ dùng bài “đánh lẻ” để đe dọa Mỹ, cố gắng kéo Mỹ xuống bùn lầy. Huy Long Theo Nam phương nhật báo
    1 like
  6. Đi được, nhưng khá chật vật. Chuyện chồng con tính sau khi lời dự báo này có đúng không đã.
    1 like
  7. Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014 Chủ nhật 14/07/2013 07:31 (GDVN) - Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông. Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN. Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức. Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp. ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7 Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết. Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu. Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết. Ông Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông. Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN. Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo. Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN. Hồng Thủy (Nguồn: Eleven Myanmar) =============================== Nếu phân loại các sự kiện chỉ riêng Biển Đông thì thấy vấn đề quả là "khuých tạp". Nhưng nếu đặt Biển Đông trong một tổng thể - một tập hợp - lớn hơn: "Sự hội nhập toàn cầu và một quyền lực chi phối thế giới" - thì đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Muốn vươn lên thành một siêu cường có ảnh hưởng đến thế giới, hoặc mần cái "bá chửi" thế giới ,mà chưa chi đã bị chúng chửi. Đúng là các cụ nhà ta nói chẳng sai: * "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non": "Ẩn mình chờ thời" mà trồi ra sớm quá. * "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung": Không có tầm nhìn tổng quát - hệ quả của câu trên. * "Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng Tổng": Nhà giàu mới nổi lên đây, mà bày đặt làm phách. Trong khi bản chất còn chưa ổn định. * "Đục nước, béo cò": Cò Hoa Kỳ . Còn nhiều nữa, ứng vào việc thấy cũng thú vị.
    1 like
  8. Sư phụ đây sách Tàu cũng bảo Hỏa, nên lúc đầu cũng sợ tắm lắm. Sau này thấy sách Tàu sai, nên đổi Hỏa thành Thủy. Thảo nào cứ tắm là béo ra. Dạo này - do nhu cầu giảm cân - nên ít tắm trở lại. .Có điều là không thấy ai dám lại ngồi gần sư phụ vì có mùi mồ hôi gián.
    1 like
  9. Tự do cuối cùng của con người chính là sự giải thoát theo Phật giáo, hoặc Lý học Đông phương - khi con người hòa nhập với vũ trụ. Tất nhiên nó mang tính lý thuyết. Còn thực tế chưa chứng nghiệm, ngoại trừ truyền thuyết về các vị chân tu đắc đạo.Ở cõi Hậu Thiên này không bao giờ có cái gì tuyệt đối - kể cả khái niệm "tự do". Tôi có thể chắc chắn rằng: Chẳng một thể chế nào trên thế giới chấp nhận hành vi của Snowden khi tố cáo chính phủ Hoa Kỳ theo dõi công dân của mình và tất cả các nước trên thế giới. Vì một trong những yếu tố cấu thành nên bản chất của chính trị chính là sự kiểm soát. Cho dù trong một xã hội lý tưởng của Lý học cổ Đông phương là Nghiêu Thuấn - thì vẫn là kiểm soát ở mức độ phù hợp. Bởi vậy, để bắt ông này chắc sẽ không khó. Nhưng chính việc xử ông này tại tòa án Hoa Kỳ sẽ gây một ấn tượng rất lớn về sự va cham giữa chính sách của một thể chế chính trị với chức năng kiểm soát và quyền con người. Nếu ông Snowden bị ra tòa án tại Hoa Kỳ thì người bào chữa cho ông có thể chọn tôi. Snowden sắp “xuất đầu lộ diện”Thứ Sáu, 12/07/2013 - 15:50 (Dân trí) - Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người đang bị truy nã vì tiết lộ các tài liệu mật của chính phủ Mỹ, đã đề nghị gặp gỡ các nhóm nhân quyền và các luật sư tại một sân bay ở Mátxcơva, nơi anh này ẩn náu suốt 3 tuần qua. Nga-Mỹ chơi bài "câu giờ" trong vụ Snowden Snowden được cấp hộ chiếu công dân thế giới Cựu nhân viên CIA Edward Snowden. Hãng tin Interfax cho biết những người được mời bao gồm đại diện của các tổ chức nhân quyền hàng đầu như tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) và tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) cũng như vài luật sư nổi tiếng đang hoạt động tại Mátxcơva. Luật sư Genrikh Padva có tiếng tại Mátxcơva xác nhận rằng ông đã nhận được thư mời cho một cuộc gặp tại sân bay Sheremetyevo vào chiều 12/7 giờ địa phương. “Chúng tôi đã nhận được một lá thư từ anh ấy và sân bay Mátxcơva cũng đã gọi điện”, ông Padva nói, cho biết thêm rằng ông có thời gian để tham dự. Ông Sergei Nikitin, từ chi nhánh tại Mátxcơva của Tổ chức ân xá quốc tế (AI), cho hay nhóm của ông đã nhận được thư mời qua email và cho biết “chúng tôi dự định sẽ đến”. Còn bà Elena Panfilova, thuộc tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), cho hay lời mời bất ngờ "đang được thảo luận". Bà Panfilova nói thêm rằng thư mời dường như xuất phát từ một địa chỉ email mang tên của Snowden. Một nguồn tin tại sân bay Sheremetyevo trước đó nói với hãng tin Interfax rằng Snowden muốn đưa ra một thông báo với các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư. “Snowden muốn bày tỏ quan điểm về chiến dịch uy hiếp chống lại anh ấy do Mỹ thực hiện, khiến các hành khách trên các chuyến bay đi Mỹ La-tinh bị nguy hiểm”, nguồn tin nói. Nguồn tin không cho biết các thông tin chi tiết, nhưng các quốc gia Mỹ La-tinh cánh tả như Venezuela và Ecuador được xem là những nơi thích hợp nhất để Snowden xin tị nạn. Cựu nhân viên CIA đang bị Mỹ truy nã vì làm rò rỉ các chương trình theo dõi tối mặt của chính phủ. Snowden đã gửi đơn xin tị nạn chính trị tới ít nhất 21 quốc gia, hầu hết trong số đó đã từ chối đề nghị tị nạn. Tuy nhiên, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã ngụ ý rằng các nước này sẵn sàng cho phép Snowden tị nạn. Vụ Snowden cũng gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/7 nói rằng ông “thất vọng” khi Trung Quốc không bàn giao Snowden cho giới chức Mỹ khi anh này có mặt tại Hồng Kông hồi tháng 6. Một quan chức chính phủ Mỹ nói quyết định cho phép Snowden đi Mátxcơva đã làm tổn hại tới những lời kêu gọi về sự hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết Hồng Kông đã hành động phù hợp với luật pháp của đặc khu hành chính này. An Bình Theo AFP, BBC ======================== Vụ anh chàng này sẽ dẫn đến một kết quả là lật ván bài ngửa về quyền kiểm soát của tất cả các thể chế chính trị trên thế giới và quyền con người. Chuyện "con gà và quả trứng" thực chất là sự nhầm lẫn về khái niệm quy ước và qủa trình tiến hóa. Lão Gàn xác định: "Quả trứng luôn có trước một giống sinh vật lông vũ - mà tất cả mọi người trên thế giới này gọi là - "gà". Sự kiện này lại là một biến thể của "con gà và quả trứng". Quốc gia nào mà chứa ông bạn này sẽ gặp rắc rối, không phải vì mất lòng Hoa Kỳ;mà là vì không thể đủ khả năng mô tả một cách hợp lý mối liên hệ giữa quyền con người và sự giám sát công dân của bất cứ một thể chế nào. Có thể nói rằng: Chính Hoa Kỳ cũng gặp rắc rối - nếu ông bạn này bị bắt về Mỹ - ngoại trừ đây là một trò chơi cao cấp do chính Hoa Kỳ tạo ra, nên có dự phòng trước.
    1 like
  10. Và để vừa lòng Mẹ nên a muốn tìm người phụ nữ vừa ý Mẹ a. E là người con gái đã dám đấu tranh để bảo vệ tình yêu và người e yêu, và cũng rất giống a là Mẹ e cũng là người phản đối kịch liệt vì rất nhiều lý do. Tất cả người thân đều nói e bất hiếu nhưng với e có hiếu với người đã sinh ra và nuôi mình khôn lớn ko phải là làm theo ý của Cha Mẹ. Bây giờ thì e đang hạnh phúc với lựa chọn của mình. Chúc a sớm thuyết phục được Mẹ.
    1 like