• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/07/2013 in all areas

  1. Thưa bác Thiên Sứ, cháu lại gửi tới bác tấm hình sưu tập được, bác có thấy tấm màn che phía sau không ạ, Đò hình âm dương Lạc Việt của tổ tiên chúng ta chứ không phải là cái hinihf chấm vớ vỉn của Tàu
    5 likes
  2. LanHa92 vừa trở về từ quê ngoại, chuyến đi này mang đến nhiều sự bất ngờ về văn hóa Việt, có những nội dung sẽ xin kính gửi đến bác hoangnt về.....về cổ Việt. Còn hôm nay nhờ ơn thánh mẫu Liễu Hạnh đã dẫn đường Lanha92 đã tận thấy dấu ân văn minh Việt, trong cõi Thiên các ngài vẫn đang phù trì cho đất nước này, không chấp nhận thứ văn hóa lởm khởm ngoại lai ở nơi mình ngự trị, vì thế con cháu vẫn làm theo phong cách ..rất Việt.. Đó là ý trời còn giữ cho nước non này vậy XIn kính tặng bác Sứ và diễn đàn những tấm hình độc đáo 1, Chùa Nội Rối - Giếng sen có ba chạm Đồ hình vận động từ không đến có Đồ hình trên bình phong trước cổng chùa Nội Rối , Pháp uy đại nỗ, bức ngũ hổ mới dựng còn lại những bức hình phía trên đã ra đời hơn 80 năm rồi, ,,
    1 like
  3. Chào anh chị, Khi xét theo phương pháp Luận Tuổi Lạc Việt. Yếu tố mệnh mẹ con là quan trong nhất. rổi tiếp theo xét đến địa chi mẹ con và thiên can cha con. Mệnh con hợp mẹ khắc cha là 1 cách tốt của Luận Tuổi Lạc Việt đó chị. Vì vậy 2014 Giáp Ngọ mệnh Kim tương sinh với mệnh Thuỷ của mẹ. Cái quan trọng nhất và tốt nhất đã đạt được rồi. Địa chi mẹ con Mùi Ngọ nhị hợp. Thiên can cha con Quý thuỷ tương sinh với Giáp Mộc. Cả 3 yếu tố trong Luận Tuổi Lạc Việt đều tốt, vì vậy sinh con út 2014 Giáp Ngọ đối với vợ chồng anh chị là quá tuyệt rồi.
    1 like
  4. Xôn xao về "thần đồng" 4 tuổi có khả năng tính toán phi thường (Dân trí) - Không chỉ có thể đọc rõ vanh vách can chi của từng năm ở bất kỳ thế kỷ nào, cậu bé Phạm Tuấn Minh còn có thể đổi từ ngày dương sang ngày âm hoặc ngược lại một cách chính xác chỉ trong tích tắc. Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bắc Ninh xôn xao về trường hợp bé Phạm Tuấn Minh được cho là "thần đồng" có trí nhớ siêu phàm, dù mới 4 tuổi nhưng có thể thuộc lòng lịch vạn niên. Thậm chí nếu bạn đưa một ngày nào đó trong năm bất kỳ, bé Tuấn Minh sẽ cho bạn biết chính xác các ngày đó là thứ mấy chỉ trong vài giây. Theo một số chuyên gia, khả năng đặc biệt này trước đây trên thế giới mới chỉ ghi nhận một trường hợp là bà Shakuntala Devi ở Ấn độ - được ví là máy tính sống của nhân loại và từng được ghi danh vào sách kỷ lục Guiness thế giới. Khi mới lên 2 tuổi, bé Tuấn Minh đã có thể thuộc lòng quốc kỳ các quốc gia trên thế giới và có khả năng ghi nhớ một cách chính xác các dãy số dài. Tuy chưa đến lớp và theo học bất kỳ một trung tâm nào nhưng bé Tuấn Minh đã có thể tính toán các phép tính cơ bản và đọc chữ một cách trơn tru. Đặc biệt mọi khả năng này đều do bé tự nghiên cứu, mày mò. Để kiểm tra khả năng đặc biệt của bé Tuấn Minh, chúng tôi đã tiến hành hai cuộc kiểm tra dưới sự giám sát của nhân viên đại diện tổ chức IQ thế giới tại Việt Nam. Các câu hỏi đều được đưa ra một cách ngẫu nhiên nhưng kỳ lạ thay bé Tuấn Minh đều trả lời chính xác 100% mọi câu hỏi. Mặc dù, trong buổi kiểm tra sức khỏe của bé không được tốt. Trao đổi với chúng tôi về khả năng đặc biệt này của bé Tuấn Minh, ông Nguyễn Phúc Giác Hải – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - khẳng định: "Tôi chưa từng được gặp ai có khả năng như em bé này. Cách đây 5, 6 năm tôi có nghiên cứu một em bé đổi rất nhanh ngày sang thứ trong tuần nhưng đổi ngày dương sang ngày âm thì em này không làm được. Tôi là người làm về lịch ở hội đồng thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, từng là tác giả của rất nhiều sách và công trình nghiên cứu về lịch nhưng không thể tính nhẩm ngày thứ như em bé này mà phải lấy giấy bút. Có thể khẳng định, với người bình thường để làm được điều này thì gần như là không thể bởi quy tắc lịch âm và lịch dương vô cùng phức tạp. Chính vì thế tôi gọi em bé này là người có bộ óc máy tính và phi thường. Cũng nói thêm, trên thế giới cũng có trường hợp có óc máy tính nhưng về cách tính lịch như em thì có thể nói là cái riêng, đặc biệt và trong hàng vạn người, hàng triệu người mới gặp được một người như thế". Ông Hải cũng đưa ra nhiều lý giải về mặt khoa học đối với khả năng đặc biệt này của bé Tuấn Minh, toàn bộ lý giải này sẽ được chúng tôi đăng tải trong phần 2 của phóng sự. Nhóm PV
    1 like
  5. ==========Cũng dễ thôi Sư phụ! Trả lại toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam và long trọng công nhận Việt Sử 5000 năm Văn Hiến thì mọi việc đâu vào đấy. Sư phụ nhỉ ! Danh chính, Ngôn thuận, Sự tất thành Danh bất chính, Ngôn bất thuận, Sự bất thành.
    1 like
  6. Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014 Chủ nhật 14/07/2013 07:31 (GDVN) - Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông. Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN. Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức. Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp. ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7 Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết. Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu. Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết. Ông Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông. Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN. Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo. Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN. Hồng Thủy (Nguồn: Eleven Myanmar) =============================== Nếu phân loại các sự kiện chỉ riêng Biển Đông thì thấy vấn đề quả là "khuých tạp". Nhưng nếu đặt Biển Đông trong một tổng thể - một tập hợp - lớn hơn: "Sự hội nhập toàn cầu và một quyền lực chi phối thế giới" - thì đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Muốn vươn lên thành một siêu cường có ảnh hưởng đến thế giới, hoặc mần cái "bá chửi" thế giới ,mà chưa chi đã bị chúng chửi. Đúng là các cụ nhà ta nói chẳng sai: * "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non": "Ẩn mình chờ thời" mà trồi ra sớm quá. * "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung": Không có tầm nhìn tổng quát - hệ quả của câu trên. * "Chưa đỗ ông nghè, đã đe hàng Tổng": Nhà giàu mới nổi lên đây, mà bày đặt làm phách. Trong khi bản chất còn chưa ổn định. * "Đục nước, béo cò": Cò Hoa Kỳ . Còn nhiều nữa, ứng vào việc thấy cũng thú vị.
    1 like
  7. Sư phụ đây sách Tàu cũng bảo Hỏa, nên lúc đầu cũng sợ tắm lắm. Sau này thấy sách Tàu sai, nên đổi Hỏa thành Thủy. Thảo nào cứ tắm là béo ra. Dạo này - do nhu cầu giảm cân - nên ít tắm trở lại. .Có điều là không thấy ai dám lại ngồi gần sư phụ vì có mùi mồ hôi gián.
    1 like
  8. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh ĐỊNH MỆNH VÀ PHONG THỦY Khi bạn bị đụng xe, bạn có thể mô tả hiện tượng như nó đã xảy ra: Tại anh ta vừa chạy xe, vừa nghe điện thoại, không để ý đèn đỏ nên đã đụng vào xe của tôi. Những người làm chứng thừa nhận bạn mô tả đúng sự việc và cảnh sát lập biên bản bắt người đụng xe bạn phải bồi thường. Đó là cách giải thích trực quan và ban đã mô tả đúng hiện trang. Nhưng với một thày Tử Vi giỏi , ông ta căn cứ vào lá tử vi của bạn và đoán trước ngày đó bạn sẽ bị đụng xe với những thuật ngữ khó hiểu: Thiên Mã ngộ Thiên hình, gia không kiếp, lại thêm Kình Đà, song hao.... Hạn năm, hạn tháng đều xấu. Nên ngày đó thế nào cũng bị tai nạn liên quan đến xe cộ. Người viết đã xác định rằng: Lá Tử Vi chính là một mô hình biểu kiến, mô tả những quy luật tương tác có thể tiên tri. Những khái niêm, thuật ngữ chuyên ngành của bộ môn dự đoán này, phản ánh một thực tại vận động và tương tác cụ thể nào trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người - thì người viết cho rằng: Đó là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu của TTNC LHDP. Tủy nhiên về mặt tổng hợp và khái quát, căn cứ một cách nhất quán và mang tính hệ thống của thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - thì Thiên bàn Tử Vi chính là sự mô tả đồ hình Hà Đồ (Chiếu tương sinh của Ngũ hành). Chúng tôi đã mô tả trong sách đã xuất bản và nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây. * Căn cứ vào dữ kiện đầu vào của tất cả các môn dự đoán Đông phương là yếu tố thời gian: Năm tháng ngày giờ vận niên cho tất cả mọi phương pháp dự báo - trong đó có Tử Vi - chúng tôi xác định rằng: Tất nhiên yếu tố thời gian này phải thể hiện một không gian vũ trụ liên quan đến nó. * Căn cứ vào mô hình biểu kiến Hà Đồ phối Địa cầu liên quan đến nhiều đại lượng trong Tử Vi liên quan đến trục Hoàng Đạo...chúng tôi xác định rằng: Bộ môn Tử Vi chính là căn cứ vào quy luật tương tác của những hành tinh trong hệ mặt trờ và các sao trong Ngân hà gần gũi với Địa cầu. Chính tính chất tương tác có quy luật và rất phức tạp này, đã chi phối toàn bộ qúa trình hình thành sự sống và sự tiến hóa trên địa cầu , là cơ sở của môn Tử Vi được mô hình hóa qua lá số Tử Vi. Nhưng người ta cũng không cần đến bộ môn dự báo này và gán cho nó một cái mác "Không có 'cơ sở khoa học', và rằng "mê tín dị đoan". "Bà ve chai thì không cần đến bổ để toán học của Ngô Bảo Châu". Bởi vì bà ta có cách giải thích và mô tả khác cho mọi sự kiện sau khi đã xảy ra Nhưng trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại sẽ đào thải, hoặc hòa tan những bộ phận chậm phát triển. Khoa học lý thuyết chính là một trong những sự phát triển trí tuệ của tương lai không xa thuộc về nền văn minh nhân loại . Đó chính là một cách giải thích khác với cách giải thích trực quan của thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Giá trị của bổ đề toán học Ngô Bảo Châu chính là một cách giải thích khác - trên cơ sở một lý thuyết cho những hiện tượng liên quan - mặc dù khả năng tiên tri rất hạn chế. Nhưng nó là một ví dụ cho một cách nhìn khác cho cách nhìn trực quan, mà người viết đã trình bày ở trên. Từ mối liên hệ so sánh này với những lý thuyết cục bộ đang hình thành của nền văn minh hiện đại, người viết muốn bạn đọc liên hệ với hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả những phương pháp ứng dụng với những hệ thống phương pháp luận chuyền ngành thuộc về nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Đó chính là một cách giải thích theo một hệ thống lý thuyết bằng những khái niệm trừu tượng, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những mô hinh biểu kiến của nó. Tử Vi Lạc Việt chính là một mô hình biểu kiến, tổng hợp những quy luật tương tác của không gian vũ trụ quanh Địa cầu và ảnh hưởng và chi phối tới từng con người từ thưở "Khai thiên lập địa". Nhưng cách giải thích hiện tượng của bộ môn Tử Vi chính là một cách giải thích khác từ một hệ thống phương pháp luận - hệ quả của một lý thuyết - so với cách giải thích trực quan mô tả hiện tượng. Nhưng bộ môn Tử Vi - mô tả những quy luật tương tác chi phối đến từng hành vi con người có thể tiên tri - phải chăng nó xác định một "định mệnh" lên cuộc sống của con người?Phải chăng nó mâu thuẫn với ngành Phong thủy Lạc Việt với khả năng thay đổi số phận?Nếu một học thuyết nhân danh khoa học thì - theo tiêu chí khoa học - nó không thể tạo ra hai sản phẩm hệ quả mâu thuẫn nhau như vậy. Thực chất vấn đề này, tôi đã nói nhiều trong các bài viết trên diễn đàn. Nhưng lặp lại ở đây vì tính hệ thống của nó liên quan đến ngành Phong Thủy Lạc Việt, nhằm xác định tính khoa học thật sự của thuyết AD NH theo tiêu chí khoa học. Đây chinh là nội dung chính của phần này trong topic. Còn tiếp .
    1 like
  9. Vợ chồng bạn đang có em bé và sẽ sinh trong năm 2013 Quý Tỵ đúng ko? Nếu đầu 2013 thì bạn có thể sinh con út vào năm 2017 Đinh Dậu, xa hơn nữa có năm 2020 Canh Tý hoặc 2021 Tân Sửu Vợ chồng bạn con đầu sinh năm nào cũng được, con út mới quan trọng, vì vậy cố gắng thu xếp con út sinh năm 2016 Bính Thân hoặc 2017 Đinh Dậu thì rất tuyệt đó. Gia đình sẽ chỉ có phát triển tốt trở lên mà thôi.
    1 like
  10. Gia đình anh chị nên sinh bé út năm 2014 Giáp Ngọ
    1 like
  11. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN III. Góc nhìn trực quan và nhìn từ một hệ thống phương pháp luận của ngành Phong thủy Lạc Việt. Thực tế cuộc sống cho thấy sau khi thay đổi chỗ ở, những gia chủ làm ăn khấm khá lên, hoặc lụn bại. Hoặc cũng có thể bệnh tật, ốm đau...vv....Người ta có thể nhìn nhận sự việc từ hai góc nhìn khác nhau.... 1. Góc nhìn trực quan cho mọi hiện tượng. Những gia chủ không quan tâm đến phong thủy có thể giải thích hiện tượng một cách trực quan như chính nó đã xảy ra. Nếu làm ăn khấm khá họ có thể chi ra nguyên nhân do có bạn bè giúp đỡ, hoặc nhận thấy từ khả năng tuyệt vời của họ, nên đã sáng suốt đầu tư đúng chỗ, đúng lúc; còn khỏe mạnh là do tập thể dục, ăn uống sinh hoạt điều độ..... Nếu theo chiều ngược lại như: Làm ăn thất bại thì có thể giải thích là do bị lừa đảo, do quyết định đầu tư sai, do hoàn cảnh không thuận lợi.... Nếu bệnh tật thì do vi trùng, hoặc cụ thể bị bệnh gan thì do men gan cao chẳng hạn.... Tóm lại - với tất cả mọi hiện tượng đã xảy ra trên thế gian này - đều có thể mô tả sau khi nó xảy ra và như nó đã xảy ra. Tất cả sự mô tả và giải thích hiện tượng như vậy, đều xuất phát từ sự nhận thức trực quan diễn biến mọi hiện tượng. Với cách giải thích trực quan như vậy, dễ được chấp nhận và thường được coi là có tính khách quan, khoa học. Nhưng thực chất, đó chỉ là sự mô tả hiện tượng một cách trực quan, cùng lắm là tính nhận thức và mô tả trực quan đó được hỗ trợ bởi những phương tiện kỹ thuật. Thí dụ: Bị bệnh gan được xác định do men gan cao, sau khi sử dụng các phương tiện xét nghiệm ở bệnh viện. Không thể coi cái máy - hoặc các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ xét nghiệm trong bệnh viện - là "cơ sở khoa học" cho sự mô tả do vi trùng,hoặc men gan cao là nguyên nhân gây bệnh gan cho một bệnh nhân cụ thể. Bởi vì, thực chất các phương tiện kỹ thuật đó, cũng chỉ là sự hỗ trợ làm tăng khả năng nhận thức trực quan cho hiện tượng cần biết. Chính kết qủa giải pháp chữa bệnh của y học hiện đại - trên cơ sở nhận thức trực quan được khám phá bởi phương tiện kỹ thuật mới được coi thuộc về bản chất khoa học. Bởi vậy, với cách giải thích này, chỉ có thể coi là sự mô tả hiện tượng như nó đã xảy ra và không có khả năng tiên tri. Nó chỉ mang lại một kinh nghiệm nhận thức. Nhưng ngay cả giải pháp chữa bệnh, được coi là mang yếu tố khoa học trong sự phân tích của người viết thì cũng chỉ là tính nhận thức quy luật cục bộ, đơn giản với khả năng tiên tri rất hạn chế. Như việc chỉ định uống thuốc sau khi xét nghiệm xác định bệnh sẽ khỏi bệnh. Vậy, khỏi bệnh là khả năng tiên tri của giải pháp chữa bệnh và nó quyết định tính chất khoa học của phương pháp chẩn trị bệnh, chứ không phải từ nhận thức về nguyên nhân gây bệnh - từ nhận thức trực quan với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật. Sự mô tả hiện tượng khi đã xảy ra, hoặc cách giải thích từ một nhận thức trực quan, tất nhiên không thể có khả năng dự báo, hoặc khả năng dự báo rât hạn chế. Khả năng nhận thức trực quan của con người trong lịch sử tiến hỏa của nền văn minh hiện đại,ngày càng phát triển. Do sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật, con người đã "nhìn thấy" từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các Thiên hà khổng lồ. Nhưng vấn đề còn lại ở tầm bao quát lên tất cả những nhận thức trực quan - trên cơ sở nhận thức những cấu trúc vật chất có khối lượng ấy - là cơ chế tương tác và quy luật vận động, tương tác của tất cả những dạng tồn tại trong vũ trụ thì tri thức khoa học hiện đại còn đang tiếp tục khám phá. Có thể kết luận rằng: Những nhận thức trực quan thì không sai. Nhưng đó là nhận thức giới hạn ở mô tả sự việc như nó đã xảy ra - và kết quả là sự đúc kết kinh nghiệm, chứ không phải là sự hình thành một hệ thống lý thuyết tổng hợp quy luật tương tác của mọi hiện tượng và giải thích bản chất vận động của mọi hiện tượng. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa phát triển, nền tảng tri thức khoa học hiện đại đã xuất hiện một cách giải thich khác có chiều sâu hơn. Đó là giải thích hiện tượng trên cơ sở một hệ thống lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học liên quan đến hiện tượng cần quán xét. Từ đó, những hiện tượng nhận thức được sẽ được phân tích và quán xét trên cơ sở những lý thuyết khoa học chuyên ngành liên quan,bằng những thuật ngữ, khái niệm và những luận đề trong hệ thống phương pháp luận của lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học này. Do đó, vấn đề tiếp theo sẽ mô tả về góc nhìn từ một hệ thống lý thuyết nói chung, từ đó liên quan đến góc nhìn của ngành Phong Thủy Lạc Việt cho mọi hiện tượng liên quan đến cuộc sống của con người từ ảnh hưởng của ngôi gia. 2. Góc nhìn từ một hệ thống phương pháp luận và ngành Phong thủy Lạc Việt. Nếu chúng ta nhìn một cách bao quát hơn - kể cả những hệ thống giải thích hiện tượng ra ngoài khái niệm khoa học - thì có thể nói rằng: Ngay từ thưở sơ khai , cách đây hàng ngàn năm trước, con người đã có những cố gắng giải thích mọi hiện tương từ một hệ thống lý thuyết. Đó chính là cách giải thích hiện tượng mang tính quyền năng siêu nhiên của những hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả mọi hiện tượng đều được giải thích là do ý chí của Thượng Đế. Có thể nói rằng: Những lý thuyết, giáo lý tôn giáo, tín ngưỡng mang tính nhất quán, hoàn chỉnh, có khả năng giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách tương đối hợp lý ở thời đại có sự nhận thức trực quan hạn hẹp của con người. Điều này giải thích vì sao các tôn giáo tồn tại lâu như vậy. Nhưng những hệ thống lý thuyết tôn giáo, tín ngưỡng thiếu tính khách quan, tính quy luật và đặc biệt là không có khả năng tiên tri. Đây chính là những thành tố quyết định tính khoa học của một lý thuyết khoa học - theo tiêu chí khoa học. Và nó giải thích rằng: Vì sao tôn giáo không mang tính khoa học. Nhưng ngay cả nền văn minh hiện đại, cũng chưa hề có một hệ thống lý thuyết có khả năng giải thích mọi hiện tương - hay nói rõ hơn: Những hệ thống lý thuyết của nền khoa học hiện đại chỉ có khả năng giải thích những hiện tượng cục bộ mang tính chuyên ngành - và cũng chưa hoàn chỉnh.Thí dụ như ngành kinh tế- có rất nhiều lý thuyết gia kinh tế học. Những lý thuyết này đều có khả năng giải thích một cách hợp lý cục bộ nào đó trong từng trường hợp riêng liên quan đến nó. Nhưng không có một lý thuyết tổng hợp cho mọi vấn đề liên quan, dù chỉ là chuyên ngành Kinh tế.. Giả sử ngay cả khi nền văn minh hiện đại có một lý thuyết kinh tế có khả năng tổng hợp tất cả một vấn đề liên quan thì nó cũng chỉ phản ánh một mặt trong cuộc sống của xã hội con người và cũng chỉ là một thành tố trong mọi yếu tố tương tác khác đan xen nhau, như: Thiên tai, dịch bệnh, tâm lý học, chính trị, khoa học xã hội và tự nhiên,văn hóa, tôn giáo...vv..... Những lý thuyết riêng phần này không có khả năng mô tả sự tương tác phức tạp cho bản chất của sự xuất hiện một hiện tượng trong mối quan hệ tương tác phức tạp của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người. Chưa nói đến nhiều lý thuyết trong cùng một chuyên ngành còn mâu thuẫn nhau và bị coi là sai trong quá trình phát triển. Chính mối liên hệ phức tạp cho mọi hiện tượng đan xen nhau trong qúa trình tiến hóa của cả vũ trụ, tự nhiên, xã hội và con người, đã được tổng hợp trong một nhận xét nổi tiếng của giáo sư Trịnh Xuân Thuận: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nhưng cần xác định rằng: Cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết chính là cách giải thích thứ hai cho mọi hiện tượng liên quan - ngoài cách giải thích từ nhận thức trực quan như trên - là kết quả của tư duy trừu tượng, tổng hợp từ những nhận thức trực quan. Đây chính là xu hướng phát triển của nền văn minh với sự thống trị của tư duy khoa học hiện đại. Và có thể xác định rằng: Chính sự phát triển của khoa học lý thuyết trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - sau nhiều thế kỷ khám phá thiên nhiên - đã hình thành nên những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Và sự phát triển của nền văn minh hiện đại đã tạo nên những chuẩn mực - chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - để khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa, qua những di sản của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và gần như hoàn toàn bí ẩn. Từ những thực tế của hai cách giải thích hiện tượng nếu trên, người viết xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - có cội nguồn từ nền văn hiến Việt - là một học thuyết tổng hợp không thuộc về lịch sử của nền văn minh hiện đại - mô tả một cách đầy đủ nhất mọi quy luật tương tác tổng hợp của mọi hiện tượng vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người và giải thích mọi hiện tượng trên cơ sở hệ thống phương pháp luận của nó với khả năng tiên tri. Đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học thì nó đều thỏa mãn. Ngành Phong thủy Lạc Việt - cũng như tất cả những ngành học khác thuộc Lý học Đông phương đều chỉ là hệ quả ứng dụng chuyên ngành của học thuyêt này. Phong thủy Lạc Việt chính là một hệ thống lý thuyết ứng dụng chuyên ngành, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả những quy luật tương tác của môi trường, cấu trúc ngôi gia đến con người. Đó chính là sự giải thích vì sao nó có khả năng tiên tri - Chính bởi tính quy luật được mô tả trong hệ thống phương pháp luận của nó. Nhìn một ngôi gia, những phong thủy gia có chuyên môn sâu có thể dự báo trước những gì sẽ xảy ra, hoặc xác định những cái đã xảy ra. Cũng như tất cả các lý thuyết chuyên ngành của nền văn minh hiện đại giải thích hiện tượng liên quan, bằng những thuật ngữ.hái niệm chuyên ngành - thì Phong Thủy Lạc Việt cũng giải thích mọi hiện tượng trên cơ sở những khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành của nó. Nhưng cả một nền tảng tri thức của một nền văn minh đã sụp đổ cùng với những phương tiện kỹ thuật của nó - và về căn bản, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền - nên những khái niệm, mô hình biểu kiến của ngành phong thủy mang tính ứng dụng, hệ quả của học thuyết này - không có sự liên hệ hợp lý vơi những giá trị tri thức nền tảng và khả năng kiểm chứng bằng những phương tiện của một nền văn minh không tạo ra nó. Cho nên nó có vẻ như mơ hồ và đầy bí ẩn. Nhưng chính tính hiệu quả trải hàng ngàn năm - một sức sống vượt thời gian của thực tế chứng nghiệm - đã biện minh cho một chân lý đứng đằng sau những giá trị của nó. Chính vì Phong thủy Lạc Việt giải thích hiện tượng trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận từ một nền tảng hệ thống lý thuyết đã thất truyền - mà phương tiện kỹ thuật của nền văn minh hiện đại không thể kiểm chứng những thực tại - với những khái niệm,thuật ngữ,mô hình biểu kiến chuyên ngành trên cơ sở một hệ thống lý thuyết không thuộc về nền văn minh hiện đại - cho nên, nó có vẻ như mơ hồ và bí ẩn đối với những người tiếp thu tri thức của nền văn minh hiện đại. Tuy nhiên, để kết luận về một lý thuyết - mà thực tế ứng dụng hiệu quả với thời gian tính bằng thiên niên kỷ, chứng tỏ một chân lý đứng đằng sau nó - tôi đã xác định rằng: Chỉ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng để thẩm định. Có thể xác định rằng: Tất cả những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành có cội nguồn văn hiến Việt - đều có khả năng giải thích mọi hiện tượng liên quan đến nó, phù hợp với tiêu chí khoa học và có khả năng tiên tri. Đó chính là các bộ môn - hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền là thuyết Âm Dương Ngũ hành - như: Tử Vi Lạc Việt, Bốc Dịch, Lạc Việt độn toán, Tử Bình... Đông Y và ngành Phong thủy Lạc Việt. Những phương pháp này giải thích mọi hiện tương trên cơ sở những khái niệm, thuật ngữ thuộc về một hệ thống lý thuyết cho mọi hiện tượng và có thể tiên tri. Và đó là cách giải thích thứ hai cho mọi vấn đề liên quan đến nó. Nhưng chính vì là một lý thuyết với hệ thống phương pháp luận chuyên ngành với những thuật ngữ và khái niệm chuyên môn,mà lại không có khả năng liên hệ với hệ thống lý thuyết là cội nguồn của nó - do thất truyền và sai lệch vì sự sụp đổ của nền văn minh Việt ở nam Dương tử - cho nên nó trở nên mơ hồ và khó hiểu. Nhưng không phải vì thế - vì không hiểu được nó mà nó là "mê tín dị đoan" - khi có một chuẩn mực khoa học để xác định tính khoa học của nó. Và điều này chỉ hoàn toàn đúng khi nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử (2879BC + 2013 AC = 4892 năm) một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Người viết đã có lần nói trên diễn đàn rằng: "Bà bán ve chai thì không cần đến bổ đề toán học của giáo sư Ngô Bảo Châu". Ngay cả tôi, cũng chưa hề hiểu được tính khoa học và tính chân lý của bổ để toán học của giáo sự Ngô Bảo Châu ở chỗ nào và ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của tôi ra sao. Bởi vì tính chuyên ngành và chuyên môn sâu thuộc hệ thống phương pháp luận của ngành học này với những khái niệm, thuật ngữ và những mô hình biểu kiến của riêng nó, không phải là những tri thức phổ thông để ai cũng có thể hiểu được. Nhưng điều đó không có nghĩa sự phát minh được thừa nhận của giáo sư Châu không đóng góp vào sự tiến hóa chung của con người. Tương tự như vậy, người ta cũng không cần đến tất cả các bộ môn của nền Lý học Đông phương và phong thủy. Bởi vì từ góc nhìn trực quan, người ta vẫn mô tả sự việc như nó đã xảy ra và không cần đến một hệ thống lý thuyết rất cao cấp, mô tả những quy luật tương tác liên quan đến con người có khả năng tiên tri,hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Mặc dù đó chính là kết quả cuối cùng của sự tổng hợp mọi nhận thức trực quan về mọi sự tồn tại của mọi trạng thái tồn tại và của vật chất - có khối lượng và không khối lượng - được mô tả bằng những mô hình biểu kiến và những luận đề trong hệ thống phương pháp luận đồ sộ của nó. Đó là nguyên do để nó không mấy dễ hiểu với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Nhưng đó là một cách giải thích từ một góc nhìn của một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học. Và điều này tôi đã ứng dụng ngay chính căn nhà của tôi, nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Còn tiếp: Phong thủy và định mệnh
    1 like
  12. Sau 2 năm đó thì ít nhất cũng phải đến năm 2024 nhưng cũng k thể nào tốt bằng việc con út sinh vào năm 2016 hoặc 2017 đối với vợ chồng bạn.
    1 like
  13. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN II. Sự khác biệt trong cấu trúc nội hàm của Phong thủy Lạc Việt và những di sản liên quan trong cổ thư chữ Hán. Thông qua bài viết này về việc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt, quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Đó là sự tổng hợp có tính hệ thống tất cả những hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản nhất. Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết khoa học....vv.... được coi là đúng. Tiêu chí khoa học căn bản nhất xác định tính khoa học cho một lý thuyết khoa học - tôi đã nhiều lần trình bày là: Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu thì toàn bộ hệ thống Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp. Trong khi đó, sự ứng dụng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là sự ứng dụng riêng phần - gọi là "trường phái". Cái gọi là "Trường phái" phong thủy xuất hiện trong lịch sử văn minh Hán, được mô tả như một hệ thống phương pháp ứng dụng độc lập,không liên quan gì đến nhau. Thậm chí mâu thuẫn nhau. Những cái bếp quay như chong chóng bởi các phong thủy gia khác nhau theo cổ thư chữ Hán đến làm phong thủy cho các ngôi gia đã chứng tỏ điều này. Như vậy, xét theo chuẩn mực là "tiêu chí khoa học" cho một hệ thống lý thuyết khoa học thì tất cả những di sản liên quan đến ngành Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Ở đây tôi chưa nói đến những phương pháp ứng dụng còn lưu truyền trong dân gian mà chưa biết nó nằm trong cái gọi là "trường phái" nào?! Hoặc với một cái nhìn với một góc độ lớn hơn thì Phong Thủy Hàn Quốc - đang xin Liên Hiệp Quốc công nhận - chắc chắn không thuộc về "lịch sử văn minh Hán". Thật là một sự hết sức vô lý rất rõ ràng như vậy, những vì một lối mòn tư duy từ hàng ngàn năm nay, người ta cứ rầm rầm mặc định cho rằng: Lý học Đông phương và ngành phong thủy học có nguồn gốc Hán. Chẳng bao giờ một học thuyết lại sinh ra những sản phẩm hệ quả của nó lại tự mâu thuẫn nhau và cùng một mục đích và đối tượng ứng dụng - nhà ở - lại đầy những mâu thuẫn , quen gọi là "trường phái". Đúng là vớ vẩn! Trở lại vấn đế phong thủy - trên những ý tưởng đã trình bày - người viết xác định tính khoa học của ngành phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng chuyên ngành mà đối tượng của nó chính là con người sống trong những ngôi gia, chịu ảnh hưởng của những quy luật tương tác từ môi trường xung quanh. Vì là một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết, cho nên để xác định tính khoa học của nó phải cần so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và thỏa mãn với nó, giữa Phong Thủy Lạc Việt và những di sản từ cổ thư chữ Hán thì chỉ có Phong thủy Lạc Việt hoan toàn thỏa mãn. Bởi: 1/ Tính hệ thống. Phong thủy cổ thư chữ Hán không mang tính hệ thống. Cụ thể: các cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập và mâu thuẫn nhau với sự hoàn toàn khác biệt trong phương pháp ứng dụng. - Trong khi đó Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính hệ thống trong mối liên hệ hệ quả với thuyết Âm Dương Ngũ hành và các mối liên hệ liên quan đến các nguyên tắc, tiêu chí và các khái niệm.vv..trong hệ thống phương pháp luận và những mô hình biểu kiến của nó. Nó tổng hợp được bốn yếu tố tương tác - gọi là "trường phái" từ những di sản trong cổ thư chữ Hán. Trong Phong Thủy Lạc Việt, bốn hệ thống mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản đúng trong hệ quy chiếu của nó và không mâu thuẫn với các hệ thống mô tả các yếu tố khác;mà là chỉ có sự khác biệt liên quan đến từng hệ quy chiếu. Thí dụ: Hướng Tây Bắc là tốt với người Tây Trạch - theo sự mô tả của yếu tố Bát trạch. Nhưng nó có thể xấu trong trường hợp cụ thể vào một khoảng thời gian liên quan đến vận Huyền Không - theo sự mô tả của yếu tố Huyền Không. 2/ Tính nhất quán. Tất nhiên Phong thủy cổ thư hoàn toàn không mang tính nhất quán, mà điều thể hiện rõ nhất chính bởi sự cấu thành căn bản của nó là cái gọi là bốn trường phái mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn ngay trong nội tại của hệ thống ứng dụng trong từng trường phái. Thí dụ ngay trong cái gọi là phương pháp tính tuổi cất nhà - không biết thuộc "trường phái" nào - cũng có nhiều cách khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau để tính. Hoặc như phương pháp phi tinh sơn, hương trong huyền không cũng có nhiều cách, chẳng biết cách nào đúng. Hoặc liên quan đến những di sản Lý học nói chung là môn Tử Vi, cũng có nhiều phương pháp an sao khác nhau và tính chất một số sao cũng mâu thuẫn. Cái nào đúng? Chẳng ai trả lời được điều này. Nhưng trước sự hiệu chỉnh và hệ thống hóa để phục hồi lại toàn bộ những gía trị di sản đó thì nhao nhao phê phán, chỉ trích rất phi học thuật. - Ngược lại Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính nhất quán - về tính tổng hợp thì tất cả mọi cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập trong cổ thư chữ Hán , chỉ được coi là bốn yếu tố tương tác căn bản trong tính hệ thống của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Chúng là những hệ thống phương pháp luận riếng phần mô tả cụ thể quy luật tương tác từ hệ quy chiếu của nó, được mô hình hóa, biểu kiến hóa và không mâu thuẫn lẫn nhau. Cụ thể: Tất cả các yếu tố này đều ứng dụng trong một ngôi gia là nhà tôi. Tính nhất quán này không chỉ ở chi tiết là một căn nhà nhỏ bé của tôi - so với cả cái vũ trụ bao la này và so với những căn nhà lớn hơn. Mà nó nhất quán vì nhân danh khoa học theo tiêu chi cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Ở mức độ tổng quát liên quan đến toàn bộ thuyết ADNH - mà Phong thủy Lạc Việt, cũng như tất cả ngành học khác của Lý học Việt - tôi muốn nói đến một ví dụ nữa, là: Đã xác định bản chất của Hà Đồ - chính là một hình biểu kiến quy luật vận hành của Mặt trời, mặt trăng và Ngũ Tinh (được phân loại theo thuyết Ngũ Hành) trong mối quan hệ tương tác với địa cầu. Một trong những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học xác định rằng: Đây là một mô hình biểu kiến mô tả mối liên hệ giữa Hà Đồ và Địa Cầu, nhân danh nền văn hiến Việt. - Còn những di sản từ cổ thư chữ Hán lại xác định Hà Đồ là đồ hình do con Long Mã hiện lên trên sống Hoàng Hà và vua Phục Hi "chợt ngộ tâm linh" làm ra Hà Đồ. Tất nhiên nó không có cái gọi là "cơ sở khoa học" - cho dù cái "cơ sơ khoa học" do ông Phan Huy Lê nêu ra đó , nó được hiểu theo bất cứ cách nào. Cá nhân tôi cũng đang chờ cái nội dung khái niệm "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê , để đối chiếu, so sánh với những luận cứ của mình trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nó có điểm nào chưa trùng khớp với cái "cơ sở khoa học" của ông. Đương nhiên, với con Long mã trên sông Hoàng Hà và con thần Quy trên sông Lạc thủy thì không thể lấy bất cứ một tiêu chí khoa học nào để có được tính nhất quán - trên phương diện khoa học - mô tả những gì còn lại trong cổ thư chữ Hán - ngay từ tính khởi nguyên của nó. Chưa nói đến sự lộn xộn trong lịch sử của học thuyết này và tính mơ hồ,mâu thuẫn ngay trong nội dung không thể phục hồi từ hơn 2000 năm qua. 3/ Tính hoàn chỉnh. Do xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau từ nền tảng tri thức và cơ sở phương tiện kỹ thuật, xã hội khác nhau. Nên khổng thể gọi là hoàn chỉnh - nếu xét một cách chi tiết đến từng khái niệm liên quan - trong qúa trình phục hồi toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung và phong Thủy Lạc Việt nói riêng. Nhưng những gía trị được phục hồi đã xác định tính hoàn chỉnh của học thuyết này và cụ thể ở ngành Phong Thủy Lạc Việt trong quá khứ. Và nó chứng tỏ được rằng một khả năng hoàn chỉnh hoàn toàn trong tương lai. Bởi chính tính hệ thống và nhất quán đã được chứng tỏ. Tính hoàn chỉnh và khả năng hoàn chính của Phong Thủy Lạc Việt nói chung và của tất cả mọi ngành ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi, Kinh Dịch.... chính là sự xác định từ tính hệ thống và nhất quán của nó với khả năng phục hồi hoàn chỉnh. - Ngược lại, những di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Lý học nói chung - kể cả Đông y - không có khả năng phục hồi và phát triển về tính hoàn chỉnh - chưa nói đến phát triền. Tất nhiên nó chìm đắm trong bức màn huyền ảo, huyền bí. Không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm đã trôi qua. Tất cả tri thức của nền văn minh nhân loại vẫn đang bị thách đố bởi những bí ẩn của văn minh Đông phương. Ngay cả những nhà khoa học của chính Trung Quốc - nơi tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ, cũng bất lực khi tìm hiểu về những gía trị thật của nó. Sự bất lực này thể hiện ở sự tự phủ nhận những di sản tự nhận là của chính họ. Đây là một ví dụ: Qua bài viết trên, quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: Ngay cả người phản đối và ủng hộ Đông Y, cũng chỉ là dạng "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Họ chẳng có một cơ sở nào để chỉ ra cái đúng và sai trong hệ thống luận cứ của nhau. Nhưng chủ đề bài viết này không phục vụ cho môn Đông Y. Nên người viết chỉ coi là một ví dụ. 4/ Tính hợp lý khi giải thích các vấn đề liên quan. Chính sự phục hồi toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử gần 5000 năm (2879 BC - 2012), cho nên những khái niệm mơ hồ, như "Khí" trong Lý học....vv...được định danh và sử dụng như một gía trị để quán xét đối chiếu và hệ thống hóa một cách nhất quán và lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan trong tính hệ thống và nhất quán trong từng khái niệm ứng dụng trong hệ thống. Sự ứng dụng những nguyên tắc, tiêu chí ....trên từng chi tiết trong căn nhà của tôi là một ví dụ cụ thể. 5/ Tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: . Chính khả năng tiên tri của Lý học Đông phương đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ được tổng hợp và mô tả qua những mô hình biểu kiến, siêu công thức của nó, đã xác định những quy luật vũ trụ và cơ chế tương tác của toàn thể vũ trụ liên quan đến con người. Tính quy luật trong Lý học Việt hoàn hảo hơn nhiều so với di sản cổ thư chữ Hán. Một ví dụ trong trường hợp này là Tử Vi Lạc Việt và bảng Lạc Thư hoa giáp.... Xét về toàn cục thì tất cả những bộ môn khác nhau của Lý học Đông phương, được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt là một hệ thống hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học. Khả năng tiên tri và tính khách quan rõ ràng được xác định hoàn toàn minh bạch và rõ nét. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Bởi vì nó thỏa mãn tất cả những gì cần có của lý thuyết thống nhất khoa học. Có một vị giáo sư phát biểu rằng: "Một lý thuyết thống nhất phải lý giải được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh". Hoàn toàn chính xác! Thuyết Âm Dương Ngũ hành chinh là nguyên nhân của một tôn giáo cổ Đông phương: Đạo Giáo, chính là căn nguyên của Tứ Phủ công đồng và cả Đạo Mẫu của Việt Nam. Bạn hãy xem kỹ lại tất cả những y phục Ngũ sắc và ký hiệu Âm Dương, bát quái trên y phục của các đạo sĩ và trên những lá bùa của cac thuật sĩ, đạo sĩ Đông phương.... Giáo sư Bùi Văn Nguyên đã chứng minh trong tác phẩm của ông - "Cội nguồn trăm họ" - rằng: Kinh Dương Vương chính là Thượng Đế. Không chỉ Đông Phương mà thuyết ADNH còn lý giải những hình tượng tôn giáo của tất cả các nền văn minh cổ xưa: Phật giáo; Thiên Chúa giáo, Do Thái Giáo, Ấn độ giáo...vv...., Còn tiếp
    1 like