-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/07/2013 in all areas
-
Tự do cuối cùng của con người chính là sự giải thoát theo Phật giáo, hoặc Lý học Đông phương - khi con người hòa nhập với vũ trụ. Tất nhiên nó mang tính lý thuyết. Còn thực tế chưa chứng nghiệm, ngoại trừ truyền thuyết về các vị chân tu đắc đạo.Ở cõi Hậu Thiên này không bao giờ có cái gì tuyệt đối - kể cả khái niệm "tự do". Tôi có thể chắc chắn rằng: Chẳng một thể chế nào trên thế giới chấp nhận hành vi của Snowden khi tố cáo chính phủ Hoa Kỳ theo dõi công dân của mình và tất cả các nước trên thế giới. Vì một trong những yếu tố cấu thành nên bản chất của chính trị chính là sự kiểm soát. Cho dù trong một xã hội lý tưởng của Lý học cổ Đông phương là Nghiêu Thuấn - thì vẫn là kiểm soát ở mức độ phù hợp. Bởi vậy, để bắt ông này chắc sẽ không khó. Nhưng chính việc xử ông này tại tòa án Hoa Kỳ sẽ gây một ấn tượng rất lớn về sự va cham giữa chính sách của một thể chế chính trị với chức năng kiểm soát và quyền con người. Nếu ông Snowden bị ra tòa án tại Hoa Kỳ thì người bào chữa cho ông có thể chọn tôi. Snowden sắp “xuất đầu lộ diện”Thứ Sáu, 12/07/2013 - 15:50 (Dân trí) - Cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người đang bị truy nã vì tiết lộ các tài liệu mật của chính phủ Mỹ, đã đề nghị gặp gỡ các nhóm nhân quyền và các luật sư tại một sân bay ở Mátxcơva, nơi anh này ẩn náu suốt 3 tuần qua. Nga-Mỹ chơi bài "câu giờ" trong vụ Snowden Snowden được cấp hộ chiếu công dân thế giới Cựu nhân viên CIA Edward Snowden. Hãng tin Interfax cho biết những người được mời bao gồm đại diện của các tổ chức nhân quyền hàng đầu như tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) và tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) cũng như vài luật sư nổi tiếng đang hoạt động tại Mátxcơva. Luật sư Genrikh Padva có tiếng tại Mátxcơva xác nhận rằng ông đã nhận được thư mời cho một cuộc gặp tại sân bay Sheremetyevo vào chiều 12/7 giờ địa phương. “Chúng tôi đã nhận được một lá thư từ anh ấy và sân bay Mátxcơva cũng đã gọi điện”, ông Padva nói, cho biết thêm rằng ông có thời gian để tham dự. Ông Sergei Nikitin, từ chi nhánh tại Mátxcơva của Tổ chức ân xá quốc tế (AI), cho hay nhóm của ông đã nhận được thư mời qua email và cho biết “chúng tôi dự định sẽ đến”. Còn bà Elena Panfilova, thuộc tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), cho hay lời mời bất ngờ "đang được thảo luận". Bà Panfilova nói thêm rằng thư mời dường như xuất phát từ một địa chỉ email mang tên của Snowden. Một nguồn tin tại sân bay Sheremetyevo trước đó nói với hãng tin Interfax rằng Snowden muốn đưa ra một thông báo với các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư. “Snowden muốn bày tỏ quan điểm về chiến dịch uy hiếp chống lại anh ấy do Mỹ thực hiện, khiến các hành khách trên các chuyến bay đi Mỹ La-tinh bị nguy hiểm”, nguồn tin nói. Nguồn tin không cho biết các thông tin chi tiết, nhưng các quốc gia Mỹ La-tinh cánh tả như Venezuela và Ecuador được xem là những nơi thích hợp nhất để Snowden xin tị nạn. Cựu nhân viên CIA đang bị Mỹ truy nã vì làm rò rỉ các chương trình theo dõi tối mặt của chính phủ. Snowden đã gửi đơn xin tị nạn chính trị tới ít nhất 21 quốc gia, hầu hết trong số đó đã từ chối đề nghị tị nạn. Tuy nhiên, Bolivia, Nicaragua và Venezuela đã ngụ ý rằng các nước này sẵn sàng cho phép Snowden tị nạn. Vụ Snowden cũng gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/7 nói rằng ông “thất vọng” khi Trung Quốc không bàn giao Snowden cho giới chức Mỹ khi anh này có mặt tại Hồng Kông hồi tháng 6. Một quan chức chính phủ Mỹ nói quyết định cho phép Snowden đi Mátxcơva đã làm tổn hại tới những lời kêu gọi về sự hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết Hồng Kông đã hành động phù hợp với luật pháp của đặc khu hành chính này. An Bình Theo AFP, BBC ======================== Vụ anh chàng này sẽ dẫn đến một kết quả là lật ván bài ngửa về quyền kiểm soát của tất cả các thể chế chính trị trên thế giới và quyền con người. Chuyện "con gà và quả trứng" thực chất là sự nhầm lẫn về khái niệm quy ước và qủa trình tiến hóa. Lão Gàn xác định: "Quả trứng luôn có trước một giống sinh vật lông vũ - mà tất cả mọi người trên thế giới này gọi là - "gà". Sự kiện này lại là một biến thể của "con gà và quả trứng". Quốc gia nào mà chứa ông bạn này sẽ gặp rắc rối, không phải vì mất lòng Hoa Kỳ;mà là vì không thể đủ khả năng mô tả một cách hợp lý mối liên hệ giữa quyền con người và sự giám sát công dân của bất cứ một thể chế nào. Có thể nói rằng: Chính Hoa Kỳ cũng gặp rắc rối - nếu ông bạn này bị bắt về Mỹ - ngoại trừ đây là một trò chơi cao cấp do chính Hoa Kỳ tạo ra, nên có dự phòng trước.2 likes
-
Quay lại bài “Học chữ gì đầu tiên?”. Chữ ở đây ám chỉ chữ cái latin mà quốc ngữ dùng. Còn nếu hỏi lời gì đầu tiên thì nhất trí là “Tiên học Lễ, hậu học Văn” rồi, không dám bàn. Nhưng câu “khẩu hiệu” xưa “Tiên học lễ , hậu học văn” thì Trung Quốc đã viết thành câu “Nhân tình - Nhân tính - Nhân cách - Nhân tài 人情 – 人性 – 人格 – 人才”, cụ thể hóa tiến trình của phương châm giáo dục để hình thành một con người. Thật cảm động khi biết các thầy cô giáo TQ đã đặt ra câu đó, viết bằng chữ lớn, ở các trường phổ thông. Toàn câu chỉ dùng có 5 chữ nho mà ghép thành, cũng như câu xưa cũng chỉ dùng 5 chữ nho ghép thành. Nhưng ở tiếng Việt thì Năm=Lắm, ngụ ý là muốn đạt nhiều thì cũng chỉ là từ đó mà thôi, tức là từ cái đúng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà đi. Tôi biết câu trên (人情 – 人性 – 人格 – 人才)của TQ là do chợt nhìn thấy khi VTV đưa tin hình ảnh trận động đất khủng khiếp tại Tứ Xuyên năm đó. Tấm bảng dài với dòng chữ lớn ấy rớt nằm cong vênh trên đống gạch vụn của một ngôi trường phổ thông bị sụp đổ. Ứa nước mắt lúc đó, thật là đau xót. Sau này báo chí đưa tin dư luận TQ đòi phải truy xét những kẻ trong nhóm lợi ích đã xây dối công trình của các dự án trường học. Cũng thật cảm động lúc đó khi thấy VTV đưa tin hình ảnh tổng thống nước Nga Met-Vê-Đép tiếp trong điện Cẩm Ly một ngàn học sinh nạn nhân động đất Tứ Xuyên, (cháu nào cũng chỉ đi dép nhựa, lưng đeo cái ba lô tòn ten), mà chính phủ Nga đã quyết định đón sang nuôi giùm cho đến học hết đại học ở Nga. Sách giáo khoa phổ thông ở TQ in giấy trắng đẹp khổ A4, rất dày vì có cả phụ lục là phần tham khảo đọc thêm, sách không bán mà do trường phát cho học sinh, dùng xong khi lên lớp trên thì trả lại trường để cho lớp lên tiếp dùng, vì giáo trình là không thay đổi. Ở ta thì sách giáo khoa thay đổi xoành xoạch theo các dự án cải cách của Bộ. Hai chị em đi học thì sách chị mua dùng xong, em lớp dưới lên không dùng được nữa vì giáo trình đã đổi khác, buộc phải mua sách mới, kèm thêm nhan nhản sách tham khảo bắt buộc phải mua đọc thêm, do Bộ xuất bản và các cty thân hữu in. Tôi hỏi một bác xe ôm chở ba cháu học sinh cấp một đến cổng trường (trường ở thành phố, khang trang đúng chuẩn thiết kế xây dựng của Bộ) là hiểu thế nào câu “Tiên học lễ hậu học văn” bằng chữ lớn trên tiền sảnh của trường? Trả lời: “Ờ ...đúng vzậy thôi, tiên học lễ hậu (rồi mới) học văn, mấy bà mẹ của sắp nhỏ đây cũng nói vzậy mờ” (vì câu sáu chữ đó không thấy có dấu phẩy hay gạch nối ngắt mệnh đề). Chữ cái đầu tiên là chữ gì chẳng cần phải dạy, đứa trẻ ra đời thường nghe nhất hai tiếng đầu tiên là Mẹ (Tơi M, mềm, ứng Âm) và Con (Tơi K, cứng, ứng Dương). Bài ru nào chẳng có hai từ Mẹ và Con ở câu đầu tiên. Mẹ thì tự đứa bé vừa ra đời đã biết, vì Mấp Máy, Mở Miệng là ra tiếng Mẹ. Con thì bà nó dạy cho nhận thức từ khi còn ẵm, chưa biết nói: Đây là Con nhá, xưng con; đây là con gà, đây là con chó... thành bài đồng dao dạy nhận thức vật thể “Con gà có mỏ, con chó có lồng, cây tre có mắt, nồi đồng có quai” (mà vật thể nào cũng có cái giá trị riêng của nó, chứ chúng không đồng loạt phát biểu một giọng điệu như nhau ). Từ đầu tiên là Mẹ. Giữ Tơi thay Rỡi thì: Mẹ=Me=Mụ=Mự=Mạ=Má= Ma Ma = Mam. Mẹ=Mụ=U. U=Âu. Thay Tơi giữ Rỡi thì: U=Mủ (phát âm của Quan Thoại). Lướt từ đôi thì: “Mẹ Âu”= Mẫu. Mẹ là thể gần, lướt “Thể Gần”= Thân. Nên chữ nho có từ Mẫu Thân. Gần=Cận=Cạnh=Kề=Kế. Lướt “Kề Cạnh”= Canh; “Gần kẻ Khác”= Gác. Nên có từ đôi Canh Gác. Làng ở cạnh Làng, viết bằng từ ghép là Làng Làng. Lướt “Làng Làng”= Láng. Cái để bọc ngoài liền với thịt trong là cái Vỏ=O=Giỏ (cái giỏ đựng thịt)=Da=Giát (cái giát giường đỡ thịt lưng)=Giáp (cái áo giáp che thịt)=Giác (cái thớ gỗ giác ôm ngoài thớ gỗ thịt)=Khoác (cái áo ngoài)=”Khứa” (phát âm của Quan Thoại chỉ cái vỏ, pinyin “ke 殼”). O Bế = Vỏ Bịt= Vỏ Bọc = Vỏ Bao. Bao=Áo=Đào. Nếu vỏ làm bằng “Xen - lu - lô – Zơ” = Xơ thì có cái nôi khái niệm khác: Vỏ=Dó=Giấy=Dải=Vải=Váy=Vấn=Mấn=Khăn. Lướt “Vỏ Ủ”= Vũ (không gian), “Trời Ủ”= Trụ (thời gian). Ngôn từ Việt là mẹ của ngôn từ Hán ngữ hiện đại. Tiến trình Vỏ = Vo = Vón = Con ,hình thành nên con người, là Ta = “Tất Cả” = “Đất Càn” = ”Đất Trời”. Lướt “Giáp Liền”= Giềng. Nên làng cạnh nhau gọi là Láng Giềng. Lướt “Láng giềng Gần”= Lân. Lân=Lìn (tiếng Lào)=Lờn=Nhờn. Ngạn ngữ Lào: “Lìn má má lề nạ. Lìn khạ khạ nhịp pua” nghĩa là “Nhờn chó chó liếm mặt. Nhờn khạ (đầy tớ) khạ sờ đầu” (Người Lào kiêng cử chỉ xoa đầu kể cả xoa đầu trẻ con, không coi đó là cử chỉ thân yêu). Người Lào Lùm (tộc Lớn=Lùm, tộc đa số, tộc Thái, ở đồng bằng) tự xưng là Thay Lao. Thái=Thay=Thày=Cháy=Chói=Soi=Sáng. Người Thày=Thầy=Thấy là kẻ soi cái sáng cho học trò. Đó là một nửa của dân Sáng Sáng. Nửa Sáng kia là Kinh = Mình = Minh = Manh= Mang=Tráng=Choang=Quang=Sáng=Láng=Lang. Hai nửa đều là Sáng, ghép lại thành Tiên Rồng. Tiên=Tinh=Minh=...=Sáng. Rồng=Rộng=Thông=Sống=Sáng. Viêng Chăn tiếng Lào có nghĩa là Vầng Trăng. Hán ngữ mượn âm chữ Vạn 萬 (pinyin: wan) để phiên cái âm tiết “Viêng” và mượn âm chữ Tượng 象 (pinyin: Xiang) để phiên cái âm tiết “Chăn”. Các sử gia hủ nho dựa vào cái chữ Vạn Tượng 萬 象 mà giải thích rằng, cổ đại người Hán đã khai hóa đất Lào, đặt tên kinh đô là Vạn Tượng (vạn con voi, vì Lào nhiều voi mà), người Lào mới phát âm chệch đi là Viêng Chăn (!). Cũng giống như Viện ngôn ngữ của VN giải thích rằng: “chữ Buồm của tiếng Việt vốn xuất xứ từ chữ Phàm 帆 của tiếng Hán, Hán ngữ phát âm pinyin là “fán”, truyền sang ta bằng con đường hàn lâm thì đọc là Phàm, còn truyền bằng con đường dân gian thì dân họ nói là Buồm”(!). Vậy sao cái phố Hàng Buồm của thành Đại La không đổi thành phố Hàng Phàm đi cho nó nghịch? Cổ đại dân Hãn du mục trên đồng cỏ khô, đi bằng ngựa, làm gì có truyền thống đi bằng thuyền trên nước mà có “fán”. Đến thời Nguyên hai lần định vượt biển sang chiếm Nhật Bản mà gặp gió to sóng lớn nên không dám đi. Dân Việt từ cổ đại đi biển bằng thuyền buồm, buồm Việt lại còn lướt được cả gió ngược. Chữ Buồm có gốc từ tên những cái để đựng, đều có tơi B: Bầu=Bào=Bàu (như cái ao chứa nước)=Bụng (đựng ngũ tạng)=Bưng=Bồ (đựng thóc)=Bị (đựng đồ)=Bóp (đựng tiền)=Bàn (đựng những đồ đặt trên khuôn khổ cái mặt bàn, khỏi khuôn đó là rớt)=Bồn=Bộng (nồi đất lớn để vào gióng đi gánh nước, nều bị mẻ thì dùng đựng nước đái tưới rau)=Bồng (cái ba lô đan bằng cói)=Buồng (đựng người và của)=Bòng (là “Buồng Trong”= Bòng, nơi đựng vợ chồng ngủ với nhau, buồng ngoài để tiếp khách, câu thành ngữ “Vợ chồng đèo bòng” nghĩa là khó mà dứt ra được, đi xa lâu thì nhớ hơi khi ngủ với nhau ở cái buồng trong) = Bè (đựng những gì và những ai ngồi trên nó)=Bục (đựng thóc, đóng bằng gỗ)=Bộng (đựng cả xã hội của một con ong chúa, gọi là Bộng ong, nó như cái “Bụng mà đựng rất Đông”= Bộng. Nó vừa Đựng bầy ong thợ, vừa O bế ong chúa và bầy nhộng ong, nên nhấn mạnh bằng câu là “Đựng và O”= Đõ, nên cái Bộng ong còn gọi là cái Đõ ong, nho viết Đõ bằng chữ Đỗ 肚. Cũng giống như cái Đó đựng cả bầy cá tôm lươn trạch chẳng may theo dòng nước mà lọt vào và bị “Đựng O”= Đó, không thoát ra được. Hán ngữ mượn chữ Đỗ 肚 để dùng chỉ cái bụng hay cái dạ dày. “Đỗ thống phục nhân sâm tắc tử” vẫn chỉ là một cấu tiếng Việt mà thôi. Đau=Thấu=Thương=Thống. Thống Khổ nghĩa là đau-thương-thấu cái khổ của kẻ khác.Vật bị chứa đựng là vật bị O Bế (O Bế = Vỏ Bịt ) trong cái khuôn khổ của vật đựng, không được tự do (Tự Do = Tự Di = Tự Du = Tự Dù = Tự Vù= Tự Vọt = Tự Vượt = Tự Việt). Bị o bế như thế khác gì bị “O bế như U Ôm”= Uôm. (U ôm là Mẹ nó ôm). Cái Uôm là cái vật bị chứa, tức nó là cái Chửa (bà bầu gọi là đàn bà có Chửa). Dùng từ đôi “Chửa Uôm”= Chuôm, để nói ý là cái bị chứa là rất nhiều. Vì vậy cái ao chứa nước nhiều gọi là Ao Chuôm, nếu thấy ao cạn khô, người ta sẽ ngạc nhiên mà hỏi rằng “Ao chuôm gì mà cạn rốc thế này?”. Cái để hứng gió hay đựng gió, tức bắt gió phải là cái Chuôm nằm trong khuôn khổ của nó gọi là cái “Bắt gió làm Chuôm”= Buồm. Người Việt hay nói lướt cả câu như vậy. Ví dụ hỏi giá hàng thì Hán ngữ hỏi: “ Đa Thiểu?” (pinyin: Duo Shao?). Tiếng Việt dùng câu hỏi đầy đủ hơn: “Bao gồm tất cả số hàng đó thì giá là ít hay Nhiều?” Vậy mà chỉ nói gọn là “Bao Nhiêu?”. Bởi vì giá là giá trị qui ra tiền, mà tiền thì ít cũng là nhiều và nhiều cũng là nhiều do đồng tiền nào cũng có giá của nó cả, một triệu cũng là vốn mà một xu cũng là vốn, ăn thua ở tài kinh doanh, “Lỡ thế hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công” (Hồ Xuân Hương). Hai cái nhiều thì “Nhiều Nhiều”= Nhiêu, 1+1=0. Người miền Nam còn nói gọn hơn, chỉ một tiếng “Nhiêu?” là coi như đã bao gồm cả hỏi về ít, cả hỏi về nhiều rồi. Do từ Buồm mà có các từ chỉ những đồ có hình dáng giống cái Buồm là Buồm=Bướm=Phướn=Phàm. Hán ngữ mượn chữ Phàm 帆 (pinyin: Fán) để chỉ cái buồm. Do cái “Buồng Trong”= Bòng nên mới có Bòng=Phòng, Hán ngữ mượn chữ Phòng 房 (pinyin: Fáng) chỉ cái buồng, cổ đại dân Hãn du mục ở cả nhà trong một lều bạt hình tròn, không có buồng riêng. Vật bị chứa gọi là cái Chuôm, nếu nó là của ăn trộm thì là “Chuôm Trộm”= Chôm. Của ấy phải chia cho hai kẻ là kẻ đi lấy trộm và kẻ chứa đồ trộm được, hai chia thì là “Chia Chia”= Chỉa, 0+0=1, nên mới có từ Chôm Chỉa để chỉ một cái “nghề” kiếm sống. Dân Chợ Lớn gọi tụi trẻ hư, không làm mà muốn có tiền xài, là tụi nó có nghề “Chà đồ nhôm”, hiểu nói lái là nghề “Chôm đồ nhà”. Cái đựng nếp để đồ xôi, do đáy nó bị “Chọc nhiều lỗ Rò”= Chõ, nên gọi là cái Chõ. Cái đựng quan trọng nhất trong nhà, thể hiện phú nông là cái “Thóc có nhiều đến mấy cũng tha hồ mà Đựng”= Thưng, đó là cái Thưng ( cái Thúng thì nhỏ gọn hơn cái Thưng nhiều). Để dựng cái Thưng thì đầu tiên phải làm một cái Kệ ba chân bằng gỗ hoặc tre, chắc chắn như cái Kiềng ba chân. Đặt ngửa cái nong đại lên kệ. Cuộn tấm cót quanh trong vành nong. Chằng dây quanh cót. Thóc đổ vào càng nhiều càng nặng thì dây càng căng chặt. Đầy cót thì đậy bằng cái nong úp. Như vậy thóc không sát đất, không bị ẩm mà “Mọc mầm Sỗng”= Mộng, tức lên mộng, hay gọi là “Nhú mầm Ra”= Nha 芽, Hán ngữ mượn chữ Nha 芽 để chỉ cái mầm. Khi thóc ẩm bị lên mộng hay phát nha thì chỉ còn cách là đem nấu kẹo Nha (lướt lủn: “Keo Đặc”= Kẹo), không thể phơi khô lại để xay dã được nữa vì hột sẽ vỡ nát. Cái “Thưng đựng thóc là sản phẩm của người Kinh”= Thịnh 盛, nho viết chữ Thịnh 盛 biểu ý là cái Mủng (bộ Minh 皿 nghĩa là đồ đựng) để đựng Thành 成 quả của vụ thu hoạch. Hán ngữ mượn chữ Thịnh 盛 dùng với ý là đựng, như một động từ chứ không phải là để chỉ vật đựng, pinyin: Sheng 盛. Còn chữ Vượng 旺 thì nghĩa gốc của nó là Sáng, khuôn mặt ai sáng sủa thì gọi là có vượng khí, hay là nhìn mặt rất vượng. Sáng=Vàng=Vương=Vượng, nho ghép bằng chữ Nhật 日(là ánh sáng mặt trời, nằng vàng) với chữ Vương 王 thành chữ Vượng 旺 Từ ghép Thịnh Vượng 盛 旺 chỉ sự giàu có khang trang, đây chỉ là nghĩa bóng, diễn biến nghĩa từ nghĩa đen. Phố Hàng Buồm Hà Nội số 22 là Việt Đông hội quán. Đi=Di=Dọt=Vọt=Vượt=Việt. Người Đông Di cũng là người Việt Đông, người Việt Đông cũng là người Việt. Hội quán của người Việt Đông tại 22 Hàng Buồm Hà Nội hiện còn tấm bia đá gắn tường, khắc tên những người Việt Đông 粵 東 đã góp tiền xây nên. Tên thường gọi của Hội quán là Đình Quảng Lạc. Quảng Lạc có hai nghĩa: một nghĩa là “Quảng Đông Lạc Việt”, một nghĩa là “Mở rộng (Quảng) niềm vui (Lạc) cho mọi người. Nơi này ông Tôn Dật Tiên (người Khách Gia, huyện Trung Sơn, Quảng Đông) từng ghé trú một thời gian khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước.1 like
-
Năm 2016 Bính Thân và 2017 Đinh Dậu là những năm rất tốt cho vợ chồng bạn sinh con. Mặc dù 2014 Giáp Ngọ và 2015 Ất Mùi là những năm ko tốt vì mạng Kim khắc cha mẹ Mộc. Nhưng vì nhìn tổng quan chỉ có 2 năm tốt gần nhất là 2016 và 2017. Nếu bạn sinh con đầu lòng năm 2016 thì bạn sẽ phải chờ 1 khoảng thời gian khá dài để có thể chọn được 1 năm tốt sinh bé út. Nên mình có lời khuyên cho bạn thế này, Vì con út mới là quan trọng và quyết định sự phát triển của gia đình nên vợ chồng bạn hãy sinh bé đầu năm 2014 rồi sinh bé út vào 2016 hoặc 2017. Nhưng đó chỉ là lời tư vấn của mình, quyền quyết định thuộc về vợ chồng bạn. Chúc gia đình bạn hạnh phúc và thành công1 like
-
1 like
-
Nếu yêu thích công việc này muốn làm lâu dài thì tháng 9 nên cẩn thận trong việc1 like
-
Tìm Em Tìm em trên sónglênh đênh Hỡi em đang giữavô minh của đời Xót xa cho hạt bụirơi Nửa đời hương phấnbồng bềnh cơn mơ Đường mây sao quámịt mờ Ta nghe lạnh buốtmột đời phù vân Lối duyên rồi cũngxa dần Thoáng ra đã thấynắng bên kia đồi Đường tình chỉ bấynhiêu thôi ? Ơi, em con nướcnghe lời ru xưa: Trăm năm dù phảingậm ngùi Thì xin hẹn cõi xaxôi vĩnh hằng Em ngàn năm…vẫnngàn năm… Ta nghe trong gióvẫn ngần hương hoa Vẫn đôi dòng lệsương sa Vẫn nguyên búi tócđuôi gà lơn tơn Vẫn ôm cặp sáchđến trường Vẫn ép trong vởmùi hương thuộc bài Ta xin chỉ bấynhiêu thôi Xoay quanh trongcuộc luân hồi- vẫn em ! Tuyền Linh Bên Trời Mơ Xa Ta gặp em giữa may bay Ta gặp em tận cuối ngày nắng xa Dù tình chẳng thể phôi pha Cũng xin chờ đến Ta bà hẹn trao ? Trái tim chừ đã hư hao Hồn lênh đênh mãi đường vào cõi mơ Bóng em khuất nẻo xa mờ Ta nghe thấm đẫm nỗi chờ hắt hiu Lòng ta nắng sớm mưa chiều Nửa râm nhật tụng, nửa chờ trănglên Gọi tình, sợ lạnh hư không Gọi thơ, e gió mênh mông đất trời Thuyền tình đang giữa biển khơi Lênh đênh sóng vỗ…một đời nổi trôi Vòng quanh trong cuộc luân hồi Ta nghe lệ nhỏ bên trời mơ xa Tuyền Linh Cố Nhân Goi chi hai tiếngcố nhân Cho câu Tống Biệtmãi thầm thì rơi Chừ đây cuối đấtcùng trời Còn đâu tương ngộ,hỡi người trong thơ ! Lối xưa rêu phủxanh mờ Biết còn đứng vữngbên bờ tử sinh Con đường phíatrước mông mênh Sóng xô bão nổivạn ghềnh thác reo Dù đời còn chúthương yêu Cũng xin giữ đểkiếp sau hẹn thề Bây giờ liễu khuấtsương che Rẽ chia lối mộngđường về xa xăm Ai đi cắt nửa vầngtrăng Để ai lỗi hẹn”Mộtlần trăm năm” (*) Để ai một thuở đảođiên Tình chung khónói, niềm riêng khó bày Câu thơ lục bátcòn đây Thay câu Tống Biệtlạnh đầy chiêm bao Ngồi nhìn đất thấptrời cao Hỏi ai ? Ai biếtkiếp nao tương phùng ! ? Tuyền Linh (*) Tình khúc: Một lần là trăm nămcủa ns Nguyễn Văn Thơ Tương Tư Hỡi em, có biếtanh buồn ! Làm sao ngănchặn được nguồn tương tư ? Tóc xanh, mắtbiếc, môi cười Nửa như khăngkhít, nửa rời dung nhan Thắp lên nến lệhai hàng Tim đang mởlối, sao tàn cuộc chơi ? Đàn trầm hồnlạc về đâu Mà nghe như thểkinh cầu trong đêm Tương tư mấy độchín mềm Tình em sóng vỗhóa ghềnh thác reo Mai đây nắngsớm mưa chiều Xác thân baonỗi đìu hiu uất trầm Trái tim rồicũng bão dông Bước chân viễncách ngàn trùng khuất xa Ngóng trông quaánh chiều tà Đường xưa lốicũ sương pha mây ngàn Tiếng thơ lạnhcả không gian Chiều phai nắngnhạt đêm tàn tìm nhau Rượu buồn đãcạn đêm thâu Chiêm bao mấylượt…lệ sầu mấy sông… Tuyền Linh1 like
-
Cholesteron cao... Yêu mà thích chỉ huy... Khó mà yêu...một "người bình thường"... Cỡ "Từ Hải" trở lên mới xứng... Người ta khổ không phải vì "thiếu thốn"... Mà khổ vì..."không biết đủ"...1 like
-
1. Thừa nhận con gái học càng cao càng khó yêu...từ đó biết trân trọng tình yêu. 2. Xác định rõ thời gian hiện tại bây giờ yêu là chính, học và làm là phụ. Càng lớn càng khó yêu ... Từ đó dành thời gian này chủ yếu để tìm tình yêu. Không thèm hoc nữa. Làm chơi chơi thôi. 3. Đóng ngay topic này lại, stop than thở, hạn chế vào net, sáng mai đi sắm 1 bộ cánh thật sexy hấp dẫn vào và ra ngoài thôi.1 like