Nôi khái niệm là một cái Nôi tự Nói ra nhiều từ có chung một khái niệm nào đó của ngôn ngữ giống Nòi (tạm gọi là chúng gần như đồng nghĩa ở một khái niệm nào đó). Mà diễn biến âm của các từ chung nôi khái niệm là hợp QT Tơi-Rỡi (thay Tơi hay thay Rỡi để biến âm vẫn tạo ra từ mới có cùng một khái niệm). Như vậy cái gọi là “nôi khái niệm” và cái gọi là “qui tắc tơi-rỡi” mà hai lúa Lãn Miên phịa ra không phải là vớ vẩn, mà là đúng, có thực trong tạo từ của tiếng Việt. Chẳng qua các nhà ngôn ngữ học máy lạnh say sưa với từ Hán-Việt (nhiều từ điển “từ Hán- Việt” được soạn thảo gần đây bằng tài trợ quốc tế) đã không để ý mà thôi. Lấy ví dụ khái niệm “nước và nguồn nước” thì có cái nôi khái niệm chung là: Nước=Nác (tiếng Mường)=Đác (tiếng Tây Nguyên và tiếng Choang )= Đìa = =Đầm=Đàm 潭 (Đàm 潭 là chữ “Nho Ta”= Nhã chỉ đầm)=Đen=Hoẻn=Hắc 黑= Huyền 玄( đen, hoẻn, hắc, huyền đều là màu ngũ hành của nước)= Điện 淀 (nước đọng)=Đậm =Thâm=Lầm (đậm, thâm, lầm đều là màu ngũ hành của nước)=Nậm (tiếng Tày)=Nam (tiếng Thái Lan)=Khảm (quẻ tượng nước trong bát quái)= Khe=Khê 溪 (chữ nho)=Khuổi (tiếng Tày chỉ dòng suối)=Suối=Sông=Krông (tiếng Tây Nguyên)=Kông (Mê Kông = Mè Khoỏng, tiếng Lào)= Kang 江 (tiếng Triều Châu chỉ sông)=Giang 江 =Dòng=Dõng 涌 (tiếng Phiên Ngung)=Diễn 衍 ( chữ nho, nghĩa là mạch nước ngầm)=Biển=Bái 沛 (chữ nho, nghĩa là đầy nước)= Hải 海 = Hói (con Ngòi, tiếng Nghệ)= Hà 河 =Hồ 湖 = Ô 烏 (màu ngũ hành của nước)= Âm 陰 (tượng nước trong lưỡng nghi)= Ẩm = Ướt = Nước. Tước 爵 là cái hàm được nhà Nước phong, tức “cái cho của Nước”, mà “cái cho” thì nho gọi là cái “Tách Chứ”= Tứ, viết bằng chữ Tứ 賜, có nghĩa là “cái cho”, vì Tách là chia tách, muốn cho thì phải chia, có phẩm cao, phẩm thấp, có kẻ được cho nhiều, kẻ được cho ít. Gọi lướt “Tứ Nước”= Tước.爵 (Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng, Viện ngôn ngữ học Hà Nội 1991 giải thích chữ Tước 爵 là từ gốc Hán, trang 459. Hán ngữ thì Nước là “guo 國”, Tứ là “ci 賜”, Tước là “jue 爵”, nếu nói theo Hán ngữ câu “cái cho của Nước” thì sẽ là “Guo 國 de 的 ci 賜” = Jue 爵, nhìn coi có bằng được “Jue” không? Còn ở tiếng Việt thì “cái cho của Nước” tức “Tứ 賜 Nước 國” = Tước 爵 , là quá rõ ràng, từ Tước 爵 là một từ thuần Việt).
Cái Năng của vũ trụ đã QT Nở mà thành Nắng/ Nước như là Dương/ Âm. Phân tích nôi khái niệm Nước như trên đã rõ cái Nôi Bách Việt ở nam Dương Tử (Dòng Cả). Phân tích cái nôi khái niệm Nắng trong một ngày (khi mặt trời lên ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây) càng thấy rõ hơn vị trí địa lý của nước Văn Lang cổ đại của người Việt. Mặt trời lên đằng Đông: Nắng=Nâng=Tâng=Tăng=Thăng=Đăng=Đông (“Văn Lang đông giáp Đông Hải ” ). Mặt trời lặn đằng Tây: Nắng=Núp=Thụp=Thục=Thụt=Tụt=Tây (“Văn Lang tây giáp Ba Thục”). Chính sử ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “Nước Văn Lang bắc giáp Động Đình hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông hải, nam giáp Hồ Tôn”.
Dòng là dòng chảy của nước. Nước chảy Tong-Tỏng, nên Dòng=Tỏng=Tông 宗. Nước chảy thành nhiều sông, nên Sông=Tông. Dùng chữ nho Tông 宗, quan thoại đắn đo không biết nên phát âm là “dòng” hay phát âm là “tông”, nên đã dung hòa, phát âm chữ Tông là “dung” (pinyin: Zong). Ngôn từ của quan thoại (quan là người Hãn) chẳng qua là lấy theo ngôn từ của dân thoại (dân là người Việt). Ngôn từ Việt ấy quan thoại phát âm lơ lớ đi, “Lơ lớ Đi”= Li, nên nghe nó hơi li khai (lạc khác). Rồi ngữ pháp ngược của quan áp đặt vào, thế là hình thành một ngôn ngữ mới, hình thành nên Hán ngữ hiện đại. Dân học đi thi bắt buộc phải theo ngữ pháp ấy, không thì sẽ rớt. Ngôn ngữ Bách Việt chính là nền tảng của ngôn ngữ đơn âm tiết phương Đông. Người Việt nuôi Voi, hâm mộ Voi, tượng đá Voi có nhiều chứ không phải tượng đá sư tử nhan nhản như ngày nay nhập về đặt trước cổng các công ty. Voi = Vĩ Đọi, “Vĩ Đọi”= Voi, nên sông lớn, núi lớn thường đặt tên là sông Vị, núi Đọi
Núi Đọi là hòn núi “Đá lẻ Loi”= Đọi, ở đồng bằng ven biển. Đọi=Đại=Thái, gọi là núi Thái, Hán nho viết là Thái sơn, nói núi Thái sơn là nói thừa một chữ sơn. Vì ở ven biển Đông, nơi mặt trời lên , nên Đọi=Chói=Cháy, cháy đỏ như son, nên Đọi còn gọi là Cháy Son, tá âm bằng chữ Thái Sơn. Câu ca dao (sửa lại): “Công cha như núi Cháy Son. Nghĩa mẹ như nước Sông Nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Sông Nguồn là Nguyên Giang ở Hồ Nam, đổ vào hồ Động Đình. Nguồn=Ngươn= Nguyên 源, đó là nguồn nước. “Nguồn đầu Tiên”= Nguyên 原, đó là gốc của dòng Tiên, dòng Âu Cơ = U Cả.