• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 07/07/2013 in all areas

  1. Việc xét cung Phi ko áp dụng trong Luận Tuổi bạn nhé? nó chỉ được áp dụng trong Phong Thuỷ để chọn hướng nhà. Vì vậy bạn đừng bận tâm đến vấn đề này. Bạn sinh bé út vào năm 2017 là đến mức rất tốt rồi. Đừng có gắng tìm kiếm 1 sự tuyệt đối trong tương quan tuổi giữa các thành viên trong gia đình.Vì k có cặp tương quan tuổi nào đạt tuyệt đối cả. Đạt được mức tốt đến rất tốt là đủ để gia đình phát triển bền vững rồi bạn. Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và thành công
    1 like
  2. 1 like
  3. nếu có tìm được việc khác thì chỉ hy vọng ở 2 tháng cuối al, dẫu có được việc cũng chưa chắc bền vì năm tới cho thấy hạn có nhiều biến động thay đổi vô chừng, công việc hay cuộc sống có nhiều khó khăn lâm vào cảnh bế tắc hay nợ nần.
    1 like
  4. Oh! Tôi cũng có ý tìm topic này để viết tiếp, nhưng không biết nó trôi đâu. Nay Tuandzung đưa lên thì lại tắc tục "chém gió". Hì. Qua sự kiện cả nhà ông Rạng lần lượt chết thàm và các sự kiện mà tôi đã đưa lên - trong đó có hai sự kiện được đăng tải công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là sự kiện "ngôi làng ma ám", trâu bò lợn, chó...tóm lại là thú 4 chân chết hết. Và vụ người điên đâm chết cha và chị ruột. Những sự kiện này cho chúng ta thấy rằng: Còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết cần khám phá. Và nó cũng cho chúng ta thấy rằng: Mỗi sự kiện đều là kết quả của những mối tương tác rất phức tạp. Cho nên giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là một giá trị của tri thức khoa học hiện đại mà tôi coi như là một trong nhửng cái mố cầu bên bờ tri thức khoa học hiện đại để bắc một cây cầu tiếp nối sang bờ bên kia sông của tri thức văn hóa cổ Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt. Chính vì những mối liên hệ tương tác phức tạp ấy thì không thể chỉ giải thích hiện tượng bằng một hệ thống tri thức duy nhất. Tôi không phủ nhận những giá trị tri thức của thạc sĩ Quân đã có. Nó là một trong những giá trị tri thức đúng trong điều kiện của nó. Nhưng không phải duy nhất đúng trong mọi hiện tượng liên quan đến con người. Những ví dụ mà tôi đã trình bày đã chứng minh điều này. Và ngay cả trong luận cứ của ông Quân đã chứng tỏ sự mâu thuẫn trong lý giải hiện tượng. Một số comment trong topic này của anh chị em cũng đã chỉ ra điều đó. Như vậy, cách lý giải của ông Quân không phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học được coi là đúng. Còn cách lý giải của tôi cho rằng gia đình ông Rạng đã phạm phải những tiêu chí phong thủy đặc biết cấm kỵ. Tôi không thể đến nơi khảo sát, nhưng tôi nghĩ rằng đây là một giả thuyết có khả năng đúng. Bởi vì nó trùng hợp với nhiều vấn đề liên quan đến những tiêu chí phong thủy xấu - tương tự như vụ chém cha và chị ruột.
    1 like
  5. Thầy ở khắp mọi nơi Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?" Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta. Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm." Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!" Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động. Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?" Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?" Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình. Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
    1 like
  6. Định chừng nào cưới vợ mà hỏi trước chuyện con cái ? Cung thê xấu tốt là định số, không có cách nào hóa giải trừ khi đừng cưới vợ. Cuộc đời không ra gì cả, công danh sự nghiệp không có, , không được hưởng của tổ nghiệp hay của phụ ấm, nếu có cũng ít oỉ rồi cũng phải bỏ hay không được thừa hưởng ,phải đi xa lập nghiệp tự tay xây dựng cơ nghiệp khố nhờ vã được ai hay bị tai nạn tai bay họa gởi cũng vì cái miệng hại cái thân .
    1 like
  7. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN II. Sự khác biệt trong cấu trúc nội hàm của Phong thủy Lạc Việt và những di sản liên quan trong cổ thư chữ Hán. Thông qua bài viết này về việc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt, quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Đó là sự tổng hợp có tính hệ thống tất cả những hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản nhất. Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết khoa học....vv.... được coi là đúng. Tiêu chí khoa học căn bản nhất xác định tính khoa học cho một lý thuyết khoa học - tôi đã nhiều lần trình bày là: Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu thì toàn bộ hệ thống Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp. Trong khi đó, sự ứng dụng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là sự ứng dụng riêng phần - gọi là "trường phái". Cái gọi là "Trường phái" phong thủy xuất hiện trong lịch sử văn minh Hán, được mô tả như một hệ thống phương pháp ứng dụng độc lập,không liên quan gì đến nhau. Thậm chí mâu thuẫn nhau. Những cái bếp quay như chong chóng bởi các phong thủy gia khác nhau theo cổ thư chữ Hán đến làm phong thủy cho các ngôi gia đã chứng tỏ điều này. Như vậy, xét theo chuẩn mực là "tiêu chí khoa học" cho một hệ thống lý thuyết khoa học thì tất cả những di sản liên quan đến ngành Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Ở đây tôi chưa nói đến những phương pháp ứng dụng còn lưu truyền trong dân gian mà chưa biết nó nằm trong cái gọi là "trường phái" nào?! Hoặc với một cái nhìn với một góc độ lớn hơn thì Phong Thủy Hàn Quốc - đang xin Liên Hiệp Quốc công nhận - chắc chắn không thuộc về "lịch sử văn minh Hán". Thật là một sự hết sức vô lý rất rõ ràng như vậy, những vì một lối mòn tư duy từ hàng ngàn năm nay, người ta cứ rầm rầm mặc định cho rằng: Lý học Đông phương và ngành phong thủy học có nguồn gốc Hán. Chẳng bao giờ một học thuyết lại sinh ra những sản phẩm hệ quả của nó lại tự mâu thuẫn nhau và cùng một mục đích và đối tượng ứng dụng - nhà ở - lại đầy những mâu thuẫn , quen gọi là "trường phái". Đúng là vớ vẩn! Trở lại vấn đế phong thủy - trên những ý tưởng đã trình bày - người viết xác định tính khoa học của ngành phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng chuyên ngành mà đối tượng của nó chính là con người sống trong những ngôi gia, chịu ảnh hưởng của những quy luật tương tác từ môi trường xung quanh. Vì là một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết, cho nên để xác định tính khoa học của nó phải cần so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và thỏa mãn với nó, giữa Phong Thủy Lạc Việt và những di sản từ cổ thư chữ Hán thì chỉ có Phong thủy Lạc Việt hoan toàn thỏa mãn. Bởi: 1/ Tính hệ thống. Phong thủy cổ thư chữ Hán không mang tính hệ thống. Cụ thể: các cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập và mâu thuẫn nhau với sự hoàn toàn khác biệt trong phương pháp ứng dụng. - Trong khi đó Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính hệ thống trong mối liên hệ hệ quả với thuyết Âm Dương Ngũ hành và các mối liên hệ liên quan đến các nguyên tắc, tiêu chí và các khái niệm.vv..trong hệ thống phương pháp luận và những mô hình biểu kiến của nó. Nó tổng hợp được bốn yếu tố tương tác - gọi là "trường phái" từ những di sản trong cổ thư chữ Hán. Trong Phong Thủy Lạc Việt, bốn hệ thống mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản đúng trong hệ quy chiếu của nó và không mâu thuẫn với các hệ thống mô tả các yếu tố khác;mà là chỉ có sự khác biệt liên quan đến từng hệ quy chiếu. Thí dụ: Hướng Tây Bắc là tốt với người Tây Trạch - theo sự mô tả của yếu tố Bát trạch. Nhưng nó có thể xấu trong trường hợp cụ thể vào một khoảng thời gian liên quan đến vận Huyền Không - theo sự mô tả của yếu tố Huyền Không. 2/ Tính nhất quán. Tất nhiên Phong thủy cổ thư hoàn toàn không mang tính nhất quán, mà điều thể hiện rõ nhất chính bởi sự cấu thành căn bản của nó là cái gọi là bốn trường phái mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn ngay trong nội tại của hệ thống ứng dụng trong từng trường phái. Thí dụ ngay trong cái gọi là phương pháp tính tuổi cất nhà - không biết thuộc "trường phái" nào - cũng có nhiều cách khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau để tính. Hoặc như phương pháp phi tinh sơn, hương trong huyền không cũng có nhiều cách, chẳng biết cách nào đúng. Hoặc liên quan đến những di sản Lý học nói chung là môn Tử Vi, cũng có nhiều phương pháp an sao khác nhau và tính chất một số sao cũng mâu thuẫn. Cái nào đúng? Chẳng ai trả lời được điều này. Nhưng trước sự hiệu chỉnh và hệ thống hóa để phục hồi lại toàn bộ những gía trị di sản đó thì nhao nhao phê phán, chỉ trích rất phi học thuật. - Ngược lại Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính nhất quán - về tính tổng hợp thì tất cả mọi cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập trong cổ thư chữ Hán , chỉ được coi là bốn yếu tố tương tác căn bản trong tính hệ thống của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Chúng là những hệ thống phương pháp luận riếng phần mô tả cụ thể quy luật tương tác từ hệ quy chiếu của nó, được mô hình hóa, biểu kiến hóa và không mâu thuẫn lẫn nhau. Cụ thể: Tất cả các yếu tố này đều ứng dụng trong một ngôi gia là nhà tôi. Tính nhất quán này không chỉ ở chi tiết là một căn nhà nhỏ bé của tôi - so với cả cái vũ trụ bao la này và so với những căn nhà lớn hơn. Mà nó nhất quán vì nhân danh khoa học theo tiêu chi cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Ở mức độ tổng quát liên quan đến toàn bộ thuyết ADNH - mà Phong thủy Lạc Việt, cũng như tất cả ngành học khác của Lý học Việt - tôi muốn nói đến một ví dụ nữa, là: Đã xác định bản chất của Hà Đồ - chính là một hình biểu kiến quy luật vận hành của Mặt trời, mặt trăng và Ngũ Tinh (được phân loại theo thuyết Ngũ Hành) trong mối quan hệ tương tác với địa cầu. Một trong những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học xác định rằng: Đây là một mô hình biểu kiến mô tả mối liên hệ giữa Hà Đồ và Địa Cầu, nhân danh nền văn hiến Việt. - Còn những di sản từ cổ thư chữ Hán lại xác định Hà Đồ là đồ hình do con Long Mã hiện lên trên sống Hoàng Hà và vua Phục Hi "chợt ngộ tâm linh" làm ra Hà Đồ. Tất nhiên nó không có cái gọi là "cơ sở khoa học" - cho dù cái "cơ sơ khoa học" do ông Phan Huy Lê nêu ra đó , nó được hiểu theo bất cứ cách nào. Cá nhân tôi cũng đang chờ cái nội dung khái niệm "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê , để đối chiếu, so sánh với những luận cứ của mình trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nó có điểm nào chưa trùng khớp với cái "cơ sở khoa học" của ông. Đương nhiên, với con Long mã trên sông Hoàng Hà và con thần Quy trên sông Lạc thủy thì không thể lấy bất cứ một tiêu chí khoa học nào để có được tính nhất quán - trên phương diện khoa học - mô tả những gì còn lại trong cổ thư chữ Hán - ngay từ tính khởi nguyên của nó. Chưa nói đến sự lộn xộn trong lịch sử của học thuyết này và tính mơ hồ,mâu thuẫn ngay trong nội dung không thể phục hồi từ hơn 2000 năm qua. 3/ Tính hoàn chỉnh. Do xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau từ nền tảng tri thức và cơ sở phương tiện kỹ thuật, xã hội khác nhau. Nên khổng thể gọi là hoàn chỉnh - nếu xét một cách chi tiết đến từng khái niệm liên quan - trong qúa trình phục hồi toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung và phong Thủy Lạc Việt nói riêng. Nhưng những gía trị được phục hồi đã xác định tính hoàn chỉnh của học thuyết này và cụ thể ở ngành Phong Thủy Lạc Việt trong quá khứ. Và nó chứng tỏ được rằng một khả năng hoàn chỉnh hoàn toàn trong tương lai. Bởi chính tính hệ thống và nhất quán đã được chứng tỏ. Tính hoàn chỉnh và khả năng hoàn chính của Phong Thủy Lạc Việt nói chung và của tất cả mọi ngành ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi, Kinh Dịch.... chính là sự xác định từ tính hệ thống và nhất quán của nó với khả năng phục hồi hoàn chỉnh. - Ngược lại, những di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Lý học nói chung - kể cả Đông y - không có khả năng phục hồi và phát triển về tính hoàn chỉnh - chưa nói đến phát triền. Tất nhiên nó chìm đắm trong bức màn huyền ảo, huyền bí. Không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm đã trôi qua. Tất cả tri thức của nền văn minh nhân loại vẫn đang bị thách đố bởi những bí ẩn của văn minh Đông phương. Ngay cả những nhà khoa học của chính Trung Quốc - nơi tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ, cũng bất lực khi tìm hiểu về những gía trị thật của nó. Sự bất lực này thể hiện ở sự tự phủ nhận những di sản tự nhận là của chính họ. Đây là một ví dụ: Qua bài viết trên, quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: Ngay cả người phản đối và ủng hộ Đông Y, cũng chỉ là dạng "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Họ chẳng có một cơ sở nào để chỉ ra cái đúng và sai trong hệ thống luận cứ của nhau. Nhưng chủ đề bài viết này không phục vụ cho môn Đông Y. Nên người viết chỉ coi là một ví dụ. 4/ Tính hợp lý khi giải thích các vấn đề liên quan. Chính sự phục hồi toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử gần 5000 năm (2879 BC - 2012), cho nên những khái niệm mơ hồ, như "Khí" trong Lý học....vv...được định danh và sử dụng như một gía trị để quán xét đối chiếu và hệ thống hóa một cách nhất quán và lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan trong tính hệ thống và nhất quán trong từng khái niệm ứng dụng trong hệ thống. Sự ứng dụng những nguyên tắc, tiêu chí ....trên từng chi tiết trong căn nhà của tôi là một ví dụ cụ thể. 5/ Tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: . Chính khả năng tiên tri của Lý học Đông phương đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ được tổng hợp và mô tả qua những mô hình biểu kiến, siêu công thức của nó, đã xác định những quy luật vũ trụ và cơ chế tương tác của toàn thể vũ trụ liên quan đến con người. Tính quy luật trong Lý học Việt hoàn hảo hơn nhiều so với di sản cổ thư chữ Hán. Một ví dụ trong trường hợp này là Tử Vi Lạc Việt và bảng Lạc Thư hoa giáp.... Xét về toàn cục thì tất cả những bộ môn khác nhau của Lý học Đông phương, được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt là một hệ thống hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học. Khả năng tiên tri và tính khách quan rõ ràng được xác định hoàn toàn minh bạch và rõ nét. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Bởi vì nó thỏa mãn tất cả những gì cần có của lý thuyết thống nhất khoa học. Có một vị giáo sư phát biểu rằng: "Một lý thuyết thống nhất phải lý giải được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh". Hoàn toàn chính xác! Thuyết Âm Dương Ngũ hành chinh là nguyên nhân của một tôn giáo cổ Đông phương: Đạo Giáo, chính là căn nguyên của Tứ Phủ công đồng và cả Đạo Mẫu của Việt Nam. Bạn hãy xem kỹ lại tất cả những y phục Ngũ sắc và ký hiệu Âm Dương, bát quái trên y phục của các đạo sĩ và trên những lá bùa của cac thuật sĩ, đạo sĩ Đông phương.... Giáo sư Bùi Văn Nguyên đã chứng minh trong tác phẩm của ông - "Cội nguồn trăm họ" - rằng: Kinh Dương Vương chính là Thượng Đế. Không chỉ Đông Phương mà thuyết ADNH còn lý giải những hình tượng tôn giáo của tất cả các nền văn minh cổ xưa: Phật giáo; Thiên Chúa giáo, Do Thái Giáo, Ấn độ giáo...vv...., Còn tiếp
    1 like