-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/07/2013 in all areas
-
Câu chuyện thứ II mới xảy ra cách đây hơn một tháng (Trước khi tôi ra Hanoi đợt này). Số là có một ông tuổi Bình Thân, đến nhờ tôi xem phoengshui. Ông này có một miếng đất ngang 12x 30. Ông ta chia đôi miếng đất theo chiếu dọc và xây nhà 5 m x 18,bên trái miếng đất và cách ranh trái 1m. Khi đổ móng xong, bắt đầu dựng cột thì người quản lý công trình lăn ra chết. Sau đó một tuần, họ đào cái giếng ngay trước nhà thì người chủ thầu cũng chết luôn trên đường đến công trường. Khi tôi đến nơi thì nhà đã xây xong phần thô. Việc đầu tiên là tôi khảo sát bản đồ vệ tinh xem thế toàn cuộc đất với các vùng xung quanh xem có phạm huyệt mạch ở đâu ko? Không thấy gì cả. Chung quanh là vùng đất quy hoạch chưa có nhà ở, rộng mênh mông . Đất của ông này chưa có hàng rào ranh giới, chỉ cắm cột môc. Việc thứ hai tiếp theo là tôi hỏi ngày giờ động thổ thì thấy cũng không phạm gì. Ngay lúc đó tôi chưa tìm ra nguyên nhân. Tôi khất ông ta để về nhà "châm cứu" tiếp. Về đến nhà, đưa Thiên Đồng vẽ lại toàn bộ cuộc đất và sơ đồ căn nhà thì Thiên Đồng mới phát hiện toàn bộ móng nhà phia bên phải chia đôi ranh đất bị phạm đứt trạch đất. Lạy Chúa! Thảo nào khi dựng cột đúng tâm đất, ông quản lý công trình chết luôn, Sau đó can tội đào giếng đứt trạch thì đến lượt ông chủ thầu. Nhưng khi tôi đến thì vì nhà đã xây xong phần thô, nên sau đó không có chuyện gì xảy ra. Mô Phật! Việc đầu tiên là bần tăng cho lấp ngay giếng. Tất cả những tiêu chí phạm phoengshui này đều đã giảng trong lớp - hình như ngay từ nâng cao. Nhưng qua sự việc này anh chị em rút kinh nghiệm. Sau này có làm phengshui cho ai thì phải lưu ý vụ này. PS: Người chủ thầu đứng ra cúng động thổ. Còn tiếp3 likes
-
Tôi đã viết rõ trong "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch " rồi. Anh chị em xem kỹ lại.Nếu không sáng Chủ Nhật Offline, tôi nói lại về vấn đề này. Trong đó có hai chiếu mũi tên kia. Anh chị em vào CLB xem video clip sau đó.3 likes
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN II. Sự khác biệt trong cấu trúc nội hàm của Phong thủy Lạc Việt và những di sản liên quan trong cổ thư chữ Hán. Thông qua bài viết này về việc ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt, quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rằng: Đó là sự tổng hợp có tính hệ thống tất cả những hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản nhất. Tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết khoa học....vv.... được coi là đúng. Tiêu chí khoa học căn bản nhất xác định tính khoa học cho một lý thuyết khoa học - tôi đã nhiều lần trình bày là: Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu thì toàn bộ hệ thống Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp. Trong khi đó, sự ứng dụng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là sự ứng dụng riêng phần - gọi là "trường phái". Cái gọi là "Trường phái" phong thủy xuất hiện trong lịch sử văn minh Hán, được mô tả như một hệ thống phương pháp ứng dụng độc lập,không liên quan gì đến nhau. Thậm chí mâu thuẫn nhau. Những cái bếp quay như chong chóng bởi các phong thủy gia khác nhau theo cổ thư chữ Hán đến làm phong thủy cho các ngôi gia đã chứng tỏ điều này. Như vậy, xét theo chuẩn mực là "tiêu chí khoa học" cho một hệ thống lý thuyết khoa học thì tất cả những di sản liên quan đến ngành Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Ở đây tôi chưa nói đến những phương pháp ứng dụng còn lưu truyền trong dân gian mà chưa biết nó nằm trong cái gọi là "trường phái" nào?! Hoặc với một cái nhìn với một góc độ lớn hơn thì Phong Thủy Hàn Quốc - đang xin Liên Hiệp Quốc công nhận - chắc chắn không thuộc về "lịch sử văn minh Hán". Thật là một sự hết sức vô lý rất rõ ràng như vậy, những vì một lối mòn tư duy từ hàng ngàn năm nay, người ta cứ rầm rầm mặc định cho rằng: Lý học Đông phương và ngành phong thủy học có nguồn gốc Hán. Chẳng bao giờ một học thuyết lại sinh ra những sản phẩm hệ quả của nó lại tự mâu thuẫn nhau và cùng một mục đích và đối tượng ứng dụng - nhà ở - lại đầy những mâu thuẫn , quen gọi là "trường phái". Đúng là vớ vẩn! Trở lại vấn đế phong thủy - trên những ý tưởng đã trình bày - người viết xác định tính khoa học của ngành phong thủy được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương - chính là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng chuyên ngành mà đối tượng của nó chính là con người sống trong những ngôi gia, chịu ảnh hưởng của những quy luật tương tác từ môi trường xung quanh. Vì là một hệ thống phương pháp luận mang tính lý thuyết, cho nên để xác định tính khoa học của nó phải cần so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. So sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và thỏa mãn với nó, giữa Phong Thủy Lạc Việt và những di sản từ cổ thư chữ Hán thì chỉ có Phong thủy Lạc Việt hoan toàn thỏa mãn. Bởi: 1/ Tính hệ thống. Phong thủy cổ thư chữ Hán không mang tính hệ thống. Cụ thể: các cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập và mâu thuẫn nhau với sự hoàn toàn khác biệt trong phương pháp ứng dụng. - Trong khi đó Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính hệ thống trong mối liên hệ hệ quả với thuyết Âm Dương Ngũ hành và các mối liên hệ liên quan đến các nguyên tắc, tiêu chí và các khái niệm.vv..trong hệ thống phương pháp luận và những mô hình biểu kiến của nó. Nó tổng hợp được bốn yếu tố tương tác - gọi là "trường phái" từ những di sản trong cổ thư chữ Hán. Trong Phong Thủy Lạc Việt, bốn hệ thống mô tả 4 yếu tố tương tác căn bản đúng trong hệ quy chiếu của nó và không mâu thuẫn với các hệ thống mô tả các yếu tố khác;mà là chỉ có sự khác biệt liên quan đến từng hệ quy chiếu. Thí dụ: Hướng Tây Bắc là tốt với người Tây Trạch - theo sự mô tả của yếu tố Bát trạch. Nhưng nó có thể xấu trong trường hợp cụ thể vào một khoảng thời gian liên quan đến vận Huyền Không - theo sự mô tả của yếu tố Huyền Không. 2/ Tính nhất quán. Tất nhiên Phong thủy cổ thư hoàn toàn không mang tính nhất quán, mà điều thể hiện rõ nhất chính bởi sự cấu thành căn bản của nó là cái gọi là bốn trường phái mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn ngay trong nội tại của hệ thống ứng dụng trong từng trường phái. Thí dụ ngay trong cái gọi là phương pháp tính tuổi cất nhà - không biết thuộc "trường phái" nào - cũng có nhiều cách khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau để tính. Hoặc như phương pháp phi tinh sơn, hương trong huyền không cũng có nhiều cách, chẳng biết cách nào đúng. Hoặc liên quan đến những di sản Lý học nói chung là môn Tử Vi, cũng có nhiều phương pháp an sao khác nhau và tính chất một số sao cũng mâu thuẫn. Cái nào đúng? Chẳng ai trả lời được điều này. Nhưng trước sự hiệu chỉnh và hệ thống hóa để phục hồi lại toàn bộ những gía trị di sản đó thì nhao nhao phê phán, chỉ trích rất phi học thuật. - Ngược lại Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn mang tính nhất quán - về tính tổng hợp thì tất cả mọi cái gọi là "trường phái" mang tính độc lập trong cổ thư chữ Hán , chỉ được coi là bốn yếu tố tương tác căn bản trong tính hệ thống của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Chúng là những hệ thống phương pháp luận riếng phần mô tả cụ thể quy luật tương tác từ hệ quy chiếu của nó, được mô hình hóa, biểu kiến hóa và không mâu thuẫn lẫn nhau. Cụ thể: Tất cả các yếu tố này đều ứng dụng trong một ngôi gia là nhà tôi. Tính nhất quán này không chỉ ở chi tiết là một căn nhà nhỏ bé của tôi - so với cả cái vũ trụ bao la này và so với những căn nhà lớn hơn. Mà nó nhất quán vì nhân danh khoa học theo tiêu chi cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Ở mức độ tổng quát liên quan đến toàn bộ thuyết ADNH - mà Phong thủy Lạc Việt, cũng như tất cả ngành học khác của Lý học Việt - tôi muốn nói đến một ví dụ nữa, là: Đã xác định bản chất của Hà Đồ - chính là một hình biểu kiến quy luật vận hành của Mặt trời, mặt trăng và Ngũ Tinh (được phân loại theo thuyết Ngũ Hành) trong mối quan hệ tương tác với địa cầu. Một trong những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học xác định rằng: Đây là một mô hình biểu kiến mô tả mối liên hệ giữa Hà Đồ và Địa Cầu, nhân danh nền văn hiến Việt. - Còn những di sản từ cổ thư chữ Hán lại xác định Hà Đồ là đồ hình do con Long Mã hiện lên trên sống Hoàng Hà và vua Phục Hi "chợt ngộ tâm linh" làm ra Hà Đồ. Tất nhiên nó không có cái gọi là "cơ sở khoa học" - cho dù cái "cơ sơ khoa học" do ông Phan Huy Lê nêu ra đó , nó được hiểu theo bất cứ cách nào. Cá nhân tôi cũng đang chờ cái nội dung khái niệm "cơ sở khoa học" của ông Phan Huy Lê , để đối chiếu, so sánh với những luận cứ của mình trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nó có điểm nào chưa trùng khớp với cái "cơ sở khoa học" của ông. Đương nhiên, với con Long mã trên sông Hoàng Hà và con thần Quy trên sông Lạc thủy thì không thể lấy bất cứ một tiêu chí khoa học nào để có được tính nhất quán - trên phương diện khoa học - mô tả những gì còn lại trong cổ thư chữ Hán - ngay từ tính khởi nguyên của nó. Chưa nói đến sự lộn xộn trong lịch sử của học thuyết này và tính mơ hồ,mâu thuẫn ngay trong nội dung không thể phục hồi từ hơn 2000 năm qua. 3/ Tính hoàn chỉnh. Do xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau từ nền tảng tri thức và cơ sở phương tiện kỹ thuật, xã hội khác nhau. Nên khổng thể gọi là hoàn chỉnh - nếu xét một cách chi tiết đến từng khái niệm liên quan - trong qúa trình phục hồi toàn bộ hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung và phong Thủy Lạc Việt nói riêng. Nhưng những gía trị được phục hồi đã xác định tính hoàn chỉnh của học thuyết này và cụ thể ở ngành Phong Thủy Lạc Việt trong quá khứ. Và nó chứng tỏ được rằng một khả năng hoàn chỉnh hoàn toàn trong tương lai. Bởi chính tính hệ thống và nhất quán đã được chứng tỏ. Tính hoàn chỉnh và khả năng hoàn chính của Phong Thủy Lạc Việt nói chung và của tất cả mọi ngành ứng dụng liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi, Kinh Dịch.... chính là sự xác định từ tính hệ thống và nhất quán của nó với khả năng phục hồi hoàn chỉnh. - Ngược lại, những di sản từ cổ thư chữ Hán liên quan đến Lý học nói chung - kể cả Đông y - không có khả năng phục hồi và phát triển về tính hoàn chỉnh - chưa nói đến phát triền. Tất nhiên nó chìm đắm trong bức màn huyền ảo, huyền bí. Không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm đã trôi qua. Tất cả tri thức của nền văn minh nhân loại vẫn đang bị thách đố bởi những bí ẩn của văn minh Đông phương. Ngay cả những nhà khoa học của chính Trung Quốc - nơi tự nhận là cái nôi của nền văn minh Đông phương kỳ vĩ, cũng bất lực khi tìm hiểu về những gía trị thật của nó. Sự bất lực này thể hiện ở sự tự phủ nhận những di sản tự nhận là của chính họ. Đây là một ví dụ: Qua bài viết trên, quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: Ngay cả người phản đối và ủng hộ Đông Y, cũng chỉ là dạng "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Họ chẳng có một cơ sở nào để chỉ ra cái đúng và sai trong hệ thống luận cứ của nhau. Nhưng chủ đề bài viết này không phục vụ cho môn Đông Y. Nên người viết chỉ coi là một ví dụ. 4/ Tính hợp lý khi giải thích các vấn đề liên quan. Chính sự phục hồi toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt với lịch sử gần 5000 năm (2879 BC - 2012), cho nên những khái niệm mơ hồ, như "Khí" trong Lý học....vv...được định danh và sử dụng như một gía trị để quán xét đối chiếu và hệ thống hóa một cách nhất quán và lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan trong tính hệ thống và nhất quán trong từng khái niệm ứng dụng trong hệ thống. Sự ứng dụng những nguyên tắc, tiêu chí ....trên từng chi tiết trong căn nhà của tôi là một ví dụ cụ thể. 5/ Tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: . Chính khả năng tiên tri của Lý học Đông phương đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ được tổng hợp và mô tả qua những mô hình biểu kiến, siêu công thức của nó, đã xác định những quy luật vũ trụ và cơ chế tương tác của toàn thể vũ trụ liên quan đến con người. Tính quy luật trong Lý học Việt hoàn hảo hơn nhiều so với di sản cổ thư chữ Hán. Một ví dụ trong trường hợp này là Tử Vi Lạc Việt và bảng Lạc Thư hoa giáp.... Xét về toàn cục thì tất cả những bộ môn khác nhau của Lý học Đông phương, được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt là một hệ thống hoàn chỉnh và phù hợp với tiêu chí khoa học. Khả năng tiên tri và tính khách quan rõ ràng được xác định hoàn toàn minh bạch và rõ nét. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Bởi vì nó thỏa mãn tất cả những gì cần có của lý thuyết thống nhất khoa học. Có một vị giáo sư phát biểu rằng: "Một lý thuyết thống nhất phải lý giải được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh". Hoàn toàn chính xác! Thuyết Âm Dương Ngũ hành chinh là nguyên nhân của một tôn giáo cổ Đông phương: Đạo Giáo, chính là căn nguyên của Tứ Phủ công đồng và cả Đạo Mẫu của Việt Nam. Bạn hãy xem kỹ lại tất cả những y phục Ngũ sắc và ký hiệu Âm Dương, bát quái trên y phục của các đạo sĩ và trên những lá bùa của cac thuật sĩ, đạo sĩ Đông phương.... Giáo sư Bùi Văn Nguyên đã chứng minh trong tác phẩm của ông - "Cội nguồn trăm họ" - rằng: Kinh Dương Vương chính là Thượng Đế. Không chỉ Đông Phương mà thuyết ADNH còn lý giải những hình tượng tôn giáo của tất cả các nền văn minh cổ xưa: Phật giáo; Thiên Chúa giáo, Do Thái Giáo, Ấn độ giáo...vv...., Còn tiếp3 likes
-
Chắc các bạn còn nhớ sự kiện này: Trong sự kiện này thì có một ý kiến nổi tiếng của ngài Tập Cân Bình, như sau: Minh Châu (Theo AP) ====================== Nhưng có điều là Lão Gàn chiều nay rách việc đi xem phim hoạt họa. Bộ Phim Kỷ Băng hà - Tập 4. Mà thế quái nào lại chỉ xem đúng tập này. Thấy nội dung có vẻ lạ và liên quan đến "Sự kiện & Vấn đề", nên post lên đây để tham khảo: Bộ phim mô tả cuộc chiến giữa đám cướp biển cầm đầu là Tinh tinh mặt xanh và bên kia là những con thú hiền lành cầm đầu là chú voi. Cuộc chiến đấu giữa hai thủ lĩnh đến hồi gay cấn..... Đây là lời cảnh báo! Tất nhiên là vậy: Ngữ cảnh và nội dung rất rõ ràng! Không cần đến tư duy suy luận. Vấn đề là ở chỗ này: "Người biết là biển này không đủ lớn cho cả hai chúng ta đâu". Quái thật! Cứ như trong phim!2 likes
-
Dù sao thì ít nhất ông Thạc sĩ này cũng đưa ra một luận điểm để giải thích hiện tượng mà ông ta cho rằng đúng. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của anh em về luận điểm chưa được thuyết phục của ông này. Vấn đề đặt ra là: Với lập luận của ông Quân thì theo luận điểm này thì cái chết bắt đầu do "tự kỷ ám thi". Nhưng cứ theo tường thuật của bài viết này thì cái chết ám thị chỉ có thể từ cái chết thứ III trở đi. Vậy hai người đầu và người thứ hai chết - khi họ chưa bị tự kỷ ám thị - chết vì lý do gì? Chưa hết, hiện tượng bí ẩn này xảy ra với con người, nên những học giả nghiên cứu liên quan đến con người có thể vận dụng kiến thức của mình để có thể giải thích được. Nhưng với hiện tượng sau đây về "Ngôi làng Ma ám" xảy ra vào khoảng 2006 - 2007 chỉ dành riêng cho bò, lợn, chó, mèo thì không biết họ sẽ giải thích thể nào. Anh chị em xem bài báo dưới đây: Câu chuyện này cũng ầm ĩ một thời. Ngày ấy tôi cùng một số anh chị em cũng đã đến tận nơi khảo sat. Thôi thì trước đó, thày bà bùa chú đủ cả . Cũng nhiều nhà ngoại cảm, bùa Lỗ Ban, đạo Tứ phủ, phù thủy Âm binh ....vv...cứ gọi là nháo nhào lên. Còn các nhà khoa học thì cũng không giải thích như ông Quân - vì trâu bò, gà lơn thì không chứng minh được , nó có bị ám thị hay không. Và họ cũng bó tay luôn. Nhưng kết luận cuối cùng của tôi khi đến đây chỉ là: cái miếu thờ của làng này sai hướng. Câu chuyện này có ghi đầy đủ trên một web lý học trước đây tôi có sinh hoạt ở đấy. Khi tôi đến thì dân xóm này đã dỡ bỏ miếu mới và chuẩn bị xoay lại như cũ. Tôi kết luận: Sẽ không thể xảy ra hiện tượng này nữa và bà con cứ yên tâm làm ăn.Còn tiếp2 likes
-
Để đáp ứng nhu cầu cho một số bạn trẻ hôm nay TL lập topic này tư vấn trong điều điều kiện có thể và với mức độ tương đối trong tầm hiểu biết của mình : Các điều kiện : 1- Mọi người lấy lá số tử vi trên diễn đàn lý học đông phương. 2- Giờ ngày tháng năm sinh chính xác. nếu có sự nghi vấn cần báo trước. 3- Tử vi còn hạn chế không nên hỏi quá chi tiết sẽ làm khó người xem. 4- Chỉ nên hỏi khi gặp khó khăn thực sự trong cuộc sống hoặc khi không có định hướng, hay đứng trước sự lựa chọn, không nên đặt câu hỏi theo tính chất tò mò, biết cho vui hay có ý định bông đùa. (như vậy sẽ làm mất thời gian của người khác...).1 like
-
Nếu thất bại không lấy hết vốn của chị, thì chị có thể thử. Mệnh của chị yếu, không chống hay chèo ngược dòng để phản vi kỳ, nếu hùn hạp với người nữ thì dễ điều tiếng và thị phi. Tuỳ chị quyết định1 like
-
Người Mệnh vô Chính Diệu đa số rơi vào hai trường hợp sau ; _ Một là trước 12 tuổi hơi khó nuôi. _ hai là trước khi lấy mẹ cháu, bố cháu đã có một mối tình sâu sắc với ai đó. Trường hợp của cháu Mệnh vô Chính Diệu lại Đắc được Tứ không, lại được Nhật, Nguyệt sáng sủa chiếu hư không. thì tốt đấy.1 like
-
Luận tuổi Lạc Việt đã từ lâu khẳng định câu mật ngữ Việt " Giàu con út, khó con út" hay "Giàu con út ăn, khó con út chịu" là mã khóa của nguyên lý Luận tuổi Lạc Việt. Điều này hiển nhiên rõ ràng là vậy. Trí phương khi viết bài nên có gắng tách biệt rạch ròi ra giữa những nguyên tắc của Luận tuổi Lạc Việt với những lý thuyết khác, cùng với những suy luận hay ý kiến cá nhân của chính mình, tránh trường hợp nhầm lẫn hay lập lờ. Thiên Đồng1 like
-
Vậy đầu tiên Tri Phương cũng nên tìm hiểu xem Cung Phi xuất phát từ đâu, và tại sao chỉ áp dụng vào Phong Thủy mà thôi1 like
-
<font face="Times New Roman"><font size="3"><font color="#800080"><i><font size="5"><font color="#FF0000">T</font></font>ôi thường diễn tả trên diễn đàn của chúng ta rằng:<br>Một hệ thống lý thuyết, một giả thuyết, một hệ thống phương pháp luận ứng dung....vv....nhân danh khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học.<br>Tôi biết rằng: Rất nhiều người - kể cả những tri thức thuộc hàng giáo sư, tiến sĩ mà tôi có dịp tiếp xúc với họ, cũng nhận thấy họ chưa hiểu được cụ thể ứng dụng tiêu chí khoa học trong việc minh chứng một lý thuyết khoa học được coi là đúng, như thế nào. Rất nhiều người - kể cả người ủng hộ tôi - chỉ cảm nhận được tính hợp lý trong các hệ thống luận điểm của tôi - một cách không mấy dễ hiểu - nhưng vẫn lưu giữ một cảm giác mơ hồ về tính chân lý của nó.<br>Hôm nay, nhân việc anh Sinhkhi hỏi về bát cung Hóa khí, tôi nói rõ về vấn đề này thông qua ví dụ là hai mô hình biểu kiến trong phong thủy gọi là "Bát cung hóa khí" giữa phong thủy Tàu và Phong Thủy Lạc Việt.<br>Trong khi chờ đợi Thiên Đồng vẽ lại, hoặc tìm lại hai đồ hình chuẩn, quí vị và anh chị em chịu khó in hai mô hình trên ra giấy và viết lại chữ Mệnh cung sao cho hướng Bắc Nam ở cùng một phía để đối chiếu với những điều mà tôi trình bày dưới đây.</i></font></font></font><br><font color="#800080" face="Times New Roman" size="3"><i>Trước hết: Đây là hai mô hình biểu kiến mang tính lý thuyết ,một nhân danh nền văn hiến Việt cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương và một của Tàu - tự nhận là cội nguồn văn minh Đông phương từ hơn 2000 năm nay. Nguồn gốc của đồ hình này xuất phát từ Đài Loan do một phong thủy gia Đài Loan công bố trong lịch sử hiện đại - từ những năm 60 của thế kỷ này.<br> Đồ hình này - do phong thủy gia Đài Loan công bố - là hệ quả của một hệ thống lý thuyết, đang tồn tại một cách mơ hồ trong tri thức của nền văn minh hiện đại. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một lý thuyết mà tôi nhiều lần xác định rằng: Chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nền văn minh hiện đại đang tìm kiếm. Tất nhiên, điều này chỉ là một thực tế khi nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ duy nhất nền văn hiến Việt có khả năng phục hồi học thuyết này.</i></font><br><br><a href="http://s1085.photobucket.com/user/tuandeptrai_2011/media/Hinhminhhoa/BatcungTau.jpg.html" target="_blank" class="bbc_url" title="External link" rel="nofollow external"><img src="http://i1085.photobucket.com/albums/j432/tuandeptrai_2011/Hinhminhhoa/BatcungTau.jpg"></a><br><br><font color="#000080"><b><i>Bát cung hóa khí theo tư liệu Đài Loan</i></b></font><br><font color="#800080" face="Times New Roman" size="3"><i>Trước hết tôi xin lưu ý quí vị rằng: Phong thủy gia Đài Loan công bố đồ hình hoàn toàn mang tính mặc định và không hề giải thích vì sao lại có tính chất của 8 cung như trên. Và tôi cũng cần xác quyết rằng: Tất cả các bộ môn ứng dụng từ những di sản viết bằng chữ Hán hầu hết đều mang tính mặc định. Thí dụ như bảng Lục thập hoa giáp của Tàu. Đến Thiệu Vĩ Hoa cũng phải thừa nhận - Đại ý: </i></font> <br><font color="#800080" face="Times New Roman" size="3"><i>Đã có một nhà khoa học khá gọi là tên tuổi, - để bênh vực cho quan điểm Lý học Tàu xác định cho một người phản biện tôi - tự nhận là cao thủ xem Tử Vi - rằng thì là: Bảng Lục thập hoa giáp là một tiên đề trong Lý học Tàu. Bởi vậy nó không cần giải thích. </i></font>Thật là buồn cho khả năng tư duy của một nhà khoa học - thông qua sự phản biện trên, Hình như họ thích nói bừa và chẳng hiểu ngay khái niệm đơn giản nhất trong khoa học về bản chất của một tiên đề cho một hệ thống lý thuyết.<br>Vậy vấn đề Bát cung hóa khí với những mâu thuẫn nội tại của nó (Đông trạch không có cung con cái, Tây trạch không có cung Hôn Nhân - ngay cả khi áp dụng lý thuyết thừa khí của Phong thủy Lạc Việt. Còn không áp dụng tính thừa khí của Phong Thủy Lạc Việt thì người Tây Trạch không có 4 cung của người Đông trạch và ngược lại) <br>Tôi nhắc lại để xác quyết rằng: Tính chất thừa khí trong bát cung hóa khí là thuyết của riêng phong thủy Lạc Việt. Người Tàu không đưa ra trường hợp này) - cũng không thể coi là một tiên đề. Vì nó là hệ quả của một học thuyết. Nhưng Phong Thủy Lạc Việt từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và sau khí hiệu chỉnh theo nguyên lý này thì nhận thấy rằng: <br>Chúng có cơ sở liên hệ một cách có hệ thống,nhất quán và hợp lý với những gía trị của toàn bộ hệ thống Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm văn hiến. <br> Nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Đồ hình Bát cung hóa khí này căn cứ theo Lạc Thư phối hậu thiên Văn Vương.<br><br><a href="http://s1085.photobucket.com/user/tuandeptrai_2011/media/Hinhminhhoa/BatcungViet.jpg.html" target="_blank" class="bbc_url" title="External link" rel="nofollow external"><img src="http://i1085.photobucket.com/albums/j432/tuandeptrai_2011/Hinhminhhoa/BatcungViet.jpg"></a><br><br><font color="#000080"><b><i>Bát cung hóa khí Lạc Việt</i></b></font><br><br><font face="Times New Roman"><font color="#000080"><b>BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH</b></font></font>1 like
-
Với mô hình biểu kiến trên theo Phong Thủy Tàu - Từ nguyên lý căn để "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" - mà tất cả những ai có chút kiến thức đều phân biệt được ,ít nhất qua màu sắc Vàng / Đỏ để phân biệt Đông Tây trạch. Rõ ràng cung con cái thuộc về cung tốt của người Tây trạch (Màu đỏ) ,và là cung xấu của người Đông trạch (Màu vàng). Ngược lại cung Hôn nhân là cung tốt của người Đông Trạch và là cung xấu của người Tây trạch - Vậy thì - về lý thuyết - các phong thủy gia sẽ xử lý thể nào khi kích họat cung Hôn Nhân và cung Con Cái cho hai loại Đông và Tây trạch?Bởi vậy - do sai từ nguyên lý căn để và những ứng dụng mang tính cục bộ gọi là "trường phái" - cho nên tạo ra những hiệu ứng sai trong ứng dụng. Hoặc chỉ có hiệu quả hạn chế khi không rơi vào sự sai lệch của sự ứng dụng hai nguyên lý căn để trên. Kết quả thế nào , những ai đã ứng dụng phong thủy Tàu tự chứng nghiệm. Ngược lại, các bạn hãy xem xét đồ hình "Bát cung hóa khí" của Phong Thủy Lạc Việt: Đây là mô hình biểu kiến mang tính lý thuyết phản ánh quy luật tương tác của một thực tại và không phải là một thực tại cụ thể. Nó được phong thủy Lạc Việt tiếp thu từ sự công bố của phong thủy gia Đài Loan - sau khí xác định tính phản ánh thực tại của mô hình này, khi so sánh với những hệ thống lý luận liên quan của Lý học Đông phương. Mô hình này chính là sự hiệu chính trên nguyên lý căn để của Lý học Việt "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - cho chúng ta thấy tính hợp lý lý thuyết và tất cả những giải thích hợp lý phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Trên mô hình này, chúng ta có thể kích hoạt tất cả các cung tốt xấu do tính thừa khí tạo ra, tùy theo yêu cầu của gia chủ.1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã trình bày một cách tổng quát những qui trình thực hiện các phương pháp ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt và một số chi tiết về tiêu chí, quy tắc trong ứng dụng ngành phong thủy trong căn nhà của tôi. Tất nhiên nó không thể và không bao giờ phản ánh hết tất cả những tri thức đồ sộ của ngành học này. Bởi vì nó chỉ giới hạn trong căn nhà cụ thể của tôi. Nhưng cũng mới chỉ có đến thế thôi, cũng đã rất phức tạp với chỉ những kiến thức trình bày thuần túy mang tính ứng dụng và không có giải thích. Tôi cũng cố gắng mô tả những yếu tố căn bản nhất và những yếu tố, tiêu chí phụ thuộc. Nhưng dù cố gắng đến mấy, tôi vẫn không thể diễn đạt hết ý - dù cho rằng tôi không có ý định dấu nghề. Huống chi bản thân bài viết này cũng chỉ giới hạn trong căn nhà của tôi. Tôi đã lựa chọn những yếu tố tốt nhất có thể. Còn những yếu tố tốt, hoặc xấu khác của những ngôi gia khác thì rõ ràng không phải chủ đề của topic này. Ít nhất đó cũng là những hạn chế làm tôi không thể nói sang nội dung phong thủy của một ngôi gia khác. Bản chất ngành Phong thủy học Đông phương là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng với hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ, thể hiện qua những mô hình biểu kiến cho từng hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác cơ bản. Ngành phong thủy là hệ quả của một học thuyết đã thất truyền. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những hệ luận của ngành phong thủy mô tả những quy luật của tự nhiên có tính tổng hợp thành những chỉ định, mô hình biểu kiến, tiêu chí chuyên ngành...vv....với những khái niệm tổng hợp trừu tượng, nhưng không phải mô tả thực tại cụ thể. Thí dụ: Tôi sinh năm Kỷ sửu 1949,phi cung Càn. Khái niệm "Phi cung Càn" là một khái niệm phân loại biểu kiến trong ngành Phong Thủy học Đông phương, cho người được PTLV chọn làm chủ thể đối tượng ứng dụng. Tôi không phải quẻ Càn. Vâng! Nhất định là như vậy! Vậy khái niệm phi cung Càn của tôi là một khái niệm mặc định mang tính phân loại, có tính quy luật, chuyên ngành phong thủy. Sự phân loại này hoàn toàn mang tính lý thuyết và nó lại là hệ quả của một nền tảng lý thuyết khác để làm cơ sở cho sự phân loại này - dự kiện đầu vào là năm sinh - trong ứng dụng Bát trạch theo lịch sử phong thủy Hán ra đời vào cuối thế kỷ thứ III trước CN. Theo cái nhìn của cá nhân tôi thì sự phân loại cung bản mệnh Bát trạch đó, chính là quy luật phi tinh Huyền không trên cửu cung (Hà Đồ hay Lạc Thư sẽ bàn sau). Nam là Dương nên phi nghịch là Âm; Nữ là Âm nên phi thuận là Dương. Nhưng qui luật phi tính Huyền Không theo lịch sử Phong Thủy Tàu thì sớm nhất vào đời nhà Minh 1500 sau CN, được hoàn chỉnh bởi Thẩm Trức Nhưng vào đầu đời Thanh 1700 năm sau CN. Tức là sự ứng dụng phi tính huyền không đã có trước khi nó ra đời!? Bản thân phương pháp của cái mà người Tàu gọi là "trường phái" Huyền không học đó cũng mang tính mặc định thuần túy lý thuyết. Mô hình biểu kiến của nó chính là cửu cung phi tinh. Dữ kiện của nó chính là yếu tố thời gian được phân loại theo: niên, vận, tam vận, đại vận, hội.....vv...... Đến phần này của bài viết này, tôi chưa bàn đến sự đúng sai của nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" đúng;hay nguyên lý "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" đúng. Mà tôi chỉ xin được đặt vấn đề: Nếu quí vị muốn thẩm định một lý thuyết mang tính tổng hợp - chỉ thí dụ như ngành Phong thủy học Đông phương - là đúng hay sai thì quí vị thẩm định với phương pháp như thế nào và căn cứ vào chuẩn mực nào để tiếp cận chân lý? Tất nhiên, phản ứng đầu tiên của con người có chút kiến thức phổ thông thuộc về tri thức khoa học hiện đại thì vấn đề được đặt ra sẽ là: Ứng dụng trên thực tế thấy đúng thì nó là đúng. Tôi coi đây là một "chút ít kiến thức phổ thông"; vì sự thẩm định trên ứng dụng thực tế một giá trị lý thuyết theo khoa học hiện đại thì người ta phải loại suy tuyệt đối tất cả mọi tương tác ngoài nó. Không làm được điều này kể như phương pháp này không thực hiện được. Nếu như - để thẩm định một ứng dụng thực tế tương tác thì có thể dùng ứng dụng thực tế chứng nghiệm. Thí dụ: Để xem một ông thày bói có giỏi hay không, người ta có thể quán xét nhiều lần xem ông ta bói đúng hay không?! Để xét một hiện tượng tương tác - như bò cho sữa nhiều khi nghe nhạc, người ta có thể lập các nhóm đối chứng trong điều kiện sống giống hệt nhau....vv..... Nhưng đấy chỉ là sự thẩm định một thực tế ứng dụng đơn giản - người ta sẽ lấy kết quả ứng dụng để xác định một phương pháp đúng. Còn đây là cả một hệ thống lý thuyết, mô tả nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Do đó, để kiếm chứng hệ thống lý thuyết này có đúng hay sai, phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, sở dĩ mang tính khoa học, chính là sự đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - khi nó phù hợp với tiêu chí khoa học. Hệ thống Phong Thủy Lạc Việt chính là hệ quả của sự thay đổi nguyên lý căn để , từ "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" thành "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"- Và là sự phát triển tiếp tục phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tôi lấy thí dụ về hệ thống Lạc thư Hoa Giáp, nhân danh nền văn hiến Việt và theo Lục thập hoa giáp lưu truyền từ bản văn chữ Hán ứng dụng nhiều ngàn năm nay. Vậy căn cứ vào đâu để thẩm định hệ thống này đúng và hệ thống kia sai? Sự phản biện, chê bai, chỉ trích của số đông đối với tôi thì đầy trên các diễn đàn. Tất cả những ai có tham khảo lý số trên các diễn đàn đều biết điều này. Nhưng tôi cũng xác định luôn rằng: Chưa có một hệ thống luận cứ nào đủ sức phản biện hệ thống Lạc thư hoa giáp. Một điều rất đơn giản là: Căn cứ vào tiêu chí nào để phản biện? Trong khi vận khí trong Lạc Thư hoa giáp và Lục thập hoa giáp đều là mô hình biểu kiến và mang tính phân loại dựa theo năm sinh của mỗi con người theo thuyết ADNH. Ngược lại, nếu căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì Lạc thư Hoa Giáp hoàn toàn phù hợp với tất cả các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Còn Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì không và hoàn toàn mang tính mặc định. Thậm chí cho đến tận bây giờ, ngay Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu Dịch học nổi danh của Tàu - cũng phát biểu trong chính sách xuất bản của ông ta rằng - Đại ý: Từ hàng ngàn năm nay, những nhà nghiên cứu Hán Nho vẫn chưa thể biết được từ đâu để có bản Lục thập hoa giáp?(!). Sách : "Dự đoán theo Tứ trụ"; "Chu Dịch và Dự đoán học" Điều này chúng tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn và trong sách đã xuất bản, nên không nói lại ở đây! Trở lại với ngành Phong Thủy học Đông phương. Chúng ta cần xác định rằng: Hệ thống lý thuyết chuyên ngành phong thủy này là hệ quả của hệ thống học thuyết ADNH, nó được mô tả bằng những mô hình biểu kiến và lý giải mọi sự tương tác bởi hệ thống phương pháp luận với những danh từ, khái niệm, ngôn ngữ chuyên ngành của nó. Nhưng chính vì sự xóa sổ nền tảng phương tiện kỹ thuật của cả một nền văn minh (Mà chúng tôi đặt tên là "văn minh Atlantic") và kèm theo đó là nền tảng tri thức xã hội của nền văn minh này. Cho nên những khái niệm của nó trở nên mơ hồ với những thế hệ sau, phải làm lại từ đầu trong qúa trình tiến hóa. Một trong những cộng đồng người còn sống sót, hậu duệ của văn minh Atlantic , chính là tổ tiên của người Việt chúng ta hiện nay. Họ đã gìn giữ những giá trị đích thực của một nền văn minh cổ xưa và lưu truyền trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay. Đây chính là nền văn minh thứ V ở Nam Dương tử mà các nhà khoa học hiện đại nhắc tới. Nhưng nền văn minh nay tiếp tục sụp đổ lần thứ hai vào thế kỷ thứ III trước CN. Tất cả những giá trị của nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Và tiếp theo 1000 năm sau đó ở nam Dương tử đến Bắc Việt Nam ngày nay. Người viết đã nhiều lần chứng minh điều này trong các bài viết trên diễn đàn, nên không trình bày lại ở đây. Những luận điểm căn bản để chứng minh "Thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán" dựa theo ba tiêu chí khoa học sau đây cho một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó: 1/ Lịch sử xuất hiện của hệ thống lý thuyết đó trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó. 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức của học thuyết đó. 3/ Tính hợp lý trong nội dung học thuyết phải phù hợp và không mâu thuẫn. Cả ba tiêu chí này đều không thể hiện được thuyết ADNH được hình thành trong nền văn minh Hán. Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - chính các nhà nghiên cứu Hán cũng không hề xác định được thuyết ADNH ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử nền văn minh Trung Hoa. Vê điều này, người viết cũng đã có nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây. Tất nhiên, khi thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán thì điều hiển nhiên là tất cả các hệ quả ứng dụng của nó không thể thuộc về nền văn minh này, trong đó có Phong thủy. Đông y, Tử Vi, Phong thủy, Kinh Dịch...vv....chẳng có môn nào thuộc về văn minh Hán cả - nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết được hình thành trong một nền văn minh và những tiêu chí khoa học liên quan đến một lý thuyết khoa học. Một nền văn minh bị sụp đổ với hơn 1000 năm Bắc thuộc - Tất nhiên, một đế chế thống nhất phải nhất quán về ngôn ngữ và hệ thống chữ viết chính thống của dân tộc thống trị. Hơn 1000 năm sau đó là sự tiếp tục Hán hóa ở vùng Nam Dương tử hiện nay, tất nhiên, những di sản của nền văn hiến Việt tiếp tục bị Hán hóa về chữ viết nếu muốn tiếp tục lưu truyền. 1000 năm không phải con số để đọc trong một giây. Chỉ tính từ 1945 - kết thúc thế chiến thứ II đến nay -một đời người - đã bao thăng trầm lịch sử trên thế giới này. Còn đây là 2000 năm Hán hóa. Tôi tin rằng: những ai quan tâm đều có khả năng tự suy nghiệm. Tất nhiên, ngành Phong thủy cũng không thuộc về nền văn minh Hán. Hàn Quốc cũng lưu truyền bộ môn phong thủy và họ đã chính thức đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận Phong thủy là di sản văn hóa của Hàn Quốc (Thông tin trên báo). Nhưng chính những di sản văn hóa phi vật thể còn lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt với bao thăng trầm của lịch sử, đã có khả năng phục hồi lại một cách có hệ thống toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - chứng tỏ chủ nhân đích thực của học thuyết này. Đương nhiên, hệ quả tiếp theo và cũng là sự tiếp tục phát triển - nhân danh nền văn hiến Việt và các tiêu chí khoa học - thì các bộ môn chuyên ngành - hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đều phải được phục hồi. Những khác biệt căn bản giữa phong thủy từ cổ thư chữ Hán - ngoài vấn đề ứng dụng nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - còn chính là ở cấu trúc nội hàm của hệ thống lý thuyết ứng dụng này. Còn tiếp1 like