-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/06/2013 in Bài viết
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh KẾT LUẬN Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Tôi đã trình bày một cách tổng quát những qui trình thực hiện các phương pháp ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt và một số chi tiết về tiêu chí, quy tắc trong ứng dụng ngành phong thủy trong căn nhà của tôi. Tất nhiên nó không thể và không bao giờ phản ánh hết tất cả những tri thức đồ sộ của ngành học này. Bởi vì nó chỉ giới hạn trong căn nhà cụ thể của tôi. Nhưng cũng mới chỉ có đến thế thôi, cũng đã rất phức tạp với chỉ những kiến thức trình bày thuần túy mang tính ứng dụng và không có giải thích. Tôi cũng cố gắng mô tả những yếu tố căn bản nhất và những yếu tố, tiêu chí phụ thuộc. Nhưng dù cố gắng đến mấy, tôi vẫn không thể diễn đạt hết ý - dù cho rằng tôi không có ý định dấu nghề. Huống chi bản thân bài viết này cũng chỉ giới hạn trong căn nhà của tôi. Tôi đã lựa chọn những yếu tố tốt nhất có thể. Còn những yếu tố tốt, hoặc xấu khác của những ngôi gia khác thì rõ ràng không phải chủ đề của topic này. Ít nhất đó cũng là những hạn chế làm tôi không thể nói sang nội dung phong thủy của một ngôi gia khác. Bản chất ngành Phong thủy học Đông phương là một hệ thống phương pháp luận ứng dụng với hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ, thể hiện qua những mô hình biểu kiến cho từng hệ quy chiếu mô tả 4 yếu tố tương tác cơ bản. Ngành phong thủy là hệ quả của một học thuyết đã thất truyền. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những hệ luận của ngành phong thủy mô tả những quy luật của tự nhiên có tính tổng hợp thành những chỉ định, mô hình biểu kiến, tiêu chí chuyên ngành...vv....với những khái niệm tổng hợp trừu tượng, nhưng không phải mô tả thực tại cụ thể. Thí dụ: Tôi sinh năm Kỷ sửu 1949,phi cung Càn. Khái niệm "Phi cung Càn" là một khái niệm phân loại biểu kiến trong ngành Phong Thủy học Đông phương, cho người được PTLV chọn làm chủ thể đối tượng ứng dụng. Tôi không phải quẻ Càn. Vâng! Nhất định là như vậy! Vậy khái niệm phi cung Càn của tôi là một khái niệm mặc định mang tính phân loại, có tính quy luật, chuyên ngành phong thủy. Sự phân loại này hoàn toàn mang tính lý thuyết và nó lại là hệ quả của một nền tảng lý thuyết khác để làm cơ sở cho sự phân loại này - dự kiện đầu vào là năm sinh - trong ứng dụng Bát trạch theo lịch sử phong thủy Hán ra đời vào cuối thế kỷ thứ III trước CN. Theo cái nhìn của cá nhân tôi thì sự phân loại cung bản mệnh Bát trạch đó, chính là quy luật phi tinh Huyền không trên cửu cung (Hà Đồ hay Lạc Thư sẽ bàn sau). Nam là Dương nên phi nghịch là Âm; Nữ là Âm nên phi thuận là Dương. Nhưng qui luật phi tính Huyền Không theo lịch sử Phong Thủy Tàu thì sớm nhất vào đời nhà Minh 1500 sau CN, được hoàn chỉnh bởi Thẩm Trức Nhưng vào đầu đời Thanh 1700 năm sau CN. Tức là sự ứng dụng phi tính huyền không đã có trước khi nó ra đời!? Bản thân phương pháp của cái mà người Tàu gọi là "trường phái" Huyền không học đó cũng mang tính mặc định thuần túy lý thuyết. Mô hình biểu kiến của nó chính là cửu cung phi tinh. Dữ kiện của nó chính là yếu tố thời gian được phân loại theo: niên, vận, tam vận, đại vận, hội.....vv...... Đến phần này của bài viết này, tôi chưa bàn đến sự đúng sai của nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" đúng;hay nguyên lý "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" đúng. Mà tôi chỉ xin được đặt vấn đề: Nếu quí vị muốn thẩm định một lý thuyết mang tính tổng hợp - chỉ thí dụ như ngành Phong thủy học Đông phương - là đúng hay sai thì quí vị thẩm định với phương pháp như thế nào và căn cứ vào chuẩn mực nào để tiếp cận chân lý? Tất nhiên, phản ứng đầu tiên của con người có chút kiến thức phổ thông thuộc về tri thức khoa học hiện đại thì vấn đề được đặt ra sẽ là: Ứng dụng trên thực tế thấy đúng thì nó là đúng. Tôi coi đây là một "chút ít kiến thức phổ thông"; vì sự thẩm định trên ứng dụng thực tế một giá trị lý thuyết theo khoa học hiện đại thì người ta phải loại suy tuyệt đối tất cả mọi tương tác ngoài nó. Không làm được điều này kể như phương pháp này không thực hiện được. Nếu như - để thẩm định một ứng dụng thực tế tương tác thì có thể dùng ứng dụng thực tế chứng nghiệm. Thí dụ: Để xem một ông thày bói có giỏi hay không, người ta có thể quán xét nhiều lần xem ông ta bói đúng hay không?! Để xét một hiện tượng tương tác - như bò cho sữa nhiều khi nghe nhạc, người ta có thể lập các nhóm đối chứng trong điều kiện sống giống hệt nhau....vv..... Nhưng đấy chỉ là sự thẩm định một thực tế ứng dụng đơn giản - người ta sẽ lấy kết quả ứng dụng để xác định một phương pháp đúng. Còn đây là cả một hệ thống lý thuyết, mô tả nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Do đó, để kiếm chứng hệ thống lý thuyết này có đúng hay sai, phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, sở dĩ mang tính khoa học, chính là sự đối chiếu với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng - khi nó phù hợp với tiêu chí khoa học. Hệ thống Phong Thủy Lạc Việt chính là hệ quả của sự thay đổi nguyên lý căn để , từ "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương" thành "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt"- Và là sự phát triển tiếp tục phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tôi lấy thí dụ về hệ thống Lạc thư Hoa Giáp, nhân danh nền văn hiến Việt và theo Lục thập hoa giáp lưu truyền từ bản văn chữ Hán ứng dụng nhiều ngàn năm nay. Vậy căn cứ vào đâu để thẩm định hệ thống này đúng và hệ thống kia sai? Sự phản biện, chê bai, chỉ trích của số đông đối với tôi thì đầy trên các diễn đàn. Tất cả những ai có tham khảo lý số trên các diễn đàn đều biết điều này. Nhưng tôi cũng xác định luôn rằng: Chưa có một hệ thống luận cứ nào đủ sức phản biện hệ thống Lạc thư hoa giáp. Một điều rất đơn giản là: Căn cứ vào tiêu chí nào để phản biện? Trong khi vận khí trong Lạc Thư hoa giáp và Lục thập hoa giáp đều là mô hình biểu kiến và mang tính phân loại dựa theo năm sinh của mỗi con người theo thuyết ADNH. Ngược lại, nếu căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì Lạc thư Hoa Giáp hoàn toàn phù hợp với tất cả các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Còn Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì không và hoàn toàn mang tính mặc định. Thậm chí cho đến tận bây giờ, ngay Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu Dịch học nổi danh của Tàu - cũng phát biểu trong chính sách xuất bản của ông ta rằng - Đại ý: Từ hàng ngàn năm nay, những nhà nghiên cứu Hán Nho vẫn chưa thể biết được từ đâu để có bản Lục thập hoa giáp?(!). Sách : "Dự đoán theo Tứ trụ"; "Chu Dịch và Dự đoán học" Điều này chúng tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn và trong sách đã xuất bản, nên không nói lại ở đây! Trở lại với ngành Phong Thủy học Đông phương. Chúng ta cần xác định rằng: Hệ thống lý thuyết chuyên ngành phong thủy này là hệ quả của hệ thống học thuyết ADNH, nó được mô tả bằng những mô hình biểu kiến và lý giải mọi sự tương tác bởi hệ thống phương pháp luận với những danh từ, khái niệm, ngôn ngữ chuyên ngành của nó. Nhưng chính vì sự xóa sổ nền tảng phương tiện kỹ thuật của cả một nền văn minh (Mà chúng tôi đặt tên là "văn minh Atlantic") và kèm theo đó là nền tảng tri thức xã hội của nền văn minh này. Cho nên những khái niệm của nó trở nên mơ hồ với những thế hệ sau, phải làm lại từ đầu trong qúa trình tiến hóa. Một trong những cộng đồng người còn sống sót, hậu duệ của văn minh Atlantic , chính là tổ tiên của người Việt chúng ta hiện nay. Họ đã gìn giữ những giá trị đích thực của một nền văn minh cổ xưa và lưu truyền trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay. Đây chính là nền văn minh thứ V ở Nam Dương tử mà các nhà khoa học hiện đại nhắc tới. Nhưng nền văn minh nay tiếp tục sụp đổ lần thứ hai vào thế kỷ thứ III trước CN. Tất cả những giá trị của nền văn minh này lần lượt bị Hán hóa sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Và tiếp theo 1000 năm sau đó ở nam Dương tử đến Bắc Việt Nam ngày nay. Người viết đã nhiều lần chứng minh điều này trong các bài viết trên diễn đàn, nên không trình bày lại ở đây. Những luận điểm căn bản để chứng minh "Thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán" dựa theo ba tiêu chí khoa học sau đây cho một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó: 1/ Lịch sử xuất hiện của hệ thống lý thuyết đó trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó. 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức của học thuyết đó. 3/ Tính hợp lý trong nội dung học thuyết phải phù hợp và không mâu thuẫn. Cả ba tiêu chí này đều không thể hiện được thuyết ADNH được hình thành trong nền văn minh Hán. Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - chính các nhà nghiên cứu Hán cũng không hề xác định được thuyết ADNH ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử nền văn minh Trung Hoa. Vê điều này, người viết cũng đã có nhiều bài viết trên diễn đàn, nên không nhắc lại ở đây. Tất nhiên, khi thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán thì điều hiển nhiên là tất cả các hệ quả ứng dụng của nó không thể thuộc về nền văn minh này, trong đó có Phong thủy. Đông y, Tử Vi, Phong thủy, Kinh Dịch...vv....chẳng có môn nào thuộc về văn minh Hán cả - nếu xét theo tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết được hình thành trong một nền văn minh và những tiêu chí khoa học liên quan đến một lý thuyết khoa học. Một nền văn minh bị sụp đổ với hơn 1000 năm Bắc thuộc - Tất nhiên, một đế chế thống nhất phải nhất quán về ngôn ngữ và hệ thống chữ viết chính thống của dân tộc thống trị. Hơn 1000 năm sau đó là sự tiếp tục Hán hóa ở vùng Nam Dương tử hiện nay, tất nhiên, những di sản của nền văn hiến Việt tiếp tục bị Hán hóa về chữ viết nếu muốn tiếp tục lưu truyền. 1000 năm không phải con số để đọc trong một giây. Chỉ tính từ 1945 - kết thúc thế chiến thứ II đến nay -một đời người - đã bao thăng trầm lịch sử trên thế giới này. Còn đây là 2000 năm Hán hóa. Tôi tin rằng: những ai quan tâm đều có khả năng tự suy nghiệm. Tất nhiên, ngành Phong thủy cũng không thuộc về nền văn minh Hán. Hàn Quốc cũng lưu truyền bộ môn phong thủy và họ đã chính thức đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận Phong thủy là di sản văn hóa của Hàn Quốc (Thông tin trên báo). Nhưng chính những di sản văn hóa phi vật thể còn lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt với bao thăng trầm của lịch sử, đã có khả năng phục hồi lại một cách có hệ thống toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - chứng tỏ chủ nhân đích thực của học thuyết này. Đương nhiên, hệ quả tiếp theo và cũng là sự tiếp tục phát triển - nhân danh nền văn hiến Việt và các tiêu chí khoa học - thì các bộ môn chuyên ngành - hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành - đều phải được phục hồi. Những khác biệt căn bản giữa phong thủy từ cổ thư chữ Hán - ngoài vấn đề ứng dụng nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - còn chính là ở cấu trúc nội hàm của hệ thống lý thuyết ứng dụng này. Còn tiếp2 likes
-
Ở cac cung giao thoa vẫn có tính chất giao thoa giữa các hành, khởi của Mộc nằm ở sơn Sửu, và vẫn có dư khí từ hành Thủy của Quý chuyển sang. Tương tự cho các cung khác. Về mặt đồ hình tất nhiên có ranh giới để phân chia các cung, trên thực tế tự nhiên đâu có vạch ra ranh giới, và ranh giới tự nhiên chính là khu vực giao thoa giữa các cung và có các hành tương ứng chuyển đổi cho nhau.1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Cổng, cửa chính và huyền môn. 1.Cổng, cửa chính Trong phong thủy ghi nhận từ cổ thư chữ Hán không có sách nào nói rõ về tương quan giữa cửa chính và cổng. Nhiều phong thủy gia cho rằng: Cổng và cửa không được phép xung đối và đây là quan niệm phổ biến (Có bài tư liệu sưu tầm trên diễn đàn, nói về quan niệm này, nếu tìm thấy tôi sẽ trích dẫn, cũng mới đăng gần đây). Nhưng trong cổ thư chữ Hán lại có sách ghi: "Khi hướng xấu thì đường đi từ cổng vào cửa phải quanh co". Vấn đề được đặt ra: Vậy hướng tốt thì sao? Quan sát những căn nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam thì cổng và cửa - thường là cửa ngõ hẹp luôn lệch so với cửa - thường bố trí lệch so với nhau. Câu thành ngữ "Gần nhà xa ngõ" cũng phần nào thể hiện ý này. Quan sát những công trình kiến trúc công cộng xưa, như: Đình, miếu , cung điện, đền đài... thì hâù như cổng và cửa đều đối xung. Phong thủy Lạc Việt sau qúa trình thực hành và quán xét, chiêm nghiệm, đối chiếu, chúng tôi kết luận rằng: Với hướng tốt, cổng và cửa nên đối xung để hấp thụ trọn vẹn cát khí. Nhưng cột của cửa và cổng không được phép đâm xuyên vào nhau. Tức là cổng luôn phải bằng hoặc lớn hơn cửa, nhưng không quá lớn so với tiêu chí trên. Điều này được áp dụng ngay vào ngôi gia của tôi. Trường hợp này cổng và cửa bằng nhau. Cổng và cửa nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 2. Huyền môn Danh từ phổ biến trong ngành phong thủy hiện nay là "Huyền Quan". Tuy nhiên vẫn có lúc gọi là "huyền môn". Tôi sử dụng từ "huyền môn",mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng phù hợp với căn nhà dân dã của tôi. "Huyền môn" - theo sự tìm hiểu của chúng tôi - là công trình kiến trúc phía trước nơi cửa chính vào nơi chính thức tiếp khách của gia chủ. Với nhà dân dã thì huyền môn chính là sảnh, hành lang, thềm phía trước cửa nhà, hoặc phòng chờ ở những nơi công công ...vv..... Những căn nhà phố hiện đại - bước hết chiều rộng vỉa hè thì là cửa chính, nên không có huyền môn. Do đó, huyền môn chỉ có thể có được ở những nơi nhà rộng, các công trình công cộng lớn, cơ quan công quyền - có lẽ vì vậy nên gọi là "huyền quan" chăng? Nếu sảnh,hành lang, thềm trước nhà không có cột hoặc biểu tượng của cột, hoặc mái che thì không gọi là huyền môn. Thí dụ hình minh họa dưới đây: Thềm trước nhà này cũng là huyền môn của ngôi gia này. Nhà này - Nhà Goda; Bách hóa Tràng Tiền xưa - tuy có mái và cột - nhưng không thể coi là huyền môn, vì vỉa hè không thuộc về sở hữu của ngôi gia này. Nhưng nếu đây là cơ quan công quyền thì được coi như huyền môn, hoặc huyền quan. Có thể nói hầu hết các nhà xưa ở nông thông Việt Nam đếu có huyền môn. Huyền môn nghĩa đen là cái cửa huyễn ảo; cửa, cổng giả,mang tính biểu tượng cho sự giao lưu có thể giữa gia chủ và khách, trước khi bước qua cửa chính vào nơi tiếp khách. Nó là công trình kiến trúc ở khoảng không gian phía trước cổng chính. Huyền môn phải sạch, nghiêm trang thể hiện bản chất gia chủ với khách đến thăm viếng hoặc vãng lai. Huyền môn cũng là nơi mà gia chủ có thể thể hiện tấm lòng của mình với khách qua sự bài trí vật dụng. Thường nên huyền môn phải thấp hơn nền nhà. Nền huyền môn của nhà người viết thấp hơn nền nhà khoảng 2cm. Huyền môn của nhà người viết bắt đầu từ hai cột biểu tượng khi bước vào thềm trước cửa chính. Sân phía trước huyền môn. Còn tiếp ===================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: CỔNG NHÀ TRONG PHONG THỦY Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. “Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài. Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có. Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp. Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4). KTS Hà Anh Tuấn(Theo TNO)1 like
-
1 like
-
SƯu TẦm Ảnh ĐẸp
HoàiChâu liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mê mẩn với sắc xuân muôn màu qua ống kính nhiếp ảnh Việt Thứ tư 24/04/2013 13:43 (GDVN) -Xuân qua xuân lại đến, nhưng dư âm sắc xuân vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn ta với một sức sống mãnh liệt. Chập trùng bao lớp núi đồi Mây vờn gió cuốn nặng lòng thi nhân Ruộng bậc thang (Ảnh: Nhạc sĩ – NAG Ngọc Sơn) Chiều hoàng hôn thiếu căn nhà của mẹ Ta giật mình là khách viễn du Chiều quê (Tác giả: Pi Bop) Nắng rất mới như lòng tôi rất mới Tôi vui cười chào ngày mới vừa sang Chào ngày mới ( Tác giả: Nguyễn Quốc Sơn) Hoa loa kèn loang trên phố Màu trắng như nỗi nhớ Hoa loa kèn tháng tư ( Tác giả: Lê Minh) Xuân về rực rỡ muôn hoa Cành hồng khoe sắc xinh tươi đón chào Thiếu nữ bên hoa ( Tác giả: Ngoc Canh Nguyen) Xuân về rừng trổ hoa Ban Rung rinh gió hát, ngập tràn suối trong Đàn chim thả cánh thong dong Tung tăng bay lượn trên bông hoa vàng Ngắm hoa ban (Tác giả: Duong Minh) Đủ cho ai nhung nhớ một thời Đủ cho ai say đắm một đời Chào Sưa nhé, chờ mùa Sưa nở lại ... Hoa Sữa (Tác giả: Tieu Long) Vươn lên đón nắng (Tác giả: Long Spring) Ngọt ngào (Tác giả: TA Nguyen) Đỏ mọng (Tác giả: Long Spring) Như giọt sương mai đón nắng hồng Trọn đêm ướp lá giữa trời trong Vương giọt sương mai ( Tác giả:Kien Ngo Trung) Rong chơi phiêu lãng giữa trời Cho tôi ngớ ngẩn cuộc đời tình si Lai gần bướm lại bay đi... Nặng trĩu (Tác giả: Đen Đá) Nhẹ nhàng nắng sớm Nắng rung rinh trong vườn Hoa đang cười thương, thật thương Hoa cười (Tác giả: Phạm Hùng) Nàng xuân áo lụa cánh sen Tựa vai trễ tóc thơm nồng vấn vương Nắng và Sen (Tác giả Thiện CR) Đỗ Linh1 like -
SƯu TẦm Ảnh ĐẸp
HoàiChâu liked a post in a topic by Thiên Sứ
Màu thời gian' trong ảnh Nguyễn Quốc Dũng Họa sĩ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Quốc Dũng đánh thức những vẻ đẹp rất xưa trong loạt ảnh tham gia triển lãm "Màu thời gian" của mình. Triển lãm ảnh "Màu thời gian" của họa sĩ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Quốc Dũng khai mạc ngày 17/2 tại 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Những cô gái chân trần, những tà áo trắng, khung cửa, vệt nắng... gợi nhớ hình ảnh của thời xưa cũ. Ảnh của anh như tranh, như được tạo ra từ phút thăng hoa không chút trần tục. Thiếu nữ trong ảnh Nguyễn Quốc Dũng hiện lên với vẻ tinh khiết, nồng nàn... Có những bức ảnh như một giấc mơ. Đỗ Hương1 like