-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/06/2013 in all areas
-
Thấy Hoài Châu than thở, tôi nghĩ đến mình trong quá khứ, không khỏi ngậm ngùi. Tôi có thể tóm tắt thế này: Có một văn sĩ viết tự sự nổi tiếng, thì Papilon xem xong nói: "Nếu ta viết thì hay hơn nhiều". Ông ta viết cuốn "Papilon người tù khổ sai" nổi tiếng ở thế kỷ trước. Cuốn sách này mô tả sự chịu đựng khủng khiếp và kiên trì gần như của cả một kiếp người với khát vọng sống. Chắc Hoài Châu cũng xem cuốn "Không gia đình", một tác phẩm văn học lừng danh mô tả lòng tự trọng của kiếp nhân sinh với lẽ sống đầy nhân bản của ông già chủ gánh xiếc rong. Và có thể dẫn hàng chục đầu sách khác mà trí tưởng tượng của con người có thể viết ra. Vâng! Tôi không nói đùa, vì đây là topic chia sẻ cảm xúc của Hoài Châu: Tôi viết ra sẽ hay hơn nhiều. Nói như thế thì Hoài Châu có thể hiểu được những gì đã trải qua trong cuộc đời tôi. Mỗi một kiếp người đều có ý nghĩa nhân sinh của nó. Vấn đề là sống cho nhân bản thôi. Có lẽ chính vì những cay đắng của cuộc đời và sự khao khát, nên tôi hiểu được giá trị đích thực của ý nghĩa nhân bản khi Lý học đặt chữ Nhân lên đầu ngũ Đức và đó chính là một trong những nền tảng của danh xưng văn hiến Việt.3 likes
-
Có Hay Không Hạt Của Chúa?
thanhdc and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG SO SÁNH: THUYẾT VONFRAM, NGHỊCH LÝ CANTOR VỚI THUYẾT HIGG (HẠT CỦA CHÚA) & THUYÊT BẤT ĐỊNH. Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Chúng tôi thống nhất một quy luật phát triển đã được khoa học thừa nhận rằng: Sự phát triển của tư duy từ cá thể cho đến cộng đồng người, dân tộc, hoặc của cả một nền văn minh, đều bắt đầu từ những nhận thức trực quan tổng hợp thành những ý tưởng tư duy trừu tương và cuối cùng là sự phát triển thành những lý thuyết riêng phần, tổng hợp từ những tư duy trừu tượng. Đây cũng chính là quy luật phát triển của nền văn minh hiện đại có xuất xứ từ châu Âu, trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được - được coi là từ thời cổ đại đến nay. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ "lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được", hoàn toàn có ý nghĩa trong bài viết này. Vì muốn giới thiệu về một nền văn minh cổ xưa nằm ngoài "lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được". Đó chính là nền văn minh đã tạo ra toàn bộ nền tảng của Lý học Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Chủ đề của bài viết này, chúng tôi muốn trình bày rõ nguyên nhân nào để chúng tôi xác định ngay "nghịch lý Cantor" và thuyết Vonfram hoàn toàn đúng đắn khi mô tả nội dung của nó - mặc dù cộng đồng khoa học quốc tế thật sự còn đang hoài nghi. Nhưng với "thuyết Bất Định" và thuyết Higg, liên quan đến Hạt của Chúa - thì chúng tôi bác bỏ ngay từ đầu - và thời gian đã chứng nghiệm lý thuyết của chúng tôi: "Không có Hạt của Chúa!". Trước khi trình bày rõ điều này, chúng tôi xin lưu ý những nhà khoa học đích thực của cộng đồng khoa học quốc tế rằng: Chỉ có nền Lý học Đông phương, phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử từ gần 5000 năm trước, mới đủ khả năng thẩm định và xác quyết những thuyết hiện đại nhất có tính mũi nhọn của tri thức khoa học hiện đại. Còn nền văn minh Đông phương có xuất xứ từ những bản văn chữ Hán, từ hơn 2000 năm nay, không có khả năng này. Thưa quí vị. Nếu chúng ta chịu khó nhìn sâu vào nội dung của hai cụm học thuyết: Một cụm là "thuyết Vonfram" và "Nghịch Lý Cantor", để so sánh với cụm gồm "Thuyết Higg" và "Thuyết Bất định" thì sẽ thấy ngay sự khác biệt của hai cụm này. 1/ "Thuyết Vonfram" và "Nghịch Lý Cantor" thuần túy lý thuyết, có thể mô tả thành một mô hình biểu kiến tổng hợp tất cả mọi thực tại và phản ánh cấu trúc thực tại vũ trụ trong nội hàm lý thuyết của nó (Đúng sai sẽ bàn sau). 2/ "Thuyết Higg" và "Thuyết Bất định" chỉ mô tả khả năng của một thực tại có thể kiểm chứng - với thuyết Higg - và với thuyết Bất định thì nó chỉ đặt vấn đề về khả năng không thể mô hình hóa một thực tế. Cả hai lý thuyết này chỉ mô tả mang tính cục bộ hiện tượng riêng phần. Đây là sự khác biệt căn bản của hai cụm học thuyết này mà chúng tôi đã phân loại như trên. Chính vì nội hàm khác biệt hẳn của hai cụm học thuyết trên, nên cụm 1, gồm thuyết mô hình của Vonfram và "nghịch lý Cantor" chỉ cần đối chiếu với nội dung đã phục hồi của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - có sự trùng khớp. Đây là một điều hy hữu vì bản chất lý thuyết xuất hiện thuộc về hai nền văn minh khác nhau - tất nhiều là khác rất nhiều từ nền tảng nhận thức căn bản trong quá trình tiến hóa của từng nền văn minh - Nhưng lại là chứng nhân của nhau trong việc mô hình lý thuyết hóa thực tại vũ trụ, một cách trùng khơp (Tất nhiên,lý thuyết toán Vonfram chỉ mô tả một mô hình, không có một hệ thống lý thuyết kèm theo. Và "nghịch lý Cantor" thì có một nội hàm mang tính phân loại tương tự như - một trong nhiều yếu tố mô tả trong thuyết ADNH - nhưng lại không phải là lý thuyết mô tả hoàn chỉnh). Tuy nhiên, chính vì nguyên nhân đó, chúng tôi xác định ngay tính phản ánh chân lý của cụm lý thuyết này. Trong khi đó: 1/ Với thuyết Bất Định - thì chỉ là một cách đặt vấn đề từ một nền tảng tri thức thuộc về nền văn minh hiện đại , khi cho rằng: Không thể mô tả quy luật tương tác của ít nhất ba thực thể vận động. Đương nhiên - với thuyết này - thì - khi có trên ba vật thể chuyển động trong một vũ trụ vô tận sẽ nằm ngoài khả năng nhận thức qui luật và mọi sự tương tác của nó với nhận thức của con người. Chúng tôi không coi đây là một hệ thống lý thuyết, mà chỉ coi là cách đặt vấn đề trên nền tảng nhận thức của tri thức khoa học hiện đại về khả năng nhận thức thực tại vũ trụ. Với thuyết này thì thời gian tương lai trong quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại sẽ chứng minh điều đó đúng hay sai - nếu chỉ xét riêng phần trên nền tảng tri thức hiện tại. Tuy nhiên, một thực tế ứng dụng của một hệ thống tri thức khác - đó là những di sản của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - đang tồn tại khách quan đã bác bỏ lý thuyết này. Đó chính là Lý học Đông phương. (Thực tế bác bỏ chứ không phải chúng tôi bác bỏ). 2/ Và lý thuyết Higg thì cho rằng: Có một thực tại làm nên những dạng tồn tại có khối lượng đầu tiên của vật chất. Tất nhiên, nó được chứng minh trên tính hợp lý lý thuyết. Vậy nó phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm để xác định lý thuyết này. Nếu thuyết Higg sai thì kết quả sẽ là không có. Kết quả thực nghiệm thể hiện bằng quan sát trực quan qua phương tiện kỹ thuật nhận thức được sẽ xác định tính đúng sai của học thuyết này. Tóm lại, lý thuyết Higg với những mô hình lý thuyết của nó - có mục đích cuối cùng - là: Chứng minh một thực tại khách quan có khả năng tồn tại trong vũ trụ và là cơ sở cho toàn bộ vật chất có khối lượng. Lý thuyết này - nếu được coi là đúng - thì phải có bằng chứng thực tế. Và hệ quả của nó chính là cỗ máy LHC một thí nghiệm vĩ đại nhất tính đến thời điểm này của nền văn minh nhân loại nhận thức được. Vậy thì - nếu thuyết Higg sai - thực tế sẽ không thể tồn tại hạt Higg , hoặc trường Higg trong thí nghiệm của máy gia tốc hạt LHC. Sự so sánh đối chiếu với những tri thức của Lý học Việt được mô tả trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của nó với những thực tại được kiểm chứng qua những diễn biến trực quan có thể quan sát được, đã xác định rằng: Lý thuyết Higg sai! Tất nhiên kết quả đã kiểm chứng lần cuối vào tháng 7/ 2012, là: không thể kết luận sản phẩm của máy LHC chính là trường Higg, hoặc hạt Higg - mang tính thực tại. Và đây chính là sự xác định của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, từ trước khi cỗ máy LHC bắt đầu khởi động chính thức vào 2008. Cố một số ý kiến cực đoan đã phản biện kết luận đúng hiển nhiên của Lý học Việt, khi cho rằng: Chưa chắc Lý học Việt đúng! Tính cực đoan thể hiện ở chỗ: Việc có hay không hạt Higg không phải là một cuộc tranh biện học thuật, bởi sự khác biệt giữa những luận điểm trong các giả thuyết khoa học, để có thể bàn về tính hợp lý, đúng sai của một lý thuyết khoa học. Mà ở đây là sự xác định có hay không một thực tại vốn là sản phẩm của một lý thuyết. Sản phẩm đó không có thì lý thuyết đó sai. Kết quả thí nghiệm trên LHC đã chứng thực rất trực quan, nó là hiển nhiên và không cần được công nhận, hay không công nhận. Tính công nhận, hay không công nhận của các nhà khoa học cho một lý thuyết khoa học thì về mặt cá nhân - tất nhiên nó vinh danh con người phát minh, sáng tạo ra nó. Nhưng về mặt cộng đồng, sự công nhận là đúng cho một giá trị tri thức thì chính nó sẽ mang yếu tố thừa nhận một nền tảng tri thức làm cơ sở tiếp tục phát triển của nền văn minh. Có thể xác định luôn rằng: Không chỉ trong lĩnh vực khoa học ,mà trong toàn thể mọi việc - Từ việc nhỏ như sinh hoạt cá nhân, cho đến sự phát triển của cả văn minh nhân loại, đều không nằm ngoài quy luật này. Công nhận sai thì sự phát triển lệch hướng và thậm chí sụp đổ sự nghiệp, hoặc sự hủy diệt cả một nền văn minh. Nếu công nhận đúng thì phát triển tiếp tục. Chúng tôi chưa hề trình bày cơ sở nào để chúng tôi xác quyết có tính tiên tri rằng:"Không có hạt Higg". Bởi vậy, kết luận chúng tôi có thể không đúng, hoặc chưa chắc đã đúng theo xu hướng phủ định là thiển cận. Hoặc chứng tỏ sự không quan tâm mang tính vị kỷ. Tất nhiên chúng tôi cũng "có thể sai". Nhưng đó chỉ là kết quả sau tranh luận học thuật. Nhưng tiếc thay! Điều nay chưa hề xảy ra ở ngay quán trà 5 xu vỉa hè Hanoi. Vậy mà người ta đã kết luận: "Tôi có thể sai". Đúng là một sự bần tiện về nhân cách học thuật! Nhưng để trình bày hệ thống lý thuyết có tính thẩm định lý thuyết Higg này - tức hệ thống Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - thì lại quả là không hề đơn giản. Bởi vì nó xuất phát từ hai nền văn minh khác nhau. Cho nên nó cần mô tả một lượng không nhỏ tri thức của nền văn minh cổ xưa ,như là những bổ đề từ đó chỉ ra sai lầm của thuyết Higg. Nếu như tất cả lịch sử tri thức của nền văn minh hiện đại, được tổng hợp và mô tả một cách gọn gàng để một ai đó có thể xem và biết đến những điểm căn bản của một hệ thống trí thức của nhân loại hiện nay, thì đã là một công trình nghiên cứu có giá trị. Huống chi cả một hệ thống lý thuyết mô tả từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người có thể tiên tri thuộc về nền văn hiến Việt thì thật là không tưởng cho những ý tưởng có thể tóm tắt để cho dễ hiểu. Ở đây, chúng tôi chưa bàn đến nền tảng phương tiện kỹ thuật của hai nền văn minh khác nhau, có khả năng thẩm định những thực tại có thể được kiểm chứng. Thí dụ như khái niệm "khí" trong Lý học Đông phương. Do đó - thuyết Âm Dương Ngũ hành - với tư cách là một lý thuyết nền tảng chi phối mọi giá trị của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ có thể thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng! Chúng tôi hy vọng rằng: Bài viết này sẽ được những tư duy khoa học mang tính thiện chí quan tâm và chúng tôi sẵn sàng trình bày những cơ sở nền tảng của Lý thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - từ đó nói rõ cơ sở thẩm định của nó với những giá trị của các lý thuyết khoa học thuộc về nền văn minh hiện đại.3 likes -
Tài liệu tham khảo: BÍ QUYẾT BÀY BỐ HUYỀN KHÔNG CỦA HỌ TỪ Bày bố Cục thế cho Huyền Không Phi Tinh là bí mật trong bí mật của họ Từ, nay đem tiết lộ nơi đây mong là cái duyên lưu giữ Dịch Học. Phương vị Nhất Bạch dùng một loại thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Nhị Hắc dùng các tấm đồng là tốt nhất. Phương vị Tam Bích dùng gạch ngói lấy từ lò bếp ra là tốt nhất. ( Đồ gốm). Phương vị Tứ Lục dùng thực vật sắc xanh lục là tốt nhất. Phương vị Ngũ Hoàng dùng sáu đồng tiền cổ là tốt nhất. Phương vị Lục Bạch dùng đồng hồ hình vuông là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Thất Xích dùng đồng hồ hình tròn là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Bát Bạch dùng đồng hồ hình tam giác là tốt nhất. (Phát tiếng chuông) Phương vị Cửu Tử dùng loại thực vật có lá sắc đỏ là tốt nhất. Chú ý : Trên đây là lúc các trạch có chín sao bay vào các phương để bày cục thế, như thế sẽ tăng cao được Trạch Khí có uy mãnh trợ giúp, có thể biến hung trạch thành cát, nếu là cát trạch thì càng thêm hiệu quả ! Lợi Dụng Màu Sắc Ngũ Hành Để Hóa Sát Và Thôi Vận: Màu sắc cũng có phân biệt thành thuộc tính âm dương ngũ hành, có thể dùng vào hóa giải hình trạng, ở phương vị có sát khí hữu hình hoặc vô hình, đều có thể dùng điều phối bổ sung Tứ Trụ Dụng Thần, thường rất hiệu quả. Kim Sát hoặc Kỵ Thần Tứ trụ thuộc Kim: - Dùng màu đỏ, màu tía khắc kim; hoặc dùng màu đen, màu xanh dương tiết thoát nó. Mộc Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Mộc : - Dùng màu trắng, xám để khắc nó; có thể dùng màu đỏ màu tía để tiết thoát. Thủy Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thủy : - Dùng màu vàng, cam để khắc nó; có thể dùng màu xanh màu lục để tiết thoát. Hỏa Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Hỏa : - Dùng màu đen, xanh dương để khắc nó; có thể dùng màu vàng màu cam để tiết thoát. Thổ Sát hoặc Kỵ Thần Tứ Trụ thuộc Thổ : - Dùng màu xanh, lục để khắc nó; có thể dùng màu trắng, màu xám để tiết thoát. Họ Từ Nói Rằng : Đối với cuộc sống hiện đại, các thành phố công nghiệp, thương nghiệp cư dân tập trung khá đông làm cho bị ô nhiễm ánh sáng, âm thanh, từ trường rất lớn, bệnh viễn thành ra cũng ô nhiễm, khó mà dùng các hóa sát truyền thống, để mà chế hóa. Đối với ô nhiễm ánh sáng, tất nên dùng các vật ngăn cách, làm cho giảm bớt cường độ để giải quyết, như đặt màn che, tấm kính mờ, treo rèm cửa sổ đậm màu ngăn bớt. Đối với ô nhiễm âm thanh, có thể dùng loại rèm hai lớp hoặc các vật liệu cách âm. Đối với các ô nhiễm điện từ trường lớn hoặc ô nhiễm sóng vi ba, có thể dùng các loại tường ngăn hay tấm ngăn cửa sổ bằng tấm lưới kim loại để ngăn cản. Đối với ô nhiễm tia X thì dùng các tấm có tráng chì để ngăn cách. Dùng Hồ Lô, thủy tinh cầu, kính gương phản xạ, la bàn để hóa sát. Song song với các vật phẩm hóa sát thì nên dùng thêm các vật phẩm thúc đẩy trợ giúp. Có một nguyên tắc là đối với các vật hóa sát thì nên đặt trực tiếp tại nơi có sát khí, còn với các vật phẩm thúc đẩy hỗ trợ thì nên đặt theo...(thiếu chữ). Sưu tầm1 like
-
Bí ẩn về Đức thánh Trần Nguyễn Văn Vương Trần Hưng Đạo (1228- 1300) còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Việt Nam thời Trần. Trần Hưng Đạo là con của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột, thân mẫu là Thiện Đạo quốc mẫu, nguyên quán ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định). Năm Đinh Tỵ 1257, Trần Hưng Đạo giữ quyền “Tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông. Năm Mậu Ngọ 1258 quân Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần, quân Nguyên - Mông đã nhanh chóng bị đánh bại. Kể từ khi được vua Trần giao cho quyền Tiết Chế, Trần Hưng Đạo đã biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng. Trần Hưng Đạo là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: ... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Hưng Đạo truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút". Trần Hưng Đạo là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đều lập công lớn. Đến tháng 10 âm lịch năm Quý Mùi 1283, trước tình hình quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ hai, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự, cho diệt quân ở Đông Bộ Đầu (ngày nay gần dốc Hàng Than, Hà Nội). Đầu năm Ất Dậu 1285, quân Nguyên- Mông lại tấn công ào ạt vào nước ta, thế giặc rất mạnh. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế hoạch “thanh dã”( vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo đã ra lệnh rút quân. Quân Nguyên- Mông tiến vào kinh đô Thăng Long sau đó kéo quân xuống Thiên Trường đuổi theo vua tôi nhà Trần. Trần Hưng Đạo đã vạch kế hoạch phản công, chỉ trong một thời gian ngắn chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên - Mông ở các trận Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, Chương Dương... quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đã đánh tan quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, giải phóng đất nước. Đến cuối năm Đinh Hợi 1287, quân Nguyên - Mông lại xâm lược nước ta lần thứ ba, dưới sự chỉ huy của chủ tướng giặc là Thoát Hoan. Biết được thế giặc và đường đi của chúng , Trần Hưng Đạo đã bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, tổ chức trực tiếp chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, sau đó tổ chức bao vây, đánh quân chủ lực của Thoát Hoan. Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước. Như vậy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba của quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi. Sau thắng lợi vĩ đại trên, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo Đại Vương, ông lui về nơi được phong ấp là Vạn Kiếp (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy". Ngày 20- 8 Âm lịch năm Canh Tý 1300, Trần Hưng Đạo mất, hưởng thọ 72 tuổi. Sau khi ông mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi. Về Đức thánh Trần, qua sự lí giải của người phương Đông Như chúng ta đã biết, Trần Hưng Đạo sinh ngày 30- 12 âm lịch năm Mậu Tý 1228, ông sinh vào giữa trưa (giờ Ngọ), chính vì vậy mà cung mệnh (bản mệnh) và cung Thân (lập thân) của ông cùng một cung (thân mệnh đồng cung). Theo quan niệm của người phương Đông thì những người “thân mệnh đồng cung” là những người có bản tính ít thay đổi, ít chịu sự tác động của ngoại cảnh từ khi nhỏ tới khi lớn và ông là người có tính cách quyết đoán. Cung mệnh và cung thân của ông “Vô chính diệu” (cung mệnh không có sao chính tinh Thủy chiếu). Đối với trường hợp vô chính diệu, theo quan niệm của người phương Đông, muốn xem tốt hay xấu người ta hay xét những sao ở cung xung chiếu, tam chiếu. Mặt khác “những sao không vong” (Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không). Trần Hưng Đạo được Thái âm miếu địa ở cung quan, Thái dương vượng địa ở cung tài tam chiếu; đấy là cách Nhật Nguyệt chiếu hư vô cách (hoặc Nhật Nguyệt định minh), đây là một trong những cách tốt nhất của những người mệnh vô chính diệu, nghĩa là chân mệnh của ông là người thông minh xuất chúng và quyết đoán, một trong những đức tính của người lãnh đạo. Trần Hưng Đạo cũng là người mệnh vô chính diệu đắc tam không (Tuần, Triệt, Thiên Không) nên trong cuộc đời của mình, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Đặc biệt là ông xuất thân có hoàn cảnh thuận lợi là một tôn quý của nhà Trần, nên có điều kiện phát triển khả năng của mình, được trọng dụng từ khi còn khá trẻ. Về cung mệnh và cung Thiên di của Trần Hưng Đạo có sao Thiên Khôi và Thiên Việt, đây là những sao khẳng định ông là đứng trưởng (con trưởng, trưởng ngành hoặc trưởng họ). Là người có khả năng lãnh đạo, cộng với sao Quốc ấn ở cung Thiên di, nên chân mệnh của ông có quốc ấn, số của ông là phải được làm quan. Cung lộc của ông có hóa quyền, hóa khoa, điều này chứng tỏ ông là người có thực quyền lớn và có khả năng lãnh đạo cũng như truyền đạt tư tưởng của mình để thuyết phục người khác nghe theo. Về cung Phúc Đức của Trần Hưng Đạo có cung sao Thiên Đức và Phúc Đức, nên ông là một người có tuổi thọ khá cao (72 tuổi). Về cung Tài của Trần Hưng Đạo có sao Thái Dương và sao Thiên Lương ở vị trí vượng địa cộng với Tả Phù, Hữu Bật, đây là những bộ sao nói lên cuộc đời của ông có nhiều thành đạt, nhiều chiến công hiển hách. Ông có nhiều người tài giỏi giúp đỡ đắc lực cho mình. Theo quan điểm của người phương Đông thì năm Canh Tý 1300 lưu vận hạn của Trần Hưng Đạo có sao lưu Quỳnh Dương thủ mệnh, lưu Đà La ở Phúc Đức, lưu Tang Môn ở Tật Ách. Đây là những sao xấu ở hàng lục sát, ảnh hưởng trực tiếp đến bản mệnh của ông, chính vì vậy đây cũng là năm kết thúc dương thế của một vị tướng, một thiên tài quân sự lỗi lạc của nhân dân ta. Trần Hưng Đạo đã chỉ huy trong ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên - Mông xâm lược, công lao to lớn này đã đưa Trần Hưng Đạo lên hàng thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là một anh hùng dân tộc bậc nhất đời Trần. Ông đã được bình chọn là một trong mười vị tướng tài của thế giới qua các thời đại [1]. Nhìn chung, cả cuộc đời và sự nghiệp của Đức thánh Trần được lý giải đúng như lá số tử vi của Người. Ghi chú : [1] NCC: tác giả không dẫn nguồn tin Nguồn: http://vanhien.vn/sp...cle2588〈=vi --------------------------------------------------------- Tác giả không nói rõ lấy theo lá số Tử vi nào. Còn đây là lá số tử vi theo Phong thủy Lạc Việt của Ngài. http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Xin mời các bác, anh chị bàn luận thêm ah...1 like
-
Chị Hoài Châu nhiều tâm sự thật đó. Thú thực TL thấy chị lấy nick là HC đã nghe thấy nước mắt trong đó rồi. - Người ta khi nhạy cảm quá thì dễ tổn thương, có những vết thương ta có thể xức thuốc và băng bó nhưng có những vết thương ta không thể băng bó. vì nếu băng bó nó sẽ mưng mủ và sau đó nó sẽ hoại tử vùng vết thương. Vậy sao ta không mở vết thương đi và rửa sạch nó rửa sạch vết bụi của thời gian. Thời gian sẽ làm lành vết thương và thời gian cũng xóa nhòa được vết sẹo chỉ cần ta vẫn có niềm tin nơi cuộc sống. Vẫn có niềm tin vào xung quanh ta. Người ta sẽ luôn cảm thấy đau khi chỉ nghĩ đến vết thương của mình. và quên đi rằng nhân loại còn nhiều nỗi đau lớn hơn rất nhiều Có những nỗi buồn nếu ta chỉ biết chất chưá trong lòng thì sớm muộn nỗi buồn đó cũng đánh gục chính ta. - Vậy tại sao chị lại không thể chia sẻ cùng ai cho vơi bớt đi nhỉ? Con người không sợ khó không sợ khổ chỉ sợ đánh mất niềm tin. Mong chị hãy tin vào cuộc sống . Có những cái mất là không may nhưng có những thứ mất đi đôi khi lại là điều tốt vì trong cái mất đó đã tiềm ẩn manh nha một mầm non của cái mới. Cuộc đời là một dòng sông và dòng sông nào mà chẳng có khúc quanh hay ghềnh thác. Ra đến cửa biển mà còn rẽ làm nhiều nhánh đến cửa biển còn chưa chắc đã được chảy êm đềm. Cuộc đời cũng thế thì có gì mà phải suy tư cho mệt nhỉ. cứ như TL. Một bầu say tít cả giang sơn. Quên cả nỗi đau lẫn oán hờn. Nghênh ngang vui thú cùng sương gió. Thử hỏi cuộc đời sao sướng hơn?1 like
-
Tài liệu tham khảo: KIM THẦN THẤT SÁT Có hai thuyết khác nhau: THUYẾT I: Lấy bảy vị sao trong NHỊ THẬP BÁT TÚ là GIÁC, CANG, KHUÊ, LÂU, NGƯU, QUỶ, TINH gọi là Kim thần thất sát. Theo thuyết này ta nhận xét thấy trong bảy ngôi sao đó có hai sao GIÁC và LÂU là hai kiết tinh, chỉ có 5 sao kia là hung tinh mà thôi. Riêng sao GIÁC chỉ xấu về việc sửa chữa mồ mả, còn về cưới gả và tu tạo nhà cửa thì lại rất tốt, sao lại ghép nó vào KIM THẦN THẤT SÁT rồi không dám dùng? Thật là mâu thuẫn và không nhứt trí? Thuyết này vì lâu ngày e sai lầm chăng? Còn gặp sao tốt dùng, sao xấu tránh, ấy là lý đương nhiên, dầu nó không phải KIM THẦN THẤT SÁT cũng không dám dùng. THUYẾT II: Thuyết thứ nhứt thấy ghi trong các cuốn lịch Tàu và vài quyển sách chữ Việt, còn thuyết thứ hai này thì ở trong sách GIA DỤNG TUYỂN TRẠCH BÍ THƠ NGỌC HẠP KÝ (trang 21). Theo thuyết này thì tùy ở năm mà ngày ấy gọi là KIM THẦN THẤT SÁT. Như: Năm GIÁP Ngày MÙI Năm ẤT Ngày THÌN, TỴ Năm BÍNH Ngày TÝ, SỬU, DẦN, MẸO Năm ĐINH Ngày TUẤT, HỢI Năm MẬU Ngày THÂN, DẬU Năm KỶ Ngày NGỌ, MÙI Năm CANH Ngày THÌN, TỴ Năm TÂN Ngày TÝ, SỬU, DẦN, MẸO Năm NHÂM Ngày TUẤT, HỢI Năm QUÝ Ngày THÂN, DẬU. Sưu tầm1 like
-
Xét về tín ngưỡng, Thần linh và vị thần cai quản trong vùng, hoặc cố công khai sáng, bảo vệ và công đức cho vùng/địa phương mình đang ở. Tương tự như việc thờ Thành Hoàng.. ở các đền/chùa làng. Người ta thường lập ban thờ Thần Linh/Phật... trong nhà nhằm mục đích giảm bớt tai họa, cầu bình an và ban phước lành, tiêu tai nạp phúc. Còn việc thờ cúng gia tiên là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy. Khi đặt bát nhang phải tuân thù quy tắc rằng dùchung bàn thờ hay không chung bàn thờ thì bát nhang thờ Thần Linh và bát nhang thờ Gia tiên "KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC BỐC CHUNG". Gia tiên là chủ, Thần linh/Phật là khách (khách quý). Việc thờ cúng là tôn nghiêm phải rõ ràng. Việc bốc chung bát nhang Thần Linh và Gia tiên vào làm một có thể ví như trường hợp 1 đất 2 chủ, không ai dám vào ở cả. Việc thờ bà Tổ Cô và Ông Mãnh, việc này không phải cứ lập bát nhang lên rồi thờ, phải xem trong gia đình, học tộc có ai thực sự là "Bà Cô" hay "Ông Mãnh" không, thứ nữa là phải thỉnh xem có được phép thờ hay không. Rồi mới lập bát nhang. Giả sử nhà không có "Ông Mãnh" mà tự dưng lập bát nhang thờ ông Mãnh thì không biết ông Mãnh nào đó vào chứ không phải trong nhà. Tác hại thì không sao biết được. Đối với bùa Trấn trạch, hay bất cứ loại bùa nào, việc "yểm" bùa và gỡ bùa phải do Thầy cao tay thực hiện, việc gỡ bùa phải do chính người đó hoặc người có khả năng cao hơn người yểm bùa và các tác nhân khác mới có thể gở bùa. Theo như cô nói ở trên thì ông thầy mà cô nhờ, đến bốc bát nhang còn không đúng thì không có cơ sở nào để đủ khả năng gỡ bùa. Bùa có thể gỡ (phần xác) nhưng tác dụng của nó không hoàn toàn bị triệt tiêu kể cả khi đã gỡ lá bùa. Việc giải bùa phải được thực hiện một cách đúng đắn. Về cơ bản: mỗi lần cô đi coi 1 ông thầy thì sẽ ra ít nhất một cái Vong! Cô đi xem ông khác, chắc chẵn sẽ có Thêm một cái vong khác.... 10 ông thì đến 10 cái vong khác nhau. Khuyên cô: Đừng đi xem mấy ông thầy bà cô này nữa. Cô lên chùa, thỉnh sư thầy về nhà để sư thầy đặt lại bát nhang cho cô. Bùa chú gì thì cũng nhờ sư thầy giải cho. Nhà cô bây giờ đang tình trạng: Gia tiên có chỗ không dám vào, Thần linh có chỗ cũng không dám vào, Bà Cô/Ông Mãnh có chỗ vào nhưng không biết có phải Bà Cô/Ông Mạnh nhà mình hay không!1 like
-
TG xin chia sẻ cùng HC! Theo TG nghĩ HC đang bế tắc trong cuộc sống (xin chú Thiên Sứ một quẻ) nên có những suy tư như vậy, đó cũng là diễn biến tâm lý chung của con người. Con người ta có xu hướng luôn luôn muốn nhiều cho mình - mọi người phải theo ý mình. Bệnh do nghiệp mà nên (theo Đạo Phật) muốn hết bệnh thì phải giải nghiệp - giải nghiệp không gì bằng biết lỗi của mình mà từ đó để sửa chữa, làm nhiều công đức. Theo TG thì HC cứ lạy Phật sám hối thật nhiều - 1000 lạy một ngày (hơi khó nhưng cố gắng). Khi chúng ta lạy Phật thì vô tình chúng ta vừa thể dục cho bộ não - khi cúi xuống toàn thân ép khí huyết lên não làm thông và ấm toàn bộ phần đầu - khi đầu nóng ấm thì bướu nó sẽ tan, Đông y có câu: "Thông tắc bất thống - thống tắc bất thông" có nghĩa là: Khi huyết lưu thông thì không đau - Đau thì khí huyết không lưu thông. Và vừa là tinh thần, khi tần thần thoải mái (có niềm tin) thì bệnh từ đó mà thuyên giảm. TG nghĩ bệnh của HC là do: - Hàn (người lạnh, áp huyết thấp, ăn uống không tiêu) - Khí huyết không thông (máu không đủ để lên não). Nếu bướu ở não lâu ngày cứ uống thuốc mà không vận động thì bụng sẽ to - từ đó xuất hiện bướu ở bụng. Có gì không phải xin được lượng thứ. Thân mến!1 like
-
DANH SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CHỊ NTPT 1. Solosolo http://diendan.lyhoc...an-han-nam-sau/ 2. Nguyenthilien http://diendan.lyhoc...i-ntpt-xem-cho/ 3. Sơn Phong http://diendan.lyhoc...190#entry216190 4. huongque160189 http://diendan.lyhoc...ong-tinh-duyen/ 5. buiduc http://diendan.lyhoc...098#entry216098 6. mandark286 http://diendan.lyhoc...en-tuong-lai-a/ 7. Gau http://diendan.lyhoc...xem-giup-la-so/ 8. Hangthu6789 http://diendan.lyhoc...va-vai-nam-toi/ 9.Cúc Tần http://diendan.lyhoc...ve-chong-con-a/ 10. Bách Hồ http://diendan.lyhoc...589#entry216589 11. Lavender1983 http://diendan.lyhoc...g-tinh-duyen-a/ 12. Lãng Tử http://diendan.lyhoc...-dai-van-45-55/ 13. Thanhloan10690 http://diendan.lyhoc...a-tinh-duyen-a/ 14. Giodaumua12 http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 15. Copmap86 http://diendan.lyhoc...ghiem-ly-la-so/ 16. Tranghai8486 http://diendan.lyhoc...gia-dao-cua-em/ 17. Nguyễn Đình Trung http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 18.Cunyeu1991vn http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 19. Loananh http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 20.Huykhang http://diendan.lyhoc...ec-va-gia-dinh/ 21. Hoaithanh http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 22.Viethq22 http://diendan.lyhoc...nh-va-gia-dinh/ 23.Ngocthi90 http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 24.Phạm Huế http://diendan.lyhoc...ue/#entry217119 25.Mian==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...u-vi-cua-trang/ 26. Krist==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 27. Hesubelu==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...iup-em-la-so-a/ 28. Phuongvu276 http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/30711-kinh-nho-cac-bac-cao-nhan-xem-giup-cai-la-so-lan-dan-cua-chau-voi/ ============ PHÙ!!! CÁC CASE SAU QUÁNH SỐ THỨ TỰ VÔ CHO CHỊ NTPT DỄ COI NHÉ!1 like
-
Không tốt là sao? Cái gì không tốt? Cụ thể ra sao? Bác nói chung chung vậy ai mà hiểu được?1 like
-
Tâm sự của Hoài Châu sao "lâm ly bi bét" quá! Hì. Đùa thế thôi! Tôi tôn trọng tất cả các cảm giác của con người. Kể cả cảm giác của một tỷ phú, nhưng keo kiết, khi ông ta ngẩn ngơ không biết mất đâu đồng 2cenl. Tôi sẵn sàng đi tìm đồng 2cent bị mất của ông ta, nếu vì thế mà ông ta vui. Chia sẻ với Hoài Châu một tý! Có thể nói rằng: Trong quá khứ thì tôi là một người chịu đựng tất cả những nỗi đau liên quan đến tình người - mà con người có thể nghĩ ra, tất nhiên mức độ khác nhau về định lượng - kể cả trong tiểu thuyết! Nhưng tôi vẫn sống đến bi wờ! Nhưng đấy cũng chỉ gọi là một mặt trong cuộc đời tôi. Mẹ tôi thời còn sống , bà thường nói: "Tất cả những người khi chết đều nhăn nhó. Riêng tôi muốn chết với một nụ cười".1 like
-
1 like