• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/06/2013 in Bài viết

  1. 8. QT Lướt của tiếng Việt đã mô tả đúng : Nước là cái Ổ của sự sống, bằng cái nôi khái niệm nước là Nước Nôi ( “Nước nôi chưa gánh, mẹ ngồi mẹ ru”) và lướt “Nước Tôi”= Nôi ( “À ơi con ngủ trong Nôi, mai sau khôn lớn nên người giỏi giang”). QT Tơi-Rỡi: Ổ=Hố=Hồ=Hà=Hói=Hải=Bái 沛 (nghĩa là đầy nước)=Biển, do lướt “Bái Liền”= Biển. Quan niệm Biển của người Việt cổ là tràn đầy nước và nối liền các châu lục toàn thế giới, là con đường giao thương dễ đi nhất (bởi cổ đại không có đường bộ, “Người ta đi nhiều tạo nên lối mòn mới thành đường”- Lỗ Tấn). Người Việt cổ đã từng đi khắp thế giới chỉ bằng phương tiện giao thông thủy là mấy cây luồng (luồng lạch) kết bằng dây song thành cái Mảng (Liền Mảng = Liên Minh 联 盟) mà dám Bén Mảng (sắc bén) khắp nơi bằng cái Mạng của Mình (như hạt cây chim làm rơi, hễ đủ ẩm là nó mọc Rễ và bén ngay dù là trên đá cứng, khe hẹp thế nào nó cũng lách được vì nó rất bén (thế mới gọi là Rễ=Dễ, “Làm Rễ”= “Làm Dễ”=Lễ, “Tiên học Lễ, hậu học văn”, từ gốc Rễ Ngọn đã thành từ hàn lâm là Lễ Nghĩa , trái cây ở trên ngọn chẳng qua là nó trả nghĩa cho cái rễ đã nuôi cây, theo như kết cấu Việt: Tròn Vuông > Trọn Vẹn > Đầu Đuôi > Thủy Chung > Chớm Chót > Khải Hoàn v.v. làm gì cũng phải có đầu có đuôi chứ không “đầu voi đuôi chuột” làm dở dang). Chuyện cổ tích Việt đều gắn bó với biển, đảo và đáy biển: “Vua cầm sừng dê rẽ nước đi xuống đáy biển”; “Xăm mình để sống chung với các loài thủy tộc mà không bị chúng làm hại”; “Ăn một quả khế trả một cục vàng, may đãy ba gang đem ra mà đựng”- ra đảo lấy vàng, Chim- mẹ Tiên- dạy cho như thế; “Ta đem 50 con xuống biển, Nàng đem 50 con lên núi”- Lạc Long Quân. Văn hóa của dân Quẻ Ly, màu Đỏ, đã lan ra khắp các đảo trên các đại dương: Mai An Tiêm ra đảo trồng dưa Đỏ do mẹ Tiên (Chim) trao cho hạt giống. Tiêm=Tiên, “Mai An”=Man=Mân (Phúc Kiến)= Cần (Tày)=Dân=Con Đỏ (tiếng Nhật “Kô-Đô-Mô” nghĩa là con trai). Các học giả Đài Loan cho rằng 6000 năm trước, khi chưa tiếp xúc với người Hán, người Việt cổ đã từ đất Mân ra đảo Đài Loan, cùng với dân Nam Đảo ở đó hình thành nên các sắc dân bản địa Đài Loan (Đài Loan nguyên trú nhân). Đi=Đu=Đưa=Đánh=Hanh=Hành, đều diễn tả động tác đưa vật đi thông suốt. Các trò chơi Đánh Đu, Đánh Đáo, Đánh Cờ, Đánh Bài đều là sự Đi = sự Hành. Và đi bằng nước (cũng cả đi bằng Nước) đã nhuyễn đến thành tâm thức, nên mới gọi là “nước cờ”. Đi (Đánh) hàm đủ mọi ý là mưu mẹo và giỏi giang. Dân Việt là dân biển, và từ cổ đại đã thực sự “Dần dần lấn Biển”=Diễn衍, nho viết chữ Diễn 衍 (nghĩa là mạch nước ngầm, cũng nghĩa là lấn biển) bằng chữ Nước 氵lọt giữa chữ Hành行. Nhưng máy chạy (hành) bằng sức nước (động cơ hơi nước) lại là do người phương Tây sáng chế ra. Người phương Tây thông minh, với tư duy hành động (thuyết Quả Nhân – người ta phải luôn làm việc tốt thì mới trở thành được là con người tốt) nên đã lanh lẹ biến ý tưởng của phương Đông thành kỹ thuật để ra sản phẩm thương mại. Trong khi các cụ hàn lâm phương Đông còn mải cãi nhau về lý luận hàng ngàn năm, “trăm hoa đua nở, trăm nhà tranh minh” từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến tận ngày nay. Nhưng thời của CNTT ngày nay vẫn là “Hac Kơ”= Hớ. Nên an ninh VN vẫn bắt được nhiều vụ Hac Kơ nước ngoài hoạt động tại VN ( báo đã đăng). Hai nghìn năm trước phát hiện ra Bộ Bói Đổi (Thôi Bối Đồ 推 背 图) mới chỉ là một tổ hợp khi Xóc mới có 63 trong 64 Quẻ Dịch mà đã tiên đoán đúng y chóc thế sự của hai nghìn năm sau. Cho nên chẳng coi thường được các quẻ bói của các cao thủ Dịch Học VN. Hán thư (mạng TQ) viết: “Dịch Kinh cổ đại ban đầu chỉ gọi là Dịch, cũng như Thi Kinh ban đầu chỉ gọi là Thi. Đời sau thêm chữ Kinh京, mà là chữ Kinh 京vào sau để chỉ ý tôn trọng”. Như vậy từ Dịch Kinh 易 京 phải là có trước từ Dịch Kinh易 經. Điều này đúng logic, vì chữ Kinh 經 là chỉ xuất hiện khi đã có nghề làm giấy và dệt vải từ sợi Vỏ cây hoặc sợi Tơ (đều là Xen- lu- lô- zơ, mà “Xe-lu-lô-Zơ”=Xơ=Xợi=Sợi). Vỏ=Dó (cây Dó)=Giấy=Dải=Vải=Váy=May=Mấn (cái váy, miền trung)=Quần=Vận=Bận (bận quần áo)=Vấn (vấn khăn)=Vắn=Xắn (xắn tay áo)=Khăn=Khâu=Thâu (làm phải tỉ mỉ và lâu)=Thêu=Thùa (thùa khuyết để cải khuy). Chữ Kinh 經 này ban đầu chỉ là để chỉ những sợi tơ căng dọc trên khung cửi, như những dòng Kinh chạy thẳng trên cánh đồng. Kinh là nhân tạo, người Kinh đào nên để dẫn nước cho ruộng. Ai sáng tạo ra vật thì vật mang tên người đó, như bác học phát hiện ra loại vi rút mới thì vi rút mang tên của vị bác học đó. Chữ Kinh 經được mượn để chỉ cuốn sách, gọi là Kinh 經. Điều này cũng đúng logic, vì sách xưa viết chữ theo hàng dọc từ trên xuống dưới (do quán tính từ xưa nữa là viết trên thẻ tre). Chữ Kinh 京 là “để tỏ ý tôn trọng” cũng đúng logic. Vì “tôn trọng” chính là từ Kính của tiếng Việt ( kính anh, kính cụ, kính thưa đồng bào). Người Kinh nói chuyện với nhau xưng “Kinh Mình” = Kính, hay “Kinh Ta” = Cả (thậm chí còn tự tôn hơn nữa xưng “Mình Riêng” = Miềng, tiếng Trung Bộ). Kính và Cả đều hàm ý tôn trọng. Cả=Cụ=Cu=Tu (Tày)=Tủa (HMông)=Tử 子. Vậy chữ Tử 子 ghép sau tên danh nhân, cổ đại chỉ là để biểu ý tôn trọng, như Mặc Tử, Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử…; cũng như chữ Gia家, Giả 者ghép sau chỉ là để biểu ý tôn trọng: Văn Gia, tác giả, nho giả, vì Cả = Nhà = Gia 家 = Giả 者. Làng quê Việt ai bắt đầu có con đầu lòng trở đi thì đều được tôn trọng (phương Tây còn đánh thuế kẻ thành niên mà độc thân), được tôn trọng thì đều gọi là ông (bà) dù tuổi thì vẫn còn trẻ. Có con đầu lòng là trai thì gọi là ông (bà) Cu kèm theo tên đứa con đầu. Già, không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đều gọi là Cụ. Có con đầu lòng là gái thì gọi là ông (bà) Đĩ, hay Hoe, hay Hĩm (Thanh Hóa thì gọi là ông bà Cò và ông bà Hỉm, đứa bé gài gọi là con Hỉm). Do từ Hỉm này mà ngày nay dân gian mới lại lướt để chỉ cái Bỉm làm bằng giấy vệ sinh sản xuất công nghiệp (“Bọc cái Chim hay cái Hỉm”= Bỉm). Dân gian đặt ra từ mới quả tài tình. Ví dụ nơi có mạch nước ngầm trào ra thành cái hố không bao giờ cạn, thành cái Mỏ Nước, dân gian đã lướt lủn, tức chữ đầu bỏ dấu, lấy dấu của chữ sau thế vào thành “ Mỏ Nước” = Mó, gọi là cái Mó ( cũng giống như lướt lủn “Giết Sạch”= Diệt, nhưng các nhà hàn lâm ở Viện ngôn ngữ thấy Diệt 滅 có viết bằng chữ nho nên giải thích Diệt 滅 là “từ Hán Việt” cho xong chuyện). Thành phố Thâm Quyến 深 圳 TQ, mạng TQ giải thích cái tên đó (chữ Quyến 圳) có nghĩa là dòng nước sâu, vì đó xưa là cái làng ven dòng nước sâu (Sâu=Lâu=Lão, nghĩa là cũ trong sâu xa). Để thật cặn kẽ tôi lại phải bắt đầu từ tiếng Việt: Đi=Di=De=Xe=Xê=Xa. Chữ nho Xa 車 tiếng Quảng Đông đọc là “Xe”, để chỉ danh từ cái “Xe” và cũng chỉ động từ vận chuyển là “Xe”. Tiếng Việt còn gọi cái máy trâu chạy tròn kéo ép Mía để nấu Mật là kéo Che, vì con trâu nó “Chạy Xe”= Che. Nước=Nậm (Tày)=Nam (Thái Lan)=Khảm (quẻ Khảm). Nước là luôn trong vận động (Nước cũng phải luôn trong vận động), nên đã hình thành từ mới là “Khảm Xe”= Khe, hay “Khảm Xê”= Khê. Khe là phải luôn chảy chứ dừng thì đã không gọi là khe. Thư lại người Hán sau dùng chữ Khê 溪 hay chữ Kê 雞 (nghĩa là con gà) để phiên âm chữ Kẻ (nghĩa là người) ở đầu tên các làng Việt đầy rẫy ở nam Dương Tử (Dòng Cả) , còn lại địa danh đến ngày nay. Cầu Trường Bản (trong truyện Tam Quốc) để lại dấu ấn là nó ở Bản Dài. Dài=Dang (dang rộng)=Tràng=Trường là tên cái bản dân Việt sông nước ở kéo dài ven bờ sông. Nước là đi liền thành dòng, tức là nước nó “Xe Liền”= Xuyên, nên nho viết chữ Xuyên 川chỉ dòng nước. Rừng nhiệt đới tất nhiên là Rậm. Rậm=Sâm 森 =Thâm 深 =Thẳm=Lâm 林 =Lâu=Sâu, mang nghĩa là rừng nguyên sinh, tức rừng cũ, đó là các từ ghép Rừng Thẳm, Rừng Sâu. Tương tự, dòng nước sâu là dòng nước xưa, Việt nho viết là Xuyên Cổ 川 古(dòng cũ) thì Hán nho viết là Cổ Xuyên 古 川. Dân Việt lại hay thói (nói) lướt nên đã lướt “Cổ Xuyên”= Quyến, Hán nho lại phải đặt thêm chữ Quyến 圳. Thâm Quyến 深 圳 (pinyin: Shen Zhen- “Sấn Trân”). Các bà buôn hàng ngũ kim ở chợ Sắt, Hải Phòng lại phiên âm “Sấn Trân” là Xóm Trăng, rõ thật đẹp và sáng. Đó là do tâm thức hậu duệ dân Xích Qủi = Sáng Sáng là trong lòng chỉ luôn nghĩ đến cái Sáng nên mới bật tâm thức mà phiên âm như vậy. Kính và Cả và Ta đều hàm ý tôn trọng. Không hiểu xuất xứ của chúng thì không hiểu hết được tính cộng đồng và tính lễ nghĩa trong cư xử của người Việt. “Thơm nào hơn thể hoa nhài. Người đâu lễ nghĩa bằng ngài Kinh Đô”. Cổ đại, nơi người Kinh “Đông Hộ”= Đô gọi là Kinh Đô. Về sau, khi kinh đô là ở Trường Yên (Ninh Bình) thời Đinh Tiên Hoàng thì câu ca dao trên “Sửa Dáng”=Sáng thành “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không lịch sự cũng ngài Tràng An”, như một lời đáp của quí tộc Trường Yên đã theo Lý Thái Tổ ra kinh thành Đại La với dân thành Đại La. Người Hoa ở VN còn có câu bằng tiếng Hoa, dịch là “Ngon nào hơn nổi thịt gà. Người đâu lễ nghĩa hơn là Minh Hương” để cho trọn thêm cả ý về văn hóa ẩm thực là phải thơm ngon. Con người cũng vậy, phải trước là thơm (đạo đức) thì mới làm ngon việc lành. Các sách phương Tây đều viết như thế: “Bạn nghĩ ý tưởng tốt thì sự thực sẽ có việc tốt xảy đến với bạn; bạn nghĩ ý tưởng xấu thì sự thực sẽ có việc xấu xảy đến với bạn”, như câu “Ước gì được nấy”, “Tâm tưởng sự thành”. Người Việt, con cháu Tiên Rồng, luôn nhớ dòng Tiên (Chim) của mẹ Âu Cơ (đạo Mẫu, “Mẹ Âu”= Mẫu) nên rất quí con gà (chơi chọi gà và coi bói chân gà). Gà=Cà=Kê=Cáy (tiếng Tày, Lào, Thái Lan và Quảng Đông). Ca dao “Con Rắn không chưn mà đi nổi năm rừng bảy rú. Con gà không vú mà nuôi nổi chín mười con”. Mái nhà người Thái hai đầu nóc có tượng con gà bằng gỗ. Trong đám cưới người Tày, vì lý do nào đó vắng mặt chú rể thì cô dâu bế một con gà trống. Cỗ cúng cùa người Việt phải có mâm xôi và con gà luộc. Người Kinh có tục cưới xong, ngày đầu tiên sau tuần trăng mật, chú rể lại mặt nhà gái với quà là một con gà trống thiến (ý là đã dốc hết bầu tâm sự rồi, nhất định sẽ có con). Người Tày còn bắt ở rể cho đến khi nào cô dâu có chửa mới cho dắt về ở nhà chồng hay dắt nhau ra ở riêng. Con gà mái đau đẻ nó la “coóc…coóc” nên tiếng Pháp gọi con gà là con La Cooc. Đài Loan lại phát âm chữ Na nghĩa là nói thành “La” nghĩa là nói. Đài Loan Gọi là “Tai Wan Gí”, Nhật Bản Gọi là “Ni Hon Gô”, Mỹ Gọi là “American Vois”. Thăm viếng hay ơn nghĩa ai, người Việt thường đem quà là con gà mái dầu (ý là của cây nhà lá vườn, chưa qua tay ai, thể hiện tấm lòng trinh trắng). Lễ nghĩa của người Việt ở câu “Uống nước nhớ nguồn” trong tục thờ các vị anh hùng có công với nước. Đình Lăng Ông ở Bà Chiểu thờ tướng quân Lê Văn Duyệt. Đình Minh Hương của người Hoa ở quận Năm thờ cả Quan Công cả tướng quân Lê Văn Duyệt.. “Ăn quà nhớ kẻ trồng cây”, quà dù có là con gà hay con cá thì cũng là do thiên nhiên nuôi nên bằng cây (thực vật), nên người Việt rất quí cây. “Cây Mình”= Kinh, mà “Cây Mọc”= Cóc, nên trên mặt trống đồng có tượng Cóc để cầu cho cây mọc, được mùa. Chính cái tên gọi là trống đồng cũng nói lên ý đó: “Trống Đồng”= Trồng (trồng cây gây rừng). Trống đồng không chỉ dùng trong lễ cầu mưa, cho cây mọc, cho được mùa. Trống đồng còn là trống lệnh (Trống=Cồng, “Lệnh ông không bằng cồng bà”). Cái trống lệnh đặt tên là Trống Đồng, ý là khi nó nói lên (Gõ=Võ=Vỗ=Vũ) tiếng của nó là trống không (không nhìn sờ nắm được) nhưng cái Tiếng (phát biểu) đó phải gây được hiệu ứng Đồng thuận trong cộng đồng. Bởi vậy Việt nho từng dạy làm quan phải có tứ đức là: Lao Khiêm Cẩn Sắc; riêng trong nói năng thì hiểu cái tứ đức ấy là: phải Lao động não trước khi nói, Khiêm tốn trong khi nói, Cẩn thận trong lời nói, Sắc sảo trong lập luận. Cóc trên mặt trống đồng không phải là hình khắc hoa văn mà là tượng con cóc, đó là ý “Cóc Tượng”= Cưỡng=Cương=Cường, để nói cái tánh khí của người Việt. Vì con người là “Có Óc”= Cóc, nên “Con cóc là cậu ông trời”. Vậy mà Cóc lại bằng Không (0) ? Chẳng qua là do số học nhị phân, số 0 là Âm, số 1 là Dương. Nòng-Nọc thì Nòng=Nống=Dộng=Dương=Dách=Dật=Nhất=Chật=Chặt=Chắc=Chày là số 1, số đầy, số Chắc ( “Dách” là 1 tiếng Việt Đông, Dật 溢 nghĩa là đầy; ca dao “Chày kình mà dộng chuông vàng. Cho vang tiếng ngọc cho nàng lấy anh”). Nọc=Cóc=Cái=Mái=Mô=Lỗ=Lép=Kẹp=Cối=Ối=Âm, là số 0, số lỗ, số Lép. Kinh Đi= Kinh Di = Kinh Dịch 京 易 = Kinh Dị 京 易. “Dễ Đi”= Dị là nói cái dễ = Dị易; nhưng “Giỏi Đi”= Dị 異 là nói cái kỳ dị, là chuyện lạ. Bởi Dị=Lý= “Lý Ta”= Lạ. Cái LHĐP thật kỳ lạ nhưng thực ra nó thật dễ hiểu nếu xuất phát từ cái đúng. Cũng như nước Lã vẫn uống hàng ngày thực ra là rất lành nếu đừng để cho nó bị ô nhiễm. Nhìn vào ĐHÂD Lạc Việt là để lĩnh hội rằng vạn vật đều ở trạng thái vận động, dù To như vũ trụ hay Tí như tế bào. Con người luôn “Sửa Dáng”= Sáng, tức luôn thay đổi, không thay đổi là chết, như tế bào là thay đổi hàng ngày. Chính hành động Sửa Dáng ấy là cái Sáng Dạ, con người Sáng Dạ là con người cân bằng Dương và Âm, có khỏe thể chất mới khỏe tinh thần. Sáng là Sửa Dáng mà nói lái thì là Sáng Dửa = Sáng Dạ, vì Dửa=Dạ (cũng như Lửa=Lả; con Rựa = con Rạ, là con dao chặt củi; cây Dừa nho viết là cây Dà 椰). ĐHÂD khuyên con người luôn rèn luyện thể chất và luôn tự học, thì sẽ đúng là con người Sáng Dạ (theo kết cấu Dương Âm như sự hình thành vũ trụ, Dương sinh trước, Âm sinh sau, thượng đế nặn ra Adam rồi mới lấy xương sườn mà làm ra Eva). Sáng là Dương nên con người có “Sáng Dương”= Sướng ( tự do tinh thần). Dạ là Âm nên con người có “Dạ Âm”= Dâm (tự do bản năng). Đã là con người thì ai cũng đòi tự do và chống lại mọi sự áp đặt. Thượng đế đã cho con người quyền tự do mưu cầu cuộc sống. Có cuộc sống thì mới có “Cuộc Sống”= Cống và “Hành Thiện”= Hiến, gọi là cống hiến. Văn Hiến = Vuông Hiến = Mảnh Hiến = Mình Hiến = Kinh Hiến, đúng là của dân Việt từ cách nay 5000 năm của nước Xích Qủi = nước Sáng Sáng của dân Sáng Choang. Mới đây khảo cổ học phát hiện chữ nho nguyên thủy khắc trên xẻng đá ở Quảng Tây của dân tộc Choang có niên đại cách nay 7000 năm. ĐHÂD Lạc Việt phát xạ rất mạnh, cũng giống như hoa văn trống đồng Đông Sơn, nó nhắc bạn rằng con người Ta luôn trong vận động, tức luôn “Sửa Dáng”= Sáng để sáng tạo ra bản thân mình cả về thể chất lẫn tinh thần (tư tưởng). Vì Sửa Dáng = Sáng Dạ (nói lái). Về vật thể thì Sáng và Dạ đều là những cái chứa. Sáng=Sàng, là cái Sáng=Sàng=Dạng=Giường. Cái “Bọc Chung”= Bụng chứa tất cả lục phủ ngũ tạng, sự chứa chung ấy là sự Chạ, nên Chạ=Dạ cũng là chỉ cái chứa, là từ Bụng Dạ, hay bụng mang dạ chửa. Sửa Dáng = Sáng Dạ lý giải tại sao từ xưa dân Việt là rất năng động. Chữ Nòng-Nọc (khoa đẩu tự - còn di tích trong vách nhà Khổng Tử) đã được người Việt thay bằng chữ vuông biểu ý ( chữ Nho, “Nho Ta”= Nhã, “văn hóa của người Nhã” – như Khổng Tử viết; nước Nhã Lang = nước Dạ Lang). “Quẻ Ly”= Qủi= Qúi. Chậu=Chủ=Chu=Châu=Chúa=Vua=Vương. Chữ Chu 周 có bổn nghĩa là “bao trùm tất cả” (từ ghép Chu Vi 周 围, Chu Đáo 周 到, Chẩn Châu 賑 周 nghĩa là phát “Cho Dân”= Chẩn 賑 tất cả không phân biệt ai; Phong Châu có nghĩa là Vùng của Chậu). Rồi chữ nho lại được người Việt năng động thay bằng chữ ký âm bằng chữ cái latin, để phương Đông xích lại gần phương Tây hơn (đúng logic của tiến trình Phân tích-Tổng hợp-Phân tích). Tính năng động của người Việt lý giải tại sao các vùng của dân hậu duệ dân “Sửa Dáng“ =Sáng=Choang=Láng=Lượng=Liêu=Chiếu=Chói…ven biển phương Nam là những nơi phát triển năng động nhất. Vì dân đó là hậu duệ của “Đồng Bào”=Đào=Đường (Đường Ngu)=Thường (Việt Thường)= Thoòng (thành ngữ “Một giọt máu Đào hơn ao nước lã”). “Thoòng Và” (Đường Thoại) là ngôn ngữ của người Hoa gốc Việt, người Thường (Việt Thường) từ cổ đại, vẫn được thế giới công nhận là một ngôn ngữ (Việt ngữ 粵 語), vẫn giữ nguyên ở khắp thế giới, đúng như Đất có Lề, Quê có Thói, Phong có Tục; Thoòng Và = Thường Na = Đường Nói = Đường Thói = Đường Thoại. Cổ đại Văn Lang đúng như chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi “bắc giáp Động Đình hồ, tây giáp Ba Thục. đông giáp Đông Hải, nam giáp Hồ Tôn”. Như câu Hồ Chí Minh viết: “Trải năm hơn bốn nghìn năm. Tổ Tiên rực rỡ, Anh Em thuận hòa. Hồng Bàng là Tổ nước Ta. Nước Ta lúc ấy gọi là Văn Lang”. Ánh sáng của Trời tức cái thông tuệ Trời ban đầy đủ cho nhân loại để nhân loại làm được vai trò Chủ Tể của muôn loài, là: Trời=Ngời=Nguyệt=Việt=Nhiệt=Nhật=Nhất=Dật 溢 = Dách (tiếng Việt Đông nghĩa là nhất)=Dương=Vương=Vua=Chúa=Chậu (tiếng Lào)=Chu 周(nghĩa là trọn vẹn tất cả, chu vi, chu đáo)=Chủ, là đầy đủ trí tuệ để làm chủ tể của muôn loài. Như vậy từ đôi Dương Việt hay Việt Dương đều chỉ có nghĩa gốc là Sáng Sáng, mà nói lướt thi “Việt Dương”= Vương, nên về sau, thời Hán nho gọi Vua là Minh Quân. Quân có từ nguyên là: Cả=Kẻ=Con=Can=Cán=Quan=Quân=Cu=Kô (tiếng Nhật đọc chữ Tử 子là Kô hay Kô-Đô-Mô)=Kị=Kỳ=Cụ=Tu (tiếng Tày)=Tủa (tiếng Hmông)=Tử 子= Tí 子= =Ta= “Tất Cả”= Ta. Vị trí thứ nhất trong thiên can là Tí 子. Ta là số Dách của muôn loài. Minh Quân là từ do Hán nho viết. Trước đó thời Việt viết bẳng chữ Nòng-Nọc (chữ ký âm, sau dịch ý con Nòng-Nọc thành con Khoa Đẩu nên gọi là Khoa Đẩu tự) là Cả Sáng hay Kẻ Sáng (có nghĩa là con người Sáng Dạ). Đó chính là Kẻ Minh = Đẻ Minh = Đế Minh, Người đẻ ra Kinh Dương Vương, là “vua của nước Sáng Sáng” (Kinh= “King”, tiếng Anh). Nước Sáng Sáng = nước Xích Qủi của dân Quẻ Ly (màu Đỏ, phương Nam theo Dịch học). “Quẻ Ly”=Qủi=Qúi=Cội=Căn=Mằn=Mân=Cần (tiếng Tày)=Dân, nên mới có câu “Dân là gốc” (căn), tức cội nguồn là ở đó. Vậy Qúi Châu có nghĩa gốc là “dân là tất cả”, khi xưa ở đó là nước Dạ Lang. Dịch Kinh 易 京 rõ ràng là của người Kinh 京, bổn nghĩa của nó là “Lý thuyết vận động (chữ Dịch 易) của người Kinh 京 - Việt”, viết đúng như cú pháp Việt. Dịch Kinh 易 京là của người Kinh 京thì Thi Kinh 詩 京 cũng là của người Kinh 京 – Việt. Câu đầu tiên trong bài thơ đầu tiên của Thi Kinh là “Quan quan thư cưu ” (mà nhiều Hán thư sau còn viết là “Cán cán thư cưu”, mà con chim trong bài thơ đó họ giải thích là “một loại chim thần thời cổ đại”). Thực ra từ ‘Quan quan thư cưu” chỉ là do thư lại người Hán đời sau dùng chữ nho có âm na ná để ký âm từ Việt là cụm từ “Con con Cù Cu”. Con Con là hai Con đứng sóng đôi với nhau, Cù-Cu là tên loài chim gáy gần gũi vườn nhà. Cù=Mụ (tiếng miền Trung chỉ vợ)=Mái, ký âm Cù bằng chữ Thư. Cu=Cộc=Chốc (nghĩa là nằm trên)=Chồng, ký âm Cu bằng chữ Cưu. Kết cấu vẫn đúng là Vợ Chồng ( theo tư duy Việt, mẫu hệ, Vợ đặt trước Chồng; theo Hán ngữ, phụ hệ, thì là kết cấu Phu Phụ tức Chồng Vợ). Đặt tên con chim là Cù-Cu thì cũng giống như đặt tên con Nòng-Nọc hoặc vô vàn tên động vật trong tiếng Việt đều đặt bằng từ dính (do đang nở dở dang từ QT Nở), như: Châu-Chấu, Niềng-Niễng, Cà-Cuống, Cà-Cưởng, Cồng-Cộc, Săn-Sắt, Se-Sẻ, Chiền- Chiện, Kền-Kên v. v. và v. v.
    2 likes
  2. DANH SÁCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CHỊ NTPT 1. Solosolo http://diendan.lyhoc...an-han-nam-sau/ 2. Nguyenthilien http://diendan.lyhoc...i-ntpt-xem-cho/ 3. Sơn Phong http://diendan.lyhoc...190#entry216190 4. huongque160189 http://diendan.lyhoc...ong-tinh-duyen/ 5. buiduc http://diendan.lyhoc...098#entry216098 6. mandark286 http://diendan.lyhoc...en-tuong-lai-a/ 7. Gau http://diendan.lyhoc...xem-giup-la-so/ 8. Hangthu6789 http://diendan.lyhoc...va-vai-nam-toi/ 9.Cúc Tần http://diendan.lyhoc...ve-chong-con-a/ 10. Bách Hồ http://diendan.lyhoc...589#entry216589 11. Lavender1983 http://diendan.lyhoc...g-tinh-duyen-a/ 12. Lãng Tử http://diendan.lyhoc...-dai-van-45-55/ 13. Thanhloan10690 http://diendan.lyhoc...a-tinh-duyen-a/ 14. Giodaumua12 http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 15. Copmap86 http://diendan.lyhoc...ghiem-ly-la-so/ 16. Tranghai8486 http://diendan.lyhoc...gia-dao-cua-em/ 17. Nguyễn Đình Trung http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 18.Cunyeu1991vn http://diendan.lyhoc...-va-tinh-duyen/ 19. Loananh http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 20.Huykhang http://diendan.lyhoc...ec-va-gia-dinh/ 21. Hoaithanh http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 22.Viethq22 http://diendan.lyhoc...nh-va-gia-dinh/ 23.Ngocthi90 http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 24.Phạm Huế http://diendan.lyhoc...ue/#entry217119 25.Mian==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...u-vi-cua-trang/ 26. Krist==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...-giup-em-voi-a/ 27. Hesubelu==> Chưa luận http://diendan.lyhoc...iup-em-la-so-a/ 28. Phuongvu276 http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/30711-kinh-nho-cac-bac-cao-nhan-xem-giup-cai-la-so-lan-dan-cua-chau-voi/ ============ PHÙ!!! CÁC CASE SAU QUÁNH SỐ THỨ TỰ VÔ CHO CHỊ NTPT DỄ COI NHÉ!
    1 like
  3. Mới đẻ, nuôi cho lớn khôn rồi xem gì thì xem! Mới đẻ chưa đầy tháng mà xem xem cái gì! Khóa tài khoản, 3 năm nữa mở lại rồi vào tư vấn tiếp!
    1 like
  4. “Mãng cầu xiêm chữa ung thư?”: Chưa có báo cáo thuyết phục TP - Theo các chuyên gia Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, nước ta chưa có nghiên cứu nào về tác dụng chữa bệnh của mãng cầu xiêm. Dù chưa có thừa nhận chính thức nào, mãng cầu xiêm vẫn được nhiều người coi là thứ trị được ung thư. Hoài nghi thần dược PGS.TS Phạm Duy Hiển, Hội Ung thư Việt Nam cho hay, ông rất hoài nghi hiệu quả chữa bệnh ung thư kỳ diệu của mãng cầu xiêm mà một số nguồn tin nước ngoài công bố. “Có tới 80-90% tân dược hiện nay được sản xuất từ các thành phần từ thiên nhiên”, TS Hiển – một trong những chuyên gia hàng đầu về ung thư ở Việt Nam, nói. “Tuy nhiên, tôi không thể tưởng tượng nổi một hoạt chất thiên nhiên lại có sức công phá tế bào ung thư đường ruột mạnh gấp 10.000 lần so với adriamycin, sản phẩm hóa trị liệu đang được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay”. Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong 40 năm hành nghề y dược học cổ truyền, ông chỉ biết mãng cầu xiêm là một loại quả phổ biến ở các tỉnh phía nam và được dùng thường xuyên, chủ yếu dưới dạng sinh tố. Nhưng ông chưa hề thấy thông tin tin cậy nào về việc mãng cầu xiêm có thể chữa ung thư. Nước ta cũng có các nghiên cứu dùng cây cỏ, trái cây để chữa ung thư như trinh nữ hoàng cung, xạ đen, thông đỏ. Dân gian cũng có kinh nghiệm dùng cây cỏ, trái cây để phòng ngừa và chữa trị ung thư. Nhưng tất cả đều còn rất hạn chế. “Có thông tin dân gian ở nước này, nước nọ dùng mãng cầu xiêm điều trị viêm tấy, phòng cao huyết áp, chữa đau nhức khớp, phát ban, mất ngủ. Việc này không liên quan đến khả năng chữa ung thư của mãng cầu xiêm”, Lương y Trung lý giải. Nếu cần thiết sẽ đề xuất nghiên cứu Theo TS Trần Huệ Oanh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo (KHCN&ĐT), Bộ Y tế, cơ quan bà thường xuyên nhận được thông tin phát hiện về cây, cỏ, động vật có tác dụng chữa bệnh. Sau đó, Bộ Y tế thường giao cho các đơn vị chuyên môn như Viện Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TP HCM, v.v..., khảo sát và xác định độ tin cậy của thông tin. Trường hợp cần thiết, Cục KHCN & ĐT sẽ tư vấn để lãnh đạo Bộ cho phép triển khai nghiên cứu hay không. “Mãng cầu xiêm là cây phổ biến ở Việt Nam và cũng có nhiều nghiên cứu về loài cây này”, TS Trần Huệ Oanh nói. “Tuy nhiên, về tác dụng chữa ung thư đặc hiệu, cần xem xét lại các kết quả nghiên cứu đã có để có hướng giải quyết tiếp theo. Phương châm chung là đảm bảo tính khả thi trong khai thác tối đa nguồn thuốc để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. GS.TSKH Trần Văn Sung, thành viên Hội đồng Khoa học ngành ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cho hay: “Tôi chưa thấy báo cáo nào trên thế giới có tính thuyết phục về khả năng mãng cầu xiêm chữa ung thư. Dù thế, tôi hoàn toàn ủng hộ việc tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của mãng cầu xiêm, sẵn sàng bỏ phiếu cho những ai dám tìm tòi và thẩm định thông tin”. Vẫn theo TS Sung, cách đây gần hai tháng, Hội đồng Khoa học ngành gồm 19 thành viên của Viện Hàn lâm KHCN VN , trong đó có ông, đã bác bỏ đề xuất một đề tài cấp Bộ liên quan đến mãng cầu xiêm. Một nhóm nhà khoa học đã đề xuất nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của mãng cầu xiêm trong điều trị chống ung thư. Đề xuất bị loại vì chưa hội đủ cơ sở khoa học cần thiết để đưa đề tài vào diện phê duyệt cấp Bộ. “Tốt nhất nên đề xuất ở cấp cơ sở trước”, GS.TSKH Trần Văn Sung – nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đề nghị. “Nếu kết quả bước đầu hứa hẹn, đăng ký nghiên cứu dưới dạng đề tài cấp Bộ cũng chưa muộn. Đi tìm thần dược chống ung thư là khát vọng hàng trăm năm nay của nhân loại chứ không riêng gì Việt Nam. Dành một vài năm thăm dò một vấn đề quá vĩ đại như thế này là sự cẩn thận không thừa”. Chuyên gia môi trường Trần Nguyễn Anh Thư, thành viên Mạng lưới Môi trường Việt Nam, cho rằng bài học có giá trị nhất hiện nay từ câu chuyện mãng cầu xiêm không phải là nó có thực sự chữa được ung thư hay không; thay vào đó, là cơ hội để thức tỉnh cách ứng xử tham lam và dại dột của con người với tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Quốc Dũng
    1 like
  5. Cung Phúc rất quan trọng trong lá số Tử Vi > Cung Phúc của cháu gập sao Thiên Tướng nằm ở vị trí hãm địa nên nửa đời đầu cháu không được toại nguyện, nủa đời sau nhất là về hậu vận cháu càng gập nhiều may mắn và toại nguyện. Năm nay cháu tuy gập nhiều bức xúc nhưng sẽ gập ý trung nhân. Nhanh thì cuối năm ( Tháng 11, 12 Âm ), chậm thì sang năm cháu sẽ có sự thay đổi , rất có thể được xuất ngoại. Cháu nên luôn luôn khấn Cụ Tổ 5 đời ( Vái vọng ) sẽ được phù hộ. Chúc cháu thành công.
    1 like
  6. Đây là một thí dụ:================ Bí ẩn tượng Ai Cập tự xoay trong bảo tàng (Dân trí) - Một bức tượng Ai Cập đã được nhìn thấy tự chuyển động bên trong gian trưng bày tại bảo tàng Manchester ở Anh đã khiến các chuyên gia không khỏi bối rối. Bức tượng thần Neb Sanu được đặt gần 3 bức tượng thấp hơn trong bảo tàng. Bức tượng thần Neb Sanu, cao 25m, có từ năm khoảng 1800 trước Công nguyên. Bức tượng được tìm thấy bên trong ngôi mộ của một xác ướp và đã được trưng bày tại bảo tàng Manchester ở Anh trong 80 năm. Tuy nhiên, chỉ tới gần đây, bức tượng mới được phát hiện tự di chuyển. Một đoạn video giám sát tua nhanh thời gian đã ghi được cảnh bức tượng tự xoay một cách bí ẩn trong gian trưng bày bằng kính. Bí ẩn hơn là bức tượng chỉ xoay vào ban ngày và dường như không xoay quá 180 độ. Sự dịch chuyển đó đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia, vốn cố gắng tìm lời giải cho hiện tượng này. Một số chuyên gia, trong đó có Giáo sư Brian Cox, giảng viên vật lý tại Đại học Manchester, cho rằng việc bức tượng tự xoay là do những rung động gây ra do các bước chân của du khách. Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại không đồng tính với quan điểm đó. Nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại Campbell Price tại Bảo tàng Manchester cho hay có gì đó tâm linh hơn - một lời nguyền Ai Cập. "Một ngày tôi nhận thấy nó dịch chuyển. Tôi nghĩ điều đó thật lạ vì tượng nằm trong tủ kính và tôi là người duy nhất có chìa khóa", nhà nghiên cứu Price nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Manchester Evening News. "Tôi đặt lại bức tượng và ngày hôm sau tôi lại thấy nó dịch chuyển. Chúng tôi đã đặt một camera giám sát và mặc dù mắt thường không nhìn thấy sự dịch chuyển nhưng các bạn có thể nhìn thấy điều đó rất rõ trong đoạn video tua nhanh", Price cho biết. "Bức tượng là vật được đặt kèm với xác ướp trong ngôi mộ. Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu xác ướp bị phá hủy thì bức tượng có thể là vật thay thế về linh hồn. Có thể đó là lý do khiến tượng dịch chuyển", Price nói. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng bí ẩn trên. "Vì sao nó lại chuyển động theo một vòng cung hoàn hảo như vậy? Sẽ rất tuyệt nếu ai đó có thể lý giải bí ẩn này", nhà nghiên cứu Price nói. Xem video: Chú ý pho tượng thứ 4 màu đen http://dantri.com.vn...tang-746499.htm
    1 like
  7. Tâm sự của Hoài Châu sao "lâm ly bi bét" quá! Hì. Đùa thế thôi! Tôi tôn trọng tất cả các cảm giác của con người. Kể cả cảm giác của một tỷ phú, nhưng keo kiết, khi ông ta ngẩn ngơ không biết mất đâu đồng 2cenl. Tôi sẵn sàng đi tìm đồng 2cent bị mất của ông ta, nếu vì thế mà ông ta vui. Chia sẻ với Hoài Châu một tý! Có thể nói rằng: Trong quá khứ thì tôi là một người chịu đựng tất cả những nỗi đau liên quan đến tình người - mà con người có thể nghĩ ra, tất nhiên mức độ khác nhau về định lượng - kể cả trong tiểu thuyết! Nhưng tôi vẫn sống đến bi wờ! Nhưng đấy cũng chỉ gọi là một mặt trong cuộc đời tôi. Mẹ tôi thời còn sống , bà thường nói: "Tất cả những người khi chết đều nhăn nhó. Riêng tôi muốn chết với một nụ cười".
    1 like
  8. Cậu này không biết là khoe mình có 9 chính tinh hãm hay sao mà đi đâu cũng rêu rao,bên tuvilyso còn lập topic Hội 9 chính tinh hãm nữa.Giả dụ 18 chính tinh hãm thì có lẽ phải lập forum hay trang web riêng
    1 like
  9. Cuộc đời mỗi người ngắn chẳng tày gang. Mỗi ngày tất bật với cuộc sống mưu sinh, mục đích cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền, tiền. Có lúc nào ngồi một mình ngẫm nghĩ rồi giật mình nhìn lại, hỏi rằng ta đang sống vì mục đích gì??? Có lý tưởng gì không! Rốt ráo rồi thì cũng chui xuống lỗ tất! Thôi kệ..! ” Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Tội gì tỉnhthức một mình ta…” – Tú Xương ...& "Đường thì vẫn tắc thế thôi Hàng thì vẫn đứng, vẫn ngồi chen nhau..." - ĐĐ4. Mọi sự tùy duyên bạn ah. Buồn & stress không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng đúng là mỗi người đều luôn cần phải cố gắng…Cố lên!!!
    1 like
  10. Bạn không lẻ loi đâu,vì nhiều người cũng chung cảnh với bạn mà. Riêng vụ chia tay vì tiền thì tớ cũng dính vài mối. HỌ yêu mình (chắc là thế) vaflaays người có học vị cao hơn,tiền nhiều hơn,cơ to hơn =)). Mình phải mạnh mẽ và gắng vươn lên, hoàn thiện mình trên cả phương diện hầu bao và tâm hồn bạn ạ. Sống trước hết là cho mình bạn nhé!
    1 like
  11. What can I do for you? Năm sau thì thấy trong gia đình có tang. Người bạn gái đã chuẩn bị lấy chồng đã có sẵn câu trả lời rồi, hỏi làm chi nữa?! Có mấy hàng này tình cờ đọc được “Cảnh khổ là nấc thang của bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, và là vực thẳm cho kẻ yếu đuối” Phần lớn chúng ta vì muốn được thường, lạc, ngã mà khổ. Như vậy khổ là do không thấy tính vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong các pháp vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta thì gọi là điên đảo tưởng. Các pháp do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ . Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng. Các pháp do vô minh ái dục hay do tham sân si tạo tác mà thành thì đều đưa đến sầu bi, khổ não. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn. Các pháp vốn tồn tại trong sự vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", đây là "tài sản của ta"... nên mới khổ. Viên Minh
    1 like
  12. @ Duyên: feed back lại kết quả quẻ của Duyên đã luận giúp mình. Quẻ đã ứng chuẩn xác, đám cưới đã suôn sẻ và đang rất vui vẻ, hạnh phúc. Cảm ơn Duyên rất nhiều
    1 like
  13. Không thấy có vấn đề về con cái, con cái chỉ thấy cứng đầu khó dạy, khi có thai thì đừng ăn trứng ngỗng nhiều quá. Tính lấy chồng rồi sao http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/eyelash.gif ? Không đến nỗi 2 đời chồng, đừng để cuộc sống vợ chồng bị ảnh hưởng do người chung quanh nói ra nói vào, prevent từ 2 phía. Ở riêng thì tốt. Công việc giảng dạy này nghĩ sẽ bền lâu, có thể sau này có bệnh về nghề nghiệp, viêm phổi hay viêm phế quản, nên tốt nhất lúc nào khi dạy cũng chuẩn bị tắc muối hay chanh muối mang theo người đừng uống quá ngọt quá mặn, giữ ấm cho cổ, tránh tiếp xúc nhiều bụi phấn.
    1 like
  14. Tử vi phương Tây! Zen 17/03/2011 Cũng như người phương Đông, người phương Tây họ cũng có cách dự đoán tương lai; số phận của mỗi con người, giống như việc bói toán rất phổ biến ở ta, gọi là "Horoscope" . Tuy vậy, tử vi phương Tây không bị lợi dụng một cách cực đoan như ở các nước phương Đông. Họ chỉ nhận những lời khuyên từ Horoscope như một sự tham khảo, chứ không biến nó thành "kim chỉ nam", thành "phương châm sống"... Theo Zodiac phương Tây, mỗi người sinh ra, dựa theo ngày tháng sinh, sẽ thuộc một cung hoàng đạo, ứng với một chòm sao (zodiacal constellation). Cụ thể như sau: Aries - Bạch Dương (21/3-19/4): Biểu tượng của Bạch dương là hình ảnh phá cách cái đầu của con cừu đực. Trong truyền thuyết Hy Lạp, Bạch dương là con cừu mang bộ lông vàng luôn bị nhà thám hiểm Jason săn đuổi trên con thuyền Argo. Tuy vậy, Bạch dương không bao giờ chịu để người ta tước đi bộ lông của mình. Cũng như truyền thuyết, người thuộc cung Bạch dương ít khi bỏ cuộc. Taurus - Kim Ngưu (20/4-20/5): Hình ảnh cách điệu cái đầu của con bò đực là biểu tượng của Kim ngưu. Trong xã hội tôn thờ các vị thần, bò đực được tôn vinh như biểu tượng của sự phì nhiêu. Sức mạnh và sự kiên định của bò đực giúp người thuộc cung này phát triển bền vững trong cuộc sống. Gemini - Song Tử (21/5-21/6): Biểu tượng của Song tử là 2 cậu bé sinh đôi đứng cạnh nhau. Cặp song sinh đó là Castor và Pollux, con trai của Leda và Swan (Zeus cải trang). Tính cách của cặp song sinh hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy người thuộc cung này dường như có 2 khuôn mặt đối lập. Cancer - Cự Giải (22/6-22/7): Biểu tượng của Cự giải là bộ càng cách điệu của con cua. Nữ thần Hera đã gửi con cua tới ngăn cản anh hùng Hercules giết rắn nước Hydra. Thay vào đó, Hercules đã giết con cua, và con vật đã được lên thiên đường. Sự hy sinh của con cua vẫn còn sống đến ngày nay, thể hiện ở tình thương yêu vô bờ bến của các người mẹ - ngự trị trong những người thuộc cung Cự giải. Leo - Sư Tử (23/7-22/8): Biểu tượng của cung này là cái đầu của con sư tử. Thử thách đầu tiên của Hercules là tiêu diệt sư tử Neman - con quái vật có lớp da dày đến nỗi không mũi tên nào xuyên thủng. Herucles đã dùng tay bóp chết con vật và linh hồn nó bay lên trời. Ngày nay, giống như bản chất, Sư tử là cung của sức mạnh, sự thông thái, và ý chí không dễ gì khuất phục. Virgo - Xử Nữ (23/8-22/9): Biểu tượng chữ M của Xử nữ là viết tắt của Mary - đức mẹ đồng trinh sinh ra chúa Jesus; hoạ tiết bên cạnh đại diện cho bó lúa. Người ta cho rằng bó lúa tượng trưng cho dấu tích còn sót lại của thời ngoại giáo trong giai đoạn hoàng kim của đạo thiên chúa giáo: sự kết hợp cái trong trắng bên trong với sự sung mãn của loài người - cả hai đều là tính cách của Xử nữ ngày nay. Libra - Thiên Bình (23/9-22/10): Biểu tượng của Thiên bình là chiếc cân đĩa cách điệu - tượng trưng cho chiếc cân của Astraea, nữ thần công lý thời La Mã. Người thuộc cung Thiên bình ngày nay có thể đưa ra những phán quyết chính xác và là nhà đàm phán tài ba khi nhìn rõ 2 mặt lợi hại của bất kỳ vấn đề nào. Scorpio - Bò Cạp /Thiên Ất/Thần Nông/ (23/10-21/11): Biểu tượng của Bò cạp là chữ M, viết tắt của Mars - vị thủ lĩnh truyền thống của bọ cạp, với cái đuôi tượng trưng cho ngòi độc. Thợ săn cổ đại Orion từng khoác lác rằng không có con quái vật nào đủ lớn để giết ông ta. Bọ cạp đã chứng minh rằng ông ta sai.người thuộc cung Bò cạp có thể phát huy sức mạnh trong các cuộc đấu và sử dụng nó để đương đầu với mọi thử thách. Sagittarius - Nhân Mã (22/11-21/12): Biểu tượng của Nhân Mã là mũi tên của cung thủ. Nhân Mã, ban đầu là quái vật đầu người mình ngựa hung dữ, đến từ truyền thuyết Sumeria. Tuy vậy, trong truyền thuyết thành Rome, nó lại trở thành một Chiron dịu dàng và đáng yêu. Vì vậy người thuộc cung này có thể rất vui đùa, nhưng cũng là đối thủ đáng gờm trong bất cứ cuộc xung đột nào. Capricorn - Nam Dương (22/12-19/1): Biểu tượng của Nam dương thể hiện cái đầu và đuôi của con dê. Theo truyền thuyết Hy Lạp, Nam dương là tên của vị anh hùng trong cuộc chiến Titans đã hoảng loạn và nhảy xuống dòng sông Nile, biến thành con vật nửa cá nửa dê. Ngày nay, Nam dương sử dụng sự khôn ngoan của vị anh hùng đó để vươn lên trong cuộc sống. Aquarius - Bảo Bình (20/1-18/2): Biểu tượng của Bảo bình đến từ chữ tượng hình Mu của Ai Cập cổ, có nghĩa là nước. Người Ai Cập cổ cũng có vị thần nước tên là Hapi, thường đổ nước xuống trái đất bằng 2 bình lớn. Ngày nay, những người thuộc cung Bảo bình truyền bá dòng chảy thông thái của mình đi toàn thế giới. Pisces - Song Ngư (19/2-20/3): Biểu tượng của Song ngư là cách điệu của 2 con cá. Truyền thuyết của cung này có từ thời Sumer, nhưng câu chuyện được biết đến nhiều nhất có từ thời Hy Lạp. Aphrodite và người con trai Eros đã bị con quái vật Typhon rượt đuổi. Họ thoát chết trong gang tấc khi nhảy xuống nước và biến thành cá. Người Song ngư ngày nay thường trốn mình trong những biển cả của trí tưởng tượng.
    1 like
  15. TƯ LIỆU THAM KHẢO Bài này trên trang web cuocsongviet - không phản ánh quan điểm của tôi về cội nguồn Lý học Đông phương. Nhưng có những tư liệu thuộc về tính ứng dụng có thể tham khảo, nên chúng tôi đưa vào đây để cùng quí vị và anh chị em quán xét. =========================================== BÀI 1: ĐỜI NGƯỜI MƯỜI HAI BẾN NƯỚC THÂN CƯ BẾN NÀO ? Nguồn Cuocsongviet.com.vn Khi nói đến Dịch Lý, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh thì hầu hết người Á Đông chúng ta ai cũng công nhận đó là những khoa học huyền bí rất có giá trị của người Trung Hoa từ hơn bốn ngàn năm về trước. Nói là có giá trị vì những khoa học này tuy gọi là huyền bí nhưng lại rất sát thực với cuộc sống hiện tại và giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong những sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy giúp cho chúng ta khi đang sống trên đời biết chọn lựa, điều chỉnh, sửa đổi cho tốt đẹp hơn căn nhà chúng ta đang ở, cơ sở thương mãi chúng ta đang điều hành, và khi chúng ta buông tay từ giã cõi đời thì cũng biết chọn lựa một nơi để yên giấc ngàn thu. Quan niệm này rất quan trọng đối với người xưa, vì đây không phải cho chính bản thân chúng ta nữa mà cho con cháu chúng ta sau này. Chẳng hạn, vua Gia Long khi còn tại vị, ngài đã đích thân chọn địa điểm để xây lăng cho mình, bởi vậy, những triều vua về sau, tuy không có mấy ai tài giỏi như vua Gia Long, lại thêm lịch sử đã có nhiều biến chuyển, nhưng nhà Nguyễn vẫn kéo dài được hơn 150 năm. Khoa Tướng Mệnh giúp chúng ta biết người, biết ta trong vấn đề dùng người, kết bạn hoặc trong những việc giao dịch hằng ngày rất dễ dàng, chỉ qua một cái bắt tay nhau, đối diện nhau trong vài giây phút hoặc trao đổi với nhau vài câu chuyện mà có thể tránh được cái ân hận “lầm người” như chúng ta thường thấy. Còn thâm sâu hơn, như khoa Tử Vi Đẩu Số cũng giúp cho chúng ta biết mình, biết người một cách tường tận từ những chi tiết nhỏ nhặt cho đến tổng quát cả một đời người... Những khoa học huyền bí nêu trên tuy có đối tượng khác nhau, nhưng mục đích giống nhau, ví dụ, đối tượng của khoa Phong Thủy là nơi chúng ta ở, lúc sống là nhà, là cơ sở làm ăn, lúc chết là mộ phần, còn đối tượng của khoa Tử Vi Đẩu Số là con người, và cuộc đời của chúng ta, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Còn điểm tương đồng là những lãnh vực mà các khoa này diễn đạt và chi phối trong cuộc sống hằng ngày của một đời người. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy chia căn nhà của chúng ta ra làm 8 cung, mỗi cung là biểu tượng một lãnh vực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, đó là các cung Quan Lộc, cung Học Vấn, cung Gia Đạo, cung Tài Lộc, cung Địa Vị, cung Tình Duyên, cung Tử Tức và cung Quý Nhân, mỗi cung là mỗi hướng của căn nhà. Khoa Tử Vi cũng diễn đạt đời người qua 12 cung, cung Mệnh, cung Phụ Mẫu, cung Phúc Đức, cung Điền Trạch, cung Quan Lộc, cung Nô Bộc, cung Thiên Di, cung Tật Ách, cung Tài Lộc, cung Tử Tức, Cung Phu Thê, và cung Huynh Đệ. Trong ba bộ môn, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh, thì Tử Vi là khoa nặng về thiên mệnh hơn cả. Khi nghiên cứu về khoa Tử Vi Đẩu Số, chúng ta sẽ thấy rằng, một người sinh ra đời vào giờ nào, tháng nào và năm nào thì cuộc đời của người này đã được an bài từ giây phút đó. Bởi vậy, chúng ta có thể nói, đời người mười hai bến nước, Thân cư bến nào thì cuộc đời của mình sẽ có sắc thái của bến mà thuyền đời mình đã buông neo. Khi nói khoa Tử Vi chia cuộc sống của một người thành 12 lãnh vực là chúng ta chưa diễn đạt rõ trong 12 lãnh vực này thì lãnh vực nào sẽ nỗi bật nhất trong cuộc đời của người ấy? Khoa Tử Vi diễn đạt điều này bằng cung thứ mười ba, đó là cung Thân. Cung Thân không có một vị trí nhất định trong Thiên Bàn của lá số như 12 cung đã nêu trên, mà vị trí của cung Thân tùy thuộc vào giờ sinh của mỗi người và cung Thân chỉ đóng vào 1 trong 6 cung chính yếu là cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Lộc, cung Thiên Di và cung Phu Thê mà thôi. Điều này phản ảnh một nhân sinh quan hợp lý của xã hội phong kiến: cuộc đời một người lúc sinh ra đã bị chi phối bởi số mệnh của mình (Thân cư Mệnh hay còn gọi là Thân Mệnh đồng cung), khi ra đời thì bị chi phối bởi xã hội (Thân cư Thiên Di), bởi công danh sự nghiệp (Thân cư Quan Lộc hay Thân cư Tài Lộc), bởi vợ chồng (Thân cư Phu Thê) và bởi phúc đức của chính mình tạo ra hoặc thừa hưởng của ông bà cha mẹ (Thân cư Phúc Đức), chứ không bị chi phối bởi con cái (Tử Tức), anh chị em (Huynh Đệ) hoặc bạn bè hay người ăn người làm của mình (Nô Bộc)... Khoa Tử Vi Đẩu Số cũng cho rằng, trong 13 cung của một lá số thì cung Mệnh và cung Thân là hai cung quan trọng nhất. Cung Mệnh nói lên nét tổng quát cả cuộc đời của người đó và nhấn mạnh giai đoạn khởi đầu của cuộc đời gọi là tiền vận, tức là từ lúc sinh ra cho đến đoạn đời trong khoảng 30 đến 36 tuổi và cung Thân là bức tranh của đoạn đời còn lại hay còn gọi là hậu vận. Bởi sự quan trọng của cung Thân như vậy, cho nên một nguyên tắc căn bản của khoa Tử Vi là: “Thân cư cung nào thì cung đó sẽ là lãnh vực sinh hoạt chính yếu trong cuộc đời của người đó”. Như chúng ta đã nói ở trên, Thân chỉ ở vào 1 trong 6 cung chính và Thân an theo giờ sinh, cho nên những người sinh vào giờ Tý hay giờ Ngọ thì Thân đóng ở cung Mệnh, gọi là Thân cư Mệnh, hay Thân Mệnh đồng cung, những người sinh vào giờ Sửu hay giờ Mùi thì Thân cư Phúc Đức, những người sinh vào giờ Dần hay giờ Thân thì Thân cư Quan Lộc, những người sinh vào giờ Mão hay giờ Dậu thì Thân cư Thiên Di, những người sinh vào giờ Thìn hay giờ Tuất thì Thân cư Tài Lộc và những người sinh vào giờ Tỵ hay giờ Hợi thì Thân cư Phu Thê. Từ ý nghĩa căn bản đó của khoa Tử Vi, khi biết một người sinh vào giờ nào, chúng ta có thể phác họa được một nét tổng quát về cuộc đời của người này sẽ như thế nào, và đó chính là một trong những sự kỳ diệu của khoa Tử Vi Đẩu Số, một trong những khoa học huyền bí của người Trung Hoa đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Và kỳ sau, chúng ta sẽ nói về những nét đặc điểm và ý nghĩa về cuộc đời của những người có số Thân cư Mệnh, hay còn gọi là mẫu người Thân Mệnh Đồng Cung, tức là những người sinh vào giờ Tí, giờ theo đồng hồ là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, hay những người sinh vào giờ Ngọ, từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
    1 like
  16. Bấy lâu không vào được diễn đàn để trả lời câu hỏi nhắn tin của cháu ; theo tôi thấy cả 2 lá số đều không có sự truyền tinh như cháu nói , lá số của ntpt lấy cho người vợ chính xác hơn vì năm nay thể hiện người nầy có tang mẹ ; năm nay vợ chồng chia tay là do vận số đã đến ,lá số của cô kia mệnh có không -hồng ít ra cũng phải có đôi 3 đời chồng rồi mới ổn định cuộc sống ;thiên di có riêu- hỹ ,người nầy khi đi ra ngoài dể nhạy cảm với người khác phái hay ngược lại cũng dể cho người khác lưu luyến / thuyền kia chắc đã có bến đỗ ,cháu cũng nên tìm đò khác để mà quá giang ,năm 2012 sẽ có cơ hội rồi mọi chuyện cũng sẽ qua nhanh ,cũng như tính của cháu dể bị lụy nhưng cũng cũng sẽ dể quên .
    1 like