• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/06/2013 in all areas

  1. Câu chuyện thế này: Tôi đang trên đường đến một tỉnh lẽ để xem phong thủy cho thân chủ, kiếm sống qua ngày. Được QTV10 cho biết có một bài báo của ông An Chi nói xấu về chữ Việt cổ của bác Xuyền. Mặc dù tôi chưa xem ông ta viết cái gì, nhưng vì nắm chắc chân lý thuộc về bác Xuyền, nên tôi trả lời QTV10 rằng: Cứ post lên diễn đàn, tôi thừa khả năng chỉ ra cái sai của ông ta. Tôi thi dụ cho QTV10 một câu chuyện như thế này: Một thám tử điều tra đã biết chắc bản chất thật của một con người thì dù cho người ta có nói xấu , nói tốt về người ấy , vị thám tử cũng không thể làm thay đổi những gì mình biết về con người đó. Tương tự như vậy, chưa cần biết ông An Chi nói gì, tôi cũng sẽ vạch ra cái sai của ông ta, nếu ông ta phản đối chữ Việt cổ. Bây giờ về đến nhà nghỉ, vào mạng xem bài viết của ông An Chi và mấy cái câu hỏi mới thấy bản chất thật của bài viết này. Tôi tạm thời chưa có ý kiến gì, vì ông ta chưa viết xong. Biết đâu "bên trong còn lắm điều hay". Bài sau của ông An Chi mới chứng tỏ "chình độ" thật của ông ta. Tôi đợi ông ta viết tiếp rồi chỉ ra cái sai của ông ta luôn thể. Vào năm 1997 có một người hỏi ông An Chi trên KTNN, như sau: Nguyên có người mua được một con voi đồng, dưới đế có khắc hàng chữ: "Đại Tuyên niên - Minh Đức chế". Người này hỏi ông An Chi đó là thời vua nào trong lịch sử. Ông An Chi đã trả lời người này: Chẳng có thời nào là thời Đại Tuyên cả. Cũng chẳng có vua nào là vua Minh Đức - cả bên ta lẫn bên Tàu. Thấy câu chuyện hay hay, tôi bảo thằng con tôi - Nguyễn Vũ Tuấn Anh thật - gửi thư đến tòa soan báo KTNN như sau: Cháu đang học lớp 7, tuy không biết gì về chữ Hán . Nhưng ngày xưa nhà ông nội cháu có một cái đĩa cổ có ghi hàng chữ tương tự như trên. Và ông cháu bào đọc chữ Hán phải đọc từ trên xuống và từ trái sang phải. Vậy hàng chữ trên phải đọc là: Đại Minh - Tuyên Đức niên chế. Tức là con voi này làm vào thời Tuyên Đức nhà Minh. Tương đương nửa đầu thế kỷ XV ở Việt Nam. Chữ Hán là thứ chữ mà ông An Chi tự cho rằng mình là người thông thạo ,mà chẳng có đủ tinh tế để nhận biết, tư vấn sai. Cho nên tôi khuyên ông ít nói vê chữ Khoa Đẩu thôi. Bài viết trên của ông có vẻ phủ nhận bác Xuyền một cách áp đặt và không có luận chứng phản biện. Chí ít ông cũng phải chỉ ra ông Xuyền sai ở chỗ nào chứ nhỉ? À mà này! Chuyện "pha học" thì phải sèng phẻng. Đừng thấy tôi phản biện mà truy sát đấy nhé!
    2 likes
  2. Thực hư vụ chữ sai trên bức hoành phi ở Đền Hùng Những ngày này, tâm thức của mọi người con đất Việt đang đau đáu hướng về Đất Tổ, về ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba, với lòng thành kính khôn nguôi tưởng nhớ cội nguồn dân tộc. Những chuyến hành hương về Đền Hùng (Phú Thọ) luôn là dịp để mỗi người con dân nước Việt bày tỏ lòng thành kính, khơi dậy những tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào dân tộc. Tuy nhiên, với bác Trần Văn Sinh, 73 tuổi, thành viên lớp thư pháp Chùa Hoằng Ân (Quảng Bá, Hà Nội), chuyến về nguồn của bác hôm đầu tháng 3 Dương lịch đã để lại những cảm xúc kém vui vì lỗi Hán tự không đáng có trên bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” ở Đền Trung, trong quần thể di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Bức hoành phi ở Đền Trung, được đọc từ phải qua là “Triệu Tổ Nam Bang”. Chữ “Tổ” được khoanh tròn, nét thừa có mũi tên (Ảnh: Chụp ngày 13/3/2013, do ông Sinh cung cấp) “Viết sai vậy là bất thành văn” Theo chia sẻ của bác Sinh, bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” ở nhà Đại Bái đền Trung, nhìn từ ngoài vào thì nằm bên tay trái. Chữ “Tổ” thừa một nét. Chữ đúng thì chỉ có nét phẩy ở dưới, hoàn toàn ko có nét phẩy ở trên như bức ảnh trên đây. Nếu chỉ cần thêm một nét thì chữ sai hoàn toàn. “Ở Đền Trung, chữ Tổ thừa nét là thành sai. Không thể nói theo cách khác được. Người nào treo lên thì phải có trách nhiệm bởi đây là tổ của đất nước, sai một cái nhỏ nhất cũng không được, thay đổi một cái nhỏ nhất thôi cũng phải nâng lên đặt xuống, mời các nhà khoa học, chuyên môn đến xem xét, phân tích kỹ lưỡng. Thực tế, chúng ta không thiếu các nhà chuyên môn. Viết sai như vậy là bất thành văn, vô cùng nguy hiểm,” bác Sinh phân tích. Ông Sinh trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+ (Ảnh: Trần Long/Vietnam+) Chân thư đòi hỏi nghiêm cẩn Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bác Sinh nhấn mạnh: Chúng ta viết tiếng Hán nhưng chúng ta có cách đọc của người Việt Nam. Tổ tiên ta từ năm 1010 đã có “Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn, năm 1076 có bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”,… Ở Việt Nam, chúng ta tự hào có 3 thứ ngôn ngữ. Thể tự ngôn ngữ của Việt Nam nằm trên thế chân vạc gồm: Hán-Việt, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Cũng theo bác Sinh, toàn bộ các bức hoành phi ở Đền Hùng từ xưa hoàn toàn là chữ Hán hết, và được viết theo lối “Chân thư,” tức là đòi hỏi sự chân thực, nghiêm cẩn cao độ. “Đền Hùng là quốc tổ, ông tổ của mọi thứ thì không được phép mảy may sơ suất. Cả dân tộc, đất nước nhìn vào đó. Có rất nhiều học giả từ các nước sang thăm Đền Hùng, vậy họ sẽ nghĩ gì khi thấy nơi thờ quốc tổ lại sai như thế? Viết thiếu nét hay thừa nét thì chữ đó sai, không có trong văn tự nữa, nó không có ý nghĩa gì cả. Đó là ‘bất thành văn’. Nghĩa và âm hoàn toàn sai,” bác Sinh bộc bạch. Để xác minh vấn đề, trong ngày 16/3, nhóm phóng viên Vietnam+ đã có chuyến tìm hiểu thực tế tại Đền Hùng, Phú Thọ. Sau khi chụp lại ảnh bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang” với chữ Tổ bị thừa nét ở Đền Trung, Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Ban quản lý di tích Đền Hùng. Ông Sinh trong chuyến trở lại Đền Hùng ngày 16/3 (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+) Ông Triệu Ngọc Bảo, Thủ từ giữ Đền Trung cho biết: “Tôi được nhận làm ông Từ từ ngày 31/12/2012 đến nay. Theo quy chế, mỗi người chỉ phục vụ một năm, mỗi người chỉ được làm một lần. Chúng tôi thì không biết chữ Hán, nhưng từ cha ông truyền lại, ở Đền Trung có 3 bức hoành phi là Hùng Vương Tổ Miếu, Hùng Vương Linh Tích và Triệu Tổ Nam Bang. Tất cả hoành phi và đồ thờ đều do ban quản lý di tích làm, tôi mới lên đây nên không biết.” Bức hoành phi “Triệu Tổ Nam Bang do PV Vietnam+ chụp ngày 16/3 vẫn còn lỗi thừa nét như bức ảnh do ông Sinh cung cấp (Ảnh: Phương Mai/Vietnam+) Tôn trọng nguyên bản? Khi được hỏi quan điểm của Ban quản lý di tích về vấn đề này, bà Tạ Thị Kim Nhung, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích Đền Hùng phụ trách mảng bảo tồn, trả lời: “Những bức hoành phi này là những bức hoành phi cổ, từ ngày xưa, theo văn bia có nói ở thời nhà Nguyễn đã có sửa các bức hoành phi ở Đền Trung. Năm 2009 bắt đầu tu sửa Đền Trung và hoàn thành vào năm 2010. Ban quản lý khu di tích đã tôn trọng hoành phi của các bậc tiền nhân và đem sơn thếp lại, chứ còn về chữ thì anh em không có sửa chữa gì cả. Về chữ Hán, chúng tôi là thế hệ hậu sinh, nên am hiểu chưa được sâu sắc. Trước khi tu sửa Đền Trung, đã có nhờ Hội đồng khoa học Viện Hán Nôm xem xét thẩm định và đã báo cáo Hội đồng khoa học của Bộ Văn hóa.” Bà Nhung cũng rất thẳng thắn: “Khu di tích Đền Hùng là nơi thờ tự tổ tiên chung của cả nước, nên việc quan tâm, chăm lo đến Đền Hùng là trách nhiệm của tất cả con dân đất Việt, vì tất cả đều hướng về cội nguồn, với mong muốn khu di tích ngày càng đẹp và khang trang hơn. Những ý kiến đóng góp này, chúng tôi xin ghi nhận để tiếp tục nghiên cứu và sẽ nhờ các nhà khoa học, nhà chuyên môn trong lĩnh vực Hán Nôm giúp đỡ, thẩm định”. Về các quy trình tu bổ, sửa chữa tại Đền Hùng, ông Lưu Quang Huy, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích phụ trách mảng xây dựng và tu bổ, giải thích: “Cái cũ (hoành phi) do đời xưa để lại, mình đã tôn trọng, giữ nguyên không thay đổi. Nhưng về quy trình thực hiện làm hoành phi mới, đã có cơ quan tư vấn thông qua, chủ đầu tư mang qua Bộ Văn hóa-Thông tin-Thể thao và Du lịch thẩm định toàn bộ. "Bộ Văn hóa có lấy ý kiến của Hội đồng Khoa học của Bộ, để tìm hiểu sai hay đúng rồi tiếp tục chỉnh sửa. Cơ quan đầu tư tiếp tục gửi sang Viện Hán Nôm, nhờ bên đó thẩm định toàn bộ bộ chữ. "Sau khi thẩm định xong, bên đó (Viện Hán Nôm) làm cỡ chữ và đóng dấu xác nhận từng chữ một và sau đó mang đi triển khai thực hiện, cho đục. Đục xong lại nhờ các anh Viện Hán Nôm lên thẩm định xem có sai sót gì không. Đó là tất cả quy trình làm mới. Khu di tích luôn tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bà con, du khách về Đền Hùng.” Anh Huy cũng cho biết, trước khi sửa chữa Đền Trung, toàn bộ các hoành phi cũ được dỡ xuống, niêm phong cẩn thận, rồi chuyển cho các đơn vị tổ chức thi công sơn son thếp vàng. Trước khi treo hoành phi mới lên, Ban Quản lý di tích lại mời các nhà chuyên môn đến thẩm định xem quá trình thi công có làm mất nét (hoành phi cũ) hay không./.
    1 like