• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 13/06/2013 in Bài viết

  1. Video Bể Cá Dưới Gầm cầu thang Tránh âm khí bế http-~~-//www.youtube.com/watch?v=JCnCwhvARkw
    2 likes
  2. Tôi trả lời tiếp hai câu hỏi của Thích Đủ Thứ: 1/ Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của ngành Phong thủy học. Do đó về căn bản không có sự khác biệt các phương pháo ứng dụng - còn gọi là những chiêu thức . Sự khác biệt duy nhất chính là khi ứng dụng các mô hình biểu kiến, như: Bát Quái, Cửu cung...vv.....thì nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt thay thế cho Lạc Thư phối hậu thiên văn Vương. Chỉ có vậy thôi. Nhưng chính vì sự thay đổi nguyên lý căn để đó, mà Phong thủy Lạc Việt phục hồi một cách hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học với toàn bộ hệ thống phương pháp luận trong ngành phong thủy. Nó có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng của tất cả những di sản liên quan đến phong thủy của tất cả các nước Đông phương có lưu truyền ngành này. Kể cả Nhật Bản. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Nếu người Nhật ứng dụng được và có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận Phong thủy Lạc Việt thì nó sẽ được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Còn nếu phương pháp của người Nhật nó thuộc về kỹ thuật xây bể cá thì nó thuộc về ngành kiến trúc, xây dựng. 2/ Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả. Sau thời Hai Bà Trưng là gần 1000 năm đô hộ của Hán tộc - gọi là Bắc thuộc lần thứ II. Do đó, nếu đòi hỏi có sách sử Việt nào ghi lại không thì có thể nói luôn là không có. Người Do Thái sau 2000 năm ly tán cũng không thể còn một cuốn sử nào, ngoại trừ truyền thuyết, hoặc dã sử. Bởi vậy, tổ tiên ta cũng phải lưu truyền cho con cháu bằng những truyền thuyết và dã sử, hoặc chúng ta tìm lại dấu ấn của cổ sử Việt qua các sách vở của các nước gần gũi liên quan, Chữ Hùng có xuất xứ từ chòm sao Đại Hùng tinh là hoàn toàn chính xác. Tôi có nói điều này trong sách đã xuất bản. Đó chính là một trong ba chòm sao Thiên Cực Bắc của trái Đất. Vũ Tiên, Đại Hùng tinh và Thiên Lang. Kinh Dương Vương với tằng tổ mẫu của Việt Tộc là Vũ Tiên. Hùng Vương chính là lấy biểu tượng của chòm Đại Hùng Tinh. Quan Lang con của vua Hùng chính là chòm Thiên Lang. Mỗi một chòm sau Thiên Cực Bắc này cai quản bầu trời hơn 6000 năm. Bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ chòm sao Bắc Đầu - Đại Hùng tinh quản.
    2 likes
  3. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cá nhân tôi đã thay đổi nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - thay thế cho "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Từ sự thay đổi nguyên lý căn để này, tôi đã hiệu chỉnh, hệ thống hóa và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành là một học thuyết hoàn toàn khoa học - căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng của tri thức khoa học hiện đại. Thuyết Âm dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực: Từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội, cuộc sống và cho đến từng hành vi của con người có khả năng tiên tri. Đó là các bộ môn dự báo cho mọi lĩnh vực, Đông y...trong đó có kiến trúc xây dựng - mà chúng ta quen gọi là phong thủy. Sự phổ biến của các phương pháp ứng dụng bao trùm lên tất cả cuộc sống xã hội Đông phương từ hàng thiên niên kỷ. Trong từ mỗi căn nhà, góc đình, phố chợ...gần như ngay cả những bà buôn thúng bán mẹt cũng có thể biết "Thìn , Tuất, Sửu, Mùi, tứ hành xung", sinh năm nào thì mạng gì..vv... cho đến một ông lang, hoặc thày bói trung bình cũng có thể kể vanh vách về lịch sử kinh Dịch, ý nghĩa của các quẻ, sự ứng dụng của kinh mạch và các huyệt đạo...vv...Nhưng tất cả những kiến thức đó và tất cả những bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phản ánh bản chất của học thuyết này, khi nó bao trùm lên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ : "Thái cực sinh lưỡng nghi..." cho đến từng hành vi con người - với những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên ký - tạo nên giá trị tự thân của nó, để tồn tại một cách khách quan, vượt thời gian trải hàng thiên nên kỷ cho đến ngày hôm nay - Với thực tế đó, đã chứng tỏ học thuyết này phải là sự tổng hợp của những trí thức vô cùng đồ sộ, mà nhân loại của nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được và hệ thống hóa trở thành một học thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực. Tri thức khoa học hiện đại - niềm tự hào của nền văn minh hiện đại - chưa hề có một lý thuyết nào có khả năng như vậy, cho dù, đã có thể sử dụng tất cả những tri thức vật lý, toán học...vv... để có thể đưa con người lên sao Hỏa. Nhưng đó chỉ là sự tổng hợp nhưng tri thức rất cục bộ và ứng dụng riêng lẻ - so với hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực. Nếu như chúng ta chỉ cần xét một trong nhiều bộ môn ứng dụng của học thuyết này, và nghiên cứu theo định hướng đi tìm bản chất đích thực của toàn bộ hệ thống học thuyết - là cơ sở phương pháp luận của hệ thống ứng dụng đó - thì cũng đủ nhận thấy một hệ thống tri thức rất bao la, kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong bài viết này, tôi cố gắng mô tả một bộ môn ứng dụng rất phổ biến của thuyết Âm Dương ngũ hành, đó là ngành Phong Thủy của nền văn minh Đông phương - Nhân danh nền văn hiến Việt với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, một cách rất cụ thể là kiến trúc ngay trong căn nhà của tôi. Danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, không phải là một trường phái mới trong phong thủy. Mà đó là sự xác định cội nguồn lịch sử của ngành học này trong văn minh Đông phương. Nó là kết quả của sự hiệu chính có tính học thuật, từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và ứng dung thay thế cho nguyên lý "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" - trong tất cả mọi lĩnh vực của học thuyết này và cụ thể trong Phong Thủy Lạc Việt. Chính sự hiệu chính này, đã xác định cội nguồn của ngành Phong thủy và hệ thống hóa toàn bộ những tri thức rời rạc, mâu thuẫn của bộ môn này - được miêu tả trong cổ thư chữ Hán, quen gọi là trường phái, còn lưu truyền trong nền văn minh Đông phương, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - trở thành một ngành nghiên cứu có tính hệ thống,nhất quán và hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan trong việc lý giải tất cả mọi hiện tương liên quan đến nó với khả năng tiên tri. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và nhân danh khoa học. Đến đây, tôi cũng xin được lưu ý rằng: Sự hiệu chính nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành và ứng dụng trong hệ thống phương pháp luận của ngành Phong thủy mang tính lý thuyết. Nó chỉ có tác dụng hiệu chỉnh rất cục bộ khi có sự sai lệch giữa hai nguyên lý ứng dụng. Nó không phải là sự phủ định những gía ứng dụng của ngành này. Những tuyệt chiêu bí truyền và những pho sách ứng dụng có giá trị của các cao thủ phong thủy vẫn là những vấn đề chúng tôi cần học hỏi và tham khảo. Tuy nhiên, sự hiệu chính này xác định tính khoa học về mặt lý thuyết của bộ môn này. Và nó chỉ xác định tính khoa học với Phong thủy Lạc Việt vì sự phủ hợp với tiêu chí khoa học của nó. Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Trước đây, chỉ hơn nửa thế kỳ, có thể nói rằng: tất cả các bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đều bị coi là "mê tín dị đoan". Yếu tố căn bản để có sự nhìn nhận sai lệch này chính vì cả một hệ thống lý thuyết liên quan đến hệ thống phương pháp luận trong các bộ môn ứng dụng đã thất truyền, nên nó trở nên mơ hồ và người ta không thể giải thích được mối liên hệ hợp lý của nó giữa những nền tảng lý thuyết là cơ sở tạo ra hệ thống phương pháp luận trong ứng dung. Nhưng khi tri thức khoa học hiện đại càng phát triển, thì sự nhìn nhận các bộ môn ứng dụng của nền văn minh Đông phương đã được xem xét lại. TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô và chứng minh "Phong thủy là một ngành khoa học". Nhưng cuộc hội thảo này, chúng tôi chỉ dừng lại ở sự so sánh những tiêu chí khoa học với một hệ thống những nguyên lý lý thuyết ứng dụng trong bộ môn này. Và chúng tôi chưa có sự thuyết trình sâu về nội dung của nó. Bài viết này như là một sự bổ sung phần nào cho khoảng trống của cuộc hội thảo nói trên. Người viết bài này, hy vong qua nội dung của nó, sẽ xác định những gía trị đích thực của ngành phong thủy, tính khoa học và cội nguồn lịch sử của nó - thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử. Hiện nay, rất nhiều người hiểu sai về bản chất của ngành học này. Họ gán ghép tất cả mọi thứ ăn theo phong thủy: Sim số cũng theo phong thủy, biển số xe, cũng theo phong thủy, đặt tên con cái, bảng hiệu cũng theo phong thủy....vv.....Thậm chí gần đây, bùa chú cũng được gán vào môn phong thủy. Thực ra , tất cả những hiện tượng đó, không liên quan gì đến những gía trị đích thực của ngành Phong Thủy học Đông phương. Nó cũng giống như ngành cơ khí chế tạo có thể làm ra những dụng cụ y học, nhưng nó không liến quan gì đến ngành y vậy. Tất cả những gì mà tôi đã trình bày là nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến. Và để có sự liền mạch có tính hệ thống. Trong bài viết này, tôi sẽ lặp lại một cách tóm tắt nội dung của một số bài viết đã trình bày trong sách và các bài viết khác trên diễn đàn - liên quan đế Hà Đồ, Lạc thư và các nguyên lý khác của Phong Thủy - để quí vị và anh chị em quan tâm nhưng không có chuyên môn sâu về Lý học có thể đối chiếu, so sánh. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Còn tiếp. .
    1 like
  4. Nhân ngày Tết mùng 5 tháng 5, Phoenix chép lại bài viết về chủ đề này đã được đăng trên Vietlyso. Chú Thiên Sứ vẫn còn nợ Phoenix một câu giải mã: Vì sao lại có câu "Len lét (nen nét) như rắn mùng năm". :-D Mời các ACE xem bài giải mã: "LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ (5 Tháng 5 Âm Lịch) Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: 1)Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công Tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi vinh quang ông khinh bỉ đám cận thần của vua; ông ko nhận quan tước. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi; bèn ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này và dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. 2)Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở; tương truyền; ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ; thể hiện tâm trạng buồn về đất nước suy vong. Can vua không được; ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông; cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Nhưng trong văn hoá Việt: Ngày mùng 5 tháng năm là ngày giỗ quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang” Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Mẹ và 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu lý số Đông Phương chắc chúng ta đều biết đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được các cổ thư chữ Hán miêu tả như sau: *------*------*------*------* ---------------0 --------0------0------0 ---------------0 *------*------*------*------* Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/Rồng biểu tượng của Vương Quyên chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ. Ngày là con của tháng thuộc Âm; nên chọn ngày mùng 10; đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Cũng trên nguyên lý Âm là sự hiện hữu; lại là ngày giỗ Mẹ Âu Cơ. Nên ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Ngày cực Âm; tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên; dân chúng ăn đồ nguội. Ngay trong Đông Y; ngày cực âm 5/5 cũng được chọn để hái thuốc trị một số bệnh nhất định. Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong nước Việt Nam; tuy ko lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người biết đến. Trong bài báo: “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16; ngày 22 tháng 6 năm 2004; đưa tin: “Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá; nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Đúng là văn hoá không thể là bánh mì! Bởi thế; Thiên Sứ tôi tường bài này với hy vọng những người có trách nhiệm với di sản văn hoá của nhân loại hãy thận trọng khi quyết định về cội nguồn của một giá trị văn hoá truyền thống. Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị! THIÊN SỨ"
    1 like
  5. Hậu duệ Lạc Việt: Người Lê ở Hải Nam(P1) http://www.youtube.c...h?v=SU0ouFRO8Ds
    1 like
  6. Mình mới tìm được thêm bài này, bạn nguyen doan tham khảo xem ================================================= Chữa chứng ra mồ hôi tay Theo Y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: Tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh... Lá lốt. Những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh). Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi, toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi). Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi. Một số cách chữa tình trạng này theo y học cổ truyền như sau: Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra có thể ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một bát nước sôi, ba bát nước lạnh và một thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mười phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh. Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4 cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân. Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Lương y Trần Duy (SK&ĐS)
    1 like
  7. Phong thủy xem bằng hình tg Trần Di Khôi Soạn lại hình ảnh: Thiên Đồng TƯỜNG NHÀ VĂN PHÒNG KỴ LÒI LÕM Mặt tiền các tòa nhà làm văn phòng tốt nhất là để bằng phẳng, nếu có muốn thiết kế tạo hình cho đẹp thì cũng không nên làm lòi lõm quá mức. Nhất là mặt tiền làm bằng kiếng (kính) thì càng kỵ để lòi lõm, vì sẽ gây xung sát, không có lợi cho người làm việc trong văn phòng. TÒA NHÀ TRONG SUỐT KHÔNG NÊN LÀM PHÒNG TÂN HÔN Những tòa nhà vách kiếng (kính) tứ bề trong suốt chỉ thích hợp làm văn phòng, không nên làm nhà ở. Nếu làm nhà ở cho các cặp vợ chồng, nữ dễ sinh ngoại tình; nếu người đang nôn nóng muốn kết hôn mà ở đây thì dễ sinh chuyện không hay về tình cảm.
    1 like
  8. Tháng 6 âm lịch thì chọn 1 trong các ngày mồng 10, 16 hoặc 19 AL để làm lễ gia tiên, có thể làm lễ gia tiên, rước dâu nhé. Còn ngày đãi tiệc thì tùy chọn sao cũng được, miễn là thuận tiện cho việc mời khách. Thân mến.
    1 like
  9. Con trai Nhâm Thìn hơi khó nuôi, cơ bản do mạng mẹ âm Thủy khắc con dương Hỏa theo Lạc Thư Hoa Giáp, lớn lên sẽ đỡ hơn. Từ năm 2014 đến 2022 thì có thể sinh Giáp Ngọ 2014, Ất Mùi 2015, hoặc Nhâm Dần 2022, Quý Mão 2023! Tránh các năm còn lại vì khắc cha hoặc khắc mẹ. Thân mến.
    1 like
  10. "Ngày mà người bảo rằng... Chuyện tình ta không còn gì đâu... Đừng có níu tay "anh", "anh" sẽ không ở lại... Là ngày "em" biết rằng "em"... Đã quá sai khi nghĩ "anh" thật lòng... "Em" vô vọng... Chìm trong bóng tối... Từng đêm..." Nghe thêm: http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/anh-khong-may-man-chau-khai-phong.9SvGk9XB2D9m.html
    1 like
  11. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Cổng, cửa chính và huyền môn. 1.Cổng, cửa chính Trong phong thủy ghi nhận từ cổ thư chữ Hán không có sách nào nói rõ về tương quan giữa cửa chính và cổng. Nhiều phong thủy gia cho rằng: Cổng và cửa không được phép xung đối và đây là quan niệm phổ biến (Có bài tư liệu sưu tầm trên diễn đàn, nói về quan niệm này, nếu tìm thấy tôi sẽ trích dẫn, cũng mới đăng gần đây). Nhưng trong cổ thư chữ Hán lại có sách ghi: "Khi hướng xấu thì đường đi từ cổng vào cửa phải quanh co". Vấn đề được đặt ra: Vậy hướng tốt thì sao? Quan sát những căn nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam thì cổng và cửa - thường là cửa ngõ hẹp luôn lệch so với cửa - thường bố trí lệch so với nhau. Câu thành ngữ "Gần nhà xa ngõ" cũng phần nào thể hiện ý này. Quan sát những công trình kiến trúc công cộng xưa, như: Đình, miếu , cung điện, đền đài... thì hâù như cổng và cửa đều đối xung. Phong thủy Lạc Việt sau qúa trình thực hành và quán xét, chiêm nghiệm, đối chiếu, chúng tôi kết luận rằng: Với hướng tốt, cổng và cửa nên đối xung để hấp thụ trọn vẹn cát khí. Nhưng cột của cửa và cổng không được phép đâm xuyên vào nhau. Tức là cổng luôn phải bằng hoặc lớn hơn cửa, nhưng không quá lớn so với tiêu chí trên. Điều này được áp dụng ngay vào ngôi gia của tôi. Trường hợp này cổng và cửa bằng nhau. Cổng và cửa nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 2. Huyền môn Danh từ phổ biến trong ngành phong thủy hiện nay là "Huyền Quan". Tuy nhiên vẫn có lúc gọi là "huyền môn". Tôi sử dụng từ "huyền môn",mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng phù hợp với căn nhà dân dã của tôi. "Huyền môn" - theo sự tìm hiểu của chúng tôi - là công trình kiến trúc phía trước nơi cửa chính vào nơi chính thức tiếp khách của gia chủ. Với nhà dân dã thì huyền môn chính là sảnh, hành lang, thềm phía trước cửa nhà, hoặc phòng chờ ở những nơi công công ...vv..... Những căn nhà phố hiện đại - bước hết chiều rộng vỉa hè thì là cửa chính, nên không có huyền môn. Do đó, huyền môn chỉ có thể có được ở những nơi nhà rộng, các công trình công cộng lớn, cơ quan công quyền - có lẽ vì vậy nên gọi là "huyền quan" chăng? Nếu sảnh,hành lang, thềm trước nhà không có cột hoặc biểu tượng của cột, hoặc mái che thì không gọi là huyền môn. Thí dụ hình minh họa dưới đây: Thềm trước nhà này cũng là huyền môn của ngôi gia này. Nhà này - Nhà Goda; Bách hóa Tràng Tiền xưa - tuy có mái và cột - nhưng không thể coi là huyền môn, vì vỉa hè không thuộc về sở hữu của ngôi gia này. Nhưng nếu đây là cơ quan công quyền thì được coi như huyền môn, hoặc huyền quan. Có thể nói hầu hết các nhà xưa ở nông thông Việt Nam đếu có huyền môn. Huyền môn nghĩa đen là cái cửa huyễn ảo; cửa, cổng giả,mang tính biểu tượng cho sự giao lưu có thể giữa gia chủ và khách, trước khi bước qua cửa chính vào nơi tiếp khách. Nó là công trình kiến trúc ở khoảng không gian phía trước cổng chính. Huyền môn phải sạch, nghiêm trang thể hiện bản chất gia chủ với khách đến thăm viếng hoặc vãng lai. Huyền môn cũng là nơi mà gia chủ có thể thể hiện tấm lòng của mình với khách qua sự bài trí vật dụng. Thường nên huyền môn phải thấp hơn nền nhà. Nền huyền môn của nhà người viết thấp hơn nền nhà khoảng 2cm. Huyền môn của nhà người viết bắt đầu từ hai cột biểu tượng khi bước vào thềm trước cửa chính. Sân phía trước huyền môn. Còn tiếp ===================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: CỔNG NHÀ TRONG PHONG THỦY Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. “Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài. Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có. Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp. Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4). KTS Hà Anh Tuấn(Theo TNO)
    1 like
  12. Những vấn đề mà Thích Đủ Thứ đặt ra không sai. Nhưng nó phải trong một hoàn cảnh rất cụ thể. 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; Trong phong thủy, khi tôi dùng non bộ để trấn yểm thì luôn yêu cầu tiếp đất. Bởi vì, non bộ lúc đó được đặt đúng vị trí - theo cái nhìn của tôi - nếu không tiếp đất thì sẽ không phát huy tác dụng trấn yểm. Còn non bộ cảnh do được đặt theo thuần túy cảm quan và ý thích của chủ nhân. Do đó, nếu tiếp đất mà sai vị trí theo tiêu chí phong thủy sẽ rất nguy hiểm. Có thể vì thế nên có lời khuyên, nên đặt trên chậu, hoặc bể chẳng hạn. Tác dụng của non bộ với tư cách là cản trở, ngăn cách vì thể sẽ giảm. Tuy nhiên, thực tế ứng dung non bộ tôi thấy dù không tiếp đất cũng rất xấu, nếu đã sai vị trí. Tốt nhất , nếu chơi non bộ nên đặt ở nơi mộ khí. 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; Non bộ ghép, nhưng nếu có gắn kết bằng bất cứ chất liệu gì cũng coi là nguyên khối. 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Cái này cũng tùy theo từng trường hợp thực tế. Nếu xung sát khí vào nhà quá nặng thì dùng non bộ trấn yểm là tốt nhất. Nhưng làm ăn cũng khó khăn. Theo tôi non bộ dùng hậu chẩm tốt. Nhưng phải là cuối nhà, hoặc cuối đất. Sở dĩ phải dùng màu trắng - tốt nhất là san hộ trắng, hoặc đá trắng cho tiện - chính vì Âm nhô cao, nếu đen thì cực Âm sẽ không tốt.
    1 like
  13. Đúng vậy! Trai trưởng làm ăn chưa thuận. Đang cố gắng khắc phục. Vài bữa nữa sẽ tăng cường Thổ khí ở đây. Những vấn đề khác để chứng nghiệm vì chưa xảy ra. Tăng cường Thổ khi Biện pháp tăng cường Thổ Khi tại khu vực này, chúng tôi dùng 4 họa tiết trang trí cách điệu bằng sắt sơn màu nhũ vàng che phía trên cho tất cả ban công bên Thanh Long và ứng dụng hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái: Ban công trong nhà trên cùng hình cặp chim Phượng cách điệu. Tượng quẻ Khôn. Hình tượng này từ tranh dân gian Đông Hồ, mà tổ tiên để lại" Tam Dương khai thái" "Tam Dương khai thái" Tranh dân gian Đông Hồ. Hình tượng quẻ Khôn ở đây chỉ là cặp gà trống. Nội dung của nó tôi đã phân tích trong sách: Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. Cận cảnh rồng cách điệu nhìn từ bên trong. Cận cảnh rồng cách điệu nhìn từ bên ngoài. Ba ban cồng tầng dưới trang trí hình rồng cách điệu tượng cho ba quẻ Càn. Như vậy nhìn từ trên xuống tạo ra biểu tượng "Địa Thiên Thái". Trong Phong Thủy Lạc Việt - chúng tôi đang tìm hiểu và phục hồi để ứng dụng: Tử Vi Phong thủy (Trong Đào Hoa Trận;hoặc "Trảm Đào hoa") và "Dịch phong thủy". Đây là một trong những ứng dụng Dịch Phong thủy. Dịch Phong thủy gần như thất truyền. Chỉ còn lại những chiêu thức ứng dụng rời rạc trong dân gian. Nhưng rất có tác dụng - nếu như ngôi gia có sinh khí dồi dào. Trong thiết kế ngôi gia của tôi, còn một vị trí nữa cũng ứng dụng Dịch phong thủy. Chúng tôi sẽ chụp ảnh và đưa lên sau.
    1 like
  14. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo VÀI CHỨNG NGHIỆM NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT QUA PHÂN TÍCH CỦA NHIDIASINH. Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để. Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch: Ở tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch. -Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách. -Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu. Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh Về "vượng nhân đinh" thì đã nghiệm: Cưới con dâu sau động thổ và có cháu nội sau khi nhập trạch. Đã có va chạm và vài thay đổi nhân sự của TTNC LHDP. Tuy nhiên ổn định sau đó. Có lẽ do trấn yểm tốt. Đúng vậy! Trai trưởng làm ăn chưa thuận. Đang cố gắng khắc phục. Vài bữa nữa sẽ tăng cường Thổ khí ở đây. Những vấn đề khác để chứng nghiệm vì chưa xảy ra.
    1 like
  15. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây do Nhidiasinh - Phạm Hữu Đễ thực hiện gửi cho tôi. Vì tính khách quan của vấn đề, nên tôi đưa lên trước để quí vị và anh chị em tham khảo và so sánh với Huyền Không trong cổ thư - cũng được phân tích tóm lược trong bài này. ============================ Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để. Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch: Ở tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch. -Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách. -Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu. Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung cung: Cặp sao 5 -9, hướng tinh cửu tử ngũ hành kim là sinh khí trong vận 8 đắc cách trung cung trống thoáng nên phú quí tốt văn chương, vượng nhân đinh, xuất đại kỳ nhân. Hướng tinh cửu tử sang vận 9 cần có hóa giải cho hướng tinh cửu tử này. Hướng Càn (Tây bắc): Cặp sao 4 – 1, nhất Bạch là sao Tham Lang, Văn Xương, ngũ hành dương thủy, được tứ lục âm kim tương sinh. Phương hướng được sao nhất bạch thủy tinh là sao sinh khí đắc cách, nên chủ phát quý hiển về văn nghiệp, đại lợi về văn tài, học hành thi cử đỗ đạt, con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi, cát lợi vui mừng lâu dài. Phương Càn (Tây bắc) địa bàn 6 (lục bạch) hợp với 1 (nhất bạch) của hướng và phi mệnh cung là 1, nhất lục cộng tông, bản cung sinh cho sao hành thủy, chủ tài lộc thuận lợi, chủ phát văn chương, xuất đại nho, giáo sư, tư tưởng gia , thiên văn gia, và thôi quan tiến chức.Trong vận 8 có vận tinh 9 đến kết hợp với hướng tinh 1 và phi mệnh cung là nhất bạch tạo thành hợp thập là thế phát vượng về tài lộc. Hướng Chấn (Đông): Cặp sao 7 – 7, song thất hỏa khí suy đến cung chấn tương sinh nên hỏa khí quá mạnh, khu vực này lại là nơi đặt bếp nên hỏa khí của bếp cang cao, vận 8 thì vận tinh lục bạch càn kim đến đây, như vậy, vì sự lớn mạnh của con gái mà cha già hao tâm khổ trí mà gặp khó khăn, đây cũng là tượng tiểu nhân lộng hành, phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài, hoặc vì sự cố tai nạn ngoài ý muốn mà hao tài, gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc. Thất xích là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động. Động thì điều xấu càng nhiều. Khu vực này, có một phần cầu thang động khí của thất xích, nhưng đã được hóa giải bằng hồ cá bên dưới với quan hệ tương khắc, thủy khắc hỏa. Mệnh chủ phi cung là nhất bạch, đến năm 2015 sao bản mệnh đến khu vực này sẽ bị khắc nhập và sinh xuất, mệnh chủ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu, nếu không cẩn thận có thể tổn đinh. Hướng Tốn (Tây nam): Cặp sao 6 – 8, hướng tinh vượng khí bát bạch ngũ hành dương mộc, nơi này lại có thủy lưu trống thoáng, hướng tinh đắc thủy nên văn chức, công danh và bổng lộc phát triển. Sơn tinh lục bạch đến bản cung tứ lục Tốn (Tây nam) hợp thập thì nhân đinh ổn định. Hướng Khôn (Đông nam): Cặp sao 8 – 6, Vượng khí sơn tinh bát bạch đến tọa, đắc thế vượng sơn, phía sau lại dụng thêm non bộ trấn trạch càng thêm đắc cách, vượng phát nhân đinh và tài lộc, phú quý dài lâu, sống thọ, con cháu giúp đỡ, dễ tu Tiên học Phật, dễ trở thành quan văn, phú quý và phúc đức tăng cao, thăng quan tiến chức, quyền lực thăng tiến. Bát bạch sơn tinh vượng khí lại gặp bản cung 2 hợp thập nhân đinh ổn định. Cung Ly (Nam): Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này. Hướng Đoài (Tây): Cặp sao 1-4, Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hành dương thủy, hướng tinh tứ lục ngũ hành âm kim là sao suy khí. Vì thế, tuy chủ phát văn tài có đỗ đạt nhưng quý mà không phú, có tiếng tài hoa nhưng bản thân bị tổn hại vì tai tiếng. Vì là khu vực có phi tinh xấu, nên nơi đây được bố trí non bộ thủy lưu chuyển cùng phung sương nuôi cá vàng nên đã hạn chế được tinh xấu mà phát huy tinh tốt làm cho tiền tài hưng vượng, nhân khẩu bình an, điền sản phát thịnh, vang danh bốn phương, gia chủ là người tài hoa, có tài văn chương, và vượng nhân đinh tài lộc. Hướng Cấn (Đông bắc): Cặp sao 2-3, đây là cặp sao suy tử khí, cặp 2 -3 là tượng lời qua tiếng lại của người trong nhà với nhau, cũng như của người trong nhà với những người bên ngoài, là thị phi cãi vã. Đông bắc địa bàn là bát bạch hợp hướng tinh tam bích – Tam bát vi bằng, thuộc ngũ hành mộc, khu vực này có một phần cầu thang và một phần của hồ cá, dùng thủy khí để tăng mộc khí mà khắc chế sơn tinh nhị hắc âm hỏa đới thổ, tuy hóa giải được hung tinh nhị hắc bệnh tật và tượng thị phi cãi vã phá tài, nhưng lại có tác dụng xấu đến người mẹ, người vợ trong nhà, tuy có sự hợp thập sơn tinh 2 và 8 địa bàn. Hướng Khảm (Bắc): Cặp sao 9 – 5, hướng tinh ngũ hoàng là tinh xấu, nhưng đóng ở bản cung Khảm thủy bị khắc và ngũ hoàng tương sinh cho sơn tinh 9 hành kim, nên sự phát tác của ngũ hoàng không lớn. Kết luận: Theo phi tinh huyền không Lạc Việt thì tinh bàn tọa Thìn hướng Tuất là tinh bàn tốt, chủ nhân đinh bình ổn và tài lộc phát triển, nỗi tiếng về văn hóa và tư tưởng gia. Tuy nhiên bên cạnh đó có cái xấu là bị tai tiếng thị phi và tiểu nhân ganh ghét hãm hại. ============================ Cảm ơn Nhidiasinh đã có bài phân tích Huyền Không Lạc Việt giúp tôi. Bởi vì nếu tôi phân tích thì sẽ không khách quan. Nhưng qua bài viết này thì phương Đông có vẻ mệt mỏi . Mặt bếp của tôi đã chọn loại đá granit màu vàng. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì mà Nhidiasinh đã phân tích về phương vị này. Để chắc chắn, ngày mai tôi sẽ gia tăng phương pháp hóa giải ở đây. Phân cung nhà - (Các hình trước phân cung cuộc đất)
    1 like
  16. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Hữu Bạch Hổ I. Những tiêu chí và nguyên tắc trong Phong thủy Lạc Việt Một công trình nghiên cứu khoa học bị lãng quên. Cách đây nhiều thập kỷ, đã có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định rằng: "Trái đất là một sinh thể sống". Kết luận này được đăng tải trên một tờ báo chính thống - Nhưng vì quá lâu, hơn nữa ngày ấy, tôi cũng không quan tâm lắm đến những thông tin loại này, nên không nhớ chính xác nguồn tin. Nhưng kết luận này đã gây ấn tượng trong tôi. Và khi tìm hiểu về Lý học Đông phương với ngành phong thủy, tôi đã rất ngạc nhiên khi Lý học Đông phương đã ứng dụng từ hàng ngàn năm trước quan niệm này. Tổng hợp từ những mảnh vụn trong cổ thư còn lại, Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng: Một trong những sự ứng dụng của ngành Phong thủy Lạc Việt và coi là yếu tố căn bản bao trùm chính là sự vận động của dòng "Khí". Những khái niệm trong phong thủy, như: Thoái khí, thoát khí, suy khí, bế khí, tù khí...vv....đều là những khái niệm mô tả sự vận động , hay thông thoáng của dòng "khí" lưu thông trong nhà. Và nguyên lý coi một ngôi gia như là một sinh thể sống, chính là quán xét nguyên lý vận động của dòng khí ( Tức là chi tiết hơn rất nhiều và đã mang tính ứng dụng, chứ không cần vĩ mô như việc coi "Trái Đất chính là một sinh thể sống" của khoa học gia Hoa Kỳ và ông cũng mới chỉ có tính đặt vấn đề). Sự định nghĩa về "khí", tôi đã xác định trong Phong Thủy Lạc Việt và công bố trong Hội thảo "Phong thủy là khoa học", bạn đọc có thể tham khảo trong chuyên đề: "Hội thảo phong thủy", ngay trong mục Phong thủy của diễn đàn. Ở đây tôi cần xác định rõ ràng và công khai một lần nữa rằng: Sở dĩ tôi cần xác định công khai, minh bạch, chính vì có những sự "phản biện" sau lưng tôi, cho rằng: Cổ thư chữ Hán có định nghĩa về "khí". Nhưng tôi cấn khẳng định rằng: Trong tất cả các cổ thư chữ Hán từ hàng ngàn năm nay, không hề có sự định nghĩa về khái niệm "Khí" nói chung. Mặc dù tôi không thể xem tất cả các sách chữ Hán từ hàng ngàn năm nay có nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng sự mơ hồ khi ứng dụng khái niệm "khí" và những cố gắng tìm hiểu bản chất của "khí" của các nhà nghiên cứu cổ kim từ hàng ngàn năm nay, đã xác định điều này. Trện cơ sở định nghĩa về khí, đối chiếu với những mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt - - sau khi sụp đổ ở miến nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và ghi nhận trong cổ thư chữ Hán trong quá trình Hán hóa nền văn hiến này - chúng tôi thẩm định và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - thì - những tiêu chí và nguyên tắc cần trong phong thủy Lạc Việt được xác định như sau: I. 1. Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt: Diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn đã có bài viết mô tả một cầu thang chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt là phải có tính dẫn khí. Căn cứ theo bài nghiên cứu của Hà Mạnh Hùng - trong Hội thảo Phong thủy, có tựa là: "Khí và mô hình đồng dạng chất lưu" - chúng tôi xác định như sau: Một cầu thang chuẩn về khí phải bảo đảm rằng: Khi đổ nước ở tầng trên cùng thì nước phải chảy theo hàng lang và cầu thang, như một nguồn nước liên tục xuống phía dưới nhà. Với một cầu thang như vậy, mới bảo đảm tính "dẫn khí" lên các lầu trên. Những loại cầu thang model, như: Cầu thang xương cá, hở thành một hoặc hai bên, đều không có tính dẫn khí. Do đó một cầu thanh chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt phải có hai bờ cầu thang. Dưới đây là cầu thang được xây cất theo chuẩn phong thủy Lạc Việt trong nhà của tôi: Đây là một tiêu chí bắt buộc thep Phong thủy Lạc Việt. Nếu không thực hiện tiêu chí này thì các tầng càng cao, càng bị vô hiệu hóa chức năng sử dụng. Vì "khí" không được dẫn lên các tầng trên. Chính sự hài hòa và vận động có tính quy luật của "Khí" mang lại sự sống trong ngôi gia. I.2. Nền nhà phải có tính dẫn khí. Phong Thủy Lạc Việt căn cứ vào sự tổng hợp những mảnh vụn còn sót lại trong cổ thư và lưu truyền trong dân gian, đã xác định rằng: Nền nhà trong cùng một tầng nhà phải bằng phẳng từ đằng trước ra đằng sau, không được phép có sự chênh lệch, tạo những khoảng cao thấp . Do đó, Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn không chấp nhận các kiểu nhà lệch tầng, tạo hồ cá giữa nhà, hoặc khoảng trũng khi vào những căn phòng. Với một nền nhà phẳng từ trước ra sau là điều kiện để dòng khí luân chuyển dễ dàng, tránh được sự bế khí, hay khí tù hãm.. Hình dưới đây chụp từ phòng sau nhà (Nhà tôi có hai phòng mỗi tầng) cho thấy: Nền nhà hoàn toàn bằng phẳng. Tất cả các tầng trong nhà đều được thiết kế như vậy. Còn tiếp
    1 like
  17. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Hữu Bạch Hổ Toàn bộ căn nhà và cấu trúc trong sự tương quan với Thanh Long là Bạch Hổ. Trong nội thất căn nhà so với hành lang thì bên phải là Bạch Hổ, so với hồ cả ngoài sân thì căn nhà là Bạch hổ, so với hẻm bên trái nhà - nếu có - thì căn nhà là Bạch Hổ...vv.... Bạch Hổ là một khái niệm trừu tương, mô tả tất cả những thực tại hiện hữu bên phải cân đối với Thanh Long, hoặc qua tâm nhà, căn nhà. Trong bài viết này - nếu so với bề cá trong sân thì nó chính là căn nhà. Nếu so với hành lang trong nhà thì nó chính là cấu trúc phía bên phải nhà. Thanh Long và Bạch hổ phải uy nghi, nhưng không hung sát. Phong Thủy Lạc Việt - cũng như Lý học - lấy sự hài hòa, cân đối làm chuẩn mực, không thái quá, không bất cập. Tức là tính cân bằng Âm Dương trong mối quan hệ của các yếu tố Thanh Long - Bạch Hổ; Huyền Vũ - Chu tước. Tính cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc, không cực đoan như nhiều người lầm tưởng theo kiểu bên phải và bên trái phải giống y như nhau. Có một câu chuyện hài có thật như sau: Đám học sinh chúng tôi sơ tán chiến tranh. Về một vùng quê. Một thằng trong lớp hỏi: "Mày đến nhà bà Năm Gánh cuối xóm chưa?".Mặc dù chưa đến nhà bà này bao giờ, nhưng thằng bạn láu cá của tôi trả lời: "Tao đến rồi! Nhà bà ấy ở giữa có bàn thờ và hai bên có hai cái giường chứ gì!". Thực ra thì bố cục nội thất trong các nhà ở nông thôn Bắc Việt Nam hầu hết đều như vậy. Ngay đến bây giờ, bạn cũng có thể thấy cách bổ cục này ở những căn nhà xưa. Điều này cho thấy tính phổ biến văn hóa Lý học về sự cân bằng Âm dương trong sinh hoạt của từng gia đình Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về tính cân bằng Âm dương trong sự cân đối. Thí dụ như tính hài hòa trong bức tranh thủy mặc dưới đây - chính hàng chữ bên trái bức tranh làm cân bằng bố cục toàn bộ bức tranh,mà không phải là sự cân đối cơ học theo kiểu: "Ở giữa bàn thờ, hai bên hai cái giường". Quí vị và anh chị em thân mến. Trong sự tiến hóa của muôn loài thì tính phân loại xuất hiện ngay từ khi xuất hiện giới sinh vật. Sinh vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức để có thể phân loại mọi hiện tượng càng phát triển. Ngay con cá cũng biết phân loại - và động vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức và phân loại giữa mọi sự kiện và hiện tượng càng phát triển. Đấy là một thực tại khách quan. Do đó, một lý thuyết khoa học càng cao cấp thì phải phản ánh được sự phân loại mọi hiện tượng và sự vật, sự việc - tức là phản ánh hiện thực khách quan này. Trong tri thức của khoa học hiện đại chưa có một lý thuyết nào đạt đến khả năng phân loại tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc...Kể cả thuyết Tương đối của Einstein. Ngoại trừ lý thuyết toán của Cantor, gọi là "nghịch lý Cantor". Nhưng lý thuyết này cũng chỉ mới chạm tới khả năng phân loại khi mô tả các tập hợp. Nhưng chính thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh cổ xưa lại là một lý thuyết có tính phân loại cực kỳ cao cấp: Phân loại tất cả mọi hiện tượng, sự kiện, sự vật, sự việc trong vũ trụ, cả không gian và thời gian. Tính phân loại được mô tả ngay trong khái niệm Âm Dương và Ngũ hành. Ngành phong thủy Lạc Việt là hệ quả của học thuyết này. Do đó nó cũng phải mang yếu tố phân loại. Trong phong thủy Lạc Việt - và Lý học nói chung - bao giờ cũng phải xét đến tính tổng thể trước, hay còn gọi là Đại cục. Tức là yếu tố bao hàm. Sau đó mới xét đến các yếu tố hàm chứa trong đó. Trong những yếu tố hàm chưa lại tiếp tục xét đến yếu tố căn bản rồi mới xét đến tiểu tiết - tức là những yếu tố trong yếu tố căn bản hàm chứa nó...Nói theo thuật toán Cantor thì đó là những phần tử trong một tập hợp. Và luôn có một tập hợp lớn hơn hàm chứa các tập hợp con. Trong phong thủy Lạc Việt thì yếu tố lớn nhất chính là yếu tố Loan đầu, tức cảnh quan môi trường - Khí có vượng thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Khí trong Phong thủy Lạc Việt lại chia làm hai loại Âm Khí và Dương khí. Tôi xin lưu ý một lần nữa là: Khái niệm Âm Dương khí chỉ mang tính phân loại, so sánh. Âm khí không hàm chứa ý nghĩa xấu. Âm Khí chỉ mang ý nghĩa xấu khi mang lại tính tương tác xấu với con người trong từng trường hợp cụ thể. Thí dụ như trong nghĩa trang - "Âm khí nặng nề"....Thì Âm khí ở đây mang hàm ý xấu. Cho nên một cảnh quan - loan đầu - tốt thì Âm khí vận động trong lòng đất vùng đó phải tụ và hài hòa với Dương khí - Cây cỏ, non nước phải thuận hòa và tươi tốt là hình tướng thể hiện của Khí thịnh vương. Ở những nơi vượng khí thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Cho nên Phong thủy Lạc Việt lấy "khí" làm trọng. Thí dụ: Một cái dù với một chiếc xe đẩy bán nước giải khát bình dân lề đường, ở một phố đông đúc trong Quận 1 Sài gòn, đôi khi thu nhập còn nhiều hơn một tiệp chạp pô đúng phong thủy ở vùng quê hẻo lánh. Ngoài yếu tố Loan đầu thì yếu tố tiếp theo chính là Vận của vị trí xây cất. Đó là yếu tố Huyền không. Yếu tố này sẽ quyết định nhiều thành tố khác trong việc xây cất nằm trong tập hợp của nó, như: Vị trí động thổ, hình thể nhà, ngày động thổ và còn phải kết hợp với tuổi gia chủ...vv...Người viết sẽ phân tích yếu tố này ở cuối bài - Tất nhiên, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý căn để của thuyết Âm dương ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt". Từ những yếu tố căn bản này, và thực tế cuộc đất hình Thổ (Chữ nhật), Sơn hướng đều thuộc Thổ và là cửa Thiên Môn, Địa hộ (Thìn - Tuất), lại có Thái Tuế - Mộc - chiếu năm 2012 (Năm nay 2013 - Thái Tuế chiếu Khôn/ Tỵ và đối xung Càn / Hợi). Tất cả những yếu tố này quyết định hình thể nhà từ mái nhà đến mái cổng đều thuộc Hỏa hình (Hình nhọn) và mái ngói đỏ. Bậc tam cấp đầu tiên qua cổng phần giữa cũng lót đá granit đỏ. ở giữa. Mục đích của hình tượng Hỏa này là hóa giải Thái Tuế. Đây cũng là ý nghĩa của quả cầu đỏ phía sau nhà. Những tiêu chí phong thủy tiếp theo trong ứng dụng kiến trúc nhà của tôi, sẽ được tiếp tục mô tả tiếp tục trong các bào viết tiếp theo. Nhằm chứng tỏ một cách cụ thể chứng minh rằng: 1 . Cội nguồn ngành Phong thủy học của nền văn minh Đông phương là một ngành học hoàn toàn khoa học có tính ứng dụng. Cụ thể: Đó là một hệ thống nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật hết sức phức tạp và có khả năng tiên tri - Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học. Trong yếu tố thứ nhất này, tôi lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm rằng: Ngành phong thủy và thuyết Âm Dương Ngũ hành là những hệ thống lý thuyết, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những khái niệm trừu tượng và những mô hình biểu kiến. Cho nên việc quán xét tính chân lý của nó, phải căn cứ trên tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học - tức là quán xét trên một tổng thể bao quát cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Chứ không thể so sánh với chính cổ thư chữ Hán nói về một hiện tượng cục bộ liên quan. Hay nói rõ hơn: Khi phân biệt đúng sai thì phải có một chuẩn để phân biệt. Chứ không thể phán xét sự đúng sai trên cơ sở chi tiết trong một trường hợp ứng dụng cục bộ. Tôi sẽ không mất thì giờ để tranh luận vô bổ với những kiến thức loại này trên diễn đàn. Chuẩn phân biệt này chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. 2. Nội dung của ngành học này mô tả những quy luật của tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong ngôi gia và có cội nguồn từ nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã từng tồn tại trên trái Đất này mà văn hiến Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - chính là chủ thể tiếp nối những gía trị của nó, sau khí nền văn minh toàn cầu này bị hủy diệt bởi một thiên tai trên toàn cầu. Những kiến thức này bổ sung cho kiến thức của ngành kiến trúc và xây dựng mang tính cơ học của nền khoa học hiện đại. Danh xưng Phong thủy Lạc Việt chỉ nhằm xác định cội nguồn của ngành học này. Sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính hợp lý khi giải thích mọi hiện tượng liên quan thể hiện tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học xác định điều này. Còn đối với "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và tất cả mọi thay đổi vị trí bát quái của những nhà nghiên cứu sau này trong lịch sử văn minh Đông phương - sau khi nền văn minh Việt sụp đổ miến nam Dương tử cách đây hơn 2000 năm - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang viết bài này - đều không thỏa mãn được những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tôi cũng xin lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm là: Cho dù phong thủy ngôi gia căn nhà của tôi là tuyệt hảo và thỏa mãn tất cả các yếu tố phong thủy (Huống chi nó chưa phải tuyệt hảo) - thì - nó cũng chỉ là một phần tử trong một tập hợp của môi trường tự nhiên. Cho nên nó vẫn phụ thuộc vào những diễn biến mang tính quy luật - quen gọi là định mệnh - giành cho tập hợp hàm chưa nó. Tôi vẫn luôn xác định rằng: Kiến thức phong thủy cũng như kiến thức Dược học trong việc dùng thuốc. Uống phải thuốc độc - cũng như phong thủy sai - thì chắc chắn chết. Nhưng uống thuốc bổ - cũng như phong thủy đúng - thì mọi việc có vẻ bình thường. Sở dĩ tôi nhận xét vậy - mọi việc bình thường - vì có thể nói ngay rằng: Tất cả những tri thức của nền khoa học học hiện đại, không có một hệ thống kiến thức nào có thể giải thích hiện tượng trên cơ sở lý thuyết - có mối liên hệ có tính hệ thống với mọi hiện tượng liên quan. Điều này, chính các nhà khoa học hàng đầu đẳng cấp quốc tế cũng thừa nhận. Cụ thể và chi tiết hơn: Người ta chỉ giải thích hiện tượng mang tính trực quan sau khí hiện tượng xảy ra. Thí dụ: Một sự cố đụng xe. Người ta có thể giải thích nguyên nhân sau khí sự cố xảy ra. Nhưng chỉ với một thày Tử Vi giỏi của Lý Học, sẽ căn cứ vào các đại lượng trên lá số Tử Vi Đông phương có thể tiên tri trước hiện tượng tai nạn xảy ra cho đương số. Hay nói rõ hơn: Giữa sự giải thích trực quan phổ biến trong cuộc sống và sự giải thích trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết rõ ràng hoàn toàn khác nhau và là một khoảng cách cực kỳ lớn lao. Do đó, khi phong thủy tốt thì người ta thấy bình thường là vậy. Và ngay cả phương pháp xem Tử Vi Đông Phương cũng chỉ là mô hình biểu kiến, hệ quả có tính ứng dụng riêng phần của một nền tảng trí thức được mô tả trong thuyết Âm Dương ngũ hành, chứ không phải bản chất và nội dung của lý thuyết đó. Qua đó thì bạn đọc cũng thấy giá trị thực chất của hệ thống lý thuyết này - mà tất cả các ngành ứng dụng của nó, từ Đông y, Tử Vi, Thái Ất, Phong thủy...vv...chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù chỉ cần thế thôi, cũng đủ là sự bí ẩn huyền vĩ hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại, chưa nói đến bản chất tri thức của học thuyết đó. Mà một ví dụ nhỏ và không phải là duy nhất: "Không có Hạt của Chúa" - nếu "chẳng may" tôi đúng - thì đây là một điều rất rõ ràng và rất trực quan cho tất cả nhưng ai quan tâm đến Lý học. Còn tiếp
    1 like
  18. Kính gửi thầy Thiên Sứ! tnd là học viên PTLV CB 11. Đọc chủ đề PTLV ứng dụng trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh của thầy, do kiến thức còn hạn hẹp nên chưa rõ một số điểm sau mong thầy chỉ giáo: 1- Tọa của bếp sao lại đặt ở vị trí Ngũ Quỷ! 2- Hầm cầu như vậy liệu có quá nhỏ? 3- Căn nhà này của thầy không thiết kế bể nước ngầm sao? Đây là những yếu tố rất khó sắp xếp trong nhà phố hiện đại do kích thước hình học, vậy tnd rất mong thầy bớt chút thời gian chỉ bảo cho học trò! Kính Thầy. 1- Tọa của bếp sao lại đặt ở vị trí Ngũ Quỷ! Tôi thường giảng rằng: Bếp tối ưu phải thỏa mãn ba yếu tố: Tọa tốt, sơn tốt và hướng tốt. Bếp này nếu xét về tính quy ước thì chỉ đạt hai yếu tố là: Sơn và hướng. Yếu tố thứ ba là tọa không đạt. Nhưng đấy là vị trí tốt nhất về khí. 2- Hầm cầu như vậy liệu có quá nhỏ? Không! 2x2,5m là diện tích lớn chứ! 3- Căn nhà này của thầy không thiết kế bể nước ngầm sao? Có: Ở ngay cung Càn. Rất khó có thể đạt được sự tuyệt đối tốt trong phong thủy. Nhưng phải chọn phương án tối ưu. Các anh chị học đến hết chương trình nâng cao thì sẽ rõ hơn. Đến đây tôi cũng muốn lưu ý anh chị em tham khảo Phong Thủy Lạc Việt rằng: Tất cả các phương pháp ứng dụng, như: các yếu tố sơn, hướng, tọa, phân cung, điểm hướng, phiên tinh phòng và cả mô hình Huyền không...vv...Kể cả các khái niệm Âm - Dương - Kim; Mộc...đều chỉ là sự tổng hợp từ thực tại khách quan và mô tả thực tại với những quy luật tương tác của nó bằng những khái niệm, sự quy ước và mô hình biểu kiến hóa của một hệ thống lý thuyết. Nó phản ánh thực tại, nhưng không phải thực tại. Tôi giả thiết: Với một căn nhà chuẩn về mọi yếu tố trong phong thủy về sơn, hướng, tọa, bố trí phòng ốc...vv...nhưng ở giữa sa mạc thì kết quả sẽ như thế nào?! Anh chị em cần nghiên cứu sâu để hiểu rõ mọi vấn đề liên quan. TND đang học lớp cơ bản, cũng như đang học toán lý cấp II vậy. Khi lên đến cấp cao hơn sẽ thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa kiến thức cơ bản học hồi cấp II là sai. Thí dụ: Ở lớp cao cấp, tôi yêu cầu anh chị em tuyệt đối không dùng non bộ trấn trước cửa (Đây là một yếu tố tạo ra sự thất bại của một số ứng dụng theo Phong thủy Tàu - điển hình là Trụ sở Tổng Cty Vinashin). Nhưng chính nhà tôi lại có cả một dãy núi?! Có điều khác là dãy núi cao ngất ngưởng về hình tượng ấy ở khu vực mộ khí. ================ PS: Một trong những yếu tố khó khăn của việc nghiên cứu Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, ở chỗ: Đó là một lý thuyết khoa học hết sức cao cấp - tri thức của khoa học hiện đại chỉ là một chặng tiến hóa để đạt được những gì mà Lý học đã đạt được trong lịch sử của nó. Nhưng tính ứng dụng của Lý học thì lại hết sức phổ biến đến từng hành vi của con người, Do đó, một trong những yếu tố hoài nghi sẽ là khoảng cách giữa nhận thức trực quan và lý thuyết, trong khi bản chất nội dung lý thuyết đó đã thất truyền. Chính người Tàu - vốn tự nhận là chủ nhân của lý thuyết này cũng không thể xác định được nó ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán.
    1 like
  19. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước. Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong qúa trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy - là hệ qủa ứng dụng của Lý học - người viết nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại. Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau: Huyền Vũ - biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc Thanh Long - Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông. Chu Tước - Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam. Bạch Hổ - biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây. Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên. Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ - Rùa đen - là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải - bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thù như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyên và vươn dài ôm lấy cuộc đất. Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tố ở đây - vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng? Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm. Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa? Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương. Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đừng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tương là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch....lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vi. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt. Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hanoi đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi! Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi. Tả Thanh Long Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m Hồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy. Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv.....trong pham vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thâm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái. Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi: Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà. Xin lưu ý: Đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dưng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng. Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể. Còn tiếp Hữu Bạch Hổ
    1 like
  20. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Về yếu tố Loan đầu - Cảnh quan môi trường - thì trên thực tế của cuộc sống hiện đại rất khó lựa chọn theo ý muốn. Thế đất của tôi còn bị một yếu tố xấu nữa: Đó chính là mỗi khi triều cường, lòng đường lại ngập nước. Xét tương quan ngôi nhà và môi trường lại phạm cách "Dương thịnh, Âm suy". Về mặt kỹ thuật thì Thiên Anh (Hoàng Anh) - Học viên khóa Phong thủy Lạc Việt cao cấp - Giám đốc Cty xây dựng và Nội thất Gia Phúc - bảo đảm làm rất kỹ nền móng. Tất nhiên Thiên Anh sẽ hiểu tôi muốn gì và biết cần phải làm gì với ngôi gia của tôi theo Phong Thủy Lạc Việt. Kết quả của sự xây dựng này về mặt phong thủy chính là nội dung của bài viết này. Về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phong thủy - thì - việc đóng cọc, gia cố nền móng , cũng chính là một biện pháp cân bằng Âm Dương ở những cuộc đất nền không cứng chắc (Âm suy). Việc quy hoạch đường nội bộ trong tương lai sẽ nâng cao mặt đường lên khoảng nửa mét (Âm vượng) - Do đó, để cân bằng Âm Dương trước quy hoạch thì nền nhà phải cao - trường hợp này lại phạm cách "Cô Âm" cho chính ngôi gia, khi nền đường chưa nâng cao. Để khắc phục các cách phạm tiêu chí phong thủy này, cũng còn có cả chút may mắn. Đó là xung quanh ngôi gia của tôi, đều đã có nhà xây cất từ trước. Nền của họ khá cao. Nên cách "cô Âm" của ngôi gia của tôi không hoàn toàn cô Âm. Có thể nói rằng: nếu như ngôi gia của tôi được xây đầu tiên trong cuộc đất này và xung quanh trống trải thì chắc chắn tôi không thể mua miếng đất ở đây để xây nhà. Qua đó, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: Chỉ riêng về yếu tố cảnh quan môi trường tác động lên ngôi gia, cũng cho thấy những liên hệ tương tác từ tổng hợp cảnh quan khu vực rộng, cho đến chi tiết chung quanh ngôi gia đều cần phải xét đến. Trên thực tế thì yếu tố cảnh quan xấu, chỉ có thể khắc phục bởi chính cấu trúc hình thể nhà tương quan. Phần tiếp theo đây là phần nội dung ứng dụng chính của Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc ngôi gia của tôi. Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt Ứng dụng trong kiến trúc ngôi gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trong cấu trúc hình thể nhà được quán xét trên cơ sở hai yếu tố tương tác căn bản - mà cổ thư chữ Hán gọi là "trường phái Bát Trạch" và trường phái "Dương trạch tam yếu", có cân nhắc và tham chiếu với yếu tố cảnh quan môi trường (Loan đầu). Sự nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy đây chính là hai yêu tố tương tác có mối liên hệ khá chặt chẽ và hoàn toàn không hề mâu thuẫn nhau. Mặc dù chúng có hệ quy chiếu khác nhau và hệ thống phương pháp luận ứng dụng riêng; nhưng chúng hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ. Nó tương tự như ngành "gây mê hồi sức" và ngành mổ xẻ trong y học vậy. Không thể coi đây là hai "trường phái" trong y học được. Chính vì tính tương tác phức tạp của các yếu tố trên trong phong thủy và là hệ quả của sự thống nhất từ hệ thống lý thuyết căn bản là thuyết Âm Dương ngũ hành - cho nên có thể sử dụng ưu thế của hệ quy chiếu của yếu tố tương tác này, để khắc phục những yếu tố xấu xét từ một hệ quy chiếu của yếu tố tương tác khác. Sự mâu thuẫn giữa các "trường phái" trong phong thủy; sự mơ hồ về những khái niệm cũng như nội dung từ cổ thư chữ Hán và tính bất hợp lý trong sự xuất hiên của chính những cái gọi là "trường phái" trong lịch sử phong thủy từ văn minh Hán, thì chúng tôi đã có nhiều bài viết chứng minh trên diễn đàn, bạn đọc có thể tham khảo. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về sự ứng dụng của Phong Thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của ngành học này - hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận ứng dụng, nhân danh khoa học - thuộc về một nền văn minh cổ xưa, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt. Sơ đồ mặt bằng nhà, phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt - Tức nhất quán với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt " (Đổi chỗ Tốn/ Khôn). Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu" Sơ đồ phiên tinh phòng. Cấu trúc hình thể nhà. Từ sơ đồ kiến trúc nhà và hình ảnh bạn đọc cũng nhận thấy những tiêu chí và nguyên tắc ứng dụng trong phong thủy đều được ừng dụng triệt để và hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong việc phân cung, điểm hướng và kiến trúc. Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Nếu như tri thức khoa học hiện đại xác định được rằng: Bản chất của mọi vật thể có khối lượng trong vũ trụ, đều có cấu trúc từ những hạt vật chất vi mô, gọi là những hạt cơ bản. Thuyết Lượng tử của Vật Lý hiện đại nhận thấy sự giống nhau giữa cái chìa khóa lạnh ngắt và bông hồng đầy cảm xúc. Nhận thức của khoa học hiện đại mới chỉ đạt tới tính trực quan - thông qua các phương tiện kỹ thuật - và mang tính cơ học. Nhưng trong Lý học Đông phương, nền tảng nhận thức không những hoàn toàn tương đồng như tri thức khoa học hiện đại, khi xác định rằng: "Vạn vật đông nhất thể";mà còn tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều khi ứng dụng trong cuộc sống của con người - cụ thể là ngành phong thủy. Phong thủy Lạc Việt xác định rằng: Mọi ngôi gia, thậm chí từng căn phòng trong ngôi gia đều có thể coi như những sinh thể sống. Tính biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng với ngôi gia đều được ứng dụng triệt để. Thí dụ như tính tương sinh của Ngũ hành - mái nhà nhọn, đỏ thuộc Hỏa sinh căn nhà vuông ,màu vàng thuộc Thổ; hoặc nhà hình cái ấn: hình "lộ cốt phòng"....vv....Tất cả những cái đó đều mang tính biểu tượng và mối liên hệ tương quan với những biểu tượng đó trong việc tương tác với con người trong ngôi gia. Qua đó, bạn đọc cũng thấy rằng: Khi khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở tính nhận thức thì nền văn minh cổ xưa không những cũng có sự tương đồng về nhận thức, mà còn tỏ ra vượt trội khi ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người, qua mối liên hệ giữa các biều tượng trong sự ứng dụng trong phong thủy. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt - và Lý học Đông phương nói chung - đòi hỏi một tư duy trừu tượng rất phong phú và phát triển, để quán xét mối liên hệ giữa mọi hiện tượng. Còn tiếp
    1 like
  21. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Do tính phổ biến trong ứng dụng của ngành Phong Thủy Đông phương trải hàng ngàn năm. Đến nay, rất nhiều người vì kém hiểu biết đã đơn giản hóa môn phong thủy. Họ quan niệm Phong thủy chỉ là việc xem hướng bếp, hướng nhà, hướng ngồi làm việc, ngủ thì nằm quay đầu về đâu ...vv... Nhưng ngành phong thủy thực sự lại không hề đơn giản như vậy. Phong thủy là một ngành học có kiến thức tổng hợp rất đồ sộ về những quy luật tương tác của thiên nhiên với cuộc sống của con người, có khả năng tiên tri. Để ứng dụng kiến thức phong thủy vào một ngối gia, đòi hỏi phong thủy gia - ngoài kiến thức phong thủy - phải có một kiến thức rộng về nhiều mặt. Trong đó cần có cả khả năng cảm thụ nghệ thuật, sự tinh tế trong thẩm mỹ và kiến trúc. Ngành Phong thủy Đông phương, cũng không chỉ giới hạn ở phần Dương trạch: phân bổ khu đô thi, dân cư, xây dựng dự án, tư gia...vv...Mà còn cả vấn đề Âm trạch. Tức là mối liên hệ giữa nơi đặt huyệt vị người thân đã khuất và ảnh hưởng tương tác đên người còn sống.. Để thực hiện một dự án phong thủy đơn giản nhất là phong thủy cho một ngôi gia - chưa nói đến những công trinh phức tạp hơn, như: xí nghiệp, nhà chung cư, khách san; hoặc qui mô hơn như khu chung cư; khu đô thị, thậm chí cả một thành phố...thì vấn đề còn phực tạp hơn nhiếu. Trong trường hợp những dự án lớn - từ khu chung cư trở lên đến cấp thành phố - những kiến thức về Âm trạch phải được xét đến, như: long mạch, nơi vượng, thoái khí ...vv.....phải được đặt ra. Nội dung bài viết này, như tôi đã trình bày - mô tả sự ứng dụng phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong một ngôi gia cụ thể là kiến trúc của ngôi gia nhà của tôi. Và từ đấy sẽ chứng tỏ rằng: Để thực hiện một phương án phong thủy - dù chỉ cho một ngôi gia - cũng cần đến một sự tính toán , tham chiếu hết sức phực tạp như thế nào. Chúng tôi bắt đầu từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt. Danh xưng phong thủy Lạc Việt là hệ quả của sự hiệu chính từ nguyên lý căn để cho toàn bộ hệ thống ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Đó chính là Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt so sánh với nguyên lý căn để được ứng dụng trong cổ thư chữ Hán là Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn vương. Bạn đọc xem hình dưới đây: Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư.......................... "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Những luận cứ có tính hệ thống và nhất quán chứng minh "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để đích thực trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đã được mô tả trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Bạn đọc có thể tham khảo toàn bộ nội dung của cuốn sách này ngoài trang chủ của diễn đàn. Ở đây, tôi chỉ đưa lên hình ảnh để đối chiếu, so sánh với sự ứng dụng cụ thể trong kiến trúc nhà của tôi. Sự thay đổi nguyên lý căn để này - nhân danh nền văn hiến Việt - đã dẫn đến sự phục hồi những yếu tố căn bản cấu thành thuyết Âm dương ngũ hành, giải thích và phục hồi những gía trị đích thực của Lạc thư hoa giáp, hiệu chỉnh Tử Vi Lạc Việt và hợp nhất một cách hoàn chỉnh những nội dung rời rạc, thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán của ngành phong thủy - hoàn toàn phù hợp khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Môi trường cảnh quan nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Yếu tố Loan đầu. Căn nhà của tôi có diện tích đất xây dựng là 127 mét vuông. Hướng Tuất, Tọa Thìn.Nằm ở khúc quanh bên sông Sài Gòn, Bên kia sông là khu du lịch Bình Quới gần cư xá Thanh Đa nổi tiếng một thời. Vị trí ngôi nhà trong cảnh quan này, được thể hiện màu đỏ, lớn hơn tỷ lệ thật cho dễ nhìn, trong bản vẽ dưới đây: Quán xét mối quan hệ giữa cảnh quan môi trường với ngôi gia, cổ thư chữ Hán quen gọi là trường phái Loan Đầu. Thực ra với Phong Thủy Lạc Việt thì đây chính là một trong bốn yếu tố tương tác cấu thành hệ thống ứng dụng của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Bô môn Loan đầu có một hệ quy chiếu và những nguyên lý , quy tắc riêng trên cơ sở hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành. Đây là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi chọn đất và xem xét ảnh hưởng của tương quan môi trường với vị trí căn hộ. Ở vị trí địa lý này - theo quan niệm về "Khí" của Phong thủy Lạc Việt - thì căn hộ của tôi, hoàn toàn bất lợi về Âm khí. Âm khí vượng và tụ lại từ địa danh Vườn Lài đến phía dưới cầu Thanh Đa trên bản đồ và ở mé bên trái sông Sài Gòn - trừ bán đảo Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa là vị trí suy khí nặng). Nhưng bù lại, chính hai cây cầu Bình Lợi và Bình Triệu đã dẫn khí vào khu vực căn hộ của tôi. Vị trí căn hộ được thế Thanh Long, Bạch hổ cân đối. Nhưng hậu sơn có vấn đề, chính vì dòng sống uốn quanh sau nhà. Nhưng xét tổng quan về hình thể thì đấy là một thế đất xấu - Bị phạm cách "Thượng sơn hạ thủy" (Trên núi ngậm nước) , cho tất cả những ngôi gia có hướng Bắc, Tây Bắc tọa Nam, Đông Nam - nếu như không khắc phục được hiện trang này thì hậu vận rất phiền phức, mặc dù từ sau nhà tôi ra đến bờ sông còn cả 3/ 400m. Tuy nhiên, với những ngôi gia có hướng Nam, Đông nam thì không phạm cách này, nhưng lại nghịch Long hổ, cũng không thật tốt. Có thể nói rằng: Nếu như dòng sông Sài Gòn chảy đến cấu Bình Triệu, chảy thẳng theo kênh Thanh Đa thì thế đất còn tạm được. Chính khúc quanh sang phải làm nên bán đảo Thanh Đa đã phá thế đất căn hộ của tôi. Nhưng bù lại, chính cái "võng nước" phía sau nhà lại là nơi tụ Thiên khí do từ trường trái đất tạo ra. Nếu xét về khu vực vượng khí trên bản đồ này thì hai trục: tọa Bắc triều Nam và Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Theo PTLV) bên trái sông Sài Gòn trên bản đồ này đểu rất tốt. Bên phải sông Sai Gòn rất xấu, đặc biệt là bán đảo Thanh Đa. Thế đất của tôi còn tạm được, ngoại trừ cách xấu đã nói ở trên. Mô hình phân cung, điểm hướng với huyệt khí bảo châu này, hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Trong đó phần Đông trạch gồm các phương vị Bắc (Khảm); Đông (Chấn); Nam (Ly); Tây nam (Tốn) để tô màu vàng. Tây trạch màu trắng. Khí mạch từ dòng sông Sài Gòn từ hướng Tuất dẫn lại. Đây chính là hướng chuẩn của căn hộ, hợp với Bảo Châu huyệt khí "Canh". .Dòng sông mở rộng, ôm lấy cuộc đất rất hữu tình, tạo nên thế "Tả Thanh Long" tuyệt đẹp cho cuộc đất. Nhưng ở thế "Hình hữu dư, thần bất túc" - cái này anh chị em PTLV cao cấp đều đã biết: Khí tụ bên Hữu ngạn sông, bên Tả ngạn vô khí - nếu như không có hai cây cầu dẫn khí qua. Nhưng cũng phải nói rằng: chúng tôi đã chọn cả chục cuộc đất - tất nhiên là trong pham vi túi tiền cho phép - ở khắp ngõ ngách Sài Gòn. Cuối cùng xét thấy cuộc đất này có thể "khắc phục được khuyết điểm và phát huy ưu điểm" - trên cơ sở tiêu chí và những nguyên tắc của PTLV, nên quyết định mua miếng đất này. Hòn non bộ này được trấn trạch phía sau nhà,khắc phục sự khiếm khuyết của cách xấu "Thượng sơn hạ thủy" ( Nước tụ phía sau nhà)(*). Còn tiếp =================== * Lưu ý: Thế núi trong hình này Âm vẫn còn vượng. Nhưng tôi chưa có thời gian chỉnh sửa lại. Tạm đặt vào đây. .
    1 like
  22. Các thầy bói mò đó ko hiểu gì về tương tác tuổi, nếu mạng chồng khắc vợ (cụ thể Mộc khắc Thổ) vẫn là tốt hàng thứ 2, chỉ sau mạng vợ sinh chồng. Tuy nhiên vợ sẽ hơi vất vả lo toan cho chồng thôi. Sang năm có thể cưới được, nên chọn 1 trong các tháng 1, 6 hoặc 12 âm lịch thì tốt. 2 tuổi này có : Mậu sinh Canh : thiên can chồng sinh vợ là tốt nhất Mạng chồng Mộc khắc vợ Thổ : tốt thứ 2, chỉ sau mạng vợ sinh chồng. Thìn Ngọ tương sinh Hỏa Thổ. Tôi chẳng thấy gì xấu ở cặp tuổi này, thầy nào nói xấu, chia ly thì xuống âm ty bị cắt lưỡi :D Nên sinh con năm 2013 Quý Tỵ nếu cưới tháng 1, năm này rất tốt. Hoặc sinh các năm 2015 Ất Mùi (năm này ưu tiên con gái). Con út nên chọn Tân Sửu 2021. Thân mến.
    1 like
  23. CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠCTHƯ HOA GIÁP ( Chu kỳ hành khí 60 năm của nền văn minh Lạc Việt) Kính thưa quí vị quan tâm. Tính qui luật là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học. Bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán thể hiện tính quy luật qua sự tính toán trong Tinh Lịch Khảo nguyên để tìm hành của năm trong bảng Lục Thập hoa giáp. Nhưng đây là qui luật phiến diện, vì chỉ mình quy luật này được thực hiện - do tính ngược chiều kim đồng hồ của Hà Đồ trong nạp âm - còn các qui luật khác như : Cách Bát sinh tử, Sinh Vương Mộ không thực hiện được. Điều này tôi đã chứng minh trong cuốn sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Tuy nhiên, để chứng tỏ tính hoàn chỉnh của bảng Lạc Thư hoa giáp - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - thì bảng Lạc Thư hoa giáp cũng cần một công thức tính toán tìm hành khí của năm để chứng tỏ tính qui luật của nó. Công thức tính này đã được anh Vo Truoc - Trần Quang thực hiện. Chúng tôi biên tập và trình bày lại như sau: CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠC THƯ HOA GIÁP Vô Trước - Trần Quang. Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông Phương. Trong công thức này số của Thiên Can và Địa chi được qui định như sau: 1 - Số Thiên Can Giáp Ất = 1 Bính Điinh = 2 Mậu Kỷ = 3 Canh Tân = 4 Nhâm Quý = 5 2 - Số Địa Chi: Tý Sửu = 1 Dần Mão = 2 Thìn Tị = 3 Ngọ Mùi = 4 Thân Dậu = 5 Tuất hợi = 6 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính: (theo chiều tương khắc ngũ hành) Thủy = 4 Hỏa = 3 Kim = 2 Mộc = 1 Thổ = 0 4 - Công thức tính: 1. Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư 2. Số địa chi > 3 (Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dư Căn cứ vào số dư tra bảng số quy ước ở phần 3, ta sẽ có hành khí theo bảng Lạc Thư hoa giáp. 5 - Thí dụ: 5 - 1. Giáp tý Giáp = 1 Tý = 1 < 3 => 1 + 1 = 2 => 2 : 5 = 0 dư 2. Ta có: 2 = Kim 5 - 2. Bính Thân ( Sách Tàu là Hỏa) Bính = 2 Thân = 5 > 3 => 2 + 5 - 3 = 4 . Ta có 4 = Thủy 5 - 3. Quý Mùi Nhâm = 5 Mùi = 4 > 3 => 5 + 4 - 3 = 6. => 6 : 5 = 1 dư 1 Ta có dư 1 = Mộc 5 - 4. Đinh Mùi (Sách Tàu là Thủy) Đinh = 2 Mùi = 4 > 3 => 2 + 4 - 3 = 3 => 3 : 5 = 0 dư 3. Ta có 3 = Hỏa 5 - 5. Canh Tý Canh = 4 Tý = 1 < 3 => 4 + 1 = 5 => 5 : 5 = 1 dư 0. Ta có: 0 = Thổ Thay mặt Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông phương, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Votruoc - Trần Quang đã đóng góp trí tuệ của mình vào việc làm sáng tỏ và vinh danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like
  24. Rubi thân mến. Không bao giờ bảng Lạc Thư hoa giáp có hai nghiệm cả. Có thể Rubi hiểu sai vấn đề. Mặc dù tôi chưa tìm hiểu về phương pháp tính Tý - Ngọ lưu trú trong đông y. Nhưng vì tính hợp lý trong những vấn đề liên quan, nên tôi tin chắc điều này. Bảng Lạc Thư Hoa giáp đã được những nhà khoa học có bằng cấp cao trong khoa học hiện đại và tên tuổi xác định tính hợp lý và tính quy luật rất chặt chẽ của nó. Rubi hãy suy ngẫm lại. Tuy nhiên tôi sẽ chứng minh điều này - mặc dù chưa hề nghiên cứu về Tý Ngọ lưu trú - khi Rubi đưa lên đây bảng đồ họa để kiểm chứng. Nhân đây tôi cũng muốn gửi gấm lời tâm sự là: Hiện nay, tôi biết có một số người vẫn còn chưa tâm phục khẩu phục bảng Lạc Thư hoa giáp (Trong đó có không ít người không xuất phát từ nguyên nhân học thuật) - mà tôi tự hào nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt . Họ dẫn chứng là có vài người phản đối tối. Nhưng thực ra, vài người đó chưa hề gọi là đủ khả năng phản biện, mà chỉ là phản ứng mà thôi. Hơn 2000 năm, chính người Tàu đến nay cũng phải thừa nhận không biết gì về nguyên nhân để có bảng Lục thập hoa giáp - Nhưng mấy người đó lại muốn chứng tỏ họ thông minh hơn cả nền văn minh Hoa Hạ mà họ tiếp thu một cách mê muội - khi chính cả nền văn minh đó bế tắc hàng ngàn năm không hiểu gì về cái mà họ coi là của chính họ.
    1 like
  25. Một bài viết đầy đủ của chú Thiên Sứ về ngày mùng 5 tháng 5 "Ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hiến Lạc Việt ________________________________________ Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm . Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 . Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. Một truyền thuyết thứ hai nữa là: Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin: Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau: ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Xin xem hình minh hoạ dưới đây: TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm). Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên . Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này. Kính thưa quí vị quan tâm. Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị! Thiên Sứ"
    1 like