• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/06/2013 in all areas

  1. CON ĐƯỜNG NÀO BÀNG LƯ "Thuở mặt núi sương ôm ngời quốc sắc Những mạch rừng tỏa khói nhuốm thiên hương Tình non lắm chưa thơm mùi tóc ngắn Tôi đã mơ về một con đường..." ( Trích Sương thầm Khói muộn) Anh vẫn thích con đường quạnh vắng Một tiếng gù trơ trọi ngàn lau! ( Trích Sương thầm Khói muộn) 13.10 NGÀY CHỦ NHẬT MỀM " Trời còn làm mây, mây trôi lang thang Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh Như dòng nước hiền Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai..." Vậy là tôi bỏ máy, đóng phòng, rời khỏi cộ xe, lang thang theo khói theo sương cho đến khi rã mềm ngày chủ nhật.Một chủ nhật rưng rưng của chiều miền Tây Nam bộ - nơi mà núi đã khuất và rừng đã xa - nơi chỉ còn những con rạch không tên in trời hiu hắt và ruộng đồng ngu ngơ từng ngọn khói mềm. Mỏi chờ một câu vọng cổ xa xăm từ căn chòi đâu đó nhưng không còn nữa, tôi chợt thấy mình như câu hát hôm nào chẳng có người nghe! Con đường ruộng đồng cao thấp quanh co như một phận người , duy nhất đón mời tôi đến cạn chiều cuối bãi... Từ nơi thẳm của cõi mênh mang đâu đó trong hơi gió Trịnh, trong màu khói Sơn chợt vẳng ra: " Đóa hoa hồng vùi quên trong tay Ôi đường phố dài Lời ru miệt mài..." Tôi lại bỏ mặc cỏ mềm vùi quên trên tay, thong thả đuổi theo câu hát trên con ruộng dài, cho niềm đau miệt mài ,rồi ừ ngàn năm để mà ngàn năm... Tôi mặc cho giận hờn vùi quên trên môi để lời ru dài, lời ru miệt mài, cho dù ngàn năm đành phải ngàn năm... Tôi mặc cho chiều vùi quên trong sương cho chiều thật dài,chiều xa miệt mài để rồi mai này... ngàn năm sẽ mãi ngàn năm... Tôi mặc cho mình vùi quên trong tôi, chìm trong câu hát trên con ruộng dài. Ơi lời ru dài,lời ru đau hoài...E rồi mai này ngàn năm câu hát cùng ngàn năm ru... ru sợi tóc bồng, ru môi bạc lời...! ...trời còn làm mây mây trôi lang thang... 13.9 CỌNG BUỒN CỎ KHÔ "Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô... Trịnh thấy em trong tiền kiếp. Còn tôi, tôi thấy em sau này.CỌNG- BUỒN- CỎ- KHÔ kia,ôi sao bỗng là em? Một cọng buồn xanh xao, ray rức.Một cọng buồn muôn vàn của thương và tội nghiệp đến đau lòng! Từ ngày Cọng Buồn bỏ đi,Trịnh về ngồi uống rượu, tôi thành cọng khói gầy lay lắt phía rừng hôm.Một cọng khói gầy bên rừng khi chiều mưa thôi đổ.Một cọng khói lặng lờ,bất động mà đang trôi. Một cọng khói cam chịu, xa xăm mà muốn nói. Một cọng khói vậy là... như rứa...thì thôi!. Từ ngày Cọng Buồn bỏ đi, Trịnh gầy thêm, cọng khói cũng gầy thêm. Trịnh ôm đàn ngồi hát và cọng khói gầy xa lắc .Để rồi bây chừ tận phía trời kia,tóc ngắn lại nghìn trùng trong con mắt khoắt khuya của Trịnh và cỏ lại khô trên mỗi cọng buồn. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa..." Ở lại với tôi chỉ còn cánh rừng nhuộm khói, mười ngón hư hao và một tách trà.Nhớ những chiều, rừng cứ đổ mưa,tôi biết Cọng Buồn ngồi khóc ( Trịnh nói vậy). Còn lúc rừng phai,Trịnh xa xôi, tôi cũng xa xôi.Để mặc hồn khói chợt dâng, thắp ngọn tự bao giờ. Bây chừ ngồi đây,Cọng buồn cỏ khô ơi,quanh tôi là niềm trơ trọi.Năm đã cạn ngày thì tuổi phải tàn phai... Cho tôi thêm nữa tách trà xanh.Cho tôi thêm nữa một màu chiều yên ả. Tôi sẽ dán hết bức tranh tri ân lên ca từ của Trịnh:CỌNG BUỒN CỎ KHÔ. 12.8 NHỮNG GIỌT SƯƠNG NGẦN "Đi lên bắt giọt sương ngần.. Mỗi sớm,tôi đi lên bắt giọt sương ngần. Không phải như lão Bùi năm xưa, ăm ắp những hồng nhan. Đặt lên khía cạnh lệ hồng hồng nhan" . Nhớ những ngày lão còn ở chơi với cõi đời này, thì mỗi sớm vừa lên là mỗi hồng nhan bừng bừng nhan sắc. Có nhan sắc thành nghiêng đài đổ. Có nhan sắc dậy lừng tiếng vọng truông khe.Từ cô Kiều quyến rũ nghìn xưa, em Mọi rẫy nương hôm qua đến nàng Kim Cương Sài thành mới đó...Những giọt sương ngần tinh khôi ban sớm được chăm chút nâng niu, lão đặt lên khóe lệ những hồng nhan trong một niềm hân hoan vô tiền khoáng hậu. Lão múa bằng roi theo kiểu Tô Vũ. Lão nhảy trên triền đồi miền Trung cỏ cháy những điệu nhảy đười ươi. Lão cười vang bằng giọng cười Trung - Niên -Thi - Sĩ quanh năm suốt tháng "bán dùi". Còn tôi, tôi đem về pha chén trà thơm đượm khói ; rưới lên chút mộng bình thường... góp phần hương vị nhỏ nhoi với sớm mai dưới hiên nhà phía trước. Để được rộn theo những tiếng dại trên cành; để được mát rượi từ một miền vô ngôn thăm thẳm... Tôi làm gì có được hồng nhan, để nhẹ nhàng thiết tha từng giọt sương ngần lên khóe lệ! Một hồng nhan bạc phận - bạc lòng xa lắc khói sương, nhạt nhòa con mắt...có kịp gì đâu. Đành ngồi lặng yên bên chén trà thơm đầy khói như sớm nay. Rồi mơ về điệu nhảy đười ươi của núi đồi Trung du nắng gió... 12.7 VẠT CỎ CA "Đi về viếng cỏ bờ khe..." Bùi Giáng đi về phía bờ khe. Còn tôi, tôi tìm lại con đường. Tôi về, một chiều Valentine đầy khói quê nhà. Con sông lắng đỏ,dở dang đời rừng rú. Những người đi, kẻ ở chẳng biết là ai.. Tôi ngồi thật lâu với vạt cỏ chiều hôm - vạt cỏ của chiều ngái xa con mắt - vạt cỏ của chiều rưng rức con tim. Vạt cỏ chiều ơi , mới đó đã bao năm .Cỏ bao lần úa rồi xanh, còn tôi tóc chừ trắng mãi! Như sớm phải sương, như chiều phải khói . Như xót dại phải đau khờ . Như thương thì phải khổ. Lời cạn rồi thì mắt phải xa....Ngày tôi đi nặng quá một niềm . Tôi giấu tôi , giấu Cỏ .Cất mắt buồn vào rương, treo môi cười ngoài ngõ . Để rồi đi như sợ xóm sợ làng, ngại nhìn cả Cỏ. Bây chừ ngồi đây Vạt cỏ ơi, ừ đã mấy mươi năm, răng vẫn khôn nguôi về vạt tóc hai bờ của những ngày áo mỏng. Tóc vui. Tóc buồn. Tóc chờ trăng hay đang bay cùng gió .Tóc còn dài xanh hay ngắn bạc lắm rồi?...Thôi thì tóc buồn tóc vui, tóc ngắn tóc dài cũng một phận thuyền quyên . Hạnh phúc hay khổ đau vẫn là một lẽ. Chúng mình vẫn phải em xuôi tôi ngược phận người! "Đem thiên lý mộng... chở che mối buồn." Thì mấy mươi năm ngược xuôi ngụp lặn, có còn chi! Chỉ tội nghiệp mười ngón gầy hao vàng nhuộm mối buồn . Từ nghìn dặm Mộng về trùng điệp khói sương, trùng điệp mây trời rừng núi... Gió thoảng, hương loang hanh hao miền đồng nội , thắp ngọn yên bình màu nắng ngọt môi. Để tít tắp con đường phía kia ,mối buồn chợt ngút xanh một mái khói em về. Cám ơn Cỏ . Cám ơn lão Bùi. Cám ơn em. Cám ơn mối buồn. Cám ơn chiều thật muộn . Và cám ơn mai kia mốt nọ, Rừng nghìn sau hát với nghìn xưa... 12.6 " Bây giờ riêng đối diện tôi Còn hai con mắt khóc người một con..." 12.5 MÀU HOA TRÊN NGÀN " Thưa em... Vâng! vì từ vô thủy nên thưa em, Tình đó đã là tình mình! Tình đó là tình của người con gái có ánh mắt ban mai ,có làn môi mùa phượng , có giọng nói của chim khi nắng sớm rọi cành . Tình đó là tình của người con trai có cái nhìn chân mây , có cái lắng hao gầy rưng lên mười ngón. Để rồi một ngày bên chiều ngước mặt từ chối tình tôi , em hóa thành Thiên thần cánh mỏng. Và để rồi một ngày vào sớm của Xuân như sớm nay, em cúi mặt nhận lời, thế là từ đó Thiên- Thần- Cánh- Mỏng mãi em ơi! ...đời mộng chan hòa Mộng từ đó là hơi thở thơm của em, thưa em. Đời cũng từ đó là lời tôi run rẩy.Như hai vòng tay quyện thành một vòng tay. Như hai nụ hôn bỗng nồng nàn một nụ. Đời và Mộng quyện hòa từ đó đến vô chung! Em về ngó thử... Có con đường em về , em vẫn chưa về - Con đường còn đó đầy trăng, đầy cát trắng, đầy mùa xưa - Con đường còn đó đầy khuya thanh mộng rụng, đầy thi ca tiền chiến tôi ngâm. Khi nào thì em về ? Khi nào thì em về để cùng nhau lên ngàn ngó thử... ..màu hoa trên ngàn" Thì ra có con đường em đi , bước chân bươn chải, ánh mắt thèm mong .Em chọn con đường không còn màu trăng xa ngái. Em chọn con đường đêm buông oi ả đèn màu. Em chọn con đường đầy ắp tiếng cộ xe, đầy ắp bụi lời mời gọi...rồi em đau, em khóc với riêng mình .Em khóc rồi tưởng em về. Nhưng không, em lại đi dù áo mỏng, dù đôi bờ vai tóc ngắn đã phôi pha. Em không về.Thì thôi đành vậy. Chỉ tội nghiệp con đường nằm chờ. Chỉ tội nghiệp Tình Tôi đứng ngóng. Chỉ thương mãi màu hoa. Chỉ xót mãi màu hoa. Cái màu hoa trên ngàn ngai ngái đó thưa em! 12.4 TẶNG "Xin về góp nhặt phôi pha... Con chim non tặng anh tiếng hót Giữ lại điệu nhảy hồn nhiên. Chùm Sứ trắng gởi anh chút hương Giữ lại mắt sương cười lúng liếng. Gió mang đến mát lành Giữ nắng ấm ngoài xa… *** Anh tặng cho Rừng chiều xuống những cánh chim Giữ lại lách lau lời ru dại. Như chỉ giữ con đường khói mãi Tặng bên trời ngọn nắng tàn hôm! Anh tặng cho người nói, cười Giữ lại lặng câm. Như giữ lại tách trà sớm nay còn nóng Như đã tặng em niềm yêu bất tuyệt Giữ lại khuya ăm ắp những dòng… Dựng mùa bến nước giao hòa chân đi.." 12.3 CON ĐƯỜNG MÀU TRĂNG " Em về mấy thế kỷ sau ... Không em ạ! Anh muốn biết ngay đêm nay, con đường trăng nào em đi, màu trăng nào em ngắm... Con đường trăng của 20 năm trước, chỉ có tiếng chân em,tiếng chân anh và tiếng của 2 con tim chan chứa thương yêu . Sương khuya quyện với màu trăng để ngả về một màu xanh lơ ,dịu êm trên con đường cát trắng. Màu mắt lứa đôi lắng cả chỗ ngồi. Có dám nói gì với nhau . Có biết nói gì với nhau. Đành phải gởi hết lên màu trăng đêm đó bao ước mơ,bao điều kỳ diệu. Và anh gọi màu trăng đêm đó là màu trăng Thiên Sứ của tình ta. Rồi con đường trăng của 20 năm trước, chỉ còn lại tiếng chân anh ,chỉ còn lại một con tim thổn thức. Sương khuya vẫn quyện với màu trăng ,ngả màu xưa cũ. Màu mắt đã xa,chỉ còn lại chỗ ngồi. Có còn em đâu để nói. Và có còn gì để nói nữa đâu. Đành phải gởi hết lên màu trăng đêm đó những vần thơ, để rồi mai đi ,xa mãi con đường. Anh gọi màu trăng đêm đó là màu trăng Xa Mãi của tình ta. Nhìn trăng còn thấy ... Con đường trăng của 20 năm sau,chỉ còn lại con đường .Tiếng chân bây chừ là đồng vọng. Em có bao giờ về, ngắm lại màu trăng? Màu trăng cố quận và màu trăng nơi em.Màu trăng vú mộng và màu trăng quặn thắt ... Con đường trăng nào đêm nay em đi . Màu trăng nào đêm nay em ngắm. Rồi có khi nào như máu chảy về tim ,em về đau màu trăng cũ .Và trên con đường cát trắng xưa, nghe đồng vọng phương nào.. ...nguyên màu ấy không. ". 12.2 MÙ SA ĐẦY NGÕ " Em về giũ áo mù sa... Mỗi ngày bắt đầu từ một niềm đau, giống như sương mù sa đầy ngõ mỗi khi thức dậy. Tôi âm thầm nhận nó. Rồi mỗi ngày tôi có một niềm yêu, cũng như sương mù sa đầy ngõ, như tách trà thơm nóng hổi ban mai .Tôi cô đơn nhận nó. Trút quần phong nhụy... Bao giờ thì em về cho tà huy bay? Một nỗi mong, mong manh cũng như sương mù sa đầy ngõ - gần đó mà chưa thể trong vòng tay - xa đó mà sao như nằm trong thương nhớ. Em ơi, bao giờ em về!? Đừng để tôi, chỉ được xin giữ lại con đường. Hãy cho tôi giữ thêm tiếng chân em, mùi tóc thơm em , lời hẹn ước của em trên suốt con đường đó.Đừng để như sương mù sa đầy ngõ sớm nay. Đừng để tôi tìm tôi giữa khói, đừng để trơ trọi tiếng chim, đừng để trơ trọi con đường trong một chiều thật muộn của tình tôi. Nếu tôi viết được tình ca ,tôi sẽ hát. Nếu tôi viết được thơ tình, tôi sẽ ngâm. Để làm gì em biết không? Không phải để gió cuốn đi... ... cho tà huy bay." 12.1 MÙA XUÂN PHÍA TRƯỚC " Xin chào nhau giữa con đường.." . Bao nhiêu năm của một đời người, tôi đã sống và làm như câu thơ của BG. Những hỉ ,nộ,ái,ố đời thường,tôi lặng lẽ giơ tay đón nhận. Dù có lúc nó đến và đi tưởng như nó chưa từng đi và đến trong đời tôi. Có đuổi xua nó vẫn đến,có níu kéo nó vẫn đi như một thân phận an bài! Vậy thì con đường! xin hãy là con đường ,đừng nhiều ngã rẽ nữa... Chiều nay tôi đứng một mình , không phải với con sông đẫm niềm cô đơn để chiêm nghiệm về Tình yêu ,Thân phận của tôi, của em, của tôi và em hay của những người thân, bè bạn. Tôi với nỗi đau đứng trước ngã rẽ của con đường ... Vẫn phải băn khoăn lựa chọn để nặn cho ra một kiếp phận của mình! Tôi không cần phải như rứa được không? " Mùa Xuân phía trước..." Có thật không? Tôi vịn vào tôi, vào em hay vào ai để biết? Tôi vịn vào tôi. Là vịn vào nơi thẳm của Lòng.Như vịn vào chút vàng hé lộ của những búp non trên cành mai trước ngõ ,ngước nhìn về một mùa Xuân nắng tràn và gió ngập . Những niềm đau gởi lại miên trường. Và mơ lại mùa Xuân mưa lăng phăng trên tóc,chút rét hây hây trên má thắm người xưa.Mơ lại những bản tình ca tôi nghe, tôi hát với riêng mình... Tôi vịn vào em. Là vịn vào nơi thẳm của Tình yêu. Như vịn vào sương thầm của 20 năm trước để ngước về khói muộn của 20 năm sau. Những niềm đau tôi gởi lại miên trường. Và mơ về một mùa Xuân tóc ngắn. Mơ lại vầng trăng trách móc trên môi .Mơ lại những thơ tình tôi viết ,tôi ngâm cho riêng tôi,cho riêng em,cho mãi mai sau... Tôi vịn vào ai. Tôi vịn vào Con. Là vịn vào tiếng cười trong vắt,ánh mắt tin yêu của Con để ngước về con đường trước mặt. Tôi vịn vào người thân. Là vịn vào tách trà thơm ban sớm để giấu mình. Tôi vịn vào bạn bè - Là vịn vào cốc rượu khuya để cái nhìn lẳng lặng. Tôi vịn vào ai - một người xa lạ. Là vịn vào khói thuốc để chào nhau. Tôi vịn vào ban mai - Vịn vào mênh mông thầm lặng của sương.Vịn vào chiều cuối ngõ - Vịn vào muộn màng xa xăm của khói. Để trăn trở tôi, để bỏ một phần tôi ở lại miên trường! "...miên trường phía sau.". Được đăng bởi Bàng Lư vào lúc 02:57
    3 likes
  2. Tình mẫu tử khỉ đánh động sự vô cảm cõi người Thứ Hai, 10/06/2013, 16:14 [GMT+7] (ĐVO) - Tình cảm của những cặp mẹ, con loài khỉ trên đảo Hòn Lao (Xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) khiến người xem không khỏi cảm động http://baodatviet.vn...i-2348579/?p=11 Người ta cố gắng khơi dậy cảm xúc trong con người và có vẻ như cố gắng đẩy lùi sự vô cảm. Nhưng cả một truyền thống văn hóa và côi nguồn dân tộc bị xóa sổ thì lại nhận được sự vô cảm lớn nhất của những kẻ tự nhận là tri thức và nhân danh khoa học. Còn nhân danh khoa học để phản biện, minh chứng cội nguồn Việt sử thì hệ quả là "truy sát" - nhưng cũng không rõ nguyên nhân gì! Tôi cảnh báo trước cho các người rằng: Nếu các người còn tiếp tục "vô cảm" với cội nguồn văn hóa dân tộc với truyền thống lịch sử 5000 năm văn hiến thì các người không còn gì để mất. Cho đến giờ này, tôi vẫn chờ đợi một sự sòng phẳng chính danh khoa học, công khai,minh bạch cho một cuộc tranh luận khoa học về cội nguồn Việt sử với "hầu hết các nhà khoa học trong nước".. Với những kẻ gọi là trí thức - nếu còn chút gì gọi là liêm sỉ và lòng tự trọng thì hãy biện minh cho luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt - khi có người phản biện luận điểm của các người và đủ khả năng vạch ra cái sai trong luận điểm của người khác. Không có được sự tối thiểu này của con người thì các người không đủ tư cách phê phán và nhân danh bất cứ cái gì. Kết quả của một thế giới không có chuẩn mực tối thiểu. Khi đã không có chuẩn mực thì đừng nói đến sự vô cảm.
    2 likes
  3. Một lần nữa xin cảm ơn nhưng ai còn có chuẩn mực tối thiểu do Thượng Đế ban cho- vì có chút chạnh lòng khi đọc bài viết này của tôi - dù không thể hiện. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    2 likes
  4. Nhân ngày Tết mùng 5 tháng 5, Phoenix chép lại bài viết về chủ đề này đã được đăng trên Vietlyso. Chú Thiên Sứ vẫn còn nợ Phoenix một câu giải mã: Vì sao lại có câu "Len lét (nen nét) như rắn mùng năm". :-D Mời các ACE xem bài giải mã: "LỊCH SỬ TẾT ĐOAN NGỌ (5 Tháng 5 Âm Lịch) Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: 1)Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công Tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi vinh quang ông khinh bỉ đám cận thần của vua; ông ko nhận quan tước. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi; bèn ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này và dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. 2)Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở; tương truyền; ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ; thể hiện tâm trạng buồn về đất nước suy vong. Can vua không được; ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông; cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Nhưng trong văn hoá Việt: Ngày mùng 5 tháng năm là ngày giỗ quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang” Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Mẹ và 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu lý số Đông Phương chắc chúng ta đều biết đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được các cổ thư chữ Hán miêu tả như sau: *------*------*------*------* ---------------0 --------0------0------0 ---------------0 *------*------*------*------* Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Âm là giá trị hiện hữu và Dương là giá trị trừu tượng. Như vậy; tháng có trước và ngày có sau (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/Rồng biểu tượng của Vương Quyên chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ. Ngày là con của tháng thuộc Âm; nên chọn ngày mùng 10; đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Cũng trên nguyên lý Âm là sự hiện hữu; lại là ngày giỗ Mẹ Âu Cơ. Nên ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Ngày cực Âm; tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên; dân chúng ăn đồ nguội. Ngay trong Đông Y; ngày cực âm 5/5 cũng được chọn để hái thuốc trị một số bệnh nhất định. Ngày giỗ Mẹ Âu Cơ mùng 5 tháng 5 được cử hành rất long trọng ở một số nơi trong nước Việt Nam; tuy ko lớn như giỗ Tổ Hùng Vương; nhưng cũng có nhiều người biết đến. Trong bài báo: “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16; ngày 22 tháng 6 năm 2004; đưa tin: “Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá; nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Đúng là văn hoá không thể là bánh mì! Bởi thế; Thiên Sứ tôi tường bài này với hy vọng những người có trách nhiệm với di sản văn hoá của nhân loại hãy thận trọng khi quyết định về cội nguồn của một giá trị văn hoá truyền thống. Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị! THIÊN SỨ"
    1 like
  5. Chị không xem được hình. Chị chỉ xem hạn trong 1-2 năm, không xem tới 10 năm đâu
    1 like
  6. Em có khéo tay, nấu ăn có ngon? Năm nay là hạn lập gia đình. Chồng dáng người cao vừa, mặt thóp, da hơi ngăm đen, tiếng nói to. Công việc chắc chẳng khi nào ổn định. Thích hợp làm giáo viên, hoặc những công việc mang tính chất di chuyển
    1 like
  7. Phong thủy xem bằng hình tg Trần Di Khôi Soạn lại hình ảnh: Thiên Đồng NHÀ DÀI VÀ HẸP CẢN TRỞ TIỀN ĐỒ Có những ngôi nhà, vì thiếu diện tích nên đã xây thành nhà dài và hẹp như hình minh họa, vừa mất thẩm mỹ vừa thiếu an toàn, cư trú lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của cả gia đình. NHÀ BÌNH THƯỜNG KHÔNG NÊN LÀM CỔNG VÒM Trừ nhà hàng ra...còn lại là nhà ở, dù thiết kế theo kiểu Á đông hay Tây phương, truyền thống hay hiện đại, không nên làm cổng vòm hay hình tròn, nếu không gia chủ gặp nhiều rắc rối hay không may.
    1 like
  8. 1 like
  9. Kính đề nghị ban quản trị diễn đàn đưa mục này lên trang thảo luận hàng ngày để tất cả mọi thành viên trên diễn đàn tham gia gửi các bài thuốc nam, và chia sẻ kinh nghiệm thuốc nam của người Việt nam, chữa bệnh cho người Việt Nam. Trân trọng cảm ơn!
    1 like
  10. Máu Vẫn Về Tim Cho dù em bỏtôi di Ngàn năm gióvẫn thầm thì với mây Trăng lên,trăng khuyết lại dầy Yêu em, tôi vẫntháng ngày yêu em Làm sao chối bỏcom tim Một khi hơi thởdã tìm về nhau Cám ơn em dãcho vay Tấm lòng thảomộc thành cây dại ngàn Một mai cốt rũxương tàn Lệ tôi vẫn ủnuôi hàng cây xanh Để khi lá cólìa cành Bay vào cổ tíchbay quanh linh hồn Tình nào thệước trăm năm ? Tình nào gió thổitrên cồn cát phơi ? Dù mai vật dổisao dời Máu tôi vẫnchảy muôn dời về tim Tuyền Linh
    1 like
  11. Ai Người Tri Âm ? Sầu nầy, ai hiểu được ta ? Sầu trong giấc ngủ, sầu ra sân vườn Sầu ươm giọt lệ thành sương Nửa đêm thức giấc…đẫm vườn chiêm bao Hồn ta chết giữa mùa Xuân Cô đơn vệt nắng cuối đường hoàng hôn Em ngồi xõa tóc lặng buồn Chút hương còn đọng bên lòng ta đây Bên em, còn có sầu nầy Bên ta, chỉ với cỏ cây thầm thì Ai người tri kỷ tri âm ? Ai người sáng ngóng chiều trông hỡi Người ! Nhớ ơi, sao nhớ lạ đời ! Giấc mơ sảng sốt chơi vơi lịm hồn Nghe tình còn ngọt môi hôn Mà sao lịm chết giữa vùng khói sương Thương cho mười ngón tay buồn Rụng trên phím trắng, lạc nguồn âm giai Chừ đây sầu đã chia hai Em ơi, bên ấy đêm dài không em ? Tuyền Linh
    1 like
  12. Số đt 1: đây là người khá nóng tính, tính tình điềm đạm và hơi kỹ tính, là người được cha mẹ yêu quý, khắc khẩu với anh em bạn bè. Hay khắc khẩu với đồng nghiệp. Tiền lúc có lúc không. Công việc tuy không được thuận lợi nhưng do nỗ lực bản thân nên cũng vượt qua được. Anh em có người đang bị bệnh. Tình cảm không được thông suốt, quan hệ tình cảm khá thất thường. Bản thân hay phải đi công tác xa nhà, công việc không ổn định. Mọi việc lúc đầu khá suôn sẻ như có người đưa đường chỉ lối nhưng cũng phải thận trọng có kẻ chơi xấu, ngáng đường. Số xấu, nên đổi. Số đt 2: Số đt này thì là người sống tình cảm, ngay thắng và trực tính, được mọi người quý mến, nhiều cô gái thích. Bản thân khá là vất vả trong cuộc sống, có nhiều người giúp đỡ, nhất là trong vấn đề kinh doanh, công việc. Tà lộc không thuận lợi, khá vất vả mới kiếm được đồng tiền. Số này lợi về học hành, có chức thì chỉ làm phó. Trong công việc hay gặp nhiều khó khăn trắc trở và gây tranh cãi, hiểu lầm lẫn nhau. Số trung bình. thân mến
    1 like