-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/06/2013 in Bài viết
-
Khăng Khăng Với Việt Sử?!
VHTNQ and 13 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hôm nay là ngày mùng 3. tháng 5 Việt lịch. Ngày kiêng cữ rất xấu với Lý học gọi là ngày Tam Nương sát. Tôi mở topic này để tâm sự đôi chút về Việt sử gần 5000 năm văn hiến hay Thời Hùng Vương chỉ hơn 300 năm với tư cách là một “liên minh bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Tất nhiên vấn đề có liên quan đến Trung Nhân với “hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay và khả năng truy sát sư phụ” – theo cách gọi của anh ta. Thực tình tôi chẳng làm gì xấu với ai theo các chuẩn mực cổ kim để đến nỗi phải bị trả thù đến mức truy sát. Tôi cũng chẳng liên quan đến bất cứ một tổ chức chính trị nào nhân danh bất cứ một cái gì. Vậy sao lại có kẻ đòi truy sát?Vậy phải chăng là tôi một lòng minh chứng cho Việt sử gần 5000 năm văn hiến? Tôi cũng muốn cố quên và nhìn đời với con mắt xanh. Rất tiếc! Như một bóng ma ám ảnh, những sự kiện có vẻ như ngẫu nhiên luốn nhắc tôi điều này. Đó là lý do mà tôi muốn dứt điểm sự kiện vào ngày tối kỵ của Lý học. Tại sao bao nhiêu kẻ “sinh sự” với tôi không khiến tôi phẫn nộ bằng Trung Nhân? Bởi vì họ tuy rất sinh sự trong qúa trình tôi minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng nó vẫn còn có chuẩn mực cho hành vi. Cho dù nó là chuẩn mực vô lý thì nó vẫn cứ là một chuẩn mực. Thí dụ, nếu ai đó gặp một tay anh chị phát biểu: “Từ sáng đến giờ tao chưa uýnh thằng nào” – thì đấy là một chuẩn mực của tay anh chị đó. Còn việc hai thằng nhìn vào nhà và truy sát tôi thì không có một chuẩn mực nào. Họ thích thì làm và tôi cũng chẳng hiểu vì sao lại như vậy. Và Trung Nhân đâu phải tay giang hồ như trong thí dụ trên? Vậy có ai có thể sống được trong một môi trường mà không có một chuẩn mực nào không? Nếu trong một xã hội đen thì chí ít nó cũng có chuẩn mực của xã hội đen. Nếu ngay cả trong xã hội đen cũng không có chuẩn mực của nó thì tự nó sẽ tan rã. Sự đe doa nếu chỉ với “hai thằng nhìn vào nhà” thì tôi quen rồi và không có vấn đề gì phải bàn. Nhưng đe doa truy sát thì đó là sự thể hiện phi chuẩn mực xã hội. Ít nhất nó cũng phải có lý do gì giải thích được – tức là một chuẩn mực dù là rất tự nhiên, chứ không phải do con người quy định?! Hay là tôi chống đối xã hội, phạm luật nặng đến mức phải tử hình? Hay là tôi đe doa cho thậm chí con chuột nhà hàng xóm? Hoàn toàn không có gì cả. Vậy tại sao một người như Trung Nhân lại xác định “hai thằng nhìn vào nhà có khả năng truy sát” – Tức là cố tình giết tôi? Tất nhiên, nếu tôi sợ chết thì chắc chắn tôi không tiếp tục công việc của mình. Khi tôi biết rằng đã có những cái chết có vẻ như ngẫu nhiên liên quan – thí dụ như giáo sư Phạm Huy Thông. Hay là việc chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến đụng chạm đến một quyền lợi tối thượng của ai, hoặc một tổ chức nào đó? Đã vài lần, tôi được nghe nói tới việc Thiên Sứ “khắng khăng với quan điểm Việt sử 5000 năm văn hiến”. Tại sao lại gọi là “khăng khăng” nhỉ? Từ “khăng khăng” trong tiếng Việt chỉ sử dụng cho một kẻ cố chấp. Còn tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có luận cứ rất rõ ràng. nếu tôi sai thì với “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới” không lẽ không đủ khả năng vạch ra cái sai trong luận cứ của tôi?! Toàn giáo sư tiến sĩ cả đấy chứ! Mà đâu phải mới đây, đã hơn 15 năm nay rồi.Tất nhiên là phải công khai, minh bạch. Chứ không phải lừa bịp phản biện sau lưng. Họ nhân danh khoa học khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đấy chứ! Ít nhất thì về danh nghĩa công khai họ phát biểu cho những kẻ “phó thương dân” như tôi biết thế! Vậy thì việc tôi cũng nhân danh khoa học với đầy đủ luận cứ phản biện và minh chứng thì chí ít nó phải có sự sòng phẳng khoa học – đó là chuẩn mực tối thiểu trong khoa học – Vậy tại sao lại lắm kẻ đeo theo đe dọa, chụp mũ như vậy? Trung Nhân chỉ là hiện tượng cuối cùng mà tôi công khai lên đây.Trước đây Dũng Tử Vi – một nick quen thuộc trên vài diễn đàn Lý số đã nói với tôi: “May mà anh nghèo, nếu anh giầu thì chắc anh đi tù rồi”(?) – tất nhiên vì tôi xác định Việt sử 5000 năm văn hiến với sự chứng minh Lý học Đông phương có nguồn gốc Việt – Tất nhiên nó không phải của Tàu. Không lẽ giầu nghèo là chuẩn mực cho chân lý? Phải chăng đó là “cơ sở khoa học” để phủ nhận văn hóa truyền thống Việt? Vấn đề được đặt ngược lại: Tại sao “hầu hết những nhà khoa học trong nước” khăng khăng với quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến (Cách gọi trước đây là “hơn 4000 năm”). Hay là vì họ có “cơ sở khoa học”, còn tôi thì không?! Cho nên chỉ có tôi mới bị “truy sát” còn họ thì không? Nhưng cho đến ngày hôm nay, tức là nửa năm đã trôi qua – giáo sư Phan Huy Lê – Hội trưởng Hội Sử học Việt Nam vẫn chưa hề có định nghĩa về khái niệm của chính ông ta đưa ra, trong buổi Hội thảo về Chữ Việt cổ , về thế nào là “cơ sở khoa học”. Bản thân khái niệm “khoa học” cũng rất trừu tượng. Vậy cái “Cơ sở khoa học” của giáo sư Phan Huy Lê thực chất là cái gì – để căn cứ vào đấy “hầu hết những nhà khoa học trong nước” “khăng khăng” phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống của Việt sử? Tôi đã nhiều lần rất thẳng thắn trên diễn đàn công khai: Nếu sự phủ nhận văn hóa truyền thống Việt là một nguyên nhân chính trị và tất cả những ai có tham vọng chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến như tôi thì đều có một kết quả như Trung Nhân đã nói với tôi là sẽ bị “truy sát” thì họ có thể nói thẳng với tôi. Tôi sẽ im lặng. Chí ít thì nó cũng là một chuẩn mực trong quan hệ xã hội. Rất tiếc! Cho đến ngày hôm nay, chưa thấy ai công khai nói việc này và qua hành vi của Trung Nhân thì phải chăng người ta muốn cá nhân tôi phải suy luận ra điều đó?! Tôi công khai điều này lên đây. Tất nhiên tôi biết rất rõ sẽ làm khó chịu cho ai đó hoặc tổ chức nào đó mà Trung Nhân chỉ là người thực hiện. Nhưng chí ít thì nó cũng là một phản ứng tự nhiên – một thứ chuẩn mực tự nhiên của con người khi bị “truy sát”. Và nếu nó có ảnh hường gì đó xấu hoặc tốt thì đó cũng là hệ quả tất yếu mà bắt nguồn từ chính hành vi của con người Trung Nhân. Kiểu nhắn nhủ “may mà anh nghèo” của Dũng Tử Vi. Hoặc kiểu chụp mũ của Nguyễn Thị Thái theo kiểu “căm thù chế độ cộng sản”. Nhưng chí ít thì Thị Thái và Dũng Tử Vi còn đưa ra một chuẩn mực trong quan hệ con người, để người ta biết đường lựa chọn: Nếu anh muốn tiếp tục viết lách thì không nên vì động cơ “căm thù chế độ cộng sản”, hoặc đừng có mục đích hám lợi. Tuy nó cực vô lý trong điều kiện chứng minh có “cơ sở khoa học” – kể cả hiểu theo cách của ông Phan Huy Lê – thì nó vẫn là một thứ chuẩn mực xã hội. Nhưng đến Trung Nhân trắng trợn đe doa truy sát thì nó khác hẳn. Nó không cần đến một chuẩn mực nào, vì không có bất cứ một nguyên nhân nào để có thể lựa chọn. Anh có thể sống trong một môi trường xã hội,mà chỉ cấn một cái “nhìn đểu”; hoặc “nhìn thấy ghét” anh có thể bị giết. Nhưng nó còn có chuẩn mực là “nhìn đểu” ; hoặc “nhìn thấy ghét”. Anh muốn sống thì anh đứng “nhìn đếu” và phải tạo một bộ mặt dễ thương. Nhưng liệu anh có thể sống trong một môi trường mà anh có thể chết với bất cứ một nguyên nhân nào do con người xung quanh anh muốn giết anh, kể cả anh là người mà quen gọi là hiền lành tử tế – một xã hội không chuẩn mực. Khi “hầu hết những nhà khoa học trong nước” lên tiếng phủ nhận truyền thống văn hóa sử gần 5000 năm văn hiến” họ nhân danh khoa học. Chí ít cái nhân danh khoa học đó là một chuẩn mực trong lĩnh vực của cái gọi là khoa học của xã hội loài người – (Là chuẩn mực của trí thức để họ có thể vênh váo với bằng giáo sư, tiến sĩ – thậm chí viện sĩ). Nếu như “hầu hết những nhà khoa học trong nước” thực sự khoa học thì khi có người bày tỏ quan điểm phản biện nhân danh khoa học – như họ công bố trên tất cả các phương tiên truyền thống và cả trong Lời nói đầu của Hiến Pháp – thì – trong một xã hội chuẩn mực mang tính chính danh – họ phải có phản biện công khai,minh bạch và có trách nhiệm với quan điểm của chính họ – để biện minh cho luận điểm của họ một cách có trách nhiệm theo tính thần khoa học. Chứ không phải là việc làm của Trung Nhân, Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi…vv…. Nhưng điều này đã không xảy ra. Tôi đã hân hạnh được một người bạn giới thiệu gặp trực tiếp vị đại biểu quốc hội nổi tiếng là Dương Trung Quốc, để trình bày luận điểm của mình và đề nghị ông trung gian tổ chức một cuộc hội thảo liên quan đến Việt sử 5000 năm văn hiến. Ông ta đã đồng ý,nhưng chỉ tổ chức kiểu mini với chừng 20 nhà khoa học và có tính bàn tròn, không công khai với báo chí. Tôi cũng chấp nhận việc này. Tôi có thông báo việc này với anh Lãn Miên, để chuẩn bị tham gia cùng tôi. Nhưng sự kiện xảy ra trước khi bầu cử quốc hội khóa này. Ông Dương Trung Quốc vì bận công tác nước ngoài nên hoãn. Hẹn 10 ngày sau. Chờ hết 10 ngày thì ông bận rộn trong việc bầu cử quốc hội. Và tất nhiên tôi chờ đến bây giờ. Tôi không nhắc ông. Chính vì những kiểu can thiệp liên tục từ khi viết cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” – dạng Nguyễn Thị Thái, Dũng Tử Vi… hơn 10 năm trước – khiến tôi hiểu rằng: Đây là một việc tế nhị và ông muốn né tránh. Bởi vậy, khi chạm mặt ông ở một cuộc hội thảo tôi đã không gặp – dù tôi biết ông cũng nhìn thấy tôi. Tôi không muốn một vị đại biểu quốc hội khả kính phải ngại ngùng khi gặp tôi và khiến ông phải nhớ tới lời hứa của mình,liên quan đến việc trọng đại của cả một dân tộc: Cội nguồn Việt sử. Đang nhẽ ra, về mặt lý thuyết thì ông ta là người có trách nhiệm cao nhất - vì là đại biểu quốc hội - và có trách nhiệm trực tiếp vì còn là Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - chứ không phải là tôi, Phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ. Nhưng hành vi của Trung Nhân đã xác định: Không có cả ngay cái lý thuyết này. Vì hành vi đó xác định: Không có chuẩn mực xã hội. Nên tôi không buồn ông Dương Trung Quốc, sau hành vi này của Trung Nhân. Tôi cũng nói trước rằng: Tôi biết các vị đại biểu quốc hội sắp bỏ phiếu tín nhiệm những nhà lãnh đạo cấp quốc gia. Bài viết này của tôi không liên quan gì đến vấn đề này. Nó chỉ liên quan đến bức xúc của cá nhân tôi. Các vị cứ việc xét theo ý của các vị. Và đừng có suy luận gì về hành vị của tôi cả. Sự biện minh của tôi thực sự cũng không cần thiết khi không còn có chuẩn mực nào đế phán xét - khi sự truy sát không có lý do tối thiểu nhân danh con người. Vậy thì còn gì để phân tích, phán xét về tôi nữa - làm gì còn chuẩn mực nào để phán xét nữa - khi người ta có thể "truy sát" mà không cần nguyên nhân (Lý do cũng không có). Các người muốn phân tích, nhận xét, đánh giả về một con người - như tôi chẳng hạn - thì chí ít cũng phải có một chuẩn mực nào đó chứ nhỉ? Tối thiểu cũng phải là "nhìn đểu" - Cũng không có - thì thôi đi. Thích cứ làm. Thậm chí tệ đến mức độ thế này: Một người là cán bộ thuộc dạng trung cao tặng tôi một công cụ cai thuốc lá , nhỏ bằng hột đâu có thể gắn vào một huyệt vị trên tai. Tôi vào Nam mang trên tai hột này - Một đệ tử của tôi là Công Minh - từ khóa I Phong Thủy Lạc Việt - trong một buổi đi chùa phóng sinh cùng Wildlavender, nhìn thấy buột miệng: "Không biết đó là dấu hiệu của tổ chức nào". Không biết anh ta còn nhớ anh ta đã nói gì không. Nhưng với tôi mọi hành vi của người xung quanh tôi đều rất dễ gây ấn tượng. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào, không chống lại bất cứ một lợi ích nhóm nào. Trên diễn đàn không có bài viết chỉ trích ai tham nhũng cả. Vâng! Không phải tôi vô cảm! Không phải tôi không biết gì. Nhưng vì công việc của tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến đã qúa đủ để vượt ra ngoài tầm sức vóc có thể của một con người. Và chỉ với một điều kiện đó thôi - cũng cái như là một yếu tố chuẩn mực của cá nhân tôi - cũng đủ để bị đe doa truy sát. Và tôi lấy ngay việc làm của tôi như một chuẩn mực quán xét tất cả. Tôi cũng công khai minh bạch trên diễn đàn: Lề trái, lề phải, không thấy ai có một lời nhắc tới Việt sử 5000 năm văn hiến. Cho đến giờ này - khí sự bức xúc phải công khai lên đây - thì tôi xác định ngay rằng: Tôi vẫn tiếp tục minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và chấp nhận bị truy sát. Đừng ai phân tích , phân teo về tôi nữa. Do làm gì có chuẩn mực xã hội nào để nhận xét về một con người? Hành vi của Trung Nhân đã xác định điều này trong hàng loạt các hành vi tương tự - nhưng còn chấp nhận được. Việt sử 5000 năm văn hiến có còn cần thiết với xã hội này nữa hay không và có ai cần đến nó thì tùy hỷ. Không có chuẩn mực nào cả. Tôi giống như kẻ rao bán hành trong truyện cổ tích Việt Nam. Hôm nay, có một cuộc Hội thảo do Viện Nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức - liên quan đến ngôi mộ cổ của công chúa thời Lý - họ có mời tôi. Tôi rất quý cô Hoàng Thị Thiêm và có cảm tình với viện này. Nhưng tôi cáo lỗi không đi. Bởi vì phút chót tôi được biết có ông Đinh Xuân Lâm - một thành viên trong cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Tôi không thể ngồi đồng hạng với ông ta. Ngoại trừ - có thể ngối đối mặt trong hội thảo về cội nguồn Việt sử. Đây cũng là lý do mà tôi không hề có một lời bình luận liên quan đến Đàn Xã tắc, mà rất nhiều thành viên post lên diễn dàn. Bởi vì tôi thấy những người đứng ra bảo vệ luận điểm giữ Đàn Xã Tắc hầu hết có trong đám "hầu hết". Tôi không đồng hạng với họ. Cả một cội nguồn Việt sử còn đem quăng thì với cái Đàn Xã Tắc còn nghĩa lý gì, mà bàn với đám này.Bạn đọc đang xem bài viết này thấy quá căng thẳng phải không? Nhưng nếu ai đó hiểu rằng: Ngay trong lúc chuẩn bị Hội Thảo “Phong thủy là khoa học” – ngày 15, tháng 12. 2009 – với hàng trăm việc bận rộn liên quan, tôi vẫn phải chuẩn bị tình huống cho cuộc hội thảo bị ngưng nửa chừng với những lý do không khó hiểu. Cho đến khi biết có ông Thang Văn Phúc , nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia tôi mới hơi yên tâm. Đủ hiểu rằng: Trong quá trình minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến nó căng thẳng thế nào. Các bạn quan tâm đến hội thảo, hãy xem kỹ lại các bài tham luận liên quan đến TTNC LHDP – hầu như nhắc rất hạn chế đến cội nguồn Lạc Việt của bộ môn phong thủy. Chính vì lý do “tế nhị và nhạy cảm” đó. Nhân danh khoa học phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Vậy nếu những nhà gọi là Khoa học của Việt Nam - tự nhận rằng "hầu hết thống nhất quan điểm" - còn có chút gì gọi là liêm sỉ và lòng tự trọng - nếu như còn có chuẩn mực này tối thiểu trong giới gọi là trí thức - thì hãy công khai bác bỏ luận điểm của tôi. Còn nếu nhưng không thể làm được việc này thì các người hãy câm mẹ nó đi và công khai đính chính sự ngu dốt của các người. Nếu như còn chuẩn mực tối thiểu của Thượng Đế ban cho là sự ngu dốt của con người, Hình như ngay cả chuẩn mực này cũng không có nốt. Giáo sư, tiến sĩ thì phải thông minh hơn những thằng ve chai lông vịt chứ nhỉ! Còn những trò hề như của Trung Nhân tôi không quan tâm. Làm gì còn chuẩn mực nào để bảo anh ta xấu hay tốt?! Nếu ai đó có chút chạnh lòng thì tôi xin cảm ơn. Vâng! Nhưng chạnh lòng là chuẩn mực của Thượng Đế chứ không phải loại người như Trung Nhân.14 likes -
Khăng Khăng Với Việt Sử?!
VHTNQ and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Một lần nữa xin cảm ơn nhưng ai còn có chuẩn mực tối thiểu do Thượng Đế ban cho- vì có chút chạnh lòng khi đọc bài viết này của tôi - dù không thể hiện. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.4 likes -
Khăng Khăng Với Việt Sử?!
VHTNQ and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
PS: Đây không phải lần đầu tiên tôi từ chối ngồi chung ghế với hạng người phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Trước đây, trong cuộc hội thảo thơ Nữ Sĩ Ngân Giang. Vì là con trai của bà, tôi có nhận lời tài trợ 5 triệu đồng và được đọc bài tham luận phân tích bài thơ Trưng Nữ Vương. Nhưng khi biết Ban tổ chức mời Phan Duy Kha - một thành viên khá cực đoan trong đám "hầu hết" thì tôi xác định luôn: Tôi sẽ không tham dự - cho dù đó là hội thảo thơ của Mẹ tôi - nếu ban tổ chức mời Phan Duy Kha. Cuối cùng Ban Tổ chức phải loại ông ta ra khỏi danh sách mời.3 likes -
TuanVietNam ››http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/124444/-bien-dong-van-dam-giang-tay-giu----.html08/06/2013 02:00 GMT+7 "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ"... "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình...", ông Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết) ngâm hai câu thơ trên trong lúc trao bức trướng cho lãnh đạo Bộ TNMT và UBND tỉnh Hà Tĩnh tại một phiên họp trong Diễn đàn Kinh tế biển tổ chức tại Hà Tĩnh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai giới thiệu, hai câu thơ trên trên bức trướng được trích từ bài Cự Ngao Đới Sơn trong Bạch Vân Am Thi Tập của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyên văn bài thơ: Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh, Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh. Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực, Trước cước trào vô quyển địa thanh. Vạn lý Đông minh quy bả ác, Ức niên Nam cực điện long bình. Ngã kim dục triển phù nguy lực, Vãn khước quan hà cựu đế thành. Tạm dịch: Núi tiên biển biếc nước trong xanh Rùa lớn đội lên non nước thành. Đầu ngẩng trời dư sức vá đá, Dầm chân đất sóng vỗ an lành. Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình, Chí những phù nguy xin gắng sức, Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình. Đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa của ViệtNam. Ảnh: Kiên Trung "Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược, một dự báo thiên tài: Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình", ông Mai bình luận. Giám đốc Trung tâm Minh Triết nói thêm, những ngày này Biển Đông đang trở thành một trường tranh chấp, quyết liệt... Vì vậy, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn cái tâm thức biển đảo của người Việt. "Tự ngàn xưa dân Việt đã là cư dân của văn hóa biển - đảo. Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao. Đó là lời dự báo thiên tài, là lời truyền dạy của tổ tiên. Nó phải được cảm nhận để hành động trên quy mô của dân tộc. Nói quay về giữ trong bàn tay có nghĩa là nói sự làm chủ của mình. Chúng ta sẽ và phải làm chủ biển Đông", ông Mai tha thiết. Ông Mai giải thích, tất nhiên không thể và không phải với một thứ phản văn hóa, nghĩa là cũng muốn làm chủ với tư tưởng bá quyền, độc chiếm. Tinh thần làm chủ của chúng ta là vừa biết kiên quyết bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, kiên quyết chống lại sự xâm lăng nước lớn. Mà cũng biết tôn trọng chủ quyền hợp pháp của các nước lân bang Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu nổi tiếng cũng nói thêm, để làm chủ Biển Đông như lời tổ tiên truyền dặn thì phải thể hiện trên cả ba mặt. Thứ nhất là làm chủ những vấn đề về lịch sử, pháp lý, cả những gì liên quan đến sức mạnh vật chất, tinh thần, để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thứ hai là phải xây dựng một nền kinh tế biển hoàn chỉnh hữu hiệu. Thứ ba là phát triển khoa học và văn hóa biển. "Cả ba lĩnh vực trên là ba khâu liên hoàn, làm tiền đề, nhân quả lẫn nhau. Bảo vệ chủ quyền để phát triển kinh tế biển. Muốn phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền hữu hiệu lại phải coi trọng xây dựng các ngành khoa học biển và văn hóa biển. Đó chính là một năng lực mới của Dân tộc để xây dựng và bảo vệ Đất nước. Câu thơ cuối bài của cụ “ Ta nay cũng muốn đem sức phò nguy” chính là nói về chúng ta trong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nay vậy", ông Mai nói. Mỹ Hòa2 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Tiếng Việt 1. Các Qui Tắc tạo Từ của Tiếng Việt (viết tắt là QT) Cái Nền để nghiên cứu lời Nói của giống Nòi là cái Nôi khái niệm. Thủa bé , một lần đọc báo thấy nêu một nhà nghiên cứu ngôn ngữ người Pháp (thời thuộc địa) nhận xét rằng: “Tiếng Việt là mẹ của các ngôn ngữ trên thế giới”, và đưa ra nhiều ví dụ. Như trường hợp giục phu kéo xe tay đi nhanh, người Việt lệnh “Mau lên!”, người Madagatsca ở Ấn Độ dương lại lệnh “Gao len!”(hay là muốn nói “gâu” lẹ! ?). Qui tắc tạo từ của tiếng Việt (QT) trình bày bằng 5 mục dưới đây: 1/ NÔI khái niệm: Đặt tên là NÔI vì: 1.NÔI=Nôi. Nôi là vật dụng để đặt đứa trẻ sơ sinh nằm nghe mẹ ru mà biết nói. 2.NÔI là cái Ổ (chữ Ô ở giữa) sinh ra ngôn từ tính Âm (N-Negative) và ngôn từ tính Dương (I-Innegative), (theo đúng “Nam tả, Nữ hữu”) 3.NÔI=Hội=Hột=Một. Nôi là một hột giống sinh ra muôn vàn hột giống khác (Tất cả đều trong Một. Một=1 là Dương. Dương sinh ra Âm; Dương có trước, Âm có sau). Hội=Hột=Một: Một hột cây hội tụ tất cả các gen của một loài cây. 4.NÔI=Nở. NÔI là NÔI mẹ ắt nở ra muôn vàn Nôi con. Nôi con sinh ra nhiều từ sắc thái khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng là cùng nôi khái niệm. Chính là NÔI đã làm ra QT Nở. 5.NÔI=Nở=Vỡ=Vỏ=Vo. Quá trình nảy mầm của hột giống là Nở cho Vỡ cái Vỏ (Vỏ=Giỏ=Da, bọc ngoài mầm hột) để vỏ ấy bị Vo (tự tiêu rã) mất. Chính là NÔI đã làm ra QT Vo. 6.NÔI=Nối=Lối=Lướt. NÔI đã sinh ra lối (cách thức, đường lối) nối cái phụ âm đầu hay cái vắng phụ âm đầu của từ đầu câu với cái âm vận của từ cuối câu thành một từ mới. Chính là NÔI đã làm ra QT Lướt. 7.NÔI=Nõn=Nộn=Lồn=Lời=Rỡi (“Ruột Lời”=Rỡi). NÔI=Cội=Cọc=Tóc=Tay=Tơi (“Tay Lời”=Tơi). Tơi là cái áo của lời. Bản thân Tơi không làm nên lời, cũng như bản thân áo không làm nên người. Lời=Ngời (sáng)=Người. Một lời nói ra thể hiện một cái sáng của con người (“Văn là người”. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh=Mình). Rỡi thuộc âm vì nó là cái Vần, nó có công tạo ra lời lớn hơn công của Tơi (Âm=Vâm=Vần). Tơi thuộc dương vì nó là cái áo, giúp một phần vào tạo ra lời (Dương=Giúp, vì “Dương nằm Úp”=Giúp, nên trai bao giờ cũng giúp đỡ gái). (Tiếng Tây còn gọi thân mật là “Cái áo của em ơi!”, nhưng khi chồng nát rượu, bà vợ đá cho một cú lăn cù xuống cầu thang gỗ, khuất mắt. Hàng xóm cùng tầng nghe động, sang hỏi có gì mà ồn chuyện vậy, bà vợ trả lời tỉnh queo: “ Xin lỗi ạ, tôi lỡ tay làm rớt cái áo ấy mà”). Chính là NÔI đã làm ra QT Tơi-Rỡi. 2/ QT Vo: Là vò rụng đầu rụng đuôi một từ đa âm tiết, còn lại cái lõi thành từ đơn âm tiết. VD: Ha-Na-Xư ( tiếng Nhật nghĩa là nói), rụng còn lõi Na (tiếng Việt nghĩa là nói). Pnom (tiếng Khơ Me nghĩa là núi), rụng còn Non (tiếng Việt nghĩa là núi. Đến m dài còn bị vò rụng đuôi còn n ngắn). Blơi (tiếng Mường nghĩa là trời), rụng còn Lời=Trời (Mà lời là do trời cho thật, những loài sống ngầm dưới đất như loài giun, không hưởng trời nên không có tiếng kêu). Vo còn dẫn tới hậu quả là Vo cả câu. VD: “vuông Chữ Nho nhỏ” vo rụng đầu “vuông” và đuôi “nhỏ” thành còn cái lõi là Chữ Nho. “Trong ấy” vo thành Trỏng. “Bên ấy” vo thành Bển. “Anh ấy” vo thành Ảnh. 3/QT Nở: Một từ trong NÔI sẽ nở ra hai từ, một từ là tính âm (0) và một từ là tính dương (1). VD: Từ Mỗi nở ra từ Mô (0) và từ Một (1). Từ In nở ra từ Uống (0) và từ Ăn (1). Từ Túc nở ra từ Tấn (0) và từ Tay (1). Nguyên tắc là hai từ mới phải cùng Tơi (hay cùng Vắng Tơi) với từ cũ. 4/ QT Lướt: 1.Lướt hai từ: Lướt để chắp Tơi của từ đầu với Rỡi của từ sau thành từ mới có ý nghĩa logic với ý nghĩa tạo bởi hai từ trên. VD: “Hai Yêu”=Hiếu (Hai thế hệ già và trẻ phải yêu thương nhau. Nho viết bằng chữ Lão ở trên và chữ Con ở dưới, thành chữ Hiếu). 2.Lướt cả câu: Lướt để chắp Tơi của từ đầu câu với Rỡi của từ cuối câu thành từ mới có ý nghĩa logic với nội dung của câu. VD: “Làm gia công cho lưỡi cưa cùn sắc lại như Mới”=Lỡi (thợ Lỡi, máy Lỡi). 3.Lướt từ lặp: Thành từ mới có ý nghĩa như mục đích của từ lặp là nhấn ý “nhiều”, nhưng thanh điệu thì là tổng phép cộng số học nhị phân của hai từ đồng âm đồng nghĩa trên. Ví dụ “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1 (Nhiều cái chung ở một nơi thành đông là Chúng: Chúng tao, Chúng mày, Chúng nó, “Chúng Qua”=Choa). “Quân Quân”=Quần, 0+0=1 (ghép thành từ đôi Quần Chúng, chỉ số đông người). “Đông Đông” lúa = Đồng lúa. “Mai Mai”=Mải, 0+0=1. “Mải Mải”=Mãi, 1+1=0. (“Lâu Mãi”=Lai, là tương lai). Sáu thanh điệu của tiếng Việt chia ra hai nhóm: Nhóm âm (0) gồm “không”, “ngã”, “nặng”. Nhóm dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền”. 4.Lướt Lủn hai từ: Từ đầu giữ nguyên và lướt tới lấy dấu thanh điệu của từ sau thay cho thanh điệu của mình. VD: “Việt Nói” = “Viết sắc Viết”=Viết (Viết= Van=Văng=Vân=Vân Vân=Và=Na=Nói=Nài, dần dần Viết chuyển sắc thái là “nói bằng văn bản” rồi dùng đại diện cây Viết). “Bụt Nói”= “Bụt sắc Bút”=Bút (tháp Bút ý là ở đó ngự lời của Bụt, sau Bút dùng đại diện cho cây viết, gọi là cái Bút. Bút dùng để “Pút”- post lên, và “Pút Lên”=Pen, tiếng Anh). Lướt Lủn tức là lướt cụt lủn hai từ (“Lời ngắn Ngủn”=Lủn) 5.Lướt Lỏn hai từ: Từ đầu lướt tới lấy Tơi của từ sau ghép vào Rỡi của mình thành từ mới có Rỡi mới. VD: “Hai Mươi”=Hăm. “Ba Mươi”=Băm. “Nghỉ Một” tí = Nghỉm tí. Lướt Lỏn tức là lướt gọn lỏn hai từ thành một từ (“Lời nói Gọn”=Lỏn). 5/ QT Tơi-Rỡi: Thay Tơi hay Rỡi của một từ đều tạo ra từ mới cùng nôi khái niệm với chính từ đó. VD: Hò=Hú=Hô=Hét=Hót=Hớt=Hát=Hỏi=Gọi=Gí (tiếng Đài Loan)=Gô (tiếng Nhật)=Gọi=Nói=Nài=Na=La=Và (tiếng Quảng Đông)=Viết=Van=Văng=Mắng=Mách=Mạ=Nhả=Nhắn=Vắn=Vấn=Vân= Vân Vân = Ngân Nga = Thả= Thỏ Thẻ = Thưa =Thốt =Thuyết =Thoại = =The Thot = Thi Thâm =Ngâm=Ngợi=Ngữ=Ngôn=Ngỏ=Ngả=Ca=Kêu=Coỏng(tiếng Quảng Đông, Đài Loan, Mân)=Quát=Quang Quác = Cáo = =Quảng=Giảng. Kết luận: Từ Điển mà giải thích như nôi khái niệm về “nói” vừa nêu trên thì còn ai kêu ca hay van nài gì nữa? Mắc mớ gì cứ thấy từ nào có viết bằng chữ nho thì giải thích đó là “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt”. (Hán ngữ “Shuo” nghĩa là nói, “Yu Yan” nghĩa là ngôn ngữ, “Yáo Lán” nghĩa là cái nôi, “Jiang” nghĩa là giảng). Ngỏ là từ có sắc thái rất lịch sự, Ngỏ lời hay thư Ngỏ là yêu cầu phải có trả lời, nếu không trả lời là bất lịch sự, như “Ngỏ lời xin cưới”. Ngỏ = Thỏ Thẻ = Thưa Thốt. “Thốt cho đến Tuyệt”= Thuyết. Tiếng=Thiêng=Thanh. Sáng=Láng=Linh. Dân tộc ta có Tiếng nói là mượt mà và con người là Sáng Dạ, đó là cái thiêng liêng nhất. Câu đối trong đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm Hà Nội: “Sơn Bất Tại Cao, Hữu Tiên Tắc Thanh. Thủy Bất Tại Thâm, Hữu Long Tắc Linh”. Nổi Tiếng và Sáng là Thanh Linh = Thiêng Liêng. Thiêng Liêng vì trong Ta có cả “Sáng Âm”= Sấm, là khả năng tiên tri. Có khả năng tiên tri là do biết bói quẻ: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch, của người Việt. Câu Sấm: “Song Ngư liền địa, Nghi Lộc phát vương”. Nghi Lộc là Ngộc Ly. “Người Gốc” = Ngộc. Ly là Lửa. Người=Ngời=Ngọc=Ngộc. Trời=Trưa=Lửa. “Dân Lửa” = Giữa. Giữa Chỗ = Giao Chỉ = Giao Chứa = Gieo Chữ. Giao=Gieo (gieo lúa là giao hột lúa cho đất). Chỗ là vị trí bất động, tức “Chẳng Đi”=Chỉ止. Chứa=Chữ=Trữ=Tự字=Tự嗣 (Chứa=Chữ=Tự 字nghĩa là nối dòng văn hóa, Chứa=Chửa=Tựa=Tự 嗣nghĩa là nối dòng huyết thống. Có cùng Gien thì mới Giống như Tựa hay giống như Tạc. Tiếng Nhật “O-Na-Di Đếx Né” nghĩa là “Nó - Na Ná - Giống Đấy Nhé”) . “Kinh Gieo” = Keo. Dân Kinh = Cần Keo (tiếng Tày Thái). “Dân Kinh” = Dinh=Dính. Keo Dính = Keo Dán = Keo Gắn. Gắn=Đặn(Đầy Đặn)=Đám=Đàn=Đoàn. Gắn Keo = Gắn Kết = Đoàn Kết. Trong Mình của người Việt có hai cái Sáng. Một cái Sáng là cái “Ta Dương”=Tướng, là cái thể hiện ra ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt, đó chính là cái “Sáng Mắt”=Sắt. Một cái Sáng là cái “Ta Âm”=Tâm, là cái sáng bên trong không thể hiện ra ngoài, không thể nhìn thấy được, Tâm=Tấm=Tỏng=Lòng=Trong (biết “Tường tận trong Lòng”=Tỏng), đó chính là cái “Sáng Lòng”=Sóng=Son (sóng ở đây là cái sóng ánh sáng, nó là vi ba, bước sóng cực nhỏ, nên gọi là “Sóng Con”=Son). Rõ ràng từ Sắt Son là một cấu trúc Dương (Sắt) Âm (Son) cân bằng, bởi vậy nó rất bền vững, không bao giờ thay đổi. Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH HN 1977 , trang 675, giải thích Sắt Son: Thủy chung trước sau như một trong tình yêu, vd “Nào lời non nước, nào lời sắt son”. Giải thích như vậy mới chỉ là giải thích một ứng dụng của từ Sắt Son trong một lĩnh vực cụ thể là tình yêu, chưa phải là giải thích bổn nghĩa của từ Sắt Son ở nguyên do của nó. Cái Sáng của người Việt lại là do Trời cho bằng chính cái ánh sáng của Trời (và Trời chỉ chọn Người để cho chứ không cho các loài khác): Trời=Ngời=Người= “Người có Óc”=Ngọc (“Ngọc chưa mài chưa thành quí. Người chưa học chưa tri lý”). Ngời=Nguyệt=Nhiệt=Nhật đều là ánh sáng của Trời, phần Nguyệt thì Trời đem cho Trăng, Nguyệt thành ánh sáng của Trăng, nhưng vẫn là của Trời. Vậy chính xác thì Trời mới chính là kẻ “đã cho ta Sáng Mắt, Sáng Lòng”. Bởi vậy người Việt Sắt Son nhất là Sắt Son với Trời, luôn biết nói “Nhờ Trời”, “Ơn Trời” và kêu “Trời Ơi”. Bởi vì: 1. Trời đã cho Ta cái tên bằng ánh sáng của Trời: Trời=Ngời=Người (=Ngài=Ai= “Thể Ai”=Thai) 2. Trời đã cho Ta cái khả năng tư duy: Trời=Ngời=Nghĩ (=Ý=Chí=Trí=Tri=Bì=Biết=Biệt) 3. Trời đã cho Ta cái khả năng thị giác: Trời=Ngời=Ngắm (=Nhằm=Nhòm=Nom=Dòm=Nhòm=Nhìn=Nhãn=Khán=Khám) 4. Trời đã cho Ta cái khả năng thính giác: Trời=Ngời=Nghe (=Ngóng=Thông=Thính) 5. Trời đã cho Ta cái khả năng khứu giác: Trời=Ngời=Ngửi (=Khui=Khứu) 6. Trời đã cho Ta cái khả năng xúc giác: Trời=Ngời=Ngậm (=Cầm=Chạm=Nắm=Nã=Xoa=Xát=Sát=Sờ) 7. Trời đã cho Ta cái khả năng tiên tri: Trời=Ngời=Sới=Sấm Tên riêng của mỗi cá nhân cũng là cái sáng, của Trời cho, gián tiếp qua ánh sáng của con Đom Đóm. Trẻ con rất thích bắt Đom Đóm chơi. Đom Đóm=Tóm=Tên=Tánh=Danh (ra đời mới thành Tên hay lớn lên làm ăn đã thành Danh đều bị Tóm vào “sổ hộ khẩu” và vào sổ Nam Tào tất). Tên gọi những nơi cần quảng cáo cũng đều xuất xứ từ cái sáng của con Đom Đóm: Đom Đóm=Điểm=Điếm=Tiệm=Tên. Trời đã cho Ta cái khả năng tiên tri: Trời=Ngời=Sới=Sấm. Ngoài các khả năng của 5 giác quan (thường gọi là Ngũ quan) là của Trời cho. Trời còn cho thêm giác quan thứ Sáu (nó ở rất Sâu và tồn tại rất Lâu theo con người, kể cả khi xác đã trả về đất chỉ còn lại cái hồn, giác quan thứ Sáu đó vẫn còn. Sáu=Sâu=Lâu=Lục=Lão=Luôn Luôn= “Lâu Mãi”=Lai, tức đến các “Kế Tiếp”=Kiếp sau vẫn còn). Giác quan thứ 6 đó là cũng từ cái Sáng của Trời (“Sáng danh Chúa ở côi Lời”): Trời =Ngời=Sới=Sấm (lời Sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều câu còn ứng nghiệm vào 500 năm sau). Sấm là cái “Sáng Âm”=Sấm. Sới là chỉ địa điểm, là cái “Sáng Nơi”=Sới, địa điểm đó phải chọn theo PTLV, là nơi Sáng tức nơi Linh, gọi là Địa Linh (như nơi đặt mồ mả, nơi xây Sới võ, nơi xây công trình v. v. Sới phải phù hợp với cái Sáng Âm thì mới phát huy được cái “Sáng Tới”=Sới (“Âm phù Dương trợ”). Chúa Nguyễn Hoàng đã nghe theo Sấm của Trạng Trình mà chọn được Sới là nơi “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, biết đường đi “Ta theo hướng Mới”=Tới, đó là cái “Tới Dương”=Tương nên được “Lâu Mãi”=Lai. (Tương Lai là từ hoàn toàn thuần Việt). Tương Lai kể cũng quan trọng thật, nhưng Hạnh Phúc là cái xài liền, không phải là chờ đợi đến tương lai mới được hưởng. “Dân dĩ Thực vi Thiên”, cái “Thật Đức”=Thực là cái Thực có trên thực tế, và là Thực là đủ ăn (“Thức Thức”=Thực, 1+1=0, các thức để “ăn” đây bao gồm cả ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn làm, ăn nằm), mới là cái dân cần “Thấy đầu Tiên”=Thiên. Nguyên hai câu là “Nhân dĩ Hòa vi Qúi. Dân dĩ Thực vi Thiên” nó có hai nghĩa cho cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, vì Hòa là lúa, Hòa lại là Hòa Hiếu; Thực là nhiều Thức, Thực lại là sự Thực, mà sự thực thì chỉ có “Thật Đức”=Thực, xã hội đạo đức giả thì không thể có sự thực. Quán nhậu treo hai câu trên chỉ mong người ta hiểu phiến diện có một nghĩa là ăn nhậu sướng bằng Trời-Thiên. Chữ nho Hòa 和 là cây Lúa 禾 và Mình 口,“Em xinh là xinh như cây lúa” (lời hát chèo), cũng lấy chữ Hòa 和 ấy ghép với chữ “Hai Yêu”=Hiếu 孝 thành từ ghép Hòa Hiếu 和 孝 cho cả hai nghĩa: yêu tôn trọng thiên nhiên (Mình 口yêu cây Lúa 禾 và cây lúa yêu mình, như Hiếu 孝: thế hệ Lão 老 yêu thế hệ Con 子, và thế hệ con yêu thế hệ lão, chữ Con 子 đặt ở dưới có nghĩa là con phải gánh vác di sản và đề cao truyền thống mà thế hệ Lão 老 để lại). Rõ ràng dân trồng lúa (nền văn minh lúa nước) là dân Hiền Lành nhất trên đời này. Nhưng đừng thấy người ta Hiền Lành mà tới hiếp đoạt của người ta, sẽ bị người ta Hành Liền, cái hàm ý này chỉ có trong ngôn từ rất mượt mà của Tiếng Việt mà thôi. (Vụ án “Máu thắm đồng Nọc Nạn” ,năm 1928 ,tòa án thuộc địa cùng luật sư người Pháp đã xử cho những người nông dân trồng lúa Hiền Lành đã phải vùng lên Hành Liền, khi bọn cường hào tới hiếp đoạt ruộng đất mà họ đã bỏ công khai phá, được trắng án như tòa tuyên: “vô tội”). Cho nên người đời trên thế giới rất biết tôn trọng người dân Việt vốn Hiền Lành. Ngôn từ Việt đã hàm ý rõ tất cả rồi, không hề nói dóc. Tìm bao giờ cho thấy Hạnh Phúc?. Đơn giản, phải tìm nhiều. Tìm nhiều thì “Hạnh Hạnh”= Hành, 0+0=1; “Phúc Phúc”= Phục, 1+1=0, tìm nhiều để đến được Hạnh Phúc là phải Hành Phục. Hạnh Phúc theo dấu thanh điệu là 0+1 (là cân bằng âm dương, cho kết quả là 0+1=1 là kết quả tích cực). Hành Phục theo dấu thanh điệu là 1+0=1 (là cân bằng dương âm, cho kết quả là 1+0=1 là kết quả tích cực). Hành Phục có nghĩa đen là “làm lại như cũ” (phục hồi), quay lại sống tôn trọng thiên nhiên (như Cụ Sáu = Cụ Lâu = Cụ Lão=Tử Lão=Lão Tử từng nói), nghĩa bóng là Phục Thiện (theo dấu thanh điệu là 0+0=1 là kết quả tích cực). Điều Hành Phục để luôn có Hạnh Phúc, người nông dân Việt đã biết từ thời cổ đại. Chính họ nói: “ Hiền như Đất. Thật như Ruộng”. Cho nên ăn hoa màu được hạnh phúc rồi là họ lo ngay Hành Phục lại sức khỏe cho đất: Cày phơi ải để làm tiệt trùng ( làm “Tới Diệt”=Tiệt. Cũng như “Hố chôn xác Chết”=Huyệt, “Tới Chót”=Tót, “Tới Hết”=Tuyệt, Tót Vời=Tuyệt Vời, Vời=Vợi=Viễn), rồi bón phân hữu cơ trả lại các vi lượng cho đất. Đất nó “Hiền Thiệt!” nên đối xử với nó lại phải “Hiệt Thiền” . Hiệt là “Hồn Việt”=Hiệt. Chữ Hiệt 黠 là “chất xám”( chữ Đen=Hoẻn=Hắc 黑) và “lòng tốt” (chữ Tốt= Cốt= “Cốt Đạt”=Cát 吉). Từ “chất xám” ngày nay giới khoa học nông nghiệp gọi bằng từ đại diện là “biện pháp khoa học kỹ thuật”, còn từ “lòng tốt” thì phải chịu tiếng Việt, không lấy từ gì làm đại diện nổi. Thiền là “Thật Hiền”=Thiền. Vì đất “Hiền Thiệt!” nên đối xử với đất phải “Hiệt Thiền”, tức phải có ánh sáng KHKT và tấm lòng “Thật Hiền”=Thiền ( theo thanh điệu thì cũng cân bằng âm dương 0+1=1 là kết quả tích cực) đối với mọi việc đụng tới đất: canh tác, khai khoáng, thủy điện v.v. Cứ thế tích cực Phục Thiện nhiều thì sẽ đạt Phúc Thiền, 1+1=0, là cái Tâm trống rỗng, lúc đó đạt được tót đỉnh của Phúc. QT Tơi-Rỡi đã cho ra một nôi khái niệm về “nói”: Hò=Hú=Hô=Hét=Hót=Hớt=Hát=Hỏi=Gọi=Gí (tiếng Đài Loan)=Gô (tiếng Nhật)=Gọi=Nói=Nài=Na=La=Và (tiếng Quảng Đông)=Viết=Van=Văng=Mắng=Mách=Mạ=Nhả=Nhắn=Vắn= =Vấn= Vân=Vân Vân=Ngân Nga=Thả=Thỏ Thẻ =Thưa=Thốt =Thuyết =Thoại =The Thot=Thi Thâm=Ngâm=Ngợi=Ngữ=Ngôn= =Ngỏ=Ngả =Ca=Kêu=Coỏng(tiếng Quảng Đông, Đài Loan, Mân)=Quát=Quang Quác=Cáo=Quảng=Giảng. Ngỏ mang sắc thái lịch sự: Ngỏ=Thỏ Thẻ=Thưa Thốt. “Thốt cho đến Tuyệt”=Thuyết. “Thốt Noái”=Thoại. Nói nghĩa là Nêu ra bằng lời. Viết nghĩa là Nêu ra bằng chữ. Tiếng Việt đơn giản là cái do người “Kinh Nêu”=Kêu, và “Việt Nói”= “Việt sắc Viết”=Viết. Theo nôi khái niệm về “nói” ở trên mà hiểu thì Tiếng là “Tự người việt đưa ra lời từ Miệng”= “Tự một âm phát ra có ý nghĩa Riêng”= Tiếng. Tiếng của người Việt, gọi là Tiếng Việt. Ngôn Ngữ Việt là Nói Nói (của) Việt. Việt Ngữ là Việt Nói, tất cả các từ ghép trên đều đúng văn phạm Việt, và không có từ nào gọi là “từ Hán Việt”. Hán ngữ (còn gọi là tiếng Quan Thoại) thì “Shuo” nghĩa là nói. Từ “Shuo” không có trong nôi khái niệm về “nói” ở trên. Con người là Âm/Dương=Đất/Trời= “Tất/Cả”= “Tạo/Hóa”=Ta. Cái do Đất làm và cái làm cho người ở Đất thì gọi là Tạo. Cái do Trời làm và cái làm cho vong ở trên Trời thì gọi là Hóa. Hai yếu tố âm dương trong Ta là hai cái Minh nên Ta là “Kẻ Mình”=Mình= “Minh Minh”=0+0=1= =“Một Kinh”=Mình. Hai cái Minh đó là Sáng và Dạ nên ta có tên là Sáng Dạ. Theo sinh lý học thì Sáng thuộc Dương, gọi là “Sáng Dương”=Sướng; Dạ thuộc Âm, gọi là “Dạ Âm”=Dâm. Về sinh lý thì Sướng và Dâm đều là sướng cả. Vì Ta là Minh, là Sáng nên bản chất nó là trong trẻo. Cái trong trẻo đó trong Ta dù là thuộc dương hay thuộc âm đều là khởi nguồn cho óc tưởng tượng: “Minh Dương”= Mường (mường tượng được ra những cái chưa từng có); “Minh Âm”= Mầm (mầm mộng được ra những cái chưa từng có). Một từ của tiếng Việt cũng có cấu tạo bằng hai cái minh, thuộc dương và thuộc âm, y như cấu tạo của một con người. Vì bản chất là Sáng nên nó cũng là trong trẻo (“Giọng nói trong trẻo”, “Trong như tiếng hạc bay qua”). Hai nửa mang bản chất Sáng dương và Sáng âm đó của một từ chính là cái Tơi và cái Rỡi của từ. Cấu tạo của từ là Tơi-Rỡi (Cái Vắng Tơi cũng giá trị như là Tơi. Vắng Tơi không có nghĩa là không, mà nó vẫn là có, vì đây là khái niệm của ngôn ngữ, không phải là khái niệm vật chất: cái “lỗ trống” vẫn là có vì vẫn đếm được có bao nhiêu lỗ trống, không như vật chất thì lỗ trống là không có gì). Cấu trúc Tơi-Rỡi của từ là cấu trúc Dương-Âm theo cấu trúc của vũ trụ, vì Lời cũng chính là cái sáng của Trời cho (Trời=Ngời=Lời). “Tay của Lời”= “Tay Lời”= Tơi. “Ruột của Lời”= “Ruột Lời”= Rỡi. Trước kia, khi nghiên cứu tiếng Việt, người ta đứng trên nền của ngôn ngữ phương Tây mà người ta đã học để nghiên cứu, nên họ gọi Tơi là “phụ âm đầu” nhưng lại quên mất còn có cái “vắng phụ âm đầu” (Mô=Vô=0, Chăng=Chẳng=0, lướt từ đôi “Vô Chẳng”= Vắng); họ gọi Rỡi là “âm vận”. Lời là cái ý nghĩa nhờ “Lưỡi đưa tiếng từ miệng ra ngoài Trời”= Lời, nó trong trẻo bởi bản chất nó là sáng: Trời=Ngời=Lời. Tơi= “Tay của Lời” là Nòng thì như cái Nòng súng, còn Rỡi= “Ruột của Lời” là Nọc thì như viên đạn (cái Nọc của con ong hay của con rắn chính là viên đạn của nó vậy). Cấu trúc một từ là Tơi-Rỡi chính là cấu trúc Nòng-Nọc (bởi chữ ký âm thời tiền sử cổ xưa gọi là chữ Nòng-Nọc, mỗi chữ cái đều có nét ngoằn nghoèo như con nòng-nọc). Tiếng Hán “Khoa Đẩu” nghĩa là con nòng-nọc, về sau Hán thư dịch theo nghĩa mà gọi chữ Nòng Nọc là “Khoa Đẩu tự”. Con Nòng-Nọc là ấu trùng đang sống trong Nôi nước, từ Nòng-Nọc là một từ dính, nên có gạch nối ở giữa, và tuyệt đối không được đảo là nọc nòng, vì như vậy sẽ không còn hiểu là con gì nữa. Cái Tế của từ dính Nòng-Nọc chính là cái tế bào Nòi. Theo QT Nở thì Nòi tách đôi thành Nòng/Nọc. Nhưng Nòng-Nọc muốn “nở” thì trước hết nó phải dùng QT Vo mà vò cho rụng đuôi đi đã. Vậy là “Cắt N của nòng và N của Nọc”= “Cắt…Nọc”= Cóc (rất logic: nó đồng thời còn phải dùng cả QT Lướt). Cóc gắn bó với người nông dân trên ruộng từ thủa ban đầu của nền nông nghiệp trồng trọt cách nay hàng vạn năm. Con Cóc nó “Thật Hiền”= Thiền, đó là một tên khác của con Cóc, sau Thiền phiên thiết ra gọi là con Thiềm Thừ (Thiềm=Thêm là tên thêm, Thừ=Thứ=Chư, là cái tên thứ hai). Một cái Nòi thì theo QT Nở mà ra Nòng (1) và Nọc (0); một cái Cồi thì theo QT Nở mà ra Có (1) và Cóc(0), cặp đối 1/0=Có/Cóc = Cộc/Cái = Đực/Đẻ. Cóc=0, số Không là tuyệt đỉnh của trí tuệ, là cái vòng luân hồi. Tên con Cóc ám chỉ đúng như vậy: “Có Óc”= Cóc (“Con Cóc là cậu ông Trời”. “Thầy đồ Cóc”) . Lời là ý nghĩa của một Từ. Từ gồm Tơi-Rỡi, bản chất lời là trong trẻo do Tơi-Rỡi mang bản chất trong trẻo: Tơi thuộc Dương, nên có từ đôi “Tơi Dương”=Tường. Rỡi thuộc Âm nên có từ đôi “Rỡi Âm”=Râm(mát mẻ)=Rõ=Tỏ=Tường, do vậy ý nghĩa của Từ (tức Lời) là Tỏ Tường = Rõ Ràng=Rạng=Sáng, tức như bản chất nó là trong trẻo. (Tường=Ràng cũng giống như Đương=Đang, Đường=Đàng, Giường=Sàng). Lời là do Trời cho, đương nhiên Tơi-Rỡi cũng là do Trời cho: Tơi=Tống=Nòng=Nắng=Nường=Dương. Rỡi=Rốn=Nõn=Nọc=Nước=Nậm=Âm (nọc ong, nọc rắn đều là chất nước độc để tiêm vào thịt đối thủ). Kết cấu Dương-Âm là: Dương/Âm= Tơi/Rỡi = Nường/ Nõn = Nắng/Nước (là kết cấu của vũ trụ,là của Trời cho. Ở đất thì kết cấu phồn thực là ngược lại, là cặp Nõn/Nường, ở lễ hội dân gian tại Phú Thọ). Một Tiếng gồm Tơi-Rỡi = Nắng-Nước thì nó trong trẻo là phải thôi. Tiếng=Thiêng=Thương=Trường=Đương(để mà đương đầu)= Đùng Đùng=Súng, thì đúng Tiếng=Từ=Lời là khẩu súng Trời cho (chữ Thương 搶 nghĩa là cây súng trường, rồi thương trường cũng là súng trường vậy, nên người ta nói “thương trường là chiến trường” ?, nói vậy chẳng qua là do giọng hiếu chiến, tỷ như “cuộc vận động trồng cây gây rừng” thì người ta còn tương lên báo là “chiến dịch trồng cây gây rừng”. Thương trường không phải là chiến trường, bởi trên thương trường chỉ có “súng xịt nước”, sẽ thấy tiếp sau). Viên đạn do nòng súng tống ra mới là cái để đạt mục đích, còn cây súng chỉ đứng tại chỗ. Tơi=Tời=Tải=Tống=Nòng=Nắng (phải dùng lửa mới đúc được nòng súng). Rỡi=Râm=Rốn=Nõn=Nọc=Nước (viên đạn này là bằng nước mà lại còn râm mát). Đúng là Trời cho cái Tiếng=Thiêng chỉ là một cây súng xịt nước (lễ hội xịt nước của người Lào và người Thái Lan). Trời cho tiếng Việt chứa hàm ý như vậy thì đúng là Trời muốn qua tiếng Việt mà dạy cho loài người phải biết đối thoại chứ không dùng bạo lực. Nhưng đối thoại thì vẫn có Tơi=Tường=Tướng (là “nói tướng lên” tức to tiếng, nói thẳng) và Rỡi=Râm (là “nói mát nói mẻ”, nhiều khi giọng còn chua cay). Dẫu sao thì vẫn chỉ là đối thoại chứ không dùng bạo lực. Ngôn từ Việt đã chỉ ra Tất Cả. 5000 năm trước mà thế giới biết học chữ Nòng-Nọc và tiếng Việt để hiểu được văn hiến của Văn Lang Lạc Việt thì thế giới đã đại đồng từ lâu rồi chứ còn ai sản xuất vũ khí làm gì . (Hiếu với Thiên hạ gọi là “Hiếu Thiên” = Hiến. Thời tiền sử chỉ có Văn Lang mới có văn hiến). Đất/Trời=Tất/Cả=Tạo/Hóa=Ta. Người Kinh tự xưng “Ta” (ngôi Một) và tự xưng “Một Kinh” = Mình (ngôi Một), “Mình Hai” = ”Mình Hay” = Mày (ngôi Hai). Khẳng định ngôi hai là “Mày Chứ” = Mừ (Mừ là ngôn xưng ngôi hai của tiếng Tày-Thái). Chứ=Chư=Thứ (là dòng thứ, con thứ, dòng hai, sau dòng đầu). Trong các dòng Thứ = dòng Chư (tức dòng hai) xếp thứ tự lại có một dòng “Hai Đầu” = Hầu. Đây chính là tước Hầu thời nhà Chu phong đất. Chư Hầu = =Thứ Hai. Các tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam chính là Rộng (rộng đất nhất), Hai, Ba, Tư, Năm. Vậy thời nhà Chu toàn dân nói tiếng Việt. Đất/Trời=Tất/Cả=Ta. Đất và Trời (đều là thiên thể) xa nhau nhất mà cũng là gần nhau nhất (chưa thấy tốc độ nào nhanh hơn tốc độ ánh sáng, mà cái Sáng lại là do trời cho Ta). Chính Ta (con người) là cầu nối Đất và Trời (“đứng giữa đất trời”), hễ sáng là Trời Đất nối liền nhau ngay bằng chính “Ta Kia” = =Tia (sáng) chứ không phải bằng loài vật nào khác. Ngôn ngữ thì Tiếng chính là cái Sáng vì Tiếng=Từ=Tơi+Rỡi. Do “Ruột Thiêng” = Riêng của Ta, mà loài vật không thể có, Ta có cái độc đáo hơn loài vật là có cái “Ta Riêng” = Tiếng. Do Tiếng là cái Sáng (tiếng trong trẻo) nên Tơi và Rỡi cũng đều là cái Sáng. “Tơi Rỡi”=Tời=Tải, là nó tải cái Lời (ý nghĩa của tiếng) đi ra. “Rỡi Tơi”=Rời=Rạng=Sáng=Láng=Linh=Lìa=Ly=Lửa=Lả=Hỏa=Hồn. Kẻ Sống=Kẻ Sáng luôn có Hồn, nhưng Hồn không dính cứng ở cơ thể sống, mà linh hoạt, lúc đi ra là tải Lời (có khi Hồn còn đi lạc, phải hú Hồn về). Hồn còn chuyển tải cái Sáng sang người khác (Sáng=Sang=Hàng=Hướng=Hành, hàng dọc là hướng sang dọc, hàng ngang là hướng sang ngang; hành là thi hành; “Thấy Đi”=Thi; cái Sáng làm chức năng của nó bằng cái Thấy). Cụ Trưởng Cần chỉ dùng lời của Cụ (nghe được) và cái ý nghĩ của Cụ (ẩn kín) mà chữa được bệnh nan y cho người khác, bởi Cụ đã dùng cái Thấy. “Tất Cả”=Ta, từ người Kinh xưng (ngôi Một), tức Ta là một người Kinh, là một con người. Từ đôi Người Ta có nghĩa là nhiều người (“Người ta nói thế” tức “Nhiều người nói thế”, đó là một cái thông điệp do nhiều người cùng phát như vậy, mà bản chất là cái Sáng của chúng nó nói ra, tức của “Hồn chúng Nó” = =Họ nói ra, tức “Họ nói thế”. Như vậy khi đã nói đến Họ của “Ta Gốc”=Tộc là nói Họ Tộc . “Người Kinh họ nói thế” bởi họ còn “nhớ như In” (tiếng Kinh thì In là từ chung cho Ăn hay Uống, ăn uống là cái bản năng của Con, hễ khát nhớ uống, hễ đói nhớ ăn, cho nên mới có thành ngữ “Nhớ như In”). Người “Kinh họ nói là In” = Kin (tiếng Tày-Thái thì Kin là từ chung chỉ ý ăn hay uống, đến nay vẫn dùng chung như vậy, kể cả bên Thái Lan). Vậy thì đúng là Kinh đã Gieo tiếng. Tiếng là do “Kinh Gieo” = Keo. Tiếng Tày-Thái gọi “Dân Kinh” là “Cần Keo”. Kinh là dòng Rồng (Lạc Long), Thái là dòng Tiên (Âu Cơ).Ta=Giả nên nho viết chữ Giả 者 gồm Tia Sáng nối Đất 土 (đại diện bằng cái sáng của Đất là “Thấy Ổ”= Thổ, chữ Thổ 土) với Trời 日 (đại diện bằng cái sáng của Trời là chữ Nhật日), đúng như Ta=Tất Cả. Ta và Mình đều là ngôi Một, chỉ số đông thì dùng Chúng Ta hay chúng Mình, nhân Dân chúng Ta thì nói tắt là Dân Ta. Còn khi đứng riêng thì Dân hay Ta đều là chỉ một người, dùng từ đôi để nhấn ý cho trịnh trọng thì “Dân Ta” = Gia (chỉ một người), nhấn cho thêm trịnh trọng nữa thì “Gia Gia” = Giả, 0+0=1(chỉ một người). Do khẳng định Ta không phải là loài nào khác mà là “Ta Kia” = Tia, phản ánh đúng Ta là cái Tia sáng nối Trời với Đất. Do vậy chữ nho viết biểu ý cái tia sáng ( Tia=Phía=Phẩy) bằng một nét phẩy xiên từ phải sang trái (ý là mặt trời mọc đàng đông) từ trên xuống dưới (ya là từ trời xuống đất). Chữ Việt bộ mễ nhiều người cứ thắc mắc còn một gạch xiên trên đầu là ý gì. Đỗ Thành (blog Nhạn Nam Phi) đã giải thích đó là tia sáng, bộ phận của chữ Thái 采 nghĩa là ánh sáng (còn viết Thái 彩). Chữ Việt 粤 gồm chữ Thái 采, bọc bằng chữ Vuông 口=Vành Vạnh=Mảnh=Mình= “Một Kinh”, dưới có hình cái Cày. Cày là cái công cụ quan trọng thứ Hai sau bàn Tay của dân nông nghiệp lúa nước. Nếu Một là cái phát hiện cũ thì cái phát hiện thứ hai đương nhiên phải là Hay hơn (“Hai đánh Một không chột cũng què”). Cho nên cái công cụ “Kinh Hay” = Cày (tiếng Kinh gọi cái cày là Cày); cái công cụ “Thái Hay” = =Thay (tiếng Thái gọi cái cày là Thay, nó cũng đồng với từ Thay của tiếng Kinh, nghĩa là thay cho sức của bàn tay cuốc đất). Cái Hay là cái văn minh, vì nó mới hơn cái cũ là cái một. “Thấy Hay” = Thay, nên người Việt rất nhạy với cái mới, Thay đời xe máy, ô tô, điện thoại di động như Thay áo. Bởi cái Mới là Hay, nên có “Mới Hay” = May. Người Việt hễ Thấy Hay là “Thấy Hay” = Thay liền, là làm Mới Liền = Mô Đên. Ta=Giả, nên chữ Giả 者 nho viết biểu ý gồm tia sáng nối Đất 土(chữ Thổ 土. Ổ=Tổ=Thổ) với Trời 日(chữ Nhật 日), đúng như Ta = Tất Cả. 2. Con người là một tiểu vũ trụ Người Việt khi bắt đầu khai thác bề mặt Trái Đất để làm lúa nước bằng những mảnh Ruộng=Vuông (cách nay vạn năm , như di tích hột lúa ở Hòa Bình VN và ở Hà Mẫu Độ, Triết Giang TQ), người Việt đã đứng trên mặt đất mà nhìn để hiểu rằng cái kết cấu Âm/Dương là Đất/ Trời = Tất/ Cả = Tạo /Hóa = Ta (= Ngã 我 = Ngộ 我). Để làm được nông nghiệp trồng trọt, Ta phải nghiên cứu thiên văn, chủ yếu bằng con mắt quan sát (ngày nay vẫn còn phải dùng kính viễn vọng). Quan sát bằng mắt nên cái bầu trời như cái Vòm Ủ, gọi là “Vòm Ủ”= Vũ (nghĩa là không gian). Sau nho viết chữ Vũ bằng bộ thủ “Mái Hiên”= Miên 宀và bộ thủ Ư 于 thành chữ Vũ 宇 (Ủ = Ở = Ư 于 = U =Vu 于 = Du 游 = Do 由 - sự Ủ cũng là một sự chuyển động như lên men vậy). Cái “Trời Ủ” = Trụ (nghĩa là thời gian - ấn định bằng mặt trời) viết bằng bộ thủ Miên 宀 và bộ thủ Do 由 thành chữ Trụ 宙. Đứng ở vị trí Vũ Trụ mà nhìn xuống thì kết cấu Dương/Âm là Cả/Tất = Còn/ Khuất = Càn /Khôn. Gọi là Càn /Khôn vì quan sát vũ trụ bằng mắt, thấy có những thiên thể thì mắt người nhìn thấy “Có luôn luôn và trong trạng thái chuyển động Tròn” = Còn= “Còn miên Man” = Càn. Có những thiên thể là “Không thể nhìn thấy toàn bộ được bằng Mắt” = Khuất = “Khuất luôn Luôn” = Khôn. Ghép lại, từ Càn Khôn dùng chỉ chung vũ trụ. Càn dùng riêng thì ám chỉ Mặt Trời (mắt thường nhìn thấy toàn bộ mặt trời và cái cảm giác chuyển động tròn của nó trong ngày và đêm). Khôn dùng riêng ám chỉ Trái Đất, con người đứng trên mặt đất nhưng không thể nhìn thấy toàn bộ Trái Đất (vì thời cổ đại chưa có tàu vũ trụ) nên vẫn coi Đất là Khuất. Chỉ vài từ gốc của tiếng Việt nêu trên, vẫn dùng nguyên vẹn trong tiếng Kinh ngày nay, đủ để chứng minh rằng: Âm Dương, Bát Quái, Kinh Dịch là của người Việt. Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau (tiếng Philippin) = =Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái) =Con=Qua=Cán 干 = Quan 官 = Quân 軍 = Quân 君,đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà= Gia 家 = Giả 者 = Ngã 我 = Ngô 吾 = Ngộ 我 (tiếng Việt Đông). Chứng minh vũ trụ đã cô đặc thành một con người chỉ cần dùng có bốn từ tiếng Kinh của ngôi xưng thứ nhất: (1) KẺ, là chỉ con người, (dùng que cứng kẻ một Kẻ – là tượng trưng tính dương hay đàn ông, kẻ hai Kẻ – – nối cách nhau là tượng trưng tính âm hay đàn bà), từ Kẻ về sau phiên thiết thành hai âm tiết là Cơ Thể, trả lại như cũ, tức lướt thì “Cơ Thể”= Kẻ. (2) KINH = “Kẻ Minh”, Minh nghĩa là sáng: Sáng = Choang = Quang = Láng = Lượng = Linh = Minh. (3) MÌNH = “Một Kinh”, một Kinh tức một Kẻ thuộc dân tộc Kinh, thành từ tự xưng là “Một Kinh” = Mình. Trong một kẻ, là một con người, có hai cái Sáng (trí tuệ) , tức hai cái Minh, cân bằng nhau, là Minh dương và Minh âm, “Cân bằng hai cái Minh” = Kinh. Vì có hai Minh nên “Minh Minh” = Mình, 0+0=1, tự xưng là Mình. (4) TA = “Tất Cả”. Vũ trụ chỉ có dương và âm mà vũ trụ sinh ra tất cả. Trong con người có âm và dương nên con người là tất cả, được thu nhỏ lại, “Tất Cả”= Ta, tự xưng là Ta (Ta=Ngã=Ngộ). Hai từ tự xưng ghép lại thành từ đôi thì cũng như hai cái sáng ghép lại thì thành tố chất càng sáng: Mình Ta, nói lái là Mà Tinh; Ta Mình, nói lái là Tinh Mà. Nhưng trong nội tại nó luôn có mâu thuẫn: Mình Ta, nói lái là Tà/Minh; Ta Mình, nói lái là Minh/Tà. Giống như tương tác trong vũ trụ cho ra những kết quả Minh và Tà. Tương tác trong cơ thể cũng cho ra những kết quả Minh và Tà. Hán thư viết rằng: “Cái tên Việt và Bách Việt xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc”. Nhưng thời Xuân Thu có 7 nước, đến thời Chiến Quốc đã thành 140 nước. Nước nào cũng có Kinh Đô riêng. Mà Kinh Đô tức là nơi người Kinh “Đông Hộ”. “Đông Hộ” = Đô. Chữ Đô 都, nghĩa biểu ý của nó là chữ: Ta 者(ở thành) Ấp 阝. Chữ Ta 者 viết biểu ý là một Tia sáng (nét Tia=Phía=Phẩy từ trên xuống dưới, hơi xiên từ phải sang trái, Phải ý là trời, Trái ý là trái đất; Tia ấy nối Đất – đại diện bằng cái sáng của đất là chữ Thổ 土, với Trời – đại diện bằng cái sáng của trời là chữ Nhật 日, thành chữ Ta=Giả 者). Ta (= Gia 家 = Giả 者 = Ngã 我 = Ngô 吾 = Ngộ 我, là những từ có sau, đều dùng để xưng “Tôi”). Ấp thì phải là “Đông Hộ”. Họ là nhiều người, “Nghe họ nói thế” tức là “Nghe nhiều người nói thế”. “Họ chung một Ổ”= Hộ (dù những người ấy không nhất thiết phải là thân thuộc của nhau). Việt mà chỉ “thời Xuân Thu mới xuất hiện”(?) thì người Kinh có từ khi nào? Tra về người thì tư liệu TQ nói: Kinh là dân tộc thiểu số trong 56 dân tộc của TQ, trong lịch sử họ từ VN di cư sang vài hòn đảo thuộc Quảng Tây TQ vào thời nhà Lê, thế kỷ 17. Tư liệu VN nói: Kinh là dân tộc đa số của VN (Từ Điển Tiếng Việt nxb KHXH 1977, trang 443). Kinh là người Kinh chỉ đơn giản vậy thôi sao? Thời cổ đại cách nay 5000 năm, đã có vua thì vua nào dân nấy. Vua là Kinh Dương Vương thì dân là Dân của Kinh, hay gọi là Dân Kinh. Nhưng “Dân Kinh” = Dinh, dân ấy là dinh lũy bền vững cho vua Kinh Dương Vương. Vua là Khan thì dân là Dân của Khan, hay gọi là Dân Hãn. Nhưng “Dân Hãn” = Dãn = Dấn = Lấn = “Lấn Trước” = Lược, vì họ sống du mục, (ngô ngoài đồng của dân trồng trọt mới ra bắp non thì cả bầy ngựa của dân du mục đã ào đến gặm sạch), từ đó mà có từ xâm lấn, xâm lược. Thời Kinh Dương Vương, quan hệ xã hội là “Kinh với Dân” = Cân = Công = Đồng = Đẳng = Bằng = Bình = “Cân Bình” = Kinh (còn “Dân với Kinh” = Dinh = Dính, là dinh lũy bền vững). Về biểu ý của chữ nho thì “Cân Bình” = Kinh, nên chữ Kinh 京 viết rất cân đối theo chiều bổ dọc đôi, nó gồm ba phần là Đầu 亠, Mình 口, và Túc 小. Đầu là cái chui ra trước tiên khi con người ra đời, nó là cái Trước (về thời gian), nó có Óc ở trong Ốc sọ, nên còn gọi là “Trước Ốc” = Trốc, che ngoài Trốc có Toóc (như “vỏ ngoài của thân cây lúa” = “Toóc”, tiếng Huế). “Toóc che cho ốc sọ và Óc” = Tóc. Mình 口, viết bằng Vuông 口, tiếng Việt Đông đọc Vuông 口 là Mảnh, Mảnh=Mình. Vuông=Văn, “Văn bằng” hay “Mảnh bằng” cũng thế cả. “Mảnh thân này có sá chi” hay “Mình này có sá chi” cũng thế cả. Câu đầu trong sách dạy nhân thể học là “Cơ thể người ta gồm có ba phần: Đầu 亠, Mình 口, và Chân Tay 小”. Chân Tay có từ chung là Túc (cũng như Ăn Uống có từ chung là In = Ẩm). Túc đã theo QT Nở mà nở ra Tay và Tấn. Đứng Tấn là một thế võ đứng không động, tức “Chỉ Tấn” = Chân. Chỉ là “Chẳng Đi” = Chỉ止. Đứng “Chẳng Đi” đã cho ra từ viết bằng chữ nho là Đình Chỉ, vì người Kinh họ nói như thế. “Đứng của tiếng Kinh”= Đình 停 (dấu = ở đây thay cho “còn gọi là”). Túc=Tiểu, nên trong chữ Kinh 京 ý Túc được đại diện bằng chữ Tiểu 小, vì thực tế Tay Chân là cái nhỏ của cơ thể (Nick không có tay chân mà còn làm nên cái vĩ đại cho thế giới thấy). Mình=Mảnh=Vành Vạnh=Vuông=Văn. Chữ Kinh chỉ rõ là một cơ thể con người, đó là một Kẻ. Kẻ ấy có hai cái Minh trong trí tuệ, nên gọi là “Kẻ Minh” = =Kinh. Nó xưng là “Một Kinh”= Mình, vì trong mình nó có hai cái Minh, “Minh Minh” = Mình, 0+0=1. Minh ấy là Sáng, do Sáng = Láng (=Lượng 亮) =Linh, “Kẻ Linh” = Kinh. Hai cái Minh ấy là Minh dương và Minh âm. Minh dương là Sáng Lâu, viết biểu ý bằng cái ánh sáng gọi là Nhật 日 là của Trời và cái ánh sáng gọi là Nguyệt 月 là của Trăng (Trời đã cho ra những cái tên chỉ ánh sáng của Trời là: Trời=Ngời=Nguyệt=Nhiệt=Nhật, nó là cái còn mãi mãi), thành chữ Minh 明. Minh dương là Sáng Lâu thì lái ngược lại Minh âm là Sâu Láng = Mầu Linh (Sâu=Mầu, Láng=Linh), “Mầu và Linh” = Minh 冥, vì là âm, nên viết phải lái ngược là “Mịch 冖 Viết 曰 Lâu 六”= “Mầu Viết Linh”. Viết 曰 = Van=Vân Vân = Và = Na = Nói = Nài. Có là người Việt thì mới gọi Nói là Viết, khi lướt hai từ “Việt Nói” mà không lấy rỡi của từ sau, chỉ lấy thanh điệu của từ sau (gọi là Lướt Lủn) thì có “Việt Nói” = “Việt sắc (dấu sắc của Nói) là Viết” = Viết. Viết nghĩa là “tiếng nói chung của nhiều người Việt”, vì “Việt Việt” = Viết, 0+0=1. (Từ điển của Viện ngôn ngữ giải thích từ Việt 越 là “từ gốc Hán”, trang 476). (Tương tự như “Giết Giết” = Diệt, 1+1=0. Diệt 滅 nghĩa là “Giết hết, làm cho không còn tồn tạị” như Từ Điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng , Viện Ngôn Ngữ học, NXB KHXH HN 1991 giải thích, trang 100. Giải thích như LM: Diệt nghĩa là Giết Sạch, do lướt lủn, tức chỉ lấy dấu nặng của từ sau nên “Giết Sạch”= “Giết nặng Diệt”= Diệt (như là đánh vần), kết quả sau cùng của Giết và Diệt đều là -Ết = Chết = Hết. Giết thì chưa chắc đã chết hết, nhưng giết nặng tay thành ra Diệt thì chết sạch sành sanh. Vậy mà từ điển trên xếp chữ Diệt 滅 là “từ gốc Hán” (vì nhìn thấy có viết bằng chữ nho), lại không thấy bố mẹ đẻ ra từ Diệt là từ Giết ( Giết của Hán ngữ là “Sha 殺”, Diệt của Hán ngữ là “Mie 滅”, Sha với Mie có logic gì với nhau bằng Giết với Diệt không? Kể cả đúng với toán học nhị phân: Giết Giết = Diệt, 1+1=0, là không còn một mống). Nôm Na là Vuông 口 Nam 南 (= 喃)Nói = Vuông Lam Nói = Văn Lang Nói. Pạc Và là tiếng Việt Đông. Pạc Và = Bạch Nói ( Dân tộc Bạch từng rút lui về nam lập nước Đại Lý tồn tại 400 năm ở Vân Nam, đất xưa Văn Lang, sau bị Nguyên diệt. Người Bạch có phải là hậu duệ của Bách Việt không? Có học giả TQ nghiên cứu về ngôn ngữ nói: nhiều từ gốc của người Bạch giống từ gốc của dân vùng đồng lầy Vân Mộng , bắc Động Đình Hồ. Có người Bạch ở Đại Lý thì nói: dân tộc tôi không có chữ viết - hay đã bị mất? - nên chúng tôi bị mất mát rất nhiều bản sắc). Sáng=Láng=Lượng=Linh=Minh, cái “Kẻ Minh”= Kinh ấy gọi là Kinh ( chú giải của Thuyết Văn Giải Tự: “ Kinh là cái tuyệt cao của con người”- Đoạn Ngọc Tài 段 玉 裁, đời Thanh. Tuyệt cao đây không phải là cao mấy mét hay cao chức cao quyền, tuyệt cao đây là cái trí tuệ, thì đích thị nó là “Cao Minh” = “Cân Minh” = “Kẻ Minh”= Kinh. Người Kinh tự xưng là “Một Kinh”= Mình, tự gọi cơ thể mình là “Một Sáng”= Mạng, và “Mạng Sống”= Mống. VD “Nhà mày đẻ được mấy Mống rồi?”, “ Diệt cái thói xâm lược cho nó chết sạch không còn một Mống”. Trong Từ Điển Tiếng Việt đã dẫn, không có từ Mống = ”Mạng Sống” này, nhưng có từ Mống cụt, được giải thích là Mống cầu vồng cụt , VD “Mống vàng thì nắng, Mống trắng thì mưa”, trang 519, đủ thấy Từ Điển đã không biết rằng nông dân cổ đại đã lướt cái “Móng cầu Vồng”= Mống, để có từ Mống ở trường hợp này, cũng như khi hột lúa bị ướt thì nhú cái mầm sống của nó ra, nông dân cổ đại đã lướt “Mầm Sống”= Mộng, cho trường hợp đó, gọi là lúa lên mộng. Người Kinh khi thưa thì nói Dạ! “Tôi Dạ!”= Tạ, “Tôi Rõ!”= Tỏ, “Dạ Rõ” = “Dạ Tỏ” nên Dạ ấy nghĩa là Sáng. Con người có hai cái Sáng vì vậy gọi là Sáng Dạ, chia ra Sáng đại diện sáng dương, Dạ đại diện sáng âm, nên sau nho lấy chữ Dạ đại diện cho đêm. Sáng và “Trong Sạch” = Trạch. Đầm Dạ Trạch là đầm vừa sáng vừa trong sạch. Bức hoành ở chùa Ông Bổn ( hội quán Phúc Kiến tại tp HCM) có viết bốn chữ từ phải sang trái (ý là người xưa dặn dò) là Trạch Cập Lân Phong 澤 及 鄰 封, nghĩa là đem (tấm lòng) trong sạch mà cập bến của vùng láng giềng gần. Chữ “Láng giềng Gần” = Lân 鄰. Chữ “Phát cho đất trong một vùng=Vòng” = Phong (Chữ Phong 封 gồm hai bộ Thổ 土 , ý là được nhiều đất, và bộ Thốn 寸 , ý là có đo đạc đàng hoàng, chữ Phong 封 dùng làm đại diện cho Vùng, nên còn biến ý là “vòng kín, niêm phong”. Phong là Vùng nên mỗi Phong có tục lệ riêng (“đất lề quê thói”) gọi là Phong Tục, về sau họ chỉ căn cứ vào cái âm “phong” nên dùng chữ Phong 風 nghĩa là gió để ghép từ Phong Tục, nghĩa là “tục của gió”? sai cả biểu ý . Người dương sẽ đọc từ trái sang phải là Phong Lân Cập Trạch, nghĩa là “(đến ở) vùng láng giềng gần (thì nguyện) theo kịp cái sáng”, nói lên tâm nguyện đến ở vùng láng giềng gần thì phải tích cực hướng tới cái sáng. Người Kinh tự xưng là Mình, cũng tự xưng là Ta. Ở câu ca dao “Mình về có nhớ Ta chăng. Ta về Ta nhớ hàm răng mình cười” thì biết ngay là có hai người đang nói với nhau. “Ta với Mình tuy hai mà một. Mình với Ta tuy một mà hai”, bởi mỗi người đều có ở trong Mình hai cái Minh. Ở trong Mình có cái “Ta Âm”= Tâm. Tâm Linh nghĩa là cái Tâm ấy nó cũng sáng. Ở trong Mình có cái “Ta Dương”= Tướng (Tướng=Tượng=Tạng=Dáng). Tướng là sự thể hiện trí tuệ của người trên nét mặt người đó, tức trên “Mặt Tao”= Mạo, nên còn gọi là Tướng Mạo. VD: “Anh coi giùm cái Tướng cho tôi với” hay “Anh coi giùm cho tôi cái Tướng Mạo”. Con người là Sáng Dạ, cho nên nó Sáng Giá, vì nhấn ý Dạ là “Dạ Dạ”= Giá, 0+0=1. Mà nhấn ý Sáng thì “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Sáng Giá là Sang (0) và có Giá (1) cũng là đủ cân bằng âm dương như 0 và 1. Tại sao người Kinh đã tự xưng là “Một Kinh”= Mình rồi lại còn tự xưng là Ta? Bởi người Kinh đã có nền Đông Y cổ đại, bao gồm cả thuật châm cứu, từ thời Thần Nông (Kênh Lạch = Kinh Lạc). Nền y học ấy cho rằng con người là một tiểu vũ trụ, tức con người là Tất Cả đuợc gói gọn thu nhỏ lại: “Tất Cả”=Ta (= Nhà = Ngã 我 = Gia 家 = Giả 者, là những từ xuất hiện sau). Sự sống nhờ Nước và Không Khí. Cái NÔI khái niệm bản chất Trong Sáng = Trong Suốt của Nước (H2 O) và Không Khí chủ yếu là dưỡng khí (O 2) là: Nước=Nuột (nuột nà)=Suốt=Sáng=Sóng=Trong=Thong (thong dong) = Thấu = Thanh = Thông = =Không=Khí=Khuổi=Huổi=Hơi. Riêng Nước còn có thể sờ thấy được, Không Khí thì không thể. Nhìn vào H2O thấy ngay Nước có hai cái minh là H2 không sờ thấy được, cũng như trong dưỡng khí cũng có hai cái minh và đều không sờ thấy được, là O2. Vậy bản chất hai cái Minh trong Ta và trong Nước hay trong Không Khí là như nhau, làm ô nhiễm Nước hay Không Khí thì Ta cũng chết. Ngôn từ Việt đã chỉ rõ Tất Cả. Vậy mà hai cái Minh cân bằng nhau trong Mình lại là tên của hai tộc người là Kinh và Thái, con cháu của Rồng và Tiên (của Lạc Long Quân và Âu Cơ). “Cân bằng hai cái Minh”= Kinh. Kinh tự xưng là Ta (ngôi Một). “Ta sinh ra Hai”= “Ta sinh ra Hay”= Tày (đó là dòng thứ đầu). Ta lại sinh ra dòng “Thứ Hai”= Thái. Ta sinh ra dòng “Thứ Ba”= Tha. (Thường dùng từ “tha nhân”. Hán ngữ dùng chữ Tha chỉ ngôi thứ ba, phát âm chính xác là “tha”). Xưng Ta là ngôi Một thì chính trong Ta có hai cái sáng là “Minh Sáng”= Mạng. Ta là ngôi Một thì chính Ta đã sinh ra cái “Mạng Hai”= “Mạng Hay”= Mày; khẳng định thì nói Ta đã sinh ra “Mày Chứ!”= Mừ. Mừ là ngôn xưng ngôi hai của tiếng Tày-Thái. Vậy Tày-Thái là dòng Chứ=Chư=Thứ, so với Kinh là dòng “Kinh Ả”= Cả. Thủa tiền sử là thời mẫu hệ, Ả nghĩa là người đàn bà, tiếng Mường và tiếng bắc Trung Bộ vẫn gọi chị là Ả. (Tiếng Mường có Ả-Ún là Chị-Em, Eng-Ún là Anh-Em. Những từ trên đã QT Nở mà nở sinh đôi từ cái tế bào O, ở giữa từ Nòi của NÔI, O tiếng Trung Bộ nghĩa là cô gái “Ơi O chèo đò trên dòng sông Hương”, O nở ra Ả(1) / Ún (0) và đồng thời nở ra Anh(1)/Em(0) là hai cặp đối sinh đôi). Cái tên Kinh nghĩa là sáng: Kinh = Bình Minh. Cái tên Thái cũng nghĩa là sáng: vd câu “Hết thời bĩ cực đến ngày thái lai”. Nếu đọc báo miền Nam trước 1975 ắt gặp câu “Việt Nam và Thái Lan là hai dân tộc anh em ruột thịt”. Kinh và Thái là có trước rồi mới sinh ra Việt là con của Rồng Tiên. Chữ Việt 粤 bộ mễ đã chỉ rõ như vậy. Chữ Việt 粤 gồm bộ Vuông 口= Vành Vạnh = =Mảnh = Mình 口 = Kinh và bộ Thái 采, dưới có cái Cày. Chữ Thái 采 nghĩa là sáng, gồm Tia=Phía=Phẩy là nét phẩy xiên phải sang trái (mặt trời mọc đàng đông) từ trên xuống dưới (từ trời xuống đất), dưới là bộ Mễ 米, chính là các tia mặt trời trên trống đồng, mặt trời được tôn làm mẹ của dân Lửa là dân trống đồng, chính là Mẹ (Kinh)= Mế (Tày)= Mè (Lào)= Mệ (Huế)= Mễ 米, nho cũng dùng chữ Mễ 米 này ám chỉ Gạo (Kinh)= Khao (Thái) của dân lúa nước, vì mẹ là bầu sữa, là miệng nhai cơm sún cho con sơ sinh ( “Sẻ nhỏ giọt cho Ún” = Sún= Bún = Bột = Búng. Ca dao: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”). Bản thân thiên thể Mặt Trời cũng là hai cái sáng, gọi là Dương Sáng, tiếng các sắc tộc ở Tây Nguyên gọi là “Dương Sáng”= Giàng. Hán ngữ dịch ý Dương Sáng , đảo là Sáng Dương = Thái Dương, chỉ mặt trời. Ngày nay khai thác năng lượng mặt trời thì gọi là Thái Dương Năng. Nhưng Năng là cái tế bào của NÔI Việt nên tế bào Năng QT Nở mà thành Nắng (1) / Nước (0). Lưỡng Quảng xưa còn có tên là Lưỡng Việt, nói thứ ngôn ngữ gọi là Việt ngữ 粤 语 (tiếng Việt Đông, tiếng Quảng Đông, tiếng Canton), khác với tiếng Quan Thoại (tiếng Mandarin - do phiên âm chữ Mãn Thanh). Tiếng Quảng Đông , người Quảng Đông gọi là Pạc Và tức Bạch Nói (Bạch Thoại). Nhưng Bạch thì có nhiều lắm, còn gọi là bách tính tức trăm họ, “Bạch Bạch”= Bách, 0+0=1, nên Bạch Thoại cũng chỉ là một trong những ngôn ngữ hình thành do diễn biến của ngôn ngữ Bách Việt. 3. Định nghĩa người Kinh Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Việt. Âm Dương là từ ghép xuôi dùng để nói về thế giới con người trên mặt đất, (“Con người đứng giữa Đất Trời”- có đất thì mới có chỗ đứng- khi nói ngang ngược thì “Vốn đã sinh ra trong Trời Đất” – ý là từ trên trời giáng thế). Nếu là nói về vũ trụ thì ghép là Dương/ Âm = Càn/ Khôn = Cả/ Tất = Còn/ Khuất = Trời/ Đất = Tròn/ Vuông = Trọn/Vẹn = Hoàn /Toàn. Con người sinh ra trên đất, nên ghép xuôi Âm/Dương = Tất/ Cả= Tạo/Hóa. Lướt thì “Tất Cả”=Ta hay “Tạo Hóa”=Ta. Người Kinh tự xưng là Ta (ý nói là đã gói gọn toàn bộ vũ trụ trong Mình). Cái Ta ấy là “Một Kinh”= Mình. Cái Ta ấy có “Ta Dương”= Tướng thì Sáng Lâu, và có cái “Ta Âm”= Tâm thì Sâu Láng. Cái Sáng Lâu là ánh sáng gọi là Nhật 日 của Trời và ánh sáng gọi là Nguyệt 月 của Trăng, ghép thành chữ Minh 明 dương. Cái Sâu Láng = “Mầu Linh”= Minh âm, viết bằng chữ lái ngược Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 (lái là Mầu Và Linh) thành chữ Minh 冥 âm. Hai cái Minh tức hai cái Sáng. Cái “Sáng Dương” = Sướng (là cái trí hanh thông). Cái “ Sáng Âm” = Sấm (là cái trí tuệ tiên tri). Sấm=Sới, Sới võ là nơi đấu võ bằng trí tuệ. Cái Ta ấy là “Ta Một”= Tốt (“Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa). Một Kinh = Một Cây = One Kind = O.K. Kinh Dương Vương là Tổ của Bách Việt. “Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống” ( trích Ngọc Phả Hùng Vương, lưu tại đền Hùng, Phú Thọ). Ta một, là Kinh Dương Vương thì phải đẻ ra “Thành ta Hai”= Thái. “Ta Hai”= “Ta Hay”= =Tày. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta giống cả tâm lẫn Tướng”= Mường. “Giống Kinh Dương Vương đẻ ra dòng Tao”= =Dao. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta rất Giống”= Mông. Vân vân và vân vân. Còn Bé thì Bú, Bú hết rồi thì ăn Bột, rồi mới biết Bò, rồi mới biết Bước. Lớn lên mới có thể Bước=Vược=Vượt. Kinh=Canh=Oanh. Vượt của dân canh Lửa = =“Vượt của dân oanh Liệt” = Việt (“Con hơn cha là nhà có phúc” 4. Người Kinh và chữ nho Kinh 京 Chữ nho, còn gọi là chữ vuông, là loại chữ biểu ý của người Việt, viết gom các ký tự tượng hình và tượng thanh vào trong một ô vuông mường tượng (mường tượng là hình dung ra cái vô hình, “Tướng Tướng”=Tượng,1+1=0; “Mắt nhìn thấy nội dung thể hiện qua Tướng”= Mường), tức là cho các ký tự “Về Ổ”= Vô. Và “Vô cái ô vuông mường tượng như là In”= Vin. Để vin vào biểu ý đó mà hiểu nghĩa chữ. Cụm từ “vuông Chữ Nho nhỏ” ấy đã bị QT Vo làm vò rụng mất đầu “vuông” và đuôi “nhỏ” còn lại cái lõi là Chữ Nho. Chữ=Trữ 貯 =Tự 字 =Tự 嗣, một Tự 字 nghĩa là nối dòng văn hóa, một Tự 嗣 nghĩa là nối dòng huyết thống. Kinh nghĩa là “Cái đôi Minh”= Kinh, “Cân bằng hai cái Minh”= Kinh, đó là “Kẻ Minh”= Kinh, là cơ thể một con người, gồm Đầu 亠 Mình 口 và Chân Tay 小, thành chữ Kinh 京. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh= “Mảnh của kẻ Minh”= Mình. Tiếng Việt Đông đọc chữ Văn 文 là Mảnh. Mảnh lại có nghĩa là một mình, “Ăn Mảnh” là ăn một mình không cho ai biết, VD: “Trình Văn Bằng làm gì, còn phải căn cứ vào năng lực thực tế chứ vin gì vào Mảnh Bằng”. Ấy vậy mà các vị hàn lâm cứ giải thích trong các Từ Điển rằng từ Văn 文 là một “từ gốc Hán”, là “từ Hán Việt”. Chẳng khác gì “Gắp (cắp) của mình bỏ sang tay người” hay là “Nối dáo cho xâm lăng văn hóa”. Cái Lõi văn hóa của một dân tộc không phải là cái “Ruột Rỗng”= Rống (“thùng rỗng kêu to”) mà là cái “Ruột Đặc”= Rặc. Xưa nay bọn ngoại xâm là bọn muốn diệt cái Rặc của một dân tộc, bọn ấy gọi là bọn “Diệt của kẻ khác cái Rặc” = Giặc. Hãy nghe câu thơ “phồn thực” của Hồ Xuân Hương: “Cọc nhổ đi rồi Lỗ bỏ không”. Và hãy lướt “Kẻ Rặc”= là cái gì, với “Lõi của giống nòi là cái nõn viết bằng chữ Nộn”= là cái gì. Lõi là cái Nõn, còn Cặc=Cương=Nường, là cặp sinh thực khí: Nõn/Nường = Âm/Dương (ở lễ hội dân gian tại Phú Thọ). Chữ ký âm xưa là chữ Nòng/Nọc = Dương/Âm. Dùng cấu trúc theo vũ trụ là Dương/Âm, ghép ngược cấu trúc theo mặt đất là Âm/Dương, ghép theo cấu trúc vũ trụ vì chữ là do Trời cho (Hán sử gọi là Thiên Thư). Tùy tiện giải thích ngôn từ Việt thành “từ Hán Việt” có người cho rằng là để cho nó “sang”. Lại không thấy người Kinh thì mới là “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Và cái “Sáng Âm”= Sấm ( trí tuệ tiên tri, tiềm năng con người) của người Kinh mới là đem lại được bình an cho Đất Trời = Tất Cả (Cả=Còn=Tròn=Trời=Ngời=Người). Cái Ngời Ta = Sáng Tất Cả. Nâng cao dân trí mới là cái quan trọng nhất chứ không phải là đua nhau khoe cái Mảnh Bằng. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, Giáo sư Cao Xuân Hạo trong cuốn sách “Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt” của ông có nêu: Cốt lõi của cú pháp tiếng Việt là Đề và Thuyết. Phân tích bốn từ Tiếng - Văn - Người - Việt: (1).Tiếng = Miệng = Miếng = Mẩu= Khẩu 口 = Mầu 妙 = Trầu = Giầu = Diệu 妙, nôi khái niệm này gói trọn cái nội dung “ăn nói” (Tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, có lẽ đã có cách nay 5000 năm, khi người Việt có tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Tứ đối Mun/Minh, Mun = Hun = Hôn 昏 = Hoen Hoẻn = Hắc 黑, em hôn anh một cái là em đã hoen một vết son lên má anh, son Hàn Quốc bây giờ còn có màu thâm, Đen = Hoen = “Hoen Tuyền”= Huyền 玄, “Răng đen nhưng nhức hạt huyền”). Cốt chuyện thì rất Mầu vì là chuyện cổ tích (như “Thị Mầu lên chùa”), và lời kể thì rất duyên, Chuyện = Duyên 緣 = Diệu 妙 = Điệu 窕, đó là cách biểu diễn văn học. (2,3,4).Vuông=Văn=Nhắn=Nhiệt=Nguyệt=Ngời=Người. Người Việt làm Ruộng (Vuông) , ở xứ nóng (Nhiệt), là cái Sáng (Ngời) do Trời cho (Trời=Ngời). Sáng = Choang = Quang = Láng = Lượng = Linh = Minh = Một Mình = Một Manh = Mảnh = Vành Vạnh = =Vuông = Văn = Nhắn = =Nhân = Dân = Cân = Canh = Kinh: Người Việt bắt đầu từ người Kinh. Ký ức của Nhân Dân từ vạn năm trước là cái Sáng = Sống =Sinh Động như cái Nhân của hột giống luôn Canh cánh trong lòng Nhắn (Nhắn=Gắn=Gen) lại cho các thế hệ sau tìm và chắp lại cho đủ cái Minh của người Kinh. Tư duy con người đã từ Phân Tích (thời chữ ký âm Nòng Nọc) đi đến Tổng Hợp (thời chữ Vuông biểu ý: Chứa = Chữ = Trữ 貯 = =Tự 字 = Tự 嗣, trong đó Chứa=Chữ=Tự 字 là nối dòng văn hóa, Chứa=Chửa=Tựa=Tự 嗣 là nối dòng huyết thống, cái Gen chính là điểm Tựa để di truyền nòi giống (có cùng Gien thì mới Giống như Tựa hay giống như Tạc, tiếng Nhật “O-Na-Di Đếx Né!” nghĩa là “Nó-Na Ná-Giống Đấy Nhé!”). Phân Tích đến Tổng Hợp là hết một vòng. Lại tiếp đến vòng mới bắt đầu bằng Phân Tích (chữ quốc ngữ bằng mẫu tự Latin, lịch sử lặp lại ở đỉnh cao hơn). Như ngày nay con cháu người Kinh (người Sáng), người Choang, người Thái, người Tày, người Mường, người Mông v.v. và v.v, đều là hậu duệ của Bách Việt, đang Phân Tích các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đến Kinh Dịch rồi Tổng Hợp để “Thấu Lấy”= Thấy được cái Minh của Tổ Tiên mình.1 like -
Khám phá tác dụng thần kỳ của rau má Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao,có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Số lượng và thời gian sử dụng không hạn chế. Rau má có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hạ sốt Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt. Chữa rối loạn cơ thể Rau má rất tốt cho tiêu hóa, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan này, chống lại quá trình gây viêm và còn có tác dụng như một thuốc tẩy nhẹ. Giúp tăng trí nhớ Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực. Tốt cho các bệnh tim mạch Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra. Làm đẹp Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da. Làm lành vết thương Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Giám stress Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai...Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite. Chú ý: Rau má có tính lạnh nên những người có hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn. Theo Minh Hải VnMedia1 like
-
Sinh đứa con Canh Dần hai vợ chồng làm ăn được đấy. Còn nhà hợp hương có gì mà khó. Các Cụ thường nói : " Lấy vợ coi tuổi đàn bà, làm nhà coi tuổi đàn ông " và hướng nhà thì trong trường hợp nay phải theo tuổi người chồng. Nam tuổi Bính Thìn thuộc cung Càn , Tây Tứ Trạch hợp với các hướng sau : TÂY _ TÂY BẮC _ ĐÔNG BẮC _ ĐÔNG NAM ( ĐÔNG NAM là theo P T Lạc Việt ). Cháu có cá tính và biết lo cho gia đình đấy . chúc gia đình cháu thành công.1 like
-
MỘT VĨ NHÂN CÓ TUỔI THƠ TỰ KỶ LÊ HƯNG &Nhóm nghiên cứu hậu Thiên Lương 1- Tuổi thơ tự kỷ AlbertEinstein (5 tuổi) và em gái Maja (3 tuổi) - Ảnh chụp năm 1884 Theo nhà báo Walter Isaacson (chủ bút tạp chí Time, tác giả sách “Einstein – hislife and universe”) cho biết: vĩ nhân thế giới Albert Einstein sinh hồi 11 giờ 30 trưa ngày 14/3/1879 tại Ulm (tây nam nước Đức); đối chiếu sang âm lịch phương đông Châu Á là giờ ngọ ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, người viết giới thiệu linh khu đồ của nhà khoa học thiên tài này như sau: (1) * Người âm nam cục kim hành thổ * An mệnh & an thân đồng vị trí khung địa chi Dậu * Dạng thức theo mẫu “sát phá tham liêm tử vũ” * Thế lực Âm (nhận) & Dương (cho) thuận lý Tuổi ấu thơ của Albert Einstein được mô tả những nét chính như sau: rất chậm biết nói, gần 3 tuổi mới biết sử dụng từ ngữ với tật nói lắp – lập bập (chứng echolalia của mẫu người đần độn – der depperte), tính trầm lặng thường né tránh tham gia đám đông bạn bè cùng học, nhưng lại hay bùng phát cơn cáu giận đột suất (trạng thái “crise psychomotrice – tâm thần cường hoá vận động”) hiếu động tay chân liên tục (trừ khi ngủ), thích ném liệng đồ vật vào đối tác tiếp xúc (chứng tăng nhiễu vận động: hyperaction disorder); thích ngồi tư lự một mình và không tập trung nghe lời chỉ dạy của người bảo mẫu (nên bị nhiều thầy cô đã phê phán: Einstein bướng bỉnh? Thậm chí thầy giáo Hiệu trưởng nhận xét cậu học sinh 5 tuổi Albert Einstein với doanh nhân thành đạt Hermann Einstein, là người cha hiền hậu của cậu bé: “nó sẽ chẳng bao giờ thành đạt được điều gì”) Nét nổi trội ở tuổi thơ Einstein là kỹ năng lắp ghép mô hình (kết cấu phức tạp) ở các trò chơi rất nhanh chóng. Phải chăng đây đã hé mở “dấu hiệu thiên tài” khoa học sau này? từ những ngày còn thơ dại nhưng lại ấn nấp dưới hiện tượng phổ quát của bệnh lý (schizophrénie) tâm thần phân liệt. 2. Cấu trúc dị thường trong “phủ kỳ hằng” của Einstein Những người hâm mộ cuộc đời minh triết của nhà khoa học bất tử Albert Einstein đều đã rõ: ông qua đời vào sáng sớm ngày 18/4/1955 thọ 76 tuổi, thi thể của ông được hoả thiêu và tro cốt được gia đình rải xuống sông Delaware … Nhưng bộ não của ông đã bị người bác sỹ pháp y Thomas Harvey lấy trộm trước khi hoả táng (vì quá hâm mộ tài năng bất tử của ông). Sau này, cũng chính nhờ việc làm “không chính đáng” của Harvey, mà giới y học được cơ hội “nghiệm lý” thêm mối tương quan nhân quả giữa cấu trúc của phủ kỳ hằng (não bộ) với tiềm năng trí tuệ con người … 2.1- Năm 1982: TS. Merian Diamond (Đại học Berkeley – Cali) công bố não trạng của Albert Einstein có đặc điểm: rất nhiều tế bào đệm (loại tế bào vừa bảo vệ vừa nuôi dưỡng neuron) hội tụ ở dưới thuỳ đỉnh phía trái; đây là tín hiệu dự báo tiềm năng toán học phong phú … 2.2- Năm 1996: BS. Anderson cho biết vùng thuỳ trán phía phải não bộ Einstein có mật độ tế bào thần kinh rất cao 2.3- Năm 1997: BS. Kigar thông tin thêm chi tiết vùng thuỳ thái dương não bộ Einstein hiện diện rất nhiều tế bào đệm (mặc dù trọng lượng não bộ Einstein chỉ nặng 1,230kg, so với người trung bình là 1,350g) 2.4- Năm 1999: BS. SandraWitelson (Đại học Mac Master de Hamilton – Canada) cho biết: vùng thuỳ đỉnh não bộ Einstein phì đại, đồng thời hình thái khe Sylvius rất khác lạ,không giống như mọi người … 2.5- Năm 2006: TS. Colombo tiếp tục khảo sát não bộ Einstein và nhận thấy khối lượng tế bào hình sao (tức tế bào thần kinh trung ương) tập trung rất lớn so với người bình thường.. 2.6- Năm 2010: nhà nhân chủng học DeanFalk đã xác định chỉ số thông minh (IQ) hiếm có của Albert Einstein là do cấu trúc dị thường ở “phủ kỳ hằng”: như vùng vỏ não trước trán tăng số lượng mạng lưới kết nối dây thần kinh hơn hẳn nhiều người; các nếp gấp (cuộn não) tuy ngắn nhưng lại khá phức tạp (tức não bộ Einstein đã phát triển tối đa số lượng neurons); diện tích hai định khu: nhận thức & vận động (ở hai bên rãnh Rolando) rất rộng lớn (phát triển nguồn tiềm năng tư duy toán học siêu hình và trực giác đa lãnh vực sắc bén …). Lại nữa bà Dean Falk nhận xét thêm: vùng dưới thuỳ đỉnh to khác thường, hình thái khe Sylvius lại có nhiều nếp gấp kỳ lạ trong lúc cuộn não ngắn hơn nhiều so với mọi người) là nền móng cho khả năng tư duy toán vũ trụ nhiều chiều lạ lùng của nhà khoa học bất tử Albert Einstein (người đầu tiên năm 1917 đề xuất ý tưởng khai thác “sử dụng bức xạ LASER” cho xã hội ngày nay) đó là vũ trụ thuyết: - 4 chiều(1 thời gian & 3 không gian) - 10 chiều (1 thời gian & 9 không gian, ngoài 3 chiều quen thuộc còn 6 trong số đó tự xoay tròn chính thực thể của mình) 3. Lý giải theo LKĐ cổ truyền Theo nghiệm lý Linh Khu mệnh học của dòng họ Lê Lã –Hưng Yên, thì học thuật này là bộ môn tương cận với tâm lý xã hội học (chủ yếu phát hiện tính tình con người); do đó, nhóm n/c hậu TL. đã khảo sát 4 chủ điểm chính (trong số 12 chủ điểm mỗi LKĐ): khung an mệnh – khung an thân – khung phúc đức và khung tật ách, để thống kê định lượng “vòng tròn tâm lý – hành vi” của cậu bé tự kỷ … Albert Einstein (xem lại bài 2 mục 2 “phủ kỳ hằng”) như sau: 3.1- Khung an mệnh (tại địa chi Dậu) có 14 dữ kiện thông tin: - 1 dk. bản năng: lưu niên văn tinh - 7 dk. hoạt động: đại hao, hoá quyền, hữu bật, tuế phá, thiên giải, tử vi, tham lang. - 1 dk. kinh nghiệm: linh tinh - 5 dk. phương pháp: mộ , thiên hư, thiên quan, tuần, triệt. - 0 dk. phản xạ. Căn cứ vào cách phân loại ngôn ngữ “sức khoẻ đích thực” ẩn mặc trong các dữ kiện thông tin trên LKĐ (ở bài 3 “tầm soát thông tin về rối loạn hành vi và khác thường cảm xúc …”), chúng ta phân loại được 7 dk. thuộc loại thông tin tốt và 7 dk. thông tin xấu. 3.2- Khung an thân (cũng tại địa chi Dậu), mô hình của liên kết “Tuế phá – Tang môn – Điếu khách” điều này chứng tỏ cá tính “bướng bỉnh – khó bảo” của cậu bé Albert Einstein (bởi tam giác tuế phá – tang môn – điếu khách, theo kinh nghiệm của cụ TL. là thích làm những gì mà mình nghĩ ra, để không phải làm theo lối mòn của người khác”!) Người am tường linh khu mệnh học rất thông cảm chia xẻ nỗi niềm này … Dấu hiệu dự báo khả năng khám phá, sáng tạo cái mới. 3.3- Khung tật ách (tại địa chi Thìn) có 8 dữ kiện : - 2 dk bản năng: mộc dục, văn xương - 1 dk hành động: thiên không - 1 dk kinh nghiệm: thiên sứ - 3 dk phương pháp: thanh long, thiên đồng, thiên la - 1 dk phản xạ: thiếu dương Định tính: Có 4 dk. thông tin tốt & 4 dk. thông tin xấu 3.4- Khung phúc đức (tại địa chi Hợi) có 5 dữ kiện: - 0 dk. bản năng - 1 dk. hành động: thiên tướng - 2 dk. kinh nghiệm : bạch hổ, đường phù - 0 dk. phương pháp - 2 dk. phản xạ: bệnh, hỉ thần Định tính: có 4 dk. thông tin tốt & 1 dk thông tin xấu Bảng tổng kết phân tích LKĐ của Albert Einstein: Nhìn tổng thể các thông tin dự báo nêu trên, chúng ta lạc quan “Canh lịch sự biến” như các nhà giáo dục trẻ em tự kỷ hiện nay (cố gắng khắc phục những nhược điểm tâm lý – cảm xúc cho các bé mầm non!) về tương lai sáng sủa của cậu học sinh “sẽ thiên tài” này! Một kinh nghiệm khác (của nhà n/c Linh Khu mệnh học Lê Kim Thành – San Jose, Hoa Kỳ) theo 4 tiêu chí khảo sát “trẻ em tự kỷ”: a. Âm Dương có lạc hãm không? b. Mệnh & Thân có nằm trên địa chi tứ chính (Tý – Ngọ - Mão – Dậu) không? c. các dữ kiện xấu có hội tụ đông đảo ở các khung an mệnh và tật ách không? d. Dạng thức chính của khung an Mệnh có thuộc loại hoạt động thần kinh không? Chúng ta thấy ngay trên LKĐ của Einstein đã có: * á) dk. VIP Thái Âm bị dk. Tuần & Triệt bao vây cô lập, thậm chí lại còn an trú sai vị trí: nằm trên địa chi Thân là khung dương nghi! * b’) Khung an mệnh & khung an Thân đúng là nằm trên địa chi tứ chính: địa chi Dậu. * c’) Các dk. thông tin bất lợi lại hội tụ quá đông ở khung an mệnh & tật ách: linh tinh, đại hao, tuế phá, thiên hư,mộ, tuần, triệt, tham lang, thiên không, thiên sứ, thiên la, mộc dục … * d’) Dạng thức chính khung an mệnh là “Sát phá liêm tham tử vũ” tức là :có chí tự lập, có óc thực dụng, giải quyết theo thực tế lý đoán, đam mê vật chất phồn thực … (2) thuộc mẫu người phải sử dụng trí óc nhiều (trùng hợp với các khảo nghiệm y học về cấu trúc giải phẫu bộ não Albert Einstein, đã được công bố ở phần 2 của bài viết này) Tạm kết Vĩ nhân Albert Einstein (1879 – 1955) đã có tuổi thơ “không bình thường” về hoạt động não bộ, nhưng quá trình hội nhập cộng đồng của ông từ khi vào tuổi trưởng thành lại rất vẻ vang - Năm 1905 thành tích công bố thuyết tương đối hẹp về năng lượng bắt nguồn từ vật chất có vận động E = mc2 cũng đồng thời hàm nghĩa chính ánh sáng đã lấy đi khối lượng của vật thể. (đại vận vòng thái tuế là dạng thức Phủ Tướng 24 – 33 tuổi) - Năm 1915 thành tích công bố thuyết tương đối rộng về cân bằng vũ trụ: (3) Albert Einstein và các siêu phương trình toán vũ trụ đa chiều Mô tả kết cấu không gian – thời gian bị bẻ cong, để vật chất chuyển động! (đại vận vòng lộc tồn dạng thức Cự Nhật 34 – 43 tuổi với dk. VIP Thái Dương an cư địa chi ngọ quá ư sáng láng); tất cả sự việc này cũng là nhờ công chăm sóc bền bỉ của người mẹ có ý chí mạnh mẽ là bà Pauline Koch; bà mẹ này truyền lại cho con trai một khối óc thực tế biết quan sát sự vật, bà luôn luôn động viên “khen ngợi con thông minh” qua những lá thư gửi con trai A.Einstein lúc phải đi học xa nhà (Luitpold Gymnasium gần trung tâm thành phố Munich) Điều này giúp chúng ta phấn khởi thêm suy nghĩ: - Trẻ em tự kỷ không bị … vong thân! (như nhiều người suy nghĩ bấy lâu nay) Nếu các cháu được phát hiện sớm các “dấu hiệu tự kỷ” (bằng cấu trúc thông tin từ LKĐ cổ truyền) và với sự cộng tác chặt chẽ giữa: gia đình & nhà trường, nhất định các cháu có tuổi thơ tự kỷ vẫn trở thành công dân hữu ích cho xã hội … Lê Hưng VKD (và nhóm n/c hậu TL) Chú thích: (1) xem LKĐ của Einstein (2) tham khảo sách “Biết mình – hiểu người, hài hoà cuộc sống” NXB Tổng Hợp tp.HCM –2012, trang 173 (3) tham khảo sách “Nhiếp Sinh” NXB Tổng Hợp tp.HCM – 2012, bài “nhận dạng vũ - trụ -thời – không theo tư duy Einstein” trang 40 – 46. ================================ Tham khảo thêm1 like
-
5. Kinh và Dịch Kinh Dịch (Hán ngữ viết là Dịch Kinh), theo giải thích chung đơn giản nhất thì Kinh nghĩa là cuốn sách, Dịch nghĩa là biến đổi, như vậy viết là Kinh Dịch hay Dịch Kinh đều đúng cả vì là viết tắt tên đề của tác phẩm. Kinh Dịch là: Cuốn Sách (mô tả về sự) Biến Đổi. Dịch Kinh là: Biến Đổi (được mô tả trong ) Cuốn Sách. Chữ KINH Hán thư [ http://zh.wikipedia.org/wiki/...] viết rằng cổ đại chỉ gọi là Dịch (cũng như Thi Kinh chỉ gọi là Thi). Đời sau mới thêm chữ Kinh vào với hai hàm ý: 1/Kinh 經 để chỉ cái nghĩa nó là cuốn sách. Chữ Kinh 經 này là mượn chữ Kinh 經 vốn để chỉ sợi dọc của Thếp vải dệt (sợi ngang là Vĩ 緯, do con Thoi đưa qua đưa lại). Điều này logic, vì cuốn sách thì nội dung của nó kéo dài nhiều Tệp. Với lại xưa, sau thời viết chữ trên thẻ tre thì đến thời viết chữ trên vải và giấy (như trên trống đồng Đông Sơn có hình hai người đang cầm chày dã vỏ cây Dó là nguyên liệu Giấy và hình một người đang đọc tờ sớ căng ra từ ống quyển). Dó=Giấy=Dải=Vải đều là chất liệu từ sợi xenlulo. Dệt=Kết=Cặp=Chắp=Chức 織 là nói kỹ thuật của “Cỗ máy dệt Vải”=Cải (từ tơ làm thành tấm)=Cửi của “nghề Canh cửi” của dân Canh = dân Kinh. Từ Kinh 經 và từ Vĩ 緯 sau dùng trong từ Kinh tuyến (là đường dọc), Vĩ tuyến (là đường ngang). Các nhà hàn lâm VN ngày nay quen dùng quan thoại mà quên mất dân thoại nên giải thích Kinh Tuyến, Vĩ Tuyến là những từ gốc Hán, gọi là từ Hán Việt, là những từ khoa học kỹ thuật cao siêu. Thực ra nó chẳng có gì cao siêu, đơn giản là những từ mà nông dân người Kinh (Canh) cổ đại trồng lúa và nuôi tăm dệt tơ đặt ra mà thôi. Sợi Kinh vì nó trải dài trên khung cửi, giống như dòng Kinh trải dài trên cánh đồng. Sợi Vĩ vì nó nằm vị trí ngang như Vi con cá nằm ngang hai bên mình dọc của nó. Những sợi Kinh căng dài trên khung như con thuyền. Những sợi Vĩ cứ đưa ngang càng lúc càng nhiều sợi, đẩy thếp vải đã hoàn thành xếp lại càng lúc càng đầy lên như con “Thuyền vải đổ xuống thành Xếp”=Thếp. Sợi ngang như Vi cá đẩy Thếp vải. Cá dùng cái công cụ ngang thân mình nó làmVi=Vây=Đẩy=Chẩy=Chèo, đưa thân mình nó đi. Kinh và Lạch trên đồng lúa nước được mượn âm mà chỉ Kinh và Mạch. Cái “Máu đi như nước đi trong con Lạch”= Mạch, là cái Mạch. 2/ Kinh 京 để chỉ ý kính trọng, và cổ đại dùng chữ Kinh 京 để ghép với Dịch Kinh [ zidian.eduu.com/detail/7660.html ] . Như vậy là rõ: Kính Trọng là một từ đôi, tương đương từ lặp Kính Kính, mà lướt thì “Kính Kính”= Kinh, 1+1=0. Và chữ Kinh京 này mới là rõ cho cái “tỏ ý kính trọng”. Bởi chữ Kinh 京 này là chỉ người Kinh 京 (do người Kinh xưng là Mình= “Minh Minh”= Mình, 0+0=1) tức là Kẻ Sáng. Sáng=CHOANG=Láng=Lang=LIÊU=Lượng=MƯỜNG=Manh芒(Quang Manh = Quang Minh)=Minh=KINH=XINH-MUN=MÔN=MIÊN=MIẾN… Sáng=Soi=Chói=Cháy =THÁI=Thay Lao (tiếng người Lào tự xưng)= LÀO= =LỰ=LÊ…của đại tộc Việt nước Văn Lang, vùng đất Quẻ Ly(vị trí trên bản đồ chia theo Dịch Học). Lướt thì “Quẻ Ly”= Qủi. Quẻ Ly tượng Lửa, bằng bốn nét kẻ, sau thành bốn nét của chữ Hỏa 火 hay bằng bốn chấm 灬. Lửa=Lọi=Chói=Chói Chang=Sáng=Hoàng=Vàng=Văn=Vuông=Vương=Dương, đều có nghĩa là Sáng. Thái Dương = Cháy Sáng = Sáng Sáng. Văn Lang = Sáng Sáng. Văn Vương = Sáng Sáng. Văn Minh = Sáng Sáng. Theo lý âm dương thì đã là Minh thì trong nó phải là hai cái minh cân bằng nhau là Minh Minh; đã là Sáng thì trong nó phải là hai cái sáng cân bằng nhau là Sáng Sáng, vì bất kỳ kẻ nào cũng đều có hai tố âm và dương trong nó cả. “Sáng Dương” = Sướng (trí hanh thông), “Sáng Âm”= Sấm (trí tiên tri). Hồn của Kẻ Sáng = “Kẻ Minh”= Kinh cũng vậy, nó gồm hai tố là cái “Ta Dương”= =Tướng (thể hiện ra nét mặt, vân tay…) và cái “ Ta Âm”= Tâm (là trí tuệ sâu thẳm trong kín, “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người thăm thẳm ai đo cho tường”). Chữ Xích 赤 nghĩa là Sáng của kim loại nóng chảy, nên có từ ghép Xích Hồng. Chữ Qủi= “Quẻ Ly” nghĩa là Sáng (của Lửa). Xích Đạo 赤 道 có nghĩa là nơi đi đầu (số dách) về độ Sáng, vì chữ Đạo 道 gồm chữ chân Đi 辶 và chữ Đầu 首. Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Qủi = Sáng Sáng. Sau Hùng Vương (Hừng Sáng) đặt tên nước là Văn Lang = =Sáng Sáng. Kẻ Kinh là “Minh Minh” = Mình, 0+0=1. Kẻ Kinh là “Sáng Sáng” = Sang, 1+1=0. Có cân bằng âm dương là Mình Sang = 1+0=1, nói lái là Màng Sinh = 1+0 =1. Và vì 1 = Dương, nên Việt có nghĩa là Dương, gọi là “Việt Dương”=Vương=Vuông=Vàng=Sáng=Hoàng, là cái vuông Thổ màu vàng của Hà Đồ, nó nằm ở Giữa, tức là Giao Chỉ. Mình Sang = Màng Sinh = = Muốn Sống, nên dân Việt có một sức sống vô cùng mạnh mẽ. Kinh= “Kẻ Minh”= Đẻ Minh (người làm ra cái sáng) = Đế Minh. Kinh Dương Vương = Đế Minh Sáng Sáng. Kinh = Đế Minh, cho nên “thêm chữ Kinh vào với Dịch để tỏ ý kính trọng” là phải thôi. Chữ DỊCH Chữ Dịch 易 theo Hán thư giải thích có nghĩa là biến đổi, như câu thành ngữ “Di phong Dịch tục”( tức là Xê=Xe=De=Di=Dịch là xê dịch cái phong tục) [ http:// zh. Wikipedia.org/wiki/…]. Vậy âm tiết Dịch là một âm tiết Việt, nghĩa của nó là biến đổi, như biến màu cũng là đổi màu, giống con Nhồng=con Dông=con Dịch, là con Tắc Kè thường tự biến đổi màu da của nó. Tên chữ con Tắc Kè là Tích Dịch 蜇 易. Tắc Kè là ghi đúng âm tiếng nó kêu mà thành tên. Giống như con chim kêu “quạ quạ” thì đặt tên cho là con Quạ , con vật hay kêu “gâu gâu” thì đặt tên cho là con Cẩu, người Tày gọi nó là tu Má (Con=Cu=Tu=Tủa=Tử) , con vật hay kêu “be be” người Tày gọi nó là tu Bẻ. Tu Bẻ = tu De = tu Dê = tu Dương = tu Dang (Hán ngữ gọi ngược là “Yang zu”). Tiếng Tày gọi con Khỉ là tu Linh. Linh=Lanh=Nhanh=Nhảnh=Nhí=Khỉ (vì nó Linh Lợi = Lanh Lẹ). Tiếng Hơ Mông thì « tu » đã thành « tủa », gọi con vượn má trắng là « tủa linh cắng ». Khi người ăn cơm thì con cẩu hay ngỗi chờ rỏ rãi để chực ăn thừa, để nó khỏi hỗn, người mắng nó « Chờ đó ! ». Đó ! là mệnh lệnh thức. Đi ! = Đó ! = Đấy ! = Đích ! = Đếx ! (tiếng Nhật). Đi ! = Đó ! = Co ! (tiếng Quảng Đông)= Cơ ! (tiếng Bắc Bộ)=Cà !( tiếng Nam Bộ)= Cơ != =Tơ ! (Hán ngữ). Mắng riết con cẩu là « Chờ Đó !» rồi thành tên gọi luôn của nó là « Chờ Đó ! »= Chó. Người Việt hay dùng từ Chó ! để chửi, kể cả chửi mình khi hỏng việc là « Chó ! thiệt ! », bởi từ mắng « Chó ! » chỉ có một nghĩa duy nhất là « Hãy đợi đấy ! » (răn đe). Khi đã thành tên cho con Cẩu là Chó rồi thì có từ đôi Chó Má (tương tự từ đôi Gà Qué, Qué=Cáy, tu Cáy là con Gà, tiếng Quảng Đông, Tày ,Thái, Lào ; ra chợ hỏi « Cáy Hề ? »= Kê ?). Tắc Kè = =Tắc De = Tích Dịch. Nhưng âm tiết Tích Dịch lại có nghĩa là Tích tụ cái sự Biến Đổi. Trong chữ Tích Dịch 蜇 易 thì , như Hán thư giải thích, « chữ Dịch 易 là chữ tượng hình, giống con vật có cái đầu to và bốn cái chân ». Chữ Dịch 易 còn đọc là Dị 易. Dị=Dễ=Rẻ, nên có từ Khinh Dị = Khinh Rẻ. Khinh là Khinh Khi tức coi thường, nên còn có từ Khi Dễ = Coi Rẻ. Thuyết Văn Giải Tự dạy cách đọc chữ Dịch 易 bằng thiết âm tiết của hai chữ “Dương 羊 Ích益”= Dịch. “Dương” là mượn âm của chữ Dương 羊 nghĩa là con dê, “Ích” là mượn âm của chữ Ích 益 là ích lợi. Thiết như vậy thì về âm là đọc đúng nhưng về ý thì chẳng logic, vì nghĩa của Dịch là biến đổi chẳng liên quan gì đến “Con dê ích lợi” cả (không logic là ở chỗ Dịch- biến đổi không phải là hệ quả của “con dê lợi ích”). Người Việt đọc bằng QT Lướt của tiếng Việt thì nó mới đúng logic: Dịch, như xê dịch, nghĩa là sự biến đổi. Từ Dịch là do lướt “Diễn Tích” = Dịch (logic là chỗ từ Dịch là hệ quả của Diễn giải cái Tích bằng các Kẻ luôn ở thế di chuyển đi từ dưới lên trên trong mỗi Quẻ, do vậy Dịch mang nghĩa là sự biến đổi). Diễn là diễn giải ý nghĩa của cái nội dung. Tích là sự Tích tụ trong nội dung của mỗi Quẻ bằng ký hiệu thông tin là 6 Kẻ. Tích tụ là Chứa đầy, mà sự Chứa ở đây là chứa trong mỗi Quẻ đủ 6 ký tự không hơn không kém, mỗi ký tự ghi bằng một Kẻ, Kẻ liền tượng dương, Kẻ đứt tượng âm. QT Tơi-Rỡi chỉ rõ: Chứa=Chữ=Trữ=Trự=Tự=Tích. Từ đôi Tích Trữ nghĩa là chứa nhiều. Con lợn chứa nhiều thức ăn vào bụng nó thì gọi là nó ”No Tích” = Ních. Ních biến ý thành nghĩa là ăn nhiều, vd : “ Ních cho lắm vào, rồi mà kêu bị đầy bụng!”. No Đủ = “No Túc” = Núc, vd: “Ăn cho lắm đồ ngọt vào cho béo núc ních thành ra đứa bị bệnh béo phì!”. Dịch là một khoa học , gọi là môn Dịch Học. Cái tên của một khoa học mà lại xuất xứ từ cái tên con vật tắc kè thì là giải thích quả ngô nghê. Hán thư giải thích vậy chẳng qua là do chép lại giai thoại dân gian đặt ra. Dân gian khi giải thích thì thường cố ý né tránh cái thực chất (để giữ cho huyền bí), rồi liên tưởng nhưng cái gần gũi mà ngộ nghĩnh để đăt thành giai thoại giải thích cho trẻ con nó thú vị, khỏi hỏi vặn nhiều bực mình. Các học giả đời sau dựa vào giai thoại còn tô thêm cho càng ly kỳ, thậm chí vẽ họa thành tranh truyện. Ví dụ giải thích xuất xứ của tác phẩm “Thôi Bối Đồ”, rằng một đạo sĩ đang mải miết gieo bói tiên tri, ông bạn của ông ta đến đấm lưng giục về ăn cơm, thế là thành tên tác phẩm là Thôi Bối Đồ (Thôi Bối 推 背 nghĩa là đấm lưng). Thực ra thư tịch lưu lại cái tên Thôi Bối Đồ 推 背 图 là do thư lại người Hán viết, dùng chữ nho có âm na ná để tá lại cái âm gốc của Việt là Bộ Bói Đổi, mà ngữ pháp thì bị đảo theo ngữ pháp Hán, thành là Thôi Bối Đồ. Thư lại đã dùng chữ Thôi 推 tá cho âm Đổi, dùng chữ Bối 背 tá cho âm Bói, dùng chữ Đồ 图 tá cho âm Bộ. Bộ Bói Đổi là tên dân gian bộ bài gồm 64 con=quân=quẻ của Kinh Dịch, mà dân gian Việt dùng ứng dụng Kinh Dịch để coi bói, lưu hành hàng ngàn năm trước khi có nhà Đường. Đến thời nhà Đường thì bị cấm tiệt, thu giữ vào thư khố quốc gia coi như sách mật, đương nhiên không thể thu hết được trong dân, thời Đường dân vẫn còn dùng chơi coi bói. “Biết Coi”= Bói, “Bói cho biết đúng hay Sai”= Bài. 64 quẻ của Kinh Dịch không hề có đánh số thứ tự cố định, tha hồ Xóc để cho ra những tổ hợp (Tệp lớn ) khác nhau từ 64 quân đó, mà mỗi quân bài là một quẻ có các Hào luôn ở trạng thái vận động Đổi. Xóc là chọn từng quân “Xếp cho đúng Góc”= Xóc (góc ở trên La Canh = La Kinh. TVGT hướng dẫn đọc chữ Kinh 京 bằng thiết “Cử Khanh”= Canh, vậy Canh=Kinh. Một lần Xóc như vậy tạo nên được một nội dung như là một cuốn phim 64 tập tiên đoán về một lĩnh vực nào đó. Vị đạo sĩ Việt ấy đã Xóc được 63 quân vào vị trí đã chọn, tổng hợp nội dung của chúng mà tiên tri vận mệnh các vương triều Trung Hoa cho 2000 năm sau (ngày nay kiểm thực thì đúng y chóc. “Chắc Xóc”=Chóc), còn quân bài cuối cùng chưa biết xếp vào đâu, nếu không, tiên đoán còn xa hơn nữa. Ngày nay có học giả VN đã bói được một quẻ, mà nội dung của nó diễn tả đúng y số phận của đại thi hào Nguyễn Du. Tóm lại Dịch là do lướt “Diễn Tích”= Dịch. Diễn là diễn giải sự diễn tiến (vận động đi lên của các Hào), Tích là súc Tích 6 hào trong mỗi quẻ. Vậy Kinh Dịch là: Đế Minh Diễn Tích. Dịch Kinh là: Diễn Tích (của) Đế Minh. Vậy Đế Minh chính là tác giả của Kinh Dịch. Kinh Dịch là của Việt, thể hiện trong tên các mệnh giá của tiền Việt: Con Nòng (dương) và con Nọc (âm) trong Đồ Hình Âm Dương đều là hình có hai góc. Một góc hình Xóc nhọn hoắt như cái đầu đòn xóc gánh lúa vừa gặt, góc ấy rất nhỏ nhọn nên gọi là “Xóc Tí”=Xí (cờ hình tam giác có góc nhọ dài cũng gọi là cờ Xí), góc đầu kia là góc “To Ù”=Tù. Quá trình vận động lớn lên của mỗi con là từ “Xí đến Tù”=Xu để mà lớn lên, đến trọn Tù là phải biến giá trị là cái tính của nó, để lại bắt đầu quá trình mới. Chính cái vận động lớn lên của Xu , mà Xu được lấy làm tên mệnh giá hạng nhỏ là Xu của tiền Việt, với hàm ý một xu cũng phải luôn vận động, lưu thông, không nằm chết một chỗ, và có vận động thì giá trị nó mới tăng dần. Bởi vậy dân Việt mới gọi là Tiền vời hàm ý là nó là thứ phải “Tiêu Liền”= Tiền, tiếng Việt Đông là “Xài Lìn”= Xìn. Hán ngữ mượn chữ Tiền 錢, phát âm là Txén, tiêu tiền gọi là “Húa Txén”, tiêu tiền ngay gọi là “Ma Shang Húa Txén”. Có “Tiêu Liền” nó mới thành ý nghĩa của Tiền, đến ông bán kẹo kéo một chữ nhất bẻ đôi không biết mà vẫn biết khuyên người ta qua lời rao: “Cất tiền trong bị làm gì. Mua ngay kẹo kéo Bắc Kỳ mà xơi” (trích theo nhà văn Sơn Nam). Bị là cái Bị Đựng Tiền, đan bằng lác, theo chân thương lái hay theo chân hành khất đi khắp nơi. Bị = Ví = “Bị Góp”= Bóp, đều là đồ đựng tiền. Hán ngữ mượn từ Bị (bị đựng tiền) để đọc chữ Tệ (bổn nghĩa Tệ nghĩa là Tiền Đi) của tiếng Việt. Đi=Di=De=Xe=Xê. Tiền Đi = “Tiền Xê”= Tệ. Ngân hàng phải dùng nhiều tiền nên có cả hai thứ luôn phải lưu thông là “Tiêu Liền” + “Tiền Xê” = Tiền Tệ. Tiền Tệ của ngân hàng mà chôn vào BĐS đóng băng (Đê Mê 低 迷) thì đó không còn ý nghĩa là tiền nữa, nó sẽ thành Khú=Khắm=Lặm=Lộn là thành giấy lộn.Tiền Mỹ cũng xài liền: "Xu xài Liền"= Xen (CENT);ĐỒNG = ĐÔNG = ĐA = ĐÔ-LA (phiên thiết).Nên nay 21.000 vnd = 1 usd và còn tăng nữa vì đồng phải đa. Trong quẻ Dịch có 6 Kẻ đều ở trạng thái vận động đi lên, đi lên thì mới lớn giá, đến vị trí của Kẻ kề trên nó là nó xảy biến làm Đổi vị trí (giá trị) của chính nó, tức “Hoán Tráo”= Hào, gọi theo chức năng vận động thì Kẻ gọi là Hào, mỗi quẻ Dịch có 6 Hào, đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Chính vì chức năng vận động đi lên để làm lớn giá trị bản thân mà Hào được lấy đặt tên cho mệnh giá hạng trung của tiền Việt. Khi Hào đã lên thế trọn chỗ của Hào trên cùng của quẻ là đến chỗ trống rồi, tức “Đáo Trống”= Đồng. Đồng được lấy đặt tên cho mệnh giá lớn tiền Việt. Đồng càng vận động thì “Đồng Đồng”= Đông, đúng thuật toán 1=1=0, càng lưu thông lên nữa thì “Đông Đông”= Đống, đúng thuật toán 0+0=1, là có cả một đống tiền. Tiền Hán không có hàm ý vận động, không phải ứng dụng từ Kinh Dịch, vì Kinh Dịch là của Việt, không phải là của Hán. Tên mệnh giá tương ứng với Xu, Hào, Đồng là Fen, Mao, Yuan. Hán ngữ Fen nghĩa là chia, Mao nghĩa là lông, Yuan nghĩa là đầu tiên. Các mệnh giá này có tên không hàm ý vận động. Kinh Dịch là của Việt, thể hiện trong Trò chơi đánh Đáo của trẻ con Việt, một bài học về tinh thần kinh doanh: Trẻ con Việt có trò chơi đánh Đáo (còn gọi là đánh Đáo Lỗ) bằng các đồng Xu. Khi đã chọi được hết các đồng Xu rải ra vào cái lỗ trống đã khoét trên mặt đất thì lúc đó là “Đáo Trống”=Đồng. “Đáo Lỗ”=Đỗ, “Đáo Trống”=Đồng. Đồng là lúc vui nhất: mỗi đứa bên thua phải cõng một đứa bên thắng chạy một vòng (hay mấy vòng tùy giao kèo trước) quanh sân có lỗ chơi. Cái cảm giác được cõng bạn hay được bạn cõng thật là sướng, nên cả hai bên đều hò reo cười cho thỏa sướng. Tụi con gái cũng chơi chung với tụi con trai, cũng dám cõng và dám cưỡi. Từ cái Lỗ lTrống lúc đầu trống không (lỗ trắng tay), do giỏi kỹ năng “chọi” mà kết ván là tất cả Xu đã “Đáo Lỗ”=Đỗ (sướng như đi thi mà đỗ) thành ra “Đáo Trống”=Đồng (mệnh giá lớn nhất). Từ bàn tay trắng (lỗ trống=lỗ trắng tay), lại cố gắng sang keo khác “chọi” thật giỏi bằng kỹ năng của mình để thắng, Xu “Đáo Trồng”=Đồng đầy lỗ (bù được cái lỗ). Thắng liên tục thì được nhiều đồng là “Đồng Đồng”=Đông, 1=1=0; đông nữa thì “Đông Đông”=Đống, 0+0=1, là có cả đống tiền. Trò đánh Đáo một ván kết thúc rất nhanh, nhờ kỹ năng “chọi” của chúng. Kết thúc nhanh để thắng hay thua đều sướng để mà chung nhau “Đồng chạy quanh lỗ Trống”= “Đồng…Trống”= Trống Đồng (Hình tượng từng đôi cóc cõng nhau chung quanh mặt trống đồng). Theo Dịch Học thì quá trình vận động từ góc Xí đến góc Tù (hình con Nòng hay con Nọc trên Đồ Hình Âm Dương), lớn lên đến được góc Tù rồi là phải biến sang góc Xí ngay thì mới tiếp tục đi lên để lớn. Nếu dừng lại ở góc Tù thì sẽ lấn bấn trong tù túng không thoát ra được. Thành được góc Tù là do đã qua quá trình vận động phình lên dần dần từ góc Xí, quá trình lớn lên ấy thì các tế bào lành cũng nhiều lên và các tế bào ung thư cũng nhiều lên, đến góc Tù như cái đầu to ù là lúc trạng thái hổ lốn, lúc đó phải chịu đau mà cắt bỏ hết tế bào ung thư, để cho cái đầu “To Ù”=Tù xẹp xuống thành góc Xí nhọn hoắt. Thời điểm biến ấy, đang là con Nòng với cái đầu to ù phải biến ngay sang thành con Nọc với cái Xí nhọn hoắt, nó mới có thể Xọc từ tung để mà dũng mãnh lớn lên. Đang là con Nọc với cái đầu to ù phải biến ngay sang thành con Nòng với cái Xí nhọn hoắt, nó mới có thể Nống tứ tung để mà dũng mãnh lớn lên . (Con Nòng mà “Nống Chắc”=Nắc thì đúng là có Nắc mới có Sinh=Phình=Phồng to để lớn lên).1 like