• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/06/2013 in Bài viết

  1. Phong thủy xem bằng hình tg Trần Di Khôi Soạn lại hình ảnh: Thiên Đồng Trong cuốn "Phong thủy xem bằng hình" có nhiều ý nói về những điều xấu tốt từ ngoại cảnh đến nội thất của nhà, tôi trích ra đây vài ý để cùng quý đọc giả tham khảo và nghiên cứu. CÂY LEO BÁM TƯỜNG DẪN ĐƯỜNG KIỆN TỤNG Ngoại trừ ở nông thôn hay biệt thự ở tạm, không nên trồng cây leo cho bám trên tường rào hay tường nhà, dễ dẫn đến chuyện kiện tụng hay tang tóc. Những căn nhà cổ với dây leo bám đầy trên tường tại Aurillac là tỉnh lỵ của tỉnh Cantal, Pháp. Mặt tiền nhà có cây leo bám CÂY XANH LÀM TƯỜNG RÀO, CẦN THƯỜNG XUYÊN CẮT TỈA Tường rào không nên để cây cối leo bám um tùm. Nhưng có thể sử dụng cây cảnh làm tường rào, chỉ cần thường xuyên cắt tỉa ngăn xung khí, cũng là đại cát. Hàng rào cây được cắt tỉa đẹp tươi. CÂY XUYÊN MÁI NHÀ, CẢN TRỞ VẬN KHÍ Nhiều người thích để cây to xuyên qua mái nhà hoặc mái hiên, trông rất độc đáo, nhưng xét về phong thủy là điều không tốt, đặc biệt là đối với nhà ở. Không nên vì tận dụng không gian hay tiếc cây cổ thụ đẹp mà cất nhà như vậy. Một cây sung đâm thủng tường và vươn lên mái tôn cao gần 20m tại số nhà 63 Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội). CÂY CAO BÓNG CẢ KHÔNG HẲN ĐIỀU HAY Nhiều người vẫn thích có cây cao um tùm trước nhà để lấy bóng mát, nhưng cây quá to và um tùm thì có nhiều bất lợi, là vật dẫn sấm sét khi mưa bão, rễ cây lại ăn sâu lan rộng dưới đât làm ảnh hưởng đến nền mống căn nhà rất không tốt. Cây cối um tùm trước nhà.
    2 likes
  2. 2- Thông tin cá nhân: tướng mạo; cao 1,67m. nặng 70kg, ra trắng, * năm 2006 tốt nghiệp cấp 3 thi không đậu trường nào, đi học công nhân 2 năm * năm 2008 ra trường có việc làm ngay * năm 2009 vào cuối năm có tình yêu đầu đời và cũng mất việc, xin việc được việc khác ngay. * năm 2010 mất việc, về đi học liên thông 2 năm, tình yêu bị ngăn cản bơi gia đình. * năm 2011 - tháng 6 có đi du lịch, đang đi có chuyện phải về rồi lại đi tiếp. - tháng 8 bắt đầu có xích mích với người yêu và chia tay - tháng 12 chơi xa trong thời gian ngắn và cũng vì chuyện tình cảm. đi 12h ngày 10 tháng 12 năm Tân mão, về ngày 15 (chơi được có 1 ngày còn lại là trên tầu xe) chuyến đi cũng có xô xát nên về sớm. - tháng 26/12 có đám cưới của em gái ruột. * năm 2012 - tháng 8 âm lịch có người giúp đỡ nộp hồ sơ xin việc cho, tưởng mọi chuyện đều tốt đẹp, nhưng khi đi phỏng vấn không được. - tháng 11 mới xin được việc làm. ngày 15 tháng 11 năm 2012 âm lịch mới bắt đầu đi làm. và hạn đánh nhau vào lúc 20h30 ngày 25 tháng 11 năm 2011 âm lịch cháu và 1 đồng nghiệp đang làm thì có xích mích, rồi cháu bị đồng nghiệp dùng kéo đâm cho 1 nhát vào sườn phải, bỏi chạy thì bị thêm 1 nhát vào thắt lưng trái. * năm 2013 - tháng giêng: bị viêm tuyến nước bọt, mọc cả 4 cái răng ngu. cho nghỉ việc. (ngày 23 tháng giêng) ngày này đi lại cũng nhiều. Gia đình: có bố mẹ và 2 em gái. bố mẹ làm ruộng. em gái thứ 2 lấy chồng, em gái út đang học. Hiện chưa có người yêu :) Câu hỏi: 1. công việc mai này và cuộc sống :) mà hỏi vậy tương lai xa quá, 2. chị tư vấn cho em hạn từ giờ tới cuối năm
    2 likes
  3. Đất biệt thự ở đâu mất giá mạnh nhất? Thứ Tư, 05/06/2013 - 08:09 Đất biệt thự tại nhiều khu đô thị mới ở Hà Nội đang rớt giá mạnh, có nơi giảm tới 50%. Biệt thự giảm 50% Cùng với sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá đất nền, biệt thự liền kề tại các khu đô thị mới cũng giảm mạnh, từ 30 – 50%. Đặc biệt, một số khu đô thị mới có vị trí đẹp như Trung Hòa Nhân Chính, Ciputra, Văn Quán, Nam Trung Yên, Mỹ Đình… đã giảm mạnh với mức độ mất giá 30-40% so với thời điểm bất động sản sôi động. Ở một số khu đô thị mới, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện như Đại Thanh, mức giá đất biệt thực cũng giảm mạnh, mức giảm lên tới 50%. Theo thông tin mới nhất từ chủ đầu tư, đất tại khu vực này đã giảm từ 60 triệu đồng/m2 xuống 30 triệu đồng/m2, giảm 50%. Còn tại các khu đô thị có ưu thế về vị trí, hạ tầng xã hội được kết nối hoàn chỉnh thì giá nhà liền kề, biệt thự giảm khoảng 20 – 30%. Khảo sát giá nhà tại một số văn phòng nhà đất xung quanh các khu đô thị mới, thì giá nhà liền kề, biệt thự tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính hiện giao dịch ở mức 120 triệu đồng/m2 đối với vị trí đường nhỏ. Còn các lô biệt thự, liền kề nằm trên các trục đường chính là Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, Hà Nội) giá cao hơn 150 - 160 triệu đồng/m2. So với thời điểm thị trường sôi động, giá bán nhà tại khu đô thị này đã giảm 50 - 60 triệu đồng/m2. Kế khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, tại khu Nam Trung Yên, giá nhà liền kề, biệt thự cũng rớt mạnh, biệt thự đơn lập 2 mặt tiền diện tích 400m2 (diện tích nhà 250m2 + sân vườn 150m2) được rao giá 170 triệu đồng/m2. Các lô biệt thự mặt đường to giá giảm mức 35 tỷ đồng/căn xuống 22 tỷ đồng/căn. Tại khu Mỹ Đình II, giá biệt thự đường nhỏ chỉ còn khoảng 70 - 85 triệu đồng/m2, đường to 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, có thời điểm giá đất tại đây lên mức 140 -180 triệu đồng/m2. Biệt thự khu Vimeco – Phạm Hùng, Cầu Giấy, liền kề diện tích 135m2 được xây 3 tầng hoàn thiện với nội thất cao cấp được chào bán mức giá còn 25 - 28 tỷ đồng/căn. Tại khu vực quận Hà Đông, mặt bằng giá biệt thự, liền kề giao dịch ở mức thấp. Đơn cử như dự án An Hưng giá biệt thự chưa bao gồm xây thô trên 40 - 42 triệu đồng/m2, khu biệt thự Dương Nội khoảng 35 - 40 triệu đồng/m2, khu đô thị mới Văn Phú giá khoảng 45 - 55 triệu đồng/m2 trở lên. Đất nền rớt giá thảm hại Giá đất nền tại một số khu vực ven đô Hà Nội cũng rớt thê thảm. Một số khu vực cách xa trung tâm như Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng trước đây giá được thổi giá lên khoảng 30-40 triệu đồng/m2. Đến nay giá trị đã giảm khoảng 30%, tức là chỉ còn khoảng trên dưới 20 triệu đồng/m2. Nhiều khu vực ở sâu trong ngõ, xa mặt đường, giá đất chỉ còn khoảng 10 – 12 triệu đồng/m2. Ngoài ra, giá đất ở một số khu vực từng “làm mưa làm gió” thơi 2008 như Bắc An Khánh và Nam An Khánh, thì nay cũng rớt thảm hại. Giá đất tại các khu vực này từng được giao dịch 30 – 32 triệu đồng/m2, thậm chí những vị trí giáp mặt đường lớn, giá lên tới 40 triệu đồng/m2, thì nay mức giá chỉ còn 21 – 22 triệu đồng/m2. Với những vị trí ở sâu trong làng, đất diện tích nhỏ, dưới 40m2 thì giá chỉ dao động từ 12 – 15 triệu đồng/m2. Một số khu vực thuộc huyện Hoài Đức như Đức Thượng dọc đường 32 cũng chỉ còn khoảng 11 - 15 triệu đồng/m2 loại ô tô không đỗ cửa, còn ô tô vào được nhà giao dịch xung quanh mức 17 - 25 triệu đồng/m2. Một số khu vực ngoài vành đai 3 như Tây Mỗ, Hoài Đức, Phú Diễn, Cổ Nhuế,Từ Liêm, Hà Đông…có mặt bằng giá vào khoảng từ 25– 30 triệu đồng/m2 đối với loại đường từ 2 - 3m, đường ô tô vào được giá cao hơn khoảng từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Ở một số khu vực ven đô như Mỹ Đình, Xuân Đỉnh, giá đất giảm nhẹ, từ 2 – 5 triệu đồng/m2, hiện đang giao dịch quanh mức 37 – 40 triệu đồng/m2. Theo anh Nguyễn Hải Minh, nhân viên sàn giao dịch bất động sản Phú Đức, giá đất nền tại một số khu vực này giảm mạnh là do trước đây khi thị trường “nóng”, giá đất đã được đẩy lên quá cao so với thực tế. Nay thị trường trầm lắng, không có người mua, bong bóng bất động sản xì hơi, giá đất nền buộc phải giảm mạnh. “Thời điểm hiện tại giá đất đã giảm khá mạnh, ít có khả năng sẽ giảm tiếp. Từ nay đến cuối năm, nếu nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, giá đất có khả năng sẽ tăng nhẹ. Vì vậy, những ai có nhu cầu mua nhà đất, đây là thời điểm có nhiều lựa chọn và cơ hội mua được những mảnh đất giá rẻ”, anh Minh phân tích. Theo Châu Anh VTCNews
    2 likes
  4. Không, không và không! Ta là ta, vĩnh viễn không thể là họ! Hãy nhìn đất nước Philippines, cách đây gần 200 năm họ cũng bị phương Tây tấn công và trở thành thuộc địa. Họ đã học theo "mẫu quốc" đủ thứ, từ cải đạo theo Thiên Chúa đến thay tên đổi họ theo "mẫu quốc". Kết quả là 200 năm sau họ theo "mẫu quốc" được đến đâu? So với các nước trong khu vực họ có hơn gì ko? Sự học không phải là bắt chước, mà cốt lõi nằm ở nhìn vào sự vật, hiện tượng để rút ra quy luật để hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng đó, từ đó áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Nói như lý học thì 1 cái vỗ cánh của con bướm ở Amazone cũng gây ra cơn bão ở Thái Bình Dương nhưng khi và chỉ khi cái vỗ cánh đó đúng thời điểm, vị trí. Dễ hiểu hơn, giọt nước làm tràn ly khi và chỉ khi nó là giọt cuối cùng, nhưng không có công của hàng trăm, hàng ngàn giọt trước đó chỉ có sứ mệnh là làm hòa mình vào làm nên cốc nước đầy thì liệu giọt cuối cùng có làm tràn được hay không? Vậy giọt nước nào quan trọng hơn?
    2 likes
  5. Hình như chị đã xem cho em rồi?! Năm nay có sự thay đổi trong công việc, phải đi xa, năm nay chắc vô duyên khó mà kiếm được người yêu, dễ mắc nạn vì lời ăn tiếng nói. Năm nay có người lớn giúp đỡ cho về công việc. Khi đi chơi sông, hồ, biển cũng nên cần cẩn thận nhiều
    1 like
  6. Hòn đá lạ ở đền Hùng Mặt trước và sau của hòn đá đặt tại đền Thượng (đền Hùng, Phú Thọ) có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi, đây là một dạng bùa yểm không tốt. Gần đây, dân mạng xôn xao về một hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, hòn đá lạ này là một dạng bùa yểm không tốt. Sáng 10/4 (tức 1/3 âm lịch) người đi lễ Đền đầu tháng đang vây quanh hòn đá lạ. Người xì xào bàn tán, người chụp ảnh, chạm sờ, người lại thận trọng đứng cách vài mét quan sát hòn đá khá lâu. Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói, hòn đá này do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến năm 2009, khi di tích tôn tạo, tu sửa. Do đồng ý cho người cung tiến đặt hòn đá lạ này mà ông Nguyễn Văn Khôi (người tiền nhiệm của ông Các) đã phải làm giải trình lên UBND tỉnh Phú Thọ. Theo ông Các, hiện chưa thể nhận định viên đá này tốt, hay xấu. Lãnh đạo tỉnh đồng ý sẽ lập hội đồng khoa học để "nghiên cứu" và đưa ra kết luận khoa học cũng như hướng đề xuất xử lý hòn đá lạ sau lễ hội năm nay. Theo Tiền Phong
    1 like
  7. Cảm ơn Bác THích!! Thành thật mà nói lanha92 nghĩ về mặt bảo tồn phương diện văn hóa dân tộc người Nhật đang làm tốt hơn ta rất nhiều. Bên cạnh một nước Nhật hiện đại mạnh mẽ là một xứ Phù Tang thanh bình văn hóa và nhất là họ vẫn giữ sắc thái riêng của mình Học là học ở điều đó bác ạ, chứ lanha92 không muốn học theo kiểu như anh bạn Phi làm sạch bách cả cội nguồn giòng giống đến cái tiếng nói cũng ú ớ Vấn đề là ta có nhìn thẳng vào điều đó hay không. Cụ Thiên Sứ muốn giáo dục Vn nhìn thẳng vào sự thạt lịch sử, trả lại vị trí của sử Việt như từng có, lanha92 vẫn còn nhìn hẹp chưa dám lên tiếng được như thế chỉ muốn nước ta có nền văn hóa sạch, trong lành mà
    1 like
  8. "Bác" Bá Kiến vui tính quá. Ko biết Bác có tẻ và đệp choai như anh Thiên Luân ko. . Các bạn gái trẻ bây giờ chỉ thấy lo lấy chồng sớm thôi nhỉ. Chắc chưa nghe bài Lá Diêu Bông rồi.
    1 like
  9. 1 like
  10. Trong công việc rất xông xáo giỏi giang, nhưng hay gặp bất trắc bất ngờ và gãy đổ. Lá số này chắc khó định cư ở nước ngoài
    1 like
  11. Đại loại form là như thế này các anh/ chị ạ :D Stt 1: http://diendan.lyhoc...ong-tinh-duyen/
    1 like
  12. Đúng vậy! Bản sắc, văn hóa là không thể sao chép.
    1 like
  13. Phong thủy xem bằng hình tg Trần Di Khôi Soạn lại hình ảnh: Thiên Đồng CÂY KHÔ TRƯỚC CỬA LÀM HỎNG TÀI VẬN Cửa hàng kinh doanh tối kỵ để cây khô trước cửa, rất bất lợi cho tài vận, cần nhanh chống đốn bỏ. BỐN BỀ ĐỀU KHUYẾT, KHÓ BỀ AN KHANG Những tòa nhà mà bốn bên đều khuyết tọa thành hình chữ thập là nhà đại hung, không thích hợp để cư trú , những người cầu mong sức khỏe và bình an thì càng nên tránh. TRỤ CAO TRƯỚC CỬA LÀ ĐIỀU KHÔNG NÊN Nơi kinh doanh phải hết sức chú ý xem có cây có cột nào dựng đứng trước cửa chính không, nếu nằm ngay phương sát của mình, thậm chí có thể gây "thương định phá tài", nhất thiết phải đề phòng. CẦU ĐÂM THẲNG VÀO NHÀ LÀ ĐIỀM HAO TÀI Nhà ở hay công ty bị cầu đâm thẳng vào cửa chính sẽ dễ dẫn đến hao tài liên miên, rất bất lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và nhân vật chủ chốt của công ty. Nếu là cầu chỉ để trang trí, không có xe cộ hay người lưu thông thì không kỵ.
    1 like
  14. Chồng lớn tuổi hơn. Năm nay có người yêu. Nhìn hạn tử vi năm nay thì có cơ hội cưới, nhưng xem theo Bát Tự, thì nhiều điều ngăn trở mà không thành. Năm sau tử vi thì thấy chia tay, Bát tự thì thấy cưới, chả biết sao. Thôi có sao thì sao, thì cứ sống bình thường, đừng quá nóng vội. Cái gì cũng đến vào đúng thời điểm, còn không đến thì xem như số mình không có
    1 like
  15. Thực ra thì cuộc đối thoại an ninh ở "Sang gì là" - ấy là Lão Gàn phiên âm ra tiếng Việt cho dễ nhớ - chủ yếu là vấn đề bể Đông. Qua hai bài phân tích trên báo Tiền Phong của Trịnh Thái Bằng cho thấy Tàu sẽ không dám gây sự với Nhật Bổn ở Senkaku. Chẳng qua là gõ phèng phèng thế thôi. Bởi vì, gây sự với Nhật Bủn thì dù thắng - chiếm được Senkaku - thì cuộc chiến sẽ không dừng ở đây. Ngược lại thua thì cả một đế chế sụp đổ từ bên trong. Cái này tôi đã phân tích trong "Kim Long đằng phi". Bởi vậy, Tàu sẽ gây sự gia tăng ở bể Đông. Nơi đây - nếu xét tính cục bộ - thì Hoa Kỳ có một mối quan hệ đồng minh lỏng lẻo, so với Nhật Bản. Cho nên thắng hay thua vẫn có đường chống chế. Vì trong trường hợp này, Tàu không trực tiếp chống lại mối quan hệ Đồng minh với Hoa Kỳ. Nhưng đấy chỉ là xét tính cục bộ. Cũng như - nếu chỉ xét tình cục bộ - thì cuộc đấu tay bo Trung Nhật, Tàu thắng Nhật là cái chắc. Do có vũ khí hạt nhân. Nhưng ở một tập hợp lớn hơn, Nhật Bủn lại là một quốc gia được Hiệp ước an ninh Nhật Mỹ bảo đảm,kể cả một cuộc chiến hạt nhân. Còn ở bể Đông thì chẳng có quốc gia nào có một hiệp ước chặt chẽ với Hoa Kỳ cả. Cho nên cái thẳng chả Thích Kiến Quốc mới phát biểu bừa bãi như vậy. Tuy nhiên, thằng chả này có phát biểu bừa bãi thì cũng chẳng chết thằng Tây nào. Bởi vì cha nội này chỉ là Phó Tổng tham mưu trưởng. Tức là hắn phát biểu vẫn chưa phải là đủ tư cách cho quan điểm chính thức của chính phủ Tàu. Hắn có nói thế chứ có nói hăng hơn - phun cả nước bọt vào bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ - thì cùng lắm là "sory" với tư cách cá nhân. Chính phủ Tàu vẫn có thể "đính chính' , cùng lắm cho hắn về vườn để góp phần "kiến quốc". Thích kiến quốc mà. Đâu phải thích đánh nhau đâu.. Cho nên sự có mặt của thằng chả này tại "Sang gì là" cũng thể hiện cái thái độ chưa rõ ràng của Tàu với các quyết sách của họ. Đang bế tắc mừ! Còn cái con mẹ "Dao giăng xu" gì đó phát biểu thì cũng chỉ là giám đốc một Trung tâm vớ vẩn. Về phông xông cũng cỡ TTNC LHDP, tuy có quyền hành hơn vì ăn lương nhà nước. Cho nên lời nói của con mẹ này cũng chẳng có trọng lượng gì. Nhưng đấy chỉ là xét sự kiện một cách cục bộ. Nếu xét trong một tập hợp lớn hơn một chút và chưa phải là xét một cách tổng thể thì lão Gàn nhận xét thế này: Hoa Kỳ đưa hẳn bộ trưởng quốc phòng đến dự. Tức là lời nói của ông ta gần như phát biểu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Cho nên cái zdấn đề là phải soi xem ông ta phát biểu thế nào? Ông ta phát biểu khá cứng rắn. Nhưng mới chỉ là "khá cứng rắn" - chưa đủ cứng đến mức độ răn đe theo kiểu: Mày lôi thôi tao bụp liền. Cách nói của ông ta có thể bụp và cũng có thể không. Mặc dù có nghiêng về "bụp". Thế thì cái zdấn đề sẽ như thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ. Hôm nay giờ Sửu theo Việt lịch và là thứ Tư 5/ 6 lịch Tây. Đến thứ Sáu này, sau cuộc họp "Thượng đỉnh bình dân" diễn ra ở Cali phọc ni a bít liền. "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc theo chiều hướng nào: Chiến tranh hay một quả kinh tế chính trị - "Bất chiến tự nhiên thành" - sẽ ngã ngũ! Đây là một chút hy vọng mà từ đầu năm đã có nhà tiên tri nói tới - một ngôi sao tốt, nhưng nhỏ nhoi , mang lại hy vọng cho thế giới (Xem bài của Warenbocphet trong "Lời tiên tri 2013"). Trước 30 phút cuộc họp diễn ra, nếu lão Gàn wan tâm sẽ chém gió. Còn không thì thôi.
    1 like
  16. Kéo lên đầu trang, đọc các bài chú ý giúp!!!
    1 like
  17. http://www.baodatvie...o-dang-2348105/ Cập nhật lúc 05:57, 03/06/2013 TS Alan Phan:Phá rừng để đổi một chân cu li có đáng? (ĐVO) - "Chúng ta có cần hy sinh tài nguyên và tương lai của một vùng đất to lớn (lá phổi của quốc gia) để cho vài người thành tỷ phú? Hy sinh tài nguyên rừng để đổi lấy một chân cu li trong một cánh rừng cao su, với mức lương 300 - 400 USD?" - Đó là những câu hỏi mà TS. Alan Phan đặt ra về hiện trạng phá rừng đang ngày càng đe doạ đến cuộc sống của con người. Global Witness, kinh tế phá rừng và nước mắt môi trường HAGL sẽ trả lời nhiều vấn đề về cáo buộc phá rừng Báo chí Lào hết lời ca ngợi bầu Đức Global Witness: Bầu Đức chỉ quan tâm giữ hình ảnh Bị cáo buộc phá rừng, bầu Đức đang đối mặt với ai? Bầu Đức:Trồng cao su trên đất rừng thì bắt buộc phải....khai hoang! Xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc tàn phá và bảo vệ rừng đang được dư luận quan tâm hiện nay, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Alan Phan về những vấn đề này. PV: - Bài toán trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, cafe...nhân danh tạo ra công ăn việc làm cho người dân Tây Nguyên mà nhiều nhà khoa học cho rằng đó là tàn phá rừng, thiệt hại không chỉ môi trường sống của cư dân bản địa mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa. Người Việt gọi là "bóc ngắn cắn dài", còn quan điểm của TS. về vấn đề này ra sao? TS. Alan Phan: - Vấn đề phá rừng để trồng cây cao su, cây cà phê, hoặc làm cái này, cái kia vì mục đích kinh tế thì cũng có những lợi ích là tạo ra việc làm. Nhưng việc làm đó với số tiền đó có đáng để trả lại những cái lỗ cho các nguồn tài nguyên? Cho môi trường bị huỷ hoại? Rừng mà bị huỷ hoại thì coi như là phổi của con người cũng tiêu. Vậy tất cả những chi phí y tế, chi phí tái lập lại môi trường... cùng với việc tàn phá văn hoá của người bản địa, của những người quen sống trong một môi trường hàng trăm năm nay, thì dù mình có thích hay không thích thì đó cũng là môi trường hài hoà với lối sống, với suy nghĩ của người dân. Giờ chúng ta san bằng đi để cho những người dân ở đây một cái chân làm cu li trong một cánh rừng cao su, trả cho họ 300 - 400 USD/ 1 tháng, thì cái giá đấy có đáng không? Đương nhiên những người phá rừng, những người đi trồng cao su thì họ quá lời, họ sẽ kiếm bạc tỷ. Nhưng vấn đề chính là tại sao mình lại đi tàn phá cái tài nguyên của mình để làm cho vài người trở nên giàu có? Trong khi đó cả trăm ngàn người khác lại lâm vào cảnh khổ? Đó là một cái giá không đáng chút nào. Cây cao su của HAGL ở Attapeu. (Ảnh: Blog Hiệu Minh) PV: - Việc lách luật nhằm khai thác gỗ rừng có nhiều cách và nạn nhân của các "lâm tặc" thường xuất hiện ở các quốc gia nghèo đói hoặc đang khát vốn để phát triển. GW tiến hành điều tra riêng, cáo buộc trên trường quốc tế nhằm ngăn chặn lâm tặc quốc tế. Xét cho cùng thì hiệu quả vẫn không cao, không thể ngăn chặn được nạn phá rừng ồ ạt trong phạm vi từng quốc gia được. Là một chuyên gia kinh tế nhưng cũng là người rất quan tâm đến môi trường, TS có cao kiến gì để khắc chế quốc nạn phá rừng? TS. Alan Phan: Trên thế giới, có 2 vũ khí mạnh nhất để chống lâm tặc là sự tham gia của các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ và sự tố cáo mạnh mẽ của mạng truyền thông khắp thế giới. Chúng ta đừng quá tin cậy vào các biện pháp hành chính. Tôi nghĩ, sự tham gia của các nhóm môi trường và sự lên tiếng mạnh mẽ của truyền thông để tăng cường độ của các lời cáo buộc sẽ có tác dụng đối với các hành vi tàn phá môi trường. Nó sẽ khiến các cổ đông, các công ty hay các quỹ đầu tư từ đó mà e ngại rút vốn ra khỏi các dự án cao su, cà phê để tránh tai tiếng. Sự thiếu hụt nguồn vốn sẽ dẫn đến nhiều sức ép và bản thân nhà đầu tư sẽ phải thận trong hơn trong các hoạt động của mình. Ngoài ra, những công ty, doanh nghiệp bị tố cáo tàn phá rừng có thể còn bị sức ép về giá cả và sự bài trừ sản phẩm từ phía người dân. Những đối tác của họ cũng từ đó mà sẽ cân nhắc trong việc hợp tác, sử dụng sản phẩm và tìm kiếm một nguồn cung cấp khác. Đó là sự rủi ro lớn nhất về lâu dài đối với nhà đầu tư . PV: - Ở đất nước mà nạn phong bì, tham nhũng đã thành lệ, chỉ đứng sau luật...thì việc các nhóm lợi ích liên kết lại dùng lệ để lách luật là vô cùng khó điều tra cáo buộc trước công luận. Vậy theo TS, chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn nạn phá rừng tàn phá môi trường sống? TS. Alan Phan: - Đây là một vấn đề hết sức phức tạp vì nó liên quan đến việc tham nhũng, đến phong bì. Muốn bảo vệ rừng thì không thể phụ thuộc vào những nhân viên kiểm lâm, vì họ ăn phong bì rất dễ, mà lợi nhuận từ gỗ rừng là rất cao. Cho nên vấn đề là phải làm sao để mở rộng ra, khi có ánh sáng, có sự minh bạch thì những con chuột, con gián sẽ bắt đầu chạy. Như Indonexia, Liberia, Myanmar... người ta bắt đầu bằng việc cho những nhóm thiện nguyện vào để quan sát, để theo dõi như các nhóm Global Witness hay các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường. Khi các nhóm vô vụ lợi vào cuộc, cộng với sự tự do ngôn luận sẽ là những rào cản hữu hiệu để những công ty, doanh nghiệp vì mục tiêu làm giàu mà tàn phá rừng sẽ phải có trách nhiệm với xã hội xung quanh hơn. Và sự ăn uống, sự chia chác phong bì, sự tàn phá rừng, đốn gỗ... sẽ bị quan sát và họ sẽ thấy sợ hơn. PV: -Trên thực tế, VN cũng đã hoàn tất chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nhưng Tây Nguyên vẫn bị hạn hán, lũ lụt nhiều hơn trước, Tây Bắc cũng trong tình trạng sa mạc hóa nhiều nơi, như vậy, người trồng dứt khoát không thể kịp cho kẻ phá. Theo TS, đã đến lúc cần 1 kế hoạch tổng thể cấp quốc gia để giữ gìn những vùng rừng ? TS. Alan Phan:- Như tôi đã nói ở trên, sự vào cuộc của các nhóm thiện nguyện là cần thiết trong việc bảo vệ rừng. Họ là những tổ chức vô vụ lợi. Còn lòng tham của con người là vô hạn, nên chúng ta mới cần đến những công cụ như Global Witness, dựa trên những lý tưởng cao cả, những cảm xúc, nỗi đau của con người và thiên nhiên để đưa những vụ việc tàn phá rừng ra ánh sáng. Và thứ hai là chúng ta có thể kêu gọi thế giới giúp đỡ. Có rất nhiều tổ chức trên thế giới họ tài trợ vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng. Ví dụ như một số vùng ở Amazon cũng bị tàn phá rất nhiều. Họ đã bắt đầu kêu gọi thế giới thì một số tổ chức bên Mỹ của các tỷ phú muốn bảo vệ môi trường đã đứng ra giúp đỡ họ. Thay vì để những người dân huỷ hoại rừng, họ làm ra những chương trình, trả tiền cho những người nông dân để người dân ở đây không phá rừng. Vẫn là đất của họ, mỗi một năm họ sẽ nhận được một khoản tiền nhất định để bù đắp cho nguồn thu nhập của họ để họ không phá rừng. Còn nếu họ vi phạm thì họ sẽ không được gì. Đấy là sự giúp đỡ của thế giới và chúng ta cần phải nhờ đến họ. Xin chân thành cảm ơn TS! Duyên Duyên __________________________________________ Malaixia cũng không đẩy mạnh trồng cao su nữa, mà quay ra phát triển cây cọ và công nghiệp chế biến dầu cọ là sao nhỉ???có huynh nào có cao kiến gì không?
    1 like
  18. Hòn đá thề thiêng liêng ngàn năm trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất (Lifetv.vn) - Dư luận gần đây xôn xao và bất bình về việc một hòn đá lạ có nhiều kí tự, hình vẽ khó hiểu tự nhiên lại xuất hiện ở Đền Hùng theo sự dàn xếp và lý giải khó hiểu tùy tiện của một số người có trách nhiệm khi tu bổ tôn tạo di tích Đền Hùng. Vậy hòn đá cũ thiêng liêng ngày xưa thì tại sao nó biến mất, và hiện nay đang ở đâu? Để có một câu trả lời chính xác chúng tôi đã tìm gặp Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng môn Dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Việt Nam Tâm Khí Việt - là người nắm nhiều sự thật nhiều năm qua, đã hé lộ rất nhiều thông tin xung quanh vấn đề này. Cột đá thề cũ - Thưa ông, chúng tôi được biết ông là người biết được nhiều bí mật nhất về chuyện hòn đá thề trên đỉnh núi Đền Hùng bỗng dưng biến mất, việc này về mặt tâm linh theo ông sẽ có ảnh hưởng thế nào? Đầu tiên tôi muốn nhắc tới việc hòn đá thiêng, đá thề ngàn năm, trường tồn cũng lịch sử, mang linh khí của trời đất Việt, tích tụ tâm nguyện của nhiều đời Vua hiền tại của đất nước, bỗng nhiên biến mất, bị “phế truất” một cách vô lý vì một mục đích nào đó không thể hiểu được và không thể chấp nhận được, thay thế vào đố là một hòn đá khác kích thước to cao hơn, bóng bẩy hơn, hoành tráng hơn, đắt tiền hơn. Mạch nguồn năng lượng nghìn năm bị chặt đứt, phá bỏ một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, tùy tiện, vậy liệu có ai đặt vấn đề hậu quả của việc này ra sao, ai phải chịu trách nhiệm này trước lịch sử và công luận. Vốn là kiến trúc sư có đôi chút kiến thức về phục hồi di tích cổ, khi còn công tác tại trung tâm tu sửa phục hồi di tích Bộ văn hóa và thực tập kiến trúc cổ tại Ba Lan, tôi cứ phân vân suốt mấy tháng trời có nên viết ra sự thật này không, liệu có lợi gì và có hại gì cho cái chung, nhất là trong giai đoạn Unesco đang xem xét để công nhận lễ hội và di tích Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đến nay khi niềm vui đón nhận danh hiệu đã tạm lắng xuống, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA và một vị nguyên là phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ khuyến khích, động viên tôi hãy nói ra sự thật cho mọi người biết và để cảnh tỉnh, rút kinh nghiệm cho những ai thiếu hiểu biết, can thiệp tùy tiện, làm mất đi giá trị lịch sử và tâm linh của di tích. Câu chuyện được bắt đầu từ năm 2007 khi tôi được bác Quế nguyên Tổng giám đốc nhà máy giấy Bãi Bằng và bác Thái cán bộ đã nghỉ hưu của nhà máy mời về dạy một lớp Thái cực quyền cho câu lạc bộ dưỡng sinh sức khỏe của nhà máy giấy Bãi Bằng. Lớp học kết thúc tốt đẹp sau hai tháng rèn luyện. Sau buổi tổng kết long trọng bác Quế có mời đoàn Hà Nội giao lưu cùng câu lạc bộ và dã ngoại hành hương lên lễ Đền Hùng. Đoàn chúng tôi khoảng năm mươi người leo dốc đá lên đến Đền Thượng thì nghỉ chân để chuẩn bị vào lễ. Đang ngồi nghỉ tôi cảm thấy như có lực hút rất mạnh ở phía sau lưng ( cũng xin nói thêm tôi là người luyện tập võ thuật,khí công, thiền khoảng ngót ba mươi năm và là giám đốc trưởng môn dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền Tâm Khí Việt thuộc liên hiệp khoa học UIA). Tôi phát hiện lực hút này từ một tảng đá cao chừng 1.6 mét , ở phía trước tảng đá có bệ thờ đặt bát hương. Tôi gặp vị thủ từ hỏi nguồn gốc hòn đá. Ông nói đó là hòn đá thiêng, đá thề có từ xưa, tục truyền từ thời vua Hùng, các vị vua hàng năm đều tới đứng trước hòn đá thiêng này cầu cho quốc thái dân an và thề với trời đất nguyện dốc lòng xây dựng đất nước phồn vinh. Tôi thực sự ngưỡng mộ và cảm nhận năng lượng linh thiêng của tảng đá tiếp nối khí thiêng của trời đất Việt, chứng kiến biết bao thăng trầm qua hàng ngàn năm lịch sử. Tôi chợt nghĩ hòn đá này mang dương khí trên đỉnh núi, tích chứa năng lượng sung mãn của trời đất có thể chữa được các bệnh nên đã nói với mọi người trong đoàn : - Hôm nay chúng ta có duyên ngày lành tháng tốt ai có bệnh gì nhất là những bệnh hàn lạnh, trầm uất, trệ khí thì xin mọi người đứng trước tảng đá này tôi sẽ dùng khí công nối với năng lượng của tảng đá mang nhiều dương khí để cân bằng âm dương cho cơ thể giúp người đó có thể chữa được bệnh. Lần lượt cả đoàn cứ hai người một tiến tới áp tay vào tảng đá và kỳ diệu thay mọi người đều cảm thấy nhận được khí, dễ chịu, thoải mái, hết mệt mỏi…Trong số đó có bác Khánh người ở phố Hà Trung- Hà Nội đang bị viêm xoang cấp tính sổ mũi và sổ cả máu, thế mà sau năm phút bác thấy khỏi đau, khô mũi, cảm giác như không còn bệnh xoang ( sau này về Hà Nội khoảng bốn tháng sau tôi gặp lại bác Khánh, bác có nói : Kỳ diệu thật tôi chữa mãi không khỏi bệnh xoang lâu năm rồi thế mà sau chuyến đi đó tôi khỏi hẳn không thấy bị lại) Mọi người đều tỏ thái độ cung kinh, ngưỡng mộ trước hòn đá thiêng trên đỉnh núi Đền Thượng. Coi đó là biểu tượng, là thông điệp, là năng lượng của người xưa gửi gắm đến con cháu mai sau tiếp nối xây dựng tổ quốc vững bền, dân giàu, nước mạnh như ý chí của các vua Hùng. Thế rồi bẵng đi gần sáu năm sau, cuối năm 2012 tôi mới có dịp quay trở lại Đền Hùng với trạng thái háo hức phấn khích muốn giới thiệu với mấy người bạn thân về năng lượng kỳ diệu của hòn đá thề thiêng này. Thế nhưng thật hụt hẫng khi leo đến đỉnh Đền Thượng, nhìn vào vị trí hòn đá thiêng xưa, nay đã sừng sững một hòn đá hoa cương, màu sẫm được mãi nhẵn bóng lộn cao khoảng ba mét, hòn đá mang chất liệu và màu sắc chẳng liên quan, ăn nhập gì với toàn cảnh và núi đá xung quanh, trông phô trương, lạc lõng, vô vị. Tôi áp bàn tay vào tảng đá cảm nhận thấy năng lượng yếu ớt, lãnh lẽo. Tôi tìm người giữ đền cũ nhưng không gặp, hỏi một nhân viên khu di tích thì được biết là hòn đá cũ đã bị dời đi thay thế bằng hòn đá mới này, tôi vội hỏi: - Vậy hòn đá cũ đâu rồi? Thì anh ấy trả lời: - Hình như được đưa vào bảo tàng dưới chân núi. Tôi xuống bảo tàng dưới chân núi hỏi thì họ bảo : Không biết. Chúng tôi ra về trong trạng thái thất vọng, buồn phiền và bứt rứt không yên. Phục dựng "Cột đá thề" mới bằng mã não, dạng phong thủy Về Hà Nội tôi có kể chuyện này với một số người bạn và học trò với tâm trạng rất phiền não, thật may có một học viên là cô Tố Tâm chuyên viên cao cấp của Bộ ngoại giao, cô Tâm hỏi cặn kẽ về sự việc và lập tức gọi điện cho ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trường Bộ ngoại giao, người đang chỉ đạo việc lập hồ sơ giai đoạn cuối để Unesco công nhận di tích và lễ hội Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông Sơn đã gọi điện ngay cho Ủy bản nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ, họ nói đã tiếp nhận thông tin của tôi và họ mời tôi lên để xem xét xử lý việc này. Tôi mừng quá hẹn cùng đi với đoàn Bộ ngoại giao do ông Sơn trực tiếp làm trưởng đoàn. Cô Tố Tâm còn mời cả một nhà ngoại cảm là “ Thầy Cường” ở Cầu Diễn cùng đi. Chúng tôi đến UBND tỉnh Phú Thọ tại thành phố Việt Trì vào buổi chiều, các anh lãnh đạo tỉnh tiếp đón và mời chúng tôi ăn tối trước rồi lên Đền Hùng. Nhưng tôi và thầy Cường đề nghị đi làm việc luôn vì rất sốt ruột. Khi lên đến Đền Thượng chúng tôi thấy trước tảng đá hoa cương bóng lộn họ đã chuẩn bị một đàn lễ long trọng. Chờ một lúc thì đông đủ cả, từ vị chủ tịch tỉnh,các vị phó chủ tịch đến chánh văn phòng, cùng một số cản bộ ủy ban, cả bà phó chủ tịch tỉnh phụ trách Văn xã vừa mới về hưu cũng có mặt, đoàn Bộ ngoại giao có thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và các cán bộ chuyên viên thuộc Unesco Việt Nam. Nhưng một lần nữa chúng tôi hoàn toàn thất vọng vì các vị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ nói rằng : - Chúng tôi mời các thầy lên đây cùng làm lễ với một vị “pháp sư” của Phú Thọ là “Thầy Minh Thông”. Và giới thiệu “Thầy” rất giỏi về phong thủy, trấn yểm năng lượng… Họ hỏi tôi có biết “Thầy Thông” không, tôi trả lời : Không biết ông ấy là ai và năng lực thế nào, mặc dù tôi là phó Tổng giám đốc liên hiệp khoa học UIA, nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu ứng dụng các bộ môn khoa học về phong thủy, năng lượng cảm xạ, cảm ứng, dưỡng sinh, tâm linh ngoại cảm, nhưng tôi chưa nghe thấy “ Thầy Minh Thông” và công trình nghiên cứu khoa học tâm linh của ông bao giờ. Lúc này Thầy Cường đề nghị sẽ dùng khả năng cảm xạ để nói chuyện với các Vua Hùng xem ý kiến của các vị thế nào và yêu cầu chỉ có bốn vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và tôi được vào hậu cung chứng kiến. Sau khi thỉnh chuông làm lễ thầy Cường truyền đạt lại ý kiến của Vua Hùng vương thứ 6, đại ý là: - Hòn đá thiêng, đá thề nghìn năm đã bị đập vỡ, nó mang năng lượng ngàn xưa, nay thay vào hòn đá hoa cương, tuy đẹp và đắt giá nhưng chẳng có năng lượng gì. Và vì phá vỡ hòn đá thiêng nên đứt mạch, mấy năm qua đất nước và tỉnh nhà có nhiều chuyện xảy ra.(cho phép tôi không nói rõ cụ thể xảy ra việc gì vì không cần thiết nói ở đây) Làm lễ xong chúng tôi ra ngoài, tôi hỏi thẳng cách giải quyết của lãnh đạo tỉnh về việc này, vị phó chủ tịch phụ trách văn xã mới về hưu thanh minh rằng: - Hòn đá mới thay thế là hòn đá hoa cương mang nhiều năng lượng hơn đã được “Thầy Thông” kiểm chứng, vả lại hòn đá cũ cũng chưa chắc là từ nghìn xưa, hình như trước đây mấy chục năm ai đó mới đặt lên thờ mà thôi, mặt khác đây là dự án của Trung ương do Bộ văn hóa chỉ đạo, thứ trưởng Bộ văn hóa Lưu Trần Tiêu trực tiếp là chủ tịch hội đồng khóa học chủ trì, nên bây giờ muốn thay lại hòn đá cũ cũng không được. UBND tỉnh không có quyền hạn, phải hội đồng khoa học Bộ văn hóa mới có quyền. Thấy cách trả lời loanh quanh và không thuyết phục như vậy, tôi quay sang nói với thầy Cường : - Thôi chúng ta đi về, có nói cũng không giải quyết được việc gì. Nếu ở lại tham dự lễ với “pháp sư” Minh Thông thì mặc nhiên chúng ta đồng lõa, công nhận việc làm này là đúng. Sau đó chúng tôi về Hà Nội luôn không kịp cả ăn tối. Sự việc trên xảy ra thực sự làm cho tôi cảm thấy bị sốc, thất vọng và mất niềm tin, không hiểu những người có trách nhiệm suy nghĩ gì khi triển khai xử lý công việc một cách tùy tiện như vậy, đặc biệt là với một di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng của đất nước như Đền Hùng. Tôi cũng liên tưởng tới nhiều việc gần đây vì lý do nào đó, động cơ nào đó người ta không ngần ngại xúc phạm tới các di tích lịch sử như việc chính quyền địa phương cho phép tháo dỡ chùa Trăm gian cổ xưa và tùy tiện xây dựng chùa Trăm gian mới bất chấp giá trị kiến trúc, giá trị lịch sử của di tích đã được xếp hạng Quốc gia. Đối với sự việc hòn đá thiêng ở Đền Hùng tôi mong muốn rằng các nhà chức trách trả lời cho công luận được biết: Hòn đá thề thiêng liêng nay ở đâu? Có còn trong bảo tàng hay đã bị phá vỡ nát rồi. Ai phê duyệt chủ trương thay thế hòn đá hoa cương mới vào vị trí của hòn đá thề và lý do tại sao. Phương án giải quyết cụ thể : Nên thay trả lại hòn đá cũ( nếu còn) hay giữ nguyên hòn đá mới. Nếu để hòn đá mới thì phải ghi rõ văn bia đây là hòn đá mới thay thế vào vị trí cũ của hòn đã thiêng đá thề xưa và lý do tại sao thay thế. Thiết nghĩ cần phải làm nghiêm chỉnh và rõ rằng sự việc này để làm gương cho mọi người, cần tôn trọng di tích lịch sử và truyền thống văn hóa. Thông qua vụ việc này chúng tôi còn muốn mọi người phải cảnh tỉnh với tình trạng xây dựng, tôn tạo các công trình tín ngưỡng một cách tùy tiện, qui mô hoành tráng thái quá, phí phạm tiền của của nhân dân một cách vô ích trong khi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn vấn đề các địa phương thi nhau tổ chức các lễ hội rất tốn kém, kêu gọi đóng góp công đức của người dân vào những việc không thiết thực cho đời sống dân sinh và văn hóa. Đó là những vấn đề mà mỗi chúng ta nên tham gia đóng góp ý kiến để làm trong sạch môi trường văn hóa tâm linh của đất nước. - Vâng xin cám ơn ông. Trưởng môn Nguyễn Ngọc DũngHọc viện dưỡng sinh tổng hợp Tâm Khí Việt (tamkhiviet.com)
    1 like
  19. Em nên mở 1 topic tuân theo quy định của diễn đàn, để người tư vấn ở đây dễ theo dõi câu chuyện. Chị chỉ chỉ "mẹo" cho những case cần. Chị là người lạnh lùng vô tình, vô cảm, thường đọc không chạy những trường hợp tình cảm sướt mướt như thế này. Yêu đương cũng không nhiều nên chẳng có mấy kinh nghiệm. Sao không hỏi thẳng anh ta, nếu đã chia tay thì nên dứt khoát, trả lễ, không đi chơi theo kiểu người yêu được, hạn chế gặp mặt. Mình phải tự đặt ra những giới hạn cho bản thân để nhận được sự tôn trọng của người khác. Khi là người yêu thì có thể làm điều A, B, C, nhưng khi mối quan hệ đã đổ vỡ thì phải xác định lại những điều gì được làm, những điều gì không được làm, những câu gì nên nói và những câu gì không nên nói, không thể mix lùm tùm rồi hỏi người khác đâu là lối ra. Còn muốn xem có duyên nợ hay không thì thử đưa lá số anh ta lên.
    1 like