• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/06/2013 in all areas

  1. 5. Kinh và Dịch Kinh Dịch (Hán ngữ viết là Dịch Kinh), theo giải thích chung đơn giản nhất thì Kinh nghĩa là cuốn sách, Dịch nghĩa là biến đổi, như vậy viết là Kinh Dịch hay Dịch Kinh đều đúng cả vì là viết tắt tên đề của tác phẩm. Kinh Dịch là: Cuốn Sách (mô tả về sự) Biến Đổi. Dịch Kinh là: Biến Đổi (được mô tả trong ) Cuốn Sách. Chữ KINH Hán thư [ http://zh.wikipedia.org/wiki/...] viết rằng cổ đại chỉ gọi là Dịch (cũng như Thi Kinh chỉ gọi là Thi). Đời sau mới thêm chữ Kinh vào với hai hàm ý: 1/Kinh 經 để chỉ cái nghĩa nó là cuốn sách. Chữ Kinh 經 này là mượn chữ Kinh 經 vốn để chỉ sợi dọc của Thếp vải dệt (sợi ngang là Vĩ 緯, do con Thoi đưa qua đưa lại). Điều này logic, vì cuốn sách thì nội dung của nó kéo dài nhiều Tệp. Với lại xưa, sau thời viết chữ trên thẻ tre thì đến thời viết chữ trên vải và giấy (như trên trống đồng Đông Sơn có hình hai người đang cầm chày dã vỏ cây Dó là nguyên liệu Giấy và hình một người đang đọc tờ sớ căng ra từ ống quyển). Dó=Giấy=Dải=Vải đều là chất liệu từ sợi xenlulo. Dệt=Kết=Cặp=Chắp=Chức 織 là nói kỹ thuật của “Cỗ máy dệt Vải”=Cải (từ tơ làm thành tấm)=Cửi của “nghề Canh cửi” của dân Canh = dân Kinh. Từ Kinh 經 và từ Vĩ 緯 sau dùng trong từ Kinh tuyến (là đường dọc), Vĩ tuyến (là đường ngang). Các nhà hàn lâm VN ngày nay quen dùng quan thoại mà quên mất dân thoại nên giải thích Kinh Tuyến, Vĩ Tuyến là những từ gốc Hán, gọi là từ Hán Việt, là những từ khoa học kỹ thuật cao siêu. Thực ra nó chẳng có gì cao siêu, đơn giản là những từ mà nông dân người Kinh (Canh) cổ đại trồng lúa và nuôi tăm dệt tơ đặt ra mà thôi. Sợi Kinh vì nó trải dài trên khung cửi, giống như dòng Kinh trải dài trên cánh đồng. Sợi Vĩ vì nó nằm vị trí ngang như Vi con cá nằm ngang hai bên mình dọc của nó. Những sợi Kinh căng dài trên khung như con thuyền. Những sợi Vĩ cứ đưa ngang càng lúc càng nhiều sợi, đẩy thếp vải đã hoàn thành xếp lại càng lúc càng đầy lên như con “Thuyền vải đổ xuống thành Xếp”=Thếp. Sợi ngang như Vi cá đẩy Thếp vải. Cá dùng cái công cụ ngang thân mình nó làmVi=Vây=Đẩy=Chẩy=Chèo, đưa thân mình nó đi. Kinh và Lạch trên đồng lúa nước được mượn âm mà chỉ Kinh và Mạch. Cái “Máu đi như nước đi trong con Lạch”= Mạch, là cái Mạch. 2/ Kinh 京 để chỉ ý kính trọng, và cổ đại dùng chữ Kinh 京 để ghép với Dịch Kinh [ zidian.eduu.com/detail/7660.html ] . Như vậy là rõ: Kính Trọng là một từ đôi, tương đương từ lặp Kính Kính, mà lướt thì “Kính Kính”= Kinh, 1+1=0. Và chữ Kinh京 này mới là rõ cho cái “tỏ ý kính trọng”. Bởi chữ Kinh 京 này là chỉ người Kinh 京 (do người Kinh xưng là Mình= “Minh Minh”= Mình, 0+0=1) tức là Kẻ Sáng. Sáng=CHOANG=Láng=Lang=LIÊU=Lượng=MƯỜNG=Manh芒(Quang Manh = Quang Minh)=Minh=KINH=XINH-MUN=MÔN=MIÊN=MIẾN… Sáng=Soi=Chói=Cháy =THÁI=Thay Lao (tiếng người Lào tự xưng)= LÀO= =LỰ=LÊ…của đại tộc Việt nước Văn Lang, vùng đất Quẻ Ly(vị trí trên bản đồ chia theo Dịch Học). Lướt thì “Quẻ Ly”= Qủi. Quẻ Ly tượng Lửa, bằng bốn nét kẻ, sau thành bốn nét của chữ Hỏa 火 hay bằng bốn chấm 灬. Lửa=Lọi=Chói=Chói Chang=Sáng=Hoàng=Vàng=Văn=Vuông=Vương=Dương, đều có nghĩa là Sáng. Thái Dương = Cháy Sáng = Sáng Sáng. Văn Lang = Sáng Sáng. Văn Vương = Sáng Sáng. Văn Minh = Sáng Sáng. Theo lý âm dương thì đã là Minh thì trong nó phải là hai cái minh cân bằng nhau là Minh Minh; đã là Sáng thì trong nó phải là hai cái sáng cân bằng nhau là Sáng Sáng, vì bất kỳ kẻ nào cũng đều có hai tố âm và dương trong nó cả. “Sáng Dương” = Sướng (trí hanh thông), “Sáng Âm”= Sấm (trí tiên tri). Hồn của Kẻ Sáng = “Kẻ Minh”= Kinh cũng vậy, nó gồm hai tố là cái “Ta Dương”= =Tướng (thể hiện ra nét mặt, vân tay…) và cái “ Ta Âm”= Tâm (là trí tuệ sâu thẳm trong kín, “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người thăm thẳm ai đo cho tường”). Chữ Xích 赤 nghĩa là Sáng của kim loại nóng chảy, nên có từ ghép Xích Hồng. Chữ Qủi= “Quẻ Ly” nghĩa là Sáng (của Lửa). Xích Đạo 赤 道 có nghĩa là nơi đi đầu (số dách) về độ Sáng, vì chữ Đạo 道 gồm chữ chân Đi 辶 và chữ Đầu 首. Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Qủi = Sáng Sáng. Sau Hùng Vương (Hừng Sáng) đặt tên nước là Văn Lang = =Sáng Sáng. Kẻ Kinh là “Minh Minh” = Mình, 0+0=1. Kẻ Kinh là “Sáng Sáng” = Sang, 1+1=0. Có cân bằng âm dương là Mình Sang = 1+0=1, nói lái là Màng Sinh = 1+0 =1. Và vì 1 = Dương, nên Việt có nghĩa là Dương, gọi là “Việt Dương”=Vương=Vuông=Vàng=Sáng=Hoàng, là cái vuông Thổ màu vàng của Hà Đồ, nó nằm ở Giữa, tức là Giao Chỉ. Mình Sang = Màng Sinh = = Muốn Sống, nên dân Việt có một sức sống vô cùng mạnh mẽ. Kinh= “Kẻ Minh”= Đẻ Minh (người làm ra cái sáng) = Đế Minh. Kinh Dương Vương = Đế Minh Sáng Sáng. Kinh = Đế Minh, cho nên “thêm chữ Kinh vào với Dịch để tỏ ý kính trọng” là phải thôi. Chữ DỊCH Chữ Dịch 易 theo Hán thư giải thích có nghĩa là biến đổi, như câu thành ngữ “Di phong Dịch tục”( tức là Xê=Xe=De=Di=Dịch là xê dịch cái phong tục) [ http:// zh. Wikipedia.org/wiki/…]. Vậy âm tiết Dịch là một âm tiết Việt, nghĩa của nó là biến đổi, như biến màu cũng là đổi màu, giống con Nhồng=con Dông=con Dịch, là con Tắc Kè thường tự biến đổi màu da của nó. Tên chữ con Tắc Kè là Tích Dịch 蜇 易. Tắc Kè là ghi đúng âm tiếng nó kêu mà thành tên. Giống như con chim kêu “quạ quạ” thì đặt tên cho là con Quạ , con vật hay kêu “gâu gâu” thì đặt tên cho là con Cẩu, người Tày gọi nó là tu Má (Con=Cu=Tu=Tủa=Tử) , con vật hay kêu “be be” người Tày gọi nó là tu Bẻ. Tu Bẻ = tu De = tu Dê = tu Dương = tu Dang (Hán ngữ gọi ngược là “Yang zu”). Tiếng Tày gọi con Khỉ là tu Linh. Linh=Lanh=Nhanh=Nhảnh=Nhí=Khỉ (vì nó Linh Lợi = Lanh Lẹ). Tiếng Hơ Mông thì « tu » đã thành « tủa », gọi con vượn má trắng là « tủa linh cắng ». Khi người ăn cơm thì con cẩu hay ngỗi chờ rỏ rãi để chực ăn thừa, để nó khỏi hỗn, người mắng nó « Chờ đó ! ». Đó ! là mệnh lệnh thức. Đi ! = Đó ! = Đấy ! = Đích ! = Đếx ! (tiếng Nhật). Đi ! = Đó ! = Co ! (tiếng Quảng Đông)= Cơ ! (tiếng Bắc Bộ)=Cà !( tiếng Nam Bộ)= Cơ != =Tơ ! (Hán ngữ). Mắng riết con cẩu là « Chờ Đó !» rồi thành tên gọi luôn của nó là « Chờ Đó ! »= Chó. Người Việt hay dùng từ Chó ! để chửi, kể cả chửi mình khi hỏng việc là « Chó ! thiệt ! », bởi từ mắng « Chó ! » chỉ có một nghĩa duy nhất là « Hãy đợi đấy ! » (răn đe). Khi đã thành tên cho con Cẩu là Chó rồi thì có từ đôi Chó Má (tương tự từ đôi Gà Qué, Qué=Cáy, tu Cáy là con Gà, tiếng Quảng Đông, Tày ,Thái, Lào ; ra chợ hỏi « Cáy Hề ? »= Kê ?). Tắc Kè = =Tắc De = Tích Dịch. Nhưng âm tiết Tích Dịch lại có nghĩa là Tích tụ cái sự Biến Đổi. Trong chữ Tích Dịch 蜇 易 thì , như Hán thư giải thích, « chữ Dịch 易 là chữ tượng hình, giống con vật có cái đầu to và bốn cái chân ». Chữ Dịch 易 còn đọc là Dị 易. Dị=Dễ=Rẻ, nên có từ Khinh Dị = Khinh Rẻ. Khinh là Khinh Khi tức coi thường, nên còn có từ Khi Dễ = Coi Rẻ. Thuyết Văn Giải Tự dạy cách đọc chữ Dịch 易 bằng thiết âm tiết của hai chữ “Dương 羊 Ích益”= Dịch. “Dương” là mượn âm của chữ Dương 羊 nghĩa là con dê, “Ích” là mượn âm của chữ Ích 益 là ích lợi. Thiết như vậy thì về âm là đọc đúng nhưng về ý thì chẳng logic, vì nghĩa của Dịch là biến đổi chẳng liên quan gì đến “Con dê ích lợi” cả (không logic là ở chỗ Dịch- biến đổi không phải là hệ quả của “con dê lợi ích”). Người Việt đọc bằng QT Lướt của tiếng Việt thì nó mới đúng logic: Dịch, như xê dịch, nghĩa là sự biến đổi. Từ Dịch là do lướt “Diễn Tích” = Dịch (logic là chỗ từ Dịch là hệ quả của Diễn giải cái Tích bằng các Kẻ luôn ở thế di chuyển đi từ dưới lên trên trong mỗi Quẻ, do vậy Dịch mang nghĩa là sự biến đổi). Diễn là diễn giải ý nghĩa của cái nội dung. Tích là sự Tích tụ trong nội dung của mỗi Quẻ bằng ký hiệu thông tin là 6 Kẻ. Tích tụ là Chứa đầy, mà sự Chứa ở đây là chứa trong mỗi Quẻ đủ 6 ký tự không hơn không kém, mỗi ký tự ghi bằng một Kẻ, Kẻ liền tượng dương, Kẻ đứt tượng âm. QT Tơi-Rỡi chỉ rõ: Chứa=Chữ=Trữ=Trự=Tự=Tích. Từ đôi Tích Trữ nghĩa là chứa nhiều. Con lợn chứa nhiều thức ăn vào bụng nó thì gọi là nó ”No Tích” = Ních. Ních biến ý thành nghĩa là ăn nhiều, vd : “ Ních cho lắm vào, rồi mà kêu bị đầy bụng!”. No Đủ = “No Túc” = Núc, vd: “Ăn cho lắm đồ ngọt vào cho béo núc ních thành ra đứa bị bệnh béo phì!”. Dịch là một khoa học , gọi là môn Dịch Học. Cái tên của một khoa học mà lại xuất xứ từ cái tên con vật tắc kè thì là giải thích quả ngô nghê. Hán thư giải thích vậy chẳng qua là do chép lại giai thoại dân gian đặt ra. Dân gian khi giải thích thì thường cố ý né tránh cái thực chất (để giữ cho huyền bí), rồi liên tưởng nhưng cái gần gũi mà ngộ nghĩnh để đăt thành giai thoại giải thích cho trẻ con nó thú vị, khỏi hỏi vặn nhiều bực mình. Các học giả đời sau dựa vào giai thoại còn tô thêm cho càng ly kỳ, thậm chí vẽ họa thành tranh truyện. Ví dụ giải thích xuất xứ của tác phẩm “Thôi Bối Đồ”, rằng một đạo sĩ đang mải miết gieo bói tiên tri, ông bạn của ông ta đến đấm lưng giục về ăn cơm, thế là thành tên tác phẩm là Thôi Bối Đồ (Thôi Bối 推 背 nghĩa là đấm lưng). Thực ra thư tịch lưu lại cái tên Thôi Bối Đồ 推 背 图 là do thư lại người Hán viết, dùng chữ nho có âm na ná để tá lại cái âm gốc của Việt là Bộ Bói Đổi, mà ngữ pháp thì bị đảo theo ngữ pháp Hán, thành là Thôi Bối Đồ. Thư lại đã dùng chữ Thôi 推 tá cho âm Đổi, dùng chữ Bối 背 tá cho âm Bói, dùng chữ Đồ 图 tá cho âm Bộ. Bộ Bói Đổi là tên dân gian bộ bài gồm 64 con=quân=quẻ của Kinh Dịch, mà dân gian Việt dùng ứng dụng Kinh Dịch để coi bói, lưu hành hàng ngàn năm trước khi có nhà Đường. Đến thời nhà Đường thì bị cấm tiệt, thu giữ vào thư khố quốc gia coi như sách mật, đương nhiên không thể thu hết được trong dân, thời Đường dân vẫn còn dùng chơi coi bói. “Biết Coi”= Bói, “Bói cho biết đúng hay Sai”= Bài. 64 quẻ của Kinh Dịch không hề có đánh số thứ tự cố định, tha hồ Xóc để cho ra những tổ hợp (Tệp lớn ) khác nhau từ 64 quân đó, mà mỗi quân bài là một quẻ có các Hào luôn ở trạng thái vận động Đổi. Xóc là chọn từng quân “Xếp cho đúng Góc”= Xóc (góc ở trên La Canh = La Kinh. TVGT hướng dẫn đọc chữ Kinh 京 bằng thiết “Cử Khanh”= Canh, vậy Canh=Kinh. Một lần Xóc như vậy tạo nên được một nội dung như là một cuốn phim 64 tập tiên đoán về một lĩnh vực nào đó. Vị đạo sĩ Việt ấy đã Xóc được 63 quân vào vị trí đã chọn, tổng hợp nội dung của chúng mà tiên tri vận mệnh các vương triều Trung Hoa cho 2000 năm sau (ngày nay kiểm thực thì đúng y chóc. “Chắc Xóc”=Chóc), còn quân bài cuối cùng chưa biết xếp vào đâu, nếu không, tiên đoán còn xa hơn nữa. Ngày nay có học giả VN đã bói được một quẻ, mà nội dung của nó diễn tả đúng y số phận của đại thi hào Nguyễn Du. Tóm lại Dịch là do lướt “Diễn Tích”= Dịch. Diễn là diễn giải sự diễn tiến (vận động đi lên của các Hào), Tích là súc Tích 6 hào trong mỗi quẻ. Vậy Kinh Dịch là: Đế Minh Diễn Tích. Dịch Kinh là: Diễn Tích (của) Đế Minh. Vậy Đế Minh chính là tác giả của Kinh Dịch. Kinh Dịch là của Việt, thể hiện trong tên các mệnh giá của tiền Việt: Con Nòng (dương) và con Nọc (âm) trong Đồ Hình Âm Dương đều là hình có hai góc. Một góc hình Xóc nhọn hoắt như cái đầu đòn xóc gánh lúa vừa gặt, góc ấy rất nhỏ nhọn nên gọi là “Xóc Tí”=Xí (cờ hình tam giác có góc nhọ dài cũng gọi là cờ Xí), góc đầu kia là góc “To Ù”=Tù. Quá trình vận động lớn lên của mỗi con là từ “Xí đến Tù”=Xu để mà lớn lên, đến trọn Tù là phải biến giá trị là cái tính của nó, để lại bắt đầu quá trình mới. Chính cái vận động lớn lên của Xu , mà Xu được lấy làm tên mệnh giá hạng nhỏ là Xu của tiền Việt, với hàm ý một xu cũng phải luôn vận động, lưu thông, không nằm chết một chỗ, và có vận động thì giá trị nó mới tăng dần. Bởi vậy dân Việt mới gọi là Tiền vời hàm ý là nó là thứ phải “Tiêu Liền”= Tiền, tiếng Việt Đông là “Xài Lìn”= Xìn. Hán ngữ mượn chữ Tiền 錢, phát âm là Txén, tiêu tiền gọi là “Húa Txén”, tiêu tiền ngay gọi là “Ma Shang Húa Txén”. Có “Tiêu Liền” nó mới thành ý nghĩa của Tiền, đến ông bán kẹo kéo một chữ nhất bẻ đôi không biết mà vẫn biết khuyên người ta qua lời rao: “Cất tiền trong bị làm gì. Mua ngay kẹo kéo Bắc Kỳ mà xơi” (trích theo nhà văn Sơn Nam). Bị là cái Bị Đựng Tiền, đan bằng lác, theo chân thương lái hay theo chân hành khất đi khắp nơi. Bị = Ví = “Bị Góp”= Bóp, đều là đồ đựng tiền. Hán ngữ mượn từ Bị (bị đựng tiền) để đọc chữ Tệ (bổn nghĩa Tệ nghĩa là Tiền Đi) của tiếng Việt. Đi=Di=De=Xe=Xê. Tiền Đi = “Tiền Xê”= Tệ. Ngân hàng phải dùng nhiều tiền nên có cả hai thứ luôn phải lưu thông là “Tiêu Liền” + “Tiền Xê” = Tiền Tệ. Tiền Tệ của ngân hàng mà chôn vào BĐS đóng băng (Đê Mê 低 迷) thì đó không còn ý nghĩa là tiền nữa, nó sẽ thành Khú=Khắm=Lặm=Lộn là thành giấy lộn.Tiền Mỹ cũng xài liền: "Xu xài Liền"= Xen (CENT);ĐỒNG = ĐÔNG = ĐA = ĐÔ-LA (phiên thiết).Nên nay 21.000 vnd = 1 usd và còn tăng nữa vì đồng phải đa. Trong quẻ Dịch có 6 Kẻ đều ở trạng thái vận động đi lên, đi lên thì mới lớn giá, đến vị trí của Kẻ kề trên nó là nó xảy biến làm Đổi vị trí (giá trị) của chính nó, tức “Hoán Tráo”= Hào, gọi theo chức năng vận động thì Kẻ gọi là Hào, mỗi quẻ Dịch có 6 Hào, đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Chính vì chức năng vận động đi lên để làm lớn giá trị bản thân mà Hào được lấy đặt tên cho mệnh giá hạng trung của tiền Việt. Khi Hào đã lên thế trọn chỗ của Hào trên cùng của quẻ là đến chỗ trống rồi, tức “Đáo Trống”= Đồng. Đồng được lấy đặt tên cho mệnh giá lớn tiền Việt. Đồng càng vận động thì “Đồng Đồng”= Đông, đúng thuật toán 1=1=0, càng lưu thông lên nữa thì “Đông Đông”= Đống, đúng thuật toán 0+0=1, là có cả một đống tiền. Tiền Hán không có hàm ý vận động, không phải ứng dụng từ Kinh Dịch, vì Kinh Dịch là của Việt, không phải là của Hán. Tên mệnh giá tương ứng với Xu, Hào, Đồng là Fen, Mao, Yuan. Hán ngữ Fen nghĩa là chia, Mao nghĩa là lông, Yuan nghĩa là đầu tiên. Các mệnh giá này có tên không hàm ý vận động. Kinh Dịch là của Việt, thể hiện trong Trò chơi đánh Đáo của trẻ con Việt, một bài học về tinh thần kinh doanh: Trẻ con Việt có trò chơi đánh Đáo (còn gọi là đánh Đáo Lỗ) bằng các đồng Xu. Khi đã chọi được hết các đồng Xu rải ra vào cái lỗ trống đã khoét trên mặt đất thì lúc đó là “Đáo Trống”=Đồng. “Đáo Lỗ”=Đỗ, “Đáo Trống”=Đồng. Đồng là lúc vui nhất: mỗi đứa bên thua phải cõng một đứa bên thắng chạy một vòng (hay mấy vòng tùy giao kèo trước) quanh sân có lỗ chơi. Cái cảm giác được cõng bạn hay được bạn cõng thật là sướng, nên cả hai bên đều hò reo cười cho thỏa sướng. Tụi con gái cũng chơi chung với tụi con trai, cũng dám cõng và dám cưỡi. Từ cái Lỗ lTrống lúc đầu trống không (lỗ trắng tay), do giỏi kỹ năng “chọi” mà kết ván là tất cả Xu đã “Đáo Lỗ”=Đỗ (sướng như đi thi mà đỗ) thành ra “Đáo Trống”=Đồng (mệnh giá lớn nhất). Từ bàn tay trắng (lỗ trống=lỗ trắng tay), lại cố gắng sang keo khác “chọi” thật giỏi bằng kỹ năng của mình để thắng, Xu “Đáo Trồng”=Đồng đầy lỗ (bù được cái lỗ). Thắng liên tục thì được nhiều đồng là “Đồng Đồng”=Đông, 1=1=0; đông nữa thì “Đông Đông”=Đống, 0+0=1, là có cả đống tiền. Trò đánh Đáo một ván kết thúc rất nhanh, nhờ kỹ năng “chọi” của chúng. Kết thúc nhanh để thắng hay thua đều sướng để mà chung nhau “Đồng chạy quanh lỗ Trống”= “Đồng…Trống”= Trống Đồng (Hình tượng từng đôi cóc cõng nhau chung quanh mặt trống đồng). Theo Dịch Học thì quá trình vận động từ góc Xí đến góc Tù (hình con Nòng hay con Nọc trên Đồ Hình Âm Dương), lớn lên đến được góc Tù rồi là phải biến sang góc Xí ngay thì mới tiếp tục đi lên để lớn. Nếu dừng lại ở góc Tù thì sẽ lấn bấn trong tù túng không thoát ra được. Thành được góc Tù là do đã qua quá trình vận động phình lên dần dần từ góc Xí, quá trình lớn lên ấy thì các tế bào lành cũng nhiều lên và các tế bào ung thư cũng nhiều lên, đến góc Tù như cái đầu to ù là lúc trạng thái hổ lốn, lúc đó phải chịu đau mà cắt bỏ hết tế bào ung thư, để cho cái đầu “To Ù”=Tù xẹp xuống thành góc Xí nhọn hoắt. Thời điểm biến ấy, đang là con Nòng với cái đầu to ù phải biến ngay sang thành con Nọc với cái Xí nhọn hoắt, nó mới có thể Xọc từ tung để mà dũng mãnh lớn lên. Đang là con Nọc với cái đầu to ù phải biến ngay sang thành con Nòng với cái Xí nhọn hoắt, nó mới có thể Nống tứ tung để mà dũng mãnh lớn lên . (Con Nòng mà “Nống Chắc”=Nắc thì đúng là có Nắc mới có Sinh=Phình=Phồng to để lớn lên).
    2 likes
  2. Phong thủy xem bằng hình tg Trần Di Khôi Soạn lại hình ảnh: Thiên Đồng Trong cuốn "Phong thủy xem bằng hình" có nhiều ý nói về những điều xấu tốt từ ngoại cảnh đến nội thất của nhà, tôi trích ra đây vài ý để cùng quý đọc giả tham khảo và nghiên cứu. CÂY LEO BÁM TƯỜNG DẪN ĐƯỜNG KIỆN TỤNG Ngoại trừ ở nông thôn hay biệt thự ở tạm, không nên trồng cây leo cho bám trên tường rào hay tường nhà, dễ dẫn đến chuyện kiện tụng hay tang tóc. Những căn nhà cổ với dây leo bám đầy trên tường tại Aurillac là tỉnh lỵ của tỉnh Cantal, Pháp. Mặt tiền nhà có cây leo bám CÂY XANH LÀM TƯỜNG RÀO, CẦN THƯỜNG XUYÊN CẮT TỈA Tường rào không nên để cây cối leo bám um tùm. Nhưng có thể sử dụng cây cảnh làm tường rào, chỉ cần thường xuyên cắt tỉa ngăn xung khí, cũng là đại cát. Hàng rào cây được cắt tỉa đẹp tươi. CÂY XUYÊN MÁI NHÀ, CẢN TRỞ VẬN KHÍ Nhiều người thích để cây to xuyên qua mái nhà hoặc mái hiên, trông rất độc đáo, nhưng xét về phong thủy là điều không tốt, đặc biệt là đối với nhà ở. Không nên vì tận dụng không gian hay tiếc cây cổ thụ đẹp mà cất nhà như vậy. Một cây sung đâm thủng tường và vươn lên mái tôn cao gần 20m tại số nhà 63 Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội). CÂY CAO BÓNG CẢ KHÔNG HẲN ĐIỀU HAY Nhiều người vẫn thích có cây cao um tùm trước nhà để lấy bóng mát, nhưng cây quá to và um tùm thì có nhiều bất lợi, là vật dẫn sấm sét khi mưa bão, rễ cây lại ăn sâu lan rộng dưới đât làm ảnh hưởng đến nền mống căn nhà rất không tốt. Cây cối um tùm trước nhà.
    1 like
  3. “Thần y” trong Nam “đổ bộ” ra Bắc trị bệnh Thời gian gần đây, dư luận cả nước xôn xao về hiện tượng một số người “bỗng dưng” có khả năng chữa được bệnh, thậm chí chữa “bách bệnh”. Những người này đều có phương pháp trị bệnh rất lạ, nên gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khi xét ở góc độ mục đích, phải thừa nhận thiện chí của họ là trị bệnh cứu người một cách hoàn toàn miễn phí. Thứ hai, về góc độ hiệu quả, qua thực tế, họ cũng đã chữa được một số bệnh nhất định… Ông Lộc Em đang chữa bệnh Bài 1:“Thần y” Đồng Tháp ra tay chữa bệnh ở thủ đô Đầu năm 2012, dư luận miền Nam xôn xao về hiện tượng chữa bệnh bằng tay không dùng thuốc của ông Nguyễn Lộc Em (thường gọi là ông Năm Lộc, trú tại 252 ấp Hòa Long, xã Hòa An, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Trước việc người dân khắp nơi kéo đến nhờ “thầy” chữa bệnh và do ông Nguyễn Lộc Em không có giấy phép hành nghề, chính quyền địa phương đã cấm ông chữa bệnh từ cuối tháng 3/2012. Sự việc trên buộc ông Lộc Em phải ra Hà Nội kiểm chứng tại Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người. Qua kiểm chứng, viện nghiên cứu đã phần nào chứng minh được khả năng chữa bệnh của ông là có thật. Từ đó, ông ở lại Hà Nội và tiếp tục công việc trị bệnh cứu người của mình. Từng chết đi, sống lại rồi vào núi tu luyện Theo lời kể của ông Nguyễn Lộc Em, ông sinh năm 1952, tại TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Năm lên 9 tuổi, Lộc Em bị lên sởi, hồi đó y học phải bó tay trước căn bệnh này. Sau một thời gian dài trị bệnh không khỏi, Lộc Em đã chết lâm sàng, nhưng trong ngực còn hơi ấm, nên người nhà đã không nỡ mang đi chôn. Được 3 ngày, gia đình Lộc Em dường như tuyệt vọng, đã đóng quan tài và chuẩn bị làm ma cho ông, thì bỗng dưng ông lại sống dậy. Thấy sức khỏe của ông còn rất yếu, nên mẹ ông đã dẫn ông lên núi Thượng ở An Giang tìm gặp một vị sư phụ ở trong chùa. Sư phụ đã dạy ông ngồi thiền trong một hang đá suốt 4 năm liền. Sức khỏe của ông từ đó dần dần hồi phục, rồi trở về gia đình ở Đồng Tháp. Năm 22 tuổi, Lộc Em lập gia đình và hành nghề mộc. Với tay nghề thợ mộc bậc 7/7, xưởng mộc của ông làm ăn ngày càng khấm khá, ông đã nuôi dạy được 5 người con trưởng thành. Từ một người khỏe mạnh bình thường, khi đã ngoài 50 tuổi, sự nghiệp làm ăn của ông tự dưng lụi tàn một cách khó hiểu, xưởng gỗ do ông xây dựng bao năm bị phá sản, bao nhiêu vật nuôi trong nhà chết hết, cây cối cũng tự dưng không sống nổi… Cũng chính thời điểm này, ông Lộc Em phát hiện được khả năng chữa bệnh bằng năng lượng sinh học của mình. Người đầu tiên ông Lộc Em chữa là chính mình. Ông vốn bị bướu ở đầu gối, từng chữa nhiều năm không khỏi, nhưng bỗng dưng ông đã tự chữa khỏi cho mình. Tiếp theo là con gái thứ hai của ông, bị bướu cổ, đi khám được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp kết luận là khối u ác tính, nếu “đụng dao kéo” là chết, nhưng ông cũng đã chữa khỏi. Một lần thấy người hàng xóm mắc bệnh đi qua, ông gọi vào nói bệnh rồi chữa khỏi cho người đó. Từ lần đó, tiếng ông Năm Lộc chữa bệnh ở Đồng Tháp vang xa khiến nhiều người ở khắp nơi tìm đến để trị bệnh. Căn nhà nơi ông Lộc Em đang “tạm trú” để tiếp tục trị bệnh. Tuy nhiên, cách trị bệnh của ông Lộc Em khá lạ: Ông chỉ đọc thần chú và xoa bóp cho bệnh nhân. Trong khi đó, ông lại không có giấy phép hành nghề nên chính quyền địa phương đã cấm không cho ông tiếp tục công việc của mình. Trước sự việc đó, ông đã ra Hà Nội tìm đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người để chứng thực khả của mình. Kết quả từ Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người Sau khi biết về trường hợp của ông Lộc Em, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã tiếp nhận và nghiên cứu từ ngày 29/3/012 đến ngày 12/4.2012. Viện đã tiến hành đo năng lượng trên người ông Lộc Em bằng máy RFI và máy đo trường năng lượng trên nguyên lý cảm xạ học; đồng thời, khảo sát thực tế trên 34 bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi và các bệnh khác nhau. Sau gần 15 ngày nghiên cứu, Viện đã đưa ra được những kết quả hết sức ấn tượng. Qua máy đo năng lượng sinh học, viện nghiên cứu thấy rằng ở trạng thái bình thường ông Lộc Em có năng lượng sinh học như của người thường; tuy nhiên, khi ông chữa bệnh, năng lượng này đột ngột tăng rất cao. Máy của viện nhiều lúc chụp không thấy não của ông nữa. Về kết quả thực nghiệm, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người kết luận, về khả năng chẩn đoán bệnh của ông đạt khoảng 80%, nhiều bệnh nhân ngạc nhiên vì họ không khai bệnh nhưng ông vẫn đoán đúng. Ông Lộc Em cũng đã chữa được nhiều bệnh như bệnh đau lưng và xương khớp bệnh nhân giảm được 84,6%, bệnh cao huyết áp là 85,7%, bệnh tim mạch thì 100% bệnh nhân thấy thuyên giảm; 66,6% bệnh nhân tiểu đường thấy hiệu quả... “Tạm trú” ở thủ đô Sau khi có kết quả từ Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, ông Lộc Em được anh Lại Anh Quyết (bố của bệnh nhân Lại Quang Chiến từng được ông Lộc Em trị bệnh) mời về nhà ở 134 đường Cầu Diễn (Hà Nội). Tại đây, ông Lộc Em vẫn tiếp tục “sứ mệnh” của mình trị bệnh cứu người miễn phí. Khi chúng tôi có mặt tại nhà anh Quyết, tại đây đang có hàng chục người trật tự xếp hàng chờ được ông Lộc Em chữa bệnh. Trong căn phòng chưa đầy 20m2, ông Lộc Em miệt mài xoa bóp cho các bệnh nhân để chữa bệnh, mọi người ai cũng thành tâm đến với ông để mong được chữa khỏi. Chúng tôi xin được trích ý kiến của một vài trường hợp được ông Nguyễn Lộc Em giúp đỡ chữa trị trong thời gian ở Hà Nội ghi trong sổ ghi cảm tưởng. Anh Lại Anh Quyết (đã nhắc ở trên) ghi cảm tưởng: “Đó thực sự là một may mắn của gia đình tôi cũng như cho cháu Lại Quang Chiến đã bị bại liệt, chân tay co quắp không đi lại được trong 9 năm qua. Cho đến nay, gia đình tôi rất vui mừng và cảm tạ tới lòng nhân hậu và tài năng của ông Năm Lộc đã chữa bệnh cho cháu, tới nay cháu đã ngồi và tự đứng lên được”. Ông Lê Ngọc Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chia sẻ: “Trước khi chữa thầy Càn (ông Nguyễn Lộc Em - PV), tôi bị bệnh tim mạch do xơ vữa vôi hóa nặng hay choáng, khó thở khi gắng sức leo cầu thang. Sau hơn 10 ngày chữa, hiện nay tim của tôi đã bình thường, đỡ choáng và thở thoái mái hơn”. PGS.TS, Viện trưởng Viện Đào tạo răng hàm mặt Trương Mạnh Dũng, cũng tâm sự: “Cách đây 3 năm, tôi bị ung thu vòm họng (sau đó đã điều trị bằng xạ trị), gần đây thường bị viêm xoang, đau đầu, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Sau 6 ngày điều trị bằng năng lượng sinh học của thầy Năm Lộc, tôi đã không phải dùng thuốc trị đau đầu - đau xoang và ngày càng cảm thấy đỡ mệt hơn nhiều”. Trong một thời gian ngắn, chúng ta chưa thể khẳng định việc ông Lộc Em có thể chữa hoàn toàn khỏi bệnh hay không. Nhưng thiết nghĩ, người dân cũng như chính quyền địa phương cần phải ghi nhận thiện chí của ông là trị bệnh cứu người một cách hoàn toàn miễn phí. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục vào cuộc nghiên cứu sâu hơn về trường hợp đặc biệt này. Theo Đông Xuyên Lao động
    1 like
  4. Cảnh báo và thông điệp của Việt Nam tại Shangri-La Cập nhật lúc 06:16, 04/06/2013 (ĐVO) - Đối thoại Shangri-la lần thứ 12, hội nghị hàng năm về an ninh châu Á, khai mạc vào ngày 31/5/2013 tại Singapore đã quy tụ 350 đại biểu đến từ 31 quốc gia và các tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhân vật cấp cao trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Chuck Hagel, và người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU bà Catherine Ashton. Những cảnh báo nguy hiểm trên Biển Đông Với uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc phòng hiện tại cũng như các cơ hội giải quyết xung đột sẽ tăng thêm sức nặng đáng kể cho các cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực diễn ra. Vì thế, Thủ tướng Việt Nam được mời phát biểu đề dẫn, như là diễn giả chính trong buổi lễ khai mạc. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu quan trọng của mình đã khẳng định tình hình “tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”. Nguyên nhân chính gây nên là "Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền". Có lẽ chưa ai khái quát những diễn biến, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông mà chính xác bao gồm cả bản chất vấn đề và ngôn ngữ ngoại giao đến như vậy của Thủ tướng. Có thể nào xây dựng “lòng tin chiến lược” với một quốc gia luôn đe dọa sử dụng vũ lực để bành trướng như Trung Quốc? (Ảnh: hạm đội Trung Quốc tập trận trái phép trên Biển Đông đe dọa Việt Nam, Philippines Malaysia, Brunei). Một loạt các hành động diễu võ dương oai, phô trương sức mạnh, đe dọa dùng vũ lực…của Trung Quốc trên Biển Đông đặt cho “đúng tên” thì thực chất chỉ là “đề cao sức mạnh đơn phương”. Đó chỉ là một sức mạnh mang tính chủ quan, đơn phương và, liệu có đúng như vậy không khi cái gọi là sức mạnh (đề cao) đó được đặt trong tình thế đa phương, khi sức mạnh đó gặp phải một sức mạnh khác? Lịch sử chiến tranh thế giới không hiếm kẻ “đề cao sức mạnh đơn phương” phải thảm bại, không kịp hối. Việt Nam cảnh báo rằng “Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường”. Thủ tướng Việt Nam không nêu cụ thể, nhưng Trung Quốc thừa biết khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua 29/39 tuyến đường hàng hải trên Biển Đông, cho nên, “hậu quả khôn lường” này cả thế giới trong đó chủ yếu là nền kinh tế của Trung Quốc. Điều đó cho thấy Biển Đông đã được quốc tế hóa đến mức độ nào. Đây là những cảnh báo nguy hiểm mà quốc gia nào bất chấp, manh động sẽ gây nên thảm họa. Mơ tưởng sẽ thắng lợi trọn vẹn, Biển Đông sẽ thành “ao nhà” là không bao giờ có. Đó chỉ là hoang tưởng, “đề cao sức mạnh đơn phương” mà thôi. Xung đột quân sự trên Biển Đông là “không có kẻ thắng, người thua”. Thông điệp của Việt Nam với Mỹ-Trung và ASEAN Việt Nam hoàn toàn ủng hộ sự can dự của các nước lớn vào châu Á-TBD nói chung và Biển Đông nói riêng. Nhưng sự can dự phải tuân theo Công ước LHQ về Luật biển 1982, tôn trong chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia trong khu vực. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản phải tạo ra một “lòng tin chiến lược” cho các quốc gia nhỏ. Chỉ có như vậy Biển Đông mới trở thành một vùng biển hòa bình, thịnh vượng. Riêng Trung Quốc, hành xử của họ trong thời gian qua không ai có thể tin Trung Quốc. Lòng tin về sự “trỗi dậy hòa bình” không những của ASEAN mà trên thế giới về Trung Quốc đã cạn. Củng cố lòng tin chiến lược chỉ là hành động dành cho các nước trong khối ASEAN và ASEAN với Mỹ, Nga, Ấn và Nhật Bản… Với Trung Quốc, khái niệm “lòng tin chiến lược” không có ý nghĩa, cho nên, đàm phán theo nguyên tắc đơn phương Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh hải là tự sát. Nếu ASEAN đoàn kết, 10 vì 1 và 1 vì 10, thì vị thế của ASEAN không ai có thể coi thường, là nhân tố chính để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời sẽ là một trong trung tâm kinh tế của khu vực châu Á-TBD. Sự lựa chọn ngả theo bên này hay bên kia vì lợi ích riêng sẽ gây mất ổn định khu vực, mà khi khu vực mất ổn định thì “lợi bất cập hại”. Trung Quốc nếu ký với ASEAN bộ quy tắc ứng xử COC thì vùng biển ĐNA có hòa bình ổn định. Nhưng Trung Quốc chỉ chịu ký khi ASEAN đoàn kết và kiên quyết. Đối thoại Shangri-La lần này Trung Quốc đã nhận ra được hành động kiên quyết của Mỹ khi “xoay trục” sang châu Á-TBD (hành động một mất một còn của Philipines là một biểu hiện). Đặc biệt sự cảnh báo của người đứng đầu chính phủ Việt Nam đầy trách nhiệm, mang độ chính xác rất cao. Chắc chắn sẽ được nhiều quốc gia quan tâm ủng hộ. Lê Ngọc Thống
    1 like
  5. Rất sốt ruột làm giàu, nhưng không giàu. Lộc gặp Không - Kiếp chưa mất tiền là may rồi
    1 like
  6. Không bệnh gì nặng trầm kha, nhưng người thì lu1c nào cũng bệnh rề rà. Sau 30 tuổi thì cũng cần cẩn thận về bệnh nhiều hơn
    1 like
  7. Năm nay có khả năng nhiều đi du học. Quan Mệnh có cách Dương Lương Xương Lộc nên theo đuổi ngành nghiên cứu hoặc giảng dạy. Cung quan này chỉ bị kẹp chứ không bị gia sát tinh hội
    1 like
  8. Quan niệm của kiến trúc về: Giải pháp tạo thông thoáng trong nhà ống Gió mát nói riêng hay không khí trong lành nói chung, đang là món hang xa xỉ ngày càng khan hiếm trước tình hình xây dựng bừa bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ngày nay. Gió mát nói riêng hay không khí trong lành nói chung, đang là món hang xa xỉ ngày càng khan hiếm trước tình hình xây dựng bừa bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ngày nay Muốn được tận hưởng ngọn gió quý báu ấy ta phải bỏ một chút công sức và thời gian bố trí lại căn nhà của mình để Thần Gió có thể vào nhà cùng vui với chúng ta. Các hình thức mái dốc (có cửa sổ mái) rất thích hợp với khí hậu nước ta. Luồng gió mát Không phải ngẫu nhiên mà câu tục ngữ dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ “Phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” được hình thành. Đó là kinh nghiệm sống bằng bao nhiêu năm của ông bà ta để lại. Hình dáng của cây cau như chúng ta đã biết là thân rất cao. Phía trước trồng cau để đón gió mát từ hướng . Cây chuối có thân thấp dung để chặn gió lạnh từ hướng Bắc tràn xuống. Hướng gió chủ đạo ở nước ta là Đông và . Đối với những ngôi nhà không nằm đúng hướng gió, chúng ta phải tìm cách để giải quyết vấn đề này. Gió di chuyển như một sợi dây vô hình dài không dứt. Nó sẽ chui qua bất kỳ lỗ hổng nào mà nó gặp trên đường đi. Điều này có nghĩa là một căn phòng, một ngôi nhà chỉ có một cửa cho gió vào mà không có đường thoát thì chắc chắn là gió sẽ không vào được. Song song với đó, vị trí của cửa sổ cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự lưu thong của gió trong nhà Cửa sổ lật với cánh nằm phía ngoài tường (phía trên đã có bộ phận khác che thưa) Cửa sổ lật với cánh nằm phía trong tường Để khắc phục khuyết điểm này, chúng tôi có một số gợi ý sau: Đối với dạng nhà phố hình ống: Nên tạo lỗ trống thông tầng ở và khoang giữa nhà (thông thường được kẹp chung với cầu thang để tận dụng được không gian tối đa). Điều này nhằm tạo được sự thông thoáng, đối lưu không khí, lấy sáng cho toàn nhà. Sự thông thoáng trong dạng nhà phố Đối với nhà biệt thự, nhà vườn: Cây xanh, ngoài tác dụng tạo bóng mát, không khí trong lành, góp phần cải tạo môi trường sống còn đóng vai trò hỗ trợ cho sự lưu thông của gió. Ta phải tận dụng ưu điểm của từng loại cây để bố trí cho phù hợp với những căn nhà. Vì khuôn khổ của bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ giới thiệu vấn đề thông thoáng ở một mức độ đơn giản. Chúng ta sẽ quay lại đề tài này vào dịp khác với mức độ thảo luận sâu hơn. Sự kết hợp hình dáng của cây so với công trì sưu tầm
    1 like
  9. 1 like
  10. Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt Chủ nhật 02/06/2013 19:00 (GDVN) - Đây còn là kế hoãn binh hết sức nham hiểm và xảo quyệt trên mặt trận ngoại giao - truyền thông để Trung Quốc có thời gian thực hiện "chiến thuật cờ vây" hay "chiến lược cải bắp" để lấn chiếm dần dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam như những gì họ đã làm ở Scarborough của Philippines hồi năm ngoái và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam vừa qua. Thích Kiến Quốc - Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12 Với những căng thẳng xung quanh Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố "chủ quyền" thời gian qua, giới phân tích dự đoán trong buổi hội nghị toàn thể đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 sáng nay sẽ thành nơi "giao tranh" giữa Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên trong phát biểu của mình, 2 trưởng đoàn Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines mặc dù ít nhiều cũng có lời qua tiếng lại nhưng không đến mức kịch liệt như giới phân tích trước đó đã dự đoán. Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc người được cho là phụ trách hoạt động tình báo quân sự đã có bài phát biểu lúc 9 giờ sáng nay cùng đề tài với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin. 2 bên "đối đầu" tại phiên họp toàn thể của Shangri-la 12 sáng nay chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi phía Philippines đề xuất giải quyết tranh chấp Scarborough thông qua trọng tài quốc tế thì phía Trung Quốc bác bỏ thẳng thừng, hai bên đã có lời qua tiếng lại về vấn đề này, theo BBC. Đúng như dấu hiệu đã thể hiện trước từ chiều 1/6 khi hội đàm với Tổng tham mưu trưởng Pháp, Thích Kiến Quốc đã né tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông trong bài phát biểu của mình mà chỉ nói 1 câu chung chung, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển nếu không thể giải quyết sớm thì nên gác lại và thông qua đối thoại tìm giải pháp. Chỉ đến khi cử tọa đặt câu hỏi, Thích Kiến Quốc mới đề cập cụ thể quan điểm nên để vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông cho "các thế hệ sau" giải quyết. Đó là chủ trương được Đặng Tiểu Bình đưa ra, ông ta cho rằng tranh chấp biển đảo là vấn đề khó, trước mắt chưa giải quyết được thì cứ gác lại để cho đời sau giải quyết bởi thế hệ sau sẽ hiểu biết rộng hơn, trí tuệ hơn thế hệ trước. Sở dĩ cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà Đặng Tiểu Bình đưa ra không thể triển khai được trong thực tế bởi Trung Quốc và Đài Loan đều đòi các bên tranh chấp phải thừa nhận "chủ quyền thuộc về Trung Quốc", rồi muốn đàm phán gì thì đàm phán!? Thích Kiến Quốc tiếp tục giải thích về cái gọi là con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc và cho rằng các quốc gia láng giềng không nên lo ngại. Tuy nhiên ngay sau đó ông Quốc cũng nhấn mạnh, tuy Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, nhưng tuyệt đối không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ "thỏa hiệp vô nguyên tắc". Tất cả những thông điệp của giới chức Trung Quốc về Biển Đông như "gác tranh chấp, cùng khai thác" cũng như "con đường phát triển hòa bình" mà Thích Kiến Quốc đưa ra trong bài phát biểu của mình chỉ là chiêu bài cố tình che lấp âm mưu của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Đây còn là kế hoãn binh hết sức nham hiểm và xảo quyệt trên mặt trận ngoại giao - truyền thông để Trung Quốc có thời gian thực hiện "chiến thuật cờ vây" hay "chiến lược cải bắp" để lấn chiếm dần dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam như những gì họ đã làm ở Scarborough của Philippines hồi năm ngoái và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam vừa qua. Hồng Thủy ====================== Ngày xưa quả báo thì chày. Ngày nay quả báo đến ngay tức thì. Không đợi đến đời sau đâu ông Thích Kiến Quốc ạ! Chính ông sẽ phải cầm quân chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh của họ. Ông có thể chiến thắng nếu đủ tài năng, hoặc thất bại và trở thành kẻ thất thế.
    1 like