• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/06/2013 in all areas

  1. Mỹ - Trung với ván cờ ở Myanmar ( Lão say đưa bài này lên để mọi người hiểu thêm về nỗi đau của CP Trung Quốc khi để mất Miến điện) Tháng 5 khép lại với việc mở ra hàng loạt cơ hội cho Myanmar: Nhật Bản tái khẳng định sẽ từng bước xóa khoản nợ 3,7 tỷ USD và nối lại các cam kết viện trợ phát triển để ủng hộ cải cách kinh tế của Myanmar ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới nước này. Trước đó, trong chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein tới Mỹ hôm 20/5, chính quyền Barack Obama tỏ ý nhiều khả năng hoàn toàn chấm dứt cấm vận chống Naypydaw. Liên minh châu Âu nhất trí hủy các biện pháp cấm vận kinh tế, thương mại đối với Myanmar. Úc cũng thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Myanmar cùng hơn 200 công dân nước này đang bị cấm vận về di chuyển và tài chính. Từ chỗ bị cô lập kéo dài suốt 50 năm, trong thời gian ngắn, Myanmar vụt sáng trở thành “con rồng mới ở châu Á”, sau khi đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (được quân đội hậu thuẫn) thực hiện cuộc cải cách mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2012 cũng như bãi bỏ án quản thúc tại gia kéo dài hai thập niên đối với thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi. Lý do gì Myanmar sau hàng chục năm “ngủ quên”, bỗng dưng được phương Tây đánh thức? Về địa lý, Ấn Độ Dương (AĐD) chiếm tới 50% tổng khối lượng vận tải đường biển bằng container và 70% khối lượng chuyển tải sản phẩm dầu mỏ. AĐD cũng là khu vực chịu sự rủi ro đặc biệt cao và là nơi tập trung phần lớn trong số 11 khu vực được coi là huyết mạch giao thông đường biển và là yết hầu kinh tế của nhiều nước. Trong khi đó, Myanmar lại là quốc gia ven biển AĐD, có vị trí thuận lợi cho tàu thuyền qua lại neo đậu để tiếp thêm nhiên liệu và bảo trì kỹ thuật. Về tài nguyên, Myanmar chiếm vị trí thứ 10 trên thế giới về trữ lượng khí đốt thiên nhiên, ước tính 2.500 tỉ m3, trong đó có khoảng 510 tỉ m3 đã được khẳng định. Khối lượng dầu mỏ tiềm năng của Myanmar vào khoảng 3,2 tỉ thùng. Myanmar còn là một trong những khu vực lớn nhất thế giới khai thác đá quý, vàng, nguyên tố hiếm, ngọc trai. Trong suốt những năm Myanmar bị Mỹ và phương Tây áp đặt trừng phạt, Trung Quốc (TQ) triệt để tận dụng lợi thế sẵn có của Myanmar để tạo lập vị thế và đem lại lợi ích cho quốc gia mình. Một mặt viện trợ kinh tế và quân sự cho Myanmar, Bắc Kinh từng bước biến nước này thành một tiền đồn của TQ trên biển Andaman và rộng hơn là trên toàn bộ tuyến vận chuyển quá cảnh năng lượng từ vùng Vịnh qua AĐD sang TQ. Kế hoạch trên là một cái gai trong mắt các chiến lược gia Mỹ, vì nó cho phép TQ vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông và châu Phi bỏ qua “nút cổ chai” - eo biển Malacca do Hải quân Mỹ kiểm soát, vì thế giảm mạnh khả năng của Mỹ ngăn chặn các động mạch năng lượng quan trọng của TQ. Năm 2009, TQ khởi công xây dựng cảng dầu trên đảo Madej ở bang Rakhine, mở đầu đường ống dài hơn 770 km với công suất 12 triệu tấn mỗi năm dẫn trực tiếp đến biên giới TQ. Xét về chiến lược, Bộ tham mưu Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ đánh giá cảng Madej như một căn cứ hải quân đa năng, có khả năng kiểm soát toàn bộ vùng biển AĐD. Cuối năm 2011, Mỹ công bố “chiến lược thay đổi trục ảnh hưởng” và “quay trở lại châu Á-TBD”, mà thực chất là hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của TQ. Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng như trên, Myanmar chính là cánh cửa giúp Mỹ tiến vào châu Á-TBD, áp sát “sân sau” của TQ. Chính quyền Obama hiểu rằng, nếu Washington càng thiết lập tốt quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự lâu dài với Naypydaw bao nhiêu thì Mỹ càng có ảnh hưởng lớn bấy nhiêu trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với TQ trên cục diện địa-chính trị ở liên khu vực châu Á-TBD và AĐD. Ở thời điểm Washington chưa hội đủ điều kiện để ào ạt đưa quân xuống châu Á-TBD, việc các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Úc đẩy mạnh hợp tác với Naypydaw hoàn toàn nằm trong toan tính của Washington. Bản thân những nhà cải cách Myanmar cũng tin rằng, việc bắt tay hợp tác với Mỹ và đồng minh góp phần nào vào sự cân bằng và giải tỏa sức ép từ sự lệ thuộc vào TQ. Thực tế, quan hệ Myanmar-TQ lâu nay được ví như “cuộc hôn nhân không có tình yêu”, chỉ gắn bó với nhau vì quyền lợi của hai chính phủ. Việc suốt 50 năm bị cô lập về kinh tế đã đẩy Myanmar vào cảnh khốn cùng. Sự bù đắp của TQ cho Myanmar là rất nhỏ nếu so với những gì Bắc Kinh lấy đi của Naypydaw. Hiện mức sống của người dân quốc gia này bị cho là dưới những nước thuộc loại chậm tiến nhất trong khu vực như Lào hay Campuchia, và bản thân người Myanmar, kể cả các lãnh đạo và tướng lĩnh, đều hiểu rằng nếu không thay đổi thì tài nguyên của nước họ sẽ rơi hết vào tay người TQ. Việc Tổng thống Thein Sein đình chỉ dự án thủy điện Myitsone được TQ đầu tư nhiều tỷ đô la hồi năm 2011, tiếp đó thực thi cải cách chính trị và kinh tế triệt để theo hướng ngả về phương Tây… ít nhiều khiến Bắc Kinh choáng váng. Một khi thời cơ tới, người Mỹ không bao giờ bỏ lỡ. Washington dùng chính phương pháp mà Bắc Kinh đã áp dụng với Naypydaw hàng chục năm qua: Kinh tế. Theo đó, Mỹ và đồng minh sẽ ồ ạt đầu tư kinh tế vào Myanmar, xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, thiết lập các thể chế tài chính có tính ràng buộc cao, từng bước tiến tới chi phối nền kinh tế Myanmar. Từ chi phối kinh tế, Washington sẽ có điều kiện thúc đẩy “nền dân chủ” đáp ứng lợi ích của Mỹ và đồng minh. Điều đó lý giải vì sao, năm 2012, Mỹ trải thảm đỏ đón bà Aung San Suu Kyi (lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ). Tám tháng sau, Tổng thống Obama lại dang rộng vòng tay đón Tổng thống Thein Sein (đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển) tại Nhà Trắng. Theo Tùng Dương Tiền phong
    2 likes
  2. Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt Chủ nhật 02/06/2013 19:00 (GDVN) - Đây còn là kế hoãn binh hết sức nham hiểm và xảo quyệt trên mặt trận ngoại giao - truyền thông để Trung Quốc có thời gian thực hiện "chiến thuật cờ vây" hay "chiến lược cải bắp" để lấn chiếm dần dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam như những gì họ đã làm ở Scarborough của Philippines hồi năm ngoái và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam vừa qua. Thích Kiến Quốc - Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc phát biểu tại Shangri-la lần thứ 12 Với những căng thẳng xung quanh Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà cả Trung Quốc, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố "chủ quyền" thời gian qua, giới phân tích dự đoán trong buổi hội nghị toàn thể đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 sáng nay sẽ thành nơi "giao tranh" giữa Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên trong phát biểu của mình, 2 trưởng đoàn Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines mặc dù ít nhiều cũng có lời qua tiếng lại nhưng không đến mức kịch liệt như giới phân tích trước đó đã dự đoán. Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc người được cho là phụ trách hoạt động tình báo quân sự đã có bài phát biểu lúc 9 giờ sáng nay cùng đề tài với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin. 2 bên "đối đầu" tại phiên họp toàn thể của Shangri-la 12 sáng nay chủ yếu xoay quanh vấn đề chủ quyền bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi phía Philippines đề xuất giải quyết tranh chấp Scarborough thông qua trọng tài quốc tế thì phía Trung Quốc bác bỏ thẳng thừng, hai bên đã có lời qua tiếng lại về vấn đề này, theo BBC. Đúng như dấu hiệu đã thể hiện trước từ chiều 1/6 khi hội đàm với Tổng tham mưu trưởng Pháp, Thích Kiến Quốc đã né tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông trong bài phát biểu của mình mà chỉ nói 1 câu chung chung, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển nếu không thể giải quyết sớm thì nên gác lại và thông qua đối thoại tìm giải pháp. Chỉ đến khi cử tọa đặt câu hỏi, Thích Kiến Quốc mới đề cập cụ thể quan điểm nên để vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông cho "các thế hệ sau" giải quyết. Đó là chủ trương được Đặng Tiểu Bình đưa ra, ông ta cho rằng tranh chấp biển đảo là vấn đề khó, trước mắt chưa giải quyết được thì cứ gác lại để cho đời sau giải quyết bởi thế hệ sau sẽ hiểu biết rộng hơn, trí tuệ hơn thế hệ trước. Sở dĩ cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà Đặng Tiểu Bình đưa ra không thể triển khai được trong thực tế bởi Trung Quốc và Đài Loan đều đòi các bên tranh chấp phải thừa nhận "chủ quyền thuộc về Trung Quốc", rồi muốn đàm phán gì thì đàm phán!? Thích Kiến Quốc tiếp tục giải thích về cái gọi là con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc và cho rằng các quốc gia láng giềng không nên lo ngại. Tuy nhiên ngay sau đó ông Quốc cũng nhấn mạnh, tuy Trung Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, nhưng tuyệt đối không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ "thỏa hiệp vô nguyên tắc". Tất cả những thông điệp của giới chức Trung Quốc về Biển Đông như "gác tranh chấp, cùng khai thác" cũng như "con đường phát triển hòa bình" mà Thích Kiến Quốc đưa ra trong bài phát biểu của mình chỉ là chiêu bài cố tình che lấp âm mưu của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Đây còn là kế hoãn binh hết sức nham hiểm và xảo quyệt trên mặt trận ngoại giao - truyền thông để Trung Quốc có thời gian thực hiện "chiến thuật cờ vây" hay "chiến lược cải bắp" để lấn chiếm dần dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam như những gì họ đã làm ở Scarborough của Philippines hồi năm ngoái và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam vừa qua. Hồng Thủy ====================== Ngày xưa quả báo thì chày. Ngày nay quả báo đến ngay tức thì. Không đợi đến đời sau đâu ông Thích Kiến Quốc ạ! Chính ông sẽ phải cầm quân chống lại Hoa Kỳ và Đồng minh của họ. Ông có thể chiến thắng nếu đủ tài năng, hoặc thất bại và trở thành kẻ thất thế.
    2 likes
  3. Kính thưa các Đạo hữu, thưa các Học giả cùng toàn thể Độc giả! Hôm nay ngày 02 tháng 06 năm 2013 Rubi lập topic này với nội dung thông tin: Rubi tái xuất nghiên cứu trực tiếp trên internet. Nghiên cứu trực tiếp mà cũng là công bố tự do những vấn đề chỉnh sửa lý thuyết cơ bản Kinh Dịch-Âm Dương Ngũ Hành. Rubi tham gia diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn bắt đầu từ ngày 17/18 tháng 04 năm 2008. Và chính thức tạm biệt diễn đàn ngày 13 tháng 01 năm 2011 bằng topic "Rửa tay chậu vàng". Trước đây, từ năm 2003 Rubi bắt đầu nghiên cứu lý học-thuyết Âm Dương Ngũ Hành-Kinh Dịch. Đọc sách Tìm Về Cội Nguồn Kinh Dịch của Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, kể từ đó manh nha chuyển hướng nghiên cứu lý thuyết cơ bản và chỉnh sửa lý thuyết cơ bản [so với mảng lý thuyết ứng dụng]. Công bố đề tài trên diễn đàn vietlyso.com ngày 05 tháng 09 năm 2007. Tháng 9 năm 2007, Rubi nghỉ việc làm ảnh Kỹ Thuật Số ở Áo Cưới Thu Hường 15 Hàng Cót sau một năm học và làm, tính chuyển sang Áo Cưới Thanh Hằng nhưng không thành. Khi đó, Rubi tìm được diễn đàn vietlyso.com và kế hoạch nghỉ một tháng để viết bài công bố công trình nghiên cứu nhưng rồi thực tế là nghỉ cho đến ngày 01 tháng 06 năm 2011. Thời gian nghỉ này, Rubi vui với đề tài nghiên cứu lý thuyết cơ bản, công bố tự do chính trên vietlyso rồi đến lyhocdongphuong. Thời gian thất nghiệp khá dài từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 6 năm 2011. Có một điều phải kể đến là nghiên cứu công bố đề tài một sự gián tiếp nhỏ dẫn đến sự thất nghiệp và rồi cũng có kẻ mỉa mai khinh thường vì thất nghiệp, không tự lập, ăn bám gia đình. Khi vấn đề nghiên cứu hình thành có triển vọng khả thi cho đề tài rất nóng: Chỉnh sử lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành-Kinh Dịch. Đó cũng là lúc Đề tài này trở thành một Báu Vật bị đánh rơi, vì là nghiên cứu và công bố tự do. Do sự kiện này Rubi thấy cần dừng lại sự công bố tư do và đã tạm biệt độc giả, rồi có đôi lời chào tạm biệt-topic Rửa tay chậu vàng. Rửa tay chậu vàng xong, đến nay lại đang làm ở tòa nhà 19 tầng Ruby Plaza trong xưởng sản xuất Trang sức... Rất ngộ phải không ạ. Hôm nay, trước giờ xem phim 3D, Rubi tự nhiên thấy có thể trở lại viết bài và có đôi lời chính thức. PS: Phim 3D, nói về sự sống, sức sống bí mật của thiên nhiên. Thiên nhiên bị hủy diệt bởi những kẻ ác, sức sống mong manh được cất giấu trong một nụ sen. Nụ sen sẽ nở trong bóng đêm thiếu ánh trăng hay có ánh trăng, đúng thời điểm trăng tròn mọc cao nhất sẽ quyết định một kẻ ác được sinh ra hay một thiên thần được sinh ra. Kết thúc phim, một Thiên Thần được sinh ra vào đêm trăng tròn mọc cao nhất trong một nụ sen đặt trên một chum nước.
    1 like
  4. Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Thủ tục giải trừ bùa chú (7) Mọi lá bùa đều có hai phần là bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Giải bùa là phải phá hủy cả bản thể vật chất lẫn bản thể tâm linh. Phải phá hủy cả phần thực thể lẫn tâm linh Thực chất một lá bùa chú có hai bản thể, bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Cũng ví như các loài động vật có xác và có hồn vậy. Thể xác sau khi chết thì thối rữa, nhưng linh hồn thì tồn tại mãi về sau. Bản thể vật chất của lá bùa là những chất liệu để vẽ ra lá bùa, như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, sắt thép, tường nhà... Bản thể tâm linh của lá bùa là những hình vẽ, các họa tiết bí ẩn, các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn hoặc các ngôn ngữ khác vô cùng thâm thúy, khó hiểu, ẩn chứa những chỉ lệnh, những quyền phép của Linh giới. Ta nói giải bùa là bao gồm cả hai khái niệm. Một là giải mã các bí mật của lá bùa bao gồm cả bí mật về các hình vẽ, họa tiết và bí mật của các mật ngữ của nó bằng chữ Hán, chữ Phạn. Hai là giải trừ, tiêu hủy lá bùa cả bản thể vật chất và bản thể tâm linh của nó. Trước hết ta phải giải mã toàn bộ bí mật của nó. Bày các bí mật về bản thể tâm linh đó ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết linh thiêng. Sau đó ta mới tiến hành các thủ tục cụ thể giải trừ và phá hủy bản thể vật chất của nó. Để cho dễ hiểu, tôi lấy một ví dụ: Khi ta bắt được một tên tội phạm, không thể đơn giản là mang nó ra trảm ngay. Vì giết nó thì ta chỉ giết được thân xác của nó, chứ chưa giết được hành động và tư tưởng độc hại của nó, chưa răn đe và ngăn chặn được nguy hại của nó sau này. Ta phải khởi tố điều ta và truy tố nó ra tòa. Trước tòa nó tâm phục khẩu phục về tội lỗi của nó gây ra, rồi ta mới tuyên án xử nó đúng người đúng tội, thì mới trừ được hậu họa sau này. "Xử" lá bùa cũng vậy, phải vạch trần hết những bí mật của nó ra, rồi mới di dời và phá hủy nó. Nhưng nếu ta tùy tiện mang hòn đá có hai lá bùa ở Đền Hùng đi chỗ khác hoặc phá hủy nó đi, thì ta chỉ mới phá hủy được phần xác, còn phần hồn của nó vẫn còn đó và nó sẽ quanh quẩn ở Đền Hùng. Sức mạnh tâm linh của nó vẫn tồn tại và nguy hại của nó sẽ phát tác lâu dài về sau này. Ảnh minh họa một vài loại "phù chú" điển hình. Cách chọn người giải bùa Sau khi giải mã triệt để nội dung các hình vẽ, các mật ngữ bằng chữ Hán, chữ Phạn, tiến hành giải trừ và tiêu hủy bùa yểm ở Đền Hùng phải theo các bước sau. Chọn thầy giải trừ bùa chú phải là người thông hiểu và giải mã được hoàn toàn các bí mật của hình đồ, họa tiết của bùa và giải mã được tất cả các mật ngữ bí hiểm viết bằng chữ Hán và chữ Phạn của chú. Người đó phải hiểu các phương pháp, thủ tục và tuần tự giải trừ một lá bùa và phải có mệnh tương khắc với hòn đá bùa đó là tốt nhất. Hòn đá thuộc hành thổ, người giải nó phải có mệnh là mộc, chí ít là mệnh thổ cũng tạm được. (Mộc khắc Thổ, hoặc Thổ - Thổ tương hòa). Chọn ngày lành tháng tốt khắc với hòn đá, tức là ngày giải bùa phải là ngày có trường khí sóng điện từ đại vũ trụ phù hợp với trường khí sóng điện từ tiểu vũ trụ (tức là người giải bùa), thông qua khí ngũ hành mà hòa hợp với nhau để làm lễ. Phạm Thức
    1 like
  5. Dự tính sinh năm 2013, thì chắc giờ này anh chị đã có thai bé được mấy tháng rồi nhỉ? Đối với gia đình anh chị, sinh con út năm 2013 là rất đẹp. Mệnh con tương sinh với cả mệnh cha và mẹ. Địa chi con cũng tương hợp với cả bố mẹ luôn. Còn thiên can cha trên Hà Đồ thì hoà bình nhưng trên Tiên Thiên thì Tân Kim sinh Quý Thuỷ. rất tốt đó ạ. Đứa con này sẽ giúp gia đình anh chị phát triển tốt lắm đây
    1 like
  6. Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào? (6) Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể. Khái niệm về bùa chú Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường. Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù 符 là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú 咒 là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú. Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh. Đạo sĩ 道士 là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư. Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó. Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau. (còn tiếp) Phạm Thức
    1 like
  7. Chương Mộ phần 1- Lấy tuổi người chết làm “Huyệt”, hào nào hợp với tuổi ấy thì gọi là “hào Huyệt”. Hào Thế ở vào hào Huyệt thì gọi là “Thế lâm Huyệt”. Hào Thế và hào Huyệt cần được tương sinh,tương hợp, hoặc Nhật thần, Nguyệt kiến sinh hợp và được gọi là “Huyệt hợp long, long nhậphuyệt”.Đó là chôn đúng huyệt, được cuộc đất tốt. 2- “Sơn” là nội quái, “Thủy” là Hợi Tý. Như Hợi Tý - Thủy lâm hào Thê tài,Tử tôn (phúc đức) ở nội quái là cát thần tại nội cung, có tương sinh tương hợpvới hào Thế, hoặc cùng hào Huyệt tương sinh, tương hợp, thì gọi là “Sơn bao thủy, thủy liênsơn” (Núi bọc lấy nước, nước làm núi liên lạc với nhau), tốt. 3- Hào Hỏa, Thủy vượng tướngvà phát động: Mộ huyệt ở gần chỗ dân cư, nên gọi là “Văn kê minh khuyển phệchi thanh “(Nghe tiếng gà gáy, chó sủa) được ấm cúng, tốt. 4- Hào Thế, hào ứng sinh phù,củng hợp cho hào Huyệt, hoặc hào Thanh long, Bạch hổ sinh hợp với hào Huyệt,hay là hào Huyệt ở giữa hào Thế và hào ứng (hào Giản), cũng như được hào Thếhào Ứng lâm Thanh long Bạch hổ phù củng, thì đều gọi là mộ huyệt được thế “Long bàn, hổ cứ” (rồng nằm phục, cọp ngồi giữ) Mộ kết phát,tốt. 5- Hào Thế là “chủ sơn” (nơi chôn), hào ứng là “thục sơn” (gò án trước mặt). Ba hào Thế, ứng và Huyệthợp lại được thành một Tam hợp cục, lại là quẻ Lục hợp, hoặc có hai hào lâmThanh long, Bạch hổ cùng hào Huyệt lập thành một Tam hợp cục, thì nơi chôn cấtấy là nơi “tụ khí tàng phong” rất tốt, kết phát. 6- “Lai sơn” là gò đất làm nơiở, tức mộ phần, “Triều sơn” là gò đất chầu về mộ phần (Chữ“sơn” là gò đất cao, chữ “lai” là nhà ở). “Lai sơn” là hào Thế ở nộiquái, “Triều sơn” là hào ứng ở ngoại quái. Nếu Thế và ứng cùng Hành khí như nhauthì gọi là “hồi đầu cố tổ”, phải đổi hướng huyệt mộ lại. 7- Quan quỉ lâm hưutù, tử tuyệt thì biết rằng cạnh đó có ngôi mộ cổ bỏ hoang phế từ lâu. Quan quỉ gặp Trường sinh của Nhật thần, hoặc động mà hóa Trườngsinh thì biết rằng nơi đây có huyệt phát phúc thọ. 8- Hàonào có Hành khí giống với tuổi người chết thì gọi là “hào Huyệt”. Thí dụ: Tuổi người chết là Mùi - Thổ thì hàonào có hành khí là Thổ là hào Huyệt. Ta lấy “Thổ” mà tính. Theo vòng Tràng sinh thì Thổ sẽ Mộ ởThìn, lấy “Thìn” làm “Mộ”. Mùi và Ngọ Nhị hợp, lấy “Ngọ” làm “hướng”. Thìn và Dậu Nhị hợp, lấy “Dậu” làm “hướng”. Như coi quẻ vào ngày Thìn Thân hoặc ứng lâmThìn Thân thì vì Ngọ ở giữa Thìn Thân, nên gọi là “cách đoạn ở Ngọ” (hướng). Nếu coi vào ngày Mùi Hợi thì vì Dậuở giữa Mùi Hợi, nên gọi là “cáchđoạn ở Dậu (hướng).Vậy là “huyệtmộ” không cùng với “hướngcủa mộ” cần phải xoay lại. 9- Huyệt lâm Tị Mùi hai hào,hào Thế lâm Nhật thần là Ngọ. Ngọ ở giữa Tị và Mùi, gọi là “phân khai Tị Mùi haihuyệt”. Ta biết rằng huyệt tả,huyệt hữu phản lại nhau, ta cần xét lại. 10- Hào Huyệt là hào Thế thìkể như được “sơnhình chi chỉnh” (đúng với hình của gò đất, thế đất), tốt. Hào Huyệt thuộc Thủy ởnội quái thuộc Kim, hoặc ở trong quẻ kép (6 hào) là Kim, thì được gọi là “bản tượng sinh huyệt”(thế đất sinh cho huyệt mộ) tốt. 11- Hào Lục là hào “Thủy khẩu”. Nếu Thế, Ứng ở hào Lục, hoặc tương hợp, nhịhợp với hào Lục thì gọi là “huyệtcó khóa cửa”, cửahuyệt bị đóng nên mộ không phát. 12- “Khảmsơn” là nội cung (nội quái) củaquẻ Khảm (Thủy) có hào Huyệt là Thân - Kim, là ngôi Trường sinh của Thủy, tốtlắm. Nếu coi quẻ vào ngày Thân gặp Không vong hay Nguyệt phá thì mộ phần lạihư. 13- Coi về lập sinh phần trướcthì lấy bổn mạng (tuổi) của người đứng lập làm hào Huyệt. Hào Huyệt ở vào nộicung, nội quái của quẻ (kép) hoặc bị quẻ hình khắc, thì xấu. Nếu hào Huyệt đượcsinh trợ, có khí (vượng tướng, lâm Nhật thần, Nguyệt kiến) thì vẫn tốt, nếu lâmKhông vong thì người sắp chết lại bị khắc kỵ, còn người sống (đứng lập) lạikhỏi lo. 14- Hào Huyệt gặpThanh long và Tử tôn hữu khí, sinh hào Huyệt, thì gọi là “Thanh longbái vị”,rất tốt. Nếu Phụ mẫu gặp Bạch hổ và sinhcho hào Huyệt, thì mộ phần có thể phát. 15- Hào Huyệt lâm Nhật thần cóHuyền vũ thì là dư khí chưa hết, có hình như cái lưỡi lè ra (Khoa Địa lý gọi là “thè lè lưỡi trai”): Có Huyệt mộ tốt. Hào Huyệt ở trên và trước hào Thế một vị gọi là “ẩn” nếu bị Nhật thần, Nguyệt kiến xung phá lạilâm Chu tước thì có hình như há miệng, gọi là “hàmrồng” thì có huyệt mộ phát lớn. 16- Hào Huyệt trì Thế gặp Câutrần và ở Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, hoặc bị xung khắc, thì là: Mộ táng nơigò, vườn và bị phá lở. Hào Huyệt trì ứng gặp Huyền vũ và ở Hợi Tý - Thủy hoặc hội Thủycục (hóa Tam hợp Thủy cục Thân Tý Thìn) thì là: Mộ để dưới hố sâu, ngòi, ao,giếng, gọi là “oa”(chỗ nước sâu). 17- Huyệt hào gặp Bạch hổ, lạithêm Nguyệt phá lâm hào Thế, hào Huyệt, Quái Thân (thân quẻ) thì biết rằng đólà mộ cổ đã hư nát hết rồi. Nếu gặp quẻ Quy hồn hay hào Quan quỉ thì gọi là đấthoàn hồn, phát trở lại. Hào Huyệt gặp Đằng xà, lâm Phụ mẫu thì con cháu học hành khôngđược nhiều, mộ phần ở gò cao, liên tiếp đống nọ đống kia, khoa Địa lý gọi là “nhu, đột” là mộ hung táng. 18- Hào Huyệt ở Quanquỉ, thuộc Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Thổ và lâm Tử, Tuyệt thì là ngôi cổmộ. Hào Huyệt trong quẻ Du hồn, hào Quan quỉ động, gặp xung, không,thì biết là: Bên cạnh có ngôi mộ đã cải táng. Có Nhật thần khắc Bạch hổ, thì biếtlà: Huyệt này đã có ngôi mộ bị hủy nát rồi. Hào Huyệt ở Quan quỉ thuộc Thổ gặp Thanh long là mộ mới chôn. Hào Huyệt trong quẻ Quy hồn, lâm Quan quỉ thuộc Thổ là mộ đã “cảitáng rồi. (Tức Quan quỉ lấn vào tuổi người chết) 19- Hào Kim là “đá”, Huyền vũ là “nước”. Hào Huyệt lâm Quan quỉ thuộc Kim gặp Huyền vũlà: Mộ phần có nước từ khe núi đá chảy ra, nếu gặp Bạch hổ cũng vậy. 20- Hào Huyệt lâm Thanh longphát động, hoặc lâm Tử tôn là: Mộ mới rời tới. Hào Huyệt lâm Quan quỉ gặp Chutước, lại có hào động, Nhật thần lâm Quan quỉ khắc động là Phi thần cho HàoHuyệt thì là: Cướp đất mà sinh ra tranh chấp. 21- Hào Huyệt trìứng, thuộc Mộc, lâm Huyền vũ thì là: Trước mặt mộ phần có ngòi rạch, có cầu. Huyệt hào bị Đằng xà ở hào Thổ, cùng với Nhật thần, hào động xungkhắc thì là: Mộ phần gần đường đi. Đằng xà lâm hào Thổ động phi nhập Huyệt hào, hoặc tương xung vớiHuyệt hào thì là: Có đường đi ngang qua mộ phần. 22- Hào Huyệt lâm Thêtài thuộc Hỏa gặp Chu tước phát động thì là: Mộ phần ở gần nhàbếp hay lò nung. Thê tài lâm Thanh long, gặp Tử Mộ, tương sinh Huyệt hào và hữu khíthì là: Mộ phần ở gần nơi buôn bán, ăn uống. Thê tài lâm Thanh long, thuộc Kim, thì là: Mộ phần ở gần kho chứa. 23- Hào Thế lâm Huyềnvũ, lâm Nhật thần, phát động phi nhập hào Huyệt thì là: Mộ phần lén chôn trộm. Hào Huyệt thuộc Thổ gặp Câu trần, hoặc gặp Không vong, phát độngthì là: Táng ngay vào gần nơi đó, và táng nông cạn hơn. 24- Hào Huyệt lâm Quan quỉvượng và có khí, hoặc lâm Thanh long, Quý nhân cùng Nhật thần tương hợp thì là:Mộ phần gần đền chùa, miếu mạo, cổ tích... 25- Hào Huyệt lâm Quan quỉ,gặp Không vong, vượng và có khí, phát động thì là: Mộ phần ở gần chùa hoặc xưởngMộc luôn luôn có tiếng động. 26- Có hào Thế, ứng gặp Thanhlong ở hào Thìn, gặp Bạch hổ ở hào Dần, sinh hào Huyệt thì là: “Long hổ hợp đầu”, tốt. Nếu khắc hào Huyệt thì xấu. 27- Hào Thủy động vào Nhậtthần và đứng trước hào Huyệt thì là: “Mộ phần ở ngay sát sông ngòi. 28- Huyệt hào lâm Tử tôn, gặpTuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần (Tam truyền) và tương sinh, tương hợp, thì là:Dòng họ “báchtử thiên tôn” conđàn cháu đông. Hào ứng và Quan quỉ cùng quy vào một hào nhập Mộ, thì là: Mộ phầncó người ngoài cùng táng ở đó. Hào Huyệt lâm Quan quỉ gặp Không vong, hoặc hào Huyệt động, hóaQuan quỉ gặp Không vong ở quẻ Du hồn, thì là: “Quỉ Không nhập mộ” xấu, cuộc đất không phát. Hào Huyệt lâm Mộ, gặp Không vong của quẻ Du hồn, có hào Thế ởngoại quái, Quái Thân lâm Mộ, gặp Không vong, thì là: Cuộc đất không có huyệttốt. Nếu Quái Thân bị hung sát khắc chế thì là: “Ác tử vong mạng”(chết độc) Hào Huyệt cùng tương sinh, tương hợp với Quan quỉ, thì là “Quỉ dị quy sơn (Đất có huyệt tốt nhưng long mạch đã dồn chomột mộ phần khác rồi). Hào Huyệt trì ứng ở ngoại quái thì là: Phần mộ chỉ là táng thêm,táng ghẹ vào thôi. 29- Nhật thần, Huyềnvũ ở hào ứng là sát thần phi nhập hào Huyệt, hoặc hào động lại phi hào Huyệt,phá hào Mộ, thì là: Mộ phần bị khai quật, bị cướp mất. Thế và ứng lâm vào một hào bị Nhật thần khắc sát, mà hào ấy độngphá hào Huyệt, thì là: Trong gia đình có người đào mộ lên lấy tiền của rồi đemđi chôn nơi khác. Nếu Nhật thần khắc sát hào Huyệt, thì là: Xác thây đểbỏ lộ, không được vùi lấp. Dụng thần là hào Thế cùng Nhật thần, hào khắc với hào ứng phátđộng, thì là: Mình xâm táng đất mộ người khác. Hào ứng cùng Nhật thần khắc hào Huyệt và phát động thì là: Ngườikhác xâm táng đất mộ nhà mình. Hào Huyệt trì ứng thuộc Thổ ở ngoại quái (khách Thổ), có hào Mộtương sinh, tương hợp và phát động, thì là: Chỉ là lấy đất nơi khác đắp phíatrước giả làm núi non triều hướng, chứ không phải là thật. 30- Hào Huyệt lâm Huynh đệ,trì Thế ứng hoặc ở Giản hào, hay ở trước hoặc sau hào Nhật thần, thì là: Mộphần chôn lệch về một bên huyệt, không đúng giữa. 31- Nhật thần phát động xungphá Mộ hào, và hào Thế ứng xung hào Huyệt thuộc Kim, xung hào Quan quỉ thuộcMộc, hoặc như quẻ động mà hào Phụ mẫu hóa Phụ mẫu, Huynh đệ hóa Huynh đệ, Thêtài hóa Thê tài, Quan quỉ hóa Quan quỉ, thì đều là: Mộ phần đã cải táng. 32- Hào Kim là thây xác, hàoMộc là ván hòm, hào Thổ là phần mộ, nên được xem xét cho kỹ. 33- Nhật thần lâm các hào độnglại sinh cho Huyệt hào, thì là: Phần mộ được lựa chọn và tạo dựng từ lâu ngày. 34- Hào ứng phi nhậpHuyệt hào (hào ứng động cùng Hành khí với tuổi người chết) thì là: Mộ này tángchung với người khác, hoặc chôn bên cạnh mộ người khác đã chôn. Hào Huyệt bị hào Hung sát (Kỵ thần) xâm phạm, hoặc lâm vào Tử,Tuyệt địa, thì là: Người chết một cách đau đớn hoặc “bất đắc kỳ tử” (chết không đúng lúc). 35- Lục Không, tức Lục giápTuần không, Tam truyền, tức lâm Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần, (cũng gọi là “lâm Thái tuế”) lại hình với hào Huyệt, hoặc lâm hào có Kìnhdương, như: Ngày Kỷ Mão - Mộc coi gặp quẻ Khôn (Thổ), tuổi người chết là QuýDậu thuộc Tuần Giáp Tý (Tuất Hợi lâm Không vong). Hào Huyệt là hào Quý Dậu ởhào Thượng Lục, là hào lâm Không vong trong Tuần Giáp Tuất, tính tới khoảng từngày Giáp Dần đến ngày Quý Hợi thì Không vong lâm vào Giáp Tý (trong Tuần nàykhông có Tý Sửu) là Tuần của tuổi người chết thì hào Mão gặp Kình dương, gọi là“Tam hình”, hàoHuyệt chịu Kình dương, Hung sát làm thương tổn nếu lại lâm Không vong của Nhậtthần nữa thì hài cốt chẳng được nguyên vẹn. 36- Hào Huyệt, Dụngthần, gặp Hung thần (Kỵ thần) động và tuơng khắc, tương xung, tương hình thì ắtgặp sự xấu. Hào Huyệt lâm Tử tôn (phúc đức) gặp Thanh long hoặc được sinh phù, củng hợp thì phát phú quý cho concháu. 37- Hào Huyệt sinh hào Tử tônlại gặp Quan tinh (Thiên quan, Thiên phúc) gặp Quý nhân (Thiên Ất tức ThiênKhôi, Thiên Việt) lại lâm vào Tam truyền (Tuế quân, Nguyệt kiến, Nhật thần)cùng sinh cho hào Huyệt, và hướng của mộ phần lấy theo hào thuộc phương tuổi củangười chết, thì được gọi là “Ẩn”, con cháu được giàu sang. 38- Hào Huyệt được vượng khí(coi vào lúc hợp mùa), lại có các hào Thê tài, Tử tôn, Quan quỉ ở hào Ngũ, hoặcđược tương sinh, tương hợp (Nhị hợp, Tam hợp), con cháu giàu có lớn. 39- Hào Huyệt lâm Tửtôn (phúc đức) gặp Xung, gặp Không, thì là con cháu lang thang tha phương. Hào Huyệt gặp Bạch hổ, Đằng xà, mà Quan quỉ lại là Kỵ thần khắcQuái Thân thì là: Con cháu có kẻ chết bất ngờ. 40- Trong quẻ có: Hào Phụ mẫu không xuất hiện, rồi Phục thần bị Phi thần khắc chế,hoặc lâm Không vong, thì độc đinh, hiếm con. Hào Tử tôn (phúc đức) thọ khắc, hoặc không xuất hiện mà Phục thầnbị Phi thần khắc chế, hoặc lâm Không vong, thì: Coi chừng tuyệt tự. Hào Thê tài bị thọ thương, hoặc không xuất hiện mà Phục thần bịPhi thần khắc, hoặc lâm Không vong, thì là: Có đàn ông ở góa một đời (hại nữgiới). Hào Quan quỉ thọ thương hoặc không xuất hiện mà Phục thần lại bịPhi thần khắc, hoặc lâm Không vong, thì là: Có đàn bà ở góa trong nhà (hại namgiới). 41- Hào Huyệt lâmQuan quỉ bị Nguyệt phá, hoặc bị hào Tam hình, Lục hại cùng khắc chế, mà: Thuộc quẻ Càn thì: Phát bệnh về thần kinh, đau đầu, mặt xanh xám,hoặc ho hen, suyễn. Thuộc quẻ Khảm thì: Bệnh ở chân, tay, mặt, tai. Bệnh về tiểu tiện,về tâm, can, thận. Thuộc quẻ Cấn thì: Bệnh về mũi, ngón tay, đùi vế, mụn nhọt. Thuộc quẻ Chấn thì: Bệnh điên cuồng, đau xương, bệnh về gan, bắpvế và tam tiêu. Thuộc quẻ Tốn thì: Bệnh về tóc, trán, phong tà, huyết khí. Thuộc quẻ Ly thì: Bệnh ung thư, lá lách, dạ dày, mắt, tim, nóngbỏng ngoài da. Thuộc quẻ Khôn thì: Bệnh ở bụng, thổ tả, tả lỵ ra máu, xuất huyết,vàng da, vàng mắt, phạm phòng. Thuộc quẻ Đoài thì: Bệnh ở miệng, răng, môi, bệnh ngoài da. Thuộc hào Kim thì: Phát bệnh ho lao. Thuộc hào Mộc thì: Phát bệnh phong tà Thuộc hào Hỏa thì: Phát bệnh phát nhiệt Thuộc hào Thủy thì: Phát bệnh thổ tả. Thuộc hào Thổ thì: Phát bệnh hoàng thũng, (thũng da vàng) 42- Hào Huyệt trì Thếgặp Huyền vũ, Nguyệt phá, ở quẻ Khảm thì là: Phát trộm cướp, vì đi trộm cướp màchết. Huyền vũ ở hào Thế, lâm hào Huyệt hoặc Nhị hợp hào Huyệt thì là:Nữ giới không tốt. Huyệt hào gặp Thanh Long và hữu khí, lại lâm Nguyệt kiến, hay được Nhật thần, Nguyệt kiến sinh phù, thì là: Đấtphát tăng đạo, thầy tu, nếu bị khắc hại thì gian manh. 43- Hào Huyệt lâm Quan quỉ lạilà Quái Thân, Thể Thân, gặp Câu trần và lâm Nguyệt kiến, thì là: Sinh nhiềubệnh tật. Hào Huyệt như trên mà là hào Hỏa, gặp Chu tước, thì là: Sinh hỏatai, tàn hại. 44- Phụ mẫu là hào côsát. Hào Huyệt lâm Phụ mẫu tại Hợi - Thủy mà Tử tôn (phúc đức) thuộc Hỏa, thìlà: “Phụ mẫu lâm Tử tôn chi tuyệt khí”, con cháu phiêubạt, tha phương. Tử tôn (phúc đức) lâm hào Huyệt, hoặc phục ở Huynh đệ, được vượngtướng, thì con cái ở ngành thứ có lợi. 45- Hào Huyệt là hàolâm Kiếp sát, Kình dương, Tam hình, Lục hại, Nguyệt phá, lại là Nhật thần trìTuần không phát động, làm thương tổn Quái Thân, thì là: Con cháu gặp tai nguy,trộm cướp liền. Hào Huyệt ở Thê tài, Tử tôn, có Tấn thần của Nhật thần, thì là:Con cháu thịnh vượng. Thí dụ: Ngày Mậu Dần coi quẻ mà hào Huyệt là Kỷ Mão thuộcThê tài hay Tử tôn. (trích: Dịch Học Giản yếu)
    1 like
  8. 7 điều cần tránh sau khi ăn Nhiều người có thói quen điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon, tháo thắt lưng hay làm một giấc ngủ sau bữa ăn, mà không biết rằng đó là những thói quen rất có hại cho sức khỏe. Dưới đây là những điều không nên làm ngay sau khi ăn: 1.Tháo thắt lưng đột ngột Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu xếp chân bằng tròn, quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột. Nếu bạn đã nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ rất phức tạp. 2.Uống nước chè Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo thành những hợp chất khó hấp thụ. Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột. Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè. 3.Ăn hoa quả Thức ăn vào dạ dày phải lưu lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, bạn ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự trì trệ trong dạ dày. Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng... lại có plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này. Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột. Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ. 4.Hút thuốc lá Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng chất độc được hấp thu lớn hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, các proteinase và axit cacbonic của tuyến tụy. Việc hút thuốc lá sau khi ăn còn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn, là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh phổi, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. 5.Tắm Sự kỳ cọ khi tắm làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và cơ thể, làm giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng. Do vậy, các men tiêu hóa bị giảm tiết, ruột giảm nhu động nhào trộn thức ăn, dẫn đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Đặc biệt, bạn không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì dễ bị cảm. 6.Đi dạo Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột. Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng. 7.Ngủ Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày và ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hay hấp thu kém. Người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và đó là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột. Trang Thu Theo nauanchay
    1 like
  9. Video Bể Cá Dưới Gầm cầu thang Tránh âm khí bế http-~~-//www.youtube.com/watch?v=JCnCwhvARkw
    1 like
  10. 1 like
  11. Vợ chồng anh chị mạng Mộc, vì vậy ko nên sinh con 2014 mạng Kim, mạng con khắc cha mẹ thì khó nuôi và lì lợm lắm mặc dù cha mẹ làm ăn vẫn thuận tuy có cực hơn hiện tại. Nếu sinh thì ưu tiên con gái. Còn năm tốt nhất để sinh thì phải là Mậu Tuất 2018 lận, năm đó thì xa quá. Bính Thân 2016 hoặc Đinh Dậu 2017 tuy hợp mạng nhưng Thiên Can xung khắc sẽ ảnh hưởng đến kinh tế nhiều lắm. Thân mến.
    1 like
  12. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Cổng, cửa chính và huyền môn. 1.Cổng, cửa chính Trong phong thủy ghi nhận từ cổ thư chữ Hán không có sách nào nói rõ về tương quan giữa cửa chính và cổng. Nhiều phong thủy gia cho rằng: Cổng và cửa không được phép xung đối và đây là quan niệm phổ biến (Có bài tư liệu sưu tầm trên diễn đàn, nói về quan niệm này, nếu tìm thấy tôi sẽ trích dẫn, cũng mới đăng gần đây). Nhưng trong cổ thư chữ Hán lại có sách ghi: "Khi hướng xấu thì đường đi từ cổng vào cửa phải quanh co". Vấn đề được đặt ra: Vậy hướng tốt thì sao? Quan sát những căn nhà truyền thống ở nông thôn Việt Nam thì cổng và cửa - thường là cửa ngõ hẹp luôn lệch so với cửa - thường bố trí lệch so với nhau. Câu thành ngữ "Gần nhà xa ngõ" cũng phần nào thể hiện ý này. Quan sát những công trình kiến trúc công cộng xưa, như: Đình, miếu , cung điện, đền đài... thì hâù như cổng và cửa đều đối xung. Phong thủy Lạc Việt sau qúa trình thực hành và quán xét, chiêm nghiệm, đối chiếu, chúng tôi kết luận rằng: Với hướng tốt, cổng và cửa nên đối xung để hấp thụ trọn vẹn cát khí. Nhưng cột của cửa và cổng không được phép đâm xuyên vào nhau. Tức là cổng luôn phải bằng hoặc lớn hơn cửa, nhưng không quá lớn so với tiêu chí trên. Điều này được áp dụng ngay vào ngôi gia của tôi. Trường hợp này cổng và cửa bằng nhau. Cổng và cửa nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 2. Huyền môn Danh từ phổ biến trong ngành phong thủy hiện nay là "Huyền Quan". Tuy nhiên vẫn có lúc gọi là "huyền môn". Tôi sử dụng từ "huyền môn",mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng phù hợp với căn nhà dân dã của tôi. "Huyền môn" - theo sự tìm hiểu của chúng tôi - là công trình kiến trúc phía trước nơi cửa chính vào nơi chính thức tiếp khách của gia chủ. Với nhà dân dã thì huyền môn chính là sảnh, hành lang, thềm phía trước cửa nhà, hoặc phòng chờ ở những nơi công công ...vv..... Những căn nhà phố hiện đại - bước hết chiều rộng vỉa hè thì là cửa chính, nên không có huyền môn. Do đó, huyền môn chỉ có thể có được ở những nơi nhà rộng, các công trình công cộng lớn, cơ quan công quyền - có lẽ vì vậy nên gọi là "huyền quan" chăng? Nếu sảnh,hành lang, thềm trước nhà không có cột hoặc biểu tượng của cột, hoặc mái che thì không gọi là huyền môn. Thí dụ hình minh họa dưới đây: Thềm trước nhà này cũng là huyền môn của ngôi gia này. Nhà này - Nhà Goda; Bách hóa Tràng Tiền xưa - tuy có mái và cột - nhưng không thể coi là huyền môn, vì vỉa hè không thuộc về sở hữu của ngôi gia này. Nhưng nếu đây là cơ quan công quyền thì được coi như huyền môn, hoặc huyền quan. Có thể nói hầu hết các nhà xưa ở nông thông Việt Nam đếu có huyền môn. Huyền môn nghĩa đen là cái cửa huyễn ảo; cửa, cổng giả,mang tính biểu tượng cho sự giao lưu có thể giữa gia chủ và khách, trước khi bước qua cửa chính vào nơi tiếp khách. Nó là công trình kiến trúc ở khoảng không gian phía trước cổng chính. Huyền môn phải sạch, nghiêm trang thể hiện bản chất gia chủ với khách đến thăm viếng hoặc vãng lai. Huyền môn cũng là nơi mà gia chủ có thể thể hiện tấm lòng của mình với khách qua sự bài trí vật dụng. Thường nên huyền môn phải thấp hơn nền nhà. Nền huyền môn của nhà người viết thấp hơn nền nhà khoảng 2cm. Huyền môn của nhà người viết bắt đầu từ hai cột biểu tượng khi bước vào thềm trước cửa chính. Sân phía trước huyền môn. Còn tiếp ===================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: CỔNG NHÀ TRONG PHONG THỦY Trong quan niệm phong thủy truyền thống, cổng và tường rào luôn là một phần không thể thiếu đối với mỗi ngôi nhà. “Kín cổng cao tường" từ quen dùng để chỉ những ngôi nhà bề thế, có sự che chắn bảo vệ tách biệt so với bên ngoài. Tuy nhiên văn hóa truyền thống và phong thủy Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt về cổng. Tôn trọng cảnh quan chung quanh, xem lũy tre, mương nước... là những "rào chắn" thiên nhiên hữu hiệu, nếp nhà Việt chỉ làm cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hòa thân thiện vốn có. Phong thủy Việt cũng xác định con người sống trong mối quan hệ đại vũ trụ - tiểu vũ trụ tương hòa, nhà nhỏ vườn rộng, nên cổng chỉ cần làm sao cho hài hòa với ngôi nhà, thuận tiện khi sử dụng là ổn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, yếu tố phương vị mở cổng cũng rất cần thiết. Khi thiết kế cửa cổng, ngõ vào nhà, cách định vị, chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Về mặt Bát Trạch là thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh dẫn lối "trực xung" với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp (hình 1 & 2). Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc (hình 3), trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp. Thực tế thì tùy theo địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường chung quanh, hài hòa thiên nhiên và cảnh quan toàn khu (hình 4). KTS Hà Anh Tuấn(Theo TNO)
    1 like
  13. Tôi trả lời tiếp hai câu hỏi của Thích Đủ Thứ: 1/ Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của ngành Phong thủy học. Do đó về căn bản không có sự khác biệt các phương pháo ứng dụng - còn gọi là những chiêu thức . Sự khác biệt duy nhất chính là khi ứng dụng các mô hình biểu kiến, như: Bát Quái, Cửu cung...vv.....thì nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt thay thế cho Lạc Thư phối hậu thiên văn Vương. Chỉ có vậy thôi. Nhưng chính vì sự thay đổi nguyên lý căn để đó, mà Phong thủy Lạc Việt phục hồi một cách hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học với toàn bộ hệ thống phương pháp luận trong ngành phong thủy. Nó có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng của tất cả những di sản liên quan đến phong thủy của tất cả các nước Đông phương có lưu truyền ngành này. Kể cả Nhật Bản. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Nếu người Nhật ứng dụng được và có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận Phong thủy Lạc Việt thì nó sẽ được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Còn nếu phương pháp của người Nhật nó thuộc về kỹ thuật xây bể cá thì nó thuộc về ngành kiến trúc, xây dựng. 2/ Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả. Sau thời Hai Bà Trưng là gần 1000 năm đô hộ của Hán tộc - gọi là Bắc thuộc lần thứ II. Do đó, nếu đòi hỏi có sách sử Việt nào ghi lại không thì có thể nói luôn là không có. Người Do Thái sau 2000 năm ly tán cũng không thể còn một cuốn sử nào, ngoại trừ truyền thuyết, hoặc dã sử. Bởi vậy, tổ tiên ta cũng phải lưu truyền cho con cháu bằng những truyền thuyết và dã sử, hoặc chúng ta tìm lại dấu ấn của cổ sử Việt qua các sách vở của các nước gần gũi liên quan, Chữ Hùng có xuất xứ từ chòm sao Đại Hùng tinh là hoàn toàn chính xác. Tôi có nói điều này trong sách đã xuất bản. Đó chính là một trong ba chòm sao Thiên Cực Bắc của trái Đất. Vũ Tiên, Đại Hùng tinh và Thiên Lang. Kinh Dương Vương với tằng tổ mẫu của Việt Tộc là Vũ Tiên. Hùng Vương chính là lấy biểu tượng của chòm Đại Hùng Tinh. Quan Lang con của vua Hùng chính là chòm Thiên Lang. Mỗi một chòm sau Thiên Cực Bắc này cai quản bầu trời hơn 6000 năm. Bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ chòm sao Bắc Đầu - Đại Hùng tinh quản.
    1 like
  14. Cháu hãy mở trang đầu mục Diễn Đàn Thảo Luận, có bài " Sinh con năm nào thì tốt " mà nghiên cứu. Chú Thiên Sứ đã giải thích cho nhiều người đấy.
    1 like