• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/05/2013 in Bài viết

  1. Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4) Lá bùa cực kỳ độc này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng, sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt. Tiểu nhân và quân tử PHẦN ĐẾ CỦA HÒN ĐÁ cũng là một hòn đá màu đen tuyền, hình chóp cụt bát giác đều, cao 0,83m. Chân đế dưới to, trên hơi nhỏ. Cả tám mặt đều là hình thang cân, khắc 8 quẻ CÀN 乾. Tượng của quẻ Càn là: voi, sư tử, quân tử, vua trong cung điện... Bệ đá đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, núi là quẻ CẤN 艮. Tượng của quẻ Cấn là: chó, chuột, trẻ con, người dân trong núi... Có 8 quẻ CÀN, chỉ có 1 quẻ CẤN. Quẻ CÀN chồng lên quẻ CẤN được quẻ kép là THIÊN SƠN ĐỘN 天山遁. 8 càn đè 1 cấn - Phải chăng ý ở đây là người ta lấy thịt đè người, muốn cưỡi trên đầu trên cổ mình? Cụ Phan Bội Châu giải quẻ này như sau: Kẻ tiểu nhân đang tiến nhưng chưa đến thời đủ mạnh. Người quân tử đang suy nhưng có bố quẻ dương là bè bạn đang phù giúp. Nói là lui nhưng không phải là lui. Phải có cặp mắt tinh tường, thủ đoạn và nhanh nhạy, rình thời cơ mà hành sự ắt phải hanh thông. Kẻ tiểu nhân ở dưới là chỉ quẻ Cấn, là núi Nghĩa Lĩnh, là chúng ta. Người quân tử ở trên là chỉ quẻ Càn, là vua, là trời, là Bắc Quốc. (Chu Dịch của Phan Bội Châu, NXB Văn hóa thông tin, năm 1996, trang 478). Trận đồ Bát quái ở hòn đá phóng to. Làm thế nào để giải lá bùa độc này? Rõ ràng hai lá bùa trên hoàn toàn không phải của Việt Nam, mà là tạp chủng lai căng giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, lai căng giữa Phật giáo và Đạo giáo. Nó có cả chữ Hán, chữ Phạn, có cả nhật nguyệt tinh tú vá các ký hiệu tối nghĩa lung tung khác. Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, tạp pí lù được ngụy trang bằng những miếng thịt, cá và rau thơm phủ lên trên mặt, nhưng bên trong toàn là cỏ độc, chất độc. Lá bùa cực kỳ độc hại này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng. Ban đầu nó chưa hội tụ đủ năng lượng, nhưng nó được đặt ở Điện Kính Thiên, một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng của Trời Đất và linh khí của Tổ tiên, nó sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và sớm phát tác mạnh mẽ, sẽ vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt. Cả hai lá bùa khắc vẽ trên hòn đá trấn yểm ở Đền Hùng, đều có hình thức và nội dung xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung các câu trì chú là cầu khẩn Đức Phật phù hộ cho cá nhân, cầu quan chức đang không được toại ý. Lá bùa còn che đậy nội dung cực kỳ thâm hiểm mang chủ nghĩa đại Hán, bành trướng bá quyền nước lớn theo ý nghĩa Địa - Chính trị, nhằm yểm triệt địa linh, thui chột nhân kiệt Việt Nam. Muốn giải bùa chú của Trung Quốc, phải thông thạo Hán ngữ cả văn ngôn lẫn bạch thoại, đọc được chữ Hán giản thể và phồn thể, đọc được chữ Hán viết theo lối thư pháp cuồng thảo của các trường phái viết theo thể Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Phải thông hiểu các trường phái Phật giáo, Đạo giáo và các sắc tôn giáo khác, phải thông hiểu các thể loại, hình thức và nội dung của bùa chú. Đặc biệt, phải có tư duy và vị thế của người Trung Quốc, tức là như người trong cuộc của họ thì mới hiểu và giải được các loại bùa chú. Phạm Thức
    3 likes
  2. Tôi trả lời tiếp hai câu hỏi của Thích Đủ Thứ: 1/ Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của ngành Phong thủy học. Do đó về căn bản không có sự khác biệt các phương pháo ứng dụng - còn gọi là những chiêu thức . Sự khác biệt duy nhất chính là khi ứng dụng các mô hình biểu kiến, như: Bát Quái, Cửu cung...vv.....thì nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt thay thế cho Lạc Thư phối hậu thiên văn Vương. Chỉ có vậy thôi. Nhưng chính vì sự thay đổi nguyên lý căn để đó, mà Phong thủy Lạc Việt phục hồi một cách hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học với toàn bộ hệ thống phương pháp luận trong ngành phong thủy. Nó có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng của tất cả những di sản liên quan đến phong thủy của tất cả các nước Đông phương có lưu truyền ngành này. Kể cả Nhật Bản. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Nếu người Nhật ứng dụng được và có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận Phong thủy Lạc Việt thì nó sẽ được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Còn nếu phương pháp của người Nhật nó thuộc về kỹ thuật xây bể cá thì nó thuộc về ngành kiến trúc, xây dựng. 2/ Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả. Sau thời Hai Bà Trưng là gần 1000 năm đô hộ của Hán tộc - gọi là Bắc thuộc lần thứ II. Do đó, nếu đòi hỏi có sách sử Việt nào ghi lại không thì có thể nói luôn là không có. Người Do Thái sau 2000 năm ly tán cũng không thể còn một cuốn sử nào, ngoại trừ truyền thuyết, hoặc dã sử. Bởi vậy, tổ tiên ta cũng phải lưu truyền cho con cháu bằng những truyền thuyết và dã sử, hoặc chúng ta tìm lại dấu ấn của cổ sử Việt qua các sách vở của các nước gần gũi liên quan, Chữ Hùng có xuất xứ từ chòm sao Đại Hùng tinh là hoàn toàn chính xác. Tôi có nói điều này trong sách đã xuất bản. Đó chính là một trong ba chòm sao Thiên Cực Bắc của trái Đất. Vũ Tiên, Đại Hùng tinh và Thiên Lang. Kinh Dương Vương với tằng tổ mẫu của Việt Tộc là Vũ Tiên. Hùng Vương chính là lấy biểu tượng của chòm Đại Hùng Tinh. Quan Lang con của vua Hùng chính là chòm Thiên Lang. Mỗi một chòm sau Thiên Cực Bắc này cai quản bầu trời hơn 6000 năm. Bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ chòm sao Bắc Đầu - Đại Hùng tinh quản.
    3 likes
  3. Được.VTB liên hệ với tôi qua PM.
    2 likes
  4. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Mầu sắc nhà. Các bạn đọc topic này cũng thấy nhà tôi sơn màu vàng như hầu hết những căn nhà ở miền Bắc và Hanoi từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, ở những khu đô thị mới - trừ những khu đô thị xây theo dự án - có những căn hộ do tư nhân tự xây, màu sắc nhà sơn đủ kiểu. Sau này mới biết đó cũng là do một quan niệm sai về Phong thủy mà ra. Gia chủ cho rằng màu sơn của nhà phải hợp về Ngũ hành với mệnh của họ. Bởi vậy, tùy theo mệnh gia chủ được phân loại theo Ngũ hành, màu sơn của các căn nhà này cũng theo Ngũ hành luôn. Có lẽ tôi không cần phải chụp hình minh họa, nếu bạn đã có dịp đến bất cứ một con phố nào cũng thấy ngay những căn nhà đủ màu sắc. Nếu tôi cũng theo quan niệm này thì nhà tôi phải sơn màu trắng (Hành Kim) nếu xét tôi mạng Thủy theo Lạc Thư Hoa giáp với ý nghĩa Kim trắng sinh Thủy. Nếu xét theo Lục thập hoa giáp thì tôi mạng Hỏa, sơn màu vàng sẽ bị sinh xuất. Nhưng tôi đã sơn màu vàng. Cánh cửa màu trắng hoặc vàng Kim. Trước khi giải thích điều này tôi muốn nhắc lại với bạn đọc về lý thuyết Cantor: Mỗi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó. Bởi vậy, dù phong thủy ngôi gia có tốt một cách tuyệt đối, số phận cá nhân có tốt tuyệt đối thì - nếu nó nằm trong một tập hợp xấu, nó vẫn rất xấu. Thì dụ như trận sóng thần ở Nhật Bản , hoặc Indo trong những năm gần đây. Nó đã tàn phá tất cả các ngôi gia và những số phận khác nhau. Tính phân loại và tính ứng dụng lý thuyết tương tự như lý thuyết tập hợp của Cantor đã có từ lâu trong Lý học Đông phương và rất cao cấp. Ngôi gia của mỗi con người chúng ta chỉ là một phần tử nhỏ trong một tập hợp. Trong khí đó, Lý học Việt luôn quán xét tính tổng thể - tức điều kiện môi trường trước khi quán xét chi tiết. Môi trường sống của chúng ta theo thuyết Âm Dương Ngũ hành phân loại thuộc phương Nam hành Hỏa. Bởi vậy, nhà sơn màu vàng có tính hấp thụ thiên khí của tập hợp Hỏa hành phương Nam. Theo tôi, đây là nguyên nhân chính để các cụ nhà ta ngày xưa hầu hết đều sơn nhà màu vàng. Nguyên nhân thứ hai nữa là nhà cửa đều thuộc thổ hình thì màu vàng là thích hợp. Nguyên nhân thứ ba là ngày xưa các cụ đều lợp mái ngói đỏ - dù là một hay hai mái thì đều nhọn và thuộc hỏa hình. Hỏa sinh Thổ, nên nhà màu vàng. Do đó, những nhà sơn màu khác nhau, chỉ mang tính cục bộ và nếu bị Thiên khí Hỏa Khắc, hoặc khắc Thiên Khí đều xấu. Vậy thì điều này giải thích thế nào khi màu vàng Thổ và hình thể Thổ của căn nhà nói chung này với mệnh của gia chủ? Quan niệm của Phong Thủy Lạc Việt cho rằng: Tùy theo mệnh gia chủ theo Lạc thư Hoa giáp để tạo ra những chi tiết kiến trúc, màu sơn, hoặc các vật thể dẫn xuất từ Thổ khí sao cho tương sinh hoặc phù hợp với gia chủ. Trường hợp cụ thể nhà tôi - Thủy mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp - màu trong nhà sáng hơn gần như trắng, các cửa sổ, cửa phòng đều màu trắng - Thổ sinh Kim - tức là dẫn xuất Kim sinh Thủy. Còn tiếp
    2 likes
  5. Cảm ơn digifellow'. Giờ này 5g sáng, Hanoi mưa rùi! Khí tượng thủy văn Hoa Kỳ tuyệt thật.Lạnh wá! Vì wên, để máy lạnh hơi nhiều.
    1 like
  6. Lạ nhỉ bạn bè mình ở gần đó rất nhiều và cũng đều làm thuốc hỏi thì lại ko biết chuyện này .Nếu đúng như bạn nói thì bạn nên đưa hình ảnh phim chụp khối u lúc chưa uống thuốc và sau khi uống thuốc để kiểm chứng xem .
    1 like
  7. Con sinh năm 2013,Quý Tỵ vấn đề lớn và quan trọng nhất mệnh con Hoả xung khắc với mệnh bố mẹ Thuỷ, Kim. chỉ được cái địa chi hợp mẹ và thiên can hợp cha. Nhưng mệnh mà khắc thì coi là ko tốt rồi Vì vậy anh/chị sinh con út 2017 Đinh Dậu sẽ hoá giải được xung khắc
    1 like
  8. 1 like
  9. Những vấn đề mà Thích Đủ Thứ đặt ra không sai. Nhưng nó phải trong một hoàn cảnh rất cụ thể. 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; Trong phong thủy, khi tôi dùng non bộ để trấn yểm thì luôn yêu cầu tiếp đất. Bởi vì, non bộ lúc đó được đặt đúng vị trí - theo cái nhìn của tôi - nếu không tiếp đất thì sẽ không phát huy tác dụng trấn yểm. Còn non bộ cảnh do được đặt theo thuần túy cảm quan và ý thích của chủ nhân. Do đó, nếu tiếp đất mà sai vị trí theo tiêu chí phong thủy sẽ rất nguy hiểm. Có thể vì thế nên có lời khuyên, nên đặt trên chậu, hoặc bể chẳng hạn. Tác dụng của non bộ với tư cách là cản trở, ngăn cách vì thể sẽ giảm. Tuy nhiên, thực tế ứng dung non bộ tôi thấy dù không tiếp đất cũng rất xấu, nếu đã sai vị trí. Tốt nhất , nếu chơi non bộ nên đặt ở nơi mộ khí. 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; Non bộ ghép, nhưng nếu có gắn kết bằng bất cứ chất liệu gì cũng coi là nguyên khối. 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Cái này cũng tùy theo từng trường hợp thực tế. Nếu xung sát khí vào nhà quá nặng thì dùng non bộ trấn yểm là tốt nhất. Nhưng làm ăn cũng khó khăn. Theo tôi non bộ dùng hậu chẩm tốt. Nhưng phải là cuối nhà, hoặc cuối đất. Sở dĩ phải dùng màu trắng - tốt nhất là san hộ trắng, hoặc đá trắng cho tiện - chính vì Âm nhô cao, nếu đen thì cực Âm sẽ không tốt.
    1 like
  10. Cháu rất quan tâm tới chủ đề này, ngày nào cũng vào để đọc và hóng phần tiếp theo như ngày xưa nghe đọc tiểu thuyết chương hồi của đài Tàu vậy :D Chú cho cháu hỏi phần đo đỏ vì cháu ko hiểu lắm, nhưng có 1 số nguyên tắc của làm non bộ, cháu nghe mà ko hiểu: 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Điều này cháu nghe rất nhiều người chơi hòn non (bộ) hay người thi công hòn non nói nhưng hỏi vì sao thì người ta không nói hoặc nói lòng vòng mà cháu ko hiểu gì cả. Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.
    1 like
  11. Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2) (Kienthuc.net.vn) - "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước". Bùa giải tai ách cho cá nhân Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân. Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây? Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được? Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần. Lá bùa mặt sau hòn đá. Bịa đặt và xuyên tạc lich sử LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử! Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép? Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì? Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam! Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà! Phạm Thức Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (3) Những nội dung trên lá bùa - hòn đá lạ ở Đền Hùng có vẻ vụng về nhưng che giấu bên trong là âm mưu bành trướng của nước lớn nhằm trấn áp nước ta. Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ Bên trái lá bùa chạy dọc từ trên xuống có dòng chữ Hán 原水陈固星古佛 NGUYÊN THỦY TRẦN CỐ TINH CỔ PHẬT. Người am hiểu sẽ thấy câu này viết sai chữ. Nó sai cả chính tả và sai cả ngữ pháp Hán ngữ. Người viết thiếu hiểu biết nhưng lại thích chơi chữ Hán cổ nên câu rất tối nghĩa. Nếu nói đến Nguyên - Mông thì không dùng chữ nguyên 原 này, mà dùng chữ Nguyên 元 là Nhà Nguyên này mới đúng. Có lẽ tác giả muốn viết là Trần đồ 陈图 (chỉ trận đồ của Trần Hưng Đạo), nhưng khi dịch đã bỏ đi chữ Trần 陈, còn chữ đồ 图 lại viết sai thành chữ cố 固 (chữ cố trong cố chấp, cố định, cố nhiên). Ghép 7 từ này vào không ăn nhập, không liên quan gì về ngữ nghĩa với nhau, dịch là: "Nguyên thủy trần cố sao Phật cổ" - câu này không có nghĩa. Trong câu 7 chữ Hán trên không có 4 chữ trận 阵, chữ đồ 图, chữ thiên 千 và chữ cầu 求. Thế nhưng, người đặt hòn đá khi dịch đã cố ý thêm 4 chữ đó vào và bỏ hẳn đi chữ Trần 陈 (là họ Trần), rồi dịch bịa là: "Nguyên thủy trận đồ Thiêu tinh cầu Phật". Lỗi này, nếu không phải là trình độ Hán ngữ thấp kém, thì là cố tình bịa đặt. Che giấu trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng Bốn chữ Nho ở mé trái đọc là CỬU TINH CỔ PHẬT 九星古佛. Nghĩa là Chín sao Phật cổ, Phật không phải là nhà chiêm tinh, cũng không phải là thầy tướng số, sao gán cửu tinh cho Phật? Như vậy, bốn chữ đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, chỉ để lòe thiên hạ và làm rối mắt. Ở giữa lá bùa có hai vòng tròn có tia phát sáng, bên trong có chữ Vạn của nhà Phật, nghĩa là tốt lành. Hai vòng tròn đó là mặt trời, mặt trăng, tức là 日Nhật Nguyệt 月. Ghép hai chữ nhật, nguyệt vào thành chữ 明 Minh, tức là nhà Minh. Ở Trung Quốc nói đến Đường 唐, đến Minh 明 là chỉ Trung Quốc. Hóa ra mời Trung Quốc ngự trong lá bùa đó à? Rồi thêm vào đó nhiều chi tiết, nhiều chữ Vạn và chữ Hán vô nghĩa, để làm tăng thêm sự khác biệt, làm hoa mắt mọi người, để không nhận ra Trận đồ Bát quái của Gia Cát lượng. Nhưng hai trận đồ này, một đằng dùng ngựa trên bộ, một đằng dùng thuyền dưới nước đánh nhau, một đằng là nghênh chiến, một đằng là truy kích địch, làm sao có thể giống hệt nhau? Như vậy, việc nói đây là trận đồ của Trần Hưng Đạo là râu ông nọ cắm cằm bà kia, là lừa dối nhân dân, xuyên tạc lịch sử, lừa dối cả Đức Thánh Trần, lừa dối Vua Hùng và Phật Tổ Như Lai. Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng. Hiểu sai Lục tự chân ngôn Phật giáo Dòng chữ Phạn chạy dọc bên phải lá bùa mặt sau hòn đá là câu chú của Phật giáo Mật Tông đọc là: "Úm lam, úm si-lâm, Úm ma ni bát mê hồng". Đặc biệt là sáu chữ Úm ma ni bát mê hồng là Lục tự chân ngôn của Phật giáo Mật tông. Người đặt hòn đá đã giải thích rằng: "Bùa này làm tăng hào quang của Phật và tăng độ linh, độ uy của Phật..." hoàn toàn không phải như vậy. Đây là câu trì tụng để Phật tử cầu Phật trừ tà ma, cầu bảy đời dòng họ được giải thoát khổ đau, bệnh tật, cầu vĩnh viễn thoát vòng sinh lão bệnh tử. Các câu trì tụng trên đây là thỉnh cầu Phật Tổ phù hộ cho mình (tức là xin), chứ không phải cầu để làm tăng độ linh, độ uy cho Phật Tổ (tức là cho). Hoàn toàn không phải để làm tăng độ linh, độ uy cho cho Phật, cho Đức Thánh Trần như đã giải thích. Phạm Thức
    1 like
  12. Mời các quý độc giả tham khảo câu sấm này nhân ngày chủ nhật nhàn rỗi. Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh, Can qua xứ xứ khổ đao binh. Mã đề dương cước anh hùng tận, Thân Dậu niên lai kiến thái bình. .................................................. Ô hô thế sự tự bình bồng, Nam Bắc hà thời thiết lộ thông. Hổ ẩn sơn trung mao tận bạch, Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng. Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc, Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông. Nhược đãi ưng lai sư tử thượng, Tứ phương thiên hạ thái bình phong. .................................................... TL lượm lặt
    1 like
  13. TƯ LIỆU THAM KHẢO Đài phun nước ứng dụng Dịch phong thủy của Phong Thủy Lạc Việt Chúng tôi vẫn ứng dụng hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái: Nước từ trên tràn qua phần khuyết tạo quẻ Khôn (Ba hình vuông) xuống ba vòng tròn phía dưới(Quẻ Càn). Dịch phong thủy hết sức phong phú. Đòi hỏi tính sáng tạo và ứng dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
    1 like
  14. 1 like
  15. Cơ khổ, có hòn đá nằm ở đền Hùng mà con cháu các ngài cãi nhau chí chóe là gì.. xem ra hậu thế hết trò để nghịch rồi Là bùa, không bùa thì nguyên gốc cũng chỉ là hòn đá....Nếu không đẹp thì đem nó cho vào nhà kho, đơn giản như ăn oản vậy. Các bác thích hòn đá vì nó đẹp thì đem nó ra trưng, các bác không thích đá thì chê nó..không phong thủy. Tựu trung lại là bậc ít học như chúng em thì ngơ ngác..vậy nó là cái rì rì đấy em thì không ham hố mấy chuyện này nhưng em cười các bác ... Áy là các bác bị ngộ phim chưởng Tàu quá xá..Cacs bác thấy thần thánh Tàu bay uỳnh oàng, đạo sĩ tàu lượn như gà, vẽ bùa đặt chú ......nên các bác nghĩ à bùa có thật, yểm có thật.. thế thì nó táng vào mộ nhà mình là ...cũng có.. Rồi vài bác sợ, tâm lý sợ của xã hội bắt đầu ngồi máy lạnh, ăn thịt rán và sống ảo kéo theo hàng ngàn người,,sợ ảo Cũng như bây giờ đình chùa miếu mạo là phải có đôi sư tử đá,,vô duyên, có đèn kiểu Tàu, kiểu Nhật, phải đốt hương Thái thơm thơm( riêng em thấy kinh lắm) Thời thế kỷ 21, khi người ta bắt đầu nhân tế bào gốc thì một bộ phận các bác vẫn còn cắm đầu sợ ảo, vẫn tin vào những gì,, rất vọng tưởng như thần thánh làm thay ta, có ông tiên ban phúc..... Đây là hệ quả của cái gọi là Tàu Dịch....khi không tìm ra hướng đi thì...bèn thần thành hóa cho ..nhanh để dễ thở...Vầ một công trình khoa học vĩ đại của nhân loại như Dịch lại hóa ra cao siêu huyền bí đến mức ...tầm thường. khiến người ta ngộp thở, sợ hãi....mặc dù theo quan điểm của Dịch thì mợi thứ,,,chỉ theo tự nhiên mà thôi Cứ chê các cụ lạc hậu, nhưng các cụ ..sống rất tự nhiên, an vui, ít cầu ít cúng, ít ..mê đắm hoang tưởng hơn con cháu rất nhiếu...Thật đấy
    1 like
  16. Bài này cũng có chỗ chưa được sáng tỏ: Ngay cả Triệu Đà lập quốc , dân Việt cũng chưa dùng chữ Hán. Chữ Hán chỉ bắt đầu phổ biến ở dân Việt từ thời Sĩ Nhiếp.
    1 like
  17. Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1) (Kienthuc.net.vn) - Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức, sự thật về hòn đá lạ ở Đền Hùng đã được phơi bày. Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này. Không phải bùa của Việt Nam Đại tá Nguyễn Minh Thông - người đặt hòn đá bí ẩn, trong thư gửi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ để giải thích có viết: "Các đạo sĩ cao tăng của Nguyên - Mông đã sang Đền Hùng yểm bùa, nội dung là đánh đổ Đức sáng Vua Hùng. Tôi đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh để tiếp nhận năng lượng của tinh tú, trời đất nhằm hóa giải bùa yểm của Phương Bắc và mang nhiều tốt lành cho Đền Hùng, cho Phú Thọ và cho các tỉnh khác cũng hưởng phúc này theo năm tháng...". Trong thư ông còn giải thích: Đây là Trận đồ Bát quái của Phật Tổ Như Lai dựa trên Trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần đánh quân Nguyên - Mông, lấy trong Binh Thư Yếu Lược. Mặt trước, phía trên lá bùa có dấu ấn của Vua Hùng, có các dòng chữ Phạn là mật chú của Mật tông Ấn Độ nhằm tăng độ linh cho Phật để giải bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân. Vì phải có linh khí của Phật và linh khí của Đức Thánh Trần thì mới đủ mạnh để hóa giải được bùa Phương Bắc và phù hộ cho nhân dân được...". Trước tiên tôi khẳng định một cách chắc chắn là: Hai lá bùa khắc vẽ trên hai mặt của hòn đá đặt trong Hậu cung Đền Thượng của Đền Hùng, là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, chứ không phải bùa của Việt Nam và hình vẽ trên mặt hòn đá đó là hình vẽ của Trung Quốc, chứ không phải là hình đồ Bát quái của Đức Thánh Trần như trong thư đã nói. Nội dung đích thực của các chữ Hán, chữ Phạn vẽ trên lá bùa khác với nội dung đã giải thích trong thư, cũng không phải để tăng độ linh cho Phật và cho Đức Thánh Trần. Nguyên tắc công dụng của bùa yểm là: Bùa của ai thì phù hộ cho người đó, bùa xấu thì làm hại đất nước và con người ở nơi bị yểm bùa. Bùa của Trung Quốc thì có lợi cho Trung Quốc và có hại cho ta. Thời vua Hùng dùng chữ Việt cổ - Khoa đẩu LÁ BÙA Ở MẶT TRƯỚC HÒN ĐÁ. Đây là hòn đá ngọc xanh có hình giống quả xoài, cao 0,83m, kể cả chân đế cao 1,46m. Khẳng định lá bùa vẽ trên hòn đá là lá bùa Trương Thiên Sư của Trung Quốc, lấy trong sách Bao La Vạn Hữu, trang 38, nhà xuất bản Thiên Bảo Lầu, ấn hành năm Ất Hợi-1995 ở Hồng Kông. Phần trên của lá bùa có khắc một con dấu vuông màu đỏ, có bốn chữ Hán 祖王赐福TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC (Vua Tổ ban phúc), ông Thông, người đặt hòn đá bí ẩn này nói đó là con dấu của Vua Hùng. Đây là sự bịa đặt hoàn toàn, báng bổ Tổ tiên và xuyên tạc lịch sử! Vì lúc đó Vua Hùng dùng chữ Việt cổ là chữ Khoa đẩu. Trung Quốc chưa đô hộ nước ta, làm gì có con dấu khắc bằng chữ Hán!?. Sau khi triều đại Hùng Vương (2878TCN - 258TCN) suy vong, Thục Phán lên ngôi đổi tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, trị vì được 51 năm, tức đến năm 207 TCN, Triệu Đà (256TCN - 136TCN) mới sang xâm chiếm nước ta và mang chữ Hán sang. Người cho khắc bốn chữ Hán trên hòn đá đó là người không thông thạo Hán ngữ. Nếu nói vua ban phúc thì không dùng chữ TỨ 赐, vì ngày xưa nếu cho tiền bằng vỏ sò hoặc vua ban cái chết thì dùng chữ TỨ. Chỉ những người không thông thạo Hán ngữ thì dùng lộn xộn chữ này. Nhưng nếu cho bằng vàng bạc hoặc ban phúc, ban chức tước thì dùng chữ TÍCH 锡. (còn tiếp) Phạm Thức
    1 like
  18. 1 like
  19. Nếu......... ....... không thế quên thì hãy cứ nhớ. Nếu.......... ......... không thể bỏ đi được thì cứ hãy giữ lại bên cạnh mình. Nếu.......... ............ dứt khoát một lần quá khó khăn thì hãy cứ yêu đi yêu lại cho đến khi nào quên được hẳn thì thôi ! Vì ............... .............mỗi lần yêu lại ........... là thêm một lần tình yêu vơi đi một chút.... Không ai có thể xóa sạch kí ức về một người mà mình đã từng yêu. Thứ gọi là "QUÊN" đôi khi chỉ là một sự chấp nhận... Chấp nhận cho những kí ức được ngủ yên... Tôi đã từng chờ một người dù họ ko đến. Tôi đã từng cầm điện thoại chỉ để chờ một tin nhắn không bao giờ đến. Tôi đã từng đi trên những con đường để tìm về quá khứ những kí ức giữa anh và tôi. Tôi ...đã từng khóc nức nở cho một lời nói dối đau lòng. Tôi đã từng gục ngã cho một niềm tin tan vỡ. Tôi đã từng buông xuôi tất cả cho những hy vọng không thành. Tôi đã từng níu kéo tình yêu dù biết nó sẽ rời bỏ tôi đi xa. Tôi đã từng ám ảnh suốt một thời gian dài cho những hoài niệm về quá khứ. Tôi đã từng sống giả tạo để che giấu nỗi đau trong mình. Tôi đã từng yếu đuối vì nghĩ mình không thể mạnh mẽ lên được Tôi đã từng trải qua mất mát nhiều nước mắt và đánh mất nụ cười. Và Không cần phải cố quên đi một người. Nếu trong tim ta bóng hình ấy chưa bao giờ phai nhạt. Có thể chúng ta ở trong nhau bằng một tên gọi khác. ... Bằng những sợi dây vô hình ràng buộc rất riêng… Có những mối quan hệ không thể gọi tên. Nhưng vẫn chứa đựng bên trong những điều thiêng liêng không dễ mất. Vì thế giới của những kẻ yêu nhau là rất chật. Nên lối rẽ nào cũng rất dễ gặp nhau… Dù đã từng gian dối để bầm đau. Để nghẹn ngào môi và tim rung lên khắc khoải. Dù đã cứa vào nhau những cơn đau mãi mãi. Vẫn không giữ nổi tim mình, đập loạn nhịp khi thoáng qua nhau… Tình yêu thật sự có dễ lãng quên đâu. Phải mất bao lâu để quên đi những thói quen yêu thương đã trở thành cuộc sống? Nên nếu đã không thể quên thì cũng không cần phải cố gắng. Chỉ cần để lòng mình thấy thật bình yên… Rồi đến một ngày, có thể tự sẽ quên. Hoặc nhớ mong sẽ đưa tin yêu trở lại. Vì có những điều, dù đổi thay cũng vẫn là mãi mãi. Vì Trái đất tròn, thì yêu nhau xa mấy cũng về lại với nhau…
    1 like
  20. Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc 1. Phải có một mục tiêu trong cuộc sống để vươn tới 2. Luôn luôn mỉm cười 3. Biết chia sẻ hạnh phúc với người khác 4. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người 5. Luôn vô tư 6. Biết cách hòa hợp với những kiểu người khác nhau 7. Đôi khi hãy ngước lên trời, bạn sẽ tìm được điều mà bạn muốn 8. Biết bình tĩnh khi điều bất ngờ xảy ra 9. Hãy biết tha thứ cho người khác 10. Phải có những người bạn tốt 11. Làm việc với tinh thần tập thể 12. Hãy coi trọng những phút giây họp mặt gia đình 13. Hãy tự tin và tự hào về bản thân bạn 14. Biết tôn trọng những kẻ yếu 15. Hãy làm việc chăm chỉ 16. Hãy can đảm lên!!! 17. Đừng lùi bước khi đối mặt với kẻ ác 18. Cũng nên biết thư giãn một tí 19. Đừng có quá đam mê tiền Có thể chính bạn hoặc ai đó bạn quen đang cần những lời khuyên như vậy, bạn hãy chia sẻ nó như chúng ta đang chia sẻ với nhau ... Bạn có thể vào đây để gửi trang web này cho bạn bè của bạn. 14 điều răn của nhà Phật 1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình 2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá 3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại 4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ 5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình 6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu 7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti 8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã 9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng 10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ 11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm 12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung 13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết 14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí. Trích lời Kinh Phật Hoà thượng Kim Cương Tử 10 điều tâm niệm của nhà Phật 1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh 2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn dễ kiêu sa nổi dậy 3. Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc 4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường 5. Làm việc đừng mong dễ thành, vì dễ thành lòng thường kiêu ngạo 6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa 7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu 8. Thi ân đừng cầu đáp trả, vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính 9. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí 10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ thì hèn nhát mà trả thù thì ân oán kéo dài Một người bạn ở chùa Láng Hà Nội tặng tôi Một số lời khuyên trong cuộc sống mà bạn bè gửi cho tôi NGUỒN http://trongsuot.com/hanhphuc/
    1 like