• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/05/2013 in Bài viết

  1. Những vấn đề mà Thích Đủ Thứ đặt ra không sai. Nhưng nó phải trong một hoàn cảnh rất cụ thể. 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; Trong phong thủy, khi tôi dùng non bộ để trấn yểm thì luôn yêu cầu tiếp đất. Bởi vì, non bộ lúc đó được đặt đúng vị trí - theo cái nhìn của tôi - nếu không tiếp đất thì sẽ không phát huy tác dụng trấn yểm. Còn non bộ cảnh do được đặt theo thuần túy cảm quan và ý thích của chủ nhân. Do đó, nếu tiếp đất mà sai vị trí theo tiêu chí phong thủy sẽ rất nguy hiểm. Có thể vì thế nên có lời khuyên, nên đặt trên chậu, hoặc bể chẳng hạn. Tác dụng của non bộ với tư cách là cản trở, ngăn cách vì thể sẽ giảm. Tuy nhiên, thực tế ứng dung non bộ tôi thấy dù không tiếp đất cũng rất xấu, nếu đã sai vị trí. Tốt nhất , nếu chơi non bộ nên đặt ở nơi mộ khí. 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; Non bộ ghép, nhưng nếu có gắn kết bằng bất cứ chất liệu gì cũng coi là nguyên khối. 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Cái này cũng tùy theo từng trường hợp thực tế. Nếu xung sát khí vào nhà quá nặng thì dùng non bộ trấn yểm là tốt nhất. Nhưng làm ăn cũng khó khăn. Theo tôi non bộ dùng hậu chẩm tốt. Nhưng phải là cuối nhà, hoặc cuối đất. Sở dĩ phải dùng màu trắng - tốt nhất là san hộ trắng, hoặc đá trắng cho tiện - chính vì Âm nhô cao, nếu đen thì cực Âm sẽ không tốt.
    6 likes
  2. Lại bàn về "Canh bạc cuối cùng" - Tên do Lão Gàn đặt cho bức tranh của họa sĩ người Gia Nã Đại, gốc Tàu thời hiện đại, nhưng có cội nguồn Bách Việt ở Nam Dương tử từ hàng ngàn năm trước. Trong bức tranh này họa sĩ vẽ em gái nhỏ Đài Loan - dưới tuổi vị thành niên - bị tống cổ khỏi chiếu bạc. Trong tranh, bà chượi Huê Kỳ vừa vấn lại tóc, vừa nhìn em chu chéo, chửi bới. Tội nghiêp! Nhưng nghĩ lại thấy em bị đuổi cũng đáng, vì can tôi "ngu lâu". Em Đài Loan, mở hàng cái vụ bể Đông của Việt Nam, từ khi em còn múa may trên lục địa. Chính mấy nét đường lưỡi bò là do em phác thảo ra. Nhưng ngày ấy, cái bể Đông ở Việt Nam chưa có giá trị lớn như bi wờ. Tuy đã là một tuyến hàng hải wan trọng. Ấy là cái thời mà người ta còn dùng thuyền buồm ra bể và quăng lưới bắt cá bằng tay. Lúc ấy cái thể giới này còn chưa tan khói thuốc súng sau Đại chiến thế giới lần II. Việt Nam thì còn mịt mù khỏi lửa. Ấy là lão cũng gọi là hình tượng văn chương một chút cho thêm phần "lõong mọn". Tất nhiên, vào thời đó chẳng ma nào buồn để ý đến mấy cái trò của em vẽ ra một cách ngẫu hứng và chưa bao wờ là chính thức này. Nhưng sau này, khi thế giới lộn xộn về chiến tranh lạnh. Tất nhiên khi Tung Cóoc trở cờ quay sang bắt tay với Huê Kỳ đá giò lái vào thành trì vĩ đại của phe xã hội chủ nghĩa là Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thì cái bể Đông được nhắm tới sau đó. Lão Gàn chắc chắn rằng: Ngay từ lúc đầu, bể Đông không nằm trong chương trình nghĩ sự của tiệc rượu Mao Đài với lưỡi chim sẻ. Nó chỉ phát sinh sau đó - khi hiệp đinh Ba Di, được ký kết. Lúc ấy ván cờ thế giới chưa ngã ngũ, Tung cóoc nhân cơ hội xông vào chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa và bà chị Hoa Kỳ của em đã lờ đi, cũng chính vì bàn cờ chưa ngã ngũ. Lúc ấy mới năm 1974. Hoa Kỳ vẫn coi Tung cóoc như một đồng minh không chính thức của họ. Nhưng thời thế đã thay đổi! Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế. Tung Cóoc tưởng mình khôn - vì đã sáng suốt ủng hộ Hoa Kỳ trong việc loại một đối thủ tiềm năng . Và họ tiếp tục - nói theo giới bình dân - là "ủ mưu" mần hẳn cái bá chủ thế giới. "Ẩn mình chờ thời" là câu nói nổi tiếng của ngài Đặng Tiểu Bình thể hiện điều này. Khi Tung Cóoc trở thành siêu cường thứ II trên thế giới thì họ cứ tưởng thời của họ đã đến và ra mặt điều phối thế giới với tư cách bá chủ ngang hàng với Hoa Kỳ. Tướng Trung Quốc Lục địa gợi ý với đô đốc hải quân Hoa Kỳ để họ bảo đảm cái "hòa bình thế giới ở phần Tây Thái Bình dương của thế giới" và biển Đông bắt đầu sôi lên sùng sục với những ý tưởng đường lưỡi bò từ năm 2008, vốn có nguyên nhân sâu xa từ chính cô em "Tây Bắn" Đài Loan đấy! Điều này khiến cho Hoa Kỳ phải bỏ dở tất cả các cuộc thập tự chinh dọn dẹp lại cái thế giới này, sau Liên Xô sụp đổ. Chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn này tiên tri từ rất lâu rằng: Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan. Bởi vì sau đó là họ cần đưa 60% lực lượng về đây để bảo đảm rằng: Hoa Kỳ là bá chủ thế giới trên thực tế. Bây giờ ý cô em Tây Bắn kia ra răng? Tiếp tục ủng hộ wan điểm Bể Đông với đường lưỡi bò là của Đại Hán chăng? Để tạo điều kiện cho Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc vĩ đại ngáng chân Hoa Kỳ trong việc mần cái bá chủ chăng? Bởi vì chính cô em với tư cách là một "tồong min" của Hoa Kỳ từ hồi thế chiến thứ II, là một chính thể sáng lập Liên Hiệp Quốc - thì - việc cô em tham gia sự kiện bể Đông sẽ làm Hoa Kỳ nói ngọng trong việc can thiệp để bảo vệ vào đây. Hiểu không? Ấy là Lão Gàn nói toạc móng lợn ra vậy! Bởi vậy, nếu Hoa Kỳ ủng hộ cô em coi thì như Tung Cóoc đúng. Và lúc ấy Tung Cóoc tha hồ quậy. Sau khi độc chiếm ở biển Đông và khống chế vùng biển này thì chí ít cũng "chai hia" cái thế giới này với Hoa Kỳ trên thực tế . Và sau đó thì cô em cũng chịu chung số phận sát nhập vào Tung Cóoc nục địa. Hiểu không? Còn nếu như xác định Tung Cóoc sai trong việc chiếm đoạt bể Đông với cái đường lưỡi bò thì cô em cũng sai lun và Hoa Kỳ không thể bênh cô em được trong việc tranh chấp với - ít nhất là Philipfine. Đấy là tính chính danh của sự kiện và hành vi. Tất nhiên trong trường hợp này Việt Nam cũng đúng luôn. Do đó, nếu cô em Tây Bắn kia , mà khăng khăng đòi xí phần ở biển Đông thì chính cô em đã tiếp tay cho Tung Cóoc tống cổ Hoa Kỳ ra khỏi vùng bể này. Đó là lý do mà người họa sĩ Gia Nã Đại vẽ cố em bị tống cổ ra khỏi chiếu bạc và bà chượi Huê Kỳ mắng mỏ, chu chéo lên. Tất nhiên vì với Hoa Kỳ thì sự chiếm đoạt bể Đông của Tung Cóoc là vô lý. Và điều đó sẽ có nghĩa là cô em cũng cà chớn luôn. Bởi vậy, Lão Gàn thành thật khuyên cô em Tây Bắn hãy cân nhắc mà thừa nhận sai lầm, rút khỏi biển Đông thì may ra em có phần sau "canh bạc cuối cùng" để chia mầu. Hoa Kỳ đem quân xuống đây không phải để nhậu mực ống nhồi thịt và sò huyết nướng kiểu Tứ Xuyên đâu em à!
    5 likes
  3. Tôi trả lời tiếp hai câu hỏi của Thích Đủ Thứ: 1/ Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là một danh xưng xác định cội nguồn của ngành Phong thủy học. Do đó về căn bản không có sự khác biệt các phương pháo ứng dụng - còn gọi là những chiêu thức . Sự khác biệt duy nhất chính là khi ứng dụng các mô hình biểu kiến, như: Bát Quái, Cửu cung...vv.....thì nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt thay thế cho Lạc Thư phối hậu thiên văn Vương. Chỉ có vậy thôi. Nhưng chính vì sự thay đổi nguyên lý căn để đó, mà Phong thủy Lạc Việt phục hồi một cách hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học với toàn bộ hệ thống phương pháp luận trong ngành phong thủy. Nó có thể dung nạp tất cả các phương pháp ứng dụng của tất cả những di sản liên quan đến phong thủy của tất cả các nước Đông phương có lưu truyền ngành này. Kể cả Nhật Bản. Điều này tôi đã nói ở trên rồi. Nếu người Nhật ứng dụng được và có thể giải thích được bằng hệ thống phương pháp luận Phong thủy Lạc Việt thì nó sẽ được ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Còn nếu phương pháp của người Nhật nó thuộc về kỹ thuật xây bể cá thì nó thuộc về ngành kiến trúc, xây dựng. 2/ Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả. Sau thời Hai Bà Trưng là gần 1000 năm đô hộ của Hán tộc - gọi là Bắc thuộc lần thứ II. Do đó, nếu đòi hỏi có sách sử Việt nào ghi lại không thì có thể nói luôn là không có. Người Do Thái sau 2000 năm ly tán cũng không thể còn một cuốn sử nào, ngoại trừ truyền thuyết, hoặc dã sử. Bởi vậy, tổ tiên ta cũng phải lưu truyền cho con cháu bằng những truyền thuyết và dã sử, hoặc chúng ta tìm lại dấu ấn của cổ sử Việt qua các sách vở của các nước gần gũi liên quan, Chữ Hùng có xuất xứ từ chòm sao Đại Hùng tinh là hoàn toàn chính xác. Tôi có nói điều này trong sách đã xuất bản. Đó chính là một trong ba chòm sao Thiên Cực Bắc của trái Đất. Vũ Tiên, Đại Hùng tinh và Thiên Lang. Kinh Dương Vương với tằng tổ mẫu của Việt Tộc là Vũ Tiên. Hùng Vương chính là lấy biểu tượng của chòm Đại Hùng Tinh. Quan Lang con của vua Hùng chính là chòm Thiên Lang. Mỗi một chòm sau Thiên Cực Bắc này cai quản bầu trời hơn 6000 năm. Bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ chòm sao Bắc Đầu - Đại Hùng tinh quản.
    3 likes
  4. Khi nào Mỹ "xuất tướng", giúp hòa giải tranh cãi Đài Loan-Philippines? Thứ Hai, 27/05/2013 - 15:10 (Dân trí) - Mỹ nên làm trung gian hòa giải cho tranh cãi giữa Đài Loan và Philippines vì lợi ích của chính Mỹ cũng như cho cả khu vực. Một thỏa thuận đánh bắt có thể trở thành hình mẫu cho việc giải quyết các vấn đề lớn hơn ở Biển Đông. Cái chết của ngư dân Đài Loan và cuộc tranh giành quyền lực tại Đông Á Ba kịch bản cho vụ tranh chấp Đài Loan-Philippines Tàu chiến và máy bay Đài Loan tập trận tại vùng biển gần Philippines hồi tháng này. Nhà nghiên cứu Charles I-hsin Chen từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đài Loan, Trường nghiên cứu châu Phi và phương Đông tại Đại học London, mới đây đã có bài phân tích về vai trò của Mỹ trong tranh cãi giữa Đài Loan-Philippines. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông. Đài Bắc và Manila đã đi tới một "ngõ cụt" ngoại giao sau khi một ngư dân Đài Loan bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết hôm 9/5 trong vùng biển mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Lời xin lỗi cá nhân của Tổng thống Philippines Benigno Aquino không được người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu chấp thuận vì cho rằng nó thiếu chân thành. Đài Bắc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân trong vùng biển gần Philippines và áp đặt một loạt biện pháp cấm vận để hối thúc Manila phải đàm phán về một thỏa thuận đánh bắt, mà ở thời điểm hiện tại vẫn còn xa vời. Đài Loan và Philippines đang tranh cãi về những gì thực sự xảy ra trong vùng biển tranh chấp. Phía Philippines khẳng định rằng cái chết của ngư dân là "không may và không cố ý" sau một hành động tự vệ trong đó lực lượng bảo vệ bờ biển cố gắng ngăn chặn 2 tàu cá Đài Loan đánh chìm tàu của họ. Trong khi đó, Đài Loan thì gọi vụ việc là "vụ giết người máu lạnh" vì các binh sĩ Philippines đã nã hơn 50 phát đạn về phía một tàu không mang vũ khí và có kích cỡ chỉ bằng 1/6 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. "Đây là một vụ giết người không thể biện hộ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh. Căng thẳng leo thang giữ 2 đồng minh thân cận của Mỹ đã khiến Washington bối rối. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ đã hối thúc hai bên "kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích" và "thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để làm rõ những bất đồng và tránh lặp lại những vụ việc tương tự". Trong khi đó, giống như trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác tại các vùng biển gần đó, Mỹ vẫn giữ lập trường không đứng về bên nào. Lập trường này là không thỏa đáng. Người Mỹ nên hành động tích cực hơn nữa để giảm bớt căng thẳng cũng như thúc đẩy hòa bình, và đưa ra một hình mẫu khả thi cho các tranh chấp lãnh thổ khác ở biển Đông. Sự than thiệp của Mỹ lúc này mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Đối với Philippines, đó là cách duy nhất để thuyết phục Tổng thống Aquino thay đổi quan điểm. Nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Đài Loan dưới sức ép của các biện pháp trừng phạt cũng có thể phản tác dụng. Điều này là sự thật vào thời điểm khi Philippines vừa mất quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough về tay Trung Quốc sau cuộc đối đầu hải quân kéo dài hơn 9 tháng. Manila thiếu động lực và sự khích lệ để giải quyết cuộc tranh chấp này do thiếu vai trò của Mỹ. Với Đài Loan, sự can thiệp của Mỹ có thể là lý do tốt nhất để Đài Bắc ngừng đưa ra thêm các lệnh trừng phạt vốn không gây nhiều đe dọa đối với Manila. Tâm lý chống Philippines đang dâng cao tại Trung Quốc đã buộc ông Ma Anh Cửu phải có lập trường cứng rắn hơn. Khoảng trống cho sự hòa giải đã giảm đi sau khi Đài Loan quyết định áp đặt 11 biện pháp trừng phạt trong khi 2 bên đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận. Các biện pháp trừng phạt bao gồm triệu đại diện, đóng băng nhập khẩu lao động, ngừng các trao đổi và hợp tác với Philippines. Các biện pháp này được đưa ra cùng với một tuyên bố sẽ điều tàu chiến và tàu tuần duyên tới các vùng biển tranh chấp một cách thường xuyên. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đài Bắc có thể đã giảm dần, trong khi Manila vẫn không cảm thấy bị ảnh hưởng. Một chính sách ngoại giao con thoi thích hợp và đúng thời điểm của Washington sẽ được Đài Bắc chào đón. Một vai trò tích cực của Mỹ trong cuộc tranh chấp này sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán hiệu quả, có thể mang lại lợi ích cho chính nước Mỹ. Với sức ảnh hưởng to lớn đối với Đài Loan và Philippines, cái giá để Mỹ làm trung gian cho một thỏa thuận là rất thấp - thấp hơn nhiều việc làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp lãnh thổ ở tây Thái Bình Dương. Washington đang tìm kiếm nhưng chưa thành công về một quy tắc ứng xử chung cho các quốc gia liên quan ở Biển Đông. Hình mẫu cho một thỏa thuận giữa Đài Loan và Philippines về quyền đánh bắt tại các vùng biển chồng lấn có thể được xem là một phiên bản nhỏ của một cơ chế hàng hải lớn hớn. Ít nhất, Mỹ có thể xắn tay áo ngay lúc này và vào cuộc. Đề xuất về một "hiệp ước hợp tác và hữu nghị mở rộng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", được Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nêu ra gần đây, có thể là nền tảng cho một hiệp ước nhằm chấm dứt vòng luẩn quẩn căng thẳng chủ quyền không chỉ ảnh hưởng tới Đài Loan và Philippines, mà còn cả các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Hiệp ước có thể mở đường hơn nữa cho "chiếc lược xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Mỹ Barack Obama. An Bình Theo Global Post ==================== Tôi nghĩ Hoa Kỳ đủ tỉnh táo để hiểu rằng: Chỉ cần họ đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Đài Loan và Philipfine về quyền lôi ở biển Đông thì điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận tính hợp pháp - dù chỉ là phần nào của Đài Loan ở vùng biển này.Mà điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở đây. Hay nói rõ hơn: Đài Loan chưa tuyên bố độc lập thì việc đòi hỏi chủ quyền của Đài hoặc Trung chỉ là một. Trong trường hợp này Hoa Kỳ cần rõ ràng. Nếu không sẽ nói ngọng về sau. Tốt nhất Hoa Kỳ nên tài trợ cho Liên Hiệp Quốc, tổ chức một tòa án quốc tế, hoặc một sự kiện tương tự và mời các bên liên quan trình bày chứng cứ của mình để giải quyết chủ quyền theo luật quốc tế. Ai đầy đủ chứng lý sẽ tiếp quản vùng biển của mình. Công khai, minh bạch , sòng phẳng và chính danh.
    3 likes
  5. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Mầu sắc nhà. Các bạn đọc topic này cũng thấy nhà tôi sơn màu vàng như hầu hết những căn nhà ở miền Bắc và Hanoi từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, ở những khu đô thị mới - trừ những khu đô thị xây theo dự án - có những căn hộ do tư nhân tự xây, màu sắc nhà sơn đủ kiểu. Sau này mới biết đó cũng là do một quan niệm sai về Phong thủy mà ra. Gia chủ cho rằng màu sơn của nhà phải hợp về Ngũ hành với mệnh của họ. Bởi vậy, tùy theo mệnh gia chủ được phân loại theo Ngũ hành, màu sơn của các căn nhà này cũng theo Ngũ hành luôn. Có lẽ tôi không cần phải chụp hình minh họa, nếu bạn đã có dịp đến bất cứ một con phố nào cũng thấy ngay những căn nhà đủ màu sắc. Nếu tôi cũng theo quan niệm này thì nhà tôi phải sơn màu trắng (Hành Kim) nếu xét tôi mạng Thủy theo Lạc Thư Hoa giáp với ý nghĩa Kim trắng sinh Thủy. Nếu xét theo Lục thập hoa giáp thì tôi mạng Hỏa, sơn màu vàng sẽ bị sinh xuất. Nhưng tôi đã sơn màu vàng. Cánh cửa màu trắng hoặc vàng Kim. Trước khi giải thích điều này tôi muốn nhắc lại với bạn đọc về lý thuyết Cantor: Mỗi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó. Bởi vậy, dù phong thủy ngôi gia có tốt một cách tuyệt đối, số phận cá nhân có tốt tuyệt đối thì - nếu nó nằm trong một tập hợp xấu, nó vẫn rất xấu. Thì dụ như trận sóng thần ở Nhật Bản , hoặc Indo trong những năm gần đây. Nó đã tàn phá tất cả các ngôi gia và những số phận khác nhau. Tính phân loại và tính ứng dụng lý thuyết tương tự như lý thuyết tập hợp của Cantor đã có từ lâu trong Lý học Đông phương và rất cao cấp. Ngôi gia của mỗi con người chúng ta chỉ là một phần tử nhỏ trong một tập hợp. Trong khí đó, Lý học Việt luôn quán xét tính tổng thể - tức điều kiện môi trường trước khi quán xét chi tiết. Môi trường sống của chúng ta theo thuyết Âm Dương Ngũ hành phân loại thuộc phương Nam hành Hỏa. Bởi vậy, nhà sơn màu vàng có tính hấp thụ thiên khí của tập hợp Hỏa hành phương Nam. Theo tôi, đây là nguyên nhân chính để các cụ nhà ta ngày xưa hầu hết đều sơn nhà màu vàng. Nguyên nhân thứ hai nữa là nhà cửa đều thuộc thổ hình thì màu vàng là thích hợp. Nguyên nhân thứ ba là ngày xưa các cụ đều lợp mái ngói đỏ - dù là một hay hai mái thì đều nhọn và thuộc hỏa hình. Hỏa sinh Thổ, nên nhà màu vàng. Do đó, những nhà sơn màu khác nhau, chỉ mang tính cục bộ và nếu bị Thiên khí Hỏa Khắc, hoặc khắc Thiên Khí đều xấu. Vậy thì điều này giải thích thế nào khi màu vàng Thổ và hình thể Thổ của căn nhà nói chung này với mệnh của gia chủ? Quan niệm của Phong Thủy Lạc Việt cho rằng: Tùy theo mệnh gia chủ theo Lạc thư Hoa giáp để tạo ra những chi tiết kiến trúc, màu sơn, hoặc các vật thể dẫn xuất từ Thổ khí sao cho tương sinh hoặc phù hợp với gia chủ. Trường hợp cụ thể nhà tôi - Thủy mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp - màu trong nhà sáng hơn gần như trắng, các cửa sổ, cửa phòng đều màu trắng - Thổ sinh Kim - tức là dẫn xuất Kim sinh Thủy. Còn tiếp
    3 likes
  6. 2 likes
  7. 2 likes
  8. Kỳ lạ giếng cho sữa giữa thủ đô: Uống vào 3 ngày là căng sữa 23-05-201300:25:00 Lê Bảo - Theo Trí Thức Trẻ “Bất cứ người phụ nữ nào bị tắc sữa, ít sữa đến thành tâm cầu khấn và xin nước từ chiếc giếng lạ này về uống, nấu cháo thì trong vòng 3 ngày ngực sẽ căng sữa trở lại”. Kỳ lạ "thánh dược" cứu thai dọa sẩy Kỳ dị chiêu chữa vô sinh bằng... cưới lại! Chị em vạ vật uống nước lã chữa bệnh ở "'khu vườn kỳ lạ" Xin buổi sáng, buổi chiều ngực căng sữa Đã từ rất lâu, với người dân Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), giếng sữa cùng ngôi miếu nằm cạnh là khu di tích rất linh thiêng, hễ bà mẹ nào đang nuôi con ít sữa, tắc sữa đến đây khấn và xin nước từ chiếc giếng về uống hoặc nấu cháo, lập tức bầu ngực sẽ căng sữa trở lại. Đó là câu chuyện có thật vẫn diễn ra hàng ngày tại đây, mỗi ngày ngôi miếu cùng chiếc giếng nằm lặng lẽ đón tiếp biết bao bà mẹ, ông bố đến xin sữa cho con. Họ là những người trong vùng, trong huyện, thậm chí ở nhiều tỉnh thành phía Bắc lặn lội đến đây làm lễ. Giếng Sữa cùng ngôi đền nổi tiếng với việc xin sữa. Ngôi đền thờ thánh Mẫu. Đồ lễ đến đây xin sữa cũng rất giản đơn, mỗi người đến đây chỉ cần mang theo cân hoa quả, vàng hương và tất nhiên không thể thiếu tấm lòng thành tâm của người đến xin sữa. Cụ Lạng chia sẻ với chúng tôi về những gì đã chứng kiến mà giếng Sữa mang lại cho người dân. Chia sẻ về điều này, cụ Nguyễn Thị Lạng (61 tuổi, thôn Cam Lâm, Đường Lâm) nói: “Người đến xin sữa chỉ cần đến cầu khấn bằng tấm lòng thành tâm nhất ắt sẽ có hiệu nghiệm. Ngoài ra, nếu người xin sữa sinh con trai thì đặt lễ 7 tờ tiền, còn sinh con gái thì 9 tờ”. Nhưng để hiệu nghiệm thì người đến làm lễ đều phải để lại tất cả đồ lễ khi mang đến như hoa quả, gói bánh hay thậm chí cả chiếc bật lửa để đốt nhang, chiếc đĩa đựng hoa quả... Thấy tôi thắc mắc vì điều này, cụ Lạng nói: “Rất khó giải thích nhưng đồ lễ đó sẽ là lộc lá mà ngôi miếu mang lại cho những đứa trẻ thôn Cam Lâm”. Giếng luôn được che đậy cẩn thận, phía trên có một chiếc ca nhựa cùng vỏ một hộp sữa để lấy nước từ dưới giếng lên. Nước giếng luôn trong vắt suốt bốn mùa. Cụ Hải cũng cho biết: “Đợt trước có hai vợ chồng tận Hải Phòng không có sữa nuôi con dù đứa trẻ mới chỉ hơn 2 tháng. Hình như gia đình đã uống thuốc tây, thuốc nam, ăn móng giò nhưng vẫn không có sữa. Nghe mọi người nói, hai vợ chồng tìm đến đây xin sữa và ngay lập tức trong vòng 3 ngày người vợ đã căng sữa. Ít lâu sau, người chồng đến tạ lễ và hồ hởi kể lại chuyện cho chúng tôi”. Còn một trường hợp khác được cụ Nguyễn Thanh Hải (70 tuổi) kể rằng: “Năm ngoái ở thị trấn Phùng có một cháu nhỏ bị suy dinh dưỡng nặng, đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, dù chữa trị khắp nơi cũng không khỏi. Sau này gia đình mới biết là sữa mà người mẹ cung cấp không đủ dưỡng chất cho đứa trẻ ấy. Thấy mọi người nói gia đình đã mang cả 2 mẹ con lên đây làm lễ. Hơn 1 tháng sau, 2 mẹ con trở lại tạ lễ, đứa bé trở nên kháu khỉnh đến lạ”. Câu chuyện giữa tôi và cụ Hải bị cắt ngang bởi cô Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi), cô Nguyệt kể: “Ngày bà ngoại mới sinh tôi do không có sữa, dù năm đó trời rét cắt da cắt thịt cũng phải lặn lội từ xã bên qua đây xin sữa. Sau khi làm lễ và mang nước về nấu cháo, lập tức chiều hôm ấy bầu ngực của bà đã đầy sữa. Chính vì điều này mà tôi mới có ngày hôm nay”. Cả làng hưởng “lộc sữa” từ giếng Giếng sữa nằm cạnh con đường mòn, đồi Nghẽn thôn Cam Lâm (Đường Lâm, Sơn Tây), xung quanh cây cối um tùm. Giếng chỉ rộng 80cm, sâu chừng 2m, thành giếng làm từ đá ong còn nước thì luôn trong vắt suốt bốn mùa. Điều đặc biệt nhất chúng tôi phát hiện là dù giếng nằm rệ đường, đáy giếng cao hơn mực nước ruộng khoảng 80cm nhưng luôn đây ắp nước. Còn ngôi đền cũng được làm bằng đá ong, lợp ngói phủ rêu phong nhưng chỉ rộng chừng vài ba mét vuông. Bao quanh ngồi đền nhỏ và giếng là cây cối um tùm. Chẳng ai biết giếng sữa và ngôi đền có từ bao giờ, đến những bậc cao niên trong làng cũng không thể biết được, họ chỉ nhớ khi lớn lên đã thấy chiếc giếng và ngôi đền nằm ở đó rồi. Đồi Nghẽn và đường vào giếng sữa. Vào thế kỷ trước, có năm thôn Cam Lâm vào mùa hạn hán đỉnh điểm, nước trong vùng thiếu thốn, từ sông ngòi, ao chuôm đều cạn rặc. Thậm chí, những chiếc giếng đào sâu xuống lòng đất cả chục mét cũng trơ đáy, nhưng lạ kỳ chiếc giếng nằm cạnh ngôi miếu lại đầy ắp nước. Điều kỳ lạ này khiến người dân Cam Lâm vô cùng vui mừng, họ thi nhau ra giếng lấy nước về ăn uống, tắm rửa. Mặc dù chiếc giếng bé cỏn con nhưng cả thôn hàng trăm gia đình dùng nhưng chẳng bao giờ cạn nước. Điều đặc biệt nhất đối với nước ở giếng sữa dù trải qua hàng trăm năm nhưng nước vẫn trong xanh, mát lạnh mà chẳng thể chiếc giếng nào có được. Khi chúng tôi thắc mắc tên gọi giếng sữa có từ bao giờ thì mỗi người đưa ra một câu chuyện. Có người nói, thời xưa có một thánh mẫu không có sữa nuôi con, khi đi qua đây thấy một tia nước trồi lên, bà liền vốc nước uống lập tức có sữa cho đứa trẻ uống; người thì cho rằng tận thời Âu Cơ đưa con lên rừng, khi bà đi qua đây chọc gậy thành chiếc giếng này… Nhưng dù là lý do gì đi chăng nữa thì đây đã trở thành chốn linh thiêng đối với rất nhiều người. Trong câu chuyện với những người thôn Cam Lâm chúng tôi được biết rằng, từ xưa đến nay không có bất cứ người phụ nữ trong thôn nào bị thiếu sữa, tắc sữa hay rối loạn. Tất cả những người trong thôn đều có nguồn sữa dồi dào. Cô Nguyệt thỉnh thoảng đến miếu và giếng để dọn dẹp vì cô tin rằng chính nơi này trước kia đã phù hộ cho bà ngoại có sữa để nuôi cô. Nói về điều này, cô Nguyệt cho rằng: “Có lẽ phụ nữ cả thôn được hưởng lộc từ giếng nên các thần thánh phù hộ cho. Như tôi đây này, ngày xưa bà ngoại ở xã bên đẻ tôi ra phải đến xin mới được, khi tôi về làm dâu Cam Lâm thì sinh 3 cháu đề nhiều sữa lắm”. Không chỉ các cô con dâu của Cam Lâm nhiều sữa mà những người con gái trong làng khi xuất gia khắp mọi nơi đều không hề thiếu sữa. Nhưng dù đi đâu, làm gì thì người Cam Lâm hàng năm đều đến miếu và giếng sữa thắp nén hương xem như tạ ơn vì mang lại cho họ nhiều điều may mắn. Xin được cả sữa cho trâu bò, lợn?! Trong câu chuyện giữa chúng tôi với người dân thôn Cam Lâm, ai cũng khẳng định rằng giếng Sữa không chỉ linh thiêng đối với người mà còn phù hộ cho cả động vật. Ví như nếu gia đình nào có trâu bò, lợn đẻ mà thiếu sữa, người nhà đến khấn rồi xách nước từ giếng về cho trâu bò, lợn, chó… là ít ngày sau có sữa liền. “Người cũng là động vật cả mà nên thánh đều phù hộ cho. Chính vì điều này nên rất nhiều gia đình đã đến đây xin sữa cho vật nuôi và thành công”, bà Lạng, cô Nguyệt đều khẳng định điều này. Theo người dân Cam Lâm, giếng không chỉ xin được sữa cho người mà còn xin được cho cả vật nuôi. Riêng với việc xin sữa cho động vật chỉ diễn ra trong xã Đường Lâm, điều này lại chứa đựng những câu chuyện ly kỳ và khó lý giải. Chia tay Cam Lâm, chúng tôi được biết rất nhiều người vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về giếng sữa. Nhưng có một thực tế là rất nhiều người hiện đã và đang tìm đến Cam Lâm để xin sữa cho con, cho vợ hoặc cho vật nuôi nhà mình. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Thủy, trưởng ban Văn hóa xã Đường Lâm cho hay: “Tục xin sữa tại giếng sữa thôn Cam Lâm có từ rất lâu đời, đó là một nét văn hóa tâm linh của người Đường Lâm. Người đến xin sữa thường phải đặt lễ, cúng bái trước đền rồi mới múc nước mang về đun nấu”. Lý giải về hiện tượng lạ này, ông Thủy cho rằng: “Có thể trong nước giếng sữa tồn tại vi chất nào đó có lợi cho việc tiết sữa cho người phụ nữ nuôi con”.
    1 like
  9. năm nay mọi sự bế tắc khoảng 1/2 đầu năm, khoảng cuôi s1/2 thì thoáng hơn, cẩn thận năm nay dễ bị phạt vạ về giấy tờ hay có liên quan đến pháp lý.
    1 like
  10. Khi anh/chị lên diễn đàn xin tư vấn, thì chắc chắn các bác tư vấn sẽ đưa ra những năm tốt để sinh con, đặc biệt là con út. Còn quyền lựa chọn lại thuộc về anh/chị thôi. Vì vậy anh/ chị có thể sinh những năm mà anh/chị muốn. Chỉ biết nói là năm 2014 là năm k tốt để sinh con, đặc biệt là con út. Sinh 2015 tốt hơn 2014, vì nhà đã có 2 dương Kim rồi, thì 2015 là âm Kim, như vậy sẽ cân bằng âm dương.
    1 like
  11. Không nhớ giờ sinh thì không thể xem bằng tử vi, cháu có thể nhờ xem bằng phương pháp khác, hơn nữa diễn đàn có qui lệ cũng không có thời gian xem theo hệ thống di chuyền như vậy.
    1 like
  12. 1 like
  13. Quí vị quan tâm thân mến. Từ rất lâu, tôi đã xác định trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn rằng: Không bao giờ có "nước" trên mặt Trăng" - nếu hiểu theo khái niệm nước như trên trái Đất. Nhân bài viết này trên báo Tia Sáng, một lần nữa tôi khẳng định điều này - nhân danh sự hiểu biết của cá nhân tôi về Lý học Đông phương thuộc về Việt sử. Cúng với các vấn đề , là: "Không có Hạt của Chúa"; "Không có sự sống ngoài địa cầu". Và bây giờ là không có nước trên mặt Trăng. ============================ Vì sao phải thăm dò nước trên Mặt Trăng? 04:35-27/05/2013 Mặt Trăng là thiên thể đang thu hút nhiều nhất sự quan tâm của các quốc gia thám hiểm vũ trụ. Trừ Mỹ ra, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Ukraine đều chỉ tập trung thăm dò Mặt Trăng.Đó là do các kết quả thăm dò và nghiên cứu cho thấy: - Mặt Trăng là địa điểm tốt nhất để quan sát, theo dõi tình trạng biến đổi của toàn bộ Trái Đất. Dùng vệ tinh chỉ theo dõi được một phần. Trái Đất đang có những thay đổi đáng ngại về sinh thái, môi trường, sự nóng lên của khí hậu, lỗ thủng ozone và các thiên tai… nếu không theo dõi để báo động và cứu chữa kịp thời thì sẽ rất tai hại. - Mặt Trăng là phòng thí nghiệm lý tưởng trong vũ trụ để tiến hành nhiều thí nghiệm không thể hoặc rất khó thực hiện được trên Trái Đất, để sản xuất các thứ như chế phẩm sinh học, sản phẩm điện tử chất lượng cao. Đó là vì trên Mặt Trăng không có không khí nên độ chân không cực cao, không có sự hấp thu và bức xạ sóng điện từ, không có địa từ trường, không có nguồn tiếng động, không có ô nhiễm, và trường trọng lực rất yếu. - Mặt Trăng có hai loại tài nguyên sẽ đóng góp to lớn cho loài người: 1) Năng lượng Mặt Trời cực kỳ phong phú. 2) Các loại khoáng sản: có nhiều Heli 3, là loại nguyên liệu tốt nhất, sạch nhất, rẻ nhất để chạy nhà máy phát điện nhiệt hạch. Mỗi năm chỉ cần khoảng 100 tấn Heli 3 là đủ cung cấp điện cho cả thế giới. 1 tấn Heli 3 khai thác tại Trái Đất có giá thành 10 tỷ USD, nếu khai thác từ Mặt Trăng và chở về Trái Đất chỉ có 0,8 tỷ USD. Heli 3 trên Mặt Trăng đủ cho loài người dùng hàng chục nghìn năm. Ngoài ra còn có với khối lượng lớn nhiều nguyên liệu quý hiếm như đất hiếm, Urani, sắt, Titan chất lượng cao (150.000 tỷ tấn). - Vị trí của Mặt Trăng trong Hệ Mặt Trời và các đặc điểm môi trường của bản thân khiến nó trở thành bãi thử, thành ngưỡng cửa để loài người đi ra khỏi cái nôi Trái Đất tiến vào không gian xa xôi, là địa điểm lý tưởng để từ đây phóng tàu vũ trụ thăm dò các thiên thể khác với giá thành thấp hơn khi phóng từ Trái Đất. Dĩ nhiên chỉ có thể tận dụng được các lợi thế đó khi nào con người sống được trên Mặt Trăng. Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ đã phóng tàu thăm dò Mặt Trăng, Mỹ đã 6 lần đưa người đặt chân lên Mặt Trăng. Sau chuyến Appolo 17 (phóng 12/7/1972), Mỹ ngừng thăm dò Mặt Trăng. Tháng 1/2004, Tổng thống Bush cha đề xuất kế hoạch thăm dò vũ trụ mới gồm Trở lại Mặt Trăng (dự định năm 2018 đưa người lên Mặt Trăng với kinh phí 104,1 tỷ USD) và thăm dò Sao Hỏa. Tháng 6/2009, NASA khởi động chương trình Trở lại Mặt Trăng bằng việc phóng tàu LRO và vệ tinh LCROSS. Nhưng tháng 2/2010, Tổng thống Obama hủy chương trình trên với lý do tốn quá nhiều kinh phí, tiến độ thực hiện chậm và nhiều người nghi ngờ tính cần thiết tiếp tục nghiên cứu Mặt Trăng. Obama muốn dồn kinh phí cho việc thăm dò khả năng đưa người đổ bộ lên các Tiểu hành tinh và Sao Hỏa. Ngày 24/1/1990, Nhật phóng tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Hiten, là nước thứ ba thực hiện thám hiểm Mặt Trăng. Ngày 14/9/2007 Nhật lại phóng vệ tinh Nữ thần Mặt Trăng SELENE, là sứ mạng thăm dò Mặt Trăng lớn nhất sau chương trình Appolo của Mỹ. Ngày 24/10/2007, Trung Quốc phóng vệ tinh Hằng Nga-1 (Chang E-1), bay vòng Mặt Trăng. Ngày 22/10/2008, Ấn Độ phóng vệ tinh Chandrayaan-1 (Xe Mặt Trăng), ngoài 1 vệ tinh bay vòng còn có thiết bị hạ cánh đặt quốc kỳ nước này lên Mặt Trăng (quốc gia thứ 4 sau Nga, Mỹ, Nhật làm việc đó). Ngày 1/10/2010, Trung Quốc phóng vệ tinh Hằng Nga-2; sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ngày 9/6/2011 nó bay đi khảo sát Tiểu hành tinh Toutatis rồi bay tiếp vào vũ trụ. Trung Quốc dự định nửa cuối năm 2013 phóng Hằng Nga-3 và hạ cánh một xe-robot xuống phân tích mẫu đất đá Mặt Trăng. Ngày 15/1/2013, Cơ quan hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) tuyên bố sẽ phóng một tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng vào năm 2015. Hàn Quốc dự kiến năm 2023 sẽ phóng vệ tinh và một thiết bị hạ cánh xuống Mặt Trăng; năm 2030 phóng thiết bị hạ cánh Mặt Trăng lấy mẫu đất đá về Trái Đất. EU, Brazil, Đức cũng có dự án thăm dò Mặt Trăng. Hiển nhiên, để có thể dùng Mặt Trăng làm căn cứ địa từ đó thám hiểm các thiên thể khác, con người cần sinh sống được trên Mặt Trăng. Không khí và nước là hai thứ cần nhất cho sự sống của mọi sinh vật. Đặc biệt, từ nước có thể lấy được hydro làm nhiên liệu tên lửa, lấy được oxy để hít thở. Vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm vấn đề Mặt Trăng có nước hay không. Trước kia người ta cho rằng Mặt Trăng không thể có nước. Lý do là nó gần Mặt Trời nên rất nóng, ban ngày nóng tới 100 độ C, giả thử có nước thì cũng bốc hơi hết. Hơn nữa trọng lực trên Mặt Trăng yếu, không đủ sức giữ được hơi nước. Năm 1961, nhà khoa học Mỹ Waton đề xuất giả thiết vùng cực Mặt Trăng tồn tại nước ở dạng băng nước (water ice) dưới các hố sâu không bao giờ thấy ánh Mặt Trời. Nhưng trong hơn 30 năm sau đó các vệ tinh nhân tạo bay vòng Mặt Trăng, các thiết bị hạ cánh xuống Mặt Trăng thăm dò và các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên đây khảo sát thực địa cũng như kết quả phân tích các mẫu đất đá Mặt Trăng đều không tìm thấy chứng cớ xác thực sự tồn tại nước. Bởi vậy lâu nay phần lớn giới khoa học đều cho rằng trên bề mặt Mặt Trăng không tồn tại bất cứ hình thức nào của nước. Tháng 11/2009, NASA tuyên bố việc họ cho vệ tinh LCROSS đâm xuống Mặt Trăng đã đem lại một kết quả cực kỳ quan trọng là phát hiện thiên thể này đúng là có nước. Ngày 1/3/2010, NASA lại tuyên bố đã tìm thấy chứng cớ mạnh mẽ về sự tồn tại nước ở thể rắn (băng) trên Mặt Trăng. Nếu như các phát hiện sự tồn tại băng nước tại vùng cực Mặt Trăng do hai tàu thăm dò Clementine và Lunar Prospector (phóng ngày 25/1/1994 và 7/1/1998) thực hiện đã dấy lên cao trào trở lại Mặt Trăng hồi cuối thập niên 90 thì những tuyên bố nói trên của NASA lại thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận, nhiều người đưa ra ý tưởng xây dựng các căn cứ địa có người ở lâu dài trên Mặt Trăng. Phân tích kết quả thăm dò của Clementine và Lunar Prospector, người ta ước tính tổng trữ lượng băng nước ở hai cực Mặt Trăng khoảng 6,6 tỷ tấn. Ngày 31/7/1999, tàu Lunar Prospector được lệnh đâm xuống mục tiêu đã định tại cực Mặt Trăng với tốc độ 6115 km/h. Các nhà khoa học dự kiến vụ đâm này sẽ làm xuất hiện một đám mây có 18 kg hơi nước, nhưng thực tế kết quả đo đạc của kính Hubble và của trường Đại học Texas đều không thấy có bất cứ thông tin nào về nước. Thực ra từ năm 1978 Liên Xô đã phát hiện trong mẫu đất đá Mặt Trăng do tàu Luna 24 của họ mang về có 0,1% nước. Nhưng phía Mỹ phủ nhận kết quả này, cho rằng đó là do Liên Xô bảo quản không tốt mẫu đất đá Mặt Trăng; lý do vì Mỹ không thấy có nước trong mấy trăm kg đất đá Mặt Trăng họ lấy được. Thế nhưng nhờ tiến bộ của công nghệ phân tích, về sau chính người Mỹ trong một bài báo trên tạp chí Nature năm 2008 lại bác bỏ kết luận mẫu đất đá của Appolo không chứa nước. Tại Hội thảo khoa học Mặt Trăng và các hành tinh lần thứ 41 họp tại Houston (3/2010), có công bố kết quả một thiết bị ra đa nhỏ xíu do NASA chế tạo lắp trên vệ tinh Chandrayaan-1 của Ấn Độ (phóng 22/10/2008) phát hiện vùng Bắc cực Mặt Trăng có hơn 40 hố va chạm (đường kính 1,6~15 km, do thiên thạch rơi xuống gây ra), trong đó tồn tại khoảng 600 triệu tấn băng nước lẫn với đất đá dưới đáy hố. Một phổ kế dùng để vẽ bản đồ khoáng sản Mặt Trăng do NASA chế tạo lắp trên vệ tinh này cũng phát hiện tại hầu như tất cả các vĩ độ của Mặt Trăng đều tồn tại gốc hydroxyl radical (-OH). Tháng 3/2010 NASA công bố kết quả nghiên cứu những dữ liệu thu được được từ cuộc thí nghiệm cho tên lửa Centaur và vệ tinh truyền cảm LCROSS (Lunar Crater Observation and Sensing Satellite) lần lượt đâm vào bề mặt của Mặt Trăng hôm 9/10/2009. Theo đó, đất đá ở một số khu vực có thể chứa tới 5% nước đóng băng, đủ cung cấp cho một Trạm vũ trụ trên Mặt Trăng. Vụ bắn tên lửa vào vùng vĩnh viễn tối của hố Cabeus (đường kính 100 km, chỗ sâu nhất 3,2 km) ở Nam cực Mặt Trăng đã làm một lượng lớn đất đá và bụi bay lên cao. Sau đó, NASA cho tàu vũ trụ quan trắc hố Mặt Trăng LRO (Lunar Reconnaissance Orbiter) bay ngang qua chỗ đó để thu thập các vật chất bắn ra từ hố Cabeus và phát hiện trong đó có khoảng 155 kg hơi nước và nước đóng băng cùng một số vật chất khác. Các số liệu này được phát ngay về Trái Đất và 4 phút sau, LCROSS cũng đâm vào hố Cabeus. Các phân tích tiến hành trong 1 tháng sau đó cho kết luận: Mặt Trăng có nước. Tiến sĩ Anthony Colaprete, thuộc Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA nói: “Phát hiện này vô cùng quan trọng vì nó là tiền đề cho việc xây dựng Trạm vũ trụ trên Mặt Trăng. Từ một tấn đất đá chứa 5% nước đóng băng có thể lấy được 40 ~ 45 lít nước sinh hoạt cho các nhà du hành vũ trụ.” NASA cho biết lượng nước đóng băng không được phân phối đều ở vùng Nam cực Mặt Trăng mà chủ yếu tồn tại ở các khu vực như hố Cabeus vì ở đây có nhiệt độ rất thấp, dưới - 244 độ C. Trong điều kiện ấy băng có thể tồn tại hàng tỉ năm. Dù sao, tất cả những khám phá nói trên về nước Mặt Trăng đều chỉ dùng phương pháp gián tiếp chứ chưa có chứng cớ trực tiếp. Vì vậy cuộc tranh cãi Mặt Trăng có thực sự tồn tại nước hay không vẫn còn tiếp tục. Ngoài ra khoa học cũng cần giải thích nước trên Mặt Trăng từ đâu mà ra? Mới đây người ta đã phân tích đất Mặt Trăng do các tàu Appolo đem về và đi tới kết luận dòng hạt mang điện (proton) của gió Mặt Trời liên tục thổi vào Mặt Trăng làm cho hydro của gió kết hợp với ôxy trong quặng sắt FeO của đất Mặt Trăng thành hydroxyl radical. Cũng có người cho rằng sao chổi (hàm lượng nước trên 70%) và tiểu hành tinh va chạm vào Mặt Trăng, các mảnh vỡ của chúng rơi xuống hố Mặt Trăng đem nước lẫn vào đất. Ông Vương Tư Triều, chuyên gia ở Đài Thiên văn Tử Kim Sơn Trung Quốc đánh giá phát hiện nước trong thí nghiệm nói trên của NASA là cái mốc trong lịch sử thám hiểm Mặt Trăng. Nó tạo điều kiện để các nhà du hành vũ trụ sinh sống dài ngày trên Mặt Trăng. Nếu chở nước từ Trái Đất lên sẽ có giá thành cực cao, vì thế rất khó xây dựng căn cứ địa trên Mặt Trăng. Thứ hai, từ nước có thể lấy được hydro và ôxy, từ đó làm ra nhiên liệu tên lửa và cung cấp ôxy dùng để đốt nhiên liệu của các tàu vũ trụ, thậm chí trực tiếp chuyển hóa thành nhiên liệu loại hydro. Các tàu vũ trụ có thể được “tiếp nhiên liệu” tại Mặt Trăng để tiếp tục bay xa hơn vào vũ trụ. Thứ ba, nếu Mặt Trăng có nước thì suy ra các hành tinh khác trong và ngoài hệ Mặt Trời sẽ có thể có nước, tức có thể có sự sống. Điều đó sẽ giúp loài người nghiên cứu sự sống bên ngoài Trái Đất. Đáng chú ý là nước trên Mặt Trăng đã phát hiện chỉ là băng nước chứ không phải nước ở thể lỏng; nó có thể là di tích của các vụ sao chổi đâm vào Mặt Trăng thời viễn cổ, tạo ra những hố sâu mấy tỷ năm qua chưa hề được ánh Mặt Trời chiếu vào, vì thế các loại vật chất dưới hố vẫn giữ được trạng thái ban đầu. Băng nước khác với nước đá ta thường thấy; nó lẫn lộn trong đất Mặt Trăng, vì thế phải nghiên cứu loại băng này. Cũng có những quan điểm trái chiều về nước Mặt Trăng, cho rằng phát hiện nước Mặt Trăng chỉ có ý nghĩa nghiên cứu, chưa có triển vọng khai thác sử dụng. Viện sĩ Âu Dương Tự Viễn của Trung Quốc nói: qua các số liệu đã biết, trong lớp đất Mặt Trăng ở vùng vĩnh viễn tối có tồn tại một hàm lượng băng nước cực nhỏ, chưa tới 1%, tức 1 kg đất chỉ có vài gam nước. Cho dù có nhiều băng nước đi nữa thì cũng cực kỳ khó sử dụng, vì ở nhiệt độ khoảng -240 độ C, dưới độ sâu vài km, tối như hũ nút thì rất khó làm nóng số băng đó để biến thành hơi nước rồi làm lạnh thành nước và chở đến căn cứ địa để sử dụng; hiện nay chưa loại thiết bị nào có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp như vậy. Việc đào bới và chất đống đất Mặt Trăng lại càng khó, và dùng thiết bị gì để làm nóng chỗ đất ấy? tốn bao nhiêu năng lượng? lấy đâu ra năng lượng? Âu Dương Tự Viễn cho rằng dù có tìm được nước hay không thì loài người vẫn nhất định phải xây dựng căn cứ địa trên Mặt Trăng. Muốn vậy, vấn đề cần giải quyết nhất là bảo đảm điều kiện sống an toàn và năng lượng. Có năng lượng thì có thể giải quyết vấn đề nước. Thí dụ khai thác quặng sắt titan FeTiO3, cho phản ứng với hydro sẽ lấy được nước (FeTiO3+H2 = Fe+TiO2+H2O)Để làm ra 1 tấn nước cần xử lý 9 T quặng. Từ đầu thập niên 90 khi còn chưa biết Mặt Trăng có nước, Mỹ đã đề xuất chương trình xây dựng căn cứ địa trên đó. Mặc dầu các nhà khoa học có thể tận sức tưởng tượng việc Mặt Trăng có bao nhiêu nước, nhưng thí nghiệm nói trên của NASA chỉ thực hiện tại hố Cabeus, hố này có đại diện cho các hố khác trên Mặt Trăng hay không, điều này chưa có câu trả lời. New York Times bình luận: Mặt Trăng có nước nhưng nhiều vùng trên đó còn khô hơn cả sa mạc ở Trái Đất. Phát hiện nước Mặt Trăng đã trở thành lý do để nước Mỹ tiến hành dự án Trở lại Mặt Trăng. Tuy vậy cho tới nay đa số các nhà khoa học Mỹ cho rằng phát hiện đó không thể là lý do để Mỹ từ bỏ chương trình nghiên cứu sao Hỏa và các thiên thể khác. Tổng thống Obama nói hiện nay Mỹ chụp được bản đồ sao Hỏa còn rõ hơn cả bản đồ Mặt Trăng. Nguyễn Hải Hoành tổng hợp Nguồn: - http://www.huanqiu.com 2010-10-22 - http://tech.sina.com...34111467.shtml. - http://epaper.yangts...nt_14289606.htm - http://www.qikan.com...zs20122406.html - http://scitech.peopl...B/10451870.html - http://www.sina.com.cn 2002-05-17
    1 like
  14. Cháu rất quan tâm tới chủ đề này, ngày nào cũng vào để đọc và hóng phần tiếp theo như ngày xưa nghe đọc tiểu thuyết chương hồi của đài Tàu vậy :D Chú cho cháu hỏi phần đo đỏ vì cháu ko hiểu lắm, nhưng có 1 số nguyên tắc của làm non bộ, cháu nghe mà ko hiểu: 1. Non bộ ko được đặt tiếp đất (tiếp âm) mà phải có bể hoặc chậu rồi đặt non bộ lên trên; 2. Hạn chế dùng non bộ nguyên khối mà nên ghép; 3. Không sử dụng non bộ thay bình phong hay hậu chẩm. Điều này cháu nghe rất nhiều người chơi hòn non (bộ) hay người thi công hòn non nói nhưng hỏi vì sao thì người ta không nói hoặc nói lòng vòng mà cháu ko hiểu gì cả. Cháu có xem thi công vườn thiền của Nhật thì họ có đặt đá trong vườn xuống đất, sau đó mới làm bên trên là ao nước nuôi cá Koi hoặc nền đất trải sỏi/đá. Cháu muốn hỏi chú những điều này liệu có cơ sở gì từ phong thủy không ạ? Liệu có phải đó cũng là sự khác biệt giữa Phong thủy Lạc Việt và phong thủy theo cổ thư chữ Hán ko ạ? Hôm trước cháu về lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên, có nói chuyện với 1 bác về các huyền tích về Hai Bà. Cháu có hỏi về xuất xứ của chữ Hùng của vua Hùng thì bác ấy bảo đó là xuất xứ từ chữ Hùng nghĩa là con gấu của chòm Đại Hùng tinh, 7 ngôi sao hiện diện trong nền văn hóa Việt xưa từ cuộc sống hàng ngày đến khi chết đi người giàu được ướp xác thì có tấm ván thất tinh đỡ lưng, ai cũng có 7 ngọn nến cắm trên nóc quan tài theo hình thất tinh để dẫn đường về với tổ tiên. Cháu nghe thấy cũng có lý, hỏi căn cứ thì chú ấy bảo nghe các cụ truyền lại chứ ko có sách sử nào cả.
    1 like
  15. Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (3) Bên cạnh những cuộc kháng chiến oai hùng chống lại kẻ xâm lược, các vua chúa Việt cũng có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước. Lê Thái Tổ Lê Lợi sinh năm 1385 ở vùng đất Lam Sơn, Thanh Hóa, vào cuối đời nhà Trần - giai đoạn lịch sử rối ren của đất nước. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế Truất nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Năm 1407 nhà Hồ sụp đổ trước sự xâm lược của quân Minh, nước Việt một lần nữa nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc. Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước. Tượng đài vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội. Trong những năm đầu tiên, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân thường phải lẩn trốn trong rừng núi. Năm 1424, khi quân lực được củng cố, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Sau nhiều trận thắng, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.Từ tháng 8/1426, Lê Lợi cho quân tiến ra Bắc. Đội quân của ông thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan. Cuối năm 1427, vua Minh điều một lực lượng viện binh lớn sang nước Việt. Lê Lợi chủ động đánh chặn các đạo quân này và giành thắng lợi lớn trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Các cánh viện binh còn lại nghe tin, hoảng hốt rút về phương Bắc. Sau thất bại này, quân Minh xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi muốn giữ hòa khí nên đồng ý để quân xâm lược về nước và sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để báo cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm 1430. Lê Thái Tổ băng hà năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi. Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên thật là Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê. Tư Thành là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông lên ngôi năm 1460, sau cuộc đảo chính do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu, giết chết vua Lê Nghi Dân. Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân, người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông đã để lại nhiều dấu ấn trên phương diện quân sự trong lịch sử Việt Nam. Sau khi lên ngôi, vua ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi, trở thành tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ, kết hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh. Đó là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những thắng lợi quan trọng trong các hoạt động quân sự của mình. Đó là công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm 1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về phía Tây đất nước vào năm 1479. Năm 1497 vua Lê Thánh Tông băng hà vì lâm bệnh nặng. Chúa Nguyễn Hoàng Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, sinh ra ở Thanh Hóa. Ông là vị chúa đầu tiên trong số 9 chúa Nguyễn trước khi nhà Nguyễn hình thành. Dưới triều Lê trung hưng, Nguyễn Hoàng là một tướng tài lập nhiều công lớn. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Sau này, anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết. Do lo sợ bị sát hại, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Năm 1558, ông cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Ông xưng chúa, lập thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Từ đó cho đến đầu những năm 1600, Nguyễn Hoàng lo phát triển và củng cố lực lượng, từng bước trở thành một thế lực độc lập với họ Trịnh. Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến, chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa đang suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. Trong thời gian Nguyễn Hoàng tiến hành Nam tiến, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), bây giờ là vùng cực Nam Phú Yên. Các sử gia đời sau coi Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn. Năm 1613, ông lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Hoàng đế Quang Trung Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông cùng hai người anh Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là con của Nguyễn Phi Phúc một người chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Năm 1971, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ được tài quân sự xuất chúng của mình trong cuộc chiến này, giúp quân Tây Sơn đánh bại Chúa Nguyễn đầu những năm 1780. Dưới danh nghĩa “Phù lê diệt Trịnh”, quân của Nguyễn Huệ cũng tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn họ Trịnh, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía Nam. Sau các thất bại lớn, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm dẫn đến Trận Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785. Đây là một trận đánh lớn trên sông giữa liên quân Xiêm-Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút (Tiền Giang) với kết quả toàn thắng thuộc về quân Tây Sơn. Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ. Sau khi Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa quân Thanh về cướp nước, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và ngay hôm sau thực hiện một cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc để đánh quân Thanh. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão và đánh bại kẻ thù trong trận quyết chiến ở Ngọc Hồi - Đống Đa vào đầu xuân Ký Dậu 1789. Sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung dốc sức cho cuộc chiến cuối cùng với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Kế hoạch này đã không bao giờ được hoàn thành do ông đột ngột qua đời năm 1792 ở tuổi 40. Sau cái chết của hoàng đế Quang Trung, nhà Tây Sơn suy yếu và nhanh chóng sụp đổ Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Việt Nam. Hoàng Phương
    1 like
  16. Kì bí gươm thần và cuốn sách tiên tri ở Trường Sơn 19/02/2012 Thanh gươm biết chỉ dẫn đúng sai, phải trái; cuốn sách cổ biết rõ chuyện được- mất, chuyện quá khứ - tương lai... là hai báu vật mà người Mày, người Khùa nơi đại ngàn Trường Sơn tôn sùng, thần kính. Người Mày và người Khùa sống tập trung ở hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) - những nơi được coi là vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Cuốn sách quý được làm từ lá cây rừng. Bảo bối gia truyền Theo chân Hồ Vóc - Phó Chủ tịch Hội CCB xã Dân Hóa, chúng tôi tìm đến nhà ông Hồ Pom ở bản Hà Vi, cách trung tâm xã vài cây số. Ông Hồ Pom là chủ nhân của thanh gươm có nhiều phép lạ mà dân bản bao năm nay vẫn thường sùng kính. Theo đó, ở bản, bất kỳ ai gặp chuyện gì khó xử, khó nghĩ, khó giải đáp thì đều đến nhờ sự phân giải của thanh gươm. Thậm chí, khi làm bất cứ việc gì lớn lao nhưng còn đang phân vân, do dự người ta cũng viện tới thanh gươm, để sức mạnh siêu nhiên của nó chỉ lối, mách đường xem có nên làm hay không. Khi có người cậy nhờ, ông Hồ Pom sẽ "làm phép" gọi "ma mút" về nhập vào thanh gươm để phân xử công việc. Nhà ông Hồ Pom nằm ở đầu bản Hà Vi, chênh chênh nơi chân núi. Tuy có tới 6 người con nhưng ông ở một mình, chẳng mấy khi giao tiếp với ai. Càng bí ẩn hơn là từ ngày đứa con trai thứ 4 của ông bỗng dưng đổ bệnh rồi lăn ra chết, ông ít ra ngoài. Người ta bảo, khi có con ruột chết thì trong vòng 3 năm "ma mút" trong nhà sẽ bỏ về núi không tài nào giữ được. Khi nghe cán bộ Hồ Vóc giới thiệu chúng tôi là nhà báo, muốn tận thấy việc ông biểu diễn phép thuật bằng thanh gươm quý, ông lắc đầu nguầy nguậy. Ông bảo, từ đời ông cố, rồi đến đời cha, đời ông chưa từng có việc đó xảy ra. "Không thử được đâu, "ma mút" không nghe đâu, chỉ có người thật sự có nhu cầu mới làm được! Nếu cố tình làm, "ma mút" nổi giận là khổ đấy! Không được đâu!". Vừa hốt hoảng nói ông vừa xua tay từ chối. Theo ông Hồ Pom thì thanh gươm này dòng họ ông lấy từ bên Lào. Chẳng biết nó từ đời nào nữa, chỉ biết nó được truyền lại trong họ từ đời này qua đời khác. Ông Hồ Pom diễn tả cách làm phép để thanh gươm dựng đứng trong bát gạo. Tiên tri siêu hạng Nể cán bộ Hồ Vóc, ngại chúng tôi lặn lội từ xa tới, sau một hồi lưỡng lự ông mới vào buồng lấy thanh gươm đó ra cho chúng tôi xem. Thanh gươm nặng chừng 1 cân, dài hơn nửa mét, được nhét trong chiếc vỏ làm từ da trâu nhẵn bóng. Lưỡi gươm sắc lẹm, cảm tưởng có thể ngọt lịm cắt phăng bất cứ chướng ngại vật nào. Ông Hồ Pom bảo, từ khi nhận thanh gươm từ tay cha ông tới nay, ông chưa một lần phải mài lưỡi gươm nhưng nó vẫn cứ sắc lạnh. Trước khi nhắm mắt về với Giàng, cha ông đã truyền dạy cho ông lời chú để gọi "ma mút" nhập vào lưỡi gươm. Bài chú ấy ở đây chỉ mình ông biết và nó là bí mật của dòng họ. Muốn gọi mời "ma mút", người làm lễ phải chuẩn bị 4 chum rượu cần, một chiếc đầu lợn hoặc một con gà. Tất cả được biện ra sàn nhà, đối diện chiếc mâm có để bát gạo con đầy, cùng những cây nến được nặn từ sáp ong. Khi lễ vật đã biện xong, ông Pom vào buồng lấy thanh gươm quý ra đặt lên mâm và ngồi khoanh chân trước mặt người có việc muốn hỏi. Nến được thắp lên, khi lửa cháy đều thì ông bắt đầu nhắm mắt lẩm bẩm đọc chú hệt như những đạo sĩ vẫn thấy trên phim ảnh. Đọc chú xong, ông tuốt gươm ra, huơ huơ mấy đường rồi từ từ cắm mũi gươm xuống mép bát gạo. Khi tay vẫn còn giữ chặt thân gươm, ông lại nhắm nghiền mắt và lại lầm rầm đọc chú. Chừng gần phút sau, khi câu chú cuối cùng vừa dứt thì cũng là lúc ông buông tay khỏi thanh gươm. Lẽ thường, nếu buông tay, đương nhiên thanh gươm sẽ đổ bởi những hạt gạo tơi rời trong bát không thể giữ cho thanh gươm đứng thẳng. Thế nhưng, vô cùng kỳ lạ, nếu "ma mút" đồng ý việc người đối diện thỉnh cầu thì thanh gươm sẽ đứng thẳng hệt như có bàn tay vô hình nào nâng giữ. Ông Hồ Pom bảo, chỉ có những việc cực kỳ quan trọng người trong bản mới phải xin ý kiến "ma mút" qua thanh gươm này. Cuốn sách nhìn thấu tương lai Rời nhà ông Hồ Pom, chúng tôi ngược ra bản Y Leng, tìm lên nhà ông Hồ Kết, người đang sở hữu những cuốn sách có khả năng tiên tri lạ lùng. Ông Hồ Kết năm nay đã 96 tuổi, nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Dân Hóa. Tuy đã ở gần ngưỡng bách niên nhưng ông Kết còn khỏe mạnh lắm. Cầu thang nhà sàn chênh vênh nhưng ông vẫn lên xuống thoăn thoắt. Cuốn sách thần bí có khả năng tiên tri kỳ lạ ông được thừa hưởng từ một pháp sư cao tay ở mãi bên Lào. Ông kể, thời gian đó, giặc Pháp vẫn thỉnh thoảng lùa quân lên vùng này càn quét. Cứ mỗi lần như vậy, cả bản ông lại rồng rắn kéo nhau sơ tán ở bên kia biên giới. Và, trong một lần chạy loạn đó, ông đã vô tình gặp được một người Lào có nhiều khả năng đặc biệt. Người này có thể nhúng tay vào nồi nước đang sôi, lè lưỡi liếm lưỡi dao đã được nung hồng rừng rực. Đặc biệt, bằng khả năng dị thường của mình, người này có thể biết được chuyện quá khứ, tương lai khi chỉ nhìn vào cuốn sách được làm bằng lá cây rừng. Ngạc nhiên, kinh hãi trước những khả năng siêu phàm đó, ông đã tình nguyện ở lại nhà người này với hy vọng ông ta sẽ truyền cho mình những bí quyết siêu nhiên, lạ lẫm đó. Sau 5 năm mòn mỏi sống nơi đất khách quê người, không phụ sự kiên trì của ông, người này đã tặng ông cuốn sách bằng lá cây đó và tận tình chỉ dạy cho ông cách thức khi đọc những điều tiên tri trong sách. Khi trở về quê cũ, có cuốn sách thần bí trong tay, ông đã nổi tiếng khắp vùng. Dân bản hễ có băn khoăn gì về tương lai đều đến cậy nhờ ông xem giúp, đặc biệt là những việc liên quan tới chuyện mất mát tài sản. Việc này thì nhiều cán bộ xã, cán bộ biên phòng đang công tác ở đây đều thừa nhận khả năng lạ thường từ cuốn sách bí hiểm này. Theo đó, không biết do trùng hợp ngẫu nhiên hay do một khả năng khác thường nào nữa mà rất nhiều lần, sau khi xem sách, ông Hồ Kết có thể phán chắc như đinh đóng cột là món đồ mà ai đó mất có thể tìm lại được hay không. Những món đồ ấy có thể là con trâu, con lợn, cái bàn, cái ghế, thậm chí chỉ là chiếc chìa khóa bé xíu bị bỏ quên hay rơi vãi ở tận những nơi xa lắc xa lơ. Cuốn sách ông Hồ Kết nhận được từ tay thầy mình được viết bằng chữ Lào trên lá cây rừng cán mỏng. Những trang sách được đục lỗ rồi xuyên bằng dây và ép vào nhau nhờ hai thanh gỗ làm bìa. Không biết người ta đã tẩm ướp thế nào mà suốt mấy chục năm cuốn sách đó vẫn không bị mục nát, hư hỏng. Lật giở những trang sách lạ lùng ấy, ông Kết bảo, căn cứ vào những gì ghi trong sách thì việc tìm lại tài sản đã mất không đơn giản chút nào. Theo đó, người bị mất tài sản phải nhớ được khoảng thời gian mất. Mỗi một đồ vật, con vật bị thất lạc đều có những ngưỡng thời gian khác nhau, nếu vượt quá ngưỡng quy định đó thì phép màu hết thiêng, không thể đoán biết có tìm thấy hay không được. Ông Hồ Kết coi cuốn sách là tài sản vô giá của mình. Ngày trước, có một người giàu có trong xã đến gạ ông đổi hẳn 3 con trâu mộng nhưng ông đã khước từ. Đào Thanh Tuy - NTNN
    1 like
  17. Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (2) Nhiều vị vua Việt Nam đã chứng minh mình không chỉ là một nhà cai trị anh minh mà còn là một nhà quân sự tài năng. Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924 ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình) vào thời kỳ đất nước bị nhà Ngô đô hộ. Ông là con của Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ. Từ bé ông đã mê đánh trận giả và tỏ ra là người có khả năng chỉ huy. Ảnh minh họa. Sau các biến động chính trị dồn dập, tình hình đất nước trở nên rối loạn và từ năm 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ nhiều vùng, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư, cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, ông lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Sau khi xóa bỏ tình trạng cát cứ, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, niên hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi đến năm 979 thì mất. Theo chính sử, một viên quan là Đỗ Thích mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn. Lê Đại Hành Lê Hoàn sinh năm 941, quê quán chưa được xác định rõ ràng. Mồ côi từ nhỏ, ông được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi, lớn lên đi theo đội quân của Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn, lập được nhiều chiến công. Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968, Lê Hoàn được giao chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi. Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính cho Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Tranh chấp quyền lực đã xảy ra giữa phe của Lê Hoàn và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt, nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng các tướng lĩnh và triều thần đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc. Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành đã lãnh đạo quân dân đánh bại quân Tống ở các trận Bạch Đằng, Tây Kết, giết và bắt sống nhiều tướng giặc chủ chốt, khiến quân Tống phải tháo chạy về nước. Trong vòng 26 năm trị vì, Lê Đại Hành là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía Nam. Ông đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự lớn, đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Đại Hành mất năm 1005, thọ 65 tuổi. Lý Thánh Tông Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là vị vua thứ ba của nhà Lý. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai Thị. Không chỉ nổi tiếng là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam, ông còn là một nhà quân sự lỗi lạc. Trong thời kỳ trị vì của vua cha Lý Thái Tông, Lý Nhật Tôn đã nhiều lần cầm quân đi dẹp loạn, bảo vệ biên cương và lập nhiều chiến công, được sử sách ghi nhận như dẹp bạo loạn ở Lâm Tây năm 1037, khi mới 15 tuổi, đánh châu Văn năm 1042, châu Ái năm 1043. Sau khi Lý Thái Tông băng hà năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, tiếp tục ổn định tình hình trong nước và chú trọng mở rộng cương thổ. Quân đội dưới thời gian ông trị vì được tổ chức rất chặt chẽ và quy củ, có tiếng thiện chiến, nhiều lần đánh đuổi quân Tống ở biên cương phía Bắc vào các năm 1059-1060, khiến nhà Tống phải nể sợ. Do nước Chiêm Thành phía Nam hay sang quấy nhiễu, năm 1069 vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh. Đánh lần đầu không thành công, ông đem quân trở về. Đi nửa đường vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi Ỷ Lan (vợ thứ của vua) ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, liền nghĩ bụng: "Người đàn bà trị nước còn được như thế, mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, thế ra đàn ông hèn lắm sao?". Vua lại đem quân trở lại đánh và bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ. Chế Củ đã phải dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính (ngày nay thuộc các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt để chuộc tội. Trần Nhân Tông Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, được vua cha nhường ngôi vào năm 1278. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và có vai trò lãnh đạo quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và 3. Hình minh họa. Trong cả 2 lần kháng chiến vào các năm 1285 và 1288, vua Trần Nhân Tông đã đóng vai trò của một ngọn cờ đoàn kết dân tộc, lãnh đạo quân dân Đại Việt vượt nhiều thời khắc khó khăn, đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng. Trong các cuộc chiến này, nhà vua đã nhiều lần trực tiếp cầm quân đánh trận như một vị tướng dũng cảm, vừa đưa ra được những quyết sách đúng đắn trong vai trò của một nhà chiến lược tài giỏi. Ngoài cuộc đối đầu với người Mông Cổ, vào năm 1290, nhà vua cũng thân chinh đi đánh dẹp quân Ai Lao, những kẻ thường hay quấy nhiễu biên giới, bảo vệ vững chắc bờ cõi phía Tây. Vua Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. (Còn nữa…) Hoàng Phương
    1 like
  18. Thiên ĐồngTịnh Tâm Chút ít gọi là không đáng kể.Thiên Đồng
    1 like
  19. Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2) (Kienthuc.net.vn) - "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước". Bùa giải tai ách cho cá nhân Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân. Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây? Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được? Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần. Lá bùa mặt sau hòn đá. Bịa đặt và xuyên tạc lich sử LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử! Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép? Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì? Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam! Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà! Phạm Thức Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (3) Những nội dung trên lá bùa - hòn đá lạ ở Đền Hùng có vẻ vụng về nhưng che giấu bên trong là âm mưu bành trướng của nước lớn nhằm trấn áp nước ta. Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ Bên trái lá bùa chạy dọc từ trên xuống có dòng chữ Hán 原水陈固星古佛 NGUYÊN THỦY TRẦN CỐ TINH CỔ PHẬT. Người am hiểu sẽ thấy câu này viết sai chữ. Nó sai cả chính tả và sai cả ngữ pháp Hán ngữ. Người viết thiếu hiểu biết nhưng lại thích chơi chữ Hán cổ nên câu rất tối nghĩa. Nếu nói đến Nguyên - Mông thì không dùng chữ nguyên 原 này, mà dùng chữ Nguyên 元 là Nhà Nguyên này mới đúng. Có lẽ tác giả muốn viết là Trần đồ 陈图 (chỉ trận đồ của Trần Hưng Đạo), nhưng khi dịch đã bỏ đi chữ Trần 陈, còn chữ đồ 图 lại viết sai thành chữ cố 固 (chữ cố trong cố chấp, cố định, cố nhiên). Ghép 7 từ này vào không ăn nhập, không liên quan gì về ngữ nghĩa với nhau, dịch là: "Nguyên thủy trần cố sao Phật cổ" - câu này không có nghĩa. Trong câu 7 chữ Hán trên không có 4 chữ trận 阵, chữ đồ 图, chữ thiên 千 và chữ cầu 求. Thế nhưng, người đặt hòn đá khi dịch đã cố ý thêm 4 chữ đó vào và bỏ hẳn đi chữ Trần 陈 (là họ Trần), rồi dịch bịa là: "Nguyên thủy trận đồ Thiêu tinh cầu Phật". Lỗi này, nếu không phải là trình độ Hán ngữ thấp kém, thì là cố tình bịa đặt. Che giấu trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng Bốn chữ Nho ở mé trái đọc là CỬU TINH CỔ PHẬT 九星古佛. Nghĩa là Chín sao Phật cổ, Phật không phải là nhà chiêm tinh, cũng không phải là thầy tướng số, sao gán cửu tinh cho Phật? Như vậy, bốn chữ đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, chỉ để lòe thiên hạ và làm rối mắt. Ở giữa lá bùa có hai vòng tròn có tia phát sáng, bên trong có chữ Vạn của nhà Phật, nghĩa là tốt lành. Hai vòng tròn đó là mặt trời, mặt trăng, tức là 日Nhật Nguyệt 月. Ghép hai chữ nhật, nguyệt vào thành chữ 明 Minh, tức là nhà Minh. Ở Trung Quốc nói đến Đường 唐, đến Minh 明 là chỉ Trung Quốc. Hóa ra mời Trung Quốc ngự trong lá bùa đó à? Rồi thêm vào đó nhiều chi tiết, nhiều chữ Vạn và chữ Hán vô nghĩa, để làm tăng thêm sự khác biệt, làm hoa mắt mọi người, để không nhận ra Trận đồ Bát quái của Gia Cát lượng. Nhưng hai trận đồ này, một đằng dùng ngựa trên bộ, một đằng dùng thuyền dưới nước đánh nhau, một đằng là nghênh chiến, một đằng là truy kích địch, làm sao có thể giống hệt nhau? Như vậy, việc nói đây là trận đồ của Trần Hưng Đạo là râu ông nọ cắm cằm bà kia, là lừa dối nhân dân, xuyên tạc lịch sử, lừa dối cả Đức Thánh Trần, lừa dối Vua Hùng và Phật Tổ Như Lai. Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng. Hiểu sai Lục tự chân ngôn Phật giáo Dòng chữ Phạn chạy dọc bên phải lá bùa mặt sau hòn đá là câu chú của Phật giáo Mật Tông đọc là: "Úm lam, úm si-lâm, Úm ma ni bát mê hồng". Đặc biệt là sáu chữ Úm ma ni bát mê hồng là Lục tự chân ngôn của Phật giáo Mật tông. Người đặt hòn đá đã giải thích rằng: "Bùa này làm tăng hào quang của Phật và tăng độ linh, độ uy của Phật..." hoàn toàn không phải như vậy. Đây là câu trì tụng để Phật tử cầu Phật trừ tà ma, cầu bảy đời dòng họ được giải thoát khổ đau, bệnh tật, cầu vĩnh viễn thoát vòng sinh lão bệnh tử. Các câu trì tụng trên đây là thỉnh cầu Phật Tổ phù hộ cho mình (tức là xin), chứ không phải cầu để làm tăng độ linh, độ uy cho Phật Tổ (tức là cho). Hoàn toàn không phải để làm tăng độ linh, độ uy cho cho Phật, cho Đức Thánh Trần như đã giải thích. Phạm Thức
    1 like
  20. Gia đình anh chị có chú Gà nào đâu mà bảo là tứ hành xung? trừ khi 2014 sinh 1 bé và đến năm 2017 sinh bé nữa mới gọi là Tứ Hành xung được. Về năm 2014, ko biết anh chị tính sinh bé út hay là muốn sinh 3 bé, dù sao thì năm 2014 cũng là năm ko tốt để vợ chồng anh chị sinh con, nếu là con út thì càng ko. Nhà có 2 dương Kim rồi, thêm 1 dương kim nữa thì hơi mệt. Địa chi Tý lại xung Ngọ nữa. Em có lời khuyên với anh chị, nếu chưa có thai thì đợi đến 2016 Bính Thân thì sinh con út. Còn nếu có rồi thì sinh và đến 2016 thì sinh thêm bé út nữa, gia đình sẽ phát triển tốt và bền vững
    1 like
  21. 1 like
  22. nHƯNG CÁCH CỦA TÔI XEM THÌ KHÔNG CĂN CỨ VÀO MẸNH NÀO CẢ mà tất cả dựa vào đặc tính của các sao và sự hội chiếu của nó.
    1 like
  23. cẩn thận thôi mọi chuyện làm nên suy tính đừng đi quá trớn quá đà, vì thường ai vào hạn có Thiên Không thì cũng không bại cũng liệt có người nặng thì theo ông bà ông vãi sớm. chỉ trừ những người nào đang tai nạn bệnh tật thì nó mới trỡ thành vị cứu tinh
    1 like
  24. Tranh Việt Nam được đấu giá kỷ lục 8 tỷ đồng Chủ Nhật, 26/05/2013 - 21:54 (Dân trí) – Được nhận định ban đầu chỉ có giá 75 USD, nhưng bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh cuối cùng đã lập kỷ lục mới cho tranh Việt Nam khi được đấu giá tại Hong Kong với giá 390.000 USD, tương đương hơn 8 tỷ đồng Tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh đã lập kỷ lục giá mới Theo hãng tin Bloomberg, cuộc đấu giá được hoàn tất vào tối 25/5 tại nhà đấu giá Christie’s International ở Hong Kong. Ban đầu, tác phẩm “La Marchand de Riz” (người bán gạo) được một chủ nhân người Anh mang tới nhà đấu giá Christie tại London và một nhân viên tập sự tại đây đã lầm tưởng nó là tác phẩm vô danh của Trung Quốc nên mức giá của nó chỉ được định ở mức 75 USD, tương đương chưa tới 2 triệu đồng. Nhưng sau khi được chuyển tới châu Á, các chuyên gia tại đây đã nhận ra danh tính tác giả của bức họa ở mặt sau tấm vải đồng thời định giá tác phẩm ra đời từ năm 1932 này ở mức 800.000 – 1 triệu đôla Hong Kong. Thế nhưng trong quá trình đấu giá, giá của bức tranh không ngừng tăng và phần thắng thuộc về ông Pascal de Sarthe, sống tại Hong Kong, khi ông chấp nhận trả tới 3,03 triệu đôla Hong Kong, tương đương 390.000 USD. “Nguồn gốc của bức tranh là hoàn hảo”, Jean-Francois Hubert, cố vấn cấp cao của nhà đấu giá Christie về hội họa Việt Nam khẳng định trong buổi đấu giá. “Bức tranh được đặt trên khung của nhà tạo khung người Paris, Pháp Gardin và từng được triển lãm năm 1934 tại Napoli”. “Đây là một tác phẩm rất hiểm có và tình trạng của nó thật đáng ngạc nhiên”, ông de Sarthe khẳng định. “Những tác phẩm thực sự xuất sắc không bao giờ là quá đắt”. Với mức giá 3,03 triệu đôla Hong Kong, “người bán gạo” đã xô đổ kỷ lục về giá trước đó của các tác phẩm hội họa Việt Nam từng được đấu giá tại Hong Kong. Tháng 4/2012, một tác phẩm của họa sỹ Lê Phổ đã được bán với giá 2,9 triệu đôla Hong Kong tại nhà đấu giá Sotheby. Thanh Tùng Theo Bloomberg
    1 like
  25. 1 like
  26. Cháu nên đi tìm 1 việc khác hơn là chờ đợi ... năm nay cháu có mong mỏi từ sự giúp đỡ của người khác thì vô vọng , đi xe cộ cẩn thận có tai nạn ,năm nay cũng dễ có tang trong họ hay bản thân đau yếu.
    1 like
  27. TƯ LIỆU THAM KHẢO Đài phun nước ứng dụng Dịch phong thủy của Phong Thủy Lạc Việt Chúng tôi vẫn ứng dụng hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái: Nước từ trên tràn qua phần khuyết tạo quẻ Khôn (Ba hình vuông) xuống ba vòng tròn phía dưới(Quẻ Càn). Dịch phong thủy hết sức phong phú. Đòi hỏi tính sáng tạo và ứng dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
    1 like
  28. Giới hạn của sự đậm đặc dẫn đến sự tan rã của Vũ trụ, theo các tính toán sơ bộ của tôi nhỏ hơn 1.3x10^121602453 lần so với mật độ vật chất của cái mà khoa học ngày nay gọi là chân không tuyệt đối trên mặt đất này. Nếu sự sống được hiểu như là trên trái đất này thì xác xuất sảy ra sự sống bên ngoài Trái đất cực kỳ nhỏ bé, gần như bằng zero. Xác xuất này cũng tương tự như xác xuất ví tiền của tôi, không vì một lý do gì, tự nhiên lại nằm trong túi cùa của ông Obama vậy. Nhưng sự sống nếu được hiểu rộng hơn thì xác xuất sảy ra ở bên ngoài Trái đất sẽ lớn hơn. Độ lớn của xác suất đó tùy thuộc vào cách hiểu về khái niệm sự sống. Vũ trụ đang phát triển hay tan rã cũng tùy vào cách hiểu của chúng ta về thế nào là phát triển, thế nào là tan rã. Nếu hiểu phát triển là tăng dần kích thước không gian thì Vũ trụ đang phát triển (kích thước không gian ngày càng tăng). Nếu hiểu phát triển là sự tăng lên về khối lượng hay mật độ vật chất thì Vũ trụ đang tan rã. Nhưng qui luật chung của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng. Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kỳ Hậu thiên với quan hệ âm dương nghịch biến (âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy), nhưng nhìn chung tương quan âm dương luôn tăng, kích thước hình học của Vũ trụ ngày càng lớn, khối lượng và mật độ vật chất ngày càng giảm. Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ Suy đồi với quan hệ âm dương đồng giảm, kích thước Vũ trụ tăng mạnh mẽ hơn, khối lượng và mật độ vật chất suy giảm nhanh chóng. Sau thời kỳ Suy đồi là thời kỳ Tiêu hủy. Vũ trụ mờ nhạt dần rồi mất hẳn, Trạng thái Thái cực xuất hiện. Thân mến.
    1 like
  29. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Cửa sổ trong phong thủy. Từ nguyên lý coi ngôi gia như một sinh thể sống - điều mà tôi đã trình bày ở trên - cho nên, tất cả các bộ phận trong cấu trúc nhà đều được phân loại tương ứng với các bộ phân cơ thể, như: Cầu thang là ruột, miệng là cổng, cửa chính..vv.....và cửa sổ coi là tai, mắt.Bởi vậy, cửa sổ phải sạch, đẹp hài hòa, cân đối. Chính vì sự liên hệ mang tính biểu tượng, biểu kiến mà nguyên lý của nó tôi đã nhiều lần nói đến trong các bài viết là "hình nào khí đó" - tất nhiên, mối liên hệ hợp lý là "khí ra sao thì tính tương tác tương tự". Một ví dụ cụ thể: Dùng một hòn non bộ nhỏ theo lý học thì dù chỉ bằng nắm tay cũng là hình núi. tất nhiên hòn non bộ này sẽ có "khí" núi. Như loại non bộ để bàn, hoặc trang trí trong phòng trong hình dưới đây: Tất nhiên, với cảm quan từ tiềm thức của con người thì hòn non bộ trong hình trên nhỏ hơn rất nhiều so với hòn núi cao nhất của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng so sánh với sự vô tận của vũ trụ thì tỷ lệ chênh lệch giữa hòn non bộ để bàn trong hình trên và cả dãy Hy Mã Lạp Sơn là không đáng kể. Với nguyên lý "hình nào khí đó" thì sự tương tác giữa hòn non bộ để bàn ở hình trên và núi thật nói chung là như nhau. Đương nhiên cường độ tương tác sẽ khác nhau. Nhưng tính tương tác không khác. Núi trong Lý học là biểu tượng của sự cản trở, che đỡ, ngăn chặn. Tác dụng được coi là xấu, hay tốt tùy theo từng sự việc ứng dụng. Nói ngoài lề một chút về núi - nhiều năm trở lại đây, tôi thấy không ít các công sở lớn, Cty lớn dùng non bộ, hoặc biểu tượng của non bộ là bình phong gắn đá hoa cương, hoặc nguyên tảng đá hoa cương (Thí dụ như Vinashine) chắn trước cửa (Bộ Tài chính cũng có). Đây là một điều tối kỵ theo Phong Thủy Lạc Việt. Tôi đã dùng non bộ trấn yểm cho vài trường hợp doanh nghiệp những quả thua trông thấy - nhưng báo trước là trong thời gian chờ thoát hiểm - sẽ không làm ăn gì được. Trong phong thủy Lạc Việt, non bộ phải để đúng chỗ. Đó cũng là lý do mà sau bàn làm việc của tôi là một bức tranh núi. Tóm lại, tôi muốn chia sẻ với anh chị em về nguyên lý "Hình nào, khí đó" và sự ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt. Những hình thể ứng dụng khác nhau trong Phong Thủy Lạc Việt - dù là mô hình thực tế thu nhỏ (Như hòn non bộ để bàn), hay sự mô phỏng cách điệu (Như bình phong lát đá cẩm thạch), hay Ông Khiết...vv....đều có tác dụng tương tác khác nhau - tùy theo hình thể của vật khí phong thủy - và có ảnh hưởng nhất định đến con người sống trong ngôi gia. Đó cũng là nguyên lý sử dụng vật khí trong Phong thủy. Tuy nhiên, vật khí trong phong thủy (Mà các cửa hàng bán đầy) chỉ phát huy tác dụng khi sinh khí trong ngôi gia thật sự dồi dào và phải đặt đúng vị trí của nó. Nếu ngôi gia không đạt chuẩn về sinh khí thì có trấn cả chục con rồng bằng vàng thật cũng...."viên tịch". Trước đây, khi tri thức khoa học chưa phát triển, mà chỉ có những phát minh ra phương tiện kỹ thuật làm thay đổi căn bản cuộc sống, xã hội và con người. Cho nên, con người choáng ngợp và coi khoa học Tây Phương mới là khoa học thật sự và tri thức Đông phương là không có "cơ sở khoa học". Nhưng khi tri thức văn minh phương Tây ngày càng phát triển thì những trí thức hàng đầu của nền văn minh phương Tây lại càng ngày càng nhận thức sự tương đồng giữa hai nền văn minh. Lý thuyết hàng đầu gần gũi nhất giữa hai nền văn minh -mặc dù vẫn còn khoảng cách rất lớn - chính là thuyết Vật lý Lượng tử. Chính sự phát triển của Vật lý Lượng tử sau này sẽ xác định những gía trị khoa học mang tính gần với sự trực quan hơn khi đối chiếu và so sánh giữa hai nền văn minh. Còn bây giờ chỉ có thể đối chiếu với những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Những thí nghiệm liên quan đến lý thuyết khoa học này đã chứng tỏ rằng: Khi hai hạt lượng tử đồng tính chất ở rất cách xa nhau đến vô tận - thì khi ta đổi chiều quay của hạt này thì chiều quay của hạt kia cũng đổi chiều. Sự kiện này chứng tỏ có một mối liên hệ "tương tác lượng tử" (Tôi tạm gọi như vậy, không biết có đúng từ chuyên môn không) bất kể khoảng cách - đây là một minh chứng rõ ràng hai vấn đề mà tôi đã nêu ra: 1/ Tốc độ vũ trụ không thể giới hạn bằng tốc độ ánh sáng. Bởi vì nếu bằng tốc độ ánh sáng thì nếu khoảng cách lớn bằng một năm ánh sáng con người sẽ phải chờ hai năm mới xác định được sự tương tác lượng tử này, còn nếu xa hơn thì thời gian chờ xa hơn. Nếu là 100 năm ánh sáng thì kết quả là không chứng nghiệm được bằng trực quan của một thế hệ nghiên cứu. 2/ Tính "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" của Lý học Đông phương sẽ được minh chứng chính bằng tính tương tác lượng tử - Khi nó còn một nguyên lý nữa là "vạn vật đồng nhất thể". Tương đồng với nhận thức của khoa học hiện đại nhận thức rằng: Cấu trúc của chiếc chìa khóa và bông hồng đều từ những hạt cơ bản. Những thí nghiệm sơ khai của lý thuyết này chính là sự minh chứng cho tính tương đồng lượng tử trong tương tác. Từ đó suy ra - ít nhất về lý thuyết - những cấu trúc vật chất có khối lượng hình thể giống nhau sẽ có tương tác tương tự. Đó chính là nguyên lý "Hình nào khí đó". Vấn đề thứ ba , tôi muốn đặt ra ở đây - nhìn từ nền tảng tri thức hiện đại - là: Môi trường truyền dẫn nào để các tương tác lượng tử trên được chứng nghiệm? Lý học giải thích đó là môi trường khí tương ứng trong vũ trụ. Tiếc thay! "Khí" - là một khái niệm riêng của Lý học, mô tả sự tồn tại của một dạng vật chất phi khối lượng. Đây chính là điểm mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố để tôi xác định rằng: "Không thể có Hạt của Chúa". Tất cả những hình tượng theo quan niệm được phục hồi từ phong thủy Lạc Việt - đều đã được phân loại để xác định tính tương tác từ nguyên lý "Hình nào khí đó" . Nhưng nó phải thích hợp với vị trí của nó. Một ngôi nhà mà cửa sổ nghiêng lệch, không chấn song thì sẽ có sự ảnh hưởng đến khả năng nhận thức vì tính tương tác giống như con mắt. Bởi vậy, sau Tết và cho đến tận lúc này tôi vẫn đang hoàn thiện những chi tiết như: khung cửa sổ....Nhất quán với quan niệm của mình, khung cửa sổ của nhà tôi thiết kế đúng hình con mắt với sự cách điệu của Bát Quái Lạc Việt. Đến đây, tôi muốn kể để các bạn đọc biết về một câu chuyện liên quan đến cái nhìn về phong thủy như sau: Tôi đi làm phong thủy cho một thân chủ. Bà ta giới thiệu con bà cũng học kiến trúc và đang là sinh viên. Bà ta muốn tôi trao đổi một chút về kiến trúc cho căn hộ của bà với con trai bà. Trong câu chuyện, anh ta nói: "Tại mẹ tôi tin phong thủy và bà ấy quyết định làm thôi. Chứ tôi không tin vào mấy thứ tâm linh và 'mê tín dị đoạn'". Tôi trả lời: "Vâng! Vậy tôi không có gì để trao đổi với anh". Bạn đọc đang xem topic này có thể so sánh hai cái cửa sổ. Một của ngôi gia của tôi thiết kế theo hình tượng phong thủy và cái cửa số do kiến trúc sư thiết kế và không theo tiêu chí phong thủy: Cửa sổ thiết kế theo tiêu chuẩn kiến trúc . Khung cửa sổ nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Bạn đọc thân mến! Thật tình, tôi không thể so sánh hai cái cửa sổ này để chỉ ra cái cửa sổ nào là "mê tín dị đoan" và cái cửa nào là có "cơ sở khoa học" cả! Nếu như bạn nào vẫn cố gắng phản biện để thể hiện tinh thần "thượng tôn khoa học" vốn là tư duy chỉ đạo mọi hành vi của bạn rất phù hợp với trào lưu phổ biến của thời đại thì bạn có thể lập luận rằng: "Vấn đề không phải cái cửa sổ này "mê tín" và cái cửa sổ kia là "khoa học". Mà là con người đã ý thức về nó như thế nào!". Vậy thì bạn cũng để tôi biện minh cho cái hệ thống ý thức phong thủy của tôi rằng: Căn cứ vào đâu để bạn chỉ ra hệ thống phương pháp luận ứng dụng trong phong thủy là "mê tín dị đoan" và bản chất của "khoa học" là gì? Vấn đề chuyển sang một trạng thái khác. Tư duy khoa học đâu phải chỉ dừng lại ở những tri thức nạp trong bộ nhớ của những người nhân danh khoa học. Và cũng đâu phải những tri thức khoa học hiện nay là chân lý cuối cùng và nó là chuẩn chân lý để phán xét những gì con người chưa biết được là "mê tín dị đoan". Tôi thường xác định rằng: Tư duy khoa học thực sự là phải thừa nhận hiện tượng thực tế khách quan và khám phá những hiện tượng chưa được biết đến trong sự tiến hóa của nền văn minh. Tính khoa học hay mê tín dị đoan chính là cách giải thích hiện tượng khách quan đó. Trong trường hợp cụ thể này: Cái cửa sổ nhà tôi theo phong thủy và cái cửa sổ làm ví dụ của kiến trúc sư cùng một chức năng sử dụng. Nó không phải hiện tượng lạ đột biến để bàn về tính khoa học hay không, khi mà hai kết quả giống nhau của hai hệ thống phương pháp pháp luận. Đó là yếu tố thứ nhất để bàn về mê tín hay khoa học ở cùng chức năng sử dụng là sai. Trong trường hợp này thì chỉ có thể là hệ thống tri thức này là một thành tố nằm trong hệ thống tri thức kia. Tất nhiên hệ thống tri thức Phong thủy không thể là một thành tố nằm trong hệ thống kiến trúc và xây dựng hiện đại được. Mà chỉ có một chiều duy nhất: Hệ thống kiến trúc và xây dựng hiện đại là một thành tố nằm trong hệ thống Phong Thủy Lạc Việt. Bởi vì Phong Thủy Lạc Việt dung nạp được toàn bộ hệ thống tri thức kiến trúc và xây dựng hiện đại. Tương tự như vậy, Phong Thủy Lạc Việt chính là cội nguồn đích thực của toàn bộ kiến thức Phong thủy rời rạc và thất truyền tồn tại từ những ghi nhận trong cổ thư chữ Hán. Cũng bởi vì nó dung nạp được tất cả tri thức ứng dụng trong cổ thư và cả những tri thức phong thủy còn lưu truyền trong dân gian - của tất cả các quốc gia có lưu truyền bộ môn này, không riêng Trung quốc - thành một hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh, nhất quán có tính hệ thống, mô tả mọi nguyên lý ứng dụng có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Ngược lại thì nay nội dung phong thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán đầy mâu thuẫn và các cái gọi là "trường phái" cũng không thể dung nạp được nhau. Yếu tố thứ hai để xác định cội nguồn phong thủy không thể từ nền văn minh Hán, chính là vì không thể từ một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán (Chính nền văn minh Hán cũng không thể chỉ ra nó ra đời vào thời điểm lịch sử nào của nền văn minh này) , mà lại sinh ra những "trường phái" rời rạc và mâu thuẫn lẫn nhau như thực tế tồn tại của tri thức phong thủy cổ thư. Chưa nói đến nhưng tri thức phong thủy rời rạc còn tồn tại trong dân gian, khắp các nước liên quan như: Nhật Bản , Hàn Quốc, Việt Nam...vv....không thuộc về "trường phái" phong thủy Hán nào. Ứng dụng Dịch Phong thủy Tương tự việc thiết kế hình tượng con mắt trong các cửa sổ, việc ứng dụng Dịch Phong thủy cũng được dùng đến ở trong những trường hợp cụ thể. Đó là hai hệ thống bậc tam cấp vào nhà. Bạn đọc xem hình dưới đây: Đây chính là hình tượng của quẻ Địa Thiên Thái. Nếu xét luồng khí nạp từ ngoài vào trong nhà thì Khôn trên Càn dưới, Nếu xét luồng khí thoát từ bên trong thì là Thiên Địa Bĩ. Thực ra việc dùng Dịch phong thủy thì tôi có giảng trong lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. Và anh chị em nghiên cứu đã có vài người cùng tôi thiết kế, ứng dụng hình tượng này với nhiều hình thức khác nhau. Còn tiếp
    1 like
  30. Tại lần trước đi về mà không mua quà (không có dự định mua quà) cho mọi người nên mới thế. Lần này rút kinh nghiệm đi nhé.
    1 like
  31. Không biết màn 2 khi nào mới diễn, năm nay thì đã giải như đã ở trên, năm tới tình cảm khá vui, đi đâu đó chơi với bạn bè có người giới thiệu hay tình cờ gặp những qua người giới thiệu ,người nầy không xa hình như cũng có lần đã gặp qua vài lần ,dạng người cao vừa mặt hơi tròn cũng khoảng gần vuông , không mập vừa người nước da trắng mắt cận , ăn nói có duyên khiến người dễ mến, nhưng cũng gặp chuyện gì ngăn cản chống đối từ những người khác , nhưng hẠN năm tới hội đủ sat-phá-liêm - lam có thể xoắn ống quần lên lội bùn vượt cạn, nếu tình cảm kéo dài thì Mùi hay Thân chung kết lá số nầy nếu không bịTuần thì ngon lành rồi cũng bậc mệnh phụ phu nhân có kẻ hầu người hạ.
    1 like
  32. PHONG THỦY LẠC VIỆT VÀ CA UNG THƯ PHỔI. Anh tên là Nguyễn Đăng Cường, tuổi Mậu Tuất và phát hiện bị ung thư di căn từ cuối năm 2009. Đến lúc tôi gặp anh thì gần như anh không còn hy vọng gì nữa. Một người đại lý cho Rượu Voka Men tại Hanoi được hãng Voka Men giới thiệu tôi đến làm phong thủy để vượt qua những khó khắn ban đầu về nhiều phương diện và anh Cường là anh của người này. Vì ở gần nhà, nên nhân tiện tôi sang xem Phong thủy luôn cho anh. Lúc đó khoảng tháng 5 hoặc đầu tháng 6 lịch Tây năm 2010. Thực ra tôi cũng không nhớ, nhưng anh Cương xác quyết là bắt đầu sửa nhà theo Phong thủy Lạc Việt vào 29. 6 lịch Tây, nên tôi áng chừng vậy. Gần hai năm sau, hôm nay tôi làm phong thủy cho một người được chính ông Đại lý Voka Men giới thiệu, nhưng tôi không nhớ anh ta. Anh ta nhắc lại chính tôi đã làm phong thủy cho anh em nhà anh. Anh nhắc tới có người anh bị ung thư chờ chết nay đã khỏi, tôi mới nhớ ra. Tôi đề nghị anh dẫn tôi đến gặp ông anh.... Dưới đây là những bức ảnh tôi chụp ngày hôm nay 20. 2. 2012 ở nhà ông Cường Hai anh em nhà ông Cường. Thiên Sứ và ông Cường. Nay ông đã khỏe mạnh trở lại, những tế bào ung thư phổi đã không phát triển và dần teo biến. Sức khỏe của ông được phục hồi và đang xin việc làm. Gia đình làm ăn phát đạt, hai con đều tốt nghiệp Đại học và có việc làm ngay. Ông đang dự định mua căn nhà mới....Người em cũng ăn nên làm ra và có dự định mua căn nhà này..... Ảnh chụp CT hình phổi và xét nghiệm của ông Cường vào 21. 11. 2010. Hồ sơ bệnh án của ông Cường do bệnh viện K lưu trữ (Bệnh viện chuyên trị Ung thư ở Hanoi), nên tôi không chụp được, chỉ có phiếu xét nghiệm và phim chụp ở cơ sở bên ngoài . Đây cũng chỉ là những tư liệu liên quan mà ông còn giữ được. Còn đây là xét nghiệm gần nhất, 29. 10. 2011,những nhận xét về bệnh ung thư đã nhẹ hẳn.... Đây là phim chụp phổi cũng vào thời gian cuối năm 2011 nói trên. Các bác sĩ ở bệnh viện K cũng tỏ ra rất ngạc nhiên trước diễn tiến tốt đẹp cho sức khỏe của ông Cường. Ông Cường nói: Họ không thấy dấu vết của bệnh ung thư trong máu của ông và các dấu vết xét nghiệm ở phổi cũng giảm hẳn. Mặc dù xạ trị và hóa trị rất nhiều lần, nhưng tóc ông vẫn không rụng. Từ ngày ông phát bệnh cuối năm 2009 và sự phát triển khá bi quan cho đến khi ông gặp tôi. Sau khi sửa theo Phong Thủy Lạc Việt thì ông vừa chữa thuốc Tây ở bệnh viên K, vừa theo thầy Lang ở Bắc Ninh chữa thuốc ta. Tính từ lúc sửa nhà theo Phong thủy Lạc Việt đến nay đã 18 tháng. Bênh ung thư đã thuyên giảm rất nhiều. Tôi hy vọng và cầu mong ông sẽ sớm bình phục. Nếu ông thoát hẳn được căn bệnh hiểm nghèo này thì thật là điều kỳ diệu. Đây là ca ung thư thứ ba mà tôi chữa bằng phong thủy, tất nhiên là kết hợp với thuốc. Ca thứ nhất chữa ở Thái Bình mà tôi đã công khai đưa lên mục Phong thủy ở phần "trao đổi học thuật" ngay từ lúc bắt đầu thực hiện làm phong thủy. Nhưng gia đình này đã không làm theo hướng dẫn của tôi. Thay vì vị trí tôi yêu cầu là nhà bếp trước rồi đến WC thì họ làm ngược lại cho tiện. Nhưng cũng kéo dài sự sống được hơn một năm, trong khi bệnh viện kết luận chỉ sống được 4 tháng. Ca thứ hai thì tôi đã nhận tiền là 30 triệu đồng, để chữa cho một bà tuổi Ất Mùi. Nhưng khi đến xem thực trạng thì nhà bà này bị Thiên trảm sát. Tôi để nghị bà xây căn nhà sau cao lên hai tầng để phá thế sát này. Bà ấy ngần ngại vì phần không đủ tiền, phần mẹ góa , con gái mồ côi lại bệnh ko làm được. Tôi trả lại tiền và chỉ làm giúp bà sửa lặt vặt phong thủy trong nhà. Tôi cho biết chỉ có thể kéo dài sự sống được hai năm - thay vì bệnh viện cho rằng chỉ sáu tháng là khó qua khỏi. Gần ba năm sau bà mới mất. Thực ra việc này tôi cũng quên. Nhưng vì lúc bà sắp mất cô con gái thì lại sắp đến ngày cưới, lúc ấy đến nhờ tôi giúp cho bà ấy sống thêm một tuần qua ngày cưới, nên tôi mới nhớ ra. Tôi đã cố gắng, nhưng ko được. Vì muộn quá rồi. Giá như cô ấy báo trước vài tháng thì còn hy vọng. Phong thủy là một khoa học ứng dụng những tri thức về quy luật tương tác của tự nhiên ảnh hưởng đến con người, nhằm cân bằng sinh thái cho cuộc sống của con người. Nó không phải thần thánh để làm thay đổi định mệnh. Nhưng tinh thần khoa học thật sự của môn phong thủy chỉ đúng ở Phong Thủy Lạc Việt.
    1 like