-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/05/2013 in all areas
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bài viết trên tôi có nói đến sơ đồ phiên tinh phòng Lạc Việt. Đây là kết quả của sự nghiên cứu hiệu chỉnh một cách nhất quán, có tính hệ thống từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" trong việc ứng dụng phiên tinh phòng. Nhưng một số anh chị em trong lớp Phong thủy Lạc Việt nâng cao thắc mắc vì cho rằng: Phòng khách và cầu thang không thể coi là hai ngăn phòng để phiên tinh. Thắc mắc này đúng, nếu như không có bổ sung hai đầu cột tạo tính ngăn cách biểu kiến như hình sau đây: Quí vị và anh chị em xem lại sơ đồ phiên tinh phòng: Sơ đồ phiên tinh phòng. Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu" Còn đây là hai đầu cột biểu kiến cho sự ngăn phòng giữa phòng khách và cầu thang - phía sau là nhà bếp và sâu sau.4 likes
-
Lão Say viết bài này hay. Vậy mà Lão Gàn vào xem lại không để ý. Chắc tại hôm qua lão Gàn bận không lên mạng rồi bài trôi đi. Nhưng xem hết bài viết của lão Say thì thấy có một ý lớn và một phần tử wan trọng trong tập hợp ý này.và cái này lệ thuộc cái kia; I. Đây là ý lớn nhất - trong bài viết của Lão Say - tạo ra chuỗi sự kiện sau đó, mà Lão Say phân tích. Xa xôi hơn nữa, nó lại là kết quả của một mưu đồ Đại Hán có từ thời thành lập nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ý đồ này thể hiện ở thời chiến tranh Lanh, khi Trung Quốc muốn là bá chủ thế giới thứ III. Họ đã thể hiện ý đồ rất rõ ràng: không lệ thuộc Liên Xô và tạo dựng đế chế với những đồng minh riêng của mình. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc đối đầu Xô Trung vào những năm 60 của thế kỷ trước. Nhưng người Trung Quốc còn thiếu nhiều yếu tố nữa là: Một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh, trước hai siêu cường Xô Mỹ. Nên ý đồ chưa thực hiện được. Do đó, việc bắt tay với Hoa Kỳ quay lại chống Liên Xô là một biện pháp tiếp tục thực hiện ý đồ. Sự sụp đổ của Liên Xô và hợp tác với Hoa Kỳ là điều kiện thuận lợi đầu tiên để họ phát triển kinh tế. Ý đồ Đại Hán của họ được tiếp tục truyền lại với lời căn dặn của Đặng Tiểu Bình: "Ẩn minh chờ thời". Sau sự kiện cuôc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử văn minh nhân loại , giữa Goobachop và Rigan ở Địa Trung Hải - và kết quả là một cuộc tranh hùng mi ni ở cuộc chiến vùng Vinh lần I, Liên Xô sụp đổ (Cái này tôi đã phân tích). Sự hợp tác với Hoa Kỳ sau đó, là kết quả của sự phát triển Trung Hoa trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu. Người Trung Quốc đã có được yếu tố kinh tế - Cũng còn do gặp may vì Nhật Bản xuống hạng bởi trận động đất ngày 11. 3. 2011. (Cái này Lão Gàn cũng phải nhắc lại rằng: May vì còn do Lão Gàn đoán sai khi xác định trận động đất sẽ xảy ra, nhưng trừ Việt Nam và Nhật Bản. Nếu Lão Gàn đoán đúng: Động đất không xảy ra ở Nhật Bản thì Trung Quốc chưa có cơ hội làm siêu cường thứ II về kinh tế). Tất nhiên khi đã trở thành siêu cương kinh tế, thì họ sẽ có được sự phát triển - dù chậm so với các nước khác hành chục năm. Trong đó có kỹ thuật quân sự. Trừ vấn đề thời thế - tôi sẽ phân tích sau - thì điều kiện đã hội tụ đủ với Trung Quốc: Kinh tế phát triển mạnh mẽ, dân số đông, kỹ thuật quân sự hùng mạnh so với những nước trong khu vực. Tất yếu họ đã thể hiện tiếp tục ý đồ Đại Hán nói trên. Và đây chính là ý thứ nhất mà lão Say nói tới. Đây cũng chính là điểm xuất hiện một phần tử trong một tập hợp của chuỗi phát triển của đất nước này với một ý đồ bá chủ Đại Hán. Nếu ý đố bá chủ Đại Hán là một tập hợp lớn có từ khi thành lập nước Trung Hoa lục địa thì đến thời điểm trỗi dậy này của họ, chính là sự xuất hiện một thành tố trở thành một tập hợp con - hàm chứa trong đó những phương pháp thực hiện ý đồ mà lão Say phân tich. Nhưng cái sai lầm của họ chính là "Thời thế", như tôi đã nói ở trên. Họ đã sử dụng phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại trong một nền kinh tế phát triển với tư duy của hơn ba trăm năm trước. Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu : "Đên tu thành Phật là sự khó nhất của con người,mà còn có 8.4000 pháp môn. Huống chi là cách giải quyết sự việc của thế nhân"; hoặc, Lão Gàn cũng nói: "Về lý thuyết - theo Lý học Đông phương - mọi sự việc thế gian dù khó khăn đến đâu đều có nhiều phương pháp giải quyết - Tức là người ta phải biết đứng từ trong tri thức của một tập hợp lớn hơn để nhìn vào tập hợp con hàm chứa sự kiện là phần tử cần giải quyết". Nếu đây là đầu thế kỷ 20 trở về trước với cuộc Đại Chiến thế giới lần thứ II thì họ gặp thời với giấc một bá chủ khu vực. Thật không may cho họ! Vào thời điểm đó, nướcTrung Hoa hết thời oanh liệt, bị các siêu cường bấy giờ xâu xé. Thời ấy là thời của những bá chủ khu vực. Vì vậy nó mới đẻ ra cái chiến tranh thứ II. Cũng như giấc mơ "bá chủ thiên hạ" của Đại Hán từ hàng ngàn năm trước, thực tế chỉ là chiếm được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa thời đó và có vài chư hầu lân bang triều cống. Sở dĩ những ý đồ bá chủ từng thời gian từ hàng ngàn năm trước đến đầu thế kỷ XX, chỉ giới hạn đến đấy, chính vì sự giới hạn của nền tảng tri thức kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật do nó tạo ra từ nền tảng tri thức của nền văn minh vào thời thế đó. Ngày nay - ngay cả trước khi Liên Xô sụp đổ - một sự phát triển khoa học kỹ thuật đã tiển triển nhanh chóng. Nền tảng tri thức của nhân loại đã đấy đến một xu hướng hội nhập toàn cầu. Trái đất bao la của con người từ vài trăm năm trước đã trở nên nhỏ bé - nền tảng của ý đồ bá chủ khu vực trở thành cổ điển. Bởi vậy, thời thế đã thay đổi, bá chủ thiên hạ ngày nay, có nghĩa là sự bá chủ toàn cầu. Và cái gọi là "thế giới đa cực" chỉ thể hiện mơ ước của những tư duy cổ điển. Trên thực tế sẽ không tồn tại như là một quyền lực hành chính và bởi sự chỉ đạo một nền kinh tế duy nhất do một chính phủ của một dân tộc nào đó lãnh đạo. Sau khí Liên xô sụp đổ, bá chủ thế giới trên thực tế là Hoa Kỳ. Đó là một đất nước đa dân tộc và có sẵn một mô hình dung nạp cơ hội quyền lực cho mọi sắc tộc trên thế giới. Một thí dụ chính là ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama là người gốc Kenia, ở tận Châu Phi và là người da đen. Đáng nhẽ ra, người Trung quốc có thể tìm một phương pháp khác để phát triển dân tộc của họ, trong một thời thế đã thay đổi này. Nhưng họ đã sai lầm khi chọn con đường mà Lão Say đã phân tích qua những ý đồ và phương pháp thực hiện của họ. Bởi vậy, họ sẽ phải đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh của đất nước này trong một tương lai gần. Sai lầm của người Trung Quốc chính là họ đã ứng xử không đúng thời thế. "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Vấn đề còn lại là nó kết thúc như thế nào: Một cuộc chiến dứt điểm, hay là một cuộc sụp đổ về chính trị trong Trung Hoa Đại lục? Đã qua ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch. Trong Tam Quốc chí, một nhân vật chỉ xuất hiện rất ít và không đóng vai trò gì trong cục diện diễn biến của cả một thơi đại lịch sử Trung Hoa - Nhưng tôi khâm phục nhất nhân vật này. Đó là Tư Mã Đức Tháo. Tư duy của Tư Mã Đức Tháo làm tôi khâm phục chính là khi ông biết Lưu Bị đang tìm cách thuyết phục Khổng Minh giúp ông ta và đã nói rằng: "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!". Nói xong ông bước ra khỏi huyện đường và không còn xuất hiện trong truyện Tam Quốc Chí. Gần 30 năm sau, Khổng Minh ngậm ngùi chết ở gò Ngũ Trượng. Ngảnh nhìn lai: Cuộc đời như giấc mộng. Được, mất, bại , thành...bỗng chốc hóa hư không. ==================== PS: Còn một ý nữa của Lão Say viết liên quan đến Việt Nam trong cục diện này. Nhưng Lão Gàn buồn ngủ quá. Hơn nữa sức khỏe mới phục hồi, nên còn yếu. Đáng nhẽ Lão Gàn du Hanoi hôm wa. Mua vé máy bay rùi, phải bỏ. Cũng vì sức phẻ. 65 cái là vàng rơi rùi. Viên tịch không bít lúc nào.4 likes
-
Trung Quốc có kế hoạch bí mật thay thế ông Kim Jong-un? 20/05/2013 13:00 (TNO) Một đài phát thanh ở Đức tiết lộ Trung Quốc đang vạch ra các kế hoạch bí mật nhằm đưa người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim Jong-un làm lãnh đạo CHDCND Triều Tiên trong trường hợp chính quyền hiện tại sụp đổ. Dưới tiêu đề “Có phải Trung Quốc đang muốn thay đổi chế độ ở CHDCND Triều Tiên?”, đài Deutsche Welle dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ Bắc Kinh “hiện có kế hoạch dự phòng cho thời điểm ông Kim Jong-un mất quyền kiểm soát đất nước”. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (giữa) thị sát một nhà máy thực phẩm của quân đội vào tháng 2 - Ảnh: AFP/KCNA Trung Quốc “đang âm thầm khuyến khích thay đổi chế độ và chuẩn bị cho người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim tiếp quản vai trò lãnh đạo”, tờ Chosun Ilbo trích tường thuật Deutsche Welle hôm 16.5. Tuy nhiên, có một vấn đề là ông Kim Jong-nam tương đối ít được biết đến trong nước. “Thậm chí các cư dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít” về ông ấy, theo tường thuật. Deutsche Welle nói việc CHDCND Triều Tiên đột ngột xuống thang đe dọa và khiêu khích gợi ý “Bình Nhưỡng đã nhận ra họ đang đẩy đồng minh duy nhất trong khu vực đến bờ vực cắt đứt tình hữu nghị”. Một dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên đang cố gắng nhượng bộ Trung Quốc là thông báo của Bình Nhưỡng vào đầu tuần trước về việc bổ nhiệm ông Jang Jong-nam, một tư lệnh ít được biết đến, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế người tiền nhiệm “diều hâu” Kim Kyok-sik. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dần gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, với việc các tổ chức tài chính Trung Quốc cắt đứt liên hệ với các ngân hàng của Bình Nhưỡng, theo đài phát thanh Đức. Cả Trung Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên đều chưa đưa ra bình luận nào về tường thuật của Deutsche Welle. Sơn Duân =================== Sẽ có lộn lộn. Nhưng Kim Jong Ul vẫn an toàn. Lão Gàn bảo thế.3 likes
-
Đáng lẽ phải đưa tin vắn này vào mục chuyện cười giải trí. Cái lày [ tự nhiên muốn nói ngọng ] nói cho dễ hiểu cũng tương tợ như tuyên bố đường hoa Nguyễn Huệ thuần túy là vấn đề nội bộ của nhà cửa 2 bên đường, người dân Sài gòn không được can thiệp vào :lol:. Ấn Độ từ chối ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/An-Do-tu-choi-ung-ho-quan-diem-cua-Trung-Quoc-ve-tranh-chap-Bien-Dong/297654.gd ...Phía Trung Quốc đang cố gắng đưa vào dự thảo Tuyên bố chung, văn bản cần được thông qua theo kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc đến Ấn Độ, những điều mục quy định rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên hữu quan và các quốc gia khác không nên can thiệp vào. Tuy nhiên Thủ tướng Singh đã từ chối ủng hộ quan điểm này và ông cho rằng ở đây nói về vùng biển quốc tế.1 like
-
Nét Việt
Đại Phúc liked a post in a topic by lang_ph
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2013/05/15-nam-thu-luom-manh-vo-co-vat/ 19/5/2013, 07:00 GMT+7 15 năm thu lượm mảnh vỡ cổ vật Lặng lẽ góp nhặt mảnh vỡ cổ vật trôi dạt ở các làng chài ven biển và huyện Lý Sơn, suốt 15 năm qua, nghệ nhân Lâm Dũ Xênh ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn nguyên vẹn niềm đam mê vì tình yêu biển đảo. Mảnh vỡ cổ vật được các nghệ nhân sắp xếp theo hình chữ Thọ giữa căn nhà rường cổ đang dần trở thành Bảo tàng biển đảo tư nhân của nghệ nhân Lâm Dũ Xênh. Ảnh: Trí Tín. Tháng 5, mặc tiết trời oi bức, ông Xênh tất bật cùng nhóm thợ mộc Kim Bồng chạm trổ, phục dựng ba nhà rường cổ để chuẩn bị khánh thành bảo tàng tư nhân chuyên đề biển đảo. Nổi bật giữa căn nhà cổ ba gian là hàng nghìn mảnh gốm vỡ được lắp ghép tinh xảo theo hình chữ Thọ kết nối với biểu tượng âm dương. Chỉ tay về những mảnh gốm dính chặt vào thanh gỗ được đặt trang trọng trên bàn giữa nhà, ông Xênh cho biết đó là dấu tích của con tàu cổ gặp hỏa hoạn rồi chìm ở vùng biển Bình Châu năm xưa. Nhiều mảnh gốm vỡ bị nung chảy khi gặp nhiệt độ cao đã dính chặt xung quanh thanh gỗ. "Căn cứ vào hoa văn, chữ nghĩa và chất liệu men trên mảnh gốm vỡ có thể cảm nhận được giá trị tinh hoa văn hóa trong một giai đoạn lịch sử. Hy vọng bảo tàng biển đảo tư nhân của tôi đưa vào hoạt động sẽ thu hút nhiều du khách đến tham quan để thêm yêu biển đảo Việt Nam", ông Xênh nói. Xuất thân từ gia đình có ba đời hành nghề y học cổ truyền, nghệ nhân Lâm Dũ Xênh quan hệ mật thiết với ngư dân ở Quảng Ngãi. Mỗi chuyến ra khơi họ thường đến nhà ông mua vài vị thuốc xông ghe thúng cầu may hay bồi bổ sức khỏe. Sau những chuyến biển, thu được mảnh cổ vật mắc vào lưới, ngư dân đều mang đến cho ông. Tuần nào cũng vậy, ông thường lặn lội về các làng chài thu mua lại những mảnh vỡ hay cổ vật không còn lành lặn bổ sung vào bộ sưu tập. Sau 15 năm sưu tầm, ông Xênh đã có hàng nghìn hiện vật gốm vỡ có chất liệu men, hoa văn, niên đại theo từng giai đoạn lịch sử. Những mảnh gốm cổ vật dính chặt trên thanh gỗ của tàu cổ bị cháy chìm ở vùng biển Bình Châu do ông Xênh sưu tầm được từ các ngư dân lặn biển. Ảnh: Trí Tín. "Người ta thường thích cổ vật lành lặn, bóng bẩy chứ ít quan tâm đến những mảnh vỡ. Nhưng tôi thấy mảnh vỡ cổ vật nếu biết đặt đúng chỗ thì giá trị tinh hoa, minh chứng lịch sử có khi còn sống động hơn", ông Xênh nói. Ông Xênh nhớ mãi năm 1999 trong lúc thi công san ủi mặt bằng nhà máy đóng tàu Dung Quất ở Gò Quê, sát với cửa biển Sơn Trà, xã Bình Đông (huyện Bình Sơn), các phương tiện cơ giới đã làm vỡ mộ chum Sa Huỳnh, mảnh vỡ vương vãi khắp nơi. Nhiều tháng cất công thu nhặt, ông đã gom được hơn 2.000 mảnh gốm mang về lưu giữ. Đến năm 2009, ông mời chuyên gia phục dựng cổ vật UNESCO Việt Nam vào Quảng Ngãi phục chế lại các mộ chum Sa Huỳnh. Kết quả các chuyên gia đã phục chế thành công 4 mộ chum (trong đó mộ lớn nhất cao 1,3 m, đường kính 70 cm, ba mộ chum còn lại cao 85 cm, đường kính 50 cm) đưa đi trưng bày ở bảo tàng các tỉnh miền Trung. Ông Đoàn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn về cổ vật Việt Nam nhận định, những ngôi mộ chum làm bằng gốm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm. Việc phục dựng thành công mộ chum từ những mảnh vỡ do ông Xênh sưu tầm không chỉ có ý nghĩa về giá trị lịch sử mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn phục vụ nghiên cứu di sản văn hóa Sa Huỳnh, kỹ thuật sản xuất đồ gốm sơ khai của người Việt cổ. Các chuyên gia phục dựng cổ vật UNESSCO Việt Nam cùng nghệ nhân Lâm Dũ Xênh (trái) phục chế 4 mộ chum Sa Huỳnh từ hơn 2.000 mảnh gốm vỡ. Ảnh: Trí Tín. Còn TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho rằng, với nhà khảo cổ đôi khi những mảnh vỡ cổ vật ở hiện trường quan trọng hơn nhiều so với hiện vật nguyên vẹn nằm ở nhà dân. Mảnh vỡ cổ vật cho thông tin chỉ dẫn về di tích khảo cổ, lịch sử văn hóa cộng đồng cư dân địa phương. Mảnh gốm cổ nằm ở vùng cảng biển hoặc cửa biển là dấu hiệu minh chứng nơi ấy từng có giao lưu thương mại trên biển từ nhiều thế kỷ trước. "Nhiều năm qua, ông Xênh cần mẫn sưu tầm mảnh vỡ cổ vật để rồi mời chuyên gia phục chế, khơi dậy giá trị lịch sử văn hóa, đánh thức hồn cổ vật phục vụ trưng bày du khách tham quan, nghiên cứu. Vượt lên trên cả niềm đam mê, với tình yêu biển đảo nhiệt thành thì mới có thể làm được công việc giàu ý nghĩa như ông", TS Khôi nhìn nhận. Trí Tín1 like -
Nhật – Triều: gác lịch sử xây tương lai Ngày 19.05.2013, 09:57 (GMT+7) SGTT.VN - Nhật Bản và Triều Tiên sẽ gác lại các vấn đề lịch sử và tận dụng mọi cơ hội để xây đắp quan hệ hướng tới tương lai? Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ ý định gặp gỡ lãnh tụ Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo Nhật tuyên bố như thế trong lúc một phái đoàn Nhật Bản đang có mặt tại thủ đô Triều Tiên. Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ ý định gặp gỡ lãnh tụ Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo Nhật tuyên bố như thế trong lúc một phái đoàn Nhật Bản đang có mặt tại thủ đô Triều Tiên. Phái đoàn này do cố vấn của Thủ tướng Abe, đặc sứ Isao Iijima cầm đầu đã đến Bình Nhưỡng từ ngày 14.5. Thủ tướng Abe từ chối bình luận về tính chất của chuyến công du, nhưng cuối tuần qua, ông Abe nói trước một ủy ban của quốc hội rằng, ông sẵn lòng đi gặp lãnh tụ Kim Jong Un để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia vốn chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Theo Yonhap, Nhật Bản chỉ mới thông tin cho Hàn Quốc về chuyến đi của ông Iijima “thông qua một kênh ngoại giao”, đồng thời lấy làm tiếc vì sự chậm trễ. Ngay cả phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Glyn Davies, đang có chuyến công tác Đông Bắc Á cũng hoàn toàn không hay tin về chuyến đi của ông Iijima. Mục đích chuyến đi của ông Iijima đến Bình Nhưỡng vẫn chưa được tiết lộ. Truyền thông Triều Tiên cho biết, ông Iijima đã gặp bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Ông Iijima từng là người dàn xếp để cựu thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến Bình Nhưỡng hội đàm với chủ tịch Kim Jong Il vào năm 2002 và 2004, nhằm giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc. Cuộc tiếp xúc năm 2002 đã đưa tới việc Triều Tiên trả tự do cho năm người Nhật. Chuyến viếng thăm đó của ông Koizumi đã gây ngạc nhiên cho chính phủ Mỹ và chính phủ Hàn Quốc. Các nguồn tin cho biết cả Seoul lẫn Washington đều không được báo trước về chuyến công du ấy. Quan hệ Nhật-Triều vốn căng thẳng từ lâu vì những vụ tranh cãi về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và vì Tokyo tiếp tục đòi có thêm thông tin về những công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những năm của thập niên 1970 và 1980. Trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên còn dọa tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân. Lời đe dọa này là một phần của một phản ứng rộng lớn hơn đối với những nước ủng hộ cho những biện pháp chế tài mới mà Liên hiệp quốc áp đặt lên Bắc Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của họ. Thủ tướng Abe đã có lập trường cứng rắn đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên và vấn đề những người bị bắt cóc, tuy bộ ngoại giao Nhật cho biết “cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng chưa đóng.” Trước đây, Bình Nhưỡng bác bỏ mọi cáo buộc về việc bắt cóc công dân Nhật Bản, gọi đó là mánh lới tuyên truyền do Nhật Bản tự sáng tác ra. Thế nhưng từ sau năm 2000, lãnh đạo Triều Tiên bắn tín hiệu thay đổi khi họ có ý định thoát khỏi sự cô lập quốc tế, bình thường hóa quan hệ với phương Tây, tiến hành cải cách thị trường. Hy vọng nhận được khoản đầu tư Nhật Bản, tại cuộc gặp với ông Koidzumi, ông Kim Jong Il lần đầu tiên thừa nhận sự kiện bắt cóc 13 công dân Nhật và hứa trao trả những người còn sống. Bấy giờ, một số chuyên gia, kể cả chuyên viên Hàn Quốc, đã gọi bước đi này của ông Kim Jong Il là sai lầm nguy hại. Vấn đề là ở chỗ, theo quan điểm của Nhật Bản, trong những năm 1970-1980 đã có 17 công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng chỉ trao trả 5 người, tuyên bố rằng số còn lại đều đã chết cả. Niềm hy vọng le lói trong các gia đình Nhật Bản có người bị bắt cóc, tưởng chừng sắp được gặp lại thân nhân của mình, thế là đã biến thành nỗi thất vọng. Cuộc thảo luận về chủ đề này trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn làm cho sự thất vọng chuyển thành phẫn nộ và giận dữ. Dựa vào ý kiến công chúng, chính quyền Nhật Bản đã đóng cửa chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên. Liệu có đúng là phần lớn những công dân Nhật Bản bị bắt cóc năm xưa cho đến nay chẳng còn ai sống sót, đó là tồn nghi không rõ. Dù sao chăng nữa, Nhật Bản cần chuẩn bị tinh thần đón nhận thực tế đáng buồn là không một ai trong số những công dân bị bắt cóc sẽ hồi hương. Hiển nhiên đó là mất mát to lớn. Nhưng có lẽ không nên để thảm kịch này một lần nữa trở thành chướng ngại khó vượt qua trên con đường bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Bởi cuối cùng thì Nhật Bản cũng đã chẳng đền bù gì cho món nợ to lớn của họ trước nhân dân Triều Tiên. Trong bài viết dưới tiêu đề "Không được khép lại lịch sử cái ác Nhật Bản”, báo Rodong Sinmun nhắc nhở về ách chiếm đóng của Nhật Bản ở Triều Tiên, về việc bắt buộc người Triều Tiên lao động khổ sai và cưỡng ép phụ nữ Triều Tiên phục vụ binh lính quân đội Nhật hoàng. Con số các nạn nhân bị đàn áp trong thời gian Nhật chiếm đóng Triều Tiên không phải là hàng chục mà gồm hàng nghìn. Rodong Sinmun nhắc rằng cho đến nay Nhật Bản vẫn chưa hề trả món nợ này cho Triều Tiên. Và mặc dù bài báo không nói gì về vấn đề người Nhật bị bắt cóc, nhưng rõ ràng là đáp lại đòi hỏi trao trả, Bình Nhưỡng có thể chìa ra “tấm giấy ghi nợ”. Nhật Bản và Triều Tiên liệu có tránh không để không mắc kẹt trong cái bẫy của những tồn tại lịch sử hay chăng, điều đó phần lớn tùy thuộc vào sự khôn ngoan và ý chí chính trị từ cả hai phía. Quyết tâm của ông Abe tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, tạo hy vọng rằng các chính khách Nhật Bản và Triều Tiên sẽ biết gác lại vấn đề lịch sử và tận dụng mọi cơ hội của mình để bắt đầu xây đắp quan hệ hướng tới tương lai. Nguyễn Hoàng1 like
-
Lốc xoáy tung hoành tại Mỹ Thứ hai, 20/5/2013, 08:07 GMT+7 Hàng loạt cơn gió xoáy phá hoại nhiều ngôi nhà, gây nên tình trạng mất điện tại hai bang của Mỹ hôm qua. Các chuyên gia khí tượng Mỹ cho biết, những cơn lốc xoáy hình thành từ một trận bão mạnh. Chúng phá hoại nhiều ngôi nhà ở hai bang Oklahoma và Kansas. Một cơn gió xoáy đã đổ bộ vào thành phố Edmond, bang Oklamhoma rồi tiến về phía thành phố Tulsa, nơi cách đó hơn 140 km, AP đưa tin. “Tôi biết trước gió xoáy sẽ tới. Thế rồi tôi nhận thấy những mảnh rác xoay tít. Chúng tôi đóng cửa và trú ẩn trong nhà khoảng 10 phút để chờ lốc xoáy đi qua”, Randy Grau, một người đàn ông sống tại thành phố Edmond, bang Oklahoma, kể. Lốc xoáy di chuyển ở phía tây nam thành phố Wichita, bang Kansas, Mỹ hôm 19/5. Ảnh: AP. Tại Wichita, thành phố lớn nhất của bang Kansas, gió xoáy đổ bộ gần một sân bay ở phía tây nam thành phố, khiến 7.500 ngôi nhà và công ty rơi vào tình trạng mất điện. Tuy nhiên, lốc xoáy không di chuyển vào những khu vực đông dân nhất trong thành phố. “Vào thời điểm này, chúng tôi nhận được rất ít báo cáo về thiệt hại và chưa thấy báo cáo về thương vong ở người”, Randy Duncan, một quan chức của hạt Sedgwick, bang Kansas, phát biểu. Một đoạn video trên truyền hình cho thấy lốc xoáy gây thiệt hại vật chất nặng nề ở thành phố Oklahoma, bang Oklahoma, với mái của nhiều ngôi nhà bị thổi bay và nhiều bức tường sập. Mùa lốc xoáy tại Mỹ bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài tới tháng 7. Khoảng 16 cơn gió xoáy đã tấn công bang Texas, Mỹ vào tối 15/5 theo giờ địa phương khiến 6 người chết và hơn 100 người bị thương. Chí Linh (Video: Stormchasingvideo)1 like
-
94, mệnh Thủy chứ không phải Hỏa nhé. Tuyệt Mạng là dùng trong Phong Thủy để xác định hướng tốt-xấu khi xây nhà, không liên quan gì đến chuyện kết hôn, cưới gả nhé. Theo quan điểm của chúng tôi thì tương quan bản mệnh của 2 cháu (Nữ mệnh Thủy - Sinh - Nam mệnh Mộc) là cách cục tốt nhất rồi, không những hợp mà còn quá tốt là đằng khác. Từ giờ đến 9 năm nữa, cưới năm nào cũng dc. Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ nữa là ổn.1 like
-
Tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép chống trả quyết liệt CSB Hàn Quốc Thứ hai 20/05/2013 09:58 (GDVN) - Tàu cá Trung Quốc biển kiểm soát Hoàng Hải Ngư 06032 khi phát hiện thấy tàu tuần tra của Cảnh sát biển Hàn Quốc đã dùng tuýp nước, gậy gộc, bình ga, xẻng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng nước sở tại. Cảnh sát biển Hàn Quốc vây bắt trái phép tàu cá Trung Quốc (hình minh họa) Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/5 đưa tin ngày 18/5 Cảnh sát biển hạt Gunsan Hàn Quốc cho biết họ đã bắt được 1 tàu cá với 10 ngư dân Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển chủ quyền của Hàn Quốc hôm 17/5 và đã chống trả quyết liệt lực lượng chức năng sở tại khi tiến hành dừng tàu, kiểm tra. Vụ việc xảy ra sáng ngày 17/5 tại vùng biển cách thành phố Gunsan tỉnh Jeollabuk-do Hàn Quốc 79 km, tàu cá Trung Quốc biển kiểm soát Hoàng Hải Ngư 06032 khi phát hiện thấy tàu tuần tra của Cảnh sát biển Hàn Quốc đã dùng tuýp nước, gậy gộc, bình ga, xẻng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng nước sở tại. Sau khi thấy chống trả không ăn thua, tàu cá Trung Quốc nổ máy bỏ chạy, được khoảng 6 km thì bị Cảnh sát biển Hàn Quốc tóm gọn và đưa tất cả về Gunsan chờ xử lý. Cảnh sát biển Hàn Quốc dự kiến sẽ truy tố 10 ngư dân Trung Quốc tội chống người thi hành công vụ và xâm nhập trái phép. Cũng trong ngày 17/5 còn có 2 tàu Trung Quốc khác xâm nhập vùng biển Hàn Quốc đánh trộm cá bị Cảnh sát biển Hàn Quốc phát hiện và phạt nặng. Trong một động thái khác có liên quan, giới chức Trung Quốc cũng đang tìm cách giải thoát cho 16 ngư dân Trung Quốc trên 1 tàu cá bị Bắc Triều Tiên bắt giữ hôm 6/5 và đòi khoảng 98 ngàn USD tiền chuộc. Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) ========================== Đúng là hành vi của một bọn cướp biến. Vậy mà đòi làm bá chủ thế giới. Trước đây còn đâm chết cả một sĩ quan cảnh sát Hán Quốc nữa. Bọn nó câm như hến có xin lỗi gì đâu? Vậy mà bây giờ bày đặt bắt Philipfine xin lỗi.1 like
-
Tôi hỏi cháu câu này: Nếu lấy nhau thì cháu sống với bạn trai cháu hay sống với "trên mạng" hay sống với "bạn bè" cháu? Lúc cháu đau ốm, chồng cháu chăm sóc cho cháu hay "trên mạng" và "bạn bè" chăm sóc cho cháu?1 like
-
1 like
-
1 like
-
Sóng ngầm giữa Ấn Độ Dương 19/05/2013 03:15 Không ồn ào như tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, nhưng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ấn Độ với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cũng rất căng thẳng. Hầu hết các dự báo mới nhất của những tổ chức, chuyên gia kinh tế quốc tế đều có cùng nhận định châu Á sẽ quyết định tương lai của thế giới trong thế kỷ 21. Đặc biệt, Ấn Độ cùng Trung Quốc, vốn là láng giềng của nhau, sẽ đóng vai trò tiên phong. Đây chỉ là một trong rất nhiều điểm tương đồng giữa hai cường quốc châu Á này. “Liên minh kim cương” và khu vực Mỹ - Ấn phát hiện tàu ngầm “lạ” - Đồ họa: Hoàng Đình Duyên nhiều, nợ cũng không ít Những năm gần đây, khối các nền kinh tế đang nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) dần trở thành một thế lực đối trọng với nhóm các nước công nghiệp phát triển mà chủ yếu là phương Tây. Thông qua BRICS, cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều tìm cách chứng minh vị thế đang lên của mình. Quan hệ giao thương hai bên cũng rất tốt, ước tính kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỉ USD vào năm 2015, theo tạp chí Time. Về dân số, chỉ Ấn Độ và Trung Quốc vượt mốc một tỉ người. Tại châu Á, cũng chỉ hai nước này được trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và cùng có tàu sân bay cỡ lớn, thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vì thế, New Delhi cùng Bắc Kinh đang dần vươn mình trở thành những thế lực quân sự hùng mạnh đối với thế giới. Đó là những điểm tương đồng giữa hai nước. Thế nhưng, quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đến nay vẫn bị phủ bóng bởi tranh chấp lãnh thổ, với cao trào đỉnh điểm trong quá khứ là cuộc chiến tranh biên giới trên bộ hồi năm 1962. Cũng như nhiều láng giềng khác của Trung Quốc, Ấn Độ không ít lần than phiền Bắc Kinh thường có những động thái gây căng thẳng ở biên giới. Mới đây, tranh chấp lãnh thổ hai bên bùng phát căng thẳng sau khi Ấn Độ cáo buộc hàng chục binh sĩ Trung Quốc hồi giữa tháng 4 xâm nhập vào vùng Ladaks do New Delhi kiểm soát. Đến đầu tháng 5, Reuters dẫn lời một sĩ quan Ấn Độ tiết lộ căng thẳng cuối cùng đã tạm lắng. Thế nhưng, căng thẳng giữa hai quốc gia tỉ dân đâu chỉ có trên đất liền, khi mà New Delhi liên tục bày tỏ sự lo ngại về việc Bắc Kinh đang mở rộng hiện diện ở Ấn Độ Dương. Nguyên cớ bắt đầu từ việc Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tham vọng vươn ra các vùng biển. Trong đó, Ấn Độ Dương đóng vai trò quan trọng khi có các tuyến hàng hải then chốt đối với nguồn cung cấp dầu và khí đốt rất cần thiết cho Trung Quốc đang “háu đói” năng lượng. Các tuyến hàng hải này nối khu vực Trung Đông, vượt eo biển Malacca rồi xuyên qua biển Đông để đến Trung Quốc. Đây cũng là một trong các lý do quan trọng khiến Bắc Kinh thèm khát độc chiếm biển Đông. Tất cả, không còn là nhận định chủ quan, vì Trung Quốc thực tế đang tăng cường hiện diện trên Ấn Độ Dương. Đã đến là không về Hồi đầu tháng 4, báo Hindustan Times dẫn một báo cáo được giải mật từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ trong năm 2012, hệ thống định vị dò tìm của nước này và Mỹ phát hiện ít nhất 22 lần tàu ngầm “lạ” hiện diện ở Ấn Độ Dương. Theo đó, cả Washington và New Delhi đều nhận định số tàu ngầm “lạ” thuộc Bắc Kinh. Tất nhiên, Trung Quốc vẫn giữ thái độ “im lặng là vàng” về vấn đề này. Theo Hindustan Times, lần phát hiện đầu tiên trong số đó xảy ra hồi tháng 8.2012 khi chiến hạm Mỹ - Ấn đang tuần tra chung tại Ấn Độ Dương. Đặc biệt, một tàu ngầm lạ từng bị “đánh hơi” khi chỉ cách quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) 90 km. Tờ Time dẫn báo cáo từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhận định những diễn biến này là “đe dọa nghiêm trọng”. Cũng theo Time, vào năm 2006, Bắc Kinh bắt đầu chính thức triển khai chiến hạm đến Ấn Độ Dương với sứ mệnh tham gia các chiến dịch chống cướp biển của cộng đồng quốc tế. Đâu chỉ chống cướp biển, hải quân Trung Quốc còn tận dụng cơ hội để tăng cường khả năng hoạt động tầm xa. Từ đó, Bắc Kinh dần dần tăng cường hiện diện hải quân ở Ấn Độ Dương. Thậm chí, tàu chiến Trung Quốc lượn lờ đến cả Địa Trung Hải. Lo ngại càng tăng lên đối với New Delhi khi Bắc Kinh đang hình thành “chuỗi ngọc trai” gồm một mạng lưới cơ sở hạ tầng cảng biển trải từ Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka và Pakistan. Cuối năm 2011, AFP đưa tin Bắc Kinh đang xem xét thiết lập trạm tiếp vận ở đảo quốc Seychelles để chống cướp biển. Nhận định về thông tin này, giới chuyên gia cho rằng đây là diễn biến bước ngoặt khi Trung Quốc từ chỗ xuất hiện ở Ấn Độ Dương để “nghiên cứu khoa học” nay chuyển sang “hoạt động quân sự”. Tất nhiên, Bắc Kinh luôn “chối bay chối biến” và chỉ cho rằng những cảng biển trên nhằm mục đích dân sự hoặc hỗ trợ tiếp vận. Trong thực tế, nếu cảng biển đủ sức tiếp nhận tàu vận tải cỡ lớn thì chẳng khó khăn gì khi mở rộng hỗ trợ công tác quân sự. Vì thế, New Delhi có thừa lý do để lo ngại nguy cơ đối mặt bị 2 mũi giáp công của Bắc Kinh cả trên đất liền lẫn trên biển. Liên minh kim cương Tất nhiên, Ấn Độ Dương nổi sóng ngầm thì New Delhi đâu thể ngồi yên. Tháng 6.2012, website của Cục Thông tin báo chí Ấn Độ (PIB) đưa tin New Delhi và Tokyo vừa tổ chức tập trận hải quân song phương mang tên JIMEX 12 tại vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Để tham gia JIMEX 12, New Delhi điều động 4 chiến hạm gồm: tàu khu trục INS Rana, tàu hộ tống INS Shivalik, khinh hạm INS Karmuk và tàu tiếp tế INS Shakti; phía Nhật Bản tham gia bằng 2 tàu khu trục và một số máy bay trực thăng. Đây là cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa 2 nước và được giới chuyên gia quốc tế nhận định như một minh chứng rõ ràng cho quan hệ Nhật - Ấn đang ngày càng khắng khít. Theo nguyên tắc “đồng bệnh tương lân”, cả Tokyo lẫn New Delhi đều đang lo ngại Bắc Kinh nên hai bên nỗ lực tăng cường quan hệ với nhau cũng là điều dễ hiểu. Hồi tháng 11.2012, tại Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 4 diễn ra ở TP.HCM, Phó đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật Bản, đã trình bày tham luận về việc Tokyo tăng cường liên minh an ninh hàng hải. Cụ thể, Nhật đang nỗ lực thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là Nhật - Mỹ - Úc và Nhật - Mỹ - Ấn Độ lần lượt đóng vai trò như trục bắc - nam và trục đông - tây để đảm bảo an ninh hàng hải. Ông Kaneda còn trích dẫn thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh Nhật - Ấn vào tháng 8.2007 khẳng định: “Ấn Độ mạnh là lợi ích của Nhật Bản, và Nhật Bản mạnh là lợi ích của Ấn Độ”. Ngoài ra, vào tháng 10.2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Nhật Bản và hai bên ký kết bản Tuyên bố chung về hợp tác an ninh Nhật - Ấn, xác định rõ sẽ cùng nhau triển khai nhiều hoạt động quốc phòng. Với những sự kiện này, New Delhi trở thành một phần quan trọng trong liên minh kim cương gồm: Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc. Chính vì thế, sóng ngầm đang tồn tại giữa Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ khiến nhiều bên quan tâm. Ngô Minh Trí ===================== Cô Gái Ân độ đã thể hiện rõ nét trong "Canh bạc cuối cùng". Tuy nhiên sự kiện dưới đây nói lên điều gì? (TTXVN) Ngô Minh Trí Nó sẽ chẳng mang lại một tác dụng làm thay đổi vị trí "cô gái Ân Độ" trong "Canh bạc cuối cùng". Đây là lời tiên tri của Lão Gàn - Như lời tiên tri trước về sự kiện ngài Tập Cân Bình sang Nga - sẽ được sự nhất trí ủng hộ hòa bình thế giới của ngài Putin và thế giới chú ý đến phong cách thời trang của lệnh bà Tập Cận Bình.1 like
-
Cháu chào chú Túy Lão! Lâu lắm cháu mới đăng nhập được vào do lỗi máy tính, toàn đọc ở chế độ khách thôi. Hôm nay cháu vừa nhậu cùng với 1 anh bạn là du học sinh ở Bắc Kinh vừa về chơi, lại đọc bài của chú nên cháu cũng xin có mấy ý ạ! 1. Về tuyến vận tải: Nhìn sơ bộ, biển Đông là con đường huyết mạch, vận chuyển 70% nguyên liệu, nhiên liệu và hàng hóa xuất khẩu của 3 nền kinh tế lớn: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, có thể dễ dàng thấy mức độ quan trọng của tuyến đường này. Cách đây khoảng 35-40 năm, người TQ đã tìm các con đường ra biển khác để đỡ phải đi qua khu vực Đông Nam Á nhộn nhạo. Họ đã vạch ra 3 con đường khả thi: 1 là qua Pakistan; 2 là qua Bangladesh; 3 là qua Myanmar. Trong 3 con đường thì qua Myanmar là khả thi nhất, Pakistan thì rủi ro hơn vì phải qua vùng tranh chấp Jammu & Kashmir và qua Tây Tạng thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Qua Bangladesh thì ngoài lý do như Pakistan còn phụ thuộc vào Ấn Độ. Đó là lý do họ đổ khá nhiều tiền của vào Myanmar mấy chục năm qua. Việc thất bại tại Myanmar thực sự là mất mát quá lớn đối với họ. Với tuyến đường truyền thống qua biển Đông, họ tìm cách không phải đi qua eo biển Malacca, nơi mà thậm chí đứng 2 bên bờ ném gạch cũng chìm tàu :P Họ đã tính toán phương án xây dựng 1 kênh đào qua phần eo hẹp nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, phương án này bị các nước Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Singapore phản đối kịch liệt vì nếu thành công, 3 quốc gia này sẽ thành nhà cuối hẻm, nơi tận cùng của thế giới không ai qua lại. Phương án này bị sụp đổ cùng với chính quyền của ông Thakshin và nay họ đang muốn nối lại với sự trở lại của em gái ông. Cùng với phương án này, họ muốn sử dụng vịnh Vân Phong và cảng Cam Ranh như địa điểm thay thế cho Singapore. Phương án này càng bị 3 nước Mã, Ỉn và Sỉn ngấm ngầm phá hoại. Về tuyến vận tải lên Viễn Đông của Nga và Alaska của Hoa Kỳ, hiện nay vẫn có những tàu đi theo hải trình này nhưng chủ yếu là các tàu quân sự và đánh cá, hầu như không có tàu vận tải dân sự và thương mại. Ngoài lý do khu vực này ít dân cư thì lý do cơ bản là vì vùng biển phía Bắc Nhật Bản trở lên thời tiết rất khắc nghiệt, bão tố thường xuyên, lại có cả dòng biển nóng và lạnh thường xuyên thay đổi nên dù rất giàu tài nguyên nhưng khai thác ở vùng này được coi là những cuộc mạo hiểm thực sự. Kênh Discovery của Hoa Kỳ có 2 loạt chương trình khá nổi về vùng này là "Bering Sea Gold" và "Deadliest catch" và theo những hình ảnh trong đó thì đó quả thực là những mạo hiểm sống còn. 2. Về "Hợp tung, liên hoành" và "Viễn giao cận công" Về "hợp tung, liên hoành", nếu cháu nhớ không nhầm thì trong Sử ký viết là Tô Tần dùng thuyết "hợp tung" liên kết 6 nước chống Tần và được cả 6 nước phong làm Tể tướng, còn Trương Nghi dùng thuyết "liên hoành" để giúp Tần thu phục 6 nước. Sau này có 1 số tài liệu bàn thêm nhưng chưa thấy ai bác bỏ phần này trong Sử ký. Về "viễn giao cận công" thì người đầu tiên dùng kế này là Thương Ưởng hay Vệ Ưởng, Thương Công thuyết bá đạo cho Tần Hiếu Công và được Tần Hiếu Công trọng dụng, từ đó mới ban hành và áp dụng biến pháp trong cả nước. 3. Về quan điểm Trung Quốc với Việt Nam. Theo bạn cháu vừa từ Bắc Kinh về kể, bên đó họ tuyên truyền kỳ thị người Nhật, Việt Nam và Philippin rất ghê. Gần như lúc nào trên TV cũng có vài tướng tá về hưu lên hô hoán lên gân lên cốt, đòi đánh các nước. Thậm chí không khí có lúc còn căng thẳng như "hồng vệ binh" thời cách mạng văn hóa, nhìn thấy người Nhật là tấn công. Riêng người Việt Nam chưa ghi nhận vụ tấn công nào nhưng có thái độ rõ rệt. Người Trung Quốc tính toán rất ghê. Những chi tiết đơn giản như các điện thoại Trung Quốc, Hồng Kông, phần đặt múi giờ GMT+7 thường không có Hà Nội mà chỉ có Bangkok, Jakarta... cũng cho thấy âm mưu của họ. Ngay việc tuyên truyền đánh nhau, họ cũng chỉ coi trọng việc tuyên truyền đánh nhau với Nhật, Philipin chứ Việt Nam họ cọi như đương nhiên rồi. Thôi, cháu tạm thế đã, có gì cháu hầu chuyện chú sau ạ!1 like
-
nếu có ý định du học hay đã có điều kiện để du học thì năm tới có hy vọng nhiều và có khả năng xuất ngoại, năm nay thì không thể...Nhưng năm tới coi chừng bị kẻ tiểu nhân lừa phỉnh nên cân nhắc bất cứ điều tong mọi giao dịch khi trao tiền cho người khác nói tựu chung không thể tin ai trong năm tới. Số nầy không giàu có đủ cơm no áo ấm là may rồi, tiền tài thì khó tụ ,khi có khi không khi có thu nhập nhiều thì hay tốn tiền thuốc thang .1 like
-
1 like
-
1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo VÀI CHỨNG NGHIỆM NHỮNG GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI HUYỀN KHÔNG LẠC VIỆT QUA PHÂN TÍCH CỦA NHIDIASINH. Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để. Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch: Ở tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch. -Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách. -Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu. Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh Về "vượng nhân đinh" thì đã nghiệm: Cưới con dâu sau động thổ và có cháu nội sau khi nhập trạch. Đã có va chạm và vài thay đổi nhân sự của TTNC LHDP. Tuy nhiên ổn định sau đó. Có lẽ do trấn yểm tốt. Đúng vậy! Trai trưởng làm ăn chưa thuận. Đang cố gắng khắc phục. Vài bữa nữa sẽ tăng cường Thổ khí ở đây. Những vấn đề khác để chứng nghiệm vì chưa xảy ra.1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây do Nhidiasinh - Phạm Hữu Đễ thực hiện gửi cho tôi. Vì tính khách quan của vấn đề, nên tôi đưa lên trước để quí vị và anh chị em tham khảo và so sánh với Huyền Không trong cổ thư - cũng được phân tích tóm lược trong bài này. ============================ Tinh bàn Huyền không Lạc Việt Nhâm Thìn 2012 và nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Người viết: Nhidiasinh - Phạm Hữu Để. Nhìn tổng sơ qua tinh bàn gia trạch: Ở tọa được vượng tinh sơn bát bạch, ở hướng được tiến khí thủy tinh nhất bạch. -Khu vực hướng tinh vượng sinh tiến khí: Tây nam có thủy lưu chuyển, trung cung, Tây bắc trống thoáng đắc cách. -Khu vực sơn tinh vượng sinh tiến khí: Đông nam có non bộ trấn trạch không thủy, Bắc không, Tây có non bộ thủy lưu. Tinh bàn Huyền Không Lạc Việt nhà Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung cung: Cặp sao 5 -9, hướng tinh cửu tử ngũ hành kim là sinh khí trong vận 8 đắc cách trung cung trống thoáng nên phú quí tốt văn chương, vượng nhân đinh, xuất đại kỳ nhân. Hướng tinh cửu tử sang vận 9 cần có hóa giải cho hướng tinh cửu tử này. Hướng Càn (Tây bắc): Cặp sao 4 – 1, nhất Bạch là sao Tham Lang, Văn Xương, ngũ hành dương thủy, được tứ lục âm kim tương sinh. Phương hướng được sao nhất bạch thủy tinh là sao sinh khí đắc cách, nên chủ phát quý hiển về văn nghiệp, đại lợi về văn tài, học hành thi cử đỗ đạt, con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi, cát lợi vui mừng lâu dài. Phương Càn (Tây bắc) địa bàn 6 (lục bạch) hợp với 1 (nhất bạch) của hướng và phi mệnh cung là 1, nhất lục cộng tông, bản cung sinh cho sao hành thủy, chủ tài lộc thuận lợi, chủ phát văn chương, xuất đại nho, giáo sư, tư tưởng gia , thiên văn gia, và thôi quan tiến chức.Trong vận 8 có vận tinh 9 đến kết hợp với hướng tinh 1 và phi mệnh cung là nhất bạch tạo thành hợp thập là thế phát vượng về tài lộc. Hướng Chấn (Đông): Cặp sao 7 – 7, song thất hỏa khí suy đến cung chấn tương sinh nên hỏa khí quá mạnh, khu vực này lại là nơi đặt bếp nên hỏa khí của bếp cang cao, vận 8 thì vận tinh lục bạch càn kim đến đây, như vậy, vì sự lớn mạnh của con gái mà cha già hao tâm khổ trí mà gặp khó khăn, đây cũng là tượng tiểu nhân lộng hành, phát sinh tranh chấp tiền bạc với người khác mà dẫn tới phá tài, hoặc vì sự cố tai nạn ngoài ý muốn mà hao tài, gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc. Thất xích là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động. Động thì điều xấu càng nhiều. Khu vực này, có một phần cầu thang động khí của thất xích, nhưng đã được hóa giải bằng hồ cá bên dưới với quan hệ tương khắc, thủy khắc hỏa. Mệnh chủ phi cung là nhất bạch, đến năm 2015 sao bản mệnh đến khu vực này sẽ bị khắc nhập và sinh xuất, mệnh chủ sẽ bị ảnh hưởng rất xấu, nếu không cẩn thận có thể tổn đinh. Hướng Tốn (Tây nam): Cặp sao 6 – 8, hướng tinh vượng khí bát bạch ngũ hành dương mộc, nơi này lại có thủy lưu trống thoáng, hướng tinh đắc thủy nên văn chức, công danh và bổng lộc phát triển. Sơn tinh lục bạch đến bản cung tứ lục Tốn (Tây nam) hợp thập thì nhân đinh ổn định. Hướng Khôn (Đông nam): Cặp sao 8 – 6, Vượng khí sơn tinh bát bạch đến tọa, đắc thế vượng sơn, phía sau lại dụng thêm non bộ trấn trạch càng thêm đắc cách, vượng phát nhân đinh và tài lộc, phú quý dài lâu, sống thọ, con cháu giúp đỡ, dễ tu Tiên học Phật, dễ trở thành quan văn, phú quý và phúc đức tăng cao, thăng quan tiến chức, quyền lực thăng tiến. Bát bạch sơn tinh vượng khí lại gặp bản cung 2 hợp thập nhân đinh ổn định. Cung Ly (Nam): Cặp sao 3 – 2, đây là cặp sao suy tử khí, khu vực này có bố trí toilet nên khí suy tử bị kiềm hãm khó phát tác, có điều sơn tinh 3 gặp bản tinh 7, tuy là hợp thập nhưng vì sinh xuất nên trai trưởng gặp nhiều khó khăn không thuận lợi khi về sống trong nhà này. Hướng Đoài (Tây): Cặp sao 1-4, Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hành dương thủy, hướng tinh tứ lục ngũ hành âm kim là sao suy khí. Vì thế, tuy chủ phát văn tài có đỗ đạt nhưng quý mà không phú, có tiếng tài hoa nhưng bản thân bị tổn hại vì tai tiếng. Vì là khu vực có phi tinh xấu, nên nơi đây được bố trí non bộ thủy lưu chuyển cùng phung sương nuôi cá vàng nên đã hạn chế được tinh xấu mà phát huy tinh tốt làm cho tiền tài hưng vượng, nhân khẩu bình an, điền sản phát thịnh, vang danh bốn phương, gia chủ là người tài hoa, có tài văn chương, và vượng nhân đinh tài lộc. Hướng Cấn (Đông bắc): Cặp sao 2-3, đây là cặp sao suy tử khí, cặp 2 -3 là tượng lời qua tiếng lại của người trong nhà với nhau, cũng như của người trong nhà với những người bên ngoài, là thị phi cãi vã. Đông bắc địa bàn là bát bạch hợp hướng tinh tam bích – Tam bát vi bằng, thuộc ngũ hành mộc, khu vực này có một phần cầu thang và một phần của hồ cá, dùng thủy khí để tăng mộc khí mà khắc chế sơn tinh nhị hắc âm hỏa đới thổ, tuy hóa giải được hung tinh nhị hắc bệnh tật và tượng thị phi cãi vã phá tài, nhưng lại có tác dụng xấu đến người mẹ, người vợ trong nhà, tuy có sự hợp thập sơn tinh 2 và 8 địa bàn. Hướng Khảm (Bắc): Cặp sao 9 – 5, hướng tinh ngũ hoàng là tinh xấu, nhưng đóng ở bản cung Khảm thủy bị khắc và ngũ hoàng tương sinh cho sơn tinh 9 hành kim, nên sự phát tác của ngũ hoàng không lớn. Kết luận: Theo phi tinh huyền không Lạc Việt thì tinh bàn tọa Thìn hướng Tuất là tinh bàn tốt, chủ nhân đinh bình ổn và tài lộc phát triển, nỗi tiếng về văn hóa và tư tưởng gia. Tuy nhiên bên cạnh đó có cái xấu là bị tai tiếng thị phi và tiểu nhân ganh ghét hãm hại. ============================ Cảm ơn Nhidiasinh đã có bài phân tích Huyền Không Lạc Việt giúp tôi. Bởi vì nếu tôi phân tích thì sẽ không khách quan. Nhưng qua bài viết này thì phương Đông có vẻ mệt mỏi . Mặt bếp của tôi đã chọn loại đá granit màu vàng. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì mà Nhidiasinh đã phân tích về phương vị này. Để chắc chắn, ngày mai tôi sẽ gia tăng phương pháp hóa giải ở đây. Phân cung nhà - (Các hình trước phân cung cuộc đất)1 like
-
Năm 2013 có tháng 6 và tháng 12 cưới hỏi tốt cho cô dâu tuổi Mão. tháng 6 có ngày mùng 10, tháng 12 có ngày 15 là tốt. Bạn có thể chọnNếu năm 2014 cưới vào những tháng 1, 6 và 121 like
-
Trung Quốc bị phát hiện bán radar “rởm” Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 4:46 PM - 16/05/2013 Bộ Quốc Phòng Ecuador đã thông báo hủy hợp đồng mua radar giám sát YLC-2V và YLC-18 từ công ty CECT của Trung Quốc. Lý do của việc hủy hợp đồng này được Bộ Quốc phòng Ecuador đưa ra là những radar nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng quá kém, không thể khả năng hoạt động đúng nghĩa của một radar. Cơ quan này cho biết thêm, họ đã nhận được từ CECT 3 triệu USD. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Ecuador sẽ tiếp tục đòi CECT trả lại 36 triệu USD mà nước này đã thanh toán trước đó và đòi thêm 9 triệu USD tiền bồi thường. Radar YLC-2V được quảng cáo rầm trời đã không thể hoạt động, đó có thể coi là sự “sĩ nhục” đối với vũ khí Trung Quốc. Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết, trong vòng 18 tháng tới nước này sẽ mua các hệ thống radar từ quốc gia khác để thay thế cho radar của Trung Quốc đã không hoạt động. Trung Quốc và Ecuador đã ký hợp đồng mua 4 hệ thống radar giám sát tầm xa vào tháng 10/2008. Đây có thể coi là một quyết định mua sắm vội vàng sau khi các máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Columbia trên lãnh thổ Ecuador. Giai đoạn 2010-2011, Ecuador đã nhận từ CECT của Trung Quốc 4 hệ thống radar giám sát YLC-2V, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2012. Tuy nhiên, phía nhà thầu CECT liên tục trì hoãn thời gian đưa hệ thống vào hoạt động. Bộ Quốc Phòng Ecuador đã gia hạn thời gian thêm 6 tháng nhưng mọi chuyện vẫn không tiến triển. Lý do tại sao hệ thống radar YLC-2V không hoạt động sau khi triển khai tại Ecuador vẫn chưa được công bố. Đến tháng 4/2013 giới quân sự Ecuador mới “ngã ngửa” khi họ nhận ra rằng toàn bộ 4 hệ thống radar YLC-2V mà CECT đang lắp đặt đều không có khả năng hoạt động. Trong khi đó, theo quảng cáo rầm rộ từ phía Trung Quốc YLC-2 là loại radar giám sát 3 tọa độ hiện đại có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình F-22 của Mỹ. YLC-2V là loại radar giám sát di động 3 tham số bằng tần S với ăng ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn, radar này được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số MTI với khả năng kháng nhiễu rất tốt. CECT nhà sản xuất của YLC-2V hùng hồn tuyên bố radar này có khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình tối tân F-22 của Mỹ. YLC-2V có khả năng phát hiện máy bay từ cự ly 200 km trong môi trường nhiễu nặng, phạm vi trinh sát trong môi trường không nhiễu 330 km, độ chính xác được giới thiệu tới 300 mét. Tuy nhiên, “cháy nhà ra mặt chuột”, hệ thống radar được quảng cáo rầm trời này lại không thể hoạt động khi xuất khẩu cho Ecuador. Không chỉ mất hợp đồng, bị đối tác đòi bồi thường thiệt hại mà sự thất bại của thương vụ này còn lại một sự “sỉ nhục” đối với vũ khí Trung Quốc. Tham vọng chiếm lĩnh thị trường vũ khí Nam Mỹ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn từ thương vụ này. Trước đó, Peru cũng đã từ chối mua xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-2000 của Trung Quốc. Giá rẻ không còn là thế mạnh của vũ khí Trung Quốc khi mà chất lượng của nó quá kém. Theo Infonet1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Hữu Bạch Hổ I. Những tiêu chí và nguyên tắc trong Phong thủy Lạc Việt Một công trình nghiên cứu khoa học bị lãng quên. Cách đây nhiều thập kỷ, đã có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định rằng: "Trái đất là một sinh thể sống". Kết luận này được đăng tải trên một tờ báo chính thống - Nhưng vì quá lâu, hơn nữa ngày ấy, tôi cũng không quan tâm lắm đến những thông tin loại này, nên không nhớ chính xác nguồn tin. Nhưng kết luận này đã gây ấn tượng trong tôi. Và khi tìm hiểu về Lý học Đông phương với ngành phong thủy, tôi đã rất ngạc nhiên khi Lý học Đông phương đã ứng dụng từ hàng ngàn năm trước quan niệm này. Tổng hợp từ những mảnh vụn trong cổ thư còn lại, Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng: Một trong những sự ứng dụng của ngành Phong thủy Lạc Việt và coi là yếu tố căn bản bao trùm chính là sự vận động của dòng "Khí". Những khái niệm trong phong thủy, như: Thoái khí, thoát khí, suy khí, bế khí, tù khí...vv....đều là những khái niệm mô tả sự vận động , hay thông thoáng của dòng "khí" lưu thông trong nhà. Và nguyên lý coi một ngôi gia như là một sinh thể sống, chính là quán xét nguyên lý vận động của dòng khí ( Tức là chi tiết hơn rất nhiều và đã mang tính ứng dụng, chứ không cần vĩ mô như việc coi "Trái Đất chính là một sinh thể sống" của khoa học gia Hoa Kỳ và ông cũng mới chỉ có tính đặt vấn đề). Sự định nghĩa về "khí", tôi đã xác định trong Phong Thủy Lạc Việt và công bố trong Hội thảo "Phong thủy là khoa học", bạn đọc có thể tham khảo trong chuyên đề: "Hội thảo phong thủy", ngay trong mục Phong thủy của diễn đàn. Ở đây tôi cần xác định rõ ràng và công khai một lần nữa rằng: Sở dĩ tôi cần xác định công khai, minh bạch, chính vì có những sự "phản biện" sau lưng tôi, cho rằng: Cổ thư chữ Hán có định nghĩa về "khí". Nhưng tôi cấn khẳng định rằng: Trong tất cả các cổ thư chữ Hán từ hàng ngàn năm nay, không hề có sự định nghĩa về khái niệm "Khí" nói chung. Mặc dù tôi không thể xem tất cả các sách chữ Hán từ hàng ngàn năm nay có nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng sự mơ hồ khi ứng dụng khái niệm "khí" và những cố gắng tìm hiểu bản chất của "khí" của các nhà nghiên cứu cổ kim từ hàng ngàn năm nay, đã xác định điều này. Trện cơ sở định nghĩa về khí, đối chiếu với những mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt - - sau khi sụp đổ ở miến nam Dương Tử từ hơn 2000 năm trước và ghi nhận trong cổ thư chữ Hán trong quá trình Hán hóa nền văn hiến này - chúng tôi thẩm định và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - thì - những tiêu chí và nguyên tắc cần trong phong thủy Lạc Việt được xác định như sau: I. 1. Cầu thang trong phong thủy Lạc Việt: Diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn đã có bài viết mô tả một cầu thang chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt là phải có tính dẫn khí. Căn cứ theo bài nghiên cứu của Hà Mạnh Hùng - trong Hội thảo Phong thủy, có tựa là: "Khí và mô hình đồng dạng chất lưu" - chúng tôi xác định như sau: Một cầu thang chuẩn về khí phải bảo đảm rằng: Khi đổ nước ở tầng trên cùng thì nước phải chảy theo hàng lang và cầu thang, như một nguồn nước liên tục xuống phía dưới nhà. Với một cầu thang như vậy, mới bảo đảm tính "dẫn khí" lên các lầu trên. Những loại cầu thang model, như: Cầu thang xương cá, hở thành một hoặc hai bên, đều không có tính dẫn khí. Do đó một cầu thanh chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt phải có hai bờ cầu thang. Dưới đây là cầu thang được xây cất theo chuẩn phong thủy Lạc Việt trong nhà của tôi: Đây là một tiêu chí bắt buộc thep Phong thủy Lạc Việt. Nếu không thực hiện tiêu chí này thì các tầng càng cao, càng bị vô hiệu hóa chức năng sử dụng. Vì "khí" không được dẫn lên các tầng trên. Chính sự hài hòa và vận động có tính quy luật của "Khí" mang lại sự sống trong ngôi gia. I.2. Nền nhà phải có tính dẫn khí. Phong Thủy Lạc Việt căn cứ vào sự tổng hợp những mảnh vụn còn sót lại trong cổ thư và lưu truyền trong dân gian, đã xác định rằng: Nền nhà trong cùng một tầng nhà phải bằng phẳng từ đằng trước ra đằng sau, không được phép có sự chênh lệch, tạo những khoảng cao thấp . Do đó, Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn không chấp nhận các kiểu nhà lệch tầng, tạo hồ cá giữa nhà, hoặc khoảng trũng khi vào những căn phòng. Với một nền nhà phẳng từ trước ra sau là điều kiện để dòng khí luân chuyển dễ dàng, tránh được sự bế khí, hay khí tù hãm.. Hình dưới đây chụp từ phòng sau nhà (Nhà tôi có hai phòng mỗi tầng) cho thấy: Nền nhà hoàn toàn bằng phẳng. Tất cả các tầng trong nhà đều được thiết kế như vậy. Còn tiếp1 like
-
2016 Bính Thân hoặc 2017 Đinh Dậu là năm tốt nhất để sinh nhé, các năm khác không nên sinh, muốn có năm tốt nữa phải qua 2022 Nhâm Dần. Sinh 2 con là đủ chuẩn nhà nước và cân bằng rồi. Thân mến.1 like
-
ĐÃ CÓ NGÀY GIÁ RÉT Anh đi về miền gió ấm phương nam Chỉ có em và mùa đông ở lại Gió hiu hắt hoa cải vàng đất bãi Trên hàng cây cơm nguội đã sầu đông Em một mình ở lại với dòng sông Với ròng rã đêm ngày con sóng vỗ Mặt trời vắng mây bay ngoài cửa sổ Biết phương trời thương nhớ phía đâu đâu? Những vì sao thưa thớt ở trên đầu Lá đã rụng lối vào đông xào xạc Muốn giữ lại của mùa đông giá rét Một chút buồn da diết lúc anh xa... Để ngày mai anh trở lại nhà Giữa tiết lạnh tình em anh sẽ biết Nhưng anh về chắc mùa đông đã hết Và mùa xuân nắng đến với muôn hoa Khi anh về em cũng hết cách xa Hết mong nhớ chỉ niềm vui sum họp Giữa nắng ấm làm sao anh biết được Đã có ngày giá rét với chờ mong! (st) ---------------------1 like
-
Hà Nội mùa này sấu chín chưa em Hà Nội mùa này sấu chín chưa em? Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi Nhớ tiếng em cười, hờn ghen bóng gió Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi Trái sấu chia đôi tay và - tay - chấm - muối Chỉ có vậy mà lòng mình bối rối Để bây giờ thèm sấu nhớ tay ai ? Anh muốn tức thì hoá cánh chim bay Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội Cho hai đứa lại xoè tay chấm muối Có sao đâu, dù sấu đã trái mùa!... Hà Nội vào thu vắng những cơn mưa Em hát với Sài Gòn, mưa lâm thâm mái phố Thấm vào anh từng hạt thương, hạt nhớ Hạt sấu nào chín rụng giữa lòng tay!. (st) __________________1 like
-
LÁ ĐỎ Nắng hanh về trên lá bàng đỏ tía Hờn giận chi mà rơi mãi lá ơi Con đường đó, hàng me trần trụi giá băng khi mùa lá cứ đỏ ngời Em nhớ anh nhớ về một mùa lá - đã từng xanh run rẩy - anh không nói lá không chờ đợi nổi lặng lẽ ngả màu đỏ đớn đau Bắt đền anh màu lá của em đâu cái màu lá đã từng xanh nhức nhối lòng em một thời xa nào đó... Anh không nói và thế là lá đỏ Anh không nói và thế là bão tố Anh không nói và thế là tình yêu của em thành lá đỏ suốt đời./. (st) -------------------1 like
-
Anh Whitebear ơi! Tiện thể có bạn Happynewyear hỏi anh về chuyện thi cử, em cũng muốn nhờ anh xem giúp em xem đợt này em có thi qua hết hay không, liệu tháng 6 có lấy được bằng không hả anh? Đợt vừa rồi có một bài em làm ẩu lắm, mà thầy lại thuộc diện khó tính quá nên em lo lắng,sợ không lấy bằng được năm nay, sẽ nhục nhã lắm anh ạ. Tới giờ này mà không hiểu sao vẫn chưa thấy công bố điểm môn này làm em càng khiếp, anh ạ. (Em học Curtin Uni của Aus, ngày tháng năm và giờ sinh của em anh đã biết rồi đấy ạ) Em cám ơn anh nhiều nhá! (Lúc nhờ vả thì sao mà ngọt ngào thế không biết!hihi)1 like