-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/05/2013 in all areas
-
Dây gắm Dây gắm, Dây sót hay Dây mấu - Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.), thuộc họ Dây gắm - Gnetaceae. Mô tả: Dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến hình trái xoan, thuôn dài, mặt tròn trên nhẵn bóng. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón. Hoa đực mọc thành chuỳ; hoa cái mọc thành chùm gồm nhiều vòng, mỗi vòng khoảng 20 hoa. Quả có cuống ngắn, dài 1-5cm, rộng 12-16mm, dày 11-33mm, bóng, mặt ngoài phủ một lớp sáp, khi chín có màu vàng. Hạt to. Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 10-12. Bộ phận dùng: Rễ và dây - Radix et Caulis Gneti. Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Đông Đông Dương, mọc hoang ở rừng núi, leo lên rất cao. Rễ và dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Thành phần hoá học: Hạt chứa 14,2% một chất dầu cố định. Tính vị, tác dụng: Dây gắm (Vương Tôn) có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây có vỏ cho sợi tốt, thường dùng làm dây nỏ, làm chạc hay thừng. Hạt ăn được. Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, sản hậu mòn, giải các chất độc (Ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn); cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét. Rễ gắm còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều. Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn. Liều dùng 15-20g có thể đến 30g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Để chữa thấp khớp, người ta thường phối hợp với các vị thuốc khác ngâm rượu uống. Ở Ấn Độ, dầu hạt dùng xoa bóp trị bệnh tê thấp, thân và rễ hạ nhiệt. Phương thuốc Chí bảo hoàn chữa phong thấp trong Bách gia trân tàng: Rễ gắm, Vỏ chân chim, Cốt toái bổ, Hy thiêm, Ngưu tất, Thạch lựu, mỗi vị 4 lạng, Cẩu tích 8 lạng, Tỳ giải 5 lạng. Lá ké, Quán chúng, mỗi vị 2 lạng 5 đồng cân; các vị sấy khô tán bột làm viên, uống dần với rượu hay nước Gừng hoặc ngâm rượu. Cũng có thể dùng 1/10 lượng trên, sắc uống.1 like
-
Tôi có cảm nhận nghiệp chướng là có thật. Và tính nhân quả là điều không sai. Nhưng có điều tôi không thể coi đây là một lý thuyết mà chỉ là một cảm nhận qua những gì tôi đã nhận thấy trong cuộc đời tối. Tôi kể những câu chuyện này là những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm bằng chính cuộc đời mình. Hy vọng rằng các bạn sẽ chia sẻ.1 like
-
Bệnh gút là một bệnh thường gặp nhất trong bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, là hậu quả của quá trình tăng acid uric trong máu. Điều trị bệnh gút gồm 2 biện pháp chính: điều trị gút cấp và điều trị cơ bản bằng hạ acid uric máu [1, 3, 4, 5]. Bệnh gút thuộc phạm vi của chứng “Thống phong” của y học cổ truyền. Qua thực tế khi làm công tác chỉ đạo tuyến tại các vùng núi cao (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) phát hiện đồng bào dân tộc dùng 3 vị thuốc (dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì) để chữa các bệnh khớp mạn tính trong đó có bệnh gút. Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của bài thuốc trên lâm sàng và khẳng định tính an toàn của thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gút của cao vương tôn” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Chất liệu: Cao vương tôn được bào chế từ vương tôn (dây gắm) 5kg, thiên niên kiện 3kg, ngũ gia bì 2 kg. Liều dùng là 20g/người/ngày chia 2 lần, trong 30 ngày. 2. Đối tượng Trên thực nghiệm: Đối tượng nghiên cứu: trên thực nghiệm là chuột nhắt trắng chủng Swiss 18 - 22g/con và thỏ chủng Newzealand White. Trên lâm sàng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Gút theo tiêu chuẩn của Bennet – Wood năm 1968 thuộc thể phong thấp nhiệt và thể trọc ứ theo y học cổ truyền điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái. 3. Phương pháp Phương pháp nghiên cứu trên thực nghiệm: Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp: xác định LD50 của cao khô vương tôn trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng uống nước cất. Lô trị 1 uống cao vương tôn liều 1,6g/kg (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 4) Lô trị 2 uống cao vương tôn liều 4,8g/kg (gấp 3 lần lô trị 1). Thỏ được uống nước hoặc thuốc trong 4 tuần liền, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Thỏ được theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu các chỉ tiêu: tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận và mô bệnh học (sau 4 tuần) Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, thử nghiệm mở, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 60 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm: N1: 30 bệnh nhân bị gút cấp. N2:30 bệnh nhân bị gút mạn. Bệnh nhân ở cả hai nhóm được uống 20g/ngày, chia 2 lần, uống trong 30 ngày liên tục. Các chỉ tiêu quan sát (lâm sàng, cận lâm sàng) được tiến hành vào ngày đầu tiên vào ngày thứ 30 của đợt điều trị. Cao vương tôn là một bài thuốc được bào chế từ dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì. Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các chỉ số huyết học và sinh hóa của máu thay đổi không có ý nghĩa thống kê, chỉ số Ritchie sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05, chu vi khớp sưng giảm với p < 0,05, acid uric máu giảm ở cả 2 nhóm bệnh gút mạn và gút cấp, qua 30 ngày điều trị chưa thấy các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng. Cao vương tôn an toàn khi sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ acid uric máu ở cả hai nhóm bệnh gút mạn và gút cấp. Đọc thêm Đánh giá an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của cao vương tôn ST http://thuvienykhoa.vn/chi-tiet-tai-lieu/danh-gia-an-toan-va-tac-dung-dieu-tri-benh-gut-cua-cao-vuong-ton/1319.yhoc1 like
-
Sách nào tra ra đoạn này thế: - Con gái đầu sinh năm 2005, Ất Dậu, mạng Tuyền Trung Thủy - Con gái thứ 2 sinh năm 2009, Kỷ Sửu, mạng Tích Lịch Hỏa1 like
-
Ban hỏi hướng thì các bác ấy trả lời hướng, tuy nhiên tôi bổ sung thế này: để chọn được miếng đất ưng ý để làm nhà khó lắm (mới là ứng cái ý của ông chủ nhà thôi) còn nếu để xét phong thủy thì càn nhiều yếu tố khác nữa bạn ạ, vì vậy nếu chỉ chăm chăm đi chọn hướng thì có khi lại đánh mất cơ hội ở cái nhà có hướng không tốt nhưng lại tốt nhiêu thứ khác. Vài nhời lạm bàn, hy vọng bạn hiểu. Chúc gia đình sớm tìm được Đất.1 like
-
Phạm Công Thiện Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Triết học phương Tây Triết học phương Đông Triết học Thế kỷ 20 Tên: Phạm Công Thiện Sinh: 01 tháng 6, 1941 Mỹ Tho, Việt Nam Mất: 08 tháng 3, 2011 (69 tuổi) Houston, Texas Hoa Kỳ Trường phái: Phật giáo Quan tâm chính: Thiền tông Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh[1][2]. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.[4] Mục lục 1 Tiểu sử & sự nghiệp 2 Quan điểm 3 Thơ 4 Tác phẩm 4.1 Thơ, văn, tiểu luận 4.2 Dịch 5 Chú thích 6 Liên kết ngoài Tiểu sử & sự nghiệp Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho Anh là một người anh hùng. Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng Sancrit và tiếng La Tinh.[4] Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.[5] Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" khi chưa được 19 tuổi.[1] Thời kỳ này ông viết nhiều sách về Phật Giáo, dù ông theo đạo cơ đốc[1]. Năm 18 tuổi,(Năm 1964 mới thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh , vậy lúc đó PCT 23 tuổi chứ không phải 18t :http://vi.wikipedia....1n_H%E1%BA%A1nh ) giữ chức giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Về sau ông còn là giáo sư của nhiều trường đại học khác nữa dù chưa bao giờ đi thi tú tài, cũng chưa học một trường đại học nào.[4] Năm 23 tuổi, ông cho ra đời cuốn sách Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền Tông, mà sau đó đã trở nên nổi tiếng. Đến năm 26 tuổi, ông đã có hàng chục cuốn sách triết học, tiểu luận và thơ. Ông cũng khởi xướng và tham gia tranh luận nhiều về đề tài Phật giáo trên các báo Sài Gòn. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần". Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.[1] Từ năm 1966 - 1968, ông là Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies. Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật. Ngày 8/3/2011 (mùng 04 tháng Hai năm Tân Mão), ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 69 tuổi. Quan điểm Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6] Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” [7] “ Việt là gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất cả những câu hỏi và đồng thời tất cả những câu trả lời, tất cả những gì có thể hỏi được và đồng thời tất cả những gì có thể trả lời được trên cuộc đời này, từ thượng cổ đến hiện tại, từ số không đến vô số và vô hạn. Nước Việt Nam đang bị tàn phá đến cùng độ, dân Việt Nam bỗng nhiên và tự nhiên được tính phú cho chịu đựng và thể nhận tất cả nỗi điêu đứng đau đớn cùng cực của thế kỷ XX; năm chục năm cuối cùng của 2.000 năm sau Thiên chúa giáng sinh là thuộc về Mệnh của Việt Nam: tất cả những xáo trộn hỗn mang kinh hoàng nhất của nhân loại đang đập vào người Việt Nam; hố thẳm mở rộng và sâu; máu lửa từ trời đất đổ xuống và vọt lên; tất cả những khám phá vĩ đại nhất của văn hóa loài người từ mấy ngàn năm nay bỗng nhiên và tự nhiên được thể nhận tựu hình tại Việt Nam (Cộng sản và Tư bản; Phật giáo và Thiên chúa giáo, tôn giáo và chính trị, quốc tế và dân tộc, cơ khí và con người, lý thuyết và hành động, truyền thống và cách mạng, thiên mạng và nhân mạng, tự do và nô lệ, bạo động và bất bạo động, chiến tranh và hòa bình, thực tại và ảo tưởng, sự thật và giả tạo, nhập thế và xuất thế, xã hội và tu viện; cá nhân và quần chúng, lý tưởng và tuyệt vọng, mộng và thức, sống và chết). ” —Im lặng hố thẳm Quan điểm về triết học và khoa học: “ Triết lý là hỏi; triết học là hỏi về hỏi; trong chữ triết khi chiết tự, ta thấy có chữ khẩu; khẩu là miệng, miệng dùng để nói; nói là hỏi (và trả lời). Không bao giờ trả lời nếu không ai hỏi. Chỉ trả lời là khi có hỏi đi trước. Triết lý là hỏi; khoa học là trả lời. Khoa học là gì? Đây là câu hỏi: khoa học không thể trả lời câu hỏi này, bởi vì đây là câu hỏi về khoa học; mà bản chất của khoa học là chỉ trả lời; mà trả lời thì chỉ trả lời khi người khác hỏi; khoa học không thể hỏi khoa học, vì hỏi khoa học là phản bội khoa học, là không phải khoa học. Phận sự triết lý là hỏi; phận sự khoa học là trả lời. Người ta thường nói: Hỏi tức là trả lời. Câu ấy có nghĩa là triết lý bao trùm cả khoa học. Triết lý là bóng tối; khoa học là một ngọn đèn cầy yếu ớt; bóng tối vây phủ ngọn đèn, nhưng bóng đèn leo lét bắt đầu chiếu rọi ánh sáng yếu ớt lên không gian. Ánh sáng trả lời bóng tối. Bóng tối kêu gọi ánh sáng; bóng tối hỏi, ánh sáng liền trả lời. Ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ vào bóng tối; ngược lại, bóng tối không thể nhờ vào ánh sáng; vì nếu bóng tối là nhờ vào ánh sáng thì ánh sáng sẽ phá hủy bóng tối và bóng tối sẽ không còn gọi là bóng tối nữa. Bóng tối là bóng tối, nhưng ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ bóng tối; mặt trời chỉ là mặt trời là nhờ nằm trong không gian đen tối vô tận. Triết lý là hỏi. Triết học là hỏi về hỏi. Khoa học là trả lời câu hỏi của triết lý, nhưng không thể trả lời về câu hỏi về câu hỏi; vì nếu trả lời về câu hỏi về câu hỏi, thì sẽ bị triết lý hỏi về câu trả lời của khoa học về câu hỏi về câu hỏi; lúc bấy giờ khoa học lại trả lời nữa; nhưng câu trả lời này lại bị hỏi nữa. Cứ như thế mà đi mãi, từ hỏi đến trả lời, từ trả lời đến hỏi, cho đến vô tận, vô cùng không bao giờ dứt được, áp dụng infinitum. Như thế cả triết lý và khoa học đều rơi vào ngõ cụt, ngõ bí, không lối thoát. ” —Hố thẳm của tư tưởng Thơ Tuy làm thơ ít nhưng Phạm Công Thiện thường coi mình là nhà thơ hơn những nghề khác[8]. Ngôn ngữ trong thơ của ông không có vẻ ngông cuồng như trong tuỳ bút và văn xuôi. Một số bài của ông đựơc yêu thích, như Ngày sinh của rắn, là một bài thơ dài với nhiều đoản khúc. Trích đoạn sau đây: mười năm qua gió thổi đồi tâytôi long đong theo bóng chim gầymột sớm em về ru giấc ngủbông trời bay trắng cả rừng câygió thổi đồi tây hay đồi đônghiu hắt quê hương bến cỏ hồngtrong mơ em vẫn còn bên cửatôi đứng trên đồi mây trổ bônggió thổi đồi thu qua đồi thôngmưa hạ ly hương nước ngược dòngtôi đau trong tiếng gà xơ xácmột sớm bông hồng nở cửa đông rất nổi tiếng và đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc thành bài hát "Tôi đứng trên đồi mây trổ bông". Sau khi nghiên cứu về "Tam giáo đồng nguyên" thì phải "Phá chấp" - tất cả, mọi thứ kể cả Kinh Thánh... viết lằng nhằng, toàn là những thứ nhai đi nhai lại lại một số thành quả nhỏ nhoi của lịch sử mà người khác đã viết và thân xác của họ đã chết cách đó mấy thiên niên kỷ rồi (3.000 năm), sau đó lại "Chấp trong điều độ" nhưng phải sử dụng "bí pháp siêu nhiệm" - nền tảng của nó là học thuyết Âm dương Ngũ hành, để rèn luyện và xây dựng nên "thuộc tính toàn thể" ->>> giải thoát, hết... và cho đến khi Vũ trụ tan rã thì đồng nguyên, nhất thể... và cuộc chơi của Vũ trụ lại bắt đầu 1 chu kỳ mới không còn TA. Cái siêu việt của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là giải quyết được cái vô tận, không giới hạn trong cái hữu hạn do "tính tuyệt đối": hiểu được cái này các loại Kinh thánh vứt hết.1 like
-
Hãi hùng 3 năm bắn chim bị "báo oán" 18 năm đau đớn Khi còn đi học, tôi hoàn toàn không tin Phật, Bồ Tát, Tội, Phước-Đức hay nhân-quả báo ứng gì cả. Tôi cho rằng đây là chuyện của những người mê tín, thiếu học vấn, chứ còn người có học thức thì không tin những việc nầy. Khi còn nhỏ, tôi sống ở tỉnh Quảng Đông. Thời gian đó và ở nơi đó, tôi đã gặp chuyện nhân quả báo ứng mà chính bản thân tôi bị. Trải qua hơn 20 năm vở kịch kinh hoàng nầy mới được diễn xong, máu và nước mắt đã làm tôi tỉnh ngộ, nhận thức của tôi thay đổi 360 đô. Vì không muốn ai dẫm lên vết xe đổ của tôi, tôi xin viết câu chuyện có thật của bản thân mình, để mọi người đừng làm cái việc như tôi đã từng làm, và đây cũng là cũng cách sám hối mà tôi đã thực hành bao năm nay. Năm 1960 vì hoàn cảnh khó khăn, tôi buộc phải nghỉ học khi đang học trung học phổ thông. Từ Quảng Xuyên, tôi trở về quê hương để phụ gia đình làm rẫy. Do còn quá trẻ, nhận thức kém, tôi suốt ngày sống buông lung không có mục đích. Lúc bấy giờ đang là thời kỳ ‘Cách Mạng Văn Hoá’, ở thôn quê gần 10 năm thì mọi tín ngưởng tôn giáo đã bị dẹp sạch hoàn toàn. Thanh thiếu niên lớn lên chỉ tin khoa học, tuyệt đối không được tin Phật, tin Nhân-Quả. Đương nhiên tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Do cuộc sống quá vô vị, tẻ nhạt, tôi nghĩ phải tìm cách giải trí gì đó để kích thích cuộc sống. Vả lại lúc đó vật chất, thực phẩm vô cùng thiếu thốn, thèm thịt còn hơn thèm á phiện nữa, do đó tôi tích cóp tiền trong nhiều năm mua được cây súng hơi. Từ khi có súng, tôi lấy việc bắn chim làm thú vui, bắn được chim tôi liền đem về làm thịt, ăn cho có thêm chất dinh dưỡng. Hai ba năm sau, nhờ bắn chim nhiều nên kinh nghiệm càng dày dạn, tôi trở thành xạ thủ bắn chim có tiếng, Tôi thường nấp vào những đám ruộng hoang, bên rừng cây, hoặc vào trong núi để tìm chim bắn. Chỉ cần nghe thấy chim hót trên cây, tôi liền mò đến và giương súng bắn; trong nháy mắt viên đạn trong nòng súng của tôi đã ghim vào con chim. Máu nó tuôn chảy, nhỏ thấm vào lá cây, một lúc sau mới rớt xuống, nhưng mắt của nó vẫn giương to không chịu nhắm lại. Hình như nó còn luyến tiếc bầu trời trong xanh, cánh rừng tươi mát, đàn con dại trong tổ đang chờ mẹ, cha đi kiếm mồi về, hay là nó không nhắm mắt vì thù hận tôi? Có nhiều khi con chim bị bắn trúng, rơi xuống đất, vẫy cánh yếu ớt vài cái rồi mới chết, lông mao bay tứ tung, máu chảy nhầy nhụa. Có những con chim chỉ bị thương, nó cố dùng chút hơi tàn để chạy trốn; thì tôi đuổi theo ngay, quyết không để nó trốn thoát. Có khi đuổi mệt quá, tôi liền cho nó ăn thêm một viên đạn nữa. Cũng có khi tôi lần mò theo vết máu để tìm, rất nhiều con chim khôn lắm, biết trốn vào cỏ, khi tôi phát hiện ra thì thấy nó đang giẫy giụa, miệng há hốc, máu trong miệng túa ra... Thế mà tôi nào biết thương nỗi thống khổ của nó? Lúc ấy tôi chẳng mảy may động lòng hành động tàn nhẫn của mình, cũng không hề có cảm giác tội lỗi, mà còn cho đó là thú vui nhất trên đời, nên càng ra sức bắn giết. Tôi có thể bỏ cả ngày đi săn lùng chúng mà không thấy mệt mỏi. Vì đã giết quá nhiều chim, cho nên bất luận tôi đi đến đâu, trên tay có cầm súng hay không, tất cả chim muông vừa thấy tôi là tự dưng chúng đều bay mất dạng. Thậm chí, có những đàn chim rất lớn, chúng đang tìm mồi, vừa thấy bóng dáng tôi từ xa là chúng lập tức bay ngay; động tác của chúng vô cùng vội vàng, chẳng những vậy mà chúng còn hốt hoảng kêu la nữa. Do vô minh, tôi không biết rằng do sát khí của mình quá nặng khiến chim muông vừa thấy bóng tôi liền chạy trốn vì quá sợ hãi. Thời gian tôi bắn chim không lâu, chỉ trong khoảng ba năm, từ năm 18 tuổi cho đến năm 20 tuổi, nhưng vì là tay thiện xạ, lại rất say mê, nên số lượng chim trời bị tôi bắn rất nhiều, có ngày bắn được mấy chục con. Không có người thân bên cạnh, người trong làng cũng không ai khuyên bảo, tôi lại càng dấn thân sâu vào tội lỗi. Mãi sau, tôi dần nhận thấy hành động của mình quá tàn nhẫn, tôi mới bỏ việc bắn chim. Một lần nọ, tôi tình cờ gặp được một người bị dân trong làng cho là "gàn dở mê tín" và "côn đồ". Tôi và ông ta cùng đi chung một đoạn đường. ông kể cho nghe một chuyện có liên quan đến báo ứng. Thú thật, lúc ấy những tư tưởng được nhồi sọ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã ăn sâu trong trí nên tôi không một chút tin tưởng vào lời ông. Nhưng, sâu trong tâm khảm tôi, vẫn còn lắng đọng âm hưởng những gì ông nói, tôi thường thấy bất an vì những hành động trước kia của mình. Tôi bắt đầu đi tìm người để thỉnh giáo. Nhưng những người trong làng họ đâu có tin tội phước, đâu có tin Nhân-Quả Báo-Ứng, biết hỏi ai bây giờ? May sao, giữa cánh đồng có một ngôi miếu bị bỏ hoang, trong ngôi miếu ấy có một ông lão ngày ngày lo việc hương khói, tôi liền đến thỉnh giáo. Sau khi nghe tôi kể về những hành động tội ác trước kia của mình, ông suy nghĩ một lúc rồi nói: - Theo chỗ tôi được biết, vấn đề của anh thì nếu đã biết sợ tội ác, thì phải mau chóng quyết tâm sửa lổi lầm, lúc nào anh cũng phải có tâm nguyện: thà chết chớ không làm việc ác nữa, thì mới mong cứu vản bớt việc ác báo sau nầy. Đó chỉ là lý thuyết, nhưng thực tế chẳng hề dể dàng, đơn giản như vậy. Hai năm sau, tôi phát hiện ở hậu môn của mình có năm sáu cục trĩ, nó thường làm cho tôi đau đớn thống khổ vô cùng, nhất là những lúc đi vệ sinh. Trước giờ bệnh trĩ là căn bệnh mà mọi người thường gặp, chỉ cần tìm một vị bác sĩ chuyên khoa thì sẽ chữa bớt ngay. Tôi liền đi mời một vị bác sĩ giỏi về bệnh trĩ đến chữa bệnh. Cách trị liệu của ông ta là dùng một loại thuốc nước có mùi rất thối xoa vào những cục trĩ đó, mục đích để cho thuốc nầy ăn mòn dần dần những cục trĩ. Hàm lượng thạch tín trong thuốc nước của ông rất cao (thạch tín là hợp chất Arsenium, ký hiệu As, màu vàng, vị đắng, rất độc). Mỗi ngày ông đến nhà để thoa thuốc, sau đó mỗi cục trĩ ông châm một cây kim. Nhiều năm lão luyện, tay nghề ông rất giỏi, cộng thêm ông dùng thuốc tê, vì vậy khi châm kim vào tôi không có một chút cảm giác đau đớn. Nhưng khoảng năm giây sau khi châm, tôi thấy trong tim hồi hộp khó chịu, hô hấp bắt đầu khó khăn, thấy trời tối sầm, tình hình không mấy khả quan. - Không được rồi! Bác sĩ!... Tôi dùng hết sức mới nói được mấy tiếng đó, nói xong tôi không còn sức để thở nữa. Lúc ấy trước mắt chỉ là màn đen tối mịt, dù tôi cố mở to mắt cũng không thấy được gì hết, tay chân run rẩy, rung lắc giống như thây ma treo cổ bị gió lùa; tiếp theo là co giật giống như người mắc bệnh kinh phong, cảm giác như bay lơ lửng trong không trung; tâm tôi tuy vẫn tỉnh táo sáng suốt, nhớ rõ từng hành động cử chỉ của mình, nhưng vô cùng khó chịu. Tôi nghe rất rõ tiếng hô hoán của bạn tôi đang đứng bên cạnh để chăm sóc: - Bác sĩ! Không ổn rồi! Anh ta sẽ chết mất! Không cần thoa thuốc nữa! Hãy mau rút kim ra đi! Anh ta la tiếp: - Máu chảy ra nhiều quá kìa, Bác sĩ! Chất độc trong thuốc nước của ông đã xâm nhập vào máu của bạn tôi rồi... Rồi anh ta làm náo động cả lên, cảm giác của tôi lúc đó rất lạ kỳ, tôi thấy hình như có người rót nước vào miệng cho tôi uống... Khoảng nửa giờ sau, tôi dần dần tỉnh lại. Kiểm tra lại, thì đâu có ai cho tôi uống nước lúc đó , và nguyên nhân là do vì muốn bệnh mau lành nên ông bác sĩ đã bỏ hàm lượng thạch tín vào trong nước thuốc khá cao, chất thạch tín theo cục trĩ xâm nhập vào mạch máu, mà mạch máu thì thông với tim, vì vậy mới khó thở khi thoa thuốc . Nhờ phước duyên, tôi đã trở lại từ cõi chết, đây là lần thứ nhất tôi nếm sơ mùi vị của cái chết. Những lỗ kim châm lần này lại là nguyên nhân chính khiến cho sau nầy càng khó chữa trị. Trải qua 18 năm, những lỗ kim vẫn không lành, do trĩ ngoại liền với mạch máu nên những lỗ kim nầy giống như cái ống dẫn máu ra ngoài, do đó máu cứ liên tục chảy ra nhưng chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây. Do lần chữa trị đầu tiên đã mắc sai lầm, nên máu càng ngày càng ra nhiều, lúc bình thường thấy ít ra máu, lâu lâu mới chảy ra vài giọt. Nhưng khi đi đại tiện thì thật kinh hồn. Vừa ngồi xuống, thấy máu chảy ra như nước từ trong người chảy ra qua đường tiểu tiện, máu chảy mạnh giống như lúc bác sĩ châm kim vào. Máu chảy xong , tiếp theo là huyết tương chảy ra thành vòi (huyết tương là chất nước màu vàng của máu sau khi loại bỏ hết huyết cầu). Mỗi ngày tôi phải đi đại tiện một lần, mỗi lần như vậy đồng nghĩa là tôi mất cả một bô huyết tương. Chỉ vài tháng sau, da tôi trắng bạch, tay chân run rẫy, mắt bắt đầu mờ dần. Nhiều người thấy tình cảnh như vậy họ thương quá, ai cũng bảo tôi đi mời bác sĩ về chữa, bằng không hậu quả khó lường được. Tôi lại đi mời một vị bác sĩ giỏi về bệnh trĩ, ông ta là bác sĩ chuyên khoa rất nổi tiếng ở một bệnh viện lớn. ông bảo tôi hãy yên tâm, ông chữa mau và đặc biệt không đau, vì không tiêm chích chỉ thoa thôi. Ông dùng thuốc giã nhuyễn, mỗi ngày thoa lên cục trĩ, cục trĩ sẽ khô và tự rụng. Ông còn bảo đảm chỉ sau một tuần toàn bộ những cục trĩ của tôi đều rụng hết, mà vĩnh viễn không còn chảy máu nữa. Đương nhiên khi nghe vị bác sĩ nổi tiếng hứa như thế, tôi vô cùng vui mừng, đặt hết hy vọng vào ông. Ngờ đâu, ngay đêm hôm đó, tôi rất muốn đi đại tiện. Nó thúc giục giống như bị tiêu chảy vậy. Tôi nhờ người bạn dìu đến nhà vệ sinh, mà hơn nữa tiếng không ra được một chút phân. Trải qua mấy tiếng, càng ngồi lại càng mắc. Tôi cố nhẫn nại ngồi, cho đến khi hai chân không còn cảm giác, đến nỗi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Anh bạn chờ lâu quá đã vào phòng ngủ một giấc, giật mình dậy mới dìu tôi vào phòng ngủ. Nhưng chưa kịp leo lên giường, tôi lại trở ra đi cầu tiếp... Cứ như thế , suốt đêm tôi cứ chạy đi chạy lại liên tục. Thống khổ đến mức chảy nước mắt, toàn thân run lên. Vậy mà sự thống khổ nầy kéo dài liên tục suốt 7 ngày đêm, mà thống khổ của đêm sau lại hơn đêm trước. Trong lúc thống khổ cực độ, tôi ngước mặt lên hỏi ông trời: - Ông trời ơi! Tôi đã phạm tội gì mà phải chịu thống khổ như thế nầy? Dẫu bị như vậy, tôi vẫn chưa tỉnh ngộ đấy là lúc quả báo đến, sự trừng phạt giống như ở địa ngục. Nhưng qua bảy ngày, tôi bỗng dưng dần dần khỏe trở lại, những búi trĩ cũng khô và rụng từ từ, máu không còn chảy nữa, tôi hết sức vui mừng. Nhưng, chỉ 6 tháng sau, bệnh trĩ lại tái phát trở lại, chẳng những thế mà còn phát rất mau, máu cũng bắt đầu chảy ra như trước. Bi kịch tiếp tục tái diễn, tôi lại phải tiếp tục tốn kém tiền bạc để chữa trị Ngày nào cũng chảy máu, thân thể tôi suy nhược đi hẳn, dẫn đến chứng mất máu kinh niên. Các búi trĩ làm tôi vô cùng khó chịu giống như bị lửa thiêu, dao cắt, tôi đau đớn trong từng giây từng phút không lúc nào yên. Biết bao nhiêu vị bác sĩ giỏi, nổi tiếng đều bó tay đành giương mắt nhìn tôi quằn quại trên giường mà không còn biết làm gì cả. Riết tôi cũng bị hội chứng sợ hãi bác sĩ, vì bao nhiêu người chữa thì bệnh cũng không bớt mà còn đau đớn đủ kiểu nên tôi quyết định không chữa trị theo y học nữa. Cũng chính vì quyết định đó nên tôi lại bị điều tiếng thị phi trong làng là trốn tránh lao động (kỳ thực lúc này tôi cũng chẳng còn chút hơi sức để làm việc chi nữa). Thời đó là còn thời kỳ bao cấp, ai nấy cũng phải lao động sản xuất làm ruộng, rẫy nên việc tôi không chịu chữa chạy bác sĩ dấy lên mối nghi hoặc của người dân trong làng. Người thì nói: “Có bác sĩ mà không chịu chữa, vậy rốt cuộc nó bị bệnh thật hay giả?”, người khác thì bồi thêm: “Bệnh trĩ của nó là giả, trốn tránh lao động mới là thật!” Sau đó, trưởng thôn, phó thôn, gọi bác sĩ lấy cớ cùng đến thăm tôi nhưng thật ra để dò la, điều tra. Biết mục đích của họ, tôi vào nhà vệ sinh đại tiện, giống như thường ngày, máu chảy ra cả một đống lớn rồi tôi gọi mọi người vào xem. Trưởng thôn vốn không tin tôi bị bệnh thật, nên vào xem ngay. Vừa nhìn thấy, ông vô cùng kinh hãi thốt lên: “Ôi máu ra nhiều thế này à!” Sau đó, nể lời mọi người khuyên bảo tôi quyết định để ông bác sĩ, được cho là ‘thần tiên giáng thế’, chữa trị thêm một lần nữa. Than ôi, lại thêm một lần nữa, máu vẫn chảy, đau đớn vẫn còn nguyên, ông bác sĩ ‘thân tiên’ cũng đành bó tay rồi lặng lẽ bỏ đi. Có lúc tôi chịu đựng đau đớn hết nổi, tôi khóc than rên la thảm thiết. Trên gò má, nước mắt trộn lẫn mồ hôi chảy ròng ròng, tóc tai bù xù. Tôi bấu chặt quần áo, mền mùng có lúc xé rách, hai chân đạp tấm nệm đến mức rách bươm, chẳng khác chi người điên là mấy. Ai thấy cũng đều lắc đầu thở dài, có nhiều người đã rơi nước mắt khi thấy cảnh thống khổ của tôi. Trong lúc quằn quại trên giường chịu đựng đau khổ, tôi chợt phát hiện ra nếu để mông cao hơn đầu thì sự đau đớn sẽ giảm đi một ít, tức là nằm theo tư thế treo ngược. Tôi nhờ bạn tôi lấy mền gối chồng lên nhau, để lài lài giống như mái nhà,rồi tôi leo lên đó, đầu thấp xuống và nâng cao mông, như thế trồng cây chuối. Tôi không nhớ rõ mình trải qua bao nhiêu ngày đêm như vậy, tôi chỉ nhớ trừ lúc ăn cơm. đi vệ sinh ra, còn suốt ngày luôn sống với tư thế treo ngược kể cả lúc ngủ nghỉ. Rồi đến một ngày, khi đang ở tư thế ‘treo ngược’ như thế, khi máu chảy ra đọng thành vũng rồi thấm vào mền chiếu, nằm trên vũng máu đỏ tươi, tôi thảng thốt nhận ra cảnh tượng đó rất giống những con chim trước kia bị tôi bắn giết, máu của chúng nó cũng chảy rớt xuống những cành, lá cây. Trời ơi! tư thế "treo ngược" của mình với tư thế những con chim bị tôi bắn trước đây không hai không khác. Đây không phải là quả báo nhãn tiền đó sao? Đúng là "Nợ máu phải trả bằng máu, Nhân-Quả công bằng, một sợi tơ cũng không sót ". Cái cảnh tôi đang chịu đựng trong đau đớn đó không phải là hình phạt trong địa ngục đó sao? Tôi bắt đầu tỉnh ngộ ra rằng Tất cả những nỗi đau khổ của con người chẳng phải do ông trời làm ra mà chính là những tư tưởng xấu, hành động ác mà con người đã tạo trong đời này hoặc trong đời trước mới là nguyên nhân con người phải chịu mọi thống khổ trong hiện kiếp. Muốn cải đổi vận mệnh chỉ có một con đường duy nhất là năng làm việc lành, tích chứa âm đức mà thôi. Khi được thấu suốt, tôi đã không còn oán hận những vị bác sĩ đã ‘hại’ mình nữa, ngược lại, tôi lại vô cùng biết ơn họ, vì họ đã giúp tôi sớm trả xong món nợ máu. Nếu họ không chữa sai, có lẽ tôi còn mang bệnh tới già hoặc tiếp đến đời sau tiếp tục trả. Sau khi có nhận thức đứng đắn về cuộc đời, tôi luôn luôn sám hối trong tâm, có lúc sám hối cho đến khi chịu không nổi khóc rống lên mới thôi. Tôi quyết tâm "lấy công chuộc tội". tự nhủ tranh thủ lúc còn trẻ, gấp rút lo tu hành để cải thiện vận mệnh đời mình. Sau đó tôi thường nhờ bạn bè đi mua động vật để phóng sinh, hằng ngày gặp những cơ hội phóng sinh cứu sinh vật là tôi đều không bỏ qua, đồng thời tôi cũng dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ người bệnh tật, nghèo đói. Tôi cũng thường ráng hết sức lực để bí mật đến ngôi đền giữa cánh đồng, lễ bái và cúng thí cho các oan hồn uổng tử ở mười phương, giúp họ được ấm no... Nói ra cũng thật kỳ lạ, từ sau khi tôi bố thí phóng sinh, cơn thống khổ của bệnh trĩ của tôi dần dần giảm thiểu một cách rõ ràng, máu cũng chảy ít hơn, dần dần cách hai ba ngày, rồi đến một tuần mới phát một lần mà không cần tới thuốc men chi cả. Nửa năm sau, bệnh bắt đầu bình phục, người tôi có da thịt trở lại, có thể đi lại mà không cần người dìu như suốt mười mấy năm qua. Tôi càng vui mừng nên ra sức làm việc thiện quanh năm suốt tháng như vậy. Bệnh trĩ từ tám, rồi mười ngày, một tháng, hai tháng mới phát một lần. Đến mùa xuân năm trước nó hết còn chảy máu và cơn đau hết hẳn. Tính ra từ khi phát bệnh cho đến khi lành hẳn hết cả thảy là 18 năm. Bảy năm trước, tôi may mắn được đến Hồng Kông, nhưng còn may mắn hơn nữa là gặp được Phật Pháp. Từ đó niềm tin của tôi đối với Nhân-Quả báo ứng càng thêm kiên cố. Tôi giác ngộ sâu sắc rằng: "Mục đích đời người, chẳng phải là tiền rừng bạc biển, nhà cao cửa rộng, hoặc danh cao chức trọng mới làm rạng rỡ tông phong. Chỉ cần siêng năng làm thiện pháp, tích chứa âm đức, không sát sinh, làm lợi vật lợi người, cửu huyền thất tổ nhờ đó mà được siêu thăng thì ta sẽ không thấy hổ thẹn một đời" Lưu Tâm Bình1 like
-
Kỳ Môn Tổng Yếu Ca Khôi Việt sưu tầm Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng Nhị chí hòan quy nhất Cửu Cung Nhược năng liểu đạt Âm Dương lí Thiên địa đô lai nhất chưởng trung. Hiên Viên Hòang Đế chiến Xi Vưu Trác Lộc kinh niên chiến vị hưu Mộng trung thiên thần thụ phù quyết Đăng đàn trí tế cẩn kiền tu. Long Thần phụ Đồ xuất Lạc Thủy Thể Phụng hàm Thư Bích Vân lí. Nhân mệnh Phong Hậu diễn thành văn, Kỳ Môn Độn Giáp tùng thử thỉ. Nhất thiên bát thập đương thời chế Thái Công trắc vi thất thập nhị. Đãi ư Hán đại Trương Tử Phòng Nhất thập bát cục vi tinh nghệ. Tiên tu chưởng trung bài Cửu Cung Tung hoành Thập Ngũ Đồ kỳ trung. Thứ tướng (chữ Tướng của đại tướng) Bát Quái phân Bát Tiết, Nhất khí thống tam vi chính tông. Âm Dương nhị Độn phân thuận nghịch, Nhất khí Tam Nguyên nhân mạc trắc. Ngũ nhật đô lai tiếp nhất khí, Tiếp khí siêu thần vị chuẩn tắc. Nhận thủ Cửu Cung vi Cửu Tinh Bát Môn hựu tọai Cửu Tinh hành. Cửu Cung phùng Giáp vi Trực Phù Bát Môn Trực Sử tự phân minh. Phù thượng chi Môn vi Trực Sử, Thập Thời nhất dị kham bằng cứ. Trực Phù thường di gia Thời Can Trực Sử thuận nghịch Độn Cung khứ Lục Giáp nguyên hiệu Lục Nghi danh Tam Kỳ tức thị Ất Bính Đinh Dương Độn thuận Nghi, Kỳ nghịch bố, Âm Độn nghịch Nghi, Kỳ thuận hành. Cát môn ngẫu nhĩ hợp Tam Kỳ Vạn sự khai tam, vạn sự nghi. Cánh hợp tung bàng gia kiểm điểm, Dư cung bất khả hửu vi tỳ (vết) Tam Kỳ đắc Sử thành kham Sử Lục Giáp ngộ chi phi tiểu bổ. Ất phùng Khuyển Mã, Bính, Thử Hầu Lục Đinh Ngọc Nữ kỵ Long Hổ. Hựu hữu Tam Kỳ du Lục Nghi Hiệu vi Ngọc Nữ Thủ Môn My Nhược tác âm tư hòa hợp sự Tùng quân đản hướng thử trung thôi. Lục Hợp, Thái Âm, Thái Thường Quân Tam thần nguyên thị Địa Tư Môn Cánh đắc Kỳ Môn tương chiếu huy Xuất môn bách sự tổng hân hân. Thiên Xung, Thiên Mã tối vi quí Thốt nhiên hữu nạn nghi đào tỵ. Đản năng thừa ngự Thiên Mã hành Kiếm kích như sơn bất túc úy. Tam vi Sinh khí, Ngũ vi Tử Thắng tại Tam hề suy tại Ngũ Năng thức du Tam, tỵ Ngũ thời Tạo hóa kiến cơ tu kí thủ. Tựu trung Phục Ngâm vi tối hung Thiên Bồng gia trứ địa Thiên Bồng Thiên Bồng nhược đáo Thiên Anh thượng Tu tri tức thị Phản Ngâm cung. Bát Môn Phản Phục giai như thử Sinh tại sinh hề tử tại tử. Tựu thị hung tú đắc Kỳ Môn Vạn sự giai hung bất kham sử. Tam Kỳ nhập Mộ nghi tế thôi, Giáp nhật na kham nhập Khôn cung Bính Kỳ thuộc Hỏa, Hỏa mộ Tuất Thử thời chư sự bất nghi vi. Cánh kiêm Ất Kỳ lai lâm Lục Đinh Kỳ lâm Bát diệc đồng thì. Thời can lai khắc nhật can thượng Giáp nhật tu tri, thời kỵ Canh. Kỳ dữ Môn hề cộng Thái Âm Tam bàn nan đắc cộng gia lâm. Nhược hòan đắc Nhị diệc vi cát Cử thố hành tàng tất tọai tâm. Cánh đắc Trực Phù, Trực Sử lợi Binh gia dụng sự tối vi quí Thường tùng thử địa kích kì xung Bách chiến bách thắng, quân tu kí Thiên Ất chi thần sở tại cung, Đại Tướng nghi cư Kích đối Xung. Giả lệnh Trực Phù cư Ly vị Thiên Anh tọa thủ kích Thiên Bồng Giáp Ất Bính Đinh Mậu dương thời Thần nhân thiên thượng báo quân tri. Tọa Kích tu bằng (nhờ cậy) thiên thượng Kỳ Âm thời, địa hạ diệc như thử Nhược kiến Tam Kỳ tại ngũ dương Phiến nghi vi khách thị cao cường. Hốt nhiên phùng trứ ngũ âm vị Hựu nghi vi chủ hảo tài tường. Trực phù tiền tam, Lục Nghi vị Thái Âm chi thần tại tiền nhị. Hậu nhất cung vi Cửu Thiên Hậu nhị cung vi Cửu Địa Cửu Thiên chi thượng hảo dương binh Cửu Địa, tiềm tàng khả lập doanh. Phục binh đản hướng Thái Âm vị Nhược phùng Lục Hợp lợi đào hình Thiên địa nhân, phân tam độn danh Thiên Độn, Nguyệt tinh, Hoa Cái lâm, Địa Độn, nhật khứ Tử Vân tế (che lấp) Nhân Độn, đương tri thị Thái Âm Sinh Môn Lục Bính gia Lục Đinh Thử vi Thiên Độn tự phân minh Khai Môn, Ất Kỳ lâm Kỷ vị Thử vi Địa Độn tự nhiên lâm. Hưu Môn Lục Đinh cộng Thái Âm Dục cầu Nhân Độn tại thử trung. Yếu tri Tam Độn hà sở nghi? Tàng hình độn tích kỳ vi mỹ Canh vi Thái Bạch, Bính vi Huỳnh (sao Huỳnh Hoặc, sao Hỏa) Canh Bính tương gia thùy hội đắc? Lục Canh gia Bính, Bạch nhập Huỳnh Lục Bính gia Canh, Huỳnh nhập Bạch Bạch nhập Huỳnh hề tặc tức lai Huỳnh nhập Bạch hề tặc tức khứ. Bính vi bội hề Canh vi cách Cách tắc bất thông, bội lọan nghịch. Lục Quí gia Đinh, Xà Yêu Kiều Lục Đinh gia Quí, Tước Đầu Giang Lục Ất gia Tân, Long Đào Tẩu Lục Tân gia Ất, Hổ Xướng Cuồng Thỉnh quan tứ giả, thị hung thần, Bách sự phùng chi mạc chỉ thỉ. Bính gia Giáp hề Điểu Điệt Huyệt Giáp gia Bính hề Long Phản Thủ Chỉ thử nhị giả thị cát thần, Vi sự như ý Thập Bát Cửu. Bát Môn nhược ngộ Khai Hưu Sinh Chư sự phùng chi giai sấn tình Thương nghi bộ lạp chung tu hoạch, Đỗ hiếu yêu già (đánh úp) cập ẩn hình Cảnh thượng đầu thư tịnh phá trận Kinh năng cầm tặc hữu thanh danh Nhược vấn Tử Môn hà sở chủ? Chỉ nghi điếu tử dữ hành hình. Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Cầm dương tinh Anh, Nhuế, Trụ, Tâm âm tú danh Phụ, Cầm, Tâm tinh vi thượng cát Xung, Nhậm tiểu cát vị tòan hanh Đại hung phùng Bính bất kham sử Tiểu hung Anh, Trụ bất tinh minh Vạn cử vạn tòan công tất thành. Nhược ngộ hưu tù phùng phế một, Khuyến quân bất tất tẩu tiền trình. Yếu thức Cửu Tinh phối ngũ hành, Tu cầu Bát Quái khảo Nghi Kinh Khảm Bồng thủy tinh Ly Anh hỏa Trung cung Khôn Cấn thổ vi doanh Càn Đòai vi Kim, Chấn Tốn mộc Vượng tướng hưu tù khán trọng khinh Dữ ngã đồng hành tức vi ngã Ngã sanh chi nguyệt thành vi vượng Phế ư phụ mẫu, Hưu ư tài. Tù ư Quỷ hề chân bất vọng (càn bậy) Cấp tùng thần hề hoãn tùng môn Tam Ngũ Phản Phục thiên đạo hanh Thập can gia Phù nhược gia Thác Nhập mộ hưu tù cát sự nguy Khởi cung Thiên Ất vô dụng di Thiên Mục vi khách, Địa Nhĩ chủ Lục Giáp thôi hợp vô sai lí Khuyến quân mạc thất thử huyền cơ Động triệt (thấu suốt) Cửu Tinh phụ minh chủ Quan chế kì Môn tắc bất bách (truy bách) Môn chế kì Cung thị bách hùng Thiên Cương tứ trương vô tẩu lộ Nhất Nhị Võng để hữu lộ Tam chí Tứ cung nan hồi tỵ Bát Cửu cao trươnh nhiệm đông tây Tiết khí thôi di thời hậu định Âm dương thuận nghịch yếu tinh thông Tam Nguyên Tích Số thành Lục Kỷ Thiên địa vị thành hữu nhất lí Thỉnh quan ca lí chân diệu quyết Phi thị chân hiền mạc tương dữ. (Không phải bậc chân hiền thì không nên truyền) Kỳ Môn Tổng Yếu Ca thử chung (maithon) KỲ MÔN TỔNG QUYẾT CA 1/ Âm Dương thuận nghịch diệu nan cùng. Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung. Nhược năng liễu đạt âm dương lý. Thiên địa đồ lai nhất chưởng trung. 2/ Tam tài biến hóa tác tam nguyên. Bát quái phân vi bát độn môn. Tinh phù mỗi trục thập can chuyển. Trực sử dương tong Thiên Ất bôn. 3/ Lục Nghi Lục Giáp bản đồng doanh. Tam kỳ tức thị Ất Bính Đinh,. Tam kỳ nhược hợp Khai, Hưu, Sinh. Tiên thị cát môn lợi xuất hành. Vạn sự tòng chi vô bất lợi. Năng tri huyền diệu đắc kỳ tinh. 4/ Trực phù tiền tam Lục Hợp vị. Tiền nhị Thái Ất tự thiết ký. Trực phù hậu nhất vi Cửu Thiên. Hậu nhị chi cung vi Cửu Địa. Đại khả phục nặc, thiên dương binh. Lục Hợp, Thái Âm khả tàng tị. 5/ Cấp tòng thần hề hoãn tòng môn. Tam ngũ phản phục thiên đạo lợi. Dĩ thượng tuy đắc tam kỳ diệu. Bất như cánh đắc Tam kỳ Sứ. 6/ Đắc Sứ do lai vị vi tinh. Ngũ bất ngộ thời tổn quang minh. Dụng sự tu ưu thời khắc nhật. Phản, Phục ngâm cách do bất cát. Yểm tập đào vong tu cách thời. Chiêm kể hành nhân tín khỏi thất. 7/ Đẩu Giáp tam kỳ du Lục Nghi. Thiên Ất hội hợp chủ âm tư. Thảo bộ tu dụng thời hạ khắc. Hành nhân tin túc ngộ Tam kỳ. 8/ Tam kỳ thượng kiến du Lục Nghi. Lục Nghi cánh kiến ngũ dương thì. Kiền hướng Bát môn tam cát vị. Vạn sự khai tam vạn sự nghi. 9/ Ngũ dương tại tiền, ngũ âm hậu. Chủ khách tu tri hữu thịnh suy. Âm hậu ngũ can quân tu trí. Lục Nghi gia trước cánh vô lợi. Lục Nghi hốt nhiên gia tam cung. Tiên nghi kích hình tiên tu ký. 10/ Lục Nghi kích hình, Tam kỳ mộ. Thủ thời cử động khả đạn cụ. Thái Bạch ngập Huỳnh tặc tức lai. Huỳnh nhập Thái Bạch tặc tức khứ. 11/ Bính vi Bột hề, Canh vi cách. Cách tắc bất thông Bột loạn nghịch. Canh gia phục can vi phục can. Nhật gia canh phi can cách. 12/ Canh gia trực phù Thiên Ất Phục. Trực phù gia Canh Thiên Ất phi. Gia Kỷ vi Hình độn thượng cách. Gia Quý lộ trung kiến Đại cách. Gia Nhâm chi thời vi tiểu cách. Hựu hiềm Niên Nguyệt Nhật thời phùng. Đương thử chi thời tối bất cát. Cử động hành sự giai bất nghi. 13/ Bính gia giáp hề Điểu điệt huyệt. Giáp gia Bính hề Long phản thủ. Tân gia Ất hề Hổ xương cuồng. Ất gia tân hề Long đào tẩu. Đinh gia Quý hề Tước đầu giang. Quý gia Đinh hề xà yêu kiều. Phù gia Lục Đinh vi Tướng vị. Thời gia Lục Đinh vi Thủ tinh. Bính Hợp Mậu khai vi Thiên Độn. Địa độn Ất, Hợp nhập Khai cung. Hưu thừa Đinh, Đinh, Ất, Thái Âm: Nhân Thiên cương tứ trương thời gia Quý. 14/ Bồng gia Ương, thượng vi Phản ngâm. Phục ngâm chi thời Bồng gia Bồng. Cát tú phùng cái sự bất cát. Hung tú phùng chi sự dữ hung. Thiên phụ, Xung, Nhậm, Cầm, Tâm: cát. Thiên Bồng, Thiên Nhuế, Ương, Trụ: hung. Âm tú: Thiên Tâm, Ương, Trụ, Nhuế. Dương tinh: Xung, Phụ, Cầm, Nhậm, Bồng. 15/ Thiên cương tứ trương vô tẩu lộ. Âm Dương thuận nghịch diệu vô cùng. Tiết khí suy vi thời hậu định. Nhị chí hoàn hương nhất cửu cung. Tam nguyên siêu tiếp du Lục Nghi. Bát quái thu lưu biến cửu cung. Nhược năng liễu đạt âm dương lý. Thiên địa đồ lai nhất chưởng trung. ****HẾT****1 like
-
Có một vị thuốc gắn với một huyền thoại. Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, một hôm vì qua một bản làng ngựa xe không đi được phải quốc bộ vài dặm, khi dừng chân ở một bản nhà vua không tài nào đi được vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước. Có một già làng tới cầu kiến và tặng nhà vua mấy cân thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Ở nơi hoang vu này các ngự y cũng bó tay bởi cơ số thuốc mang theo đã hết đành cho nhà vua uống thứ thảo dược dân dã này. Lạ kỳ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và tiếp tục hành quân bộ. Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây sót, dây mấu, gắm núi, gấm. Vua bảo vị thuốc quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên nghe sang hơn để mọi người thêm quý trọng. Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho vị thuốc là Vương tôn đằng bởi nó đã chữa khỏ bệnh cho nhà vua. Từ đó dây gắm mang một cái tên vương giả như vậy đó.1 like
-
Chưa đến lúc đó thôi. Đến khi duyên đến sợ không xài hết . Nốt ruồi dưới ngực không phải là tham ăn.1 like