-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/05/2013 in Bài viết
-
Nếu......... ....... không thế quên thì hãy cứ nhớ. Nếu.......... ......... không thể bỏ đi được thì cứ hãy giữ lại bên cạnh mình. Nếu.......... ............ dứt khoát một lần quá khó khăn thì hãy cứ yêu đi yêu lại cho đến khi nào quên được hẳn thì thôi ! Vì ............... .............mỗi lần yêu lại ........... là thêm một lần tình yêu vơi đi một chút.... Không ai có thể xóa sạch kí ức về một người mà mình đã từng yêu. Thứ gọi là "QUÊN" đôi khi chỉ là một sự chấp nhận... Chấp nhận cho những kí ức được ngủ yên... Tôi đã từng chờ một người dù họ ko đến. Tôi đã từng cầm điện thoại chỉ để chờ một tin nhắn không bao giờ đến. Tôi đã từng đi trên những con đường để tìm về quá khứ những kí ức giữa anh và tôi. Tôi ...đã từng khóc nức nở cho một lời nói dối đau lòng. Tôi đã từng gục ngã cho một niềm tin tan vỡ. Tôi đã từng buông xuôi tất cả cho những hy vọng không thành. Tôi đã từng níu kéo tình yêu dù biết nó sẽ rời bỏ tôi đi xa. Tôi đã từng ám ảnh suốt một thời gian dài cho những hoài niệm về quá khứ. Tôi đã từng sống giả tạo để che giấu nỗi đau trong mình. Tôi đã từng yếu đuối vì nghĩ mình không thể mạnh mẽ lên được Tôi đã từng trải qua mất mát nhiều nước mắt và đánh mất nụ cười. Và Không cần phải cố quên đi một người. Nếu trong tim ta bóng hình ấy chưa bao giờ phai nhạt. Có thể chúng ta ở trong nhau bằng một tên gọi khác. ... Bằng những sợi dây vô hình ràng buộc rất riêng… Có những mối quan hệ không thể gọi tên. Nhưng vẫn chứa đựng bên trong những điều thiêng liêng không dễ mất. Vì thế giới của những kẻ yêu nhau là rất chật. Nên lối rẽ nào cũng rất dễ gặp nhau… Dù đã từng gian dối để bầm đau. Để nghẹn ngào môi và tim rung lên khắc khoải. Dù đã cứa vào nhau những cơn đau mãi mãi. Vẫn không giữ nổi tim mình, đập loạn nhịp khi thoáng qua nhau… Tình yêu thật sự có dễ lãng quên đâu. Phải mất bao lâu để quên đi những thói quen yêu thương đã trở thành cuộc sống? Nên nếu đã không thể quên thì cũng không cần phải cố gắng. Chỉ cần để lòng mình thấy thật bình yên… Rồi đến một ngày, có thể tự sẽ quên. Hoặc nhớ mong sẽ đưa tin yêu trở lại. Vì có những điều, dù đổi thay cũng vẫn là mãi mãi. Vì Trái đất tròn, thì yêu nhau xa mấy cũng về lại với nhau…1 like
-
Tác dụng của nước dừa Nước dừa là chất lỏng tinh khiết nhất chỉ đứng thứ hai sau nước tinh khiết và có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết. Nếu dừa được chín các chất lỏng bên trong sẽ cứng lại và trở thành một phần của thịt trắng của dừa. Thay vì bỏ tiền mua đồ ăn vặt không lành mạnh, bạn hãy dành tiền này mua một quả dừa tươi để lấy nước uống ít nhất 3 lần/tuần nhé vì chúng rất có lợi cho sức khỏe tụi mình đấy! Làm đẹp da Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da. Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema. Tăng cường năng lượng Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống năng lượng tuyệt vời. Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu. Sức khỏe tim mạch Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric. Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch. Giảm nguy cơ mất nước Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân. Chưa kể các huyết tương tìm thấy trong nước dừa tương tự như máu của con người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, bye bye nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước. Có lợi cho hệ tiêu hóa Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần). Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần. Giảm cân Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những nhân đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng. Tăng cường hệ miễn dịch Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acid lauric, Chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối. Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể. Liều thuốc kháng vi khuẩn, chống viêm Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có tác dụng kháng vi-rút kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Những đặc điểm này khiến nước dừa có thể trợ giúp điều trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chúng là thức uống giàu dinh dưỡng đã được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, và mức cholesterol. Chúng cũng giúp nâng cao mức năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người. Ngoài ra, nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho chúng mình bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, bệnh tả, bất thường về tiết niệu, thận có vấn đề trục trặc, da khô ngứa và giảm nếp nhăn. Những tác dụng phụ của nước dừa? Nước dừa tươi là một trong những thức uống tự nhiên vô trùng nhất trên trái đất. Nó không có tác dụng phụ nào, trừ một số nhân dễ có phản ứng dị ứng. Nó được coi là thứ nước an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Mua và uống nước dừa như thế nào? Nước dừa có sẵn trong lon hoặc chai ở nhiều cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên bạn nên tìm mua dừa tươi nhé. Khi mua dừa tươi, bạn hãy chọn những quả dừa có vỏ màu xanh lá cây, hoặc những trái dừa có một số đốm nâu sáng vì đây là những quả có chứa nhiều nước. Khi sử dụng dừa tươi, bạn nên cố gắng uống nước càng sớm càng tốt vì các chất dinh dưỡng này có trong trái dừa tươi có thể bắt đầu tiêu tan ngay sau khi được tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng hết, thì cũng có thể cho vào chai thủy tinh và để nó trong tủ lạnh từ 10 đến 12 giờ. Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magie trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền. Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi. Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng Vitamin C đủ cho yêu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cả chiến tranh Việt Nam. Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải có tẩm 1 loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng. Ở Phillipines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và “nước cái” (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu tổng thống Phillipines Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư. Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh. Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gãy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác. Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh: - Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống. - Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả. - Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống. - Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận. - Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống. - Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). - Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại. - Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt. - Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng. Lưu ý: - Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất. - Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa; nếu người đang có bệnh thì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh… - Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. - Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối. Tại sao nên uống nước dừa khi bầu bí? - Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp tăng tiết nước tiểu, và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. - Với lượng chất béo bằng 0, nước dừa được xem là nguồn khoáng chất không cholesrerol cho cơ thể. Nó phù hợp để giải khát suốt 4 mùa và là gợi ý lý tưởng cho nhóm thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì. - Nước dừa chứa nhiều kali. Chất kali trong nước dừa có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất hữu ích với những thai phụ mắc chứng huyết áp cao. - Nước dừa là nguồn cung cấp dồi dào chất điện giải. Giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, khiến cơ thể phục hồi nhanh và cũng an toàn cho những thai phụ mắc chứng tiêu chảy. - Nước dừa dồi dào chất xơ; magiê; clo; natri; mangan; canxi; vitamin B2, C; một lượng đường và protein tự nhiên. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này. - Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. - Nước dừa cũng rất tốt cho bà mẹ đang cho con bú. Theo benhvathuoc.com1 like
-
Chữ bùa trên tranh thờ của người Sán Dìu Chữ bùa trên cục đá ở đền Hùng Có sự hao hao giống nhau về cấu trúc giữa hai chữa bùa.1 like
-
Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu, Tuyên Quang Nguồn: Báo Tuyên Quang Trong truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán mang bản sắc riêng. Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu - một nghệ thuật dân gian độc đáo. Dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 12.000 người, tập trung chủ yếu ở huyện Sơn Dương. Dân tộc Sán Dìu còn có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó tranh thờ là nghệ thuật dân gian được nhân dân lưu giữ như vốn cổ quý báu của mình. Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu có từ rất lâu, không rõ người sáng tác. Những bức tranh thờ cổ hiện nay chỉ được một số gia đình ở xã Thiện Kế, Sơn Nam (Sơn Dương) lưu giữ. Ông Bàng Văn Lục, thôn Thiện Phong, xã Thiện Kế (Sơn Dương), người có bộ tranh thờ cổ độc đáo. Màu của tranh được làm từ các loại cây, đất có sẵn ở thiên nhiên rất bền màu. So với các bộ tranh thờ khác, bộ tranh của ông Lục lưu giữ có thời gian lâu nhất. Những thầy cúng khi đi thực hành nghi lễ thường có nhiều dụng cụ như: Tượng Thích Ca, rồng bằng đồng, cây tích trượng, lệnh bài… và bao giờ cũng có tranh thờ. Sự hiện diện của các hình tượng trong tranh thờ tượng trưng cho các nhân vật tồn tại trong trí tưởng tượng về thế giới tâm linh của con người. Việc hành lễ của các thầy cúng đồng nghĩa với sự tồn tại của tranh thờ. Dân tộc Sán Dìu còn có tranh Thánh, bộ Tam Đàn. Tranh Thánh được dùng làm ma cho thầy cúng. Sau một thời gian thầy cúng qua đời, gia đình tổ chức lễ cúng, trong buổi lễ được sử dụng tranh Thánh. Bộ Tam Đàn dùng để treo ở bàn thờ Thánh, với ý nghĩa để bảo vệ cho con cháu thầy cúng. Ông Trần Văn Thắng, thôn Cao Đá, xã Sơn Nam (Sơn Dương) cho biết: Qua những bức tranh ấy, với những nét vẽ giản dị và gần gũi, có thể hình dung một cách cụ thể về những vị thần, vị thánh và Phật mà họ thường ngưỡng vọng. Quan niệm của dân tộc Sán Dìu, thế giới có 3 tầng: Tầng trên là thế giới của tổ tiên, các vị thần đức cao, vọng trọng; tầng giữa là nơi người trần mắt thịt tồn tại với hiện thân là con người; tầng dưới là thế giới âm phủ, địa ngục. Tranh thờ của dân tộc Sán Dìu phản ánh sinh động thế giới quan, thời gian trải rộng từ quá khứ tới hiện tại, từ ảo đến thực. Trước kia, giấy vẽ tranh thờ là loại giấy dó thủ công khá dày, loại giấy rất dai và bền. Giấy có màu nâu, bản rộng nên dễ vẽ và thể hiện màu sắc. Hiện nay ở tỉnh ta không còn nghệ nhân sáng tác tranh thờ mà chỉ có những người chép lại tranh cổ. Các bức tranh thờ sau này đều được sao chép lại theo kiểu truyền thống. Giấy vẽ và màu sắc đến nay đã có những thay đổi. Cách đây khoảng hơn 10 năm, tranh thường được vẽ trên giấy của vỏ bao xi măng, chất liệu này thường dai, chịu đựng được thời tiết nóng ẩm của khí hậu miền Bắc và có màu gần với màu của giấy dó. Trong khoảng 1, 2 năm trở lại đây, tranh thờ bắt đầu được vẽ nhiều trên vải. Người ta sử dụng phẩm màu để vẽ, đồng thời sử dụng công nghệ in hiện đại nhằm tạo ra các bức tranh có màu sắc sặc sỡ và tươi mới. Như vậy, cách làm tranh thờ đã có một quá trình phát triển không ngừng, từ cổ xưa đến hiện tại, từ cách làm thủ công đến hiện đại. Tuy nhiên, tranh thờ của dân tộc Sán Dìu vẫn giữ được bản chất và cái “hồn” của người Sán Dìu. Để giữ được nghệ thuật dân gian độc đáo của dân tộc Sán Dìu ở tỉnh ta nói chung và ở huyện Sơn Dương nói riêng, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của dân tộc mình. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa chuyên sâu về dân gian các dân tộc. Tích cực mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn qua nhiều hình thức như tổ chức lễ hội, triển lãm, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng… nhằm quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đã được hình thành từ lâu. Đồng thời, loại bỏ những sản phẩm văn hóa tiêu cực hoặc có mầm mống tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những hoạt động trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam cần được lan tỏa, phổ biến rộng rãi để trở thành hoạt động văn hóa thường niên. Các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh cũng cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm với việc tổ chức các hoạt động trong ngày hội này.1 like
-
Văn Minh Inca
hạ vũ liked a post in a topic by Thiên Đồng
Bí ẩn 10 tàn tích văn minh Inca Nền văn minh Inca sụp đổ nhưng những di tích đồ sộ vẫn đứng mãi với thời gian. Nền văn minh Inca phát triển huy hoàng ở vùng cao nguyên Peru vào đầu thế kỷ 13. Bắt đầu từ năm 1438, người Inca đã đi chinh phục những vùng đất bao quanh thủ đô Cuzco, tạo nên một đế chế hùng mạnh tại khu vực Trung và Nam Mỹ. Sự có mặt của những kẻ xâm lược Tây Ban Nha trên vùng đất này vào năm 1532 đánh dấu sự kết thúc của một đế chế phát triển nhưng sớm lụi tàn. Nền văn minh cổ xưa lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại những di tích đổ vỡ nhưng đồ sộ của những người chinh phục năm nào. 1. Moray Moray là một khu vực ruộng bậc thang rộng lớn được cho là nơi nghiên cứu các ứng dụng trong nông nghiệp của người Inca trên dãy Andes. Người dân Inca đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu sự thay đổi của khí hậu đối với vụ mùa. Phần ruộng bậc thang cao nhất nằm ở độ cao 150 mét và từ bậc thấp nhất tới bậc cao nhất có độ chênh lệch lên tới 15 độ C. 2. Winay Wayna Khu di chỉ Winay Wayna được xây dựng trên triền đồi, nhìn ra con sông Urubamba. Đây là điểm dừng chân cho rất nhiều du khách trong cuộc hành hương về thánh địa Macchu Picchu huyền thoại. Tổ hợp kiến trúc bao gồm những ngôi nhà cao thấp khác nhau nối bởi các cầu thang và đài phun nước. Bên cạnh nhà là các ruộng lúa màu mỡ. 3. Coricancha Coricancha hay còn gọi là Inti Kancha (Đền thờ mặt trời) nằm ở thủ đô Cuzco, Peru, là một trong những đền thờ quan trọng nhất của đế chế Inca. Tường và sàn đền thờ được phủ một lớp vàng mỏng và trong sân là rất nhiều bức tượng vàng. Giống như các phế tích khác, Coricancha bị người Tây Ban Nha và động đất tàn phá nhưng bức tường vẫn đứng sừng sững đến ngày nay. 4. Llactapata Nằm ở độ cao 2.840 so với mực nước biển, Llactapata có nghĩa là “thị trấn cao”, nằm ở Quechua, trên dãy núi Andes. Đây là nơi được sử dụng để lưu giữ những nông sản của người Inca. Để xóa dấu vết của con đường Inca đến với các khu định cư của người dân, một người Inca đã đốt đi rất nhiều phần của Llactapata. Sự hy sinh này đã giúp cho các khu định cư Inca không bao giờ bị người Tây Ban Nha phát hiện ra. 5. Isla del Sol Isla del Sol (Đảo mặt trời) là một hòn đảo đá nằm ở phía Nam của hồ thần thánh Titicaca. Theo truyền thuyết Inca, đây là vùng đất đầu tiên xuất hiện trên thế giới sau trận Đại hồng thủy và mặt trời mọc lên từ hòn đảo này để tỏa sáng khắp thế gian. Cho rằng đây là nơi sinh ra thần mặt trời, người dân Inca xây rất nhiều công trình tôn giáo thờ cúng trên đảo, nổi tiếng nhất là Chicana. 6. Sacsayhuaman Sacsayhuaman là một quần thể kiến trúc có tường bao quanh, nằm ở thành phố Cuzco. Theo người Inca, Cuzco có hình dáng như một con báo, loài vật biểu tượng của đế chế Inca. Rốn của con báo nằm ở quảng trường chính, dòng sông Tullumayo làm nên sống lưng báo và vùng đồi nơi xây dựng Sacsayhuaman chính là đầu con báo. Có tới ba bức tường song song được dựng lên bằng đá với kích cỡ khổng lồ và được ghép kín tới độ một tờ giấy cũng không thể chui lọt qua những kẽ đá. 7. Pisac Pisac, trong tiếng của người dân Inca có nghĩa là “chim đa đa”. Người Inca có truyền thống bắt buộc các ngôi nhà trong thành phố phải xây theo hình chim, thú và đó là lý do vì sao Pisac được xây dưới hình dáng chim đa đa. Tàn tích cổ này bao gồm thành cổ, đền thờ tôn giáo, các giếng nước, nhìn ra thung lũng thần thánh, nằm giữa dãy núi Salkantay huyền thoại. 8. Choquequirao Nằm giữa biên giới Cuzco và Apurimac, Choquequirao trong tiếng Inca có nghĩa là “chiếc nôi bằng vàng), nằm cách mặt nước biển tới 3.085 mét. Khu di tích này bao gồm 180 bậc đá lớn, và chỉ có thể vào bằng cách đi bộ hoặc đi ngựa. 9. Ollantaytambo Trong thời kỳ đế chế Inca, Ollantaytambo là chốn nghỉ ngơi hoàng gia của vị vua Pachacuti, người đã xây dựng thị trấn cũng như các khu thờ cúng lớn nhất Peru. Khi bị thực dân Tây Ban Nha đánh chiếm, Ollantaytambo trở thành một trong những nơi cố thủ quan trọng của Inca và ngày nay trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua trên lộ trình Inca. 10. Machu Picchu Di tích đẹp và ấn tượng nhất của nền văn minh Inca trên thế giới chính là Machu Picchu. Thành phố cổ thần thánh được phát hiện năm 1911 bởi Hiram, một nhà sử học Hawaii sau hàng thế kỷ bị bỏ quên trong thung lũng Urubamba. Machu Picchu được mệnh danh là “thành phố bị đánh mất của Inca” được bao bọc bởi rất nhiều khu đất trồng trọt rộng lớn với nhiều sông suối tự nhiên phục vụ việc tưới tiêu, các đền thờ, khu định cư Inca. Ngày nay, Inca trở thành một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Peru. Hiền Trang (TH)1 like -
Phạm Công Thiện Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Triết học phương Tây Triết học phương Đông Triết học Thế kỷ 20 Tên: Phạm Công Thiện Sinh: 01 tháng 6, 1941 Mỹ Tho, Việt Nam Mất: 08 tháng 3, 2011 (69 tuổi) Houston, Texas Hoa Kỳ Trường phái: Phật giáo Quan tâm chính: Thiền tông Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh[1][2]. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.[4] Mục lục 1 Tiểu sử & sự nghiệp 2 Quan điểm 3 Thơ 4 Tác phẩm 4.1 Thơ, văn, tiểu luận 4.2 Dịch 5 Chú thích 6 Liên kết ngoài Tiểu sử & sự nghiệp Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho Anh là một người anh hùng. Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng Sancrit và tiếng La Tinh.[4] Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.[5] Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" khi chưa được 19 tuổi.[1] Thời kỳ này ông viết nhiều sách về Phật Giáo, dù ông theo đạo cơ đốc[1]. Năm 18 tuổi,(Năm 1964 mới thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh , vậy lúc đó PCT 23 tuổi chứ không phải 18t :http://vi.wikipedia....1n_H%E1%BA%A1nh ) giữ chức giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Về sau ông còn là giáo sư của nhiều trường đại học khác nữa dù chưa bao giờ đi thi tú tài, cũng chưa học một trường đại học nào.[4] Năm 23 tuổi, ông cho ra đời cuốn sách Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền Tông, mà sau đó đã trở nên nổi tiếng. Đến năm 26 tuổi, ông đã có hàng chục cuốn sách triết học, tiểu luận và thơ. Ông cũng khởi xướng và tham gia tranh luận nhiều về đề tài Phật giáo trên các báo Sài Gòn. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần". Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.[1] Từ năm 1966 - 1968, ông là Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies. Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật. Ngày 8/3/2011 (mùng 04 tháng Hai năm Tân Mão), ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 69 tuổi. Quan điểm Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6] Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử, không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” [7] “ Việt là gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất cả những câu hỏi và đồng thời tất cả những câu trả lời, tất cả những gì có thể hỏi được và đồng thời tất cả những gì có thể trả lời được trên cuộc đời này, từ thượng cổ đến hiện tại, từ số không đến vô số và vô hạn. Nước Việt Nam đang bị tàn phá đến cùng độ, dân Việt Nam bỗng nhiên và tự nhiên được tính phú cho chịu đựng và thể nhận tất cả nỗi điêu đứng đau đớn cùng cực của thế kỷ XX; năm chục năm cuối cùng của 2.000 năm sau Thiên chúa giáng sinh là thuộc về Mệnh của Việt Nam: tất cả những xáo trộn hỗn mang kinh hoàng nhất của nhân loại đang đập vào người Việt Nam; hố thẳm mở rộng và sâu; máu lửa từ trời đất đổ xuống và vọt lên; tất cả những khám phá vĩ đại nhất của văn hóa loài người từ mấy ngàn năm nay bỗng nhiên và tự nhiên được thể nhận tựu hình tại Việt Nam (Cộng sản và Tư bản; Phật giáo và Thiên chúa giáo, tôn giáo và chính trị, quốc tế và dân tộc, cơ khí và con người, lý thuyết và hành động, truyền thống và cách mạng, thiên mạng và nhân mạng, tự do và nô lệ, bạo động và bất bạo động, chiến tranh và hòa bình, thực tại và ảo tưởng, sự thật và giả tạo, nhập thế và xuất thế, xã hội và tu viện; cá nhân và quần chúng, lý tưởng và tuyệt vọng, mộng và thức, sống và chết). ” —Im lặng hố thẳm Quan điểm về triết học và khoa học: “ Triết lý là hỏi; triết học là hỏi về hỏi; trong chữ triết khi chiết tự, ta thấy có chữ khẩu; khẩu là miệng, miệng dùng để nói; nói là hỏi (và trả lời). Không bao giờ trả lời nếu không ai hỏi. Chỉ trả lời là khi có hỏi đi trước. Triết lý là hỏi; khoa học là trả lời. Khoa học là gì? Đây là câu hỏi: khoa học không thể trả lời câu hỏi này, bởi vì đây là câu hỏi về khoa học; mà bản chất của khoa học là chỉ trả lời; mà trả lời thì chỉ trả lời khi người khác hỏi; khoa học không thể hỏi khoa học, vì hỏi khoa học là phản bội khoa học, là không phải khoa học. Phận sự triết lý là hỏi; phận sự khoa học là trả lời. Người ta thường nói: Hỏi tức là trả lời. Câu ấy có nghĩa là triết lý bao trùm cả khoa học. Triết lý là bóng tối; khoa học là một ngọn đèn cầy yếu ớt; bóng tối vây phủ ngọn đèn, nhưng bóng đèn leo lét bắt đầu chiếu rọi ánh sáng yếu ớt lên không gian. Ánh sáng trả lời bóng tối. Bóng tối kêu gọi ánh sáng; bóng tối hỏi, ánh sáng liền trả lời. Ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ vào bóng tối; ngược lại, bóng tối không thể nhờ vào ánh sáng; vì nếu bóng tối là nhờ vào ánh sáng thì ánh sáng sẽ phá hủy bóng tối và bóng tối sẽ không còn gọi là bóng tối nữa. Bóng tối là bóng tối, nhưng ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ bóng tối; mặt trời chỉ là mặt trời là nhờ nằm trong không gian đen tối vô tận. Triết lý là hỏi. Triết học là hỏi về hỏi. Khoa học là trả lời câu hỏi của triết lý, nhưng không thể trả lời về câu hỏi về câu hỏi; vì nếu trả lời về câu hỏi về câu hỏi, thì sẽ bị triết lý hỏi về câu trả lời của khoa học về câu hỏi về câu hỏi; lúc bấy giờ khoa học lại trả lời nữa; nhưng câu trả lời này lại bị hỏi nữa. Cứ như thế mà đi mãi, từ hỏi đến trả lời, từ trả lời đến hỏi, cho đến vô tận, vô cùng không bao giờ dứt được, áp dụng infinitum. Như thế cả triết lý và khoa học đều rơi vào ngõ cụt, ngõ bí, không lối thoát. ” —Hố thẳm của tư tưởng Thơ Tuy làm thơ ít nhưng Phạm Công Thiện thường coi mình là nhà thơ hơn những nghề khác[8]. Ngôn ngữ trong thơ của ông không có vẻ ngông cuồng như trong tuỳ bút và văn xuôi. Một số bài của ông đựơc yêu thích, như Ngày sinh của rắn, là một bài thơ dài với nhiều đoản khúc. Trích đoạn sau đây: mười năm qua gió thổi đồi tâytôi long đong theo bóng chim gầymột sớm em về ru giấc ngủbông trời bay trắng cả rừng câygió thổi đồi tây hay đồi đônghiu hắt quê hương bến cỏ hồngtrong mơ em vẫn còn bên cửatôi đứng trên đồi mây trổ bônggió thổi đồi thu qua đồi thôngmưa hạ ly hương nước ngược dòngtôi đau trong tiếng gà xơ xácmột sớm bông hồng nở cửa đông rất nổi tiếng và đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc thành bài hát "Tôi đứng trên đồi mây trổ bông". Sau khi nghiên cứu về "Tam giáo đồng nguyên" thì phải "Phá chấp" - tất cả, mọi thứ kể cả Kinh Thánh... viết lằng nhằng, toàn là những thứ nhai đi nhai lại lại một số thành quả nhỏ nhoi của lịch sử mà người khác đã viết và thân xác của họ đã chết cách đó mấy thiên niên kỷ rồi (3.000 năm), sau đó lại "Chấp trong điều độ" nhưng phải sử dụng "bí pháp siêu nhiệm" - nền tảng của nó là học thuyết Âm dương Ngũ hành, để rèn luyện và xây dựng nên "thuộc tính toàn thể" ->>> giải thoát, hết... và cho đến khi Vũ trụ tan rã thì đồng nguyên, nhất thể... và cuộc chơi của Vũ trụ lại bắt đầu 1 chu kỳ mới không còn TA. Cái siêu việt của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là giải quyết được cái vô tận, không giới hạn trong cái hữu hạn do "tính tuyệt đối": hiểu được cái này các loại Kinh thánh vứt hết.1 like
-
Tài liệu tham khảo: ============= Tướng người trường thọ - Lông mày phối hợp thích nghi với râu và tóc, càng về già càng dài lại là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, dưới 30 tuổi mà lông mày đột nhiên dài ra một cách bất thường lại là chứng yểu mạng - Tai có Luân Quách rõ ràng, lớn và dầy, rắn chắc, sắc tươi nhuận - Sống mũi ( Phần Niên thượng, Thọ thượng ) đầy và có thịt - Nhân trung sâu và rộng - Răng chắc chắn - Tiếng nói rõ ràng, vang dội - Thần khí sung túc Ngoài ra, những dấu hiệu sau đây cũng liên quan khá mật thiết tới việc giải đoán thọ mạng - Cổ phía dưới có thêm lớp da trễ xuống vai ( trường hợp khí người đứng tuổi và mập ). - Nếu là lộ hầu thì âm thanh phải trong trẻo và cao - Xương Lưỡng quyền vững vàng và ăn thông lên ngang phía - Xương hai bên đầu phía trên và sau tai nổi cao rõ rệt - Ngũ nhạc đầy đặn và đúng cách tục - Đến tuổi trung niên ( khoảng ngoài 30 tuổi ) Tai mọc lông dài hoặc Lông mày bắt đầu mọc dài và sắc thái tươi nhuận - Lưng rộng, bụng dầy -Tai thật dày, trán thật cao, hoặc trán thấp mà vuông vắn. -Hai chân mày mọc dài vượt ra khỏi đuôi con mắt. -Trong lỗ tai có mọc lông. -Hai bên thùy châu của tai chầu vào hai bên miệng. -Mũi cao và buông thẳng xuống như buồng mật treo, không vặn vẹo. -Tiếng nói oang oang, rõ ràng, trong trẻo, không ngập ngừng. -Ngủ không mở mắt, hơi thở phì phò, sảng khoái. -Tính hạnh ôn hoà, không hấp tấp. -Cổ ngay ngắn, có nọng ở gần vai, không giống cổ cò và không lộ hầu. -Da đầu thừa thãi, nhăn nheo, không bị căng thẳng. -Xương hai bên gò má vượt khỏi mái tóc (lưỡng quyền cao). -Mắt sáng và trong. Con người đen kịt như sơn, không lờ đờ mà cũng không lơ láo. -Đằng sau gáy có trẩm, là khúc xương mọc ngang nổi cục như bàn tay úp. -Răng đầy đủ 32 chiếc, ngay ngắn, không thưa thớt và không nhọn như răng chuột. -Lưng dài, rộng và đầy đặn, không có rãnh. -Đi đứng vững vàng, tề chỉnh, không ngả nghiêng như say rượu, không lủi như con cuốc (hong bít con cuốc là con gì?) -Ăn uống không vội vàng, hấp tấp. -Khi giận thì nét mặt phừng phừng, nhưng không tái xanh hay run sợ. Vững thần khí. Người có đầy đủ tất cả các điều kiện kể trên chắc chắn là tướng trường thọ trong trường hợp bình thường. Tướng người non yểu Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm sau đây : - Lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất ( chẳng hạn sợi thô vàng, sắc khô héo ), Lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo. -Tai nhỏ, úp xuống phía trước mặt, Tai quá mềm và sắc không xạm, tai quá mỏng, nhĩ căn bạc nhược. -Mũi gãy khúc, Sơn căn gập xuống, Chuẩn đầu nhỏ nhọn, khiến mũi trở thành liệt thế. -Đầu nhỏ, cổ dài, trán nhỏ nhọn và nổi gân xanh, thiếu niên mà đi hoặc ngồi co đầu rụt cổ. -Nhân trung ngắn nông cạn -Tiếng nói đứt đoạn, giọng nói gấp mà hời hợt như người thiếu hơi, âm điệu buồn tẻ như người không có sinh khí.< -Ánh mắt đờ đẫn như kẻ si ngốc hoặc người ngái ngủ, ngồi thì lưng như gục ngã, đứng nhìn thì chân không có gân cốt, đi thì thân hình xiêu vẹo, bước chân thiếu vững vàng. Tất cả những dạng thức trênđều là biểu hiện của “Thần suy nhược, hôn ám đoản xúc” nên không thể nào sống quá 50 tuổi. Bởi lẽ đó, có người tuy về hình tướng rất đẹp đẽ phương phi mà chết yểu chỉ vì khí chất không quân xứng. Ngoài cách cục tổng quát về non yểu kể trên , tác giả Phong Vân Tử trong cuốn Giám nhân thuật còn liệt kê một vài hạn tuổi non yểu với một số hiệu đặc biệt rất dễ nhận xét như sau : -Tiếng nói ngập ngừng, đứt quãng. Chưa nói đã thở như kẻ thiếu hơi. -Chưa nói đã đổi sắc mặt. Mặt thường tái xanh, ngơ ngơ, ngáo ngáo. -Sắc diện như hoa đào, nũng nịu, e thẹn như kiểu đàn bà. -Tiếng nói thất thanh, khi thì ồ ồ, re ré như lệnh vỡ, lúc lí nhí như tiếng yến oanh. -Thân thể dài rộng, nhưng lưng lại ngắn và mỏng, giữa sống lưng có rãnh sâu. -Người nhỏ thó mà chân lại tọ Người cao lớn mà lưng lại mềm như bún. -Đi đứng chẳng vững vàng, giống như chim se sẻ nhảy, ngả nghiêng, chúi đầu, vung vẩy. -Thân thể mập mạp mà da lại căng như mặt trống. -Chân mày mọc thấp trùm mí mắt. Trán thấp, hẹp và nhọn hoắt. -Sơn căn bị gãy, đầu mũi lép và nhọn mỏ chim. -Mình thì to mà đầu thì nhỏ như gáo dừa, cổ ngẳng và lộ hầu. -Ngủ mở mắt há miệng, hai chân duỗi thẳng, ngửa mặt như xác chết. a ) Chết yểu trong vòng 10 tuổi trở lại : Phàm tướng người non yểu trong tuổi trên được thể hiện qua đầu và trán nhỏ quá mức so với thân mình , trán nổi gân xanh quá rõ rệt , phía sau đầu xương bị lõm xuống b ) Chết yểu trong vòng 20 tuổi trở lại : Tác người lớn con mà đầu lại nhỏ bé cộng thêm với tiếng nói quá nhỏ là tướng khó sống qua năm 15 tuổi . Tai mỏng như giấy , nhĩ căn bạc nhược , da mỏng và bóng như bôi dầu khó vượt qua quãng 16,19 tuổi , Mắt lồi mà lòng đen ít , lòng trắng nhiều , nhĩ căn xạm đen , tai mỏng và hướng về phía trước , khó sống qua tuổi 20 c ) Chết yểu trong vòng 30 tuổi : Lông mày ngắn , mặt ngắn không thọ quá 25 tuổi . Mày thưa thớt , xâm phá Aán đường , mắt không có thần , môi xám đều là tướng đoản thọ trong vòng 26 tuổi . Mắt nhỏ , quyền thấp , xương thô , thịt teo mà hạ đình quá dàin họn : không quá 27 tuổi . Lông mày giao nhau mà mắt thoát thần , môi vẩu mà môi trên lại ngắn , da mặt quá mỏng đều là tướng khó sống được quá 30 tuổi d ) Chết yểu trong vòng 40 tuổi : Mắt lồi , lông mày ngắn , mà đại các quá dài không tương xứng với khuôn mặt khó sống qua 32 tuổi . Mắt thì lúc như lộ chân quang , lúc thì lại như chìm xuống . Lông mày vừa thô vừa ngắn lại thêm hạ đình dài hẹp : không quá 34 tuổi . Mắt lộ mà lộ hầu , xương nhỏ mà người mập : không quá 36 tuổi . Mắt lộ hung quang hừng hực , tính tình thô bạo thì dẫu mũi cao , sơn căn không gẫy khúc thì cũng chỉ đến năm 39 tuổi khó tránh được số trời e ) Tướng mạng vong trong khoảng 50 tuổi : Con người quá 50 tuổi mà chết thì theo câu nói vẫn thường truyền tụng “ nhân sinh thấp thập cổ lai hy “ không còn gọi là yểu tử nữa mà nên gọi là mạng vong hay thọ chung . Thông thường , kẻ sống mũi không ngay ngắn ( có chiều hướng lệch sang bên trái hay bên phải ) ít khi sống quá 42 tuổi . Mắt nhỏ , mày co rút lại không tương xứng với khuôn mặt sơn căn lại đầy đặn thường sống đến khoảng 42,44 tuổi . Bắt đầu phát phì mà thần khí lại có vẻ co rút thì khó qua được tuổi 49 và 50.1 like
-
Mắt có mắt lớn, mắt nhỏ, tay chân to, vai dày? khá giống mẹ? Tóc cứng hoe vàng hay dễ bạc sớm?1 like
-
1 like
-
Chào tất cả mọi người. Tôi đã nhận lời mời làm giảng viên chính cho lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp bên trang web Nhân Trắc Học. Chương trình dậy theo đúng từng chương của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi. Có thể vì vậy mà nhiều người đã ghi danh tham gia học (gần 500) nhưng chỉ có 151 người được học. Ðây là một bất đồng của tôi với ban điều hành khi tôi muốn cho tất cả mọi người đã ghi danh đều được học. Ðó là lý do vì sao tôi mở chủ đề này. Nội dung dậy như sau: Nội dung khóa học sơ - trung cấp Sơ cấp : Bài 1 : Vận mệnh và dự đoán vận mệnh Bài 2 : Sáu mươi năm Giáp Tý Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ trụ Bài 6 : Thân và mười thần của Tứ trụ Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ Bài 8 : Thần sát của tứ trụ Bài 9 : Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận Trung cấp : Bài 10 : Thân và vùng tâm Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái Bài 12 : Dụng thần của Tứ Trụ Bài 13 : Dụng thần của một số Tứ Trụ đặc biệt Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên Bài 16 : Cách tính điểm hạn cho từng năm Bài 17 : Các cách giải hạn cơ bản Bài 18 : Các ví dụ mẫu xây dựng lý thuyết Tôi sẽ cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của mọi người về nội dung giảng dậy cũng như mọi trao đổi, tranh luận của mọi người trong chủ đề "Giải đáp thắc mắc" trong mục Tử Bình Bát Tự (ở phía dưới, vì ở đó mọi người mới được viết bài). Thân chào.1 like
-
Bài 14 (tiếp) : 4 - Kiêu ấn ít M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’ Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần. 1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp). 2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv 3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành : Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ. Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh. M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ : Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần. 1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv. 2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi). Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp). Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ. Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng). Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh. M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’ Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp). Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm. Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh. M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần. Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ. Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ). Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh. III – Thân nhược và ví dụ minh họa1 like
-
Bài 13 : Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) thường là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường. A – Cách độc vượng Các Cách Độc Vượng thường không có can chi là Tài của hành độc vượng đó, còn nếu có thì chỉ có nhiều nhất một Can hay một Chi nhưng nó phải là thất lệnh và bị khắc gần hay trực tiếp, khi đó trong Tứ Trụ phải có 7 can chi là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (kể cả can ngày). 1 – Cách Mộc độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Nhật can là giáp hay ất. b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (chi tháng hóa thành mộc cục). c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân hay dậu để phá cách (vì nó mang hành Kim khắc Mộc). d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng. Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ. Ví dụ: Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, Mộc khí nắm lệnh (vì chi tháng là Mão đã hóa Mộc). Ðịa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu phá cách. Tuy có Kỷ (Thổ) là Tài nhưng nó thất lệnh và bị Giáp khắc gần. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Tỷ Kiếp) nên đây là cách mộc độc vượng. 2 – Cách Hỏa độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Bính hay Đinh. b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh. c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi để phá cách. d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng. Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim. Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần Nhật can Bính sinh tháng Dần, hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng Dần đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng nó thất lệnh và bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) nên nó thuộc cách hỏa độc vượng. 3 – Cách Thổ độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Mậu hay Kỷ. b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh. c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được). d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão để phá cách. Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc. Ví dụ: Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh. Tất cả các can chi trong Tứ Trụ là Thổ và Hỏa, trong đó có ba chi là Thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách Thổ độc vượng. 4 – Cách Kim độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây : a - Nhật can là Canh hay Tân. b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh. c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng. d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách. Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc. Ví dụ: Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tị Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tị, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng. 5 – Cách Thủy độc vượng Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Nhật can là Nhâm hay Quý. b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh. c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng. d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để phá cách. Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa. Ví dụ: Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Các địa chi Hợi Tý Sửu trong Tứ Trụ tạo thành tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng. 6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215). Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài. B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo) Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc. 1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài) Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân. b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài. Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường. Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Ất mộc trong Tứ Trụ không có khí gốc, vì vậy thành cách phụ thuộc tài. 2 – Cách phụ thuộc quan sát Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a - Thân nhược và nó không có gốc trong Tứ Trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân). b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát. c – Có hỷ tài để sinh quan, sát. Dụng thần là quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất. Ví dụ: Bính Dần – Giáp Ngọ - ngày Canh Ngọ - Bính Tuất Nhật Can là Canh (Kim) sinh ở tháng Ngọ (Hỏa). Các chi Dần Ngọ Tuất trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Hỏa cục, Bính trụ năm và trụ giờ là Hỏa, Giáp (Mộc) trụ tháng sinh Hỏa, còn Canh (Kim) trong Tứ Trụ không có gốc. Do vậy Tứ Trụ này thuộc cách phụ thuộc Quan Sát. 3 – Cách phụ thuộc thực thương Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây: a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Thân. b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách. c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan hoặc Thực Thương nhiều và vượng trong Tứ Trụ. d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương. Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ kiếp là bình thường. Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý) cứ thế tương sinh, vì vậy thành cách phụ thuộc thực thương. C – Cách bị ép buộc 1 - Cách bị ép buộc theo Tài phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205): a - Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp. b – Không có quá 2 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng. c – Kiêu Ấn không có quá 1 can hay 1 chi và điểm vượng trong vùng tâm của nó không lớn hơn 1,5. d – Tài tinh là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 10đv lớn hơn điểm vượng của Thân. 2 - Cách bị ép buộc theo Quan Sát phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205): a – Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp. b – Không có quá 3 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải thất lệnh cũng như chúng phải bị khắc gần hay trực tiếp. c – Quan Sát phải nắm lệnh và các can chi của Quan Sát không bị khắc gần hay trực tiếp d - Thực Thương chỉ có nhiều nhất 1 can hay 1 chi và nó phải ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng. e – Quan Sát là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 5đv lớn hơn điểm vượng của Thân. D - Cách hóa khí Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42). 1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi) a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can. b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này). c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?). d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa. e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?). Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục. Dụng thần là hành của hóa cục này. Bài này tôi không đưa ra các câu hỏi trọng tâm, vì vậy ai không hiểu hay thấy không hợp lý ở phần nào thì cứ hỏi, tôi sẽ trả lời.1 like
-
Ðáp án : Của các bài tập lấy trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” như sau: 1 - Ví dụ 1 : Nam sinh ngày 26/3/1961 lúc 2,00’am. Chết vì ung thư gan vào tháng 10/2006. 2 - Ví dụ 5 : Nam sinh ngày 23/4/1948 lúc 8,00’am. Năm 1989 anh ta bị tai nạn, đầu va vào cửa kính và chân bị gẫy lòi xương. 3 - Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết. 4 - Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’. Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống 5 - Ví dụ 14 : Nữ sinh ngày 29/11/1955 lúc 5,01’am. Chết vì cảm lạnh vào tháng 4/2007. 6 - Ví dụ 151 : Michael Jackson was born 29/9/1958 lúc 12,00’ (?). Anh ta chết vì trụy tim ngày 25/6/2009 lúc 12,44’. 7 - Ví dụ 215: Nhà bác học thiên tài Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879 lúc 11,30’. Ông ta mất ngày 18/4/1955. Ðến đây là hết chương trình Tứ Trụ sơ cấp, chắc nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng chưa thấy Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời (bốn mùa) Luận đâu cả. Vâng, đúng là như vậy và rồi bạn đọc sẽ thấy trong chương trình Tứ Trụ trung cấp hầu như vẫn chưa thấy cái “Mê Hồn Trận“ này xuất hiện (vì nó đã được toán học hóa), nhưng chúng ta vẫn dự đoán được các tai họa có thể xẩy ra và tìm cách để ngăn chặn chúng. Chỉ đến chương trình Tứ Trụ cao cấp, khi dự đoán về Tài Quan Ấn mới bắt đầu thực sự đụng chạm tới nó và chỉ khi đó bạn đọc mới không sợ lạc vào cái “Mê Hồn Trận” này.1 like
-
Chương 5 Thân và mười thần của tứ trụ I – Nhật Can và Thân Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người. II - Mười thần của tứ trụ 1 - Mười thần Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau : a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2). b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) . c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi. d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8). e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10). Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ. Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có : Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu. Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần. Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát. Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài. Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp. Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy. 2 – Tương sinh của 10 thần Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau: Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành. 3 – Tương khắc của 10 thần Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào. Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy. Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau : Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi). Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh). 4 - Tính chất của mười thần . Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau : 1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng. Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp. Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai). Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị. 2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần. Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp. Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai. Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc … 3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ. Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương. Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ.... 4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ. Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần. Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh... 5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em. Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của. Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân). 6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em.... Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai. Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh.... 7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái. Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần. Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?). 8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai. Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược. Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ.... Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến. 9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam). Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần. Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng.... Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất. 10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ. Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần. Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm.... Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?). Các câu hỏi trọng tâm của bài 5 : 1 - Thường thì trong cuộc sống hàng ngày ai ai cũng phải có nhà để sống, vậy thì người ta đã tìm thấy cái gì trong mỗi Tứ Trụ của con người đại diện cho cuộc sống thực tế của người có Tứ Trụ đó ? 2 - Tại sao lại có khái niệm 10 thần, chúng có liên quan gì tới tính chất sinh khắc của ngũ hành hay không ? 3 - 10 thần cũng như ngũ hành đại diện cho những cái gì trong cuộc sống thường ngày của chúng ta ?1 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm và bài tập của Bài 5: 1 - Vì sao người ta phải đưa ra khái niệm Ðại Vận và xác định nó kéo dài đúng 10 năm cũng như khái niệm Tiểu Vận và xác định nó chỉ kéo dài đúng 1 năm ? Theo tôi thì Tiểu vận mới chính là tuổi thật của người có Tứ Trụ đó, còn lưu niên mới đúng là tuổi giả (tức một năm bất kỳ cần dự đoán), vì thường có mấy người nào sinh đúng vào ngày giao lệnh của tháng Dần (khoảng mùng 4 hay 5 tháng 2 dương lịch). Do vậy muốn dự đoán vận mệnh của con người thì thông tin Tiểu vận, tức tuổi thật này bắt buộc phải có là hợp lý. Như vậy thì tại mỗi năm (lưu niên) thường xuất hiện 2 Tiểu vận. Tiểu vận đầu tính từ giao lệnh của tháng Dần tới ngày sinh nhật của người đó. Tiểu vận thứ 2 bắt đầu từ ngày sinh nhật cho đến hết năm, tức tới giao lệnh của tháng Dần của năm sau. Giả sử muốn xác định 2 Tiểu vận tại năm 1995 của một người sinh năm 1963 ta lần lượt các bước: 1 - Ðầu tiên ta lấy 1995 trừ đi 1963 còn 32. Ðây chính là tuổi tính theo dương lịch của người này vào năm 1995. 2 – Giả sử can chi của trụ giờ của người này là Bính Tý chẳng hạn thì: a - Nếu tính theo chiều thuận của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm) thì Tiểu vận đầu tiên ngay sau Bính Tý là Ðinh Sửu. Ðinh Sửu được gọi là Tiểu vận 1, còn tiểu vận thứ 2 là Mậu Dần... cứ tính tiếp như vậy tới tiểu vận thứ 32 là Mậu Thân. Tiểu vận Mậu Thân chính là tiểu vận thứ nhất được tính từ ngày giao lệnh của tháng Dần năm 1995 tới ngày sinh nhật của người này ở năm 1995. Tiểu vận thứ hai là Kỷ Dậu (bắt đầu từ ngày sinh nhật tới ngày giao lệnh của tháng Dần năm sau). Ðây chính là 2 Tiểu vận của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. b - Nếu tính theo chiều nghịch của bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý (với nam sinh năm Âm và nữ sinh năm Dương) thì ngay trước Bính Tý là Ất Hợi. Tiểu vận Ất Hợi được gọi là Tiểu vận 1, tiểu vận 2 là Giáp Tuất,... tiểu vận thứ 32 là Giáp Thìn và Tiểu vận thứ 33 là Quý Mão. Do vậy Tiểu vận Giáp Thìn là Tiểu vận đầu còn Tiểu vận Quý Mão là Tiểu vận thứ hai của năm (lưu niên) 1995 của người có Tứ Trụ này. Theo tôi đại vận kéo dài đúng 10 năm có thể vì có 10 Thiên can nên mỗi đại vận phải xuất hiện đủ 10 can này tức mỗi can đại diện cho 1 năm của đại vận. Ðiều này đúng như theo phương pháp của cụ Thiệu là lấy can đại vận làm trọng chứ không theo các sách Tử Bình của các cổ nhân khác lấy chi làm trọng. Còn vì sao đại vận không bắt đầu từ khi mới sinh như Tiểu vận thì xin nhờ mọi người trả lời giúp tôi. 2 – Xác định các đại vận và thời gian của chúng qua các ví dụ sau: a – Nam sinh ngày 7/8/1963 lúc 2,00’ a.m. Tứ Trụ : Quý Mão - Kỷ Mùi – ngày Nhâm Ngọ - Tân Sửu Các đại vận và thời gian của chúng: Mậu Ngọ... Ðinh Tị...Bính Thìn.. Ất Mão...Giáp Dần..Quý Sửu...Nhâm Tý .....10...........20...........30............40............50............60..............0 1/8/1973......8/83.......8/93..........8/03.........8/13.........8/23...........8/33 b – Nữ sinh ngày 21/6/1960 lúc 20,59’. Tứ trụ : Canh Tý – Nhâm Ngọ- ngày Canh Thìn – Bính Tuất Các đại vận và thời gian của chúng: Tân Tị......Canh Thìn....Kỷ Mão...Mậu Dần... Ðinh Sửu...Bính Tý.. ...Ất Hợi ....5..............15.............25.............35..............45............55.............65 1/10/1965....10/75........10/85.......12/95..........12/05........12/15........12/25 c – Nam sinh ngày 14/13/1956 (tức 14/1/1957 dương lịch) lúc 17,00’. Tứ trụ : Bính Thân – Tân Sửu – ngày Bính Tuất – Ðinh Dậu Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn... Ất Tị...Bính Ngọ...Ðinh Mùi...Mậu Thân .......7...............17.............27...........37.........47.............57............67 8/12/1963......12/73........12/83........12/93....12/03.........12/13.......12/23 d - Nữ sinh ngày 17/5/1986 lúc 7,00’a.m. Tứ trụ : Bính Dần – Quý Tị - ngày Tân Dậu – Nhâm Thìn Các đại vận và thời gian của chúng: Nhâm Thìn...Tân Mão..Canh Dần...Kỷ Mùi...Mậu Tý... Ðinh Hợi...Bính Tuất ........4.............14............24...........34...........44............54............64 ..1/2/1990.......2/00.........2/10.........2/20........2/30.......2/40...........2/50 e - Nữ sinh ngày 30/10/1991 lúc 12,58’a.m. Tứ trụ : Tân Mùi - Mậu Tuất – ngày Quý Dậu - Mậu Ngọ Các đại vận và thời gian của chúng: Kỷ Hợi.......Canh Tý...Tân Sửu...Nhâm Dần...Quý Mão...Giáp Thìn....Ất Tị .....3...............13...........23.............33..............43..............53...........63 28/9/1994......9/04........9/14.........9/24.............9/34...........9/44.........9/541 like
-
Trả lời các câu hỏi trọng tâm của Bài 4: 1 – Vì sao có sự khác nhau về giờ (60’) khi xác định lệnh tháng giữa lịch Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh với lịch Việt Nam theo giờ Hà Nội? Ðiều này tôi mới biết qua một nick ở trang web Lý Số VN thì phải, vì vậy tôi chưa có thời gian để kiểm tra chúng qua các ví dụ trong thực tế xem theo lịch nào thì đúng. Theo tôi về logic thì lệnh tháng cũng như thời điểm giao thừa phải là các điểm cố định trên quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời. Do vậy chúng phải trùng với tất cả các múi giờ khi qua các vị trí đó (xét hình chiếu của các múi giờ lên quỹ đạo của trái đất). Từ đây suy ra rằng giờ giao lệnh của các múi giờ phải giống nhau chứ không thể lệch nhau như vậy được (một điều dễ hiểu là chả nhẽ tết của Việt Nam theo giờ Hà Nội và tết của Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh cũng như của tất cả các nước trên thế giới cùng diễn ra tại một thời điểm hay sao?). 2 – Xác định Tứ Trụ theo giờ, ngày, tháng và năm sinh của một số người sau đây (xác định Tứ Trụ theo cả 2 loại lịch như đã nói ở trên): a - 26/3/1961 lúc 0,59’ a.m. Tứ trụ : Tân Sửu – Tân Mão – ngày Mậu Ngọ - Nhâm Tý (theo lịch TQ). ............Tân Sửu – Tân Mão – ngày Mậu Ngọ - Nhâm Tý (theo lịch VN). b – 3/13/1959 (tức 3/1/1960 dương lịch) lúc 1,01’ a.m. Tứ trụ : Kỷ Hợi – Ðinh Sửu – ngày Canh Dần - Ðinh Sửu (theo lịch TQ). ............Kỷ Hợi – Ðinh Sửu – ngày Canh Dần - Bính Tý (theo lịch VN). c – 5/3/1968 lúc 22,00’. Tứ trụ : Mậu Thân – Ất Mão – ngày Giáp Tuất - Ất Hợi (theo lịch TQ). ............Mậu Thân – Ất Mão – ngày Giáp Tuất - Ất Hợi (theo lịch VN). d – 7/7/2002 lúc 21,00’. Tứ trụ : Nhâm Ngọ - Ðinh Mùi - ngày Bính Tý - Kỷ Hợi (theo lịch TQ). ............Nhâm Ngọ - Ðinh Mùi - ngày Bính Tý - Mậu Tuất (theo lịch VN). e - 25/9/1990 lúc 12,59’ a.m. Tứ trụ : Canh Ngọ - Ất Dậu – ngày Quý Tị - Mậu Ngọ (theo lịch TQ). ............Canh Ngọ - Ất Dậu – ngày Quý Tị - Mậu Ngọ (theo lịch VN).1 like
-
Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ Chương 3 Đặc trưng của tứ trụ I - Tứ trụ Mỗi người khi sinh ra đều có 4 thông tin là năm, tháng, ngày và giờ sinh. 4 thông tin này khi chuyển sang lịch can chi được gọi là tứ trụ . Tứ trụ này quyết định vận mệnh của người đó . Lịch Can Chi không giống với dương lịch hay âm lịch mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nên ở đây thống nhất mọi thông tin về lịch phải dùng dương lịch để tính toán cho tiện lợi và tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm trước đó. 1 – Cách xác định Trụ năm - Tức năm sinh Theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý thì năm nay 2008 là năm Mậu Tý, năm 2009 là năm Kỷ Sửu,........ . Các năm trước đây hay sau này cứ theo bảng này tra là ra hết. Nhưng năm của lịch Can Chi thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc ngày 5/2 dương lịch, khác với dương lịch bắt đầu vào ngày 1/1, và càng khác so với Âm lịch tính năm mới theo lịch mặt Trăng. Muốn xác định chính xác năm mới hay các tháng theo lịch Can Chi bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng phía dưới. Bảng này xác định tháng, ngày, giờ và chính xác tới phút bắt đầu năm mới cũng như tháng mới (lệnh tháng) của lịch Can Chi từ năm 1898 đến năm 2018 (phần này được trích ra từ cuốn sách Lịch Vạn Niên) Bảng xác định lệnh tháng của lịch Can Chi . (Từ năm 1898 đến năm 2018 theo giờ Bắc Kinh) …………………………………………………… (Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) . Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968). Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) . Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa). Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh). 2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng) Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên. Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất. Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau: Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên). Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi. Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi. Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi. Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi. Bảng tra can tháng theo can năm Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn. Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng. 3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày). Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) . Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày . Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008 1889 – Bính Tý.............1929 - Ất Tị................1969 - Ất Hợi 1890 – Tân Tị...............1930 – Canh Tuất........1970 – Canh Thìn 1891 – Bính Tuất..........1931 - Ất Mão................1971 - Ất Dậu 1892 – Nhâm Thìn *......1932 – Tân Dậu *.............1972 – Tân Mão * 1893 – Đinh Dậu............1933 – Bính Dần.........1973 – Bính Thân 1894 – Nhâm Dần.........1934 – Tân Mùi............1974 – Tân Sửu 1895 – Đinh Mùi...........1935 – Bính Tý...........1975 - Bính Ngọ 1896 – Quý Sửu *........1936 – Nhâm Ngọ *..........1976 – Nhâm Tý * 1897 - Mậu Ngọ............1937 – Đinh Hợi......1977 – Đinh Tị 1898 – Quý Hợi............1938 – Nhâm Thìn.....1978 – Nhâm Tuất 1899 – Mậu Thìn...........1939 – Đinh Dậu......1979 – Đinh Mão 1900 – Quý Dậu............1940 – Quý Mão *.......1980 – Quý Dậu * 1901 - Mậu Dần............1941 - Mậu Thân......1981 – Mậu Dần 1902 – Quý Mùi............1942 – Quý Sửu.......1982 – Quý Mùi 1903 - Mậu Tý.............1943 - Mậu Ngọ.......1983 - Mậu Tý 1904 – Giáp Ngọ *.........1944 – Giáp Tý *.....1984 – Giáp Ngọ * 1905 - Kỷ Hợi.............1945 - Kỷ Tị..............1985 - Kỷ Hợi 1906 – Giáp Thìn..........1946 – Giáp Tuất.....1986 – Giáp Thìn 1907 - Kỷ Dậu.............1947 - Kỷ Mão...........1987 - Kỷ Dậu 1908 - Ất Ngọ *...........1948 - Ất Dậu *.........1988 - Ất Mão * 1909 – Canh Thân..........1949 – Canh Dần......1989 – Canh Thân 1910 - Ất Sửu.............1950 - Ất Mùi...........1990 - Ất Sửu 1911 – Canh Ngọ...........1951 – Canh Tý..........1991 – Canh Ngọ 1912 – Bính Tý *..........1952 – Bính Ngọ *....1992 – Bính Tý * 1913 – Tân Tị................1953 – Tân Hợi.......1993 – Tân Tị 1914 – Bính Tuất..........1954 – Bính Thìn.....1994 – Bính Tuất 1915 – Tân Mão..............1955 – Tân Dậu.........1995 – Tân Mão 1916 – Đinh Dậu *.........1956 – Đinh Mão *....1996 – Đinh Dậu * 1917 – Nhâm Dần...........1957 – Nhâm Thân.....1997 – Nhâm Dần 1918 – Đinh Mùi...........1958 – Đinh Sửu......1998 – Đinh Mùi 1919 – Nhâm Tý............1959 – Nhâm Ngọ......1999 – Nhâm Tý 1920 - Mậu Ngọ *..........1960 - Mậu Tý *..........2000 - Mậu Ngọ * 1921 – Quý Hợi............1961 – Quý Tị.............2001 – Quý Hợi 1922 - Mậu Thìn...........1962 - Mậu Tuất.......2002 - Mậu Thìn 1923 – Quý Dậu..............1963 – Quý Mão..........2003 – Quý Dậu 1924 - Kỷ Mão *.............1964 – Kỷ Dậu *.......2..004 - Kỷ Mão * 1925 – Giáp Thân..........1965 - Giáp Dần.......2005 – Giáp Thân 1926 - Kỷ Sửu...............1966 - Kỷ Mùi...........2006 – Kỷ Sửu 1927 – Giáp Ngọ............1967 – Giáp Tý..........2007 – Giáp Ngọ 1928 – Canh Tý *............1968 – Canh Ngọ *.....2008 – Canh Tý * Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày. 4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau : Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ: Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi. Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5. Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau : Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) . Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi. Các................... Bính và Tân............................. : Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi. Các ...................Đinh –Nhâm ........................... : Canh Tý,.............., Tân Hợi. Các ...................Mậu – Quý ............................. : Nhâm Tý,............., Quý Hợi. Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ. Đến đây ta có trụ thứ tư, đó là trụ giờ Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người. Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ : Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn. Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ: Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ : Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi. Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ. Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’). Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó. Bảng tra can giờ theo can ngày Theo tôi chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý). Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày. Các câu hỏi trọng tâm của Bài 4: 1 – Vì sao có sự khác nhau về giờ (60’) khi xác định lệnh tháng giữa lịch Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh với lịch Việt Nam theo giờ Hà Nội? 2 – Xác định Tứ Trụ theo giờ, ngày, tháng và năm sinh của một số người sau đây (xác định Tứ Trụ theo cả 2 loại lịch như đã nói ở trên): a - 26/3/1961 lúc 0,59’ a.m. b – 3/13/1959 (tức 3/1/1960 dương lịch) lúc 1,01’ a.m. c – 5/3/1968 lúc 22,00’. d – 7/7/2002 lúc 21,00’. e - 25/9/1990 lúc 12,59’ a.m.1 like
-
Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành Chương 2 Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành (Theo tôi trong toán học có các tiên đề thì Âm Dương Ngũ Hành chính là các tiên đề trong mệnh lý học Ðông Phương - xem phần II và III của Phụ Lục). Thiên Sứ đã viết trên trang web vietlyso.com: “ ...Chúng ta thấy trong nền văn minh Đông phương cổ đại đã tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay ! Có một hệ thống lý thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ý thức của Đức Chúa Trời mà chính là thuyết Âm Dương Ngũ Hành...“. Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành mà phương pháp tính điểm hạn của cuốn sách này áp dụng sẽ cho mọi người biết Định Mệnh là có thật (tức con người hay vạn vật đều có Số Mệnh), nhưng Số Mệnh này không phải do Đức Chúa Trời quyết định mà là do Âm Dương Ngũ Hành quyết định. Chính vì vậy không có lý do gì mà con người lại không thể lấy chính âm dương ngũ hành để khống chế lại chúng để thay đổi định mệnh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người (xem ví dụ 27 và 150). I - Học thuyết Âm Dương Khái niệm Âm và Dương như mọi người hiểu đơn giản là hai trạng thái luôn đối lập nhau như có bên phải thì phải có bên trái, tốt với xấu, trắng với đen, giống đực với giống cái, cứng với mềm... Họ đã xác định âm và dương cho các can và chi như sau: Các thiên can có dấu dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Các địa chi ............................Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các thiên can có dấu âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Các địa chi .................... Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. Còn hiểu theo sách mệnh học cổ truyền của Phương Đông thì sự hình thành, biến hóa và phát triển của vạn vật đều do sự vận động của hai khí Âm và Dương. Vì mặc dù Âm và Dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Chính sự thống nhất này sau đó mới có thể có sự biến hóa để thành vạn vật. Như âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm.... (Ðể hiểu rõ hơn về Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành xin độc giả xem phần III của Phụ Lục – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương). Ví dụ : Trong thực tế có thể coi năng lượng và khối lượng là hai trạng thái âm và dương của vật chất (tương tự như nước dưới sự tác động của nhiệt độ nó ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và hơi, trong đó trạng thái rắn và lỏng được xem là 1 trạng thái) mà ngày nay các nhà vật lý đã biến được khối lượng thành năng lượng và trong thời gian tới nhờ cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ các nhà vật lý sẽ thành công trong việc biến năng lượng thành khối lượng theo đúng phương trình mà năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Chính có phương trình nổi tiếng này mà câu đầu tiên của Kinh Thánh “ Ban đầu Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình) dựng nên trời đất (vũ trụ trong đó có trái đất) “ (Sáng - thế Ký 1 : 1) đã đúng trên quan điểm khoa học. Vậy đã có cuốn sách nào cổ hơn cuốn Kinh Thánh nói đến sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta từ năng lượng như vậy. II - Học thuyết Ngũ Hành 1 – Ngũ hành Chúng ta thấy hầu như mọi hiện tượng đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta đều tuân theo một quy luật của vòng tròn khép kín. Ví dụ : Con người cũng như loài động vật cùng với loài thực vật tạo thành một quy trình khép kín như : Cây cung cấp ô xy, hoa quả rau xanh, củ, hạt …cho người và động vật , còn người và động vật cung cấp CO 2, phân…..cho loài thực vật. Ngay cả sự sống và cái chết của mọi sinh vật cũng tuân theo quy luật của vòng tròn khép kín này. Ví dụ : Con người được đầu thai sau đó được sinh ra lớn lên, trưởng thành, già rồi chết, sau đó xác chết bị phân hủy thành các thành phần của đất nuôi cho cây phát triển. Một phần thực vật này được con người ăn tạo thành các thai nhi và các thai nhi này lại phát triển .….. Để diễn tả các quy luật này cũng như mọi quy luật trong vũ trụ Họ đã đưa ra 5 hành, tức là 5 loại nguyên tố (vật chất) cơ bản đã cấu tạo nên mọi vật có trong trái đất và vũ trụ như sau : 1 - Kim đặc trưng cho kim loại. 2 - Thủy đặc trưng cho nước. 3 - Mộc đặc trưng cho loài thực vật. 4 - Hỏa đặc trưng cho lửa. 5 - Thổ đặc trưng cho đất . 2 – Tính chất tương sinh của ngũ hành a - Tính chất tương sinh . Theo sách cổ thì Kim sinh cho Thủy, Thủy sinh cho Mộc, Mộc sinh cho Hỏa, Hỏa sinh cho Thổ, Thổ sinh cho Kim rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim sinh cho Thủy,......... . Ở đây chỉ có Kim sinh Thủy là có vẻ vô lý (bởi vì chúng ta đang sống trong môi trường nhiệt độ thấp nên không thấy khi Kim ở nhiệt độ cao cũng sẽ chẩy thành nước - chất lỏng (một dạng của nước, phải thừa nhận)). Sơ đồ tương sinh của ngũ hành : b – Tính chất phản sinh : Như Kim sinh ra Thủy, nó nghĩa là Kim loại bị nung nóng sẽ chẩy thành nước, nhưng nước nhiều thì Kim không những không sinh được cho Thủy mà còn bị chìm xuống, vì vậy nó được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). Thủy sinh Mộc, nó nghĩa là không có nước thực vật làm sao mà sống để lớn lên được, nhưng nước nhiều quá cây bị úng lụt mà chết cũng gọi là phản sinh. Mộc sinh Hỏa, nó nghĩa là gỗ làm cho lửa cháy to hơn, nhưng hỏa mạnh quá sẽ làm cho Mộc ra tro, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Hỏa sinh Thổ, nó nghĩa là Hỏa cháy thành tro tàn là Thổ đất, nhưng Thổ nhiều sẽ làm cho Hỏa tắt; vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Thổ sinh Kim, nó nghĩa là quặng trong đất khi bị nung sẽ chẩy ra kim loại, nhưng nếu có Kim quá nhiều thì Thổ bị đè ép không thể sinh cho Kim được, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). 3 – Tính chất tương khắc của ngũ hành a – Tính chất tương khắc : Như Kim khắc được Mộc, Mộc khắc được Thổ, Thổ khắc được Thủy, Thủy khắc được Hỏa, Hỏa khắc được Kim, rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim khắc Mộc,..... Sơ đồ tương khắc của ngũ hành Qua sơ đồ ta thấy tính chất tương khắc của ngũ hành là cách 1 ngôi so với tính chất tương sinh . b – Tính chất phản khắc : Như Kim khắc Mộc, kiếm, dao chặt đứt được cây, nếu kim loại mềm yếu mà cây cứng như Lim, Sến …thì dao, kiếm sẽ bị mẻ, gẫy tức là bị phản khắc. Mộc khắc Thổ (Thổ là đất), cây mọc lên tất đất sẽ bị bạc mầu, nhưng đất cứng quá cây không đâm được rễ xuống đất tất dễ chết cũng gọi là phản khắc. Thổ khắc Thủy, đất có thể đắp thành đê, đập để trặn được nước, nhưng nước nhiều quá đất sẽ bị trôi dạt (vỡ đê), tức là bị phản khắc. Thủy khắc Hỏa, nước có thể dập tắt được lửa, nhưng lửa quá mạnh mà nước thì ít tất sẽ bị bốc hơi, cũng là bị phản khắc. Hỏa khắc Kim, hỏa làm cho sắt nóng chẩy, nhưng sắt nhiều quá mà lửa nhỏ tất dễ bị tắt, cũng gọi là phản khắc. III - Đại diện của ngũ hành và can chi 1 – Ngũ hành đại diện cho các mùa a - Mộc đại diện cho mùa Xuân b - Hỏa đại diện cho mùa Hạ c – Kim đại diện cho mùa Thu d - Thủy đại diện cho mùa Đông 2 – Can chi đại diện cho các hành Giáp, Ât, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy 3 – Can chi đại diện cho mầu sắc Giáp , Ât , Dần và Mão là Mộc đại diện cho mầu xanh. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho mầu đỏ. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho mầu vàng. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho mầu trắng. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho mầu đen 4 – Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người Giáp, Ât, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người là gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay ……. Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt …… Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dầy, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn …… Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản ……... Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, …….. 5 - Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương. Sơ đồ của các can, chi và ngũ hành đại diện cho các phương như sau: Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam. Mậu và Kỷ không ở phương nào cả mà đại diện cho trung tâm. Thìn đại diện cho phương Đông Nam. Tuất đại diện cho phương Tây Bắc. Sửu đại diện cho phương Đông Bắc. Mùi đại diện cho phương Tây Nam. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc. 6 – Can chi đại diện cho nghề nghiệp Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền …… Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp ,dây đai ,nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường ….. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi , nông nghệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng, ….. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông …… . Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán ,…. Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng lịch Can Chi để xác định các mốc thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tại thời điểm của mỗi người khi sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không điều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch, tất dễ đổ nhà - cuộc đời dễ gặp tai họa. Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy. IV - Lệnh tháng và các trạng thái A - Lệnh tháng Một điều tối quan trọng trong môn Tứ Trụ là chi của tháng sinh được gọi là lệnh tháng, vì nó quyết định sự vượng suy của mọi can và chi trong tứ trụ, cũng như độ mạnh yếu giữa 5 hành với nhau. Tại sao lệnh tháng lại quan trọng đến như vậy? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong tứ trụ có liên quan với tháng sinh như thế nào? Theo môn Tứ Trụ thì vào các tháng mùa hè hành Hỏa là mạnh nhất (hay vượng nhất) so với các hành khác, vì vậy ai được sinh ra vào mùa hè mà trong tứ trụ lại có nhiều can và chi là Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thì dĩ nhiên hành Hỏa quá vượng còn các hành khác thì lại quá yếu. Những người như vậy thường nhẹ thì ốm đau bệnh tật liên miên, nặng thì đoản thọ ......Các mùa khác cũng tương tự như vậy. Như mùa đông giá lạnh thì hành Thủy là vượng nhất, mùa xuân thì hành Mộc là vượng nhất, mùa thu thì hành Kim là vượng nhất. Nhưng giả sử sinh vào mùa hè, hỏa là vượng nhất nhưng tứ trụ lại ít can chi hành hỏa hoặc có can chi hành Thủy như Nhâm, Quý, Tý, Hợi thì không xấu. Nghĩa là căn cứ theo lệnh tháng để biết độ vượng suy của các can chi trong tứ trụ, sau đó tổng hợp xem độ lớn giữa các hành chênh lệch nhau như thế nào, từ đây mới có thể dự đoán được vận mệnh của con người. B - Các trạng thái Để giải quyết vấn đề này người ta đã xác định trạng thái vượng suy của các can chi theo các tháng trong một năm theo bảng sinh vượng tử tuyệt cũng như ý nghĩa của các trạng thái đó như sau: 1 - Trường sinh có nghĩa là vật hay con người mới sinh ra từ 0 đến 5 tuổi. 2 - Mộc dục chỉ vật hay con người đã bắt đầu phát triển xong vẫn còn yếu đuối, như trẻ em mới đi học tiểu học và trung học từ 5 đến 16 tuổi . 3 – Quan đới chỉ vật hay con người đã trưởng thành , như trẻ em đang ở tuổi thanh niên đang học đại học hay nghiên cứu sinh từ 16 đến 30 tuổi . 4 - Lâm quan chỉ vật hay sự nghiệp và sức khỏe của con người đã đạt tới sự hoàn thiện, vững chắc, như con người đang ở tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi. Ngoài ra lâm quan còn là trạng thái Lộc của Nhật Chủ (nó nghĩa là đó là nơi quy tụ bổng lộc hay sự may mắn do vua, cấp trên... hay do ông trời, các thần linh, tổ tiên.... phù hộ, giúp đỡ cho). 5 – Đế vượng chỉ vật hay con người đã đạt tới giai đoạn cực thịnh như công đã thành danh đã toại, như con người ở lứa tuổi 45 đến 60. Ngoài ra đế vượng còn là trạng thái Kình Dương của Nhật Chủ (nó nghĩa là khi con người đã đạt tởi đỉnh cao của quyền lực, hay danh vọng thì dễ kiêu căng, hống hách, lạm dụng quyền lực...vì vậy người đó dễ bị tai họa như tù tội, phá sản, bại quan, bệnh tật, tai nạn, chết ...). 6 – Suy chỉ vật hay con người đã qua thời kỳ cực thịnh thì tất phải đến thời kỳ suy yếu đi, như con người ở lứa tuổi 60 đến 70. 7 - Bệnh chỉ vật hay con người đã đến thời kỳ hỏng hóc hay bệnh tật, như con người ở lứa tuổi 70 trở ra. 8 - Tử chỉ vật hay người bị hỏng hay chết. 9 - Mộ chỉ vật hay người mang vất đi hay chôn xuống đất đắp đất nên thành cái mộ (chỉ còn lại linh hồn) . 10 - Tuyệt chỉ vật hay người bị phân hủy thành đất . 11 – Thai chỉ vật hay con người đang được hình thành từ một số yếu tố vật chất nào đó, như linh hồn đã thụ khí thành thai nhi trong bụng mẹ . 12 - Dưỡng là chỉ vật hay người đang trong thời gian chế tạo, nắp ráp để đến khi nào hoàn thiện thì mới xuất xưởng được, như thai nhi phải đủ 9 tháng 10 ngày mới ra đời thành con người. Bảng sinh vượng tử tuyệt Qua bảng này ta thấy 5 can và 6 chi dương cũng như 5 can và 6 chi âm có cùng hành nhưng độ vượng suy của chúng theo các tháng trong một năm là khác nhau. Như Giáp và Dần là Mộc, chúng ở trạng thái trường sinh trong tháng Hợi, trạng thái Mộc dục trong tháng Tý, ....... trạng thái Mộ trong tháng Mùi, ......... . Nhưng Ất và Mão cũng là Mộc nhưng chúng ở trạng thái tử trong tháng Hợi, trạng thái Bệnh trong tháng Tý,....... trạng thái Đế vượng trong tháng Dần,...... . Từ bảng sinh vượng tử tuyệt này người ta đã gọi các trạng thái theo tháng sinh (thường được gọi là theo lệnh tháng) từ Trường sinh tới Đế vượng là vượng (thường được gọi là được lệnh), còn các trạng thái từ Suy đến Dưỡng là suy nhược, hưu tù... (thường được gọi là thất lệnh). Ví dụ: Giáp hay Dần trong tứ trụ mà sinh vào các tháng từ Hợi tới Mão là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Thìn đến Tuất là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Ví dụ: Ất hay Mão trong tứ trụ sinh vào các tháng từ Dần đến Ngọ là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Mùi đến Sửu là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Các can chi khác cũng xác định tương tự như vậy. Các câu hỏi trọng tâm : 1 – Câu hỏi 2 và 3 của Bài 2. 2 - Bạn có biết người Ðông Phương (các thầy thuốc Ðông y) đã dùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành này vào chữa bệnh cho con người từ bao giờ ? 3 - Tại sao lại chỉ có 5 hành ? Bạn có thể Phát Minh ra hành thứ 6 được không ?1 like
-
Các bài giảng cho khóa học Tứ Trụ sơ cấp Bài 1: Vận mệnh và dự đoán vận mệnh Trích cuốn “Có một Ðấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không?“ của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW: “Vào năm 1905, tức là 40 năm trước năm 1945, Einstein đã tiên đoán có một quan hệ giữa vật chất và năng lượng. Nhiều người biết phương trình E = mc² (trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng) của ông. Chẳng bao lâu sau khi quan hệ đó được Einstein công thức hóa thì các nhà bác học có thể giải thích được là làm sao mặt trời tiếp tục chiếu sáng hàng tỷ năm. Trong mặt trời có những phản ứng nhiệt hạch liên tục. Bằng cách này, mỗi giây, mặt trời biến khoảng 564 triệu tấn hyđro thành 560 triệu tấn heli. Ðiều này có nghĩa là cứ trong mỗi giây có khoảng 4 triệu tấn vật chất đã biến đổi thành năng lượng mặt trời mà một phần tỏa xuống mặt đất bảo toàn sự sống. Ðiều đáng chú ý là quá trình có thể đổi ngược lại. Cuốn The World Book Encyclopedia giải thích : “Năng lượng đổi thành vật chất khi những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở tốc độ cao tạo ra các hạt mới nặng hơn“. Các nhà khoa học đã thực nghiệm được điều này trong một phạm vi giới hạn, dùng máy khổng lồ gọi là máy gia tốc hạt, trong đó những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở vận tốc cực cao, để tạo ra vật chất. Nhà vật lý học đoạt giải thưởng Nobel, tiến sĩ Carlo Rubbia giải thích: “Chúng tôi đã tái tạo một trong các phép lạ về vũ trụ - biến năng lượng thành vật chất““. ………………………….. “Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo ra các vật này? Ấy là Ðấng khiến các cơ-binh ra theo số nó, và đặt tên hết thẩy, chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao (Ê-sai 40:26). Vâng, Kinh-thánh nói rằng một nguồn năng lượng vô biên - Ðấng Tạo Hóa – đã hình thành vũ trụ vật chất. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật tân tiến“. Qua 2 đoạn trích trên cho chúng ta thấy rằng câu đầu tiên của Kinh-thánh: “Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất“ (Sáng-thế Ký 1:1) có thể được hiểu chính xác là : Ban đầu Ðức Chúa Trời đã dùng sức mạnh vô biên của mình để dựng nên vũ trụ trong đó có mặt trời và trái đất của chúng ta. Cho nên khi các ngôi sao (như mặt trời của chúng ta) cháy mãi hết nhiên liệu rồi sẽ phải tắt thì ở trong một môi trường đặc biệt nào đó như Hố Trắng chẳng hạn sẽ phun ra vật chất (tham khảo chủ đề “Những điều cần biết về Vũ Trụ học“ trong mục “Lý Học Ðông Phương“ tại trang web này), trong đó xuất hiên các ngôi sao mới. Chính điều này có thể chứng minh được vì sao trên bầu trời của chúng ta tới nay vẫn tồn tại ti tỷ các ngôi sao tỏa ánh sáng - năng lượng - vào vũ trụ rộng bao la trong khi thời gian là vô tận. “Nhà địa chất học nổi tiếng Wallac Pratt bình luận : “Nếu có ai yêu cầu tôi, với tư cách là một nhà địa chất học, giải nghĩa cách vắn tắt các tư tưởng tân thời của chúng ta về nguồn gốc của trái đất và sự phát triển của sự sống trên đó cho những người mộc mạc, quê mùa như các chi phái mà sách Sáng-thế Ký được viết cho, thì tôi không thể làm gì hay hơn là theo sát phần lớn lối diễn tả và ngôn ngữ trong chương một của Sáng-thế Ký“. Môi-se là người viết quyển đầu tiên của Kinh Thánh là Sáng-thế Ký khoảng năm 1513 TCN (vì cuốn Kinh Thánh là một bộ gồm 66 cuốn sách nhỏ được viết trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm từ 1513 TCN đến khoảng năm 80 SCN - có khoảng 40 người đã tham gia viết). Ông Wallac Pratt cũng nhận xét rằng thứ tự các biến cố mô tả trong sách Sáng-thế Ký: Nguồn gốc của đại dương, việc đất trồi lên, sự xuất hiện các loài sống dưới biển, chim chóc và các động vật hữu nhũ, thực chất là thứ tự của các giai đoạn chính yếu của thời đại địa chất. Chúng ta thử xem xét: Cách đây 3500 năm, làm sao Môi-se biết được thứ tự chính xác như thế nếu như tin tức đó không phải bắt nguồn từ Ðấng Thiết Kế (Ðức Chúa Trời)“. Ðể phù hợp với khoa học chúng ta thừa nhận rằng Môi-se vào thời gian đó chỉ là người “Ở Trần Ðóng Khố“ trong một xã hội còn rất lạc hậu trên trái đất của chúng ta đã ghi chép lại những tri thức mà các vị khách thuộc một nền văn minh ngoài trái đất ghé thăm chúng ta (có thể gọi họ là các sứ giả của Ðức Chúa Trời) truyền đạt cho. Chính vì vậy mà ngôn ngữ diễn đạt rất mộc mạc, đơn sơ, hầu như Môi-se và những người tham gia viết Kinh-thánh chỉ diễn đạt được các tri thức của Họ theo nghĩa đen mà thôi, vì vậy mới có nhiều sai sót. Ðó là lý do vì sao có sự kiện Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu. Một điều quan trọng nữa là cuốn Kinh-thánh không những đã nói tới nguồn gốc hình thành, sự kiến tạo địa chất của trái đất và sự phát triển của sự sống trên trái đất mà cuốn Kinh-thánh còn dự đoán các sự kiện đã và chưa xẩy ra. Ðó là dự đoán sự xuất hiện của 7 cường quốc trên trái đất trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm với thiên thạch. Phần này xin mời các học viên đọc chủ đề: “Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế“ trong mục “Dự Báo và Chứng Nghiệm“ tại trang web này. Ðiều này đủ cho chúng ta nhận thấy rằng cuốn Kinh-thánh không chỉ dừng lại ở mục đích truyền bá về hệ tư tưởng, đạo đức mà nó còn dự đoán vận mệnh của trái đất của chúng ta. Vận mệnh trái đất, Họ (tức người ngoài hành tinh của chúng ta) còn dự đoán được, vậy thì vận mệnh của con người chúng ta Họ không dự đoán được sao? Cho nên theo tôi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý đã xuất hiện trên trái đất của chúng ta khoảng 3 đến 4 nghìn năm hoàn toàn phù hợp với khoảng thời gian xuất hiện cuốn Kinh-thánh cũng là món quà mà những vị khách này đã viếng thăm và tặng chúng ta. Ðây chính là lý do mà tôi đã nghiêm túc nghiên cứu môn Tử Bình qua lăng kính của Vật Lý học. Ở bài 1 này tôi không đòi hỏi mọi người phải tin rằng con người nói riêng hay vạn vật nói chung có vận mệnh và dự đoán được vận mệnh… mà tôi khuyên mọi người chưa nên tin bất cứ cái gì ngay được. Mọi cái cứ từ từ nghiên cứu xem sao đã, chỉ đến khi có được sự suy luận có lý cộng thêm các ví dụ trong thực tế kiểm nghiệm lý luận đó đúng thì mới có thể tin được mà thôi. Các câu hỏi trọng tâm: 1 - Bạn hãy thử chứng minh học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cùng với bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý (hoàn toàn theo nhận thức đã có của bạn không dựa theo nội dung bài viết trên) là do người Trung Quốc nói riêng hay của người trên trái đất chúng ta nói chung phát minh ra chứ không phải do những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất tặng. 2 – Theo bạn khái niện Lỗ đen và Lỗ trắng để giải thích sự tồn tại vĩnh hằng của Vũ Trụ có tính thuyết phục (hợp lý) hay không? 3 – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương có hợp lý không? Sau đây xin mời các học viên cùng tôi khám phá các bí ẩn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý qua con mắt của các nhà Vật Lý học xem chúng thuộc lĩnh vực Duy Vật hay Duy Tâm1 like