• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/05/2013 in Bài viết

  1. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tiếp theo Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả trực tiếp của thuyết Âm Dương ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - có một nội dung, nhất quán , hoàn chỉnh, có tính hệ thống, phản ánh tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri; hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học. Đây là sự khác biệt căn bản với những tri thức rời rạc, mâu thuẫn, mơ hồ từ các mảnh vụn còn sót lại về tri thức của ngành học này vốn ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán. Nếu như những tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng là sự thể hiện những nhận thức kỹ thuật kiến trúc và kết cấu xây dựng với tính thẩm mỹ theo nhãn quan thẩm mỹ thời đại - thì - Phong Thủy Lạc Việt chính là một hệ thống tri thức, mô tả quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi nhà, được hệ thống hóa, chuẩn hóa và phân loại thành những quy tắc, nguyên lý, tiêu chí và các mô hình biểu kiến trong sự ứng dụng của từng hệ quy chiếu, để quán xét ảnh hưởng của những tương tác này đối với ngôi gia và con người có khả năng tiên tri. Căn cứ vào những tiêu chí và nguyên tắc, quy ước này, các phong thủy gia sẽ thiết kế, bài trí nội thất và tiến hành xây dựng căn nhà, hoặc các công trình xây dựng khác. Tùy theo sự hiểu biết và khả năng của các phong thủy gia, mà có thể cùng một hệ thống kiến thức về phong thủy, căn nhà vẫn có những thể hiện kiến trúc hình thức khác nhau. Tương tự như cùng một khóa kiến trúc sư ra trường và cùng thiết kế một ngôi nhà với chức năng sử dụng như nhau, mỗi người vẫn có thể đưa ra phương án kiến trúc khác nhau. Miễn là đồ án của họ phù hợp với những tiêu chí trong kiến trúc và xây dựng. Kiến thức phong thủy và kiến trúc hiện đại hoàn toàn không hề có mâu thuẫn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng nếu chỉ sử dụng kiến thức của kiến trúc và xây dựng hiện đại thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế dễ hơn rất nhiều. Vì họ không bị buộc phải tuân thủ một số tiêu chí, và quy định bởi kiến thức phong thủy vốn khá chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, nếu phạm phải những tiêu chí xấu trong phong thủy thì gia chủ, hoặc người thân của họ có thể gặp phải những điều không may mắn có thể tiên tri. Những phương pháp ứng dụng trong phong thủy hoàn toàn khách quan và đầy đủ tính chất khoa học theo tiêu chí khoa học. Nó không vì quan lớn, hoặc dân đen mà thay đổi tiêu chí và những nguyên tắc của nó. Do đó, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc và tiêu chí phong thủy thì cũng như uống đúng thuốc, hoặc thuốc bổ, phạm vào các tiêu chí xấu thì cũng như uống thuốc độc và đều có khả năng tiên tri - chứng tỏ tính quy luật khách quan phản ánh trong các qui định và mô hình biểu kiến của phương pháp này. Bởi vậy, hoàn toàn bất hợp lý khi cùng là hệ quả của một hệ thống lý thuyết mà lại có đến bốn trường phái phong thủy khác nhau và đầy mâu thuẫn được miêu tả trong cổ thư chữ Hán. Phong thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh và đã xác định cái gọi là bốn trường phái trong cổ thư chữ Hán thực chất là 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong thủy. Chúng có những phương pháp đặc thù với một hệ quy chiếu riêng trong hệ tương tác của nó và hoàn toàn không hề có mâu thuẫn về mặt lý thuyết. Bốn yếu tố tương tác chủ yếu đó là: 1 - Loan Đầu - Cấu trúc môi trường thiên nhiên chung quanh ngôi gia với những quy luật tương tác được mô hình hóa và ảnh hưởng đến ngôi gia, có thể tiên tri. Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập. 2 - Cấu trúc hình thể ngôi gia - bao hàm những cơ sở của Dương trạch Tam yếu . Tức là hình thể ngôi gia, bên ngoài và bên trong. Ảnh hưởng của những quy luật tương tác của yếu tố này với con người sống trong ngôi gia có tính quy luật có thể tiên tri.Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập 3 - Ảnh hưởng của địa từ trường trái đất lên con người thông qua ngôi gia. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Bát trạch. 4 - Ảnh hưởng của sự vận đông các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Huyền không. Những trường phái này theo mô tả trong các bản văn chữ Hán là những phương pháp tách rời, ứng dụng một cách độc lập và không có sự liên hệ với nhau. Nội dung của các trường phái này đều có những yếu tố mơ hồ về khái niệm, mâu thuẫn với nhau và có lịch sử ra đời muộn nhất là phái Huyền Không vào thế kỷ XV AC và hoàn thiện vào thế kỷ XIX AC. Sớm nhất là Bát trạch vào thế kỷ thứ II BC. Phong thủy Lạc Việt coi đây là sự phát hiện riêng phần trong lịch sử Hán hóa các tri thức Việt khi sụp đổ ở miền nam Dương tử và xác định đó chính là bốn yếu tố tương tác với những hệ quy chiếu riêng và là hệ quả thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sự ứng dụng một cách thống nhất và có hệ thống cả 4 yếu tố tương tác này trong kiến trúc nhà ở của người viết là một minh họa cho quan niệm trên. Và không phải là duy nhất. Còn tiếp
    3 likes
  2. PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cá nhân tôi đã thay đổi nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - thay thế cho "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Từ sự thay đổi nguyên lý căn để này, tôi đã hiệu chỉnh, hệ thống hóa và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành là một học thuyết hoàn toàn khoa học - căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng của tri thức khoa học hiện đại. Thuyết Âm dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực: Từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội, cuộc sống và cho đến từng hành vi của con người có khả năng tiên tri. Đó là các bộ môn dự báo cho mọi lĩnh vực, Đông y...trong đó có kiến trúc xây dựng - mà chúng ta quen gọi là phong thủy. Sự phổ biến của các phương pháp ứng dụng bao trùm lên tất cả cuộc sống xã hội Đông phương từ hàng thiên niên kỷ. Trong từ mỗi căn nhà, góc đình, phố chợ...gần như ngay cả những bà buôn thúng bán mẹt cũng có thể biết "Thìn , Tuất, Sửu, Mùi, tứ hành xung", sinh năm nào thì mạng gì..vv... cho đến một ông lang, hoặc thày bói trung bình cũng có thể kể vanh vách về lịch sử kinh Dịch, ý nghĩa của các quẻ, sự ứng dụng của kinh mạch và các huyệt đạo...vv...Nhưng tất cả những kiến thức đó và tất cả những bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phản ánh bản chất của học thuyết này, khi nó bao trùm lên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ : "Thái cực sinh lưỡng nghi..." cho đến từng hành vi con người - với những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên ký - tạo nên giá trị tự thân của nó, để tồn tại một cách khách quan, vượt thời gian trải hàng thiên nên kỷ cho đến ngày hôm nay - Với thực tế đó, đã chứng tỏ học thuyết này phải là sự tổng hợp của những trí thức vô cùng đồ sộ, mà nhân loại của nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được và hệ thống hóa trở thành một học thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực. Tri thức khoa học hiện đại - niềm tự hào của nền văn minh hiện đại - chưa hề có một lý thuyết nào có khả năng như vậy, cho dù, đã có thể sử dụng tất cả những tri thức vật lý, toán học...vv... để có thể đưa con người lên sao Hỏa. Nhưng đó chỉ là sự tổng hợp nhưng tri thức rất cục bộ và ứng dụng riêng lẻ - so với hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực. Nếu như chúng ta chỉ cần xét một trong nhiều bộ môn ứng dụng của học thuyết này, và nghiên cứu theo định hướng đi tìm bản chất đích thực của toàn bộ hệ thống học thuyết - là cơ sở phương pháp luận của hệ thống ứng dụng đó - thì cũng đủ nhận thấy một hệ thống tri thức rất bao la, kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong bài viết này, tôi cố gắng mô tả một bộ môn ứng dụng rất phổ biến của thuyết Âm Dương ngũ hành, đó là ngành Phong Thủy của nền văn minh Đông phương - Nhân danh nền văn hiến Việt với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, một cách rất cụ thể là kiến trúc ngay trong căn nhà của tôi. Danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, không phải là một trường phái mới trong phong thủy. Mà đó là sự xác định cội nguồn lịch sử của ngành học này trong văn minh Đông phương. Nó là kết quả của sự hiệu chính có tính học thuật, từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và ứng dung thay thế cho nguyên lý "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" - trong tất cả mọi lĩnh vực của học thuyết này và cụ thể trong Phong Thủy Lạc Việt. Chính sự hiệu chính này, đã xác định cội nguồn của ngành Phong thủy và hệ thống hóa toàn bộ những tri thức rời rạc, mâu thuẫn của bộ môn này - được miêu tả trong cổ thư chữ Hán, quen gọi là trường phái, còn lưu truyền trong nền văn minh Đông phương, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - trở thành một ngành nghiên cứu có tính hệ thống,nhất quán và hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan trong việc lý giải tất cả mọi hiện tương liên quan đến nó với khả năng tiên tri. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và nhân danh khoa học. Đến đây, tôi cũng xin được lưu ý rằng: Sự hiệu chính nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành và ứng dụng trong hệ thống phương pháp luận của ngành Phong thủy mang tính lý thuyết. Nó chỉ có tác dụng hiệu chỉnh rất cục bộ khi có sự sai lệch giữa hai nguyên lý ứng dụng. Nó không phải là sự phủ định những gía ứng dụng của ngành này. Những tuyệt chiêu bí truyền và những pho sách ứng dụng có giá trị của các cao thủ phong thủy vẫn là những vấn đề chúng tôi cần học hỏi và tham khảo. Tuy nhiên, sự hiệu chính này xác định tính khoa học về mặt lý thuyết của bộ môn này. Và nó chỉ xác định tính khoa học với Phong thủy Lạc Việt vì sự phủ hợp với tiêu chí khoa học của nó. Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Trước đây, chỉ hơn nửa thế kỳ, có thể nói rằng: tất cả các bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đều bị coi là "mê tín dị đoan". Yếu tố căn bản để có sự nhìn nhận sai lệch này chính vì cả một hệ thống lý thuyết liên quan đến hệ thống phương pháp luận trong các bộ môn ứng dụng đã thất truyền, nên nó trở nên mơ hồ và người ta không thể giải thích được mối liên hệ hợp lý của nó giữa những nền tảng lý thuyết là cơ sở tạo ra hệ thống phương pháp luận trong ứng dung. Nhưng khi tri thức khoa học hiện đại càng phát triển, thì sự nhìn nhận các bộ môn ứng dụng của nền văn minh Đông phương đã được xem xét lại. TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô và chứng minh "Phong thủy là một ngành khoa học". Nhưng cuộc hội thảo này, chúng tôi chỉ dừng lại ở sự so sánh những tiêu chí khoa học với một hệ thống những nguyên lý lý thuyết ứng dụng trong bộ môn này. Và chúng tôi chưa có sự thuyết trình sâu về nội dung của nó. Bài viết này như là một sự bổ sung phần nào cho khoảng trống của cuộc hội thảo nói trên. Người viết bài này, hy vong qua nội dung của nó, sẽ xác định những gía trị đích thực của ngành phong thủy, tính khoa học và cội nguồn lịch sử của nó - thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử. Hiện nay, rất nhiều người hiểu sai về bản chất của ngành học này. Họ gán ghép tất cả mọi thứ ăn theo phong thủy: Sim số cũng theo phong thủy, biển số xe, cũng theo phong thủy, đặt tên con cái, bảng hiệu cũng theo phong thủy....vv.....Thậm chí gần đây, bùa chú cũng được gán vào môn phong thủy. Thực ra , tất cả những hiện tượng đó, không liên quan gì đến những gía trị đích thực của ngành Phong Thủy học Đông phương. Nó cũng giống như ngành cơ khí chế tạo có thể làm ra những dụng cụ y học, nhưng nó không liến quan gì đến ngành y vậy. Tất cả những gì mà tôi đã trình bày là nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến. Và để có sự liền mạch có tính hệ thống. Trong bài viết này, tôi sẽ lặp lại một cách tóm tắt nội dung của một số bài viết đã trình bày trong sách và các bài viết khác trên diễn đàn - liên quan đế Hà Đồ, Lạc thư và các nguyên lý khác của Phong Thủy - để quí vị và anh chị em quan tâm nhưng không có chuyên môn sâu về Lý học có thể đối chiếu, so sánh. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Còn tiếp. .
    1 like
  3. bạn có thể cho tôi biết năm qua giữa bạn và vợ có chuyện gì lũng cũng hay là bạn có bồ nhí bên ngoài , năm nay vợ bạn hay bạn có thể tin rằng có thêm con cái ? much đích để tiếp cận để suy nghiệm và trả lời câu hỏi của bạn ở trên chứ không phải tìm hiểu chuyện riêng .
    1 like
  4. Chồng dạng người cao vừa ,mặt hơi tròn hay hơi vuông đầy đặn, mắt sáng ăn nói rất ngọt ngài dễ mến,tình tình hiền lành nhân hậu thẳng thắng hơi nóng tình, chiều chồng và nể chồng.Anh chị em trong nhà không gần thiếu hòa khí,sau có thêm anh chị em nuôi rất tốt.
    1 like
  5. PGS.TS Tống Trung Tín: "Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bốn lần 'nói oan' cho Đàn Xã Tắc" (GDVN) - "Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã liên tục “đăng đàn” tuần qua và có nhiều phát biểu sai hoàn toàn về di tích đàn Xã Tắc...". Trong những ngày gần đây, dư luận Hà Nội cũng như cả nước đang chú ý vào câu chuyện có nên hay không để quyết định xây cầu vượt qua Đàn Xã Tăc, và chuyện về những chứng cứ cho rằng ở bên dưới là một công trình, dấu vết của lịch sử là Đàn Xã Tắc vẫn còn của chế độ cũ. Sau những phát biểu của ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt nam về bốn điều sai. "GS Trần Quốc Vượng đã nhắc nhở rằng, ở khu vực này có di tích Đàn Xã Tắc" Cái sai thứ nhất: Vào ngày 26/4, ông Bùi Danh Liên phát biểu rằng “Liên quan tới vấn đề bảo tồn di tích này, tôi cho rằng các nhà sử học phải cảm ơn ngành giao thông vận tải vì khi họ làm con đường đó thì tình cờ phát hiện ra các dấu tích được cho rằng đó là đàn Xã Tắc”. Về vấn đề này, PGS.TS Tống Trung Tín cho hay: Năm 2006, khi triển khai dự án làm đường qua khu vực đó thì chính quyền địa phương và các cơ quan làm công tác văn hóa, bảo tồn di tích đã lên tiếng yêu cầu tạm dừng lại để xem xét có ảnh hưởng tới di tích hay không? Những thông tin về di tích Đàn Xã Tắc có tại khu vực này được ghi vào tài liệu từ nhiều năm trước, nhưng chưa có điều kiện khai quật, chứ không phải là do ngành giao thông phát hiện ra. PGS.TS Tống Trung Tín cũng cho biết thêm: “Thời điểm ấy, những nhà nghiên cứu như chúng tôi không biết họ làm con đường đó, nhưng cách đây mấy chục năm GS Trần Quốc Vượng cũng đã có nhắc nhở rằng, ở khu vực này có di tích đàn Xã Tắc. Và rất may trong hồ sơ của các cơ quan chuyên môn văn hóa, lịch sử của Hà Nội đã có hồ sơ về di tích này rồi, chỉ có điều là chưa có đủ điều kiện để khai quật, nghiên cứu chuyên sâu hơn thôi. Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.Từ tháng 10-12/2006, cuộc thám sát và khai quật được tiến hành, đã tìm thấy một số dấu tích kiến trúc, di vật có niên đại vào khoảng thế kỷ XI-XVIII nằm bên trên các lớp văn hóa có niên đại khoảng 10 thế kỷ sau Công nguyên và lớp văn hóa Phùng Nguyên có niên đại khoảng 3500 năm so với thời điểm hiện tại. Mỗi loại hình di tích ở đây đều có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là di tích đàn Xã Tắc.<br style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15.454545021057129px;"> UBND TP Hà Nội khi ấy đã tổ chức hai cuộc hội thảo về kết quả khai quật. Tại cuộc hội thảo dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Quốc Triệu (khi đó là Chủ tịch UBND TP Hà Nội) thì GS Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và GS.TS Đỗ Hoài Nam – Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đã nhất trí kết luận: “Địa điểm thăm dò khảo cổ đúng là khu vực đàn Xã Tắc Thăng Long có niên đại kéo dài suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Kết luận này cũng đã được UBND TP đưa vào báo cáo số 07/BC-UBND ngày 27/1/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ. Cái sai thứ hai: Ông Bùi Danh Liên phát biểu: “Đàn chỉ là bàn thờ vua của một triều đại của dòng họ nhà Lê, chứ không phải là của dân tộc. Đền thờ của dân tộc phải là đền Hùng, hoặc là nơi linh thiêng của cố đô Thăng Long, của đất nước nó phải nằm ở Hoàng Thành chứ không phải là đàn này. Tôi cho rằng có thể triều đại cuối cùng của nhà Lê thối nát, "cõng rắn cắn gà nhà" nên mới bị phá bỏ từ bao giờ”. PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng: Ông Liên đã từng phát biểu trên báo chí, nhận mình là cựu sinh viên Khoa Văn-Sử ĐH Sư phạm Hà Nội và tự tin với phát biểu của mình. Nhưng, ông lại mắc vào cái sai cơ bản, hoặc “quên mất” rằng “Đàn không phải là bàn thờ”. Đàn được xây dựng lộ thiên như một cái đài, để cầu mùa. Gắn với đất, lúa thì thành ra là biểu trưng của đất nước, nên gọi là xã tắc. Mục tiêu lập đàn là như vậy đấy, nó là đề cầu cho “Mưa thuận gió hòa/Quốc thái dân an”. Cho nên, Đàn không phải là bàn thờ vua của một triều đại. Chẳng những cầu mưa, đàn Xã Tắc Thăng Long còn có thêm một chức năng nữa là trừ nạn hoàng trùng (loại sâu phá lúa). Nếu muôn “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến” chúng ta sẽ phải dẹp bỏ cả khu di tích cố đô Huế Cái sai thứ ba: Ông Bùi Danh Liên nhiều lần nhắc đàn Xã Tắc của thời Lê và hậu Lê, mà không biết rằng đàn Xã Tắc này xây dựng lần đầu tiên là vào thời Lý. Cứ như cách nói của ông Liên trong sự việc liên quan tới đàn Xã Tắc thì 1000 năm lịch sử đã bị cắt phéng. PGS.TS Tống Trung Tín nhấn mạnh: Cần phải biết rằng, đàn Xã Tắc đầu tiên được xây dựng vào thời Lý. Việt sử vắn tắt từ thời Trần cho biết: “Năm mậu Tý, hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ 5 (1048)… Tháng 3, lập Xã Tắc (nền Xã Tắc) ở ngoài cửa Trường Quảng để làm nơi bốn mùa cùng tế, cầu được mùa”.Và trong Đại Việt sử ký toàn thư, chính sử thời Lê cũng chép: “Mậu Tý (Thiên Cảm Thánh Vũ) năm thứ 5 (1048)… lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng”. Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn cũng chép: “Mậu Tý, năm thứ 5 (1048)… Tháng 9, mùa thu… lập đàn Xã và đàn Tắc. Lập đàn ở ngoài cửa Trường Quảng bốn mùa cầu đảo cho được mùa”. Thời Trần, đàn Xã Tắc được Lý Tế Xuyên mô tả hết sức trang trọng và rõ ràng trong Việt điện u linh năm 1329 trong chuyện thứ 3: Thiên tổ địa chủ Xã Tắc đế quân: “Đế quân tức là Hậu Tắc dạy dân nghề trồng lúa, từ đời Chu đến nay thời làm Xã thần. Nước ta, thờ Đế quân tại phía nam La Thành bên cửa Quốc Bình, miếu điện rất tôn nghiêm, tục gọi là Xã Đàn tư thần, linh thiêng có tiếng. Các triều mua trước thường làm lễ tế ‘giao’ cùng với trời đất. Khi có đại hạn hoặc nạn hoàng trùng, làm lễ cầu mưa hay trừ sâu tất được linh ứng”. Cái sai thứ tư: Gọi đàn Xã Tắc là “phế tích” thời phong kiến. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Về vấn đề này PGS.TS Tống Trung Tín đưa ra quan điểm: Nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin về văn bản của Hiệp hội Vận tải do ông Bùi Danh Liên ký có đoạn: “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ”... Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân”. Ông Tín cho biết thêm: Cái hay của Vị Chủ tịch Hiệp hội Vận tải là ông rất nhiệt tình với tình hình giao thông của Thủ đô. Như ông đã nói, ngày nào đi qua nút giao thông Ô chợ Dừa, thấy cảnh ùn tắc cũng rất buồn. Nhưng, có lẽ vì quá sốt ruột nên ông đã phát biểu “liều”. Vì xin thưa, nếu nói như ông thì “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến” chúng ta sẽ phải dẹp bỏ cả khu di tích cố đô Huế, Hoàng Thành Thăng Long, di tích cố đô Hoa Lư… Nghĩ theo hướng tiêu cực ấy có nghĩa là chúng ta phải dẹp hết một phần bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, trong đó có nhiều thành tựu đáng tự hào mà chúng ta đã được quốc tế công nhận. Nguyễn Nguyễn
    1 like
  6. Dạ thưa bác, vấn đề thì chả có vấn đề gì cả, tôi chỉ nói bác là bác hơi nặng lời thôi. Đây là diễn đàn, ai thắc mắc gì thì cứ hỏi, miễn là không vi phạm nội quy diễn đàn là ok rồi, còn ai đóng góp ý kiến gì thì tùy, khi bạn ấy hỏi bác haithienha bác í có thời gian thì trả lời, không thì thôi, đấy là quyền của mỗi người. Em ấy cũng tò mò nên mới hỏi thế, bác nói em âys thì thiếu gì cách của 1 người có học cho mọi người nghe dễ chịu. Em ấy chả là gì của tôi nhưng tôi nghe thấy thế thì nói bác thế thôi. Là diễn đàn, tôi cũng chả muốn nói nhiều làm gì về vấn đề này. còn tôi tính thế, thấy chướng tai thì nói, ai muốn làm gì tôi thì làm. Bác đã hài lòng chưa?
    1 like
  7. 2 tuổi này Thiên can Tân - Ất xung nhau, nhưng thiên can chỉ là 1 trong nhiều yếu tố. 2 bạn có địa chi Tam Hợp là rất tốt, rồi Kim khắc Mộc, mệnh chồng khắc mệnh vợ là một cách cục tốt trong luận tuổi Lạc Việt. tương quan tuổi 2 bạn đã đạt được 70% rồi đó. Nhưng dù vợ chồng có hợp tuổi cũng ko phải là yếu tố quyết định sự phát triển của một gia đình. Mà là việc sinh con hợp tuổi bố mẹ mới là chìa khoá thành công cho gia đình bạn ạ. Vì vậy 2 bạn nếu thực sự yêu nhau nhiều và ko thể thiếu nhau thì hãy lấy nhau rồi sinh con hợp tuổi 2 người là gia đình sẽ phát triển vù vù ấy...
    1 like
  8. Chào bạn, Năm 2018 là năm tuyệt vời để vợ chồng bạn sinh con út và cũng ko phải là năm hơi sớm cho vợ chồng bạn nữa nhé?
    1 like
  9. Năm tốt cho vợ chồng bạn sinh con đầu lòng là 2015 nhé
    1 like
  10. Lá số giờ Tỵ này không thấy có cách cục nào chết yểu cả.
    1 like
  11. 1 like
  12. Việt Nam, Trung quốc và xung đột ở Biển Đông nam Á Thoả thuận tháng 10 năm 2011 giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và biển ở biển Đông Nam Á (biển Đông) một cách hòa bình ban đầu đã được chào đón với những nụ cười, chủ yếu là vì dường như nó hứa hẹn một giai đoạn tạm ngơi đi các căng thẳng đang xấu thêm giữa hai nước Leninist láng giềng này. Nhưng những nụ cười hồi hộp trong việc chính trị hệ trọng này của Đông Á chưa bao giờ chứa đựng nhiều thông tin. Và từ chỗ đứng của năm 2013 rõ ràng thoả thuận trên giấy đó đã không giải quyết được những cội rễ của những căng thẳng và, trên thực tế đã thất bại ngay cả trong việc “che đậy” sự tranh chấp. Chỉ một tháng sau khi hiệp định được ký kết, một đoạn băng video tiếng Việt không rõ nguồn tung lên cảnh một tàu biên phòng Việt Nam đâm một tàu hải giám Trung Quốc (TQ) tại một địa điểm không tiết lộ. Bắc Kinh không có phản ứng chính thức nào về sự cố này, một dấu hiệu cho thấy sự cố quả thực xảy ra khá gần Việt Nam. Chỉ một vài ngày sau đó thì các giới chức Việt Nam và TQ họp tại APEC ở Honolulu. Ở đó, Tổng thống Obama và Hồ Cẩm Đào tiếp tục cuộc đối thoại căng thẳng, theo sau là một thông báo của Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ đã gần hoàn tất thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành một cộng đồng kinh tế không có TQ, bao gồm Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore, Chile, Peru, và đáng chú ý là có Việt Nam. Dự kiến Nhật Bản sẽ gia nhập sớm. Với một cách lý giải nào đó, Bắc Kinh xem TPP như là một chỉ dấu về những cố gắng của Washington nhằm hạn chế sức mạnh của họ và đã phản ứng bằng nhiều nỗ lực khác nhau nhằm giảm thiểu bất kỳ tác động bất lợi nào, chủ yếu bằng cách ký thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều đối tác khác. Các diễn biến khác, đặc biệt căng thẳng giữa Trung – Nhật, đi ngược lại diễn tiến vừa nêu.Trong vòng 18 tháng kể từ cuộc họp APEC, nhiều việc đã xảy ra, nhưng tuyệt đối không có việc nào thuộc dạng làm giảm đi những căng thẳng ở biển Đông Nam Á. Quả thế, chúng tôi sẽ lập luận ở đây rằng hành vi của Bắc Kinh trong giai đoạn này chỉ có thể được hiểu như là một quá trình bành trướng theo chủ nghĩa đế quốc mới thuộc loại chính sách ngoại giao pháo hạm. Việc đầu tiên là giằng co của TQ-Philippines tại bãi cạn Scarborough, ở đó TQ chiếm giữ các vùng biển và các thể địa lí mà Philippines tuyên bố chủ quyền từ lâu và từ chối rời đi. Việc thứ hai là sự phá sản đáng kinh ngạc về tính thích đáng của ASEAN trong các vấn đề ngoại giao, gây ra do sự biểu lộ của Phnom Penh rằng lập trường của họ đối với biển Đông Nam Á là Bắc Kinh muốn sao thì nó phải như vậy. Việc thứ ba là việc chính thức hóa tuyên bố chủ quyền “lưỡi bò” bất hợp pháp của TQ đối với 80 phần trăm biển Đông Nam Á qua việc thành lập “thành phố Tam Sa”, một quyền pháp lý có chẳng có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế. (Hãy tưởng tượng một nước bất kỳ nào khác, kể cả Hoa Kỳ thời hoàng kim đế quốc của mình thực hiện điều tương tự. Thôi được, có thể là một ví dụ tồi!). Lưỡi bò bây giờ điểm tô các hộ chiếu TQ, các bản đồ (bao gồm cả một số được bán tại Philippines) và các con dấu chính thức của TQ. Việc thứ tư là tăng cường các cuộc tập trận hải quân khiêu khích từ năm 2008 kể cả “tăng thêm tuần tra” trên vùng biển với 24 tàu hải giám bổ sung, trong đó gần một nửa là tàu chiến cải biến, chúng “… không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc chèn ép các nước khác phải khuất phục trước yêu sách bành trướng của TQ”[ii] trên cái lưỡi bò mà Bắc Kinh không có tuyện bố chủ quyền hợp pháp đối với nó. Việc cuối, nhưng không kém phần đáng lo ngại, là tiếp tục cổ vũ chủ nghĩa dân tộc và “số phận đã định” như một phương tiện kích động sự hậu thuẫn trong nước. Một xu hướng không những đề cao về sự cần thiết cho “ổn định khu vực” (theo ngôn từ của Bắc Kinh) mà còn có vẻ mời gọi các xu hướng siêu quốc gia và thậm chí phát xít trong chính trị TQ, điều này không có chút cường điệu nào. Những phát triển khác trong khu vực cũng không làm dịu căng thẳng. Ví dụ rõ ràng nhất là vụ giằng co quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, mà Bắc Kinh dường như sẵn sàng theo đuổi bằng mọi giá, trong vòng một năm qua tranh chấp đã trở nên tồi tệ hơn mà không có dấu hiệu dừng lại. Nếu cuộc xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát thì toàn bộ khu vực sẽ bị biến dạng. Ngoài ra, có nhiều điều không chắc chắn về việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào. Tình thế với CHDCND Triều Tiên cũng có tác động đối với thế trận an ninh của Mỹ. Đã có dấu hiệu cho thấy rằng Philippines mong muốn một dạng sức mạnh hải quân cốt yếu nào đó của Mỹ quay trở lại Subic Bay. Cuối cùng chúng ta đã thấy sự phát triển của một cuộc chạy đua vũ trang thực sự ở Đông Á, một phần bị thúc đẩy bởi sự mở rộng quân sự có thể dự đoán phần nào của Bắc Kinh. Người hưởng lợi lớn ở đây dường như là Nga và Mỹ. Kẻ thua là an ninh khu vực và hàng loạt các mục tiêu đáng giá mà tiền sẽ không được chi vào. Có lẽ yếu tố đáng lo ngại nhất trong nền chính trị khu vực là dường như không có khả năng giới tinh hoa chính trị vượt qua “chính trị thể diện”, một thuộc tính văn hóa thâm căn cố đế của Đông Á từ lâu sống lâu hơn tính hữu dụng của nó. Tất cả những điều trên thậm chí còn làm các nhà quan sát thận trọng lo lắng về các căng thẳng trong khu vực. Sự dai dẳng của tình trạng căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á trong bối cảnh của một cảnh quan khu vực địa chính trị năng động tạo cơ hội để xem xét lại những ưu và nhược điểm của các tuyên bố chủ quyền xung khắc của nhà nước Việt Nam và TQ ở biển Đông Nam Á, để khám phá những động lực chính trị trong nước và quốc tế gây kích động cuộc xung đột, và để suy tư về các điều kiện theo đó cuộc xung đột có thể giải quyết một cách không bạo lực. Vì hầu hết chúng ta đã quen thuộc với trường hợp Việt Nam, chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt trong việc tháo dỡ mặt chính trị về vị thế của Việt Nam trong cuộc xung đột. Hơn nữa, chúng tôi làm như vậy từ một tầm nhìn được đào tạo về một quan điểm của Việt Nam và giả định, dưới ánh sáng của các bằng chứng, rằng tuyên bố của Việt Nam thực sự hợp pháp. Chúng tôi thăm dò những cách mà Việt Nam có thể nâng cao lợi ích của mình khi đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ. Trên tổng thể, chúng tôi cho rằng một cuộc chiến tranh Trung-Việt nữa sẽ là thảm hoạ. Nhưng vẫn còn khó để hình dung ra một giải pháp hòa bình có thể đạt tới như thế nào mà không có những thay đổi cơ bản trong các tính toán chính trị hiện tại. Để hiểu rõ hơn cuộc xung đột và lý do tại sao các ý đồ của Bắc Kinh đối với khu vực là không thể chấp nhận được đòi hỏi một quan điểm lịch sử đối với những tuyên bố xung khắc, chú ý đến thái độ và hành vi ẩn bên dưới các rắc rối gần đây, và lưu ý rằng các yêu sách của Bắc Kinh to tát và bất hợp pháp nhường nào. Rõ ràng TQ là một nước lớn mạnh và là còn là một siêu cường đang trỗi dậy. Nhưng điều này không phải có nghĩa là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Có vẻ giải pháp duy nhất đối với Bắc Kinh sẽ là từ bỏ tuyên bố bất hợp pháp của mình theo tiêu đề của một hiệp ước đa phương khu vực và một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc. Đạt được kết quả như vậy sẽ đòi hỏi đề cao việc không khuyến khích đối với các thứ chủ nghĩa bành trướng và nền ngoại giao pháo hạm mà Bắc Kinh dường như có ý muốn thực hành. Điều đó cũng sẽ đòi hỏi các nhà lãnh đạo ở Việt Nam vung bồi với nhiệt tâm hơn tính chính đáng quốc tế và trong nước. Thực tế lịch sử không ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đánh giá các yêu sách hợp pháp kích động các tranh chấp giữa Việt Nam và TQ nói riêng. Các khía cạnh lịch sử tranh chấp hiện tại rất khó tóm tắt ngắn gọn. Sẽ hữu ích khi tách cuộc xung đột thành ba khu riêng biệt dù có liên kết với nhau. Thứ nhất là tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển liền kề mà Hà Nội, Bắc Kinh và Đài Bắc đều tuyên bố chủ quyền. Thứ hai là tình trạng của quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề mà Việt Nam và TQ là hai trong số năm nước có yêu sách, gồm có Philippines, Malaysia và Brunei. Cuối cùng đó là tình trạng của chính biển Đông Nam Á – một khu vực biển rộng lớn mà cho đến nay đã bị gọi sai là biển Nam Trung Hoa. Việc chỉ định tên gọi địa lý biển Nam Trung Hoa là không phù hợp cho một vùng biển nằm trong khu vực Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế, nên ngừng và từ bỏ cách gọi như vậy. Quần đảo Hoàng Sa Đối với quần đảo Hoàng Sa, các bằng chứng như sau. Trong giai đoạn Việt Nam chia thành hai lãnh địa dưới thời vua Lê, năm 1774, nhà viết sử Lê Quý Đôn ghi lại các chuyến đi hàng năm do chúa Nguyễn của Đàng Trong (miền Nam) phái ra quần đảo Hoàng Sa trong quyển Phủ biên tạp lục (府 编 杂 录). Khi Việt Nam thống nhất, vị vua đầu là Gia Long tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1816.[iii] Gia Long và hai vị vua sau đó thể hiện chủ quyền và kiểm soát các hòn đảo thông qua các chuyến đi chính thức lặp đi lặp lại được ghi chép kỹ lưỡng vào tài liệu và báo cáo trong hơn năm thập kỷ. Từ 1835-1838, vua Minh Mạng hàng năm đều phái lính ra quần đảo Hoàng Sa, vua Thiệu Trị cũng làm như thế cho đến năm 1854.[iv] Những hành động liên tục này thể hiện rõ ràng quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Pháp thuộc đia hóa Việt Nam năm 1884 tiếp theo sau là một thời kỳ xao lãng. Tỉnh Quảng Đông, chưa từng là một quốc gia có chủ quyền, đã đưa ra tuyên bố chủ quyền lần đầu đối với quần đảo Hoàng Sa bắt đầu vào năm 1909. Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đã tuyên bố lần đầu và chỉ đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1932, trong một bản thông cáo gửi cho người Pháp. THDQ nêu ra hai lý do, cả hai đều bất hợp pháp. Lý do thứ nhất là do trong quá khứ Việt Nam là chư hầu của TQ nên quần đảo này là của TQ. Lý do thứ hai, thường được chính quyền TQ nêu ra, là thoả thuận đã ký kết tại Bắc Kinh vào năm 1887 (khoảng 70 năm sau tuyên bố ban đầu của Gia Long) giữa Thống đốc Pháp ở Bắc Ký và TQ với tiêu đề “Công ước về phân định biên giới giữa TQ và Bắc Bộ”. Thoả thuận này chỉ trên vịnh Bắc Bộ có nêu rằng các đảo phía đông kinh tuyến 105° 43′ thuộc về TQ. Tuy nhiên, điều quan trọng là quần đảo Hoàng Sa, tuy nằm về phía đông của 105° 43′ nhưng lại ở ngoài khơi bờ biển An Nam, miền Trung Việt Nam hiện nay, không thuộc quyền quản hạt của Bắc Bộ. Chịu thua trước sức ép của các quan chức địa phương Việt và Pháp,[v] ngày 08 tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.[vi] Năm 1933, Pháp chính thức tái khẳng định chủ quyền.[vii] Tuy nhiên, họ chỉ chiếm nhóm đảo Trăng Khuyết trong quần đảo Hoàng Sa, ở đó họ đã xây dựng một căn cứ quân sự, trạm khí tượng, và đài phát thanh vào năm 1937. Trong quảng thời gian Pháp xao lãng, ít nhất là một công ty Nhật đăng ký dưới tên một người TQ và sử dụng công nhân TQ đã bắt đầu khai thác phân chim trên đảo Phú Lâm, nằm trong nhóm An Vĩnh của quần đảo. Pháp phái một nhóm cảnh sát bản địa tới đây vào năm 1939.[viii] Sau Thế chiến II người Pháp không trở lại đảo Phú Lâm nhưng đã trở lại đảo Hoàng Sa tái chiếm đóng nhóm Trăng Khuyết của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 rồi chuyển giao quyền kiểm soát chủ quyền cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Nhật thua trận, THDQ nắm quyền kiểm soát đối với nhóm An Vĩnh, nhóm có đảo Phú Lâm. Năm 1955, CHNDTH nắm quyền kiểm soát. Năm 1974, CHNDTH chiếm nhóm Trăng Khuyết bằng vũ lực, dẫn đến cái chết của 54 lính Việt Nam và 48 người khác cùng một cố vấn quân sự Mỹ bị tạm giữ. TQ vẫn tiếp tục kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974. Quần đảo Trường Sa Tiếp theo chúng ta chuyển sang quần đảo Trường Sa và các vùng biển liền kề. Quần đảo Trường Sa bao gồm 36 đảo nhỏ và hơn một trăm mỏm đá và bãi cát với tổng diện tích 5 km², nhưng lan rộng trên một vùng biển khoảng 600.000 km². Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, 0,5 km², do Đài Loan chiếm đóng kể từ sau Thế chiến II. Quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được Pháp tuyên bố chủ quyền một phần vào năm 1887, và sau đó toàn bộ năm 1933 nhưterra nullius (đất không chủ) để ngăn chặn Nhật Bản xâm nhập. Không có phản đối từ Đài Loan. Sau Thế chiến II, Pháp đã không tái khẳng định chủ quyền, nhưng VNCH đưa quân đến nhiều đảo, trong khi Philippines cũng tuyên bố một số khu vực như terra nullius. Malaysia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền đối với nhiều rạn san hô và bãi cạn trong năm 1982 và 1983. THDQ không yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong Thông cáo năm 1932 của họ về quần đảo Hoàng Sa.[ix] Năm 1946, lợi dụng nhiệm vụ do Đồng Minh giao bảo vệ các khu vực trên vĩ tuyến 16, Tưởng Giới Thạch tuyên bố chủ quyền cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố của TQ tiếp theo được CHNDTH thực hiện vào năm 1951, khi Chu Ân Lai tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn là lãnh thổ của TQ. Dường như tuyên bố chủ quyền của TQ có rất nhiều khả năng được tiến hành phối hợp với Liên Xô mà tại Hội nghị Hòa bình San Francisco tổ chức chỉ một tháng sau tuyên bố của họ Chu, nước này đã đưa ra 13 sửa đổi cho Hiệp ước, trong đó có một sửa đổi giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Các sửa đổi này đã bị loại với tỉ lệ phiếu là 48-3.[x] Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh để phô trương sức mạnh chỉ mới bắt đầu và các quan chức TQ vẫn tiếp tục lập luận sai trái rằng Hiệp ước hòa bình San Francisco được ký kết giữa Nhật và Đồng minh kết thúc chiến tranh thế giới II đã giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại cho TQ. Thật ra, hiệp ước quốc tế này chỉ đơn giản nói rằng “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu cầu đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.”[xi] Hiệp ước hòa bình giữa THDQ (Đài Loan) và Nhật vào ngày 28 tháng 4 năm 1952 chỉ lặp lại những gì đã được ký kết giữa Nhật và Đồng minh. Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa, và yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan (Formosa) và Bành Hồ (Pescadores) cũng như quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa theo quy định tại Điều 10 của Hiệp ước San Francisco.[xii] Không có chỗ nào trong tài liệu này nói rằng các đảo đó được trả lại cho THDQ, nhưng từ đó Bắc Kinh cứ giải thích như thế. Không chỉ vậy, họ còn nói rằng “Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Nam Sa [Trường Sa] trong một loạt các hội nghị quốc tế và thông lệ quốc tế sau đó.”[xiii] Nhưng khẳng định của TQ rõ ràng là trái với chủ trương của Hoa Kỳ “không theo lập trường nào đối với giá trị pháp lý của các tuyên bố chủ quyền đối chọi nhau”. Hoàn toàn ngược lại, “Hoa Kỳ sẽ xem xét nghiêm ngặt bất kỳ yêu sách biển nào hoặc bất kỳ hạn chế nào đối với hoạt động trên biển trong biển Đông mà không phù hợp với luật pháp quốc tế” (tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10 tháng 5 năm 1995).[xiv] Ngoài ra, TQ cũng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy họ đã từng thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng như với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa chưa bao giờ được mô tả như là một phần của TQ trong các hồ sơ lịch sử. TQ cũng không chiếm đóng bất kỳ đảo nào của quần đảo này bất kỳ thời điểm nào trước thập niên 1980, kể cả trong thời hoàng kim của Trịnh Hòa. CHNDTH cho rằng người TQ phát hiện, đặt tên, khai thác, tiến hành các hoạt động kinh tế và thực thi quyền tài phán đầu tiên đối với các đảo trong biển Nam Trung Hoa.[xv] Tuy nhiên, người ta có thể chỉ ra rằng ranh giới của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam sau khi kiểm tra cẩn thận các tài liệu lịch sử chính thức của TQ từ Lịch sử nhà Minh (Minh Sử / 明 史), Lịch sử nhà Thanh (Thanh Sử Cảo/ 清史稿) và các bản đồ Quảng Đông đã được vẽ ra qua nhiều triều đại và chính thức công bố trong bộ bản đồ tinh tuý của Quảng Châu (广州 历史 地图 精粹 / Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy).[xvi] Nguồn này bao gồm các bản đồ hành chính xuống đến cấp huyện và được biên soạn thời nhà Thanh và thời THDQ. Một bản đồ thẩm quyền hơn có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (皇舆全览图) vì nó được Hoàng đế Khang Hi của nhà Thanh ra lệnh làm. Bản đồ này được in trên gỗ năm 1717 sau 10 năm nghiên cứu, vẽ bởi một nhóm giáo sĩ dòng Tên có kiến thức Bản đồ học phương Tây. Lãnh thổ TQ cũng kết thúc tại đảo Hải Nam.[xvii] Bản in sao chép trên đồng được giáo sĩ Dòng Tên Matteo Ripa thực hiện vẫn còn lưu giữ ở một phần bộ sưu tập địa hình của vua George III tại Thư viện Anh ở London.[xviii] Tất cả những cuốn sách mà TQ kê ra nhằm mục đích thể hiện một bằng chứng mơ hồ nào đó cho những hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều là những ghi chép của những nhà du lịch và thám hiểm. Rõ ràng TQ không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ của họ đã có thẩm quyền, hay thậm chí đã xem quần đảo Hoàng Sa như là một phần của TQ trước năm 1909. Do đó, tuyên bố “TQ là nước đầu tiên phát hiện ra, đặt tên, khai phá, thực hiện các hoạt động kinh tế và thực thi quyền chủ quyền” là không có giá trị. Về phần Việt Nam, tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa chủ yếu dựa trên tuyên bố của Pháp. Bằng chứng lịch sử khác khá mong manh, mặc dù có các ghi chép về các hoạt động của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ít ra từ năm 1776. Điều này cuối cùng dẫn chúng ta tới công hàm gây tranh cãi của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai vào năm 1958. Công hàm này đã trở thành tâm điểm cho các nỗ lực Bắc Kinh vo tròn bóp méo lịch sử và suy diễn sai trái rằng Việt Nam đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình, khi mà công hàm không hề nói điều đó. Nỗ lực của Bắc Kinh khi chơi con bài Phạm Văn Đồng có ba vấn đề. Đầu tiên và quan trọng nhất, công hàm Phạm Văn Đồng tỏ ý ủng hộ cho lãnh hải 12 hải lý trong bốn câu. Không chỗ nào Phạm Văn Đồng tỏ ý rằng Việt Nam nhượng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa cho TQ. Thứ hai, Phạm Văn Đồng vào thời điểm đó thay mặt cho VNDCCH, trong khi đó chính VNCH lại là nước đã nhận được sự chuyển giao quyền lực từ tay người Pháp và đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này. Do đó, công hàm Phạm Văn Đồng không có hiệu lực về vấn đề chủ quyền. Như một nhà quan sát nói: “Người ta không thể từ bỏ một cái gì đó mà họ không nắm quyền kiểm soát.”[xix] Cả VNCH lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đều phản đối tuyên bố của TQ. Cuối cùng, Bắc Việt Nam vừa đã bị chiến tranh vừa phụ thuộc nặng nề vào viện trợ của TQ. Trong tình cảnh đặc biệt đó, ĐCSVN không có tư thế nào để phản đối. Sau đó, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (được Bắc Việt Nam ủng hộ), khi lên tiếng phản đối việc TQ chiếm đóng bằng bạo lực quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 đã kêu gọi giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt.[xx] Điều cần cho Bắc Kinh và những người ủng hộ là nên loại bỏ các cứ liệu lịch sử mơ hồ để ủng hộ các bằng chứng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá các tuyên bố về chủ quyền. Đường chữ U và luật pháp quốc tế Điều này dẫn đến thành phần cuối cùng của những rắc rối hiện tại. Tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo Trường Sa vào năm 1933 không gặp sự phản đối của TQ. Tuy nhiên, tuyên bố của Pháp đã khiến một quan chức THDQ là Bạch Mi Sơ bịa ra bản đồ hình chữ U 11 vạch, thu tóm 80 phần trăm biển Đông Nam Á vào lãnh thổ của TQ.[xxi] Bản đồ này, in vào năm 1947, không có ghi tọa độ, và vẫn giữ nguyên không có tọa độ. Hình chữ U 11 vạch đã được CHNDTH chỉnh thành hình chữ U 9 vạch và nộp cho Liên Hiêp Quốc (LHQ) năm 2009, yêu sách rằng khu vực được phân định đó là lãnh thổ lịch sử của TQ. Cần nhấn mạnh rằng yêu sách trong đường chữ U không được luật pháp quốc tế công nhận và do đó là hoàn toàn bất hợp pháp. Có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh biết điều này. Có cách giải thích nào khác việc Bắc Kinh cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” lại đồng thời đề xuất cùng nhau khai thác tài nguyên? Điều sau mâu thuẫn với điều trước hay tìm cách khôi phục lại huyền thoại về lòng hào phóng của đế chế TQ xưa. Những điều trình bày ở đây được định hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập liên quan đến các yêu sách chủ quyền lãnh thổ có chủ quyền. Hai bộ tiêu chuẩn được sử dụng trong bài viết này dựa trên các quyết định trước đây của Tòa Án Quốc tế và của các Trọng tài quốc tế khác, Hiến chương LHQ và Công ước về Luật Biển của LHQ (UNCLOS). Một tuyên bố chủ quyền phải được phản ánh trong tuyên bố và các hành động công khai của một chính phủ cấp quốc gia, chứ không phải chỉ do chính quyền địa phương. Một tuyên bố phải bao gồm hai yếu tố, mỗi một yếu tố đó phải cho thấy sự tồn tại: chủ định và ý muốn hành động như một chủ quyền và một thực thi thực tế nào đó hoặc thể hiện tiếp tục thẩm quyền đó. Một tuyên bố phải không bị tranh chấp tại thời điểm tới hạn (critical time – thời điểm mà những hành động của các bên sau đó sẽ không được xét tới) của việc công bố. Im lặng có nghĩa là mặc nhận. Một tuyên bố phải không được thực hiện bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. Quyền lịch sử với đại dương không được luật pháp quốc tế công nhận. Bằng chứng về chủ quyền lịch sử phải là văn bản chính thức, chúng có ưu tiên cao hơn các tài liệu lịch sử khác ghi nhận các hành động của một cơ quan quốc gia. Bằng chứng lịch sử cũng phải minh bạch với các nguồn có thể kiểm chứng được. Bằng chứng cho thấy tuyên bố chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Bắc Kinh là giả trá và vô căn cứ. Kiểm tra cẩn thận các tài liệu lịch sử chính thức TQ của nhà Minh và nhà Thanh đều cho thấy, ranh giới theo lịch sử của TQ kết thúc tại đảo Hải Nam. Tất cả các sách Bắc Kinh kê ra làm bằng chứng cho hiểu biết của TQ về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều là những ghi chép của các nhà du lịch và thám hiểm. Bắc Kinh không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy rằng chính phủ của họ đã có thẩm quyền, thậm chí đã coi quần đảo Hoàng Sa là một phần của TQ trước năm 1909, hơn 130 năm sau khi Việt Nam đã thiết lập tuyên bố chủ quyền. Động lực chính trị: Trong nước và quốc tế Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam và TQ đều thèm muốn kiểm soát chủ quyền đối với các đảo tranh chấp và các vùng biển liền kề. Cũng sẽ không đáng ngạc nhiên là các bên thứ ba có quan tâm, trong đó có Hoa Kỳ, có lợi ích trong cuộc xung đột này, vì tác động của nó về phạm vi quả thực là tác động địa chính trị. Khu vực này rất giàu sinh vật biển và nằm trên một trữ lượng dầu khí đáng kể dù chưa xác định rõ. Khu vực này là một tuyến đường vận tải biển quan trọng và chiến lược. Nhưng cũng đáng xem xét đến các động lực trong nước và quốc tế của cuộc xung đột, chúng không phải luôn luôn rõ ràng. Đối với Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế tương đối nhỏ và có đường bờ biển dài với dân cư sinh sống phụ thuộc vào biển, tiếp cận/sử dụng biển Đông thực sự là một lợi ích quốc gia sống còn. Tiềm năng đóng góp của tài nguyên cho nền kinh tế của Việt Nam là to lớn. Không giống như TQ, Việt Nam không có cả ngàn tỉ đô la ngoại hối và không có tầm với ra toàn cầu mà TQ đang nhanh chóng phát triển. Thậm chí cơ bản hơn, tài nguyên thiên nhiên của biển Đông Nam Á là rất quan trọng đối với sinh kế của hàng triệu người Việt. Hành vi gần đây của TQ, bao gồm cả việc bắt giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam, là đặc biệt đáng tiếc. Cảnh một siêu cường đòi tiền chuộc từ kẻ nghèo quả thực không đẹp chút nào. TQ cũng có những lợi ích trong nước quan trọng. Trong số những lợi ích quan trọng nhất này là tiếp cận/ khai thác các nguyên liệu, bao gồm hải sản và các loại nhiên liệu hóa thạch. Sự thèm khát vô độ của TQ đối với nguyên liệu thô là mối quan ngại toàn cầu và khuyến khích TQ đi đầu trong những nỗ lực phát triển năng lượng thay thế. Trong khi đó, TQ không được phép gây sức ép lên các nước nhỏ. Một khía cạnh di sản Đông Á có nhiều vấn đề liên quan đến thể diện. Bắc Kinh không muốn bị mất mặt bằng cách thừa nhận rằng các tuyên bố chủ quyền của họ là quá đáng. Cũng quan trọng là việc nhận ra các sắc thái chính trị trong nước và quốc tế của Việt Nam. Trong một bài viết gần đây, đồng nghiệp và cũng là bạn của chúng tôi, Joseph Cheng, khẳng định rằng Hà Nội đã dung túng hay khuyến khích các cuộc biểu tình để làm người dân quên đi sự yếu kém của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên điều này rõ ràng là không đúng, và phản ánh sự thiếu thông thạo của giáo sư Cheng với chính trị tại Việt Nam. Sau khi tham dự một trong những cuộc biểu tình tại Hà Nội gần đây, một trong những tác giả hiện nay có thể tự tin để nói rằng những người phản đối các hành động của TQ là những người bình thường. Có chăng, chính quyền Việt Nam đã muộn màng nhận ra rằng tính chính đáng pháp của chính họ đang có vấn đề nếu họ không chịu đương đầu với TQ. Các cuộc nói chuyện với nhiều người Việt Nam lứa tuổi trung niên mang lại một cảm giác chung: sợ hãi trước viễn cảnh chiến tranh trở lại, nhưng cương quyết đối mặt với chủ nghĩa đế quốc TQ. Công thức cũ mà mọi người Việt Nam đều biết. Nếu Việt Nam cúi đầu trước TQ thì đơn giản là sẽ không có một Việt Nam. Có một ít điều về chính trị có thể liên kết người Việt trên toàn cầu với nhau nhưng chắc chắn việc tranh chấp biển với TQ nằm trong số đó. Có lẽ khía cạnh quốc tế quan trọng nhất của cuộc xung đột đã nẩy sinh để đáp ứng với cách tiếp cận vụng về và hung hăng của Bắc Kinh là: Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng việc bảo vệ hoạt động tự do trong khu vực là một lợi ích an ninh quốc gia. Giải pháp? Đối với Việt Nam và TQ để đạt được một giải pháp hòa bình, có ba rào cản cần phải vượt qua. Đầu tiên, điều cần thiết là cả hai bên nên trình ra một đánh giá khách quan về tuyên bố chủ quyền lịch sử do mỗi bên đưa ra. Tuy nhiên, Bắc Kinh khó có thể chấp nhận. Thứ hai, có một nhu cầu TQ dừng và từ bỏ các hành vi bất hợp pháp của họ trên vùng biển công (quốc tế). Nhưng điều này cũng khó có thể xảy ra. Thứ ba, do tầm quan trọng của biển Đông Nam Á đối với thương mại khu vực và thế giới, có một nhu cầu các cường quốc khu vực và trên thế giới – và không chỉ TQ – đạt được một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc đối với khu vực. Luật Biển của LHQ (UNCLOS) có thể đóng một vai trò ở đó. Nó quy định rằng tất cả các cấu trúc trên biển trong trạng thái tự nhiên của chúng, nếu là đảo nhỏ và bãi cát trên biển Đông không thể duy trì sự sống của con người thì không đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế, ngoại trừ 12 hải lý lãnh hải. Cách giải thích đó nếu được chấp nhận sẽ tách riêng ra được một mảng lớn của khu vực này hiện đang có các tranh chấp lôi thôi và nguy hiểm giữa các nước và đặt chúng vào loại biển công quốc tế. Tòa án quốc tế về UNCLOS phải ở trong vị thế để cho ra ý kiến. TQ cũng có thể phản đối điều này. Họ chỉ muốn đàm phán song phương về một vấn đề đa phương để họ có thể gây sức ép lên các nước nhỏ hơn và yếu hơn. TQ đã nhiều lần thả nổi đề xuất chia sẻ cùng với họ một số tài nguyên dầu khí nào đó và kiểm soát thủy sản cho tới khi nào mà những nước khác chấp nhận chủ quyền của họ đối với biển Đông Nam Á. Điều này là lố bịch. Nó trông giống như một tên khổng lồ côn đồ đến nhà người khác đòi lấy hết của cải và đe dọa giết họ nếu họ không đồng ý với một ít mẫu xương thừa mà anh ta đã rộng rãi ban cho. Đối với chúng tôi, dường như giải pháp duy nhất hợp lý để chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển là phần phân chia thực (net) từ khai thác tài nguyên tỉ lệ với chiều dài bờ biển liên quan của các quốc gia xung quanh vùng biển, bỏ qua tất cả các cấu trúc quốc gia trong vùng biển. Các quốc gia này gồm có TQ, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Nhìn trên bề mặt, ba điều kiện đặt ra ở trên có vẻ như khá phải chăng. Tại sao không đưa vụ việc ra trọng tài? Tại sao không dừng lại việc giam giữ bất hợp pháp tàu Việt Nam. Và tại sao không tìm kiếm một giải pháp đa phương thừa nhận tầm quan trọng quốc tế của biển Đông Nam Á. Để thấy lí do tại sao không đòi hỏi thẩm tra kỹ hơn các yêu sách và tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, chúng là đế quốc chủ nghĩa trong bản chất. Giáo sư Amitav đã đúng khi cho rằng TQ hiện nay đang tìm cách để mở rộng học thuyết Monroe phiên bản TQ. Có một nhu cầu thừa nhận rằng môi trường chính sách đối ngoại của Bắc Kinh là một căn phòng phản âm trong đó tiếng vọng lặp lại các tuyên bố mờ ảo được coi như là thật. Dù sự trỗi dậy của TQ ấn tượng ra sao, không thể trông mong thế giới sẽ chấp nhận phiên bản Sự thật của Bắc Kinh, vì phiên bản này thường là tự thoả mản mình (self-serving). Có một nhu cầu cho các bên liên quan, trong đó có Mỹ, bảo đảm rằng TQ ngưng và từ bỏ hành vi đáng khiển trách và thật ra là phạm tội của họ, đặc biệt khi nó liên quan đến sinh kế của ngư dân Việt Nam và sức khỏe thân thể bị đe dọa. Tất nhiên, làm thế nào để có thể đạt được điều này thì chưa thật rõ ràng. Lạc quan nhất, tuyên bố của Bắc Kinh dựa trên sự kết hợp của lịch sử hư ảo, bằng chứng mong manh, và các phát biểu sai sự thật, như được minh họa ở trên. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng nhiều hơn là việc sở hữu một vài đảo nhỏ và bãi cát. Họ muốn kiểm soát cả biển Đông Nam Á và buộc các nước khác chịu sự kiểm soát, hoặc ít nhất nằm vào phạm vi ảnh hưởng của họ trong khi chiếm hữu dầu khí và nguồn lợi thủy sản ở biển Đông Nam Á. Việt Nam: Con đường thứ ba? Một đặc điểm thú vị của tình trạng khó khăn của Việt Nam đã được lưu hành trong một thời gian. Đặc tính này được cho là tiêu biểu cho các quan tâm cơ bản của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà nguồn gốc chính xác từ đâu chúng ta không biết, nói theo lời truyền miệng sau: “Theo Mỹ thì mất chế độ, theo TQ thì mất nước”. Câu châm biếm này, dù hài hước trong nhiều khía cạnh, nói lên một tình thế nan giải sâu sắc mà ban lãnh đạo Việt Nam đang đối mặt, tiến thoái lưỡng nan, dù không phải là mới nhưng có một sự thích đáng mới, và đòi hỏi một cách tiếp cận mới. Trước hết, chúng ta hãy mổ xẻ nan đề này, cả điều kiện tổng quát lẫn đối với biển Đông Nam Á. Sau đó chúng ta có thể quan sát các tác động đối với Việt Nam. Điều này đưa chúng tôi đến việc đề xuất một con đường thứ ba có liên quan đến việc không mất nước mà cũng không nhấn Việt Nam chìm vào hỗn loạn. Đối phó với một TQ bành trướng hay – nói một cách xây dựng hơn – thiết lập quan hệ đối tác với một TQ đang trỗi dậy, có thể là một vấn đề “mới” cho phần lớn các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam đang và luôn luôn là một thực tế sống còn. Đối với ĐCSVN, TQ luôn luôn đặt ra những cơ hội và các đe dọa. Một mặt, ĐCSTQ đã từng viện trợ Việt Nam về vật chất và phi vật chất tại nhiều thời điểm quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Mặt khác, ĐCSTQ đã tìm cách thao túng, làm suy yếu, và thách thức nền độc lập của Việt Nam. Đây cũng là trường hợp mà các mối quan hệ lịch sử của ĐCSVN với ĐCSTQ là một điểm nhức nhối trong chính trị nội bộ của Việt Nam. Một phần là do việc áp dụng tai hại cải cách ruộng đất theo gợi ý của ĐCSTQ và chính sách văn hóa từ thập niên 1950 đến thập niên1970 và một phần là do vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như năm 1951 và năm 1974, có thể ĐCSVN đã đặt tin tưởng quá nhiều vào tình đồng chí của Bắc Kinh, thể hiện qua những nỗ lực vô bổ và tự chuốc lấy thảm hại để vun bồi sự ủng hộ của Bắc Kinh vì một mối quan hệ hòa bình và thân thiện được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau. Chỉ là phản bội. TQ nói chung và đặc biệt là ĐCSTQ luôn luôn là một con dao hai lưỡi đối với Việt Nam và ĐCSVN. Liên quan đến biển Đông Nam Á, ĐCSVN đối mặt với bề bén của con dao và vẫn chưa tỏ ý muốn thoát ra khỏi vị trí này, tiết kiệm việc mua các rào chắn quân sự (chẳng hạn như tàu ngầm, máy bay chiến đấu, công nghệ tên lửa, tàu tuần tra và máy bay). Điều này, tự nó, là cách tiếp cận sai. Về mặt lịch sử, mối quan hệ của ĐCSVN với Hoa Kỳ có thể được mô tả hợp lý là thảm hại, ít nhất là cho đến gần đây. Tất nhiên, lý do chính, là việc Hoa Kỳ không công nhận ĐCSVN cùng những nỗ lực phá hoại, đánh bại, và tiêu diệt ĐCSVN bằng quân sự sau đó. Can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ban đầu dựa trên nguỵ tạo (ví dụ như “Sự cố Vịnh Bắc Bộ”), đã diễn biến xấu đi thành một cuộc xung đột giáng thiệt hại thảm khốc lên Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không muốn chăm chú vào cuộc chiến tranh bất hợp pháp của Chính quyền Johnson và Nixon và nhiều hành vi phạm tội được những người như McNamara và Kissinger giám sát, nhưng chúng tôi không thể không nắm bắt về sự trớ trêu mà sự chiếm giữ bất hợp pháp Hoàng Sa của Bắc Kinh vào năm 1974 là kết quả trực tiếp của việc cò kè của cả ĐCSVN lẫn của chính quyền Nixon trong việc vun quén mối quan hệ tốt hơn với ĐCSTQ, một chiến lược ngắn hạn đã được chứng tỏ là gây tổn hại về lâu dài, không những vì ĐCSVN đứng nhìn TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa mà còn vì họ đã cho TQ một chỗ đứng trong biển Đông Nam Á mà TQ liên tục tìm cách mở rộng. Đối với Mỹ, động lực của Nixon-TQ là được hưởng lợi trong việc tăng sức ép lên Liên Xô và xây dựng một mối quan hệ có tính xây dựng với một quốc gia sẽ sớm thách thức vị trí bá chủ của chính Hoa Kỳ, kể cả ở Đông Á. Sự miễn cưỡng của ĐCSVN vun bồi các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ được sinh ra từ hai lý do cơ bản: một mặt, sợ làm ĐCSTQ nổi giận và mặt khác sợ cho phép ‘diễn biến hòa bình’ mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSVN. Nhưng cả hai lý do cơ bản là không có giá trị. Liên quan đến Bắc Kinh, quả thực có một nhu cầu thiết lập một mối quan hệ mang tính xây dựng và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Không rõ là Bắc Kinh tôn trọng Hà Nội vượt trên mối quan hệ Anh – Em đã liên tục mang lại tổn hại cho Việt Nam. Chúng tôi không có ảo tưởng, khi đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và khi cường quốc quân sự tầm cỡ thế giới ngay bên cạnh, Việt Nam phải duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với TQ. Mặt khác, ngồi im tổ chức một vài hội nghị mà chúng hầu như không thu hút sự chú ý của quốc tế, là một con đường chắc chắn để nhượng mất biển Đông Nam Á. Việt Nam là một nước có chủ quyền không phải là một nước chư hầu và Việt Nam có lợi ích chiến lược riêng của mình độc lập và, tất yếu, khác với TQ. Mối quan hệ của ĐCSVN với ĐCSTQ và các mối quan hệ của Việt Nam với TQ phải dựa trên nguyên tắc hợp tác và không gia trưởng. Đối với Washington, ĐCSVN có quyền hoài nghi. Tất cả các nước và các quốc gia cần hoài nghi về sự nhất định phá sản về trí tuệ của Hoa Kỳ phụ thuộc vào thế giới theo các nguyên tắc thị trường. Ngoài ra, ĐCSVN nên thận trọng về sự phân chia có mặc cả khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc lớn, ở đó quyền lợi của đất nước bị giày xéo. Mặt khác, có rất nhiều thứ thu lượm được về kinh tế và về các lĩnh vực khác thông qua sự can dự tích cực và năng động hơn với Mỹ. Vun bồi một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ cũng không nhất thiết kéo theo một trò chơi tổng bằng không đối với Bắc Kinh, như chúng tôi sẽ nhấn mạnh hơn, dưới đây. Than ôi, quan hệ đối tác của ĐCSVN với Mỹ, và thực sự chỗ đứng của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế, hiện nay bị giới hạn do ĐCSVN một mực muốn duy trì một hệ thống chính trị áp bức. Điều này đưa chúng ta thẳng tới lý do rằng nếu ĐCSVN vun quén mối quan hệ sâu xa hơn với Washington, Washington sẽ đòi hỏi giảm bớt các trói buộc lên các quyền tự do cơ bản (ngôn luận, lập hội, vv…), thì sự cai trị độc đảng sẽ bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Một cái nhìn như vậy là sai lầm, tuy nhiên, trong chừng mực giả định rằng ĐCSVN không có khả năng tự cải cách. Làm thế nào mà một bài viết về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông Nam Á lại dẫn chúng ta đến một cuộc thảo luận về chính ĐCSVN? Điều này có thể được nêu ra bằng những ngôn từ rất đơn giản. Chính quan điểm của chúng tôi là an ninh quốc gia của Việt Nam và lợi ích quốc gia, về kinh tế và những mặt khác, sẽ được hưởng lợi to lớn từ việc cải thiện tầm vóc quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cải thiện tầm vóc quốc tế của Việt Nam sẽ chỉ đi kèm với cải cách thể chế cơ bản, trong đó có cải cách chính trị và kinh tế mà Việt Nam rõ ràng rất cần. Có rất, rất nhiều người Việt Nam, kể cả hàng tá người có nhiều liên hệ lâu dài với ĐCSVN nhận ra rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một chính phủ có năng lực và có trách nhiệm hơn và một hệ thống chính trị và nền dân chủ cởi mở hơn, hệ thống đó hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam và nguyện vọng của mọi người Việt Nam. Thực hiện cải cách cơ bản không nhất thiết có nghĩa là sự cáo chung của ĐCSVN. Có rất nhiều người thông minh và có tài nhưng đã phải đứng bên lề một cách không cần thiết do sự bảo thủ chính trị và chính trị của các nhóm lợi ích. Ngược lại, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi to tát từ những cải cách cơ bản. Và rằng những cải cách như vậy sẽ không những mở đường cho một nền kinh tế sôi động hơn mà cũng đưa Việt Nam ngang tầm với phần lớn các nước trên thế giới có cùng khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng và các giá trị con người khác, qua đó củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam và cuối cùng tăng cường vị trí của Việt Nam trong các vấn đề khu vực và thế giới. Khi đó – và chỉ khi đó – Việt Nam và TQ sẽ có thể đứng ngang nhau. Jonathan London and Vũ Quang Việt Soạn cho Hội nghị Quốc tế về biển Đông, 27-28/4/2013 (Bài viết mang tính tham khảo )
    1 like
  13. Huyền thoại bà Ba của Hùm thiêng Yên Thế (Kienthuc.net.vn) - Trong các bà vợ của Đề Thám, bà ba Đặng Thị Nhu (tên thường gọi là Nho) còn được biết đến là bà Ba Cẩn nổi tiếng tài giỏi. Với tài trí trên thông thiên văn dưới tường địa lý, am hiểu Thái Ất thần kinh, kỳ môn độn giáp... bà đã giúp nghĩa quân của Đề Thám giành nhiều thắng lợi. "Cọc đi tìm trâu" Ông Hoàng Minh Hồng - Hậu duệ đời thứ 5 của quân sư Hoàng Điển Ân, hiện đang phụ trách Ban Quản lý Khu di tích Hoàng Hoa Thám cho biết: "Chính sử không ghi nhưng ở Yên Thế ai cũng biết tài sắc vẹn toàn của bà Ba Cẩn. Năm sinh của bà cho đến nay chưa ai xác định được rõ. Nhưng đích xác bà là con gái của một ông phù thuỷ người Thổ Hà (Việt Yên)". Cũng theo ông Hồng, bà Đặng Thị Nhu từ nhỏ được người cha với vốn kiến thức uyên thâm đã truyền dạy cho bà những thủ thuật hiếm có để làm những việc lớn trong thiên hạ. Như phép tính trong Thái Ất thần kinh (phép tính này trong lịch sử Việt Nam mới chỉ có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lĩnh hội được - PV) bà Nhu cũng thuộc làu trong lòng bàn tay. Ngoài ra, theo tương truyền dân gian, bà Nhu còn thông thuộc kỳ môn độn giáp, có thể tiên đoán trước được nhiều sự việc. Cụ Đề Thám và các con. Vốn nhan sắc lại tài năng nên gia đình bà bị một tên quan nhà giàu trong vùng ép gả cưới. Căm hận bọn quan lại bất nhân, lại nghe tiếng lành của Đề Thám nên bà đã lặn lội "cọc đi tìm trâu" ngược dòng sông Thương lên Bố Hạ - Yên Thế để gặp được người thủ lĩnh trong mộng và cũng là cách công khai chống đối lại bọn cường quyền. Sau 3 ngày đàm đạo chuyện chính sự tại đền Bến Nhãn (đền thờ Trần Hưng Đạo - PV), Đề Thám thấy cô gái họ Đặng là người am hiểu nên đã nhanh chóng kết duyên chồng vợ. Từ đó, bà Ba Cẩn vừa là vợ, vừa là một quân sư đắc dụng cho Đề Thám và nghĩa quân Yên Thế. Nhiều trận đánh với sự cố vấn của bà, Đề Thám đã nhanh chóng giành chiến thắng. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Hồng thì trong một giả thiết khác của một nhà nghiên cứu đương thời tên là Thái Gia Thư thì khi Đề Thám đi lánh nạn tại một ngôi làng nhỏ và gặp bà Đặng Thị Nhu. Đề Thám nói dối là mình là dân buôn bị cướp hết tiền. Thương cảm, bà Nhu mới đưa Đề Thám về gặp cha. Ở đây, ông gặp một thuộc cấp dưới quyền đang là con nuôi của gia đình bà Nhu. Nhờ vậy, gia đình bà Nhu trở thành cơ sở bí mật của nghĩa quân Yên Thế. Tâm đầu ý hợp nên chỉ một thời gian ngắn, Đề Thám cưới bà Nhu làm vợ thứ ba và đưa về đồn Phồn Xương để cùng bàn soạn hoạt động chống thực dân Pháp. Bà Ba Cẩn và con gái Hoàng Thị Thế. Tuẫn tiết thể hiện lòng trung Năm 1901, bà Ba Cẩn sinh được con gái đầu lòng đặt tên là Hoàng Thị Thế với ý nghĩa là vùng đất Yên Thế - nơi nghĩa quân khởi phát. Đến năm 1908, bà sinh được một người con trai đặt tên là Hoàng Hoa Phồn (sau này đổi thành Hoàng Văn Vi để tránh sự truy nã gắt gao của thực dân Pháp), đánh dấu vùng đất Phồn Xương - nơi có đồn Phồn Xương, một pháo đài bằng đất bất hủ mà Hoàng Hoa Thám đã xây dựng trước đó. Cũng tại đồn Phồn Xương này, bà Ba Cẩn đã cùng Hoàng Hoa Thám và quân sư Hoàng Điển Ân nghĩ ra nhiều kế sách khiến quân viễn chinh Pháp nhiều phen khốn đốn. Thậm chí, đã có lần đích thân bà Ba Cẩn không biết bằng cách nào đã đột nhập được vào doanh trại quân Pháp tại ở Hà Nội nhằm đầu độc binh lính viễn chinh. Việc bất thành, nhưng quân Pháp chỉ nghe tiếng bà đã sợ mất vía. Mật thám Pháp sau nhiều lần dò la, đã xác định bà Ba Cẩn là mối lo lớn cần phải triệt tiêu ngay lập tức. Năm 1909, Pháp triển khai quân bố ráp khắp nơi. Sau một tháng lăn lộn nơi cửa tử ở Vĩnh Yên, Hoàng Hoa Thám vượt vòng vây về đến Yên Thế. Nhưng thực dân Pháp lại giăng bẫy tiếp tục tấn công, Đề Thám cùng bà Ba Cẩn đã chống trả kịch liệt. Thấy tình thế khó xoay chuyển, bà Ba Cẩn đã khuyên chồng nên rút lui vào rừng. Sáng 1/12/1909 bà Ba Cẩn và con gái là Hoàng Thị Thế bị quân địch bắt giữ. Sau một thời gian mẹ con bà Ba Cẩn bị giam tại Hoả Lò (Hà Nội), thực dân Pháp đày mẹ con bà sang Nam Mỹ. Trong lúc quân canh sơ hở, bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử vào ngày 25/12/1910 để thể hiện lòng trung với nghĩa quân và với Tổ quốc. Chân dung bà Ba Cẩn. Đền thờ trong đồn Phồn Xương Ông Hoàng Minh Hồng cho biết: "Con gái của bà là Hoàng Thị Thế sau đó được một viên sĩ quan đánh thuê cho thực dân Pháp là người nước Bỉ đã nhận nuôi và đưa về Pháp cho ăn học rất tử tế. Bà Thế sau này là diễn viên điện ảnh người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Hiện 2 người con trai của bà Thế vẫn ở Pháp, thỉnh thoảng họ có về thăm quê và tôi là người liên lạc cũng như tiếp đón họ". Hiện nay, trong đồn luỹ Phồn Xương, ngay chính gian nhà mà Đề Thám và bà Ba Cẩn từng ở trước đây là đền thờ bà Ba. Đền thờ được nhân dân xây dựng năm 1995, bên cạnh đó là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Thế - con gái bà Ba Cẩn cùng bị lưu đày ở Nam Mỹ. Trong tâm trí của người dân huyện Yên Thế nói riêng, của nhân dân Bắc Giang nói chung, bà Ba Cẩn mãi là tấm gương sáng trong như ngọc. Một tấm gương vì chồng vì con và cao hơn tất thảy là vì Tổ quốc. Đền thờ bà Ba Cẩn không chỉ là chốn tâm linh thiêng liêng mà còn là nơi để nhân dân địa phương tưởng nhớ đến bà. - "Đặng Thị Nhu là người có trí dũng, từng xông pha trận mạc, giúp chồng đắc lực trong cuộc kháng Pháp. Khoảng đầu năm 1909 dù binh cùn thế kiệt, bà vẫn cùng chồng oanh liệt chỉ huy nghĩa quân chống địch trong trận đánh ở chợ Gồ, khiến các lực lượng do viên Đại tá Bataille đốc suất phải nể vì... Bà là một tấm gương sáng của phụ nữ nước Việt" - Sách "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" ghi nhận công lao của bà Ba Cẩn. - "Nhiều người đến thăm khu di tích Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế thường hay hỏi tôi: "Mộ bà Ba Cẩn ở đâu?". Đây là một câu hỏi khó, vì có lẽ thân thể xương cốt bà đã mãi mãi ở lại với biển vì cuối năm 1910, bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử. Việc tìm mộ bà Ba Cẩn theo tôi là chuyện cực khó nếu không muốn nói là không thể". Ông Hoàng Minh Hồng (Ban Quản lý Khu di tích Hoàng Hoa Thám)
    1 like
  14. Theo bác quả quyết là cháu sinh giờ tỵ, vì căn cứ theo những điều cháu nói thì mệnh phụ mẫu và tật ách có những dấu hiệu đó.
    1 like
  15. Chào anh chị, Năm tốt gần nhất để anh chị có thể sinh con út là năm Bính Thân 2016 ạ... Chúc anh chị hạnh phúc
    1 like
  16. Nhật khiến TQ ‘rụng rời tay chân’, Châu Á lo ngại Cập nhật lúc 13:50, 02/05/2013 (ĐVO) - Tại hội nghị Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 25/4/2013 đã đưa ra Tuyên bố chung có nội dung “nhấn mạnh tính phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân, không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào”, nhưng Nhật Bản, nước duy nhất bị hại bởi vũ khí hạt nhân, đã không ký Tuyên bố này. Giải thích về điều này, đại diện Chính phủ Nhật Bản là Đại sứ Mari Amano nói: “Tuy bày tỏ tán thành với tính chất phi nhân đạo của việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng việc không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào không phù hợp với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản”. Chấm hết. Rõ ràng, những quốc gia có VKHN thì họ không bao giờ ký vào Tuyên bố này, bởi vì hoặc là vô nghĩa, không ai tin hoặc là họ phải hủy bỏ ngay toàn bộ VKHN, giữ làm gì cái đồ vô dụng, “không được dùng trong bất kỳ trường hợp nào” nhưng tốn kém và vô cùng nguy hiểm đó? Điều này có bao giờ xảy ra không? Xin thưa là không bao giờ. Rốt cuộc, trong 74 quốc gia ký vào tuyên bố này, đương nhiên là những quốc gia không có và không có khả năng chế tạo được VKHN. Vì thế, tuyên bố của 74 quốc gia này giống như một lời “cầu xin Chúa ban phước lành” mà thôi, không hơn không kém. Nhưng Nhật Bản thì không, dù không có VKHN. Tại sao? Có 2 lý do. Trước hết, cho đến lúc này, khối mâu thuẩn Trung Quốc – Nhật Bản có từ quá khứ và hiện tại đã bộc lộ đỉnh điểm và không thể che giấu được nữa. Đó là sự hận thù dân tộc bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang thắng thế đẩy lên cao; đó là sự đối đầu về địa chính trị, đia quân sự và địa kinh tế không thể dung hòa bởi tham vọng quá lớn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhật Bản, một cường quốc kinh tế, nhưng tại sao Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng, xem thường, coi như “con gà” muốn giết lúc nào thì giết để dọa “khỉ” Mỹ, trong khi hơn 30 năm nín nhịn, chờ thời, mới đuổi kịp Nhật Bản năm 2010 về GDP? Đơn giản dễ hiểu là vì Trung Quốc có 2 thứ mà Nhật Bản không có (vì Nhật Bản dựa vào ô của Mỹ và đang bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình), đó là tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) và vũ khí hạt nhân (VKHN). Mục tiêu của tên lửa DF-21C của Trung Quốc đang nhắm tới Nhật Bản, trong khi Nhật Bản có TLĐĐ để nhắm vào Trung Quốc hay không? Mới đây, một vị tướng Trung Quốc đe dọa sẽ sử dụng VKHN nếu “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc bị uy hiếp, trong khi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang bị Nhật Bản quản lý, là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt cũng được Trung Quốc cho là “lợi ích cốt lõi”… Đành rằng trên đất Nhật Bản có căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng khi sử dụng đòn hạt nhân hay TLĐĐ, Trung Quốc đâu có dại nhằm vào đó để buộc Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác là thực hiện đòn trả đũa. Trung Quốc sẽ nhằm vào chỗ khác trên đất Nhật Bản để Mỹ có thời gian lựa chọn mà “tính toán thiệt hơn”. Tất cả những điều trên liệu Nhật Bản có biết cái “thiệt, hơn” trong đầu của Mỹ là gì? Và do đó có yên tâm dựa vào “ô hạt nhân” của Mỹ không?... Với tình thế đó, việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ trường hợp nào” là “đừng có ngạc nhiên”. Với tình thế đó Nhật Bản không thể ngây thơ để “xin Trung Quốc ban phước lành, đừng dùng đòn hạt nhân, tên lửa tầm xa vào đất Nhật Bản”. Cuối cùng, Nhật Bản dù bị bại trận trong thế chiến thứ 2, nhưng là một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua trong khi Trung Quốc mới đuổi kịp (chỉ về tiêu chí GDP) năm 2010, cho nên Nhật Bản đang tích trữ một nội lực hùng hậu, một “thế năng” rất lớn. Chẳng hạn như về năng lượng hạt nhân. Theo tiết lộ, kế hoạch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản năm 1990 định ra thì đến năm 2010, Nhật sẽ cung ứng 85 tấn plutonium. Nhưng theo tính toán, lượng plutonium mà Nhật yêu cầu đến năm 2010 nhiều nhất cũng chỉ hơn 20 tấn. Như vậy, đến năm 2010 Nhật sẽ dư thừa hơn 60 tấn plutonium. Được biết, cứ khoảng 1 tấn plutonium có thể chế tạo được 120 đầu đạn hạt nhân thì Nhật Bản có đủ nguyên liệu chế tạo ra 7200 đầu đạn hạt nhân. Về kỹ thuật, Nhật Bản có đủ đội ngũ chuyên gia giỏi và nhân viên kỹ thuật trình độ cao, tay nghề chắc trên mọi lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nghiên cứu chế tạo VKHN Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu cao tốc, vận hành tốc độ 600 tỉ lần/giây; với loại máy này hoàn toàn có thể mô phỏng thực thử nghiệm nổ hạt nhân giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện VKHN kiểu mới. Nhật Bản nhanh chóng có thể nắm vững bí quyết vận dụng máy tính tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân phi giới hạn, đồng thời qua đó có thể tiến hành thử nghiệm chế tạo và cải tiến tính năng của đầu đạn VKHN mà không ai biết , không giống như Triều Tiên hay Iran. Như vậy có thể nói việc Nhật Bản không ký vào tuyên bố “không sử dụng VKHN trong bất kỳ trường hợp nào” (lưu ý là trong khi Nhật Bản không có VKHN) với lời giải thích ngắn gọn nhưng đầy hàm ý đã gửi đến cho các quốc gia có VKHN và quốc gia đòi lăm le sử dụng VKHN, một thông điệp mà chắc rằng không ai có thể nghĩ khác đi, đó là: “Hãy cẩn trọng với VKHN, sử dụng nó là vô nhân đạo nên đừng đem nó ra dọa nạt nhau. VKHN hay TLĐĐ đối với Nhật Bản là không thành vấn đề. Vấn đề của Nhật Bản là tuyên bố có lúc nào, bao nhiêu và sự hiện đại tiên tiến ở mức độ nào mà thôi”. Người Mỹ sẽ làm gì? Mỹ chắc là OK, Ixrael hay Nhật Bản có gì là khác nhau với Mỹ, vả lại, đâu phải dễ dàng khống chế được Nhật Bản khi Trung Quốc càng ngày càng hung hăng. Người dân khu vực châu Á-TBD chẳng thích thú gì việc quốc gia nào cũng sở hữu VKHN, nhưng khi có quốc gia sở hữu VKHN lại tỏ ra hung hăng, bất chấp, đe dọa giáng vào quốc gia không có VKHN thì hết sức thông cảm với Nhật Bản… tuy hết sức lo ngại. Báo chí Trung Quốc chẳng có bình luận nào sâu vào động thái này của Nhật Bản bởi vì bình luận càng sâu khiến càng “rụng rời tay chân”. Việc ông tướng về hưu La Viện hô hào đòi LHQ “bóp chết tiềm lực hạt nhân của Nhật Bản từ trong trứng” là đã quá muộn. “Trứng” đã đủ lông đủ cánh và chỉ cần một cái nhún chân nhẹ là con đại bàng Nhật Bản tung cánh. Vấn đề chỉ là thời gian khi nào? Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố: "Chỉ trong vòng 2 năm nữa thôi, tương quan sức mạnh quân sự Trung - Nhật sẽ bị phá vỡ triệt để". Trung Quốc có hiểu điều gì không hay là bất chấp hay là như không nghe thấy để che dấu sự hoảng hốt? Tại sao Trung Quốc biết thực hiện sách lược “giấu mình, chờ thời”, bắt tay nhún nhường với Mỹ, Nhật Bản để “trỗi dậy” mà Nhật Bản lại không? Thật ra, sau thất bại trong cuộc tranh thế giới lần 2, hơn ai hết Nhật Bản đã hiểu bài học về thói ngạo mạn, hung hăng, về ý muốn “mặt trời không bao giờ lặn trên đất Nhật”. Từ những nỗi đau đầy máu và nước mắt khi bị 2 quả bom nguyên tử, nhưng người Nhật đã làm cho cả thế giới phải sững sờ khi họ biết cách để nuốt nước mắt lẫn máu vào trong trái tim câm lặng của mình để bắt tay với người Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật năm 1951 đã giải phóng cho nước Nhật khỏi mọi gánh nặng chạy đua vũ trang và nước Nhật, đất nước vừa nhỏ (377.600km2) lại vừa chật chội (130 triệu dân – 2005), 4.000 hòn đảo nhưng chỉ có chưa đầy 10% đất đai có thể canh tác, tài nguyên chủ yếu là “động đất và sóng thần” có được vị trí, vai trò như bây giờ khiến thế giới ngưỡng mộ, kính trọng. Xem ra dù đang còn non nớt nhưng Trung Quốc cũng đang cố tập tễnh đi vào con đường mà Nhật Bản đã đi, đã từng biến mình thành nạn nhân. Tham vọng quá lớn, khả năng hạn chế, bộc lộ quá sớm Trung Quốc khó có thể vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản”. Lê Ngọc Thống ================ Bài nay hay đấy! Nhưng cáu tiết nhất là Trung Cóoc lên level hạng hai thế giới là gặp may - nhờ Lão Gàn không đủ công lực trừ Nhật Bản khỏi một trận động đất được báo trước. Ngày ấy, Lão gàn đoán sắp có một trận động đất lớn xảy ra ở Châu Á Thái Bình Dương - trừ Nhật Bản và Việt Nam. Chẳng may nó xảy ra đúng vào Nhật Bản. Mựa nó! Nhật Bản xuống hạng, nên Trung Cóoc coi như ăn giải cạn, chứ lên cái con khỉ gì đâu. Mựa! Mùa hè năm nay Đại Nhật Bổn sẽ cho thế giới biết sức mạnh trí tuệ của họ. Chậm lắm không quá tháng 9 Âm lịch. Chờ xem!
    1 like
  17. Mời các bạn xem bài viết của www.nguoiduatin.vn, thông tin về dự đoán những việc sẽ xảy ra của Sư phụ Thiên Sứ trong năm 2013. ===================================================================== Còn nhớ, cách đây ít lâu, trong một cuộc trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, dị nhân "hô mưa gọi gió" Nguyễn Vũ Tuấn Anh từng tiên đoán về những sự kiện xảy ra trên toàn thế giới cũng như Việt Nam năm 2013. Một phần ba thời gian của năm đã đi qua, nhìn lại, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy những dự đoán của “Thiên sứ” Tuấn Anh khá thuyết phục. Khủng bố, thiên tai, động đất… vẫn ngày ngày xảy ra đe dọa trực tiếp cuộc sống, an nguy của toàn nhân loại. Vẫn biết rằng, mọi dự đoán chỉ mang ý nghĩa tham khảo nhưng “soi” lại những dự báo của “dị nhân” này cũng thấy có một vài điểm khá lý thú... Hiểm họa luôn được báo trước? Mở đầu câu chuyện với PV, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - người từng "nổi đình nổi đám" sau tuyên bố có đủ khả năng "hô mưa gọi gió" dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long khẳng định: "Năm 2013 sẽ có nhiều dấu hiệu sôi động". Đây cũng là năm đầu tiên ông đưa ra những lời dự báo vào thời điểm đầu năm dương lịch thay vì đầu năm âm lịch như thường lệ. "Hàng năm, chúng tôi đều có một bài viết trên trang web của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương dự báo tổng quát toàn bộ những vấn đề chủ yếu trên thế giới trong năm. Từ kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cho đến các điểm nóng trên thế giới... đều được nhắc đến. Cũng chính vì tính tổng quát nhiều mặt, cho nên chúng tôi không dự báo chi tiết từng sự kiện. Cụ thể như về vần đề thiên tai năm Quý Tỵ 2013, liên quan đến động đất, chúng tôi chỉ dự báo: Năm Quý Tỵ hiện tượng động đất sẽ tăng nặng hơn năm 2012 và sẽ xuất hiện những trận động đất có cường độ cao xấp xỉ 9 độ richter với tâm chấn nông. Còn cụ thể xảy ra ở đâu thì chúng tôi chưa có thời gian nghiên cứu để dự báo chi tiết thời gian và địa điểm xảy ra", ông Tuấn Anh giải thích. Theo tiên đoán của “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bất động sản trên toàn thế giới đều bị tình trạng khủng hoảng thừa - Ảnh minh họa. Để minh chứng cho những tiên đoán của mình, trên diễn đàn Lý học Đông phương, “Thiên sứ” ngăn mây đuổi mưa còn lập hẳn một chuyên mục nghiên cứu về dự báo động đất với tiêu đề "Động đất và Lý học Đông phương". Cũng giống như cách đây vài năm, chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, ông từng lập hẳn một chuyên mục để so sánh những dự đoán của mình so với biến đổi của trời, đất. Và thật bất ngờ, những dự đoán của ông gần như chẳng chệch bao nhiêu so với thực tế. Lần này, "nhà tiên tri" tái khẳng định: "Chúng tôi chưa có khả năng dự báo chính xác thời gian hẹp giới hạn đến ngày và địa danh cụ thể nhưng khá chính xác đến khoảng thời gian và vùng miền có khả năng xảy ra động đất". Bản thân ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng, soi chiếu vào thực tế, rõ ràng, ngay từ đầu năm 2013 đã xảy ra những trận động đất với cường độ cực mạnh đe dọa tính mạng người dân toàn cầu. Mới đây nhất, tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã xảy ra trận động đất mạnh 7 độ richter làm hơn 100 người chết, tại Iran (cường độ 7,8 độ richter) làm 40 người thiệt mạng và mới đây nhất tại Afghanistan làm hơn 10 người chết... Gần như, trước mỗi sự kiện xảy ra, dị nhân "hô mưa gọi gió" đều đưa ra những dự đoán của mình để mọi người cùng chiêm nghiệm. Ngay "tiên đoán" của "Thiên sứ" về con thuyền kinh tế thế giới cũng tương đối chính xác. Trước đó, trong buổi trả lời PV báo ĐS&PL, ông nói: "Bất động sản trên toàn thế giới đều bị tình trạng khủng hoảng thừa. Ở một số nước là sự bùng nổ của bong bóng bất động sản, dẫn tới sự đổ vỡ của các ngành liên quan như ngân hàng, vật liệu xây dựng, ngành xây dựng... Vàng và giá dầu thế giới tăng đáng kể bắt đầu từ tháng 2 âm lịch. Ngành ngân hàng lao đao". Chẳng cần nói, mọi người cũng biết, hiện nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ vô cùng khó khăn. Các quốc gia đầu tàu cũng đang phải vật lộn để đưa con thuyền kinh tế vượt khỏi sóng to gió cả. Ông Tuấn Anh cũng dự đoán, sẽ xuất hiện nhiều loại bệnh lạ, nhưng không mang tính phổ biến, chỉ cục bộ tại các vùng miền, hoặc giới hạn trong lãnh thổ quốc gia. Khủng hoảng xã hội sẽ tăng nặng do suy thoái kinh tế gây ra. Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều nhưng các vụ việc mang tính nghiêm trọng, đặc biệt tàn ác sẽ giảm. Tệ nạn buôn bán ma túy và các tệ nạn khác như buôn lậu, buôn người, nhập cư trái phép... vẫn không giảm và có chiều hướng tăng nặng hơn. "Tất cả những điều tôi dự đoán này có xác suất xảy ra cao, trùng hợp chính xác", nhà nghiên cứu Lý học Đông phương nhấn mạnh. Dị nhân Nguyễn Vũ Tuấn Anh. "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri" Theo lời ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, sau khi một số tờ báo đăng tải những dự báo đó, các nhà khoa học đầu ngành phản ứng nên ông đã bỏ không tiếp tục nghiên cứu sâu thêm. "Các nhà khoa học cho rằng, tri thức khoa học hiện đại còn chưa có khả năng dự báo thì không thể có một phương pháp nào đó có thể dự báo chính xác về động đất. Tuy nhiên, những phương pháp dự báo của chúng tôi xuất phát từ nền tảng tri thức thuộc về lĩnh vực nghiên cứu phương Đông. Do đó, những gì mà người xưa nhận thức được thì chưa hẳn cũng là những gì mà tri thức khoa học hiện đại nhận thức được. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu Lý học Đông phương, chúng tôi nhận thấy rằng: Xét về tính tổng quát của các phương pháp dự báo và đối chiếu với những tiêu chí khoa học thì chúng hoàn toàn đáp ứng đầy đủ cho một phương pháp dự báo khoa học", ông nói. Để minh chứng cho luận điểm của mình, ông Tuấn Anh lấy ví dụ một hiện thực khách quan tồn tại trên thực tế là khoa châm cứu của ngành Đông y. Đây là một phương pháp ứng dụng chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Nó có cả một hệ thống phương pháp luận với những tiêu chí, nguyên lý chuyên ngành. Những khái niệm mô tả một thực tại trên cơ thể người của ngành Đông y như: Kinh mạch, khí và huyệt đạo trên cơ thể người... Đến nay tri thức khoa học hiện đại cũng chưa phát hiện ra bản chất của nó. Một trong những tiêu chí khoa học được xác định là: "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri". Các phương pháp tiên tri cổ Đông phương, tồn tại một cách tự thân bằng chính khả năng tiên tri của nó - trải hàng thiên niên kỷ, đến ngày hôm nay trong xã hội hiện đại, đã chứng tỏ một chân lý khách quan đằng sau các phương pháp tiên tri này. Ông khẳng định: "Ở đây tôi muốn nói đến một hệ thống lý thuyết là tiền đề cho các phương pháp tiên tri cổ Đông phương và bao trùm lên tất cả các phương pháp ứng dụng liên quan đến học thuyết này trong mọi lĩnh vực liên quan đến con người. Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành. Nhưng vì nền văn minh này đã sụp đổ và nền tảng trí thức tạo dựng nên hệ thống lý thuyết này đã thất truyền. Bởi vậy, nó trở nên mơ hồ và huyền bí với tri thức khoa học hiện đại". Nhà tiên tri Vanga và những dự đoán từng khiến cả thế giới ngỡ ngàng Động đất, sóng thần ở Nhật, vụ sập hai tòa tháp đôi ở Mỹ, cái chết của Stalin, thảm họa tàu ngầm Krush,... và một loạt các thảm họa lớn khác đã từng được dự đoán một cách chuẩn xác từ cách đấy vài chục năm bởi nhà tiên tri mù nổi tiếng khắp thế giới, bà Vanga. Có thể liệt kê ra hàng loạt sự kiện liên quan đến những lời tiên tri của bà Vanga. Những lời tiên tri đó cho đến nay vẫn khiến các nhà khoa học phải đau đầu. Đã có nhiều nghiên cứu về cuộc đời và "sự nghiệp" của nhà tiên tri Vanga, song dường như vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vào năm 1942, vua Bulgary Boris III đã đến thăm bà và nhận những lời tiên đoán từ bà. Vanga không nói nhiều với vua Boris. Bà chỉ nhắc vị vua này phải luôn ghi nhớ lấy ngày 28/8. Vị vua cũng không hiểu vì sao mình phải nhớ lấy ngày đó. Nhưng, hơn một năm sau, vào đúng ngày 28 tháng 8 năm 1943, vua Boris III đã từ trần. Sau khi dự báo về cái chết của vua Boris III, Vanga cũng đưa ra lời dự báo về cái chết của nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết, Vissarionovich Stalin. Bà nói rằng, chỉ một năm nữa thôi Stalin sẽ mất. Ngay lập tức, chính quyền Bulgary khi đó đã quyết định bắt giữ Vanga vì tội dám tung tin thất thiệt và đưa ra những dự báo không có căn cứ. Nhưng, đúng một năm sau, Stalin từ trần. Chính quyền Bulgary cũng như dân chúng khi đó đều ngỡ ngàng về "sự trùng hợp" đến rợn người của lời tiên đoán Vanga. "Điểm mặt chỉ tên" những lần dự đoán khiến cả thế giới phải "sởn gai ốc" của Vanga còn có việc Vanga đã tiên đoán về thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào năm 1986, hay vụ tai nạn nghiêm trọng của tàu ngầm Kursk. Ngay cả thảm họa nước Mỹ, vụ khủng bố tấn công hai tòa Tháp đôi của Trung tâm Thương mai Thế giới New York cũng đã được Vanga "đoán định như thần". Mặc dù có những người nói rằng, những lời tiên đoán của Vanga quá chung chung và việc chúng đúng với thực tế chỉ là vô tình song sự "trùng hợp" cũng không ai lý giải nổi. Tuy nhiên những lời tiên đoán của Vanga đã khiến người ta bắt đầu đặt câu hỏi ngược lại rằng, đó có thực chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên không, hay là khả năng kì bí của một con người? Và vì sao Vanga, một bà lão mù lại có được khả năng đặc biệt đó. Những biến động trong cuộc đời của bà Vanga bắt đầu được mổ xẻ. Các nhà nghiên cứu vào cuộc để khám phá "góc khuất" trong năng lực chưa được khám phá hết của con người. Tuy nhiên cho đến nay với các nhà khoa học nó vẫn là một bức màn che phủ. Minh Phượng - Anh Văn (theo nguoiduatin.vn)
    1 like
  18. Năm nay cũng tốt ngoại trừ chuyện vợ chồng; công việc hanh thông dồi dào.
    1 like
  19. CĂM ƠN ZODIAC ĐÃ QUAN TÂM. mÌNH SẼ XEM XÉT VÀO THỜI GIAN THÍCH HỢP TRÂN TRỌNG LAIDO XIN GIỚI THIỆU LOẠI LA KINH MỚI. ĐÂY LÀ LOẠI LA KINH TRÓC LONG, DÙNG CHO CÁC THẦY PHONG THỦY TIỆN BỎ TAY NẢI ĐI TÌM ĐẤT. KÍCH THƯỚC NHỎ GỌN (11X11CM), SỐ VÒNG VỪA ĐỦ ĐỂ TẦM LONG. Uploaded with ImageShack.us
    1 like
  20. 1 like
  21. Dạ cháu cảm ơn bác nhiều lắm ạ, như thế là chúng cháu có thể yên tâm xây dựng gia đình rồi ạ. Xin kính chúc bác và các cô chú anh chị trong diễn đàn luôn mạnh khỏe và thành công ạ.
    1 like
  22. Tôi cũng có đọc một số tư liệu về Đề Thám và cũng nghi ngờ kiểu người Pháp công bố về cái chết của vị anh hùng này. Tôi cũng rất mong chúng ta tìm lại được mộ cụ. Tôi vốn rất hâm mộ các nhà ngoại cảm, đặc biệt là Phan Thị Bích Hằng. Không biết các nhà ngoại cảm có ý kiến thế nào về vấn đề này. Tôi có nghe phong thanh về sự tham gia của các nhà ngoại cảm nhưng chưa thấy kết luận nào của họ. Tôi nghe nói, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã tìm thấy mộ của nhiều nhân vật lịch sử như Hoàng Công Chất, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, ... thì chắc chắn chị có thể cho biết những thông tin về Đề Thám. Anh chị em nào có thông tin về vấn đề này xin chia sẻ.
    1 like
  23. Kính thưa quý vị quan tâm. Tôi lại sưu tầm được bài này ở Vietime. Bài viết này có một bài thơ cổ - đã giới thiệu trong bài trước- nhưng lần này tôi chợt nhận ra bài thơ này khẳng định đây là mộ của Ngài Hoàng Hoa Thám. Xin quí vị và anh chị em xem hết bài viết này trên Vietime trước khi Thiên Sứ tôi giải mã bài thơ này. Bí mật về cái chết và ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế Thứ năm - 7/8/2008, 07:00 GMT+7 Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12/1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời." Liệu sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế tan rã vào cuối năm 1909, người anh hùng Đề Thám – con hùm thiêng Yên Thế thoát khỏi sự truy bức của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, với giải thưởng treo đầu ông cực lớn có chịu chết một cách dễ dàng như vậy không? Đó vẫn là một nghi vấn. Bởi toàn gia của ông bị bắt và giết hại, chỉ sót lại mỗi một người con gái út. Nhưng tại sao trong tất cả những tư liệu đã được công khai hiện nay không có bất cứ một bức ảnh nào về cái chết của ông? Bài viết sau vừa giải đáp một phần nghi vấn về cái chết đó, vừa nêu lên những thắc mắc cần đến các chuyên gia bổ cứu... Ngôi mộ bí ẩn trên đồi thông Cẩm Trang... Ngôi mộ không bia của người ăn mày gần một trăm năm tuổi - Ảnh: Nhật Hạ Ngôi mộ vẫn được coi là "của một người ăn mày vô danh" chôn trên đồi thông cổ (nay chỉ còn lại dấu tích) của xóm Tân Lập, thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đến nay đã được gần một trăm năm. Năm 2002, vào một buổi trưa, hai đứa con nhà chị Điền, anh Đường (những người chủ đất hiện tại) đang chơi ở ngoài vườn trong khi bố mẹ chúng đi vắng. Giống như mọi nhà hàng xóm khác, hai vợ chồng Điền – Đường thường hay đào đất làm gạch xây nhà., làm cho nền đất sụt dần xuống. Mấy hôm lại mưa nhiều nên chỗ đất ở chân ngôi mộ lở ra, lộ thiên hai cái xương gióng chân rất to. Hai đứa trẻ năm đó, một đứa 10 tuổi, một đứa 6 tuổi đang chơi đùa, nhìn thấy sợ quá nên báo cho người lớn. Theo lời anh Đường kể lại thì hai cái xương gióng chân trong mộ cứ lộ thiên như thế trong suốt hai tuần, sau đó anh mới dám lấp đất đi. Trong thời gian ấy, có rất nhiều người dân vì tò mò mà đến xem, có nhiều người còn lật đất lên để nhìn cho rõ... Chị Ngô Thị Thúy, một trong những người đến khu trại thông đầu tiên kể rằng, mỗi gia đình khi ra đây lập nghiệp chỉ có hai gian nhà tranh, cả khu nhà ở đây giống như khu “nhà chị Dậu”. Lúc ấy, ngôi mộ này đã có ở đấy, nhưng chưa được chú ý nhiều. Sau này, do những lời đồn thổi, đã có vài người có đi xem bói, có người xì xào, đây là ngôi mộ của một ông quan to... Vợ chồng anh Đường cũng đã đi xem bói nhiều nơi, thì thầy bảo rằng, đây là "khu mộ của người làm cách mạng, cần phải thờ cúng cẩn thận”. Thế nên hai vợ chồng, từ ngày cưới nhau về ở khu đồi thông, trong bữa cơm hàng ngày, khi dọn mâm, vẫn để thêm một chiếc bát và đôi đũa dành cho người chết vô danh đang cư ngụ... ngay trước cổng nhà. Không lâu sau đó, ở ngôi mộ này, người ta phát hiện ra một cái "lon" bằng gốm sứ (giống như cái hũ, cái liễn nhỏ). Bên trong cái lon này chứa đầy đất vôi, lật ngược cái lon cổ thì thấy có đĩa cổ in hình 4 con cá, lật cái đĩa cổ ấy ra thì thấy 1 cái đĩa nữa giống như thế ở phía dưới, dưới đĩa này là 1 cuộn giấy viết chữ Nho, sau lớp giấy này cũng lại 1 cái đĩa cổ nữa để tránh ẩm, nước mưa ngấm vào trong. Cuộn giấy này lập tức được mang tới các cụ biết đôi chút chữ Hán trong làng dịch, trong đó có cụ Kiểu, năm nay 96 tuổi (những dòng thơ này còn được Viện Hán - Nôm, Bảo tàng Bắc Giang dịch). Có nhiều bản dịch khác nhau, nhưng dịch nôm na nó ra thế này: “Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận. Hậu thế nghìn năm nào ai hay. Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất. Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”. Và bí ẩn về ngôi mộ cổ này dần dần được hé mở với những tiết lộ của một người làm nhiệm vụ bí mật giữ mộ trong làng... Chuyện của chắt nội của người giữ mộ! Ông Nguyễn Văn Sử, cháu nội đời thứ 5 của cụ Lý Loan - Ảnh: Nhật Hạ Theo ông Nguyễn Văn Sử (59 tuổi), nhà ở xóm trong làng Cẩm Trang, cháu nội đời thứ năm của cụ Lý Loan (cụ Lý Loan sống cùng thời với vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám) thì ngôi mộ vô danh đó chính là mộ của vị anh hùng Đề Thám. Chính ông Sử là người đào được chiếc "lon" cổ (ảnh) này khi định trồng cây ở cạnh ngôi mộ, trước miếu thờ Hoàng Hoa Thám (dựng năm 2004). Theo ông Sử kể lại thì nhiều đời nay trong gia tộc nhà ông vẫn kể truyền miệng câu chuyện về ngôi mộ này, nhưng tuyệt đối giữ bí mật và câu chuyện chỉ được kể cho người con trưởng (ông Sử là út nhưng từ bé đã ngồi nghe lỏm chuyện của bố kể cho anh cả nghe về nghĩa quân Đề Thám). Cách đây tám năm, khi anh cả ông Sử mất, có dặn lại em út rằng: Ngôi mộ của người ăn mày vô danh trên đồi thông Cẩm Trang (xóm Tân Lập mới) chính là mộ của cụ Hoàng Hoa Thám, chỉ huy nghĩa quân Yên Thế năm xưa, mà dòng họ nhà ông có nhiệm vụ kế nhau gìn giữ và thắp hương cúng giỗ. Cụ Lý Loan, tên thật là Nguyễn Văn Uyển, từng là "cơ sở cách mạng" của cụ Đề Thám, thân làm đến chức lý trưởng trong làng. Con trai đầu cụ Uyển tên là Loan, nên cả làng quen gọi cụ Uyển là cụ Lý Loan. Khi ấy, nhà cụ ở xóm Nội Dinh (làng Cẩm Trang), cách nhà ông Sử bây giờ khoảng năm-sáu trăm mét. Ngôi nhà cổ rất đẹp, làm toàn bằng gỗ mít, nhưng năm 1954 thì đã được bán đi... Câu chuyện được lưu truyền trong dòng họ của ông Sử như sau: Sau khi vụ Hà Thành đầu độc (8/7/1908) của Đề Thám và nhóm nội ứng thất bại, mưu toan chiếm thành Hà Nội không thành. Ngày 29/1/1909, thực dân Pháp quyết định mở một đợt tấn công quy mô lớn vào khu căn cứ Nhã Nam – Yên Thế nhằm tiêu diệt căn cứ nghĩa quân làm chúng nhức nhối này. Toàn quyền Đông Dương P. Doumer và tướng Geil, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ trực tiếp chuẩn bị kế hoạch . Chiến dịch được thực dân Pháp chia làm 3 giai đoạn: từ 29-1-1909 đến 28-2-1910. Quân Pháp đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng, đây là một lực lượng lớn nhất từ trước tới nay chúng sử dụng tấn công nghĩa quân Yên Thế. Lực lượng này do đại tá Batay và quan đại thần Lê Hoan chỉ huy. Khi đó nghĩa quân Yên Thế chỉ có khoảng 200 tay súng thiện chiến (loại súng 1874 và 1886), còn lại là giáo, mác… Bộ chỉ huy, ngoài Đề Thám còn có một số tướng giỏi như Cả Rinh, Cả Trọng, Cả Huỳnh và bà Ba. Đề Thám chỉ huy nghĩa quân chiến đấu, cầm cự với địch suốt 13 tháng trời, gây cho quân địch nhiều tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, so sánh lực lượng quá chênh lệch, để bảo tồn lực lượng, Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo. Trong lúc đó con cả của Cụ là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Hoàng Thị Thế và nhiều người trong gia quyến bị bắt, bị giết. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối năm 1909, bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc. Các nhóm nghĩa quân sống sót thoát khỏi việc truy bắt của thực dân Pháp và chính quyền tay sai đã tản mát đổi tên họ và trốn đi khắp mọi miền. Anh hùng Đề thám - Ảnh tư liệu Năm 1911, để tránh sự truy quét của giặc Pháp, Đề Thám cùng với hai người lính cận vệ, trong đó, một người tên là Nguyễn Văn Sự và một người khác tên Tài (là cụ ngoại của ông Nguyễn Văn Sử) và hai người con gái nuôi của cụ Đề Thám về ẩn náu ở thôn Cẩm Trang. Cụ Lý Loan che chắn, bí mật đưa cụ Đề đến ở "nhà cầu Thầy Mai" là một chái nhà như điếm canh đồng (cánh đồng sau được đổi tên là cánh đồng Yên Thế). Một thời gian sau, bà Ba - vợ ba của cụ Đề cũng được đón về ở cùng. Ngày ngày, ông Tài - là lính hầu - lo việc cơm nước cho cụ Đề Thám (hiện mộ hai người lính này vẫn ở thôn Cẩm Trang). Hai năm sau, ngày 9/5/1913, cụ Đề Thám ốm rồi mất. Sau khi cụ mất, để tránh sự chú ý của người dân cũng như tai mắt của bọn giặc, thi hài cụ được bí mật quấn chiếu rồi đem chôn bên cạnh một gốc thông trên đồi thông của thôn Cẩm Trang bởi nơi này địa thế cao, vắng vẻ, ít người qua lại. Hôm sau, mối đã xông kín phủ đầy ngôi mộ. Và, người dân trong xóm cũng chỉ phong thanh biết đấy là ngôi mộ của người ăn mày. Vì thế, ngày 9/5 ÂL được gia đình cụ Lý Loan lấy làm ngày giỗ cho cụ Đề thám thay vì ngày 5/1/1913 ÂL như một số cuốn sử vẫn chép (có nơi lấy ngày 4/1 làm ngày giỗ cụ Đề Thám). Còn theo tư liệu của Bảo tàng Quân sự, thì cụ Đề Thám bị sát hại ngày 10/2/1913 ở Hố Nấy. Theo những người cao tuổi trong làng, đồi thông này trước kia xanh tốt, có đến cả ngàn cây thông nếp. Nhưng những năm 80 của thế kỷ 20, khi xóm Tân Lập giãn dân, những cặp vợ chồng trẻ tuổi trong xóm Nội Cả, Nội Dinh cần có khu đất mới để sinh sống, làm ăn đã di chuyển đến khu đồi thông và lập nên một trại mới (gọi là đội 10) với khoảng 14 hộ gia đình, hình thành nên “khu ngoài” (Khi ấy, xã cấp cho mỗi hộ 1 sào đất, tương đương 360m2, để lập nghiệp). Dần dần, do nhu cầu đất ở, cả ngàn gốc thông đã... biến mất, thay vào đó là nhà cửa, vườn tược, người ta cũng thi nhau “khoanh thêm” những khoảng đất trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Khi đất đai ngày càng trở nên có giá, thì khu đồi thông càng “gọn gàng” hơn, bởi người người xây tường bao giữ đất. Vì thế, cho đến hôm nay, khu đồi thông xanh mướt ngày xưa, đã chẳng còn lấy một cái gốc cây. Đồi thông cổ giờ chỉ còn trong ký ức những người già ngoài 70 tuổi của làng, hay trong trí nhớ những người như ông Sử, bởi nó gắn với câu chuyện của cả họ tộc nhà Lý Loan. Vợ chồng anh Đường , chị Điền cùng thuộc đội 10 của trại thông, khoảnh vườn của nhà anh chị ôm trọn khu mộ. Ngôi mộ gần cả trăm năm tuổi, nhưng vẫn mang “dáng vẻ ngày xưa”, nghĩa là không bia, đất đắp mộ thấp lè tè, gần áp mặt đất. Chỉ khác xưa là, giờ ngôi mộ được quây lại bằng hàng gạch xây vuông vức những cũng đã mốc rêu xanh thẫm do ngày tháng. Trước, lối đi vào nhà anh Đường, cổng chính là cửa đền thờ cụ Đề Thám bây giờ. Nay, do khoảnh đất ấy dành để xây đền, nên lối vào cổng nhà anh Đường dịch xuống khoảng 10 mét, ngôi mộ nằm sát lối ra vào cổng, phía ngoài được rào bằng hàng rào tre gai để tránh có người vào đào trộm. Ông Sử kể, không phải cho đến bây giờ, gia đình ông mới nghĩ đến việc làm rõ thực hư câu chuyện của gần 1 thế kỷ trước. Trước đây, do vấn đề phải giữ gìn bí mật, bởi việc che giấu cho cụ Đề Thám liên quan đến cả an toàn tính mạng cho cả dòng họ. Nhưng, từ cách đây 20 năm, anh cả của ông Sử đã bắt đầu kể lại công khai câu chuyện này, và bây giờ, khi anh cả mất, ông là người kế tiếp. Căn nhà của ông Sử đang ở rất đơn sơ, giản dị, tường gạch bao quanh, sân gạch, nhà mái ngói. Con cái ông Sử cũng đã lập gia đình gần hết, chỉ còn anh con trai 27 tuổi ở lại nhà. Trên bàn thờ có di ảnh cụ Đề Thám và vợ ba của cụ Đề Thám. Ngày giỗ, nhà ông Sử vẫn làm mâm cơm, thắp nén nhang tưởng nhớ người thủ lĩnh nghĩa quân năm xưa, coi như việc “của gia đình” làm hàng năm từ đời kỵ, cụ, ông nội của ông Sử. Đâu là sự thật? Đền thờ cụ Hoàng Hoa Thám, bên cạnh ngôi mộ - Ảnh: Nhật Hạ Hiện nay, dấu vết của căn nhà được gọi là "nhà cầu thày Mai" nằm giữa cánh đồng Yên Thế (được cho rằng do cụ Lý Loan đổi tên sau khi cụ Đề Thám mất). Các nhà ngoại cảm đã từng về đây còn xác định được một cái giếng lớn ở giữa đồng (lòng và đáy giếng có lát gạch, dân hiện nay gọi là cái chuôm, bởi vết tích bờ giếng đã mất) được kể là trước đây cụ Đề Thám thường ra đó tắm Nhiều nhà ngoại cảm, nhiều đoàn cán bộ văn hóa cũng từng về đây, ra thăm ngôi mộ. Những hiện vật trong chiếc lon cổ do ông Sử đào được đã được chuyển về Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Để xác thực câu chuyện, chúng tôi đã có liên hệ với ông Trần Văn Lạng, hiện là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Ông Lạng cho biết những hiện vật như lon, đĩa đều có giá trị về mặt niên đại thời Lê và thời Nguyễn. Tờ giấy có chữ viết để trong cái liễn sành, ông Lạng xác định rằng đó là một tờ giấy dó bản to, cỡ lớn hơn khổ A4, trên có viết chữ Hán lẫn Nôm. Chữ viết rõ ràng, ngoài bài thơ kể trên còn có một dòng lạc khoản nhỏ đề: "Ngày mùng chín tháng năm – Loan". Nhưng ông Lạng cũng không có ý kiến gì thêm trước câu hỏi của chúng tôi: Rằng có phải ngôi mộ ở Cẩm Trang đó có phải chính là ngôi mộ của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế, người anh hùng Hoàng Hoa Thám? Để tìm hiểu thêm câu chuyện thực hư về ngôi mộ, chúng tôi đã cất công liên hệ với nhà điêu khắc Anh Vũ (nhà ở huyện Lạng Giang). Nhà điêu khắc Anh Vũ là tác giả pho tượng Đề Thám tại nhà tưởng niệm ở cạnh đồn Phồn Xương, ông từng nghiên cứu lâu năm, có nhiều tư liệu về vị anh hùng Yên Thế này. Về cái chết của cụ Đề Thám, ông cho rằng "nhiều chuyện mênh mông lắm". Dân gian thì cho rằng cái đầu mà chính quyền bêu để thị uy năm 1913 là cái đầu của một "ông sư chùa Lèo" rất giống Hoàng Hoa Thám. Bởi người dân tưởng nhớ vị anh hùng nên không thể chấp nhận một cái chết như vậy. Nhưng ông Anh Vũ cũng đồng ý một điểm là cái chết được chính quyền tay sai thực dân công bố chưa chắc đã là một cái chết có thực. Bởi người Pháp là người rất trọng tư liệu, nếu như bắt và giết được Đề Thám thực, thì không lẽ nào lại không có ảnh để lại. Trong khi các nghĩa quân Yên Thế và gia đình Đề Thám được chụp ảnh rất kỹ... Ông Nguyễn Văn Bình, xóm trưởng xóm Tân Lập thì kể rằng, khi đào được chiếc lon cổ, thì ông Sử không mời ai đến chứng kiến mà đem về nhà. Sau đó ông mới đem trở lại nơi đào... Nghe được tin này, con cháu bà Hoàng Thị Thế (con út của cụ Đề Thám) cũng đã tìm về Hiệp Hòa, nhận mộ, và thắp hương thờ cúng. Họ cũng tìm đến nhà ông Sử, cảm tạ và tháng sáu vừa qua, gia đình còn cung tiến bức tượng đồng cụ Hoàng Hoa Thám để đặt tại đền thờ cụ ngay cạnh ngôi mộ không có bia. Dự tính, cuối năm nay, những người có liên quan sẽ tổ chức khai quật ngôi mộ phần đơn sơ này. Chắc hẳn, sau khi khai quật ngôi mộ, sẽ có nhiều điều được làm sáng tỏ. Có điều khu đất "nhà cầu thày Mai" và khu đất có ngôi mộ (nằm cách nhau khoảng 50m) cũng tăng giá hẳn lên sau khi có câu chuyện chưa xác định được hư thực về ngôi mộ của Hùm thiêng Yên Thế... Nhật Hạ (Vietimes) Kính thưa quí vị quan tâm Chúng ta hãy xem lại bài thơ sau đây: Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận. Hậu thế nghìn năm nào ai hay. Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất. Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”. Thiên Sứ tôi cho rằng: Bức thư này là một mật ngữ cho biết đây là nợi yên nghỉ cuối cùng của Ngài Hoàng Hoa Thám. Bây giờ chúng ta ghép 4 chữ đầu của 4 câu thơ, sẽ là: Kỳ (Cờ) - hậu - Yên - Thế. Có nghĩa là đây là nơi cuối cùng của người Yên Thế. Hai chữ "hoàng hoa" ở câu cuối cùng còn là họ của Ngài Đề Thám; Họ của Ngài là Hoàng Hoa. Câu "Ai biết chăng?" là một gợi ý liên tưởng - muốn biết thì phải "Thám". Đây chính là tên ngài. Theo cái nhìn chủ quan của tôi thì bài thơ này chuyển tải một nội dung bí ẩn là: Đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của người Yên Thế là Hoàng Hoa Thám.
    1 like