• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/04/2013 in Bài viết

  1. Mỹ cam kết hỗ trợ Nhật bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư 30/04/2013 08:10 (GMT + 7) TTO - Hôm qua 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa khẳng định Washington sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (phải) thể hiện tinh thần hợp tác với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck “Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo này, nhưng chúng tôi xác nhận Senkaku nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” - AFP dẫn lời Bộ trưởng Hagel tuyên bố trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ở Washington. Tuyên bố của ông Hagel được đưa ra trong thời điểm căng thẳng đang leo thang nghiêm trọng trên biển Hoa Đông. Hôm 23-4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết sẽ “trục xuất bằng vũ lực” các tàu Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Hagel nhấn mạnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một thách thức an ninh lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Tranh chấp này cần phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan” - ông Hagel nói. Tuy nhiên ông Hagel cũng gửi một thông điệp không thể lầm lẫn tới Trung Quốc. “Washington phản đối bất kỳ hành vi đơn phương mang tính đe dọa nào có thể gây phương hại đến sự kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Senkaku - ông Hagel khẳng định - Bất kỳ hành động nào cũng có thể khiến căng thẳng leo thang, dẫn tới những tính toán sai đe dọa sự ổn định của cả khu vực”. Trong cuộc đối thoại với ông Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền lãnh thổ của Nhật và Tokyo “quyết tâm bảo vệ đất đai, vùng biển, bầu trời” của quần đảo này. Về vấn đề CHDCDN Triều Tiên, hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác giữa lực lượng quân sự hai nước để giám sát và phản ứng với bất kỳ hành vi khiêu khích nào. Về hợp tác phòng vệ tên lửa, Bộ trưởng Hagel cho biết Mỹ và Nhật đã đạt bước tiến về kế hoạch triển khai hệ thống radar TPY-2 thứ hai tại Nhật và sẽ triển khai đội máy bay MV-22 Osprey thứ hai đến Nhật. NGUYỆT PHƯƠNG =================== Thế đấy! Một sai lầm được báo trước! Đâu phải đến bây giờ ông Hagel mới nói đâu. Lão Gàn lói nâu nắm rùi! Đám "Quỉ mị" này coi bộ thể hiện khí thế hơn cả "Kim Long đằng phi". Lão Gàn này xem cái gì xảy ra tiếp theo. Có đúng như những gì Lão phán không?! Lại còn kéo nhau xuống Hoàng Sa du lịch nữa chứ! Kim Long gặp Hoàng Sa thì mắc cạn rồi! Đúng là Rồng đất!
    3 likes
  2. Vào thời chiến tranh lạnh ở đỉnh cao vào cuối thập niên 80,một chuyên viên và là viên chức cao cấp của Liên Xô hồi ấy phát biểu - Đại ý: "Thế giới hiện nay không có gì còn là bí mật cả, mọi vấn đề (của giới chính trị) đều có thể lật bài ngửa để nói chuyện". Ấy là hồi ấy, toàn là kiến thức của giới khoa học hiện đại. Huống chi bây giờ còn có sự can thiệp của giới bói toán "mê tín dị đoan". Thiên Cơ - một cao thủ ở Hoa Ký phán chính xác đến ngày nổ ra chiến tranh Vùng Vịnh II (18. 2 Quí Mùi. Việt lịch). Dương Tường - cũng ở Hoa Kỳ - phán chính xác- sai số không quá ba ngày - kết thúc chiến tranh ở đây! - từ mùng 9 - 12 tháng Ba Quí mùi Việt lịch. Tất cả đều công khai trên mạng trước chiến tranh cả tháng. Lạy Chúa! Có thể nói đây là những quẻ cần ghi nhận trong lịch sử bói toán của thế giới. Còn việc xem hình ảnh mà dự báo thì Lạc Việt độn toán cấp III (Có 4 cấp trong làng bói toán - Cấp IV - tương ứng với bà Vanga) và đã từng là bài tập cho các học viên tham gia học môn này - không biết cái topic ấy nó trôi đâu mất?!. Có một học viên xuất sắc Lạc Việt độn toán - đã xem tấm ảnh một bà bán hàng rong với đôi quang gánh ở Việt Nam - mà phân tích, đoán chính xác ngài Obama sẽ là tổng thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ I - 2006 (Bài phân tích rất hay! Có thể làm bài mẫu). Dự báo của sự kiện này về mặt ứng dụng, khó hơn rất nhiều phân tích sự kiện "Kim Long đằng phi" của tôi. Tất nhiên nó không thể so sánh với "Kim Long đằng phi" về mặt lý thuyết.Đến bây giờ, thế giới này đi về đâu trong một tương lai gần , chắc chẳng cần phải bói nữa. Phân tích theo kiến thức hiện đại cũng có thể nhận thấy được. Nhưng có một điều rất quan trong trong một tương lai xa hơn - sau "Canh bạc cuối cùng" với kết quả là sự hội nhập toàn cầu - là: Nếu không có sự đối thoại giữa hai nền văn minh mà trong đó chủ thể đối thoại nhân danh văn minh Đông phương chính là nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử - thì - sau đó sẽ là sự bế tắc kéo dài rất lâu của cả thế giới này. Tôi phát biểu điều này rất nghiêm túc. Còn có ai wan tâm hay không thì tùy. "Vạn sự tùy duyên". Tôi đang viết cuốn sách "Minh triết Việt với văn minh Đông phương" - cách đây 1 tháng tựa nó là "Tính minh triết trong di sản văn hóa truyền thống Việt". Tôi hy vọng đủ nhân duyên để hoàn thành cuốn sách này. Lắm lúc cũng buồn!
    3 likes
  3. Mỹ cam kết hỗ trợ Nhật bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư 30/04/2013 08:10 (GMT + 7) TTO - Hôm qua 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa khẳng định Washington sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (phải) thể hiện tinh thần hợp tác với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck “Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền quần đảo này, nhưng chúng tôi xác nhận Senkaku nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật” - AFP dẫn lời Bộ trưởng Hagel tuyên bố trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ở Washington. Tuyên bố của ông Hagel được đưa ra trong thời điểm căng thẳng đang leo thang nghiêm trọng trên biển Hoa Đông. Hôm 23-4, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết sẽ “trục xuất bằng vũ lực” các tàu Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Hagel nhấn mạnh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một thách thức an ninh lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Tranh chấp này cần phải được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên liên quan” - ông Hagel nói. Tuy nhiên ông Hagel cũng gửi một thông điệp không thể lầm lẫn tới Trung Quốc. “Washington phản đối bất kỳ hành vi đơn phương mang tính đe dọa nào có thể gây phương hại đến sự kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Senkaku - ông Hagel khẳng định - Bất kỳ hành động nào cũng có thể khiến căng thẳng leo thang, dẫn tới những tính toán sai đe dọa sự ổn định của cả khu vực”. Trong cuộc đối thoại với ông Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền lãnh thổ của Nhật và Tokyo “quyết tâm bảo vệ đất đai, vùng biển, bầu trời” của quần đảo này. Về vấn đề CHDCDN Triều Tiên, hai bộ trưởng cam kết tăng cường hợp tác giữa lực lượng quân sự hai nước để giám sát và phản ứng với bất kỳ hành vi khiêu khích nào. Về hợp tác phòng vệ tên lửa, Bộ trưởng Hagel cho biết Mỹ và Nhật đã đạt bước tiến về kế hoạch triển khai hệ thống radar TPY-2 thứ hai tại Nhật và sẽ triển khai đội máy bay MV-22 Osprey thứ hai đến Nhật. NGUYỆT PHƯƠNG =================== Thế đấy! Một sai lầm được báo trước! Đâu phải đến bây giờ ông Hagel mới nói đâu. Lão Gàn lói nâu nắm rùi!
    2 likes
  4. 2 likes
  5. Quân Trung Quốc dựng trại thứ 5 trên đất Ấn Độ 30/04/2013 18:00 (GMT + 7) TTO - Tờ One India ngày 30-4 cho biết một nhóm binh sĩ Trung Quốc đã dựng thêm một trại lính ở vùng Daulat Beg Oldi, thuộc Ladakh hồi ngày 29-4, nâng số trại lính được dựng lên 5. Người dân Ấn Độ phản đối Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ - Ảnh: AP Theo tờ báo, hiện Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ rút quân khỏi lãnh thổ Ấn Độ, và những nỗ lực để phá vỡ bế tắc của các cuộc xâm nhập bất ngờ hiện vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, một nguồn tin an ninh cho biết số vật liệu mà Ấn Độ định dùng để xây dựng căn cứ tại một địa điểm thuận lợi gần đó đã được chuyển đi. Động thái này được hiểu là điều kiện do Trung Quốc đặt ra cho Ấn Độ để rút khoảng 50 binh sĩ đang đóng sâu 19km trong lãnh thổ Ấn Độ gần 2 tuần qua. Hiện chính phủ Ấn Độ đang có cuộc họp của Nhóm nghiên cứu Trung Quốc, đứng đầu là Cố vấn an ninh quốc gia Shivshankar Menon và Bí thư các bộ quan trọng như Quốc phòng, Nội vụ và Ngoại giao để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Cũng theo nguồn tin quân sự, địa điểm mà quân đội Trung Quốc xâm nhập và đóng giữ là một điểm chiến lược nằm tại ngã ba của hai ngọn núi trong khu vực Ladakh. Đây là nơi mà cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền. Tại vị trí này, quân đội Ấn Độ có thể bí mật giám sát các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực đó. Sau khi quan sát sự di chuyển của binh lính và vũ khí của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ vào ngày 15-4. Hiện binh lính Trung Quốc đóng tại khu vực này đang nhận hàng tiếp viện từ xe tải và máy bay. Theo hãng tin PTI, sau ba cuộc họp thất bại giũa Ấn Độ và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã dựng thêm các lều trại khác. Chính phủ Ấn Độ hiện đang bị phe đối lập chỉ trích nặng nền về vụ xâm nhập này. “Với một hành động thích hợp và cần thiết, chính phủ sẽ thu hồi lại khu vực bị chiếm”, phát ngôn viên Quốc hội Sandip Dikshit nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng chiến tranh không phải là một lựa chọn tốt nhất. DUY TRÂN =================== Cô gái Ấn Độ sẽ tham gia "Canh bạc cuối cùng". Họa sĩ đã vẽ thiếu cô này! Cái này nói lâu rồi! Xin lưu ý rằng: Đây là "canh bạc cuối cùng", nên luật chơi cũng có nhiều thay đổi! * Hành vi trong bài báo này, cho thấy chính quyền Trung Quốc đang bế tắc trong việc định hướng tương lai của họ về mọi phương diện - Các cụ nhà ta đã nói từ lâu: "Cờ bí, gí tốt". Trung Quốc đang "gí tốt"!.
    1 like
  6. Nhật và Trung Quốc bắt đầu cuộc "chiến tranh đất hiếm"? Thứ Ba, 30/04/2013 - 09:28 Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình. Ngày 26/04, Chính phủ Nhật Bản công bố “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương”, trình bày phương châm chỉ đạo về chính sách hải dương trong vòng 5 năm tới. Bản kế hoạch này đã xây dựng chính sách đối phó với tàu thuyền Trung Quốc ở Senkaku và đề xuất xây dựng một trạm cung cấp hậu cần ở rạn san hô Okinotori (Nhật Bản gọi là đảo Okinotori - tiếng Nhật là Okinotorishima). “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương” chỉ rõ: “Nhật Bản sẽ xây dựng 2 trạm cung cấp hậu cần, 1 trạm đặt tại Okinotorishima ở điểm cực nam của Nhật và trạm ở điểm cực đông đặt tại khu vực phụ cận đảo Minami Tori (Minami Torishima) với nhiệm vụ là bảo đảm cung cấp hậu cần cho công tác điều tra hải dương”. Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình. Theo bài báo, ngày 26 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã lần đầu tiên triệu tập một cuộc hội nghị “Hợp pháp hóa quản lý các đảo” với thành phần gồm đông đảo nhân sĩ các giới để thảo luận phương án thực hiện công tác lập pháp. Dự kiến đến hạ tuần tháng 6, Chính phủ Nhật Bản sẽ tham khảo báo cáo tổng kết của cuộc hội thảo này để chính thức khởi động tiến trình lập pháp. Đảo Okinotori nằm ở điểm cực nam của Nhật Bản Okinotorishima là một rạn san hô ở Thái Bình Dương nằm ở phía nam Nhật Bản. Mấy năm gần đây, chính phủ Nhật Bản chi tiêu khoản tiền rất lớn để nuôi trồng giống san hô nhân tạo ở rạn san hô này. Cùng với việc định danh cho nó là “một hòn đảo” nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình, Nhật Bản cũng chuẩn bị công tác khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở khu vực biển này. Ngày 11/09/2009, khi Ủy ban phân giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc cử một tổ công tác đến giải quyết đề nghị của Nhật về quy hoạch thềm lục địa biển Thái Bình Dương ở phía nam Nhật Bản, Trung Quốc đã đệ trình ý kiến phản đối quyết liệt hành động của Nhật lên Liên hiệp quốc. Về vấn đề này, phía Trung Quốc cho rằng đây là một rạn san hô chứ không phải là một hòn đảo, điều kiện tự nhiên không phù hợp cho con người cư trú và phát triển kinh tế nên không được coi là thuộc chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia, Nhật tự ý trồng san hô nhân tạo ở đây và hoạch định nó vào vùng thềm lục địa của mình là không có căn cứ. Thế nhưng, các nhà phân tích không khó để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc quan tâm quá mức và phản đối quyết liệt hành động thể hiện chủ quyền chính đáng ở khu vực này của Nhật, tất cả đều xuất phát từ nguồn tài nguyên dầu mỏ và hơn hết là nguồn tài nguyên đất hiếm, tuy chưa thăm dò nhưng được dự đoán là có thể có ở đây. Đáy biển xung quanh đảo Minami Tori có trữ lượng đất hiếm cực lớn Năm 2009, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Tokyo đã phát hiện một mỏ đất hiếm khổng lồ dưới đáy biển xung quanh Minami Torishima. Cuối tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương - Địa cầu Nhật Bản và Đại học Tokyo đã xác nhận chính xác điều này. Kết quả phân tích những mẫu bùn cho thấy hàm lượng đất hiếm ở khu vực đó cao gấp 10 lần so với hàm lượng đất hiếm ở bờ biển Hawaii, Mỹ và gấp từ 20 tới 30 lần so với các mỏ đất hiếm của Trung Quốc. Đất hiếm là nguyên liệu cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sản xuất tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo, turbin gió, điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và nhiều thiết bị điện tử khác. Hiện tại Trung Quốc cung cấp tới hơn 90% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Với trữ lượng khoảng 6,8 triệu tấn đất hiếm ở đây, với tốc độ sử dụng đất hiếm như hiện nay, các công ty Nhật Bản có thể sử dụng trong khoảng 230 năm mới hết. Trở ngại lớn nhất đối với việc khai thác đất hiếm là độ sâu của mỏ, hiện nay, con người chưa thể khai thác đất hiếm ở độ sâu lớn hơn 5.000m. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm tàu lặn có người lái Giao Long với định hình thiết kế lặn sâu 7000m dưới đáy biển. Họ chế tạo con tàu này nhằm mục đích thăm dò, khảo sát nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương mà đất hiếm là một mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, tuy Okinotorishima chưa xác định được là có đất hiếm hay không, nhưng việc Tokyo định xây trạm hậu cần ở đây cùng với Minami Torishimađã làm Bắc Kinh cảnh giác. Tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc Tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hoạt động năm 2013 của tàu lặn này bao gồm 3 đợt. Đợt 1 kéo dài 43 ngày bắt đầu từ tháng 6 ở khu vực bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đợt 2 tiến hành từ tháng 7 kéo dài 43 ngày tại tây Thái Bình Dương và đợt 3 kéo dài 38 ngày tại tây bắc Thái Bình Dương. Khu vực tác nghiệp của Giao Long trong đợt 2 và đợt 3 có thể sẽ liên quan đến những khu vực nhạy cảm nhưng giàu tài nguyên mà Nhật đang tuyên bố chủ quyền. Lo ngại trước những hành động này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các biện pháp bảo hộ các ngồn tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình. Một cuộc chiến về chủ quyền “đất hiếm” có thể sẽ bắt đầu? Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô
    1 like
  7. giở sửu mệnh VCD Kình dương độc thủ cự đồng chiếu, dạng người thấp nhỏ, nước da không được tươi nhuận, thiên việt nên là con trưởng. cung phụ mẫu phá quân đóng cha mẹ công tác trong quân đội/võ nghiệp. Mệnh vcd có tang môn thuở nhỏ khó nuôi có lần chết hụt. giờ dần mệnh tử vi miếu địa tại ngọ+ đào hồng là dạng người đẹp, dáng cao sang, đầy đặn, nước da trắng hồng.
    1 like
  8. 1 like
  9. 1 like
  10. Cung tài tốt nhất trong các cung số, nếu không có kình- đà giáp cung thì chắc thành đại gia.Với tuổi cháu bây giờ mà nói ở giá thì hơi khó tin ha ha... nói ra sự thật hơi phũ phàng ,dựa theo tử vi thì thân cung của cháu có thái âm bị tuần cho nên nếu gặp người chồng sau đã qua 1 đời vợ thì cháu là người may mắn, còn không thì thì cam chịu chia xẻ với người khác vậy.
    1 like
  11. Lá số trên thì hơi mệt đấy, cuộc đời tình duyên phải nói là khổ chứ lận đạn thì chưa đúng mức... nên lập gia đình thật muộn để ít khổ hơn, còn việc ngủ nhiều ...thì không thấy! tiền vận vất vã quan lộ cũng èo uột, hậu vận thì an nhàn và có cuộc sống sung túc về vật chất.
    1 like
  12. Muốn đi hay ở thì đâu có ai cấm cản, nhưng nếu đã là số ly hương có nghĩa là những người đó thường cung phúc không tốt nếu sống xa que thì mới may mắn và thọ, nếu về quê sinh sống thì giảm thọ và nghèo khổ chẵng hạn,vậy thì mình tùy lựa chọn.
    1 like
  13. Không thấy có cách lấy chồng xa, vậy có lẽ là gần, chồng dạng người cao to xương nhưng gầy, mặt hơi vương cằm vuông đầy đặn, mắt to hay hơi lộ da trắng đẹp trai, nhưng tính hơi ngang tàng lấn ép người khác, vợ chồng xung khắc có khi dĩa chén bay ào ào... nên lấy chồng muộn ,lấy nhau dễ nhưng 1 trong 2 có người hơi trăng hoa và có người hay ghen nên gia đạo có lắm điều phiền phức.
    1 like
  14. Câu hỏi nầy có lẽ sẽ không trả lời thì tốt hơn, vợ chồng đang sống bình thường thì không nên xem thầy bói lỡ thầy nói có rồi về sanh sự với nhau hay sao ?
    1 like
  15. Lá só người vợ thì sanh con gái ,lá số người chồng thì sanh con trai năm nay, nếu siêu âm rọi là con gái chắc thì đưa bế nầy sanh ra sẽ giống mẹ nhiều /nếu quyết định chỉ sanh 2 đứa thì thôi chịu vậy ,nếu có dự định sanh tiếp thì vào năm Thân sanh được sẽ chắc là trai vì năm đó cả vợ lẫn chồng đều có hạn sinh con trai.
    1 like
  16. Theo như tôi được biết, nếu lấy tuổi đàn bà mà xây cất nhà trừ khi người đàn bà đó góa chồng hay chưa chồng, nếu có đàn ông thì lấy tuổi tuổi người chồng, theo như sách nói trong năm tam tai không nên mua đất cất nhà ,còn việc mượn tuổi người khác thì theo tôi đó là hình thức lấy vãi thưa che mắt thánh, điều quan trọng chính là người cư ngụ trong căn nhà đó có hợp với phương hướng phong thủy và năm hợp để xây cất nhà không, còn mượn tuổi người khác thì không có ý nghĩa gì khác. Cung tài vcd có địa không đắc địa tức là mua hay tậu nhà dễ dàng nhanh chóng nhưng cũng bán hay phá tán nhanh . Nên hiểu rằng, việc đi xa và lập nghiệp và xây nhà để ở quê hương để về sinh sống là 2 vấn đề khác nhau, nếu số đi xa quê lập nghiệp mà tốt khi về quê là xấu thì việc cất nhà ở quê rồi đi làm rồi về ở thì việc đó không có gì thay đổi vẫn coi như là mình còn đang sống ở quê, cháu có đọc tam quốc chứ, nhân vật Bàng Thồng vì sau mà chết.
    1 like
  17. Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc (Theo Vietnam+) Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50 Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001. Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển. Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy. Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo . Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta “Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.” Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt. Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó. Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế. Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga. Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa. Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001). Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh. Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn. Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến. Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó. Ăn cắp công nghệ Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba). Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn. Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này. Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc. Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9. Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp. Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v. Chế tạo tại Trung Quốc Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ. Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ. Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này. Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện). Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công. Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27. Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần. Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến. Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND). Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều. Hiệu ứng số đông Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90. Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND). Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc). Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên. Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga. Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên. Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc. Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga. Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu. Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka). Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần. Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng). Các xe tăng của đối phương nhanh hơn Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu. Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm). Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần. Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần). Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình. Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên). Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi. (Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo). Lê Hùng ===================== Bởi zdậy! Trong "canh bạc cuối cùng" người Nga hổng thể nào đoòng minh với Trung Coóc được! Cái này Lão Gàn lói nâu rùi! Khiến khổ! Cái lày ngộ cũng lói nâu nắm rùi!
    1 like
  18. Bài này nên đưa vào tiềm năng con người và tâm linh và đưa ra trang chủ. Đây là "chuyện lạ" so với kiến thức khoa học hiện đại. Nhưng ngày tôi còn nhỏ thì đầy! Chăng qua thất truyền. Tôi bị thoát vị địa đêm. Tây y phải mổ 50 triệu, mà không bảo đảm. Đến bà Tý Bắc Giang bẻ xương cái cốp vào khớp. Chay đến ông Lang Liền Ba Vì, đắp thuốc. Bảy ngày sau, tôi chẳng thấy thoát vị đâu đến nay đã nửa năm rồi. Ai muốn biết ông lang Liền ở đâu, xin hỏi thầy Waren Bôcphet.
    1 like
  19. Ấn tượng trong tuần Liêm sỉ và... xã hội đen 27/04/2013 02:00 GMT+7 - Con người vốn là động lực phát triển, nhưng cũng là... mầm mống tai họa xã hội. Những ngày này, thế giới vừa chứng kiến một chấn động mạnh của nước Mỹ. Hai anh em nhà Tsarnaev- nghi phạm đánh bom khủng bố tại Boston, kẻ bị chết, kẻ bị bắt và nay mai sẽ phải hầu tòa. Giờ là lúc dư luận lắng xuống bởi những câu hỏi, chuyển từ "kẻ nào" sang"tại sao"? Trước một vụ việc tội ác, động cơ kẻ phạm tội bao giờ cũng được đặt ra. Còn trước sự suy thịnh, hưng vong của xã tắc, quốc gia, phẩm cách con người bao giờ cũng được đề cập đến. Những tháng năm thật buồn... Mới đây, Cổng TTĐT Chính phủ có bài viết của GS. TS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ mà chủ đề bài viết khiến dư luận giật mình, quan tâm sâu sắc: Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ. Liêm sỉ, theo Hán Việt từ điển giản yếu (Đào Duy Anh- NXB Văn hóa- Thông tin, 2005) là "liêm khiết, biết điều sỉ nhục", là bản tính trong sạch quyết không làm điều phải xấu hổ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Như Ý- NXB Giáo dục), liêmsỉ là bản chất trong sạch, ko vướng vào điều tủi hổ. Đương nhiên, đối ngược với liêm sỉ là vô liêm sỉ, là con người ta làm những điều đáng hổ thẹn, nhưng không hề hổ thẹn. Nói theo cách nói của giáo dục, là mất nhân cách, không coi trọng danh dự, không biết hổ thẹn là gì. Suy ngẫm kỹ, thấy cái chủ đề bài viết Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ là... hơi muộn. Vì liêm sỉ- biết xấu hổ, phải là ý thức, là thái độ sống con người được dạy dỗ từ bé thơ cho đến khi trưởng thành. Không chỉ bằng những tấm gương của các bậc tiền nhân, bằng trang sách, mà còn bằng những câu thành ngữ của trang đời, của cha ông tự ngàn xưa để lại, thâm thúy và thấm thía: Đói cho sạch/ rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề; Thật thà là cha quỷ quái... Thế nhưng vì sao, bài viết của vị GSTS Hội đồng Lý luận TƯ lại xới lên một vấn đề tưởng chừng như nằm sâu trong ý thức sống của người Việt? Bởi liêm sỉ hiện đang là của quý và hiếm? Hay bởi xã hội hiện đại ngày nay, có những "đồng dao" còn tuyệt vời hơn cả... liêm sỉ: Tiền là Tiên, là Phật/ Là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già/ Là đà cho danh vọng/ Là lọng của nịnh thần/ Là cán cân công lý/ Tiền là hết ý... Mới đây, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi "lui về ở ẩn" tại quê nhà, vừa cho ra mắt bài thơ có những câu thơ thấm đẫm nghĩ ngợi với rất nhiều dấu hỏi: Đất nước những năm thật buồn/ Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt/ Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành/ Như kẻ khát nước qua sa mạc... ...Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành/ Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội/ Có còn bay trong đêm/ Sớm mai còn giữ được màu đỏ? Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng/ Mong gặp một con cá hanh khác? Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường/ Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi? Đặt bài viết của một vị GSTS chuyên làm lý luận, bên cạnh bài thơ của một nhà thơ, liệu có thấy một thông điệp chung nào không, về chủ đề liêm sỉ? Cũng không phải chỉ có nhà thơ (mà trong ông, có cả nhà thơ vốn sống bằng trực cảm, cũng lại có cả nhà chính trị quá dày dạn chính trường) mới thấy Đất nước những tháng năm thật buồn. Xã hội, người dân, và ngay cả người viết bài này, từ lâu rồi, đã thấy thật buồn. Nỗi buồn của sự day dứt, sự đơn độc của cái tốt, sự... bất lực và cả sự hèn kém. Trước đó khá lâu, tháng 6/2012, vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng trong cuộc gặp gỡ cử tri quận Ba Đình đã phải buồn rầu: Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có... Không buồn sao được, khi những quan chức, cán bộ cốt cán có trách nhiệm lớn trước nhân dân, trước xã hội, nhưng lời nói và hành vi của họ trái ngược "nói zậy,không phải zậy", như tốt/ xấu, trắng/đen, hay/ dở... Chủ tịch tỉnh miền núi nghèo nhất nhì nước- tham gia vào đường dây mua bán dâm học trò, nhưng lại thao thao bất tuyệt rao giảng đạo đức. Và còn những vị nào nữa...? "Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có...". Ảnh minh họa Một ông Chủ tịch tỉnh khác, cho đến các vị quan chức cốt cán của tỉnh đó, vừa phải trả lại 25 tỷ đồng trót bỏ túi vì những hành vi, quyết định sai trái, khi lợi dụng chức quyền? Rồi hàng chục ông quan chức và cán bộ Vinakhủng, làm thất thoát tới 4 tỷ USD tiền vay nợ nước ngoài, đưa Vinakhủng lên thành "biểu tượng" của chính sách "tập đoàn kinh tế thua lỗ"? Hàng chục "quan chức- đại gia" của ngành ngân hàng bị bắt, bị khởi tố vì lợi dụng và cố ý làm trái quy định của luật pháp, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng an ninh tiền tệ, gây bất ổn chính sách tiền tệ của Nhà nước... Không buồn sao được trước cái hội chứng gian dối trắng trợn của ngành giáo dục, được xã hội gọi một cách văn vẻ là bệnh thành tích. Trước cái hội chứng ăn tiền của ngành y tế, mà khoảng cách từ chiếc phong bì đến cái khẩu hiệu biến tướng "lương y đang... từ mẫu" lại rất gần. Hai ngành giáo dục- y tế, vốn là những ngành nhân bản nhất của xã hội- dạy người và trị bệnh cứu người, nhưng "ngành cách" cũng lại đang cần chữa trị, thì người dân, trẻ em Việt sẽ trông vào đâu, để sống và lớn lên có liêm sỉ? Liêm sỉ không có hình hài, nhưng lại được định tính, định lượng, định hình rất rõ? Sự thiếu vắng liêm sỉ, xấu hổ thay, có khi trở thành... bình thường, như phẩm cách công chức, mà người ta đã điều tra và tổng kết, có tới 30% số công chức ăn không ngồi rồi, có làm việc cũng như không. Đôi khi, nó còn là hình ảnh quan chức lặc lè, phì nộn khiến người dân thấy bất bình, phản cảm, đặt bên cạnh hình ảnh trẻ em nghèo nhiều vùng còn đói ăn, đói chữ. Có khi, nó nhức nhối như điều tra xã hội học mới đây: "Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn" (Chủ nhiệm đề tài- ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng- thanh tra Chính phủ), cho thấy thu nhập ngoài lương của 79% cán bộ có chức quyền tăng và đến từ nhiều nguồn. Đặc biệt, có những khoản thu nhập nhạy cảm, dễ liên quan tham nhũng như tiền được chia từ các khoản hoa hồng, quỹ riêng của đơn vị, tiền được biếu, tặng... Liêm sỉ của người Việt, không còn là hành vi đơn lẻ của cá nhân người đó, mà nó liên quan đến những thăng tiến, phát triển hay họa hại của cả một xã hội, cả một quốc gia. Người ta còn chưa quên cái chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2012 (CPI) hổ thẹn, xót xa được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố. Ở đó, Việt Nam đứng thứ 123/ 176 quốc gia, vùng lãnh thổ, tụt hẳn 11 bậc so với năm ngoái. Điểm đáng chú ý, ở những quốc gia "sạch" vào loại nhất, nhì thế giới, như Đan Mạch, Phần Lan và New Zealan đều nhờ có sự công khai, minh bạch hóa thông tin, có những quy định rạch ròi điều chỉnh hành vi các quan chức nắm hệ thống công quyền. Dù vậy, liêm sỉ con người không chỉ giáo dục bằng giải pháp tự phê bình và phê bình như vị GSTS của Hội đồng Lý luận TƯ đề xuất. Hay như ước mong của nhà thơ: Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má/ Không phải gạt vội vì xấu hổ/ Ngước mắt tin yêu mọi người/ Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/ Trong khônggian đầy sợ hãi? Bởi nơi thì quá duy ý chí, nơi thì cô đơn và bất lực. Liêm sỉ của con người chỉ có thể được giáo dục, được nảy nở, hình thành trên một nền tảng thiết chế chính trị- xã hội thay đổi theo hướng văn minh, khoa học và ? bạch hóa, phù hợp quy luật thực tiễn và hội nhập hiện đại. Ở đó, giáo dục tôn trọng cá tính, bản ngã cá nhân và khuyến khích sự sáng tạo của mọi con người. Ở đó, quan chức "nói đi đôi với làm", pháp luật không bị... cầm tay chỉ việc, được thượng tôn. Pháp luật và chỉ pháp luật mà thôi! Liêm sỉ không chỉ là thuộc tính riêng của cá nhân. Nó còn được hình thành và mang tính cộng đồng sâu sắc trong một xã hội, mà nền tảng Hiến pháp thực sự tiến bộ, mang tầm lịch sử của thời cuộc mới, không phải bằng những khẩu hiệu đầy mỹ từ, mà bằng sự hiến định cụ thể, được dân thừa nhận... Bởi, nói như GSTS Hoàng Chí Bảo, có dân thì có tất cả, mất dân là mất tất cả. "Đỏ" và "đen" Chuyện liêm sỉ của một bộ phận không nhỏ quan chức, đảng viênsuy thoái đang là nỗi nhức nhối của xã hội, thì câu chuyện cán bộ chính quyền cơ sở ...bảo kê cho xã hội đen được báo chí khui ra ánh sáng mới đây, khiến cho vấn đề liêm sỉ một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên càng trở nên SOS hơn bao giờ hết. Khái niệm xã hội đen là cụm từ chỉ một nhóm những kẻ hoạt động tội phạm có tổ chức, hoạt động trong thế giới ngầm, nhưng lại tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Những năm trước đây, người Việt từng biết đến xã hội đen qua những bộ phim nổi tiếng của Italia, của Hồng Kông... Còn nay, đến người nông dân một nắng hai sương hay những doanh nghiệp làm ăn ở Khoái Châu (Hưng Yên), ở Sài Gòn, bỗng nhiên thấy mình như những diễn viên... bất đắc dĩ trong những "bộ phim" tự phát, mà ở đó, cuộc sống mưu sinh của họ được quyết định không phải bởi lao động của họ, mà bởi những kẻ giang hồ, bởi xã hội đen, rất ngang nhiên, công khai và trắng trợn. Cái kết cục của "bộ phim" khá có hậu: Đó là gần chục đối tượng đầu sỏ trong băng nhóm tội phạm (khoảng 100 tên) chuyên hoạt động theo kiểu xã hội đen tại địa bàn huyện Khoái Châu vừa bị Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) bắt giữ, cùng với nhiều loại hung khí băng nhóm này chuyên sử dụng để làm ăn. Một số tang vật thu được trong vụ án xã hội đen tại Khoái Châu Cách làm ăn của băng nhóm xã hội đen này cũng không mới: Đó là thâu tóm địa bàn hoạt động, đòi các doanh nghiệp nộp tiền "bảo kê" hàng trăm triệu đồng cho chúng. Bên cạnh đó là các hoạt động phi pháp, manh động như tổ chức cá độ, đánh bạc, cưỡng đoạt tài sản và đòi nợ thuê... Sự yên ổn làm ăn của các doanh nghiệp, của người dân hóa ra không phụ thuộc vào luật pháp Nhà nước đã quy định, mà phụ thuộc rất lớn vào... luật rừng. Điều đáng nói, là sự cầu cứu hay tố cáo của các doanh nghiệp ở địa bàn này gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện đã chỉ gặp sự im lặng là vàng- tiền bạc? Chả lẽ, chính quyền cơ sở huyện Khoái Châu, các ngành chức năng của huyện này, trở thành "cánh tay nối dài" cho băng đảng xã hội đen ngang nhiên quản lý? Đến mức, nỗi nghi ngờ của người dân, của các doanh nghiệp ở Khoái Châu đã thành tít của một loạt các bài báo "Tội phạm "xã hội đen" lộng hành: Có hay không sự bảo kê? (VTV News, ngày 20/4), Thế lực nào bảo kê cho băng xã hội đen? (LĐ, ngày 23/4). Còn người nông dân thì bất bình: Bức xúc nhất của người dân hiện nay là ai đứng đằng sau? Ai che chắn, ai bênh vực, ai bị nó khống chế, bịt mồm, dây dợ với nó để cho bọn nó hoạt động công khai? Ai? Có lẽ chỉ chính quyền huyện Khoái Châu là có thể trả lời chính xác nhất cho người dân, cho dư luận xã hội những câu hỏi đáng hổ thẹn này. Khi cái "bộ phim" xã hội đen ở Khoái Châu tạm thời... The End, là lúc hàng loạt câu hỏi cần mở ra. Vì sao, nói như ông Hồ Sỹ Tiến, Đại tá, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an): Băng nhóm của "Tú khỉ" hoạt động công khai, trắng trợn như thế trong suốt một thời gian dài, người dân ở khu vực đấy rất bức xúc, mà chính quyền cơ sở không biết được? Vì sao, Trưởng Công an xã Đông Ninh bị nhóm côn đồ chém, viết đơn tố cáo rồi lại phải viết đơn xin rút? Phải chăng, vì ông này một mình... không chống lại nổi mafia? Vì sao, kết luận của Thanh tra tỉnh giao UBND huyện Khoái Châu xử lý những cán bộ sai phạm, huyện vẫn "ngâm" cả ba năm trời? Anh em nhà Tsarnaev đánh bom khủng bố người Mỹ, nước Mỹ đã không còn nơi ẩn nấp. Tiếc thay, băng đảng xã hội đen như của "Tú khỉ" khủng bố tinh thần doanh nghiệp, người dân, lại có nơi trú ẩn? Mới đây lại xảy chuyện côn đồ hành hung người dân xã Đại Thắng (Tiên Lãng- Hải Phòng) xung quanh chuyện đất đai. Chữ liêm sỉ ở đây, liệu chỉ cần được giáo dục bằng ...rút kinh nghiệm nội bộ, phê và tự phê như thường thấy. Hay cần có các biện pháp xử lý bằng luật pháp nghiêm khắc, mang tính răn đe? Chợt nhớ bài thơ Đất nước những năm tháng thật buồn. Như một tiếng kêu bi thương! Kỳ Duyên ================== Lần trước, có một ông bàn về "Lễ", phát biểu rằng thì là: "Lễ" là đặc sản của Tàu! Bỏ! Người thì bảo "Lễ rất cần thiết! Giữ lại!". Nhưng rút cục "Lễ" là cái "khỉ gió" gì thì...Hổng bít lun! Hệ wả của cái "hồng bít lun" ấy là chẳng còn thấy trường nào trương cái slogan "Tiên học Lễ , hậu học Văn" nữa!. Bây giờ lại bàn đến "Liêm sỉ" với dẫn chứng của ông Đào Duy Anh - đã dẫn. Loanh quanh một hồi "mồm bò, chẳng phải mồm bò. Nhưng lại là mồm bò" . "Liêm sỉ" cuối cùng cũng chỉ là một khái niệm ....huyền bí! Híc! Đúng là bùn wá! Này! Nghe Lão Gàn nói đây: "Liêm" là sự tự giới hạn, "Sỉ" là sự tự thấy cao quý. Không hiểu thì ra trang web khác mà phản biện chê bai Lão Gàn nhá!
    1 like
  20. Chiến hạm có tên lửa của Hải quân Mỹ ở Đà Nẵng Chủ nhật, 21/4/2013, 20:50 GMT+7 Tàu khu trục USS Chung - hoon có tên lửa dẫn đường hiện đại, thực hiện nhiều nhiệm vụ tác chiến phòng không, ngầm và tàu nổi vừa cập cảng Đà Nẵng để tập trung vào các hoạt động phi tác chiến giữa hải quân hai nước. Trưa 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93), và tàu cứu hộ USNS Salvor; chở 380 thủy thủ, sĩ quan thuộc tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn vị Tham mưu Hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân lục chiến Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hưu nghị tập trung vào các hoạt động phi tác chiến với Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 21 - 25/4. Tàu USS Chung – hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất Hải quân Hoa Kỳ, đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng ba lần là Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hải quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, USS Chung - hoon dài 155 m, rộng 18 m, trong tải hơn 9.000 tấn và có tốc độ 30 hải lý một giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập hay trong nhóm tiêm kích, lớp USS Arleigh Burke. Đây là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi. Hải quân Mỹ có 57 tàu tương tự và có nhiều tàu đang được đóng mới. Hệ thống rada hiện đại, thuận lợi cho việc hoạt động thường xuyên trên biển, bất kể thời tiết. Phía boong sau của tàu là sân bay với hệ thống đường ra hiện đại, điều khiển tự động. Bên trong tàu khu trục có 2 máy bay LAMPS MK III MH-60 B/R với tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt máy bay được gập lại. Phía trước boong tàu là vũ khí quan trọng nhất trên chiến hạm - tên lửa Standard Missile (SM-2MR); hệ thống tên lửa phóng thẳng đứng Vertical Launch ASROC (VLA) missiles; tên lửa Tomahawk. Ngoài ra, tàu còn có các vũ khí tối tân khác như sáu ngư lôi MK-46 torpedoes; hệ thống Close In Weapon System (CIWS), súng 5'' MK 45, tên lửa Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM). Việc tác chiến với vũ khí này được hỗ trợ bởi hệ thống dây neo, đảm bảo bắn trúng mục tiêu, kể cả đối không trong điều kiện biển động. Thủy thủ phụ trách tên lửa của tàu cho biết tên lửa này có thể bắn liên tục với sức công phá lớn. Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng. Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác. Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống. Thuyền trưởng tàu DDG 93 giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu qua hệ thống bộ đàm. Tàu được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đô đốc Hải quân Mỹ Tom Carney khẳng định, chuyến thăm tập trung vào các mục đích phi tác chiến như huấn luyện cứu hộ, y tế trên biển giữa hải quân hai nước. Về vấn đề căng thẳng ở biển Đông, quan điểm của Mỹ là yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế. Nguyễn Đông ================================== Chiến hạm Mỹ ghé Việt Nam uống ly trà để chuẩn bị xem và đóng phim hành động hay hơn phim của Hollywood đây mà. Màu sắc Trung tâm tác chiến khác biệt so với các phòng khác trên tàu (đã ứng dụng từ lâu trong Thiên Quang Tĩnh của Phong Thủy Lạc Việt).
    1 like
  21. Lang thang tứ xứ mần phoengxui, bây giờ về lại vào quán vắng viết tiếp. Quán vắng ngoe. Không sao, Thiên Sứ vốn không thích ồn ào khi suy tư. Phong Thủy Tàu không bao giờ có thể trở thành một hệ thống hoàn chính để có thể trở thành một môn khoa học chính thống để có thể giảng dạy. Điều này thì chỉ cần chứng minh một cách rất đơn giản cho những ai không cần trí thông minh xuất sắc: Nhờ các cao thủ phong thủy Tàu chọn cho phương pháp đúng nhất trong các trường phái phong thủy Tàu. Tất cả đều đúng nhất, nếu nó là trường phái mà quí vị cao thủ đó ứng dụng, còn trường phái của người khác là ...dở hơi :P :P :P . Tôi có những tài liệu của các cao thủ Dương trạch chê bát trạch như hát hay. Bát trạch là trường phái ứng dụng phổ biến nhất, nhưng bị các phái khác là tầm thường, không cao siêu. Đấy là về mặt gọi là "lý thuyết", "phương pháp luận". Còn ứng dụng thực tế thì chắc ít nhất những ai quan tâm đến Phoengxui Tàu đều ít nhất một vài lần thấy cái bếp quay như chong chóng mà vẫn không hiệu quả. Nhưng trên thực tế thì Phong Thủy vẫn tồn tại từ hàng ngàn năm nay, tức là nó phải có hiệu quả nhất định để thiên hạ từ hàng ngàn năm bàn ra tán vào. Người bảo đúng người bảo sai. Bởi vì, Phoengxui Tàu không sai hoàn toàn. Nó chỉ sai khi rơi vào trường hợp sai cụ thể. Đó cũng chính là lý do để không ít nhà pha học bảo rằng: Phong Thủy là do kinh nghiệm, chính bởi hiệu quả tương đối của nó với phương pháp luận mơ hồ. Nhưng nếu chi do kinh nghiệm thì sao nó lại có một hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tóm lại, suy luận, phân tích kiểu gì, nhân danh khoa học hay tôn giáo ...vvv...đều thành nói ngọng cả. Híc! Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên một điều rất căn bản là: Phương pháp luận ứng dụng phong thủy với những khái niệm mơ hồ của nó phản ánh một thực tại nào? Nếu đó là những thực tại mà con người chưa biết đến thì ...đành nói cà lăm vậy. Tri thức khoa học hiện đại phản ánh nhu cầu thực tại của con người hiện đại và nó hoàn chỉnh với cuộc sống của chính nó. Nhưng nó lại không phải là tất cả thực tại khách quan còn bí ẩn với con người. Nên sẽ không thể nhận thức được những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phoengxui - phản ánh thực tại mà con người chưa biết. Đó là lý do mà mọi suy luận đều sai dù nhân danh bất cứ một trí thức nào hiện nay. Nhưng nếu chúng ta nhân danh một tri thức cao cấp đã tồn tại trên Trái Đất này và đã lập nên lý thuyết thống nhất vũ trụ - tức là vượt trội hơn tri thức mà nhân loại hiện đại đang có, thì mọi việc sẽ rất hợp lý, khi giải thích về những bí ẩn của Phong Thủy. Khoa học là hợp lý mà! Phải không nhỉ? Rất tiếc! Phong thủy chỉ là một phương tiện để tôi minh chứng làm thí dụ cho khả năng giải thích hợp lý những vấn đề liên quan của một lý thuyết thống nhất đã tồn tại. Nó sẽ chỉ giới hạn ở Dương trạch vì Thiên Sứ tôi dốt - cái gì dốt thì nhận là dốt - không dám bàn về Âm trạch với các cao thủ. Về Âm trạch, mới chỉ thí nghiệm một trận mưa rất to trong phạm vi 2 km giữa mùa khô tại một nghĩa trang thôi. Cái này Dienbatn chắc còn nhớ, để anh ấy rảnh sẽ tường thuật lại với ai thích nghe. Còn Thiên Sứ tôi quên rùi. Đúng ra thì tôi cũng không phải là người đưa chuyện này lên diễn đàn trước. Tôi định lờ đi luôn. Nhưng tại Dienbantn khoe. Hôm nay, Thiên Sứ tôi nghiêm trọng tuyên bố: Đó là do công của Dienbatn, tôi chỉ có mỗi việc là khảo sát và chỉ Dienbatn trấn vào đâu thôi. Vậy bản chất của Phong thủy là gì? Cái này nói rồi: Đó là qui luật tương tác của môi trường từ cấu trúc nhà, môi trường chung quanh, thiên nhiên, trái đất và cả vũ trụ. Lạy Thánh Ala toàn năng. Mênh mông quá. Có vẻ như Thiên Sứ tôi thay thế sự bí ẩn này bằng một bí ẩn khác. Nhưng không mê tín dị đoan. Sẽ không ai tìm ra được bí mật này nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương Tử. Làm quái gì có một lý thuyết ra đời lại không có lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Điều này thật sự phi lý và không khoa học. Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười! Cái gì cũng phải chắc ăn đã. Ăn xôi là chắc nhất. Thôi tạm biệt những ai vào quán vắng của Thiên Sứ. Hãy cho cái topic này lùi vào dĩ vãng. Nhưng đừng xóa nó. Xin cảm ơn.
    1 like