• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 26/04/2013 in Bài viết

  1. BỂ CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT Những bài viết về bể cá cảnh trong phong thủy trên báo và các diễn đàn đều mang tính chung chung và không cụ thể. Bởi vậy, tôi viết bài này trình bày rõ hơn về bể cá trong Phong Thủy từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt. Phong Thủy Lạc Việt cũng xác định rằng: Bể cá - nước - là nơi tụ khí và truyền sinh khí trong ngôi gia. Bởi vậy về nguyên tắc thì đặt ở đâu trong nhà cũng được. Nhưng ở những vị trí khác nhau, sẽ có những tác dụng khác nhau. Đặt ở nơi mộ khí thì sẽ có tác dung xua tan Âm khí. Ở nơi Sinh khí có tác dụng kích hoạt sinh khí, có lợi cho sức khỏe; ở nợi Vượng khí thì cực tốt , nhưng trong nhà phải thoát khí tốt. Do đặc tính của Khí là "Khí gặp Thủy thì tụ", nên bể cá luôn phỉ lưu chuyển bằng máy bơm liên tục bằng hệ thống lọc nước và phun Oxy. Phong Thủy Lạc Việt quan niệm khi phân loại khí trong nhà thì khí do bể cá kích hoạt là Âm khí. Có tác dung cho sức khỏe, tài lộc vượng. Nếu trong nhà chỉ có bể cá nhỏ, kích thước không lớn thì không có gì cần bàn. Tuy nhiên, nếu bể cá lớn, thì Âm khí quá vượng sẽ mất cân bằng Âm Dương. Thí dụ như bể cá dưới đây được làm dưới gầm cầu thang. Bể cá dưới gầm cầu thang. Ảnh Thiên Sứ. Cầu thang trong Phong thủy biểu tương cho hành Mộc; cho khúc ruột, cho con rồng trong nhà. Gầm cầu thang là nơi Âm khí bế. Lâu ngày dễ gây cảm giác ma quái, thần kinh không ổn. Bởi vậy đặt một bể cá như hình ảnh dưới đây là hợp cách cho tất cả các biểu tượng trên - đều cần nước. Tất nhiên không phải gầm cấu thang nào cũng có thể đặt bể cá. Nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng như phần trên đã trình bày: Nếu bể cá quá lớn thì Âm khí vượng- (Âm khí trong phong thủy Lạc Việt là một khái niệm phân loại, chứ không phải cứ âm khí là xấu). Bởi vậy còn cần một Thiên Quang Tỉnh tỏa Dương khí để cân bằng Âm dương trong ngôi gia. Hình dưới đây là Thiên Quang Tỉnh phía trần ngay cạnh bể cá. Thiên quang tĩnh - Ảnh Thiên Sứ Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, ông cha ta đã ứng dụng trường hợp này. Đó chính là Gác Khuê Văn (Thiên Quang tỉnh) tạo Dương khí cho toàn Văn Miếu và giếng Thiên Quang Tỉnh phía dưới là kích hoạt Âm khí thành sự hài hòa Âm Dương tuyệt với trong khu Địa linh này. Khuê Văn Các (Chính là Thiên Quang tỉnh) và giếng Thiên Quang. Vài lời chia sẻ. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
    5 likes
  2. Nghị viên TP.Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng: Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa 26/04/2013 13:40 (TNO) Cùng gia đình rời Việt Nam vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08, ông Al Hoang - Hoàng Duy Hùng đã trải qua một hành trình rất dài trước khi trở thành nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Mỹ. Câu chuyện của ông, từ âm mưu đánh bom tới nỗ lực đối thoại, minh họa sống động cho những hận thù, chia rẽ và hàn gắn giữa những con người Việt Nam. Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn ông. * Chào ông, trước hết xin hỏi tôi có thể gọi ông là Al Hoang hay Hoàng Duy Hùng? - Ông Hoàng Duy Hùng: Anh có thể gọi tôi là Al Hoàng hay Hoàng Duy Hùng cũng được. Tôi là người theo Thiên chúa, đạo Công Giáo, tên thánh là Louis Gonzaga, mà tiếng Anh viết là Aloysius và được gọi tắt là Al. Lúc sinh ra, tên tôi là Hoàng Duy Hùng. Năm 1975, tôi qua Hoa Kỳ. Năm 1983, tôi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ với tên thánh Aloysius Duy - Hùng Hoàng, viết tắt là Al Hoàng. Người Mỹ gọi tôi là Al Hoàng, nhưng người Việt Nam vẫn gọi tôi là Hoàng Duy Hùng và khi tôi mở văn phòng luật sư thì họ gọi tôi là luật sư Hoàng Duy Hùng. Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) thăm tư gia nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp * Xin ông cho biết đôi nét về xuất thân của ông tại Việt Nam? Ông đã rời khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào? - Thân phụ tôi quê ở Nghệ An và thân mẫu tôi quê ở Quảng Bình. Năm 1954, hai ông bà di cư vào nam. Tôi là người con thứ 6 trong gia đình 10 người con. Trong 10 người đó đã mất 3 người; 2 mất khi còn nhỏ ở Việt Nam và ông anh đầu mất năm 1995 ở Mỹ. Thân mẫu tôi mất ở Mỹ năm 2003 và thân phụ tôi mất ở Mỹ năm 2007. Thân phụ tôi đi bộ băng qua đường ở chợ Fiesta tại Houston, bị một người Mễ nhập cư lậu lái xe ẩu tông vào người, ông được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng qua đời ở bệnh viện. Tôi sinh ra ở Phan Rang năm 1962. Thân phụ tôi đi lính cho chế độ cũ, năm 1966, cả gia đình dọn về Ban Mê Thuột là nơi có Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) trấn đóng. Năm 1974, tôi gia nhập tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, gia đình tôi đã di tản xuống Phước An trước để tìm đường đi Nha Trang. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi đi bộ tới Phước An và đoàn tụ lại với gia đình. Rồi gia đình băng rừng, được trực thăng QLVNCH bốc khỏi rừng hoang đem về Nha Trang. Từ Nha Trang, gia đình chúng tôi đi bộ tới Cam Ranh nhưng phải quay trở lại Nha Trang vì con cầu ở Cam Ranh đã bị giật sập. Chúng tôi đi thuyền từ Nha Trang tới Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu về tới Cư xá Thanh Đa ở Sài Gòn vào giữa tháng 4.1975. Đêm 30.4.1975, gia đình chúng tôi ra bến Bạch Đằng để lên chiếc tàu Hải quân cuối cùng là HQ-08. Chiếc HQ-08 bị chết 2 máy nên lúc ra khơi thì chạy hình chữ Z, lò mò 8 ngày mới tới được cảng Subic của Philippines. Tàu lớn của Hoa Kỳ bốc chúng tôi đưa đến đảo Guam. Từ Guam, chúng tôi bay qua Hawaii rồi bay về tiểu bang Pennsylvania để vào trại tạm cư Indian Town Gap. Cuối tháng 11.1975, Giáo xứ Sacred Heart thuộc tiểu bang Pennsylvania bảo trợ gia đình tôi. Tôi gia nhập Dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri từ năm 1977 - 1985. Năm 1983, bề trên cho tôi về Houston đi học đại học và tôi học triết ở Đại học Houston. Sau đó, tôi rời khỏi nhà dòng và bắt đầu đi vào con đường đấu tranh chính trị chống lại nhà nước Việt Nam. Ông Hoàng Duy Hùng rời đất nước vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08 (Chi Lăng II). Sau khi đến Philippines, con tàu đã được biên chế vào hải quân nước này - Ảnh: Tư liệu * Sau khi rời đất nước, ông kể rằng ông rất căm thù chế độ và có lần ông đã trở về nước với ý định đánh bom một số địa điểm công cộng. Điều gì đã khiến ông bỏ ý định ấy? - Đầu năm 1986, tôi gia nhập Mặt Trận Việt Nam Tự Do dưới sự lãnh đạo của các ông Hà Thúc Ký và Nguyễn Văn Kim. Cả hai người này là lãnh đạo của đảng Đại Việt Cách Mạng. Thời gian đó, Mặt Trận Việt Nam Tự Do là một hình thức ngoại vị của Đảng Đại Việt Cách Mạng. Ông Hà Thúc Ký qua đời năm 2008, ông Nguyễn Văn Kim qua đời năm 1996. Sau khi có bằng cử nhân triết và chuẩn bị đi học tiến sĩ luật, cuối năm 1990, nhận chỉ thị của ông Nguyễn Văn Kim, tôi về Việt Nam hoạt động để xây dựng cơ sở cho Mặt Trận Việt Nam Tự Do. Năm 1991, tôi trở về lại Mỹ thì đau lòng nhìn thấy hai người đàn anh của tôi là cụ Hà Thúc Ký và ông Nguyễn Văn Kim phân hóa với nhau. Lúc đó, Đông Âu và Liên Xô tan rã nhưng trong lòng của tôi cũng tan rã bởi sự phân hóa của các đàn anh vì từ đó Mặt Trận Việt Nam Tự Do cũng tàn lụi luôn. Cuối cùng, tôi không theo phe nào mà cùng với một số anh em trẻ đứng ra ngoài cuộc tranh chấp này. Tôi trở lại Việt Nam năm 1991 và thông báo cho những người ở trong nước biết hoàn cảnh bi đát phân hóa nội bộ của tổ chức rồi trở về lại Mỹ. Tháng 3.1992, tôi trở về lại Việt Nam thì bị bắt ngay tại phi trường, bị nhốt ở số 3C Tôn Đức Thắng và Chí Hòa gần 16 tháng. Năm 1993, Hoa Kỳ và Việt Nam bàn thảo việc bãi vận và bang giao. Việt Nam trả tự do cho các công dân Hoa Kỳ, trong đó có ông Nguyễn Sĩ Bình và cá nhân tôi. Trở về Hoa Kỳ, tôi tiếp tục học lên, lấy bằng tiền sĩ luật khoa và mở văn phòng luật sư vào năm 1997. Tôi lập gia đình năm 1994 với Diana Bích-Hằng Nguyễn (ở nhà gọi là Trâm) và hiện nay có 3 người con, 2 gái 1 trai, Angel Trâm-Anh 12 tuổi (sinh 2000), Andrew Hùng-Dũng 9 tuổi (2003) và Ashley Trâm- Đoan 7 tuổi (2006). Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) gặp Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân trong chuyến trở về Việt Nam mới đây - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp Năm 1998, tôi thành lập một tổ chức đấu tranh chính trị mới với danh xưng là Phong trào Quốc Dân Hành Động. Tôi gởi anh em về hoạt động trong nước với chủ trương bạo động lật đổ nhà nước Việt Nam. Đầu năm 2001, đích thân tôi xâm nhập Việt Nam qua ngã Campuchia với kế hoạch đặt bom nổ tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng ở Sài Gòn và bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Trước khi hành động, tôi âm thầm lên Đền Hùng khấn xin các vị tổ tiên, nhất là vua Hùng thứ 6 (tôi tên Hùng và là người con thứ 6 trong nhà nên tôi rất thần tượng Vua Hùng thứ 6), soi sáng cho tôi để tôi biết làm những việc đúng cho đất nước. Trở về Sài Gòn, trước khi hành động, tôi suy nghĩ nhiều và thấy nếu tôi cho nổ 2 tượng Hồ Chí Minh thì sẽ đi về đâu. Tôi có thể cho nổ 2 tượng đó, nhưng sẽ có người chết, có người bị thương, anh em tôi bị bắt, tôi có thể bị bắt, chúng tôi nổi tiếng là người hận thù chống chế độ Cộng sản, nhưng chúng tôi không giải quyết được việc gì hết, chỉ gây thêm phiền toái và phức tạp, nhà cầm quyền sẽ canh chừng gay gắt hơn, dân bị khó dễ nhiều hơn thì càng bực mình với chúng tôi. Tôi nhận ra một sự thật đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêm phiền hà. Tôi quyết định bỏ kế hoạch và băng đường bộ trở về Campuchia, rồi từ Campuchia bay qua Thái Lan, từ Thái Lan bay về lại Hoa Kỳ. Về tới phi trường Los Angeles, chính tình báo Mỹ gọi tôi vào và nhắc nhở tôi đừng có hoạt động bạo lực nữa vì Việt Nam có bang giao với Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trong khu vực để giữ ổn định và hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương. Họ còn cho tôi biết nếu đấu tranh không khéo tạo sự xáo trộn ở trong Việt Nam thì nhân cơ hội nước đục thả câu, Trung Quốc có thể đem hơn 1,8 triệu quân ở biên giới tràn vào Việt Nam với lý do cần ổn định ở Việt Nam ngõ hầu tránh sự xáo trộn dây chuyền lan sang Trung Quốc. Lúc đó, Việt Nam thay vì tốt lên thì sẽ xấu đi nhiều, sợ không đủ thực lực lấy lại chủ quyền của đất nước như tình trạng của người Tây Tạng vậy, hoặc có lấy lại được thì cũng tốn rất nhiều xương máu. Tôi trả lời với họ rằng họ hãy an tâm vì khi ở trong Sài Gòn, tôi đã nhận thức rõ con đường bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây ra thêm phiền toái mà thôi nên tôi đã không thi hành kế hoạch nổ bom ở 2 tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng và bến Ninh Kiều. Tôi trình bày cho họ rằng tôi đã suy nghĩ nhiều lúc còn ở Việt Nam và tôi thấy con đường tốt đẹp nhất cho Việt Nam là con đường hợp tác ổn định xây dựng và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mâu thuẫn. Họ nói họ rất vui mừng và tin ở tôi vì họ cho rằng tôi có con tim nhưng còn biết dùng cái đầu để suy nghĩ. Trong nhiều năm qua, ở hải ngoại, tôi đã từng lên tiếng nếu ai thấy có con đường nào khác tốt đẹp hơn cho Việt Nam, xin chỉ dạy tôi, tôi sẵn sàng đi xách dép cho người đó. Cho tới ngày hôm nay, không ai chỉ vẽ cho tôi con đường nào tốt đẹp hơn mà chỉ rủa sả vu chụp cho tôi là phản bội và là Việt gian. Ông Hoàng Duy Hùng làm việc với các cộng đồng trên cương vị nghị viên Houston - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp Về đến Hoa Kỳ, tôi đã trình bày với các anh em trong Phong trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động của tôi tại sao phải từ bỏ bạo lực, tại sao phải hợp tác trong những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mặt trái và những bất đồng, nhất là, tại sao chúng ta phải hành động khôn ngoan không tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân sang Việt Nam vì họ đã vào rồi thì khó mà trở ra. Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn đắng cay, để cố gắng thuyết phục các thành viên. Lúc đầu có một cụ hơn 80 tuổi nghe tôi đổi sang đối thoại, cụ hận tôi, tôi đến nhà của cụ, nói chuyện với cụ ngày đêm, cụ hiểu được, cụ đồng ý chỉ có con đường đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước. Đa số anh em trong tổ chức của tôi đồng ý nhưng cũng có những người không đồng ý và họ rời bỏ tổ chức. Năm 2007, trong Đại hội của tổ chức chúng tôi tại Houston, các thành viên bỏ phiếu chấp thuận thay đổi từ bỏ con đường bạo lực sang ôn hòa đối thoại. Vì xoay đổi từ bạo động sang ôn hòa đối thoại, tôi quyết định tranh cử. Năm 2007, tôi đắc cử Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và Phụ cận; năm 2009, tôi đắc cử Nghị viên Khu vực F thành phố Houston. (Còn tiếp) Đỗ Hùng (thực hiện) =================== Trong ba ngôi đền thờ 18 vị chư tổ thời Hùng Vương Thượng - Trung - Hạ, có một miếu thờ mà dân gian quen gọi là "Lăng Hùng Vương thứ VI". Như vậy , nếu cộng với 18 chư tổ của XVIII thời Hùng Vương đã thờ trong Chính Điện - thì lăng Hùng Vương thứ VI thành có 19 thời Hùng Vương? Vậy thực chất vấn đề ở đây là thế nào? Lịch sử chính thức và truyền thuyết ghi nhận 18 thời Hùng vương (Thập bát thế). Và 18 chư tổ thời Hùng Vương chính là 18 Đức Ngài đứng đầu 18 chi tộc Hùng Vương lãnh đạo nước Văn Lang - Quốc gia đầu tiên của Việt tộc - một thời huy hoàng ở miến Nam Dương Tử.Lăng bên ngoài Chính điện là lăng của vị vua Hùng cuối cùng của thời Hùng Vương thứ VI - gồm nhiều vị vua. Vị vua này chểnh mảng chính sự, không nghe lời cánh báo trước của cận thần - Truyền thuyết ghi nhân: "Vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, Biết trước nguy cơ phương Bắc xâm lược. Lạc Long Quân đã sai Hịch nữ (Thày bói nữ) báo cho nhà vua biết. Nhưng nhà vua cậy bình hùng tướng manh, bỏ ngoài tai. Lại còn bắt giam Hịch nữ của Đức Lạc Long Quân. Hai năm sau, giặc Ân sang cướp nước ta. Vương triều lung lay, nước mất, nhà tan. Trong Hệ từ truyện của Kinh Dịch có ghi nhận "Vua chay ra đất Mân" - tức Phúc Kiến bây giờ. Nhờ Đức Thánh Gióng cứu nước. Thời Hùng Vương thứ VI chấm dứt. Vị vua Hùng cuối cùng thời Hùng Vương thứ VI, bị loại khỏi dòng tộc, nhưng do hối hận - nên được tha, nhưng vẫn phải thờ riêng ở bên ngoài Chính điện.
    4 likes
  3. Di sản mà biết nói năng... "Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân". Đây là một lỗi tư duy rất cơ bản. Nếu nói như vậy thì bất cứ di sản nào của thời trước cũng cần phải xóa bỏ và bất cứ triều đại nào khoác áo phong kiến cũng đều "mục nát trong tâm thức người dân"? Mấy năm nay báo chí đã "um sùm" về việc nên hay không nên phá một phần rừng Cát Tiên làm thủy điện. Gần đây lại có thêm ý kiến về việc phá Đàn Xã Tắc để làm cầu vượt. Những di sản có tuổi thọ nghìn năm, trăm năm bỗng dưng mong manh và dễ biến mất vô cùng cho một lý do chung là phát triển kinh tế xã hội... Giá trị nghìn năm bị hạ thấp Người viết lấy làm thắc mắc tại sao nhiều cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có vẻ nôn nóng muốn đẩy nhanh tiến độ làm thủy điện giữa rừng Quốc gia Cát Tiên đến vậy? Báo Người Lao Động đã dùng từ "hối thúc" để nói về Bộ này. Và sự hối thúc ấy nhằm để làm gì nếu không phải tạo điều kiện cho chủ đầu tư thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được phép thi công trong vườn Quốc gia Cát Tiên- nơi đang được xét duyệt làm di sản thiên nhiên thế giới, nơi đang là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đồng thời cũng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Để có một khu rừng nguyên sinh phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nhưng để mất nó, đôi khi chỉ cần một... chữ ký. Nếu cho phép thủy điện "ăn" rừng thì đồng nghĩa với việc Việt Nam không tôn trọng công ước quốc tế, vi phạm luật bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ di tích,.v.v.. Và nhiều cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng hai dự án thủy điện nằm trong khu vực rừng nghèo. Hai nhà báo Xuân Hoàng, Thu Sương của báo Người Lao Động đã trả lời thế này: ...Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, trong Thông tư 34 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, cũng do chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2009, khái niệm rừng giàu, rừng nghèo được tạm tính theo trữ lượng và dành cho cả loại rừng gỗ và rừng tre nứa, lồ ô; không có quy định nào xếp lồ ô, tre nứa vào dạng rừng nghèo. Trong bài viết Một sự thật cho bộ trưởng Cao Đức Phát, người viết bài có trích dẫn lại câu nói của Bộ trưởng mà Thời báo kinh tế Việt Nam đã ghi lại khi ông đến làm việc tại vườn Quốc gia Yok Đôn: "Tôi đến đây không phải để tham quan, không muốn nghe những điều tốt đẹp mà muốn nghe sự thật!" Vậy thì việc hạ thấp giá trị của một di sản giá trị nghìn năm, bỏ qua lời can ngăn của giới khoa học lẫn vô số ý kiến người dân, bỏ qua sự phản đối của các tỉnh hạ nguồn, bỏ qua uy tín Việt Nam với quốc tế thì nên gọi bằng gì đây? Liệu cách làm ấy có phải là góp phần "giúp" con cháu chúng ta nhận đại bác từ tương lai? Và tôi cho rằng đó là những báo cáo tốt đẹp từ những chuyến tham quan hơn là sự thật! Xưa có câu: Thần thiêng nhờ bộ hạ. Còn nay, uy tín của một Bộ trưởng, uy tín của Chính phủ sẽ đi về đâu nếu có sự tư vấn của những cộng sự với cách làm như trên? Những cánh rừng sẽ không nghèo nếu ai cũng giàu liêm sỉ, giàu kiến thức! Gần đây có thêm ý kiến về việc phá Đàn Xã Tắc để làm cầu vượt Kinh tế xã hội từ nhận thức Vừa qua, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội trong một văn bản cho rằng "xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trongtâm thức người dân". Đây là một lỗi tư duy rất cơ bản. Nếu nói như vậy thì bất cứ di sản nào của thời trước cũng cần phải xóa bỏ và bất cứ triều đại nào khoác áo phong kiến cũng đều "mục nát trong tâm thức người dân"? Thế giới sẽ mất vạn lý trường thành, kim tự tháp hay bất cứ thứ gì của các triều đại trước đó nếu ai cũng nghĩ như ông Liên! Bất kỳ triều đại nào cũng có lúc hưng, khi mạt nên việc phủ nhận sạch trơn các giá trị như vậy là một cách ứng xử thiếu công bằng, vô văn hóa đối với các di sản. Những thanh kiếm samurai, các ngôi chùa, cây cầu cổ được Nhật Bản giữ gìn hết sức cẩn thận (xin hãy xem lại trên kênh Discovery) dù rằng họ dạy con cháu rằng đất nước Nhật Bản ít tài nguyên, nghèo kinh tế, thiên nhiên kém ưu đãi... Sự tôn trọng quá khứ để cố gắng cho tương lai đã tạo nên một Nhật Bản giàu mạnh chứ không phải bằng cách đánh đổi, không phải "vướng là phá, cản là đập" như một tờ báo đã nói về ông Bùi Danh Liên. Bất kỳ triều đại nào cũng có lúc hưng, khi mạt nên việc phủ nhận sạch trơn các giá trị như vậy là một cách ứng xử thiếu công bằng, vô văn hóa đối với các di sản. Tại tỉnh Đồng Nai, đã có một nhà thầu trình dự án lấp một đoạn sông Đồng Nai để xây đường, xây chung cư, xây khu thương mại, xây công viên. Dự án rất đẹp, rất hoành tráng nhưng những người làm dự án cũng quên mất là văn hóa sông nước đã để lại bên bờ sông biết bao nhiêu là di sản. Và những ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi miếu, bến nước hướng ra mặt sông sẽ lùi vào dĩ vãng như nhiều ngôi chùa, ngôi miếu khác đang bị nhét trong mớ chen chúc hỗn độn của thứ kiến trúc "chồm hổm" ở xung quanh hồ Tây, Hà Nội. Đồng Nai có may mắn... tạm thời (chỉ là tạm thời thôi nhé!) là dự án lấp sông ấy phải dừng lại vì khủng hoảng kinh tế... Còn Hà Nội? Có lẽ Đàn Xã Tắc hay vô số các di sản của kinh kỳ, của xứ Đoài (Hà Tây trước đây) sẽ tiếp tục bị xâm hại bằng một lý do giàu tính định hướng khá chung chung- phát triển xã hội. Khi nhận thức về phát triển xã hội chỉ mới ở bề nổi, ở con số thì người viết đồ rằng đó là một lối phát triển thiếu bền vững. "Bia tưởng niệm" thời công nghệ Những phát ngôn, hành động của ngày xưa vẫn còn lưu truyền đến hôm nay dù một hôn quân có thể chém đầu nhiều quan chép sử. Những phát ngôn, hành động của hôm nay có thể còn lưu truyền đến mai sau dù người nói bậy, làm bậy có thể cụ thể hóa bằng một văn bản hành chính nào đó. Nhưng trong thời đại mà thế giới ngày càng "phẳng" đi và một cụm từ tìm kiếm kèm thú cú nhấp chuột là những người đương thời hay hậu thế đều có thể tìm ra sự thật và đánh giá. Tôi gọi đó là bia "tưởng niệm" (thứ thưởng niệm bắt buộc phải năm trong ngoặc kép) thời công nghệ! Nhà thơ Nga Evtuchenko đã viết trong bài Giới hạn: "Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời/ Mỗi số phận chứa một phần lịch sử/ Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ/ Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu? Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ/ Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình/ Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy/ Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh!" Vậy thì số phận của cánh rừng nguyên sinh Cát Tiên, Đàn Xã Tắc hay bất kỳ di sản nào đó liệu đang lặng thinh trước những ý định, hành động xâm hại mình sẽ ra sao nếu tình trạng đáng buồn ấy cứ diễn ra. May mà di sản không biết nói, nếu không thì.... Nhất Ngôn ====================== Cái chế độ phong kiến thối nát ấy để lại truyền thống yêu nước cho toàn thể dân tộc Việt, để lại tôn ti trật tự gia đình để ông ta gọi bố ông ấy bằng bố chứ không phải bằng thằng. Tất nhiên còn nhiều thứ khác nữa. Không biết trong nhà ông này có di sản của chế độ phong kiến thối nát không nhỉ? Thí dụ như ban thờ!
    3 likes
  4. Đúng là tháng 1 - cung nô. Tháng 2 âm có cơ hội kiếm tiền nhất đã qua rồi Tháng 6 thnáng 7 Al là xấu nhất. Tháng 10 AL có cơ hội kiếm tiền nếu không kiếm được nữa là hết cơ hội kiếm tiền trong năm nay. Năm nay có nhiều cơ hội để gặp người yêu,
    1 like
  5. Vấn đề còn là cái vấn đề chính Hoàng triều Kim cũng phải biết điều. Nếu cà chớn quá thì vì tính chính danh vẫn bắt buộc phải "Bụp". Bởi vậy, cả hai bên đều xác quyết sẽ uýnh phủ đầu! Người Mỹ không thể thay mặt Nam Hàn để thương lượng với Bắc Triều Tiên được. Vì tính chính danh của Nam Hàn là một quốc gia độc lập về chính trị. Bởi vậy hai chủ thể Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc phải là hai đối tác đàm phán chính quyết định số phân của người dân Cao Ly. Các quốc gia khác đồng hạng hai hào ghế hạng bét và Liên hiếp quốc chỉ đứng ra bảo trợ. Một hiệp ước có hiệu lực quốc tế về Cao Ly phải được ký kết và mang tính trọn gói cho cả diễn biến thống nhất hai miền và những nét căn bản của hiến pháp sau này - bảo đảm cho những người theo Hoàng tộc Kim - và Nam Hàn đều là công dân được pháp luật bảo vệ không truy xét quá khứ trong một quốc gia thống nhất.Nếu không làm được như vậy thì sau này thì không đạt được mục đích hòa bình trên bán đảo Cao Ly. Mọi chuyện sẽ chắp vá và lãng nhách. Thiên nhiên còn nhiều bí ẩn: Iraq thì tấn công vào ngày Tam nương - 18. 2 Việt lịch . Lúc ấy Lão Gàn đã khuyên không nên lựa chọn ngày này để đánh Irag, mà lùi lại một ngày (Sở dĩ ngày này được biết trước, do giới Lý học dự báo cả tháng. Thiên Cơ phán). Afganixtan cũng vậy! Đáng nhẽ các chính đảng lưu vong họp đại hội vào ngày 12. Thế nào lại lùi vào ngày 13 Việt lịch ở Đức trước khi kéo về tiếp quản đất nước. Hiện trạng cũng lãng nhách luôn. Thế giới này không đơn giản như người ta nghĩ. Trung Quốc không dám chủ động tấn công Đài Loan đâu. Nó cũng không khác gì bùng nổ chiến tranh với Hoa Kỳ cả. "Quá thời hạn hiệu lực" - Tính từ ngày Tận Thế 21. 12. 2012 Tấy Lịch đến 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch. Đỉnh là ngày "Ông Công, Ông Táo lên trời". "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra. Vấn đề còn lại chỉ là dưới hình thức nào mà thôi. Nếu may mắn thì là những thủ thuật chính trị và kinh tế. Nếu không may mắn thì là chiến tranh. Tất nhiên chưa phải ngay năm nay. Nếu chiến tranh lớn kết thúc canh bạc sẽ không xảy ra ở biển Đông. Nhưng cơ hội để kết thúc canh bạc không bằng chiến tranh vẫn còn. Người Trung Quốc đã sai lầm rất lớn! Ngạn ngữ cổ Việt có câu "Khôn sống, dai mái" - dịch ra ngôn ngữ hiện đại "Mày ngu thì cho mày chết!". "Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Chém gió với Lão Say vài dòng.
    1 like
  6. theo Lão say Kim thực chất không có ý đồ chiến tranh vì nếu CTr Kim đương nhiên đại bại bởi không chỉ với Mỹ Hàn mà còn có cả Nhật. Sự thực là Kim muốn đàm phán nhiều hơn nhưng nếu nhún nhường mà đàm phán Kim sợ rơi vào cảnh của Gadaffi hoặc giả là anh Hai sẽ ngồi lên đầu Kim mà đàm phán nên Kim muốn thể hiện mình và mong muốn Mỹ, Hàn , Nhật ngồi đàm phán trực tiếp với mình trên cơ sở ngang cơ. Đối với Mỹ và hàn cũng ngại là Cao Ly chó cùng cắn dậu thì cũng bất lợi, Kim cũng sợ nếu làm quá thì chế độ của Kim cũng đổ. Người mong muốn giải quyết nhanh chóng không phải là Mỹ, Hàn mà là Cao Ly bởi vì nếu Mỹ Hàn cứ kéo dài thì nguy cơ tan rã từ nội bộ của nhà Kim là càng nhanh đến. Nói như anh Trương Phi "Đánh không đánh lui không lui là cớ làm sao??".Người đáng lo hơn vẫn là Tung Của thực tế thì thế trận bao vây đã được triển khai, từ Hoa đông đến Biển đông các tử huyệt đều đã được Mỹ đưa các chủ lực chặn cả. Riêng có đường hẻm Hoa dung (cảng Cam Ranh)chưa có ai chốt chặn, đây là nơi mà Tung Của lo nhất từ trước tới nay, Nếu hẻm này mất kiểm soát thì toàn bộ Tây Thái Bình dương kể như nằm trong tay liên quân Ngô, Thục . Vì vậy tạm thời chưa có nguy cơ Ctr ở biển đông với VN. Nhưng đảo Đài loan thì hãy coi chừng chiến thuật vết dầu loang vẫn là trọng điểm của anh Tung muốn áp sat sườn anh Nhật buộc phải chỉ đạo được anh Đài mà chuyện hợp tác thì chú Cửu mới từ chối hợp tác. May cho chú Cửu là đã sớm nhận ra và đã có cuộc tập trận chống chiếm đảo. Chiến tranh luôn là bất ngờ 11 tàu hải giám kia nếu được trang bị vũ khí ngầm giả qua Senkacu bất ngờ tập kích anh Đài đông công tây kích thì anh Đài chỉ còn nước cắp rổ chạy rơi bỉm. Tiếc rằng giờ phút này anh Đài vẫn chưa có động thái gì chống tiếp cận hay gặp gỡ đồng minh chỉ sợ đến lúc khói lửa nổ ra thì đồng Minh cũng đành khoanh tay đứng nhìn. Ô hô ai tai!
    1 like
  7. ko có tuyệt mạng nổi đâu a bạn, cứ coi kỹ phần bác bá kiến noi là hiểu ngay,
    1 like
  8. Ồ, vậy à, sáng mới ngủ dậy mắt còn dình ghèn nên thấy không rỏ, nhưng mà nam thì cũng không khác gì lắm cũng bệnh đau ốm nặng ,có tang hay bị mất chức mất việc thì may hơn là bị người hại vào hotel đếm lịch.
    1 like
  9. 1 like
  10. Năm nay vẫn chưa thấy gì khởi sắc cả; tình cảm ê chề bị lừa lọc ,tiền bạc hao hụt thiếu kém , sức khỏe yếu hay đau bệnh về khí huyết phụ nữ .
    1 like