• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/04/2013 in Bài viết

  1. Đọc chuyện của Caibang, khiến lão Gàn tôi cười ruồi cho cái sự đời. Nếu không vì Việt sử 5000 năm văn hiến thì Thiên Sứ tôi chắc chẳng có cơ hội nào hầu chuyện mấy vị - những người nói mà chẳng hiểu mình đang nói cái gì - mệt mỏi quá!Đại để; Muốn chứng minh "khoa học" thi phải có "cơ sở khoa học"; điều cần thiết là nó phải được "khoa học chứng minh" và phải được "khoa học công nhận". Thôi đành chờ đến khi cộng đồng khoa học thế giới và Châu Âu xác định "Không có Hạt của Chúa" - tất yếu sẽ phải là như vậy - Cộng đồng khoa học thế giới thực sự , chứ không phải đám giẻ rách - Lúc đó Thiên Sứ tôi sẽ chỉ ra giá trị đích thực của khoa học. Giấy mời hạn chế vì số lượng có hạn.
    3 likes
  2. LTS: Thưa chú, caibang viết bài này không có ý gì khác. Chỉ mong các cô, chú và ACE trên diễn đàn giảm xì trét thôi. TAI NẠN CỦA THIÊN SỨ THỨ SÁU NGÀY 13 Trong buổi offline thứ 6 ngày 13: Thầy Thiên Sứ (TTS): .... Các con thấy đó "một cái vỗ cánh của con bướm ở rừng Amazon có thể gây bão ở TBD". Vậy trong vấn đề ta đã đặt ra, các con thấy thế nào? CB con nói thử xem. CB (học viên mới ken): Thưa thầy, nhưng vấn đề tiên quyết vẫn là "phải công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến bên bờ nam Dương Tử " ạ! TTS (gật gù): À, vấn đề này thì khác, nhưng con có thể nói rõ hơn xem? CB: Thưa thầy, đó là con nói có "cơ sở khoa học" ạ! TTS: Ừ, vậy do đâu mà con nói có "cơ sở khoa học"? CB: Dạ, là do "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng dồng khoa học thế giới" công nhận ạ! TTS (bực mình): Nhưng vì sao mà "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng dồng khoa học thế giới" công nhận thì là khoa học? CB: Dạ, vì những người đó "có chỉ số Bo cao " ạ! TTS (nghiến răng): Thế có khác nào đám "ve chai lông vịt" sao lại gọi là "cơ sở khoa học"? Vậy, từ đầu giờ đến giờ con có hiểu thầy nói gì không? CB: Dạ hiểu ạ! "Bà bán ve chai thì không cần Bổ đề toán học của GS Ngô Bảo Châu" ạ! TTS: (Bật ngữa) Hết offline
    2 likes
  3. - Cho ly cà phê đen không đường đi! - ?........... - Sao chẳng có ai trả lời thế nhỉ? Chủ quán đi đâu rồi? Hic! Quán này âm thịnh, dương suy. Phải chi bắt thêm mấy ngọn đèn rồi dùng gương phản chiếu may ra có khách.
    1 like
  4. Nguồn : Thanh Niên ================= Không thấy câu nào nói đến - ít ra - hơn 4000 năm văn hiến hay 5000 năm văn hiến Việt. Chẳng lẽ chỉ có tinh thần chống ngoại xâm không thôi mà không có một nhà nước hùng mạnh và văn hiến rực rỡ? Cái "cơ sở khoa học" nó thể hiện ở y phục của những người đang rước cờ trong lễ hội kìa!
    1 like
  5. ==================Thì ra cha nội này zdìa hưu rồi. Vậy mà lão Gàn cứ tưởng đang đương chức chứ! Thật mất thời giờ với lão này quá! Còn cái khoản võ mồm của Trung Quốc nói chung thì lão Gàn thưởng thức từ cách đây trên 50 năm về trước.
    1 like
  6. Cuộc sống gia đình cháu không đến mức độ chắp nối nhưng về tình cảm thì hay có biến động, đôi khi là không bằng lòng với nhau hay cãi vã, nõi chung là khắc . Về hạn thì ngoài 40 tuổi cần cẩn thận cụ thể là các năm 43,45,56 tuổi. Năm nay cẩn thận về công việc hoạc học hành có phần sa sút dễ bị lừa , hoặc mất trộm cắp tài sản. thế nhé ! chúc bình an
    1 like
  7. Nhà giáo Phạm Toàn: 'Muốn cải cách giáo dục thì phải làm như bộ sách này'! Thứ hai 22/04/2013 14:03 (GDVN) - "Chúng tôi coi như bộ sách này làm một mẫu, muốn cải cách thì phải làm như thế, muốn hiện đại thì cả thầy và trò cùng phải làm việc và học như thế. Lúc nào chấp nhận thì chấp nhận, lúc nào chưa chấp nhận thì chúng tôi kiên nhẫn chờ". Viết sách cho xã hội duyệt Nằm trong khuôn khổ ngày hội Sách và Văn hóa đọc, nhóm Cánh Buồm (nghiên cứu và biên soạn SGK Tiểu học theo phương pháp mới) đã tặng sách miễn phí 5.000 cuốn sách dành cho những độc giả đã đăng kí trên mạng. Song song với hoạt động đó, những thành viên của nhóm Cánh Buồm đã tổ chức giao lưu cùng độc giả để minh họa thế nào là khao khát tưởng tượng. Điểm nhấn trên sân khấu của nhóm Cánh Buồm là lời trích dẫn lời của A.Einstein nhằm truyền cảm hứng thực hành cho trẻ em: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức". Nhà giáo Phạm Toàn, người sáng lập và lãnh đạo nhóm Cánh Buồm năm nay đã 82 tuổi. Ông bận bịu với những triển khai hoạt động nhóm Cánh Buồm, ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học để làm sao nền giáo dục phải đào tạo ra được những con người có tư duy độc lập, sống độc lập. Tại ngày hội Sách và Văn hóa đọc, nhà giáo Phạm Toàn cũng đã có những chia sẻ đầy tâm huyết. Ông nêu: "Cánh Buồm là nhóm thiện nguyện viết sách giáo dục tiểu học với mục tiêu tạo dựng một nền giáo dục hiện đại vì trẻ em và cho trẻ em. Cho đến hết năm 2012, Cánh Buồm đã hoàn thành 15 cuốn sách từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: Sách Văn từ lớp 1 đến lớp 5, sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Lối Sống lớp 1, 2, 3, sách Tiếng Anh lớp 1, 2". Nhà giáo Phạm Toàn: Sách hiện tại mới chỉ đạt được thang điểm 5,5 điểm của tôi, nhóm sẵn sàng nghe mọi ý kiến chê và sẵn sàng để viết lại để mỗi ngày một hay hơn. (Ảnh: Quyên Quyên) Chủ trương viết sách của nhóm Cánh Buồm là viết cho xã hội duyệt, hi vọng được nghe nhiều ý kiến phản biện của chuyên gia và phụ huynh, dù được đón nhận hay không cũng đều tốt. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Sách hiện tại mới chỉ đạt được thang điểm 5,5 điểm của tôi, nhóm sẵn sàng nghe mọi ý kiến chê và sẵn sàng để viết lại để mỗi ngày một hay hơn. Hai năm nữa sách sẽ được hoàn thiện hơn, tôi mong lúc đó sẽ được 8 điểm. Nhưng đường lối của bản trước sau cuả nhóm là một, đó là đường lối hiện đại". Viết sách là một công việc không hề đơn giản, hơn nữa đây lại là viết sách cho giáo dục. Khi được hỏi, nguyên nhân vì sao nhóm Cánh Buồm lại biên soạn bộ sách này, nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Hiện nay nước ta cần phải đổi mới giáo dục, đã có rất nhiều ý kiến về cải cách khác nhau. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải thực hiện một nền giáo dục hiện đại. Hiện đại không phải là trốn ra nước ngoài để học, hiện đại không phải là rời xa khỏi tổ quốc ta, hiện đại là làm cho nước nhà trở nên hùng mạnh. Muốn như thế thì phải thay đổi cách nghĩ, cách học. Cách học của chúng tôi là học sinh tự làm ra kiến thức. Thầy giáo không cần phải giảng mà giáo viên tổ chức việc học của trẻ em. Cần phải làm thế nào để mỗi ngày đi học của trẻ cần phải là một ngày hạnh phúc của các em". Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Huyên là PGS.TS Nguyễn Bích Hà (con gái cố GS-TS Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên) đã sử dụng bộ sách của nhóm Cánh buồm từ những phút đầu tiên, áp dụng dạy và học vào các buổi chiều, gọi là "chương trình nâng cao kiến thức". Cô Bích Hà đã từng chia sẻ: “Nhóm Cánh Buồm và chúng tôi gặp nhau nhiều điểm trong tư duy và phương pháp. Chúng tôi cùng chung mối quan ngại về chất lượng dạy học nói chung. Đặc biệt, chúng tôi cùng tin tưởng vào cái mới và phản biện xã hội”. "Chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa" Trong nền giáo dục hiện tại của nước nhà, học sinh các cấp đều sử dụng bộ SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chương trình học. Vậy mục đích của bộ sách của Nhóm Cánh buồm là gì? Tại sao nhóm Cánh Buồm lại không làm thành đề án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để bộ sách của nhóm có thể mở rộng trong việc dạy và học trong nhà trường? Đây là những thắc mắc của đông đảo độc giả gửi nhà giáo Phạm Toàn. Nhà giáo Phạm Toàn thẳng thắn: "Bộ sách của chúng tôi là sáng kiến của những người biết lo cho giáo dục. Tại sao chúng tôi lại không làm một đề án gửi Bộ Giáo dục và đào tạo để có các hướng làm vì làm thế lâu lắm, chúng tôi không còn kiên nhẫn nữa. Tôi năm nay đã bước sang tuổi 82, tôi đã làm việc lâu năm trong ngành giáo dục và đã hiểu hệ thống giáo dục chậm chạp như thế nào. Vì vậy tôi đã mời các bạn trẻ dưới 30 tuổi cùng với tôi làm việc, đưa ra một bộ sách. Chúng tôi coi như bộ sách này làm một mẫu, muốn cải cách thì phải làm như thế, muốn hiện đại thì cả thầy và trò cùng phải làm việc và học như thế. Lúc nào chấp nhận thì chấp nhận, lúc nào chưa chấp nhận thì chúng tôi kiên nhẫn chờ". Nhà giáo Phạm Toàn ký sách tặng độc giả. (Ảnh: Quyên Quyên) Nhà giáo Phạm Toàn cho biết: "Chúng tôi có 10 thành viên thì tất cả đều có một công việc nhất định, người đi dạy, người đi làm công ty… Chúng tôi dành mỗi ngày một thời gian nhất định để làm công việc soạn sách, với điều kiện là phải chấp nhận đường lối hiện đại hóa giáo dục, chấp nhận cách soạn sách dạy học như thế". "Tất cả các bạn làm cùng tôi đều là những người hăng hái. Tôi cũng chỉ chấp nhận những người hăng hái mà thôi. Tất cả những ai cùng hăng hái cùng tham gia, cùng làm tôi cũng hoan nghênh", nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh. Hiện đang ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhà giáo Phạm Toàn trăn trở: "Tôi vừa làm sách vừa huấn luyện cho các bạn trẻ. Để nếu tôi có mất đi thì cũng có những người thay thế. Gần đến độ U90 rồi, tôi còn được trời đất cho sống ngày nào thì tốt này đó". Ảnh chụp bộ sách của nhóm Cánh Buồm, NXB Tri thức. (Ảnh: Quyên Quyên) Quyên Quyên ============== Anbe Einstein nói đấy! Vỗ tay đi chứ!
    1 like
  8. Tuổi bố bị la hầu, kim lâu thê và thái tuế chiếu, còn tuổi của em nữa xấu nữa tốt, năm 2015 tuy được tuổi nhưng hướng nhà bị phi tinh xấu, thế thì cũng 50/50 mà thôi, nên có độ số chính xác chứ không chung chung như vậy(nam - đông nam), nên chọn hai tuổi 1987 và 1969 là tốt hơn các tuổi kia.
    1 like
  9. Thank Huynh ạ! Có bài này TG thấy hay và thi thoảng ru con TG có hát cho con nó nghe, đến giờ bảo nó đọc thì nó thuộc chứ hiểu thì chưa hiểu gì - vì nó mới hơn 2 tuổi tí. " Trò đi học để yêu ai Thưa tôi đi học yêu người gần xa Gần là yêu mẹ yêu cha Trước thì anh chị sau ra láng giềng Sau rồi tới kẻ lân bang Tôi yêu yêu yêu hết kẻ sang người hèn Bao nhiêu kẻ lạ cùng quen Cùng nhau có mặt ở trên hoàn cầu Tôi yêu yêu chẳng xiết đâu Thưa tôi đi học chỉ cầu thế thôi " ==============
    1 like
  10. Ối giời ơi! Chết mất!. Phèng! Phèng! Phèng! Dấn thân kìa quí vị! Nhưng dấn vào đâu mới được chứ!
    1 like
  11. Thạp đồng Đông Sơn của huyện lệnh Long Xoang (Xuyên) Triệu Đà [10/26/2008] Có thể phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn của Triệu Đà (with english abstract) Nguyễn Việt Chúng tôi đã theo đuổi chiếc thạp đẹp này từ gần chục năm nay. Người sưu tầm được chúng là bà Phạm Lan Hương, một nhà sưu tầm Việt kiều Pháp. Hiện tại chiếc thạp thuộc về Bảo tàng Barbier-Mueller (Geneva - Thuỵ Sĩ). Tôi được bà Mattet, Giám đốc Bảo tàng này mời sang thăm Bảo tàng năm 2001 và hân hạnh được ông Jean-Paul Barbier-Mueller, một nhà nhân học đồng thời là chủ nhân Bảo tàng trực tiếp giới thiệu sưu tập thạp đồng quý giá của ông. Xin mở ngoặc để giới thiệu, chính ông cũng là người đã sưu tầm chiếc trống Đông Sơn vào loại lớn nhất (đường kính mặt 158 cm) tại Indonesia và khi Bảo tàng Nhân học ở Quai Brandy (Paris) thành lập, ông đã tặng nó cho Bảo tàng này, và hiện nó được trưng bầy ở vị trí trang trọng nhất mở đầu cho phần trưng bày về Đông Nam Á. Chiếc thạp tôi muốn nói tới mang ký hiệu BMM-2505-29, cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đạy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bạc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám. Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng. Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình. Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà. Tôi đã từng công bố và dịch những dòng chữ này[1], tuy nhiên chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“. 龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升 Dưới đây tôi trình bày một số cơ sở làm chỗ dựa cho việc dự đoán mối quan hệ giữa chiếc thạp này với Triệu Đà. -Thứ nhất là sự gần gũi giữa chiếc thạp này với chiếc thạp trong mộ Việt vương Văn đế Triệu Muội ở Quảng Châu. Triệu Muội là cháu ruột Triệu Đà, lên ngôi khi Triệu Đà mất năm 138 tr.Cn. Triệu Muội mất vào năm 122 tr.Cn. Vì lý do nào đó, hai tai quai hình chữ U lộn ngược của thạp Triệu Muội bị cắt cụt một nửa đều nhau[2]. Về kích thước, trang trí và cấu trúc có thể thấy hai thạp này như hai anh em sinh đôi (cao 42cm và 41 cm). Sự giống nhau ở cả những chi tiết cấu trúc các vành hoa văn và nhất là ở nội dung và kiểu thể hiện băng thuyền người ở giữa thân thạp. Khác biệt chỉ là tiểu tiết. Sự giống nhau này cho phép nghĩ rằng chúng được làm ra từ hai khuôn đúc khác nhau nhưng cùng một lúc trong cùng một xưởng bởi cùng một người thợ cả. -Thứ hai, chữ Long Xoang trên thạp BMM-2505-29có thể là cách ghi âm của huyện Long Xuyên, nơi Triệu Đà làm huyện lệnh trước khi thay Nhâm Ngao làm Hiệu Uý quản Nam Hải rồi lập nước Nam Việt. Nhiều khả năng chiếc thạp này (cũng như thạp Triệu Muội) được đúc trong những năm đầu khi Triệu Đà mới cùng quân Tần xuống cai quản vùng huyện Long Xuyên quận Nam Hải (trong khoảng từ 214 tr.Cn, khi nhà Tần bình xong Dương Việt đến 209 tr.Cn, khi Triệu Đà rời Long Xuyên về Phiên Ngung thay Nhâm Ngao). Khoảng thời gian này Triệu Đà là người Hoa Hạ vừa mới xuống vùng Bách Việt nên mới có dòng chữ :“Danh Viết Quả“ ( 名 曰 果 ). – Tên (thạp) gọi là Quả nhằm ghi tiếng địa phương dùng để gọi chiếc thạp.Chiếc thạp trong mộ Triệu Muội có thể là do Triệu Đà ban tặng. -Đơn vị đo lường thạch, thăng, đấu ... trên thạp BMM 2505-29 hoàn toàn giống đơn vị đo lường Nam Việt thể hiện trên minh văn trong mộ La Bạc Loan[3] và mộ Nam Việt Vương Triệu Muội. -Chủ nhân chiếc thạp BMM 2505-29 phải là người rất giàu có. Chiếc thạp này có dòng ghi số hiệu :“Đệ vị ngũ thập nhị“( 第 未 五 十 二 ), tức là đồ vật đứng thứ 52. Cách ghi này tương tự cách thống kê đồ vật tuỳ táng trong mộ một huyện lệnh người Hán khác đương thời ở Quý Huyện – La Bạc Loan và mộ Nam Việt Văn Đế Triệu Muội. -Triệu Đà và quan lại người Hán ở nước Nam Việt chịu rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt. Bản thân ông lấy vợ người Việt (hiện có đền thờ phu nhân người Việt của Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình). Các con, cháu, chắt của ông cũng đa phần lấy vợ người Việt. Trống đồng, thạp đồng là những báu vật Đông Sơn được chôn theo trong mộ vua quan nước Nam Việt. Có một vấn đề đặt ra là nơi phát hiện chiếc thạp này. Theo bà Phạm Lan Hương, chiếc thạp được bà sưu tầm có nguồn gốc Thanh Hoá. Ở Thanh Hoá hiện mới có một chiếc thạp cùng cỡ và cũng có hoa văn thuyền người phát hiện được ở Xuân Lập. Chúng ta chưa rõ Triệu Đà khi mất chôn ở đâu. Hiện tại mới biết hai nơi thờ vị hoàng đế Nam Việt đầu tiên này trên đất nước ta : Long Hưng Điện (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) và Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình). Khu vực phát hiện những chiếc thạp lớn có trang trí đẹp cùng thời hai chiếc thạp kể trên là vùng trung lưu Hồng Hà, từ Việt Trì đến Lào Cai (Vạn Thắng, Đào Thịnh, Hợp Minh, Lào Cai). Chúng tôi ngờ rằng chiếc thạp BMM 2505-29 có thể khai quật được ở vùng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... là nơi nằm trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà thu phục được Âu Lạc, sau một hồi lưu lạc đã đến tay những người sưu tầm cổ vật xứ Thanh rồi từ đó đến tay nhà sưu tâm Việt kiều họ Phạm. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã sau khi thuộc Nam Việt do ở xa đã được Triệu Đà giao cho hai viên quan đại sứ cai quản. Hai viên quan này đã đầu hàng nộp hộ khẩu hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân cho Phục Ba đại tướng quân nhà Tây Hán Lộ Bác Đức vào năm 111 tr.Cn, khi nhà Tây Hán thôn tính Nam Việt (Hậu Hán thư). Vì vậy ít có khả năng mộ Triệu Đà chôn cất ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Phối hợp với những người sưu tầm cổ vật chúng ta có hy vọng lần tìm ra nơi đã phát hiện ra chiếc thạp này, từ đó lần tìm mối liên hệ với chủ nhân của nó mà như đã trình bày ở trên có nhiều khả năng là của Triệu Đà. Hình minh hoạ : 1- Thạp đồng BMM 2505 – 29 và chi tiết trang chí 2- Thạp đồng B59 trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội (Hồ) và chi tiết trang trí 3- Những chữ khắc trên thạp đồng BMM 2505-29<br clear="all"> English Abstract This bronze situlae belongs to the Barbier-Mueller Museum in Geneva (Swissland) and cares registered number BMM 2505-29. It’s seemly the twin sister of one, which was discovered from Nanyue King Zhao Mei in Kwangzhou under registed number B59. As reported, the bronze situlae of Nanyue King B59 is ca 40cm high. The Geneva situlae BMM 2505-29 is one centimeter higher (ca 41 cm). Both have so similar decorative bande on the body part that they muss be made by same metallurgic master. The dicided evidence to hypothese that the situlae BMM 2505-29 might belong to Zhao Dou is 22 chinese letters carved on the margin of situlae’s rim. These letter are carved directly on the outside of situlae wall after complet casting. They look like as ones carved on many Nanyue bronze objects, which man found in Lobouwan and Nanyue King’s tombes. That mean the letter aren’t in quatrangle but much longer uniform. The carving isn’t professional. Because that occures many dictional erros. However, the formula of letter containe is same as comtemporary carved bronze containing objects. Thank such formula, the bad carved or loss letters could be identified. The translation and explaination of these letter are published by the author in vietnamese journal Khao Co Hoc (Archaeology), vol. 5-2007. They could be read as following : “ 龍 xoang / 重 六 (衡) / 名 曰 果 / 第 未 五 十 二 / 容 一 廿 一 斗 七 升 半 升“ The second letter could be read XOANG. It might be change for XUYEN of Long Xuyen, district name, where Zhao Dou reigned in first years after Chin’s conqueration in Nan Hai (214 – 208 BC). The owner of this sitular muss be very rich man. The sitular stand in the rang “wei” of 52th nummeration ( 第 未 五 十 二 ). The owner might be foreigner of Yue tribes. It is evidenced by carved letters :” the situlae is called as Quo” ( 名 曰 果 ). Every weights and measures of this situlae are similar to Nanyue collected from inscriftions of Lobouwan and Nanyue King funeral objects. The situlae BMM 2505-29 is collected in non-archaeological context from Vietnam. It’s studied and laboratorialy analysed very details. I believe that it related to Nanyue first King Zhao Dou, who had a clear trend basing on Yue tribes again to Han. He maried Yue ladies, sent his son (Thuy) to marie with Au Lac King’s prinsess (My Chau). The last generations of Nanyue Kings maried also with Yue ladies. The King Zhao Mei and the Nanyue mandarin of Lobouwan brough Dongsonian bronze drums and situlaes with to underworld. The situlae B59 might be the gift, which Zhao Dou sent to his grand-son Zhao Mei. Acknowledge Dr. Jean-Paul Barbier, the owner and Dr. Mattet, the director of the Barbier-Mueller Museum in Geneva let me to visit and to study this situlae. They help me to publish my paper about Dongsonian situlae in their Museum Journal "Art&Culture". Hereby I would thank deeply them. [1] Nguyễn Việt, 2006, The Dongsonian Situlas, trong Arts and Cultures, Geneva . Nguyễn Việt, 2007, Minh văn trên đồ đồng Đông Sơn, trong Khảo cổ học, 5-2007. [2] Tây Hán Nam Việt Vương mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1991. [3] Quảng Tây Quý Huyện La Bạc Loan Tây Hán Mộ, NXB Văn Vật, Bắc Kinh, 1984 Các vấn đề nảy sinh: 1. An Dương Vương là bộ chủ bộ Vân Nam: đã làm thay đổi toàn bộ cục diện lịch sử từ trước tới nay đã viết trong sách lịch sử, bao gồm cả nội dung Sử ký của Tư Mã Thiên có liên quan. 2. Khảo cổ khu Thạch Trại Sơn ở Điền Vân Nam với các loại trống đồng biến thể dẫn tới những hệ quả liên quan đến Lạc Việt trong Văn Lang, được xem xét với trung tâm trống đồng muộn ở Quảng Tây và các di chỉ ở các nước khác trong cùng thời kỳ tr.CN. 3. Kiểm soát thời gian lịch sử của nhà Triệu, hoàn toàn hợp lý: Triệu Đà đã tới Lạc Việt trước khi Tần tấn công. Sau thất bại, Tần phá hủy kinh đô Lạc Việt tại Hà Nội trước khi rút lui. Triệu Đà cát cứ Nam Hải, thông nhất Quế Lâm, Tượng thành Nam Việt. Sau đó tấn công Trương Sa và tạo thế độc lập với Hán: thời gian để Nam Việt đủ thực lực >15 năm, đây chính là lý do Nam Việt tấn công Âu Lạc sau này, An Dương Vương thấy Nam Việt chống Hán nên mới thông hiếu là vậy. 4. Cổ vật trong lăng mộ Triệu Văn Đế đã làm "tan nát" các cuốn sách viết về văn hóa Việt của các tác giả nổi tiếng có não trạng ... Tàu. Soi sáng một thời lịch sử trầm tích. 5. Nhận định biên giới phái Nam của Văn Lang nước tên "Hồ tôn" là Chiêm Thành đã thực sự sai "bét nhè" của các sử gia. 6. ... và còn vô số cái "bét nhè" khác nữa, không kể xiết.
    1 like
  12. Chào anh, Xin phép được luận đoán 1 chút về gia đình anh ạ. Sau khi sinh bé 1999, kinh tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn, cuộc sống gia đình ko được tốt và hay bất hoà. Bé gái đầu nhà anh cũng khó nuôi và khó bảo Từ khi sinh bé trai 2008, kinh tế gia đình ổn định hơn và cuộc sống gia đình cũng hạnh phúc hơn. Bé trai thứ 2 cũng dễ nuôi và dễ bảo hơn chị. Bé út hợp mẹ hơn cha. Đó là đôi lời luận đoán của em, ko biết liệu có đúng ko? Mong anh phản hồi để e có thêm kinh nghiệm ạ Chúc gia đình anh luôn hạnh phúc và thành công
    1 like
  13. Bàn cờ quân đã được giàn trận : Pháo mã đã vào vị trí bên nào xuất xe trước bên đó chiếm tiên cơ.
    1 like
  14. Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới ở biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng Thứ hai 22/04/2013 06:38 (GDVN) - Trong thời gian triển khai ở Singapore, tàu tuần duyên USS Freedom sẽ tham gia nhiều cuộc diễn tập, thăm cảng biển với hải quân các nước Đông Nam Á. Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 đã đến quân cảng Changi, Singapore Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông vừa dẫn các nguồn tin cho biết, khoảng 11 giờ sáng ngày 18/4/2013, tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ là USS Freedom LCS-1 đã từ từ chạy vào quân cảng Changi của Singapore. Đây là tàu chiến đầu tiên của Mỹ thường trực tại biển Đông, chốt giữ eo biển Malacca với thời gian là 8 tháng. Việc triển khai ở tuyến đầu những tàu chiến này là một phần của chiến lược chuyển hướng (pivot) tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, từ Iraq và Afghanistan chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương thực hiện tái cân bằng…, thể hiện với đồng minh Mỹ và bạn bè rằng Mỹ cam kết duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực này để bảo đảm sự ổn định. Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Mỹ triển khai loại tàu chiến này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đặc điểm lớn nhất của tàu chiến này là có khả năng tác chiến ở biển gần (vùng nước nông). Trong thời gian triển khai 8 tháng tới đây, tàu USS Freedom sẽ tham gia một loạt cuộc diễn tập liên hợp hải quân (CARAT, SEACAT) và thăm các cảng biển khác của khu vực này. Theo trang mạng tuần san quốc phòng Mỹ, tàu tuần duyện USS Freedom đến Singapore là một cột mốc trong phát triển của tàu chiến đấu duyên hải/tàu tuần duyên. Hải quân Mỹ chủ yếu dựa vào loại tàu chiến mới này để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, trong đó có tác chiếc chống thủy lôi và săn ngầm. Tàu tuần duyên USS Freedom đến Singapore đúng vào thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng, tranh chấp lãnh thổ trên biển ở biển Hoa Đông và biển Đông vẫn chưa có nhiều tín hiệu hạ nhiệt. Nhưng về chiến lược, nó phát đi tín hiệu quan trọng hơn có thể là, mặc dù cắt giảm mạnh về ngân sách quốc phòng, nhưng Mỹ không hề thay đổi quyết tâm thúc đẩy chiến lược quay trở lại châu Á. Với tính chất là một phần “quân sự” của chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020. Tham gia diễn tập quân sự với các nước ASEAN Tàu USS Freedom dài khoảng 115 m, mang theo 91 thành viên, ngày 18/4 đã đến căn cứ hải quân Changi của Singapore, đồng thời còn mang theo một máy bay trực thăng hàng hải Sea Hawk MH-60. Đại sứ Mỹ tại Singapore David Adelman và Tổng chỉ huy Hạm đội Hải quân Singapore đã đến đón tiếp. Trung tá Timothy Wilke, chỉ huy tàu tuần duyên USS Freedom nói: “Chúng tôi có kế hoạch dành phần lớn thời gian hoạt động ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu vực hoạt động của tàu Freedom trong 8 tháng tới. Chúng tôi trông đợi rời khỏi khoang tàu, hợp tác với các lực lượng hải quân khác của khu vực này, chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất trong các cuộc diễn tập liên hợp, thăm cảng và các hoạt động an ninh hàng hải”. Hải quân Mỹ cho biết, trong thời gian triển khai 8 tháng tới đây, tàu tuần duyên USS Freedom sẽ tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện trên biển với nhiều nước Đông Nam Á và thăm các cảng biển khác. 1 tháng sau, tàu Freedom sẽ xuất hiện tại triển lãm hải quân IMDEX tổ chức tại Changi, Singapore. Tàu tuần duyên USS Freedom là tàu chiến kiểu mới của Mỹ, đi vào hoạt động năm 2008, có các đặc điểm như tốc độ nhanh, tính linh hoạt mạnh, đa năng và có thể tác chiến ở vùng biển nông. Lần này đến Singapore ngoài mang theo máy bay trực thăng Sea Hawk MH-60, tàu Freedom còn trang bị 2 pháo điều khiển 30 mm và 2 tàu cao su dài 11 m. Có chuyên gia cho rằng, tàu tuần duyên là sản phẩm chuyển đổi chiến lược từ “tác chiến đại dương” sang “tấn công biển gần” của Hải quân Mỹ, tàu USS Freedom và các tàu kế tiếp đến đồn trú ở Singapore, có nghĩa là Hải quân Mỹ đã có tàu thường trú ở khu vực biển Đông, không chỉ có thể tiếp tục “tỏ rõ cảm giác hiện diện”, mà còn có thể ứng phó nhanh hơn với các sự kiện xảy ra ở khu vực biển Đông. Tháng 6/2012, Bộ Quốc phòng Singapore ra thông cáo cho biết, về nguyên tắc, Singapore đồng ý cho Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên ở căn cứ hải quân Changi, chiếc đầu tiên hoàn tất triển khai vào tháng 3/2013. Căn cứ hải quân Changi cũng là nơi đứng chân lớn nhất và quan trọng nhất của quân Mỹ ở biển Đông. Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Singapore, mục tiêu cuối cùng của Mỹ là 1-2 tàu tuần duyên vĩnh viễn ở đó. Điều đáng chú ý là, ngày 9/4, tàu tuần duyên USS Freedom còn thăm Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trong một bản tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết, chuyến thăm này thể hiện rõ “mối quan hệ lịch sử, xã hội và quân sự vững chắc” Mỹ-Philippines. Đối với ý địnhtăng cường triển khai quân sự ở khu vực này, Mỹ không hề giấu giếm gì. Ciel Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ trước đây từng công khai tuyên bố rằng, tàu USS Freedom lần đầu tiên triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho thấy quyết định bảo vệ an ninh và ổn định khu vực này của Mỹ. Việc triển khai lần này sẽ tăng cường khả năng tác chiến của quân Mỹ tại khu vực, trực tiếp hỗ trợ cho việc chuyển trọng tâm chiến lược của quân Mỹ sang hướng Đông. Chuyên gia an ninh khu vực Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nói với truyền thông rằng, việc triển khai tàu tuần duyên USS Freedom phát đi tín hiệu Washington cam kết bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực này. Eo biển Malacca là một trong những tuyến đường thương mại trên biển nhộn nhịp nhất thế giới. “Việc triển khai những tàu chiến này ở tuyến đầu là một phần của chiến lược chuyển hướng tới châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, từ Iraq và Afghanistan tái cân bằng chuyển hướng tới châu Á”. Storey nói thêm: “Nó thể hiện với các đồng minh và bạn bè của Mỹ rằng, Mỹ cam kết duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực này để đảm bảo sự ổn định”. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng tuyên bố, trước năm 2020, Washington sẽ chuyển phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương để thích ứng với việc châu Á là một trọng điểm chiến lược mới. Trong đó, Singapore là đồng minh lâu đời của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, tạo sự hỗ trợ rất lớn về cung cấp hậu cần và diễn tập của quân Mỹ tại khu vực này. Đầu tháng này, tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ là USS John C. Stennis CVN-74 cũng đã đến căn cứ hải quân Changi của Singapore. Ngày 1/3/2013, tàu USS Freedom xuất phát từ cảng chính San Diego, đi xuyên qua Thái Bình Dương chạy hướng Singapore, nó đi qua Hawaii, Guam và thủ đô Manila của Philippines, vượt 12.900 hải lý, hành trình trải qua gần 6 tuần. Được biết, sau khi trở về San Diego vào đầu năm 2014, Mỹ dự kiến sẽ triển khai 4 tàu tuần duyên ở Singapore. Số lượng này được Mỹ và Singapore cùng tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La 2 năm trước. Thích hợp với tác chiến ở Đông Nam Á Việc Mỹ tăng cường triển khai các phương tiện quân sự ở xung quanh biển Đông chắc chắn sẽ làm gia tăng mối lo ngại cho Trung Quốc. Euan Graham, chuyên gia an ninh hàng hải, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Bắc Kinh “rõ ràng cảnh giác với bất cứ sự gia tăng hiện diện quân sự nào ở khu vực xung quanh biển Đông”. Nhưng, ông cho rằng, Trung Quốc cũng hiểu được rằng, sự hiện diện của tàu tuần duyên USS Freedom “hoàn toàn không làm thay đổi to lớn đối với cân bằng sức mạnh hải quân khu vực”. Khi thông tin quân Mỹ muốn triển khai tàu tuần duyên ở Singapore lộ ra trước đây, Bộ Ngoại giao Singapore đã giải thích rằng, Singapore hoàn toàn không phải là đồng minh của Mỹ, nước này chỉ cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho tàu chiến Mỹ một cách hạn chế. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng nhiều lần cho biết, Singapore sẽ không cho phép quân Mỹ xây dựng căn cứ. Tuy nhiên, Singapore và quân Mỹ duy trì lâu dài quan hệ “bán đồng minh” và còn duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ. Theo Graham, Trung Quốc rất muốn tìm hiểu những biểu hiện tính năng của tàu chiến kiểu mới này, loại tàu chiến này rất thích hợp với các vùng biển ở Đông Nam Á. Sĩ quan chỉ huy tàu Timothy Wilke cho biết: “Với sự phối hợp chuyên nghiệp của các thủy thủ Hải quân Mỹ, tàu tuần duyên USS Freedom đã hoàn thành tất cả các giai đoạn quan trọng cho việc triển khai lần này. Tôi cảm thấy tự hào về những thành tích đã đạt được của tàu Freedom”. Nhưng, trên đường tới Đông Nam Á, tàu tuần duyên USS Freedom vẫn gặp phải không ít những việc ngoài dự tính. Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ là James vào cuối tháng trước còn cho biết, trong 2 tuần, tàu Freedom đã xuất hiện 3 lần mất điện, đều xảy ra trong thời gian đi từ Trân Châu Cảng tới Singapore. Vì vậy, có phân tích chỉ ra, một nguyên nhân quan trọng khác mà Mỹ triển khai tàu này ở Singapore là thử nghiệm độ tin cậy của loại vũ khí tác chiến mới này tại khu vực nước nông. Ngoài Singapore, quan chức Mỹ từng cho biết, trước năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 8 tàu tuần duyên khác ở Bahrain, quốc gia tại khu vực Trung Đông. Tàu tuần duyên USS Freedom LCS-1 đã triển khai thường trú tại Singapore - chốt giữ tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới - nơi kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Việt Dũng
    1 like
  15. Phương pháp khảo nghiệm của ông Khanh này cực kỳ củ chuối. Kiểu như ra giữa trời đang mưa, thử ngăn 1m2 chổ người được khảo nghiệm :lol: :lol: . Tiến sĩ gì mà đầu óc " đóng " chặt cứng. Học càng cao thì óc càng phải càng thoáng để dễ dàng nhận cái mới, cái kỳ lạ, cái quái dị, lọc qua lọc lại để đưa tri thức con người tiến lên...còn nếu quanh quẫn các tri thức cũ mèm thì sĩ nhục cái học vị TS quá. Để kiểm tra anh chàng hô mưa này thiếu gì cách khách quan mà có thể khiến mọi người tâm phục khẩu phục , ví dụ : 1. Nguyên tắc thống kê : nếu 10 lần quá bán anh ta thành công là có thể vào vòng trong rồi. Còn 10 lần thành công hết 8 thì cần phải đưa vào diện khảo cứu nghiêm túc. Cấp kinh phí để thử 100 lần xem thành công bao nhiêu lần..v..v.. 2. Có thực mới vực được đạo : Sau khi test qua 1 số bước vào được vòng trong. Người khảo nghiệm bỏ vào ngân hàng 10 triệu chẳng hạn, thành công, ok giải ngân. Không thành công 1 lần, cho qua, 2 lần, ghi đó, 3 lần liên tiếp. Chấm dứt. Muốn thử lần thứ 4, 5, 6.... anh ta phải bỏ vốn đối ứng tăng dần để cược với công sức của những người khảo nghiệm. 3. ...
    1 like
  16. "Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông" Thứ hai 22/04/2013 06:23 (GDVN) - "Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương vừa chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông, vừa ứng phó với xung đột cục bộ". Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 18/4 tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ (USS Freedom - Tự Do) đã đến quân cảng Changi, Singapore. Mỹ sẽ còn tiếp tục điều 3 tàu chiến loại mới này tới Singapore. Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, những tàu tuần duyên này có sứ mệnh chính là “thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia diễn tập đa phương quốc tế và thể hiện ý định chiến lược của Mỹ”. Chuyên gia Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu chiến mới tại Singapore là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của họ. Có nhà phân tích cho rằng, căn cứ vào tính năng của tàu tuần duyên, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược đó là eo biển Malacca. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Singapore và một số quốc gia ASEAN, về truyền thống, duy trì quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, đồng thời, về kinh tế, có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đa số các nước Đông Nam Á tìm kiếm một điểm cân bằng giữa Trung-Mỹ, chứ không phải là lựa chọn bên nào. Bố trí tạm thời Ngày 18/4, tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho rằng, sáng sớm cùng ngày, tàu tuần duyên Hải quân Mỹ đã đến quân cảng Changi, Singapore, bắt đầu triển khai 8 tháng ở Đông Nam Á. Con tàu này xuất phát từ ngày 1/3 ở cảng San Diego, hành trình đi qua Hawaii, Guam và Manila, Philippines, toàn bộ hành trình gần 6 tuần. Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2, Hải quân Mỹ Tàu USS Freedom là chiếc đầu tiên của tàu tuần duyên lớp Freedom, dài 115 m, lượng giãn nước đầy 3.500 tấn, tốc độ có thể đạt 40 hải lý/giờ, thích hợp cho tác chiến ở duyên hải, có thể lắp ráp các mô-đun trang bị khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống thủy lôi và chống hạm, rất thích hợp cho chiến đấu biển gần, mỗi chiếc có giá khoảng 440 triệu USD. Sau 1 tháng nữa, tàu USS Freedom sẽ tham gia Triển lãm hải quân tổ chức tại Changi, Singapore. Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, tàu USS Freedom là tàu đầu tiên của tàu tuần duyên mới Mỹ, Mỹ có kế hoạch triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore và Mỹ có kế hoạch chế tạo 52 tàu chiến loại này, trong đó 16 tàu sẽ triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2011, Mỹ đã đưa ra kế hoạch triển khai tàu tuần duyên ở Singapore. Tháng 6/2012, Singapore chính thức đồng ý cho Hải quân Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore. Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, từ sau khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Subic, Philippines vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Singapore đã trở thành căn cứ tiếp tế hậu cần của khoảng 100 tàu quân sự Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, tàu tuần duyên đến chỉ là một sự bố trí mang tính tạm thời. Tăng cường kiểm soát khu vực Hoàng Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu toàn cầu hóa và châu Á, Học viện chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, triển khai tàu tuần duyên là một khâu của chiến lược quân sự châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mục đích là tăng cường khả năng ứng phó với chiến tranh cục bộ. Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực. Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3, Hải quân Mỹ Nhưng, Hoàng Tĩnh cho rằng, căn cứ vào tính năng chiến đấu và mục đích triển khai tàu tuần duyên, việc triển khai này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, bởi vì tàu tuần duyên tiến hành tác chiến ở biển gần, nó không thể tiến hành tác chiến biển xa, cũng không thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay. Mỹ bố trí tàu chiến này ở Singapore có 2 mục đích: Một là, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, trong đó có chống khủng bố, chống cướp biển và ứng phó với xung đột cục bộ. Hai là, tăng cường quan hệ với Singapore, bởi vì eo biển tại Singapore có vị trí chiến lược rất quan trọng trên thế giới. Mối đe dọa an ninh chủ yếu nhất của Singapore đến từ rủi ro từ xung đột cục bộ của các nước xung quanh. Hồ Dật Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới tại Singapore có 3 mục đích: Thứ nhất, bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đối phó với mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của khu vực này. Thứ ba, có ý đồ kiểm soát eo biển Malacca. Mỹ đóng vai trò cảnh sát tại khu vực này đã từ lâu. Ảnh hưởng đến chiến lược cân bằng của ASEAN? Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, chính sách ngoại giao của Singapore là tìm cách xây dựng quan hệ cân bằng giữa các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn trên thế giới, xây dựng mối quan hệ này dựa vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quân sự do họ xây dựng, điều này làm cho Singapore trở thành quốc gia đầu tư cho sức mạnh quân sự nhiều nhất ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, quan hệ Mỹ-Singapore được duy trì phần lớn dựa vào quan hệ quân sự. Gần đây, tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) cũng đến Singapore Ngân sách chi tiêu quân sự năm tài khóa 2013 của Singapore là 12,3 tỷ USD, chi tiêu quân sự của quốc gia chỉ có vài triệu người này vượt Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Hồ Dật Sơn cho rằng, đại đa số các nước ASEAN đều muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa Trung-Mỹ. Một mặt, họ muốn được Mỹ ủng hộ về quân sự, mặt khác, các nước ASEAN lại cố gắng gần gũi với Trung Quốc về kinh tế để giành được lợi ích kinh tế lớn. Phần lớn các nước ASEAN không muốn lựa chọn đứng về bên nào. Nhưng báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho rằng, "dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng tăng lên về kinh tế sẽ không thể kéo dài, sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn cho sự ổn định của khu vực". Đông Bình ================= Đúng là "Ếch"!
    1 like
  17. Tháng 04 al gặp người đó, tháng sáu lễ hỏi, tháng 10-11 al đám cưới,
    1 like
  18. Sách có nói mệnh -thân có đòa -hồng trai thời 2 vợ hay 2 lần cưới vợ.Số mệnh như thế dù có làm lễ mấy lần cũng thế, không thể lấy vải thưa mà che mắt thánh được. Dù sao gạo đã nấu thành cháo rồi ,làm lễ cũng chẵng có ích gì .
    1 like
  19. giờ Tỵ cậu ạ cậu luận giúp cô bé này theo giờ tỵ đi Chú đã kiểm chứng rồi!
    1 like
  20. Theo vận hạn em kể thì em sinh giờ ngọ
    1 like
  21. 1 like
  22. Thế là mới chỉ về ở với nhau thôi à? Sống chết của 1 con người là do số của người đó chứ sao lại đi đổi tội cho người phối ngẫu như thế nhỉ?
    1 like
  23. Cùng tuổi rất dễ chọn năm sinh hợp tuổi bố mẹ đó. Vợ chồng bạn sinh con đầu 2014 hoặc 2015, con út sinh năm 2018 hoặc 2019 thì tuyệt vời
    1 like
  24. Khoảng cách từ tường đến bếp là 2m2, nghĩa là khoảng cách đến mép bàn bếp chứ không phải tâm bếp, cũng có thể lấy 2m18, chưa qua cung càn nên không phải lo, còn cửa sau có thể 1m3 cũng được, nhưng lọt lòng 60 hoặc 65 cm, như vậy bếp gần như xác kề với mép cửa sau, cách chống thoái khí cho cửa sau này thì Cuong273 biết rồi phải không?.
    1 like
  25. Chào Cư Kuin.Bạn cho thêm đất ngang dài bao nhiêu, nhà ngang dài bao nhiêu, các phòng ngang dài bao nhiêu, còn bếp bạn đo đến đến đế nấu, độ số bạn đo bằng la bàn hay bằng điện thoại, đo trong nhà hay ngoài nhà, vì cần sự chính xác cao nên cần hỏi chi tiết như vậy. Thân.
    1 like
  26. Lúc nãy lão Gàn này bận rộn chút chiện ở tính - Kiếm cháo gà thôi. Không có gì wan trọng. Cho nên mới phán rằng: "Biết thế ! Hãy đợi đấy". Bi giờ xong rồi. tắc tục chém gió! Cách đây vài ngày, nguyên soái Kim Jong Ul lo ngại sự kiện ở Iraq và Lybi. Lão Gàn có dịp phát biểu vì cái thế nó khác.Nay nguyên soái Kim chấp nhận đối thoại là tốt. Cái này lão gàn cũng nói rồi. Nhưng đây là lời khuyên của tôi: Hai miền Cao Ly hãy tự thương thảo với sự giám sát quốc tế. các vị nên chứng tỏ vị thế của mình, không phụ thuộc vào các thế lực khác. Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ họ. Đấy là tính chính danh. Trước đây nửa thế kỷ, vai trò quốc tế khác bây giờ. Trung Quốc kiểu gì cũng phải chấp nhận. Thiên Sứ đã nhiều lần xác định từ gần 10 năm trước, có tính tiên tri rằng: Hai miền Cao Ly sẽ không có chiến tranh. Tuy sau đó rút lại lời tiên tri này, nhưng không xác định sẽ xảy ra chiến tranh hay không. Đây là một cơ hội cho Cao Ly. Họ cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của họ. Chúng tôi, sẽ thể hiện sự ủng hộ các bạn bằng những ý kiến bày tỏ ở đây. Tuy nhiên, vấn đề liên thông giữa Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ không thay đổi, cho dù hai miến Cao Ly thống nhất trong hòa bình. Cao Ly là một dân tộc vẫn ghi dấu ấn của nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt vẫn tồn tại ở đây!
    1 like
  27. Nhìn chung hướng là hợp , bàn thờ, bếp cũng được hướng. Nhưng có những lý do sau làm cho suy thoái. - Một là : Các Cụ đã dạy " Phúc Đức tại Mẫu " . Theo PT Lạc Việt tuổi vợ 1979 ( Kỷ Mùi ) thuộc Thủy chứ không phải Hỏa ( Hỏa là sách cũ bị sai ). Xây nhà xong lại sinh con 2005, theo PT Lạc Viêt thuộc Hỏa. Như vậy Thủy, Hỏa tương khắc. Đó là một lý do. - Hai là : Theo bản vẽ thì nhà này bị thoái khí. Tài , Lộc mất đi nhiều. - Ba là : .....
    1 like
  28. Không biết nhà Cương273 có cổng không vậy?. Cửa chính ra vào thì nên thiết kế làm sao mà người nhà thường xuyên đi bên trái, phần lưu thông cách tường bên trái 1m4 từ trong nhìn ra, còn bếp đặt vị trí đó thì được rồi, nhưng cách tường bên trái 2m20, cửa ra phía sau cách tường bên phải 1m35.
    1 like
  29. Mã Anh Cửu đề xuất "chia sẻ tài nguyên nghề cá" ở Biển Đông Thứ sáu 19/04/2013 12:55 (GDVN) - Mã Anh Cửu và Tannock đều xem "chia sẻ nguồn lợi nghề cá" như một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ 1974 - PV). Mã Anh Cửu Charles Tannock, một Nghị sĩ EU vừa lên tiếng hoan nghênh những nỗ lực của Đài Loan nhằm tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề tranh chấp Biển Đông sau "sáng kiến hòa bình cho Biển Hoa Đông" của Mã Anh Cửu. Trong tuần này nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã phát biểu trong một cuộc hội thảo trực tuyến với đại học Stanford vương quốc Anh cùng nhiều cựu quan chức, học giả hàng đầu Anh - Mỹ về "sáng kiến hòa bình trên Biển Hoa Đông" và những gợi ý về việc áp dụng mô hình này cho xử lý tranh chấp Biển Đông. Ngày 10/4, Đài Loan và Nhật Bản đã ký hiệp định nghề cá, theo đó các tàu cá Đài Loan được phép đánh bắt tại vùng biển phụ cận Senkaku (trừ khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo), nơi cả Đài Loan - Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Mã Anh Cửu xem đây như một "cột mốc" hoặc bước ngoặt trong vấn đề xử lý tranh chấp chủ quyền Biển Đảo. Ông Cửu cho rằng, bản chất của tranh chấp chủ quyền là các nguồn lợi kinh tế chứ không phải những hòn đảo. Chủ quyền là vấn đề nhạy cảm, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, vì vậy ông kêu gọi các bên gác lại tranh chấp và cùng khai thác, chia sẻ nguồn lợi kinh tế ở các khu vực này. Hiệp định nghề cá Đài - Nhật được Mã Anh Cửu xem như một mô hình để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông. Charles Tannock hoan nghênh ý tưởng này của Mã Anh Cửu. Cả Mã Anh Cửu và Tannock đều xem "chia sẻ nguồn lợi nghề cá" như một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép từ 1974 - PV) mà Bắc Kinh và Đài Bắc cũng tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" (phi pháp, phi lý) đối với quần đảo này của Việt Nam. Thời gian gần đây khu vực Hoàng Sa ngày càng trở nên căng thẳng do những hành động leo thang gây hấn của phía Trung Quốc, bất chấp sự thật không thể chối cãi là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp và thông lệ quốc tế khiến cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại. Hồng Thủy (Nguồn: theparliament.com) =============================== Ngài Mã Anh Cửu vừa được Nhật Bản gọi lại chia mấy con cá - ở nơi mà người Nhật gọi là Senkaku. Người Nhật làm việc này có mục đích của họ. Nhưng ông ta lại cứ tưởng đấy là giải pháp đúng và đem áp dụng vào biển Đông. Quên nhanh đi ông! Tài sản ở biển Đông không phải như ở Senkaku/ Điếu Ngư. Tôi đang viết một kịch bản phim hành động dạng clip. Đoạn gay cấn mô tả như sau: Thưa ngài Mã Anh Cửu. Nếu đây là giải pháp đúng thì ngài nên đề nghị với Nhật Bản cho cả Trung Quốc đánh cá chung ở Senkaku. Nếu đã là chân lý thì tối thiểu nó phải hợp lý trong mọi lãnh vực liên quan.
    1 like
  30. Chào bạn, Mình xin được trả lời giúp bạn Bạn gái bạn sinh ngày 19/01/1988 tức ngày 1 tháng 12 năm Đinh Mão mệnh Tuyền Trung Thuỷ Một lần nữa xin được nhắc lại bạn biết là phương trâm của diễn đàn là không có tuổi xung hợp trong tình yêu (có lẽ bạn chưa đọc bài Tuổi hợp - xung trong tính yêu ở phần chú ý khi tư vấn) Tuổi vợ chồng xung hay hợp ko phải là vấn đề quyết định hạnh phúc và phát triển của gia đình đâu bạn ạ. Con cái mới mà chìa khoá mang lại sự hưng thịnh cho gia đình sau này. Hai bạn có yêu nhau nhiều ko? Nếu thực lòng yêu nhau thì hãy cưới bạn nhé! Và nên sinh con đầu 2014 hoặc 2015, cố gắng sinh con út vào năm 2016 hoặc xa hơn nữa là 2022. Gia đình sẽ rất tốt đó Hy vọng đã giải được thắc mắc cho bạn. Chúc bạn thành công
    1 like
  31. Chào Cư kuin. Bạn cho thêm kích thước cụ thể, như cửa, cổng, khoảng cách bếp cách tường bên là bao nhiêu, nếu có hình chụp trong và ngoài nhà thì càng tốt.
    1 like
  32. Chào nguoicanthan. Theo sách thì đúng là tuyệt mạng, nhưng theo PTLV thì lại là hướng sinh khí, để biết tốt xấu do đâu thì nguoicanthan hãy cung cấp thêm độ số là bao nhiêu, cùng sơ đồ bảng vẽ nữa thì mới có dự liệu để xem xét, nhưng sơ bộ theo phi tinh thì bị tương khắc nên gặp nhiều việc không tốt cho lắm.
    1 like
  33. Chào bạn! Bác Bá Kiến nhắc bạn là vì bạn đã ghi sai mệnh của người vợ Đinh Mão. Theo Lạc Thư Hoa giáp thì 1987 là mệnh Tuyền Trung Thuỷ. Và diễn đàn chỉ xem theo Lạc Thư Hoa giáp. Vì bạn đã ko đọc kỹ những phần chú ý trước khi tư vấn và lại nghĩ bạn huyha sai rồi bảo bạn ấy sửa, như vậy là bạn có 2 cái sai đó
    1 like
  34. Sai rồi. Luật là một phạm trù xã hội khác với Đạo đức. Trong Lý học nói rất kỹ về ba phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội trong tương quan các mối quan hệ xã hội được chi phối là: Luật (Pháp tri), Đạo Đức (Đức trị) và Lễ (Lễ trị) - Còn gọi là "Tam dương khai thái". Tất nhiên vì hòa nhập trong một thực tại sinh động là sinh hoạt đời sống và các mối quan hệ xã hội, nên chúng có đan xen và có mối tương quan ảo gần tương đồng, nên dễ nhầm lẫn. .
    1 like
  35. Công Viên Văn Hóa Toilet Đến “Công viên Văn hóa toilet” bạn sẽ được khám phá nhà vệ sinh công cộng từ thời La Mã Cổ đại, nhà vệ sinh Châu Âu thời Trung đại và nhà vệ sinh ở Hàn Quốc cách đây 1.000 năm. Ngày 4/7/2012, công viên mang tên “Công viên Văn hóa toilet” đã chính thức mở cửa tại thành phố Suwon, Hàn Quốc. Đây là công viên đầu tiên trên thế giới về chủ đề nhà vệ sinh. Ông Sim Jae-Duck (thị trưởng thành phố Suwom vừa mới qua đời), người được mọi người gọi một cách trìu mến là “Ngài Toilet” đã có công rất lớn trong việc cải thiện nhà vệ sinh công cộng tại Hàn Quốc. Ông Jae-Duck cũng là người thành lập “Hiệp hội toilet thế giới”. Để tưởng nhớ ông Jae-Duck người dân đã quyên góp tiền xây dựng một công viên về chủ đề toilet. Bên trong công viên có tòa nhà hình chiếc bồn cầu và tượng người bằng đồng đang đi vệ sinh. Công viên còn có bảo tàng toilet, nơi trưng bày các nhà vệ sinh công cộng từ thời La Mã Cổ đại, nhà vệ sinh Châu Âu thời Trung đại và nhà vệ sinh ở Hàn Quốc cách đây 1.000 năm. Theo Afamily
    1 like
  36. NÉT BUỒN SƯ THIẾN. - Chả lâu quá! Bây giờ mới gặp lại Lão Sư Thiến! Sao dạo này ông trông giả và gầy hẳn đi vậy? Bộ vợ đuổi à? - Không! Cảm ơn! Vợ tôi vẫn yêu tôi tha thiết! - Vậy sao mặt đam chiêu buồn so vậy? Chuyện cơm áo có vấn đề à? - Không! Vẫn sung túc! - Hay nợ nần? - Không! Tuy có nợ thật. Nhưng không đáng lo! - Vậy Lão Sư thiến buồn gì mà đăm chiêu vậy? Chia sẻ với lão đệ đi! - Bắc Triều Tiên sắp bắn tên lửa...!
    1 like
  37. Câu hỏi của Hà Doan rất khó trả lời - Hà Doan hỏi: "Thày giỏi ở Hanoi". Chúng ta chưa có tiêu chí thế nào là giỏi trong Tử Vi và cũng chưa thẩm định được tất cả các thày Tử Vi ở Hanoi ai là người giỏi nhất! Bác Loccoctu mới thỏa mãn một tiêu chí trong đề nghị của Ha Doan - Bác ấy ở Hanoi và xem Tử Vi. Bởi vậy, chỉ nên giới thiệu là bác Loccoctu xem Tử Vi ở Hanoi và bạn đến liên hệ với bác ấy. Bạn tự thẩm định và hỏi ngay bác ấy là có biết ai giỏi hơn không? Xem Tử Vi rất mênh mông. Trong cuộc đời tôi đã tiếp xúc và biết rất nhiều thảy gỏi trong lĩnh vực xem Tử Vi. Mỗi người đều có sở trường của mình - Cùng một lá số chính xác dữ kiện đầu vào, nếu xem 10 thày thì đủ 10 khía cạnh khác nhau được khai thác ngoài nét chung của cuộc đời. Có thày đoán chính xác về những ngôi gia, mộ phần trong tương lai; có thày đoán chính xác ngày chết, thời điểm bệnh tật..vv.... Hành vi của một con người và cả cuộc đời trong tương lai của họ, có thể khai thác nhiều mặt trong Tử Vi. Theo tôi, một người thày dự báo được những nét chính hiện thực hành vi và những biến cố trong cuộc đời...được coi là biết xem Tử Vi. Hơn thế nữa thì là cao thủ. Ở đây chưa nói đến sự khó tính của thân chủ - vốn là một yếu tố tự thẩm định theo cách của họ. Câu hỏi của Ha Doan chứng tỏ người này không thông minh lắm, hoặc có tính khiêu khích.
    1 like
  38. Vợ tương lai của cháu có dạng hơi cao dong dỏng người ,nước da trắng ,đẹp gái ,người gọn gàng , sắc mặt tươi tắn , chân mày gọn đẹp , tướng sang quí phái , ăn nói dịu dàng hiền , sóng mũi cao ,mặt không dài ,không tròn ,không vuông ,hình như trái soan , bên trái của mặt hay cạnh gần sóng mũi có nốt ruồi hay tì vết gì đó ,có thể ở cạnh chân mày trái ,mệnh cháu vô chính diệu ,khốc -hư đắc địa phải từ 35t trở về sau mới phát ,được nhật nguyệt chiếu về ,cho nên về hậu vận mới phát phúc hưởng lộc trời , ccong danh sự nghiệp mới phát từ trung vận về sau ,nhưng cũng có lúc tiêu xài quá tay hay có lúc cơ nghiệp tiền của không cánh mà bay lã tã ; không hưởng phúc thọ nhiều ,dòng họ ly tán ,nếu cháu là con trưởng hay dòng trưởng ,nên chú ý đến mộ người ông cụ tổ 4-5 đời đang tọa lạc ở nơi xa nơi hẻo lánh đát có hình như cát trộn lẫn vùng trũng thấp, người ông cụ nầy mà cháu chịu ảnh hưởng và phúc đức của người đó , nên làm phước ở hiền thì mới tăng tuổi thọ ,trong người sau sẽ có bệnh hay u tật kín trong người nhất là về phổi ,hay thận .
    1 like