-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/04/2013 in all areas
-
Vấn đề còn là: Vua Hùng là một "phò khun" theo Trần Quốc Vương - thủ lĩnh liên minh 15 bộ lạc với những người dân "ở trần đóng khố", địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng, nhờ văn minh Trung Hoa vĩ đại nên Việt tộc mới sáng sủa như ngày này. Hay là Hùng Vương là thời đại lập quốc của Việt tộc với quốc hiệu Văn Lang, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cũng chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Và thuyết ADNH thuộc về Việt tộc, chính là lý thuyết thống nhất mà tri thức khoa học hiện đại đang tìm kiếm?4 likes
-
Washington náo động tin Triều Tiên đã có tên lửa hạt nhân 13/04/2013 09:13 (GMT + 7) TT - Đến thăm Hàn Quốc ngày 12-4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi hai miền Triều Tiên đối thoại. Trong khi đó ở Mỹ, chính quyền Washington náo động vì thông tin CHDCND Triều Tiên đã sở hữu tên lửa hạt nhân. Tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 được quân đội Hàn Quốc triển khai tại một địa điểm ở thủ đô Seoul - Ảnh: Reuters Theo AFP, hôm qua ông Kerry đã tới Seoul để hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và Ngoại trưởng Yun Byung Se. Ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra một thông điệp mới nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. “Washington tôn trọng tầm nhìn và quan điểm của Tổng thống Park Geun Hye - ông Kerry tuyên bố - Quan hệ hai miền Triều Tiên có thể cải thiện một cách nhanh chóng”. Ông Kerry nhấn mạnh Mỹ đã giảm nhiệt “khẩu chiến” với CHDCND Triều Tiên và đang nỗ lực tìm cách giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. Cũng trong hôm qua, Hãng tin Yonhap tiết lộ bà Park đã khẳng định với các quan chức Hàn Quốc rằng Seoul cần hội kiến với Bình Nhưỡng và “lắng nghe những điều họ muốn nói”. Cần Trung Quốc can thiệp Ngoại trưởng Kerry cho biết chính quyền Washington muốn nối lại đàm phán về cam kết dừng chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng từng đưa ra. Tuy nhiên, ông khẳng định đối thoại Mỹ - CHDCND Triều Tiên không thể diễn ra nếu Bình Nhưỡng không thay đổi quan điểm. Ông cảnh báo việc CHDCND Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa sẽ là “một sai lầm lớn” và cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận Bình Nhưỡng là một quốc gia hạt nhân. Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên sẵn sàng đàm phán theo hướng từ bỏ chương trình hạt nhân. Báo Rodong Sinmun tuyên bố Bình Nhưỡng “sẽ giữ gìn thanh gươm quý giá là vũ khí hạt nhân”. Hãng thông tấn KCNA cảnh báo Nhật sẽ “chìm trong biển lửa hạt nhân” nếu tham gia cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo Yonhap, tình báo Hàn Quốc cho biết ngày 12-4 Triều Tiên đã đặt một tên lửa Musudan có tầm bắn 4.000km vào tư thế sẵn sàng rời bệ phóng. Phản ứng lại, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố sẽ triển khai tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 tới đảo Okinawa để ngăn chặn. Ngoài ra, Nhật cũng đã điều động tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis tới biển Nhật Bản. Theo Ngoại trưởng Kerry, đã đến lúc Trung Quốc phải can thiệp để kiềm chế CHDCND Triều Tiên. “Trung Quốc có năng lực to lớn để có thể tạo ra sự khác biệt” - ông Kerry nhấn mạnh. Một quan chức ngoại giao tháp tùng ông Kerry cũng cho rằng “Trung Quốc cần sự ổn định và việc CHDCND Triều Tiên theo đuổi năng lực tên lửa hạt nhân là kẻ thù của sự ổn định”. Phản ứng lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Bắc Kinh đang thúc đẩy nỗ lực đàm phán phi hạt nhân”. Tên lửa hạt nhân Cùng ngày, chính trường Mỹ chấn động vì tin CHDCND Triều Tiên đã sở hữu tên lửa hạt nhân. Báo Washington Post đưa tin theo báo cáo của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) thuộc Bộ Quốc phòng, Triều Tiên đã sản xuất thành công đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên DIA cũng lưu ý rằng độ chính xác của tên lửa hạt nhân CHDCND Triều Tiên là không cao. Nếu đánh giá này là chính xác, tình thế trên bán đảo Triều Tiên sẽ có sự thay đổi lớn. Bởi điều đó có nghĩa là việc Bình Nhưỡng dọa tấn công hạt nhân Mỹ không phải chỉ là chiêu “diễu võ giương oai”. Dù vậy, người phát ngôn Lầu Năm Góc George Little và giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cùng khẳng định việc cho rằng CHDCND Triều Tiên đã hoàn toàn làm chủ năng lực tên lửa hạt nhân là “không chính xác”. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng nghi ngờ độ xác thực của báo cáo này. Dù vậy, chuyên gia vũ khí chiến lược Hans Kristensen thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ đánh giá đây là lần đầu tiên giới tình báo Mỹ thừa nhận Triều Tiên có khả năng vũ khí hạt nhân nhất định ở mức sơ đẳng hay khả năng đặt một đầu đạn hạt nhân trên một tên lửa xuyên lục địa. Một số nhà quan sát cũng cho rằng kết luận của DIA chính là lý do khiến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố triển khai thêm tên lửa đánh chặn ở Alaska vài tuần trước. SƠN HÀ ============== Đúng là Thái Tuế động Càn Khôn theo Huyền Không Lạc Việt. Lại vận Tám do sao Bát Bạch - Thái Tuế quản. Đất trời rung rinh cả. Thế giới còn lắm chuyện. Sang năm còn mệt mỏi hơn.4 likes
-
BácVuivui thân mến.Cuộc đời cũng nhiều thăng trầm quá. Nên hôm nay, vì viết cuốn sách liên quan, vào đây tìm tư liệu, chợt thấy bác hỏi,mà chưa trả lời thật khiếm khuyết. Tôi trình bày rõ hơn thế này: Thái Cực là danh từ mô tả một thực tại của vũ trụ ở trạng thái khởi nguyên. Lưỡng nghi cũng là một danh từ mô tả thực tại vũ trụ sau Thái Cực. Tứ tượng cũng vậy. Nhưng Bát quái lại là một danh từ mô tả những ký hiểu tổng hợp có tính phân loại những thực tại nhân thức được. Đó là lý do không có tính đồng đẳng trong khái niệm.2 likes
-
Rầu quá! Đây là topic "Lời tiên tri 2013", không có nội dung góp ý cho Hiến Pháp. Hình như trong mục "Cổ Văn hóa sử" có topic này.1 like
-
Tại sao phải là Việt Nam Dân Chủ Công Hòa...? Cấu trúc ngữ pháp đâu phải "Thuần Việt"... Theo cấu túc "Hán Ngữ" xưa... Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam...thì đã ra làm sao...? Kỳ hơn chữ "kỳ"...1 like
-
Động đất 6,3 độ rích te phía tây Nhật Bản làm 22 người bị thương Thứ bảy 13/04/2013 12:46 (GDVN) - Một trận động đất mạnh 6,3 độ rích te đã xảy ra tại miền Tây Nhật Bản vào sáng sớm hôm nay khiến ít nhất 22 người bị thương, theo cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Bảo tàng dấu tích trận động đất xảy ra năm 1995 tại Awaji Hãng thông tấn Kyodo ngày 13/4 đưa tin, một trận động đất mạnh 6,3 độ rích te đã xảy ra tại miền Tây Nhật Bản vào sáng sớm hôm nay khiến ít nhất 22 người bị thương, theo cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Trận động đất xảy ra lúc 5 giờ 33 phút sáng giờ địa phương trên đảo Awaji thuộc tỉnh Hyogo. Tâm chấn ở độ sâu khoảng 15 km, cơ quan này cho biết. Hiện không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra. Đây là trận động đất đầu tiên mạnh trên 6 độ rích te xảy ra tại đảo Awaji kể từ cơn đại địa chấn năm 1995 tấn công hòn đảo này. Hồng Thủy (Nguồn: Kyodo ========================== Sắp có vài em nữa lân bang với Nhật Bủn dính cái "dích te" đây! Lần này không có 6.3 đâu.1 like
-
Font chữ của bạn ko đọc được. Bạn sửa lại đi nhé để mọi người đọc được và tư vấn giúp bạn1 like
-
1 like
-
Như vậy là năm nay lưu Thái Tuế vẫn còn là ở ngoài biển . Sang năm lưu Thái tuế vô đất liền. Ặc... các anh chị em nam thanh nữ tú chuẩn bị tinh thần đấu tranh để dành chủ quyền dân tộc. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, con cháu ta phải cùng nhau giữ nước" dù ở thời đại nào thì con cháu vua Hùng vẫn là con cháu vua Hùng1 like
-
Cảnh giác âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc trên biển Đông Thứ Bẩy, 13/04/2013 - 10:26 Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ, song song với đó là sự tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông. Vậy giữa hai vấn đề này có sự liên quan gì với nhau? Mưu đồ của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên Trước đây, Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định đến đường lối của Triều Tiên, nhưng hiện nay vai trò đó đã có phần giảm sút. Nguyên nhân thứ nhất là do hiện nay Triều Tiên đã “đủ lông, đủ cánh”, nguyên nhân thứ 2 là Bình Nhưỡng có phần bất mãn vì Bắc Kinh kiềm chế họ trong phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nguyên nhân thứ 3 là thái độ không rõ ràng của Bắc Kinh trong giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong 2 năm qua, Triều Tiên đã hoàn tất phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thử thành công vũ khí hạt nhân. Trong 2 thành quả vĩ đại đó, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn năm lần bảy lượt ngăn cản, nếu Triều Tiên không cương quyết thì chắc không có thành công ngày hôm nay. Triều Tiên nằm giữa vòng vây của Mỹ - Nhật - Hàn, nếu họ không có thực lực quân sự mạnh thì chắc đã lụn bại từ lâu rồi. Việc Bình Nhưỡng coi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân là yếu tố bắt buộc, xuất phát từ bản năng sinh tồn. Vì vậy, sự ngăn cản của “người anh em” đã làm họ không hài lòng, tất yếu sẽ dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ 2 nước. Về phần Trung Quốc, sự giúp đỡ Triều Tiên cũng không hẳn xuất phát từ "tình cảm hữu nghị", mà Bắc Kinh cũng nhắm đến nhiều mục đích khi giúp đỡ Bình Nhưỡng. Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên nằm trong tính toán của Trung Quốc? Thứ nhất là mượn tay Triều Tiên để chèn ép Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo. Xung đột với đối thủ láng giềng sẽ làm 2 nước này vướng vào vòng lẩn quẩn, không thể rảnh tay đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ieodo hiện lần lượt thuộc quyền quản lý của Nhật Bản và Hàn Quốc. Thứ 2 là thúc đẩy xung đột trên bán đảo Triều Tiên ngày càng gia tăng, kìm chân Mỹ ở khu vực này không để Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù cũng bày tỏ thái độ nhưng họ cũng chỉ ngăn cản lấy lệ, khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân và đưa ra các quyết định cứng rắn khiến mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên lên cao, để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Xét về thực chất, Trung Quốc cũng không hề muốn chiến tranh nổ ra mà họ chỉ muốn sự việc giằng dai càng lâu càng tốt. Sự gia tăng căng thẳng là đúng ý, nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì thực sự là ngoài ý muốn và Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát được, bởi thực chất giờ họ không còn tiếng nói quan trọng trong các quyết định chiến lược của Bình Nhưỡng. Ý kiến cho rằng Trung Quốc không muốn tình hình bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng, vì sợ Mỹ mượn cớ để dịch chuyển lực lượng, tăng cường vũ khí đến gần Trung Quốc có thể là những luận điểm sai lầm. Điều này dẫn đến đánh giá sai tình hình là Trung Quốc đang tập trung lo lắng cho đồng minh Triều Tiên và chủ quan, mất cảnh giác với những âm mưu của Trung Quốc. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên che giấu âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc? Về thực chất, Washington có tập trung được vũ khí, trang bị đến phía đông Trung Quốc cũng chẳng làm Bắc Kinh lo ngại, vì chắc chắn nó không ảnh hưởng gì lớn, thậm chí là còn đúng ý họ. Trong khi Mỹ mải mê thực hiện chiến lược vây ép của mình đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc có thể rảnh rang thực hiện chiến lược bành trướng của mình trên biển Đông. Âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc? Thực tiễn đã chứng tỏ, từ khi căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã liên tiếp gia tăng những động thái mạnh mẽ hơn trên biển Đông, khởi đầu bằng quyết định sáp nhập toàn bộ lực lượng chấp pháp biển bao gồm: Hải quan (Tổng cục Hải quan), Hải cảnh (Cảnh sát biển - thuộc Bộ Công an), Hải tuần (Cảnh sát trị an trên biển thuộc Cục Hải sự - Bộ Giao thông vận tải), Hải giám (Giám sát biển thuộc Cục Hải dương quốc gia thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên) và Ngư chính (Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp), cải tổ Cục Hải dương quốc gia thành Cục Cảnh sát biển chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc. Cũng trong tháng 3, Trung Quốc còn có hàng loạt hành động ngày càng nguy hiểm hơn, điển hình như: Chuẩn bị vũ trang cho lực lượng ngư dân đông tới 100.000 người, bắn cháy Cabin tàu cá QNg-96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi - Việt Nam ngày 20/03 và tổ chức diễn tập đổ bộ lên bãi cạn James (James Shoal), cách thềm lục địa Malaysia 80km vào ngày 25-26/03. Tàu đổ bộ "Tỉnh Cương Sơn" mang số hiệu 999 tham gia vào diễn tập đổ bộ khu vực bãi cạn James (James Shoal) - điểm cực nam của "Đường lưỡi bò" phi pháp Tiếp đó, vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã quyết định cử lực lượng cắm chốt tại bãi cạn Scabrough, ngày 09/04 chính thức phát sóng đài phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói biển Đông) và quyết định mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 01/05, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Philippines. Song song với đó là gần chục cuộc diễn tập lớn nhỏ với mục đích luyện tập đánh chiếm đảo quy mô lớn trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ lớn lớp 071 có lượng giãn nước 2 vạn tấn và cả 2 lữ hải quân đánh bộ là lữ 1 và lữ 164, đều đóng quân ở Thành phố Trạm Giang - nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Nếu đặt các động thái của Trung Quốc vào bức tranh tổng thể trên biển Đông người ta mới giật mình, Hoàng Sa chính là điểm cực Bắc, bãi cạn Scabrough là vành đai phía Đông, bãi cạn James (James Shoal) là điểm cực Nam còn 9 lô dầu khí nằm trong thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc gọi thầu quốc tế năm 2012 chính là vành đai phía Tây của “Đường lưỡi bò” phi pháp. Rõ ràng là Trung Quốc đang có âm mưu đặt những “tọa độ’ cụ thể nhằm hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” vu vơ đó. Nếu liên hệ những tình tiết này với mức độ leo thang tình hình trên bán đảo Triều Tiên thì rõ ràng nó không phải là tình cờ. Trung Quốc có thể nhân cơ hội này sử dụng chiến lược “Tiên chiến hậu đàm”, đặt tất cả trước tình trạng “sự đã rồi”, đánh chiếm một vài đảo và bãi đá ở những vị trí chiến lược ở khu vực biển Đông, sau đó tiến hành đàm phán trên thế mạnh với các nước Đông Nam Á. Hải quân đánh bộ Trung Quốc gia tăng diễn tập đánh chiếm đảo trong vòng 2 tháng qua Lúc này, thực chất cả Mỹ, Hàn - Triều đều trở thành những quân cờ trong chiến lược độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Họ ra sức đấu đá nhau đến sứt đầu mẻ trán trong khi “ngư ông” Trung Quốc sẽ thừa cơ “thủ lợi”. Phải chăng ngày chiến sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng sẽ có những động thái quân sự trên biển Đông? Nếu Bắc Kinh nhân cơ hội cộng đồng quốc tế đang tập trung vào tháo gỡ nút thắt trên bán đảo Triều Tiên, để âm thầm thôn tính biển Đông thì các nước nhỏ yếu ở khu vực này khó có thể lật ngược thế cờ, tái chiếm đảo thì không đủ lực, có đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng chẳng lấy lại được lãnh thổ đã mất, vì Trung Quốc có đếm xỉa gì đến dư luận quốc tế đâu? Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm này, các nước trên biển Đông không được lơ là, mất cảnh giác, cần chú ý theo dõi sát các động thái của hải quân Trung Quốc, chuẩn bị các phương án và sẵn sàng chiến đấu để đề phòng âm mưu “mượn gió bẻ măng”. Còn Mỹ, Hàn - Triều cũng nên xuống thang là vừa, nếu không muốn trở thành “con tốt thí” trong ván bài biển Đông của Trung Quốc. Theo Nguyễn Ngọc An ninh thủ đô ================ Đây là một bài bình luận rất sắc xảo - nếu xét về tính cục bộ ở biển Đông. Tuy nhiên theo cái nhìn của tôi - tất nhiên mang mùi Lý học - thì để giải quyết việc này không thể vài nước có quyền lợi ở đây xử lý được. Phải có sự hỗ trợ quốc tế. Trong "Canh bạc cuối cùng" này, sòng bài vẫn được mở ở Đông Bắc Á. Vì đây là địa danh có tính dứt điểm.1 like
-
Mệnh Cơ Lương thiên hương quốc sắc. Gái hiền tài nhưng cũng lắm truân chuyên. Bởi cung THÂN Dương Cự một miền. Ngộ Quyền Hỏa tình duyên khắc sát.1 like
-
Quán vắng!
Ngọc ngoan liked a post in a topic by Thiên Sứ
Viết bằng sự tôn trọng sự thật của lịch sử 10:48-11/04/2013 Theo Sài Gòn Tiếp thị Vì nhiều lý do, trang phục cung đình và dân gian của cha ông ta ngày xưa cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi và chưa có những cứ liệu chuẩn xác. Các tác phẩm khảo cứu văn hiến áo mão của người Việt số lượng đếm trên đầu ngón tay, và cũng mới chỉ là những phác thảo mờ nhạt... Đó chính là động lực thôi thúc nhà nghiên cứu sinh năm 1985 Trần Quang Đức hoàn thành cuốn sách Ngàn năm áo mũ. Với Ngàn năm áo mũ, anh đặt định cho mình một quan điểm nghiên cứu lịch sử ra sao?Trước tiên, mọi nhận định đều cần có dẫn chứng thuyết phục, có cơ sở khoa học, tuyệt đối không sử dụng tư liệu mơ hồ. Tính đến nay, chúng ta mới có vài cuốn sách đề cập đến trang phục cung đình và dân gian của người Việt, nhưng trong đó không ít kết luận nặng tính tư biện và ước đoán bởi thiếu chứng lý khoa học. Tôi thấy các tác giả thường viện dẫn một cách hàm hồ, kiểu “Sử cũ ghi lại”, “Sử xưa chép lại”, “Tương truyền rằng” v.v… mà không chú rõ xuất xứ của thông tin. Họ cũng mới chỉ dừng lại ở việc công bố một số tư liệu liên quan, thiếu thao tác phê bình, đối chiếu sử liệu xem nó đúng hay sai. Một hạn chế khác, các tác giả ít khai thác nguồn tư liệu Hán Nôm, chủ yếu khảo cứu dựa trên các bản dịch tiếng Việt sẵn có của Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Các sử liệu đã được chuyển ngữ thì khiêm tốn về số lượng và nhiều khi không chuẩn xác. Dịch giả không am hiểu lĩnh vực cổ trang rất dễ dịch nhầm khiến các nhà nghiên cứu thế hệ sau nếu không tra cứu tư liệu gốc sẽ bị sai theo. Có thể điểm qua một số trường hợp như áo Xưởng hạc bị “định danh” nhầm là áo lông hạc, mũ Thất Lương Quan là mũ bảy cầu, phương tâm khúc lĩnh là tim vuông tràng áo cong, mũ Đường Cân là khăn tàu v.v. Trong khi, đó đều là tên riêng của các loại áo, mũ, phục sức… hầu hết có quy chế sử dụng rõ ràng. Nói đến thái độ nghiên cứu, tôi thấy mình cần phải giữ được sự sáng suốt và công tâm để bước qua các luồng tư tưởng cực đoan, mang nặng ảnh hưởng của tinh thần dân tộc và chủ nghĩa quốc gia. Tôi xác định cho mình, cuốn sách được viết phải bằng sự tôn trọng sự thật của ngàn năm áo mũ người Việt, không đánh giá đúng sai, hay dở bởi thẩm mỹ mỗi thời đều có giá trị riêng. Anh dựa trên cơ sở khoa học nào để khắc hoạ trang phục cung đình và dân gian của người Việt, xuyên suốt 1.000 năm? Khi nghiên cứu về trang phục của vua Lý Thái Tổ, tôi thấy các nhà nghiên cứu trang phục hiện nay đều dựa trên pho tượng được tạc vào thế kỷ 18 – 19, bằng trí tưởng tượng của người đời sau. Hiện vật này chắc chắn không thể nào tái hiện chính xác trang phục của một thời đại cách đó tới 800 năm. Cách làm của tôi không như vậy. Mỗi một nhận định đều là kết quả của quá trình nghiên cứu các hiện vật tranh, tượng, áo, mũ đồng đại, và các hiện vật đồng đại lại phải khớp với mô tả trong các thư tịch liên quan. Nếu không khớp với sử liệu, hiện vật cũng chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Tôi lấy ví dụ, để khảo cứu trang phục của vua Trần trong đại lễ, cụ thể là phục sức phương tâm khúc lĩnh (làm bằng lụa, cổ tròn gắn với tâm vuông đeo trước ngực), tôi dựa vào những ghi chép trong An Nam chí lược và bức phù điêu tại chùa Dầu (Hà Nam), có niên đại thuộc thời Trần. Tôi nhận thấy dạng lễ phục được khắc hoạ trên bức phù điêu này về cơ bản khớp với mô tả của sử liệu. Như vậy, lối hình dung về trang phục đời trước dựa chủ yếu trên những ấn tượng sâu đậm về trang phục triều Nguyễn phải chăng là quá chủ quan và nặng tính suy diễn? Đúng vậy. Không ít người vẫn dựa trên tập tục búi tó, vấn khăn, mặc áo dài năm thân của người triều Nguyễn để hình dung về người thời trước, trong khi người Lê trung hưng (giai đoạn sau của nhà hậu Lê) lại thường mặc áo giao lĩnh (dạng áo các nhà sư ngày nay thường mặc) và xoã tóc dài. Ngoài hiện vật tranh tượng còn có nhiều sử liệu của người nước ngoài ghi nhận điều này. Tỉ như khi Phùng Khắc Khoan đi sứ nhà Minh, đã được sứ thần Triều Tiên Lý Toái Quang miêu tả: xoã tóc dài, dùng một tấm khăn phủ lên đầu trông tựa nhà sư. Người đời Trần lại có tục cắt tóc ngắn, hoặc cạo trọc đầu. Riêng về trang phục của vua có nhiều kiểu loại. Năm 2010, nhân mấy bộ phim lịch sử kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, dấy lên những tranh cãi rằng, vua nước mình đâu có đội mũ giống vua Tàu như thế! Nhưng thực ra, ngay từ thời Đinh, Lê, Lý, áo Cổn mũ Miện (lễ phục của hoàng đế Trung Quốc) đã được vua nước ta sử dụng với tâm thái ngang hàng với “thiên tử” Trung Hoa. Chẳng hạn, trang phục cung đình thời Lý phỏng theo nhà Tống, nhưng mũ, đai, hia, hốt đều được dát vàng, trong khi nhà Tống để trơn. Đưa ra những dẫn chứng này, tôi muốn nói một điều, mọi nhận định về quá khứ đều phải có căn cứ và gắn với sử liệu, không nên lấy các đặc điểm của thời đại sau để suy diễn thời đại trước. Qua câu chuyện có thể thấy, về trang phục, các triều đại phong kiến Việt Nam, bên cạnh sự kế thừa cũng có nhiều cuộc cải cách. Phải chăng, việc khảo cứu văn hiến áo mũ còn đem lại một ý nghĩa khác: trang phục không đơn giản chỉ là trang phục, mà nó thể hiện rất rõ tính cách của người Việt cũng như tư thái và khí chất của mỗi vị vua nước Việt? Vì sao trong một thời kỳ rất dài, người Việt không phân sang hèn đều nhuộm răng, thích đi chân đất? Vì sao các triều đại phong kiến Việt Nam đều chọn trang phục của một số triều đại Trung Quốc (không nhất thiết cùng thời) làm khuôn mẫu, nhưng luôn mô phỏng theo hướng chọn lọc và biến dị? Vì sao trong nhiều sử liệu, vua quan người Việt tự xưng nước mình là “Trung Quốc”, “Hoa Hạ”, theo ý nghĩa một quốc gia trung tâm, một đất nước hùng mạnh với văn hiến rực rỡ? Đó chính là câu hỏi tôi tìm cách giải đáp trong cuốn sách, song song với việc tái hiện trang phục cung đình và dân gian của người Việt. Hương Lan (thực hiện) ==============================Xem xem đã!1 like -
Nền kinh tế mãi ì ạch, vì sao? Tác giả: Thanh Hảo (Theo Washington Post) Bài đã được xuất bản.: 11/04/2013 02:00 GMT+7 Có rất nhiều điều chúng ta không hiểu về nền kinh tế. Tất cả các kiểu loại thay đổi đang phá vỡ các mô hình dự báo truyền thống. Bạn có thể kể một phiên bản khác của câu chuyện của Warsh thông qua các mô hình kinh tế của một nhà kinh tế nổi tiếng khác, John Maynard Keynes. Câu chuyện đó, cũng giống như câu chuyện của Warsh, là các nhà lập chính sách phản ứng quá vụng về với suy thoái - nhưng trong câu chuyện này, vấn đề là ở chỗ họ đã không hành động đủ. Mức độ suy thoái quá lớn, những tác động của khủng hoảng tài chính quá tàn khốc, đến nỗi nền kinh tế cần một liều kích thích tài chính và kinh tế khổng lồ để giành lại vị trí đã mất và quay trở lại các xu hướng tăng trưởng lịch sử. Vì sự kích thích mà các nhà lập pháp cung cấp không đủ lớn, nền kinh tế không tăng trưởng nhanh như lẽ ra có thể, theo câu chuyện của phái Keynes. Phó Chủ tịch Fed Janet Yellen đã góp tiếng nói vào câu chuyện đó trong một bài diễn văn hồi tháng 2 vừa qua. Bà nói rằng, sau khi thúc đẩy kinh tế trong năm đầu tiên sau suy thoái, chính sách tài khóa "trên thực tế đã đóng vai trò hạn chế phục hồi. Chính phủ cấp bang và địa phương thi nhau cắt giảm chi tiêu và, trong một số trường hợp, tăng thuế trong giai đoạn này để giải quyết tình trạng thâm hụt nguồn thu. Ở cấp độ liên bang, các nhà lập chính sách lại giảm bớt mua sắm hàng hóa và dịch vụ, khiến cho chi tiêu liên quan đến kích thích tụt giảm và thực thi thêm nhiều hành động chính sách để giảm bớt thâm hụt". Kết quả của những chính sách đó, theo bà Yellen, là tăng trưởng vẫn chậm hơn mức lẽ ra có thể ngay cả nếu kích thích mang tính... khuyến khích hơn. Mối nguy dài hạn cũng như cảnh báo của Warsh: lao động và các công ty giảm bớt trông đợi vào tăng trưởng. Cả hai câu chuyện của Warsh và của phái Keynes dẫn tới cùng kết luận tăng trưởng-chậm, do đường đi hiện thời của chính sách kinh tế. Không ai nghĩ Quốc hội và Tổng thống Obama sẽ sớm thông qua thêm gói kích thích kinh tế nữa. Những kiểu thay đổi mà Warsh cổ súy - trong đó có có các hiệp ước thương mại mới, cải cách rộng khắp để đơn giản hóa thuế khóa và một dự luật mở cửa cho làn sóng người nhập cư mới - cũng không có vẻ sắp diễn ra. Và nếu tăng trưởng thấp kéo dài nhiều năm thực sự làm cho hàng triệu lao động thất nghiệp thực sự, thì các nhà lập chính sách nên lo lắng nhiều hơn về việc hoạch định các chương trình đào tạo kỹ năng mới, tốt hơn nhiều so với những gì đang thực hiện hiện nay. Ảnh minh họa Viễn cảnh ở giữa Điều này dẫn chúng ta tới một câu chuyện thứ 3 - nằm đâu đó giữa vui mừng và phiền muộn. Nội dung của câu chuyện là, một số điều đã thay đổi trong nền kinh tế và các triển vọng tăng trưởng của chúng ta giảm bớt chút ít, nhưng vẫn chưa đủ để phủ bóng mây u ám lên mọi hy vọng về một sự phục hồi sớm xảy ra. Có hai ý kiến trung tâm trong câu chuyện này. Thứ nhất, suy thoái không chỉ đào một hố lớn khiến nền kinh tế phải vượt ra khỏi đó mà nó còn vứt kèm một cái thang. Đây là giả thuyết cơ bản mà hai nhà kinh tế Marmen Reihart và Kenneth Rogoff đã nêu ra trong cuốn sách mang tên "This Time is Different": Các cuộc khủng hoảng tài chính làm suy yếu hệ thống tài chính, làm chậm tăng trưởng trong nhiều năm cho đến khi hệ thống phục hồi. Hai là, có lẽ các nhà kinh tế đã "bị lừa" bởi tình trạng xây dựng nhiều quá mức hồi giữa những năm 2000 nên họ nghĩ nền kinh tế có trần tăng trưởng cao hơn thực tế. (Bong bóng nhà ở xảy ra với nền kinh tế, trong viễn cảnh này, giống như các hợp chất steroid đối với vận động viên ném bóng). "Nếu bạn tin rằng chúng ta đang ở trong cơn bong bóng bất động sản, và rằng xây dựng đã nhiều quá mức, thì khái niệm chúng ta vượt tiềm năng không phải là cường điệu", trích lời ông Michael T. Owyang, một nhà kinh tế của Ngân hàng Dự trữ liên bang St. Louis. Điều này hợp với các kết luận của hai nhà kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ liên bang Cleveland, Margaret Jacobson và Filippo Occhino. Trong một nghiên cứu gần đây, hai chuyên gia này nêu ra rằng một sự tụt giảm trong đầu tư là nguyên nhân quan trọng khiến tiềm năng kinh tế có vẻ đi xuống. Occhino nói rằng, sự tụt giảm đang tạo ra các cơn dư chấn của việc xây dựng quá mức trước thời kỳ khủng hoảng. Nhưng quan trọng hơn cả, theo ông, là những dư chấn đó không ngăn được nền kinh tế khỏi tụt ngược lại mức tăng trưởng trước khi suy thoái, đặc biệt là nếu các nhà hoạch định chính sách ngừng tác động đến tăng trưởng bằng những chủ trương tăng thuế và cắt giảm ngân sách không đúng lúc. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế - kể cả những người ủng hộ câu chuyện "vận đen" - đều nhất trí rằng có điều gì đó đã thay đổi trong nền kinh tế thời kỳ hậu phục hồi. Họ cho rằng, vận động viên ném bóng của chúng ta dường như đã vĩnh viễn mất đi một phần tốc độ giao bóng. Cách dễ nhất để nhận ra điều này là nhìn vào giá cả. Nếu có một "khoảng trống" khổng lồ về nhu cầu trong nền kinh tế, theo Altig thuộc Ngân hàng Dự trữ Atlanta, chúng ta sẽ thấy giá cả sụt giảm trên diện rộng. Giá không tăng quá nhanh, ngay cả khi tiền tệ được nới lỏng, nhưng thực tế chúng không giảm có thể cho thấy khoảng trống nhu cầu - tiềm năng chưa được khai thác trong nền kinh tế - không lớn như các nhà dự báo từng nghĩ. Điều này đã dẫn đến một số điều ngạc nhiên, và có lẽ nó đã dẫn đến một câu chuyện mới thú vị nhất mà bạn từng nghe từ các nhà kinh tế: Có rất nhiều điều chúng ta không hiểu về nền kinh tế. Tất cả các kiểu loại thay đổi đang phá vỡ các mô hình dự báo truyền thống. Những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em đang rời khỏi lực lượng lao động; tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng này không thay đổi. Các công nghệ mới đang thay đổi cách thức chúng ta nghĩ về việc làm. Một câu chuyện lớn của vài năm tiếp theo sẽ là tất cả những điều này làm thay đổi các dự đoán của các nhà kinh tế đến mức nào. Khi bạn thường xuyên dự báo sai, theo Altig, thì "chúng ta rất dễ nghĩ rằng phải suy ngẫm lại mọi thứ chúng ta biết". Nhưng ông nói thêm: "Bạn có thể sai lệch suốt một thời gian rất dài và vẫn có câu chuyện và cấu trúc cơ bản về kinh tế đúng. Nó không giống như bạn phải vứt bỏ cách thức bạn nghĩ về những điều này. Bạn chỉ phải có nguyên sự khiêm tốn như thường có mà thôi". Ngay cả những người hùng thì cũng phải khiêm tốn bởi những điều không chắc chắn, trong một thế giới không tuân theo cách giải thích dễ dãi. Nghe có vẻ giống như một cuốn tiểu thuyết hay ho, phải vậy không? ============================ "Tất cả các cuộc họp với các chuyên gia hàng đầu của các siêu cường kinh tế thế giới vào hàng G ( từ 2 đến 20) và cả "+" nữa, nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế tàn cầu đều chỉ tốn bia". Đấy là lời dự báo đúng nhất của Lý học Đông phương, nhân danh cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến. Lời dự báo sớm nhất về khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng từ đây. Các vị muốn cứu nền kinh tế toàn cầu - và không phải chỉ có vậy - thì Thiên Sứ tôi thành thật khuyên hãy chấm dứt phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đây không phải topic hài của Thiên Sứ1 like
-
Lạ lùng cây chuối tí hon trổ hoa ở Quảng Trị Thứ Sáu, 12/04/2013 - 09:29 (Dân trí) - Cây chuối chỉ cao khoảng nửa mét và còn non, nhưng đã trổ hoa giống những cây chuối trưởng thành. Cây chuối tí hon được nhìn thấy mọc ngay cạnh một quán ăn ở thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Những hình ảnh về cây chuối lạ được một độc giả chụp hôm 3/4 và gửi về báo Dân trí. Hanh Bui Duc1 like
-
Đúng là cung Tử em tốt, nhưng có 1 bộ sao này chị nói ý nghĩa của bộ sao đó, chị không biết có ứng hay không, nếu tính cách đó chỉ là nhị hợp, không nghĩ nó có ảnh hưởng lớn, nhưng nó đi thành bộ cũng nên cẩn thận. Trong cung Tử của em có bộ sao Cơ - Hỉ - Linh - Riêu là bộ sao dạng ma ám thời xưa, và có bệnh về trí não thời nay. Trước đây Bác HTH cũng nói trong topic nào đó vợ chồng nên tránh ăn thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, vì ăn những con này khi sinh con sẽ bị điếc lác, ngẩn ngơ. Em cũng nên chú ý1 like
-
Năm nay nhiều dự định cho việc đi đứng, cũng nhận được sự giúp đỡ từ nhiều người, nhưng tin tức đến chậm hay muộn, mà nghĩ việc đi năm nay phải trì hoãn nhiều lần, nghĩ sang năm sau mới đi được.1 like
-
Thông Báo
chuxuan liked a post in a topic by Thiên Sứ
Kính thưa toàn thể anh chi em hội viên. Lý học đã xác định vạn vật luôn biến đổi .TTNC LHDP từ ngày thành lập 26. 9. 2005 đến nay, đã đi đúng hướng là một tổ chức nghiên cứu học thuật và văn hoá cổ Đông Phương. Trong quá trình hoạt đông,TT đã có nhiều thành tựu nhất định. Nhưng về căn bản, vẫn chưa huy động được hết mọi tiềm năng để đat mục đích nghiên cứu. Bởi vậy, chúng tôi đã cùng với những thành viên chủ chốt, quyết định sự thay đổi nhân sự như sau: - Thiên Sứ sẽ nghỉ và tham gia Hội đồng khoa học của TTNCLHDP. - Thế Trung - Tổng giám đốc Cty DTT - sẽ giữ cương vị Giám đốcTTNC LHDP. - Hoàng Triều Hải và Nguyễn Đức Thông phụ trách p.Giám đốc thường trực của TTNC LHDP. Mọi hoạt động của TTNC LHDP sẽ do ban giám đốc mới quyết định. Ban giám đốc mới sẽ chính thức hoạt động sau khi đề nghị của chúng tôi được sự chuẩn thuận theo thủ tục của TWH Đông Nam Á. Xin trân trọng thông báo.1 like