• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/04/2013 in all areas

  1. Mựa! Chán ỉnh ! Hồi nhỏ xem Tam Quốc, Thủy Hử, Đông Chu liệt quốc, Ngũ hổ Bình Tây, Ngũ Hổ Bình đông, La thông Tảo Bắc, Giao trì hiệp nữ, Bồng Lai hiệp khách... Lão gàn này hết sức khâm phục những anh hùng, liệt nữ Tàu. Cứ tưởng mình cũng oai như vậy, vung thanh kiếm gỗ, phi thân từ trên giường xuống đất. Ngã cái oạch, nhưng nhất đinh không khóc. Phóng phi tiêu như Kim Hồ Điệp tý vào mắt thằng bạn, bị anh nó cho mấy cái tát, xưng cả mặt. Bây giờ lớn lên, già rùi thấy mấy anh Tàu quả là giỏi nói phét. Tại hạ khâm phục! Khâm phục!
    3 likes
  2. LÀNG ĐÔNG A HỒI 2: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH DÀNH VÀ THỜI KỲ HÒA BÌNH. Sau khi chiến thắng lão Đức Bạc (Đức trọc) nhà bác Nga quay sang ủng hộ các cư dân một nửa làng Âu phía đông làng Âu bấy giờ nhà bac Nga tuy đói nhưng bác cũng chia sẻ với các làng khác Làng Á thì có nhà Trung và nha anh Việt làng Mỹ có chú Ba chung quy lại một mình Bác Nga đứng đầu những nhóm gọi là cộng đồng vô sản. Trở lại cái làng Đông A dòng tộc họ Hoa sau khi đánh đuổi được nhà Phù (nhà Oa) bằng sức lực của 2 anh em nhà Trung bắt đầu có sự chia rẽ nội bộ khi đó thằng anh muốn theo về nhà Nga thằng em muốn theo về nhà Kỳ thế là 2 anh em oánh nhau một trận kết quả cuối cùng cu em thua .Thề không dội trời chung cu em quyết định ly tông lìa tổ ra ngoài cồn bãi giáp nhà Phù lập lên một quốc đảo lấy Họ Đài và nhất nhất nghe lời anh Kỳ .Bấy giờ nhà Trung chiếm toàn bộ đất ông cha để lại và tập trung phát triển kinh tế. Sự nghiệp phát triển kinh tế của nhà Trung bấy giờ cũng kém lắm vì một tay anh chị lâu nay chỉ biết đánh đấm thì khi làm kinh tế cũng chẳng làm được nó èo uột con cháu khổ sở. Lại nói lại nhà bác Việt những năm Ất dậu đỉnh điểm của cả làng oánh nhau chí chóe con cháu dòng họ Lạc Hồng nổi dậy đánh đuổi nhà Mụ Đầm Pháp rồi cả bọn họ Phù năm ấy nhà Việt mới chính thức được ngẩng cao đầu trên toàn tỉnh. Nhưng cũng lại là cải xảy nảy cái ung khi mà các cụ bảo thủ khi đó ở phía góc vườn phía nam nhà Việt thì lại muốn giữ cái ghế cao nhất không chịu buông ra cho con cháu cấp tiến. Một ngày kia nhờ có sự can thiệp của nhà Đầm Pháp mà đám con cháu đã truất phế ngôi vị và theo phe gọi là cộng đồng hòa hợp. Ngoài bắc thì với tư tưởng anh Nga dẫn đầu thành ra 2 anh em nhà Việt cứ xung đột hoài. Cậu em sau khi được anh Kỳ bảo kê còn muốn lập dòng họ riêng lấy cái bờ dậu vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Trong khi đó nhà Triều cũng chẳng hơn gì tương đồng ở chố nhà Triều anh em cũng chia bè kéo cánh bấy giờ mạn bắc có bác Nga và nhà Trung giúp đỡ trưởng tộc Kim lên nắm quyền điều hành miền bắc. Phía nam nhờ có nhà Kỳ giúp đỡ cũng thành lập dòng tộc riêng. Duy nhất có họ Phù tức nhà Nhật bây giờ làm lễ rửa tay gác kiếm thề không trở lại giang hồ. Nhà Nhật nghĩ khôn hơn bằng cách tập trung dạy con cháu học hành và mở xưởng sản xuất . Nhà nhật biết rằng nhà mình không có của ăn của để nên tập trung sản xuất các loại đồ dùng sinh hoạt tinh vi cung cấp cho cả tỉnh nên chỉ sau ít năm nhà Nhật giàu lên trông thấy. Riêng nhà Việt sau này vì không muốn cảnh anh em một nhà mà 2 thằng 2 nơi nên quyết tâm gom thành một mối. Kể ra cũng phải kể đến vụ Nhà con mẹ me đầm Pháp muốn quay trở lại đục khoét nên mụ này đưa quân đến vùng xa nhà Việt đồn trú . Bực mình nhà Việt khi đó có sự hỗ trợ của bác Nga đã đánh cho nhà con mẹ me đầm một trận tơi tả. Trận đánh đã đi vào lịch sử với ý chí kiên cường và bất khuất lối đánh táo bạo và sáng tạo làm cả tỉnh phải xôn xao. Sau đận đó nhà Kỳ bắt đầu đổ dồn vào nhà chú em ở góc nam nhà Việt tạo nên sự phân chia anh em nhà Việt. Số trời đã định anh em nhà Việt một sống một mái để quy về một mối và kết quả cuối cùng sau mấy năm đánh nhau nhà Kỳ rút khỏi vòng chiến và chú em đành phải giải tán cộng đồng hòa hợp của mình. Xét về cuộc nội chiến này nhà Bác Nga giúp đỡ nhà Việt nhiều nhất. Khi đó nhà Trung cũng thỉnh thoảng có cân đường , hay bát gạo gọi là ... nhưng do bác Nga bận nhiều việc làng Âu nên làng Á nhà Trung tự coi mình như đại ca. Nhà Trung can thiệp khá sâu vào các nhà khác tại làng Đông A hầu như tuần chay nào nhà Trung cũng có nước mắt. Lấy cớ đã giúp đỡ bát gạo, tấm áo nhà Trung thường đi họp với các đầu nậu làng khác và quyết định sau đó về áp đặt cho em út nhà mình. Vào năm đâu 76-78 nhà Trung cũng đã vượt qua cả mặt Bác Nga để đứng lên làm chủ khi đó mấy nhà trong hội đã có sự chia rẽ. Chỉ khổ nhà bác Việt qua mấy ngàn năm bị nhà Trung lũng đoạn rồi nhà Mụ Đầm Pháp, kế đến anh em tương tàn năm 75 sau khi quy về một mối tưởng rằng nhà Việt từ đây có thể an tâm làm ăn không phải lo đánh đấm. Nhưng sự đời ai có ngờ sau khi Nhà Việt quy về một mối những tưởng con cháu ai về nhà đấy tập trung làm ăn để lo kinh tế vì kiệt quệ sau các trận đâm chém. Nhưng trời đã không cho nhà bác Việt được yên ổn. Số là bấy giờ nhà Trung sang nhà thằng Cam ở sườn giáp gianh nhà Việt gọi là tạo ra một chế độ công cụ người. Bọn mất dạy nhà Cam lập tức hưởng ứng và thực hiện chính sách tập diệt trong nhà anh em giết hại lẫn nhau chỉ bằng một nhát cuốc mạng người coi như cỏ rác chỉ trong vòng có mấy năm mà dòng họ nhà Cam vơi đi gần một nửa. Chuyện không có gì đáng nói nếu nhà Cam không xâm phạm sang nhà Việt bọn nhà Cam lúc đó được gọi là Pôn thường sang nhà Việt đánh tập kích con cháu nhà Việt ở vùng giáp ranh hàng rào. Lúc này nhà Việt không thể nín nhịn được nữa Nhà Việt cho mấy cháu có võ nghệ sang tận nhà Cam quyết quét sạch bọn mất dạy này. (còn tiếp)
    3 likes
  3. Tóm lại. vấn đề là "Ai là bá chú thế giới trong cuộc hội nhập toàn cầu?". Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì tôi đã gõ phèng phèng gọi là góp phần cho xôm tụ diễn đàn. Cuộc chiến nếu xảy ra sẽ không bao giờ lấy biển Đông là chiến trường chính - ngoại trừ một nước nào đó làm gà chọi quyết định thắng thua - chắc chắn không có Việt Nam rồi. Quan trọng là thời thế không còn như xưa để có một cuộc họp bí mật thứ II trong lịch sử nhân loại giữa hai ngài Obama và Tập Cận Bình để lựa gà, giống như trường hợp hai ngài Rigan và Goorbachop. Bây giờ là "bụp" thẳng thắn. Hôm nay, nước Nhật báo động tên lửa Triều Tiên. Sau đó cải chính là báo động nhầm.Quan chức phụ trách thành khẩn nhận khuyết điểm vì "báo động nhầm". Thực ra, tôi cho rằng đây là một "chiêu" xuất sắc, ý muốn nói: Nước Nhật và Đồng minh đã sẵn sáng đối phó. Lôi thôi là "bụp". Cũng hôm nay, đô đốc hải quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ xác định: Sẵn sàng hạ bất cứ tên lửa nào đe dọa Hoa Kỳ và Đồng minh. Tức là họ sẽ không gây chiến trước. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên thì sẽ lan rộng ra toàn bộ Đông bắc Á. Trong cuộc chiến này, ai phòng thủ hoàn hảo thì đó là kẻ chiến thắng. Một lần nữa, Thiên Sứ tui khuyên Trung Quốc nên "lựa cơm gắp xì dầu". Vấn đề sẽ không đơn giản chỉ là Biển Đông thuộc chủ quyền của ai - đó chỉ là những hiện tượng cục bộ với những quốc gia liên quan. Nói theo ngôn ngữ toán học thì nó chỉ là thành tố trong một tập hợp lớn hơn trong sự phân loại các sự kiện chính trị thế giới hiện nay. Mà là nó thể hiện tham vọng bá chủ và sẽ phải đối đầu với Hoa Kỳ. Cho dù Trung Quốc quảng cáo sự trỗi dậy của họ là trong hòa bình. Nhưng nó chưa được "khoa học công nhận". Hì! Lúc này thì "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" đều không thể tìm thấy chứng cứ cho sự "trỗi dậy hòa bình " của Trung Quốc. Còn bây giờ - trong điều kiện hiện nay - quan điểm chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến chỉ cần công đồng khoa học thực sự của cả thế giới xác định : "Không có Hạt của Chúa" trong thí nghiệm của cỗ máy LHC thì nghiễm nhiên sự dự báo nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử của lão gàn này là hoàn toàn chính xác. Còn sự dự báo đó, trên cơ sở hệ thống phương pháp luận với những luận cứ như thế nào, sẽ tùy thuộc vào đẳng cấp người quan tâm đến nó. Thiên Sứ tôi cũng chưa hẳn có thời gian để diễn đạt.
    3 likes
  4. Báo giới Mỹ: Hổ giấy Trung Quốc đang giương oai Thứ Năm, 11/04/2013 - 10:55 Trung Quốc đang đi vào “ngõ cụt” trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trước bối cảnh các nước láng giềng ngày càng có sự chuẩn bị kỹ càng về tiềm lực quân sự. Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) vừa có một cuộc tập trận rầm rộ, "diễu võ giương oai" với các nước láng giềng trên Biển Đông Mạng Quân sự Mỹ mới đây đăng bài phân tích đánh giá cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông vừa qua. Trong đó nêu bật mục đích cuối cùng của Bắc Kinh chính là muốn chuyển tới các nước đang có tranh chấp một thông điệp “Trung Quốc sẵn sàng can dự quân sự nếu tình hình tranh chấp căng thẳng”. Bài viết nhận định, Trung Quốc đang đi vào “ngõ cụt” trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trước bối cảnh các nước láng giềng ngày càng có sự chuẩn bị kỹ càng về tiềm lực quân sự. Bên cạnh đó, xu hướng đa cực hóa cùng sự quay trở lại của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương đang là “hòn đá tảng” trên con đường “phục hưng Trung Quốc”. Những động thái gây căng thẳng vừa qua trên biển Hoa Đông và Biển Đông càng chứng tỏ nhận định trên là có cơ sở. Bài viết cho rằng, Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy, đang cố vươn nanh dọa dẫm những kẻ yếu bóng vía mà thôi. Bản thân Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn nội tại rất khó giải quyết. Những vấn đề xung đột sắc tộc tại Tây Tạng, vấn đề thống nhất Đài Loan, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Iran.... khiến Trung Quốc phải phân chia lực lượng và dồn nhiều tâm sức đối phó. Tất nhiên, việc phô trương sức mạnh thái quá như vừa qua cũng là một chiêu bài thể hiện quyết tâm “giữ vững chủ quyền” của thế hệ lãnh đạo mới, đồng thời hướng luồng dư luận trong và ngoài nước ra một hướng khác để tranh thủ giải quyết các khó khăn nội tại. Trong một động thái có liên quan, trả lời phỏng vấn báo giới Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt cũng ngụy biện cho hoạt động diễn tập trái phép trên Biển Đông vừa rồi khi cho rằng, đây là hoạt động huấn luyện thường xuyên nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho hải quân Trung Quốc. Đồng thời Tư lệnh họ Tưởng cũng không quên khoa trương sức mạnh và kết quả thu được từ lần tập trận hồi giữa tháng 3 vừa qua. Theo Lam Ngọc Petrotimes ================= Cái này lão gàn đã phát biểu ý kiến lâu rồi. Đến tu thành Phật khó thế mà còn có đến 8.4000 pháp môn để thành Phật. Vậy hà cớ gì để phục hưng Trung Hoa chỉ có một con đường duy nhất là dùng sức mạnh quân sự? Còn có vài ngày nữa giới hạn đúng 12g khuya của Lọ Lem. Đúng là "chết vì thiếu hiểu biết!"
    2 likes
  5. TƯ LIỆU THAM KHẢO Quân đội Mỹ muốn khởi động lại chương trình vũ khí đối phó tên lửa TQ Thứ tư 10/04/2013 07:58 (GDVN) - Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí cần phát triển để đối phó tên lửa chống hạm DF-21D TQ. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí có thể đối phó với tên lửa DF-21D TQ để nhắc nhở. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, những năm gần đây, Lầu Năm Góc luôn coi tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc là mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ, buộc Mỹ phải tìm cách để đối phó với loại vũ khí này. Ngày 5/4, tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, một bản báo cáo mới công bố của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) kiến nghị, thông qua phương thức phá vỡ “chuỗi sát thương” tiến hành đáp trả đối với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Mặc dù bản báo cáo này liệt kê chi tiết các loại thủ đoạn đáp trả “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, nhưng phần lớn thủ đoạn trong đó đều dựa vào chương trình vũ khí mà Mỹ đã từ bỏ hoặc có kế hoạch hủy bỏ, trong đó có nhiều loại tên lửa đánh chặn, tàu tuần dương tương lai. Rõ ràng, báo cáo này muốn tạo dư luận ủng hộ cho những chương trình này. Theo bài báo, trong báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Tác động ảnh hưởng đối với khả năng của Hải quân Mỹ” được tiết lộ vào hạ tuần tháng 3, Ronald Aulock, chuyên gia vấn đề hải quân của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) được coi là “sát thủ tàu sân bay”, được một số nhà phân tích quốc phòng dự đoán là “người thay đổi quy tắc chiến tranh”, nhưng nếu Mỹ có thể kết hợp sử dụng các thủ đoạn đáp trả chủ động và bị động, có thể đánh bại các cuộc tấn công của loại tên lửa này. Tên lửa DF-21D - "Sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc Theo bài báo, mặc dù rất nhiều nhà phân tích cảnh báo, tàu sân bay Mỹ có nguy cơ bị tên lửa DF-21D tấn công, nhưng Ronald Aulock cho rằng, quân Mỹ có khả năng loại bỏ mối đe dọa tên lửa này của Trung Quốc. Trong báo cáo, Aulock đưa ra nhiều thời điểm tốt nhất để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Theo báo cáo, trong “chuỗi sát thương” của tên lửa Đông Phong-21D có vài thời điểm quan trọng, thông qua thực hiện các biện pháp đối kháng chủ động hoặc bị động vào các thời điểm đó là có thể xóa bỏ mối đe dọa tên lửa. Những thời điểm này bao gồm: Khi mục tiêu bị theo dõi và phát hiện, khi số liệu truyền tới giá phóng tên lửa chống hạm, khi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và khi đầu đạn tên lửa đạn đạo chống hạm bay vào bầu khí quyển phát hiện mục tiêu. Để đánh bại các cuộc tấn công của tên lửa DF-21D, báo cáo đề xuất rất nhiều kiến nghị. Trước hết, Hải quân Mỹ cần nỗ lực nhiều cho việc kiểm soát bức xạ điện từ hoặc sử dụng máy phóng mồi nhử. Những thủ đoạn này có thể làm cho hệ thống theo dõi tầm xa của Trung Quốc khó phát hiện ra biên đội tàu sân bay hơn, hoặc đánh lừa những hệ thống theo dõi này. Khi bị “mù” thì tên lửa chống hạm Trung Quốc đương nhiên mất khả năng đe dọa. Thứ hai, Hải quân Mỹ cần có trang bị đáp trả, tiến hành đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc trong các giai đoạn bay của nó, hoặc tiến hành gây nhiễu đánh lừa khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, làm cho nó bị mất tích. Muốn có khả năng này, chủ yếu dựa vào tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke thực hiện nhiệm vụ hộ tống trong cụm chiến đấu tàu sân bay. Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ Theo báo cáo, biện pháptiến hành tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm gồm có phát triển phiên bản cải tiến của hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa SM-3 của tàu khu trục Aegis, như SM-3 BlockIIA theo kế hoạch. Các biện khác có thể áp dụng như tăng tốc phát triển và trang bị pháo quỹ đạo điện từ, đồng thời nghiên cứu chế tạo, trang bị vũ khí laser thể rắn và laser điện tử tự do năng lượng cao, nâng cao hiệu suất tiêu diệt tên lửa của đối phương. Ngoài sát thương cứng, báo cáo còn cho rằng, khi trang bị có thể gây nhiễu hệ thống tác chiến điện tử của radar dẫn đường đầu cuối của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc tàu chiến có thiết bị tạo “mây” cản sóng bảo vệ tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc khi tới gần mục tiêu có thể bị đánh lừa. Thứ ba, báo cáo kiến nghị Hải quân Mỹ phát triển “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm để kiểm tra hiệu quả tác chiến thực tế của quân Mỹ. Theo báo cáo, loại “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển này chủ yếu dùng để mô phỏng đầu đạn của tên lửa DF-21D khi tiếp tục bay vào bầu khí quyển. Mỹ cho rằng, đầu đạn này sẽ tiến hành tấn công theo phương thức rơi xuống hình xoắn ốc. Hơn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa đối phương ở ngoài bầu khí quyển, nếu phát triển tên lửa đánh chặn trong bầu khí quyển nhằm vào DF-21D, thì cần loại mục tiêu trong bầu khí quyển này là “bia”. Ý tưởng tàu tuần dương thế hệ tiếp theo của Mỹ Aulock còn kiến nghị, Quốc hội Mỹ cần đánh giá kỹ lô Flight III tàu khu trục lớp Arleigh Burke có kế hoạch mua vào năm 2016, xem nó có khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa đầy đủ và hiệu quả hay không, có thể ứng phó với các cuộc tấn công tên lửa và đường không của Quân đội Trung Quốc trong tương lai hay không. Theo báo cáo, lô tàu khu trục này có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa mạnh hơn phiên bản hiện nay, nhưng kém so với tàu tuần dương thế hệ sau CG (X) đã bị hủy bỏ. Có phân tích cho rằng, dựa vào quy hoạch của báo cáo, quân Mỹ muốn kiềm chế “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc thì phải dựa vào các loại trang bị tiên tiến. Nhưng, xem lại các chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của Lầu Năm Góc thì có thể phát hiện, những trang bị này phần lớn đều nằm trong danh sách từ bỏ. Chẳng hạn, Lầu Năm Góc có ý định dừng kế hoạch nghiên cứu chế tạo tên lửa SM-3 BlockII và “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển (tên lửa), còn tàu tuần dương CG (X) lại có “công nghệ quá vượt trước, yêu cầu công nghệ quá cao, chi tiêu quá cao”, đã sớm từ bỏ vào năm 2011. Khi Lầu Năm Góc buộc phải thắt chặt chi tiêu để chuẩn bị trải qua những ngày tháng khó khăn, báo cáo này rõ ràng lại muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tức là nếu không có những chương trình vũ khí này thì các biện pháp đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc sẽ thất bại, an toàn của tàu sân bay Mỹ sẽ khó được bảo đảm. Trung Quốc phát triển khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ ra khỏi các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông để dễ bề áp đặt các tham vọng của họ, như tham vọng "đường lưỡi bò" Đông Bình ==================== Nếu quả thật Trung Quốc có ý nghĩ này, hoặc ai đó có ý nghĩ này và gán cho Trung Quốc thì tôi phát biểu thế này:Quên nhanh đi! Tàu sân bay thực tế đã trở thành vũ khí cổ điển. Bởi nó ra đời cách đây cũng ngót cả ....100 năm rùi. Nó chỉ để răn đe các nước chậm phát triển, hoặc không có tham vọng tham chiến lớn mà thôi. Nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì tàu sân bay, thâm chí cả máy bay ném bom B1, cũng chỉ la thứ vũ khí hạng hai giải quyết chiến trường, trước khi lục quân tấn công.
    2 likes
  6. Lại còn thế này nữa: =================== Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh? Tác giả: Viết Đỉnh (tổng hợp) Bài đã được xuất bản.: 05/04/2013 02:00 GMT+7 Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng. Có thể Kim Jong Un muốn tạo không khí chiến tranh, siết chặt hàng ngũ binh sĩ và củng cố vai trò kiểm soát dân chúng của mình. Không khí chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng hơn với những tuyên bố đe dọa của Bình Nhưỡng sẽ tấn công Mỹ và Hàn Quốc mấy ngày trước và hôm 30-3 lại tuyên bố "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA khẳng định như một tuyên cáo rằng: "Các mối quan hệ liên Triều được đặt trong tình trạng chiến tranh và tất cả các vấn đề giữa hai miền Triều Tiên sẽ được xử lý theo nguyên tắc tương ứng của chiến tranh". Thái độ của Bình Nhưỡng không có gì mới so với các diễn biến gần đây nhưng cũng khiến cho Washington và Seoul không thể xem thường về mối đe dọa chiến tranh hai miền Nam - Bắc Triều. Không biết các nhà chiến lược có tin rằng Triều Tiên dám khai hỏa chiến không, nhưng phần lớn dư luận quốc tế xem đây chỉ là những lời khiêu chiến có tính cường điệu. Một dẫn chứng cho tình hình này là ngay thời điểm Triều Tiên tuyên bố chiến tranh, hàng trăm nhân viên Hàn Quốc vẫn qua biên giới làm việc trong khu công nghiệp liên doanh nằm bên phần đất miền Bắc mà không có vấn đề gì. Phản ứng của Hàn Quốc như thế nào? Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phát biểu hôm 8-3 rằng: "Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, chế độ của Kim Jong Un sẽ biến mất khỏi trái đất theo nguyện vọng của nhân loại". Kim Jong Un trong chuyến thị sát tới đơn vị pháo binh tầm xa ở đảo Baengnyeong, biên giới phía tây của Hàn Quốc Ngày càng cho thấy đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un thường sử dụng. Có thể Kim Jong Un muốn tạo không khí chiến tranh, siết chặt hàng ngũ binh sĩ và củng cố vai trò kiểm soát dân chúng của mình. Hiểu được vậy nhưng Seoul cũng phải đặt mình trong tư thế sẵn sàng đáp trả. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố quân đội miền Nam sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, đồng thời theo dõi sát sao mọi biến động của quân đội miền Bắc. Hiện tại Seoul cho biết không có nghi ngờ nào được phát hiện. Hoa Kỳ, đồng minh của Hàn Quốc, đã ra thông cáo cho biết không thể xem thường những đe dọa của Bắc Triều Tiên đồng thời khẳng định lại "mối quan hệ chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc". Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle thì kêu gọi Triều Tiên sớm chấm dứt điều mà ông gọi là "trò đùa với lửa". Cho dù những hình ảnh được công bố và lời nói đến từ Bình Nhưỡng là vu vơ, nhưng vẫn làm cho các cường quốc phải quan tâm. Trong một thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nêu rõ: "Pháp vô cùng quan ngại trước tình hình trên bán đảo Triều Tiên và khẩn thiết yêu cầu nước này không được có thêm động thái khiêu khích nào, tuân thủ nghĩa vụ của quốc tế, nhất là trong khuôn khổ các nghị quyết xác đáng của Liên Hiệp Quốc đồng thời nhanh chóng nối lại con đường đối thoại". Nga cũng bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với tình hình tại bán đảo Triều Tiên.Trong một thông cáo ngoại giao hôm cuối tuần qua, Moscow kêu gọi hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ hãy chứng tỏ thái độ "trách nhiệm và kiềm chế tối đa". Ông Grigori Logvinov, một quan chức ngoại giao Nga đặc trách hồ sơ Triều Tiên, cho biết Nga không thể thờ ơ khi căng thẳng đang leo thang từng ngày ở cửa ngõ biên giới phía đông của mình. Các binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc tập trận Những hành động của Triều Tiên giống như đổ thêm dầu vào lửa, đến nỗi Hàn Quốc và Mỹ vừa tuyên bố ký một thỏa thuận để cùng có kế hoạch đối phó nếu Bình Nhưỡng biến những lời đe dọa thành sự thực. Việc ký kết thỏa thuận nói trên diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc đã và đang có những cuộc tập trận chung, trong đó có cả sự tham gia của các máy bay ném bom B-52 và B-2. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, George Little, cho hay các chuyến bay của pháo đài bay B-52 là nhằm đảm bảo lực lượng hỗn hợp Mỹ - Hàn được huấn luyện chiến đấu đầy đủ nhằm đối phó với hành động gây hấn. Các chiến lược gia quân sự của Hàn Quốc rõ ràng đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, và dường như người dân nước này cũng đang sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy rằng một cuộc tấn công của Triều Tiên theo kiểu những năm 50 của thế kỷ trước rõ ràng là không thể xảy ra, nhưng người dân Hàn Quốc vẫn cảnh giác về những nguy cơ bùng nổ mồi lửa xung đột giữa hai miền Nam - Bắc. Tháng trước, một vị tướng cấp cao của Hàn Quốc trình bày trước Quốc hội các kế hoạch về những cuộc tấn công phòng ngừa nếu tình báo phát hiện những sự chuẩn bị tấn công hạt nhân từ Triều Tiên. Ông nói rằng: "Một khi chúng ta phát hiện pháo hoặc tên lửa tầm xa đang được Triều Tiên chuẩn bị, sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công". Hàn Quốc lo xa cũng dễ hiểu bởi với sơ đồ chiến lược bố trí quân sự như hiện nay, một máy bay Triều Tiên chỉ cần ba phút để tới Seoul và một quả đạn pháo của Bình Nhưỡng chỉ cần một phút để bay sang phía bên kia biên giới. Dòng xe trở về Hàn Quốc sau một ngày làm việc ở khu công nghiệp Kaesong trên phần đất Triều Tiên hôm 30-3 Thêm một lý do nữa, quân đội của Triều Tiên gồm 1,2 triệu binh sĩ, nhiều gấp đôi con số 640.000 binh sĩ của quân đội Hàn Quốc và 28.000 lính Mỹ đóng trên bán đảo Triều Tiên. Về tổng thể, quân đội Triều Tiên được cho là già cỗi, thiếu thốn nhiên liệu, các thiết bị lạc hậu, nhưng họ sở hữu hai mối đe dọa khôn lường là lực lượng đặc nhiệm và pháo binh. Trong một báo cáo hồi tháng 3-2012, Tướng James Thurman, chỉ huy lực lượng đặc biệt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc ở Hàn Quốc, đã cảnh báo rằng Triều Tiên đang tiếp tục cải thiện khả năng của lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới, với các binh sĩ được huấn luyện đặc biệt trong những nhiệm vụ nguy hiểm và khác thường. Theo tướng Thurman, Bình Nhưỡng có 60.000 binh sĩ trong đơn vị đặc nhiệm và hơn 13.000 khẩu pháo, phần lớn được bố trí dọc theo khu phi quân sự DMZ và hướng về Seoul, thủ đô đông đúc của Hàn Quốc và chỉ cách biên giới hai miền 48km. Các lính đặc nhiệm là mũi nhọn của quân đội Triều Tiên, xâm nhập bằng đường không, đường biển và có lẽ là cả bằng vỏ bọc dân sự, để tấn công vào các công trình hạ tầng của Hàn Quốc và các căn cứ Mỹ. Sự hỗn loạn có thể càng tăng cao bởi các cuộc gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Ngoài ra, với số lượng quân chính quy và hỏa lực mạnh, quân đội Triều Tiên có thể tập trung các đơn vị với quân số lớn, củng cố phòng thủ ở DMZ, chọc thủng nấc thang hàng rào bảo vệ thứ hai của Hàn Quốc và tiến vào khu vực Seoul cũng như các vùng quanh đó, nơi có khoảng 24 triệu dân sinh sống. Cho dù các lời đe dọa qua lại giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên ngày càng đằng đằng sát khí, giới quan sát nhận định một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai nước khó xảy ra vào lúc này. Theo Viết Đỉnh/ DNSG cuối tuần ========================== Trong "canh bạc cuối cùng này" - coi như là một tập hợp giành ngôi bá chú - có các siêu cường chính gồm: Hoa Kỳ và đồng minh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ (Họa sĩ vẽ thiếu chi tiết này). Phân loại tiếp các thành phần trong tạp hợp thì có hai phe chính: Một bên là Trung Quốc đứng một mình với hy vọng lôi kéo Nga về phe mình (Cũng như Hoa Kỳ lôi Trung quốc về phe trong cuộc đối đầu với Liên Xô trước đây. Trung quốc lợi dụng nổi lên và tham vọng bá chủ). Còn lại do Hoa Kỳ đứng đầu. Trước đây, ngài Đặng Tiểu Bình có dặn lại những người kế nhiệm là "Ần mình chờ thời" - Thật là một mưu lược sâu thẳm. Nhưng tiếc thay! Những người kế nhiệm ông ta với sự vượt lên về kinh tế, đã chủ quan cứ tưởng thời của họ đã đến và ra mặt chia đôi thiên hạ với Hoa Kỳ. Đây là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ thất bại bởi những nguyên nhân sau đây: 1/ Nếu dùng sức mạnh để giành ngôi bá chủ thì quân đội của họ sẽ không thể chống lại Hoa Kỳ. Cuộc chiến càng khốc liệt thì ý nghĩa của sự tự sát càng lớn. Tôi nói thì không đủ tin. Nhưng một vị tướng Nga cũng đã nói về điều này. 2/ Dùng sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm thì Hoa Kỳ từ lâu đã có cả một hệ thống liên hệ về kinh tế và quan hệ chính trị, quân sự trện khắp thế giới với các nước Đồng Minh. Cùng với mối quan hệ này Hoa Kỳ hiện diện, gần như khắp thể giới, thể hiện quyền lực của họ. Còn Trung Quốc thì gần như số không, Chưa nói đến Hoa Kỳ là một đất nước hợp chủng, có một mục đích - mà tôi gọi đùa bảng hiệu - kế thừa từ những cuộc cách mạng từ thế kỳ XVIII, đó là: Tự do - Bình Đẳng - Bác ái và Nhân quyền, được minh chứng bằng một đất nước phát triển và có một tổ chức xã hội tốt nhất thế giới về nhiều phương diên. Trung Quốc chẳng có gì cả, ngoài một nền tảng Lý học khập khiễng với nội dung "mê tín dị đoan" và "chưa được khoa học công nhận", bởi không có "cơ sở khoa học" - nhân danh Khổng Tử với những Viện Khổng Tử mọc lên ở khắp nơi. Còn vấn đề Cao Ly, tôi nghĩ đấy là cái cớ tuyệt hảo để Hoa Kỳ triển khai quân đội hoàn toàn chính danh trong việc đối phó với Trung Quốc trong "canh bạc cuối cùng" . Cao Ly thống nhất hay chiến tranh; hoặc giữ nguyên trạng thái căng thẳng thì Hoa Kỳ vẫn đạt được mục đích của mình. Và tôi coi đó là yếu tố rất cốt lõi, trong giai đoạn hiện nay. Chưa đến hạn chót về thời gian, tôi không muốn phân tích kỹ hơn, nhưng đã rất khách quan khuyên người Trung Quốc trao trả Trường Sa và Hoàng sa, đồng thời long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Họ không nghe thì thôi. Tôi không có "nghĩa vụ và quyền lợi liên quan". Gõ phèng phèng vậy thôi.
    2 likes
  7. Tiếng Việt 1. Các Qui Tắc tạo Từ của Tiếng Việt (viết tắt là QT) Cái Nền để nghiên cứu lời Nói của giống Nòi là cái Nôi khái niệm. Thủa bé , một lần đọc báo thấy nêu một nhà nghiên cứu ngôn ngữ người Pháp (thời thuộc địa) nhận xét rằng: “Tiếng Việt là mẹ của các ngôn ngữ trên thế giới”, và đưa ra nhiều ví dụ. Như trường hợp giục phu kéo xe tay đi nhanh, người Việt lệnh “Mau lên!”, người Madagatsca ở Ấn Độ dương lại lệnh “Gao len!”(hay là muốn nói “gâu” lẹ! ?). Qui tắc tạo từ của tiếng Việt (QT) trình bày bằng 5 mục dưới đây: 1/ NÔI khái niệm: Đặt tên là NÔI vì: 1.NÔI=Nôi. Nôi là vật dụng để đặt đứa trẻ sơ sinh nằm nghe mẹ ru mà biết nói. 2.NÔI là cái Ổ (chữ Ô ở giữa) sinh ra ngôn từ tính Âm (N-Negative) và ngôn từ tính Dương (I-Innegative), (theo đúng “Nam tả, Nữ hữu”) 3.NÔI=Hội=Hột=Một. Nôi là một hột giống sinh ra muôn vàn hột giống khác (Tất cả đều trong Một. Một=1 là Dương. Dương sinh ra Âm; Dương có trước, Âm có sau). Hội=Hột=Một: Một hột cây hội tụ tất cả các gen của một loài cây. 4.NÔI=Nở. NÔI là NÔI mẹ ắt nở ra muôn vàn Nôi con. Nôi con sinh ra nhiều từ sắc thái khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng là cùng nôi khái niệm. Chính là NÔI đã làm ra QT Nở. 5.NÔI=Nở=Vỡ=Vỏ=Vo. Quá trình nảy mầm của hột giống là Nở cho Vỡ cái Vỏ (Vỏ=Giỏ=Da, bọc ngoài mầm hột) để vỏ ấy bị Vo (tự tiêu rã) mất. Chính là NÔI đã làm ra QT Vo. 6.NÔI=Nối=Lối=Lướt. NÔI đã sinh ra lối (cách thức, đường lối) nối cái phụ âm đầu hay cái vắng phụ âm đầu của từ đầu câu với cái âm vận của từ cuối câu thành một từ mới. Chính là NÔI đã làm ra QT Lướt. 7.NÔI=Nõn=Nộn=Lồn=Lời=Rỡi (“Ruột Lời”=Rỡi). NÔI=Cội=Cọc=Tóc=Tay=Tơi (“Tay Lời”=Tơi). Tơi là cái áo của lời. Bản thân Tơi không làm nên lời, cũng như bản thân áo không làm nên người. Lời=Ngời (sáng)=Người. Một lời nói ra thể hiện một cái sáng của con người (“Văn là người”. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh=Mình). Rỡi thuộc âm vì nó là cái Vần, nó có công tạo ra lời lớn hơn công của Tơi (Âm=Vâm=Vần). Tơi thuộc dương vì nó là cái áo, giúp một phần vào tạo ra lời (Dương=Giúp, vì “Dương nằm Úp”=Giúp, nên trai bao giờ cũng giúp đỡ gái). (Tiếng Tây còn gọi thân mật là “Cái áo của em ơi!”, nhưng khi chồng nát rượu, bà vợ đá cho một cú lăn cù xuống cầu thang gỗ, khuất mắt. Hàng xóm cùng tầng nghe động, sang hỏi có gì mà ồn chuyện vậy, bà vợ trả lời tỉnh queo: “ Xin lỗi ạ, tôi lỡ tay làm rớt cái áo ấy mà”). Chính là NÔI đã làm ra QT Tơi-Rỡi. 2/ QT Vo: Là vò rụng đầu rụng đuôi một từ đa âm tiết, còn lại cái lõi thành từ đơn âm tiết. VD: Ha-Na-Xư ( tiếng Nhật nghĩa là nói), rụng còn lõi Na (tiếng Việt nghĩa là nói). Pnom (tiếng Khơ Me nghĩa là núi), rụng còn Non (tiếng Việt nghĩa là núi. Đến m dài còn bị vò rụng đuôi còn n ngắn). Blơi (tiếng Mường nghĩa là trời), rụng còn Lời=Trời (Mà lời là do trời cho thật, những loài sống ngầm dưới đất như loài giun, không hưởng trời nên không có tiếng kêu). Vo còn dẫn tới hậu quả là Vo cả câu. VD: “vuông Chữ Nho nhỏ” vo rụng đầu “vuông” và đuôi “nhỏ” thành còn cái lõi là Chữ Nho. “Trong ấy” vo thành Trỏng. “Bên ấy” vo thành Bển. “Anh ấy” vo thành Ảnh. 3/QT Nở: Một từ trong NÔI sẽ nở ra hai từ, một từ là tính âm (0) và một từ là tính dương (1). VD: Từ Mỗi nở ra từ Mô (0) và từ Một (1). Từ In nở ra từ Uống (0) và từ Ăn (1). Từ Túc nở ra từ Tấn (0) và từ Tay (1). Nguyên tắc là hai từ mới phải cùng Tơi (hay cùng Vắng Tơi) với từ cũ. 4/ QT Lướt: 1.Lướt hai từ: Lướt để chắp Tơi của từ đầu với Rỡi của từ sau thành từ mới có ý nghĩa logic với ý nghĩa tạo bởi hai từ trên. VD: “Hai Yêu”=Hiếu (Hai thế hệ già và trẻ phải yêu thương nhau. Nho viết bằng chữ Lão ở trên và chữ Con ở dưới, thành chữ Hiếu). 2.Lướt cả câu: Lướt để chắp Tơi của từ đầu câu với Rỡi của từ cuối câu thành từ mới có ý nghĩa logic với nội dung của câu. VD: “Làm gia công cho lưỡi cưa cùn sắc lại như Mới”=Lỡi (thợ Lỡi, máy Lỡi). 3.Lướt từ lặp: Thành từ mới có ý nghĩa như mục đích của từ lặp là nhấn ý “nhiều”, nhưng thanh điệu thì là tổng phép cộng số học nhị phân của hai từ đồng âm đồng nghĩa trên. Ví dụ “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1 (Nhiều cái chung ở một nơi thành đông là Chúng: Chúng tao, Chúng mày, Chúng nó, “Chúng Qua”=Choa). “Quân Quân”=Quần, 0+0=1 (ghép thành từ đôi Quần Chúng, chỉ số đông người). “Đông Đông” lúa = Đồng lúa. “Mai Mai”=Mải, 0+0=1. “Mải Mải”=Mãi, 1+1=0. (“Lâu Mãi”=Lai, là tương lai). Sáu thanh điệu của tiếng Việt chia ra hai nhóm: Nhóm âm (0) gồm “không”, “ngã”, “nặng”. Nhóm dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền”. 4.Lướt Lủn hai từ: Từ đầu giữ nguyên và lướt tới lấy dấu thanh điệu của từ sau thay cho thanh điệu của mình. VD: “Việt Nói” = “Viết sắc Viết”=Viết (Viết= Van=Văng=Vân=Vân Vân=Và=Na=Nói=Nài, dần dần Viết chuyển sắc thái là “nói bằng văn bản” rồi dùng đại diện cây Viết). “Bụt Nói”= “Bụt sắc Bút”=Bút (tháp Bút ý là ở đó ngự lời của Bụt, sau Bút dùng đại diện cho cây viết, gọi là cái Bút. Bút dùng để “Pút”- post lên, và “Pút Lên”=Pen, tiếng Anh). Lướt Lủn tức là lướt cụt lủn hai từ (“Lời ngắn Ngủn”=Lủn) 5.Lướt Lỏn hai từ: Từ đầu lướt tới lấy Tơi của từ sau ghép vào Rỡi của mình thành từ mới có Rỡi mới. VD: “Hai Mươi”=Hăm. “Ba Mươi”=Băm. “Nghỉ Một” tí = Nghỉm tí. Lướt Lỏn tức là lướt gọn lỏn hai từ thành một từ (“Lời nói Gọn”=Lỏn). 5/ QT Tơi-Rỡi: Thay Tơi hay Rỡi của một từ đều tạo ra từ mới cùng nôi khái niệm với chính từ đó. VD: Hò=Hú=Hô=Hét=Hót=Hớt=Hát=Hỏi=Gọi=Gí (tiếng Đài Loan)=Gô (tiếng Nhật)=Gọi=Nói=Nài=Na=La=Và (tiếng Quảng Đông)=Viết=Van=Văng=Mắng=Mách=Mạ=Nhả=Nhắn=Vắn=Vấn=Vân= Vân Vân = Ngân Nga = Thả= Thỏ Thẻ = Thưa =Thốt =Thuyết =Thoại = =The Thot = Thi Thâm =Ngâm=Ngợi=Ngữ=Ngôn=Ngỏ=Ngả=Ca=Kêu=Coỏng(tiếng Quảng Đông, Đài Loan, Mân)=Quát=Quang Quác = Cáo = =Quảng=Giảng. Kết luận: Từ Điển mà giải thích như nôi khái niệm về “nói” vừa nêu trên thì còn ai kêu ca hay van nài gì nữa? Mắc mớ gì cứ thấy từ nào có viết bằng chữ nho thì giải thích đó là “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt”. (Hán ngữ “Shuo” nghĩa là nói, “Yu Yan” nghĩa là ngôn ngữ, “Yáo Lán” nghĩa là cái nôi, “Jiang” nghĩa là giảng). Ngỏ là từ có sắc thái rất lịch sự, Ngỏ lời hay thư Ngỏ là yêu cầu phải có trả lời, nếu không trả lời là bất lịch sự, như “Ngỏ lời xin cưới”. Ngỏ = Thỏ Thẻ = Thưa Thốt. “Thốt cho đến Tuyệt”= Thuyết. Tiếng=Thiêng=Thanh. Sáng=Láng=Linh. Dân tộc ta có Tiếng nói là mượt mà và con người là Sáng Dạ, đó là cái thiêng liêng nhất. Câu đối trong đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm Hà Nội: “Sơn Bất Tại Cao, Hữu Tiên Tắc Thanh. Thủy Bất Tại Thâm, Hữu Long Tắc Linh”. Nổi Tiếng và Sáng là Thanh Linh = Thiêng Liêng. Thiêng Liêng vì trong Ta có cả “Sáng Âm”= Sấm, là khả năng tiên tri. Có khả năng tiên tri là do biết bói quẻ: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch, của người Việt. Câu Sấm: “Song Ngư liền địa, Nghi Lộc phát vương”. Nghi Lộc là Ngộc Ly. “Người Gốc” = Ngộc. Ly là Lửa. Người=Ngời=Ngọc=Ngộc. Trời=Trưa=Lửa. “Dân Lửa” = Giữa. Giữa Chỗ = Giao Chỉ = Giao Chứa = Gieo Chữ. Giao=Gieo (gieo lúa là giao hột lúa cho đất). Chỗ là vị trí bất động, tức “Chẳng Đi”=Chỉ止. Chứa=Chữ=Trữ=Tự字=Tự嗣 (Chứa=Chữ=Tự 字nghĩa là nối dòng văn hóa, Chứa=Chửa=Tựa=Tự 嗣nghĩa là nối dòng huyết thống. Có cùng Gien thì mới Giống như Tựa hay giống như Tạc. Tiếng Nhật “O-Na-Di Đếx Né” nghĩa là “Nó - Na Ná - Giống Đấy Nhé”) . “Kinh Gieo” = Keo. Dân Kinh = Cần Keo (tiếng Tày Thái). “Dân Kinh” = Dinh=Dính. Keo Dính = Keo Dán = Keo Gắn. Gắn=Đặn(Đầy Đặn)=Đám=Đàn=Đoàn. Gắn Keo = Gắn Kết = Đoàn Kết. Trong Mình của người Việt có hai cái Sáng. Một cái Sáng là cái “Ta Dương”=Tướng, là cái thể hiện ra ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt, đó chính là cái “Sáng Mắt”=Sắt. Một cái Sáng là cái “Ta Âm”=Tâm, là cái sáng bên trong không thể hiện ra ngoài, không thể nhìn thấy được, Tâm=Tấm=Tỏng=Lòng=Trong (biết “Tường tận trong Lòng”=Tỏng), đó chính là cái “Sáng Lòng”=Sóng=Son (sóng ở đây là cái sóng ánh sáng, nó là vi ba, bước sóng cực nhỏ, nên gọi là “Sóng Con”=Son). Rõ ràng từ Sắt Son là một cấu trúc Dương (Sắt) Âm (Son) cân bằng, bởi vậy nó rất bền vững, không bao giờ thay đổi. Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH HN 1977 , trang 675, giải thích Sắt Son: Thủy chung trước sau như một trong tình yêu, vd “Nào lời non nước, nào lời sắt son”. Giải thích như vậy mới chỉ là giải thích một ứng dụng của từ Sắt Son trong một lĩnh vực cụ thể là tình yêu, chưa phải là giải thích bổn nghĩa của từ Sắt Son ở nguyên do của nó. Cái Sáng của người Việt lại là do Trời cho bằng chính cái ánh sáng của Trời (và Trời chỉ chọn Người để cho chứ không cho các loài khác): Trời=Ngời=Người= “Người có Óc”=Ngọc (“Ngọc chưa mài chưa thành quí. Người chưa học chưa tri lý”). Ngời=Nguyệt=Nhiệt=Nhật đều là ánh sáng của Trời, phần Nguyệt thì Trời đem cho Trăng, Nguyệt thành ánh sáng của Trăng, nhưng vẫn là của Trời. Vậy chính xác thì Trời mới chính là kẻ “đã cho ta Sáng Mắt, Sáng Lòng”. Bởi vậy người Việt Sắt Son nhất là Sắt Son với Trời, luôn biết nói “Nhờ Trời”, “Ơn Trời” và kêu “Trời Ơi”. Bởi vì: 1. Trời đã cho Ta cái tên bằng ánh sáng của Trời: Trời=Ngời=Người (=Ngài=Ai= “Thể Ai”=Thai) 2. Trời đã cho Ta cái khả năng tư duy: Trời=Ngời=Nghĩ (=Ý=Chí=Trí=Tri=Bì=Biết=Biệt) 3. Trời đã cho Ta cái khả năng thị giác: Trời=Ngời=Ngắm (=Nhằm=Nhòm=Nom=Dòm=Nhòm=Nhìn=Nhãn=Khán=Khám) 4. Trời đã cho Ta cái khả năng thính giác: Trời=Ngời=Nghe (=Ngóng=Thông=Thính) 5. Trời đã cho Ta cái khả năng khứu giác: Trời=Ngời=Ngửi (=Khui=Khứu) 6. Trời đã cho Ta cái khả năng xúc giác: Trời=Ngời=Ngậm (=Cầm=Chạm=Nắm=Nã=Xoa=Xát=Sát=Sờ) 7. Trời đã cho Ta cái khả năng tiên tri: Trời=Ngời=Sới=Sấm Tên riêng của mỗi cá nhân cũng là cái sáng, của Trời cho, gián tiếp qua ánh sáng của con Đom Đóm. Trẻ con rất thích bắt Đom Đóm chơi. Đom Đóm=Tóm=Tên=Tánh=Danh (ra đời mới thành Tên hay lớn lên làm ăn đã thành Danh đều bị Tóm vào “sổ hộ khẩu” và vào sổ Nam Tào tất). Tên gọi những nơi cần quảng cáo cũng đều xuất xứ từ cái sáng của con Đom Đóm: Đom Đóm=Điểm=Điếm=Tiệm=Tên. Trời đã cho Ta cái khả năng tiên tri: Trời=Ngời=Sới=Sấm. Ngoài các khả năng của 5 giác quan (thường gọi là Ngũ quan) là của Trời cho. Trời còn cho thêm giác quan thứ Sáu (nó ở rất Sâu và tồn tại rất Lâu theo con người, kể cả khi xác đã trả về đất chỉ còn lại cái hồn, giác quan thứ Sáu đó vẫn còn. Sáu=Sâu=Lâu=Lục=Lão=Luôn Luôn= “Lâu Mãi”=Lai, tức đến các “Kế Tiếp”=Kiếp sau vẫn còn). Giác quan thứ 6 đó là cũng từ cái Sáng của Trời (“Sáng danh Chúa ở côi Lời”): Trời =Ngời=Sới=Sấm (lời Sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều câu còn ứng nghiệm vào 500 năm sau). Sấm là cái “Sáng Âm”=Sấm. Sới là chỉ địa điểm, là cái “Sáng Nơi”=Sới, địa điểm đó phải chọn theo PTLV, là nơi Sáng tức nơi Linh, gọi là Địa Linh (như nơi đặt mồ mả, nơi xây Sới võ, nơi xây công trình v. v. Sới phải phù hợp với cái Sáng Âm thì mới phát huy được cái “Sáng Tới”=Sới (“Âm phù Dương trợ”). Chúa Nguyễn Hoàng đã nghe theo Sấm của Trạng Trình mà chọn được Sới là nơi “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, biết đường đi “Ta theo hướng Mới”=Tới, đó là cái “Tới Dương”=Tương nên được “Lâu Mãi”=Lai. (Tương Lai là từ hoàn toàn thuần Việt). Tương Lai kể cũng quan trọng thật, nhưng Hạnh Phúc là cái xài liền, không phải là chờ đợi đến tương lai mới được hưởng. “Dân dĩ Thực vi Thiên”, cái “Thật Đức”=Thực là cái Thực có trên thực tế, và là Thực là đủ ăn (“Thức Thức”=Thực, 1+1=0, các thức để “ăn” đây bao gồm cả ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn làm, ăn nằm), mới là cái dân cần “Thấy đầu Tiên”=Thiên. Nguyên hai câu là “Nhân dĩ Hòa vi Qúi. Dân dĩ Thực vi Thiên” nó có hai nghĩa cho cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, vì Hòa là lúa, Hòa lại là Hòa Hiếu; Thực là nhiều Thức, Thực lại là sự Thực, mà sự thực thì chỉ có “Thật Đức”=Thực, xã hội đạo đức giả thì không thể có sự thực. Quán nhậu treo hai câu trên chỉ mong người ta hiểu phiến diện có một nghĩa là ăn nhậu sướng bằng Trời-Thiên. Chữ nho Hòa 和 là cây Lúa 禾 và Mình 口,“Em xinh là xinh như cây lúa” (lời hát chèo), cũng lấy chữ Hòa 和 ấy ghép với chữ “Hai Yêu”=Hiếu 孝 thành từ ghép Hòa Hiếu 和 孝 cho cả hai nghĩa: yêu tôn trọng thiên nhiên (Mình 口yêu cây Lúa 禾 và cây lúa yêu mình, như Hiếu 孝: thế hệ Lão 老 yêu thế hệ Con 子, và thế hệ con yêu thế hệ lão, chữ Con 子 đặt ở dưới có nghĩa là con phải gánh vác di sản và đề cao truyền thống mà thế hệ Lão 老 để lại). Rõ ràng dân trồng lúa (nền văn minh lúa nước) là dân Hiền Lành nhất trên đời này. Nhưng đừng thấy người ta Hiền Lành mà tới hiếp đoạt của người ta, sẽ bị người ta Hành Liền, cái hàm ý này chỉ có trong ngôn từ rất mượt mà của Tiếng Việt mà thôi. (Vụ án “Máu thắm đồng Nọc Nạn” ,năm 1928 ,tòa án thuộc địa cùng luật sư người Pháp đã xử cho những người nông dân trồng lúa Hiền Lành đã phải vùng lên Hành Liền, khi bọn cường hào tới hiếp đoạt ruộng đất mà họ đã bỏ công khai phá, được trắng án như tòa tuyên: “vô tội”). Cho nên người đời trên thế giới rất biết tôn trọng người dân Việt vốn Hiền Lành. Ngôn từ Việt đã hàm ý rõ tất cả rồi, không hề nói dóc. Tìm bao giờ cho thấy Hạnh Phúc?. Đơn giản, phải tìm nhiều. Tìm nhiều thì “Hạnh Hạnh”= Hành, 0+0=1; “Phúc Phúc”= Phục, 1+1=0, tìm nhiều để đến được Hạnh Phúc là phải Hành Phục. Hạnh Phúc theo dấu thanh điệu là 0+1 (là cân bằng âm dương, cho kết quả là 0+1=1 là kết quả tích cực). Hành Phục theo dấu thanh điệu là 1+0=1 (là cân bằng dương âm, cho kết quả là 1+0=1 là kết quả tích cực). Hành Phục có nghĩa đen là “làm lại như cũ” (phục hồi), quay lại sống tôn trọng thiên nhiên (như Cụ Sáu = Cụ Lâu = Cụ Lão=Tử Lão=Lão Tử từng nói), nghĩa bóng là Phục Thiện (theo dấu thanh điệu là 0+0=1 là kết quả tích cực). Điều Hành Phục để luôn có Hạnh Phúc, người nông dân Việt đã biết từ thời cổ đại. Chính họ nói: “ Hiền như Đất. Thật như Ruộng”. Cho nên ăn hoa màu được hạnh phúc rồi là họ lo ngay Hành Phục lại sức khỏe cho đất: Cày phơi ải để làm tiệt trùng ( làm “Tới Diệt”=Tiệt. Cũng như “Hố chôn xác Chết”=Huyệt, “Tới Chót”=Tót, “Tới Hết”=Tuyệt, Tót Vời=Tuyệt Vời, Vời=Vợi=Viễn), rồi bón phân hữu cơ trả lại các vi lượng cho đất. Đất nó “Hiền Thiệt!” nên đối xử với nó lại phải “Hiệt Thiền” . Hiệt là “Hồn Việt”=Hiệt. Chữ Hiệt 黠 là “chất xám”( chữ Đen=Hoẻn=Hắc 黑) và “lòng tốt” (chữ Tốt= Cốt= “Cốt Đạt”=Cát 吉). Từ “chất xám” ngày nay giới khoa học nông nghiệp gọi bằng từ đại diện là “biện pháp khoa học kỹ thuật”, còn từ “lòng tốt” thì phải chịu tiếng Việt, không lấy từ gì làm đại diện nổi. Thiền là “Thật Hiền”=Thiền. Vì đất “Hiền Thiệt!” nên đối xử với đất phải “Hiệt Thiền”, tức phải có ánh sáng KHKT và tấm lòng “Thật Hiền”=Thiền ( theo thanh điệu thì cũng cân bằng âm dương 0+1=1 là kết quả tích cực) đối với mọi việc đụng tới đất: canh tác, khai khoáng, thủy điện v.v. Cứ thế tích cực Phục Thiện nhiều thì sẽ đạt Phúc Thiền, 1+1=0, là cái Tâm trống rỗng, lúc đó đạt được tót đỉnh của Phúc. QT Tơi-Rỡi đã cho ra một nôi khái niệm về “nói”: Hò=Hú=Hô=Hét=Hót=Hớt=Hát=Hỏi=Gọi=Gí (tiếng Đài Loan)=Gô (tiếng Nhật)=Gọi=Nói=Nài=Na=La=Và (tiếng Quảng Đông)=Viết=Van=Văng=Mắng=Mách=Mạ=Nhả=Nhắn=Vắn= =Vấn= Vân=Vân Vân=Ngân Nga=Thả=Thỏ Thẻ =Thưa=Thốt =Thuyết =Thoại =The Thot=Thi Thâm=Ngâm=Ngợi=Ngữ=Ngôn= =Ngỏ=Ngả =Ca=Kêu=Coỏng(tiếng Quảng Đông, Đài Loan, Mân)=Quát=Quang Quác=Cáo=Quảng=Giảng. Ngỏ mang sắc thái lịch sự: Ngỏ=Thỏ Thẻ=Thưa Thốt. “Thốt cho đến Tuyệt”=Thuyết. “Thốt Noái”=Thoại. Nói nghĩa là Nêu ra bằng lời. Viết nghĩa là Nêu ra bằng chữ. Tiếng Việt đơn giản là cái do người “Kinh Nêu”=Kêu, và “Việt Nói”= “Việt sắc Viết”=Viết. Theo nôi khái niệm về “nói” ở trên mà hiểu thì Tiếng là “Tự người việt đưa ra lời từ Miệng”= “Tự một âm phát ra có ý nghĩa Riêng”= Tiếng. Tiếng của người Việt, gọi là Tiếng Việt. Ngôn Ngữ Việt là Nói Nói (của) Việt. Việt Ngữ là Việt Nói, tất cả các từ ghép trên đều đúng văn phạm Việt, và không có từ nào gọi là “từ Hán Việt”. Hán ngữ (còn gọi là tiếng Quan Thoại) thì “Shuo” nghĩa là nói. Từ “Shuo” không có trong nôi khái niệm về “nói” ở trên. Con người là Âm/Dương=Đất/Trời= “Tất/Cả”= “Tạo/Hóa”=Ta. Cái do Đất làm và cái làm cho người ở Đất thì gọi là Tạo. Cái do Trời làm và cái làm cho vong ở trên Trời thì gọi là Hóa. Hai yếu tố âm dương trong Ta là hai cái Minh nên Ta là “Kẻ Mình”=Mình= “Minh Minh”=0+0=1= =“Một Kinh”=Mình. Hai cái Minh đó là Sáng và Dạ nên ta có tên là Sáng Dạ. Theo sinh lý học thì Sáng thuộc Dương, gọi là “Sáng Dương”=Sướng; Dạ thuộc Âm, gọi là “Dạ Âm”=Dâm. Về sinh lý thì Sướng và Dâm đều là sướng cả. Vì Ta là Minh, là Sáng nên bản chất nó là trong trẻo. Cái trong trẻo đó trong Ta dù là thuộc dương hay thuộc âm đều là khởi nguồn cho óc tưởng tượng: “Minh Dương”= Mường (mường tượng được ra những cái chưa từng có); “Minh Âm”= Mầm (mầm mộng được ra những cái chưa từng có). Một từ của tiếng Việt cũng có cấu tạo bằng hai cái minh, thuộc dương và thuộc âm, y như cấu tạo của một con người. Vì bản chất là Sáng nên nó cũng là trong trẻo (“Giọng nói trong trẻo”, “Trong như tiếng hạc bay qua”). Hai nửa mang bản chất Sáng dương và Sáng âm đó của một từ chính là cái Tơi và cái Rỡi của từ. Cấu tạo của từ là Tơi-Rỡi (Cái Vắng Tơi cũng giá trị như là Tơi. Vắng Tơi không có nghĩa là không, mà nó vẫn là có, vì đây là khái niệm của ngôn ngữ, không phải là khái niệm vật chất: cái “lỗ trống” vẫn là có vì vẫn đếm được có bao nhiêu lỗ trống, không như vật chất thì lỗ trống là không có gì). Cấu trúc Tơi-Rỡi của từ là cấu trúc Dương-Âm theo cấu trúc của vũ trụ, vì Lời cũng chính là cái sáng của Trời cho (Trời=Ngời=Lời). “Tay của Lời”= “Tay Lời”= Tơi. “Ruột của Lời”= “Ruột Lời”= Rỡi. Trước kia, khi nghiên cứu tiếng Việt, người ta đứng trên nền của ngôn ngữ phương Tây mà người ta đã học để nghiên cứu, nên họ gọi Tơi là “phụ âm đầu” nhưng lại quên mất còn có cái “vắng phụ âm đầu” (Mô=Vô=0, Chăng=Chẳng=0, lướt từ đôi “Vô Chẳng”= Vắng); họ gọi Rỡi là “âm vận”. Lời là cái ý nghĩa nhờ “Lưỡi đưa tiếng từ miệng ra ngoài Trời”= Lời, nó trong trẻo bởi bản chất nó là sáng: Trời=Ngời=Lời. Tơi= “Tay của Lời” là Nòng thì như cái Nòng súng, còn Rỡi= “Ruột của Lời” là Nọc thì như viên đạn (cái Nọc của con ong hay của con rắn chính là viên đạn của nó vậy). Cấu trúc một từ là Tơi-Rỡi chính là cấu trúc Nòng-Nọc (bởi chữ ký âm thời tiền sử cổ xưa gọi là chữ Nòng-Nọc, mỗi chữ cái đều có nét ngoằn nghoèo như con nòng-nọc). Tiếng Hán “Khoa Đẩu” nghĩa là con nòng-nọc, về sau Hán thư dịch theo nghĩa mà gọi chữ Nòng Nọc là “Khoa Đẩu tự”. Con Nòng-Nọc là ấu trùng đang sống trong Nôi nước, từ Nòng-Nọc là một từ dính, nên có gạch nối ở giữa, và tuyệt đối không được đảo là nọc nòng, vì như vậy sẽ không còn hiểu là con gì nữa. Cái Tế của từ dính Nòng-Nọc chính là cái tế bào Nòi. Theo QT Nở thì Nòi tách đôi thành Nòng/Nọc. Nhưng Nòng-Nọc muốn “nở” thì trước hết nó phải dùng QT Vo mà vò cho rụng đuôi đi đã. Vậy là “Cắt N của nòng và N của Nọc”= “Cắt…Nọc”= Cóc (rất logic: nó đồng thời còn phải dùng cả QT Lướt). Cóc gắn bó với người nông dân trên ruộng từ thủa ban đầu của nền nông nghiệp trồng trọt cách nay hàng vạn năm. Con Cóc nó “Thật Hiền”= Thiền, đó là một tên khác của con Cóc, sau Thiền phiên thiết ra gọi là con Thiềm Thừ (Thiềm=Thêm là tên thêm, Thừ=Thứ=Chư, là cái tên thứ hai). Một cái Nòi thì theo QT Nở mà ra Nòng (1) và Nọc (0); một cái Cồi thì theo QT Nở mà ra Có (1) và Cóc(0), cặp đối 1/0=Có/Cóc = Cộc/Cái = Đực/Đẻ. Cóc=0, số Không là tuyệt đỉnh của trí tuệ, là cái vòng luân hồi. Tên con Cóc ám chỉ đúng như vậy: “Có Óc”= Cóc (“Con Cóc là cậu ông Trời”. “Thầy đồ Cóc”) . Lời là ý nghĩa của một Từ. Từ gồm Tơi-Rỡi, bản chất lời là trong trẻo do Tơi-Rỡi mang bản chất trong trẻo: Tơi thuộc Dương, nên có từ đôi “Tơi Dương”=Tường. Rỡi thuộc Âm nên có từ đôi “Rỡi Âm”=Râm(mát mẻ)=Rõ=Tỏ=Tường, do vậy ý nghĩa của Từ (tức Lời) là Tỏ Tường = Rõ Ràng=Rạng=Sáng, tức như bản chất nó là trong trẻo. (Tường=Ràng cũng giống như Đương=Đang, Đường=Đàng, Giường=Sàng). Lời là do Trời cho, đương nhiên Tơi-Rỡi cũng là do Trời cho: Tơi=Tống=Nòng=Nắng=Nường=Dương. Rỡi=Rốn=Nõn=Nọc=Nước=Nậm=Âm (nọc ong, nọc rắn đều là chất nước độc để tiêm vào thịt đối thủ). Kết cấu Dương-Âm là: Dương/Âm= Tơi/Rỡi = Nường/ Nõn = Nắng/Nước (là kết cấu của vũ trụ,là của Trời cho. Ở đất thì kết cấu phồn thực là ngược lại, là cặp Nõn/Nường, ở lễ hội dân gian tại Phú Thọ). Một Tiếng gồm Tơi-Rỡi = Nắng-Nước thì nó trong trẻo là phải thôi. Tiếng=Thiêng=Thương=Trường=Đương(để mà đương đầu)= Đùng Đùng=Súng, thì đúng Tiếng=Từ=Lời là khẩu súng Trời cho (chữ Thương 搶 nghĩa là cây súng trường, rồi thương trường cũng là súng trường vậy, nên người ta nói “thương trường là chiến trường” ?, nói vậy chẳng qua là do giọng hiếu chiến, tỷ như “cuộc vận động trồng cây gây rừng” thì người ta còn tương lên báo là “chiến dịch trồng cây gây rừng”. Thương trường không phải là chiến trường, bởi trên thương trường chỉ có “súng xịt nước”, sẽ thấy tiếp sau). Viên đạn do nòng súng tống ra mới là cái để đạt mục đích, còn cây súng chỉ đứng tại chỗ. Tơi=Tời=Tải=Tống=Nòng=Nắng (phải dùng lửa mới đúc được nòng súng). Rỡi=Râm=Rốn=Nõn=Nọc=Nước (viên đạn này là bằng nước mà lại còn râm mát). Đúng là Trời cho cái Tiếng=Thiêng chỉ là một cây súng xịt nước (lễ hội xịt nước của người Lào và người Thái Lan). Trời cho tiếng Việt chứa hàm ý như vậy thì đúng là Trời muốn qua tiếng Việt mà dạy cho loài người phải biết đối thoại chứ không dùng bạo lực. Nhưng đối thoại thì vẫn có Tơi=Tường=Tướng (là “nói tướng lên” tức to tiếng, nói thẳng) và Rỡi=Râm (là “nói mát nói mẻ”, nhiều khi giọng còn chua cay). Dẫu sao thì vẫn chỉ là đối thoại chứ không dùng bạo lực. Ngôn từ Việt đã chỉ ra Tất Cả. 5000 năm trước mà thế giới biết học chữ Nòng-Nọc và tiếng Việt để hiểu được văn hiến của Văn Lang Lạc Việt thì thế giới đã đại đồng từ lâu rồi chứ còn ai sản xuất vũ khí làm gì . (Hiếu với Thiên hạ gọi là “Hiếu Thiên” = Hiến. Thời tiền sử chỉ có Văn Lang mới có văn hiến). Đất/Trời=Tất/Cả=Tạo/Hóa=Ta. Người Kinh tự xưng “Ta” (ngôi Một) và tự xưng “Một Kinh” = Mình (ngôi Một), “Mình Hai” = ”Mình Hay” = Mày (ngôi Hai). Khẳng định ngôi hai là “Mày Chứ” = Mừ (Mừ là ngôn xưng ngôi hai của tiếng Tày-Thái). Chứ=Chư=Thứ (là dòng thứ, con thứ, dòng hai, sau dòng đầu). Trong các dòng Thứ = dòng Chư (tức dòng hai) xếp thứ tự lại có một dòng “Hai Đầu” = Hầu. Đây chính là tước Hầu thời nhà Chu phong đất. Chư Hầu = =Thứ Hai. Các tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam chính là Rộng (rộng đất nhất), Hai, Ba, Tư, Năm. Vậy thời nhà Chu toàn dân nói tiếng Việt. Đất/Trời=Tất/Cả=Ta. Đất và Trời (đều là thiên thể) xa nhau nhất mà cũng là gần nhau nhất (chưa thấy tốc độ nào nhanh hơn tốc độ ánh sáng, mà cái Sáng lại là do trời cho Ta). Chính Ta (con người) là cầu nối Đất và Trời (“đứng giữa đất trời”), hễ sáng là Trời Đất nối liền nhau ngay bằng chính “Ta Kia” = =Tia (sáng) chứ không phải bằng loài vật nào khác. Ngôn ngữ thì Tiếng chính là cái Sáng vì Tiếng=Từ=Tơi+Rỡi. Do “Ruột Thiêng” = Riêng của Ta, mà loài vật không thể có, Ta có cái độc đáo hơn loài vật là có cái “Ta Riêng” = Tiếng. Do Tiếng là cái Sáng (tiếng trong trẻo) nên Tơi và Rỡi cũng đều là cái Sáng. “Tơi Rỡi”=Tời=Tải, là nó tải cái Lời (ý nghĩa của tiếng) đi ra. “Rỡi Tơi”=Rời=Rạng=Sáng=Láng=Linh=Lìa=Ly=Lửa=Lả=Hỏa=Hồn. Kẻ Sống=Kẻ Sáng luôn có Hồn, nhưng Hồn không dính cứng ở cơ thể sống, mà linh hoạt, lúc đi ra là tải Lời (có khi Hồn còn đi lạc, phải hú Hồn về). Hồn còn chuyển tải cái Sáng sang người khác (Sáng=Sang=Hàng=Hướng=Hành, hàng dọc là hướng sang dọc, hàng ngang là hướng sang ngang; hành là thi hành; “Thấy Đi”=Thi; cái Sáng làm chức năng của nó bằng cái Thấy). Cụ Trưởng Cần chỉ dùng lời của Cụ (nghe được) và cái ý nghĩ của Cụ (ẩn kín) mà chữa được bệnh nan y cho người khác, bởi Cụ đã dùng cái Thấy. “Tất Cả”=Ta, từ người Kinh xưng (ngôi Một), tức Ta là một người Kinh, là một con người. Từ đôi Người Ta có nghĩa là nhiều người (“Người ta nói thế” tức “Nhiều người nói thế”, đó là một cái thông điệp do nhiều người cùng phát như vậy, mà bản chất là cái Sáng của chúng nó nói ra, tức của “Hồn chúng Nó” = =Họ nói ra, tức “Họ nói thế”. Như vậy khi đã nói đến Họ của “Ta Gốc”=Tộc là nói Họ Tộc . “Người Kinh họ nói thế” bởi họ còn “nhớ như In” (tiếng Kinh thì In là từ chung cho Ăn hay Uống, ăn uống là cái bản năng của Con, hễ khát nhớ uống, hễ đói nhớ ăn, cho nên mới có thành ngữ “Nhớ như In”). Người “Kinh họ nói là In” = Kin (tiếng Tày-Thái thì Kin là từ chung chỉ ý ăn hay uống, đến nay vẫn dùng chung như vậy, kể cả bên Thái Lan). Vậy thì đúng là Kinh đã Gieo tiếng. Tiếng là do “Kinh Gieo” = Keo. Tiếng Tày-Thái gọi “Dân Kinh” là “Cần Keo”. Kinh là dòng Rồng (Lạc Long), Thái là dòng Tiên (Âu Cơ).Ta=Giả nên nho viết chữ Giả 者 gồm Tia Sáng nối Đất 土 (đại diện bằng cái sáng của Đất là “Thấy Ổ”= Thổ, chữ Thổ 土) với Trời 日 (đại diện bằng cái sáng của Trời là chữ Nhật日), đúng như Ta=Tất Cả. Ta và Mình đều là ngôi Một, chỉ số đông thì dùng Chúng Ta hay chúng Mình, nhân Dân chúng Ta thì nói tắt là Dân Ta. Còn khi đứng riêng thì Dân hay Ta đều là chỉ một người, dùng từ đôi để nhấn ý cho trịnh trọng thì “Dân Ta” = Gia (chỉ một người), nhấn cho thêm trịnh trọng nữa thì “Gia Gia” = Giả, 0+0=1(chỉ một người). Do khẳng định Ta không phải là loài nào khác mà là “Ta Kia” = Tia, phản ánh đúng Ta là cái Tia sáng nối Trời với Đất. Do vậy chữ nho viết biểu ý cái tia sáng ( Tia=Phía=Phẩy) bằng một nét phẩy xiên từ phải sang trái (ý là mặt trời mọc đàng đông) từ trên xuống dưới (ya là từ trời xuống đất). Chữ Việt bộ mễ nhiều người cứ thắc mắc còn một gạch xiên trên đầu là ý gì. Đỗ Thành (blog Nhạn Nam Phi) đã giải thích đó là tia sáng, bộ phận của chữ Thái 采 nghĩa là ánh sáng (còn viết Thái 彩). Chữ Việt 粤 gồm chữ Thái 采, bọc bằng chữ Vuông 口=Vành Vạnh=Mảnh=Mình= “Một Kinh”, dưới có hình cái Cày. Cày là cái công cụ quan trọng thứ Hai sau bàn Tay của dân nông nghiệp lúa nước. Nếu Một là cái phát hiện cũ thì cái phát hiện thứ hai đương nhiên phải là Hay hơn (“Hai đánh Một không chột cũng què”). Cho nên cái công cụ “Kinh Hay” = Cày (tiếng Kinh gọi cái cày là Cày); cái công cụ “Thái Hay” = =Thay (tiếng Thái gọi cái cày là Thay, nó cũng đồng với từ Thay của tiếng Kinh, nghĩa là thay cho sức của bàn tay cuốc đất). Cái Hay là cái văn minh, vì nó mới hơn cái cũ là cái một. “Thấy Hay” = Thay, nên người Việt rất nhạy với cái mới, Thay đời xe máy, ô tô, điện thoại di động như Thay áo. Bởi cái Mới là Hay, nên có “Mới Hay” = May. Người Việt hễ Thấy Hay là “Thấy Hay” = Thay liền, là làm Mới Liền = Mô Đên. Ta=Giả, nên chữ Giả 者 nho viết biểu ý gồm tia sáng nối Đất 土(chữ Thổ 土. Ổ=Tổ=Thổ) với Trời 日(chữ Nhật 日), đúng như Ta = Tất Cả. 2. Con người là một tiểu vũ trụ Người Việt khi bắt đầu khai thác bề mặt Trái Đất để làm lúa nước bằng những mảnh Ruộng=Vuông (cách nay vạn năm , như di tích hột lúa ở Hòa Bình VN và ở Hà Mẫu Độ, Triết Giang TQ), người Việt đã đứng trên mặt đất mà nhìn để hiểu rằng cái kết cấu Âm/Dương là Đất/ Trời = Tất/ Cả = Tạo /Hóa = Ta (= Ngã 我 = Ngộ 我). Để làm được nông nghiệp trồng trọt, Ta phải nghiên cứu thiên văn, chủ yếu bằng con mắt quan sát (ngày nay vẫn còn phải dùng kính viễn vọng). Quan sát bằng mắt nên cái bầu trời như cái Vòm Ủ, gọi là “Vòm Ủ”= Vũ (nghĩa là không gian). Sau nho viết chữ Vũ bằng bộ thủ “Mái Hiên”= Miên 宀và bộ thủ Ư 于 thành chữ Vũ 宇 (Ủ = Ở = Ư 于 = U =Vu 于 = Du 游 = Do 由 - sự Ủ cũng là một sự chuyển động như lên men vậy). Cái “Trời Ủ” = Trụ (nghĩa là thời gian - ấn định bằng mặt trời) viết bằng bộ thủ Miên 宀 và bộ thủ Do 由 thành chữ Trụ 宙. Đứng ở vị trí Vũ Trụ mà nhìn xuống thì kết cấu Dương/Âm là Cả/Tất = Còn/ Khuất = Càn /Khôn. Gọi là Càn /Khôn vì quan sát vũ trụ bằng mắt, thấy có những thiên thể thì mắt người nhìn thấy “Có luôn luôn và trong trạng thái chuyển động Tròn” = Còn= “Còn miên Man” = Càn. Có những thiên thể là “Không thể nhìn thấy toàn bộ được bằng Mắt” = Khuất = “Khuất luôn Luôn” = Khôn. Ghép lại, từ Càn Khôn dùng chỉ chung vũ trụ. Càn dùng riêng thì ám chỉ Mặt Trời (mắt thường nhìn thấy toàn bộ mặt trời và cái cảm giác chuyển động tròn của nó trong ngày và đêm). Khôn dùng riêng ám chỉ Trái Đất, con người đứng trên mặt đất nhưng không thể nhìn thấy toàn bộ Trái Đất (vì thời cổ đại chưa có tàu vũ trụ) nên vẫn coi Đất là Khuất. Chỉ vài từ gốc của tiếng Việt nêu trên, vẫn dùng nguyên vẹn trong tiếng Kinh ngày nay, đủ để chứng minh rằng: Âm Dương, Bát Quái, Kinh Dịch là của người Việt. Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau (tiếng Philippin) = =Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái) =Con=Qua=Cán 干 = Quan 官 = Quân 軍 = Quân 君,đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà= Gia 家 = Giả 者 = Ngã 我 = Ngô 吾 = Ngộ 我 (tiếng Việt Đông). Chứng minh vũ trụ đã cô đặc thành một con người chỉ cần dùng có bốn từ tiếng Kinh của ngôi xưng thứ nhất: (1) KẺ, là chỉ con người, (dùng que cứng kẻ một Kẻ – là tượng trưng tính dương hay đàn ông, kẻ hai Kẻ – – nối cách nhau là tượng trưng tính âm hay đàn bà), từ Kẻ về sau phiên thiết thành hai âm tiết là Cơ Thể, trả lại như cũ, tức lướt thì “Cơ Thể”= Kẻ. (2) KINH = “Kẻ Minh”, Minh nghĩa là sáng: Sáng = Choang = Quang = Láng = Lượng = Linh = Minh. (3) MÌNH = “Một Kinh”, một Kinh tức một Kẻ thuộc dân tộc Kinh, thành từ tự xưng là “Một Kinh” = Mình. Trong một kẻ, là một con người, có hai cái Sáng (trí tuệ) , tức hai cái Minh, cân bằng nhau, là Minh dương và Minh âm, “Cân bằng hai cái Minh” = Kinh. Vì có hai Minh nên “Minh Minh” = Mình, 0+0=1, tự xưng là Mình. (4) TA = “Tất Cả”. Vũ trụ chỉ có dương và âm mà vũ trụ sinh ra tất cả. Trong con người có âm và dương nên con người là tất cả, được thu nhỏ lại, “Tất Cả”= Ta, tự xưng là Ta (Ta=Ngã=Ngộ). Hai từ tự xưng ghép lại thành từ đôi thì cũng như hai cái sáng ghép lại thì thành tố chất càng sáng: Mình Ta, nói lái là Mà Tinh; Ta Mình, nói lái là Tinh Mà. Nhưng trong nội tại nó luôn có mâu thuẫn: Mình Ta, nói lái là Tà/Minh; Ta Mình, nói lái là Minh/Tà. Giống như tương tác trong vũ trụ cho ra những kết quả Minh và Tà. Tương tác trong cơ thể cũng cho ra những kết quả Minh và Tà. Hán thư viết rằng: “Cái tên Việt và Bách Việt xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc”. Nhưng thời Xuân Thu có 7 nước, đến thời Chiến Quốc đã thành 140 nước. Nước nào cũng có Kinh Đô riêng. Mà Kinh Đô tức là nơi người Kinh “Đông Hộ”. “Đông Hộ” = Đô. Chữ Đô 都, nghĩa biểu ý của nó là chữ: Ta 者(ở thành) Ấp 阝. Chữ Ta 者 viết biểu ý là một Tia sáng (nét Tia=Phía=Phẩy từ trên xuống dưới, hơi xiên từ phải sang trái, Phải ý là trời, Trái ý là trái đất; Tia ấy nối Đất – đại diện bằng cái sáng của đất là chữ Thổ 土, với Trời – đại diện bằng cái sáng của trời là chữ Nhật 日, thành chữ Ta=Giả 者). Ta (= Gia 家 = Giả 者 = Ngã 我 = Ngô 吾 = Ngộ 我, là những từ có sau, đều dùng để xưng “Tôi”). Ấp thì phải là “Đông Hộ”. Họ là nhiều người, “Nghe họ nói thế” tức là “Nghe nhiều người nói thế”. “Họ chung một Ổ”= Hộ (dù những người ấy không nhất thiết phải là thân thuộc của nhau). Việt mà chỉ “thời Xuân Thu mới xuất hiện”(?) thì người Kinh có từ khi nào? Tra về người thì tư liệu TQ nói: Kinh là dân tộc thiểu số trong 56 dân tộc của TQ, trong lịch sử họ từ VN di cư sang vài hòn đảo thuộc Quảng Tây TQ vào thời nhà Lê, thế kỷ 17. Tư liệu VN nói: Kinh là dân tộc đa số của VN (Từ Điển Tiếng Việt nxb KHXH 1977, trang 443). Kinh là người Kinh chỉ đơn giản vậy thôi sao? Thời cổ đại cách nay 5000 năm, đã có vua thì vua nào dân nấy. Vua là Kinh Dương Vương thì dân là Dân của Kinh, hay gọi là Dân Kinh. Nhưng “Dân Kinh” = Dinh, dân ấy là dinh lũy bền vững cho vua Kinh Dương Vương. Vua là Khan thì dân là Dân của Khan, hay gọi là Dân Hãn. Nhưng “Dân Hãn” = Dãn = Dấn = Lấn = “Lấn Trước” = Lược, vì họ sống du mục, (ngô ngoài đồng của dân trồng trọt mới ra bắp non thì cả bầy ngựa của dân du mục đã ào đến gặm sạch), từ đó mà có từ xâm lấn, xâm lược. Thời Kinh Dương Vương, quan hệ xã hội là “Kinh với Dân” = Cân = Công = Đồng = Đẳng = Bằng = Bình = “Cân Bình” = Kinh (còn “Dân với Kinh” = Dinh = Dính, là dinh lũy bền vững). Về biểu ý của chữ nho thì “Cân Bình” = Kinh, nên chữ Kinh 京 viết rất cân đối theo chiều bổ dọc đôi, nó gồm ba phần là Đầu 亠, Mình 口, và Túc 小. Đầu là cái chui ra trước tiên khi con người ra đời, nó là cái Trước (về thời gian), nó có Óc ở trong Ốc sọ, nên còn gọi là “Trước Ốc” = Trốc, che ngoài Trốc có Toóc (như “vỏ ngoài của thân cây lúa” = “Toóc”, tiếng Huế). “Toóc che cho ốc sọ và Óc” = Tóc. Mình 口, viết bằng Vuông 口, tiếng Việt Đông đọc Vuông 口 là Mảnh, Mảnh=Mình. Vuông=Văn, “Văn bằng” hay “Mảnh bằng” cũng thế cả. “Mảnh thân này có sá chi” hay “Mình này có sá chi” cũng thế cả. Câu đầu trong sách dạy nhân thể học là “Cơ thể người ta gồm có ba phần: Đầu 亠, Mình 口, và Chân Tay 小”. Chân Tay có từ chung là Túc (cũng như Ăn Uống có từ chung là In = Ẩm). Túc đã theo QT Nở mà nở ra Tay và Tấn. Đứng Tấn là một thế võ đứng không động, tức “Chỉ Tấn” = Chân. Chỉ là “Chẳng Đi” = Chỉ止. Đứng “Chẳng Đi” đã cho ra từ viết bằng chữ nho là Đình Chỉ, vì người Kinh họ nói như thế. “Đứng của tiếng Kinh”= Đình 停 (dấu = ở đây thay cho “còn gọi là”). Túc=Tiểu, nên trong chữ Kinh 京 ý Túc được đại diện bằng chữ Tiểu 小, vì thực tế Tay Chân là cái nhỏ của cơ thể (Nick không có tay chân mà còn làm nên cái vĩ đại cho thế giới thấy). Mình=Mảnh=Vành Vạnh=Vuông=Văn. Chữ Kinh chỉ rõ là một cơ thể con người, đó là một Kẻ. Kẻ ấy có hai cái Minh trong trí tuệ, nên gọi là “Kẻ Minh” = =Kinh. Nó xưng là “Một Kinh”= Mình, vì trong mình nó có hai cái Minh, “Minh Minh” = Mình, 0+0=1. Minh ấy là Sáng, do Sáng = Láng (=Lượng 亮) =Linh, “Kẻ Linh” = Kinh. Hai cái Minh ấy là Minh dương và Minh âm. Minh dương là Sáng Lâu, viết biểu ý bằng cái ánh sáng gọi là Nhật 日 là của Trời và cái ánh sáng gọi là Nguyệt 月 là của Trăng (Trời đã cho ra những cái tên chỉ ánh sáng của Trời là: Trời=Ngời=Nguyệt=Nhiệt=Nhật, nó là cái còn mãi mãi), thành chữ Minh 明. Minh dương là Sáng Lâu thì lái ngược lại Minh âm là Sâu Láng = Mầu Linh (Sâu=Mầu, Láng=Linh), “Mầu và Linh” = Minh 冥, vì là âm, nên viết phải lái ngược là “Mịch 冖 Viết 曰 Lâu 六”= “Mầu Viết Linh”. Viết 曰 = Van=Vân Vân = Và = Na = Nói = Nài. Có là người Việt thì mới gọi Nói là Viết, khi lướt hai từ “Việt Nói” mà không lấy rỡi của từ sau, chỉ lấy thanh điệu của từ sau (gọi là Lướt Lủn) thì có “Việt Nói” = “Việt sắc (dấu sắc của Nói) là Viết” = Viết. Viết nghĩa là “tiếng nói chung của nhiều người Việt”, vì “Việt Việt” = Viết, 0+0=1. (Từ điển của Viện ngôn ngữ giải thích từ Việt 越 là “từ gốc Hán”, trang 476). (Tương tự như “Giết Giết” = Diệt, 1+1=0. Diệt 滅 nghĩa là “Giết hết, làm cho không còn tồn tạị” như Từ Điển Yếu Tố Hán Việt Thông Dụng , Viện Ngôn Ngữ học, NXB KHXH HN 1991 giải thích, trang 100. Giải thích như LM: Diệt nghĩa là Giết Sạch, do lướt lủn, tức chỉ lấy dấu nặng của từ sau nên “Giết Sạch”= “Giết nặng Diệt”= Diệt (như là đánh vần), kết quả sau cùng của Giết và Diệt đều là -Ết = Chết = Hết. Giết thì chưa chắc đã chết hết, nhưng giết nặng tay thành ra Diệt thì chết sạch sành sanh. Vậy mà từ điển trên xếp chữ Diệt 滅 là “từ gốc Hán” (vì nhìn thấy có viết bằng chữ nho), lại không thấy bố mẹ đẻ ra từ Diệt là từ Giết ( Giết của Hán ngữ là “Sha 殺”, Diệt của Hán ngữ là “Mie 滅”, Sha với Mie có logic gì với nhau bằng Giết với Diệt không? Kể cả đúng với toán học nhị phân: Giết Giết = Diệt, 1+1=0, là không còn một mống). Nôm Na là Vuông 口 Nam 南 (= 喃)Nói = Vuông Lam Nói = Văn Lang Nói. Pạc Và là tiếng Việt Đông. Pạc Và = Bạch Nói ( Dân tộc Bạch từng rút lui về nam lập nước Đại Lý tồn tại 400 năm ở Vân Nam, đất xưa Văn Lang, sau bị Nguyên diệt. Người Bạch có phải là hậu duệ của Bách Việt không? Có học giả TQ nghiên cứu về ngôn ngữ nói: nhiều từ gốc của người Bạch giống từ gốc của dân vùng đồng lầy Vân Mộng , bắc Động Đình Hồ. Có người Bạch ở Đại Lý thì nói: dân tộc tôi không có chữ viết - hay đã bị mất? - nên chúng tôi bị mất mát rất nhiều bản sắc). Sáng=Láng=Lượng=Linh=Minh, cái “Kẻ Minh”= Kinh ấy gọi là Kinh ( chú giải của Thuyết Văn Giải Tự: “ Kinh là cái tuyệt cao của con người”- Đoạn Ngọc Tài 段 玉 裁, đời Thanh. Tuyệt cao đây không phải là cao mấy mét hay cao chức cao quyền, tuyệt cao đây là cái trí tuệ, thì đích thị nó là “Cao Minh” = “Cân Minh” = “Kẻ Minh”= Kinh. Người Kinh tự xưng là “Một Kinh”= Mình, tự gọi cơ thể mình là “Một Sáng”= Mạng, và “Mạng Sống”= Mống. VD “Nhà mày đẻ được mấy Mống rồi?”, “ Diệt cái thói xâm lược cho nó chết sạch không còn một Mống”. Trong Từ Điển Tiếng Việt đã dẫn, không có từ Mống = ”Mạng Sống” này, nhưng có từ Mống cụt, được giải thích là Mống cầu vồng cụt , VD “Mống vàng thì nắng, Mống trắng thì mưa”, trang 519, đủ thấy Từ Điển đã không biết rằng nông dân cổ đại đã lướt cái “Móng cầu Vồng”= Mống, để có từ Mống ở trường hợp này, cũng như khi hột lúa bị ướt thì nhú cái mầm sống của nó ra, nông dân cổ đại đã lướt “Mầm Sống”= Mộng, cho trường hợp đó, gọi là lúa lên mộng. Người Kinh khi thưa thì nói Dạ! “Tôi Dạ!”= Tạ, “Tôi Rõ!”= Tỏ, “Dạ Rõ” = “Dạ Tỏ” nên Dạ ấy nghĩa là Sáng. Con người có hai cái Sáng vì vậy gọi là Sáng Dạ, chia ra Sáng đại diện sáng dương, Dạ đại diện sáng âm, nên sau nho lấy chữ Dạ đại diện cho đêm. Sáng và “Trong Sạch” = Trạch. Đầm Dạ Trạch là đầm vừa sáng vừa trong sạch. Bức hoành ở chùa Ông Bổn ( hội quán Phúc Kiến tại tp HCM) có viết bốn chữ từ phải sang trái (ý là người xưa dặn dò) là Trạch Cập Lân Phong 澤 及 鄰 封, nghĩa là đem (tấm lòng) trong sạch mà cập bến của vùng láng giềng gần. Chữ “Láng giềng Gần” = Lân 鄰. Chữ “Phát cho đất trong một vùng=Vòng” = Phong (Chữ Phong 封 gồm hai bộ Thổ 土 , ý là được nhiều đất, và bộ Thốn 寸 , ý là có đo đạc đàng hoàng, chữ Phong 封 dùng làm đại diện cho Vùng, nên còn biến ý là “vòng kín, niêm phong”. Phong là Vùng nên mỗi Phong có tục lệ riêng (“đất lề quê thói”) gọi là Phong Tục, về sau họ chỉ căn cứ vào cái âm “phong” nên dùng chữ Phong 風 nghĩa là gió để ghép từ Phong Tục, nghĩa là “tục của gió”? sai cả biểu ý . Người dương sẽ đọc từ trái sang phải là Phong Lân Cập Trạch, nghĩa là “(đến ở) vùng láng giềng gần (thì nguyện) theo kịp cái sáng”, nói lên tâm nguyện đến ở vùng láng giềng gần thì phải tích cực hướng tới cái sáng. Người Kinh tự xưng là Mình, cũng tự xưng là Ta. Ở câu ca dao “Mình về có nhớ Ta chăng. Ta về Ta nhớ hàm răng mình cười” thì biết ngay là có hai người đang nói với nhau. “Ta với Mình tuy hai mà một. Mình với Ta tuy một mà hai”, bởi mỗi người đều có ở trong Mình hai cái Minh. Ở trong Mình có cái “Ta Âm”= Tâm. Tâm Linh nghĩa là cái Tâm ấy nó cũng sáng. Ở trong Mình có cái “Ta Dương”= Tướng (Tướng=Tượng=Tạng=Dáng). Tướng là sự thể hiện trí tuệ của người trên nét mặt người đó, tức trên “Mặt Tao”= Mạo, nên còn gọi là Tướng Mạo. VD: “Anh coi giùm cái Tướng cho tôi với” hay “Anh coi giùm cho tôi cái Tướng Mạo”. Con người là Sáng Dạ, cho nên nó Sáng Giá, vì nhấn ý Dạ là “Dạ Dạ”= Giá, 0+0=1. Mà nhấn ý Sáng thì “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Sáng Giá là Sang (0) và có Giá (1) cũng là đủ cân bằng âm dương như 0 và 1. Tại sao người Kinh đã tự xưng là “Một Kinh”= Mình rồi lại còn tự xưng là Ta? Bởi người Kinh đã có nền Đông Y cổ đại, bao gồm cả thuật châm cứu, từ thời Thần Nông (Kênh Lạch = Kinh Lạc). Nền y học ấy cho rằng con người là một tiểu vũ trụ, tức con người là Tất Cả đuợc gói gọn thu nhỏ lại: “Tất Cả”=Ta (= Nhà = Ngã 我 = Gia 家 = Giả 者, là những từ xuất hiện sau). Sự sống nhờ Nước và Không Khí. Cái NÔI khái niệm bản chất Trong Sáng = Trong Suốt của Nước (H2 O) và Không Khí chủ yếu là dưỡng khí (O 2) là: Nước=Nuột (nuột nà)=Suốt=Sáng=Sóng=Trong=Thong (thong dong) = Thấu = Thanh = Thông = =Không=Khí=Khuổi=Huổi=Hơi. Riêng Nước còn có thể sờ thấy được, Không Khí thì không thể. Nhìn vào H2O thấy ngay Nước có hai cái minh là H2 không sờ thấy được, cũng như trong dưỡng khí cũng có hai cái minh và đều không sờ thấy được, là O2. Vậy bản chất hai cái Minh trong Ta và trong Nước hay trong Không Khí là như nhau, làm ô nhiễm Nước hay Không Khí thì Ta cũng chết. Ngôn từ Việt đã chỉ rõ Tất Cả. Vậy mà hai cái Minh cân bằng nhau trong Mình lại là tên của hai tộc người là Kinh và Thái, con cháu của Rồng và Tiên (của Lạc Long Quân và Âu Cơ). “Cân bằng hai cái Minh”= Kinh. Kinh tự xưng là Ta (ngôi Một). “Ta sinh ra Hai”= “Ta sinh ra Hay”= Tày (đó là dòng thứ đầu). Ta lại sinh ra dòng “Thứ Hai”= Thái. Ta sinh ra dòng “Thứ Ba”= Tha. (Thường dùng từ “tha nhân”. Hán ngữ dùng chữ Tha chỉ ngôi thứ ba, phát âm chính xác là “tha”). Xưng Ta là ngôi Một thì chính trong Ta có hai cái sáng là “Minh Sáng”= Mạng. Ta là ngôi Một thì chính Ta đã sinh ra cái “Mạng Hai”= “Mạng Hay”= Mày; khẳng định thì nói Ta đã sinh ra “Mày Chứ!”= Mừ. Mừ là ngôn xưng ngôi hai của tiếng Tày-Thái. Vậy Tày-Thái là dòng Chứ=Chư=Thứ, so với Kinh là dòng “Kinh Ả”= Cả. Thủa tiền sử là thời mẫu hệ, Ả nghĩa là người đàn bà, tiếng Mường và tiếng bắc Trung Bộ vẫn gọi chị là Ả. (Tiếng Mường có Ả-Ún là Chị-Em, Eng-Ún là Anh-Em. Những từ trên đã QT Nở mà nở sinh đôi từ cái tế bào O, ở giữa từ Nòi của NÔI, O tiếng Trung Bộ nghĩa là cô gái “Ơi O chèo đò trên dòng sông Hương”, O nở ra Ả(1) / Ún (0) và đồng thời nở ra Anh(1)/Em(0) là hai cặp đối sinh đôi). Cái tên Kinh nghĩa là sáng: Kinh = Bình Minh. Cái tên Thái cũng nghĩa là sáng: vd câu “Hết thời bĩ cực đến ngày thái lai”. Nếu đọc báo miền Nam trước 1975 ắt gặp câu “Việt Nam và Thái Lan là hai dân tộc anh em ruột thịt”. Kinh và Thái là có trước rồi mới sinh ra Việt là con của Rồng Tiên. Chữ Việt 粤 bộ mễ đã chỉ rõ như vậy. Chữ Việt 粤 gồm bộ Vuông 口= Vành Vạnh = =Mảnh = Mình 口 = Kinh và bộ Thái 采, dưới có cái Cày. Chữ Thái 采 nghĩa là sáng, gồm Tia=Phía=Phẩy là nét phẩy xiên phải sang trái (mặt trời mọc đàng đông) từ trên xuống dưới (từ trời xuống đất), dưới là bộ Mễ 米, chính là các tia mặt trời trên trống đồng, mặt trời được tôn làm mẹ của dân Lửa là dân trống đồng, chính là Mẹ (Kinh)= Mế (Tày)= Mè (Lào)= Mệ (Huế)= Mễ 米, nho cũng dùng chữ Mễ 米 này ám chỉ Gạo (Kinh)= Khao (Thái) của dân lúa nước, vì mẹ là bầu sữa, là miệng nhai cơm sún cho con sơ sinh ( “Sẻ nhỏ giọt cho Ún” = Sún= Bún = Bột = Búng. Ca dao: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”). Bản thân thiên thể Mặt Trời cũng là hai cái sáng, gọi là Dương Sáng, tiếng các sắc tộc ở Tây Nguyên gọi là “Dương Sáng”= Giàng. Hán ngữ dịch ý Dương Sáng , đảo là Sáng Dương = Thái Dương, chỉ mặt trời. Ngày nay khai thác năng lượng mặt trời thì gọi là Thái Dương Năng. Nhưng Năng là cái tế bào của NÔI Việt nên tế bào Năng QT Nở mà thành Nắng (1) / Nước (0). Lưỡng Quảng xưa còn có tên là Lưỡng Việt, nói thứ ngôn ngữ gọi là Việt ngữ 粤 语 (tiếng Việt Đông, tiếng Quảng Đông, tiếng Canton), khác với tiếng Quan Thoại (tiếng Mandarin - do phiên âm chữ Mãn Thanh). Tiếng Quảng Đông , người Quảng Đông gọi là Pạc Và tức Bạch Nói (Bạch Thoại). Nhưng Bạch thì có nhiều lắm, còn gọi là bách tính tức trăm họ, “Bạch Bạch”= Bách, 0+0=1, nên Bạch Thoại cũng chỉ là một trong những ngôn ngữ hình thành do diễn biến của ngôn ngữ Bách Việt. 3. Định nghĩa người Kinh Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Việt. Âm Dương là từ ghép xuôi dùng để nói về thế giới con người trên mặt đất, (“Con người đứng giữa Đất Trời”- có đất thì mới có chỗ đứng- khi nói ngang ngược thì “Vốn đã sinh ra trong Trời Đất” – ý là từ trên trời giáng thế). Nếu là nói về vũ trụ thì ghép là Dương/ Âm = Càn/ Khôn = Cả/ Tất = Còn/ Khuất = Trời/ Đất = Tròn/ Vuông = Trọn/Vẹn = Hoàn /Toàn. Con người sinh ra trên đất, nên ghép xuôi Âm/Dương = Tất/ Cả= Tạo/Hóa. Lướt thì “Tất Cả”=Ta hay “Tạo Hóa”=Ta. Người Kinh tự xưng là Ta (ý nói là đã gói gọn toàn bộ vũ trụ trong Mình). Cái Ta ấy là “Một Kinh”= Mình. Cái Ta ấy có “Ta Dương”= Tướng thì Sáng Lâu, và có cái “Ta Âm”= Tâm thì Sâu Láng. Cái Sáng Lâu là ánh sáng gọi là Nhật 日 của Trời và ánh sáng gọi là Nguyệt 月 của Trăng, ghép thành chữ Minh 明 dương. Cái Sâu Láng = “Mầu Linh”= Minh âm, viết bằng chữ lái ngược Mịch 冖 Và 曰 Lâu 六 (lái là Mầu Và Linh) thành chữ Minh 冥 âm. Hai cái Minh tức hai cái Sáng. Cái “Sáng Dương” = Sướng (là cái trí hanh thông). Cái “ Sáng Âm” = Sấm (là cái trí tuệ tiên tri). Sấm=Sới, Sới võ là nơi đấu võ bằng trí tuệ. Cái Ta ấy là “Ta Một”= Tốt (“Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa). Một Kinh = Một Cây = One Kind = O.K. Kinh Dương Vương là Tổ của Bách Việt. “Kinh Dương Vương quê ở Ngàn Hống” ( trích Ngọc Phả Hùng Vương, lưu tại đền Hùng, Phú Thọ). Ta một, là Kinh Dương Vương thì phải đẻ ra “Thành ta Hai”= Thái. “Ta Hai”= “Ta Hay”= =Tày. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta giống cả tâm lẫn Tướng”= Mường. “Giống Kinh Dương Vương đẻ ra dòng Tao”= =Dao. “Mẹ cha ta là Kinh Dương Vương đẻ ra ta rất Giống”= Mông. Vân vân và vân vân. Còn Bé thì Bú, Bú hết rồi thì ăn Bột, rồi mới biết Bò, rồi mới biết Bước. Lớn lên mới có thể Bước=Vược=Vượt. Kinh=Canh=Oanh. Vượt của dân canh Lửa = =“Vượt của dân oanh Liệt” = Việt (“Con hơn cha là nhà có phúc” 4. Người Kinh và chữ nho Kinh 京 Chữ nho, còn gọi là chữ vuông, là loại chữ biểu ý của người Việt, viết gom các ký tự tượng hình và tượng thanh vào trong một ô vuông mường tượng (mường tượng là hình dung ra cái vô hình, “Tướng Tướng”=Tượng,1+1=0; “Mắt nhìn thấy nội dung thể hiện qua Tướng”= Mường), tức là cho các ký tự “Về Ổ”= Vô. Và “Vô cái ô vuông mường tượng như là In”= Vin. Để vin vào biểu ý đó mà hiểu nghĩa chữ. Cụm từ “vuông Chữ Nho nhỏ” ấy đã bị QT Vo làm vò rụng mất đầu “vuông” và đuôi “nhỏ” còn lại cái lõi là Chữ Nho. Chữ=Trữ 貯 =Tự 字 =Tự 嗣, một Tự 字 nghĩa là nối dòng văn hóa, một Tự 嗣 nghĩa là nối dòng huyết thống. Kinh nghĩa là “Cái đôi Minh”= Kinh, “Cân bằng hai cái Minh”= Kinh, đó là “Kẻ Minh”= Kinh, là cơ thể một con người, gồm Đầu 亠 Mình 口 và Chân Tay 小, thành chữ Kinh 京. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh= “Mảnh của kẻ Minh”= Mình. Tiếng Việt Đông đọc chữ Văn 文 là Mảnh. Mảnh lại có nghĩa là một mình, “Ăn Mảnh” là ăn một mình không cho ai biết, VD: “Trình Văn Bằng làm gì, còn phải căn cứ vào năng lực thực tế chứ vin gì vào Mảnh Bằng”. Ấy vậy mà các vị hàn lâm cứ giải thích trong các Từ Điển rằng từ Văn 文 là một “từ gốc Hán”, là “từ Hán Việt”. Chẳng khác gì “Gắp (cắp) của mình bỏ sang tay người” hay là “Nối dáo cho xâm lăng văn hóa”. Cái Lõi văn hóa của một dân tộc không phải là cái “Ruột Rỗng”= Rống (“thùng rỗng kêu to”) mà là cái “Ruột Đặc”= Rặc. Xưa nay bọn ngoại xâm là bọn muốn diệt cái Rặc của một dân tộc, bọn ấy gọi là bọn “Diệt của kẻ khác cái Rặc” = Giặc. Hãy nghe câu thơ “phồn thực” của Hồ Xuân Hương: “Cọc nhổ đi rồi Lỗ bỏ không”. Và hãy lướt “Kẻ Rặc”= là cái gì, với “Lõi của giống nòi là cái nõn viết bằng chữ Nộn”= là cái gì. Lõi là cái Nõn, còn Cặc=Cương=Nường, là cặp sinh thực khí: Nõn/Nường = Âm/Dương (ở lễ hội dân gian tại Phú Thọ). Chữ ký âm xưa là chữ Nòng/Nọc = Dương/Âm. Dùng cấu trúc theo vũ trụ là Dương/Âm, ghép ngược cấu trúc theo mặt đất là Âm/Dương, ghép theo cấu trúc vũ trụ vì chữ là do Trời cho (Hán sử gọi là Thiên Thư). Tùy tiện giải thích ngôn từ Việt thành “từ Hán Việt” có người cho rằng là để cho nó “sang”. Lại không thấy người Kinh thì mới là “Sáng Sáng”= Sang, 1+1=0. Và cái “Sáng Âm”= Sấm ( trí tuệ tiên tri, tiềm năng con người) của người Kinh mới là đem lại được bình an cho Đất Trời = Tất Cả (Cả=Còn=Tròn=Trời=Ngời=Người). Cái Ngời Ta = Sáng Tất Cả. Nâng cao dân trí mới là cái quan trọng nhất chứ không phải là đua nhau khoe cái Mảnh Bằng. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, Giáo sư Cao Xuân Hạo trong cuốn sách “Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt” của ông có nêu: Cốt lõi của cú pháp tiếng Việt là Đề và Thuyết. Phân tích bốn từ Tiếng - Văn - Người - Việt: (1).Tiếng = Miệng = Miếng = Mẩu= Khẩu 口 = Mầu 妙 = Trầu = Giầu = Diệu 妙, nôi khái niệm này gói trọn cái nội dung “ăn nói” (Tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, có lẽ đã có cách nay 5000 năm, khi người Việt có tục ăn trầu và nhuộm răng đen. Tứ đối Mun/Minh, Mun = Hun = Hôn 昏 = Hoen Hoẻn = Hắc 黑, em hôn anh một cái là em đã hoen một vết son lên má anh, son Hàn Quốc bây giờ còn có màu thâm, Đen = Hoen = “Hoen Tuyền”= Huyền 玄, “Răng đen nhưng nhức hạt huyền”). Cốt chuyện thì rất Mầu vì là chuyện cổ tích (như “Thị Mầu lên chùa”), và lời kể thì rất duyên, Chuyện = Duyên 緣 = Diệu 妙 = Điệu 窕, đó là cách biểu diễn văn học. (2,3,4).Vuông=Văn=Nhắn=Nhiệt=Nguyệt=Ngời=Người. Người Việt làm Ruộng (Vuông) , ở xứ nóng (Nhiệt), là cái Sáng (Ngời) do Trời cho (Trời=Ngời). Sáng = Choang = Quang = Láng = Lượng = Linh = Minh = Một Mình = Một Manh = Mảnh = Vành Vạnh = =Vuông = Văn = Nhắn = =Nhân = Dân = Cân = Canh = Kinh: Người Việt bắt đầu từ người Kinh. Ký ức của Nhân Dân từ vạn năm trước là cái Sáng = Sống =Sinh Động như cái Nhân của hột giống luôn Canh cánh trong lòng Nhắn (Nhắn=Gắn=Gen) lại cho các thế hệ sau tìm và chắp lại cho đủ cái Minh của người Kinh. Tư duy con người đã từ Phân Tích (thời chữ ký âm Nòng Nọc) đi đến Tổng Hợp (thời chữ Vuông biểu ý: Chứa = Chữ = Trữ 貯 = =Tự 字 = Tự 嗣, trong đó Chứa=Chữ=Tự 字 là nối dòng văn hóa, Chứa=Chửa=Tựa=Tự 嗣 là nối dòng huyết thống, cái Gen chính là điểm Tựa để di truyền nòi giống (có cùng Gien thì mới Giống như Tựa hay giống như Tạc, tiếng Nhật “O-Na-Di Đếx Né!” nghĩa là “Nó-Na Ná-Giống Đấy Nhé!”). Phân Tích đến Tổng Hợp là hết một vòng. Lại tiếp đến vòng mới bắt đầu bằng Phân Tích (chữ quốc ngữ bằng mẫu tự Latin, lịch sử lặp lại ở đỉnh cao hơn). Như ngày nay con cháu người Kinh (người Sáng), người Choang, người Thái, người Tày, người Mường, người Mông v.v. và v.v, đều là hậu duệ của Bách Việt, đang Phân Tích các ứng dụng của Âm Dương Ngũ Hành đến Kinh Dịch rồi Tổng Hợp để “Thấu Lấy”= Thấy được cái Minh của Tổ Tiên mình.
    1 like
  8. Nếu......... ....... không thế quên thì hãy cứ nhớ. Nếu.......... ......... không thể bỏ đi được thì cứ hãy giữ lại bên cạnh mình. Nếu.......... ............ dứt khoát một lần quá khó khăn thì hãy cứ yêu đi yêu lại cho đến khi nào quên được hẳn thì thôi ! Vì ............... .............mỗi lần yêu lại ........... là thêm một lần tình yêu vơi đi một chút.... Không ai có thể xóa sạch kí ức về một người mà mình đã từng yêu. Thứ gọi là "QUÊN" đôi khi chỉ là một sự chấp nhận... Chấp nhận cho những kí ức được ngủ yên... Tôi đã từng chờ một người dù họ ko đến. Tôi đã từng cầm điện thoại chỉ để chờ một tin nhắn không bao giờ đến. Tôi đã từng đi trên những con đường để tìm về quá khứ những kí ức giữa anh và tôi. Tôi ...đã từng khóc nức nở cho một lời nói dối đau lòng. Tôi đã từng gục ngã cho một niềm tin tan vỡ. Tôi đã từng buông xuôi tất cả cho những hy vọng không thành. Tôi đã từng níu kéo tình yêu dù biết nó sẽ rời bỏ tôi đi xa. Tôi đã từng ám ảnh suốt một thời gian dài cho những hoài niệm về quá khứ. Tôi đã từng sống giả tạo để che giấu nỗi đau trong mình. Tôi đã từng yếu đuối vì nghĩ mình không thể mạnh mẽ lên được Tôi đã từng trải qua mất mát nhiều nước mắt và đánh mất nụ cười. Và Không cần phải cố quên đi một người. Nếu trong tim ta bóng hình ấy chưa bao giờ phai nhạt. Có thể chúng ta ở trong nhau bằng một tên gọi khác. ... Bằng những sợi dây vô hình ràng buộc rất riêng… Có những mối quan hệ không thể gọi tên. Nhưng vẫn chứa đựng bên trong những điều thiêng liêng không dễ mất. Vì thế giới của những kẻ yêu nhau là rất chật. Nên lối rẽ nào cũng rất dễ gặp nhau… Dù đã từng gian dối để bầm đau. Để nghẹn ngào môi và tim rung lên khắc khoải. Dù đã cứa vào nhau những cơn đau mãi mãi. Vẫn không giữ nổi tim mình, đập loạn nhịp khi thoáng qua nhau… Tình yêu thật sự có dễ lãng quên đâu. Phải mất bao lâu để quên đi những thói quen yêu thương đã trở thành cuộc sống? Nên nếu đã không thể quên thì cũng không cần phải cố gắng. Chỉ cần để lòng mình thấy thật bình yên… Rồi đến một ngày, có thể tự sẽ quên. Hoặc nhớ mong sẽ đưa tin yêu trở lại. Vì có những điều, dù đổi thay cũng vẫn là mãi mãi. Vì Trái đất tròn, thì yêu nhau xa mấy cũng về lại với nhau…
    1 like
  9. Khám phá thú vị về thực phẩm giống bộ phận cơ thể người Một số loại thực phẩm có hình dạng rất giống với những bộ phận trên cơ thể người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ giống về hình dạng mà chúng còn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của các bộ phận này, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Hãy khám phá danh sách những thực phẩm giống với các bộ phận trong cơ thể người dưới đây và giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại cho cơ thể. 1. Cà rốt: mắt Cắt ngang một củ cà rốt, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy loại củ này trông rất giống với mắt. Hoa văn trên lát cà rốt giống với những đường vân nằm ở con ngươi và tròng đen. Cà rốt cũng là loại thức ăn “số 1” tốt cho mắt với nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta-carotene - tiền vitamin A, giúp làm giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng, một trong những nguyên nhân gây mất thị lực ở những người lớn tuổi. 2. Óc chó: não Những nếp gấp và đường rãnh trên quả óc chó giúp chúng ta liên tưởng đến một bộ phận khá quan trọng trên cơ thể con người, đó chính là bộ não. Thậm chí, hình dạng của quả óc chó còn xấp xỉ so với kích thước của não và cũng được chia làm 2 phần tương tự như các bán cầu não trái, phải. Không quá ngạc nhiên khi óc chó được gán cho “biệt danh” là thực phẩm dành cho não vì chúng có hàm lượng axit béo Omega 3 rất dồi dào. Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho những hoạt động của bộ não. 3. Cần tây: xương Những cuống lá dài và thon của cây cần tây trông tựa như những chiếc xương. Cần tây cũng là loại rau tốt cho xương. Ngoài ra, cần tây còn giàu silicon, một trong những phân tử có mặt trong cấu trúc của xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Một thông tin khá thú vị khác đó là hàm lượng natri có trong xương và cần tây đều là 23%. 4. Bơ : tử cung Hình dáng bầu tròn của quả bơ giống với tử cung của người phụ nữ. Đây cũng là loại trái cây có khả năng hỗ trợ cho “sức khỏe” của cơ quan sinh sản bởi vì bơ chứa nhiều axit folic. Các kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng folate chứa trong bơ là chất có khả năng hạn chế nguy cơ mắc bệnh loạn sản (ở cổ tử cung), căn bệnh được xem là một tình trạng tiền ung thư. 5. Trai: tinh hoàn Những bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy trai, động vật có hình dáng tương tự như tinh hoàn, thật sự là một nguồn thực phẩm tốt cho hệ thống cơ quan sinh dục của người đàn ông. Trai chứa lượng kẽm và axit folic cực kỳ dồi dào. Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã đưa ra kết luận: một chế độ ăn uống giàu kẽm và axit folic có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể trong việc cải thiện chất lượng tinh dịch của nam giới. 6. Bưởi: ngực Ngoài hình dáng tròn tương tự giữa bưởi với bầu ngực, bưởi cũng được xem là một loại thực phẩm tốt cho cơ quan “sản xuất” sữa mẹ. Trong quả bưởi có chứa limonoid, một chất đã được chứng minh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư ở động vật được thí nghiệm và ở những tế bào vú của con người. 7. Cà chua: tim Cắt đôi một trái cà chua, bạn sẽ nhìn thấy gì? Bên trong loại quả màu đỏ này có nhiều ngăn giống y hệt cấu trúc của trái tim. Nhờ vào hàm lượng lycopene, cà chua sẽ giúp bạn hạn chế được nỗi lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu cho thêm một ít chất béo có lợi, như dầu ô-liu hoặc bơ vào cà chua, khả năng hấp thụ lycopene của cơ thể sẽ được nâng cao lên tới 10 lần. 8. Gừng: bao tử Bất kỳ người nào đã từng uống một ly trà gừng hoặc những loại đồ uống có chứa gừng khi đang bị đau bao tử, đều phải gật đầu công nhận khả năng chống nôn hiệu quả của gừng. Hình ảnh trên cũng cho thấy gừng có hình dáng khá giống với cơ quan tiêu hóa. Chất gingerol, thành phần chính tạo ra vị hăng, cay của củ gừng nằm trong danh sách những chất hóa học từ thực vật có khả năng ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. 9. Khoai lang: Tuyến tụy Cấu trúc thon dài của củ khoai lang trông không khác gì nhiều so với hình dạng của tụy. Hơn nữa, khoai lang cũng là loại thực phẩm giúp cơ quan này luôn hoạt động khỏe mạnh. Trong khoai lang có nhiều beta-carotene, một chất chống oxy hóa khá mạnh mẽ có khả năng bảo vệ tất cả các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tuyến tụy, khỏi những tổn hại có liên quan đến bệnh ung thư cũng như sự lão hóa. 10. Nấm: tai Lát cắt từ một chiếc nấm cho thấy chúng có hình dạng giống đôi tai của con người. Không những thế, nấm còn rất tốt cho tai. Phần lớn nguồn vitamin D mà cơ thể có được đều do quá trình tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Rất ít loại thực phẩm có chứa vitamin D. Nấm nằm trong số những loại thực phẩm hiếm hoi này. Chính nhờ lượng vitamin D mà nấm có thể cải thiện khả năng thính giác, đồng thời còn giúp cho xương tai luôn khỏe mạnh. 11. Nho: phổi Cấu trúc của trái nho và phổi đều gây ấn tượng cho chúng ta bởi sự giống nhau về hình dạng. Nho có cấu tạo theo chùm và phổi cũng vậy. Trong phổi được chia thành nhiều nhánh khác nhau và mỗi một nhánh lại chia thành những nhánh nhỏ với nhiều tế bào bé xíu. Những nhánh nhỏ này giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mạch máu và được gọi là túi phổi. Nếu thường bị hen suyễn hoặc dễ gặp dị ứng, bạn cần tăng cường thêm những thực phẩm có chứa proanthocyanidin trong khẩu phần. Nho là một nguồn cung cấp khá tốt chất hóa học này. 12. Đậu tây và thận Hãy quan sát kỹ một hạt đậu tây đỏ, bạn có thấy là chúng trông tương tự như quả thận trong cơ thể của chúng ta? Đậu tây cũng là một nguồn thực phẩm cần thiết hỗ trợ cho hoạt động của thận. Loại đậu này giàu chất xơ nên còn có khả năng giúp duy trì mức đường huyết ổn định. (Theo Hồng Xuân // Womansday // Healthmad)
    1 like
  10. Động thái đáng lưu ý của Tập Cận Bình về Biển Đông Chiều ngày 8/4, Tập Cận Bình đã thăm "đại đội dân binh" thị trấn Đàm Môn và hỏi han về cái hoạt động "bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc (ở Biển Đông), khen ngợi lực lượng này và dặn thêm, phải chú ý an toàn. Giới truyền thông Trung Quốc ngày 9/4 đưa tin, bên lề diễn đàn kinh tế Bác Ngao tại Hải Nam, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã đi thăm "dân binh Biển Đông" và các ngư dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đánh bắt cá trên Biển Đông. Chuyến thị sát cơ sở của ông Bình diễn ra vào chiều hôm qua 8/4 tại thị trấn Đàm Môn thành phố Quỳnh Hải tỉnh Hải Nam. Tập Cận Bình đã lên 1 chiếc tàu cá Trung Quốc vừa đánh bắt ở Biển Đông về và giao lưu, thăm hỏi, chụp ảnh lưu niệm với ngư dân. Ông Tập Cận Bìnhthăm "dân binh Biển Đông" thị trấn Đàm Môn, Quỳnh Hải, Hải Nam Sau khi lên thuyền, ông Bình tìm hiểu hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông (không rõ khu vực cụ thể). Tập Cận Bình hỏi ngư dân: "Ra Nam Hải (tức Biển Đông) đánh cá có an toàn không?" và căn dặn ngư dân cần phải chú ý "đảm bảo an toàn." Cũng trong buổi chiều ngày 8/4, Tập Cận Bình đã thăm "đại đội dân binh" thị trấn Đàm Môn và hỏi han về hoạt động "bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc (ở Biển Đông), khen ngợi lực lượng này và dặn thêm, phải chú ý an toàn. Theo baodatviet. ================= Tập Thị Bình tính chơi chiêu toàn dân xuống biển đây, lấy thịt đè người
    1 like
  11. Cái này sao giống chỗ tui được. Nhưng nó giống chùa người Việt mình như sau: - Chùa Việt thì bây giờ ở phía trước chùa hay để 2 con Sư tử bằng đá trắng gọi là để trấn chùa - Cũng do người ta cúng dường, các Thầy sợ người cúng buồn nên cứ để đấy, xem như có chó giữ chùa cũng được. - Mấy chùa Khmer này thì dùng hình ảnh gia đình ông Trầm Bê để trước chánh điện thì cũng là để trấn chùa đấy. Công dụng như nhau, chỉ khác hình thức. Những người đi viếng những ngôi chùa Khmer này cứ thoải mái xem ảnh của gia đình Trầm Bê là con gì cũng được. Nếu là người Việt thì cứ xem đó như con Sư, con chó gì cũng được. Nếu là người Hoa thì xem đó như con Kỳ lân. Nếu là người Khmer thì xem đó như là mấy con khỉ Hanuman cũng tốt. Tóm lại, Bức tranh gia đình đình bò con này là một tuyệt tác nghệ thuật, ai muốn thấy nó như con gì thì như ý liền. Ăn đứt bức tranh "Canh bạc cuối cùng" của cụ Sứ nhà ta rồi. Vừa rồi tui có đi dự lễ khánh thành chánh điện của 1 ngôi chùa Khmer cũng tại Trà Vinh, nhân tiện cũng thăm mấy người bạn rồi làm vài chai rượu Xuân Thạnh. May mà không có bức tranh đó, chứ nếu không thì tui đã ... say không thấy đường về rồi. Thế mới biết các đại gia Việt bây giờ phần đông đều là tiền to óc bé.
    1 like
  12. Cần gì phải đến bây giờ người ta mới hiểu nhau đâu. Thời chiến tranh lạnh vào hồi gay cấn - cuối những thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước, một lãnh tụ cao cấp của KGB, đã phát biểu trên báo rằng: "Thời đại hiện nay không có gì có thể dấu nhau được". Tôi hiểu là nó giống như ván cờ mà mỗi nước đi của đối phương, đối thủ đều biết trước. Ngay từ thời đó, hình ảnh những điệp viên mang mặt nạ, mặc áo bó sát người như Ninja, đeo găng tay, mang máy vi phim, đột nhập vào nhà đối tượng, chụp ảnh tài liệu mật....cũng xưa rồi. Bởi vậy, cuối cùng hai lãnh tụ hàng đầu của hai siêu cướng Xô Mỹ mới gặp nhau trong cuộc họp bí mật nhất trong lịch sử nhân loại và lật bài ngửa mới nhau. Sau cuộc hộp này là một cuộc chiến lịch sử: Chiến tranh vùng Vinh lần thứ I. Iraq thua - Toàn bộ khối Xô Việt sụp đổ. Với cái nhìn của lão gàn này - theo Lý học Đông phương - thì đấy chính là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật ở Địa Trung hải. Chính Sadam Hussen cũng không ý thức được mình cũng chỉ là một con bài, trong trò chơi chính trị này. Lão Say để ý nhá: Trong cuộc chiến Vùng Vịnh I, chỉ có Hoa Kỳ và các đồng minh cũ trong thế chiến thứ II tham gia. Các đồng minh mới - dù trong khối Nato cũng không góp mặt, kể cả Nhật Bản. Hồi ấy còn chả dấu nhau được cái gì, huống chi bây giờ. Bởi vậy, thôi đi. Lật mựa nó bài ngửa nói chuyện phải quấy với nhau cho nó lành. Còn Triều Tiên làm sao là đối thủ của Hoa Kỳ được. Trong "canh bạc cuối cùng" không có anh bạn này. Có thể anh ta bị loại ra trước cả cô em nhỏ xíu Đài Loan. Họa sĩ mô tả canh bạc đã đến hồi gay cấn. Các quý bà tham gia canh bạc, toàn "Ở trần, đóng khố" cả. Hì. Thích ở trần, được ở trần. Muốn đong khố, sẽ được phần đong khố. .
    1 like
  13. Lâu rồi không thấy các cao thủ commenttrong topic này! Thấy anh Hoangnt xới lại, tôi cũng xin có vài thắc mắc nhỏ,mong được các cao thủ chỉ giáo! Do mới tập tọe dọ dẫm tìm cách nhập môn nên cógì không phải, mong các cao thủ lượng thứ: 1. Vấn đề kinh điển: việc tiên tri thường dựa vào các yếutố: năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh mà bỏ qua các yếu tố dài hơn vềnguyên, niên, vận ... nghĩa là cứ 60 năm thì sự việc được lặp lại trong khitrục thời gian thực tế là 1 chiều! 2. Khi đọc về Âm lịch và Âm dương lịch, tôi thấy có nhữngnăm điều chỉnh, có tháng nhuận, chẳng hạn như bây giờ đang là tháng 4 dư. Rõràng quy luật vận động của tự nhiên vẫn diễn ra tuần tự nhưng khi xem xét cácsự kiện diễn ra trong 2 tháng này, yếu tố liên quan đến tháng không thay đổi sẽdẫn đến sự vô lý: sinh ra ở 2 tháng khác nhau mà có yếu tố tháng giống nhau dẫnđến nhiều điểm chung trong số phận. 3. Liên quan đến vấn đề định mệnh, anh Hoangnt cũng đãcomment rất nhiều và cũng như anh Sapa đã có ý kiến, rõ ràng nếu tiên tri sốphận thì phải được xác lập ngay từ khi sinh ra. Các vấn đề nghiệm lý chỉ là đểkiểm nghiệm và làm cơ sở cho hướng tiên đoán về tương lai và các dự đoán banđầu. Theo ý kiến của tôi, số phận con người được quyết định bởi 2 yếu tố: - Yếu tố tiên thiên: được xác lập khi sinh ra, chịu tácđộng của 3 yếu tố: Gia đình (dài và ngắn hạn), nơi sinh và thời điểm sinh; - Yếu tố hàm dưỡng: được xác lập bởi cá tính, môi trườngsống (gia đình, tự nhiên và xã hội) và các lựa chọn bước ngoặt. Tới đây, mọi ngườisẽ rẽ theo 2 hướng: 1. Định mệnhcó thật: sẽ nói rằng mọi bước ngoặt của cuộc đời mỗi người được sắp đặt sẵn dotính cách, các quan hệ xã hội… được hình thành từ thời điểm sinh ra; 2. Định mệnhkhông có thật: sẽ nói rằng tùy vào cách phản ứng hay lựa chọn tại điểm nút – nhữngsự kiện quan trọng mà số phận con người sẽ rẽ theo những hướng khác nhau. Cá nhân tôi tin vào 1 hướng thứ ba: Con người cũng như các thực thể khác trong tự nhiên bản thân nó đều là1 hệ thống đơn giản hay phức tạp, nằm trong mối liên hệ với các thực thể khác tạothành hệ thống lớn hơn. Do mỗi hệ thống đều có giới hạn, mỗi người cũng có nhữnggiới hạn nhận thức/chịu đựng nhất định. Khi những thay đổi nằm trong khả năngnhận thức và phản ứng của mỗi người, người đó sẽ phản ứng theo đúng nhận thức củamình. Ngược lại, khi thay đổi nằm ngoài khả năng nhận thức hoặc phản ứng, ngườita sẽ phản ứng theo bản năng. Lẽ dĩ nhiên với mỗi người thì bản năng cũng khácnhau. Ví dụ dễ hiểu nhất là tửu lượng: Có người chỉ 1 ly rượu cũng đỏ mặtnhưng có người uống cả xị mặt tỉnh bơ. Có người mặt tỉnh bơ nhưng nằm say 2-3ngày nhưng người mặt đỏ lại uống từ sáng đến chiều, ngủ 1 giấc ngắn rồi dậy chiếntiếp. Có người say thì lăn ra ngủ ngáy pho pho nhưng cũng có người khi say lạiđi lang thang, hát nghêu ngao, chửi rủa đòi đánh cả làng Vũ Đại … Với cách hiểu đó, việc tiên tri số phận con người tùy thuộc vào khảnăng nhận định tác động của các yếu tố tiên thiên, hàm dưỡng lên cá nhân đó. Từtrước đến nay, huyền môn chủ yếu xem xét yếu tố tiên thiên mà chưa xem xét yếutố hàm dưỡng trong khi tu tập là 1 trong các biện pháp hàm dưỡng làm thay đổi sốphận con người rất nhiều. Mỗi người đều có thể tu tập để mở rộng giới hạn nhậnthức và phản ứng của mình nhưng lẽ dĩ nhiên cũng chỉ trong giới hạn của con người.Tuy nhiên, không ngoại trừ một số biện pháp tu tập có thể đưa con người vượtlên giới hạn thông thường, ví dụ yoga, khí công có thể khiến con người làm đượcnhiều điều phi thường nên cũng (chỉ) có một số người có thể thắng được giới hạncủa bản thân. Một số người lại cho rằng: việc tu tập đã được định sẵn từ khi con ngườiđược sinh ra nhưng hoàn toàn không phải thế! Việc người đó có khả năng tu tập về1 vấn đề nào đó là một việc, bản thân người đó có tu tập hay không lại là 1chuyện khác. Ví dụ, 1 người khi sinh ra đều có khả năng học chữ nhưng điều đókhông có nghĩa là anh ta đã biết chữ. Phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện,anh ta mới có thể đọc, viết 1 cách thông thạo. Nếu yếu tố tiên thiên thuận lợi,giả sử gen di truyền tốt, anh ta mất ít thời gian nhưng nếu yếu tố tiên thiênkém, anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, thậm chí phải dùng các biện pháp cực kỳgian khổ kiểu Cao Bá Quát treo tóc lên xà nhà để học chữ mới mong có ngày đượcviên thành. Trở lại vấn đề của 2 chị trong ví dụ được đưa ra ở đây, nếu xét theoquan điểm thứ 3 thì rõ ràng là 2 người có lá số giống nhau nhưng lựa chọn của 2người trong mỗi bước ngoặt khác nhau có thể dẫn đến số phận, các yếu tố tiếptheo khác nhau. Nó giống như 1 game đi tìm kho báu, tùy vào việc bạn rẽ theo đườngnào mà các chướng ngại tiếp theo sẽ là gì. Tuy nhiên, như bác nào đã nói, chỉcó cái kết cục là giống nhau, đó là chết giống nhau là không hoàn toàn đúng vìlựa chọn khác nhau có thể dẫn đến những cái kết hoàn toàn khác nhau. Bạn có thểtới đích và giành được kho báu nếu đi theo lối này nhưng cũng hoàn toàn có thểbị “game over” ở 1 cái bẫy nào đó nếu rẽ theo hướng khác. Vài lời ngớ ngẩn, mong các bác đừng cười!
    1 like