• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/04/2013 in Bài viết

  1. Thiên Sứ tui chuẩn bị mua cái chuông, hay chiêng gì đó để về gõ phèng phèng trong "canh bạc cuối cùng". Đúng ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch Thiên Sứ sẽ mua một thứ đó gì để gõ. Nhưng không phải cho cuộc chiến ở biển Đông, mà là ở Đông Bắc Á!
    4 likes
  2. Kính thưa quí vị. Đến hôm nay nữa thì ngài Obama tái đắc cử nhiệm kỳ II - đúng như lời tiên tri của Lý học Việt - và chẳng có scandal nào cả với Tổng Thống Hoa Kỳ. Lý học Đông phương đã chứng tỏ khả năng vượt trội về mặt lý thuyết so với tri thức khoa học hiện đại. Tôi tin rằng: Trong tương lai trí thức khoa học hiện đại sẽ cần đến một lý thuyết thống nhất và vì chân lý chỉ có một nên đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
    3 likes
  3. PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỊNH UNG THƯ GAN HOA-ÐÀ TIÊN-ÔNG Nguyên nhân: Bịnh này thường mắc phải nhiều ở giới lao động và thương mãi do sự lao lực quá độ, sự mỏi mệt tích lũy nhiều năm tháng và không được bồi bổ mà sinh ra. Bài thuốc: Rể cây đậu trắng (8 lượng) Sâm Cao Ly (2 chỉ) Nước (11 chén) Cách dùng: Rể cây đậu trắng rửa sạch rồi cho tất cả cùng với sâm Cao Ly và 11 chén nước vào nồi nấu sôi lên, sau đó dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút nữa thì dùng được. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén. Thời gian uống cũng phải theo đúng nguyên lý sự tuần hoàn của huyết dịch trong cơ thể thì mới có hiệu năng tốt. Vào mùa Hè: 9 giờ sáng uống 1 lần; 9 giờ 30 tối uống 1 lần. Vào mùa Ðông: 9 giờ 30 sáng uống 1 lần và 10 giờ 30 tối uống 1 lần. (Vì mùa Ðông sự tuần hoàn của máu chậm hơn mùa Hè). PHƯƠNG THUỐC TRỊ BỊNH TRĨ NGOẠI VÀ TRĨ NỘI (Dùng phương thuốc này thì khỏi cần phải giải phẩu) HOA-ÐÀ TIÊN-ÔNG Mỗi ngày lúc 4 giờ chiều ăn 30 hột nho khô và vận động cho nhiều. Ăn như vậy liên tục trong một tháng có thể trị tận gốc.
    2 likes
  4. Kính thưa quí vị quan tâm. Một bài báo trên Vietnamnet.vn giới thiệu về một nhà khoa học Hoa Kỳ đã dùng phương pháp toán học để tiên tri về khả năng tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ dính scandal trong tương lai. Đây là một hiện tượng - lần đầu tiên được công bố - tri thức khoa học hiện đại dùng Toán học như là một phương pháp để tiên tri về một hiện tượng xã hội. Từ hiện tượng này là nội dung của tiểu luận mà tôi xin hân hạnh trình bày với quý vị sẽ liên quan đến các phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương và từ đó minh chứng rõ hơn về một tri thức siêu việt của một hệ thống lý thuyết là nguyên nhân của các phương pháp này. Trước hết xin mời quý vị xem qua nội dung bài báo đã được đăng tải trên Vietnamnet.vn: http://vietnamnet.vn...i-cang-dan.html ====================================================== Toán học chứng minh Obama sắp dính xì-căng-đan Cập nhật lúc 30/05/2011 11:30:00 (GMT+7) Báo cáo mới công bố của học giả Brendan Nyhan cho biết, chính quyền của Tổng thống Barack Obama sắp chấn động vì xì căng đan. Dự báo được đưa ra dựa trên công thức toán. Dựa trên phân tích dữ liệu về các bê bối của tổng thống trong khoảng thời gian 1997 và 2008, nhà khoa học chính trị Nyhan nói sau hai năm nắm quyền, khả năng một tổng thống bị dính bê bối là cao. Theo đó, uy tín của Tổng thống Mỹ thứ 44 - Barack Obama sẽ sớm bị huỷ hoại bởi những tranh cãi. Nyhan thuộc Quỹ Học giả Robert Wood Johnson chuyên nghiên cứu về chính sách y tế tại trường đại học Michigan, Mỹ - hiện là trợ lý giáo sư của Ban chính phủ thuộc trường Dartmouth, đã công bố báo cáo trên trang web của Trung tâm về chính trị hôm 26/5. Brendan Nyhan đã đưa ra những đồ thị chi tiết mô tả khả năng một bê bối sẽ xảy ra với chính quyền của Tổng thống Obama trước khi bầu cử Tổng thống 2012 diễn ra. Và rằng, vào tháng 6 sang năm, khả năng sẽ có một xì căng đan là 95-100%. Báo cáo của Nyhan viết: "Obama cực kỳ may mắn: Nghiên cứu của tôi về các bê bối của Tổng thống Mỹ cho thấy, chỉ có rất ít người đứng đầu nước Mỹ tránh được các xì căng đan". Nyhan thử nghiệm các giả thuyết dựa trên dữ liệu bê bối lấy từ báo Washington Post và New York Times. "Trong giai đoạn 1997-2008, thời gian lâu nhất mà một Tổng thống không vướng xì căng đan là 34 tháng, đó là khoảng thời gian khi Tổng thống Bush nhậm chức vào tháng 1/2001 và vụ bê bối Valerie Plame vào tháng 10/2003". Nyhan tuyên bố, nghiên cứu của mình được tiến hành dựa trên sự thiếu ủng hộ của đảng viên Cộng hoà đối với chính quyền Obama. Nhà khoa học chính trị này nhận định, sự bất bình của đảng viên Cộng hoà với Obama có thể góp phần khuyến khích các nghị sĩ đối lập và thành viên giới truyền thông đưa ra những cáo buộc về hành vi sai trái của Tổng thống hiện giờ. Tuy nhiên, nhận định trên có thành hiện thực không vẫn là một câu hỏi. Nyhan nói, sự chú ý của giới truyền thông hiện bị chuyển hướng sang các câu chuyện khác suốt thời gian Obama làm Tổng thống, như vụ tràn dầu, động đất, sóng thần Nhật và vụ tiêu diệt Bin Laden. Tổng thống Obama không được miễn nhiễm những rắc rối nhưng những tranh luận về hành vi của chính quyền Obama vẫn chưa trở thành một bê bối với quy mô đầy đủ của nó. Ngoài ra, theo Nyhan, tới giờ Obama chưa gặp rắc rối một phần vì ông được giới truyền thông ưu ái hơn so với những người tiền nhiệm, vì Obama là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Dù vậy, Nyhan nói, bất ổn ở Trung Đông và các sự kiện khác cũng làm tăng khả năng Obama bị dính xì căng đan. Hoài Linh (Theo Mail) ====================================================== Kính thưa quí vị quan tâm. Một trong những tiêu chí cho một giả thuyết, lý thuyết hoặc phương pháp được xác định tính khoa học là khả năng tiên tri. Chính khả năng tiên tri xác định tính quy luật của hiện tượng và vấn đề được tiên tri và là một yếu tố chứng minh giả thuyết, lý thuyết hoặc phương pháp có khả năng tiên tri đó mang tính khoa học. Hiện tượng tiên tri đã có từ lâu trong lịch sử văn minh nhân loại. Chúng ta có thể phân loại làm hai dạng là: A/ Cảm ứng tiên tri. Đây là hiện tượng tự nhiên, tồn tại khách quan bởi khả năng cảm ứng của con người, mà ngày nay chúng ta chưa rõ cơ chế của nó. Trong trường hợp này, con người chỉ có thể chứng nghiệm qua thực tế khi sự việc được lặp đi, lặp lại nhiều lần dẫn đến niềm tin vào khả năng cụ thể này có ở một người nào đó. Hiện tượng này có thể thí dụ , như: Bà Vanga và các nhà ngoại cảm tìm mộ..... Hiện tượng này là một thực tại khách quan và là đối tượng của các công trình nghiên cứu khoa học và không nằm trong sự phán xét của các tiêu chí khoa học cho một phương pháp, giả thuyết, hay lý thuyết khoa học. B/ Phương pháp tiên tri. Có thể nói rằng: Từ thời cổ đại, tất cả các nền văn minh lâu đời trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, đều có những phương pháp tiên tri và tồn tại đến ngày nay trong dân gian vì tính hiệu quả của nó được tín nhiệm. Ở nền văn minh cổ đại Đông phương, những phương pháp tiên tri này rất phong phú: Thái Ất, Tử Vi, Bôc dịch, Mai Hoa Dịch, Tử Bình....vv....Đấy là phương pháp tiên tri trực tiếp cho những sự kiện cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và con người. Không chỉ dừng lại ở đây, ngay cả Phong thủy, Đông Y là những phương pháp ứng dụng trong ngành kiến trúc, chẩn trị bệnh .....cũng đều có khả năng tiên tri trong lĩnh vực liên quan. Những phương pháp ứng dụng này là hệ quả của một hệ thống Lý thuyết mà tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành.. Chính trên cơ sở phương pháp tiên tri với những hệ luận của nó mới đặt ra tính khoa học hay phi khoa học của những phương pháp này và từ đó xác định một hệ thống lý thuyết là điều kiện tiên đề cho các phương pháp này - có khoa học thực sự hay không - trên cơ sở tiêu chí khoa học đã được xác định cho nó. Vấn đề được đặt ra ở đây chính là " Phương pháp tiên tri " và đều là hệ quả của một hệ thống tri thức. Ở đây, chúng ta chưa bàn đến tính đúng sai, xác xuất đúng...vv.....Mà là đặt vấn đề về hiện tượng lần đầu tiên được công bố việc sử dụng phương pháp tiên tri cho một vấn đề xã hội, của tri thức khoa học hiện đại - cụ thể là toán học qua bài viết trên - và từ đó nhìn nhận về tính khoa học hay phi khoa học của các phương pháp tiên tri Đông phương. Đã từ rất lâu, toán học đã có tham vọng lý giải bài toán xác xuất của khả năng xuất hiện những con số cho những kỳ sổ số. Có thể nói bài toán khó nhất cho việc này chính là tính ra con số độc đắc xổ ra sẽ gồm những con số nào? Như vậy xác xuất để có bài toán đúng cho con số độc đắc sẽ là 1/ 1. 000. 000 - xét về yếu tố không gian - Tức là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, miễn là có con số đó. Nhưng ngay cả khi toán học đã xác định như vậy - thì - một yếu tố nữa, rất quan trọng để thẩm định khả năng tiên tri. Đó chính là yếu tố thời gian. Tức là con số đó sẽ sổ ra vào lúc nào? Các nhà Toán học từ lâu đã không còn bàn về đề tài này. Không có yếu tố thời gian cho xác xuất của con số độc đắc. Nhưng giả thiết rằng: Họ có thể làm được điều ấy. Và ngay cả trường hợp tối ưu này tính tương tác cũng rất đơn giản cho sự kiện đoán trúng sổ độc đắc xảy ra vào lúc nào. Bởi vì nó là sự tương tác về lý thuyết của 1. 000. 000 yếu tố. Tất cả những yếu tố khác đều có khả năng loại suy về mặt lý thuyết. Thí dụ như lồng cầu quay số được bảo đảm tuyệt đối về cân bằng kỹ thuật, các quả cầu đều như nhau...vv.... Từ đó chúng ta so sánh với khả năng tiên tri cho một sự kiện xã hội, hoặc một hành vi của con người - bằng một phương pháp dự báo, có tính quy luật, tính khách quan - thì những yếu tố tương tác dẫn đến một sự kiện xã hội, hoặc hành vi con người có thể tiên tri, sẽ phức tạp gấp nhiều lần lũy thừa của 1/ 1.000. 000. Bởi nó gồm tất cả những yếu tố có thể tương tác và không thể loại suy. Bao gồm cả những thực tại chưa được biết đến nằm ngoài khả năng nhận thức của con người. Tức là gồm vô tận những yếu tố tương tác để dẫn đến một sự kiện, hoặc hành vi con người có thể tiên tri trong không/ thời gian xuất hiện sự kiện hoặc hành vi đó. Chỉ giới thiệu như vậy thì chúng ta sẽ thấy một phương pháp dự báo cho một sự kiện xã hội, hoặc hành vi của con người phải xuất phát từ một sự tống hợp rất cao cấp tri thức của nhân loại về thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống và cả bản thân con người. Trên cơ sở này, chúng ta nhận xét về phương pháp dự báo của nhà khoa học chính trị Nyhan, khi ông đưa ra một phương pháp dự báo về khả năng xảy ra scandal cho tổng thống Hoa Kỳ. A/ Phương pháp dự báo của ông Nyhan mang tính giới hạn và nó chỉ có thể xác định một vụ việc xã hội duy nhất là scandal cho tổng thống Hoa Kỳ trên chính trường Hoa Kỳ, có tính thống kê và khoảng thời gian dự báo có thể xảy ra có khoảng cách kỷ lục là từ 2011 đến 2012. B/ Ở đây, chúng ta cũng cần đặt vấn đề là phương pháp dự báo của ông Nyhan có là phải một công thức toán có thể nạp dữ liệu váo các đại lượng để từ đó luôn xác định được thời điểm xảy ra các scandal của các tổng thống Hoa Kỳ không? C/ Cơ sở hệ thống lý luận của phương pháp dự báo theo ông Nyhan là tri thức toán học hiện đại. D/ Tính chứng nghiệm dự báo của ông Nyhan chưa xác định vì chưa xảy ra. Nhưng tôi cứ đặt một giả thuyết ưu việt nhất cho phương pháp của ông Nyhan là ông ta đã dự báo đúng. Ngược lại, so sánh từng điểm đã trình bày của phương pháp dự báo của ông Nyhan với các phương pháp dự báo của Lý học Đông phương thì chúng ta thấy rằng: A/ Phương pháp dự báo của Lý học Đông phương không mang tính giới hạn cho một vụ việc xã hội duy nhất, mà trải rông trên tất cả mọi lĩnh vực liên quan từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến hành vi của con người với không/ thời gian - về lý thuyết - chính xác đến giờ. B/ Phương pháp dự báo của Lý học đông phương là một công thức hoàn chỉnh,, hoặc là một hệ thống công thức hoàn chỉnh phụ thuộc vào yếu tố không/ thời gian để thiết lập công thức với các đại lượng có thể suy luận trên cơ sở hệ thống lý luận của nó. Chúng có đầy đủ yếu tố không/ thời gian ngay trong việc nạp dự liệu đầu vào của bất kỳ một phương pháp dự báo nào. C/ Cơ sở hệ thống lý luận của phương pháp dự báo theo Lý học Đông phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành. D/ Sự chứng nghiệm trải hàng ngàn năm trong lịch sử văn minh nhân loại.Sự tồn tại trải hàng ngàn năm nay chính là tính thống kê vượt thời gian về hiệu quả ứng dụng cho một lý thuyết là cơ sở của nó. Không một lý thuyết nào của nền văn minh hiện đại có khả năng tồn tại lâu như vậy. Chỉ cần với một sự so sánh như vậy, cũng đủ để thấy rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành là sự tổng hợp hầu hết những quy luật từ vi mô đến vĩ mô trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người và là một hệ thống tri thức siêu việt, mới đủ khả năng thể hiện những phương pháp ứng dụng như vậy. Nếu chúng ta so sánh nó với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết được coi là khoa học thì tất cả những gì còn lại của hệ thống lý thuyết này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ. Nếu chúng ta so sánh thuyết Âm Dương Ngũ hành với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước thì cũng hoàn toàn không nằm ngoài những tiêu chí này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến các Thiên Hà khổng lồ, mọi hiện tương thiên nhiên , xã hội, cuộc sống và cho đến hành vi của con người với khả năng tiên tri. Hiện tượng nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Nyhan có tham vọng dùng toán học như một phương pháp tiên tri cho một hành vi xã hội và mang tính cục bộ này cho thấy: Tri thức hiện đại đang chập chững để tiến tới một phần rất nhỏ bé của một nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại trên Địa Cầu, mà dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này. Người Việt mang trong nền văn minh truyền thống ấy tất cả bí ẩn của vũ trụ thể hiện ở sức mạnh của Rồng và trí tuệ của tiên thánh với sự tự hào: " Con Rồng, Cháu Tiên ". Xin cảm ơn quí vị quan tâm.
    2 likes
  5. Ngày mai anh có thể gặp tôi. Hy vọng tôi giúp gì được cho anh. Nếu anh không mấy khá giả thì anh sẽ nhận được sự trợ giúp hoàn toàn miễn phí của tôi.
    1 like
  6. Thủ tướng Anh muốn có tên lửa hạt nhân để đề phòng Triều Tiên 04/04/2013 14:20 (TNO) Thủ tướng Anh David Cameron vừa lên tiếng cảnh báo Anh không nên từ bỏ chương trình phát triển hệ thống tên lửa hạt nhân Trident vì nước này đang liên tục bị đe dọa tấn công hạt nhân bởi các quốc gia khác như Triều Tiên. Tờ The Daily Telegraph (Anh) ngày 4.4 dẫn lời ông Cameron cho biết những mối đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Anh đã tăng cao kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Thủ tướng Anh cũng khẳng định nước Anh vẫn cần phải có “vũ khí phòng vệ”. Thủ tướng Anh còn nói thêm rằng Anh có khả năng nằm trong tầm bắn tên lửa của “chính quyền hiếu chiến và khó nắm bắt” tại Triều Tiên. Đây cũng là lần đầu tiên ông Cameron đưa ra nhận định như thế này về Triều Tiên. Thủ tướng Anh David Cameron cảnh báo sẽ là “ngu xuẩn” nếu Anh từ bỏ chương trình phát triển tên lửa hạt nhân Trident khi mà Triều Tiên gia tăng đe dọa tấn công nước này bằng tên lửa - Ảnh: Reuters Được biết, đảng Dân chủ Tự do Anh trước đó đã lên tiếng phản đối dự án phát triển tên lửa Trident trị giá 20 tỉ bảng Anh của chính phủ vì cho rằng hệ thống tên lửa này không còn thích hợp với các thách thức về mặt địa lý chính trị mà nước Anh đang đối mặt. Ông Cameron xác nhận Iran và Triều Tiên là những “mối đe dọa mới” của nước Anh. “Iran tiếp tục đối đầu với cộng đồng quốc tế khi vẫn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. Còn chính quyền hiếu chiến và khó nắm bắt tại Triều Tiên thì mới đây đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ ba và có thể đã có đủ nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hơn hàng chục vũ khí hạt nhân”, thủ tướng Anh phát biểu. “Năm ngoái (2012), Triều Tiên đã công bố sở hữu một tên lửa đạn đạo mà họ cho là có thể bay đến mọi nơi trên đất Mỹ. Nếu điều này có thật thì nó đồng nghĩa với việc toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Anh, cũng nằm trong tầm bắn tên lửa của Triều Tiên”, ông Cameron nói thêm. Hoàng Uy ================ Không biết ngài Thủ tướng Anh có phát biểu điều này trong ngày "Cá tháng 4" không? Chứ tôi tin nguyên soái Kim Jong Il chưa hề nghĩ đến nước Anh khi nghĩ về đích đến của tên lửa đạn đạo.
    1 like
  7. Trong sách dịch đã nói hết rồi, chắc không cần thiết vì bất cứ cái gì nói ra cũng chỉ nằm trong một tập hợp nhỏ của dịch mà thôi. Cho dịch là sách triết học thì KInh dịch là triết học, Cho dịch là sách Lịch sử thì Kinh dịch là một sách lịch sử, cho là văn hóa thì là văn hóa, trên thì nói về thiên văn, dưới thì nói tới vạn sự xảy ra trong cuộc sống, không có gì mà không bao hàm trong đó nên thiết nghĩ không cần thiết phải bàn.
    1 like
  8. Trung Quốc ngập sâu trong rắc rối Theo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi. Và giới lãnh đạo mới của họ cũng biết điều này. Kể từ cuối năm 2010, tăng trưởng GDP liên tục giảm qua từng quý - dù đã nhích lên đôi chút trong báo cáo quý gần nhất công bố trong tháng Giêng. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều vấn đề. Hay nói một cách đơn giản hơn như trong báo cáo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine là, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi. Tổng bí thư và Chủ tịch nước mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng như toàn thể đất nước này đều đang hy vọng, trước những biến động vừa qua, ông sẽ mang đến sự thay đổi tích cực. Nhưng những rắc rối của Trung Quốc - cả về kinh tế, chính trị và xã hội - đều đang rất nan giải. Một biểu hiện quan trọng dễ nhận thấy là: tiền đang chảy ra khỏi nước này với tốc độ đáng báo động, dấu hiệu cho thấy người giàu Trung Quốc đang mất niềm tin. Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không công khai bất kỳ con số nào về cuộc "tẩu tán" vốn này. Nhưng theo các ước tính đáng tin cậy từ một số nhà báo và chuyên gia kinh tế học công bố cuối năm ngoái thì, khoảng 225 tỷ - 300 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, con số tương đương 3-4% GDP nước này trong giai đoạn đó. Và hiện tượng trên vẫn diễn ra bất chấp việc Trung Quốc nghiêm cấm đưa tiền với khối lượng lớn ra nước ngoài. Dòng tiền tháo chạy cứ lớn dần qua từng năm, trong lúc GDP tiếp tục giảm - chắc hẳn không phải là sự ngẫu nhiên. Thực tế, người giàu và thành đạt tại Trung Quốc không chỉ di chuyển tiền ra nước ngoài. Nhiều người đã hoặc đang lên kế hoạch rời hẳn sang phương Tây sinh sống cùng với tài sản của họ, với Mỹ là điểm đến chính. Năm ngoái, tờ tạp chí tiếng Trung Hurun Report, chuyên ghi chép về cuộc sống điểm yếu của người giàu, đã công bố phát hiện đó sau khi phỏng vấn 900 người tại 18 thành phố. Ảnh minh họa Ví dụ này không hẳn mang tính khoa học, nhưng đã có hàng nghìn người Trung Quốc trả lời bài báo đó trên Weibo, phiên bản Twitter tại Trung Quốc, nói rằng, họ sẽ ra nước ngoài nếu có đủ tiền. Người giàu di cư sang Mỹ thường sử dụng visa EB-5 nhất, loại cấp cho người nước ngoài sẵn sàng đầu tư ít nhất nửa triệu USD vào kinh doanh để tạo ra việc làm mới cho ít nhất 10 người Mỹ. Người Trung Quốc gọi đó là "di cư đầu tư". Còn China Merchants Bank, cùng với công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, thì kết luận trong báo cáo chung của mình rằng hoạt động này "sẽ tăng lên nhanh chóng". Hai công ty này cho biết, di cư đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ "tăng với tốc độ rất đáng ngại, bình quân hằng năm 73% trong vòng 5 năm qua". Họ cũng khảo sát nhiều người giàu Trung Quốc (là một trong một số tổ chức tiến hành khảo sát này) và phát hiện, gần 60% trong số họ "hoặc đã hoàn thành chuyển đầu tư ra nước ngoài, nộp đơn xin đầu tư, hoặc đang xem xét". Bộ An ninh Nội địa Mỹ báo cáo, 78% người nộp đơn xin cấp visa EB-5 năm ngoái là người Trung Quốc. Trong khi người giàu có thể tự thân vận động, tầng lớp thấp và trung lưu lại sẵn sàng gây rối loạn. Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc ước tính, trong năm 2011, người dân Trung Quốc tiến hành hơn 128.000 "sự cố đám đông" - tức các cuộc biểu tình lớn ở địa phương để phản đối nạn tham nhũng, lấn chiếm đất đai, ô nhiêm môi trường, an toàn việc làm và nhiều tệ nạn xã hội khác. Các con số trên có lẽ chỉ mang tính tương đối, nhưng gần như chắc chắn sẽ còn tăng lên. Năm 1993, con số chính thức là 8.709 người. Đến năm 2009, bộ này cho biết, người dân đã tiến hành khoảng 90.000 sự cố đám đông. Gần như toàn bộ các cuộc biểu tình đều nhằm vào chính quyền địa phương, chứ không phải chính quyền trung ương. Với nhiều người, hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn vẫn ám ảnh trong tâm trí họ. Một trong những bất bình lớn nhất của người dân, động cơ của nhiều cuộc biểu tình, là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Tính đến cuối năm ngoái, tờ China Daily đưa tin, toàn quốc "có khoảng 120 triệu người dân ở các vùng nông thôn sống dưới mức nghèo đói, nghĩa là họ thu nhập chưa tới 300 NDT (369 USD) một năm - hay 1 USD/ngày. Tính cả người nghèo thành thị, tổng số người Trung Quốc sống trong mức nghèo nhất chiếm đến gần 15% dân số. Bài báo dẫn lời Yu Jiantuo, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề nghèo đói tại Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, thừa nhận, nghèo đói trong thời thơ ấu "có thể cản trở thành tính học tập, sức khỏe và khả năng hòa nhập với xã hội" của mỗi cá nhân. Và trên thực tế, UNICEF báo cáo, 10% trẻ em Trung Quốc bị ức chế sinh trưởng, tức là phát triển không bình thường, hoặc về thể chất hoặc tinh thần. Trong khi đó, 3% trẻ sơ sinh Trung Quốc, tương đương khoảng 40 triệu trẻ, bị bỏ đói. Vệ sinh cũng là vấn đề lớn đối với những người này. Thực tế, gần một nửa người dân Trung Quốc không có nhà vệ sinh sạch. Và "họ có thể chỉ tắm 2 lần mỗi tháng", Xia Yeliang nói. Trong khi đó, Trung Quốc có nhiều tỷ phú và triệu phú hơn mọi quốc gia khác, trừ Mỹ. Quỹ Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Trung Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh, kết luận, nếu tính cả cái gọi là thu nhập ngầm - tiền hối lộ và đút lót - thì thu nhập của 10% những người giàu nhất Trung Quốc lớn gấp 65 lần thu nhập của 10% người nghèo nhất. Năm ngoái, Ngân hàng thế giới cũng công bố một báo cáo quan trọng, trong đó kết luận chính phủ Trung Quốc cần phải chỉnh đốn lại nền kinh tế và các dịch vụ xã hội nếu muốn hy vọng vượt qua tình hình khó khăn hiện nay. "Nguyên nhân vì sao Trung Quốc cần phải cải cách đã bộc lộ đầy đủ", chủ tịch WB Robert Zoellick, nói trong buổi học báo tại Bắc Kinh trước lúc kết thúc nhiệm kỳ. "Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh trên con đường phát triển". Tình hình cũng đang trở nên nghiêm trọng đến mức nhóm nghiên cứu Chiến lược và Cải cách của Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo, đất nước "đang đứng trước một cú nhảy nguy hiểm, và chúng ta không thể che giấu hay lẩn tránh. Có nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc". Wu Jinglian, một nhà kinh tế học nổi tiếng có bài viết trên tờ Caijing, tạp chí kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Những mâu thuẫn kinh tế và xã hội của Trung Quốc dường như đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn". Một nguy cơ lớn thường được nhắc tới là sự thay đổi tiêu cực trong lực lượng lao động nước này. Trung Quốc phát triển mạnh chủ yếu như một nhà sản xuất các hàng hóa cho phương tây với chi phí nhân công rẻ. Nhưng khi trở thành một quốc gia giàu có hơn, lương của người lao động tăng lên nhanh chóng - đây chính là "vấn đề hết sức nghiêm trọng", giáo sư kinh tế Xia Yeliang cảnh báo. Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và nhiều quốc gia nghèo hơn khác đang lấy đi của Trung Quốc nhiều trong số những việc làm này. Một chiến lược mà Trung Quốc đang đẩy mạnh để đối phó với vấn đề này dựa trên ý tưởng nhà nước nên giảm dựa vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước - như từng được nhấn mạnh trong một hội nghị kinh tế cấp cao hồi cuối tháng 12. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nó cũng gây ra nhiều vấn đề. Một vấn đề lớn khác, theo các chuyên gia, là sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước -145.000 công ty nhà nước đã chiếm tới 35% toàn bộ hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, theo các thống kê chính thức. Và theo đúng bản chất, các doanh nghiệp này thường dư thừa lao động và kém hiệu quả bởi họ không vấp phải sự cạnh tranh nào thực sự. Nhiều trong số đó thuộc sở hữu của các quan chức chính phủ hoặc người thân. Về chính sách đối ngoại, Andrew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc của ĐH Columbia, nhận xét: "Tôi nghĩ Trung Quốc đang tự nhận thấy mình đã đạt đến tầm của một cường quốc vài coi Mỹ cùng đồng minh là yếu kém, và do đó bắt đầu giai đoạn hiếu chiến trong chính sách đối ngoại", đặc biệt ở Biển Đông. Điều đó dẫn đến việc họ lạnh nhạt với gần như mọi quốc gia láng giềng. Điều đó khiến Trung Quốc vừa phải các vấn đề ngày càng nhức nhối ở trong nước, vừa trở nên bị xa lánh trong khu vực. Bởi thái độ hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ, Bắc Kinh đang gây phẫn nộ cho gần như mọi quốc gia láng giềng, đồng thời tạo cơ hội cho Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á. Trâm Anhtheo WorldAffairsJournal =========================== Thỉnh thoảng cháu cũng vào Vietnamnet.vn thấy bài viết này đúng như chú Thiên Sứ đã phân tích và dự đoán ở trên.
    1 like
  9. Đúng quá, tại sao lại cứ phải ra tay cứu mấy ông trong ...."CLB Địa Chủ" . Tai sao lại không cứu và cải thiện bền vững các ngành như cảng biển, hay giao thông...(đặc biệt là giao thông đường sắt) - liên quan mật thiết đến phât triển kinh tế để thu hút đầu tư phât triển bền vững và an ninh quốc phòng. Đường sắt cao tốc là không tưởng. Nhưng đường sắt tốc độ cao do mở rộng khổ đường ray cho phù hợp với thế giới như số đông các nước Đức, Nga...hay châu Âu hiện nay là việc đáng ra phải làm từ lâu rồi. (Số đông dân cư Việt Nam hiên nay hình như chưa phân biệt được đó là hai dự án khác nhau... đề cập đến 02 phạm trù khác nhau hoàn toàn của ngành đường sắt! Nên việc góp ý kiến rất dễ bị 'Ông nói gà, Bà nói vịt' http://xalo.vn/news/...1-20-464076.htm Đường sắt tốc độ cao mới chỉ là ý tưởng ban đầu... Baodatviet.vn - 27/03/2013 Chủ trương làm đường sắt tốc độ cao thay vì đường sắt cao tốc là thích hợp. Tuy nhiên, đây mới chỉ xem là ý tưởng ban đầu thể hiện bằng một tài liệu thuộc loại Báo cáo đầu tư, trình Chính phủ hoặc Quốc hội. Tài liệu này mới chỉ ở mức giúp Chính phủ cân nhắc xem có nên bỏ tiền nghiên cứu dự án ấy không (Quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư), chứ chưa phải là cân nhắc bỏ tiền đầu tư vào nó (Quyết định đầu tư). TS Phan Vỵ Thủy, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đã chia sẻ như vậy với Đất Việt trước thông tin Bộ Giao thông vận tải quyết định hủy đường sắt cao tốc, chuyển sang làm đường sắt tốc độ cao. PV: - Thưa ông, mới đây các chuyên gia tư vấn Nhật Bản đã có buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải và đưa ra 4 phương án cải tạo đường sắt Bắc - Nam. Theo đó, trong các phương án đưa ra Bộ Giao thông vận tải đã chọn phương án xây mới đường sắt đôi khổ 1,435m, tốc độ 160-200 km/giờ để báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương phát triển. Là một chuyên gia, xin ông cho biết ý kiến của mình về việc lựa chọn này? TS Phan Vỵ Thủy, Hội KHKT cầu đường Việt Nam TS Phan Vỵ Thủy: - Đối với câu hỏi này, tôi muốn nói sơ lược một chút về nghiên cứu dự án: Theo luật xây dựng của Việt Nam khi muốn đầu tư vào một việc gì, chủ đầu tư phải có ý tưởng ban đầu thể hiện bằng một tài liệu gọi là Báo cáo đầu tư, trình chính phủ hoặc Quốc hội duyệt. Tài liệu này thường chưa đủ chính xác, nhưng nó giúp Chính phủ cân nhắc xem có nên bỏ tiền nghiên cứu dự án ấy không, chứ chưa phải là cân nhắc bỏ tiền đầu tư vào nó. Sau đó, tổ chức được giao lập nghiên cứu dự án phải làm rất nhiều việc, thu thập nhiều thông tin, dữ liệu, làm nhiều phép phân tích bằng những phương pháp đáng tin cậy, tiến hành bởi các chuyên gia. Đối với Đường sắt Bắc Nam, các tổ chức được chọn này thường phải là tổ chức tư vấn rất lớn giàu kinh nghiệm. Khi đó họ mới làm ra một báo cáo nghiên cứu dự án, thường được gọi là nghiên cứu khả thi. Báo cáo này có nhiều nội dung quan trọng, trong đó quan trọng nhất là: ý nghĩa của dự án, lý do phải đầu tư, mục tiêu, quy mô dự án, các phương án và kiến nghị, công nghệ áp dụng, tác động môi trường, phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích tài chính của việc đầu tư. Chỉ đến khi có tài liệu này mới có những cơ sở để nhận định về những hơn kém của các phương án, hiệu quả đầu tư và tính khả thi của chúng. Vì vậy, theo tôi hiểu thì Bộ GTVT chưa chọn phương án mà chỉ định hướng để xin tiến hành nghiên cứu dự án mà thôi. Khi nào hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Bộ mới trình phương án xin chính phủ quyết định đầu tư. Chủ trương làm đường sắt cao tốc trước đây vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên môn PV: Vậy thưa tiến sĩ, trước đây Bộ Giao thông vận tải từng đưa ra đề xuất làm đường sắt cao tốc và vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên môn. Còn nay lại hủy quyết định này và thay vào đó là đường sắt tốc độ cao. Vậy hai cấp độ này có gì khác nhau (về vận tốc, các tiêu chí để làm đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao như thế nào?) TS Phan Vỵ Thủy: - Có nhiều điểm để phân biệt hai cấp độ đường này. Các yếu tố kỹ thuật chính để phân loại đường sắt là: Vận tốc thiết kế; bán kính đường cong và độ dốc dọc hạn chế. Tham khảo tài liệu một vài nước thì các đường sắt có vận tốc thiết kế không thấp hơn 350 km/giờ được coi là đường sắt cao tốc. (Ở nước ta quy định vận tốc thiết kế từ trên 200 đến 350 km/giờ). Các đường cấp thấp hơn được chia ra các cấp theo vận tốc thiết kế không nhỏ hơn 200, 150, 120, 70 km/giờ. Trong các cấp đường sắt thông thường này đường sắt chạy với tốc độ 120km/giờ trở lên được xem như đường sắt tốc độ cao. Về bán kính đường cong, đường sắt cao tốc có bán kính đường cong nằm, trên chính tuyến, không nhỏ hơn 5.000m. Các đường còn lại không dưới 2.000m đến không dưới 400m. Đường sắt cao tốc phải đặt đường cong đứng khi hiệu số độ dốc hai đoạn tiếp nối nhau lớn hơn 1/1000, với bán kính lớn hơn 25.000m. Các đường sắt còn lại đặt đường cong đứng khi hiệu số độ dốc lớn hơn 4~5%o, với bán kính lớn hơn 16.000m đến lớn hơn 4.000m Độ dốc dọc hạn chế trên đường sắt cao tốc phải nhỏ hơn 25%o (phần nghìn). Ngoài ba yếu tố nói trên còn quy định nhiều yếu tố kỹ thuật khác, tùy theo loại đường sắt. Như nói trên, có thể thấy là vận tốc thiết kế và bán kính đường cong (nằm và đứng) quy định cho đường sắt cao tốc là cao hơn hẳn các cấp đường sắt còn lại. PV: - Nhưng với tốc độ thiết kế từ 200km/h-300 km/h nghĩa là tương đương với tốc độ mức thấp của đường sắt cao tốc. Như vậy, về tổng vốn và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường sắt tốc độ cao này là ko khác với các tiêu chuẩn kỹ thuật, tổng vốn... so với đường sắt cao tốc. Tại sao lại chọn tên là đường sắt tốc độ cao? Dư luận có quyền đặt câu hỏi đây chỉ là hình thức đánh tráo khái niệm, bình cũ rượu mới. Ông nhận xét gì về điều này? TS Phan Vỵ Thủy: - Tôi không nghĩ như vậy. Ở đây Tư vấn Nhật Bản giúp nghiên cứu dự án nên chủ yếu là theo tiêu chuẩn quốc tế, theo đó vận tốc thiết kế 200 đến 300 km/giờ chưa phải là đường sắt cao tốc, một số nước coi là đường cấp I. PV: - Vậy theo ông với phương án làm đường sắt tốc độ cao (tàu chạy tốc độ 200km) có phù hợp không?Tại sao chúng ta chọn làm đường sắt tốc độ cao mà không chọn làm đường sắt cao tốc trong khi các yêu cầu về kỹ thuật gần như nhau? TS Phan Vỵ Thủy: - Mong nhà báo thông cảm, nếu tôi và một số người nào đó nói ngay được bây giờ là nó có phù hợp hay không thì chúng ta sẽ đỡ được biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian làm nghiên cứu. Tiếc răng điều ấy không dễ, vậy nên hãy đợi nhà nước cân nhắc cho phép nghiên cứu dự án và đánh giá tính khả thi, khi đó lời bình luận mới đáng tin cậy. Tôi muốn nói rằng chủ trương làm đường sắt tốc độ cao thay vì đường sắt cao tốc là thích hợp. Đường sắt hiện hữu của nước ta thuộc loại đường sắt cấp thấp, không còn đáp ứng yêu cầu vận tải đường sắt trong tương lai, nó không nên tiếp tục tồn tại như vậy và cần được thay thế bằng một đường sắt tốt hơn. Thay đường sắt hiện hữu bằng đường sắt cao tốc là điều chưa thích hợp, đã được nói đến nhiều trong thời gian qua. Một cách lô gic, có thể thấy: một đường sắt thích hợp để thay thế đường sắt hiện hữu phải có công nghệ hiện đại, chạy được với tốc độ cao, có quy mô đầu tư có thể phân kỳ được và nhằm phục vụ vận chuyển đi lại nhanh chóng của nhân dân không những trên toàn tuyến Bắc Nam, trên những đoạn khá dài trên tuyến, mà cả sự đi lại nhanh chóng của nhân dân trên các đoạn địa phương không dài quá. Một đường sắt như vậy có thể là vừa với mong muốn và chọn lựa của hành khách cả nước và vừa với nguồn lực đầu tư của ta trong một tương lai không quá xa, hơn là con đường sắt cao tốc. Con đường đó có thể là đường sắt tốc độ cao như đã mô tả B1, B2. Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi! 4 phương án: - A1: Tổng công ty Đường sắt VN đang thực hiện để duy trì đủ độ an toàn cho kết cấu hạ tầng như cải tạo cầu yếu, hầm cũ, hệ thống thông tin tín hiệu, cải tạo đường ngang để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa 90 km/giờ với tàu khách. Phương án này đang triển khai sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM còn 28 giờ (rút ngắn được 2 giờ so với hiện nay). Phương án này vẫn giữ đường đơn khổ 1m. - A2: Thực hiện các nhóm biện pháp điều chỉnh hướng tuyến cho ba đoạn nút cổ chai chính nhiều đường cong và dốc như đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Hà Tĩnh). Sau khi cải tạo sẽ đảm bảo 50 đoàn tàu hoạt động trên tuyến mỗi ngày, tốc độ chạy tàu khách bình quân 90 km/giờ, tàu hàng 60 km/giờ trên đường đơn khổ 1m. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ. Tổng mức đầu tư ước tính 1,8 tỉ USD. Đây là phương án được Bộ GTVT đồng ý nghiên cứu. - B1: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m để chạy tàu khách 120 km/giờ, tàu hàng 70 km/giờ, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn hơn 15 giờ. Phương án này sẽ cải tạo ba đoạn nút cổ chai chính bằng cách xây dựng đoạn tuyến bằng hầm, thay thế ray và tà vẹt, các đường ngang cùng mức sẽ đóng mở tự động để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao hơn; đầu tư thêm đầu máy toa xe có khả năng vận hành tốt ở tốc độ chạy tàu 120 km/giờ để vận hành 116 đoàn tàu/ngày. Chi phí ước tính 14,5 tỉ USD. - B2: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m, tốc độ chạy tàu khách 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu chở container lên 120 km/giờ). Thực hiện phương án này phải sử dụng tàu động cơ điện với tàu khách và đầu máy động cơ điện với tàu hàng. Số tàu hoạt động trên tuyến là 122 tàu/ngày. Chi phí nâng cấp ước tính 27,7 tỉ USD. Bích Ngọc(thực hiện) ______________________________________ Giao thông cải thiện, tạo nhiều công ăn việc làm, thì giá BDS ... tự động hồi và tăng lại...
    1 like
  10. Đũa, thìa, hộp đồ ăn một lần: Toàn hàng độc hại Tác giả: Theo NLĐ Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước Đũa, thìa, đĩa... dùng 1 lần có nguy cơ gây tác hại cho người dùng vì được tẩm hóa chất độc hại, đặc biệt là hàng Trung Quốc nhưng cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong việc quản lý Ngày 3-4, chúng tôi có mặt ở chợ Bình Tây, quận 6 - TPHCM để tìm mua đũa gỗ về dùng. Hầu hết các sạp bán sỉ mặt hàng này đều trưng bày những loại đũa làm từ gỗ, tre, nhựa, inox. Tràn ngập hàng Trung Quốc Biết chúng tôi có ý định tìm mua đũa gỗ loại đẹp, chắc chắn nhưng phải là hàng Việt Nam, người bán lôi ra 2 gói đã đóng sẵn trong bao bì loại 5 đôi/bao, lắc đầu: "Đũa Việt Nam xấu hoắc à, lại tiện không đều và dùng lâu sẽ bị mốc mà giá đến 35.000 đồng/bao. Vì vậy, chúng tôi không ưu tiên chưng ở mặt tiền từ rất lâu rồi. Thế chỗ của nó là hàng chục loại đũa Trung Quốc rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã cũng khá bắt mắt". Đũa, thìa... dùng 1 lần, nhất là hàng Trung Quốc, tẩm nhiều hóa chất độc hại hiện được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Đôi tay người bán hàng thoăn thoắt lấy từ trên kệ ra các loại đũa Trung Quốc đủ màu sắc, chạm khắc hoa hòe, còn giá thì rẻ đến bất ngờ, chỉ 10.000 - 15.000 đồng/hộp. Tại một quầy khác ở chợ Bình Tây, chúng tôi gặp chị Hương, chủ một nhà hàng khá nổi tiếng ở khu vực quận 3 - TPHCM, đang chọn mua đũa với số lượng lớn. Chị Hương cho biết khách của nhà hàng chủ yếu là người nước ngoài, họ yêu cầu có đũa để mang về làm kỷ niệm. "Đũa Việt Nam không đạt yêu cầu, tôi phải mua hàng Trung Quốc về tháo vỏ hộp, đóng gói rồi đề tên và địa chỉ nhà hàng để bán cho khách" - chị Hương nói. Ðũa Trung Quốc ðuợc bày bán trong chợ Bình Tây, quận 6 - TPHCM. Ở khu vực bán đũa giá rẻ dành cho các quán ăn bình dân, đũa tre đóng gói 5 - 10 kg/bao được bán với giá 20.000 - 40.000 đồng/bao; đũa bọc ni lông từng đôi được bán 25.000 đồng/bao (5 kg). Những loại đũa này chỉ dùng 1 lần nên chẳng mấy ai quan tâm đến chất lượng. Đặc biệt, người bán cho biết loại đũa này chủ yếu là hàng sản xuất tại Trung Quốc, dù đã tẩm ướp hóa chất để không bị mốc khi sử dụng nhưng cũng không thể để được quá 2 tháng. Mặt hàng tăm tre cũng là mê hồn trận đủ loại. Loại đóng trong bịch ni lông nhỏ mang hình con bướm và những dòng chữ Trung Quốc đang chiếm một lượng không nhỏ vì giá rẻ. Phần lớn lượng tăm bán ra thị trường đều sử dụng hóa chất chống mốc và tạo màu, tạo mùi. Tại Hà Nội, đũa tre hay thìa, đĩa, cốc... dùng 1 lần cũng được sử dụng phổ biến. Trong đó, đũa sử dụng 1 lần dù được bọc những lớp ni lông nhưng không có bất kỳ thông tin gì về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng... Với một số sản phẩm có thông tin thì cũng chỉ là để trấn an người sử dụng như "đũa sạch chất lượng cao" và tên một cơ sở sản xuất nào đó. Chủ một cửa hàng cơm bình dân ở phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) cho biết mỗi ngày, nơi đây tiêu thụ hàng trăm đôi đũa, cốc và thìa nhựa dùng 1 lần. Chi phí cho mỗi đôi đũa hay cốc "ăn liền" chỉ 100-200 đồng nên thực khách được sử dụng miễn phí. Dùng 1 lần, hại cả đời Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đũa, thìa, đĩa... là vật dụng dùng để ăn nên thuộc diện phải kiểm soát về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được quan tâm kiểm soát. Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thỉnh thoảng nhận mẫu kiểm tra một số lô đũa nhập khẩu, còn đũa sản xuất trong nước thì chưa. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết các cơ quan chức năng đang lúng túng vì không biết việc quản lý đũa, thìa, đĩa... thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam), rất khó xác định các cơ sở sản xuất dùng hóa chất gì để xử lý đũa, thìa, đĩa... dùng 1 lần vì những mặt hàng này không bị quản lý về chất lượng. Điều này rất nguy hiểm bởi để giảm giá thành, các cơ sở có thể tùy tiện sử dụng các loại hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết cơ quan này đang triển khai kiểm tra chất lượng đũa tre sử dụng 1 lần. Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm cũng đã lấy mẫu đũa, tăm tre sử dụng 1 lần để xét nghiệm và kết quả sẽ có trong tuần tới. Việc sử dụng hóa chất bảo quản, chống mốc đối với các sản phẩm này là đương nhiên. Tuy nhiên, để bảo đảm được ngưỡng an toàn cho người sử dụng thì hiện vẫn không có gì chắc chắn. Nhiều ý kiến cho rằng nếu các cơ quan chức năng không ban hành những quy định chặt chẽ trong việc sản xuất và quy định ngưỡng hóa chất an toàn đối với các loại đũa, thìa, đĩa... dùng 1 lần thì người sử dụng khó có thể an tâm.
    1 like
  11. Nhiều nước không cứu bất động sản' "Chính vì cho rằng có thể ngăn giá bất động sản rơi tự do mà một ngân hàng 158 tuổi, lớn thứ 4 ở Mỹ như Lehman Brothers đã sụp đổ", Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh lấy ví dụ để trình bày quan điểm về việc giải cứu địa ốc. Việc bất động sản rơi tự do xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ vào mùa hè năm 2007. Khi TS Alan Phan nói đến "rơi tự do", tôi biết ông không ví von, mà nói đúng vì ông đã có kinh nghiệm thực tế về việc này. Chính vì nghĩ mình có khả năng ngăn chặn được sự rơi tự do, mà một ngân hàng đầu tư 158 tuổi, lớn thứ 4 của Mỹ, Lehman Brothers phải phá sản với số nợ 613 tỷ USD. Từ năm 2008, thuật ngữ "rơi tự do" được sử dụng rất thường xuyên trong các diễn đàn kinh tế quốc tế. Vào tháng 10/2007, giữa lúc giá bất động sản ở Mỹ rơi tự do, Lehman đã chi đến 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone. Họ nghĩ giá địa ốc rơi quá nhiều và sẽ ngừng rơi, nhưng không ngờ nó lao dốc liên tục và trong nửa đầu năm 2008, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%. Các nhà đầu tư mất hết niềm tin khi cổ phiếu giảm thêm 50% vào ngày 9/9/2008. Chính phủ không có ý định cứu và họ cũng chẳng tìm thấy người mua đã khiến tập đoàn này phải nộp đơn phá sản vào ngày 15/9/2008. Đến cuối tháng 8/2008, tập đoàn nắm danh mục khá lớn về bất động sản, khoảng 52 tỷ USD so với tổng tài sản 600 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ. Điều này cho thấy sự giảm giá bất động sản là không có giới hạn, nên các nhà kinh tế lớn dùng thuật ngữ "rơi tự do". Ở Việt Nam, một số ngân hàng hay tập đoàn kinh doanh địa ốc cũng có dư nợ trên tổng tài sản lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Giả sử bội số là A, nếu bất động sản giảm giá 10%, vốn chủ sở hữu sẽ mất đi A x 10%. Cách sử dụng đòn bẩy nợ rất nguy hại cho nền kinh tế, nhưng các đại gia bất động sản khai thác triệt để. Cách đây vài năm, họ đã bị các chuyên gia kinh tế phê phán. ThS Lê Tấn Lam Anh. Ảnh: B.H Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và lan rộng sang 8 nước trong khu vực, có nguồn gốc từ sự vỡ nợ bất động sản. Theo IMF, trong khoảng 10 năm từ 1985 đến 1995, nền kinh tế của 9 nước này tăng trưởng nóng (8 - 9% một năm), thu hút mạnh mẽ nguồn vốn từ các nước phát triển phương Tây. Ỷ lại vào nguồn vốn lớn và lãi suất thấp của nước ngoài, các quỹ và ngân hàng cho các nhà đầu tư địa ốc vay không theo hạn mức nào cả. Khi nước ngoài đồng loạt rút vốn, hệ thống tài chính của các nước này suy thoái rõ rệt và địa ốc vỡ nợ. Theo số liệu Ngân hàng trung ương Thái Lan, 10 năm trước khủng hoảng, dòng vốn nước ngoài vào bất động sản chiếm 21% tổng giá trị đầu tư quốc gia, nhưng từ 1997 đến 1998 giảm mạnh còn 1,8%. Các nhà đầu tư mạnh dạn bán lỗ, thu hồi vốn để đầu tư vào các ngành công nghiệp xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị. Nhờ vậy mà nền kinh tế của 9 con rồng châu Á phục hồi khá nhanh. Cũng rất dễ dàng nhận ra rằng diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng bất động sản đóng băng ở Việt Nam hiện nay rất giống với Thái Lan năm 1997. Những năm trước, kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, vốn từ nước ngoài rót mạnh vào nhà đất và chứng khoán. Đa số vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam là vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp qua các quỹ nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi vốn rút ra khỏi thị trường. Động thái lướt sóng địa ốc khiến giá bị đẩy lên cao rất nhanh và trở nên bất hợp lý. Vỡ nợ và đóng băng bất động sản thực chất đều giống nhau, nhưng ở nhiều nước, các chính phủ đã không cứu, vì họ đã thấy rõ mối nguy hại lớn cho nền kinh tế. Tại Thái Lan, họ còn khuyến cáo các nhà đầu tư bán tháo bất động sản để lấy vốn đổ vào công nghiệp, xuất khẩu và chế tạo máy móc thiết bị, lợi nhuận cao mà ít rủi ro. Từ đó, kinh tế Thái Lan thoát khỏi suy thoái và phục hồi trở lại. Thạc sĩ Lê Tấn Lam Anh tốt nghiệp MBA ở Pháp, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cao su. Ông hiện là Giám đốc Công ty TNHH Cao Su Trường Thịnh. Ông cũng là chuyên gia phân tích kỹ thuật tài chính, hóa học (hóa màu, hóa cao su, xăng sinh học) và đã tốt nghiệp Cao học hóa học. ThS Lê Tấn Lam Anh
    1 like
  12. Chưa tới hạn cưới được, e rằng năm nay duyên tình có thì có, dư mà tình cảm nhạt lắm, sang năm mới điêu đứng vì tình :) 2015 sợ rằng cưới chồng rồi nghỉ làm ở nhà sinh con bạn ạ
    1 like
  13. Thân gửi anh Hạt gạo làng, Mong anh dành chút thời gian tư vấn giúp. Nhà chúng tôi xây năm 2007, chồng tôi sinh năm 1975, tôi sinh 1977, con trai đầu sinh 2006, con gái thứ hai sinh vào 26/12/2009 (âm lịch) tức 9/2/2010 (dương lịch), lúc này đã qua lập xuân nên ko biết là sẽ tính cháu sinh năm nào? Nhà tôi hướng Đông Bắc, hướng bếp là hướng Đông nam, tôi chưa lập bàn thờ. Khi xây nhà, tôi để một khoảng sân trước nhà, còn nhà tần 1 thì chia làm hai phòng, phòng khách bên ngoài thì thấp hơn, bên trong là cầu thang và bếp thì xây cao lên hơn 10cm, cửa nhà đi vào có 3 bậc tam cấp. Trước cửa nhà tôi trước đây có cái mương nước thải lộ thiên, gần đây đã làm cống và đậy miệng mương lại làm thành đường. Tuy nhiên, con đường đó hiện cao hơn cả trong nhà - cao hơn cả phần phòng bếp và cầu thang nhà tôi hơn 10cm. Nay gia đình tôi đang định xây nốt ở phía ngoài sân, nâng nền lên cho cao bằng mặt đường, tuy nhiên như vậy thì phòng phía ngoài sẽ cao hơn hai phòng ở trong nhà, tức là phòng ngoài cùng cao nhất, sau đó đến trong cùng (phòng bếp) và thấp nhất là phòng ở giữa - phòng khách. Tôi cũng có tham khảo các bài viết về phong thủy và được biết là nếu phòng ngoài cao hơn phòng trong thì không tốt nên xin nhờ anh tư vấn: 1- Có cách nào hóa giải việc phòng ngoài cao hơn phòng trong mà ko cần phải nâng nền ko? trần nhà tôi khá cao, nhưng nâng nền lên thì liên quan đến 2 cái cửa - 1 cửa chính và 1 cửa phụ hướng tây bắc, cửa sổ và cả bậc cầu thang, tủ bếp nữa... nói chung là khá lằng nhằng. 2- trong nhà tôi có một cái dầm ở phòng bếp và một cái dầm ở phòng ngủ, thanh dầm đó ko nằm ở giữa phòng mà về một phía cách mép tường khoảng 1m, tôi biết có dầm là ko tốt, nên định làm trần giả để che đi, tuy nhiên xin anh tư vấn là nếu làm trần giả thì có phải làm toàn bộ trần giả cho phòng đó ko hay chỉ cần làm trần giả cho 1 phần căn phòng, từ chỗ cái dầm đến mép tường (1m)? vì như vậy thì phần còn lại trông vẫn cao và thoáng hơn. Ngoài ra, có cách nào khác để hóa giải không? 3- hướng bếp nhà tôi là hướng đông nam là hướng ko tốt, nhưng tôi không thể chuyển sang hướng đối diện vì góc đó là dưới nhà vệ sinh tầng trên, xin hỏi có cách nào hóa giải hướng bếp xấu ko? Nhà tôi khi xây nhà có bản thiết kế nhưng về sau lại ko xây đúng thiết kế đó nên ko up lên đây được, kính nhờ anh tư v ấn giúp một số điểm trên. Xin chân thành cám ơn.
    1 like
  14. đưa ảnh sang photobucket.com mà upsload lên, sau đó copy link dán vào chỗ chèn ảnh là được thân mến
    1 like
  15. @chị HP:đọc topic này e thấy thương chị wa,mong rằng giai đoạn khó khăn này chóng qua,để anh chị được vỡ òa trong hạnh phúc.cố lên Chị nhé!!!@Chú Thiên Sứ:Cháu vô cùng cảm phục Chú,mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với Chú.chúc Chú nhiều sức khỏe,để Thiên Sứ mãi mãi xuất hiện khi người ta khốn khó.
    1 like