-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/04/2013 in Bài viết
-
Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích April 3, 2013 Góc nhìn của VnEconomy về vai trò của không gian tranh luận phù hợp nhân “sự kiện Alan Phan”… Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò. Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982”. Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để rồi có thời điểm công ty này đạt giá trị thị trường 700 triệu USD. Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự. Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng những điều đó. “Công kích cá nhân” Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này, theo ghi nhận của VnEconomy, không hẳn chỉ vì tò mò. Khẳng định không có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi việc đang thuận chiều! Đáng tiếc, từ phát biểu của Alan Phan, những ai kỳ vọng vào một cuộc tranh luận mở để từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết sách phù hợp nhất cho thị trường hiện nay, sẽ cảm thấy thất vọng. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho dù không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã lên tiếng một cách không theo lối tranh luận thông thường. 15 câu hỏi mà câu lạc bộ này gửi đi ghi rõ là để “chất vấn”, trong khi tính chính danh của bảng câu hỏi cũng đáng bị nghi ngờ: danh mục cập nhật của câu lạc bộ đăng trên website mới chỉ có chưa đầy 200 thành viên cả thể nhân và pháp nhân, thay vì “1.000 thành viên” như đã giới thiệu. Người tinh ý cũng sẽ nhận ra rằng, danh mục thành viên của câu lạc bộ này không có nhiều đại gia đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường mấy năm qua. Không chỉ vậy, chính nội dung các câu hỏi mới đáng quan tâm nhất: thay vì tạo ra không khí phản biện và tranh luận, nhiều câu hỏi đã vượt quá khuôn khổ của vấn đề. Sẽ tốt biết bao nếu câu lạc bộ cử ra một vài chuyên gia, trên tinh thần thiện chí, cùng tranh luận mở với Alan Phan, dưới sự chứng kiến của truyền thông, về vấn đề cứu hay không cứu thị trường, thay vì những câu hỏi đại loại như, “ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa”? Hay “kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường bất động sản Việt Nam là gì”?… Thái độ khá “căng thẳng” của phía Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và những người ủng hộ còn thể hiện ở những bài báo công kích chính… cá nhân Alan Phan, nêu lại những thất bại trước đây của vị chuyên gia này. Nếu chứng minh được sự cần thiết, thông qua những con số và lập luận thuyết phục, về việc cần có các chính sách giải cứu thị trường, vì sao Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội không làm điều đó qua những bài tham luận, kiến nghị của mình? Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad hominem). “Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích nguyên văn từ bài viết nói trên. Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu mà ông Alan Phan đã nhận được. Tranh luận mở Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề của đời sống. Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm. TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại Nhật Bản, từng nói: “Độ “lớn” hay “nhỏ” của một quốc gia không được tính bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”. Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành. Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm 2008 – 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo ngắn hạn. Alan Phan cho rằng, “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên tri thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân”. “So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để cơ quan quản lý lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự này của Alan Phan, dường như đang mở ra những tranh luận mới, không chỉ về bất động sản. ================== Lý học xác định: "Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý. Kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua".2 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Obama cảm ơn Singapore vì trợ giúp quân sự Thứ Tư, 03/04/2013 - 09:13 (Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã cảm ơn Singapore vì sự trợ giúp quân sự, trong lúc chiếc đầu tiên trong thế hệ tàu chiến cận bờ của Mỹ đang trên đường tới quốc gia Đông Nam Á để trợ giúp chính sách của ông nhằm “xoay trục” sang châu Á. Mỹ muốn tăng cường hợp tác quân sự với Singapore Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý bắt tay tại Nhà Trắng ngày 2/4. Ông Obama đã ca ngợi Singapore là một tấm gương điển hình cho thế giới, một đồng minh quan trọng và nhà tư vấn cho Washington tại châu Á khi ông chào đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tới Nhà Trắng để hội đàm. Cuộc gặp diễn ra ngay trước khi USS Freedom, một tàu tác chiến cận bờ, tới Singapore để bắt đầu đợt triển khai tạm thời. USS Freedom là một trong số 4 tàu cùng loại sẽ được triển khai luân phiên tại Singapore. “Chúng tôi có sự hợp tác quân sự rất chặt chẽ”, ông Obama nói trước cuộc hội đàm, và ca ngợi Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới”. “Tôi muốn cảm ơn Singapore về tất cả những gì mà họ chung cấp nhằm cho phép chúng tôi duy trì sự hiện diện hiệu quả tại Thái Bình Dương”, nhà lãnh đạo Mỹ nói. Về phần mình, ông Lý Hiển Long nói Singapore “rất vui” khi chính quyền Mỹ dưới thời ông Obama đã chú trọng hơn tới mối quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong một chính sách mà Nhà Trắng gọi là “tái cân bằng”. “Trong những tuần tới, chúng tôi mong đợi đón tiếp tàu chiến cận bờ đầu tiên, vốn đang trên đường tới Singapore, và chúng tôi sẽ trở thành cảng nhà của con tàu trong vài tháng”, ông Lý nói. Singapore vốn là nhà tư vấn chính cho chính quyền Mỹ tại châu Á, đặc biệt là về Trung Quốc, và ông Obama cho hay Thủ tướng Lý Hiển Long đã giúp đỡ ông rất nhiều. “Đối với riêng tôi, có ít nhà lãnh đạo thế giới mà tôi đánh giá cao về khía cạnh những lời khuyên, sự tư vấn và phân tích thấu đáo như Thủ tướng Lý Hiển Long”, ông Obama nói. Ông Lý miêu tả mối quan hệ Mỹ-Trung có lẽ là mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất thế giới và ông vui mừng khi Washington chú trọng tới vấn đề này. “Về phần mình, Singapore sẽ làm những gì có thể để giúp Mỹ tham gia vào khu vực trên tinh thần xây dựng, hữu ích và thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia”, ông Lý nói. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại phòng Bầu dục tập trung vào các thách thức an ninh khu vực cũng như thương mại, vì Singapore và Mỹ đóng vai trò then chốt trong Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP). An Bình Theo AP, AFP ======================== Gần đây trên báo mạng rộ lên thông tin học sinh cấp I gửi thư cho ngài Tập Cận Bình. Thiên Sứ tui thì chẳng có thời gian quỡn để mần việc này. Nhưng tớ cảnh báo rằng: Cái xe chiến tranh đã lao dốc. Ngài Tập Cận Bình có thể kịp dừng lại trước ngày 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch với điều kiện long trọng công nhận chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam với công nhận chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Hôm nay là ngày 23. 2. Quí Tỵ. Tức là chỉ còn 17 ngày nữa. Bày đặt "hầu hết các nhà khoa học trong nước" với "Cộng đồng khoa học thế giới". Đám vớ vẩn này sẽ thay đổi quan điểm "pha học" ngay ấy mà!2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Triều Tiên - Những thông tin tuyệt mật Cập nhật lúc 06:22, 03/04/2013 (ĐVO) - Tình hình bán đảo Triều Tiên đã trở nên cực kỳ căng thẳng với việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un rạng sáng ngày 29/3 ra lệnh cho các đơn vị tên lửa và pháo binh tầm xa của nước này vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết là trên thực tế tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao đã được Bình Nhưỡng áp dụng với các đơn vị tên lửa từ ngày 26/3 và mục tiêu của các đòn tấn công được tuyên bố là các căn cứ quân sự Mỹ ở Hawai, Guam và phần lục địa của lãnh thổ Mỹ (Alaska). Đêm 28 rạng ngày 29/3, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký một sắc lệnh theo đó bộ đội tên lửa sẵn sàng tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Nam Triều Tiên và Thái Bình Dương. Sáng 30/3, Kim Jong-un lại tuyên bố tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc. Liệu có một cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu như đã tuyên bố trên không và khả năng thực sự của Bắc Triều Tiên đến đâu? Trong phạm vi bài này người viết muốn chỉ đề cập đến khía cạnh kỹ thuật của vấn đề. Tức là muốn biến một thành phố nào đó trên lãnh thổ “Mỹ thành một biển lửa” thì Bắc Triều Tiên phải có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có thể bay đến Mỹ (cứ cho là như như vậy và chưa bàn đến hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ) vì Bắc Triều Tiên chưa thể sử dụng tàu ngầm để mang tên lửa đạn đạo (nếu có) và cũng không có lực lượng không quân chiến lược tầm xa. Xin lần lượt đề cập đến 2 vấn đề - tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân (hoặc bom nguyên tử) của Bắc Triều Tiên. Phần I: Khả năng của tên lửa đạn đạo Triều Tiên Cuối năm 2012, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang “Unha-3” (Ngân hà) mang vệ tinh nhân tạo “Kvanmenson-3“ (“Sao sáng-3”) vào quỹ đạo quanh trái đất. “Unha-3” chính là biến thể 3 tầng của tên lửa đạn đạo “Tekhodong-2” mà nước này đã từng thử nghiệm. Trước đó, vào ngày 13/4/2012, Triều Tiên cũng đã phóng thử một tên lửa mang vệ tinh tương tự, nhưng lần thử nghiệm đó đã thất bại. Sau sự kiện trên các nhà khoa học và kỹ sư Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực vũ trụ đã nghiên cứu và thay đổi một số kết cấu của cả vệ tinh và tên lửa mang. Phản ứng của Mỹ và các đồng minh Trong giai đoạn Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng “Unha-3”, tuy Mỹ và các đồng minh không loại trừ khả năng đánh chặn trong trường hợp nó tạo ra một mối đe dọa nào đó nhưng trên thực tế họ có một mục tiêu khác quan trọng hơn nhiều: thu thập các thông tin kỹ thuật về tên lửa để đánh giá thực trạng chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo “Tekhodong-2” của nước này. Mỹ đã điều tàu mang trạm rada đa chức năng SBX-1 từ bờ biển Alaska về bán đảo Triều Tiên và sử dụng một số phương tiện kỹ thuật khác như trạm rada tiền phương FBX-T trên đảo Hongsiu và các máy bay trinh sát RC-135s Cobra Ball trên đảo Okinaoa của Nhật để phục vụ cho mục đích này. Ngoài ra, các hệ thống thông tin của các đồng minh của Mỹ cùng nhận được lệnh tăng cấp sẵn sàng chiến đấu. Hàn Quốc đưa vào sử dụng ngay trạm rada mới nhận của Israel Green Pine, - có khả năng phát hiện các mục tiêu đạn đạo từ khoảng cách đến 500 km, các máy bay mang rada phát hiện từ xa mới mua của Mỹ Peace Eye. Một cụm tàu gồm 5 chiếc tàu chiến cũng được thành lập để tìm kiếm và đưa từ đáy biển các mảnh vỡ của tên lửa mang Bắc Triều Tiên. Không lâu sau khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mang “Unha-3”, Hải quân Nam Triều Tiên đã trục vớt từ đáy biển Hoàng Hải thùng chứa chất ô xy hóa và các mảnh của tầng thứ nhất của tên lửa này. Việc trục vớt được tiến hành ở độ sâu 88m do các thợ lặn sử dụng thiết bị cứu hộ ở độ sâu lớn Deep Submergence Rescue Vehicle tiến hành. Việc nghiên cứu các “chiến lợi phẩm" nói trên cho phép làm rõ trình độ kỹ thuật mà Bắc Triều Tiên đã đạt được trong lĩnh vực chế tạo tên lửa. Tên lửa Nodong-1 của Bắc Triều Tiên Phân tích các số liệu nhận được Để phân tích các dữ liệu thu thập được, Mỹ và Nam Triều Tiên đã thành lập một nhóm chuyên gia hỗn hợp. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu nhóm công tác hỗn hợp đã rút ra một số kết luận sau: 1/Động cơ tầng một của tên lửa sử dụng một hợp chất có Nitơ để làm chất Oxy hóa. 2/Tầng một tên lửa là một khối gồm 4 động cơ tên lửa kiểu “Nodong-B”, hiện đại hơn động cơ của tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng một tầng kiểu “Nodong-1”. 3/Khả năng kỹ thuật của tên lửa này có thể mang đầu tác chiến khối lượng 500 đến 600 kg bay được 10-12 nghìn km, có nghĩa là ở tầm bắn xuyên lục địa tầm xa. 4/Chất lượng các mối hàn không tốt và Bắc Triều Tiên đã sử dụng các vật liệu nhập khẩu để sản xuất thân tên lửa. Để có thể hiểu được tầm quan trọng của các phát hiện trên, cần nhắc lại rằng vào tháng 2 năm 2010 Iran đã cho ra mắt tên lửa mang “Simorgh” có thể đưa vệ tinh trọng lượng 100 kg vào quỹ đạo thấp gần trái đất. Tầng một của tên lửa là khối 4 động cơ kiểu “Nodong”, còn tầng hai sử dụng tên lửa “Gard-1”. Các tên lửa mang” Simorgh “ và “Nodong” rất giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở số tầng (tên lửa của Iran chỉ có 02 tầng). Theo số liệu của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn thì tầng ba của tên lửa mang “Unha-3” giống tầng hai của tên lửa Iran tương tự là “Safir-3” (“Sứ giả-2”) – chính là tên lửa đã đưa vệ tinh đầu tiên của Iran “Omid” (“Hy vọng”) vào quỹ đạo gần Trái đất. Phương Tây cho rằng, cự ly bay của tên lửa mang “Simorgh” nếu được sử dụng để làm tên lửa đạn đạo sẽ vào khoảng 5.000 km với một đầu tác chiến khoảng 750 kg. Nếu giảm trọng lượng đầu tác chiến xuống còn 500 kg thì cự ly bay của tên lửa sẽ tăng thêm đến 5.400 km. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay người ta chưa ghi nhận được một lần phóng thành công nào của tên lửa mang ”Simorgh”. Cùng với việc hiện đại hóa các động cơ tên lửa ở tầng một và bổ sung thêm tầng 3, có lẽ cự ly bay của tên lửa (đạn đạo) Bắc Triều Tiên nếu được thiết kế theo mẫu của tên lửa mang ”Unha-3”, sẽ vào khoảng 6 đến 7.000 km với một đầu tác chiến trọng lượng khoảng 500 kg. Tuy nhiên đây mói là đánh giá sơ bộ và chưa có số liệu thực tế để khẳng định. Tuy nhiên, để chế tạo được tên lửa đạn đạo tầm xa thì rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với các chuyên gia Bắc Triều Tiên là vấn đề đảm bảo khả năng chịu nhiệt cho đầu đạn trên tên lửa. Khác với các tên lửa tầm trung phải đạt độ cao tối đa không quá 300 km, các đầu tên lửa của tên lửa đạn đạo tầm xa phải đạt độ cao 1.000 km so với bề mặt của Trái đất ở đỉnh của quỹ đạo. Trong trường hợp đó tốc độ của các đầu tác chiến khi đi vào tầng trên cùng của bầu khí quyển ở tuyến quỹ đạo cuối sẽ vào khoảng vài km/s. Nếu không có lớp vỏ chịu nhiệt tốt bảo vệ thì khi nhiệt độ tăng cao do cọ xát với không khí ở tốc độ cao khi đi vào tầng trên của lớp khí quyển Trái đất thì thân đầu đạn sẽ bị phá hủy. Hiện nay chưa có bất kỳ một thông tin nào khẳng định là các chuyên gia Bắc Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ chế tạo lớp vỏ bảo vệ chịu nhiệt cho các đầu tên lửa. Ngoài ra, một tính năng quan trọng nữa của tổ hợp tên lửa là khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong trường hợp công tác chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến kéo dài quá lâu thì xác suất bị phát hiện và bị đối phương tiêu diệt là rất cao, chính vì thế buộc phải hy sinh cự ly bắn tối đa để giảm thời gian chuẩn bị phóng tên lửa. Tên lửa tầm trung Tên lửa một tầng sử dụng nhiên liệu lỏng tầm trung “Nodong-1” được chế tạo với sự hỗ trợ tài chính của Iran và Libi. Tên lửa này có chiều dài 15,6 m, đường kính 1,3 m và trọng lượng phóng là 12,4 tấn, có đầu tác chiến tự tách và hệ thống điều khiển quán tính. Cự ly bắn tối đa của “Nodong” là 1.100 đến 1.300 km với đầu tác chiến nặng từ 700 kg đến 1.000 kg. Sai số xác suất vòng tròn so với điểm ngắm lên tới 2,5 km. Mỹ cho rằng chương trình tên lửa “Nodong” được bắt đầu vào năm 1988 với sự tham gia của các chuyên gia Xô Viết, chuyên gia Ucraina (sau này) và chuyên gia Trung Quốc, đặc biệt là của các chuyên gia Phòng thiết kế mang tên V.P. Makeev (nay là Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Viện sỹ hàn lâm V.P. Makeev, Nga). Theo một số chuyên gia Phương Tây, chính sự giúp đỡ đó đã tạo điều kiện cho Bắc Triều Tiên không cần phải tiến hành thử nghiệm vẫn có thể sản xuất một khối lượng hạn chế tên lửa đạn đạo “Nodong-1” vào năm 1991. Trong 2 năm tiếp theo đã Bắc Triều Tiên đã tiến hành cuộc đàm phán để xuất khẩu loại tên lửa nói trên cho Pakistan và Iran. Để thực hiện ý định này, trong cuộc thử nghiệm “Nodong-1” tháng 5 năm 1993, Bắc Triều Tiên đã mời các chuyên gia Iran đến tham dự. Các cuộc thử nghiệm đã rất thành công, nhưng do nguyên nhân địa lý nên cự ly bay của “Nodong-1” chỉ giới hạn ở tầm 500 km (nếu tăng tầm bay thì tên lửa có thể rơi trên lãnh thổ Nga hoặc Nhật Bản). Hiện nay, trong biên chế Lục quân Bắc Triều Tiên có 3 tiểu đoàn tên lửa độc lập được trang bị “Nodong-1”. Các tên lửa này được vận chuyển trên các tổ hợp phóng cơ động và có các đầu nổ mảnh- bộc phá hoặc là đầu nổ catxet. Về tiềm năng thì các tên lửa này có thể trở thành phương tiện mang các vũ khí hạt nhân. Tại cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng ngày 11 tháng 10 năm 2010, Bắc Triều Tiên đã đưa ra trình diễn 02 kiểu tên lửa một tầng cơ động mới. Một kiểu rất giống với tên lửa “Gard-1” của Iran, còn kiểu kia có hình dáng tương tự tên lửa Xô Viết bố trí trên tàu chiến R-27 (SS-N-6). Các nước Phương Tây gọi 2 kiểu tên lửa mới này là “Nodong-2010” và “Musudan”. Đối với tên lửa “Nodong-2010’, - một số chuyên gia cho rằng các kỹ sư Bắc Triều Tiên đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa “Gard-1” của Iran. Để đổi lại, phía Iran cung cấp cho Bắc Triều Tiên một số tên lửa kiểu trên để “ trả công“ cho sự trợ giúp kỹ thuật của Bắc Triều Tiên, hoặc là chuyển giao công nghệ cho Bắc Triều Tiên để tự chế tạo. Thực tế đó có phải là hai kiểu tên lửa mới của Bắc Triều Tiên hay không, ta thử phân tích một số vấn đề sau đây. Đối với “Nodong-2010”: Thứ nhất, thời gian gần đây cả Bắc Triều Tiên và Iran đều nằm dưới tầm ngắm của các cơ quan tình báo của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là mọi động thái của Iran trong lĩnh vực tên lửa đều được các cơ quan tình báo Mỹ và Israel giám sát rất cẩn thận. Trong điều kiện như vậy, rất khó để Iran có thể xuất khẩu cho Bắc Triều Tiên dù chỉ là một khối lượng rất hạn chế các tên lửa đạn đạo. Thứ hai, các tên lửa xuất khẩu cần phải được bảo dưỡng kỹ thuật, có nghĩa là nếu Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều Tiên thì phải liên tục cung cấp các chi tiết và các thiết bị đi kèm. Thứ ba, trong điều kiện Bắc Triều Tiên có một nguồn lực rất hạn chế thì việc có thể sản xuất kiểu tên lửa mới trong vòng 3 đến 4 năm là hầu như không thể (tên lửa “Gard-1” đầu tiên được giới thiệu vào tháng 9 năm 2007). Thứ tư, mặc dù có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa Bắc Triều Tiên và Iran trong lĩnh vực chế tạo tên lửa, nhưng chưa ai phát hiện được có những bằng chứng xác thực về việc chuyển giao công nghệ như vậy cho Bắc Triều Tiên. Còn đối với tên lửa “Musudan” (R-27) thì: Thứ nhất, tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng Xô Viết R- 27 có nhiều biến thể, biến thể mới nhất được đưa vào trang bị năm 1974. Tất cả tên lửa kiểu này có tầm bắn dưới 3.000 km và đều đã được đưa ra khỏi trang bị trước năm 1990. Việc khôi phục lại sản xuất tên lửa kiểu R-27 trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây về mặt kỹ thuật là không thể thực hiện được vì một lý do là các xí nghiệp của Nga sản xuất loại tên lửa này đã chuyển hướng sản xuất và đại bộ phận công nhân và nhân viên kỹ thuật những năm 60, 70 của thế kỹ trước đã không còn làm việc nữa. Về mặt lý thuyết thì có thể chuyển giao tài liệu kỹ thuật và một số lượng hạn chế các chi tiết đồng bộ, nhưng nếu như thế vẫn không đủ để khai thác công nghệ tên lửa đã lạc hậu từ lâu. Thứ hai, sản xuất tên lửa đạn đạo phóng từ biển là cực kỳ phức tạp. Ngay cả Nga vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo tên lửa cũng phải mất một thời gian rất lâu để nghiên cứu thiết kế tổ hợp tên lửa “Bulava” . Hơn nữa, Bắc Triều Tiên chế tạo loại tên lửa như vậy để làm gì vì nước này không có các phương tiện mang trên biển? Thứ ba, không ai có thể chắc chắn loại trừ khả năng là các chuyên gia Bắc Triều Tiên sao chép một số thành phần của các tên lửa Xô Viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã thành công trong việc chế tạo phiên bản tên lửa bố trí trên đất liền từ R-27. Trong trường hợp ngược lại thì tại sao các tên lửa Bắc Triều Tiên có sai số xác suất vòng tròn lớn như vậy. Thứ tư, tên lửa được trình diễn tại cuộc duyệt binh “Musudan” (R-27) có kích thước không tương ứng với phương tiện mang cơ động (quá lớn). Hơn nữa, nó còn dài hơn nguyên mẫu (R-27) tới 2 m. Trong trường hợp này thì đây chỉ có thể nói đó là biến thể cải tiến của R-27. Nhưng làm sao có thể đưa một loại tên lửa như vậy vào trang bị được nếu không có ít nhất một lần thử nghiệm. Thứ năm, theo các thông tin rò rỉ từ WikiLeaks thì Bắc Triều Tiên đã cung cấp cho Iran 19 tên lửa đạn đạo BM-25 (“Musudan”). Tuy nhiên, hiện chưa có nước nào, mà trước hết là Mỹ và Israel khẳng định thông tin này. Tên lửa nói trên cũng chưa một lần được đưa ra sử dụng mặc dù Iran đã rất nhiều lần tập trận. Từ những nhận xét trên, có thể rút ra kết luận là trên thực tế Bắc Triều Tiên chưa có “Nodong-2010” và “Musudan”, những gì được đưa ra trình diễn tại cuộc duyệt binh chỉ là những mô hình của tên lửa đạn đạo. Tên lửa nhiều tầng của Bắc Triều Tiên Theo các chuyên gia Mỹ thì đầu những năm 1990 Bắc Triều Tiên đã triển khai chế tạo tên lửa nhiên liệu lỏng hai tầng kiểu “Tekhodong”. Điều này đã được khẳng định vào tháng 2 năm 1994 qua các dữ liệu của phương tiện quan sát từ vũ trụ. Lúc đó có giả thuyết cho rằng tên lửa này có tầng một sử dụng tên lửa “Nodong-1”, còn tầng hai sử dụng “Khvason-5” hoặc “Khvason-6”. Đối với loại tên lửa hiện đại hơn là “Tekhodong-2” thì các chuyên gia cho rằng tầng 1 là tên lửa của Trung Quốc DF-3 hoặc là một khối 4 động cơ kiểu “Nodong”, còn tầng 2 là tên lửa “Nodong-1”. Nhiều người cũng cho rằng các chuyên gia Trung Quốc đã tham gia vào việc chế tạo “Tekhodong-2”. Lần thử nghiệm tên lửa ba tầng “Tekhodong-1” đầu tiên được tiến hành vào tháng 8 năm 1998 nhưng đã thất bại mặc dù tầng 1 và tầng 2 của tên lửa hoạt động bình thường. Khi đó tên lửa này có chiều dài khoảng 24 đến 25 m và trọng lượng phóng khoảng 22 tấn và đã bay được 1.600 km. Phân tích các dữ liệu nhận được cho thấy tầng 1 của tên lửa là “Nodong-1”. Tầng 2 của tên lửa chính là động cơ của tên lửa phòng không Xô Viết SA-5 trong tổ hợp tên lửa phòng không S-200. Tầng 3 của “Tekhodong-1” cũng là tổ hợp tên lửa Xô Viết đã lạc hậu “Tochkha” (biến thể của Bắc Triều Tiên là – KN-02). Rất có thể là ngay sau đó chương trình “Tekhodong-1” đã bị chấm dứt. Nó chủ yếu mang tính khoa trương vì tầng 2 của tên lửa này không thích hợp cho việc mang vũ khí hạt nhân, sai số xác suất vòng tròn lên đến nhiều km, tầm bay tối đa của tên lửa chỉ trên 2.000 km. Song song với chương trình “Tekhodong-1” là Chương trình “Tekhodong-2”. Lần thử nghiệm tên lửa đầu tiên kiểu tên lửa này được thực hiện vào tháng 7/2006. Cuộc thử nghiệm không thành công (tên lửa chỉ bay được 42 giây và chỉ bay được 10 km). Có rất ít thông tin về các đặc tính kỹ thuật của tên lửa này, ngay cả trọng lượng phóng cũng chỉ được đánh giá trong khoảng 60 đến 85 tấn (theo tính toán của Nga là 65 tấn). Tầng một của tên lửa là một khối gồm 4 động cơ “Nodong”. Không thể tìm kiếm được thông tin về tầng 2 của tên lửa. Về sau, các chuyên gia đã có được toàn bộ thông tin về tên lửa đạn đạo “Tepkhodong-2” qua phân tích kết quả các lần phóng tên lửa mang theo mẫu của “Tekhodong-2”. Tháng 4 năm 2009 Bắc Triều Tiên phóng tên lửa mang “ Unha-2” ( Dải Ngân hà-2) là biến thể của tên lửa ba tầng “Tekhodong-2”. Tên lủa này bay được hơn 3.200 km. Tầng 1 và tầng 2 của tên lửa hoạt động tốt, còn tầng ba và vệ tinh (nếu có) cũng đã rơi xuống Thái Bình Dương. (Các tham số kỹ – chiến thuật của tên lửa “Unha -2”: chiều dài 30 m và trọng lượng phóng hơn 80 tấn. Tầng một của tên lửa vẫn là khối gồm 4 động cơ “Nodong”. Tầng hai có vẻ giống như tên lửa Xô Viết R-27 và tầng 3 có lẽ là “ Khvason- 5” (hoặc “Khvason-6”). Như vậy, việc Bắc Triều Tiên nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo hai tầng hoặc ba tầng kiểu “Tekhodong” đã không còn là huyền thoại. Mặc dù cả 2 lần phóng thử “Tekhodong-1” và “Tekhdong-2” đều thất bại nhưng Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa trong tương lai trung hạn. Tuy nhiên cũng không nên quá thổi phồng mối đe dọa này. Cho đến thời điểm hiện tại, theo nhiều chuyên gia thì tầm bắn tối đa của các tên lửa đạn đạo hiện có của Bắc Triều Tiên chi trong khoảng 1.300 km. Khả năng kỹ thuật của Bắc Triều Tiên biến New York thành “biển lửa” là không thực tế. Kì tới: Thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử Triều Tiên Lê Hùng ===================== Nếu đánh nhau với Hoa Kỳ thì Bắc Triều Tiên và cả Trung Quốc không chỉ dùng tên lửa tầm xa đâu. Họ cũng biết hiệu quả của kiểu tấn công kiểu này đến đâu. Bởi vậy, khả năng họ sẽ dùng lực lượng tính nhuệ thâm nhập vào Hoa Kỳ và đánh bom tự sát với mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với các chiến binh Hồi Giáo.2 likes -
Ngôn Ngữ Việt
Thiên Sứ liked a post in a topic by Lãn Miên
7. Trời đã cho Ta cái khả năng tiên tri: Trời=Ngời=Sới=Sấm Ngoài các khả năng của 5 giác quan (thường gọi là Ngũ quan) là của Trời cho. Trời còn cho thêm giác quan thứ Sáu (nó ở rất Sâu là tồn tại rất Lâu theo con người, kể cả khi xác đã trả về đất chỉ còn lại cái hồn, giác quan thứ Sáu đó vẫn còn. Sáu=Sâu=Lâu=Lục=Lão=Luôn Luôn= “Lâu Mãi”=Lai, tức đến các “Kế Tiếp”= Kiếp sau vẫn còn). Giác quan thứ 6 đó là cũng từ cái Sáng của Trời (“Sáng danh Chúa ở côi Lời”): Trời=Ngời=Sới=Sấm (lời Sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều câu còn ứng nghiệm vào 500 năm sau). Sấm là cái “Sáng Âm”= Sấm. Sới là chỉ địa điểm, là cái “Sáng Nơi”= Sới, địa điểm đó phải chọn theo PTLV, là nơi Sáng tức nơi Linh, gọi là Địa Linh (như nơi đặt mồ mả, nơi xây Sới võ, nơi xây công trình v. v.), Sới phải phù hợp với cái Sáng Âm thì mới phát huy được cái “Sáng Tới”= Sới (“Âm phù Dương trợ”). Chúa Nguyễn Hoàng đã nghe theo Sấm của Trạng Trình mà chọn được Sới là nơi “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, biết đường đi “Ta theo hướng Mới”= Tới, đó là cái “Tới Dương”= Tương nên được “Lâu Mãi”= Lai. (Tương Lai là từ hòan toàn thuần Việt). Tương Lai kể cũng quan trọng thật, nhưng Hạnh Phúc là cái xài liền, không phải là chờ đợi đến tương lai mới được hưởng. “Dân dĩ Thực vi Thiên”, cái “Thật Đức”= Thực là cái Thực có trên thực tế, và là Thực là đủ ăn (“Thức Thức”= Thực,1+1= 0, các thức để “ăn” đây bao gồm cả ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn làm, ăn nằm), mới là cái dân cần “Thấy đầu Tiên”= Thiên. Nguyên hai câu là “Nhân dĩ Hòa vi Qúi. Dân dĩ Thực vi Thiên” nó có hai nghĩa cho cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, vì Hòa là lúa, Hòa lại là Hòa Hiếu; Thực là nhiều Thức, Thực lại là sự Thực, mà sự thực thì chỉ có “Thật Đức”= Thực, xã hội mà đạo đức giả thì không thể có sự thực. Quán nhậu treo hai câu trên chỉ mong người ta hiểu phiến diện có một nghĩa là ăn nhậu sướng bằng Trời-Thiên. Chữ nho Hòa 和 là cây Lúa 禾 và Mình 口,“Em xinh là xinh như cây lúa” (lời hát chèo), cũng lấy chữ Hòa 和 lấy ghép với chữ “Hai Yêu”= Hiếu 孝 thành từ ghép Hòa Hiếu cho cả hai nghĩa: yêu tôn trọng thiên nhiên (Mình 口 yêu cây Lúa 禾 và cây lúa yêu mình, như Hiếu 孝: thế hệ Lão 老 yêu thế hệ Con 子, và thế hệ con yêu thế hệ lão, chữ Con 子 đặt ở dưới có nghĩa là con phải gánh vác di sản và đề cao truyền thống mà thế hệ lão để lại). Rõ ràng dân trồng lúa (nền văn minh lúa nước) là dân Hiền Lành nhất trên đời này. Nhưng đừng thấy người ta Hiền Lành mà tới hiếp đoạt của người ta, sẽ bị người ta Hành Liền, cái hàm ý này chỉ có trong ngôn từ rất mượt mà của Tiếng Việt mà thôi. (Vụ án “Máu thắm đồng Nọc Nạn” năm 1928 tòa án thuộc địa cùng luật sư người Pháp đã xử cho những người nông dân trồng lúa Hiền Lành mà phải vùng lên Hành Liền, khi bọn cường hào tới hiếp đoạt ruộng đất mà họ đã bỏ công khai phá, được trắng án như tòa tuyên: “vô tội”). Cho nên người đời trên thế giới rất biết tôn trọng người dân Việt vốn Hiền Lành. Ngôn từ Việt đã hàm ý rõ tất cả rồi, không phải nói dóc. Tìm bao giờ cho thấy Hạnh Phúc?. Đơn giản, phải tìm nhiều. Tìm nhiều thì “Hạnh Hạnh”= Hành, 0+0=1; “Phúc Phúc”= Phục, 1+1=0, tìm nhiều để đến được Hạnh Phúc là phải Hành Phục. Hạnh Phúc theo dấu thanh điệu là 0+1 (là cân bằng âm dương, cho kết quả là 0+1=1 là kết quả tích cực). Hành Phục theo dấu thanh điệu là 1+0=1 (là cân bằng dương âm, cho kết quả là 1+0=1 là kết quả tích cực). Hành Phục có nghĩa đen là “làm lại như cũ” (phục hồi), quay lại sống tôn trọng thiên nhiên (như Cụ Sáu = Cụ Lâu = Lão Tử từng nói), nghĩa bóng là Phục Thiện (theo dấu thanh điệu là 0+0=1 là kết quả tích cực). Điều Hành Phục này để luôn có Hạnh Phúc, người nông dân Việt đã biết từ thời cổ đại. Chính họ nói: “Hiền như Đất. Thật như Ruộng”. Cho nên ăn hoa màu được hạnh phúc rồi là họ lo ngay Hành Phục lại sức khỏe cho đất: Cày phơi ải để làm tiệt trùng ( làm “Tới Diệt”= Tiệt. Cũng như “Hố chôn xác Chết”= Huyệt, “Tới Chót”= =Tót, “Tới Hết”= Tuyệt, Tót Vời=Tuyệt Vời, Vời=Vợi=Viễn), rồi bón phân hữu cơ trả lại các vi lượng cho đất. Đất nó “Hiền Thiệt!” nên đối xử với nó lại phải “Hiệt Thiền” . Hiệt là “Hồn Việt”= Hiệt. Chữ Hiệt 黠 là “chất xám”( chữ Đen=Hoẻn=Hắc黑) và “lòng tốt” (chữ Tốt= Cốt= “Cốt Đạt”=Cát 吉). Từ “chất xám” ngày nay giới khoa học nông nghiệp gọi bằng từ đại diện là “biện pháp khoa học kỹ thuật”, còn từ “lòng tốt” thì phải chịu tiếng Việt, không lấy từ gì làm đại diện nổi. Thiền là “Thật Hiền”= Thiền. Vì đất “Hiền Thiệt!” nên đối xử với đất phải “Hiệt Thiền”, tức phải có ánh sáng KHKT và tấm lòng “Thật Hiền”= Thiền ( theo thanh điệu thì cũng cân bằng âm dương 0+1=1 là kết quả tích cực) đối với mọi việc đụng tới đất: canh tác, khai khoáng, thủy điện v.v. Cứ thế tích cực Phục Thiện nhiều thì sẽ đạt Phúc Thiền, 1+1=0, là cái Tâm trống rỗng, lúc đó đạt được tót đỉnh của Phúc.1 like -
Bạn caibang nói rất đúng Khi chiến tranh điện tử mới manh nha đầu thập niên 60 thì người Việt Nam đã lập tức trải nghiệm rồi, những loại vũ khí công nghệ cao, siêu chính xác đã đem ra thừ nghiệm, người dân Hải Phòng chưa quên việc bom laze của Mỹ thả cách cầu Quay với độ chính xác gần như tuyệt đối, sai số là..3 mét Nhiễu điện tử, tên lửa dò tìm hồng ngoại,, bom dẫn đường vệ tinh.... và đến cả B52, máy bay tàng hình..đều có ở VN và vượt khả năng công nghệ của Liên Xô cũng như phần còn lại của thế giới, đến mức Liên Xô còn khiếp sợ còn Trung quốc khuyên VN hàng Mỹ vì quá hiện đại..chiến là không tưởng Và sự trải nghệm đó với VN là máu, máu thật chứ không phải là máu hóa học, chính vì thế việc xác đinh chiến tranh tương lai là Vk công nghệ đã được VN đi trước rồi, tuy nhiên ..chỉ là xác định còn theo đuổi là vấn đề khác ..may ra có Mỹ trụ được chứ LX còn húp chào dài dài Bây giờ ngwoif Mỹ cái tiến còn ghê gớm hơn nữa thì không biết Trung Triều mần răng để ăn, ....Chém gió đổ cây thì đổ mình trước1 like
-
Giải cứu bất động sản dưới góc nhìn toán học SGTT 03/04/2013 Bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt. Lý luận kiểu gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Vấn đề càng phức tạp ý kiến càng trái chiều. Quyết định nào cũng có mặt được, mặt mất. Đó là điều hiển nhiên. Bởi vậy người lãnh đạo giỏi, trong các vấn đề phức tạp, họ không nhìn vào tiểu tiết, không nghe các phân tích tỷ mỷ cục bộ - vì như thế sẽ lạc vào rừng và không lần được đường ra, họ chỉ nhìn vấn đề từ phương diện bộ khung xương sống chính. Điều sáng suốt của họ nằm ở chỗ, chọn những cột xương sống chính của vấn đề như là những tiên đề để đặt các câu hỏi, những điều vi phạm tiên đề sẽ bị loại bỏ ngay tức khắc mà không cần nghe các lý giải hay phản biện chi tiết tiếp theo. Bác Hồ đã từng có cách tiếp cận dạng tiên đề để đi đến quyết định Toàn quốc kháng chiến năm 1946. Nhiều người sẽ còn nhớ mãi đoạn phim tài liệu ghi lại hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bác Hồ. Đại tướng nói: “Bác Hồ là con người của những quyết định lịch sử’’ và Ông kể lại 3 câu hỏi ngắn gọn của Bác để rút ra quyết định Toàn quốc kháng chiến. “Hà Nội giữ được bao lâu. Thưa Bác, một tháng (sau này là hai tháng). Thế các thành phố khác. Thưa Bác, được lâu hơn. Còn vùng nông thôn. Dạ, vùng nông thôn thì dĩ nhiên là ta giữ được. Thôi ta trở lại Tân trào”. Bác không hỏi so sánh chi tiết binh lực ta địch bao nhiêu. Bác chưa quan tâm đến địch đánh đâu trước và đánh như thế nào. Trong bối cảnh vô cùng phức tạp của muôn vàn các mối quan hệ, Bác đã sáng suốt tinh chọn ra 3 câu hỏi cực kỳ đơn giản nhưng rất then chốt. Từ những câu hỏi của Bác và câu trả lời của Đại tướng, chúng ta không chỉ thấy ngay được quyết định mà còn thấy được cả quá trình tiếp diễn trong tương lai của cuộc kháng chiến: Tạm thời phải lùi bỏ thành phố; Về rừng núi và nông thôn xây dựng căn cứ và lực lượng; Tạo dựng thời, cơ tái chiếm thành thị. Hiện nay vấn đề giải cứu bất động sản đang được đề cập ráo riết và gây tranh luận gay gắt trái chiều trong xã hội. Ai nói cũng cảm thấy có lý cả. Đích thân Bộ trưởng bộ xây dựng đã phải giải trình nhiều lần về phương án giải cứu bất động sản. Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước dành từ 20 - 40 ngàn tỉ̉ đồng để giải cứu bất động sản. Rõ ràng với cách tiếp cận như vậy, ngân hàng Nhà nước và bộ trưởng bộ Xây dựng xem vấn đề giải cứu bất động sản là vấn đề bắt buộc và hệ trọng, ảnh hưởng đến tăng trưởng tiềm lực kinh tế quốc gia. Thực ra, nếu học tập cách tiếp cận tiên đề của Bác Hồ thì vấn đề giải cứu bất động sản không phức tạp và không hệ trọng như nhiều người lầm tưởng. Chúng ta sẽ đưa những câu hỏi mang tính xương sống của vấn đề, và từ những câu trả lời đó sẽ suy ra lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản. Chúng tôi sẽ không lý giải chi tiết về câu trả lời mà nhường phần phán xét đó cho bạn đọc. 1. Cứu bất động sản có nghĩa cứu ai là chính? Trả lời: Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn. 2. Cứu bất động sản ai được lợi nhiều nhất? Ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn. 3. Tính đến thời điểm hiện nay ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản lớn lời hay lỗ trong đầu tư bất động sản? Đang lời nhiều, do thời gian trước họ đã lời quá nhiều. 4. Nếu không cứu bất động sản, giá bất động sản tiếp tục xuống thấp nữa, ai được lợi nhiều nhất? Đa số người dân thu nhập trung bình có lợi nhất vì có cơ hội mua được nhà. 5. Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để cứu bất động sản và dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu, bên nào sẽ giúp tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn? Dùng 20 - 40 ngàn tỉ đồng để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu sẽ tăng tiềm lực kinh tế quốc gia hơn và có lợi hơn. Thiết nghĩ với 4 câu hỏi và 4 câu trả lời trên, bạn đã có lời giải cho bài toán giải cứu bất động sản: Không dùng tiền quốc gia để giải cứu bất động sản. Để thị trường bất động sản tự do điều tiết theo quy luật thị trường. Dùng tiền quốc gia để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. Vi phạm tiên đề Nếu những người cầm cân nảy mực bất chấp những điều rõ như ban ngày, bơm tiền giải cứu bất động sản thì chỉ có một lý giải duy nhất: Quyền lợi cá nhân và lợi ích nhóm. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu - Hội toán học Việt Nam (Nguồn: SGTT - http://sgtt.vn/Kinh-...t-dong-san.html)1 like
-
chỉ có một ảnh như thế này thì không thể nào biết được. Dùng giấy và một cái thước kẻ cùng một cây bút, đo chiều dài rộng của từng căn phòng và bố trí cửa cũng như đồ vật ròi vẽ ra giấy. Đo hướng cửa. Chụp ảnh toàn bộ căn nhà thì mới có thể biết được. Ngoài ra phải cho đầy đủ thông tin tuổi tác của toàn bộ gia đình cùng sống trong căn nhà đó thì mới có thể xem được. Chứ như thế này thì tôi chịu. Thân mến1 like
-
Quán vắng!
thanhphuc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ Giáo dục? 01/04/2013 01:00 GMT+7 - Bạn có trăn trở với nền GD của nước nhà? Nếu có, ý kiến của bạn thế nào? Nếu được hỏi: “Nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong giai đoạn này bạn sẽ thực thi như thế nào và bạn sẽ trả lời ra sao? Còn tôi, nếu được hỏi như vậy tôi sẽ trả lời: “Xây dựng một nền GD trung thực”. Vâng, nền GD trung thực là nền móng của cải cách giáo dục (CCGD) của nước ta hiện nay. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của độc giả Phạm Xuân Anh. Ảnh: Lê Anh Dũng Cú hích để phát triển... Còn nhớ, trong số báo Văn nghệ Xuân 2004 có đăng bài viết rất đáng chú ý của một vị GS người Pháp. Ông kể rằng ông đã từng sang VN trong những năm chúng ta đang tiến hành kháng chiến chống Pháp. Và ông đã được chứng kiến một điều kỳ diệu: chúng ta đã tiến hành thành công chiến dịch diệt giặc dốt. Từ một đất nước với đa số người dân không biết chữ, chúng ta đã biến thành đất nước với trên 90% dân số biết chữ trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tại sao chúng ta làm được điều đó? Vì chúng ta trung thực - ông lý giải. Sau hòa bình, ông có dịp quay trở lai VN khi chúng ta đang tiến hành công cuộc “Đổi mới”. Vấn đề ông quan tâm nhất vẫn là GD. Ông có dự giờ một buổi thi của SV khoa Luật, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Và ông thực sự kinh ngạc khi thấy SV tự do mở tài liệu trong khi giám thị không có phản ứng gì. Ông có thắc mắc thì được trả lời: Đó là chuyện bình thường. Theo ông, đó là một sự lừa dối - ”một tai họa”. Tuy nhiên ông cũng được an ủi phần nào khi nghe được câu trả lời của một vị GS Việt Nam tại Hà Nội với con của vị GS này: “Bố mẹ có thể chấp nhận con điểm thấp, con không lên lớp nhưng bố mẹ không chấp nhận con quay cóp, con không trung thực”. Những gì vị GS người Pháp viết hẳn làm ta suy nghĩ rất nhiều. Vâng, sợ nhất là sự lừa dối, là sự không trung thực. Dù đau xót nhưng cũng phải thú nhận một thực tế rằng: những gì vị GS người Pháp viết là hoàn toàn đúng sự thật - một sự thật cay đắng (điều này ai cũng biết và rất nhiều người đã lên tiếng). Hậu quả của những việc làm không trung thực như vậy thật tai hại vô cùng, nhãn tiền nhất là kết quả thi Tốt nghiệp thì cao vòi vọi còn kết quả thi ĐH thì thật kinh khủng như những năm qua. Xa hơn nữa chúng ta vô tình đã tạo ra “những công dân tương lai” có những đức tính xấu xa: hình thức, lừa dối, không trung thực…- “MỘT TAI HỌA”! Vì sao Hàn Quốc, Nhật Bản bỏ...xa Việt Nam? Mấy năm qua nạn bằng giả, tệ sính bằng cấp đã trở thành bệnh. Rồi thừa thầy thiếu thợ; hàng ngàn SV tốt nghiệp mà không xin được việc làm, tệ tham nhũng tràn nan; nhiều công trình xây dựng tốn kém mà không có hiệu quả…Nguyên nhân sâu xa đó là tính hình thức, tính không trung thực của mỗi công dân được hình thành ngay trên ghế nhà trường. Cổ nhân đã dạy: ”biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”, nhưng với cách đào tạo hiện nay thì làm cho chúng ta không biết mình là ai, thế thì làm sao chúng ta có thể chiến thắng được. Vì sao Hàn Quốc, Nhật Bản có xuất phát điểm như chúng ta mà họ lại phát triển đến vậy? Đơn giản bởi họ trung thực, không hình thức màu mè, họ biết đất nước họ nghèo, nhìn thẳng vào thực tế rồi cùng phấn đấu cho bản thân họ, đất nước họ. Trong một cuộc gặp gỡ với SVVN, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có hỏi: “Khi đội tuyển bóng đá nam nước ta thua trong trận chung kết bóng đá SEA GAMES thì cả nước chảy nước mắt nhưng khi thấy nước ta là một trong những nước nghèo nhất TG, thử hỏi có mấy bạn trẻ chảy nước mắt đây?” Muốn họ chảy nước mắt khi thấy đất nước còn nghèo, hèn ta phải dạy họ trung thực đã. Không thể phủ nhận rằng do bệnh hình thức của xã hội nên đã tạo ra một nền GD hình thức nhưng ngược lại do nền GD không trung thực nên đã tạo ra những công dân không trung thực, hình thức ngay ở trên ghế nhà trường dẫn đến xã hội bị “hình thức hóa”. Để rồi chúng ta không biết mình, biết người, ảo tưởng… Vậy phải làm thế nào, biện pháp nào khả thi đây? Xây dựng một nền GD trung thực Điều quan trọng nhất là ta phải nhận ra đâu là vấn đề quan trọng nhất của CCGD? Đó chính là: SỰ TRUNG THỰC! Còn biện pháp ư? Sẽ không khó, bởi cả nước chắc chắn sẽ ủng hộ điều này nên chắc chắn sẽ có nhều giải pháp hay, hợp lý. Chẳng hạn biện pháp ta vẫn áp dụng trước kia: học thật, thi thật. Học thế nào, kết quả thế ấy (giống như kết quả thi ĐH). Đối với người học, do phổ cập GD nên điểm thấp cũng cho đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên phải ghi rõ kết quả trong bằng tốt nghiệp, trong học bạ. Ví dụ, bằng tốt nghiệp của thí sinh Trần văn A: Điểm :15; Xếp hạng: kém…Nhìn vào bằng TN anh ta sẽ biết khả năng của mình thế nào? Mình là ai, có thể thi vào đâu, thi ĐH hay đi học nghề…Rồi dần dần tiến tới việc loại bỏ kì thi Tốt nghiệp và đại học – hai kì thi vừa tốn kém vừa không hiệu quả. Thay vào đó là tuyển sinh trên dựa trên cơ sở điểm số và bài luận như các nước phát triển vẫn thực thi. Như đã nói ở trên, nếu chủ trương này: Xây dựng một nền GD trung thực - được thực hiện thì sẽ được sự hưởng ứng của toàn xã hội vì cả xã hội mong muốn và quan trọng hơn vì đó là gốc của nền GD. Hơn nữa biện pháp thực hiện lại đơn giản, không tốn kém, thậm chí chỉ cần một cuộc họp của lãnh đạo Bộ ra nghị quyết là xong. Thời gian thực hiện để đạt kết quả có thể là phải mất nhiều năm, tuy nhiên vì cả xã hội chắc chắn sẽ ủng hộ chủ trương này nên chắc chắn chỉ một thời gian ngắn chúng ta sẽ có kết quả tốt đẹp. Lúc đó, nền GD sẽ có một nền móng vững chắc: Nền GD trung thực. Khi có cái gốc vững chắc này thì các chủ trương, chính sách nhằm CCGD sẽ không thất bại – chắc chắn như vậy. Đương nhiên khi đó nền GD sẽ tạo ra được những công dân ưu tú, trung thực…Dám nhìn thẳng vào hiện trạng đất nước và bản thân, sẽ “khóc khi thấy đất nước còn nghèo”, sẽ không tham ô, lãng phí, không hình thức màu mè, không làm hại đất nước…Cùng phấn đấu hết mình vì bản thân, vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, vì Thế Giới đại đồng; tất cả đồng lòng đưa đất nước Việt Nam thân yêu phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Cuối cùng, xin hỏi bạn lần nữa: “Nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong giai đoạn này bạn sẽ thực thi như thế nào?”. Bây giờ thì bạn sẽ trả lời thế nào? Còn tôi, câu trả lời vẫn là: thực thi, thực thi một cách quyết liệt: XÂY DỰNG NỀN GD TRUNG THỰC! Ý kiến khác xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn! Phạm Xuân Anh ===================== Tôi không phải Bộ Trưởng Giáo Dục - không có nếu ở đây - nên không có ý kiến. Nhưng với tư cách phó thưởng dân dự khuyết hạng II Nam Bộ thì tôi để nghị phải xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương tử: "Nước Văn Lang - Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải" như chính sử đã ghi nhận. Bảo giáo dục phải trung thực. Ủa! Thày cô và sách giáo khoa đã dạy nói láo bao giờ đâu? Tôi xác định quan niệm của tôi rằng: Nếu không xác định Việt sử 5000 năm văn hiến trong giáo dục thì tất cả mọi cố gắng cải cách giáo dục đều thất bại. Tôi nói điều này lâu rồi. Từ 2006 lận.1 like -
Ngôn Ngữ Việt
thanhphuc liked a post in a topic by Lãn Miên
Trong Mình của người Việt có hai cái Sáng. Một cái Sáng là cái “Ta Dương”= Tướng, là cái thể hiện ra ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt, đó chính là cái “Sáng Mắt”= Sắt. Một cái Sáng là cái “Ta Âm”= Tâm, là cái sáng bên trong không thể hiện ra ngoài, không thể nhìn thất được, Tâm=Tấm=Tỏng=Lòng=Trong (biết “Tường tận trong Lòng”= Tỏng), đó chính là cái “Sáng Lòng”= Sóng = Son (sóng ở đây là cái sóng ánh sáng, nó là vi ba, bước sóng cực nhỏ, nên gọi là “Sóng Con”= Son). Rõ ràng từ Sắt Son là một cấu trúc Dương (Sắt) Âm (Son) cân bằng, bởi vậy nó rất bền vững, không bao giờ thay đổi. Từ Điển Tiếng Việt NXB KHXH HN 1977 , trang 675, giải thích Sắt Son: Thủy chung trước sau như một trong tình yêu, vd “Nào lời non nước, nào lời sắt son”. Giải thích như vậy mới chỉ là giải thích một ứng dụng của từ Sắt Son trong một lĩnh vực cụ thể là tình yêu, chưa phải là giải thích bổn nghĩa của từ Sắt Son ở nguyên do của nó. Cái Sáng của người Việt lại là do Trời cho bằng chính cái ánh sáng của Trời (và Trời chỉ chọn Người để cho chứ không cho các loài khác): Trời=Ngời=Người (Ngời=Nguyệt=Nhiệt=Nhật đều là ánh sáng của Trời, phần Nguyệt thì Trời đem cho Trăng, Nguyệt thành ánh sáng của Trăng, nhưng vẫn là của Trời). Vậy chính xác thì Trời mới chính là kẻ “đã cho ta Sáng Mắt, Sáng Lòng”. Bởi vậy người Việt Sắt Son nhất là Sắt Son với Trời, luôn biết nói “Nhờ Trời”, “Ơn Trời” và kêu “Trời Ơi”. Bởi vì: 1. Trời đã cho Ta cái tên bằng ánh sáng của Trời: Trời=Ngời=Ngài=Người 2. Trời đã cho Ta cái khả năng tư duy: Trời=Ngời=Nghĩ 3. Trời đã cho Ta cái khả năng thị giác: Trời=Ngời=Ngắm 4. Trời đã cho Ta cái khả năng thính giác: Trời=Ngời=Nghe 5. Trời đã cho Ta cái khả năng khứu giác: Trời=Ngời=Ngửi 6. Trời đã cho Ta cái khả năng xúc giác: Trời=Ngời=Ngậm Tên riêng của mỗi cá nhân cũng là cái sáng, của Trời cho, gián tiếp qua ánh sáng của con Đom Đóm. Trẻ con rất thích bắt Đom Đóm chơi. Đom Đóm=Tóm=Tên=Tánh=Danh (ra đời mới thành Tên hay lớn lên làm ăn đã thành Danh đều bị Tóm vào “sổ hộ khẩu” và vào sổ Nam Tào tất). Tên gọi những nơi cần quảng cáo cũng đều xuất xứ từ cái sáng của con Đom Đóm: Đom Đóm=Điểm=Điếm=Tiệm=Tên1 like -
1 like
-
Cháu theo đạo nào công giáo hay phật giáo ?Cháu nên cầu nguyện đức Mẹ nếu là công giáo, hãy cầu phật Quan Âm phật Địa Tạng nếu là Phật giáo, mặc dù hạn của cháu có nhiều sao cứu tinh giải nạn nhưng chưa biết mức độ bệnh tình của cháu như thế nào có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, trong mấy tháng nầy tử vi cháu hội đủ tam giải [ Thiên Địa-Giải thần ] dựa vào đó thêm cầu nguyện cháu sẽ được qua tai nạn nầy, hãy tiin bác vì bác đã từng thấy phật Quan Âm -Địa Tạng và chư vị thần thánh chung quanh NẾU CÓ ĐỨC TIN CÀU NGUYỆN CHO ĐẾN KHI CHAU SANH MỌI VIỆC SẼ ỔN, nhưng dù sao đi nữa cháu vẫn phải chịu 1 kiếp nạn là sanh mỗ sẽ sanh trước ngày định nhưng không quá sớm , tính bằng ngày chứ không bằng tháng.1 like