• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/04/2013 in all areas

  1. Tình khúc Trịnh Công Sơn và những bí mật của Khánh Ly Thứ hai 01/04/2013 14:15 (GDVN) - Ai cũng đoán rằng, dường như mỗi cuộc tình đi qua đời Trịnh Công Sơn đều để lại một tình khúc bất hủ. Ai cũng đoán rằng, dường như mỗi bài hát của ông đều chứa đựng một câu chuyện, một tâm sự, một ẩn ức nào đó mà ông đã gặp hoặc ghi dấu trong đời. Nhưng những “sự tích” cụ thể trong mỗi bài hát, thì dường như chỉ có một người thấu hiểu hơn cả, quặn thắt hơn cả, riết róng yêu thương hơn cả. Người đó không ai khác ngoài Khánh Ly. Dưới đây là những chia sẻ của bà. 1. “Tuổi Đá Buồn” Trời còn làm mưa… mưa rơi mênh mang/ Từng ngón tay buồn… em mang em mang/ Đi về giáo đường …ngày chủ nhật buồn/ Còn ai còn ai …. Khoảng thời gian đó cũng là lúc mỗi chiều tôi phải tới nhà thờ Chánh tòa Dalat để học giáo lý. Và đúng, bài “Tuổi Đá Buồn” là một trong những bài hát nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tập cho tôi cùng lúc với bài “Xin mặt trời ngủ yên”, bài “Tiếng Hát Dạ Lan”, bài “Phúc âm Buồn”. “Tiếng Hát Dạ Lan” sau này ông đổi thành “Dấu Chân Địa Đàng”. 2. “Phúc Âm buồn” “Phúc Âm buồn” thật ra lúc đầu tiên chỉ có cái tựa là “Phúc Âm” nhưng tôi nhìn cái bản thảo của ông để trên bàn, và vì tinh nghịch cho nên tôi thêm chữ “buồn” ở đằng sau và tôi cũng không ngờ là khi ông in ra thì ông vẫn giữ chữ “buồn” đó cho bài “Phúc Âm Buồn” . Tôi phải nói một cách khẳng định là ông chưa hề bao giờ nói rằng bài hát này ông làm cho người này, hoặc bài hát kia ông làm cho người nọ. Có thể sau này bạn bè dựa vào những những bài hát đó, vào những khoảng thời gian đó mà gán ghép những bài hát ông viết cho một người nào đó ông được quen biết trong thời gian bài hát được thành hình. Nhưng chính vì cái điều ông không nói là viết cho ai cả cho nên mỗi khi tôi trình bày những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đều có cái cảm tưởng là ông viết bài hát đó cho tôi, và tôi đã hát bằng tất cả sự rung động thật thà nhất của trái tim mình. 3. “Như Cánh Vạc Bay” Năm 67 tôi gặp lại ông ở Sài Gòn, ông đưa cho tôi bài “Như Cánh Vạc Bay” và ông kể lại một kỷ niệm đẹp đã xảy ra trong khoảng thời gian ông ghé thăm Đà Lạt. Đó là một buổi chiều ông và một người con gái, không biết là ai, đi dạo chơi ở trong rừng, và ngừng chân ở bên một con suối nhỏ, ông ngồi nghỉ ở gốc cây và nhìn theo người con gái đó với đôi chân trần đã bước đi qua con suối nhỏ, nắng … vàng rực rỡ trên mái tóc và trên toàn thân của người cô gái đó, gió thổi tung bay tà áo và mái tóc của cô. Ông giữ cái hình ảnh đẹp của người con gái đó và viết tình khúc “Như Cánh Vạc Bay” Suối đón từng bàn chân em qua/ Lá hát từ bàn tay thơm tho/ Lá khô vì đợi chờ/ Cũng như đời người mãi âm u/ Nơi em về ngày vui không em/ Nơi em về trời xanh không em/ Ta nghe từng giọt lệ/ Rớt xuống thành hồ nước long lanh. 4. “Mưa Hồng” “Mưa Hồng” là một ca khúc đẹp, đẹp cả về nội dung và ta thấy cả cái hình thức thật là tuyệt vời bởi vì chúng ta khó có thể tìm ở đâu được hàng cây hai bên đường giao nhau như hai người tình đang cúi đầu lại thật gần nhau, đó là những hàng cây phượng vĩ, và bóng những người con gái khi tan trường về thì đi giữa những hàng cây đó, một cơn gió mạnh thổi đến và hoa phượng đã rơi, đã bay như lấp lối, như ngăn chân người con trai đang đứng ngó theo bóng dáng của những người con gái xinh đẹp đi học về. “Đường phượng bay mù không lối vào..hàng cây lá xanh gần với nhau…”. Rồi “Em đi về cầu mưa ướt áo”…cái điều đó mình có thể hiểu là “em đi về em đi qua chiếc cầu và trời bỗng đổ mưa”, nhưng mình cũng có thể hiểu là “em đi học về khi đi ngang chiếc cầu đó em mong cho trời đổ mưa”, bởi vì hãy tưởng tượng chiếc áo dài của người con gái Việt Nam đẹp như thế nào và khi trời đổ mưa chiếc áo đó sẽ để lại những hình ảnh tuyệt vời dưới con mắt của một người đứng dõi nhìn theo bóng dáng của người con gái đó …”. Đồng thời qua cái đẹp của bài hát, của những hình ảnh của những bông hoa, đã khiến ông tìm ra cái chân lý “Cuộc đời rất là ngắn ngủi. Tình yêu thì vô cùng nhưng cuộc sống thì hữu hạn”, và do đó ông mới thấy rằng cuộc đời đó ngắn lắm cho nên chúng ta đừng nên hờ hững với cuộc đời, từ cái chân lý đó ông đã sống với, sống cho, sống cùng với hạnh phúc, với khổ đau với mọi người trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống cho đến cuối cùng. “Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao/ Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu/ Em đi về cầu mưa ướt áo/ Đường phượng bay mù không lối vào/ Hàng cây lá xanh gần với nhau/ Người ngồi xuống xin mưa đầy/ Trên hai tay cơn đau dài/ Người nằm xuống nghe tiếng ru/ Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. 5. “Ru Tình” Tôi nghĩ rằng nếu quả thật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một tình yêu dành cho một người nào đó thì chỉ có một mà thôi và người đó là mối tình đầu tiên của anh, như quý vị và các anh chị đã biết, đã nghe “Diễm Xưa” thì Diễm là tình yêu đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh. Trên hết anh dành tất cả tình yêu của anh cho bà mẹ vì bà là mẹ nhưng đồng thời cũng là người bạn của anh. Anh thường hát cho bà nghe những ca khúc anh vừa sáng tác, đôi khi bà góp ý ở chỗ này đôi khi bà góp ý ở khúc kia. Thì “Ru Tình” khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết, bà không còn nữa, thì tôi nghĩ là anh ru tình yêu của anh, chứ anh không ru tình yêu của ai cả. Mặc dù vậy, nhưng chính vì cái điều anh không ru tình yêu của ai cả cho nên mọi người khi hát vẫn có cái cảm tưởng như là “nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài này cho tôi”. Đó là cái cảm tưởng chung của mọi người biết anh. Và cái cảm tưởng chung của mọi người khi nghe nhạc của anh, những người biết anh thì nghĩ rằng, như tôi chẳng hạn, thì nghĩ rằng bài này có mình trong đó. Còn những người không biết anh thì họ cảm thấy là họ được an ủi… “Xin em ngồi yên nhé….tôi tìm cuộc tình cho… “em cứ đi đi em cứ vui chơi trong cuộc đời này đi rồi một lúc nào đó khi em trở về, em không còn gì nữa em đừng than khóc, đừng buồn đau, em cứ ngồi đó tôi sẽ đi tìm cho em một cuộc tình, hay tôi sẽ tìm cho em một tình yêu”. Có thể tình yêu đó là tình yêu của một người cha, của một người anh, tình yêu của một người bạn, nhưng đó là một nỗi an ủi cho người con gái khi mà người ta đã mất hết . Và đó là lý do mà tại sao mà nhiều người yêu nhạc phẩm “Ru Tình” đến như vậy. “Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ/ Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá/ Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa/ Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa Thu/ Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người/ Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái/ Ru em chờ em nói, trên môi tình thoát thai/ Ru em ngồi yên đấy, ru tình à ..ơi”. 6. “Để gió cuốn đi” “Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”. PV (tổng hợp)
    3 likes
  2. Ngôn ngữ Việt “Tất Cả”=Ta. “Ta Âm”=Tâm (là cái bên trong), “Ta Dương”=Tướng (là cái bên ngoài). Tướng=Tượng=Tăng=Dăng=Dáng (“Tăng che sương che mất ánh trăng trong”, “Con nhện Dăng mùng”). “Dáng Âm”=Dấm=Dấu=Dúi=Dấu Diếm=Dấm Dúi. Ngôn Ngữ là cái Tiếng. Tiếng là “Tâm phát ra cái thật Riêng”=Tiếng. Tiếng người, Tiếng chim, Tiếng chuông đều là thế cả.Con người coi Tiếng của mình là Thiêng nhất tđối với mình, thì con chim hay cái chuông cũng coi Tiếng của nó là Thiêng nhất đối với nó. Gõ vào vật mỏng Cứng, nó phát ra tiếng “Coong…”, gõ vào chuông cứng nhưng dày nặng nên đợi chút xíu nó mới “Buông ra tiếng Coong”=Boong…. “Tâm phát ra thật Riêng”=Tiếng, nên Tiếng là cái trung thực, và người ta dùng câu “Tiếng nói tự đáy lòng” để nói về cái trung thực (“Cọp chết để da, người ta chết để Tiếng”). Cái “Thật Riêng”=Thiêng. Vì trung thực nên Tiếng=Thiêng. Trung thực là Thiêng nhất, mà lại có gốc do Tiếng. “Ta nói ngôn ngữ Riêng”=Tiếng. Tiếng=Thiêng=Thanh=Thánh=Danh. Thánh nào mà chẳng Thiêng. Người Dân mà có công lao lớn với cộng đồng, khi chết đi, được dân phong Thánh. Thánh ấy là “Thánh Dân”=Thần. Thần Nông là một con người có thật trong lịch sử. Thần thành hoàng của làng là một con người có thật trong lịch sử. Kinh Dương Vương là một con người có thật trong lịch sử. Ông Thích Ca là một con người có thật trong lịch sử. Ông Jiê Su là một con người có thật trong lịch sử. Cái nhà (để lưu niệm) cho Thần ở gọi là ‘Thần Ở”=Thờ, đó là Nhà Thờ. Thờ=Tờ=Tơ=Tự=Tế=Lễ. Thờ, nó mỏng manh như Tờ giấy, như sợi Tơ, vậy mà chưa bao giờ rách hay đứt trong lịch sử 5000 năm của dân tộc Ta. “Thờ Thánh”=Thành (“Có thờ có Thiêng, có kiêng có Lành”, “Thiêng Lành”=Thành), “Ta thờ là ta Nhớ quá khứ oanh liệt của dân tộc, tức nhớ cái Âm”=Tâm. Đó là cái Thành Tâm, dù cái lễ để cho nghi thức thờ chỉ đơn giản là một cây nhang (là lửa=Lương=dương) và một chén nước (là nước=nậm=Tâm=âm), đó là cái Lương Tâm của Ta được tượng trưng bằng vật lễ đó. Thiêng Liêng cũng có nghĩa là tôn thờ cái Trong Sáng. Cái Trong Sáng ấy là cái Linh. Cái Linh ấy đối với một cá nhân thì nó là cái để Lĩnh Đầu tức dẫn dắt hướng đi. Cái Linh ấy ấy đối với toàn dân nó là cái để Lãnh Đạo (Lĩnh Đầu = Lãnh Đạo) tức dẫn dắt hướng đi. Cái Trong (veo) và Sáng ấy chính là cái Sáng và Trong (veo), tức sáng láng ở trong tâm. Sáng=Láng=Linh=Minh. Trong=Bóng=Bạch. “Minh Bạch”= Mách. Sáng Bóng là không có tí ô nhiễm nào. Ô=Thô=Thâm=Tham, Nhiễm=Nhiễu=Nhũng=Lũng đoạn. Sáng Bóng là Trong Sạch, không tham nhũng. “Minh Bạch”= Mách, rõ ràng là công vụ có minh bạch mới mách cho dân đi đúng hướng đúng chỗ, như người xe ôm mách đường là thật, không bao giờ sai. Còn công vụ không minh bạch thì cứ chỉ lung tung, đùn đẩy như đá banh, người dân phải đi nhiều cửa, cửa sét gỉ nào cũng tốn dầu đổ vào bản lề để bôi trơn. Linh và Lĩnh đều có “Kẻ Linh”= Kinh, “Kẻ Lĩnh”= Kinh. Người Kinh và tiếng Kinh từng là kẻ dẫn đầu cho văn minh phương Đông thời tiền sử. Con người đã lớn lên từ xã hội nguyên thủy. Bé=Bú (nuôi bú)=Bộ (nuôi bột)=Bò=Bước. Lớn lên mới biết Bước=Vược=Vượt. Từ chỗ “Vượt lên bằng canh Lửa”= Vua=Chúa=Chậu=Châu=Chủ, đến giai đoạn “Vượt lên bằng oanh Liệt”= Việt (Chữ Liệt nghĩa là Lửa, biểu ý chỉ sức mạnh. Chữ Liệt nghĩa là Leo Lét, biểu ý chỉ yếu đuối, bại liệt. Từ buổi Trưa=Lửa đến buổi chiều là “Lửa Héo”=Leo Lét). Nói= “Thưa Nói”=Thói=Thoại (Hán ngữ sử dụng chữ Thoại này, phát âm là “shuo” nghĩa là nói). Thói mang sắc thái là nếp nghĩ (nghĩ sao nói vậy, ngôn ngữ là công cụ để tư duy). “Việt Nói”= (lướt lủn)= “Việt sắc Viết”=Viết. “Lời bị rút gọn thành ngắn Ngủn”=Lủn. Lướt Lủn hay Lướt Cụt là từ đầu lướt tới và chỉ lấy dấu thanh điệu của từ sau thay cho dấu thanh điệu của mình. Viết nghĩa là Nói, Viết còn mang sắc thái là nói bằng văn bản, rồi còn biến nghĩa thành cây Viết (cũng như “Bụt Nói”= “Bụt sắc Bút”=Bút, Bút biến nghĩa thành cây Bút). Viết= =“Viết đẹp Đẽ”=Vẽ=Và (tiếng Việt Đông nghĩa là Nói)=Và=Tả=Họa=Hỏi=Nói. Nhìn vào bức Vẽ tức bức Họa là thấy chính vị họa sĩ đang hỏi ta có hiểu ý nghĩa gì trong sáng tác từ tưởng tượng của ông ấy không. (Hán ngữ dùng chữ Tả, phát âm là “xie”, chỉ ý viết. Bức Tranh là bức vẽ truyền thần lại phong cảnh thiên nhiên, Cảnh thiên nhiên như núi, sông là cái “Trời giữ nguyên Lành”=Tranh, “Giữ nguyên Lành”=Dành, cái “Trời Dành”=Tranh. Cái “Ảo của Tranh”=Ảnh, đó là bức chụp bằng máy, gọi là bức Ảnh. “Tất/Cả”= “Tạo/Hóa” = Ta. Tạo là do đất và cho đất, Hóa là do trời và cho trời. VD bát nhang Hóa là do trời, Hóa vàng mã là cho trời, tức cho vong đã về trời. Xưa viết chữ nòng/nọc bằng mực, màu đen, nên con chó long đen “Toàn Huyền”=Tuyền thì gọi là con chó mực. Nước ở sông, ở đồng, hay ở trong ống nghiệm đều được theo dõi cái độ dâng của nó. Đó là Nước=Nức=Nấc=Bậc=Bực=Mực=Mức, là cái mức nước dâng mà dân vùng lũ lo nhất. Mực viết là do từ Mun (màu đen, U=Un=Mun, như Hun khói bắt chuột đồng). Cái chất màu Mun mà là chất lỏng (nước) gọi là “Mun Nước”= “Mun Nức”= “Mun Tức”=Mực. Mực thì ướt và bóng nên “Mực Ướt”=Mượt, nó “Mượt do Tả”= Mà. Mượt Mà là nói nét viết nét vẽ rất bóng nhẫy. Đối với một con người thì cái Linh dẫn dắt là cái “Lĩnh Đầu”=Lâu, tức rất bảo thủ. Đối với toàn cộng đồng thì cái Linh dẫn dắt là cái “Lãnh Đạo”= Lão, tức rất bảo thủ. Nhưng cái Linh là cái sáng của người Việt nên nó vẫn lãnh đạo được người Việt. Bởi cái Linh ấy là cái “Hồn Việt”= Hiệt 黠, nho viết bằng chữ Đen 黑 Tốt 吉(đen=hoẻn=Hắc 黑, tốt=cốt=Cát 吉). Hiệt 黠 nghĩa là có chất xám và có lương tâm. Nó là chữ “Đen Tốt”= Đột, tức là cái Đột phá tư duy ( Đột có nghĩa là “Đội lên cái Một”= Đột). Có chất xám, có lương tâm, lại biết đột phá tư duy, thì đó chính là câu “Nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Nhân tài là tài nguyên con người. Nguyên khí là cái khí đầu tiên, tức là hai cái Minh ở trong Ta, hai cái Minh ấy đều là “Mô Hình”= Minh, tức vô hình, không có hình, tức là khí. Người Nhật dùng chữ Nguyên Khí (Gen Ki) để chỉ sức khỏe (vì trong cơ thể thì khí là cái để vận động huyết). Người Nhật hỏi thăm nhau: “ O Gen Ki Đex Ca?” nghĩa là “Có Gắng Khỏe Đấy Cà?”. Trả lời: “Phẻ !” (nghĩa là “Không thể không khỏe được!”, “Phải Khỏe”=Phẻ ! )
    2 likes
  3. Kim có phải là Kim loại đâu? Kim loại là 1 thuộc tính biểu hiện tính Kim mà thôi! còn Hành Kim là 1 trạng thái vận động mang tính tổng hợp của những gì có tính Kim. ví dụ Muối anh ăn hằng ngày là hành Kim đấy, vậy muối có phải kim loại ko? Dầu Hỏa hay xăng phân loại ngũ hành là hành Mộc, vậy nó có phải là cây cối không? Hihi.
    2 likes
  4. Cái đó thuộc về "Lễ". Không liên quan gì đến"mê tín dị đoan" cả. Quân tử tùy thời biến Dịch".
    2 likes
  5. TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Xem tướng ngón tay Ngón tay ngắn hơn lòng bàn tay là người ưa dục lạc, thô lỗ, tính thấp hèn, nóng, ít suy nghĩ. Ngón tay trơn tru là người hành động theo linh cảm, hứng thú, nhạy cảm , nghệ sĩ tính, tính toán mau. - Ngón tay dài bằng lòng bàn tay: Người có trí thức, khôn ngoan, có óc phân tích, dể cảm động, nóng tính. Tay của nhà cai trị giỏi, giám đốc… - Ngón tay dài hơn lòng bàn tay: Người có trí tuệ, óc nghệ sĩ, kiên nhẫn, tỷ mỷ, kín đáo, nhút nhát. - Ngón tay có gút: Người này hành động cân nhắc. Có gút gần móng tay: Hay hoài nghi và tìm nguyên nhân sự việc, nếu gút này to: Ưa tìm hiểu, ưa tranh luận, hay tự mãn nếu hạ được người đối thoại. Có gút gần lòng bàn tay: Kỹ lưỡng, trật tự, hay cân nhắc, có trật tự bản thân, nếu gút này to: Ưa hoạt động thuơng mại. - Ngón tay quá dịu: Thể hiện tính yếu ớt, nhiều tình cảm. - Ngón tay dễ uốn: Có tính dễ thích nghi, hay đổi ý, hào phóng. - Ngón tay quá cứng: là người độc đoán, thiển kiến, hẹp hòi, hay nghi ngờ. - Các ngón tay hở: Kém thông minh, ích kỷ. - Các ngón tay kín: Tính cẩn thận, lý luận, cần kiệm. - Các ngón tay đều cong quẹo: Người thiếu ngay thẳng, hay lầm lạc. - Các ngón tay hở ở chân, kín phía trên: Người này hào phóng (tình cảm hay tiền bạc hay tư tưởng) và không kín đáo, có óc tự do. (Trường hợp ngón tay không gò, thấy lổ hở dù có hay không gút: Nghèo, thậm chí vất vả mới đủ ăn). 1. Xem tướng Ngón cái: Đây là yếu tố quan trọng nhất của bàn tay. Một ngón cái yếu ớt hay mạnh mẽ cho thấy một tính cách tương tự. Nếu ngón cái to đến thống lĩnh cả bàn tay, đó là người thích cai trị. Ngón cái trung bình bắt đầu từ giữa bàn tay, dài tương đương ngón út, cho thấy một cái tôi ôn hòa, nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, và có thể nói giùm họ nếu cần. Ngón cái cao đến gần đốt giữa ngón trỏ cho thấy một cái tôi quá đáng, nếu to ngang nữa thì người này nhiều tham vọng và quyết đạt mục tiêu. Còn ngón cái dài nhưng thon thể hiện người có tham vọng không rõ ràng vì thiếu động cơ. Ngón cái thấp thể hiện người thực tế, có thể không trí thức lắm và một cái tôi bé nhỏ. Ngón cái có hai phần, nếu phần trên dài hơn, trái tim sẽ điều khiển cái đầu. Ngược lại, bạn là người chỉ dựa vào lý trí. Phần trên cồng kềnh hay nặng nề chứng tỏ người này rất ngoan cố trong những đòi hỏi, thậm chí có thể hiếp đáp người khác. Ngón cái càng dẻo, ứng xử càng linh hoạt. Ngón cái cứng nhắc cho thấy một người khó thay đổi nhưng đáng tin cậy. Tuy nhiên, một ngón cái có thể uốn cong cảnh báo một khả năng phóng đại sự thật. 2. Xem tướng Ngón trỏ: Thể hiện mức độ kiêu hãnh. Ngón càng dài, sự kiêu hãnh càng cao, có thể dẫn đến kiêu ngạo. Những người này tin rằng mình luôn đúng. Đây là mẫu người làm lãnh đạo, luôn khát khao quyền lực. Ngón trỏ ngắn thể hiện người thích theo đuôi người khác. Họ thường rất e ngại, khó có quyết định riêng vì sợ mất mặt. Ngón trỏ trung bình cho thấy sự tự tin vừa đúng mức. Ngón tay trỏ méo: Hành động bất chấp luân lý và trật tự xã hội. Ngón tay trỏ cong quẹo: Bịnh liên quan về gan. 3. Xem tướng Ngón giữa: Thể hiện người có tinh thần trách nhiệm. Người có ngón giữa càng dài rất đáng tin cậy, có xu hướng nhận lấy nhiều gánh nặng trên vai mình. Có thể vì vậy mà suy nghĩ về cuộc đời có phần kém tươi. Ngón giữa ngắn cho thấy người hay né tránh trách nhiệm. Đặc biệt, một ngón giữa rất ngắn là biểu hiện của "bệnh" không thể hết mình. Mẫu người này khó có thể nảy sinh ý muốn lập gia đình. Ngón tay giữa cong quẹo: Bịnh ở liên quan đến ruột tỳ, tai, gân cốt. Ngón tay giữa méo: Câu chấp, độc tài, thiếu tình cảm. 4. Xem tướng Ngón áp út: Thể hiện khả năng sáng tạo và cảm xúc. Ngón này có chiều dài trung bình cho thấy đó là một người có tính nghệ sĩ vừa mức, cảm xúc thăng bằng. Ngón này dài sẽ biểu hiện một người không xa lạ với những xúc cảm quá căng, có vẻ như còn lớn hơn cả cuộc đời họ. Ngón áp út ngắn cho thấy người này có vẻ khá thờ ơ và phải rất vất vả mới thể hiện được cảm xúc của mình. Họ cũng cảm thấy khó mà chấp nhận được những nhu cầu cảm xúc của người khác. Ngón áp út cong quẹo: Bịnh liên quan hệ thần kinh, tim, thận, mắt. Ngón tay áp út méo và cong vừa: Rộng rãi, cong quá là thiếu lương tâm. 5. Xem tướng Ngón út: Thể hiện khả năng giao tiếp của bạn. Để xác định chiều dài ngón út, nên cụp bàn tay lại sao cho chân các ngón bằng nhau và so ngón út với ngón đeo nhẫn. Một ngón út trung bình sẽ chạm tới vạch đốt trên của ngón đeo nhẫn, cho thấy đối tượng ít gặp khó khăn trong giao tiếp. Ngón út dài là dấu hiệu của một nhà ngoại giao hạng siêu, có thể "tán" chuyện và chắc chắn sôi nổi, cũng có thể thông minh vượt mức. Người có ngón út ngắn ngại giao tiếp, có thể hơi trẻ con trong giọng nói, cách nói. Ngón út có dáng thẳng thể hiện sự trung thực. Một ngón út khúc khuỷu thể hiện người phóng đại hoặc tệ hơn là dối trá. Ngón tay út cong quẹo: Bịnh liên quan bộ phận sinh dục, bài tiết, hay hệ thần kinh. Ngón tay út cong quẹo ít: Khéo léo trong nghề, cong nhiều: Bất lương, gian dối. Tổng hợp
    1 like
  6. Năm nay không thể có thai, năm tới hy vọng hơn những vẫn chưa chắc .
    1 like
  7. Bến Tre: Thu giữ thẻ game in quốc huy Trung Quốc tại trường tiểu học (Dân trí) - Chiều ngày 1/4, ông Nguyễn Xuân Đạm - hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thạch A (xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre) xác nhận, nhà trường vừa phát hiện và cho thu giữ nhiều thẻ game có in hình quốc huy Trung Quốc. Trao đổi với PV Dân trí, hiệu trưởng Nguyễn Xuân Đạm cho biết, kích cỡ những thẻ game mà trường thu được giống như thẻ ATM của ngân hàng. Thẻ game này có hai mặt được in chủ yếu là chữ Trung Quốc, trong đó một mặt có in quốc huy Trung Quốc trên góc trái và những dãy chữ số khác nhau, mặt thứ hai có in hình một con “robot trái cây”. Ông Đạm cho biết, những chiếc thẻ game được học sinh mua tại căngtin của trường và một số điểm bán đồ chơi bên ngoài, có giá mỗi thẻ khoảng 2.500 đồng. Qua làm việc với chủ căngtin, người chủ cho rằng bản thân chỉ nghĩ đây là một thẻ game trò chơi để bán cho học sinh. “Sau khi nghe tin báo từ các giáo viên chủ nhiệm, tôi đã cho kiểm tra và thấy có in hình quốc huy Trung Quốc nên đã yêu cầu các giáo viên thu giữ tất cả các thẻ game mà học sinh đã mua. Sau đó chúng tôi có báo lên chính quyền địa phương để có hướng xử lý”, ông Đạm nói. Theo ông Đạm, trường đã thu giữ hơn 100 thẻ game đều giống nhau hình dạng, kích thước, chỉ khác những dãy số mà các học sinh cho là “số chứng minh nhân dân”. "Việc những chiếc thẻ game này có in quốc huy Trung Quốc là không hay", ông Đạm nhấn mạnh. Huỳnh Hải ================== Tỉnh Bến Tre rất cảnh giác! Tuy quốc huy Trung quốc in trên sản phẩm Trung quốc là bình thường. Nhưng đưa hình ảnh quốc huy của một quốc gia này vào lãnh thổ một quốc gia khác là không bình thường. Tôi ở Bến tre mấy chục năm. Người Bến Tre rất cởi mở, tốt bụng và thương người.
    1 like
  8. Dùng trẻ em dàn cảnh lừa tiền…trên phố Sài Gòn “Một bé trai khoảng 6 tuổi, đen đúa, còm nhom, siêu vẹo đội mâm bánh cam đi qua đường. Bất chợt thằng bé trượt chân ngã sấp mặt xuống, nguyên mâm bánh lăn lóc trên đất bẩn. Em bé lồm cồm bò dậy, khóc tức tưởi, nhặt từng chiếc bánh. Mọi người đi đường thương cảm, dừng xe, túm tụm cho tiền. Mặt ai cũng ngẩn ra, thậm chí có chị dễ xúc động nước mắt rơm rớm, tội nghiệp cho số phận nhỏ nhoi”. Tuy nhiên, những người cho tiền em bé trên sẽ còn phải bất ngờ hơn nữa khi biết lòng trắc ẩn của mình đã đặt sai chỗ và cảnh éo le họ vừa nhìn thấy chỉ là trò lừa đảo. Cả hai vợ chồng bị một thằng bé lừa Anh Trần Văn Huy, ngụ tại khu Tân Quy Đông, quận 7 chính là nạn nhân của vụ dàn cảnh này. Một buổi chiều trên đường đi làm về, anh Huy cũng như bao người khác, chứng kiến bé trai bị ngã, làm đổ bánh cam ngồi khóc. Thương cảm cho cậu bé đó, anh chẳng ngần ngại, tấp xe, móc ví cho 20 ngàn đồng. Các vụ dàn cảnh lừa đảo diễn ra quá nhiều, tới mức chủ cây xăng phải dán giấy cảnh báo. Sau đó vài hôm, trong bữa cơm tối, cả nhà đang quây quần, anh Huy thấy vợ mình dường như có tâm sự muốn nói.Anh gặng hỏi mãi, bà xã mới chia sẻ: “Hôm nay đi chợ về, em thấy thằng bé tội nghiệp quá. Bé tí mà phải đội nguyên mâm bánh cam to đùng đi bán. Nó trượt chân ngã làm đổ hết bánh cam vào vũng bùn. Thấy nó ngồi khóc ti tỉ em thương quá. Em đi chợ không mang nhiều tiền nên chỉ cho nó được một trăm ngàn…Nó chỉ bằng tuổi con mình thôi anh ạ!” Nghe lời vợ, anh Huy sực tỉnh người, anh biết cả hai vợ chồng mình đã bị thằng nhóc lừa. Để vợ khỏi suy nghĩ, anh kể mình cũng từng gặp một thằng bé làm đổ bánh cam cách đây vài hôm. Khi nghe xong, vợ anh rất hụt hẫng vì lòng tốt bị lợi dụng. Sau đó, anh Huy còn nghe một số người hàng xóm cũng kể từng cho tiền một thằng bé bán bánh cam, và cũng ngã ra đường, khóc lóc thương tâm như vậy. Hình ảnh vô nhân tính Dùng trẻ con để gạt lòng trắc ẩn của người khác là một hành động vô đạo đức. Chị Hiền, 30 tuổi, ngụ tại quận 5 cho biết, sáng nào đi làm qua đoạn đường Nguyễn Tri Phương cũng thấy một người phụ nữ chừng ngoài 30 tuổi, ôm đứa bé khoảng 1 tuổi ngồi ăn xin ở vỉa hè bên hông siêu thị điện máy. Trẻ em là đối tượng dễ bị lợi dụng. (Ảnh minh họa: CATP.HCM) “Tôi không biết đứa trẻ đó có phải con cô ta không, và nếu là con thật thì cô ấy là người mẹ dã man nhất trên đời. Nhìn thằng bé tội nghiệp vật vã dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt, còn người mẹ giả bộ đưa tay áo chấm nước mắt.Nhiều lần để ý, tôi thấy chị ta không hề khóc, đôi mắt trắng dã, ráo hoảnh giấu sau tay áo. Chị ta len lén nhìn xem có ai quan tâm không. Nếu có người để ý, ả phụ nữ này làm bộ ôm ấp đứa trẻ như thể hai mẹ con đang rất khổ sở”, chị Hiền kể. Một số người đi đường trúng bẫy, có thể biết bị lừa nhưng không cầm lòng đượctrước đôi mắt thơ ngây của đứa trẻ vô tội. Họ đã tấp vào, đưa tiền cho người phụ nữ kia. Riêng chị Hiền, sáng nào đi qua đoạn đường này, nhìn đứa bé mà lòng đau như cắt. Tuy vậy, chị quyết tâm không cho ả phụ nữ kia dù chỉ một xu. “Tôi cho tiền liệu đứa bé có được hưởng đồng nào không, hay đồng tiền đó để cho những kẻ lười lao động, vô nhân tính phè phỡn. Sao người phụ nữ đó có thể nhẫn tâm được như vậy? Dù đứa bé không phải con cô ta, liệu cô ta còn có tính người khi mỗi ngày hành hạ nó, đem nó ra phơi dưới nắng, mưa, bụi đường. Có lúc tôi thấy thằng bé mệt quá, khóc khản cả cổ, rồi lả đi. Tại sao không có ai giải quyết được chuyện này? Tại sao để những cảnh tượng phản cảm, vô nhân tính đó diễn ra mỗi ngày ngay giữa phố?”, chị Hiền bức xúc. Chị Thủy, ngụ tại Phú Mỹ Hưng, quận 7 cũng vô cùng bức xúc khi chứng kiến cảnh một bà mẹ bán vé số dạo dùng con để…xin tiền. Đang ngồi uống cà phê, chị thấy một người phụ nữ đạp xe đạp, chở đứa con chừng 5 tuổi tới. Người phụ nữ nhấc đứa bé xuống đất, đưa cho tập vé số, dặn dò: “Đi vào kia bán đi, chừng nào bán hết mẹ mới quay lại đón”. Thế rồi người phụ nữ chẳng đoái hoài, đạp xe bỏ đi. Thằng bé ngơ ngác cầm tập vé số, lấm la lấm lét nhìn mọi người trong quán cà phê. Nó chẳng dám lại gần, ngoái đầu quay ra đường tìm mẹ. Không thấy mẹ đâu, thằng bé ngồi xổm trên vỉa hè, òa khóc. “Thấy cảnh đó, tôi cầm lòng không nổi. Giận mẹ nó bao nhiêu, tôi càng thương thằng bé bấy nhiêu. Tôi đã bỏ ra 200 ngàn mua hết chỗ vé số cho thằng bé. Dỗ dành mãi nó mới nín. Lúc sau mẹ nó đạp xe quay lại, vẫy nó ra hỏi bán hết vé số chưa. Biết thằng bé đã hoàn thành nhiệm vụ, chị ta tỏ vẻ hài lòng, nhấc nó lên xe và chở đi", chị Thủy kể. Khi kể cho bạn bè về việc mua hết chỗ vé số giúp thằng bé tội nghiệp, chị Thủy đã bị mắng là dại. Một người bạn của chị Thủy cho rằng làm như vậy là nối giáo cho giặc, chẳng giúp gì được đứa trẻ mà còn tạo điều kiện cho bà mẹ lười lao động kiếm chác. Chị Thủy còn buồn hơn khi biết chuyện, “kịch bản” thằng bé bán vé số khóc lóc thảm thiết không chỉ xảy ra ở quán cà phê chị thường ngồi mà còn diễn ra ở nhiều quán khác trên thành phố… Theo Vietnamnet
    1 like
  9. TƯ LIỆU THAM KHẢO ===================== Phong thủy với non bộ và phong linh NON BỘNguyên lý chế tác non bộ dù theo hình thức nào đi nữa cũng phải tuân theo ngũ hành, phải dựa vào cái gốc căn bản của phong thủy mà biến hóa, mà bố cục theo âm dương tương đồng, không thịnh âm khuyết dương, cũng không thịnh dương khuyết âm. Dương là ban ngày, là sự sống, sự sáng, sự nóng, là mùa xuân, mùa hạ… Âm là ban đêm, là sự chết, sự tối, sự lạnh, là mùa thu, mùa đông. Thiết kế non bộ nơi lồi ra là dương, là núi, là đồi… chỗ khuyết vào là âm, là vũng, là vịnh… chế tác non bộ phải dựa vào âm dương ngũ hành để bố trí nơi nào trồng cây, cây lúc nào cũng mọc vươn ra ánh sáng mặt trời gọi là dương – còn màu rêu phong sẩm tối khuất sau mỏm đá, hay một dòng suối róc rách , một cái hang tối đen có lắp chiếc cầu cong cong ngang qua gọi là âm. Như vậy non bộ là tóm thâu cả một bầu trời non nước để thu nhỏ lại trong một khung cảnh giới hạn chừng mực. Do đó muốn chế tác non bộ phải tuân theo quan điểm của phong thủy mà thực hiện chứ không phải muốn làm theo sở thích của mình như thế nào cũng được. Có nhiều người khéo tay tự làm non bộ, làm nhiều rồi quen tay – và tự nhận mình là nghệ nhân chế tác non bộ - rồi đứng trước tác phẩm của mình thì cà lăm không biết giải trình một lý lẽ nào. Non bộ đâu phải là một cách trang trí đơn thuần, một kiểu làm đẹp ngôi nhà theo cảm tính – mà non bộ là cả một nghệ thuật siêu nghệ thuật của người xưa. Một thú chơi tao nhã của kẻ tao nhân mặc khách. Non bộ nó là cả một bầu trời sáng tác của người thi sĩ – non bộ là biển cả bao la của những dòng tư tưởng triết gia –non bộ nó là chất liệu ngọt ngào, là tình yêu thương, là dòng suối dịu hiền của những con người biết hướng tâm về đấng dưỡng dục sinh thành –non bộ nó làm phát huy tinh thần lãng mạn, tăng trưởng tình yêu quê hương đất nước – và non bộ cũng là chốn an định đưa những vị thiền sư Trung Hoa Nhật Bản vãng lai cõi sắc không mà minh kiến bản lai diện mục. Nói tóm lại non bộ nó có cái hồn. Cái hồn thâm thúy muốn nói lên tư tưởng của chú nhân với quan điểm của cuộc sống. Và điều quan tâm lớn nhất của phong thủy là đặt vị trí non bộ ở nơi nào để bổ sung âm dương địa cuộc, thông thoáng ngũ hành cho căn cơ mà giải triệt hung mạch. Phong cách thiết kế non bộ, các nhà phong thủy còn phân tích ra các hình thức sau : Hạn mộc cảnh : Loại hình xây dựng trên khô, được thực hiện với những pho đá san hô, hay đá vôi, và sử dụng các gốc cây khô, cây xương rồng cằn cỗi như cảnh hoang sơ ở vùng sa mạc. Đây cũng là quan niệm non bộ của Nhật Bản hay dùng hình thức này để nhấn mạnh thêm cái phần chân đế tĩnh lặng theo thuyết lý Lão Trang. Thụ mộc cảnh : Sử dụng cây kiểng là chính, thể hiện cây cổ thụ ở giữa đồng nội, có chú mục đồng, có con trâu gặm cỏ. Hoặc cây cổ thụ có rễ um tùm ở giữa thảo nguyên. Hoặc cây thiên tuế thâm niên, cây lão mai, cây sứ đại… ở giữa đồi cỏ mấp mô, để nơi này sẽ trở thành hoa viên cây cảnh trong sân vườn. Sa thạch cảnh : Loại hình này thường được thực hiện trên nền cát nhuyễn hoặc những khỏang sân vườn có trải sỏi trắng và sử dụng những pho đá có nhiều hình thù đẹp mắt nói lên những ý nghĩa mà chủ nhân muốn nói để hóa những phiến đá vô hồn này thành những linh hồn. Thủy mộc cảnh : Thiết kế non bộ theo hình thức này – nhà phong thủy muốn bảo tồn cho thế đất của địa cuộc – không san bằng chỗ cao, không bồi lấp chỗ trũng – mà giữ nguyên thế dáng của đất theo phương truyền « thượng nhất thồn như vi sơn – hạ nhất thốn như vi thủy ». Nghĩa là chỗ cao hơn 1 tấc là núi, chỗ thấp hơn 1 tấc là nước. Thế đất này mấp mô cao cao thấp thấp trồng cỏ non Nhật Bản, phối trí các cây cổ thụ bon sai với những dòng suối nhỏ róc rách quanh co. Thủy thạch cảnh : Chế tác non bộ theo hình thức này, sử dụng đá và nước là chính, cây là phụ - cách sắp xếp các khối đá tạo nên cảnh hoang sơ hùng vĩ và tạo dòng nước như thác đổ, có nơi phối trí từng giọt rơi rơi như sương sớm, cùng những cây si, cây bon sai nho nhỏ, vị tiều phu gánh củi qua cầu, ngư ông ngồi câu cá, có mái chùa cong cong… Nhà phong thủy tùy vào địa cuộc mà định vị bố trí hòn non bộ. Tùy vào tuổi tác của chủ nhân mà sử dụng một trong năm hình thức non bộ vừa mới nói ở trên. Dưới đây là hướng bố trí hòn non bộ theo phong thủy: Hướng Tây: Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là cát. Nếu có thể phối hợp với các loại cây cối, cỏ hoa để tránh nắng thì sẽ càng tốt hơn. Hướng Tây Bắc: Thiết kế hòn non bộ ở hướng này là đại cát nhưng cần phải phối hợp trồng thêm các loại cây cối thì gia vận mới hưng thịnh được. Hướng Bắc: Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Địa hình có thể cao một chút. Nếu trồng các loại cây phù hợp thì bố cục non bộ sẽ càng trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, tránh sự hiện diện của quá nhiều cây cối. Hướng Đông Bắc: Có thể thiết kế hòn non bộ ở hướng này. Hướng này hòn non bộ làm cao 1 chút thì tốt hơn vì nó mang ý nghĩa ổn định về tài sản; sự đoàn kết 1 nhà và có người kế nghiệp tốt. Hướng Nam: Hòn non bộ thiết kế ở hướng này không tốt vì nó mang ý nghĩa là tài trí và năng lực bị chôn vùi, không thể phát huy được. Hướng Tây Nam: Đây là hướng bất lợi, không phù hợp cho việc thiết kế hòn non bộ PHONG LINH Phong linh còn gọi là chuông gió, chuông gió này hiện nay ở các nhà sách, các cửa hàng văn hóa phẩm có bán rất nhiều, khi mua phải chịu khó chọn loại có âm thanh trong sáng, ngân vang, trầm bổng… tránh mua các loại có tiếng chát chói, trầm đục. Phong linh hiệp hòa giữa chuông và gió để tạo nên một âm điệu của đất trời cỏ cây, của âm dương nhật nguyệt – hài hòa giữa con người với thiên nhiên – hài hòa giữa con người với đất trời. Nhờ có phong linh ta mới nghe được âm điệu – nhờ có âm điệu ta mới thấy được sự hiện diện của gió – nhờ có thấy được gió ta mới nghe được âm điệu của chuông. Cho nên phong linh dẫn ta đi đến cái duy thức về âm dương một cách lý thú tuyệt vời. Như vậy phong linh đã tạo nên được sự tương quan giữa chuông và gió – giữa con người và không gian – giữa sự sống động và sự tĩnh mịch. Từ đây ta có thể khái niệm : - trong một không gian tĩnh lặng là âm – có làn gió nhẹ thóang qua là dương – làn gió này tác động đến một dây chuông đang nằm bất động là âm – để từ đó phát ra thanh vang là dương. Ngay trong thể dương đã hiện diện thể âm thực tại – và từ thể âm thực tại lại sinh hóa ra thể dương sống động mà tạo nên một sự tương dung của đất trời. Ta cũng có thể suy luận : nếu không có chuông làm sao thấy gió động ? Và nếu không có gió làm sao biết chuông động ? Từ ở chỗ này ta ngộ ra được cái tinh hoa của đất trời là chẳng phải gió động – cũng chẳng phải chuông động – mà do tâm ta động – do tâm thức của con người tác hợp vào ngoại cảnh bao la của vũ trụ để thấy được cái vi diệu của thiên nhiên mà biến hóa – mà vận hành theo sự sinh tồn của nguyên lý âm dương – để từ đây có sự giao liên giữa đại vũ trụ bao la bên ngoài và tiểu vũ trụ thực hữu trong ta – và cũng từ đây tư tưởng của dịch học và thiền học gặp nhau.
    1 like
  10. Không có chi!Tôi gợi ý cho Flygon thế này: Mộc nếu là cây, thì trong vũ trụ ở những hành tinh khác không có cây thì không có hành Mộc chăng? Hỏa là Lửa thì sao Hỏa là sao Lửa chăng? Người mạng Kim thì người đó làm bằng Kim loại chăng?
    1 like
  11. Hành Kim là 1 khái niệm Tổng quát, vì vậy ko thể lấy cái bộ phận, như muối, làm đại diện cho tổng thể Kim được. Còn Kim là Kim loại trong sách anh đọc cũng là 1 khái niệm mang tính đại diện, và đại diện của nó là kim loại, người ta phải ghi như vậy để người đọc dễ hình dung. Nhưng chính vì dễ hình dung nên nhiều người lại lầm tưởng, cứ nghĩ ra hành Kim là Kim loại mà thôi. Nói chung anh cứ tìm hiểu thêm đi. Thân mến.
    1 like
  12. Anh hãy cố gắng tìm hiểu đi. Chúng tôi không phải là người sáng tạo ra thuyết ADNH - nó là một thực tại khách quan hiên hữu trong lịch sử văn minh Đông phương - Chúng tôi phục hồi lại nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến.Kim là một khái niệm phân loại theo Ngũ hành. Kim loại chỉ là một ví dụ cụ thể cho khái niệm này.
    1 like
  13. Oh, năm nay quả là không thuận lợi cho bạn, đau đầu vì tiền, tiền bạc hao hụt, cô đơn lại càng cô đơn, sức khoẻ kém đi. Học hành thi cử tuy có ảnh hưởng nhưng sẽ qua
    1 like
  14. Mình với bạn gái cũng bị gia đình 2 bên phản đối vì đi mấy thầy điều phán ko hợp nhau, dù mình tuổi Sửu và bạn gái tuổi Tị ai cũng bảo hợp. Nhưng coi thầy thì hoàn toàn ngược lại. Dù mình muốn thay đổi, tự quyết định ngày cưới (vì cả 2 điều là con một), nhưng gia đình 2 bên quá phong kiến... cái gì cũng bảo phải theo thầy.
    1 like
  15. mình canh ngọ với chồng tân dậu cũng đại kị nè bạn, tuyệt mạng lun á, nhưng vẫn lấy nhau và sinh ra được thèn ku Nhâm Thìn kháu khỉnh, nghe đâu sẽ làm ăn tốt hehe, bạn là nam nhi đừng nghe ba cái vớ vẩn rồi đánh mất tình iu của mìh nhé
    1 like
  16. Cám ơn harry, nhiều khi tôi cũng ko nhớ đã trả lời cặp tuổi như thế này ở mục nào nữa :D
    1 like
  17. Bác ấy tuýt em đó, chỉ nhắc nhở anh thôi . Thôi k nói chuyện kiểu này nữa cả bác ấy tuýt còi lần nữa. Chúc em vui vẻ
    1 like
  18. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/3774-chu-y-khi-xin-tu-van-tu-vi/
    1 like
  19. Ánh sáng bí ẩn quanh pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới tại Việt Nam (Lao Đong) - Số 69 Thứ bảy 30/03/2013 07:52 Phải mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới thuyết phục được ông Đào Trọng Cường (Chủ tịch HĐQT Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt) cung cấp cho Báo Lao Động băng camera an ninh ghi hình được cảnh những quầng sáng kỳ lạ chuyển động trên bức tượng Phật ngọc khổng lồ mà ông đang tạo tác. Lý do khiến vị đại gia này ngần ngại là do ông sợ rằng khi thông tin được công bố, người dân hiếu kỳ có thể sẽ đổ về khu vực ông đang chế tác tượng Phật, cuộc sống và công việc vì thế mà có thể trở nên xáo trộn ngoài ý muốn. Người phi thường làm việc phi thường Đào Trọng Cường là một người đặc biệt mà ta có thể nhìn thấy qua những thăng trầm của cuộc đời ông. Nhìn dáng người dong dỏng cao, ít ai biết rằng ông nặng tới gần tám chục ký, từng học Thiếu Lâm Bắc phái từ năm 7 tuổi và vẫn rèn luyện tới tận bây giờ. Đời ông bôn ba tới hơn 20 nghề, từ một tay trống có đẳng cấp của đất Hà thành, rồi nghệ sĩ đàn ghita có hạng, chuyển sang làm công nhân may, làm mì sợi, xàphòng, sửa chữa tủ lạnh, tivi, ôtô, đến đào đãi vàng thổ phỉ… Đã không ít lần ông suýt bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Bệnh tật, đói ăn, sốt rét rừng, bị cướp gí súng vào gáy, kề dao vào cổ, thậm chí từng bị đánh gãy cả chân. Những năm cuối của thời bao cấp, Đào Trọng Cường đã đi Mercedes. Tuy nhiên, cơn lốc tín dụng năm 1989 đã cuốn trôi tất cả. Các chủ nợ đến xiết, thu hết gia sản. Thứ giá trị nhất trong nhà là chiếc đầu video mà ông mua tặng con gái cũng bị người ta tịch thu. Ký ức đau lòng ấy ám ảnh ông đến tận ngày nay, bởi vợ chồng, con cái khi đó phải sống nhờ thúng xôi của mẹ. Hồi đào đãi đá quý, ông Cường để ý thấy người Thái Lan thường xuyên sang tận các mỏ đá ở Yên Bái để xem xét, rồi mua những viên đá mà theo sự đánh giá của giới khai thác, nó chẳng có giá trị gì. Người Thái mua hàng trăm tấn đá bỏ đi đó để làm gì? Câu hỏi ấy cứ vang lên trong đầu ông Cường. Sau nhiều năm làm “vàng tặc” rồi “đá tặc”, có được chút vốn trong tay, ông Cường mua vé máy bay sang tận Thái Lan để quyết tìm câu trả lời. Hóa ra, người Thái mua những khối đá ấy để làm tranh đá quý, mang lại thu nhập cao cho hàng ngàn lao động. Thế rồi, hễ tích cóp được đồng nào, ông lại sang Thái Lan, đến các làng nghề chế tác tranh đá quý, gặp các nghệ nhân để học nghề. Tuy nhiên, các nghệ nhân Thái Lan đều từ chối truyền nghề. Thậm chí, biết ý định học lỏm nghề tranh đá quý, họ không cho ông vào thăm xưởng. Ông Cường bèn mua hàng loạt tranh đá quý về ngắm nghía, tìm hiểu. Ông đục những bức tranh này ra để xem người Thái dùng chất keo gì mà gắn chắc vĩnh viễn được những viên đá dù nhỏ li ti mà vẫn giữ nguyên màu sắc tự nhiên của đá? Sau gần 1.500 ngày đêm chong đèn đục đẽo, phân tích, lại gắn, lại phân tích… cuối cùng ông cũng biết được loại keo dính mà người Thái đã dùng. Nhưng để làm được tranh đâu phải là chuyện đơn giản. Người thợ sửa chữa tivi, tủ lạnh, quạt điện, xe máy, ôtô... ngày nào, giờ bắt đầu công cuộc tự trang bị kiến thức hội họa, một quá trình còn gian khổ hơn mọi quá trình đã trải qua trong đời. Trong quá trình học hỏi người Thái, ông nảy ra sáng kiến, thay vì làm tranh kiểu “điểm ngọc”, ông đã làm ra những bức tranh toàn bằng đá quý. Vào năm 2002, tại khách sạn Melia Hà Nội, lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện một triển lãm đặc biệt. Có tới 600 bức tranh làm từ đá quý trong suốt 6 năm trời được trưng bày, thu hút sự chú ý của hàng vạn người trong và ngoài nước tới thưởng lãm vẻ đẹp rực rỡ của chúng. Trước đó, tranh đá quý là một thứ xa lạ, thậm chí chưa từng được nói tới và xã hội rộng lớn cũng chưa từng biết đến chủ nhân của triển lãm ấy - một người nghệ nhân mang đậm phong cách nghệ sĩ - Đào Trọng Cường - là ai. Tên tuổi Đào Trọng Cường nổi đình nổi đám kể từ ngày ông làm tranh chân dung tặng các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị APEC năm 2006 tại Việt Nam. Qua những bức tranh đó, nghề làm tranh đá quý của Việt Nam- dù vừa mới ra đời- đã được thế giới biết đến. Đó là cách truyền bá hình ảnh đất nước ra thế giới cực kỳ sáng tạo. Từ đó, nghệ nhân Đào Trọng Cường nghiễm nhiên trở thành “báu vật sống” của dòng tranh đá quý trong nước. Với khát vọng và nghĩa cử cao đẹp, ông đã vinh dự được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và GS Vũ Khiêu đề tặng ông hai câu đối: “Dồn hết tinh hoa tâm trí lại/ Bừng lên châu ngọc nước non này”. Ngày 18.10.2009, trước sự chứng kiến của hàng trăm người (trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu), ông Đào Trọng Cường đã mở niêm phong khối ngọc bích lớn nhất thế giới với trọng lượng 35 tấn, cao 3m, rộng 2,3m, dày 2,4m được mua về từ Myanmar - quốc gia được mệnh danh là “vương quốc ngọc bích”. Ông kể, theo thông lệ hằng năm, Myanmar thường tổ chức hai cuộc đấu giá ngọc bích. Giữa năm 2006, trong một phiên đấu giá, ông Cường đã tiếp cận được với khối ngọc bích. Trong số 5.000 chuyên gia và doanh nhân tham dự hôm ấy, chỉ có hai người Việt Nam, trong đó có ông Cường. Trước lực lượng hùng hậu và áp đảo, khối đá quý đã thuộc về một thương gia Trung Quốc khi ra giá 1,5 triệu USD. Thất bại, ông Cường đứng tựa lưng vào khối ngọc, người bần thần như vừa mất đi một thứ gì đó vô cùng quý giá. Ông nghĩ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại khối ngọc khổng lồ đó nữa. Nhưng trong một lần đi mua dụng cụ máy móc đưa về nước phục vụ việc chế tác ngọc bích, ông may mắn gặp một nghệ nhân chuyên làm tượng ở Bình Châu (Trung Quốc). Sau khi hỏi tung tích viên ngọc, nghệ nhân này cho biết bạn ông ta là người đang sở hữu khối đá quý kể trên, ông Cường vui hơn bắt được vàng. Ông càng vui hơn khi vị nghệ nhân còn tiết lộ rằng bạn ông ta đang muốn bán lại khối ngọc đó. Ông vay tiền ngân hàng, bán cả ngôi biệt thự tại hồ Tây để có thể sở hữu khối ngọc bích trong mơ. Sau khi đóng thuế cho Nhà nước 3 tỉ đồng, khối ngọc đã có mặt tại Việt Nam đúng ngày kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông nung nấu ý định chế tác bức tượng Phật lớn nhất thế giới từ khối đá quý khổng lồ này. Ông cùng các chuyên gia sang đất Phật Ấn Độ và Lumbini (Nepan) để tham khảo các pho tượng Phật - nơi được coi là nguyên mẫu của Đức Thích Ca Mâu Ni - tìm kiếm nhiều giải pháp trước khi đưa ra phương án cuối cùng về hình thái pho tượng Phật sẽ được tạc từ khối ngọc này. Được chiêm bái và đảnh lễ tượng Phật tạo ra từ một loại ngọc quý hiếm là một duyên lành khó có được với bất kỳ ai trong cuộc đời này. Đức Phật đã từng đề cập tới điều này trong kinh Thủ Ấn Tăng Tín Lực rằng: “Chỉ một phút giây ngắn ngủi chiêm ngưỡng Phật tượng, hành giả ấy đã được vô lượng công đức rồi, huống chi người ấy được đối trước Phật tượng mà lễ bái, cúng dường, thì công đức còn nhiều hơn gấp bội”. Số lượng Phật ngọc trên thế giới không nhiều, chỉ có một vài tượng ở một số điểm hành hương. Danh tiếng nhất là Phật ngọc ở chùa Shwedagon ở Miến Điện (Myanmar), Phật ngọc lục bảo ở Thái Lan và Phật ngọc ở chùa Phật Ngọc, Thượng Hải. Phật ngọc được chạm khắc từ khối ngọc bích jadeite của ông Đào Trọng Cường nhất định cũng sẽ tràn đầy ý nghĩa như các tượng Phật ngọc nói trên. Sau khi hoàn thành, dự kiến tượng Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni sẽ nặng khoảng 16 tấn, cao 3m, có chiều ngang 2m và chiều dày 1m; bệ đế nặng tới 9 tấn, cao 60cm, mỗi chiều 2,1m, trở thành pho tượng đức Phật bằng ngọc bích jadeite lớn nhất, một kỳ quan tầm cỡ thế giới. Vòng sáng bí ẩn xuất hiện trên đỉnh bức tượng Phật. Những ánh sáng bí ẩn Ông Đào Trọng Cường kể rằng, từ ngày đưa khối ngọc vào chế tác tượng Phật, dù pho tượng mới hoàn thành 40% khối lượng công việc, nhưng nhiều hiện tượng lạ thường đã xảy ra. Ông cân nhắc việc công bố video clip này, bởi "miệng thế gian vốn chẳng lành lặn gì, khéo người ta hiếu kỳ kéo đến xúm đông xúm đỏ thì quá mệt, không có lợi cho công việc". Ông nhớ lại, khoảng đầu tháng 10.2011, khi siêu bão Nalgae mạnh cấp 15, sức gió giật tới 240km/h chuẩn bị tiến vào biển Đông, tối hôm ấy cả gia đình đang ăn cơm, nghe bản tin thời sự thông báo xong, vợ ông lo lắng: "Như thế này thì thiên tai chồng lên thiên tai, mai anh xuống cầu xin đức Phật đi". Sáng hôm sau, ông Cường mua hoa quả thật tươi, đi cùng một vài người bạn tới trước khối ngọc quý cầu xin bão chuyển hướng, giảm cường độ. Nóng lắm, không khí trong xưởng chế tác như đổ lửa, mồ hôi như tắm. Khấn lúc non trưa, không ngờ đến 3h chiều đã nghe thông báo bão tan đi thành một cơn áp thấp nhiệt đới. Khoảng đầu năm 2012, khi mực nước sông Hồng xuống rất thấp khiến ruộng đồng nứt nẻ, ông Cường lại thắp hương khấn vái trước tượng Phật. 3 ngày sau thì khí hậu thay đổi hẳn, mưa mát nhiều ngày. Bản thân ông Cường cũng không thể nào lý giải được những hiện tượng lạ lùng đó. Là những sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng; hay là kết quả của lòng thành kính? Nhưng lạ lùng hơn cả là sự kiện diễn ra vào ngày 3.2.2012, tức khi vừa mới qua Tết âm lịch Nhâm Thìn được ít ngày, cũng là ngày đầu tiên công nhân chế tác ngọc của ông Cường trở lại xưởng làm việc. Đột nhiên ông Cường phát hiện thấy một điều hết sức lạ lùng: Có những bóng sáng tròn bay chập chờn một cách rất khó lý giải quanh khối ngọc, xuất hiện trên màn hình camera an ninh. Ông Cường gọi hết mọi người xung quanh đến chứng kiến. Lúc đó, kho vẫn niêm phong, nên ông phải cho mở cửa ra xem có bóng đèn chiếu hay ánh sáng gì đó gây nên khúc xạ hay không. Nhưng hôm ấy mưa phùn, trời tối, ánh sáng yếu, kiểm tra khắp quanh kho không thấy có gì lạ. Ông Cường kể lại: “Khắp người tôi nổi hết gai ốc”. Ông Cường thay hoa quả cũ để từ trước tết lên bàn thờ Phật, tiến hành lễ bái. Đứng trước khối ngọc thì không thấy gì, nhưng camera trên cao vẫn ghi lại được những ánh sáng lạ lùng ấy. Được một lát thì những ánh sáng tròn đó bay lên và không xuất hiện trở lại. Từ ngày ấy đến bây giờ, hiện tượng kỳ lạ này không xuất hiện trở lại, chỉ duy nhất thêm một lần khác vào ngày Phật đản, cho dù hệ thống camera an ninh vẫn như cũ, nhưng lần sau diễn ra ngắn hơn, chỉ trong vòng vài phút. Ông Cường tự lý giải, hình như đó là sự xuất hiện của các chư thiên bên khối ngọc quý sắp tạc thành hình tượng Phật (?!). Chúng tôi không đủ năng lực để giải thích hiện tượng này, xin chờ đợi ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học.
    1 like
  20. Đàn ông con trai gì hở tí bù lu bù loa như đàn bà thế? Tôi chở vợ về quề ngoại ăn đám giỗ, trả lời sau. Bảo hai gia đình đi hỏi mấy ông thầy, Phối cung Phi: Tốn- Cấn ra Tuyệt Mạng thì liên quan gì đến việc cưới xin? Cái phối cung phi với tuyệt mạng này dùng trong phong thủy để xác định hướng nhà tốt xấu nhé. Cứ thấy tuyệt mạng là quắn hết cả đít lên. Quan điểm của chúng tôi là yêu nhau cứ lấy, sau này vợ chồng ở với nhau, chọn năm sinh con hợp tuổi với bố mẹ là ổn. Mà cơ bản thủy hỏa xung khắc, mão dậu lục hại cái gì đi chăng nữa, làm thằng đàn ông phải dám làm dám quyết. Yêu nhau chưa đủ sâu sắc thì cái mụn nổi trên mặt cũng có thể làm lý do để không cưới... !
    1 like
  21. Kính gửi Bác Thiên Luân, Chú Thiên Sứ, Cháu kính nhờ Bác, Chú tư vấn giúp cháu: - Chồng sinh năm 1983, Quý Hợi, mạng Thiên Thượng Hoả - Vợ sinh năm 1985, Ất Sửu, mạng Hải Trung Kim - Con gái đầu sinh năm 2012 Nhâm Thìn, mạng Tích Lịch Hoả Vậy Bác, Chú cho cháu hỏi: 1. Tuổi cháu, chồng và con có hợp nhau không, nếu không thì có cách gì hoá giải? 2. Chúng cháu có nên sinh con trai (con thứ 2 và là út) năm 2013 Giáp Ngọ không? 3. Chúng cháu nên sinh và nên tránh sinh con năm nào? Kính mong Bác, Chú hồi đáp cho cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn.
    1 like
  22. Anh có thể xem cuốn Chu Dịch, trong đó có nói đến sự quan sát toàn thể vũ trụ - Xa thì đến cái vô cùng, gần thì trong bản thể - từ đó lập nên thuyết mà bây giờ gọi là ADNH.Còn nói Ngũ hành là 5 sự vận động thì ngay cả 5 sự vận dộng cũng chỉ là thuộc tính của Ngũ hành. Ngũ hành là sự phân loại các trạng thái trong vũ trụ, trong đó có 5 loại vận động. Anh có thể tham khảo trong Hồng Phạm Cửu trù - Thương Thư.
    1 like
  23. Tướng pháp qua ảnh đã là khó khăn cho người xem. Vì vậy một lần nữa nhắc nhở mọi người muốn xem khi gửi ảnh lên cần lưu ý một số vấn đề sau: 1- Ảnh phải đủ ánh sáng không tối quá không sáng quá. 2- Khuôn mặt phải thể hiện được (Trán toàn bộ) đây là bộ phận quan trọng của tướng pháp. 3- Ảnh chụp phải cân đối khuôn mặt để người xem nhìn thấy cả xương lưỡng quyền ( 2 gò má). 4- Không cười , không mím môi, để xem được nhân trung và pháp lệnh, hình dáng miệng. 5-Tóc mai vén cao, để lộ tai . 6- Mắt không nhướn lên hoặc nhìn xuống. (nhìn thẳng ống kính một cách bình thường)vì tướng mắt và tướng mi khá quan trọng. Vì vậy khi mọi người gửi những ảnh không rõ ràng ngũ quan ...Tam đình... thì coi như người xem cũng chỉ xem được những phần rất nhỏ. Nên không thể xem và trả lời các câu hỏi của quý vị được . Mong các vị xem xét và cân nhắc trước khi gửi ảnh lên DĐ . @: Ban quản trị để Toppic này lên đầu để người xem được biết . Tránh gửi loại ảnh mà người xem dở khóc dở cười Mấy lời của lão Say .
    1 like
  24. THÔNG BÁO Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương trân trọng thông báo: Hiện Trung tâm đã được gia hạn cấp giấy phép hoạt động không thời hạn. Giấy phép bởi Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp . Do Thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Nguyễn Quân ký. Xin trân trọng kính báo. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.
    1 like