-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/03/2013 in Bài viết
-
QUI TẮC TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT Cái Nền để nghiên cứu lời Nói của giống Nòi là cái Nôi khái niệm. Thủa bé , một lần đọc báo thấy nêu một nhà nghiên cứu ngôn ngữ người Pháp (thời thuộc địa) nhận xét rằng: “Tiếng Việt là mẹ của các ngôn ngữ trên thế giới”, và đưa ra nhiều ví dụ. Như trường hợp giục phu kéo xe tay đi nhanh, người Việt lệnh “Mau lên!”, người Madagatsca ở Ấn Độ dương lại lệnh “Gao len!”(hay là muốn nói “gâu” lẹ! ?). Qui tắc tạo từ của tiếng Việt (QT) trình bày bằng 5 mục dưới đây: 1/ NÔI khái niệm: Đặt tên là NÔI vì: 1.NÔI=Nôi. Nôi là vật dụng để đặt đứa trẻ sơ sinh nằm nghe mẹ ru mà biết nói. 2.NÔI là cái Ổ (chữ Ô ở giữa) sinh ra ngôn từ tính Âm (N-Negative) và ngôn từ tính Dương (I-Innegative), (theo đúng “Nam tả, Nữ hữu”) 3.NÔI=Hội=Hột=Một. Nôi là một hột giống sinh ra muôn vàn hột giống khác (Tất cả đều trong Một. Một=1 là Dương. Dương sinh ra Âm; Dương có trước, Âm có sau). Hội=Hột=Một: Một hột cây hội tụ tất cả các gen của một loài cây. 4.NÔI=Nở. NÔI là NÔI mẹ ắt nở ra muôn vàn Nôi con. Nôi con sinh ra nhiều từ sắc thái khác nhau nhưng ý nghĩa của chúng là cùng nôi khái niệm. Chính là NÔI đã làm ra QT Nở. 5.NÔI=Nở=Vỡ=Vỏ=Vo. Quá trình nảy mầm của hột giống là Nở cho Vỡ cái Vỏ (Vỏ=Giỏ=Da bọc ngoài mầm hột) để vỏ ấy bị Vo (tự tiêu rã) mất. Chính là NÔI đã làm ra QT Vo. 6.NÔI=Nối=Lối=Lướt. NÔI đã sinh ra lối (cách thức, đường lối) nối cái phụ âm đầu hay cái vắng phụ âm đầu của từ đầu câu với cái âm vận của từ cuối câu thành một từ mới. Chính là NÔI đã làm ra QT Lướt. 7.NÔI=Nõn=Nộn=Lồn=Lời=Rỡi (“Ruột Lời”=Rỡi). NÔI=Cội=Cọc=Tóc=Tay=Tơi (“Tay Lời”=Tơi). Tơi là cái áo của lời. Bản thân Tơi không làm nên lời, cũng như bản thân áo không làm nên người. Lời=Ngời (sáng)=Người. Một lời nói ra thể hiện một cái sáng của con người (“Văn là người”. Vuông=Vắn=Văn=Vành Vạnh=Mảnh=Mình). Rỡi thuộc âm vì nó là cái Vần, nó có công tạo lời lớn hơn công của Tơi (Âm=Vâm=Vần). Tơi thuộc dương vì nó là cái áo, giúp một phần vào tạo lời (Dương=Giúp). (Tiếng Tây còn gọi thân mật là “Cái áo của em ơi!”, nhưng khi chồng nát rượu, bà vợ đá cho một cú lăn cù xuống cầu thang gỗ, khuất mắt. Hàng xóm cùng tầng nghe động, sang hỏi có gì mà ồn chuyện vậy, bà vợ trả lời tỉnh queo: “ Xin lỗi ạ, tôi lỡ tay làm rớt cái áo ấy mà”). Chính là NÔI đã làm ra QT Tơi-Rỡi. 2/ QT Vo: Là vò rụng đầu rụng đuôi một từ đa âm tiết còn cái lõi thành từ đơn âm tiết. VD: Ha-Na-Xư ( tiếng Nhật nghĩa là nói), rụng còn lõi Na (tiếng Việt nghĩa là nói). Pnom (tiếng Khơ Me nghĩa là núi), rụng còn Non (tiếng Việt nghĩa là núi. Đến m dài còn bị vò rụng đuôi còn n ngắn). Blơi (tiếng Mường nghĩa là trời), rụng còn Lời=Trời (Mà lời là do trời cho thật, những loài sống ngầm dưới đất như loài giun, không hưởng trời nên không có tiếng kêu). Vo còn dẫn tới hậu quả là Vo cả câu. VD: “vuông Chữ Nho nhỏ” vo thành Chữ Nho. “Trong ấy” vo thành Trỏng. “Bên ấy” vo thành Bển. “Anh ấy” vo thành Ảnh. 3/QT Nở: Một từ trong NÔI sẽ nở ra hai từ, từ tính âm (0) và từ tính dương (1). VD: Từ Mỗi nở ra từ Mô (0) và từ Một (1). Từ In nở ra từ Uống (0) và từ Ăn (1). Từ Túc nở ra từ Tấn (0) và từ Tay (1). Nguyên tắc là hai từ mới phải cùng Tơi (hay cùng Vắng Tơi) với từ cũ. 4/ QT Lướt: 1.Lướt hai từ: Lướt để chắp Tơi của từ đầu với Rỡi của từ sau thành từ mới có ý nghĩa logic với ý nghĩa tạo bởi hai từ trên. VD: “Hai Yêu”=Hiếu (Hai thế hệ già và trẻ phải yêu thương nhau. Nho viết bằng chữ Lão ở trên và chữ Con ở dưới, thành chữ Hiếu). 2.Lướt cả câu: Lướt để chắp Tơi của từ đầu câu với Rỡi của từ cuối câu thành từ mới có ý nghĩa logic với nội dung của câu. VD: “Làm gia công cho lưỡi cưa cùn sắc lại như Mới”=Lỡi (thợ Lỡi, máy Lỡi). 3.Lướt từ lặp: Thành từ mới có ý nghĩa như mục đích của từ lặp là nhấn ý “nhiều”, nhưng thanh điệu thì là tổng phép cộng số học nhị phân của hai từ đồng âm đồng nghĩa trên. Ví dụ “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1 (Nhiều cái chung một nơi thành đông là Chúng: Chúng tao, Chúng mày, Chúng nó, “Chúng Qua”=Choa). “Quân Quân”=Quần, 0+0=1 (ghép thành từ đôi Quần Chúng, chỉ số đông người). “Đông Đông” lúa = Đồng lúa. “Mai Mai”=Mải, 0+0=1. “Mải Mải”=Mãi, 1+1=0. (“Lâu Mãi”=Lai, là tương lai). Sáu thanh điệu của tiếng Việt chia ra hai nhóm: Nhóm âm (0) gồm “không”, “ngã”, “nặng”. Nhóm dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền”. 4.Lướt Cụt hai từ: Từ đầu giữ nguyên và lướt tới lấy dấu thanh điệu của từ sau thay cho thanh điệu của mình. VD: “Việt Nói” = “Viết sắc Viết”=Viết (Viết= Van=Văng=Vân=Vân Vân=Và=Na=Nói=Nài, dần dần Viết chuyển sắc thái là “nói bằng văn bản” rồi dùng đại diện cây Viết). “Bụt Nói”= “Bụt sắc Bút”=Bút (tháp Bút ý là ở đó ngự lời của Bụt, sau Bút dùng đại diện cho cây viết, gọi là cái Bút. Bút dùng để “Pút”- post lên, và “Pút Lên”=Pen, tiếng Anh). 5.Lướt Lỏn hai từ: Từ đầu lướt tới lấy Tơi của từ sau ghép vào Rỡi của mình thành từ mới có Rỡi mới. VD: “Hai Mươi”=Hăm. “Ba Mươi”=Băm. “Nghỉ Một” tí = Nghỉm tí. 5/ QT Tơi-Rỡi: Thay Tơi hay Rỡi của một từ đều tạo ra từ mới cùng nôi khái niệm với chính từ đó. VD: Hò=Hô=Hét=Hót=Hát=Hỏi=Gọi=(=Gí, tiếng Đài Loan, = Gô, tiếng Nhật)=Nói=Nài=Na=Và(tiếng Quảng Đông)=Viết=Van=Văng=Vân=Vân Vân= Vấn=Ngân=Ngôn=Ngữ=Ngỏ=Ngâm Nga=Ca=Kêu=Coỏng(tiếng Quảng Đông, Đài Loan, Mân)=Quát=Quang Quác=Giảng. Kết luận: Từ Điển mà giải thích như nôi khái niệm về “nói” vừa nêu trên thì còn ai kêu ca hay van nài gì nữa? Mắc mớ gì cứ thấy từ nào có viết bằng chữ nho thì giải thích đó là “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt”. (Hán ngữ “Shuo” nghĩa là nói, “Yu Yan” nghĩa là ngôn ngữ, “Yáo Lán” nghĩa là cái nôi, “Jiang” nghĩa là giảng). Ngỏ là từ có sắc thái rất lịch sự, Ngỏ lời hay thư Ngỏ là yêu cầu phải có trả lời, nếu không trả lời là bất lịch sự, như Ngỏ lời xin cưới. Ngỏ=Thỏ Thẻ=Thưa Thốt. “Thốt cho đến Tuyệt”=Thuyết. Tiếng=Thiêng=Thanh. Sáng=Láng=Linh. Câu đối trong đền Ngọc Sơn ở Hồ Gươm Hà Nội: Sơn Bất Tại Cao, Hữu Tiên Tắc Thanh. Thủy Bất Tại Thâm, Hữu Long Tắc Linh. Nổi Tiếng và Sáng là Thanh Linh = Thiêng Liêng. Thiêng Liêng vì có cả “Sáng Âm”=Sấm, là khả năng tiên tri. Có khả năng tiên tri là do biết bói quẻ: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch. Câu Sấm: “Song Ngư liền địa, Nghi Lộc phát vương”. Nghi Lộc là Ngộc Ly. “Người Gốc” = Ngộc. Ly là Lửa. Người=Ngời=Ngọc=Ngộc. Trời=Trưa=Lửa. “Dân Lửa” = Giữa. Giữa Chỗ = Giao Chỉ = Giao Chứa = Gieo Chữ. “Kinh Gieo” = Keo. Dân Kinh = Cần Keo (tiếng Tày Thái). Dân Kinh = Dinh=Dính. Keo Dính = Keo Dán = Keo Gắn. Gắn Keo = Gắn Kết = Đoàn Kết.4 likes
-
Quán vắng!
ATN and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chú nói từ lâu rồi: * "Mọi diễn biến ở biển Đông đều liên quan đến Đông Bắc Á". * "Canh bạc cuối cùng sẽ không bao giờ xảy ra ở biển Đông!". * "Hạn chót cho mọi vấn đề là ngày 23 Tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch" - Nhưng có thể kịp dừng lại trước 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch. * Muốn thoát khỏi "canh bạc cuối cùng" thì phải long trọng công nhận chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời long trọng công nhân Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn không thì định mệnh đã an bài, như bà Vanga đã nói: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".3 likes -
Điều nầy thì bác không dám cho ý kiến ; vì bác chỉ biết người nào tuổi Bính hay Mậu có cách kình dương cư Ngọ mà không có phượng các- giải thần thì rất nguy hiễm tới tính mạng ,cho những người nào sống trong nghiệp võ quân đội, nếu không tử thương thì cũng tàn tật phế nhân hay bị thương về dao súng đạn.3 likes
-
2 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyên gia ngành bản đồ nói gì về logo thiếu Hoàng Sa,Trường Sa? Thứ sáu 29/03/2013 13:06 (GDVN) - “Từ trước đến nay cũng có qui định, bản đồ do các cơ quan chính thức, xuất bản thì không được thiếu Trường Sa và Hoàng Sa. Còn những người làm khoa học, bản đồ cũng vẽ toàn quốc nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ ở trên đất liền thì cũng ít khi in Hoàng Sa, Trường Sa”. Chic-land gỡ bỏ toàn bộ nhãn mác in lược đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa Xôn xao bộ lịch bikini gợi cảm của tiếp viên VietJetAir Nho dán cờ Trung Quốc: Lãnh đạo BigC cần xin lỗi khách hàng Bộ Công Thương điều tra nho "dán nhầm" cờ Trung Quốc tại BigC Big C chính thức trả lời vì sao nho Việt dán cờ Trung Quốc BigC dán cờ Trung Quốc vào sản phẩm nho xuất xứ Việt Nam Trong những ngày qua, logo nhãn mác in bản đồ Việt Nam của các doanh nghiệp liên tục bị khách hàng phát hiện và phản ánh thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mới đây nhất, nhãn mác có in hình ảnh bản đồ Việt Nam của hãng thời trang Chic-land, thạch rau câu Long Hải... không có hai quần đảo này tiếp tục dấy lên nhiều nhiều tranh cãi trong dư luận. Trao đổi với pv báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Cường - phụ trách hình ảnh của hãng thời trang Chic-land cho biết: Đây không phải là bản đồ mà chỉ là lược đồ Việt Nam hãng sử dụng để minh họa xuất xứ hàng hóa. Nhãn mác thương hiệu thời trang Chic-land của Việt Nam "quên" Hoàng Sa và Trường Sa gây tranh cãi. Tuy nhiên, bà Đồng Thị Bích Phương - Trưởng phòng Nghiên cứu Bản đồ và GIS, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: 'Nói như vậy không đúng'. Theo bà Phương, đấy là sơ đồ chứ không có lược đồ vì lược đồ là thuật ngữ trong công nghệ thông tin. Bà Phương cũng khẳng định thêm, trong các khoa học về trái đất không có thuật ngữ lược đồ. “Từ trước đến nay cũng có qui định, bản đồ do các cơ quan chính thức, xuất bản thì không được thiếu Trường Sa và Hoàng Sa. Còn những người làm khoa học, bản đồ cũng vẽ toàn quốc nhưng đối tượng nghiên cứu chỉ ở trên đất liền thì cũng ít khi in Hoàng Sa, Trường Sa”. Về việc nhãn mác, thương hiệu của một số doanh nghiệp, nhãn hàng... có cần thiết phải cho Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ Việt Nam, bà Phương cho hay: "Đây là hãng thời trang nên cũng khó chứ nếu là cơ quan nhà nước hay bên giáo dục thì sẽ phạt rất nặng" Giống như Chic-land, trên logo của Thạch rau câu Long Hải dù in hình bản đồ Việt Nam rất rõ nhưng không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trong khi đó, bàn luận về việc những logo của các doanh nghiệp khi in bản đồ Việt Nam quên Trường Sa và Hoàng Sa đã, nhiều người bức xúc cho rằng: "Trong thời điểm hai quần đảo đang có nhiều tranh chấp nhạy cảm như thế này mà các doanh nghiệp của Việt Nam không nhận thức ra điều đó thì quả là đáng buồn". Năm ngoái, tập quảng cáo của Palm Garden Resort nổi tiếng ở Hội An cũng bị tố “quên” Trường Sa, Hoàng Sa. Theo Infonet, trong hình ảnh giới thiệu Palm Garden Resort có in hình bản đồ Việt Nam. Đáng nói là trong bản đồ này hoàn toàn không có một dấu hiệu nào của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho dù đứng từ Palm Garden Resort nhìn thẳng ra thì ở phía xa xa giữa muôn trùng sóng gió biển Đông là Hoàng Sa. Trả lời trên VTC News, Ths Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục sở hữu trí tuệ cho biết cái gọi là nhãn hiệu không hẳn phải thể hiện mọi khía cạnh của bản đồ. Bà Hà nói: “Ví dụ người ta đăng ký có bản đồ Việt Nam có mỗi chữ Hà Nội, không có TP.HCM, Đà Nẵng,.. điều đó không có nghĩa người ta bảo Việt Nam chỉ có mỗi Hà Nội. Bản đồ không có Trường Sa, Hoàng Sa không có nghĩa Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa”. Bà Hà nói thêm: “Những dấu hiệu người ta dùng làm nhãn hiệu không khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước nên không gắn vấn đề đó với nội dung của nhãn hiệu. Người ta có thể dùng bất kỳ dấu hiệu nào để phân biệt. Hình bản đồ Việt Nam không có hình nhiều tỉnh, thành phố không có nghĩa Việt Nam không có tỉnh thành phố đó. Người ta chỉ khái quát hình chữ S để thể hiện hình đất nước”. “Ngoài Trường Sa, Hoàng Sa, Việt Nam còn có các đảo khác, không lẽ đảo nào cũng phải vẽ chi tiết ra đó. Việt Nam còn rất nhiều thứ khác nữa. Bản đồ chỉ thể hiện nét khái quát là Việt Nam”, bà Hà khẳng định. Theo bà Hà, các doanh nghiệp khi in hình bản đồ Việt Nam, logo không bắt buộc phải đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào. Trong khi đó, theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, hiện nay việc sử dụng bản đồ quốc gia làm sao cho đúng vẫn còn quá mơ hồ khi cơ quan chức năng chưa có qui định cụ thể. * Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi Viết Cường ============================ Đúng là những lập luận mang tính bao biện, ngớ ngẩn. Bình thường thì đúng là khái niệm "bản đồ" và "lược đồ" - mang tính quảng cáo, hoặc sử dụng trong các trường hợp không mô tả lịch sử, vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia ....- là hai khái niệm khác nhau. Nếu cuộc sống bình thường thì không có gì để bàn. Nhưng từ khi có tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa với Trung quốc, nhà nước Việt Nam, đã ban hành pháp lệnh bắt buộc toàn bộ những bản đồ Việt Nam đều phải thể hiện vị trí Hoàng Sa và Trường Sa. Trong pháp lệnh này không có loại trừ các lược đồ thì - về tính chính danh và việc thực thi luật pháp - bắt buộc tất cả các lược đồ - kể cả logo - đều phải thể hiện vị trí hai quần đảo này. Không thể hiện được vì nhiều nguyên nhân thì phải thay bằng biểu tượng khác. Sai! Trảm. Vậy thôi.2 likes -
Phong thủy - môi trường và con người Kính thưa quí vị. Bài viết dưới đây cho thấy những tri thức của khoa học hiện đại, ngày càng tiến dần tới những phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương. Trước đây đã có những bài viết mô tả sự nghiên cứu của các nhà khoa học Tây phương - trên cơ sở thực nghiệm của tri thức hiện đại - nói về cấu trúc văn phòng làm việc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng làm việc của con người; bài về sự tác động của ánh sáng xanh dương lên các hoạt động của trí não vốn đã ứng dụng từ lâu trong các Thiên Quang tỉnh của Phong thủy Lạc Việt. Bây giờ là bài viết của các nhà khoa học Hoa Kỳ về ảnh hưởng của cây xanh trong môi trường sống của con người liên quan đế tội phạm. Đây cũng là vấn đề ứng dụng từ lâu và được lý giải theo Lý học Việt về tính thu hút tạp, khí, xung sát khí của cây xanh trong môi trường. Những nghiên cứu mới nhất của tri thức khoa học hiện đại - tuy mới chỉ mang tính hiện tượng cục bộ - nhưng đã ngày càng làm sáng tỏ bản chất khoa học của ngành Phong Thủy Lạc Việt, mà chúng tôi đã chứng tỏ trong hội thảo "Phong thủy là khoa học" ngày 15. 12. 2009 tại Hanoi. =============================== Cây cối làm giảm số vụ phạm tội Thứ sáu, 29/3/2013, 15:36 GMT+7 Mật độ thực vật trong vùng đô thị càng lớn thì số vụ cướp, hành hung và đột nhập vào nhà riêng càng giảm. Hàng cây trên một phố ở thành phố Berlin, Đức. Ảnh: Flickr. Mary Wolfe, một nhà nghiên cứu môi trường của Đại học Temple tại Mỹ, và Jeremy Mennis, một giáo sư về địa lý và đô thị, quyết định nghiên cứu tác động của thực vật đối với tỷ lệ phạm pháp trong các thành phố. Họ dùng ảnh vệ tinh để đánh giá mật độ cây cối, bụi rậm, bãi cỏ ở từng khu vực trong thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Sau đó họ xem xét số vụ phạm tội trong từng khu vực theo thống kê của cảnh sát, Discovery đưa tin. Kết quả cho thấy, số vụ cướp, tấn công người, đột nhập trái phép trong những khu vực có nhiều cây thấp hơn hẳn so với những khu vực có ít cây. "Chúng tôi nghĩ rằng sự hiện diện dày đặc của cây cối làm tăng mức độ tương tác xã hội và lòng tự hào của người dân tại nơi công cộng. Màu xanh của cây cối cũng tạo nên hiệu ứng tâm lý đặc biệt, giúp con người kiềm chế tốt hơn và làm giảm động cơ phạm pháp", hai nhà nghiên cứu bình luận. Một nghiên cứu tương tự, do một nhóm chuyên gia khác thực hiện và công bố vào năm ngoái, cho thấy: Nếu số lượng cây trong thành phố tăng 10%, số lượng vụ phạm tội giảm khoảng 12%. Minh Long2 likes
-
2 likes
-
2 likes
-
Mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè: Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại. Mắt nhắm không khít: Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít. Mũi nghẹt cứng: Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay. Bong gân, trật khớp cổ tay: Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay). Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút): Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó. Gai gót chân: Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng. Đầu gối đau nhức: Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết. Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!1 like
-
Chú ý khi tư vấn: Không gửi bài viết nhiều lần Tuân thủ nội quy diễn đàn Không trao đổi thảo luận các nội dung khác ngoài lề Không hỏi giúp người khác vì trong Lý Học có nhiều lí do tế nhị. Tư vấn và được tư vấn là do DUYÊN và TÙY DUYÊN và trên tình thần tự nguyện của các nhà nghiên cứu. Trước khi tư vấn xem trước: Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Tuổi hợp - xung trong tình yêu Luận tuổi Lạc Việt Tham khảo các bài tư vấn cũ: Sinh con năm nào thì tốt Gửi nội dung tư vấn theo mẫu sau Chồng: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Vợ: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Nếu đã có con: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] ( đã có hơn một con thì mỗi con trên một dòng riêng) Nội dung xin tư vấn: Dự định sinh con năm xyz có tốt không? / Sinh con năm nào thì tốt Nội dung thêm: (lựa chọn, nếu cần thì đưa thêm để tiện việc tư vấn) Chú ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG XEM VÀ TƯ VẤN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐANG CÓ THAIVí dụ: Chồng: 1-11-1984 - Hải Trung Kim Vợ: 20/08/1988 - Đại Lâm Mộc Con lớn: 15/05/2012 Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt1 like
-
Chọn được năm sinh con, tốt cho cả bố mẹ, và gia đình đã là tốt rồi. Còn tháng này với tháng sau để cấn bầu sinh con trong năm nay, kén quá có khi lại không được. Nên cứ để tự nhiên sẽ tốt hơn. Chịu khó làm việc thiện tích đức cho con cái luôn. Nếu có dụng mấy món vịt lộn, thịt chó... thì nên bỏ1 like
-
Lần sau viết bài không bôi đậm cả bài thế này. Nam Đinh Mão - Giáng Hạ Thủy, Nữ Quý Dậu - Kiếm Phong Kim. Mạng vợ sinh mạng chồng là cách tốt nhất theo Luận Tuổi Lạc Việt. Tôi không hiểu hai gia đình này xem thầy nào, ở đâu mà bảo khắc nhau cực kỳ? Nếu ông thầy đó bảo Nam mạng Hỏa thì hỏi ông ấy xem sách nào ghi là Hỏa, tại sao lại là Hỏa, ai chứng minh là Hỏa mà không phải là Thủy?1 like
-
Con cái là lộc trời cho. Chọn được năm sinh là tốt rồi, chọn tháng làm gì?1 like
-
Giờ là tháng 2 âm lịch rồi, bạn chọn được tháng mấy?1 like
-
1. Con đầu bị mạng mẹ khắc, mặc dù hợp cha. Kết quả là con sinh ra sức khỏe kém, cha và mẹ sẽ vất vả hơn trong công việc nhé. 2. Để hóa giải thì phải sinh con út năm 2019 Kỷ Hợi! Thân mến.1 like
-
Phải tính định tâm cho toàn bộ căn nhà nhé bạn, trừ khi 2 căn nhà là ngăn cách với nhau hoàn toàn. Thân mến1 like
-
1. Sinh con ưu tiên phải hợp mạng vơi mẹ nhé, con hợp mẹ khắc cha là cách cuộc tốt chứ ko xấu. Hợp giúp cho mọi thứ suôn sẻ, còn khắc mới là chìa khóa của sự phát triển. 2. Nên TL mới nói năm 2020 tốt hơn, vì nó sẽ hóa giải được câu hỏi số 2 của bạn. Thân mến.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Năm tới không thấy có gì buồn hay xui sẻo cả.1 like
-
Nếu sinh năm nay thì chỉ nên sinh con gái, chắc ăn hơn thì nên sinh GIá Ngọ 2014, con út nên chọn 2016 Bính Thân hoặc 2017 Đinh Dậu. Thân mến.1 like
-
Với Tuổi chồng Tân Dậu, vợ Giáp Tý thì nên sinh con thứ 2 năm Bính Thân 2016 là tốt nhất, ko nên sinh Giáp Ngọ vì xung với mẹ! Mua nhà thì năm nào cũng được, chỉ xem tránh khi xây nhà, động thổ thôi nhé. Thân mến.1 like
-
Nếu như vậy thì chỉ nên chọn 2019 nhé. Thân mến.1 like
-
Nên theo ngành sư phạm, hoặc ngành Y, người không quan tâm đến công danh địa vị, nhưng khi ước vọng trở thành tham vọng thì công danh sẽ rất khá, tuy nhiên công danh đến muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa, tư tưởng không ổn định về ngành nghề, hay đứng núi này trông núi nọ, hợp với chị gái, số xa cách với bố mẹ, nhưng tình cảm vẫn tốt. Năm nay có sự thay đổi về công việc, chỗ làm hay chỗ ở do sự ảnh hưởng của bố mẹ, năm nay bị mấy cô vây hơi nhiều, mà xao lãng chuyện học hành, không may thì lại trượt vỏ chuối, tuy có nhiều cô vây nhưng lắm mối tối nằm không.1 like
-
1 like
-
Bất luận giờ nào, cậu buộc phải nghiêm túc trong quan hệ nam nữ, tuyệt đối không 'bóc bánh trả tiền" kẻo mang hoạ vào thân.1 like
-
1 like
-
Lì xì một Đồng Chữ Đồng 同có cái vòng hở ở ngoài là một bộ thủ gọi là bộ “cung”, “cung” là từ lướt của hai từ “quay” “chung”= “cung”, lướt là một trong các qui tắc tạo từ của tiếng Việt. Cái vòng quay chung ấy hở để hễ có người nữa vào thì lại “nối vòng tay lớn” cho vòng chung càng được rộng ra nên bộ thủ “cung” có ý nghĩa là xa, càng thêm người nối tay tiếp vào thì cái vòng quay chung càng rộng ra tức càng “xa”, càng có nhiều người vào “cùng” thì ta càng đi được xa, cũng tức là càng có nhiều người đồng thuận thì sự nghiệp của ta càng thăng tiến xa . Cái vòng “quay chung”= “cung” ấy là một Vuông = Văn 文, Văn ở đây lại là Văn minh Lạc Việt 洛 越 vì nó là Văn minh mở cửa để cho càng nhiều người vào “nối vòng tay lớn”, ta thấy rõ điều đó qua hình thức cái Vuông ở đây không phải là một vuông kín mà hở. Vì Văn minh Lạc Việt là văn minh mở nên người Lạc Việt gọi là Văn hiến, tức là “Văn minh người LạcViệt hiến cho nhân loại”. Tôi dám chắc đây là Văn hiến vì tôi đã nhìn thấy bên trong cái vòng quay chung đang mở ấy là cặp bánh Dầy ở trên bánh Chưng : một nét ngang ở trên là cái gạch Dương của Dịch học Lạc Việt tức là mặt Trời, được tượng trưng bằng cái bánh Dầy, một ô vuông ở dưới là cái bánh Chưng tượng trưng cho Đất. Văn minh Việt mở cửa là để cho toàn nhân loại vào hưởng cái minh triết tỏa ra từ cái tượng đài vĩ đại độc đáo mà Lang Liêu con trai Vua Hùng đã ý tưởng và thi công: một chiếc bánh Dầy đặt trên một chiếc bánh Chưng. Từ 5000 năm trước mà Tổ Tiên ta đã đưa ra tư tưởng mở cửa và hội nhập toàn cầu chỉ bằng một chữ ĐỒNG. Chữ đồng ấy nó đã diễn ra trong đời sống dân Việt trong suốt 5000 năm qua và còn hiện diện ngày nay thể hiện ở chỗ điệu múa nắm tay quay chung quanh đống lửa, chỗ nào cũng có trên mảnh đất Việt: Cái vòng “quay chung”của chữ Đồng 同 là đoàn người già trẻ trai gái nắm vòng tay chung nối vòng tay lớn chung quanh đống Lửa là cái lõi của chữ Đồng 同,chính là Quẻ Ly của Lạc Việt được viết cách điệu thành một Kẻ và một Vuông tượng trưng bánh Dầy bánh Chưng, nhưng chính một Kẻ và một Vuông ấy cũng là năm_________ ____ ___ nét của Quẻ Ly _________ khi đổi sang như bên Cả cái "Tượng đài bánh Dầy bánh chưng mở cửa" vốn gốc của người Kinh, cả điệu múa "Nắm tay chung nối vòng tay lớn quay chung quanh đống lửa" vốn gốc của người Tây Nguyên, người Thái lại biểu hiện thành một chữ Đồng là trống Đồng, mà trên trống đồng có biết bao nhiêu là vòng của biết bao nhiêu là người, vật quay chung quanh một mặt Trời là Ly, là Lửa, là Lói, là Chói Lọi, lại là cái từ Blời nguyên gốc của người Mường. Mừng Xuân Tân Mão xin lì xì một Đồng 同 đến tất cả mọi người.1 like
-
Lão thấy cần phải nói thêm cho cô Thiên Đồng biết, là những luận giải trong 1 lá tử vi không phải là phán truyền ấn định, cứ nói thế nhất định là phải thế. Bởi vì, những kết quả luận ra từ 1 lá tử vi chỉ mang tính tư vấn, tham khảo, quyền quyết định là ở đương số. Giống như ta bày mâm cơm, trên bàn có đầy đủ các món ăn, gắp món nào là do thực khách tự chọn. Lời giải của một lá tử vi cũng thế, loại trừ đi những sai số mang tính chủ quan của người luận giải, những sự kiện, vận hạn tương lai được chỉ ra chỉ là những khả năng tiềm tàng, nó có xảy ra hay không còn do nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố chủ quan tự thân đương số mang tính quyết định. Hạn của năm 2009, 2010 đều gặp bộ sao Thai Phục Vượng Tướng, nên theo tổng kết của các sách Tử vi, và qua thực tế theo dõi của lão, thì những năm này, cô dễ sinh con, mà muốn có con, phải có chồng. Vậy nên chỉ ra khả năng sẽ lấy chồng sinh con vào những năm này. Nhưng Thai Phục Vượng Tướng còn có nghĩa là tình ý tư thông, là nhân duyên nồng cháy, cũng có thể mang ý nghĩa là gặp sự việc không minh bạch (Thai), bất ngờ (Phục binh); bị đau lưng, đau xương (Đế Vượng) ... Ngoài ra, nếu vận găp Thiên Hỉ, Hỉ Thần, Phong Cáo, Lộc Tồn ..., rơi cung Phu, cung Tử, cung Phụ Mẫu ... cũng là những dấu hiệu của hôn nhân, sinh nở ... Vậy nếu đến 2010 mà chưa cưới, thì năm Tân Mão 2011 cũng có thể cưới được (gặp Thiên hỷ+ Lộc tồn). Tuy nhiên, sinh năm 1982, thì cũng nên tính chuyện gia đình riêng sớm sớm để khỏi sinh con muộn.1 like