-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/03/2013 in all areas
-
Xưa cứ nghĩ li dị, rồi con chồng con vợ là ghê ghớm lắm, bây giờ thấy bình thường. Còn nhiều cái bất hạnh hơn vạn lần. Nhiều khi cứ khóc cho nó sướng2 likes
-
Quán vắng!
DLLV1_chen99 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mỹ sử dụng cụm từ địa chiến lược mới "Ấn-Thái-Á châu” Thứ bảy 23/03/2013 08:57 (GDVN) - Báo Trung Quốc tỏ ra lo ngại Mỹ tiếp tục tăng cường can dự cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời đề xuất thái độ tiếp cận mới. Hải quân Mỹ-Hàn tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở biển Hoàng Hải. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây, trong một cuộc điều trần tại Quốc hội, Tư lệnh Chiến khu Thái Bình Dương Mỹ, Samuel J. Locklear bắt đầu sử dụng một “từ mới” về địa-chính trị để định nghĩa khu vực châu Á-Thái Bình Dương truyền thống: Ấn-Thái-Á châu (Indo Asia Pacific), tức là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – châu Á, so với trước, đã tăng cường tầm quan trọng của Ấn Độ Dương trong toàn bộ khu vực. Theo bài báo, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là một trong những lực lượng chức năng quan trọng nhất để Mỹ và Quân đội Mỹ xây dựng chính sách đối với Trung Quốc và đối với châu Á. Trong mấy chục năm qua, khu vực ảnh hưởng luôn được gọi là “khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Bài báo đặt vấn đề: Tại sao Quân đội Mỹ lại coi trọng thay đổi cách sử dụng từ ngữ mà thế giới đã quen dùng trong nhiều năm như vậy? Bài báo dẫn một bản báo cáo được công bố năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu quản lý khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đại học Adelaide, Australia cho biết, điều này chủ yếu là nhằm tập trung các nguồn lực an ninh và sức mạnh cứng truyền thống để công khai hoặc bí mật ứng phó với các nước đối tượng, đặc biệt là nhằm vào Trung Quốc. Nhưng, Donnelly, quan chức phụ trách báo chí của Bộ Tư lệnh Chiến khu Thái Bình Dương Mỹ lại kiên quyết phủ nhận quân Mỹ áp dụng quan điểm mới để gạt bỏ Trung Quốc. Bà cho rằng, đây là vì thấy rõ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ gồm có Thái Bình Dương, mà còn có Ấn Độ Dương. Theo bài báo, cho dù thế nào thì quân Mỹ cũng đã quyết tâm tiến quân vào Ấn Độ Dương, đây là động thái quan trọng dịch chuyển chiến lược tới châu Á của Mỹ. “Đổi tên” cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ là một động thái tiếp theo nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương, sau khi họ đã áp dụng một loạt hành động ở Ấn Độ Dương như nâng cấp Ấn Độ thành “đối tác hợp tác mới”, cải thiện quan hệ với Myanmar và bắt đầu đóng quân ở Australia. Châu Á có thể đã bước vào “thời đại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” như một số nhà quan sát dự đoán. Đối với Trung Quốc, những bước tiến của Mỹ ở châu Á rất dễ được kết luận là Mỹ tiếp tục dồn ép không gian chiến lược của Trung Quốc và kiềm chế sự phát triển của họ, từ đó gây ra nhiều bất mãn và ngờ vực hơn cho Mỹ. Nhưng, nếu như Mỹ đã dốc nhiều nguồn lực như vậy ở châu Á, một số nước châu Á còn không ngừng thuyết phục Mỹ thường trú ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho thấy Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục hiện diện ở châu Á và Ấn Độ Dương. Mỹ đã đưa lính thủy đánh bộ đến đồn trú ở Australia. Trong hình là lính thủy đánh bộ Mỹ tác chiến ở Afghanistan Theo bài báo, việc sử dụng tư duy xót xa của “người bị hại” để chống lại chính sách của Mỹ sẽ tiếp tục tăng thêm tranh chấp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ. Bài báo đề xuất cách tiếp cận mới là, Trung Quốc “có thể mượn lực, dùng lực như chơi thái cực quyền”, thoát ra khỏi vòng lợi ích trước mắt, đứng ở một tư thế cao và hoan nghênh Mỹ trở thành nhân tố ổn định của “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-châu Á”, đồng thời coi Ấn Độ Dương là địa bàn mới cho sự hợp tác quân sự song phương và hợp tác khu vực giữa Trung-Mỹ. Bài báo nhấn mạnh, cho dù là để bảo vệ năng lượng và tuyến đường vận chuyển năng lượng trên biển quan trọng, hay bảo vệ an toàn cho ngày càng nhiều công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc ở các nước Ấn Độ Dương, thì Trung Quốc đều có lợi ích kinh tế và an ninh không thể tranh cãi ở Ấn Độ Dương và các khu vực xung quanh. Bài báo cho biết, Hải quân Trung Quốc tiến hành hộ tống ở vịnh Aden đã bước vào năm thứ 5, chứng tỏ Trung Quốc đã có kinh nghiệm và khả năng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Bài báo bình luận, nếu quân Mỹ thực sự không có ý đồ gạt bỏ Trung Quốc và tìm cơ hội hợp tác quân sự song phương thì họ sẽ không có lý do gì coi nhẹ sự hiện diện và lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ đã đến Hawaii trong hành trình đến Singapore để "chốt chặn" ở eo biển Malacca - tuyến đường hàng hải nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. So với biển Hoa Đông, biển Đông có tình hình căng thẳng hiện nay, Trung Quốc và Mỹ có tương đối ít vấn đề nhạy cảm ở khu vực Ấn Độ Dương, những thách thức chung mang tính chất “phi quân sự” như tấn công cướp biển, cứu trợ nhân đạo tương đối nhiều, có thể mở ra không gian mới để quân đội hai nước Trung-Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Australia triển khai hợp tác an ninh. Theo bài báo, nếu hợp tác thành công, Trung Quốc không chỉ có thể đánh bại ý đồ gạt bỏ Trung Quốc của “phe bảo thủ” Mỹ, tham gia vào cấu trúc an ninh mới của châu Á, điều quan trọng hơn là có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn – quan hệ quân sự Trung-Mỹ bị bao phủ bởi sự ngờ vực và chỉ trích, tăng cường khả năng hợp tác tích cực cho hai bên. Bài báo cho rằng, hiện nay, những người ủng hộ ở Ấn Độ và Australia tích cực chủ trương để cho quân Mỹ có tiếng nói chính ở Ấn Độ Dương, do hai nước này đều có tính toán riêng. Nhưng, bài báo đặt vấn đề đầy ẩn ý rằng, là hai nước chủ yếu ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó Ấn Độ có tham vọng trở thành nước lớn, cùng với việc mời Mỹ can dự vào khu vực, thì liệu hai nước này có cam chịu phục tùng sự chỉ huy của Mỹ trong các vấn đề của Ấn Độ Dương hay không? Mỹ-Ấn tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở Tây Thái Bình Dương ngày 10/4/2011 Đông Bình ====================== Đúng rồi! Đây là một hướng đi tích cực. Mọi sự hợp tác quốc tế trong sự hội nhập toàn cầu hóa đều là khả năng ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự trong việc xác định một quyền lực toàn cầu. Nhưng cái vấn đề khó giải thích vẫn cứ là cái "đường lưỡi bò" còn chình ình ra đó. Nó là một bằng chứng cho tham vọng xâm thực thế giới của Trung Quốc và không thể tạo được niềm tin cho một thiện chí hội nhập bình đẳng. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi luôn xác định người Trung Quốc cần phải long trọng công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa - như là một thái độ thể hiện thiện chí với thế giới, để có cơ sở thực hiện những gì mà tờ Hoàn Cầu đã nói , mà tôi trích dẫn ở trên. Còn vần đề Việt sử 5000 năm văn hiến phải được công nhân như là một điều kiện tiên quyết!? Chuyện này cũng chẳng có gì khó hiểu! Bởi vì thực chất nó là một âm mưu chính trị quốc tế. Nó là sản phẩm của môi trường chính trị thế giới hôn 40 năm trước. Và tất nhiên, những chiến lược gia của thập niến 70 , đẻ ra cái trò này biết rõ sản phẩm của họ. Thời thế đã thay đổi. Liên Xô đã sụp đổ. Việt Nam có những chuyển hướng chiến lược. Cái trò phủ nhận Việt Sử làm suy yếu tinh thần dân tộc Việt và lợi dụng lấn chiếm Việt Nam, bây giờ chỉ có lợi cho Trung Quốc. Hoa Kỳ và Đồng minh biết rõ điều này mà - khi đóng góp một nhà sử học là GS Keith W. Taylor vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" trong một xu hướng phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Người Anh đóng góp tiếng nói khi đăng tải các bài viết phủ nhận truyền thống văn hóa Việt trên BBC. Cái khách quan và nhiều chiều trên BBc về văn hiến Việt không hề có. Nó chỉ có một chiều với các bài viết của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa Việt. Tôi đố quí vị tìm được một bài trên BBC đăng chiều ngược lại từ 1975 đến nay. Nổi cộm nhất và cũng là cú chót, khi BBC đăng tải lời phát ngôn của người đàn bà Đỗ Ngọc Bích và bị những nhân sĩ Việt kiều ở Anh lên án. Còn Pháp quốc thì đóng góp vài nhân vật trong đó có giáo sư Lê Thành Khôi với những huân chương đến Bắc đẩu bội tinh cho vài nhân vật nghiên cứu lịch sử Việt trong "hầu hết". Cũng chẳng có ý kiến trái chiều nào về Việt sử 5000 năm văn hiến được sự ủng hộ một cách chính thống ở đất nước có thủ đô tự hào là trung tâm của ánh sáng văn minh một thời. Anh , Pháp là hai đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và cũng là hai quốc gia đóng góp nhiệt tình trong cái gọi là "cộng đồng khoa học" thế giới ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến. Các quốc gia khác im re, hoặc chí ít cũng không quan tâm lắm.Cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt, thực ra chỉ gói gọn trong 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Pháp - vốn đồng minh rất chặt chẽ , (kể cả trong chiến tranh Iraq lần thứ I) và Trung Quốc là nhiệt tình nhất. Chỉ cần với những hiện thực diễn ra trên 40 năm qua thì Thiên Sứ tui - tuy dốt nát, cũng đủ suy luận ra vấn đề - mặc dù nó chưa được "khoa học công nhận", vì chưa có "cơ sở khoa học". Nhưng nó là một giả thuyết hợp lý với những tiêu chí khoa học cho việc xác định một âm mưu chính trị trong việc này. Âm mưu này có gía trị trong hoàn cảnh lịch sử hơn 40 năm trước. Nó đã hết gía trị từ lâu rồi - từ 20 năm trước lận. Bởi vậy, nếu Việt sử 5000 năm văn hiến không được chứng tỏ một cách khách quan, khoa học và công chính - thì - nó chứng tỏ một âm mưu vẫn đang tiềm ẩn nhằm bá chủ thế giới trong tương lai của chính Trung Quốc - Khi mà Anh, Pháp, Mỹ không cần thiết đến nó nữa trong hoàn cảnh hiện tại. Tất nhiên, trong sâu thẳm của hậu trường chính trị quốc tế, họ hiểu rõ điều này. Bởi vậy, nếu Trung Quốc có rút khỏi biển Đông thể hiện sự tôn trong các gía trị hợp tác quốc tế thì chỉ cần với Việt sử 5000 năm văn hiến , không được chứng tỏ, cũng đủ mối quan hệ giữa Trung Quốc với đồng minh của họ chưa thực sự yên tâm lắm. Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý - các vị biết rõ điều này mà. Thiên Sứ tôi tuy dốt nát, nhưng cũng biết rất rõ điều này và rõ hơn tất cả "cộng đồng khoa học thế giới". Đó là lý do mà Thiên Sứ tôi luôn đặt vấn đề phải xác định tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiên. Rất khách quan, khoa học đấy! "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, cũng có thể gây bão ở Thái Bình dương". Huống chi Việt sử 5000 năm văn hiến không nhẹ nhàng như cánh bướm và ở ngay Thái Bình Dương..2 likes -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Học giả Mỹ: Trung Quốc không bao giờ chịu bỏ rơi Bắc Triều Tiên! Thứ ba 26/03/2013 07:51 (GDVN) - Mặc dù Trung Quốc bề ngoài có thể tỏ ra giận dữ với những hành vi gần đây của Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ Bình Nhưỡng, bởi sự sụp đổ của chính quyền hiện tại ở quốc gia này sẽ đem lại nhiều điều tồi tệ hơn. Theo Yonhap ngày 25/3, trong khi các quan chức Mỹ nói rằng Trung Quốc có thể sẽ xem xét lại chính sách của mình đối với Triều Tiên và tỏ ra hoài nghi về khả năng Bắc Kinh sẽ cũng quay lưng lại với láng giềng của mình thì các chuyên gia đã chỉ ra một loạt các lý do chiến lược khiến Trung Quốc không thể bỏ rơi Bình Nhưỡng. Trung Quốc cần chính quyền Triều Tiên hiện tại hơn cả vấn đề phi hạt nhân hóa. Thứ nhất, mối quan tâm chính của Trung Quốc đối với Triều Tiên không phải là phi hạt nhân hóa mà là đảm bảo rằng chính phủ Bình Nhưỡng không sụp đổ, John Pomfret, một cựu nhà báo chiến trường Mỹ được biết đến như một chuyên gia về Trung Quốc nói với tờ The Washington Post hôm 24/3. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc bề ngoài có thể tỏ ra giận dữ với những hành vi gần đây của Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ Bình Nhưỡng, bởi sự sụp đổ của chính quyền hiện tại ở quốc gia này sẽ đem lại nhiều điều tồi tệ hơn - ông Pomfret nói thêm. Pomfret cũng trích dẫn thông tin từ cuốn hồi ký của cựu Tổng thống George W. Bush mà theo ông đó là một bài học cho những ai tin rằng có thể gây sức ép với Trung Quốc để đạt được phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên rằng: Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ đã mời Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân tới trang trại ở Texas để yêu cầu Bắc Kinh giúp đỡ trong nỗ lực ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng đã bị từ chối với lí do đó là vấn đề của Mỹ chứ không phải của Trung Quốc. Vài tháng sau đó, Tổng thống Bush cảnh báo rằng Washington sẽ không thể ngăn được Nhật Bản sỡ hữu vũ khí hạt nhân nếu Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân của mình. Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn im lặng. Một khi Bình Nhưỡng sụp đổ, Trung Quốc vừa mất đi vùng đệm, vừa phải đổi mặt với làn sóng di cư lớn. Chỉ khi người Mỹ thể hiện ý định nghiêm túc về kế hoạch quân sự chống lại Triều Tiên thì Trung Quốc mới phản ứng lại và hợp tác thúc đẩy đàm phán 6 bên. Rất nhiều người Trung Quốc tin rằng việc thống nhất hai miền Triều Tiên không phải là điều đáng mừng cho Bắc Kinh. Họ sợ hàng trăm ngàn người tị nạn Triều Tiên sẽ đổ vào lãnh thổ của mình trong một làn sóng di cư khó kiểm soát. Rõ ràng với Bắc Kinh, sự hiện diện của quốc gia láng giềng như một vùng đệm, thậm chí là có khó chịu, nhưng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn còn rất quan trọng. Trung Quốc rõ ràng đang rất quan tâm tới sự chuyển hướng ngoại giao và quân sự của Mỹ tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là Tập Cận Bình đã chọn Nga làm nơi dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình với cương vị Chủ tịch nước đã ngầm nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Bắc Kinh - Moscow để thành lập một cái mà phương Tây gọi là liên minh chống Mỹ. Ngoài ra, theo ông Pomfret, một số quan chức Trung Quốc tin rằng một quốc gia hạt nhân Triều Tiên có thể giúp kiềm chế những tính toán của Mỹ như Trung Quốc mong đợi. Và Washington vẫn chờ đợi thay đổi trong đánh giá chiến lược của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh hồi tuần trước, David Cohen - Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách chống khủng bố và thông tin tài chính - cho biết Bắc Kinh nhận ra rằng những gì diễn ra tại Triều Tiên gần đây có thể gây hại cho lợi ích của Trung Quốc và đang bắt đầu tính toán lại. Điều đó được chứng minh qua thực tế là Bắc Kinh đã lần đầu ủng hộ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội đồng Bảo an LHQ với ít "mặc cả" ngoại giao nhất. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng công khai nói rằng Trung Quốc nên tính toán lại chính sách của mình đối với Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Kevin Rudd, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Australia hồi đầu tháng này cũng lên tiếng cho rằng Trung Quốc dường như đang càng ngày càng thể hiện có trách nhiệm hơn trong khu vực và thế giới chứ không còn quyết liệt theo đuổi cách tiếp cận với Bình Nhưỡng như trước kia. Nguyễn Hường (nguồn Yonhap) ========================= 1/ Điều này có nghĩa rằng: nếu chiến tranh xảy ra trên bán đảo Cao Ly thì sẽ lan sang cả Trung Quốc. 2/ Điều này có nghĩa rằng: Lực cản cho sự thống nhất trên bán đào Cao Ly chính là Trung Quốc. Ngay người Bắc Triều Tiên cũng đang muốn thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc! Có điều hình tướng thể hiện thế thôi.1 like -
Gio sinh nay cua minh thay me minh bao la chinh xac gio do.Minh lay chong nam 2009, chong sinh nam 1981.Minh thuoc dang cao rao, 1m64, da trang,tinh tinh than thien coi mo, tu be den h trom via ko gap van de gi lon, song hanh phuc ben gia dinh. Dung mot cai dau thang nay di kham thi phat hien ra mac benh ung thu. Ca gia dinh minh suy sup, minh thuong chong, thuong con nho, bo me qua. Hien tai minh da soc lai tinh than va tap trung chua benh nhung trong long luc nao cung ban khoan lo lang lieu co chua duoc khoi benh ko!!! Cam on em va moi nguoi da dong vien a. Rat mong cac anh chi, chu bac giup giai la so cua minh.1 like
-
Thiên không đâu phải là sát tinh mà nưa tà 1/2 chính ???1 like
-
Học tiếng Anh với sách Tàu, giọng người Tàu....pó hand ! Không biết mấy ông quản lý giáo dục với cả bọn doanh thương ôm sách về dịch bán nghĩ cái gì nữa. Ở châu Á chỉ duy nhất người Phi có thể nói là giọng tiếng Anh của họ hay hơn người Việt, còn lại đều từ bằng đến kém hơn. Ngay cả người Sing chẳng qua họ dùng nhiều, hàng ngày nên chế ra 1 loạt từ và biết nhiều từ hơn thôi chứ giọng của họ thì ok...là...cũng tạm thôi. Người Nhật thì thôi rồi rất bết ( do 2 hệ ngôn ngữ Nhật Anh đối chọi với nhau ), người Tàu Hongkong, Đại lục, Đài Loan hay Chợ lớn thì cứ lơ lớ. Túm lại nói về khả năng bắt chước âm điệu tiếng Anh ở châu Á thì nếu Phi là số 1 thì Việt là số 2 ( đó là nói chung thôi, còn bất kỳ dân xứ nào nếu đầu tư thời gian, học hành bài bản đều nói hay hết ) Nay dân Việt phải học tiếng Anh qua lăng kính sách Tàu, với giọng đọc của người Tàu thì thật là đáng xấu hổ và đáng tức giận.1 like
-
haizz.. đó là cái của nợ ông trời tặng em mà các tỷ phấn khởi nỗi gì1 like
-
Ngọc Ngoan hỏi thử a 87 hay a 90 có "con dị bào" thì ok người đó!1 like
-
Haha, em yên tâm anh có thể nhường ngôi mà Mà anh chỉ nói thế chứ chắc gì anh đã lên được ngôi cao thế =.=" Cho em làm Định Bắc Đại Tướng Quân =.=" , anh làm Bình Nam Đại Tiên Phong là được mà, haha =))))1 like
-
her her .. thế thì càng không được rồi. anh vào để chị em mất ngôi à1 like
-
Ngọc ngoan ngoãn và xinh gái Mà em phải nói tốt anh với bác HTH nhé, anh được join a group =.=" , anh còn theo em nữa chứ, chứ anh ở ngoài làm sao mà chém gió được đây, đệ nhất chém gió miền bắc mà ko có chỗ chém gió, anh buồn lắm1 like
-
không được đâu anh gọi nhầm cô nào rồi.. em là Ngọc ngoan ngoãn cơ1 like
-
Chào em!Nếu em chưa được các bác trên dđ xác định giờ sinh thì tốt nhất em nên: - miêu tả qua về đặc điểm khuôn mặt, hình dáng, tính tình và 1 vài sự kiện lớn trong đời (ốm đau, bệnh tật, tai nạn,...) - lấy 2 lá số trước và sau giờ sinh xin nhờ các bác xác định lại cho chính xác rồi mới xem số. và nhớ là đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng Chúc em sớm được giải đáp! Thân ái! [xin lỗi vì đã spam]1 like
-
Anh có trêu em đâu, anh đang giúp em thu hẹp khoảng cách tuổi hợp lý đó mà =.=" Mà lần trước anh bảo sẽ đi theo em còn gì =.=" ,Nếu có bị công an phạt thì anh cũng muốn đi cùng em mà =.=" Hehe, Ngọc xinh gái =.="1 like
-
em tính vậy vì thấy khoảng cách tuổi hợp lý thôi mà. chứ có hiểu gì về mấy thứ kim mộc thủy hỏa thổ này nọ đâu tạm thời cứ lấy khung thế cho thu hẹp phạm vi kiểm duyệt haha.. anh muốn vào group thì đừng có mà chạy vào cmt trêu em nữa. em méc bác đó1 like
-
trời ơi, tại sao em ý lại như vậy trời, help me =.=" Thế anh tính hộ em tuổi 87 nhá. 91 => Tân mùi . 87 => Đinh Mão Tân là âm kim , Đinh là Âm Hỏa , âm dương ko thuận lý => xấu . Hỏa khắc kim => Em luôn phải chịu thiệt, luôn phải nhường nhịn => Xấu cho em =))) Mùi thuộc thổ , Mão thuộc Mộc => mộc khắc thổ => Em lại phải chịu nhường nhịn vậy, cây cần đất mà =))) => xấu cho em Tân Mùi là thổ mệnh, Đinh mão là thủy mệnh => Thổ khắc Thủy , nhưng Thổ này của em nó là thổ nhưng chứa lửa trong lòng, hjx. Nếu mà thủy này mà vào thì anh nghĩ là nếu thủy ko vượng quá thì lại sinh ra tốt, hay cãi nhau theo kiểu đường ai nấy đi =)) , cái này anh ko biết anh thắng luôn =)) Nhìn cái bảng hà đồ kìa: Đinh thuộc Kim, Tân Thuộc mộc =)) , kim khắc mộc =)) em thiệt nhá, Nhưng mà nói cây lại cần kim chặt để cây thành cái ghế anh đang ngồi =)). Tóm lại một điều tuổi nào cũng được hết cả, yêu là lấy, nhân duyên em cầu trời đừng cầu mình nữa =))1 like
-
Em nói thế nào ấy chứ, 90 mà lại ko bằng 87 em hơi nhầm đấy. 90 thì đúng là trẻ tuổi non dạ, tính cách ngông cuồng, nhưng âu cũng là cái số theo sự phát triển của quy luật, xấu trước tốt sau, âu cũng là hợp cách, ai chẳng có một thời trai trẻ, ai chẳng có những tháng năm tung hoành =))1 like
-
Em tuổi tân mùi đúng ko ? Anh ví dụ lấy tuổi 90 => canh ngọ. Tân và canh là hành kim , Canh thuộc Dương Kim, Tân là âm kim , âm dương thuận lý , cùng hành hỗ trợ lẫn nhau => tốt Ngọ thuộc hỏa, Mùi thuộc thổ => Hỏa sinh thổ => tốt Canh ngọ , tân mùi => thổ mệnh , cùng mệnh hỗ trợ lẫn nhau => tốt .... Còn mấy cái tốt nữa =))) Thế em lấy tuổi này hay quá còn gì =.="1 like
-
Èo ơi =.=" Nhưng mà tuổi 87 ... Nếu anh ko có cơ duyên thì anh cũng ngậm ngùi chấp nhận, nhưng mà em nên lấy tuổi 90 =.=" à em thích tam hợp hợi mão mùi đúng ko ? Để anh tính cho :))1 like
-
Em Ngọc Ngoan lấy tuổi 90 đẹp mà , 90 hợp 91 lắm em ơi, nhưng theo quan điểm của anh 90 mà lấy 91 thì hay cãi nhau thì phải =)) Sau đó đẻ con năm tỵ dậu sửu thì con cái tài giỏi, mà nhìn luôn số của anh chồng nữa =))1 like
-
Ngôn từ Việt đã nói lên tất cả, kể cả điều chân lý này: “Con người Ta sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ cái quyền bình đẳng đó” (Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn Độc Lập). Ca dao xưa: “Em Xinh là Xinh như cây lúa”, “Trúc Xinh trúc mọc bờ ao. Em Xinh em đứng nơi nào cũng Xinh”. “Một Xinh”= “Một Kinh”= Mình= “Minh Minh”= Mình, 0+0=1,= “Một Mình”=Mình, là một con người: Ai=Ngài=Người=Ngần (sáng và hiền dịu minh mẫn như Nguyệt là ánh trăng)=Nhân=Dân=Cần=Dằn=Mằn=Mân=Man=Mán=Mọi=Mường=Mình=Kinh. Mỗi con người là một cái Sáng. Sáng=Choang=Quang=Láng=Lượng=Linh=Kinh= “Cao Minh” (“Kinh 京 nghĩa là cái tuyệt cao của con người” –chú giải tự của Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁, đời Thanh-). Mình tự xưng là Ta. Ta=Dạ, nên Dạ cũng nghĩa là Sáng, ai gọi ta thì ta Dạ!, tức ta nghe hiểu rồi, là Rõ, mà “Ta Rõ”=Tỏ. Vì vậy người lính nhận nhiệm vụ thì đứng nghiêm đưa tay chào trên vành mũ có quân hiệu và trả lời to một tiếng “Rõ!” và thế là nhiệm vụ được thực thi đến kết quả trọn vẹn mà không ỷ bất kỳ lý do gì, vì “Ta Rõ”=Tỏ=Tinh=Minh Minh=Mình= “Một Kinh”=Kinh=Cáng=Đáng, là sẽ một mình hoàn thành cách thỏa đáng nhiệm vụ được giao (Các vị mà hay lý do trên báo khi họ có sai là vì các vị ấy chỉ muốn có QT Nở, Do sẽ nở ra Du và Di để được “du di” xí xóa trách nhiệm, không vị nào chịu trả lời đầu một tiếng Rõ! là do cái Tôi nặng = Tội, là cái sai của tôi. Nhấn cái Tôi quá thì “Tôi Tôi”=Tối, 0+0=1, Tối càng nhấn thì “Tối Tối”=Tội, 1+1=0; đúng như đánh vần: “Tôi nặng Tội”). Dạ nghĩa là Sáng, nên một con người thì được gọi nhấn ý (trân trọng) bằng từ đôi là Sáng Dạ, người ấy trong xã hội phải là Sáng Giá (như “Minh Minh”=Mình, 0+0=1 thì “Dạ Dạ”=Giá, 0+0=1. Con người đã sinh ra thì đương nhiên là 1=Một, là Có, là Hiện Diện. Không lý do gì lại không cấp giấy khai sinh “vì nhà ló không có hộ khẩu”). “Minh Minh”=Mình= “Một Kinh”, là Kinh. Tiếng Anh gọi “King” nghĩa là vua nhỏ (vua lớn là “Imper” thì cái lõi Pe = Đế, của QT Vo). “King” là vua nhỏ thì đúng như tiếng Việt: Con=Cán=Quan=Quân 軍 =Quân 君. Từ ghép kết cấu xuôi kiểu Việt là Quân Vương 君 王 nghĩa là vua, (ám chỉ Vương trước hết là Con của dân, là Quân lính mà lên). Thần thưa với vua thì phải nói “Thưa Quân Vương” chứ không thể nói tắt cộc lốc là thưa Vương hay thưa Quân. Từ Quân 君 đơn lẻ còn dùng chỉ danh xưng ngôi thứ hai cách thân mật, như trong bài “Việt Nhân Ca” có dùng. Tuồng cổ thường gặp câu “Nay Quân ở đâu chăng tá?” nghĩa là “Nay Anh ở đâu chăng cà?”. Khi gọi ngôi hai là Quân 君 là còn có ý nhắc nhở “Anh hãy tự làm chủ lấy mình kể từ khi anh làm con đến làm quan rồi đến làm quân vương” nên khi gọi ngôi hai như vậy, ngôi một tự xưng cũng tự nhấn ý tôn trọng bản thân bằng dùng từ đôi là “Quân Ta”= Qua, tự xưng là Qua, thân mật mà trang nghiêm chứ không vồ vập. Quân 君 với ẩn ý là “tự làm chủ lấy mình” hay “mình làm vua cho mình” bởi Quân 軍 (là Con) dùng chỉ người lính. Người lính phải hoàn toàn tự chủ (“Gặp thời một Tốt cũng thành công”. Tốt=Ta). Người chơi cờ chỉ là bộ óc của mỗi quân cờ, khi rờ đến quân cờ nào thì dính với quân cờ đó thành một thể là một người lính. Những câu như là lời răn của người xưa (thường viết trên bức hoành) là xếp câu từ phải sang trái, ý là lời của người âm dặn lại (trong khi người dương viết vẫn là đưa nét chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới). Ví dụ bức hoành Thiên Địa Quân Thân Sư 師 親 君 地 天 (đọc chữ nho từ phải sang trái). Nếu xoay bức hoành đi 90 độ ngược chiều kim đồng hồ (ý là ngược về quá khứ) thì được một bảng dựng đứng các chữ từ trên xuống dưới là Thiên Địa Quân Thân Sư 天 地 君 親 師. Chữ Quân 君 ở đây là chữ lấy tắt trong từ ghép Quân Vương 君 王, nó có nghĩa là một Con có trọng trách trong xã hội (là nhà Doanh Nghiệp hay nhà Vua). Nó được đặt ở giữa tức ở vị trí Quân Bình = Công Bằng. Nó nhìn lên thấy Thiên 天(biết là phải thượng tôn phép nước), thấy Địa 地 (biết là phải tôn trọng môi trường). Nó nhìn xuống thấy Thân 親 (biết là phải có trách nhiệm thân ái với xã hội). Nó nhìn xuống thấy Sư 師 (biết là phải tự học nữa học mãi để còn có thể dạy người cấp dưới). Chữ của chí sĩ Nguyễn Khắc Niêm khuyên vua Thành Thái là: Tôn 尊 Tộc 族 Đại 大 Qui 歸. Tôn 尊 Lộc 祿 Đại 大 Nguy 危. Tôn 尊 Tài 才 Đại 大 Thịnh 盛. Tôn 尊 Nịnh 佞 Đại 大 Suy 衰. “Em Xinh em đứng một mình cũng Xinh”. Xinh Xắn, nho viết là Dĩnh Diễm 穎 豔. Nhưng Xinh Xắn từ đâu mà ra? Ký ức về thời Kinh Dương Vương chỉ rõ: “Xưa xửa xừa xưa Ta vốn là Kinh”= Xinh. “Xưa xửa xừa xưa Ta vốn là Dân=Mằn”= Xắn. Kinh Dương Vương là vua đầu tiên của nguời Việt. Quan hệ “Kinh với Dân”=Cân=Công=Đồng=Đẳng=Bằng=Bình=Kinh= “Dân với Kinh”=Dinh, đã xây nên tòa lâu đài (“Em đưa chàng về Dinh”) bền vững mãi mãi với lịch sử. Tòa lâu đài ấy bền vững vì “Dinh Dinh”= Dính ,0+0=1. Tòa lâu đài ấy đẹp vì “Dính Dính”= Dĩnh, 1+1=0. Xinh=Dĩnh=0. Vừa gắn kết bền vững, vừa đẹp, đó là cái Nghiêm Trang (“Nghiêm trang chào là quốc kỳ. Tình yêu đất nước ta ghi vào lòng”. Không biết câu mộc mạc này của sách vỡ lòng xưa có còn hay không? Hay là phải lật đến cuối sách xem có chăng câu chú thích nào, kiểu như là: Hãy đọc sách tham khảo (1) “Phát triển trí thông minh cho trẻ” NXB Dân Trí “biên sọan theo chương trình của bộ GD ĐT”; (2) “Bé làm quen với chữ cái” NXB Sư Phạm; (3) “Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ” NXB Mỹ Thuật). Gắn kết và đẹp là sự Nghiêm. “Dĩnh Nghiêm”= =Diễm. Xinh Xắn = Dĩnh Diễm. Kinh=Kiêu=Kiều. Kiều Diễm là cái đẹp của Kinh và của Dân. Dân đẹp vì Dân biết hành xử như Mẫn như Minh . Kinh đẹp vì Kinh biết hành xử như Cân như Công. Cái Hành được như thế thì đáng nhấn trân trọng là “Hành Hành”= Hanh, 1+1=0, là hanh thông; “Hành Hành”= Hạnh, 1+1=0, là hạnh phúc; “Hành Hành”= Hãnh, 1+1=0, là kiêu hãnh. Theo nhóm thanh điệu thì Xinh=Dĩnh=0; Hanh=0; Hạnh=0; Hãnh=0. Mà 0=Không=Trong=Trung (“Trung với Nước, hiếu với Dân”- Hồ Chí Minh). Nên Kinh xứng đáng để mà kiêu hãnh, và “Dân của Kinh”= Dinh, cái tòa lâu đài xây bằng lòng dân là "Dân của sự Cao Minh"= Dinh rất là bền vững này, cũng xứng đáng để mà kiêu hãnh. Kết thúc bài “Học chữ nào đầu tiên” là : Học chữ gì cũng học, nhưng nhớ học chữ Việt là đầu tiên.1 like
-
Theo giờ sinh trên ông chồng là người ham chơi, thích đàn đúm bạn bè, hay khoa trương, nói chuyện kiểu over trịch thượng như người từng trải, mà hay bị cái miệng vạ cái thân. Đương số theo lá số này là người có tai dài nhưng mỏng, người nóng tính, mắt hơi lộ, trán có những hằn vết nhăn, trong người có bệnh phổi hay phế quản, kinh nguyệt không đều, người hay cằn nhằn và nói dai.1 like
-
Chắc Mệnh Thiên Không nên nửa nạt nửa mỡ như ri http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/39.gif1 like
-
Giao giữa 2 canh giờ đã xác nhận giờ sinh chưa?1 like
-
Sao bảo thương con nít, con người ta cù bơ cù bất thấy tội, mà con chồng thì lại không chấp nhận?! http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/39.gif1 like
-
Các nước ĐNÁ đều sở hữu vũ khí “sát thủ hủy diệt tàu sân bay” ANTĐ - Trong hải hành viễn dương, Liêu Ninh đã bị sự uy hiếp cực lớn của các tên lửa phóng từ trên không, thế nhưng nó còn gặp phải sự đe dọa ghê gớm từ các “sát thủ tàu sân bay” phóng từ các tàu mặt nước, tàu ngầm và lực lượng phòng thủ bờ biển. Tên lửa hạm và ngầm đối hạm Ít ai ngờ được, các loại tên lửa hạm đối hạm và bờ đối hạm mạnh nhất không phải đến từ Mỹ, Nhật… mà chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Điều này xuất phát những tranh chấp căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua làm các quốc gia này ồ ạt tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, trong đó tập trung vào các loại vũ khí có tính chất phòng thủ như: tên lửa hạm đối hạm, bờ đối hạm… Ở dưới nước, các loại tên lửa 3M-54E và 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo 636 đều có khả năng phá hủy Liêu Ninh chỉ bằng một quả tên lửa. Các loại tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 220 và 350km, đầu đạn nặng 200 và 450kg, giai đoạn đầu nó bay với vận tốc hạ âm 0,8 Mach, giai đoạn cuối tăng tốc đột ngột lên 2,9 Mach, đây là loại vũ khí được đánh giá cao nhất trong tấn công tàu sân bay. Tên lửa đối hạm có khả năng phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước 3M-54E1 Các tàu mặt nước của Ấn Độ cũng được trang bị loại tên lửa họ Club 3M-54E1 với hệ thống phóng thẳng đứng này, tuy tầm bắn vẫn đạt 300km nhưng trong suốt quá trình bay nó chỉ bay với vận tốc cố định là 0,8 Mach. 2 họ tên lửa này đều có 1 ưu điểm đặc biệt là trong giai đoạn cuối nó bay với độ cao sát mặt biển (từ 5-15m) nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Kanwa cũng đánh giá cao việc các tàu chiến Việt Nam từ các tàu hộ vệ cỡ lớn như Gerpa 3.9 hay các tàu tên lửa cỡ nhỏ đều được trang bị loại tên lửa hạm đối hạm có tính năng tương đối mạnh là Kh-35 Uran E có tầm bắn 130km. Loại tên lửa này cũng có khả năng đánh đắm các tàu khu trục hạng nặng và đánh bị thương các hàng không mẫu hạm. Với khả năng cơ động cao của các tàu cao tốc tên lửa, Kh-35 Uran E thực sự trở thành vũ khí rất đáng gờm. Tên lửa bờ đối hải Còn đối với họ tên lửa bờ đối hải, một loại vũ khí tuy đã cũ nhưng cũng có khả năng hạ sát tàu sân bay là Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3). P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu phát triển trên cơ sở tên lửa P-5 (phiên bản thứ 3 của P-5) có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới hàng vạn tấn như tàu vận tải đổ bộ chở trực thăng, tàu vận đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực… Với tầm bắn rất xa của nó, các tàu sân bay cũng phải dè chừng các điểm yếu hại nếu không muốn biến thành “khách sạn nổi dưới đáy đại dương”. Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 có tầm bắn 46km. Loại vũ khí bờ đối hạm thứ 2 có khả năng hạ sát tàu sân bay là hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn. Tuy loại tên lửa này có đầu nổ không lớn như 3M-54E1 nhưng khả năng tấn công mục tiêu vào bên sườn sát mép nước của nó cũng được đánh giá cao. Tuy không thể phá hủy được hàng không mẫu hạm nhưng điểm nổ ở mạng sườn, gần mép nước cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm. Nếu trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu thì việc phá hủy tàu sân bay là điều không khó. Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương. Tạp chí Kanwa cho biết, tàu chiến Ấn Độ hiện đã được trang bị phổ biến loại tên lửa này. Liêu Ninh không thể chống được đòn tiến công “tổng hợp” Điển then chốt để đối phó với các hệ thống đánh chặn tầm gần trên các tàu hộ vệ và khu trục thuộc biên đội tàu sân bay Liêu Ninh là khả năng tấn công tổng hợp, đây là điều khác biệt căn bản giữa các cường quốc hải quân và các nước có lực lượng hải quân nhỏ yếu. Hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont Ví dụ như các cường quốc hải quân như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong 1 lúc có thể tung ra đòn tấn công toàn diện từ trên không, từ tàu mặt nước và từ tàu ngầm để vượt qua lưới lửa phòng thủ tầm gần của các tàu hộ vệ và tàu khu trục, lúc đó Liêu Ninh sẽ như “cá nằm trên thớt”. Đặc biệt là 2 loại tên lửa không đối hạm kể trên của Mỹ là Tên lửa chống hạm tầm xa” LRASM và Tên lửa tấn công liên hợp của Na Uy, có khả năng tấn công thực sự đáng gờm, các tàu chiến của Trung Quốc hiện không có loại nào có khả năng đánh chặn được nó. 2 loại tên lửa này đều có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay, thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tấn công tối ưu để “làm thịt” tàu sân bay . Còn đối với các loại tên lửa chống hạm siêu âm thì tốc độ là điểm quyết định hiệu quả tấn công. Ví dụ như các tàu mặt nước Ấn Độ hiện nay, chủ yếu sử dụng các tên lửa 3M-51E1 và tên lửa BrahMos dạng phóng thẳng đứng với tốc độ phóng tên lửa 1 giây/1 quả, trong 8 giây là 1 tàu đã phóng hết cơ số đạn 8 quả. Chỉ cần 1 tàu với 8 quả tên lửa phóng gần như đồng loạt trong 8 giây với vận tốc siêu âm là đã đủ làm cho các hệ thống đánh chặn không chống đỡ xuể, Liêu Ninh hoàn toàn có khả năng bị đánh đắm bởi 1 tàu chiến loại này. Nếu 2, 3 chiếc tàu chiến hợp sức phóng 16 - 24 quả trong 8 giây thì chắc chắn nó không còn đường thoát. Tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km Nếu Ấn Độ sử dụng máy bay Su-30 MKI và Mig-29 kết hợp với tàu ngầm, tàu mặt nước đồng loạt tấn công tàu sân bay thì hiệu quả là tuyệt đối. Có thể khẳng định là hiện nay, chính Ấn Độ là nước có tiềm lực vũ khí đủ khả năng tiêu diệt Liêu Ninh ngay từ loạt đạn đầu với cả 3 phương thức tấn công cơ bản. =================================== Trung Quốc với tinh thần đại hán luôn đưa ra những yêu sách vô lý như đường lưỡi bò ở biển đông, và mua sắm, đóng tàu sân bay để thực hiện việc uy hiếp các nước trong vùng. Vietnam luôn yêu chuộng hòa bình và phát triển, không muốn chiến tranh, nhưng khi cần thì cũng có thể tiễn đưa tàu sân bay liêu ninh Trung quốc xuống đáy đại dương.1 like
-
Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen. Bắn vào tàu của ngư dân Việt Ngày 22/3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở. Thuyền trưởng Bùi Văn Phải (25 tuổi), kể lại: Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm 9 ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám. Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng. Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta. Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu. Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui. Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý. Đuổi bắt ngày càng gắt gao Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc phá tài sản và cướp cá. Ảnh: Thanh Trung . Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn. Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với 9 ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp. Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền. Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể. Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263. Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam. Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại. Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề. Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung. Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản. Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17/3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu. Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra. Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc. THANH TRUNG1 like
-
Tử vi không có xem tuổi hạp, qua bên mục luận tuổi mà hỏi các chú bác bên đó ... thấy tuổi nào tốt hạp rồi đốt đuốc hay lấy telescope mà tìm.1 like
-
Con liên hệ bạn Vũ Phương Lan SĐT: 0982.492.9501 like
-
Sinh con phải ưu tiên mạng và địa chi hợp mẹ, thiên can hợp bố, đấy là điều kiện tối thiểu. Năm 2014 mạng Kim khắc mẹ Mộc là ko nên sinh. Muốn sớm thì 2013, muốn tốt hơn nữa thì 2016 Bính Thân hoặc 2017 Đinh Dậu. Mẹ mới 36,37 ko nguy hiểm đâu so với y học hiện nay. Con ẩn tuổi mẹ cũng ko phải xấu, đương nhiên con nít nhỏ thì đứa nào chả bệnh! Thân mến.1 like