-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/03/2013 in all areas
-
Quán vắng!
DLLV1_chen99 and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mỹ sử dụng cụm từ địa chiến lược mới "Ấn-Thái-Á châu” Thứ bảy 23/03/2013 08:57 (GDVN) - Báo Trung Quốc tỏ ra lo ngại Mỹ tiếp tục tăng cường can dự cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đồng thời đề xuất thái độ tiếp cận mới. Hải quân Mỹ-Hàn tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở biển Hoàng Hải. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây, trong một cuộc điều trần tại Quốc hội, Tư lệnh Chiến khu Thái Bình Dương Mỹ, Samuel J. Locklear bắt đầu sử dụng một “từ mới” về địa-chính trị để định nghĩa khu vực châu Á-Thái Bình Dương truyền thống: Ấn-Thái-Á châu (Indo Asia Pacific), tức là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – châu Á, so với trước, đã tăng cường tầm quan trọng của Ấn Độ Dương trong toàn bộ khu vực. Theo bài báo, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là một trong những lực lượng chức năng quan trọng nhất để Mỹ và Quân đội Mỹ xây dựng chính sách đối với Trung Quốc và đối với châu Á. Trong mấy chục năm qua, khu vực ảnh hưởng luôn được gọi là “khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Bài báo đặt vấn đề: Tại sao Quân đội Mỹ lại coi trọng thay đổi cách sử dụng từ ngữ mà thế giới đã quen dùng trong nhiều năm như vậy? Bài báo dẫn một bản báo cáo được công bố năm 2012 của Trung tâm nghiên cứu quản lý khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đại học Adelaide, Australia cho biết, điều này chủ yếu là nhằm tập trung các nguồn lực an ninh và sức mạnh cứng truyền thống để công khai hoặc bí mật ứng phó với các nước đối tượng, đặc biệt là nhằm vào Trung Quốc. Nhưng, Donnelly, quan chức phụ trách báo chí của Bộ Tư lệnh Chiến khu Thái Bình Dương Mỹ lại kiên quyết phủ nhận quân Mỹ áp dụng quan điểm mới để gạt bỏ Trung Quốc. Bà cho rằng, đây là vì thấy rõ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ gồm có Thái Bình Dương, mà còn có Ấn Độ Dương. Theo bài báo, cho dù thế nào thì quân Mỹ cũng đã quyết tâm tiến quân vào Ấn Độ Dương, đây là động thái quan trọng dịch chuyển chiến lược tới châu Á của Mỹ. “Đổi tên” cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương chỉ là một động thái tiếp theo nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của Ấn Độ Dương, sau khi họ đã áp dụng một loạt hành động ở Ấn Độ Dương như nâng cấp Ấn Độ thành “đối tác hợp tác mới”, cải thiện quan hệ với Myanmar và bắt đầu đóng quân ở Australia. Châu Á có thể đã bước vào “thời đại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” như một số nhà quan sát dự đoán. Đối với Trung Quốc, những bước tiến của Mỹ ở châu Á rất dễ được kết luận là Mỹ tiếp tục dồn ép không gian chiến lược của Trung Quốc và kiềm chế sự phát triển của họ, từ đó gây ra nhiều bất mãn và ngờ vực hơn cho Mỹ. Nhưng, nếu như Mỹ đã dốc nhiều nguồn lực như vậy ở châu Á, một số nước châu Á còn không ngừng thuyết phục Mỹ thường trú ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho thấy Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục hiện diện ở châu Á và Ấn Độ Dương. Mỹ đã đưa lính thủy đánh bộ đến đồn trú ở Australia. Trong hình là lính thủy đánh bộ Mỹ tác chiến ở Afghanistan Theo bài báo, việc sử dụng tư duy xót xa của “người bị hại” để chống lại chính sách của Mỹ sẽ tiếp tục tăng thêm tranh chấp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ. Bài báo đề xuất cách tiếp cận mới là, Trung Quốc “có thể mượn lực, dùng lực như chơi thái cực quyền”, thoát ra khỏi vòng lợi ích trước mắt, đứng ở một tư thế cao và hoan nghênh Mỹ trở thành nhân tố ổn định của “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-châu Á”, đồng thời coi Ấn Độ Dương là địa bàn mới cho sự hợp tác quân sự song phương và hợp tác khu vực giữa Trung-Mỹ. Bài báo nhấn mạnh, cho dù là để bảo vệ năng lượng và tuyến đường vận chuyển năng lượng trên biển quan trọng, hay bảo vệ an toàn cho ngày càng nhiều công dân Trung Quốc sinh sống và làm việc ở các nước Ấn Độ Dương, thì Trung Quốc đều có lợi ích kinh tế và an ninh không thể tranh cãi ở Ấn Độ Dương và các khu vực xung quanh. Bài báo cho biết, Hải quân Trung Quốc tiến hành hộ tống ở vịnh Aden đã bước vào năm thứ 5, chứng tỏ Trung Quốc đã có kinh nghiệm và khả năng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Bài báo bình luận, nếu quân Mỹ thực sự không có ý đồ gạt bỏ Trung Quốc và tìm cơ hội hợp tác quân sự song phương thì họ sẽ không có lý do gì coi nhẹ sự hiện diện và lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ đã đến Hawaii trong hành trình đến Singapore để "chốt chặn" ở eo biển Malacca - tuyến đường hàng hải nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. So với biển Hoa Đông, biển Đông có tình hình căng thẳng hiện nay, Trung Quốc và Mỹ có tương đối ít vấn đề nhạy cảm ở khu vực Ấn Độ Dương, những thách thức chung mang tính chất “phi quân sự” như tấn công cướp biển, cứu trợ nhân đạo tương đối nhiều, có thể mở ra không gian mới để quân đội hai nước Trung-Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Australia triển khai hợp tác an ninh. Theo bài báo, nếu hợp tác thành công, Trung Quốc không chỉ có thể đánh bại ý đồ gạt bỏ Trung Quốc của “phe bảo thủ” Mỹ, tham gia vào cấu trúc an ninh mới của châu Á, điều quan trọng hơn là có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn – quan hệ quân sự Trung-Mỹ bị bao phủ bởi sự ngờ vực và chỉ trích, tăng cường khả năng hợp tác tích cực cho hai bên. Bài báo cho rằng, hiện nay, những người ủng hộ ở Ấn Độ và Australia tích cực chủ trương để cho quân Mỹ có tiếng nói chính ở Ấn Độ Dương, do hai nước này đều có tính toán riêng. Nhưng, bài báo đặt vấn đề đầy ẩn ý rằng, là hai nước chủ yếu ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó Ấn Độ có tham vọng trở thành nước lớn, cùng với việc mời Mỹ can dự vào khu vực, thì liệu hai nước này có cam chịu phục tùng sự chỉ huy của Mỹ trong các vấn đề của Ấn Độ Dương hay không? Mỹ-Ấn tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở Tây Thái Bình Dương ngày 10/4/2011 Đông Bình ====================== Đúng rồi! Đây là một hướng đi tích cực. Mọi sự hợp tác quốc tế trong sự hội nhập toàn cầu hóa đều là khả năng ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự trong việc xác định một quyền lực toàn cầu. Nhưng cái vấn đề khó giải thích vẫn cứ là cái "đường lưỡi bò" còn chình ình ra đó. Nó là một bằng chứng cho tham vọng xâm thực thế giới của Trung Quốc và không thể tạo được niềm tin cho một thiện chí hội nhập bình đẳng. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi luôn xác định người Trung Quốc cần phải long trọng công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa - như là một thái độ thể hiện thiện chí với thế giới, để có cơ sở thực hiện những gì mà tờ Hoàn Cầu đã nói , mà tôi trích dẫn ở trên. Còn vần đề Việt sử 5000 năm văn hiến phải được công nhân như là một điều kiện tiên quyết!? Chuyện này cũng chẳng có gì khó hiểu! Bởi vì thực chất nó là một âm mưu chính trị quốc tế. Nó là sản phẩm của môi trường chính trị thế giới hôn 40 năm trước. Và tất nhiên, những chiến lược gia của thập niến 70 , đẻ ra cái trò này biết rõ sản phẩm của họ. Thời thế đã thay đổi. Liên Xô đã sụp đổ. Việt Nam có những chuyển hướng chiến lược. Cái trò phủ nhận Việt Sử làm suy yếu tinh thần dân tộc Việt và lợi dụng lấn chiếm Việt Nam, bây giờ chỉ có lợi cho Trung Quốc. Hoa Kỳ và Đồng minh biết rõ điều này mà - khi đóng góp một nhà sử học là GS Keith W. Taylor vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" trong một xu hướng phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Người Anh đóng góp tiếng nói khi đăng tải các bài viết phủ nhận truyền thống văn hóa Việt trên BBC. Cái khách quan và nhiều chiều trên BBc về văn hiến Việt không hề có. Nó chỉ có một chiều với các bài viết của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa Việt. Tôi đố quí vị tìm được một bài trên BBC đăng chiều ngược lại từ 1975 đến nay. Nổi cộm nhất và cũng là cú chót, khi BBC đăng tải lời phát ngôn của người đàn bà Đỗ Ngọc Bích và bị những nhân sĩ Việt kiều ở Anh lên án. Còn Pháp quốc thì đóng góp vài nhân vật trong đó có giáo sư Lê Thành Khôi với những huân chương đến Bắc đẩu bội tinh cho vài nhân vật nghiên cứu lịch sử Việt trong "hầu hết". Cũng chẳng có ý kiến trái chiều nào về Việt sử 5000 năm văn hiến được sự ủng hộ một cách chính thống ở đất nước có thủ đô tự hào là trung tâm của ánh sáng văn minh một thời. Anh , Pháp là hai đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và cũng là hai quốc gia đóng góp nhiệt tình trong cái gọi là "cộng đồng khoa học" thế giới ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến. Các quốc gia khác im re, hoặc chí ít cũng không quan tâm lắm.Cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa truyền thống Việt, thực ra chỉ gói gọn trong 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Pháp - vốn đồng minh rất chặt chẽ , (kể cả trong chiến tranh Iraq lần thứ I) và Trung Quốc là nhiệt tình nhất. Chỉ cần với những hiện thực diễn ra trên 40 năm qua thì Thiên Sứ tui - tuy dốt nát, cũng đủ suy luận ra vấn đề - mặc dù nó chưa được "khoa học công nhận", vì chưa có "cơ sở khoa học". Nhưng nó là một giả thuyết hợp lý với những tiêu chí khoa học cho việc xác định một âm mưu chính trị trong việc này. Âm mưu này có gía trị trong hoàn cảnh lịch sử hơn 40 năm trước. Nó đã hết gía trị từ lâu rồi - từ 20 năm trước lận. Bởi vậy, nếu Việt sử 5000 năm văn hiến không được chứng tỏ một cách khách quan, khoa học và công chính - thì - nó chứng tỏ một âm mưu vẫn đang tiềm ẩn nhằm bá chủ thế giới trong tương lai của chính Trung Quốc - Khi mà Anh, Pháp, Mỹ không cần thiết đến nó nữa trong hoàn cảnh hiện tại. Tất nhiên, trong sâu thẳm của hậu trường chính trị quốc tế, họ hiểu rõ điều này. Bởi vậy, nếu Trung Quốc có rút khỏi biển Đông thể hiện sự tôn trong các gía trị hợp tác quốc tế thì chỉ cần với Việt sử 5000 năm văn hiến , không được chứng tỏ, cũng đủ mối quan hệ giữa Trung Quốc với đồng minh của họ chưa thực sự yên tâm lắm. Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý - các vị biết rõ điều này mà. Thiên Sứ tôi tuy dốt nát, nhưng cũng biết rất rõ điều này và rõ hơn tất cả "cộng đồng khoa học thế giới". Đó là lý do mà Thiên Sứ tôi luôn đặt vấn đề phải xác định tính chân lý của Việt sử 5000 năm văn hiên. Rất khách quan, khoa học đấy! "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, cũng có thể gây bão ở Thái Bình dương". Huống chi Việt sử 5000 năm văn hiến không nhẹ nhàng như cánh bướm và ở ngay Thái Bình Dương..3 likes -
Mẹ cháu mua làm sao có liên quan đến lá số của cháu /1 like
-
Con dị bào là con cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ, muốn tránh được hay không thì chưa biết ,nhưng tong các trường hợp như vậy thì không hoàn toàn chính xác ,có thể 7/10.1 like
-
Dạng người của cô bên ngoài thế nào ? Hơi cao to xương mặt hơi vuông ,chân mày đậm ngang mắt to hay lộ da hơi ngâm . Trong anh chị em cô là người giỏi hơn những người khác, những chị em thì học hành kém hơn , chị em thường ở xa cách nhau nếu gần sẽ sinh xung khắc khẫu, trong số đó cũng có người theo nghề dược. Cha mẹ rất nhân hậu tuổi thọ cao ,chuyên về các nghề như sư phạm hay y khoa. Tánh tình cô độc lời nói hơi kiêu kỳ khách sáo, nhiều nam tính, trong đời ít khi bệnh vặt sức khỏe rất tốt. Thường làm ơn hay bị mắc oán, giúp người nhưng rồi bị kẻ ăn cháo đá bát. Lúc lấy chồng bị đình hoãn hay kéo thêm thời gian, hay cưới chạy tang.1 like
-
Bác HTH vẫn chưa trả lời.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Báo Philippines: Trung Quốc đang leo thang gây hấn trên Biển Đông GDVN Thứ bảy 23/03/2013 08:08 Thủy phi cơ, trực thăng vũ trang hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm "đảo D" trên Biển Đông Tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 23/3 nhận định, Bắc Kinh đang tiếp tục leo thang gây hấn trên Biển Đông, củng cố yêu sách (phi pháp) của mình trên Biển Đông bằng các cuộc tuần tra hàng hải trên mặt biển, trên không ở khu vực tranh chấp. Bất chấp việc Philippines đã kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động khẳng định cái gọi là chủ quyền trên thực địa. Dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã, hôm thứ Hai một chiếc trực thăng Trung Quốc cất cánh từ tàu Hải tuần 31 để thực hiện cái gọi là "tuần tra, giám sát" không phận khu vực Đá Tư Nghĩa nằm trong cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Đá Tư Nghĩa đang bị lính Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV). Giới truyền thông Trung Quốc cũng liên tục đưa tin rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc phái máy bay trực thăng hàng hải đến khu vực quần đảo Trường Sa. Không đừng lại ở đây, Hải tuần Trung Quốc còn thả hoa tiêu trái phép tại khu vực Đá Tư Nghĩa, Bãi Đá Bắc thuộc cụm Bình Nguyên và Bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang, quần đảo Trường Sa. Ngày hôm qua 22/3, một chiếc tàu Ngư chính "to nhất" Trung Quốc tiếp tục được phái tới Trường Sa để thực hiện cái gọi là "tuần tra, bảo vệ ngư dân" trong khi 4 tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải đang tập trận trên vùng biển "X", đổ bộ đánh chiếm "đảo D" trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cho hay, Manila đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các khu vực hàng hải thuộc "chủ quyền" của Philippines. Hồng Thủy (Nguồn: MST, THX) ======================= Nếu chuyến công du Nga này của ngài Tập Cân Bình thành công thì biển Đông sẽ diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ chiến tranh vì chinh phục xảy ra là không tránh khỏi. Nhưng đâu phải trên thế gian này cứ muốn là được! Người Nga đã thể hiện sự quan tâm ở biển Đông trước chuyên thăm của ngài Tập Cân Bình và tôi tin rằng ngài Putin đủ tỉnh táo để biết đến mục đích sâu xa của chuyến thăm "hữu nghị" này. Chú gấu Nga sẽ bị nuôi lấy mật, sau khi người Trung Quốc làm bá chủ thế giới. Mọi chuyện được quyết định bởi những quy luật vũ trụ. Trong trường hợp này không có tính dân chủ và ý kiến trái chiều để tham khảo.1 like -
Sinh ở đâu lấy theo giờ nơi ấy. Chồng chị nghĩ lá số giờ tị theo chị miêu tả là đúng rồi. Chồng chị có hay bị bệnh về đường tiêu hóa hay đau bụng hay bệnh về dạ dầy?1 like
-
Con sói ấy rất hay đá xoáy người khác nhưng lại to mồm kêu cứu cứ làm như mình hiền lắm,suốt ngày bị bắt nạt1 like
-
Cháu theo đạo nào công giáo hay phật giáo ?Cháu nên cầu nguyện đức Mẹ nếu là công giáo, hãy cầu phật Quan Âm phật Địa Tạng nếu là Phật giáo, mặc dù hạn của cháu có nhiều sao cứu tinh giải nạn nhưng chưa biết mức độ bệnh tình của cháu như thế nào có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, trong mấy tháng nầy tử vi cháu hội đủ tam giải [ Thiên Địa-Giải thần ] dựa vào đó thêm cầu nguyện cháu sẽ được qua tai nạn nầy, hãy tiin bác vì bác đã từng thấy phật Quan Âm -Địa Tạng và chư vị thần thánh chung quanh NẾU CÓ ĐỨC TIN CÀU NGUYỆN CHO ĐẾN KHI CHAU SANH MỌI VIỆC SẼ ỔN, nhưng dù sao đi nữa cháu vẫn phải chịu 1 kiếp nạn là sanh mỗ sẽ sanh trước ngày định nhưng không quá sớm , tính bằng ngày chứ không bằng tháng.1 like
-
Đặc điểm phổ biến là mũi của các vị phu nhân này đều thẳng và đầy đặn. Trừ vài trường hợp nhưng tỷ lệ ít hơn. Cái mũi của người nữ chính là cung phu của họ đấy! Tất nhiên là phải phối hợp nhiều bộ vị trên khuôn mặt mới xác định được.1 like