-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/03/2013 in all areas
-
Sẽ có nhiều bất ngờ từ Bắc Triều Tiên... ===================================== Quân đội Hàn Quốc tập phản công trong thành phố Thứ Hai, 18/03/2013, 08:13 [GMT+7] (ĐVO)-Để có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong mọi tình huống có thể xảy ra, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành diễn tập tấn công trong thành phố... Thời gian gần đây, tần suất tập trận của Triều Tiên ngày một gia tăng khiến HQ không thể ngồi yên, những lần tập trận với các loại pháo tự hành ở gần khu vực biên giới cũng không khiến Seoul cảm thấy thật sự yên tâm Chính vì vậy mới đây quân đội HQ đã tổ chức diễn tập tấn công, chiến đấu trong thành phố, với giả định thành phố bị quân địch chiếm đóng tạm thời. Động thái này của quân đội HQ càng khiến nhiều người quan ngại cho tình hình tại khu vực bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo phát biểu của đại diện quân đội HQ thì Seoul muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Có thể nói rằng các mối quan hệ giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên dần đóng băng, kể từ khi Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang cố tình thực hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây cũng là cái cớ để Bình Nhưỡng đang muốn tiến hành một cuộc chiến với Seoul. Theo nhiều chuyên gia thì kể từ năm 1953 cả 2 miền Triều Tiên về lý thuyết vẫn ở trong tình trạng chiến tranh, nhưng giờ đây điều đó đang có nguy cơ xảy ra trong thực tế. Việc Seoul quyết định tổ chức diễn tập tấn công trong thành phố phải chăng là kế sách chiến thuật của quốc gia này? tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ phân tích. Hiện tại không chỉ quân đội Triều Tiên tích cực chuẩn bị cho chiến tranh mà quân đội HQ cùng với Mỹ cũng có những sách lược kịp thời để đủ tự tin đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. ======================= Chẳng ai muốn chiến tranh cả. Những giá trị nhân bản của nền văn hiến Việt xác định điều này. "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh" - Lý học cổ thư phát biểu vậy. Trong văn hóa Việt cũng nhiều áng văn thơ bất hủ nói lên nguyện vọng sống trọng hạnh phúc của con người: "Trời ơi! Sinh giặc làm chi? Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường!". Hoặc nỗi buồn chia ly của người chiến binh trong "Mầu tím hoa sim" cũng nhắc nhở những đau thương của chiến tranh. Nhưng tiếc thay! Con người không lựa chọn được môi trường sống của mình. Nó sinh ra như một định mệnh đã an bài. Cuộc sống của mỗi con người bị cuốn hút vào môi trường sống của nó với những quy luật khắc nghiệt. Con người rất muốn "vượt qua chính mình". Đấy không phải là một khẩu hiệu để khuyến khích nghị lực của con người. Mà ẩn chứa đằng sau nó còn cả một hệ thống minh triết về sự hiểu biết của trí huệ để thông tỏ quy luật của tự nhiên và quyết định cho số phận. Chính những tri thức ấy giúp cho con người phương thức giải quyết những mâu thuẫn hiện tại để tiến tới tương lai với con đường tốt đẹp nhất. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì con người cần phải vượt qua những nhận thức trong một tập hợp hạn hẹp đang hàm chứa nó để vượt thoát ra một tập hợp lớn hơn - Và từ nhận thức bao quát của tập hợp lớn hơn đó, mới có thể giải quyết những mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong tập hợp hiện trạng của nó. Một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - Lý thuyết thống nhất - sẽ giúp tránh khỏi những tổn thất do con người gây ra cho chính mình. Tiếc thay! Việt sử 5000 năm văn hiến - cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - vẫn chưa một ai nhắc tới. Mọi chuyện đã quá đà, những vẫn còn kịp trong một khoảng khắc mong manh.1 like
-
Vụ tống tiền CSGT: Nên công khai băng ghi hình NGUYÊN LINH ghi 18/03/2013 07:53 (GMT + 7) TT - Đã có gần 350 email của bạn đọc gửi đến tòa soạn bày tỏ sự quan tâm, đồng thời đặt nhiều nghi vấn liên quan đến vụ một nhóm thanh niên táo tợn tống tiền cảnh sát giao thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hầu hết bạn đọc đề nghị cần công khai băng ghi hình để làm sáng tỏ vụ việc. Đề nghị này cũng được các chuyên gia đưa ra khi trao đổi với Tuổi Trẻ. >> Tống tiền cảnh sát giao thông: Trách nhiệm nhìn từ hai phía >> Cảnh sát giao thông bị quay phim tống tiền * Luật gia NGUYỄN VĂN KHA (Hội Luật gia TP.HCM): Cần điều tra các chứng cứ khác Trong thâm tâm, người dân chỉ quan niệm rằng nếu không có vấn đề gì thì tại sao phải nộp cho nhóm tống tiền 120 triệu đồng. Chính vì vậy, thiết nghĩ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cần xác minh, điều tra không chỉ trong phạm vi của băng ghi hình do nhóm tống tiền cung cấp mà còn phải điều tra, xác minh các chứng cứ khác có liên quan như lấy lời khai của nhân chứng (không chỉ phát sinh trong phạm vi ngày 19-4-2010 mà còn phát sinh trong những ngày trước đó nữa). Ngoài ra, cũng cần làm rõ thời gian và địa điểm kiểm soát nêu trên có được thực hiện theo đúng quy định hay không. Nếu không thực hiện theo đúng thời gian hoặc địa điểm quy định thì cần làm rõ xem có dấu hiệu của tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật hình sự hay không. Hoàng Điệp ghi * Luật sư Nguyễn Văn Thanh (Đoàn luật sư Thừa Thiên - Huế): Nhiều băn khoăn cần lời giải thích Đọc bài “Tống tiền cảnh sát giao thông (CSGT)” của báo Tuổi Trẻ ngày 16-3, tôi băn khoăn vì sao CSGT lo sợ đến mức phải chung một khoản tiền lớn đến như vậy. Ở đây, năm CSGT khi bị khống chế tại sao không báo cáo với lãnh đạo mà lại chấp nhận chung chi 120 triệu đồng? CSGT là những người thực thi pháp luật có đủ quyền hành và am hiểu pháp luật, biết rõ hành vi tống tiền là vi phạm pháp luật mà vẫn chủ động thương thuyết rồi chấp nhận chung chi. Nếu lý giải rằng CSGT chỉ làm sai quy trình trong tuần tra kiểm soát như cáo trạng nêu mà khiến họ lo sợ phải chung chi đến 120 triệu đồng thì chưa thuyết phục. Vụ án này đã công khai, khi xét xử cơ quan tố tụng nên công khai băng ghi hình để rộng đường dư luận. Hành vi bị cáo thì đã rõ, tuy nhiên cần phải làm rõ thêm hành vi của người bị hại để trả lời những băn khoăn của dư luận. Một luật sư xin bào chữa miễn phí cho bị can Chiều 17-3, PV Tuổi Trẻ đã tìm đến gia đình hai bị can ở Đà Nẵng có hành vi tống tiền cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế là Trương Quốc Vũ và Huỳnh Ngọc Thọ. Bà Đinh Thị Ngự (65 tuổi, trú tại tổ 29, P.Hòa Khê, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng), mẹ bị can Thọ, buồn bã: “Nhà tui quá nghèo, con cái học hành không đến nơi đến chốn, cha nó mất sớm không ai dạy dỗ nên theo chúng bạn mới ra nông nỗi này. Hôm công an gọi nó lên phường, sau đó dẫn về nhà đọc lệnh bắt rồi dẫn luôn ra Huế, tôi chỉ được hai lần đi thăm con. Cứ mỗi lần ra thăm nó tui đi quanh xóm xin người năm mười ngàn để mua quà cho con”. Khi được hỏi có định mời luật sư bào chữa để đảm bảo công bằng cho con không, bà Ngự nói cũng muốn thuê luật sư nhưng hiện gia đình quá khó khăn lấy gì mà thuê, giờ chỉ mong các cơ quan xem xét giảm nhẹ án để Thọ sớm được trở về. Bà Ngự nói cách đây khoảng 20 ngày bà có ra thăm con. Bà thấy Thọ đi đứng bình thường nhưng vì lảng tai nên bà không nghe con nói gì cả. Còn nhà bị can Trương Quốc Vũ (tổ 19, P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ) cửa đóng kín. Một người hàng xóm cho biết hôm nay ông Trương Văn Hùng, cha của bị can Vũ, ra Huế để thăm con. Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Hùng cho biết sức khỏe của Vũ vẫn bình thường và ông chưa biết có nên mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho con mình hay không. Cũng trong chiều 17-3, khi biết được thông tin gia đình bị can Thọ nghèo khó, không có điều kiện mời người bào chữa, luật sư Trần Xuân Vinh, trưởng văn phòng luật sư Hòa Phát (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), đã liên hệ với báo Tuổi Trẻ nắm thêm thông tin để xin nhận bào chữa miễn phí cho bị can Thọ trong quá trình xét xử. HỮU KHÁ ============== Lại chuyện "hai thằng nhìn". Nhưng khác nhau là tôi không chung tiền, mà đưa lên mạng công khai để rộng đường dư luận. Xem ai có thấy gì về tôi thì đóng góp thoải mái.1 like
-
âu lạc – nam việt - giao chỉ Theo sự nghiên cứu tỉ mỉ của giáo sư Trần Kinh Hòa (đăng trong tạp chí Đại học Huế trong 2 số 15, 16 năm 1960) thì Tây Âu là quốc danh, còn Tây Âu Lạc chỉ dân Lạc ở nước Tây Âu. Vậy vị trí nước Âu Lạc ở đâu? Hai ông Maspéro và Aurousseau thì cho là Tonkin Annam. Trái lại ông Camille Sainson dịch giả An Nam Chí lược của Lê Tắc thì cho là thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Lại có người cho là Chiết Giang. Giáo sư người Nhật Nobuhiro bác đi và cho là phải ở trên Bắc nữa, nhưng không nói ở đâu. Giáo sư Trần Kinh Hòa dẫn lời Quách Phác trong Sơn Hải Kinh cho rằng “Mân Việt tức Tây Âu nay thuộc huyện Kiến An” (Hòa184). Ngần ấy ý kiến nên theo ý nào? Các học giả đều bác bỏ nhau để nhận một. Theo tôi thì tất cả các học giả đã bỏ xót một yếu tố quan trọng là sự kiện người Việt Nam liên miên phải di cư từ Bắc xuống Nam trứơc sức xâm lăng của Bắc phương. Đây là một sự kiện lớn lao nhất kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Vậy mà lại không được các học giả chú ý cân xứng. Sở dĩ như vậy vì nó đã xảy ra lâu đời trước vào thời khuyết sử, nên không ghi lại nhiều sử kiện. Tuy nhiên nó vẫn còn tái diễn phần nào trong thời có sử, vì thế chúng ta có thể coi là các ý kiến trên kia đều chấp nhận được cả miễn là biết đặt vào giai đoạn khác nhau. Ý kiến đặt Âu Lạc ở Trung Bắc Việt đúng vào lúc cuối cùng tức chung quanh đời Tần Hán dăm ba thế kỷ. Ý kiến cho là ở Chiết Giang hay Giang Tây cũng đúng nhưng phải đặt lùi về trước ít ngàn năm. Và sau cùng đến ý kiến của sách Sơn Hải Kinh cho là ở miền Kiến An cũng lại đúng miễn phải ngược lên nữa để tìm ra gốc tích cái tên Lạc có lẽ không phải Kiến An ở tỉnh Phúc Kiến bên dưới Chiết Giang, mà có lẻ là tên xưa đã thất lạc để chỉ một miền có liên hệ đến sông Lạc mà tiên tổ xưa đã ở. Vì sông Lạc cũng dài lắm theo Địa Hán chí là 1970 dặm (Legge III.140) nên rất có thể một số cha ông ta đã có mặt ở một miền nào đó trên bờ sông Lạc và vì thế ta phải lên đến bờ sông này mới tìm ra nơi cư trú đầu tiên và lúc ấy ta có đủ lý do để suy đoán ra rằng mỗi khi tiên tổ Việt tộc phải di cư thì quảy luôn cả tên cũ đi để đặt cho những miền đất mới định cư, y như các trại Bùi Chu Phát Diệm di cư cả tên vào Nam vậy. Khắp nước ta thiếu gì những tên trùng hợp với tên cũ bên Tàu như Hà Nội, Hà Nam, Sơn Tây, Kiến An, Gia Định là do tâm lý đó cho nên danh hiệu có một mà địa vực lại nhiều nơi. Bởi đó với triết lý việc định vị trí khu vực Lạc Việt, Âu Lạc không quan trọng cho bằng quy định nội dung của chính cái tên. Thế mà xét về nội dung thì hai chữ Âu Lạc đều đầy ý nghĩa. Sách “Toàn Thư ngoại kỷ” quyển I chép rằng: vua Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ sinh ra trăm con, ấy là thuỷ tổ giống Bách Việt. Giáo sư Hòa (tr.142) cho hai âm Âu trong Âu Cơ và Âu trong Âu Lạc, cũng như Lạc trong Lạc Long Quân và Lạc trong Âu Lạc, hoàn toàn giống nhau và đối ứng nhau. Hơn thế nữa theo sách “Sử ký tập giải Hán thư văn nghĩa” rằng “Lạc tức là Việt, chữ hán” (Hòa 183). Sách “Thuỷ kinh chú” (quyển 37) dẫn Giao châu ngoại vực ký rằng “ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa có huyện thì trên đất có Lạc điền, theo nước triều lên xuống dân khẩn cày ruộng ấy làm ăn, nhân đó gọi là Lạc dân. Lạc hầu làm chủ toàn bộ các quận huyện. Mỗi quận huyện thì phần nhiều đặt Lạc tướng (Hòa 190). Đọc đến đây ta nhận thêm ra một mối liên hệ của tiên tổ ta với nước, nên sau này hay nói đến nước như “sơn tinh thuỷ tinh” và “thần kim quy” được gọi là “Thanh Giang sứ giả” và dùng con vật sống dưới nước Giao long làm vật biểu cũng như khi phải bay lên trời còn cố dùng loại chim nước, như chim Hồng hộc trong Hồng Bàng cũng như chữ Hồng phạm viết với bộ thuỷ (xem đồ bản vẽ hìn 3 loại qua một thứ giao của giáo sư Hòa tr.153 chỉ rõ điểm này). Sở dĩ có mối liên hệ chặt chẽ vì nước đem lại ánh sáng văn minh là Lạc Thư, làm sao không dan díu với nước. Vì thế mà trong thế giới duy có Việt Nam dùng một chữ nước để chỉ cả nước sông và nước quốc, cho nên chữ Lạc ban đầu viết với bộ thuỷ như sông Y sông Lạc trong kinh Thư (thiên Vũ Cống câu 14). Về sau nhà Hán thuộc hỏa kị thuỷ mới đổ ra bộ nhai rồi sau đổi ra bộ chuy mà viết là Lạc và có lẽ vì đ1o mà sau này chữ Lạ viết khác nhau: Sử ký viết bộ mã, Lĩnh nam trích quái bộ trãi, An Nam chí lược bộ chuy. Vì thế ý kiến giáo sư Hòa cho tiếng Lạc là có ý dịch chữ Alauk cũa tiếng Chàm cũng có nghĩa là ruộng thì tôi cho là rất yếu vì nó không hợp cho đồng văn tức là thói tục thông thường của Việt Nam đã từ đầu toàn dùng chữ Nho để đặt tên sông, núi, miền và nhất là người. Cho nên nếu người xưa khi dùng chữ Lạc có nghĩ tới chữ Alauk thì cũng là một sự ngẫu nhiên không mấy quan trọng, điều được các ngài chú trọng hơn cả khi đặt tên nước là Âu Lạc là cốt để kỷ niệm chốn chôn nhau cắt rốn của Lạc Long Quân một ông vua nếu không cai trị Lạc Aáp, Lạc Dương, Lạc Nam… thì cũng có liên hệ nào đó đối với con sông Lạc là sông gắn liền với Lạc Thư tức một nền minh triết có nền tảng mẹ như đã nói trên về Âu Cơ. NAM VIỆT Bây giờ chúng ta bàn đến danh hiệu Nam Việt có từ đời Triệu Đà. Hai chữ này có thể chỉ những người có lý tưởng siêu việt nhất ở phương Nam, muốn đại diện cho đoàn người Bách Việt đông đảo ở khắp nơi trên nước Tàu. Chữ Nam cũng còn cần đựơc hiểu theo cung ngũ hành, chỉ phương Nam đối với phương Bắc, nên là miền sáng láng, chỉ văn minh. Như vậy tuy danh hiệu khác, nhưng vẫn nói lên một điểm y như chữ Xích Quỷ là chủ phương nam thuộc hỏa màu đỏ, thì Nam Việt cũng là cái gì siêu Việt nhất ở vùng Nam, con cháu của những người có liên hệ tới lửa: Viêm Đế, Đế Minh, Trùng Lê… Thực ra nếu xét kỹ thì Việt Nam chỉ là miền đất ở phía Nam Việt Giang, nhưng phải xét lên cao hơn nữa lúc tổ tiên đặt tên sông là Việt, thì tiền nhân không thể không gói thêm vào đó ý nghĩa siêu lên kiểu chữ Nam đi với chữ Hạ (chư hạ) cũng như những tên Kinh Dương Vương, Hoa Hạ, vì Dương với mùa Hạ và miền Nam là một, tất cả đều chỉ lửa đỏ, sáng. Bởi thế nói được rằng chữ Việt Nam cũng chỉ là một cách canh tân lại ý chí làm tròn sứ mệnh là bảo toàn và phát huy nền văn hóa nông nghiệp gắn liền với lửa (Viêm Đế, Thái Hạo, Đế Minh…) (1) Chữ Việt xưa viết với bộ Mễ, nay quen viết với bộ Tẩu. Có ý kiến cho là do ngườiTàu viết đổi đi để ngụ ý chửi Việt Nam như con chó chạy. Đó là một ý kiến không có bằng chứng nào khác ngoài việc tán tự, tức là loại lý chứng rất bấp bênh. Tôi không tin là các cụ xưa lại khờ đến nối chấp nhận sự thóa mạ đó. GIAO CHỈ Bây giờ bàn đến tiếng Giao Chỉ, có phải giao là miền của Giao long (cá sấu) còn chỉ là miền đất những người có hai ngón chân cái xoè ngang, hay chỉ là miền ở chân núi. Con Giao có nghĩa như Nam giao trong đầu kinh Thư? Chúng ta có thể thưa rằng giải nghĩa chữ “Giao chỉ” theo nghĩa ngón chân giao nhau là lối giải quá duy vật nên không đúng. Trước hết khoa giải phẫu chứng minh là không có giống người hai ngón chân đâm ngang (tên khoa học là Hallux varux). Tuy nhiên ở những vùng chưa văn minh quen đi chân không cũng có một số ngón chân cái hơi giẽ ra nhưng đó là tật chung ở khắp nơi trên thế giới kể cả Âu Châu. Vậy không thể căn cứ theo đó, nhất là nó không hợp đồng văn của nền văn hóa tâm linh Việt Nho rất coi trọng việc đặt tên, không thể lấy cái tật ở một số người mà đặt tên cho cả một nước. Vì thế thuyết này không còn thể đứng vững như giáo sư Hòa đã bác đi sau những nghiên cứu tỉ mỉ về hết mọi phương diện, nên tôi xin miễn nói tới và chỉ xin trưng lại lẽ chính của giáo sư là các sách cổ nhất khi nói đến tên Giao Chỉ như sách Phong Tục Thông, sách Thượng Thư, sách Sơn Hải Kinh, Bác Vật Chí, Hậu Hán Thư… đều không có nói đến ngón chân xoè ra, chỉ mãi 6, 7 trăm năm sau mới có những học giả nhân vì chữ Giao chỉ mới cho tên là do đó… Sở dĩ tôi trưng lại lẽ này của Giáo sư Hòa vì cho đây là lẽ mạnh nhất, mạnh đến nỗi có dư sức chống luôn cả ý kiến của chính giáo sư muốn cắt nghĩa Giao Chỉ là miền có những “cá sấu” gọi là Giao long, và vì thế giáo sư phải thêm vào chữ Giao bộ trùng và chữ chỉ bộ túc để việt là (chữ hán) thay vì (chữ hán). Tôi cho sự thêm thắt này là do quan niệm duy vật hay là vẽ rắn thêm chân nảy sinh về sau không ăn nhằm chi tới quan niệm tâm linh sử quan bên ta, nơi mà ý niệm đó được biểu dương cách cực kỳ long trọng bằng lễ Nam Giao, một lễ đầu não nhất, nên cũng biểu lộ óc tâm linh hơn bất cứ lễnào, và vì thế mọi người suy tư phải lấy nó làm sợi dây ghi đường trong việc quy định nội dung hai chữ Nam Giao và Giao Chỉ, nếu không thì có đưa ra bao suy luận dựa trên thổ tục học, lịch sử học, ngôn ngữ học… cũng không giúp cho khỏi lạc lối vào vòng nguỵ biện để chạy theo những cái chân của rắn thêm vào sau. Vì thế chúng ta cần phải trở lại nguồn đi về thực xa, và ở đấy chúng ta nhận ra rằng những bản khắc xưa nhất lại chỉ viết có (chữ hán) không có chân hay sâu chi cả. Nguyễn Nguyên nói trong sách xưa đều chép Giao Chỉ (chữ hán) cũng có chỗ chép (chữ hán)… Riêng tôi cho rằng bộ phu này báo hiệu một sự sa đọa to lớn được ghi dấu bằng cả một chữ như thổ, châu, bộ, di… vì từ đời Hán về sau người ta bỏ chữ chỉ và thay vào bằng những chữ khác như Giao Châu, Giao Thổ, Giao Bộ, Giao Binh, Giao Di… (Hòa 216). Còn gì tỏ lộ sự đi sâu vào sa đọa rõ bằng đầu hết là chữ… có nghĩa triết lý là ở như chữ cư trong kinh Thi trưng lại ở Đại học “chỉ ư chí thiện” hoặc cái cùng cực cái chí thiện như câu “khâm quyết chỉ” kinh Thự. Thái giáp thượng, câu 7 = hãy kính cẩn định lấy cái cứu cánh cùng tột. Sau đó thì trụt xuống nghĩa địa dư như giao châu, giao thổ; sau cùng trụt xuống một bậc nữa đến nghĩa chính trị và hành chánh để trở nên giao bộ, giao binh, giao di. Đợt sa đọa thứ ba này thì rõ rệt thuộc chính trị, có óc xâm lăng, nhiều khi điểm chút kỳ thị như biểu lộ trong chữ di (Giao Di) và tự đấy học giả chỉ căn cứ vào những chữ viết sau này mà suy luận thêm ra: tự… đến… rồi sau vẽ rắn thêm chân, viết với bộ túc là… và lúc ấy phải thêm bộ trùng vào chữ giao cho ra… để chỉ miền của Giao Long (dấu… là chữ hán). Ta có thể nói hầu hết trên thế giới đâu cũng có cá sấu nhưng chỉ có ở Việt Nam mới có thuyết lấy tên cá sâu làm địa danh chỉ vì nó có tên là giao. Sự việc xảy ra y hệt với chữ chỉ để trỏ ngón chân tréo ngang vậy. Tại sao giáo sư Hòa đã bác được thuyết ngón chân giao nhau mà lại rơi vào thuyết giao long? Vì sự thực cả hai thuyết đều thuộc “duy vật sử quan”. Là vì đã không chú ý đến toàn thể là bầu khí tâm linh sử quan. Vậy để theo được tâm linh chúng ta phải ngược dòng về tận ngọn nguồn, và lúc ấy sẽ gặp những ý nghĩa cao hơn như sau. Theo sách “Thuyết văn” thì chữ chỉ là nên dưới vì tượng cây cỏ mọc có nền, cho nên lấy làm chân. Chính ý nghĩa này đem đến cho chữ chỉ bộ túc và ý nghĩa lớn nhất của túc làmiền chân núi, và đó là ý nghĩa được nhiều học giả quy cho Giao Chỉ như Tư Mã Thiê (S.M.T I.38). Ta có thể chấp nhận ý này nhưng cần được bổ sung như sau. Khi người Tàu xem xuống mạn Nam thì bên tay mặt phía Tây Bắc là rặng núi Côn Lôn, rồi đổ xuống Nam là dãy Tần Lĩnh, có thể được coi như Côn Lôn hay Hy Mã Lạp Sơn nối dài, mà vì thế có thuyết gọi là Nam Lĩnh. Nhưng chính ra Nam Lĩnh nằm về phía Đông khởi đầu ở những tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tây và mang tên là Tiên Hà Sơn Mạch… Khi đến quãng hai tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến thì gọi là Vũ Di Sơn, và ở vào khoảng Hồ Nam Quảng Đông và Quảng Tây thì gọi là Ngũ Lĩnh Sơn Mạch, vào đến tỉnh Quý Châu thì gọi là Miêu Lĩnh… Nhưng tên gọi chung tất cả dãy núi là Nam Lĩnh để có thể coi như đối với Tây Lĩnh khởi đầu từ núi Côn Lôn với Tần Lĩnh rồi bắt đầu xoải đầu xuống theo triền sông Cửu Long phía Nam và Dương Tử Giang phía Đông, để dừng lại gặp dãy Lĩnh Nam ở vùng Quảng Tây và Bắc Việt… Rặng núi phía Tây này có Ngũ Khê, mà ta chỉ nên hiểu cách co giãn vì có khi cũng kêu là Tam Hạp (Văn Hiến .18) để đối với Ngũ Lĩnh phía Đông. Sự đối đáp nay được thấy trong Sơn Hải Kinh với 12 ngọn núi chia ra Bắc 3, Nam 3, Đông 4, Tây 4, và nó cũng chỉ là sự quảng diễn theo khung ngũ hành “ngũ nhạc” đã nói ở trên. Những lối đặt tên tiên thiên kiểu này nhiều khi phải gọt thực tế cho ăn vớinhau, chứ không hẳn cần có 5 khê, 5 lĩnh, nhưng có thể hơn hay kém, cũng y như Cửu Long thì Cửu không cần là 9 vậy. Đó là đại để ý thứ hai của chỉ là chân, nhưng ý này chỉ hiểu đúng được khi biết quy chiếu vào ý thứ nhất là nền tảng. Và đấy mới là then chốt. Vậy ý then chốt này sẽ được ghi lại trong cuốn sách có lâu đời nhất đến nỗi gọi là Thượng Thư hiểu là Thượng Cổ, đó là kinh Thư ngay phần mở đầu gọi là Nam giao đối với Bắc phương gọi là Sóc phương, đó là một sự đối đáp tiên thiên và cao trọng nhất trong nền văn hóa Việt Nho không nên tách ra khỏi cơ cấu đó để đi tìm ý nghĩa bên ngoài. Giáo sư Hòa đã đặt được phương trình Giao Chỉ là Nam Giao mà không chú ý đủ lại đi tìm nghĩa giao ở cá sấu. Ta cần thìm nghĩa giao ngay nơi nó. Nếu đem ánh sáng Kinh Dịch dọi vào mà nhìn thì ta sẽ thấy ý đó nổi bật lên. Ai cũng biết ngày sóc là mồng một, nên sóc cũng có nghĩa là khởi đầu, là phương Bắc, còn giao là giao hợp, giao hòa… là trọn vẹn thì ở phương nam. Sự xếp đặt này được nói rõ lên trong câu “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” (thuyết quái “số đã đi qua thì theo chiều thuận, còn để biết việc tương lai thì theo chiều nghịch”. Chiều nghịch cũng như chữ Văn đi theo tay trái, nơi có trái tim, để chỉ tâm linh và cũng chỉ đàn bà vì giàu tình cảm và có tài trực thị là thấy thẳng, một đức tính cần cho được biết tương lai mà kinh Dịch cũng gọi là tượng “tại thiên thành tượng” và chỉ thị tượng bằng các số sinh 1, 2, 3, 4. Ngược lại là chiều thuận cũng như chữ Vạn đi theo kim đồng hồ tức theo tay mặt và chỉ đất “tại địa thành hình” và quy cho đàn ông chạy vòng ngoài, được kinh Dịch chỉ thị bằng các số thành (tức đã thành hình) là 5, 6, 7, 8. Bây giờ ta sắp đặt hai rẫy số trên theo câu kinh Dịch là “số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch” thì ta sẽ thấy 2 số là 1-5 khởi đầu ở phương Bắc, còn 2 số 4, 8 giao nhau ở phương Nam. Sự giao nhau này được tượng ý bằng chữ nghệ hình 2 và từ chữ nghệ vươn lên chữ Vănhình số 3. Từ chữ Văn lên chữ Giao hình số 4. Tất cả được minh họa bằng hình Phục Hy Nữ Oa hình 5. Ta lại biết rằng tiên thiên bát quái Phục Hy xếp theo thứ tự Kiền 1, Đoài 2, Li 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, và theo thứ tự ta xếp lại như hình trên thì cũng sẽ có hai quẻ khởi đầu kiền tốn ở phương Bắc hai quẻ chấn khôn giao hội ở phương Nam… Còn nếu xếp theo hậu thiên bát quái thì hai quẻ giao nhau lại là Cấn Khảm = sơn thuỷ là hai biểu tượng quen đi đôi. Và rất có thể vì đó mà có tên giao chỉ, vì quẻ cấn có nghĩa là chỉ “Cấn chỉ dã, chữ hán” (Thuyết quái VII). Bây giờ đến đàn ông và đàn bà xếp vào vòng đó. Xếp cho ông bên nào? Nếu bảo “nam tả nữ hữu” là theo Hán Nho chứ Việt Nho thì sẽ nói “nữ chiêu nam mục” vì chiêu cao hơn mục hay đúng hơn tế vi hơn nam vì “tại thiên mới thành có tượng” còn nam vì “tại địa thành hình” và như vậy thì phải xếp Nữ Oa bên chiêu với cái quy tròn. Phục Hy bên mục với cái củ vuông và ta sẽ có hình haiông bà đầu quay hướng Bắc còn “đuôi” hai vị giao hội ở phương Nam. Sau ba chứng liệu trên bây giờ chúng ta sẽ nhận ra thế nào là Giao Chỉ. Giao Chỉ là sự giao hội của hai cực cũng gọi là “thiên địa chi đức, âm dương chi tú khí, quỷ thần chi hội” quỷ thần ẩn ẩn hiện hiện: không thể gọi tên. Có thể vì đó mà kinh Thư chỉ nói đơn sơ là Nam Giao mà không nói “viết Giao Chỉ”, vì đây cũng là chỗ cùng cực của yêu thương, của “tình thâm nhi văn minh” theo nghĩa cao cả của văn là trời đất giao hội sinh ra nền văn minh tâm linh cũng gọi là Đạo, vì “Đạo là chỗ chí cực của vật” (đạo = vật chí cực) nên cũng bất khả ngôn, vì “hễ đã ngôn thì không còn là Đạo Thường”, nên không thể gọi tên và vì thế chỉ cón có tế lễ Nam Giao mới biểu lộ được phần nào ý nghĩa cao siêu ấy. Vậy khi tiền nhân ta đặt tên cho nước là Giao Chỉ thì không có lý do gì lại không nghĩ tới lễ Nam Giao được thực thi trọng thể mỗi năm mỗi lần: cũng như được ghi lại ngay đầu kinh Thư. Cho nên đặt danh hiệu Giao Chỉ cho nước là nói đến sứ mạng cao cả của những người sống trong nước ấy vậy. Chúng ta biết rằng giữa danh hiệu với vật tổ có mối liên hệ tâm linh nghĩa là đã thiết lập theo một cơ cấu lý tưởng, nương theo ý tưởng đó mà xét các tên nước ta trong dĩ vãng chúng ta nhận thấy hai điểm đáng ghi chú: trước hết là các tên nước Việt Nam gắn liền với điểu và thú. Vì ý tưởng là muốn có hai đức tính. Điểu sau là hai đức tính đó được đặt ngang nhau trong thế hòa hợp: điểu thú đi đôi, cũng như núi sông gặp gỡ (ngũ lĩnh giao thoa với ngũ khê, để cho “văn chất bân bân”: chất gia đi với văn gia làm nên Văn Lang (Socio 27). Rõ rệt là hai nét đặc trưng của Kinh Dịch là Âm Dương lưỡng nghi và hòa hợp Giao Chỉ làm nên Đạo: “nhất điểu nhất thú… nhất âm nhất dương chi vị đạo”, cả hai được đúc kết lại khăng khít ít ra trong dự tính khi tiền nhân đặt danh hiệu cho nước. Hai đức tính là Nam Bắc, là Bố Cái, là Hiếu Trung, là làng nước… Hễ chú trọng đến một vế đơn thuần là chưa hiểu được nền văn hóa dân tộc luôn luôn lưỡng diện, lưỡng tính. Đấy là đạo lý đã được ghi vào những danh hiệu đầu tiên là Xích Quỷ, một danh hiệu đánh dấu sự chuyển hướng từ Hà Vu tới Hà Lạc. Rồi nội dung đó được trao sang danh hiệu Văn Lang, một danh hiệu nói lên đúng nhất sứ mạng của Việt Nam là một nền “văn hiến chi bang” , cho nên không lạ chi đó là một danh hiệu quan trọng nhất được giữ lâu nhất tức hơn 26 thế kỷ. Các danh hiệu về sau cũng chỉ là lắp lại kiểu khác cái ý hướng của hai danh hiệu trên kia, không quan trọng lắm nên cũng chỉ giữ được một quãng ngắn: Âu Lạc độ 10 năm. Nam Việt được non trăm năm. Tất cả đều thua Văn Lang, vì chữ Văn nói lên rõ nhất sự đúc kết này. Bởi vậy danh hiệu Văn Lang đáng chú trọng hơn cả để chỉ một nước đã vượt qua được 2 đợt vu hiến và ý kiến mà đạt đợt văn hiến để lập nên một nền “văn hiến chi bang” với sứ mạng duy trì mãi mãi cái hồn của Viêm tộc, của Tam Miêu, của Bách Việt, của Lạc Việt, của Đông Việt. Đứng về phương diện Viêm tộc thì không cứ gì người Việt nhưng là cả Thái Lan, Ai Lao, Đại Hàn… cũng là một gốc Viêm tộc, cùng một nền văn minh nông nghiệp; tuy nhiên xét về danh hiệu thì danh hiệu nước Việt Nam là có tính cách thừa kế một di sản thiêng liêng của cả một dân tộc lớn đã sinh sống ở Viễn Đông trước đây trên 5, 6 ngàn năm, rồi sau rút về vùng Nam Dương tử giang trở xuống, và cuối cùng thu mình lại trong mảnh đất Việt Nam hiện nay. Cho nên nếu lấy về danh hiệu thì dân Việt Nam có liên hệ với Viêm tộc như họ máu hàng dọc có nhiệm vụ phải duy trì cái sứ mạng thiêng liêng đó: một nền văn hóa nông nghiệp duy nhất còn sót lại trước sự tràn lấn của các ý hệ phát xuất từ nền móng công thương. Liệu Việt Nam có còn đủ sức thi hành nổi sứ điệp gói ghém trong các danh hiệu của nước nhà chăng? KHÔNG THẤY KẾT LUẬN RÕ RÀNG LẮM: - Âu Lạc: cũng là Văn Lang mà thôi (không kể vùng đất bị mất thời Ân Thương. - Nam Việt: cũng thế, tuy nhiên ban đầu chỉ là 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng (gồm một phần Đông và Tây Âu - bởi nếu là Việt Nam thì sao lấy được?). Sau thống nhất toàn bộ vẫn chính là Âu Lạc. Mục đích Triệu Đà tấn cộng Trường Sa nhằm lấy đất bàn đạp vùng Bắc Ngũ Lĩnh chứ không phải "đánh rồi rút về". Giao chỉ: đã giải thích - chính là + tương ứng con số 10 (kết thúc chu kỳ hay sự trở lại): Bức tranh Phục Hy Nữ Oa chỉ ra ý nghĩa Giao chỉ: thước eke và compas. Việt Thường: Thường mang ý nghĩa "quy luật vận động phản phục" hay sự trở lại. Việt Thường là điểm trung tâm văn hóa phán tán ra thế giới và sẽ tuân quy luật vận động mà "trở về", nên Việt Thường mang ý nghĩa "Sự trở lại của người Việt". Nam Giao: đàn Nam Giao Đàn Nam Giao triều Nguyễn (tiếng Anh : The altar of Nam-Giao, tiếng Trung : 阮朝南郊壇) là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và cho xây dựng đàn Nam Giao. Cũng với mục đích đó, đàn Nam Giao đã được nhà Nguyễn khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 3 năm 1806. Sau khi hoàn thành, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế Giao tại đây vào ngày 27 tháng 3 năm 1807. Như vậy, vua Nghiêu sai Hy Hoa đến Nam Giao... quan trắc Thiên Văn (sách của người Việt kể tích xưa), và Nam giao nhận định châu Kinh, Dương của Trung Hoa sẽ cùng ý nghỉa đàn Nam Giao của Việt Nam thì: Một lần nữa làm rõ chữ Giao Chỉ và cũng có thể hiểu Nam Giao chính là giao của Xích Vĩ.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hì! Thấy thì buồn cười thật. Nhưng tôi rất nghiêm túc. Từ những năm 70, các nước phương Tây đã nghiên cứu chế ra hình 3D trong không gian (*)- thí dụ như hình Đức Chúa Trời - để khuyên đối phương nên đầu hàng, vì đó là ý muốn Thượng Đế. Xong thấy không hiệu quả nên thôi. Cũng vào cuối thập niên này, Anh quốc chế ra máy phát sóng hạ âm để dẹp biểu tình và làm cho người ta thích nhảy tango. Nhưng bị lên án, nên thôi. Cái này là báo đăng hẳn hoi. 40 năm trôi qua, tôi nghĩ họ thừa khả năng dùng trong quân sự.Tính tôi cũng hay khôi hài, nên cứ tưởng nói đùa. Chuyện gì đùa được đã đưa vào mục Thiên Sứ cười. Hì. =============== * Chú thich: Trong một tập chuyện Doremon có một tình tiết hư cấu của chuyện về hình một vị quốc vương hiện ra và cũng có nhắc tới phát minh này làm "cơ sở khoa học" cho câu chuyện.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bổ sung thêm một bài nữa cho thêm phần sinh động: Báo Trung Quốc bàn cách đối phó chiến lược phong toả từ biển của Mỹ Chủ nhật 17/03/2013 09:36 (GDVN) - Chiến lược này sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn đối với TQ thông qua ngăn chặn hoạt động của tàu chiến và tàu thương mại, ví dụ phong tỏa eo biển Malacca. Biên đội hộ tống Trung Quốc làm nhiệm vụ ở vịnh Aden Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” vừa có bài viết cho rằng, các cơ quan nghiên cứu và Quân đội Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng, luôn tìm cách nghiên cứu cách thức Quân đội Trung Quốc có thể đánh bại Quân đội Mỹ, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó. Theo tư duy đó, để ngăn chặn chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc, Mỹ đã đề ra tư tưởng chiến tranh mới – “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”. Sau khi thâm hụt tài chính đe dọa đến cải cách mô hình tác chiến tiêu tốn nhiều tiền của này, các học giả Mỹ đã đưa ra cách thức đáp trả mới là “phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc”. Ngày 13/3, Mideculver, nhà nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng Viện Brookings, Mỹ đã có bài viết “Mỹ phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc?” trên trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, cách đây không lâu đã có rất nhiều tranh luận về khả năng Trung-Mỹ xảy ra xung đột ở châu Á. Hiện nay, các nhà phân tích đã bắt đầu công khai viết các bài tựa như “Xung đột Trung-Mỹ nên tiến hành như thế nào”, điều này phát đi một tín hiệu rõ ràng là môi trường chiến lược của khu vực này đang thay đổi. Mỹ cho rằng, những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc được xây dựng theo tư tưởng chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực”, vì vậy Lầu Năm Góc đã đưa ra mô hình “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”. Theo bài báo, các giới ở Mỹ đã thảo luận ngày càng nhiều về mô hình mới này, đồng thời bày tỏ nghi ngờ - sử dụng lực lượng thông thường tấn công các mục tiêu của Trung Quốc phải chăng sẽ làm cho xung đột tiếp tục mở rộng. Nhưng, hiện nay, ở Mỹ đã công khai thảo luận về một thủ đoạn khác, đó là phong tỏa Trung Quốc từ hướng biển. Mỹ đề ra chiến lược "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" nhằm vào Trung Quốc Theo bài báo, trong một bài viết gần đây, học giả Mỹ Sean Mirski đề xuất, trong các cuộc xung đột và chiến tranh tương lai, chiến lược phong tỏa do Mỹ chủ đạo sẽ tạo ra tổn thất kinh tế to lớn đối với Trung Quốc. Trước đây, trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cũng cho biết, Trường nghiên cứu sinh hải quân và Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cùng đưa ra một “chiến lược không gian tác chiến ngăn chặn lẫn nhau” nhằm vào Trung Quốc, đây là một loại chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực lẫn nhau. Kế hoạch này dựa vào ưu thế trên đại dương của Hải quân Mỹ, đe dọa các hoạt động của tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn hoạt động của tàu thương mại Trung Quốc trên các đại dương. Nói cách khác, Mỹ sẽ hạn chế hoạt động tự do của tàu chiến và tàu thương mại Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, thực ra chính là phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc. Mideculver cho rằng, điểm yếu lệ thuộc vào “huyết mạch” dầu mỏ trên biển của Trung Quốc đã tác động ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, năng lượng và đối ngoại của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Vì vậy, bất kể Hải quân Mỹ có kế hoạch phong tỏa Trung Quốc ở eo biển Malacca và các “điểm ùn tắc” khác hay không, Trung Quốc đều giả định Mỹ sẽ làm như vậy và sẵn sàng cho điều đó. Bài báo cho rằng, chỉ về lý thuyết, Mỹ có thể khiến cho Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề trong một cuộc xung đột, dù sao dẫu không tính tới cán cân sức mạnh thông thường giữa Trung-Mỹ thì Mỹ cũng có ưu thế hạt nhân tuyệt đối. Nhưng, “phân tích kỹ một chút, Trung Quốc có thể không phải lo ngại như vậy”. Vấn đề quan trọng là, hành động phong tỏa của Mỹ tạo ra bao nhiêu rủi ro, trả giá và thiệt hại cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước bị cuốn vào xung đột khác, và họ phải chăng sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột trên biển ở châu Á. Mỹ điều tàu tuần duyên đến chốt chặn ở eo biển Malacca Mideculver cho rằng, “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” và “Tư tưởng tác chiến can dự liên hợp” đã từng thảo luận về rủi ro của cuộc xung đột Mỹ-Trung và thừa nhận nếu thực hiện chiến lược này, Mỹ phải gánh chịu tổn thất quân sự to lớn trong xung đột, điều này sẽ làm nảy sinh một vấn đề nan giải: Rốt cuộc bao nhiêu rủi ro sẽ là điều Mỹ không thể tiếp nhận? Tương tự, chủ ý phong tỏa Trung Quốc cũng là như vậy. Mirski thừa nhận, bất cứ ý đồ nào muốn coi chặn “huyết mạch” kinh tế Trung Quốc là chiến lược đều sẽ rơi sâu vào “vũng bùn” chính trị toàn cầu, đồng thời buộc Mỹ và đối tác phải trả giá to lớn. Các chuyên gia phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ có thể thực sự có khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải đi tới Trung Quốc, nhưng đồng thời các tuyến đường trên đất liền vẫn thông suốt, trong khi đó Trung Quốc chắc chắn sẽ bị chọc tức, vì vậy phong tỏa trên biển hoàn toàn không phải là một chiến lược quân sự sáng suốt và hoàn hảo. Mideculver cho rằng, chiến lược phong tỏa Trung Quốc của Mỹ cần có các đồng minh như Ấn Độ và Nhật Bản và có sự hợp tác của Nga trong việc từ chối cung cấp tuyến đường năng lượng khẩn cấp trên đất liền. Hơn nữa, Mỹ và đồng minh rốt cuộc có sẵn sàng gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế toàn cầu và bản thân, lấy phong tỏa làm vũ khí chiến tranh hàng đầu để chiến thắng Trung Quốc hay không? Theo bài báo, vấn đề của Mỹ là, nếu nói quan điểm sử dụng răn đe hạt nhân chống lại Trung Quốc là “không hợp lý”, thì “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” đối mặt với rủi ro to lớn và tính không xác định về chính trị, trong khi đó chiến lược phong tỏa dễ gây ra sức ép kinh tế và ngoại giao toàn cầu, như vậy chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á thực sự có thể dựa vào cái gì? Đông Bình ==================== Tất cả những gì mà người ta có thể bàn trên mạng chỉ là hình thức bên ngoài. Nội dung của nó sâu xa hơn nhiều. Kết quả vẫn là Trung Quốc thất bại trong "canh bạc cuối cùng". Chỉ cần một quốc gia hạng trung xảy ra lạm phát thì thế giới này đủ thay đổi.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
"Nếu Mỹ phong tỏa bờ biển, Trung Quốc sẽ thất bại" GDVN.vn Thứ năm 14/03/2013 19:14 Chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển. Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal of Strategic Studies) số tháng Hai đã công bố bài viết của chuyên viên quân sự Mỹ Sean Mirsky, phân tích những khả năng thất bại quân sự của Trung Quốc trong xung đột Trung-Mỹ, nếu Mỹ sử dụng hiệu quả biện pháp phong tỏa bờ biển. Theo nhận xét của chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga, ông Vasily Kashin, trước hết điểm thú vị của bài báo là chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ. Bài báo đã chỉ rõ những yếu tố đe dọa nghiêm trọng an ninh Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ. Phân tích của tác giả xuất phát từ vấn đề phụ thuộc thương mại hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc. Để thu được chiến thắng thuyết phục trong cuộc xung đột phi hạt nhân, thay vào tập trung giành bàn thắng trước các cụm quân sự khác nhau của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần hướng nỗ lực làm suy yếu nền kinh tế và công nghiệp nước này. Tác giả Mirsky đề xuất thực hiện hai tuyến phong tỏa. Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài, nơi chúng được bảo vệ an toàn trước đòn tấn công tên lửa chống tàu và không quân triển khai trên đất liền. Vòng phong tỏa bên ngoài được yểm trợ bởi công cụ "đánh chặn bất hợp pháp", là hoạt động kiểm tra và ngăn chặn tàu hàng dành cho Trung Quốc. Vòng cận phong tỏa là vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc, được trao qui chế “vùng cấm” tại thời điểm xung đột. Bất kỳ tàu thuyền di chuyển trong khu vực này sẽ bị tiêu diệt, không chờ đợi xác minh mã hiệu và quốc tịch tàu. Vòng cận phong tỏa sẽ do các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản đảm nhiệm giám sát. Sử dụng các chiến hạm nổi ở vòng ngoài và các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ở vòng trong để phong tỏa Trung Quốc. Chuyên gia Hoa Kỳ cho rằng, việc có sự chấp thuận ủng hộ từ phía Nga sẽ là điều kiện chính trị quan trọng nhất, bảo đảm thành công hoạt động phong tỏa biển Trung Quốc. Đây không phải là điều dễ dàng. Khác các quốc gia nhỏ khác, không thể tìm cách ép buộc Nga tham gia phong tỏa Trung Quốc bằng những áp lực chính trị hay quân sự, Nga sở hữu tiềm năng hạt nhân đáng gườm. Tác giả bài viết thừa nhận rằng vào thời điểm hiện nay, triển vọng lôi kéo Nga chống Trung Quốc dường như là điều hão huyền, nhưng không nên loại trừ khả năng như vậy trong tương lai, khi Matxcova cảm thấy bị Bắc Kinh uy hiếp. Đứng trước thực tế mối đe dọa tiềm năng các tuyến đường biển quan trọng, Trung Quốc hi vọng mua tàu ngầm mới của Nga. Lực lượng tàu ngầm sẽ là một trong số ít các công cụ của Hải quân Trung Quốc đủ hiệu quả tấn công vòng phong tỏa bên ngoài. Ông Vasily Kashin cho rằng, hạm đội tàu ngầm cho phép Trung Quốc phản công vòng phong tỏa và chống đồng minh của Mỹ trong khu vực. Trong bối cảnh như vậy, quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho hai nước. Việc mở rộng hạ tầng giao thông giữa Nga và Trung Quốc là một điều kiện quan trọng tăng cường tính an ninh quốc gia, bảo vệ trước các biện pháp trừng phạt có thể hoặc nỗ lực phong tỏa từ phía Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ. Nên nhận thấy, ngoài lợi ích ngắn hạn còn tồn tại cả những thành phần chiến lược quan trọng trong các dự án hợp tác thương mại kinh tế. Ngay hiện tại, ở mức nhất định tính chất đặc biệt của mối quan hệ đã bảo vệ cả Nga và Trung Quốc trước nỗ lực cưỡng ép của Hoa Kỳ. Theo VOR ==================== Cách đây nhiều năm, tôi có bình luận một bức tranh và đặt tên là "Canh bạc cuối cùng", nói về một trận quyết liệt giành ngôi bá chủ thế giới. Lúc ấy chắc rất, rất nhiều người hoài nghi. Nhưng bây giờ thì qúa rõ ràng và không cần khả năng tiên tri. Nhưng đến giờ này tôi vẫn nói rằng: Người Trung Quốc còn thời gian để dừng chiếc xe đã lao dốc trước khi quá muộn. Thời gian không còn nhiều. Giới hạn là ngày 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch.1 like -
Tướng "diều hâu" Trung Quốc: Không nước nào được chiếm đảo Biển Đông!? Thứ bảy 16/03/2013 14:06 (GDVN) - Với giọng kẻ cả, trịch thượng, Chu Thành Hổ lại lặp lại điệp khúc về chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông từ phía Bắc Kinh: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, hợp tác cùng khai thác", một chủ trương hợm hĩnh, phi lý và phi pháp! Chu Thành Hổ, cháu ngoại Chu Đức, 1 trong 10 Nguyên soái Trung Quốc, hiện là Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu chiến lược thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc, một học giả thuộc phái "diều hâu" Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 16/3 đưa tin, ngày 14/3 khi tham dự một cuộc hội thảo về Biển Đông do Hiệp hội châu Á tại Mỹ tổ chức, Chu Thành Hổ, một viên Thiếu tướng được liệt vào "phái diều hâu" trong số các học giả đeo lon tướng tá của Trung Quốc hiện nay đã lớn tiếng tuyên bố: "Trung Quốc hy vọng duy trì hiện trạng Biển Đông. Điều này có nghĩa là Trung Quốc cho rằng không một quốc gia nào được mở rộng chiếm lĩnh các đảo trên Biển Đông". Thời điểm Chu Thành Hổ hùng hồn tuyên bố điều này, một biên đội 3 tàu 1 trực thăng Hải tuần Trung Quốc đã thả hoa tiêu trái phép ngoài khu vực Đá Tư Nghĩa, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số bãi đá - PV). Nghiêm trọng hơn, giới chức nước này còn tuyên bố sẽ tiếp tục thả "hoa tiêu hàng hải" trên toàn bộ quần đảo Trường Sa, một động thái leo thang nguy hiểm mới của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cách đây không lâu, từ ngày 18/2 lực lượng quân sự Trung Quốc chốt giữ trái phép Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa cũng đã hiện nguyên hình sau nhiều năm đồn trú trái phép dưới vỏ bọc nhân viên "Ngư chính" của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc kể từ năm 1998 khi lực lượng này chiếm đóng và xây dựng trái phép công sự nhà nổi kiên cố tại Đá Vành Khăn. Tham gia hội thảo lần này, Chu Thành Hổ đã có những buổi tiếp xúc với Trợ lý Quốc vụ khanh Mỹ về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương Christopher Hill, giáo sư Jerome Cohen đại học New York và các học giả đến từ Philippines, Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên viên tướng diều hâu này "nổ" trước một hội thảo quốc tế. Chu Thành Hổ từng nhiều lần đe dọa tấn công hạt nhân nước Mỹ khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan căng thẳng và Washington vẫn bán vũ khí cho Đài Loan. Bất chấp những thực tế hiển nhiên về việc leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong suốt thời gian vừa qua, Chu Thành Hổ cho rằng những căng thẳng đó không phải do Bắc Kinh mà đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng, Philippines và Việt Nam. Với giọng kẻ cả, trịch thượng, Chu Thành Hổ lại lặp lại điệp khúc về chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông từ phía Bắc Kinh: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, hợp tác cùng khai thác", một chủ trương hợm hĩnh, phi lý và phi pháp! Hồng Thủy ================= Nhìn tướng người này: Lông mày tán vĩ, miệng nhỏ, môi mỏng chỉ giỏi nói phét chứ chẳng làm nên trò trống gì. Đã vậy lại còn mắt tản quang. Nếu không nhờ phúc đức dòng họ (Trán cao rộng, tai lớn) thì chắc không mang lon cấp tướng được. Ít nói thôi chú em. Dưỡng khí, tồn thần thì may ra sống được xấp xỉ 70, không thì yểu tướng đấy!1 like
-
Theo tôi nghĩ lá số trên là đúng với giờ sinh của cháu , mặt hơi vuông đầy dặn là do Cự môn ,có khiếu ăn nói ,nhưng thuộc miệng hùm gan sứa có khi khoe nỗ , hơi nhát tụt rè ,ham chơi cũng lắm nhưng cũng có lúc ham học, là do đại hao , cha mẹ cũng có danh tiếng thường là hiển danh nghề binh nhưng không trực tiếp nơi chiến trường mà thuộc về văn phòng hay tham mưu ,trong cha hay mẹ có người có 1 mối tình ben ngoài và cháu có anh chị em dị bào cùng cha khác mẹ, hay có thể là người anh chị em dị bào đó không được công nhận có thể dưới hình thức anh chị em nuôi ?lá số của cháu không nói rỏ vè cuộc dời của cha mẹ cháu , chircos thể biết rằng cháu sau nầy khong thừa hưởng di sản của tổ nghiệp hay của phụ ấm ,nếu có cũng vì lý do nào đó mà từ bỏ không hưởng và phải đi xa sống xa xứ hay lập nghiệp không gần nơi cha mẹ ở.1 like
-
Tháng ở đây dùng đều là tháng âm lịch. Nếu không kịp thì phải đợi qua 2016 mới cưới được vì 3 năm tới là tam tai của bạn. Đây là những năm bạn có thể chọn để sinh con: 2015 Ất Mùi, 2016 Bính Thân, và 2017 Đinh Dậu (không tốt bằng 2 năm trước). Đợi đc nữa thì năm 2024 Giáp Thìn cũng rất tốt. Đấy, tự do lựa chọn nhé. Lo mà cưới nhanh lên, sang năm đãi nhà hàng cũng được :)1 like
-
1 like
-
Posted Image Bức tranh dân gian về ông Táo Tranh ông Công Posted Image Cảm ơn bạn cung cấp hai tranh dân gian Việt Nam thật là hay, rò ràng Ông Thổ Thần và Ông Táo không dính dáng gì nhau. Tranh Ông Táo (Đầu Rau=lướt=Táo) có hai ông hai bên và giữa là bà. Hoành phi là chữ “Táo Quân Vị” (Vị là Người=Ngài=Ngôi=Mối=Mùi=Vui=Vị).Câu đối hai bên là “Tháng Biến Bất Hoa”, “Năm Từng Bần Qúi” là lời răn: Trong tháng có thay đổi, lúc chẳng được gì, lúc được nhiều; trong năm cũng từng khi nghèo, từng khi sang;(người nhà liệu mà cư xử). Tranh Thổ Thần có hoành phi là “Thổ Công Vị”, câu đối là “Thổ phần phù trợ; Trạch thượng bình an” tức có Thần Đất giúp thì nhà ở trên được bình yên. Cái hay là Thổ thần có bà ngồi bình đẳng bên cạnh, rõ ràng là bà vợ chứ không phải nàng hầu. Tư duy Việt quả là tự do bình đẳng, dù là Thần cũng có vợ, tất phải đẻ con như dân thường.1 like