• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/03/2013 in all areas

  1. Bỗng dưng bị... nợ tiền tỉ LÊ THANH 17/03/2013 07:42 (GMT + 7) TT - Đầu tháng 3-2013, ông Đào Việt Hưng và bà Dương Thị Dung (Hà Nội) tìm đến văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội phản ảnh về việc bỗng dưng bị ngân hàng bảo… nợ tiền tỉ, dù thực tế họ không vay một đồng nào. Ông Đào Việt Hưng phản ảnh về việc bỗng dưng bị nợ ngân hàng tiền tỉ - Ảnh: Lê Thanh Khoản nợ tiền tỉ từ trên trời rơi xuống không những khiến gia đình ông Hưng, bà Dung không thể vay được vốn mà còn gây nhiều hệ lụy khác về tinh thần, giao dịch làm ăn. Trong khi đó, dù gõ cửa tất cả các đơn vị và cơ quan liên quan, ông Hưng và bà Dung vẫn không được giải quyết gỡ bỏ khoản nợ ma này. Đi vay tiền mới biết đang nợ quá hạn Ông Hưng trình bày trong một lần tìm đến phòng giao dịch số 9 Ngân hàng BIDV làm thủ tục vay tiền mua nhà thì bất ngờ bị cán bộ tín dụng ngân hàng này từ chối với lý do ông đang có nợ quá hạn. Theo vị cán bộ tín dụng này, qua tra cứu thông tin trên Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, BIDV phát hiện ông Hưng đang có nợ gốc quá hạn là 1,1 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Còn bà Dung than thở cũng bị buộc nợ với 1,650 tỉ đồng cũng từ ngân hàng này. “Tá hỏa vì thông tin này, tôi cho rằng họ đã nhầm và đến thẳng SCB chi nhánh Hà Nội để khiếu nại. Tuy nhiên sau nhiều lần làm việc, SCB mới cung cấp cho tôi hồ sơ vay nợ, trong đó có quyết định vay dựa trên quyền thu tiền bán chứng khoán theo kết quả giao dịch ngày 14-9-2011 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM do Công ty chứng khoán Trường Sơn (TSS) cung cấp. Tôi không biết chơi chứng khoán là như thế nào, cũng chưa từng mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại TSS. Hồ sơ vay nợ mà SCB cung cấp hoàn toàn giả mạo vì chữ ký trong hồ sơ vay vốn cũng không phải là của tôi” - ông Hưng bức xúc. Bà Dung cho biết ngày 8-12-2011, trả lời khiếu nại của bà, TSS có công văn khẳng định đây là do sai sót của nhân viên. Bà Dung không có vay nợ của Ngân hàng Tín Nghĩa (nay là SCB) qua thực hiện giao dịch chứng khoán. Và TSS đang làm việc với SCB để giải quyết về khoản nợ trên. TSS đảm bảo khoản nợ trên công ty đứng ra bảo lãnh thanh toán nợ đầy đủ cho SCB. Có dấu hiệu lừa đảo Ông Hưng cho biết đến nay, số tiền mà mình đang “nợ” SCB lên đến hơn 1,6 tỉ đồng tính cả gốc lẫn lãi, bà Dung cũng đang “nợ” 2,36 tỉ đồng. “Khoản nợ đã xếp vào nhóm có khả năng mất vốn, không thể đòi được nhưng suốt hai năm qua tôi chưa một lần nhận được giấy thu hồi nợ của SCB. Tuy nhiên, vì dư nợ quá hạn đang được Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước treo trên đó nên từ ngày xảy ra vụ việc đến nay đã bước sang năm thứ ba, tôi không thể vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào dù đã đến gõ cửa các cơ quan chức năng là Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán...” - bà Dung bức xúc. Theo đơn khiếu nại của ông Hưng và bà Dung, chúng tôi đã liên hệ qua số điện thoại mà Công ty TSS đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) nhưng không liên hệ được. Còn tìm đến trụ sở của TSS (39 ngõ 76 đường An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng không thể tìm được đơn vị này. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hồng Sơn - vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh SSC - cho biết rất khó tìm được TSS do công ty này không còn hoạt động, hầu hết tài khoản giao dịch của khách hàng đã được tất toán. Tại văn bản phúc đáp đơn khiếu nại của ông Hưng và bà Dung do phó tổng giám đốc Phạm Văn Phi ký ngày 27-2-2013 có nêu: năm 2011, Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa nay là SCB có ký hợp đồng hợp tác về việc cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán với TSS với hạn mức 50 tỉ đồng. SCB cũng khuyến nghị vụ việc có tính chất phức tạp, có dấu hiệu lừa đảo và đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan. Giao dịch không có trên hệ thống Ngày 28-1-2013, trong công văn trả lời ông Hưng và bà Dung, SSC cho biết theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 14-9-2011 hai tài khoản giao dịch chứng khoán số 098C000082 và số 098C000074 không có giao dịch trên hệ thống của hai sở này. Trao đổi với chúng tôi, ông Sơn cho rằng rất có thể TSS đã làm hồ sơ giả để vay vốn thông qua giao dịch chứng khoán. Nhưng thực tế trên hệ thống không có giao dịch này nên đây được gọi là khớp lệnh giả. Hiện SSC đang phối hợp với cơ quan công an xử lý một số trường hợp có hành vi tương tự. Ông Sơn cũng khuyên ông Hưng và bà Dung nên tố cáo đến cơ quan công an về việc danh dự của mình bị xâm hại. “Dù bị đình chỉ hoạt động nhưng HĐQT của TSS vẫn còn đó và vẫn còn tư cách pháp nhân nên họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mà họ gây ra” - ông Sơn nhấn mạnh. Ông Trương Ngọc Anh - chánh văn phòng Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước - cho biết vừa nhận được khiếu nại của ông Hưng và bà Dung. Cơ quan này sẽ làm hết trách nhiệm để xử lý vụ việc theo đúng thẩm quyền. Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định vụ việc này có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng là SSC và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ để có kết luận kịp thời giải oan cho người bị hại. ========================== "Chình độ" của luật sư Trương Thanh Đức này dở nhỉ? Đây là trường hợp bị lừa đảo. Đáng nhẽ phải khuyện ông bà Hưng khiếu kiện ngân hàng BIDV về tôi vu cáo gây tồn hại quyền lợi công dân. Chứ không phải bị oan. Có làm gì đâu mà oan mới trái. Thế mới biết chuyện đời cũng nhiều cái ngớ ngẩn thật. Này Nhớ kiên BiDV nhớ! Đừng kiện Cty chứng khoán gì đó. Giữa BIDV và Cty chứng khoán gì đó tự họ moi nhau ra. Hì!
    1 like
  2. Bức tranh này thực chất là một hình chim phương hoàng, một trong Tứ linh của Việt tộc, được mô tả - nói theo ngôn ngữ hội họa là hình đã được cách điệu từ thực tế của sự tổng hợp những vẻ đẹp của nhiều loài chim - Cho nên rất có thể hình Âm Dương Lạc Việt trong bức trạm này là sự hình thành ngẫu nhiên. Bởi vậy, tôi không trực tiếp phân tích bức tranh này. Nhưng hình Âm Dương Lạc Việt có hai chiều xoay. 1/ Thuận theo kim đồng hồ. Đây là chiều xoay mô tả lực tương tác của vũ trụ. 2/ Nghịch kim đồng hồ. Đây là chiều xoay của tất cả các thiên hà trong vũ trụ. Hai chiều xoay này được mô tả cách điệu, chính là hình chữ Vạn - đang dùng làm biểu tượng của Phật Pháp. Hình chữ Vạn cũng có hai chiều, mà cách đây không lâu, chính thày chùa cũng không biết chữ Vạn nào đúng. Hì. Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật
    1 like
  3. Vừa viết xong thì hóa ra loại vũ khí này Bắc Triều Tiên cũng có. Tất nhiên, người Mỹ chắc cũng có lâu rồi. Khác nhau chỉ là cách quăng bom theo kiểu Mỹ , hay kiểu Bắc Triều Tiên. Hoặc cũng có thể là kiểu Úc.Hàn Quốc bó tay trước vũ khí đặc biệt của Triều Tiên Chủ Nhật, 17/03/2013, 09:31 [GMT+7] Truyền thông Hàn Quốc vừa có những bài viết đánh giá về các loại vũ khí “đặc biệt” của Triều Tiên có thể sử dụng nếu xảy ra chiến tranh. Bom xung điện từ (Electro-Magnetic Pulse - EMP) là loại vũ khí nhằm sử dụng để phá hủy các cơ sở vật chất điện và điện tử ở một mục tiêu nhất định. Tất cả các thiết bị điện và điện tử như: máy vi tính, vô tuyến, tủ lạnh, xe hơi, điện thoại, xe ôtô chạy điện và rất nhiều thiết bị sử dụng điện đều sẽ trở nên vô dụng nếu bị bom EMP phá hoại. Ảnh mô phỏng về sức tàn phá của bom EMP lên một thành phố đông dân cư. Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc cho biết: “Loại bom xung điện từ sẽ công phá các lưới điện, làm nổ tung các thiết bị điện tử gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng, mà hiện khả năng phòng thủ đối với loại vũ khí này của các thiết bị chỉ huy, điều khiển của quân đội Hàn Quốc rất yếu kém”.
    1 like
  4. Cảm ơn Lanha92. Hình Âm Dương Lạc Việt được phát hiện ngày càng nhiều và rải rác trong những di sản cổ vật và phi vật thể trong văn hóa truyền thống Việt. Không những vậy, nó còn tìm thấy cả ở những quốc gia lân bang như Hàn Quốc, malaysia, Indo...vv...Đây chính là những bằng chứng sắc sảo về một cội nguồn phi Hán và có trước Hán từng tồn tại liên quan đến nền văn minh Đông phương bí ẩn. Tại sao nó phải có trước Hán và chính là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương thì xin giành cho các bậc trí giả tự suy nghiệm.
    1 like
  5. Hì! Thấy thì buồn cười thật. Nhưng tôi rất nghiêm túc. Từ những năm 70, các nước phương Tây đã nghiên cứu chế ra hình 3D trong không gian (*)- thí dụ như hình Đức Chúa Trời - để khuyên đối phương nên đầu hàng, vì đó là ý muốn Thượng Đế. Xong thấy không hiệu quả nên thôi. Cũng vào cuối thập niên này, Anh quốc chế ra máy phát sóng hạ âm để dẹp biểu tình và làm cho người ta thích nhảy tango. Nhưng bị lên án, nên thôi. Cái này là báo đăng hẳn hoi. 40 năm trôi qua, tôi nghĩ họ thừa khả năng dùng trong quân sự.Tính tôi cũng hay khôi hài, nên cứ tưởng nói đùa. Chuyện gì đùa được đã đưa vào mục Thiên Sứ cười. Hì. =============== * Chú thich: Trong một tập chuyện Doremon có một tình tiết hư cấu của chuyện về hình một vị quốc vương hiện ra và cũng có nhắc tới phát minh này làm "cơ sở khoa học" cho câu chuyện.
    1 like
  6. cảm ơn cụ THIÊN SỨ vì thỉnh thoảng vào đọc để học và có thêm nhiều tri thức, chúc cụ mạnh khỏe, và sống lâu để cho bọn hậu sinh chúng cháu còn được hiểu nhiều về lịch sử, đặc biệt là cội nguồn nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ nam sông dương tử.
    1 like
  7. Bổ sung thêm một bài nữa cho thêm phần sinh động: Báo Trung Quốc bàn cách đối phó chiến lược phong toả từ biển của Mỹ Chủ nhật 17/03/2013 09:36 (GDVN) - Chiến lược này sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn đối với TQ thông qua ngăn chặn hoạt động của tàu chiến và tàu thương mại, ví dụ phong tỏa eo biển Malacca. Biên đội hộ tống Trung Quốc làm nhiệm vụ ở vịnh Aden Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” vừa có bài viết cho rằng, các cơ quan nghiên cứu và Quân đội Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng, luôn tìm cách nghiên cứu cách thức Quân đội Trung Quốc có thể đánh bại Quân đội Mỹ, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó. Theo tư duy đó, để ngăn chặn chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực” của Trung Quốc, Mỹ đã đề ra tư tưởng chiến tranh mới – “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”. Sau khi thâm hụt tài chính đe dọa đến cải cách mô hình tác chiến tiêu tốn nhiều tiền của này, các học giả Mỹ đã đưa ra cách thức đáp trả mới là “phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc”. Ngày 13/3, Mideculver, nhà nghiên cứu cấp cao thỉnh giảng Viện Brookings, Mỹ đã có bài viết “Mỹ phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc?” trên trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, cách đây không lâu đã có rất nhiều tranh luận về khả năng Trung-Mỹ xảy ra xung đột ở châu Á. Hiện nay, các nhà phân tích đã bắt đầu công khai viết các bài tựa như “Xung đột Trung-Mỹ nên tiến hành như thế nào”, điều này phát đi một tín hiệu rõ ràng là môi trường chiến lược của khu vực này đang thay đổi. Mỹ cho rằng, những năm gần đây, Quân đội Trung Quốc được xây dựng theo tư tưởng chiến lược “chống can dự/ngăn chặn khu vực”, vì vậy Lầu Năm Góc đã đưa ra mô hình “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”. Theo bài báo, các giới ở Mỹ đã thảo luận ngày càng nhiều về mô hình mới này, đồng thời bày tỏ nghi ngờ - sử dụng lực lượng thông thường tấn công các mục tiêu của Trung Quốc phải chăng sẽ làm cho xung đột tiếp tục mở rộng. Nhưng, hiện nay, ở Mỹ đã công khai thảo luận về một thủ đoạn khác, đó là phong tỏa Trung Quốc từ hướng biển. Mỹ đề ra chiến lược "Tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" nhằm vào Trung Quốc Theo bài báo, trong một bài viết gần đây, học giả Mỹ Sean Mirski đề xuất, trong các cuộc xung đột và chiến tranh tương lai, chiến lược phong tỏa do Mỹ chủ đạo sẽ tạo ra tổn thất kinh tế to lớn đối với Trung Quốc. Trước đây, trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cũng cho biết, Trường nghiên cứu sinh hải quân và Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cùng đưa ra một “chiến lược không gian tác chiến ngăn chặn lẫn nhau” nhằm vào Trung Quốc, đây là một loại chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực lẫn nhau. Kế hoạch này dựa vào ưu thế trên đại dương của Hải quân Mỹ, đe dọa các hoạt động của tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn hoạt động của tàu thương mại Trung Quốc trên các đại dương. Nói cách khác, Mỹ sẽ hạn chế hoạt động tự do của tàu chiến và tàu thương mại Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp, thực ra chính là phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc. Mideculver cho rằng, điểm yếu lệ thuộc vào “huyết mạch” dầu mỏ trên biển của Trung Quốc đã tác động ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, năng lượng và đối ngoại của Bắc Kinh trong 10 năm qua. Vì vậy, bất kể Hải quân Mỹ có kế hoạch phong tỏa Trung Quốc ở eo biển Malacca và các “điểm ùn tắc” khác hay không, Trung Quốc đều giả định Mỹ sẽ làm như vậy và sẵn sàng cho điều đó. Bài báo cho rằng, chỉ về lý thuyết, Mỹ có thể khiến cho Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề trong một cuộc xung đột, dù sao dẫu không tính tới cán cân sức mạnh thông thường giữa Trung-Mỹ thì Mỹ cũng có ưu thế hạt nhân tuyệt đối. Nhưng, “phân tích kỹ một chút, Trung Quốc có thể không phải lo ngại như vậy”. Vấn đề quan trọng là, hành động phong tỏa của Mỹ tạo ra bao nhiêu rủi ro, trả giá và thiệt hại cho Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước bị cuốn vào xung đột khác, và họ phải chăng sẵn sàng tham gia vào một cuộc xung đột trên biển ở châu Á. Mỹ điều tàu tuần duyên đến chốt chặn ở eo biển Malacca Mideculver cho rằng, “Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” và “Tư tưởng tác chiến can dự liên hợp” đã từng thảo luận về rủi ro của cuộc xung đột Mỹ-Trung và thừa nhận nếu thực hiện chiến lược này, Mỹ phải gánh chịu tổn thất quân sự to lớn trong xung đột, điều này sẽ làm nảy sinh một vấn đề nan giải: Rốt cuộc bao nhiêu rủi ro sẽ là điều Mỹ không thể tiếp nhận? Tương tự, chủ ý phong tỏa Trung Quốc cũng là như vậy. Mirski thừa nhận, bất cứ ý đồ nào muốn coi chặn “huyết mạch” kinh tế Trung Quốc là chiến lược đều sẽ rơi sâu vào “vũng bùn” chính trị toàn cầu, đồng thời buộc Mỹ và đối tác phải trả giá to lớn. Các chuyên gia phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ có thể thực sự có khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải đi tới Trung Quốc, nhưng đồng thời các tuyến đường trên đất liền vẫn thông suốt, trong khi đó Trung Quốc chắc chắn sẽ bị chọc tức, vì vậy phong tỏa trên biển hoàn toàn không phải là một chiến lược quân sự sáng suốt và hoàn hảo. Mideculver cho rằng, chiến lược phong tỏa Trung Quốc của Mỹ cần có các đồng minh như Ấn Độ và Nhật Bản và có sự hợp tác của Nga trong việc từ chối cung cấp tuyến đường năng lượng khẩn cấp trên đất liền. Hơn nữa, Mỹ và đồng minh rốt cuộc có sẵn sàng gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế toàn cầu và bản thân, lấy phong tỏa làm vũ khí chiến tranh hàng đầu để chiến thắng Trung Quốc hay không? Theo bài báo, vấn đề của Mỹ là, nếu nói quan điểm sử dụng răn đe hạt nhân chống lại Trung Quốc là “không hợp lý”, thì “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” đối mặt với rủi ro to lớn và tính không xác định về chính trị, trong khi đó chiến lược phong tỏa dễ gây ra sức ép kinh tế và ngoại giao toàn cầu, như vậy chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á thực sự có thể dựa vào cái gì? Đông Bình ==================== Tất cả những gì mà người ta có thể bàn trên mạng chỉ là hình thức bên ngoài. Nội dung của nó sâu xa hơn nhiều. Kết quả vẫn là Trung Quốc thất bại trong "canh bạc cuối cùng". Chỉ cần một quốc gia hạng trung xảy ra lạm phát thì thế giới này đủ thay đổi.
    1 like
  8. Trung Quốc định khởi động tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng SaThứ Bẩy, 16/03/2013 - 16:26 Đài phát thanh Trung Quốc ngày 15/3 dẫn lời Tiêu Kiệt, Bí thư kiêm Thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” ngang nhiên cho biết Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng (xây dựng trái phép – PV) trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Quỳnh Sa 3 - tàu hậu cần phục vụ lính, dân Trung Quốc chiếm đóng và sinh sống trái phép trên quần đảo Hoàng Sa đã tăng tần suất lên 4 lần/tháng. Ngoài ra, trong năm 2013, Trung quốc dự định sẽ tổ chức tour du lịch (phi pháp – PV) đầu tiên ra Hoàng Sa. Theo Tiêu Kiệt, số chuyến tàu ra cái gọi là “Tam Sa” đã được tăng thêm. Nếu như trước đó, với tàu hậu cần Quỳnh Sa số 3, Trung Quốc chỉ tổ chức được từ 1 đến 2 chuyến vận tải từ đại lục đi (trái phép - PV) ra đảo Phú Lâm mỗi tháng thì nay tần suất ra đảo đã tăng lên 1 chuyến/tuần. Ngoài ra, Tiêu Kiệt cho biết, Trung Quốc đang tiếp tục đóng thêm 1 tàu vận tải lớn hơn nữa, tên gọi là “Tam Sa 1”, chuyên hoạt động tuyến Hải Nam - Hoàng Sa và sẽ hạ thủy bàn giao trong năm 2014. Cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc đơn phương thành lập vào tháng 6/2012, dựa trên cơ sở đường lưỡi bò phi pháp tự vẽ ra hòng độc chiếm 90% diện tích Biển Đông, quản lý phi pháp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang nhiên đặt trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và trao quyền quản lý thành phố phi pháp này cho tỉnh Hải Nam Từ đó đến nay, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức dư luận và luật pháp quốc tế khi cấp tập đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mở rộng, bành trướng, đưa dân ra sinh sống trái phép, phát triển nghề cá, du lịch và tăng cường các hoạt động quân sự, bán quân sự (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc còn thành lập thôn Mỹ Tế để đưa dân Trung Quốc ra sinh sống trái phép trên Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì mới đây tại Hội nghị chính trị Hiệp thương nhân dân còn lên giọng khẳng định cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông hồi năm 2012 là “một bước đi quan trọng của chính quyền trung ương sau khi xem xét các tình huống trong và ngoài nước” và tin tưởng cái gọi là “Tam Sa” sẽ mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển và mở cửa của tỉnh Hải Nam. Trong khi đó, người đang giữ chức danh phi pháp Bí thư kiêm Thị trưởng cái gọi là “Tam Sa” Tiêu Kiệt ngang nhiên khẳng định du lịch sẽ ngành công nghiệp mũi nhọn của “Tam Sa”. Theo đó, các chương trình, chương trình "du lịch Tam Sa" (trái phép) đầu tiên sẽ được khởi động trong năm nay với tour tham quan (trái phép) Hoàng Sa. Mỗi tour du lịch Hoàng Sa mà Trung Quốc tổ chức trái phép dự kiến kéo dài 2-3 ngày. Theo Linh Phương Petrotimes =================== Người Trung Quốc quậy tưng bừng ở Tây Thái Bình dương, không coi đương kim Bá chủ thế giới trên thực tế là Hoa Kỳ ra cái đinh gì! Phải chăng về mặt chiến lược - như ông Mao Trạch Đông nói - thì người Trung Quốc đang nắm một con bài tẩy để có thể hạ gục Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng"? Trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng" - tên bức tranh do tôi đặt - thì cô gái Trung Quốc cũng đang dấu một quân bài trong tay. CANH BẠC CUỐI CÙNG Quân bài đó chắc chắn không phải vũ khí bí mật thuộc phương tiện chiến tranh. Nếu đúng vậy thì "thôi rồi Lượm ơi!". Cái mà họ tưởng là ưu thế đó không phải mặt mạnh của họ.
    1 like
  9. Sao Thiên Không có hiệu ứng giống như "không vong" trong phong thủy. Cho nên cần kích Đào Hoa. Nhưng kích Đào Hoa còn phụ thuộc vào một yếu tố gọi là "Khí". Khí không vượng thì Đào Hoa Trận cũng chỉ làm cảnh. Mà khí lại phụ thuộc vào bố cục căn nhà...vv...Tóm lại rất phức tạp.Nhưng nếu xác định nhà rất vượng khí thì Đào Hoa Trận rất kết quả.
    1 like
  10. Năm nay có nhiều việc không như ý ,công việc nhiều áp lực hay bất mãn ,muốn thay đổi gì hãy chờ năm tới
    1 like
  11. ĐƯỢC ,có tay kinh doanh lớn nhưng thường hay mạo hiễm kinh doanh những món cấm hay lơidụng thời cơ để kinh doanh cũng có lúc tiền bạc vô rất nhiều rồi cũng có có lúc về con số không ,cuộc đời phải có vài lần suy sụp hay phá sản .
    1 like
  12. Năm nay ,cố gắng tập trung việc học hành thi cử nếu lơ là thì khó đậu, tình duyên chưa đến tình cảm có cũng chỉ là 1 chiều... muốn lấy chồng ít nhất 3-4 năm nữa
    1 like
  13. Không có tuổi tốt xấu trong tình yêu đích thực nhé, tuổi con sau này mới là quyết định hưng vong của 1 gia đình! Thân mến.
    1 like