-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/03/2013 in Bài viết
-
Phong Thủy Lạc Việt Tại Châu Âu
Guest and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn Hải rất nhiều vì đã vinh danh Phong thủy Lạc Việt. Phong Thủy Lạc Việt không phải là sự phủ nhận hoàn toàn phương pháp ứng dụng từ cổ thư chữa Hán về môn này. Mà chỉ là sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - dẫn tới sự hiệu chỉnh vài yếu tố trong các phương pháp ứng dụng trong phong thủy, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp ứng dụng trong phong thủy, nhằm xác định cội nguồn đích thực của nó thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nhiều người bị "lậm" sách Tàu thường chỉ trích Phong thủy Lạc Việt sai. Nhưng sai so với cái gì chứ? Không lẽ nó "sai" vì so với sách Tàu? Nếu so với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết được coi là đúng thì duy nhất Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn phù hợp. Một trong những yếu tố cần trong tiêu chí khoa học - mới chỉ là một trong rất nhiều tiêu chí thẩm định - là tính hợp lý. Sách Tàu không đáp ứng được tiêu chí tối thiểu này. Sự xuất hiện những trường phái mâu thuẫn lẫn nhau trong phong thủy từ cổ thư chữ Hán đã xác định tính mâu thuẫn, bất hợp lý của những di sản tồn tại trong cổ thư chữ Hán. Các vị thích phong thủy Tàu, tin Phong thủy Tàu cứ việc mời thày theo Tàu và cả Tàu chính cống đến mần cho quý vị. Với tôi, ai nhờ làm phong thủy tôi luôn công khai xác định ứng dụng phong thủy Lạc Việt. Không thích thì thôi. Cách đây vài ngày, có một phóng viên đề nghi tôi phân tích vị trí của một khu đô thị bất động sản - Tôi xin miễn nêu tên - có ý muốn tôi ca ngợi khu đô thị này. Tôi đề nghị xem bản đồ vệ tinh khu đô thị. Mới chỉ xem qua vị trí tọa lạc trên bản đồ tôi xác định ngay: Khu đất này xấu quá. Nhà đầu tư nào đầu tư vào đây đang chết dở. Mặc dù vị phóng viên ca ngợi là khu đất này đã bán được cả trăm căn hộ và có cả những người nổi tiếng đã mua. Nếu như vị phóng viên này không nói đến việc chủ đầu tư đã nhờ cả thày Tàu từ Hồng Kông, Đài Loan sang xem phong thủy thì chắc tôi còn có cảm tình. Nhưng họ khoe như vậy làm tôi nóng mặt. Vậy cứ để các thày Tàu khen ngơi và nhao vào mua đi. Khu Thuận Kiều Plaza là một thí dụ về Phong thủy Tàu. Đây là một thí dụ thứ hai. Nhưng tôi sẽ chỉ phân tích trong phòng nội bộ với các thành viên của lớp cao cấp Phong Thủy Lạc Việt. Năm ngoái cũng thiếu gì thày phong thủy Tàu tầm cỡ quốc tế ca ngợi bất động sản sẽ lên ngôi. Cuối năm nó "chết lâm sàng" , như lời dự báo của tôi. Tôi nhớ có lần ra Đà Năng, các thành viên diễn đàn ở Đà Nẵng chỉ vào một bức tương bên bờ biển và giới thiệu với tôi: "Đây là công trình trấn yểm nhằm chống bão của Đà Nẵng, hẳn thày Tàu mần". Tôi trả lời: "Thế à! Năm nay sẽ có một cơn bão đánh đúng vào chỗ này để anh chị em thấy thày Tàu "giỏi" cỡ nào!". Năm ấy, bão quăng cả một con tàu 6000 tấn - to hơn tất cả những tàu hải giám của Trung Quốc có mặt ở biển Đông - chỉ cách cái "trấn yểm" 200 mét. Tôi chỉ giới thiệu vài nét, để cùng chứng nghiệm. Với tôi phong thủy chỉ là phương tiện chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, tôi rất cảm ơn Hoàng Triều Hải đã ứng dụng thành công Phong Thủy Lạc Việt và những tri thức về Lý học nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi đã nhiều lần kiểm tra gián tiếp và cả trực tiếp những công trình phong thủy do Hải thực hiện với thân chủ. Tôi xác định Hải làm đúng những tiêu chí và nguyên tắc của Phong thủy Lạc Việt. Hiện nay Hoàng Triều Hải là Phó giám đốc TTNC LHDP - kiêm trường đại diện VP Hà Nội của TT. Quí vị có nhu cầu tư vấn có thể liên lạc trực tiếp với Hoàng Triều Hải qua số DT sau đây: 09032461614 likes -
Phân tích từ Ứ và từ Ị (từ của ngôn ngữ của tụi oắt con người Việt, tiếng Nhật gọi tụi Oắt Con là Oa-Kai) Ứ. Mẹ bảo con: “Con ra sân mà chơi đi, đừng bám quấy mẹ”. Trả lời: “Con Ứ chơi!”, nghĩa là con giữ cái ý của con là bám mẹ chứ không theo ý của mẹ là con nên ra sân mà chơi, Ứ tức là Khư Khư muốn Giữ cái ý của nó, không nghe ai cả. Ứ là muốn độc lập tư duy, cái tính “Dám Ứ”=Giữ (giống như nước Ứ là nước nó Trữ 貯nó, không chịu chảy đi đâu cả). Ứ là cái tính “Biết Chướng”=Bướng. Có lẽ người Kinh là kẻ Bướng nhất trong Bách Việt, nên đã không bị ngoại lai đồng hóa. “Bướng như Kinh”= Bỉnh. Bỉnh 秉 có nghĩa là cầm, tức Giữ. Từ đôi Bướng Bỉnh là để nhấn ý Bướng. Ứ là muốn độc lập tư duy, cái tính “Có Ứ” =Cứ 據, “Đường ta, ta Cứ đi; nhà ta, ta Cứ xây; ruộng ta, ta Cứ cày” tức là độc lập làm chủ, không chịu lụy ai. Giữ độc lập tư duy mà Cứ 據( tức nắm Khư Khư) mãi tư duy cũ, không chịu đổi mới, tức là “Lâu mãi cái Ì”= “Lão 老 mãi cái Ì”=”Luôn mãi cái Ì”= Lì = Kỳ, nghĩa là muốn giữ mãi cho Kỳ được, lúc đó gọi là “Lì quá Xá”= Lạ (Xá là do thái âm thành dương: “Xa Xa”= Xá, 0+0=1). Nhấn ý thì dùng từ đôi Lạ Kỳ, khi nói tắt hoặc Lạ hoặc Kỳ, chúng đều nhiễm ý là Lạ Kỳ. Khéo Lạ = Khéo Kỳ = Diệu 妙 Kỳ 奇 (Quan thoại mượn từ ghép này nhưng đảo theo ngữ pháp Ngược là Kỳ Diệu 奇 妙, phát âm là “Xí Meo”). Lì đến mức Lạ, Lạ đến mức “Hết cả phải trái” (bất chấp trào lưu thời cuộc), tức “Hết cả thắc Mắc”= Hoắc, nên có từ đôi nhấn ý là Lạ Hoắc. Lạ đến mức Vụng (tức cái Lì tư duy không theo nổi văn minh đương đại nữa) thì “Lạ đến mức Vụng”= Lùng, nên còn có từ đôi Lạ Lùng. ( Còn Lạ khi mới Lẫm chẫm bước chân vào xã hội mới thì gọi là Lạ Lẫm, là một từ ghép, không phải từ đôi). Lạ quá xá thành Lạ Hoắc, “Kỳ đến mức Hoắc”= Quặc, nên còn có từ đôi Kỳ Quặc. Tư duy Kỳ Quặc là cái tư duy cũ rich không chịu đổi mới. Ị. “I”(hoặc viết “Y”) là khái niệm “nó chính là nó” (y như đúc), tức Y là Nó (ra tòa phân biệt Y là nó đàn ông, Thị là nó đàn bà). “Nó chính là nó” thì “I” có nghĩa là cái nhỏ nhất (đến mức vô hình). “Nhỏ như I”= Nhi 兒 = Nhí= Nhị 膩 = Kỹ = =Vi 微 = Tí = Tế 細. Nên từ Y 醫 còn dùng để đại diện ý “chữa bệnh” vì thuốc phải ngấm đến tế bào nhỏ nhất, lại còn phải Y 依 như phác đồ điều trị chứ không thể lộn xộn trật tự. Tế Nhị 細 膩 là nghĩ rất Kỹ để nói ra không bị lỡ lời (nếu lỡ lời thì phải xin lỗi “Ý lộn!” tức thừa nhận Ý 意 mình sai dẫn đến nói lỡ lời). Ì mãi thì "Ỳ Ỳ"= Y, 1+1=0 (Lì mãi thì nó vẫn giống nó, chẳng đổi tư duy và cả diện mạo được); “Ì Ì”= Ị, 1+1=0 ( Lì nhiều quá xá thành nặng rồi thì đến lúc phải xả thải). Ị có nghĩa là đang xả thải, xả cho cặn bã rời khỏi cơ thể thì là “Ị Lìa”= Ỉa. VD đến giờ đưa con đi học, mẹ đợi lâu quá nóng ruột, giục: “Mày Ỉa xong chưa?”. Oắt con trả lời: “Chưa, con còn Ị”, tức đang xả thải. Lúc ấy nó đang “Xuống Ị” (như là xuống giống lúa ngoài đồng), “Xuống Ị”= Xị (rõ ràng là cái mặt nó nhăn lại để rặn), bởi vậy cụm từ “bộ mặt bị xị” là chỉ cái bộ mặt nhăn nhó xấu xí.3 likes
-
Tự Do là “từ Hán-Việt” (?!) Từ Điển “Yếu tố Hán Việt thông dụng” của Viện ngôn ngữ học NXB KHXN Hà Nội 1991 giải thích Tự là từ gốc Hán (trang 457) và Do là từ gốc Hán (trang 101), “Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ Việt” (trang 5). Để xem ai nhiễm sang ai, tôi bắt đầu phân tích từ chữ I (điều mà hội thảo quốc gia mới đây về “từ Hán –Việt” đang “chưa ngã ngã ngũ” về chữ nào viết dùng I ngắn, chữ nào viết dùng Y dài – tin Báo Lao Động). Lấy một con người mà xét, ta gọi con người đó là Nó. Khái niệm “nó chính là nó” là Y (thành ngữ “Y như đúc”, ra tòa còn gọi Nó là Y, Hán ngữ không gọi Nó là Y). Khái niệm “nó tư duy” là Ý ( xin lỗi lỡ lời “Ý lộn!” , tức tư duy lộn dẫn đến nói lộn thành ra lỡ lời; “ý mày thế nào ?” tức tư duy mày thế nào?). Khái niệm “nó thải cặn bã ra khỏi nó” là Ỵ ( tất cặn bã phải lìa khỏi cơ thể nó, nên “Ỵ Lìa”=Ỉa. Khái niệm “Nó giữ nó nguyên nó” là Ỳ. Khái niệm “nó dựa chính nó” là Ỷ ( “ỷ thế” là nó dựa chính nó có thế, “ỷ tiền” là nó dựa chính nó có tiền, “Ỷ y” là nó dựa nó chính là nó; Ỷ y còn nói là Cậy Y, mà “Cậy Y”=Kỷ, nó dựa nó thì chính là Nó, nên chữ Kỷ mang nghĩa là mình, tự kỷ là tự mình). Khái niệm “nó nói” là Ỹ (ầm ỹ là làm ồn bằng tiếng nói, như “chửi nhau ầm ỹ”, “cãi vã ầm ỹ”, không ai nói “ô tô chạy ngoài đường ầm ỹ”, mà chỉ có thể nói “ô tô chạy ngoài đường ầm ầm”). Đó là đủ sáu dấu thanh điệu của sáu từ có chung Rỡi “Y” và chung cái “Vắng Tơi”, dù viết là Y - Ỹ - Ỵ - Ý - Ỷ - Ỳ hay viết I – Ĩ - Ị - Í - Ỉ - Ì thì đọc ra vẫn là “tiếng” Việt cho ra “nghĩa Việt”. Ý là cái tư duy, “Người mới là động vật bậc cao biết sinh ra Ý”= “Người…Ý”= Nghĩ, người mới biết nghĩ. Cử động là “Đưa theo Ý”= Đi. Đi là mình tự theo ý mình mà cử động, chẳng ai bắt buộc, chẳng ai can thiệp. Đi=Di=Dịch=Dời=Du=Do=Đò=Đo=Độ=Bộ=Bước=Vược=Vượt=Việt, tất cả các từ bên đều từ thuần Việt của một Nôi khái niệm của NÔI Việt ( giả thích xong chữ Do. Từ nguyên cuả Do là Đi, từ nguyên của Đi là Ý). Cái NÔI chính là “Nó chửa mọi khái niệm của ngôn ngữ đấy Thôi”= NÔI, cũng là NO+I = NOI, vì Y cũng nghĩa là Nó, nhấn mạnh thì dùng từ đôi “Nó Y”= NÔI, và chữ I đứng phía bên dương của NÔI đã cho ra sáu từ có Rỡi “Y” là cái sinh lý của một con người.(NÔI=Nòi=Nói). Trẻ sơ sinh chưa biết nói nó đã hiểu từ “Ị” ; cũng như không muốn ai can thiệp vào nó thì nó kêu “Ứ !”, tức muốn Giữ cái độc lập tư duy của nó, mà “Ta Ứ”= Tự. Ứ=Giữ=Tự=Cứ=Kỳ=Lì=Trì. (Giải thích xong chữ Tự)."Trì Giữ"=Trứ, nhĩa là giữ mãi, Trứ Danh là giữ mãi cái danh, tức nổi danh. Gan Lì = Can Lì = Kiên Trì. “ Con sao Kỳ quá à con, không nghe lời mẹ khuyên”, “Con sao Lì Lợm vậy con, không nghe lời cha dạy”( mới một cái Gớm thì gọi là gớm ghê, “Lắm Gớm”=Lợm thì không biết ghê cỡ nào, Lì Lợm còn quá xá Lì), “Đường ta, ta Cứ đi, nhà ta, ta Cứ xây, ruộng ta, ta Cứ cày, đợi ngày, diệt tan quân xâm lăng, cười vang ta hát câu hò khoan” (lời bài ca). Tự và Do chỉ là bắt đầu từ cái “Ứ” và cái “Ị” của đứa oắt con Việt, nhưng nó là cái sinh lý của con người là không có gì quí hơn độc lập tự do, độc lập tư duy, tự do phát biểu. Người Việt mà đã nghĩ gì là làm cho Kỳ được, cái ý chí Lì đó là tinh thần tự do của người Việt. Vậy mà người ta dám gạt phắt cái từ Tự Do ấy cho Hán, (gọi là “từ gốc Hán”, “từ Hán Việt”), thành ra người Việt mất tự do. Không chịu hỏi đứa oắt con Việt để nó chỉ cho.(Oắt Con, tiếng Nhật gọi là Oa-Kai). Thành ngữ “Đi ra hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, “Đi một đoạn đàng, học một sàng khôn” , học còn không bằng sang lọc. Người đi học mới chỉ khôn chứ Trời đi (học) thì còn siêu hơn, vì Bước của Trời dài hơn của Bộ=Bước=Vược=Vượt=Việt. “Trời Đi”= Tri, nhiều tri thì “Tri Tri”= Trí, 0+0=1.2 likes
-
Quán vắng!
thanhphuc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thời gian và nghiệp báo Alan Phan March 6, 2013 Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó ! Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào, Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này. Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, Nhưng đừng quên rằng, Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn. Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây. Hãy là người tốt và làm những điều tốt. Thử nghĩ mà xem, Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài: 1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau. 2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai. 3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác. 4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát. 5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.2 likes -
Quán vắng!
Vi Tiểu Bảo and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hungnguyen có quan niệm chính xác, phù hợp với quan niệm "chính danh" của Lý học! Tôi bổ xung thế này: Giả thiết tội miệt thị dân tộc ở mức độ của người này là sử phạt hành chính, hoặc tù treo - nhưng chính danh. Còn nếu lại bắt sang tội khác - dù nặng hơn - và không xử tội này thì rút cục là tội miệt thị dân tộc của tay này là không có?! Điều này sẽ xảy ra một vấn đề được đặt ra: Luật Việt Nam không có điều khoản xử tội miệt thị dân tộc. Trong trường hợp này thà không can thiệp mà để dư luận lên án. Còn những vụ việc khác , như Vietinbank, in bản đồ xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ trên quả cầu làm kỷ niệm; sách Giáo khoa in cở Trung Quốc trên trường Việt Nam thì sao? Có kiểm tra Vietinbank và Nxb nào đó không?2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc Cập nhật lúc 07:22, 10/01/2013 (ĐVO) - Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001. Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển. Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy. Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo . Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta “Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.” Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt. Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó. Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế. Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga. Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa. Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001). Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh. Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn. Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến. Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó. Ăn cắp công nghệ Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển. Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba). Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn. Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này. Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc. Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9. Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp. Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v. Lộ nơi chế tạo tàu ngầm Kilo 636 cho đối tác Nga Chế tạo tại Trung Quốc Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh. Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ. Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ. Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này. Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện). Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công. Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27. Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần. Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến. Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND). Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều. Hiệu ứng số đông Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90. Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND). Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc). Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên. Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga. Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên. Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc. Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga. Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu. Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka). Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần. Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng). Các xe tăng của đối phương nhanh hơn Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu. Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm). Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần. Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần). Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình. Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên). Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi. (Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo). Ảnh: “Vạn lý Trường thành dưới lòng đất” của Trung Quốc Lê Hùng ================= Mặc dù chỉ có vài người ít ỏi của Nga có cái nhìn nay. Nhưng chân lý không lệ thuộc vào số đông. Do đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà Thiên Sứ tôi xác định: Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì người Nga sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ. Điều này cũng đơn giản thôi: Khi người Nga không thể là bá chủ thế giới trong tương lai thì họ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bài viết này chính là một minh họa sắc xảo cho ý kiến của Lão gàn này. Vậy người Trung Quốc cũng cần phải thấy rõ điều này mà long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và rút khỏi biển Đông đi. Tu thành Phật khó thế mà còn có đến 8.4000 pháp môn. Cho nên để có một sự thống nhấp toàn cầu không nhất thiết phải là chiến tranh. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác. Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt bảo thế!2 likes -
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HÀ NỘI Trân trọng thông báo: Văn phòng đại điện của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hanoi chuyển về Địa chỉ: A2 - Ngõ 30 - Trần Quang Diệu - Đống Đa - Hà Nội SĐT: 043 538 1136 Trưởng văn phòng: Hoàng Triều Hải. Thư ký văn phòng: Thảo Châu. SĐT: 0938 016618 - 0945368877 Hoặc có thể đi từ Ngõ 73 Hoàng Cầu- Số nhà A2 Văn phòng nhìn từ ngoài vào Một vài hình ảnh bên trong: http-~~-//s1158.photobucket.com/albums/p606/phongthuylacviet_hn/?action=view¤t=IMG_0181.jpg1 like
-
“Báu vật nhân văn sống” Hà Thị Cầu qua đời Chủ Nhật, 03/03/2013 - 16:47 (Dân trí) - Nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 12 giờ 30 trưa nay, ngày 3/3 tại nhà riêng ở Yên Mô, Ninh Bình. “Tôi được anh Lới, con rể cụ Hà Thị Cầu báo tin bu đã qua đời trưa nay mà hụt hẫng vô cùng. Dù biết tình trạng ốm nặng kéo dài hơn một tháng, không nói được của bu nhưng tôi vẫn không tin được giọng hát dân gian độc đáo, thiên tài của nước nhà đã ra đi mãi mãi’, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa - học trò của cụ Hà Thị Cầu nghẹn ngào. "Báu vật nhân văn sống" Hà Thị Cầu qua đời Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cho biết, cụ Hà Thị Cầu ra đi vào 12 giờ 30 trưa nay, ngày 3/3, hưởng thọ 97 tuổi. Lễ khâm niệm sẽ diễn ra sáng ngày mai, 4/3 và lễ an táng cụ Hà Thị Cầu tiến hành lúc 9 giờ 30 sáng 5/3 tại nghĩa trang Đầm Thuần, xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình. Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ, vì tin dữ đến quá bất ngờ, chị đang đi lễ chùa nên phải đến ngày mai chị mới kịp đến tiễn biệt cụ. Chị cho biết, trước Tết chị và nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Quang Long… cũng về Ninh Bình thăm cụ. “Thấy sức khỏe của bu héo mòn, kiệt quệ mà buồn vô hạn. Mấy người bảo nhau đàn hát bên cạnh giường bu mới thấy sắc mặt bu tươi tỉnh hơn. Trước, mỗi lần gặp mặt bu đều cấu véo, mắng yêu giờ thì không nói nổi nên lời”, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa thở dài. Từ trái qua: Nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Quang Long và nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đến thăm nghệ nhân Hà Thị Cầu dịp trước Tết Học trò nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu cũng khẳng định sẽ tiếp bước nghệ thuật hát xẩm. Chị nói, trước khi cụ Hà Thị Cầu mất, các học trò của cụ đã bảo nhau quyết tâm gìn giữ nghệ thuật dân gian độc đáo này. Nghệ nhân Hà Thị Cầu (tên thật Hà Thị Năm, Cầu là cách gọi theo tên con trai cả của cụ, theo cách mà ở vùng Yên Mô, Ninh Bình), sinh năm 1917, tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình 3 đời hát xẩm. Cha mất sớm, Hà Thị Cầu cùng mẹ về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Khi lên 8 tuổi, cụ đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê để hành nghề hát xẩm kiếm sống. Định cư sống tại Yên Mô (Ninh Bình), hai mẹ con cụ nương nhờ học hát tại nhà ông trùm xẩm Chánh Trương Mậu khi đó hiện là trưởng 6 gánh hát ở Ninh Bình. Sau đó cụ Hà Thị Cầu trở thành người vợ thứ của ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu (biệt danh là Chánh Trương Mậu). Khi nghệ nhân hát xẩm gần 40 tuổi thì ông Mậu qua đời, để lại cho người vợ 7 người con, 4 người lần lượt bị mất vì bệnh đậu mùa. Hiện tại cụ Hà Thị Cầu sống cùng vợ chồng người con gái. Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu từng tham dự nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng toàn quốc, đoạt nhiều huy chương vàng, giải thưởng đặc biệt. Cụ từng nhận được bằng khen năm 1998 của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt "Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình" trong Liên hoan trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc. Cụ Hà Thị Cầu đã được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào ngày 25/12/2004 và đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Cụ cũng được nhân dân thương mến coi là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm. Năm 2008, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc. Nguyễn Hằng1 like
-
Trong tháng 3 al sẽ chạm mặt người đó , nếu chưa thì phải tới tháng 7-8- 10 al . quan lộ của cháu rất sáng sau chắc cũng có chức vị khá. chồng lớn hơn không nhiều tuổi, đẹp trai có học hào hoa thường là trưởng nam ,cưới xin rất dễ dàng và nhanh ,nhưng có thể có đi lại với nhau trước khi cưới , cũng có thời gian xa cách hơi lâu .1 like
-
Nếu sanh giờ Tý/ năm nay chắc chắn có người yêu ... không hẹn mà tự nhiên gặp cũng không qua mai mối ...Hình avatar có phải là cháu ? trông cũng xinh gái mà sao than chưa có người yêu ,bác đoán chắc mấy chàng ở xung quanh chắc không chột thì bị lé hết rồi . Năm nay nếu có học hành thi cử đều thuận lợi , đường công danh cũng tốt ,nhưng coi chừng đi xe cộ bị tai nạn nhẹ.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Nếu lá số của bạn đúng giờ sinh / năm nay tôi không thấy hạn có tang trong lá số của bạn; nếu bà chị dâu đi xem [ xem dựa vào tuổi của ai / mà nếu lấy tuổi của chị ta xem cho gia đình bên chồng thì không được chính xác cho lắm ,nếu tang chế có xảy ra là phía bên bà chị dâu / đó là do người xem ] . về câu hỏi chuyện đất đai; năm nay hy vọng bạn mua được miếng đất đó nhưng phải ngoài tháng 04 al trờ về sau , nếu năm nay mua không được ,năm tới không thể ... năm nay bạn có hao tốn tiền rất nhiều tôi nghĩ là do bạn mua sắm đất đai nhà của gì đó , ngoài ra năm nay nay tình cảm bạn khá dồi dào ,cẩn thận có thêm tình cảm bên ngoài trong gia đạo có nhiều chuyện không vui , xa cách... có thể rắc rối tới 1 người nữ hay là hao tốn cho con gái [ nếu có con tới tuổi lấy chồng]1 like
-
1 like
-
1 like
-
Cha mẹ cháu hế nào ?1- lúc trước nghèo vất vã sau dần thì khá lên ,cũng có chút của cải ,buôn bán nhỏ như xăng rượu dầu gas hay làm nghề nông ? cha mẹ khắc khẩu hay cải vã. 2- cha mẹ khó tính cô đọc ít giao thiệp ,2 anh chị em đều hiếm , hay cha mẹ đến với nhau là chấp nối ,cả 2 đều có tính ẩn dật không thích đua chen với người ngoài , 1 trong 2 có người bị bệnh bướu ở cổ .1 like
-
Maket có thể PM qua hộp thư diễn đàn đến VSA.1 like
-
Hihi, cháu đâu có nói là mình làm đâu :lol: Ớt đó chẳng cay gì cả, mà cháu có làm nước mắm, 1 chén 3 trái ớt cũng chẳng cay :wacko: Cái màu đen là bánh bông lam sô cô la, nướng với hột điều, máu trắng là đường xay rùi rây lên. Hạt đỏ là hột dưa quà từ VN1 like
-
Năm nay khoảng 1/2 năm đầu tài lộc kém ,thất vọng lo lắng...Khoảng 1/2 năm cuối sẽ gặp may mắn có quí nhân giúp đỡ sẽ có công việc tốt .1 like
-
Sến Già Nam
mars liked a post in a topic by Thiên Đồng
Sến già nam SGTT.VN - Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi: - Bác muốn kiếm loại nào? - Nhạc. Nhạc xưa. Cô đọc vài cái tên gì đó… - Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không? - Bác chờ con lấy. Một lúc, cô mang ra một cái... giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc nói bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: “sến già nam”. Một đĩa nhạc xưa của ca sĩ Chế Linh được sản xuất trước năm 1965. Bìa bản nhạc Chiều làng em của nhạc sĩ Trúc Phương. Tuần trước, vào một siêu thị ở một tỉnh miền đông nọ tôi thấy nơi người ta bán băng đĩa có rất nhiều rổ đựng các thứ, được phân loại như có rổ phim hành động, phim kinh dị, phim Mỹ, phim Hồng Kông... và đặc biệt có hai rổ ghi: nhạc sến nam, nhạc sến nữ. Tôi định mua vài thứ xem sao, nhưng thấy kỳ kỳ nên thôi. Tuy vậy, tôi cũng học được vài từ mới. Có điều ở cửa hàng này, một cửa hàng bán băng đĩa khá lớn ở thành phố có cách phân loại độc đáo hơn: sến già nam. Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”! - Có sến già nữ không cháu? Tôi tò mò. - Dạ có. Bác kiếm xong sến già nam con đưa sến già nữ ra bác lựa! Thì ra nam nữ đây không phải khách hàng mà là ca sĩ. “Sến” do “nam” ca sĩ hát cho người “già” nghe thì gọi là... sến già nam,v.v... Tiếng Việt ta thiệt hay! Nhớ lần ra Hà Nội năm xưa, người ta giới thiệu tôi một xí nghiệp có tên là Xí nghiệp Cao Xà Lá. Hỏi “Cao xà lá” là cái gì? Là cao su, xà bông và thuốc lá, gọi tắt cao xà lá! Tôi vừa tủm tỉm cười vừa lựa đống băng đĩa trong rổ sến già nam, chọn được vài đĩa. Nhiều khi cả đĩa chỉ có một bài ưng ý. Thôi vậy cũng được. Có một bài mình thích là quý rồi! Tôi hỏi còn sến già nữ đâu? Cô bưng ra một rổ sến già nữ nữa và nhìn tôi có vẻ nghi tôi mê cô ca sĩ nào đó của năm mươi năm trước! “Sến” là gì? Người ta bảo là do chữ Marie sến, tức người giúp việc, người ở đợ, con sen, người nhà quê, ít học. Nhạc sến là nhạc... tầm thường, nhà quê mà các cô gái này thường hát hỏng để trải tâm sự nỗi lòng khi vô công rỗi việc. Đã có những bài báo, những tranh luận sôi nổi về thứ nhạc “sến hay không sến” này. “Sến” mà sao người ta thuộc, người ta khắc cốt ghi tâm? “Sến” mà sao người ta cười người ta khóc?... Gần đây trên mạng, nhiều bạn trẻ “còm” rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm, và có bạn còn rất tự hào rằng đã sưu tầm được hàng ngàn bản nhạc “sến” để làm của quý! Còn tôi, tôi chỉ biết nhạc hay hay dở với mình mà thôi. Hay là thứ làm tôi “rung động sáu cách” (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý)..., còn dở là nhạc “nghe không vô” ! Chiều làng em của Trúc Phương chẳng hạn, với tôi là một bài hay, không chỉ rất lãng mạn “khói lam buồn như muốn ngừng thời gian” mà còn do tác gải viết bài này lúc ở Bình Tuy, quê tôi, cho một cô gái mà tôi có lẽ cũng quen biết. Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa, Để nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa Xa xôi bước người anh lữ thứ Nhớ thương hoài câu hát chiều làng em.. Còn Mộng ban đầu của Hoàng Trọng làm sao quên được: Trông em mừng vườn cau Trái mập tròn xuân mới Bỗng me cười me nói Con bé lớn thật mau Mai mốt mẹ ăn trầu «Mai mốt mẹ ăn trầu» bây giờ không còn nữa nên đám trẻ không biết là phải rồi. Còn những trái cau «mập tròn xuân mới» cũng khó kiếm! Bây giờ là bưởi, là dưa hấu cả rồi! Rồi Lối về xóm nhỏ của Trịnh Hưng: Có những chiều hôm Trời nghiêng nắng xế đầu non Nắng xuống làng thôn Làm cho đôi má em thêm giòn Lúa đã lên bông Mắt già tươi sáng thôi chờ mong Tiếng hò cô gái bên Cửu Long Mơ rằng mai lúa lên đầy bông... hay Tình lúa duyên trăng của Hoài An Quê hương ta đất xưa vốn nghèo Nhưng giàu tình thương nhau Biết yêu lúa mầu xa cuộc đời cơ cầu Gái trai biết làm tròn lời thề khi ban đầu Tôi không hiểu vì sao những lời ca đầy tình quê hương, đất nước, tình gia đình, tình gái trai «biết làm tròn lời thề khi ban đầu» như vậy mà «sến» được? Hà Đình Nguyên trong một bài báo về vấn đề nhạc sến đã viết: «... nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị). Nhưng sẽ thật sai lầm khi quan niệm "nhạc sến" với hàm ý khinh thị, chê bai bởi trong dòng nhạc bình dân này có rất nhiều tuyệt tác mà chưa chắc các nhạc sĩ dòng nhạc "hàn lâm" đã sáng tác được, như: Khúc ca ngày mùa (Lam Phương), Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...» Nhiều bạn trẻ cho rằng nhờ “sến” mà nuôi dưỡng được tâm hồn trong một thế giới vô cảm Còn nhà thơ Đỗ Trung Quân có một bài thơ được Vũ Hoàng phổ nhạc rất hay tên Phượng hồng có lần bực mình:"Nói chú đừng giận, bài Phượng hồng phổ thơ của chú sến chảy nước", chàng trai 20 tuổi tóc tai kiểu hip-hop nói thẳng thừng... Thế hệ trẻ 8X hôm nay không thể tin nổi, không thể chấp nhận nổi có một gã nào đó trạc tuổi mình suốt một năm dài ngồi cạnh bàn, học cùng lớp để ý cô bạn gái mà vẫn cứ: "bài thơ còn trong cặp... giữa giờ chơi mang đến lại mang về...". Nhát gái đến thế, "yếu" đến thế thì "sến" là cái chắc. Bây giờ, chỉ cần một cú nhắn tin chớp nhoáng là alê hấp! Ra cà phê hộp ngồi ngay. Yêu à? Tỏ tình à? Đây, nhanh gọn lẹ: "Anh là number one, vừa đẹp trai lại vừa dễ thương...". Không yêu nữa cũng chẳng sao: "thà như thế, thà rằng như thế...". Đỡ lôi thôi, đỡ mất thì giờ, khỏi mang tiếng "sến». Gần đây nhiều ca sĩ bắt đầu quay về với nhạc «sến» có lẽ để đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người trong một thế giới ngày càng vô cảm chăng! Có điều, vì sến... thiếu gốc nên nhiều khi hát sai mà không hay. Chẳng hạn «Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng» trong Chiếc lá cuối cùng của Tuấn Khanh, có ca sĩ hát ngon lành «đêm chưa qua mà trời sao vội sáng»! Qua chưa với chưa qua khác nhau xa quá! Cũng như «Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em» của Từ Công Phụng mà hát thành «Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em?»... thì nguy tai! Tôi vẫn còn nhớ những đêm ngồi nghe Tuấn Khanh đàn piano dưới chân cầu sắt Đa Kao trong một quán cà phê nhỏ chênh vênh. Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa ... (xin đừng nhầm với các nhạc sĩ Tuấn Khanh, Hoài An đương thời). Tôi chắc rồi một hôm nào đó cậu trai 8X kia sẽ tìm đến bản nhạc “sến chảy nước” nọ và rồi 8X sẽ được thay thế bởi 9X, 0X… Rồi sẽ có những người tìm đến sến già nam, sến già nữ như tôi hôm nay cho mà coi! Không lâu lắm đâu! Hãy đợi đấy! Sài Gòn, 3.3.2013 ĐỖ HỒNG NGỌC =============================== Từ nhỏ tôi đã nghe nhạc Sến. Cậu tư tôi là người hát nhạc Sến "mùi" nhất xóm. Vì vậy mà lúc nhỏ mỗi lần cậu nhậu là tôi có dịp ngồi gõ ly gõ chén trên bàn nhậu cho cậu hát. Và...có khi tôi cũng rêu rao vài câu Sến trong những lúc vu vơ. Sến, nó hay da diếc, trầm lắng thiệt lạ. Vậy mà bây giờ tôi mới nghe từ "Sến già nam", cũng hơi thấy là lạ...nhưng biết ra thì lại thêm một lần thú vị... Nhạc nhẻo ngày nay nghe cũng thật nhạt nhẻo hơn nước ốc, bốp chát chụp giựt rống hét sao ....hong biết nói sao.... Thôi thì Sến mà nó thư giản, xả xì troét mà không hại não lại rất phiêu bồng , phiêu diêu.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nguy cơ bất ổn đe dọa Trung Quốc Thứ Ba, 05/03/2013 22:48 Bắc Kinh tiếp tục gây quan ngại khi tăng ngân sách quốc phòng năm 2013 thêm 10,7% Chính phủ Trung Quốc cam kết sự tăng trưởng ổn định, nỗ lực chống tham nhũng, việc cải thiện môi trường và chú trọng nâng cao chất lượng sống của người dân khi quốc hội nước này nhóm họp tại Bắc Kinh từ ngày 5-3. Các lãnh đạo Trung Quốc tại phiên khai mạc kỳ họp quốc hội hôm 5-3 Ảnh: REUTERS Nỗi lo khoảng cách giàu nghèo Trong báo cáo công tác chính phủ đọc tại phiên khai mạc kỳ họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận đất nước đang đối mặt với “nhiều khó khăn và vấn đề trong phát triển kinh tế xã hội”. Ngoài ra, ông tỏ dấu hiệu cho biết giới lãnh đạo nước này sẽ không còn chú trọng đến việc theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, đồng thời chuyển ưu tiên sang những chương trình xã hội. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh: “Chúng ta phải xem việc bảo đảm và cải thiện hạnh phúc của người dân là ưu tiên và mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Chúng ta cũng phải nỗ lực đẩy mạnh phát triển xã hội”. Bài diễn văn dài 100 phút của ông Ôn Gia Bảo đặc biệt nhấn mạnh đến những chương trình nhằm cải thiện chất lượng sống sau khi nêu bật những vấn đề mà người dân đang đối mặt, nhất là khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng giữa người thành thị và nông thôn. Ông kêu gọi sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng để giảm bớt lãng phí, cải thiện lĩnh vực dịch vụ như là một nơi cung cấp việc làm cần thiết và tăng cường chi tiêu cho những chương trình xã hội, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ người dân mua nhà. Vấn đề môi trường cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi thủ tướng Trung Quốc kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng và giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, đất đai và nguồn nước nghiêm trọng của đất nước. Bên cạnh đó, ông Ôn Gia Bảo tái khẳng định cam kết chống tham nhũng mạnh mẽ, xem nhiệm vụ này đóng vai trò sống còn đối với sự tồn vong của đảng và đất nước. Trong một động thái nêu bật nỗi lo của Bắc Kinh về những mối đe dọa trong nước xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế “không cân bằng, không điều phối và không bền vững”, ngân sách cho an ninh nội địa năm 2013 đã được tăng 8,7% lên 769,1 tỉ nhân dân tệ (123,62 tỉ USD), hãng tin Reuters nhận định chính phủ Trung Quốc đang tăng cường đề phòng nguy cơ gia tăng bất ổn khi ngày càng có nhiều người dân bất bình trước tình trạng tham nhũng, nạn lạm quyền và ô nhiễm môi trường bất chấp kinh tế tăng trưởng mạnh và thu nhập gia tăng. Chơi trò “hai mặt” Theo báo cáo nói trên, chi tiêu của chính phủ trong năm 2013 sẽ tăng 10% lên 13.820 tỉ nhân dân tệ (2.200 tỉ USD) - một con số cao kỷ lục. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% cho năm nay, bằng với năm ngoái dù vẫn thấp hơn tỉ lệ 8% thường được đặt ra trong các năm trước đó. Đáng chú ý là ngay cả khi đối mặt với không ít vấn đề trong nước, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tăng cường hiện đại hóa quân sự, thể hiện qua việc ngân sách quốc phòng tăng 10,7% lên 720,2 tỉ nhân dân tệ (115,74 tỉ USD). Mức tăng này thấp hơn chút ít so với tỉ lệ 11,5% của năm ngoái. Hãng tin AP nhận định việc duy trì mức tăng ngân sách quốc phòng ở tỉ lệ 2 con số như trên cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc muốn có sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội giữa lúc Bắc Kinh đang có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và muốn giảm bớt ảnh hưởng của Washington ở khu vực. Người phát ngôn kỳ họp quốc hội lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh, đã lên tiếng biện hộ cho việc tăng ngân sách quốc phòng khi cho rằng chính sách này đã “đóng góp cho hòa bình và ổn định toàn cầu” (?!). Lời biện minh này chắc chắn không thể xoa dịu được sự lo ngại của Mỹ và các nước, vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh đang bị chỉ trích là có thái độ “gây hấn” trên biển. Sự lo ngại này có thể càng tăng bởi các chuyên gia nước ngoài lâu nay cho rằng mức chi tiêu quốc phòng thật sự của Trung Quốc luôn cao hơn con số công bố. Phản ứng trước việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, người phát ngôn Đảng Dân tiến đối lập của Đài Loan ngay lập tức cáo buộc Bắc Kinh chơi trò “hai mặt”. Người này nói: “Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh về một thỏa thuận hòa bình với Đài Loan và mô tả mình như là một đất nước yêu hòa bình nhưng mức ngân sách quốc phòng cao và những hành động khiêu khích ở biển Đông, biển Hoa Đông đã cho thấy hình ảnh ngược lại”. HOÀNG PHƯƠNG ===================== Việc đặt trong tâm vào giải quyết các mâu thuẫn xã hội, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt một mục đích đúng trong định hướng tương lai. Nhưng không phải cội nguồn đích thực của nền văn hiến Đông phương huyền vĩ, chính phủ Trung Quốc sẽ không thể tìm ra phương pháp đúng có khả năng khắc phục được những vấn nạn trong nước của họ. Chỉ cần một cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra và rất dễ xảy ra trong tương lai gần thì đủ làm Trung Quốc rối loạn. Rút khỏi biển Đông và long trọng công nhân Việt sử 5000 năm văn hiến là điều kiện tiên quyết để giải quyết mọi sự. Rất tiếc! Thời gian không còn nhiều.1 like -
Sinh con 2015 Ất Mùi tuy được Mùi và Hợi trong Tam hợp, nhưng mạng mẹ Hỏa khắc con Kim (theo Lạc Thư Hoa GIáp) thì con yếu, sức khỏe kém, Ất con lại phá Mậu cha, như vậy cả cha và mẹ đều khó khăn từ công việc đến hạnh phúc. E là cha sẽ đi nhiều hơn nữa đấy. Sinh con năm hợp thì tự khắc cha cũng sẽ có "duyên" ở nhà nhiều hơn. Tuổi hiện tại của gia đình rất tốt, Dần - HỢi là Nhị hợp nhé, nên con rất quấn mẹ mặc dù sức khỏe con chưa tốt lắm, lớn lên sẽ tốt lên theo. Đặc biệt người cha đang có công việc tiến triển tốt. Thân mến.1 like
-
Ở đây chúng tôi xem theo Lạc Thư Hoa Giáp của người Việt, đổi mạng Thủy và Hỏa so với sách Trung Quốc, và có nhiều ưu việt hơn về mặt logic, khoa học hơn Lục THập Hoa Giáp. Longphibaccai tính năm Bính Thân 2016 là chuẩn rồi. Con hợp cha, hợp mẹ, cha sẽ thăng tiến trong công việc hơn hiện tại. Thân mến.1 like
-
Kính chào các bác các anh chị và các bạn trên diễn đàn! Chào chị Ntpt! An Thư xin gửi lời cảm ơn đến chị ntpt, chị đã dự đoán rất chính xác, em sinh bé vào ngày 24 tháng 10 (âm lịch) năm Nhâm Thìn và em phải sinh mổ, mẹ tròn con vuông! Bé là con gái đúng như chị dự đoán cho em khi xem lá số cho em lần trước! Cảm ơn tất cả các bác các anh chị và các bạn trên diễn đàn! An Thư1 like
-
Thời gian qua chương trình thực hiện cận tết ngày 28 âl và do bận bịu việc riêng, Wild đã chậm trễ trong việc tường minh công tác Từ Thiện chuyến cuối năm đến với bệnh nhân Ung Bướu. Nay Wild tường minh qua hình ảnh đến các bạn quan tâm: 50 Bánh chưng nóng chúng tôi nhận được từ Trung Nhân tặng cho người nghèo ven kênh rạch Quận 8. 9000 đ /gói X 350 phần Kẹo Alpenliebi = 3,150,000 đ (Ba triệu một trăm năm mươi đồng) 18,000 đ/h X 350 hộp Bánh Blueberry = 6,300,000 đ (Sáu triệu ba trăm ngàn đồng) 12,000 đ /5g/ng X 350 phần Milo lúa mạch = 4,200,000 đ (bốn triệu hai trăm ngàn đồng) Tổng 13,650,000 đ (mười ba triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng) Số quà sau khi được đóng gói thành 35 thùng, Wild đã vận chuyển bằng xe tải nhỏ đến điềm tập kết. Sự chen lấn khi phân phát thật vô cùng hối hả. Dù việc ổn định trật tự là 1 điều khó nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo quà đến với những người có phiếu. Cũng những cánh tay đưa phiếu và những bàn tay trao quà chúng tôi đã gặp nhau ở 1 điểm hạnh phúc của trao và nhận. (còn tiếp)1 like
-
Quán vắng!
maket171 liked a post in a topic by Thiên Bồng
Tạng - Hồi: là dân tộc thuộc địa mới, sau này mới sáp nhập vào TQ luôn (từ triều Thanh trở lại). Mãn - Mông: là thứ dân Bắc Dương Tử (Mãn bây giờ cũng gọi là Hán, đã bị "đồng hóa" ngược mất tiêu rồi). Miến - Choang: chính là một trong những chi Bách Việt còn tồn tại phía Nam Dương Tử. Việt: là chủ nhân xa xưa của vùng đất Nam Dương Tử, phần lớn đã bị Hán hóa nhưng vẫn mang tên Việt (như Nguyễn Du nói về Từ Hải: "Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông" - là Quảng Đông trong vùng lưỡng Quảng (Quảng Tây nữa) mà Quang Trung muốn thu hồi về cho nước Việt, nhưng ngài đã mất hơi sớm), Chính vì thế mà khi Minh Mạng xin sắc phong làm vương nước Nam Việt (người Việt phương Nam) thì triều Thanh từ chổi và đổi là Việt Nam (phía Nam đất Việt). Dân tộc Việt vẫn tồn tại cho đến thời Tôn Trung Sơn thì bị xóa vĩnh viễn (mặc dù ông cũng là người Mân Việt) và gộp chung với dân tộc Hán. Hán: là dân tộc lấy tên triều đại thống nhất đầu tiên (nhà Hán, theo sử là nhà Tần - nhưng thời gian tồn tại nhà Tần ngắn quá chưa đủ điều kiện thực thi chính sách "đồng hóa") đặt tên cho con dân dưới triều đại đó nên gọi là Hán, phần nhiều là người Việt. Nên thực chất Hán là một "dân tộc ảo"... Bà Vanga có nói..."Một lý thuyết xa xưa sẽ trở lại với nhân loại chỉ khi "dân tộc Axiry" bị tiêu diệt..." Lịch sử thế giới chưa từng nghe tồn tại thứ dân tộc này... chứng tỏ nó cũng là một "dân tộc ảo"... Từ đó ta có thể hình dung khi nào thì...thuyết "Âm Dương Ngũ Hành" trở lại và vì sao điều kiện tiên quyết cho nó phải là "Vinh danh Văn Hiến Việt 5.000 năm"... Thiên Bồng non nớt...hiểu chỉ bấy nhiêu...mong học hỏi thêm...!1 like -
Phong Thủy Lạc Việt Tại Châu Âu
Thiên Đồng liked a post in a topic by Guest
Phong thủy Lạc Việt tại châu Âu, Sau vài lần trì hoãn, cuối cùng tôi cũng quaytrở lại châu Âu sau 13 năm nhưng với một sứ mệnh đặc biệt: đưa phong thủy LạcViệt của nền văn minh Đông phương tới nền văn minh Tây phương. Cho dù công việc lần này, 50% là giành cho Việt kiều tại đây nhưng hầu hết họ là những người sống tại châu Âu từ sau chiến tranh năm 75. Mục đích của tôi lần này là quảng bá về Phong thủy Lạc Việt cho càng nhiều người ở đây càng tốt và tìm hiểu về kiến trúc cũng như sự tương đồng về tính khoa học trong phong thủy giữa hai nền văn hóa. Quyết định sang châu Âu vào giữa mùa đông là mộttrải nghiệm thú vị nhưng cũng không mấy dễ chịu. La kinh của Laido vẫn theo tôitrên mọi nẻo đường và hoạt động tốt trong điều kiện -15 độ C. Tuần đầu tiên, tôi di chuyển tới vùng biên giới giữa Czech và Slovakia. Tại đây, tôi chọn đất và tư vấn cho gia chủ về thiết kế một biệt thự trên một ngọn đồi thông. Gia chủ mời tôi là một người Czech và trong suốt quá trình làm việc, tôi thực sự bất ngờ bởi người châu Âu cũng rất “mê tín”. Ở đây không có thầy Phong Thủy nhưngcó người giống như cô Đồng chuyên tư vấn khi họ xây dựng hay kê đặt vật dụngtrong nhà, văn phòng làm việc. Tại Czech chỉ có hai kiểu kiến trúc: kiến trúc cổ từ thế kỷ thứ 16 hoặc theo kiến trúc hiện đại. Về cấu trúc hình thể Dương trạch thì hoàn toàn không có gì khác biệt khi đứng trước một tòa nhà xây từ thế kỷ thứ 14,15,16 hay thế kỷ 21. Tôi không nhận thấy người châu Âu có sự thích thú với các kiểu kiến trúc kiểu cách, khác người mà ở Việt Nam có nhiều KTS gọi là kiến trúc hiện đại. Với tư vấn của tôi theo Phong Thủy Lạc Việt, đa phần là phù hợp và hài hòa với yêu cầu kiến trúc của gia chủ. Tiếc rằng bản thiết kế chỉ có sau khi được tôi tư vấn nên tôi sẽ đưa lên đây khi gia chủ hoàn thànhvà gửi cho tôi. Điều gâymột sự ngạc nhiên cho tôi, đó chính là tòa nhà văn phòng của gia chủ. Họ cải tạo nội thất của một tòa nhà từ thế kỷ 16 nhưng giữ nguyên cấu trúc và phong thủy thì ko sai phạm tý nào. Tổng thể khí rất vượng , âm dương hài hòa nhưng duy chỉ có phòng làm việc bị bế khí.Gia chủ xác nhận với tôi rằng công ty làm ăn tốt nhưng kém may mắn. Mọi người làm việc tại đây thường căng thẳng và mệt mỏi. Việc duy nhất phải làm ở đây là xử lý phòng bế khí và hướng văn phòng tây nam với gia chủ Tây tứ trạch vì theo quan điểm của PTLV, Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt - đổi chỗ Tốn-Khôn nên tây nam là hướng xấu với người Tây tứ trạch Tại những khách sạn tôi ở, thường là những lâu đài cổ hay những tòa nhà cổ từ thế kỷ14,15, 16 cải tạo thành khách sạn, phòng được thiết kế đúng tiêu chuẩn về khí của PTLV : Sinh-Vượng-Mộ. Giường luôn ở vị trí Vượng khí và phòng wc luôn ở vị tr íMộ khí. Tại Czech, tôi cũng được mời tư vấn lại cho một vài gia đình người Việt sống và làm việc tại Prague. Họ sống tại các căn hộ trung cư cao cấp và thiết kế không khác gì với thiết kế tại Việt Nam: thoát khí và bế khí. Do thời gian có hạn và phải di chuyển qua rất nhiều nhà nên thời gian này tôi không có thời gian để chụp hình và ghi lại chi tiết. Tại Pháp, tôi tư vấn phong thủy cho một đại gia đình Việt kiều định cư tại đây từ năm 1975. Nhà thứ nhất là nhà chung cư và điều đầu tiên làm tôi ngạc nhiên chính là cầu thang xương cá nhưng lại được làm theo đúng cách khắc phục của PTLV ??? Rõ ràng có một sự thống nhất trong thiết kế nhà nhưng đã bị thất truyền hoặc bị thay đổi bởi cái gọi là hiện đại. Tính logic và khoa học trong thiết kế và kiến trúc cho dù là ở phương Tây cũng không khác gì với các tiêu chí của PTLV. Phải chăng đã từng tồn tại một lý thuyết thống nhất của một nền văn minh cổ xưa đã bịthất truyền, như Sư phụ Thiên Sứ đề cập tới Gia chủ này đã này đã tới Việt Nam và tôi chỉ dùng lạc việt độn toán để dự đoán hướng và vấn đề ngôi nhà. Tôi chỉ đưa cho gia chủ một viên đá thạch anh sau khi được Tôi‘nạp dữ liệu” mang về Pháp trước. Sau 1 năm, gia chủ này đã có việc làm và lên chức ngay sau đó. Đây chính là lý do tôi được mời qua để giải quyết dứt điểm phong thủy của căn hộ này. Gia chủ Tây trạch nên hướng nhà B-N được coi là tuyệt mạng trạch. Nhà bị thoát khí do cầu thang đối diện thang máy, bếp ở vị trí mộ khí. Các phòng ngủ đều bị bế khí. Mất rất nhiều thời gian để cùng thống nhất cách xử lý với gia chủ bởi vì điều kiện để sửa chữa tại Paris rất khó khăn. Cho tới lúc này, khi tôi đang viết bài thì gia chủ vẫn đang tiến hành các công việc sửa chữa. Các cănnhà chung cư khác của gia đình này cũng ở tình trạng tương tự nên tôi chỉ đưa ra một trường hợp điển hình. Còn lạihai căn nhà biệt thự nằm ở ngoại ô Paris, nặng nhất là phần xử lý thoát khí vàbếp. Tuy nhiên do một căn chỉ xử lý để bán nên chỉ còn căn nhà để ở là cần xửlý triệt để. Tôi đưa lên thiết kế của căn nhà này khi chưa sửa chữa để mọi ngườitham khảo . Quay về Việt nam trước ngày ông Táo chầu Trời cùng một núi công việc và những lời mời tiếp theo từ châu Âu, tôi chỉ mong gia chủ của mình sớm thực hiện những công việc sửa chữa mà tôi đã tư vấn, để gia chủ của tôi khi bước qua năm mới QUÍ TỊ đầy khó khăn sẽ có được một năm An Lành.1 like -
+ Sinh tiếp năm nay, Quý Tỵ, thì nhà sẽ phát tài đấy. Nhưng năm tốt nhất để hóa giải xung mạng giữa cha mẹ và con đầu thì chọn năm 2019 nhé. Tùy gia đình sắp xếp. + Với 3 người hiện tại, có thể luận rằng con gái của bạn khá bướng bỉnh, thích làm theo ý mình hơn là nghe lợi cha mẹ. Sức khỏe con không ổn, hay ốm vặt, nhưng chưa bị ốm nặng bao giờ. Cha và con hợp Thiên Can nên đường làm ăn cũng thuận lợi, tuy có chút vất vả. Sau này cháu thế nào cũng tùy vào nhiều điều kiện, nhưng cơ bản về sau sẽ có xu hướng thích xa cha mẹ, tự lập. Thân mến.1 like
-
Nhà này bố hay đi công tác lăm phải không? Nên sinh con sau Kỷ Hợi 2019 là tốt nhất nhé. Các năm trước đó nếu muốn sinh thì chỉ được sinh con gái! Thân mến.1 like
-
Thật ra nhà chị con trai yếu hơn con gái, do mạng cháu sinh xuất cho cả cha và mẹ, Kỷ tuy khắc Quý nhưng không hẳn xấu, có điều cha hơi vất vả kiếm tiền. Tài lộc từ 2006 đến 2009 khá hơn hiên nay, nhưng vẫn căn cơ, không phải eo hẹp. Nếu mẹ có đi làm thì nhàn hơn bố nhiều. Nếu có điều kiện chị có thể sinh thêm 1 bé năm Quý TỴ thì sẽ hóa giải cho cha nhiều hơn, nếu được con trai thì càng tốt. Thân mến.1 like
-
Có sẹo hay tì vết ở trán? hay ở vai? Có thấy mình có nét giống hoa hậu Diễm Hương? Mắt to đẹp hay mắt bụp, đuôi mắt hơi trễ xuống? Nhưng năm hạn nên đổi ra năm cụ thể, em ghi lớp ai mà đổi cho được, 1 lớp học kéo dài cuối của 1 năm sang đầu của 1 năm mới. Nghĩ em sinh giờ Thân, nhưng giờ Thân thì ít cái mô tả quá. Giờ Dậu thì không muốn xem, Thiên Đồng bị Ngũ Sát xâm phạm thêm Kiếp Sát, Hao Kỵ thì không biết xem làm sao :wacko:1 like
-
1 like
-
Nếu tôi có mở VPDD ở Đà Năng thì trưởng đại diện sẽ là Vũ Song Anh. Mọi người có nhu cầu làm Phong Thủy có thể liên hệ với VSA - nếu như tin PTLV. Còn không tin thì chúng tôi cũng không níu kéo.1 like
-
PHONG THỦY NĂM QUÝ TỴ (2013) BÌNH NGUYÊN QUÂN Năm QUÝ TỴ, với Thiên Can QUÝ (THỦY) khắc Địa Chi TỴ (HỎA), tức là năm Thiên Can khắc Địa Chi, nên sẽ tương đối ổn định hơn. Trong năm nay, cơ hội thành công của các phong trào đối lập, chống lại chính quyền là rất thấp, vì vậy nên mọi biến động về chính trị và xã hội sẽ ít hoặc yếu hơn những năm trước. Ngược lại, do Thiên Can khắc thắng Địa Chi, nên chính phủ các nước thường sẽ thẳng tay đàn áp phe chống đối, hoặc áp đặt đường lối, chính sách cai trị 1 cách mạnh mẽ, cứng rắn hơn. Đồng thời, những quốc gia lớn, hùng mạnh sẽ tìm cách đe dọa, uy hiếp các nước nhỏ yếu nhiều hơn, dẫn đến tình hình căng thẳng hoặc chiến tranh trong năm nay, và nhất là năm tới (2014). Về phương diện kinh tế, năm 2013 sẽ là năm trì trệ hoặc suy thoái kinh tế của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, tuy rằng mức độ trầm trọng sẽ không bằng cuộc khủng hoảng năm 2008. Những quốc gia thoát khỏi cũng chỉ có mức tăng trưởng yếu, hoặc không đáng kể. Những ngành kinh tế có khả năng suy thoái trong năm nay là khai thác kim loại, quặng mỏ, cơ khí, chế tạo máy móc, mua bán, đầu tư vào quý kim (vàng, bạc...). Những ngành có triển vọng phục hồi (nhưng chậm) là địa ốc, khai thác, chế biến lâm sản. Những ngành ổn định, hoặc vẫn có khả năng phát triển (nhưng không mạnh) là du lịch, thủy sản, y tế, nghiên cứu, khoa học, kỹ thuật quân sự, dầu hỏa, khí đốt. Khí hậu năm 2013 cũng sẽ tương đối ổn định hơn, không bị nhiều thiên tai, gió bão, lũ lụt hoặc khô hạn như năm trước (ngoại trừ động đất và núi lửa sẽ hoạt động mạnh hơn). Từ khoảng giữa tháng 12 ÂL của năm trước (NHÂM THÌN) đến giữa tháng 2 ÂL (giữa Xuân) thời tiết khô và lạnh, buốt giá tới xương tủy. Từ giữa Xuân đến đầu mùa Hạ thời tiết vẫn hàn lạnh, nhưng ẩm ướt nên tuyết nhiều, mưa lạnh thường xuyên. Từ đầu đến giữa Hạ khí hậu thay đổi, gió nhiều, nhưng nóng ấm hẳn lên. Trong khoảng giữa Hạ đến đầu mùa Thu, không khí nóng và ẩm thấp, mưa nhiều. Trong mùa Thu khí hậu mát mẻ, mưa gió tương đối điều hòa. Từ cuối Thu đến đầu mùa Đông (giữa tháng 2 ÂL) khí hậu ấm áp hơn bình thường, nước không đóng băng, côn trùng và thảo mộc vẫn sinh sôi nảy nở. Về phương diện sứs khỏe, những bệnh có khả năng xuất hiện nhiều trong năm QUÝ TỴ là gan, tim mạch, mắt mờ, đau gân ở lưng, vai, co rút gân, tê liệt, chân đau không đứng được, đầy bụng, khó tiêu, đau nhức ở ngực, sườn và eo lưng, sốt nóng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, vàng da, phù thũng. Ngoài những yếu tố chung ở trên do ảnh hưởng của Thiên Can và Địa Chi, cũng như nạp âm và vận khí của từng năm, còn phải để ý đến phương vị của Phi tinh, Thái Tuế, Tuế Phá và Tam Sát, là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng căn nhà như sau: 1/ PHƯƠNG VỊ CỦA PHI TINH: là vị trí của 9 sao, di chuyển theo từng năm trên Lạc thư (bao gồm trung cung và 8 hướng). Vào năm QUÝ TỴ, mỗi sao sẽ đóng tại 1 khu vực như hình dưới. Như vậy là trong năm nay, tất cả 9 số đều đóng tại địa bàn nguyên thủy của chúng (tức trùng với Lạc thư), nên 1 số người cho rằng Phi tinh đều bị Phục ngâm, hoặc Ngũ Hoàng Đại sát (tức số 5) nhập trung cung, nên là 1 năm khó khăn, tiến thoái lưỡng nan, hoặc không thể xây cất, tu sửa nhà cửa được. Thật ra, vấn đề có gặp khó khăn hay không là tùy theo vận khí của căn nhà, chứ không phải là do niên tinh toàn bàn bị Phục ngâm. Còn việc xây nhà, mua nhà, hay tu sửa nhà cửa là tùy theo các sao và Thần sát tới tọa - hướng, cũng như địa thế chung quanh và thiết kế nhà như thế nào mà nảy sinh ra những chuyện tốt, xấu, chứ không phải vì có Ngũ Hoàng nhập trung cung mà không thể làm gì được. Vì vậy, đó đều là những quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, mỗi khi 9 sao bị Phục ngâm thì tính chất tốt, xấu của chúng đều sẽ tăng lên. Đó là điều cần để ý khi đọc phần phân tích các niên tinh bên dưới. Một điểm khác cần chú ý là tọa độ mỗi hướng có khi thu hẹp lại, có khi mở rộng ra. Đó là tùy theo từng trường hợp phải dùng Thế quái (tức số thế) hay không dùng mà thôi. Sao NHẤT BẠCH (số 1) – đến phía BẮC (từ 337 độ 6 – 22 độ 5): Là cát tinh, chủ về công danh, khoa bảng, học vấn, những chuyện vui vẻ, có hỷ sự như hôn nhân, xum họp, thành công trong mọi việc… Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nhà hướng BẮC năm nay đều phát khoa bảng, hoặc được thăng quan, tiến chức, mà cần phân biệt như sau: * DỌN VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng NHÂM (từ 342 – 348 độ): có uy tín tốt, nhưng dễ bị hao tiền về những việc hiếu hỷ. Các tháng 8 và 9 âm lịch tăng tài lộc, địa vị, các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch bị hao tài nhiều vì hỷ sự. b/ Nhà hướng TÝ (từ 357 – 03 độ) và QUÝ (từ 12 – 18 độ): bị hao tán tiền của rất nhiều, công việc làm ăn thất bại, nhất là trong các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch. * DỌN VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng NHÂM (từ 342 – 348 độ): tương tự như trường hợp (a) ở trên. b/ Nhà hướng TÝ (từ 357 – 03 độ) và QUÝ (từ 12 – 18 độ): được tăng thêm tài lộc, gặp nhiều chuyện vui vẻ hơn, nhất là trong các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng BẮC đều dễ mắc bệnh tật trong các tháng 3, 6 và 12 âm lịch. Với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía BẮC có sao Nhất Bạch đến, mà trong trạch vận có các Hướng tinh 1, 4, 6, hay các cặp số 1 – 4, 1 – 6 tại đó mới có thể đặt fountain, bồn nước phun sương, hồ cá, 6 đồng tiền cổ, tháp Văn Xương, hòn non bộ... (tùy theo Sơn - Hướng tinh là gì mà chọn vật khí) để làm tăng sự thuận lợi, may mắn về khoa bảng, tài lộc, uy tín hay sự nghiệp mà thôi. Còn nhà có Hướng tinh là suy, tử khí tới phía BẮC thì nên giữ nơi đó cho yên tĩnh là tốt nhất. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, phòng tắm, cầu thang ở phía BẮC căn nhà (hay phòng), thì cần phối hợp với Phi tinh của trạch vận xem nó tốt hay xấu, rồi mới dùng cách kích động, hoặc hóa giải cho thích hợp. Sao NHỊ HẮC (số 2) – đến phía TÂY NAM (từ 202 độ 6 – 247 độ 5): Chủ đem đến nhiều bệnh tật, nếu nặng có thể làm chết người, nên thường được gọi là sao Bệnh phù. Hơn nữa, Nhị Hắc vốn còn là âm tinh, và thuộc Tiên thiên Hỏa, nên tùy trường hợp riêng biệt của mỗi căn nhà mà còn có thể gây ra tai họa xung đột, tranh chấp, nóng nảy. Do đó, cần treo windchime (chuông gió), hay đặt những vật bằng kim loại gần cửa trước mà hóa giải. Nhất là năm nay sao Nhị Hắc lại bị Phục ngâm, nên mức độ tác hại của nó càng mạnh. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt những trường hợp tốt, xấu như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng MÙI (từ 207 – 213 độ): tài lộc hao tổn nặng, công việc làm ăn thất bại, lại còn dễ bị xung đột, nóng nảy, bệnh tật về tim mạch và đường hô hấp, con gái trong nhà dễ mắc tai họa về trinh tiết, cả năm hầu như không có lúc nào yên. b/ Nhà hướng KHÔN (từ 222 – 228 độ) và THÂN (từ 237 –243 độ): khổ sở vì bệnh tật, nhất là về máu huyết, con trai thứ trong nhà là đối tượng mắc nhiều bệnh tật hoặc tai họa, nhất là trong các tháng 2, 4, 7, 9 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng MÙI (từ 203 – 217 độ): được tăng thêm thu nhập, công việc làm ăn thuận lợi, nhất là trong các tháng 1, 2, 9, 10 và 11 âm lịch. Tháng 6 có xung đột, tranh chấp. b/ Nhà hướng KHÔN (từ 218 – 232 độ) và THÂN (từ 233 –247 độ): mắc bệnh tật hay tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nguy hiểm nhất là trong các tháng 1, 2, 4, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng TÂY NAM đều dễ mắc bệnh thường xuyên trong năm, nhưng nặng nhất là các tháng 4, 7 và 9 âm lịch. Tháng 6 có chuyện bất hòa, xung đột. Với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY NAM có sao Nhị Hắc tới thì chỉ cần giữ nơi đó cho yên tĩnh, tránh làm động, hay ngủ, nghỉ, làm việc nhiều tại đó. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, cầu thang, phòng tắm tại phía TÂY NAM của căn nhà (hay phòng ngủ) thì cần treo chuông gió (windchime) bằng kim loại nơi cửa phòng, hay 5 đồng tiền cổ, hoặc nên dọn sang phòng khác (nếu là người già cả hay sức khỏe yếu kém). Ngoài ra, cũng cần phối hợp với trạch vận của căn nhà mà gia, giảm cách hóa giải cho có hiệu quả hơn. Sao TAM BÍCH (số 3) – đến phía ĐÔNG (từ 67 độ 6 – 112 độ 5): Biểu hiện cho sự hung hăng, hiếu chiến, thích tranh đấu, nên khi tới đâu cũng thường gây ra xung đột, cãi vã, kiện tụng, mất mát tiền của. Nhất là năm nay Tam Bích lại bị Phục ngâm, nên mức độ tác hại của nó càng mạnh thêm. Tuy nhiên, với nhà hướng ĐÔNG thì còn chia ra những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng GIÁP (từ 68 – 82 độ): mắc bệnh tật hay tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nguy hiểm nhất là các tháng 2, 5, 7 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng MÃO (từ 83 – 97 độ) và ẤT (từ 98 – 112 độ): bị hao tài nặng, công việc suy bại, lại còn dễ bị tranh chấp, xung đột, mắc tai nạn về xe cộ hoặc gan, mật và tay chân. Các tháng 1, 9 và 10 âm lịch hao tài nặng, các tháng 3, 4 và 12 dễ mắc tai nạn xe cộ hoặc chân tay. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng GIÁP (từ 68 – 82 độ): công việc và tài lộc thuận lợi, nhất là trong các tháng 1, 2, 7, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng MÃO (từ 83 – 97 độ) và ẤT (từ 98 – 112 độ): công việc và tài lộc vẫn gặp nhiều khó khăn, lại hay mắc bệnh tật nặng về gan, mật, bao tử, chân tay, tai nạn xe cộ, nhất là trong các tháng 2, , 3, 4, 6, 7, 9 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng ĐÔNG đều dễ bị bệnh trong các tháng 5 và 8 âm lịch. Riêng tháng 8 còn bị xích mích, xung đột. Với nhà không thuộc hướng ĐÔNG thì khu vực đó chỉ cần giữ cho yên tĩnh là có thể tránh được tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, cầu thang, bếp, phòng tắm… thì tùy thuộc vào phi tinh của trạch vận mà kích động, hoặc dùng phương thức hóa giải cho bớt tai họa. Sao TỨ LỤC (Số 4) – đến phía ĐÔNG NAM (từ 112 độ 6 – 157 độ 5): Là sao Văn Khúc, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng. Tuy nhiên, không phải mọi nhà hướng ĐÔNG NAM đều có thể thăng tiến công danh, sự nghiệp, mà vẫn tùy theo sự phối hợp của nó với hướng nhà như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng THÌN (từ 113 – 127 độ): tài lộc hao tổn nhiều, công việc bị bế tắc, cũng như mắc tai họa, bệnh tật về khí huyết, gân xương hoặc tay chân, nhất là những tháng 1, 2, 4, 5, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng TỐN (từ 128 – 142 độ) và TỴ (từ 143 – 157 độ): tài lộc và công việc vẫn bị bế tắc, gia cảnh lụn bại, đàn bà trong nhà dễ mắc bệnh tật, tai họa, nhất là các tháng 2, 4, 5, 9 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng THÌN (từ 117 – 123 độ): tài lộc và công việc đều gặp nhiều khó khăn, trong nhà đàn ông khắc vợ, người nhà lại bị những bệnh về gan, đầu, tay chân, bại liệt, nhất là các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng TỐN (từ 128 – 142 độ) và TỴ (từ 143 – 157 độ): tài lộc và công việc gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Các tháng 2, 3, 11 và 12 âm lịch đều rất tốt cho tài lộc. Tất cả nhà hướng ĐÔNG NAM đều dễ bị bệnh trong các tháng 6 và 9 âm lịch. Nếu nhà thuộc những hướng khác, nhưng phía ĐÔNG NAM có sao Tứ Lục đến thì xem trạch vận nhà tại đó có các Vận – Sơn – Hướng tinh 1, 4 hay không? Nếu có mới nên đặt những vật cao, nhọn (như tháp Văn Xương, cột cờ…) để làm tăng tiến sự học, danh tiếng. Nếu gặp những phi tinh khác thì tùy sự phối hợp của chúng với sao Tứ lục là tốt hay xấu mà kích hoạt, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với trạch vận mới có thể biết nên phát huy sao Tứ lục, hay cần phải hóa giải nó. Sao NGŨ HOÀNG (số 5) – nhập trung cung (khu vực giữa nhà): Là sát khí độc hại nhất trong năm, đi đến đâu mang tai họa tới đó. Tuy nhiên, khi nhập trung cung thì mọi tính chất hung hiểm của nó sẽ không còn nữa, mà trái lại sẽ trở nên tốt đẹp. Vì khi Ngũ Hoàng nhập trung cung là đã ở vào địa vị chí tôn, nên mới được gọi là "Hoàng cực", chứ không còn là "Mậu Kỷ Đô thiên Sát" hay 'Ngũ Hoàng Đại Sát" nữa, nên chỉ có tốt, chứ không có tai họa. Chính vì vậy mà trong Huyền không mới không có trường hợp Ngũ Hoàng bị nhập tù (còn tất cả những sao khác khi nhập trung cung đều mắc phải). Do đó, việc xây cất, tu sửa nhà cửa trong năm nay (hay dọn về nhà mới) là 1 điều tốt chứ không xấu. Nếu có xấu là do những nguyên nhân khác (như trạch vận xấu, hướng nhà xấu, thần sát tới tọa - hướng nhà xấu, thiết kế xấu...), chứ không phải vì xây nhà, nhập trạch vào năm có Ngũ Hoàng nhập trung cung, hay niên tinh toàn bàn Phục ngâm. Sao LỤC BẠCH (số 6) – đến phía TÂY BẮC (từ 292 độ 6 đến 337 độ 5): Là cát tinh, chủ về danh chức, uy quyền, cũng như có dính dáng đến chính quyền, luật pháp. Tuy nhiên, không phải mọi nhà hướng TÂY BẮC năm nay đều có thể thăng quan tiến chức, mà tùy theo sự phối hợp của nó với hướng nhà như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng TUẤT (từ 297 – 303 độ): bị trộm cướp, hoặc có tranh chấp, xung đột lớn, gia đạo bất an, tài lộc hao tổn, công việc làm ăn bế tắc, thất bại, mắc bệnh về gan, mật, chân tay và gân xương, nhất là các tháng 1, 2, 6, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng CÀN (từ 312 – 318 độ) và HỢI (từ 327 – 333 độ): tài lộc hao tán, công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dễ bị những bệnh về đầu, mặt hoặc khí huyết, nhất là các tháng 1, 2, 5, 8, 10 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng TUẤT: công việc làm ăn tương đối có tiến triển, thêm thu nhập, được thăng chức, có uy tín tốt, nhất là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9, 11 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng CÀN (từ 308 – 322 độ) và HỢI (từ 323 – 337 độ): tiền bạc hao tổn nhiều, nhất là các tháng 3, 6, 7 và 12 âm lịch. Tuy nhiên, do vận khí nhà tốt, nên công việc làm ăn vẫn thuận lợi, tài lộc vẫn khá chứ không túng thiếu. Các tháng 4, 5 sẽ có thêm thu nhập. Tất cả nhà hướng TÂY BẮC đều dễ bị bệnh trong các tháng 2, 8 và 11 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY BẮC có sao Lục Bạch đến thì phải xem trạch vận nhà tại đó có các Vận – Sơn – Hướng tinh 1, 6 không? Nếu có mới nên đặt vật khí kích hoạt như hồ cá, fountain, tháp Văn Xương, chuông gió… để làm tăng tiến công danh, sự nghiệp, danh tiếng. Nếu gặp phi tinh khác thì tùy sự phối hợp của chúng với Lục Bạch mà kích hoạt, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với Phi tinh của trạch vận mới có thể biết nên phát huy sao Lục Bạch, hay cần hóa giải nó. Sao THẤT XÍCH (số 7) – đến phía TÂY (từ 247 độ 6 – 292 độ 5): Là tặc tinh, chủ côn đồ, trộm cướp, tiểu nhân quấy phá, rình rập, hãm hại. Nó đến đâu cũng chủ xung đột, chém giết, tù đày, mắc họa Đào hoa. Hơn nữa, Thất Xích là âm tinh, lại là Hỏa Tiên thiên, nên còn chủ nóng nảy, bực bội, dễ gây hỏa hoạn, hoặc những bệnh về tim mạch và khí huyết. Vì vậy, nơi nó đến cần phải giữ cho yên tĩnh, tránh xử dụng, hoặc ngủ hay làm việc. Nếu muốn xử dụng thì cần sơn cửa màu đen, hoặc trải thảm đen, treo thủy tinh cầu bằng pha-lê (crystal ball), đặt tê giác 2 sừng bằng thủy tinh… mà hóa giải. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng CANH (252 – 258 độ): đại hao tán tài lộc, mọi sự đều bế tắc, gia cảnh suy bại, lại còn mắc họa Đào hoa, nhiều bệnh tật hiểm nghèo, nhất là về tim, thận, bao tử, ung thư, cả năm không có lúc nào yên. b/ Nhà hướng DẬU (263 - 277 độ) và TÂN (278 – 292 độ): gặp nhiều tai họa, tài lộc hao tổn, bị họa Đào hoa hay tiểu nhân mưu hại, cũng như những bệnh về khí huyết, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 3, 5, 6, 7, 9 và 12 âm lịch. Tháng 8 có xung đột, tranh chấp lớn. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng CANH (252 – 258 độ): được tăng chút tài lộc, nhưng hay mắc tai họa về xe cộ, bệnh tật về gan, chân tay hoặc gân xương, cũng như phải đề phòng họa Đào hoa, nhất là các tháng 3, 5, 7, 8, 9 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng DẬU (263 - 277 độ) và TÂN (278 – 292 độ): bị hao tiền, công việc làm ăn kém hơn năm trước, nhất là các tháng 1, 2, 4, 7, 8, 10 và 11 âm lịch. Tuy nhiên, do vận khí nhà tốt, nên vẫn vượt qua được mọi khó khăn, các tháng 3, 5, 6, 9 và 12 sẽ có thêm thu nhập. Tất cả nhà hướng TÂY đều dễ bị bệnh trong các tháng 3, 9 và 12 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY bị sao Thất Xích đến thì chỉ cần giữ nơi đó cho yên tĩnh, không tu sửa, sinh hoạt nhiều thì vô hại. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, cầu thang, phòng tắm… nằm tại phía TÂY căn nhà (hoặc căn phòng) thì cần kết hợp với phi tinh của trạch vận, rồi mới áp dụng cách hóa giải cho thích hợp. Sao BÁT BẠCH (số 8) – đến phía ĐÔNG BẮC: (từ 22 độ 6 – 67 độ 5): Vừa là cát tinh lẫn vượng tinh, chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn cho tài lộc, công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải nhà nào hướng ĐÔNG BẮC cũng được mọi sự tốt đẹp, mà chia thành những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng SỬU (từ 27 – 33 độ): tài lộc suy thoái, công việc làm ăn thất bại, mắc tai họa lớn, bệnh tật nặng về xe cộ, sông nước, máu huyết, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng CẤN (từ 38 – 52 độ) và DẦN (53 – 67 độ): có tăng chút tài lộc, nhưng gia cảnh vẫn suy bại, con nhỏ hoặc con gái mắc tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 4, 6, 7, 8 và 10 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng SỬU (từ 23 – 37 độ): tài lộc tăng tiến lớn, công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi, nhất là các tháng 1, 4, 6, 7 và 10 âm lịch. b/ Nhà hướng CẤN (từ 38 – 52 độ) và DẦN (57 – 63 độ): tài lộc được tăng tiến đôi chút, nhưng hay bị hao công tổn sức, dễ mắc bệnh về bao tử, đường ruột, ngộ độc thức ăn, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 10, 11 và 12 âm lịch. Tất cả nhà hướng ĐÔNG BẮC đều dễ mắc bệnh trong các tháng 1, 4 và 10 âm lịch. Đối với nhà không thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nhưng nếu trạch vận nhà có Hướng tinh 8 ở đó mới có thể đặt hồ cá, fountain, mở thêm cửa... để thúc đẩy tài lộc, sự nghiệp. Nếu gặp Phi tinh khác thì tốt hơn hết là để khu vực này yên tĩnh. Với những người có cửa phòng ngủ, hoặc bếp, cầu thang, phòng tắm tại phía ĐÔNG BẮC căn nhà (hoặc căn phòng) thì cũng cần kết hợp với phi tinh của trạch vận, rồi mới biết là nên kích động hay hóa giải sao Bát bạch. Sao CỬU TỬ (số 9) - đến phía NAM (từ 157 độ 6 – 202 độ 5): Là sao chủ về văn chương, danh tiếng, lại cũng là Sinh khí của vận 8, nên còn chủ may mắn trong công việc và tài lộc. Tuy nhiên, vẫn cần phân biệt những trường hợp tốt, xấu như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng BÍNH (từ 158 – 172 độ): tài lộc suy thoái nặng, có thể đi đến phá sản, thường xuyên gặp những chuyện nóng nảy, bực bội, dễ bị đau tim, cao máu, đau bao tử, ung thư, cũng như khí huyết, lại dễ bị hỏa hoạn. Trong nhà cả năm bất an, chỉ có các tháng 6 và 8 âm lịch là tương đối yên ổn mà thôi. b/ Nhà hướng NGỌ (từ 173 – 187 độ) và ĐINH (từ 192 – 198 độ): gặp nhiều khó khăn về tài lộc cũng như công việc, dễ bị những bệnh về phổi hoặc ho lao, nhất là các tháng 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng BÍNH (từ 163 – 168 độ): tương tự nhà hướng BÍNH dọn vào trước năm 2004 ở trên. b/ Nhà hướng NGỌ (từ 177 – 183 độ) và ĐINH (từ 192 – 198 độ): tài lộc và công việc đều thăng tiến thuận lợi, có uy tín tốt, mọi sự hanh thông, nhất là các tháng 2, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng NAM đều dễ mắc bệnh trong các tháng 2, 5 và 11 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía NAM có sao Cửu Tử đến thì tùy theo Phi tinh của trạch vận ở đó là gì, rồi mới có thể kích hoạt, hoặc giữ cho yên tĩnh, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với Phi tinh của trạch vận mới biết nên phát huy sao Cửu Tử, hay cần hóa giải nó. Đó là ảnh hưởng của Phi tinh trong năm đối với nhà cửa. Ngoài ra, còn phải chú ý đến ảnh hưởng của các Thần sát, trong đó quan trọng nhất là Thái Tuế, Tuế Phá và Tam sát. 2/ THÁI TUẾ: Năm nay, Thái Tuế đến phía ĐÔNG NAM, ở khu vực cung TỐN - TỴ (trong khoảng từ 127 độ 6 – 157 độ 5), vì vậy không nên đập phá, tu sửa, động thổ, hay hoạt động náo nhiệt… tại đó, nhất là nếu trạch vận của căn nhà có Sơn - Hướng tinh là suy, tử khí. Đối với nhà hướng TỐN - TỴ mà dọn vào ở sau năm 2004 thì năm nay Thái Tuế đến phía trước, mà trạch vận những nhà này đều đắc vượng khí tới hướng, nên không cần phải kiêng kỵ vấn đề Thái Tuế tới phía trước nhà. Với những người sinh năm HỢI, ngày HỢI, hay trong năm, tháng, ngày, giờ sinh có 2, 3, 4 HỢI mà ở nhà hướng TỴ, đi cửa trước phương TỴ, nhưng nếu nơi đó (cửa trước) đắc vượng khí thì không sao, vì với trường hợp này thì thường là trong số mệnh cũng đã có cứu giải. Còn với nhà phương TỴ gặp suy, tử khí mà dùng cửa đó thì tai họa càng khốc liệt, sẽ xảy đến cho mình hoặc người thân (cha mẹ, chồng vợ, con cái…) hay có khi cả nhà bị thương vong. Cho nên, cách tốt nhất là dùng cửa khác để ra vào, hoặc dời đi ở tạm nơi khác, hay đi xa nhiều để giảm bớt tai họa. Ngoài hướng nhà, còn cần để ý đến phương vị giường ngủ và bàn làm việc. Nếu chúng nằm trong phương TỐN - TỴ thì trừ khi nơi đó có sinh - vượng khí của Hướng tinh mới có thể tiếp tục dùng, còn nếu có suy, tử khí thì nên dời đi nơi khác. Nếu phía ĐÔNG NAM phòng ngủ, phòng làm việc có cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang… và có lối đi dẫn thẳng đến cửa phòng thì cũng tùy theo trạch vận như thế nào mà dùng biện pháp hóa giải thích hợp. Về việc xây cất, mua nhà, hay mở tiệm làm ăn… trong năm nay (QUÝ TỴ) thì vẫn có thể chọn nhà tọa - hướng TỐN hay TỴ, chứ không cần phải kiêng kỵ. 3/ TUẾ PHÁ: Là khu vực đối diện với Thái Tuế. Vì năm nay Thái Tuế đến TỐN - TỴ (tức phía ĐÔNG NAM), nên Tuế Phá đến CÀN - HỢI (tức phía TÂY BẮC). Trái ngược với khu vực Thái Tuế đến là có quá nhiều dương khí, nơi Tuế Phá đến chỉ toàn là âm khí, nên chủ đau yếu, chết chóc, trắc trở, thất bại trong công việc. Vì vậy, nơi đó cũng không nên đập phá, tu sửa, động thổ, ngủ nghỉ hay làm việc. Đối với người sinh năm TỴ, ngày TỴ, hay trong năm, tháng, ngày, giờ sinh có 2, 3 hay 4 TỴ mà đi cửa phương HỢI thì mọi sự đều bế tắc, gặp nhiều tai họa. Cách hóa giải là dùng cửa khác, hoặc đi xa nhiều, hay tạm ở nhà khác. Ngay cả đối với người tuy sinh vào năm, tháng, ngày, giờ khác, nhưng nếu nhà có cửa phương HỢI, mà thường dùng cửa này trong năm nay cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong mọi công việc, vì ngoài Tuế Phá còn bị niên tinh Lục Bạch (số 6 - phạm Phục Ngâm) đến. Tuy nhiên, với nhà đắc vượng khí tại đây thì không sao cả. Nếu giường ngủ, bàn làm việc nằm tại phía TÂY BẮC thì sức khỏe kém, dễ bị bệnh tật, công việc gặp nhiều trở ngại, lại hay bị cấp trên hoặc quan quyền hãm hại, làm khó dễ... Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là dời giường hoặc bàn làm việc đi nơi khác. Nếu cửa phòng ngủ, phòng làm việc nằm tại phía TÂY BẮC thì cần phối hợp với trạch vận và phi tinh của căn nhà để xem nó tốt hay xấu, rồi mới dùng cách hóa giải cho thích hợp. 4/ TAM SÁT: Năm nay đến phía ĐÔNG (gồm các khu vực DẦN - GIÁP - MÃO - ẤT - THÌN). Vì Tam Sát là chúa tể của âm khí, nên thường gây hình thương, chết chóc, bệnh tật nặng. Do đó, nơi nó đến cũng không được động thổ, tu sửa hoặc chặt cây (nhất là cây lớn). Nếu vẫn cứ làm thì nhẹ cũng bị tai họa, thương tích, nếu nặng có thể vong mạng. Vì Tam Sát là chúa tể của âm khí, nên tối kỵ đến phía sau nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhà nào tọa ĐÔNG (1 trong 5 khu vực kể trên) là đều sẽ gặp tai họa, mà chỉ những nhà có phòng ngủ và giường ngủ nằm trong khu vực của Tam sát mà thôi. Cho nên, với người có phòng hay giường ngủ nằm trong những khu vực đó thì nên dời phòng, kẻo sẽ có tai họa thương tích, mổ xẻ, hay bệnh tật nặng có thể làm tổn thương đến tính mạng. Nhất là năm nay các niên tinh đến đó đều bị Phục ngâm, nên nếu không dời giường thì sẽ khó tránh nổi tai họa. Tóm lại, năm QUÝ TỴ (2013) là 1 năm kinh tế bị suy thoái, cũng như dân chúng sẽ chịu nhiều áp lực của chính quyền và cấp trên hơn. Năm nay cũng là năm mà nhiều nước nhỏ, yếu bị những nước lớn, hùng mạnh tìm cách uy hiếp, đe dọa, khiến cho tình hình thế giới sẽ rất căng thẳng, có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh trong năm nay và năm tới. Chicago, ngày 17 tháng 1 năm 2013 Bình Nguyên Quân1 like
-
Cho phép tôi bổ sung thêm một đề nghị nữa,mong BQT cân nhắc. Tôi đề nghị mở thêm chuyên mục Tư vấn tử vi mất phí.Phí bao nhiêu tất nhiên do BQT cân nhắc.Số tiền này người tư vấn được hưởng cả,hay một phần cho người tư vấn,1 phần để phát triển diễn đàn,một phần làm từ thiện...cũng do BQT cân nhắc. Nếu thực hiện điều này,chúng ta sẽ thu được một số lợi ích sau:Về phía người tư vấn,các bác các anh chị đó cũng đang phải lo cơm áo gạo tiền hàng ngày cơ mà.Đành rằng họ đâu có xác định kiếm cơm bằng nghề coi tử vi nhưng cũng phải có một chút nào đó đền bù cho chất xám,thời gian mà họ bỏ ra cho nhiều người khác chứ. Về phía người xin tư vấn còn được lợi hơn nhiều.Nếu họ bỏ phí,sẽ được ưu tiên luận giải sớm hơn,bảo mật hơn,chi tiết hơn.Có nhiều người rất mong muốn được tư vấn ngay do họ đang phải cân nhắc giữa ngã ba đường,nếu đợi đến lượt e rằng họ đã bỏ mất cơ hội đó.Về phần bảo mật,ví dụ họ gửi thông tin đến 1 email nào đó của BQT,sau đó BQT gửi đến người luận giải thì trong email của họ cũng nói được nhiều về bản thân hơn,có nhiều thông tin cho người tư vấn.Đâu phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ mọi bí mật cá nhân,hoàn cảnh gia đình trên diễn đàn mở.Thông tin ít ỏi,chung chung sẽ gây khó dễ cho người luận giải,thậm chí dẫn tới nhầm lẫn.Còn về phần chi tiết hơn thì khỏi nói,tất nhiên họ bỏ phí ra thì họ sẽ được luận giải chi tiết hơn thôi. Tôi xin nhấn mạnh lại rằng mục Tư vấn mất phí này (nếu BQT chấp nhận) sẽ tồn tại song song với mục Tư vấn miễn phí.Quyền chọn lựa thuộc về người xin tư vấn. Ý kiến này của tôi mới chỉ nhìn thấy một phần có lợi,chưa nhìn thấy được mặt có hại (nếu có) của nó.Mong BQT xem xét. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển.1 like