• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/03/2013 in all areas

  1. Giải thích như vậy có vẻ hợp lý. Vì không theo quy luật Ngũ hành, tất phải có lý để sắp xếp như vậy. Nhật Bản, Đài Loan cũng là dân Bách Việt chạy ra đấy từ 2000 năm trước.Nhất là sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thất bại (43 BC)
    2 likes
  2. Lý giải những ngày tốt, xấu trong năm Quý Tỵ 26/02/2013 | 06:40 (Dân Việt) - Đầu năm mới, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông gửi tới bạn đọc một số thông tin tư vấn và lý giải về những ngày tốt, xấu trong năm mới theo quan niệm phương Đông. Nói về chọn ngày tốt là cả một vấn đề. Vào thời Hán Vũ Đế, chính ông vua này triệu tập tất cả các chiêm tinh gia coi ngày giỏi nhất để coi ngày cưới vợ cho vua. Các thầy tranh cãi nhau cả ngày, đỏ mặt, tía tai, mà chẳng ai chịu ai. Người nào cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng chính vua Hán Vũ Đế phải quyết định lấy thuyết Ngũ hành làm chuẩn. Câu chuyện này được ghi lại trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Nhật giả liệt truyện". Qua đó thấy rằng thuật coi ngày của chiêm tinh Đông phương có nguồn gốc Hán không có tính hệ thống, tính nhất quán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông, cho biết: "Quan điểm của chúng tôi là bất cứ sách nào nói đến những ngày xấu, mà có tính quy luật - vốn là một tố chất theo tiêu chí khoa học - thì chúng tôi loại những ngày đó ra khỏi tháng đó. Sau khi loại suy tất cả những ngày xấu mà các sách nói đến thì với những ngày còn lại, chúng tôi chọn là những ngày tốt trong tháng đó". Dưới đây là những ngày tốt trong năm - tính theo âm lịch - mà các nhà nghiên cứu chọn được: • Tháng Giêng: Các ngày mùng 1, 4, 16, 25, 28. • Tháng 2: Ngày 19. • Tháng 3: Ngày mùng 4. • Tháng 4: Các ngày mùng 2, 19, 26. • Tháng 5: Các ngày mùng 2, 9, 17, 26, 29. • Tháng 6: Ngày 10. • Tháng 7: Các ngày mùng 1, 6, 15, 25. • Tháng 8: Không có ngày nào tốt. • Tháng 9: Các ngày mồng 4, 17, 26, 29. • Tháng 10: Ngày mùng 10. • Tháng 11: Không có ngày nào tốt. • Tháng Chạp: Ngày 15. Các ngày xấu không nên xuất hành, khai trương, theo các nhà nghiên cứu là những ngày Nguyệt kỵ, tính theo âm lịch là mùng 5, 14, 23 và sáu ngày Tam nương sát gồm: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. • Tháng 3: Ngày mùng 1 (ngày Ngọ) trong mùa xuân phạm ngày sát chủ, ngày 29 (ngày Tuất) xung thái tuế tháng Thìn, ngày 30 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 9: Mùng 8 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ , ngày 20 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 11: Mùng 6 (ngày Thân) trong mùa đông phạm ngày Không phòng. • Tháng chạp: Ngày 16 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ, ngày 28 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ đều xấu. Người dân mình có quan niệm "Mùng 5, 14, 23 - Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn", hay "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3". Về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết: "Về ngày mùng 5, 14, 23, theo tìm hiểu của chúng tôi, nó thể hiện một chu kỳ quy ước liên quan đến số 5. Mùng 5; 14 thì 1+ 4 = 5; 23 thì 2 + 3 = 5. Khoảng cách giữa 3 ngày này trong tháng đúng 9 ngày. Đây là chu kỳ phi tính Huyền Không nhật hạn trong tháng theo phương pháp Huyền Không dùng trong phong thủy. Sao Ngũ Hoàng (số 5) nhập trung là một hiện tượng rất xấu. Có ý kiến cho rằng, nhiều người chọn ngày tốt nhưng vẫn gặp chuyện xui, còn chọn ngày xấu lại vẫn gặp may mắn. Phải chăng những đúc kết của người xưa vẫn không hoàn toàn chính xác? Ông Tuấn Anh phân tích: "Thực tế nghiên cứu Lý học phương Đông cho chúng tôi thấy rằng, ngày tốt chỉ là một yếu tố gây ảnh hưởng đến con người và không phải yếu tố quyết định, nhưng đó là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Điều này cũng có thể ví như chúng ta đi một cái xe hơi mất thắng nhưng chúng ta vẫn có thể đi tới đích. Trong khi một cái xe hoàn hảo có khi không đạt được đích đến của mình. Tuy nhiên một cái xe hoàn hảo là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Bởi vậy, các cụ nhà ta thường nói: "Có kiêng, có lành". Tôi nghĩ chúng ta cần suy ngẫm nghiêm túc về lời dạy của tiền nhân". Theo Dòng Đời
    2 likes
  3. Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly
    1 like
  4. THÔNG BÁO CHIÊU SINH LỚP PHONG THỦY LẠC VIỆT CƠ BẢN KHÓA 12 Phong thủy, bộ môn ứng dụng các quy luật tương tác của tự nhiên lên cuộc sống xã hội vốn đã được con người nhận thức từ nền văn minh cổ xưa với mục đích ứng dụng vào đời sống, mong muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn, no ấm hơn cho chính con người. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm với nhiều thăng trầm của lịch sử, việc nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy đã có những ngã rẽ làm cho chính Phong Thủy không còn là một hệ thống hoàn chỉnh nữa. Chính vì vậy, qua nhiều năm nghiên cứu và phục hồi, Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương đã áp dụng tiêu chí khoa học hiện đại soi rọi vào Việt sử 5000 năm văn hiến, phục hồi những bộ môn còn rời rạc, không hoàn chỉnh, của phong thủy thành một thể thống nhất, chúng tôi gọi đó là Phong thủy Lạc Việt. “Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nếu nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri”, đây là tiêu chí khoa học. Phong thủy Lạc Việt tập trung nghiên cứu phục hồi và hoàn chỉnh bốn yếu tố chính mà cổ thư còn ghi lại: Bát trạch, Dương trạch, Loan đầu, Huyền không trên cơ sở giá trị Việt sử 5000 năm Văn Hiến để xây dựng nền tảng lý thuyết thống nhất cho bộ môn Phong Thủy Lạc Việt. Tham gia lớp Phong thủy Lạc Việt cơ bản các bạn sẽ được đào tạo: · Thuyết Âm Dương Ngũ Hành - học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh · Thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong Phong Thủy Lạc Việt · Xác định Tâm - Sơn - Hướng - Tọa - Trạch của một căn nhà theo · Bát Trạch Lạc Việt · 24 sơn hướng và quy luật phân sơn hướng trong Bát Trạch Lạc Việt · Bát Tinh trong Bát Trạch - quy luật Âm Dương phối quái · Mệnh Trạch trong Bát Trạch Lạc Việt · Kiêng kỵ khi xây cất nhà (cơ bản). Sau khi tham gia khóa học, bạn sẽ có kỹ năng cơ bản về Phong thủy; hiểu và nắm vững lý thuyết và thực hành môn Bát trạch Lạc Việt; làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp vào lĩnh vực phong thủy, phục vụ cho lợi ích của mình và cộng đồng quanh mình. Thời gian đào tạo : 4 tháng. (Tổng cộng có 16 bài học chính, tương đương mỗi tuần 1 bài học chính, ngoài ra có thêm các bài đọc thêm và bài tập cho học viên) Hình thức đào tạo: Đào tạo qua mạng (online). Suốt chương trình có 8 buổi Offline để trao đổi và thực hành thực tế. Học phí : 2.000.000đ/4 tháng (đóng trọn khóa) Ngày khai giàng: 06-04-2013 nhằm ngày 26-02 Quý Tỵ THÔNG TIN ĐÓNG HỌC PHÍ: * Đóng trực tiếp tại số 06 đường số 06, khu phố 05, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Tp HCM. * Hoặc chuyển khoản vào tài khoản lớp học: Chủ tài khoản : HÀ HỒNG NGA Số tài khoản: VND: 10620424693010; USD: 106 204 246 93029 tại : Ngân hàng: TECHCOMBANK Chi nhánh Tân Bình. Lưu ý: Khi chuyển khoản nên ghi rõ: -Nội dung nộp: “Học phí Phong Thủy Lạc Việt cơ bản 12”. -Tên thật và Nick đăng ký trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Chỉ xác nhận khi chuyển đúng tài khoản của lớp. Ngoài ra BQT diễn đàn yêu cầu các học viên đang học và sắp học Phong Thủy Lạc Việt cung cấp 1 số thông tin sau : Thông tin gửi về email : info@lyhocdongphuong.org.vn (trung tâm có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của các bạn) 1. Ảnh 3x4 2. Họ và Tên thật * 3. Nickname diễn đàn * 4. Email liên hệ * 5. Số điện thoại liên hệ (Trung Tâm sẽ liên lạc bằng số điện thoại này để xác minh)* 6. Nghề nghiệp hiện tại * 7. Địa chỉ hiện tại (chính xác đến thôn/xóm, ngõ/hẻm/kiệt) * 8. Trang web các nhân (Facebook, Blog...) (Các mục có dấu * là bắt buộc)
    1 like
  5. Cảnh giác với cú đấm liên hoàn của Trung Quốc Thứ Sáu, 01/03/2013 - 11:53 Đông Á không còn trong giai đoạn bình thường. Với những căng thẳng leo thang trong tranh chấp vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, khu vực này ngày càng diễn biến giống với cuộc chiến Balkan - do những tranh chấp biển đảo - cách đây một thế kỷ. Chủ nghĩa dân tộc đang lan truyền thành một làn song mạnh mẽ, làm hạn chế khả năng sử dụng chính trị để đạt được các giải pháp ít mang tính đối đầu hơn. Quan hệ ngoại giao Trung - Nhật rơi vào tình trạng căng thẳng nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương năm 1972. Điều này khiến các hoạt động đầu tư và thương mại song phương giảm sút đáng kể, các chính phủ trong khu vực phải theo dõi diễn biến tình hình với sự cạnh giác cao hơn. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam và Trung Quốc - Philippines cũng xấu đi đáng kể, trong khi các thể chế chủ chốt của khu vực như Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dần rơi vào tình trạng phân cực. Xét tới vấn đề an ninh, hiện tại là thời điểm Đông Nam Á ở trong trạng thái phức tạp nhất kể từ sau năm 1975. Tại Trung Quốc, các vấn đề hiện hữu đối với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines được quan tâm hàng đầu. Chúng xuất hiện phổ biến trên cả các phương tiện truyền thông chính thức lẫn các phương tiện truyền thông xã hội, hướng nguồn thông tin theo hướng cực đoan (đặc biệt là truyền thông xã hội). Đồng thời, chúng cũng chi phối các cuộc thảo luận, trao đổi của các quan chức Trung Quốc và khách nước ngoài. Quan hệ song phương Trung - Nhật đang đặc biệt trở thành tâm điểm trong hầu hết các cuộc đàm thoại chính thức khi phía Trung Quốc muốn thăm dò những điều bên đối thoại những gì họ xác định là sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm đường lối chính trị của Nhật Bản cũng như vai trò trung tâm của Trung Quốc trong các cuộc tranh luận tại đây. Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản bằng xung đột vũ trang, nhưng cũng thể hiện rõ, họ sẽ chỉ chịu đựng đến một ngưỡng giới hạn nhất định vì những lý do bên trong, và luôn sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, tổ chức International Crisis Group ước tính rằng, chỉ riêng trong tranh chấp Biển Đông đã có tới 8 cơ quan khác nhau liên đới tham gia. Ngoài ra, những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các bên tranh chấp - gắn liền với những lợi ích về khoáng sản, năng lượng và tài nguyên biển - đều rất hùng hồn.Tương tự như cuộc chiến khu vực Balkan thế kỷ trước, sự chia rẽ do liên minh chồng chéo, lòng trung thành, sự hận thù gây ra đang khiến môi trường chiến lược ở Đông Á trở thành một mớ bòng bong. Có ít nhất sáu quốc gia và thực thể chính trị đang liên quan tới tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, ba trong số đó là đối tác chiến lược thân cận với Hoa Kỳ. Và cũng có rất nhiều các cơ quan, tổ chức tại mỗi quốc gia tham gia tranh chấp. Trong khi Hoa Kỳ vẫn giữ quan điểm trung lập, sự tương tác giữa các lợi ích ngày càng hẹp hòi của một số bên tranh chấp cùng với bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có vai trò quan trọng và dường như khó kiểm soát nổi. Tình hình càng phức tạp thêm khi Đông Á đang dần tự đẩy mình theo những chiều đối lập mạnh mẽ. Một mặt, các lực lượng toàn cầu hóa đang đưa các dân tộc, nền kinh tế và các quốc gia xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, tiêu biểu như kim ngạch thương mại nội vùng chiếm tới 60% trong tổng kim ngạch thương mại Đông Á. Mặt khác, các lực lượng dân tộc chủ nghĩa nguyên thủy và gần như di truyền đồng thời cũng đang đe dọa gây chia rẽ sâu sắc khu vực Đông Á. Kết quả là, quan điểm xung đột vũ trang đi ngược lại với lợi ích của các quốc gia vốn đang hưởng nhiều lợi ích từ nền kinh tế năng động chưa từng thấy trong khu vực, giờ đây lại bị nghi ngờ ghê gớm trong các cuộc đối thoại khu vực mà nguyên nhân chủ yếu là do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, được khơi dậy bởi những hiềm khích sâu xa về văn hóa và lịch sử. Đông Á hiện nay đa diễn ra hai câu chuyện của hai thế giới đối lập nhau như thế. Rạn nứt đáng lo ngại nhất đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc với Việt Nam. Vào tháng 9/2012, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành mua lại 3 hòn đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Động thái trên khiến Trung Quốc quy kết Nhật Bản, quốc gia đang kiểm soát hành chính trên thực tế(de facto)tại nhóm đảo Senkaku trong phần lớn thế kỷ trước, đang hướng đến thực thi chủ quền trên luật định(de jure). Đáp trả lại hành động trên, Trung Quốc đã tiến hành một loạt biện pháp mà nước này gọi là "cú đấm liên hoàn", bao gồm trả đũa kinh tế, phái tàu tuần tra biển ra khu vực tranh chấp, tập trận tác chiến chung giữa các ngành trong lực lượng quân đội, và biểu tình bạo lực rộng khắp nhằm vào các mục tiêu ngoại giao và thương mại của Nhật Bản trên toàn Trung Quốc. Hậu quả, quý 4/2012, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh, và do Nhật Bản vừa trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nên chỉ riêng việc xuất khẩu trượt giảm cũng đủ khả năng trở thành nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh toàn cảnh kinh tế Nhật Bản cùng thời kỳ. Giữa tháng 12, Nhật Bản cáo buộc máy bay Trung Quốc đã lần đầu tiên kể từ năm 1958 xâm nhập trái phép vào không phận Nhật Bản trên các quần đảo tranh chấp. Sau hành động này của Trung Quốc, Nhật Bản đã điều 8 máy bay chiến đấu F-15 tới các hòn đảo. Trong khi cả hai bên đều tránh việc triển khai các lực lượng hải quân, quan ngại cũng đang ngày càng gia tăng trước nguy cơ leo thang quân sự khi sức mạnh quân sự đang được đưa vào củng cố cho các loại tàu bảo vệ bờ biển. Trong khi "động tĩnh im ắng" trong giới quân sự Nhật Bản liên quan đến kế hoạch đối phó với bất ngờ của Trung Quốc đang ngày một nghe rõ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người vừa nhậm chức vào giữa tháng 12/2012, đang cố gắng ôn hòa các phát biểu công khai của mình về Trung Quốc để gửi đi một thông điệp ngoại giao rằng ông mong muốn khôi phục lại sự ổn định trong mối quan hệ hai nước. Điều này được ông khẳng định bằng bức thư tay hòa giải gửi tới ông Tập Cận Bình, lãnh đạo mới của Trung Quốc vào ngày 25/1 nhân chuyến thăm Bắc Kinh của lãnh đạo đảng liên minh cầm quyền Dân chủ Tự do New Komeito. Hành động trên rất được Bắc Kinh hoan nghênh theo cả cách kín đáo và công khai, thể hiện qua bình luận chính thức của ông Tập Cận Bình vào ngày hôm sau. Quan điểm của Bắc Kinh là trong khi vừa muốn Nhật Bản chính thức công nhận sự tồn tại của tranh chấp lãnh thổ nhằm củng cố vị thế chính trị và pháp lý của Trung Quốc về tương lai các hòn đảo tranh chấp, vừa muốn tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư được quản lý theo cách không đe dọa tới an ninh khu vực, đe dọa sự ổn định cần thiết cho nước này hoàn thành mục tiêu chính là cải cách và tăng trưởng kinh tế. Còn tiếp Theo Trâm Anh Tuanvietnam ================ Bởi vậy. "Quá mù ra mưa" rồi! Vấn đề căn để là thế giới này sẽ phải hội nhập toàn cầu. Cho nên nó cần một thực thể làm "trùm" - ấy nà lói lôm vậy. Nếu tranh chấp nhau làm "trùm" thì tất yếu là "bụp". Đấy là bản chất của vấn đề. Còn tất cả mọi sự tranh chấp, phải quấy của con mẹ bán cá chỉ là hiện tượng! Thí dụ nha: Nhật Bản tự nhiên long trọng công nhận Senkaku/ Điều Ngư là của Trung Quốc; Đài Loan hợp nhất với Trung Hoa lục địa; Biển Đông Trung Quốc chiếm hết và quản lý. Sau đó rồi sao? Liệu lúc đó người Mỹ yên tâm lo sản xuất ô tô để bán và tiếp tục thám hiểm sao Hỏa; Khối Eur mượn tiền Trung Quốc phát triển kinh tế....Chuyện chỉ đơn giản vậy sao? Vậy bản chất vấn đề là một tổ chức trùm sẽ xuất hiện theo hướng nào? Chiến tranh hay con người đủ thức thời để giải quyết theo cách khác? Sửa chữa quá khứ để thay đổi hiện tại thì chỉ có trong phim viễn tưởng của Hollywood. Nhưng nhận thức tương lai và bắt đầu từ hiện tại thì chắc được. Nhưng để đạt được điều này thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh. Nói mãi chắc nhàm lắm rồi. Chịu! Nhưng mà đã hơn 2000 năm, cả thế giới này mặc định Lý học Đông phương là của Tàu. Một mình Thiên Sứ lật lại chưa dễ gì phản bác được - mặc dù ló chưa được "pha học công nhận" - thì chắc Thiên Sứ cũng chưa hẳn nà lói náo! ================ PS: Tớ vừa đi Singapo zdìa, Nghỉ tại khách sạn nổi tiếng nhất Singapo có bể bơi trên nóc nhà, trong căn phòng sang nhất ở đây. Nhưng điều đáng buồn là cái laptop của tớ nó hết pin. Ổ điện của khách sạn nổi tiếng nhất bên Sing lại không tương thích với cái cắm điện laptop. Thiên Sứ tui buồn wá , ngửa mặt lên giời mà than rằng: Cuộc hội nhập toàn cầu còn nhiều gian nan. Thảo nào, cụ Vanga phán: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Thiên Sứ thua. Thế cho nó lành! Đừng nhìn vào nhà tớ nữa nha.
    1 like
  6. 1 like
  7. Lời khuyên, nên lập gia đình thật muộn mới tránh cảnh chia ly và nhiều lúc đoạn trường , số phiêu bạt sống xa nhà không gần gia đình cha mẹhay anh chị em , nếu lấy chồng sớm chắc phải chia tay, một thời gian cách biệt , hay có thể màn 1 hạ rồi màn 2 kéo lên , có thể chia cách rồi thời gian quay lại , là người da tư suy nghĩ nhiều nhưng không có lập trường ,cuộc sống cũng không ổn định về nghề nghiệp hay sự nghiệp cũng thường thay đổi không làm trúng ngành nghề , có thể chồng là người lớn hơn thạt niều tuổi hay chồng là người đã góa vợ , hay đã từng chìm tàu ,có thể chồng là người ngoại quốc hay người sống ở nước ngoài .
    1 like
  8. Được ; âm mưu toan tính của cháu sẽ đạt, nhưng không biết việc gì 1 trong 2, nhưng mà bác thấy gì do cha cháu đang chạy nhờ cậy người nào đó cho cháu, trong 2 tháng 05-06 chắc cháu sẽ toại nguyện
    1 like
  9. Tin không được vui , năm nay chắc có biến chuyển về ccong ăn việc làm theo chiều hướng không tốt ,có thể bị nghĩ việc nếu công việc còn tồn tại vẫn gặp nhiều khó khăn và áp lực từ công việc ,gia đạo không vui vợ chồng không đầm ấm có thể bắt nguồn từ từ công việc hay tài lộc thiếu kém mà ra .
    1 like
  10. Sẽ có nhiều bất ngờ từ Bắc Triều Tiên..... ==================================== TƯ LIỆU THAM KHẢO Kim Jong-un đập bàn cười lớn bên thần tượng bóng rổ Mỹ Cập nhật lúc 10:30, 01/03/2013 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tỏ ra hết sức vui mừng khi được gặp gỡ các thần tượng bóng rổ người Mỹ trong chuyến thăm hữu nghị Bình Nhưỡng. Ngày 28/2, ông Kim đã tới khu tổ hợp thể thao Bình Nhưỡng để trực tiếp xem trận đấu bóng rổ hữu nghị giữa các cầu thủ chuyên nghiệp Mỹ và đội tuyển quốc gia Bắc Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười sảng khoái và vỗ tay lên bàn khi xem trận đấu bên cạnh ngôi sao bóng rổ. Ngồi gần nhà lãnh đạo Triều Tiên theo dõi trận đấu kết thúc với tỉ số hòa là cầu thủ năm lần vô địch NBA Dennis Rodman, người đến Bình Nhưỡng hôm thứ 26/2 cùng đội bóng rổ Harlem Globtrotters. Ông Kim và Rodman cũng trò chuyện bằng tiếng Anh, nhưng ông Kim chủ yếu nói bằng tiếng Triều Tiên thông qua một người phiên dịch. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này tỏ ra rất vui mừng, cười tươi sảng khoái và thậm chí là cả vỗ tay trên bàn trong suốt quá trình theo dõi trận đấu. Ông Kim Jong-un tỏ ra hưng phấn suốt trận đấu. Theo truyền thông quốc tế, ông Kim Jong-un và người anh trai Kim Jong-chul là những người rất đam mê môn bóng rổ và đặc biệt hâm mộ Dennis Rodman. Hôm 28/2 đã xuất hiện ảnh Kim Jong-chul mặc một chiếc áo giống áo của Dennis Rodman chơi bóng rổ. KIm Jong-chul mặc áo cầu thủ của Dennis Rodman chơi bóng rổ tại Bình Nhưỡng Trong khi đó, Daily NK cho rằng ông Kim Jong-un là người hâm mộ Michael Jordan hơn. Nhưng truyền thông phương Tây dự đoán tình yêu bóng rổ của nhà lãnh đạo Triều Tiên bị ảnh hưởng từ anh trai. Những người Mỹ đã đến Bình Nhưỡng, bất chấp căng thẳng gia tăng trong quan hệ song phương, với hy vọng sẽ góp phần bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Theo GDVN =================== Cầu chúc đất nước Cao Ly thống nhất và yên bình!
    1 like
  11. Nên mô tả thêm về tướng mạo của vợ và chồng
    1 like
  12. Sinh con thì phải có chút khó khăn, đâu phải ai cũng thuận lợi? Tìm được năm sinh phù hợp mới là vấn đề quan trọng nhé.
    1 like
  13. Nếu như lá số này, năm nay có sự thay đổi về công việc hay chỗ ở. Trong nhà có tang người đàn bà lớn tuổi. Sưc khoẻ thì rất xấu, vấn đề này nên cẩn trọng. Trong người nóng nảy dễ sinh ra xô xát gây hấn hay ddanh nhau với người khác. Nên tập suy nghĩ, mỗi người ai cũng có nỗi đau riêng, đừng vì nỗi buồn của mình mà gây chuyện không vui với người khác. Thời gian đầu 1 năm sẽ là khoảng thời gian khó khăn để thích nghi. Không nên ngủ nhiều, dậy làm việc sẽ thấy đỡ chán hơn. Khi Mẹ chị mất, chị cũng giống em, nhưng khác là chị không có ai để hằn hộc, không còn ai support nên phải cố gắng làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Sau 2 năm sẽ nguôi ngoai, với điều kiện em phải bước ra ánh sáng, lao mình vào công việc để không có nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện buồn. Năm nay cũng là năm tuổi nên cẩn trọng để sống theo hướng tích cực.
    1 like
  14. Cháu chào cô Wildlavender, Cháu xin cô tặng cháu 01 thần chú giải thoát. Cháu tên là Nguyễn Thị Hằng - ĐT: 0986912325 Hiện tại cháu mới chỉ đi trọ tại Hà Nội, nên rất mong cô gửi cho cháu đến địa chỉ sau ah: Bùi Đỗ Hạnh Ngân - Phòng 507, nhà A9, khu tập thể 128C Đại La, Phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cháu xin cảm ơn cô ah
    1 like
  15. LỜI TIÊN TRI 2012 - 2013 Đại ý: Việt Nam có những bước tiến lớn trong phát triển kỹ thuật quân sự... =============================== Việt Nam giữ Trường Sa bằng cách nào? Thứ Tư, 27/02/2013, 19:25 [GMT+7] (ĐVO)-Giữ Trường Sa bằng tiêm kích, tàu ngầm hay tên lửa tầm xa? Câu trả lời của Đại tướng Phạm Văn Trà là bằng con người. Bờ mạnh, biển mới vững. Ngày 15/6/2012, Trung đoàn KQ 940, Sư đoàn 372, đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Cùng với Su-27 và Su-30, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân đội Việt Nam còn có tên lửa S-300PMU1, Yakhont, tương lai là BrahMos… quan trọng nhất trong số tên lửa Việt Nam hiện có là loại tên lửa được Liên Xô bán cho Việt Nam và nó đã tồn tại trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu. Hình ảnh tên lửa chống hạm hạng nặng của Việt Nam được trang bị cho tàu chiến Molniya thuộc dự án 1241. Những chiếc tàu chiến này của Việt Nam có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm loại này. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam - Rất có cơ sở Lý học! Hì! Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Tuy đã có trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ rất lâu, nhưng loại tên lửa này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong lực lượng tên lửa của Việt Nam. Hiện trong kho tên lửa của Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion P trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont. Cùng với máy bay, tên lửa, Hải quân Việt Nam chuẩn bị thành lập hạm đội tàu ngầm. Phía Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Cùng với việc trang bị những vũ khí hiện đại, Quân đội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước. (Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam) “Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia vững mạnh và sâu sắc” - Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman đã khẳng định tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình “Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam” diễn ra chiều 26/2 tại Hà Nội. (Chiếm hạm Đinh Tiên Hoàng)
    1 like
  16. Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau. 1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.” 2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.” 3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.” 4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.” Ngoài những sự tích trong kinh nêu trên lại còn một sự tích Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc ghi rằng : Ngài Địa Tạng Bồ tát tục danh Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sanh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn. Ngài vốn là một Hoàng tử, sống trong lầu son nhung lụa, ở cung vàng điện ngọc, thế nhưng tính Ngài lại thích đạm bạc, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả phong lưu đài các, mà chỉ chăm lo học hỏi và ham đọc Thánh hiền. Đức tướng trang nghiêm, lòng Từ bi thuần hậu của Ngài thì khó có ai sánh kịp. Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta.” Sau đó lập chí xuất gia vào lúc 24 tuổi. Sau khi xuất gia, Ngài ưa đến chỗ vắng vẻ tu tập Tham thiền nhập định, nhân đây bèn nghĩ đến việc hành cước, tìm một nơi thanh vắng để tĩnh tu. Ngài chuẩn bị thuyền bè, đem theo một ít hành trang và lương thực, đồng thời dắt theo con Bạch khuyển (chó trắng) tên Thiện Thính, đã theo Ngài từ lúc xuất gia. Ngài một mình tự lái thuyền rời bến Nhân Xuyên (Incheon), trương buồm ra khơi, tùy theo hướng gió mà đi, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đến cửa sông Dương Tử (Trung Hoa). Thuyền bị mắc cạn trên bãi cát, Ngài bèn bỏ thuyền đi bộ lên bờ, tiếp tục cuộc hành trình. Sau nhiều ngày lang thang, ngài đến chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy. Thấy phong cảnh nơi đây hùng vĩ, sơn xuyên tú lệ, ngài bèn quyết định ở lại. Ngài đi dọc theo triền núi lên phía trên cao để khảo sát, phát giác khoảng giữa các ngọn núi là một vùng đất bằng phẳng, cảnh trí nên thơ vô cùng tịch mịch, bèn trèo lên mỏm đá bên cạnh một khe nước suối trong và thong dong tự tại với năm tháng mà ngồi tĩnh tọa. Một hôm, đang lúc tĩnh tọa, bổng có một con rắn độc nhỏ đến cắn vào đùi, nhưng ngài vẫn an nhiên bất động. Giây lát sau, một người đàn bà tuyệt đẹp từ trên vách núi bay xuống, đến bên cúi lạy, đưa thuốc cho ngài và nói: “Đứa bé trong nhà rắn mắt, xúc phạm tôn nhan. Thiếp xin tạo một con suối mới để đền đáp lỗi lầm của cháu nhỏ.” Nói xong biến mất. Chưa đầy một sát na, trong vách núi phụt ra một dòng suối cuồn cuộn chảy xuống. Từ đó, ngài không còn phải lao nhọc đi xa gánh nước về. (Đây là dòng suối Long Nữ Tuyền nổi danh ở núi Cửu Hoa). Tương truyền, dưới chân núi có vị Trưởng giả tên Mẫn Công (Văn Các lão nhân), là người thích bố thí cúng dường chư tăng. Ông thường tổ chức cúng dường trai tăng hàng trăm vị. Thế nhưng, mỗi lần như thế, đều thiếu một vị Tăng. Vì vậy, mỗi lần tổ chức ông đều tự thân lên núi mời Ngài. Nếu không, công đức cúng dường không được viên thành. Không bao lâu sau, vì muốn mở rộng đạo trường để quảng độ chúng sanh, ngài Địa Tạng bèn đến xin Mẫn Công (Văn Các lão nhân) cúng dường một mảnh đất. Mẫn Công nói: “Tùy ngài muốn bao nhiêu con xin cúng bấy nhiêu.” Ngài Địa Tạng nghe thế, tung tấm Cà sa lên không. Tấm Cà sa tỏa rộng bao trùm toàn núi Cửu Hoa. Mẫn Công (Văn Các lão nhân) thấy thế bèn vô cùng hoan hỷ, đem toàn bộ núi Cửu Hoa cúng dường. Mẫn Công (Văn Các lão nhân) có một người con trai, ngưỡng mộ đức hạnh của ngài, bèn đến xuất gia, hiệu là Đạo Minh. Sau đó, Mẫn Công(Văn Các lão nhân), vì muốn thuận tiện trong việc nghe pháp, bèn lễ bái Đạo Minh làm thầy. Việc này trở thành một giai thoại nổi tiếng trong chốn Thiền môn. Hiện nay, trong các chùa ở Hàn Quốc thờ tượng đức Điạ Tạng, phần lớn đều có tượng của cha con (Văn Các lão nhân), Mẫn Công (một nhà sư trẻ và một ông lão) đứng hầu hai bên. Ngài Địa Tạng thường Tham thiền nhập định. Ngoài việc giảng kinh thuyết pháp, ngài thường mướn người sao chép bốn bộ kinh lớn của Đại thừa Liễu nghĩa, đem đi bố thí khắp nơi. Năm Chí Đức thứ nhất (TL 765), có danh sĩ Gia Cát Tiết, ngụ tại một làng dưới chân núi, hương dẫn các kỳ lão trong làng, lên núi thưởng ngoạn. Đến vùng đất bằng trên núi, thấy những áng mây trôi lững lờ trên bầu trời xanh với ánh nắng chan hòa ấm áp, tiếng suối reo từ khe núi chảy ra nghe róc rách, tiếng chim hót líu lo khiến cho mọi người bị phong cảnh tú lệ làm mê hoặc, đi dần vào rừng sâu, chợt thấy có một vị Thiền sư Tọa thiền trên mõm đá bên cạnh dòng suối, đang nhắm mắt nhập định. Bên cạnh là một cái đảnh cổ gảy một chân, trong đó có một ít gạo trộn lẫn đất trắng. Một lát sau, vị Thiền sư xuất định, lấy gạo đất nấu chín rồi ăn. Ăn xong, ngài lại tiếp tục tĩnh tọa Tham thiền. Những người trong nhóm thấy thế, vô cùng cảm động bèn đến thưa với ngài: “Thưa! Ngài tu khổ hạnh như vầy, đây là lỗi của dân làng chúng con!” Chẳng bao lâu, mọi người trong làng cùng nhau xây cất một ngôi Thiền đường rộng lớn hơn nữa, quanh năm đều cúng dường thực phẩm không hề gián đoạn. Năm Kiến Trung thứ nhất (TL. 780), vị Quận thú Trương Nghiêm, nhân vì kính ngưỡng đạo hạnh cao quý sùng kính công nghiệp hoằng pháp của ngài, bèn tâu lên Đức Tông Hoàng Đế, ban sắc dụ chính thức kiến tạo Tự viện. Bấy giờ Đạo tràng của Ngài Địa Tạng mới thực sự hùng vĩ trang nghiêm. Lúc ấy, các vị tăng nước Tân La (Silla) nghe danh, có đến vài trăm người tìm đến thân cận tu học với Ngài. Dần dần, số người càng lúc càng đông, thực phẩm trở nên thiếu thốn. Một hôm, ngài ra phía ngoài chùa, cho đào rất nhiều đất trắng nhuyễn như bột, dự định bổ túc vào phần ăn. Mọi người trong chùa, cảm mến bởi đức hạnh của Ngài, đều cùng nhau lên tiếng: “Nguyện dùng pháphỷ thực và Thiền duyệt thực nuôi sống tuệ mạng, không dùng vật thực nuôi sống thân mạng”. Điều này chứng tỏ mọi người trong chùa không lấy thân mạng làm trọng. Thời đó, mọi giới trong Phật giáo đều tỏ lời khen ngợi, ca tụng họ là “Nam mô Các Vị Tăng Gầy Ốm phương Nam”. Một hôm vào mùa hạ, năm Trinh Nguyên thứ mười (TL. 795), Ngài triệu tập Tăng chúng vào Chánh điện để từ giã. Mọi người cảm thấy hoang mang không rõ lý do gì. Lúc ấy, các ngọn núi phát ra tiếng khóc gào thét thảm thiết của muôn thú, những tảng đá lớn ầm ầm rơi xuống vực sâu, khắp rừng cây cỏ đều ngẩn ngơ sầu, mây che phủ kín trời đất đều rung chuyển và mây che phủ kín, mùi hương tỏa khắp núi rừng. Ngài an tọa kiết già Thị tịch. Hưởng thọ 99 Xuân. Sau khi Viên tịch, nhục thân của ngài được đặt trong một động đá. Ba năm sau, Tăng chúng mở động ra, thấy nhục thân vẫn còn nguyên vẹn, tướng mạo giống hệt như lúc sanh tiền. Đại chúng đem nhục thân đến Bảo tháp trên ngọn Thần Quang Lãnh. Dọc đường, nghe văng vẳng như có tiếng tích trượng vàng khua động theo nhịp chân của mọi người. Kinh dạy: “Bồ tát bị nạn, hình hài vang động ”. Đây là một dữ kiện chân chánh, không chút hoài nghi, chứng minh sự ứng hóa của ngài Bồ Tát Địa Tạng. Hơn nữa, nếu như cung kính lễ bái nhục thân của ngài Kim Địa Tạng, thì sẽ được lợi ích giống như Kinh Địa Tạng đã nói. Từ đó đến nay trải qua hàng thiên niên kỷ, Phật tử và mọi người khắp nơi trên thế giới đều không ngại gian lao, đều phát tâm đến Thánh tích Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc để cùng chiêm bái nhục thân của ngài Địa Tạng Bồ Tát. Đặc biệt, mỗi năm vào ngày vía của Ngài vào ba mươi tháng bảy AL, tại Thánh địa Cửu Hoa Sơn, trong vòng mấy mươi dặm, dầy đặc những Phật giáo đồ, nam nữ lão ấu, đến tham dự nhất bộ nhất chiêm (một bước một xá) hoặc nhất bộ nhất bái (một bước một lạy), đủ chứng tỏ Bồ tát đã kết duyên Bồ đề rộng rãi, sức Từ bi cảm hóa sâu dày ! Đến đầu thế kỷ thứ VIII, nhân gian truyền nhau rằng: Bồ tát Địa Tạng thị hiện thành Thái tử Triều Tiên tục danh Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), xuất gia tu Phật, rồi vân du sang Trung Quốc, tại núi Cửu Hoa, hóa hiện thần lực nhiếp độ quần sanh. Và từ đó về sau, Cửu Hoa Sơn trở thành đạo tràng của Bồ tát Địa Tạng. Từ khi Bồ tát Địa Tạng ứng hiện tại Cửu Hoa Sơn, niềm tin về sự cứu độ của Ngài trong lòng Phật tử ngày càng sâu rộng. Khách từ phương xa hành hương đến, chiêm bái và cầu nguyện tại Cửu Hoa Sơn ngày càng đông. Rồi theo thời gian, vì nhu cầu tu tập của Tăng Ni cũng như Phật tử, hàng trăm Tự viện được xây dựng trên dãy núi kỳ vĩ này. Cửu Hoa Sơn hưng thịnh nhất vào đầu và giữa triều đại nhà Thanh và suy giảm từ cuối nhà Thanh trở về sau... Ngày nay, dù không còn hưng thịnh như xưa, nhưng Cửu Hoa Sơn vẫn là một trong Tứ đại Danh Sơn linh thiêng bậc nhất của Phật Giáo Trung Hoa, và là điểm thu hút du khách cả nước và du khách Quốc tế. Từ Trung Quốc, Phật giáo truyền đến Triều Tiên. Qua ngõ Triều Tiên, Phật giáo truyền vào Nhật Bản đầu thế kỷ thứ VI TL. Trước khi Phật giáo truyền đến Nhật Bản, người dân nơi đây phần lớn tin theo Thần đạo. Họ tôn thờ nhiều vị thần linh. Khi Phật giáo du nhập và phát triển, dân chúng Nhật Bản đã lưu truyền nhiều câu chuyện về Bồ tát Địa Tạng như là hiện thân của vị Bồ tát chăm lo và cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau. Họ tin rằng, Ngài luôn bảo hộ những lữ khách đi đường, phụ nữ có thai, người lính cứu hỏa… đặc biệt trẻ em bất hạnh. Ngài luôn hiện thân để bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình và xã hội. Với những trẻ thơ bất hạnh yểu mạng, Ngài thường đến bên bờ sông Nại Hà, dòng sông mà tín ngưỡng dân gian Á Đông tin là linh hồn phải đi qua trước khi vào điện Diêm La nghe Diêm vương phán xét tội hình, an ủi và che chở các em. Nhiều người tin rằng, những trẻ em yểu mạng, vì thương nhớ cha mẹ và người thân, linh hồn các em thường ở lại bên bờ Nại Hà nhặt những viên đá cuội xây lâu đài và thành quách để tưởng đến người thân. Các em rất khổ sở vì nhớ cha, nhớ mẹ và nhớ anh chị, Bồ tát Địa Tạng thường đến bên các em vỗ về, an ủi và cùng các em nhặt đá xây thành, giúp các em tích tạo công đức, và đưa các em qua sông Nại Hà. Nhiều người khác lại tin rằng, các em có tội bất hiếu vì khiến cha mẹ và người thân đau buồn, nên các em bị hình phạt bên bờ Nại Hà, bị qủy dữ hiếp đáp, và Bồ-tát Địa Tạng thường hiện thân cứu giúp các em, đưa các em qua dòng sông Nại Hà. Vì tôn thờ Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát bảo vệ trẻ em, nên phần lớn tranh tượng của Ngài thường biểu hiện giống và liên quan đến trẻ thơ. Có tranh tượng, khuôn mặt Ngài trông giống trẻ em, rất ngây thơ, hồn nhiên. Có tranh tượng, trên tay Ngài bồng một em bé, dưới chân lại có vài ba em bé khác đang níu kéo Tăng bào và thiền trượng của Ngài. Và tượng Ngài thường được tôn thờ bên những dòng sông, con suối. Hằng năm, người dân Nhật Bản thường tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của Ngài dành cho trẻ thơ vào ngày 24 tháng 7 AL. Ngày nay, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã trở thành tín ngưỡng chung của Phật giáo và dân gian. Và sau Lễ Vu Lan rằm tháng 7 AL thì các Chùa thường khai kinh Địa Tạng tụng cho đến ngày cúng vía Ngài vào cuối tháng 7 tức ngày 30. Việt Nam ta chưa có lưu hành và thọ trì Địa Tạng Sám pháp kinh, trong khi Hàn Quốc thì Kinh này rất thông dụng cho các chùa thường tổ chức cho quý Phật tử thọ trì Địa Tạng Sám pháp kinh. Mong rằng gương hạnh Đại Nguyện Vương Bồ tát mãi thắp sáng trong tâm thức của nhân thế trần gian và nhất là những người cầm cân nãy mực điều hành đất nước khắp nơi trên thế giới để cùng nhau một Đại nguyện góp phần khắc phục những xung đột chiến tranh, hậu quả thiên tai dịch họa, xứng với câu kinh Phật : "Tâm bình thế giới bình " nói chung và riêng thịnh trị thái bình của mỗi quốc độ. . .
    1 like