• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/02/2013 in Bài viết

  1. Lý giải những ngày tốt, xấu trong năm Quý Tỵ 26/02/2013 | 06:40 (Dân Việt) - Đầu năm mới, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông gửi tới bạn đọc một số thông tin tư vấn và lý giải về những ngày tốt, xấu trong năm mới theo quan niệm phương Đông. Nói về chọn ngày tốt là cả một vấn đề. Vào thời Hán Vũ Đế, chính ông vua này triệu tập tất cả các chiêm tinh gia coi ngày giỏi nhất để coi ngày cưới vợ cho vua. Các thầy tranh cãi nhau cả ngày, đỏ mặt, tía tai, mà chẳng ai chịu ai. Người nào cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng chính vua Hán Vũ Đế phải quyết định lấy thuyết Ngũ hành làm chuẩn. Câu chuyện này được ghi lại trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Nhật giả liệt truyện". Qua đó thấy rằng thuật coi ngày của chiêm tinh Đông phương có nguồn gốc Hán không có tính hệ thống, tính nhất quán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông, cho biết: "Quan điểm của chúng tôi là bất cứ sách nào nói đến những ngày xấu, mà có tính quy luật - vốn là một tố chất theo tiêu chí khoa học - thì chúng tôi loại những ngày đó ra khỏi tháng đó. Sau khi loại suy tất cả những ngày xấu mà các sách nói đến thì với những ngày còn lại, chúng tôi chọn là những ngày tốt trong tháng đó". Dưới đây là những ngày tốt trong năm - tính theo âm lịch - mà các nhà nghiên cứu chọn được: • Tháng Giêng: Các ngày mùng 1, 4, 16, 25, 28. • Tháng 2: Ngày 19. • Tháng 3: Ngày mùng 4. • Tháng 4: Các ngày mùng 2, 19, 26. • Tháng 5: Các ngày mùng 2, 9, 17, 26, 29. • Tháng 6: Ngày 10. • Tháng 7: Các ngày mùng 1, 6, 15, 25. • Tháng 8: Không có ngày nào tốt. • Tháng 9: Các ngày mồng 4, 17, 26, 29. • Tháng 10: Ngày mùng 10. • Tháng 11: Không có ngày nào tốt. • Tháng Chạp: Ngày 15. Các ngày xấu không nên xuất hành, khai trương, theo các nhà nghiên cứu là những ngày Nguyệt kỵ, tính theo âm lịch là mùng 5, 14, 23 và sáu ngày Tam nương sát gồm: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. • Tháng 3: Ngày mùng 1 (ngày Ngọ) trong mùa xuân phạm ngày sát chủ, ngày 29 (ngày Tuất) xung thái tuế tháng Thìn, ngày 30 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 9: Mùng 8 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ , ngày 20 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 11: Mùng 6 (ngày Thân) trong mùa đông phạm ngày Không phòng. • Tháng chạp: Ngày 16 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ, ngày 28 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ đều xấu. Người dân mình có quan niệm "Mùng 5, 14, 23 - Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn", hay "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3". Về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết: "Về ngày mùng 5, 14, 23, theo tìm hiểu của chúng tôi, nó thể hiện một chu kỳ quy ước liên quan đến số 5. Mùng 5; 14 thì 1+ 4 = 5; 23 thì 2 + 3 = 5. Khoảng cách giữa 3 ngày này trong tháng đúng 9 ngày. Đây là chu kỳ phi tính Huyền Không nhật hạn trong tháng theo phương pháp Huyền Không dùng trong phong thủy. Sao Ngũ Hoàng (số 5) nhập trung là một hiện tượng rất xấu. Có ý kiến cho rằng, nhiều người chọn ngày tốt nhưng vẫn gặp chuyện xui, còn chọn ngày xấu lại vẫn gặp may mắn. Phải chăng những đúc kết của người xưa vẫn không hoàn toàn chính xác? Ông Tuấn Anh phân tích: "Thực tế nghiên cứu Lý học phương Đông cho chúng tôi thấy rằng, ngày tốt chỉ là một yếu tố gây ảnh hưởng đến con người và không phải yếu tố quyết định, nhưng đó là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Điều này cũng có thể ví như chúng ta đi một cái xe hơi mất thắng nhưng chúng ta vẫn có thể đi tới đích. Trong khi một cái xe hoàn hảo có khi không đạt được đích đến của mình. Tuy nhiên một cái xe hoàn hảo là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Bởi vậy, các cụ nhà ta thường nói: "Có kiêng, có lành". Tôi nghĩ chúng ta cần suy ngẫm nghiêm túc về lời dạy của tiền nhân". Theo Dòng Đời
    3 likes
  2. TƯ LIỆU THAM KHẢO Bài thuốc chữa vô sinh nổi danh ở Ba Vì Ông Đinh Công Thảo (64 tuổi), ở xóm Trung Hạ, thôn 8, xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội, nổi tiếng với biệt tài chữa vô sinh. Bài thuốc gia truyền của ông đã đem lại hạnh phúc cho biết bao cặp vợ chồng hiếm muộn. Bài thuốc không tên Khi chúng tôi đến thăm, ngôi nhà của ông Thảo nằm cuối xóm đang ngổn ngang vật liệu xây dựng, hỏi ra mới hay ông đang chuẩn bị để xây kho chứa thuốc. Tiếp chúng tôi, người đàn ông dân tộc Mường thân thiện chia sẻ: “Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã được mẹ dẫn lên núi hái thuốc, hồi ấy chỉ phân biệt được mùi vị khác nhau của các loại cây chứ không biết cây có tác dụng gì. Mẹ tôi chữa bệnh giỏi có tiếng trong vùng. Năm 1995 cụ mất, tôi theo nghề cụ tiếp tục lên núi hái thuốc, giúp đỡ những người khó khăn trong chuyện con cái”. Ông Thảo phơi thuốc chữa vô sinh. Cách bốc thuốc của ông cũng không giống với các thầy lang khác. “Không phải bệnh nhân nào cũng chữa theo một bài thuốc nhất định, trong số 15 loại cây thuốc thường dùng, tôi chỉ bốc khoảng 7 - 10 loại cho nữ, tùy từng thể trạng của người bệnh và chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt đối với nam, chỉ sử dụng 5 - 7 loại nhưng phải được sao lên trước khi uống” - ông Thảo cho biết. Khi chúng tôi hỏi về công dụng và tên các cây thuốc ông sử dụng, ông Thảo vui vẻ chỉ dẫn: Các loại cây thuốc Nam sau khi hái về phải được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô (với loại cây như cỏ xước, cỏ láo, pắy thì chỉ phơi chứ không băm). Bài thuốc của ông gồm 15 loại thảo dược khác nhau như: Pạc đương, gia dẻ, nhọ nồi, ích mẫu, pắy, đẻ meng, cỏ xước, cỏ láo... Mỗi thang thuốc khoảng 3kg, được trộn đều các loại thảo dược, phơi khô 3 nắng và giữ ẩm từ 25 - 30 độ. Thắp sáng ngọn lửa hạnh phúc Được thừa hưởng bài thuốc gia truyền chữa bệnh vô sinh nhưng ông Thảo không coi đó là nghề mưu sinh. Ông bộc bạch: “Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Thủy lợi ở Hà Tây (cũ), tôi công tác tại Phòng Thủy lợi huyện Ba Vì, thường xuyên phải đi công trình theo dự án. Chỉ những lúc nghỉ phép tôi mới cùng vợ lên núi Ba Vì hái thuốc”. Giờ nghỉ hưu, ông chuyên tâm vào việc bốc thuốc chữa vô sinh. Ông Phạm Hữu Khánh - Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết: Tại các vùng núi có khá nhiều ông lang, bà mế chữa bệnh vô sinh. Về nguyên tắc, họ chưa đủ điều kiện hành nghề vì chưa được cấp giấy phép. Thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiến hành thống kê cụ thể để có biện pháp quản lý và bảo tồn những bài thuốc quý, đồng thời hướng dẫn các thầy lang đăng ký hành nghề. Trước mắt, ông Thảo có thể đến Sở Y tế Hà Nội nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề. Theo sổ ghi chép của ông, 15 năm qua, ông đã chữa thành công cho hơn 200 trường hợp, bệnh nhân đến từ khắp nơi. Anh Hoàng Văn Chuẩn ở xã Minh Tân (Bảo Yên, Lào Cai), người đang bốc thuốc an thai tại nhà ông chia sẻ: “Tôi lấy vợ hơn 1 năm mà chẳng thấy có tin vui, vợ chồng cũng xuống Hà Nội khám nhưng chưa ra bệnh. Nghe danh bác Thảo, tôi xin được bốc thuốc về uống. Vợ chồng tôi uống hết 15 ấm thuốc thì vợ tôi có bầu”. Anh Chuẩn cho biết, thuốc bán với giá 30.000 đồng/ấm, uống 15 ấm trong vòng 1 tháng, mất chưa tới 500.000 đồng. Ông Bạch Hồng Nam - Phó Chủ tịch HĐND xã Ba Trại cho biết: “Xã Ba Trại có nghề bốc thuốc Nam đã nhiều năm. Trước kia những bài thuốc chỉ để dùng trong gia đình và giúp đỡ bà con trong thôn xóm. Dần dần, công dụng của những bài thuốc lan truyền, người ở xa cũng đến xin bốc thuốc, trong đó có bài thuốc của ông Thảo”. Cũng theo ông Mai, ở nông thôn, người phụ nữ mà vô sinh thì cuộc sống rất bi đát, thường bị gia đình chồng ruồng bỏ. Bởi vậy, bài thuốc của ông Thảo đã giúp giữ lửa cho hàng trăm gia đình... Theo Ngô Xuân/Dân Việt
    1 like
  3. Năm nay rất hạn rất kị đối với nữ, đề phòng cẩn thận khi quan hệ với bạn trai ,không nên đi đêm 1 mình nơi vắng người, nếu đã có người yêu thì coi chừng bị lợi dụng và năm nay cũng dễ xa nhau .Năm tới có hy vọng được người proposal ,nếu muốn có thể kết hôn trong năm đó , còn chậm thì 28t .
    1 like
  4. Nếu như lá số này, năm nay có sự thay đổi về công việc hay chỗ ở. Trong nhà có tang người đàn bà lớn tuổi. Sưc khoẻ thì rất xấu, vấn đề này nên cẩn trọng. Trong người nóng nảy dễ sinh ra xô xát gây hấn hay ddanh nhau với người khác. Nên tập suy nghĩ, mỗi người ai cũng có nỗi đau riêng, đừng vì nỗi buồn của mình mà gây chuyện không vui với người khác. Thời gian đầu 1 năm sẽ là khoảng thời gian khó khăn để thích nghi. Không nên ngủ nhiều, dậy làm việc sẽ thấy đỡ chán hơn. Khi Mẹ chị mất, chị cũng giống em, nhưng khác là chị không có ai để hằn hộc, không còn ai support nên phải cố gắng làm kiếm tiền để nuôi sống bản thân. Sau 2 năm sẽ nguôi ngoai, với điều kiện em phải bước ra ánh sáng, lao mình vào công việc để không có nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện buồn. Năm nay cũng là năm tuổi nên cẩn trọng để sống theo hướng tích cực.
    1 like
  5. Trong quan hệ quốc tế làm gì có chuyện ai giúp không ai cái gì,không có đồng minh vĩnh viễn cũng như không có kẻ thù vĩnh cửu mà chỉ có lợi ích quốc gia là trên hết.Nhật hay bất cứ nước nào cho ta vay hay đầu tư vào ta đều phục vụ lợi ích của họ hết.Vấn đề là ta sử dụng đồng vốn vay ấy như thế nào mà thôi. Cách đây khoảng 20 năm,Thái Lan phái cử nhiều công nhân kỹ sư sang Nhật tu nghiệp.Đại Sứ quán Thái sẽ xem xét công ty Nhật nào muốn tiếp nhận TNS Thái,nếu đủ điều kiện nâng cao tay nghề kỹ thuật và đào tạo thì họ mới cử sang còn nếu là công ty nhỏ lẻ,chỉ nhận TNS để lợi dụng sức lao động thì họ không phái cử.Kết quả là ngành công nghiệp ô tô xe máy của Thái Lan phát triển được cũng nhờ phần lớn vào các TNS đã từng tu nghiệp ở Nhật về.Tất nhiên Thái Lan cũng phái cử sang những công nhân kỹ sư lành nghề,giỏi ngoại ngữ.Cái mà các TNS Thái học không chỉ là tay nghề mà còn học cách quản lý về chất lượng cũng như nhân sự,cách quản lý cải tiến của Nhật. Còn VN,chúng ta đã cử những công nhân như thế nào đi tu nghiệp?Khi sang đến Nhật DSQ VN và các cơ quan chủ quản đã quan tâm xem các TNS này học hỏi,lao động như thế nào?Câu này xin miễn trả lời. Cách đây vài năm,có một tập đoàn của chúng ta nổi đình đám với những dự án khổng lồ,những kế hoạch mà nếu thành công thì chắc chắn sẽ đưa chúng ta trở thành một cường quốc ở châu Á chứ không riêng ASEAN,ít nhất trên lĩnh vực mà tập đoàn này phụ trách.Ngoài lĩnh vực chuyên môn,tập đoàn này còn mở rộng đa ngành đa nghề,thậm chí còn kế hoạch lập hãng hàng không cạnh tranh với VNAIR.Năm 2007 tôi tháp tùng tổng giám đốc tập đoàn tôi đang làm việc (ở Nhật đây là tập đoàn đứng thứ 2 trong ngành công nghiệp đó) sang VN làm việc với tập đoàn kinh tế kể trên.Xin kể hầu mọi người vài câu chuyện trong những cuộc hội đàm của 2 tập đoàn trên. Câu chuyện số 1:Đứa trẻ đang tập đi có nên tập chạy? VN:Chúng tôi có lợi thế về mặt địa lý,lực lượng lao động trẻ,công nhân kỹ thuật có tay nghề cao... Japan:Rất tốt VN:Trong chiến lược kinh tế an ninh quốc gia,ngành nghề chúng tôi là mũi nhọn.. JP:Tuyệt vời VN:Cho nên chúng tôi đã đặt ra kế hoạch sẽ đứng thứ 8 trên toàn thế giới trong lĩnh vực này JP:Khâm phục VN:Ngoài ra chúng tôi còn phát triển ngành nghề khác,ví dụ như bất động sản,nuôi trồng thủy sản,tài chính.... JP:(Cười):Quá giỏi VN:Trong lĩnh vực chuyên môn của chúng ta,chúng tôi đã sản xuất và bàn giao được những sản phẩm như thế này...được bạn bè quốc tế đánh giá cao JP:Quá tốt (câu này ko biết cha TGD Nhật khen thật hay đểu vì cái sản phẩm mà VN đem ra khoe ấy Nhật đã làm cách đây 30 năm,thậm chí còn tốt,bền,đẹp hơn) VN:Chúng tôi đang....chúng tôi sẽ......(chém phầm phập,gió trong phòng hội nghị nát bét tả tơi,không khí trở nên nóng bỏng) JP:(Gật như bổ củi) Hội đàm kết thúc,2 bên ngồi uống cafe.Khi đứng dậy chào chia tay,TGD Japan buông 1 câu:Các ông nên tập trung vào ngành nghề chính của mình,hãy cẩn thận sự cạnh tranh của Trung Quốc,Hàn Quốc.Một đứa trẻ mới lẫm chẫm không nên chạy nhanh quá.(câu này tomchit không dịch vì xét có dịch cũng chẳng giải quyết vấn đề gì mà gây căng thẳng giữa 2 bên)
    1 like
  6. Cháu sanh giờ Tuất ,năm nay công việc có sự dời đổi, có thể làm trái ngành hay ở 1 môi trường không mấy thuận lợi ,xung quanh không khí bị áp lực ở trên và những người đồng nghiệp không mấy thân thiện.
    1 like
  7. Năm nay cũng thấy có tín hiệu có thai, phải nhờ đến tay của bác sĩ, nhưng dễ hư mất không giữ được. Năm Ngọ cũng thấy có dấu hiệu có thai nhưng cũng dễ gặp tình trạng trên. Tốt nhất là nên cố gắng có thai đầu năm nay. Công việc thì không biết làm gì mà thấy nhàn rỗi. Vợ chồng yêu thương khi thì rất nồng thắm, khi thì cũng choé lửa, không ai can nổi.
    1 like
  8. Giờ sinh của em đúng chưa, vì theo những gì em kể trong PM, thì với lá số này chị lại không thấy, chị muốn hỏi lại cho chắc trước khi xem cho em. Và cũng xin chia buồn cùng em.
    1 like
  9. Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát Hiện nay Quan Thế Âm đã chứng được bực Đẳng Giác Bồ Tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ Đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy. Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: “Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!” Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và lại khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy. Khi ấy Bất Huyến Thái Tử vâng lời Phụ Vương, hết lòng tin kính, sắm đủ các món ngon quý và đem những đồ trân trọng của mình mà dưng cúng cho Phật và đại chúng trong ba tháng, không trễ nãi bữa nào và cũng không món gì kém thiếu. Quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân của Phật Bảo Tạng, thấy vậy khuyên rằng: “Điện hạ đã sẳn lòng tu phước mà cúng Phật cúng Tăng: vậy xin Điện hạ hãy đem công đức đó mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ nên cầu sự phước báu trên cõi Trời Đao Lợi hay là cõi Trời Phạm Thiên làm chi. Bởi vì mấy cõi ấy, tuy là cảnh vật vui tốt, nhơn dân vui sướng, căn thân đẹp đẽ, thọ mạng lâu dài, đặng phép thần thông, dạo đi tự tại, những đồ y thực sẵn có, các cuộc du hí đủ bày, trăm thức tự nhiên thọ dụng đủ đều khoái lạc, không có sự khổ như cõi nhơn gian. Cái phước báu trong các cõi đó tuy là mỹ mãn như thế, nhưng còn thuộc về hữu lậu, có hư có mất, chắc chắn gì đâu, chính là sự vô thường, thật là tướng vô định, như cơn gió thổi mau không có thế lực gì cầm lại đặng: hết vui thì xảy ra buồn, hết sướng thì trở lại khổ, dầu có sống lâu đến mấy ngàn năm đi nữa, cũng không khỏi con ma sanh tử lôi kéo vào đường nọ ngõ kia. Nếu Điện hạ cứ cầu phước báu đó, chắc không thoát khỏi ải sanh tử luân hồi: nếu đã không khỏi luân hồi, thì chưa chắc lúc nào đặng tiêu diêu tự tại. Chi bằng Điện hạ đem công đức đó mà cầu món phước báu vô lậu, không hư không mất, đời đời kiếp kiếp vượt ra ngoài ba cõi bốn dòng hưởng sự an vui vô cùng vô tận, và hồi hướng về Đạo Bồ Đề mà cầu mau thành Phật quả, đặng cứu độ chúng sanh khỏi sông mê biển khổ. Vậy phần tự lợi đã vuông tròn, mà đức lợi tha lại đầy đủ nữa. Bất Huyến Thái Tử nghe ông Bảo Hải khuyên nói như vậy, bèn đáp rằng: “Ta xem xét cả thảy chúng sanh trong đường địa ngục chịu sự khổ cực: còn kẻ nhơn gian và người thiên thượng thì đủ điều cấu nhiễm, lắm chuyện trần lao, không có chút nào đặng thanh tịnh, bởi đó mà tạo thành tội nghiệp, nên mới thọ quả báo mà đọa vào ba đường dữ là: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh”. Bất Huyến Thái Tử đáp lại rồi tự nghĩ rằng: “Bởi chúng sanh ở trong đời không gặp đặng những người hiền nhơn quân tử, khuyên việc lánh dữ làm lành mà dìu dắt lên con đường giải thoát, chỉ gặp những kẻ tàn ác tiểu nhơn cũ dụ nhau kết bạn bè, thường xúi dục những điều bất thiện, và lại phá hư Chánh Pháp, khinh Pháp Đại Thừa, làm cho mất cả căn lành, thêm điều tà kiến, vì vậy mới che lấp tâm tánh, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nổi đày đọa”. Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng: “ Nay tôi đối trước mặt Phật và đại chúng mà tỏ lời như vầy: Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món công đức tôi đã từng tu tập Pháp mầu mà hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh Bồ Tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, tức thời tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lóng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui . Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật. Thưa Đức Thế Tôn! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện, tu học về Pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô Tránh Niệm, trải hằng sa kiếp nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc, Thế giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chừng nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh làm việc Phật sự. Đến lúc Chánh Pháp gần diệt, hễ diệt bửa trước thì bửa sau tôi chứng Đạo Bồ Đề. Xin Đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi, và tôi cũng hết lòng yêu cầu các Đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa? Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký Bất Huyến Thái Tử rằng: “ Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui. Vì người có lòng soi xét những loài yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổ như vậy, nên nay Ta đặt hiệu là: Quan Thế Âm. Trong khi ngươi tu hạnh Bồ Tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự. Sau khi A Di Đà Như Lai nhập Niết Bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: “Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”, y báo càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần. Chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thức trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tòa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề mà chứng ngôi Chánh Giác hiệu là: “Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai”, phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo Pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì Chánh Pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa. Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thề nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời Ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao! Nay tôi lạy Ngài xin làm thế nào cho các Đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các kẻ chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi sự dục vọng trên đời”. Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu Lễ Phật, tức thì các Thế giới tự nhiên rung động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, là cho các điều dục vọng bổng nhiên tiêu tan cả. Khi ấy, thoạt nghe các Đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quan Thế Âm rằng: “Đương khi thời kiếp Thiện trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật Bảo Tạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và Đại chúng trong ba tháng: Do công đức đó, nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, ở về thế giới Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”. Bất Huyến Thái Tử khi đặng Chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng. Đến khi mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo Bồ Đề, làm hạnh Bồ Tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà Ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện. Hiện nay Quan Thế Âm đã chứng được bực Đẳng Giác Bồ Tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ Đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy. Đến sau, Đức Phật A Di Đà nhập Niết Bàn rồi, thì Ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh. Trích "Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ tát" - Phật học tạp chí Từ Bi Âm (200-204) SỰ TÍCH ĐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT Huệ Lương Quán Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện ở lại cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v... Quyền pháp năng lực của Ngài cao siêu. Quyển kinh nói về Ngài, mà hiện nay phái Bắc Tôn (Trung Hoa, Cao Ly, Nhựt Bổn, Việt Nam) còn truyền tụng là quyển “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm”. Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu ngay. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y theo phân thân ấy để cứu độ. Kinh Phổ môn có biên rành 12 điều đại nguyện của Ngài. Theo kinh truyện để lại, Ngài phân thân giáng trần 33 kiếp, khi thì mượn xác nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì ở vào cảnh quyền quý cao sang, khi thì vào hàng bần cùng cơ khổ, khi thì sanh làm đạo sĩ, khi thì làm tỳ khưu, v.v... Hiện nay đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần làm phụ nhơn của Ngài là: kiếp thứ mười làm bà Thị Kính, kiếp chót làm bà Diệu Thiện. Sau khi thoát kiếp chót này Ngài được chứng quả Phật Tổ tại Phổ Đà Sơn (Nam Hải). SỰ TÍCH THỨ NHỨT: QUÁN ÂM THỊ KÍNH Trước kia Đức Quan Âm Bồ Tát tu đã đặng tám kiếp rồi. Qua tới kiếp thứ chín Ngài phân thân nam nhi đi tu chứng bực tỳ khưu. Khi kiếp thứ chín của Ngài gần mãn thì Đức Thích Ca giáng xuống thử lòng. Đấng Thế Tôn hiện ra một người con gái tới lần khân ép nài vị tỳ khưu kia kết duyên với mình. Vị này mới thốt rằng: “Có chăng họa may là kiếp sau, chớ kiếp này vì lời thề nguyện tu trì thì không thể nào đặng.” Vì lời hứa ấy mà sau khi mãn kiếp thứ chín rồi vị tỳ khưu kia phải giáng trần đầu thai làm thiếu nữ, suốt đời phải chịu trăm điều cay đắng về vấn đề tình duyên để thử lòng Ngài coi ra sao. Ấy là phép Phật định vậy. Vâng lịnh của Đức Phật Tổ chơn linh vị Bồ Tát kia bèn giáng trần đầu thai làm con gái nhà họ Sùng là Sùng Ông, một nhà giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức. Hai ông bà tuổi đã cao mà không con nên đi cầu tự và sanh ra nàng Thị Kính, dung nghi đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang. Hai ông bà mừng được chút gái để có người hôm sớm trong lúc tuổi già. Khi nàng đã đúng tuần cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý trâm anh cậy mai đến nói. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn chịu gả con gái mình. Đến ngày nạp thái vu quy nàng Thị Kính buồn tủi muôn phần! Buồn là vì thấy mình là con một, một khi đã xuất giá rồi thì bề nhà sau trước quạnh hiu, lấy ai mà thần tỉnh mộ khang thế cho mình! Tủi là lỡ sanh làm con gái thì đúng tuổi phải xuất giá tòng phu rủi may phải chịu và ơn sanh thành không sao trả đặng! Cha mẹ nghe nàng than thở làm vậy bèn kiếm lời khuyên giải và nói rằng: Cha mẹ sanh con là gái, thì khôn lớn có nơi có chốn làm đẹp mặt nở mày mẹ cha đó là đủ rồi. Con chẳng nên lo điều chi khác nữa! Vả lại nhà bên chồng con cũng gần đây thì sự thăm viếng cũng thuận tiện. Nghe vậy nàng mới an lòng chiều ý muốn của cha mẹ. Từ khi về nhà chồng, nàng giữ một mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong êm ngoài ấm, ai nấy đều khen. Một ngày kia nàng đương ngồi may, chàng Thiện Sĩ sau khi đọc sách mỏi mệt mới ra gần chổ nàng may mà nằm nghỉ, luôn dịp ngủ quên. Từ khi về nhà chồng đến giờ nàng chưa có dịp nhìn chàng cho chính đính. Nay có cơ hội đưa đến nàng, nhơn lúc chàng ngon giấc mà nhìn kỹ mặt đức lang quân. Chợt thấy dưới cầm chàng có mọc một sợi râu và biết coi tướng ít nhiều, nàng thấy quả là sợi râu bất lợi! Nhơn cầm sẵn cái kéo trong tay nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc ấy, chàng Thiện Sĩ giựt mình thức dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vụt la hoảng lên rằng: “Vợ tôi muốn giết tôi.” Trong nhà vỡ lở, cha mẹ gia tướng chạy đến gạn hỏi. Nàng tình thật cứ nói ngay, không ngờ cha mẹ chồng quá ư nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình và mưu giết chồng. Nhơn cớ ấy cha mẹ chồng buộc chàng Thiện Sĩ làm tờ để vợ và mời vợ chồng Sùng Ông đến lãnh con về. Vợ chồng Sùng Ông hơ hãi tới nơi mới tường tự sự. Hai ông bà kêu con ra hỏi, rầy la than trách một hồi rồi lãnh con về. Lúc ấy Thiện Sĩ lòng như dao cắt, tưởng là việc đáng bỏ qua không dè đến nỗi rẽ thúy chia loan thì chàng ăn năn vô ngần, châu rơi lã chã. Khi nàng Thị Kính lạy từ công cô và chàng ra về, vì sợ uy cha mẹ chàng chẳng dám hở môi nói bào chữa nàng một lời nào. Về nhà, nàng Thị Kính buồn bã muôn phần. Một là buồn cho số phận long đong, tình duyên trắc trở; hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền não trong lòng. Vì nàng là một người đàn bà chân chính may rủi một chồng mà thôi, nàng khăng khăng không chịu “ôm cầm thuyền ai”. Nàng than rằng nếu có anh em đông thì nàng cũng đành nhắm mắt cho rồi để khỏi mang tiếng nhơ. Nhưng vì nàng là con một, nàng không nỡ hủy mình, sợ e thất hiếu, mà ở như vậy thật rất khổ tâm cho nên nàng quyết chí xuất gia, noi gương Phật Tổ, tu hành cho đắc đạo rồi trở về độ lại mẹ cha. Một hôm, nàng lén cải trang nam tử, rồi bỏ nhà trốn đi. Hay tin cha mẹ nghi nàng vì buồn tình xưa mà sanh nhẹ dạ theo người và sai người đi kiếm cùng nơi mà không gặp. Từ khi nàng lìa gia đình ra đi thì nàng có ý tìm một cảnh chùa để gởi thân. Đến ngôi chùa được chọn nàng gặp giờ sư cụ đang thuyết pháp. Nàng trộm xem tướng mạo thì thấy rõ đó là một bậc chơn tu, đạo pháp khá lớn. Nàng bèn xin thọ pháp quy y. Sư cụ ban đầu rất nghi ngờ nàng, bèn ngọn hỏi ngành tra vì sợ e trang thiếu niên kia sau này bán đồ nhi phế mà đắc tội với Phật Trời. Nàng thì một mực nói mình là một thư sanh, con nhà quyền quý, lòng chán công danh nên vào nương nhờ cửa Phật để gột rửa lòng phàm. Thấy chí quả quyết của vị thiếu niên, sư ông mới vui nhận cho làm đệ tử và ban pháp danh là Kính Tâm. Vì sãi Kính Tâm là nữ trá hình cho nên dung mạo khôi ngô kiều mị, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhất là nàng Thị Mầu, con của một vị phú ông trưởng giả vùng ấy. Mượn cớ ra vô trong chùa, nàng Thị Mầu lắm khi đưa tình trêu ghẹo sãi Kính Tâm, nhưng nàng vẫn trơ trơ như không hay không biết. Thất vọng, Thị Mầu mới quay lại tư tình với đứa ở của nàng. Khi thai đã gần già, khí sắc nàng đổi, làng xã thấy thế mới đòi phú ông và nàng ra hỏi. Chịu đòn không kham, Thị Mầu túng phải cung xưng. Trong khẩu cung Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với sãi Kính Tâm nên mới ra cớ đỗi và xin làng rộng lượng cho sãi Kính Tâm hoàn tục kết duyên với mình. Trống mõ inh ỏi, cửa thiền xưa nay êm lặng phút chốc trở nên huyên náo, sóng dậy ba đào. Người nhà làng đến chùa đòi sư ông và sãi Kính Tâm ra nghe dạy việc. Thầy trò cùng dắt nhau đi. Đến nơi mới hay tự sự! Tá hỏa tâm thần, thầy hỏi trò có sao nói thiệt. Trò một mực kêu oan chớ không nói điều chi thêm nữa. Hương đảng đông đủ tra hỏi sãi nhỏ đủ điều, khi dọa, khi khuyên nhủ rằng: Nếu nói thật thì làng cũng chứng cho để lập gia thất. Kẻ thì mai mỉa: Sãi kia tu có trót đời không? Rốt cuộc vì không chịu xưng tội tình và một mực kêu oan cho nên sãi Kính Tâm phải bị đem ra tra tấn. Đứng trước cảnh thịt nát máu rơi và thấy trò bất tỉnh, sư ông mới động mối từ tâm đứng ra xin bảo lãnh cho trò để sau này về nhà khuyên nhủ dạy răn. Thấy thế hương đảng cũng niệm tình ưng thuận cho sư tiểu cùng về. Đến chùa, Sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa. Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hạ sanh đặng một mụn con trai. Nàng bèn bồng hài nhi đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng: “Con của ngươi, đem trả cho ngươi.” Sãi Kính Tâm đương tụng kinh nghe đứa nhỏ bị bỏ dưới đất giãy giụa khóc la, động mối từ tâm người bèn ra ẵm đứa bé vào, mướn vú nuôi bên tự. Mẹ vò nuôi con nhện lắt lẻo qua ngày. Hết thời trì kinh thì sãi Kính Tâm lại phải giữ gìn bồng bế đứa trẻ. Nghe vậy, sư cụ mới vời sãi Kính Tâm vào mà trách rằng: “Trước kia con nói rằng con bị hàm oan, mà nay như thế thì chính thầy đây cũng phải nghi ngờ nữa là ai?” Sãi Kính Tâm bèn bạch rằng: “Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kỳ trung con không có ý chi hết.” Tuy vậy sãi Kính Tâm cũng không đặng phép vô ra trong chùa để tránh tiếng cho chùa. Đứa trẻ khi đặng hai, ba tuổi đã có vẻ thông minh và giống sãi Kính Tâm như hệt. Khi hài nhi đúng ba tuổi thì sãi Kính Tâm đến ngày phải theo Phật. Biết trước giờ phân ly, sãi Kính Tâm mới viết hai bức thơ gởi lại, một kính gởi cho sư cụ, còn một bức thì gởi cho cha mẹ ruột. Khi sãi Kính Tâm tắt hơi thì đứa nhỏ y như lời cha dặn đem bức thơ vào dâng cho sư cụ. Xem thơ xong, sư ông rất ngậm ngùi, bèn phái vài vị ni cô ra coi tẩm liệm. Khám xét xong thì mới hay sãi Kính Tâm là nhi nữ trá hình. Tin ấy truyền ra hương lân nhóm lại đòi cha con Thị Mầu đến buộc tội cáo gian và phạt phải chịu tổn phí về các cuộc tống táng và làm ma chay cho sãi Kính Tâm. Bằng chứng sờ sờ phú ông phải chịu, Thị Mầu xấu hổ muôn phần bèn quyên sinh để trốn khổ nhục. Đến ngày an táng sãi Kính Tâm thì thiên hạ đồng thấy Phật hiện trên mây rước hồn sãi Kính Tâm là nàng Thị Kính. Hai vợ chồng Sùng Ông và Thiện Sĩ đặng thơ và hay tin đau đớn này đồng có đến dự. Sau cuộc tống táng vợ xưa Thiện Sĩ ăn năn lỗi trước bèn phát nguyện tu hành. Tục truyền rằng Thiện Sĩ sau đắc quả thành con chim ngậm xâu chuỗi bồ đề, đậu một bên Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Quan Âm cũng độ luôn con của Thị Mầu đắc quả hầu gần bên Ngài. Ngày nay, người xứ ta và người Tàu khi họa tượng Phật Quan Âm thì thường họa một bà đội mũ ni xanh hoặc đen, ngồi trên tòa sen hoặc thạch bàn, bên tay mặt có một con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay hầu. Ấy là con của Thị Mầu. SỰ TÍCH THỨ NHÌ: TÍCH BÀ DIỆU THIỆN HAY QUAN ÂM NAM HẢI Theo sự khảo cứu của nhà bác học Hòa Lan tên là De Groot thì trong kiếp chót của Đức Phật Quan Âm, Ngài hạ phàm làm một vị công chúa Ấn Độ, con vua Linh Ưu, niên hiệu Diệu Trang. Vào năm 2587 trước Chúa giáng sanh thuộc vào thời đại kim thiên (ciel d’or) bên Ấn Độ bên phương Tây có một tiểu quốc kêu là Hưng Lâm. Nhà vua trị vì nước ấy tên Linh Ưu (Spirituel Excellent) lấy niên hiệu là Diệu Trang (Miao Tchoang). Tứ vi xứ Hưng Lâm là như vầy: Phía Tây giáp ranh Thiên Trúc Quốc (Inde), Phía Bắc giáp ranh Xiêm La, phía Đông giáp ranh Phật Chai Quốc (Sumatra), phía Nam giáp ranh Thiên Chơn Quốc (Tiên Tchan). Trong nước Hưng Lâm cảnh tượng thái hòa là nhờ có vua hiền, tôi giỏi, bá tánh chuyên lo cày cấy, nông trang. Chánh thê của nhà vua là bà hoàng hậu Bửu Đức. Từ ngày nhà vua tức vị đến nay đã 40 năm rồi mà bà hoàng hậu chưa hạ sanh đặng vị hoàng tử nào. Thấy thế bà lấy làm buồn và xin nhà vua đi cùng bà lên núi Huê Sơn cầu tự. Núi Huê Sơn ở về hướng Tây. Trên núi ấy có một vị thần rất linh thiêng. Ai cầu chi thì đặng nấy. Vua nghe theo, một ngày kia quân gia rần rộ, xa giá nhắm Huê Sơn trực chỉ. Cầu tự xong về triều thì một ít lâu bà có thai và đến ngày sanh đặng một vị công chúa đặt tên là Diệu Thanh (Miao Tsing). Cách một ít lâu hoàng hậu lại hạ sanh một nàng công chúa tên là Diệu Âm (Miao Yin) và sau rốt sanh ra nàng công chúa Diệu Thiện (Miao Chen). Vị công chúa thứ ba này ngày sau tu hành đắc đạo lấy hiệu là Quan Âm (Quan Yin). Vì nhà vua không có con trai nên vua nhứt định truyền ngai vàng lại cho một trong ba vị phò mã (rể vua). Hai công chúa đầu là Diệu Thanh và Diệu Âm thì nhà vua đã đính hôn cho hai vị quan to thinh danh nhứt trong triều. Trái lại nàng công chúa thứ ba là Diệu Thiện thì cương quyết không chịu lấy chồng và nhứt định phế trần đi tu để thành chánh quả. Nghe con quyết định như thế nhà vua nổi cơn thịnh nộ và buộc nàng Diệu Thiện phải tuân lịnh xuất giá. Thấy thế nàng mới xin vua cha nếu ý định nhà vua như vậy thì ít nữa xin cho nàng kết hôn với một thầy thuốc và thưa rằng: “Ý con là muốn cứu chữa hàng quan lại bất tài và ngu xuẩn, những tai nạn do sự nắng lửa mưa dầu, tuyết giá mà ra, những tính xấu xa ích kỷ về nhục dục, các tật nguyền, bịnh hoạn do sự già nua cằn cỗi mà ra, sự phân chia giai cấp, sự khinh rẻ kẻ nghèo và sự tư lợi.” Nàng lại nói to lên rằng: “Chỉ có Đức Phật là được chứng quả bồ đề, minh tâm kiến tánh.” Nghe vậy nhà Vua lại càng tức giận thêm bèn hạ lệnh lột hết áo quần của công chúa và nhốt nàng vào huê viên để bị đói lạnh mà chết. Công chúa không sờn lòng. Trái lại nàng cảm ơn vua cha đã phạt nàng như thế và chỉ vui tươi mà chịu khổ hình. Các bà mệnh phụ được lệnh ra khuyến dụ nàng hồi tâm tuân ý thánh chỉ. Nàng khư khư một mực và nhứt định vào chùa Bạch Tước ẩn tu, nhập thất tham thiền. Chùa Bạch Tước thuộc quận Long Thọ (Loung Chou), tỉnh Nhữ Châu (Ju Tcheou). Hay tin ấy nhà vua không cấm cản chi, đinh ninh rằng ra nơi ấy một ít lâu công chúa chịu không nổi với những nỗi khổ cực, sẽ chán nản mà về triều. Nơi Bạch Tước Tự có mật lệnh của nhà vua phải buộc nàng làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhứt. Nàng vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than, là vì khi nàng làm phận sự có những hùm beo, chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được thế cho nên bà sư cụ chùa Bạch Tước mới cụ sớ về triều tâu vua mọi sự. Vua cha bèn nghĩ ra một chước cốt làm nàng kinh khủng bỏ chùa mà về đền. Một bữa kia quân lính đến bao vây và phóng lửa thiêu chùa bốn mặt. Sư cụ và tất cả ni cô kinh tâm tán đởm chạy ngược chạy xuôi tầm phương tẩu thoát. Tiếng kêu trời kêu đất inh ỏi! Nàng Diệu Thiện điềm tĩnh như thường. Nàng chỉ lâm râm cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Nàng bèn rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tươi lên không trung, tức thì mây kéo mịt mù, thiên hôn địa ám, mưa xuống như cầm chĩnh mà đổ. Bị đám mưa to các ngọn lửa đỏ ngất trời kia lần lần êm dịu rồi tắt. Thấy vậy quân chạy về phi báo. Nhà vua liền hạ lệnh bắt nàng và đưa về đền. Khi điệu nàng về tới, nhà vua dạy mở yến tiệc ca xang, bày một cuộc lễ hội thật lớn cốt để đem nàng trở lại quãng đời phong lưu khoái lạc. Nhưng các cuộc bài trí ấy cũng không hiệu quả gì và cho đến những điều hăm dọa ghép nàng vào tử hình cũng không thấm vào đâu. Cùng thế nhà vua mới hạ lệnh trảm quyết nàng và dạy ba quân điệu nàng khỏi đền mới hành hình. Thần hoàng bổn cảnh liền tâu sự ấy lên cho Ngọc Đế rõ. Đức Ngọc Đế hạ lệnh cho thần hoàng bổn cảnh giữ gìn hồn nàng đừng cho nhập địa phủ. Giờ hành hình đến, giám sát vừa giơ gươm lên thì gươm gãy làm hai. Giám sát bỏ gươm rút giáo toan đâm thì giáo lại tét làm hai. Giám sát chỉ còn một nước là xử giảo nàng (thắt cổ). Đến giờ hành hình thì có một trận cuồng phong thổi tới, làm cho trời đất tối tăm mà chung quanh mình nàng thì hào quang hiện ra sáng rỡ. Thần bổn cảnh liền hóa ra một con hổ, từ trong rừng xanh nhảy ra và cõng thây nàng chạy thẳng vô núi. Những kẻ đi xem hoảng chạy tứ tung. Quan quân và giám sát ảo não muôn phần, lật đật về triều tâu vua mọi sự. Nhà vua không nao núng và lại cho rằng cọp tha thây là một sự trừng phạt nặng nề, gán thêm vào sự trừng phạt của nhà vua để phạt nàng về tội bất hiếu và tội bất tuân lệnh vua cha. Nhờ huyền diệu ấy mà nàng DIệu Thiện tuy chết nhưng xác vẫn còn nguyên. Lúc ấy nàng mơ màng như thấy một giấc chiêm bao, cơ hồ như nàng đã lướt gió tung mây... Khi tỉnh lại nàng lấy làm lạ mà thấy mình ở vào một thế giới không nhật nguyệt, tinh tú, không núi non, không người, không loài vật. Bỗng chốc nàng thấy hiện ra trước mắt một vị thanh niên mặc áo màu xanh dương, hào quang chói rạng. Vị ấy đến trước mặt nàng, tay cầm một tờ giấy dài và nói rằng: Mình vưng lệnh Diêm Chúa (Yama) mời nàng xuống viếng Diêm Cung để thấy rõ ràng cảnh khốn khổ và những hình phạt mà kẻ có tội phải chịu sau khi chết. Nơi Diêm Cung mỗi khi nàng đi đến đâu nhờ sức thần thông và đức từ bi thuyết kinh của nàng các hồn bị giam cầm đều đặng cứu rỗi và thoát khỏi ngục môn hầu tái kiếp trở lại trần gian. Thập Điện Minh Vương cũng ao ước đặng nghe nàng thuyết pháp. Chiều ý Mười Vua, nhưng nàng xin rằng sau cuộc ấy các hồn tội nhân đều đặng phóng thích. Sau khi khoản ấy đã đặng các vua ưng thuận thì nàng mới dùng hết phép thần thông của nàng mà thuyết pháp. Trong nháy mắt chốn U Minh biến thành lạc cảnh và các âm hồn đều đặng trở lại cõi trần. Thấy mười cõi U đồ đã trống trơn, Thập Điện Minh Vương mới lật đật phán rằng: “Mười điện chúng ta không quyền giam cầm vong hồn nàng Diệu Thiện.” Và tức khắc dạy đưa nàng trở lại dương gian. Khi tỉnh dậy nàng Diệu Thiện lấy làm bối rối chưa biết phải đi phương nào. Lúc ấy Đức Phật Thế Tôn hiện ra trên mây dạy nàng phải ra ở núi Phổ Đà, giữa Nam Hải thuộc cù lao Hương Đảo để tu thêm. Muốn đến đó phải trải qua ba ngàn dặm đường. Bởi thế, Đức Phật Thế Tôn mới ban cho nàng một trái bàn đào vườn Tây Vương Mẫu để nàng đỡ đói khát trong một năm và nhơn có đặng trường sanh. Nàng sắm sửa thượng trình. Thấy nàng sức yếu mà đường lại xa Đức Trường Canh Thái Bạch mới truyền cho thần bổn cảnh hóa ra con hổ, cõng đưa nàng ra nơi ấy. Thần bổn cảnh tuân y và trong giây phút nàng đã đến Phổ Đà Sơn. Khi nàng tu đặng chín năm thì có một vị Phật Tiếp Dẫn đến cho các vị thần trấn Phổ Đà Sơn hay rằng nàng Diệu Thiện tu hành đạo pháp hiện nay cực kỳ cao siêu mà từ trước đến giờ chưa vị nào đạt được. Nàng đã đứng trên tất cả chư vị Bồ Tát và cai quản các đấng ấy. Hôm nay, ngày 19 tháng 02 chúng ta phải yêu cầu vị ấy nhận một địa vị cao thượng hơn để cứu rỗi và ban hạnh phúc cho quần sanh.” Sơn thần Phổ Đà Sơn bèn triệu tập tất cả các thần tiên, thánh phật vùng ấy đến chầu và xưng tụng công đức của vị Bồ Tát mới vừa chứng quả và từ nay người thường gọi là Quan Âm Như Lai, Quan Âm Nam Hải, Phật Tổ Phổ Đà Sơn. Tân Bồ Tát ngự trên tòa sen và tiếp kiến các đấng thiêng liêng đến bái kiến và khánh chúc. Lúc ấy chư thánh tiên mới định lựa một vị đồng tử để hầu Ngài. May đâu lúc ấy có một vị trẻ tuổi xưng là Hoàn Thiện Tài (Hoan Chen Tsai) nghĩa là người chỉ có đọc kinh mà đặng đức lành phép lạ. Thiện Tài đồng tử thú nhận rằng vì mồ côi cha mẹ chàng mới phát nguyện tu hành quy y Phật pháp nhưng chưa chứng quả. Nay nghe tin Nam Hải Phổ Đà Sơn có Bồ Tát ngự nên quyết chí vượt qua mấy muôn dặm đến đây để hầu Ngài và xin làm đệ tử. Trước khi ưng chuẩn lời nguyện ấy, Đức Bồ Tát muốn thử tâm chí coi ra sao, Ngài bèn truyền cho sơn thần, thổ địa hóa làm ăn cướp đến vây đánh Phổ Đà Sơn. Riêng về phần Ngài thì Ngài giả dạng sợ sệt, kêu la cầu cứu và giả té xuống hố sâu. Thấy vậy Thiện Tài đồng tử chạy theo cứu thầy và nhảy luôn xuống hố. Vì quyền năng pháp lực chưa đặng cao cho nên đồng tử phải thiệt mạng. Bồ Tát liền dùng thần thông cứu tử. Khi đồng tử tỉnh dậy thì thấy một cái xác bên mình, Bồ Tát cho biết đó là xác phàm của đồng tử và hiện nay đồng tử đã bỏ xác phàm và nhập vào cõi thánh. Từ đó Thiện Tài đồng tử một lòng phụng sự Bồ Tát trong sự cứu độ chúng sanh. Sau lại Đức Bồ Tát có thâu làm đệ tử nữ vị cháu gái của vua Nam Hải Long Vương tên là Long Nữ. Việc đã xảy ra như vầy. Ngày kia đệ tam thái tử con vua Long Vương hóa làm con cá, dạo chơi trên mặt biển, chẳng may vướng phải lưới của ông chài. Ông chài bắt cá ấy đem bán ngoài chợ. Ngự trên liên đài Bồ Tát biết rõ việc ấy, bèn sai Thiện Tài Đồng tử giả dạng thường nhơn đến mua cá ấy đem ra biển phía Nam thả. Nam Hải Long Vương nhớ ơn cứu tử con mình mới định dưng cho Bồ Tát một cục ngọc ban đêm chiếu sáng để giúp Ngài đọc sách không cần đèn, và dạy Long Nữ là con gái của đệ tam thái tử phải bổn thân đem ngọc đến dưng. Đến nơi dưng ngọc xong, Long Nữ rất cảm phục huyền năng và đức độ của Bồ Tát và cầu xin Ngài cho theo hầu Ngài cùng quy thuận Phật pháp. Bồ Tát ưng cho. Từ ấy Long Nữ đặng thâu làm đệ tử hiệp cùng với đồng tử Thiện Tài mà phụng sự Ngài. Từ khi Diệu Trang Vương dùng chước độc mà hại nàng Diệu Thiện thì nhà vua phải một chứng bệnh hết sức khổ sở. Thân thể nhà vua phải thúi tha đầy ung thư ghẻ chốc làm cho nhà vua nhức nhối đau đớn vô hồi. Đức Bồ Tát phóng đại quang minh biết rõ mọi sự. Nhà Vua lúc ấy hạ lệnh đăng bảng cầu danh y, Bồ Tát bèn giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bịnh. Khi đến trước mặt vua thì nhà sư bèn tâu phải kiếm cho đặng đôi mắt và một đôi cánh tay của thân nhân nhà vua mới trị đặng bịnh, nhưng mà phải ra núi Phổ Đà mới kiếm đặng hai món ấy. Vua liền phái hai vị quan cấp tốc đến Phổ Đà Sơn để tìm hai món vừa nói. Thấy vậy hai vị phò mã rất bất bình và âm mưu định giết nhà sư và sau đó thí vua mà soán ngôi. Bồ Tát rõ sự việc ấy và đã sai Thiện Tài đồng tử giả làm tên thị vệ hầu bên cạnh vua. Khi một tên quân của hai vị phò mã dưng cho vua một chén thuốc độc nói dối là của nhà sư dạy đem cho vua ngự thì tên thị vệ kia tiếp bưng chén ấy và sẵn tay làm đổ ngay xuống đất. Đang lúc ấy một người lẻn vào phòng nhà sư để thích khách. Bồ Tát bèn dùng thần thông làm cho tên ấy tê liệt không còn hoạt động nữa và bị bắt trói. Cơ mưu bại lộ, hai vị phò mã vì sợ bị khổ hình nên đã uống độc dược tự tử. Hai vị công chúa phải tội liên can đều bị biếm vào lãnh cung đời đời cấm cố. Hai nàng mới ăn năn, noi gương em mình là Diệu Thiện lo tu hành. Khi hai nàng đã tấn hóa nhiều về con đường tu niệm thì Bồ Tát và Thiện Tài đồng tử hóa ra hai thớt tượng bạch mà đưa hai vị công chúa đến cảnh Phật Đài để tránh xa mùi tục lụy. Từ ngày hai vị sứ giả phụng mệnh nhà vua, tuôn mây lướt sóng trải biết bao khổ cực mới đến Phổ Đà Sơn, Thiện Tài đồng tử phụng lịnh Bồ Tát hiện ra tiếp rước. Hai sứ giả trình bày mọi sự rồi được đến yết kiến Bồ Tát. Bồ Tát Diệu Thiện ngồi trên liên đài bèn trao cho hai vị sứ giả con mắt bên tả và cánh tay bên tả của mình. Việc xong sứ giả cáo tạ rồi hồi trào, và dưng lên cho vua và hoàng hậu hai món đã kiếm đặng. Hoàng hậu nhìn lên cánh tay tả thấy có nốt ruồi và sau khi nghe sứ giả tả dung mạo người đã cho nhà vua hai vật ấy thì quả quyết đó là con mình và đau đớn không ngần. Nhà sư bèn trộn hai món ấy với ít vị thảo dược rồi đem tất cả đắp lên nửa thân bên trái của nhà vua thì nhà vua tức khắc khỏi đau phía bên mặt. Thấy thế nhà sư bèn tâu vua xin sứ giả ra Phổ Đà Sơn tìm cho đặng con mắt phía tay mặt và cánh tay mặt. Sứ giả vâng lệnh ra đi, không bao lâu đem về dưng đủ hai món. Nhà sư cũng làm y như trước thì nửa thân bên phải của nhà vua khỏi ngay. Từ ấy vua Diệu Trang hoàn toàn lành bịnh. Trong triều, ngoài quận ai ai cũng đồng biết rằng nhờ con chí hiếu là Diệu Thiện mà nhà vua mới khỏi bệnh ngặt nghèo. Sau khi khỏi chết vua cùng hoàng hậu cám ơn cứu tử, định ra Phổ Đà Sơn một chuyến để tạ ơn. Xa giá đăng trình gặp không biết bao là nguy nan, nhưng đều nhờ Bồ Tát dùng phép thần thông mà cứu khỏi. Đến nơi vua cùng hoàng hậu thấy Bồ Tát tọa thoàn trên liên đài mất cả hai mắt và hai tay. Nhìn biết là con mình nhà vua ăn năn xúc động vô cùng bèn quỳ xuống cầu nguyện cho con đặng sống và đặng huờn y hai con mắt và hai tay. Khẩn nguyện xong thì nhà vua và hoàng hậu thấy con mình hiện trước mắt, tay mắt đủ, hình dạng mạnh khỏe như xưa. Thấy phép thần thông vô biên của Bồ Tát vua cùng hoàng hậu nhứt định lìa nơi điện ngọc đền vàng, lánh mình trần tục tìm đàng thiên thai. Huệ Lương
    1 like
  10. Năm nay có ý định thay đổi công việc do người lớn giới thiệu sẽ được, thích hợp với ngành sư phạm. Công việc nhàn nhạ, hoặc có khoảng thời gian thất nghiệp trong năm nay. Năm nay dễ bị khuấy động không yên vì có người đeo đuổi, nhưng buồn nhiều hơn vui. Giữ ấm cho cơ thể dễ bị viêm phổi hay ho. Cẩn thận coi chừng bị té ngã do trèo cao hay do ngã xe mà để lại sẹo
    1 like
  11. Xin được đóng góp một vài ý kiến cá nhân với tư cách một người học tiếng Nhật,từ khi ra trường đến nay là 12 năm luôn làm cho công ty Nhật và đang sống tại Nhật được 7 năm. Tại sao Nhật đầu tư nhiều vào VN,ngoài yếu tố nhân công rẻ thì theo tôi có một số lý do sau đây: -Vấn đề lịch sử:Trong thế chiến thứ 2,Nhật xâm lược hầu hết các nước ĐNA,TQ,Triều Tiên,gây ra nhiều cuộc thảm sát tại các nước này trong đó có cả VN (chết đói năm Ất Dậu 1945 hơn 2 triệu người).Tuy nhiên tâm lý bài Nhật thì ở VN không thấy có.TQ và Triều Tiên (cả Nam lẫn Bắc) tâm lý bài Nhật được thể hiện rất rõ nét,nhất là mấy năm gần đây.Lý giải tại sao VN chết nhiều người như vậy mà lại không có tâm lý bài Nhật,có thể do thời gian Nhật xâm lược VN không dài,lại đứng sau Pháp cho nên tâm lý này không rõ ràng chăng?Với lại VN trải qua 2 cuộc chiến lâu dài với Pháp,Mỹ,sống cạnh "anh bạn" Trung Quốc nữa cho nên dễ dàng xem nhẹ việc Nhật Bản xâm lược chăng?Theo một nguồn tin không chính thức mà tôi nghe được thì cuối thập niên 70 trong khi các nước đòi Nhật bồi thường chiến tranh thì VN không nêu yêu cầu này (lý do tại sao xin phép không nêu ra ở đây) cho nên nước Nhật "đền bù" bằng việc đầu tư FDI,cho vay không hoàn lại. -Vấn đề lợi ích +Về mặt chiến lược:Qua thời gian đầu tư vào TQ,chắc chắn Nhật đã nhận ra một điều gậy ông đập lưng ông.Lợi ích khai thác nhân công giá rẻ ở thị trường TQ chưa thấy đâu mà đã thấy TQ thông qua đầu tư kinh tế,kỹ thuật đã và đang vươn lên như là một đối trọng của Nhật ở châu Á cũng như trên toàn thế giới.Cụ thể trong ngành đóng tàu mà tôi đang làm,hiện tại TQ đang chào hàng những con tàu tương tự về tính năng và chất lượng nhưng giá rẻ hơn Nhật rất nhiều. +Về mặt chiến thuật:Chúng ta có thể để ý là khi Nhật Bản xây dựng cho VN một con đường cao tốc thì những công ty trúng thầu từ tư vấn cho đến thiết kế và thi công đều là của Nhật hay liên quan đến Nhật.Điều này chứng minh cho câu nói "Tiền Nhật lại trở về Nhật".Ở đây ta có thể thấy rõ chính phủ Nhật hỗ trợ cho các công ty của mình rất có hiệu quả.Cho 1 nước nào đó vay 10 tỷ USD để xây dựng chẳng hạn thì số tiền 10 tỷ đó chảy về túi các công ty Nhật,không mất đi đâu cả.Ngược lại các công ty Nhật sẽ đóng thuế để CP cho vay hay đầu tư tiếp. -Vấn đề ổn định an ninh:Rõ ràng tình hình an ninh ở VN tốt hơn nhiều nước.Xã hội đương nhiên có nhiều vụ cướp giật nhưng không có bạo động hay khủng bố.Người VN bản chất cũng ôn hòa chứ không quá khích,hay là có những tư tưởng như tư tưởng Đại Hán.... -Vấn đề văn hóa:Nhật Bản và VN có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa.Vấn đề này thì phân tích dài dòng và nhiều nơi cũng đã phân tích rất hay rồi. Còn một lý do nữa là người Nhật rất khâm phục người VN vì người VN đã thắng được Mỹ,đối thủ đã bắt nước Nhật phải đầu hàng.Tuy nhiên cách suy nghĩ này chỉ có ở lớp người già của Nhật Bản,những người đã từng trải qua giai đoạn khó khăn trong chiến tranh và thời hậu chiến cũng như biết về chiến tranh Việt Nam.Lớp trẻ Nhật Bản hiện nay không biết và cũng không quan tâm lắm đến chuyện này. -Vấn đề an ninh quốc gia:
    1 like
  12. Đã yêu nhau thì tính gì hợp với ko hợp? Giờ bảo ko hợp thì bỏ nhau được sao? Mà ko bỏ được tức là có hợp rồi chứ gì nữa? Không có tuổi tốt xấu trong tình yêu đích thực nhé, sau này khi có con thì tuổi con tác động đến tuổi cha mẹ thì sẽ ra tốt xấu. Năm nay tuổi Giáp Tý phạm Tam Tai nên kỵ cưới hỏi, nên để năm Quý Tỵ cưới nhé, chọn 1 trong các tháng 1,6,12 âm lịch thì tốt. Bạn nên quyết định tháng trước khi chọn ngày. Sinh con 2015 Ất Mùi và 2019 Kỷ Hợi là tốt nhất. Con đầu có thể chọn năm khác, nhưng con út thì nên chọn Kỷ Hợi để tốt về lâu về dài. Thân mến.
    1 like
  13. Nên cưới trong năm này vì bắt đầu từ 2013 đến 2015 tuổi Nam bị Tam Tai rồi, kiêng cử cưới hỏi. Tháng 12 al vẫn làm được, ko sao cả. Nhưng tốt hơn thì nên chọn tháng 11 Tiểu Lợi với nữ tuổi Thìn nhé, tháng 10 Đại Lợi nhưng chắc ko kịp chuẩn bị rồi. Tất cả đề cập đều là tháng âm lịch. Thân mến.
    1 like
  14. Kính gửi bác Học Trò. Vì tôi xem Tử Vi cũng không giỏi và nó cũng không phải mục đích tìm hiểu của tôi, nên ít vào những topic này. Hôm nay mới vào bài viết của bác, tôi thật sự sốc trước vài ý kiến của những người đã nhờ vả bác và nay làm cho bác phiền lòng. Rất mong bác không vì thế mà bỏ diễn đàn. Trân trọng cảm ơn bác vì những lời tâm huyết giành cho tuổi trẻ.
    1 like