-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 27/02/2013 in all areas
-
Quán vắng!
hoctronho and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cách đây hơn 100 năm, tại một công viên thuộc tô giới của người Anh trên đất Trung Quốc. Người Anh ghi một tấm bảng: "Cấm người Trung Quốc và chó". Người Trung Quốc rất phẫn nộ về sự kiện này và họ luôn nhắc nhở công dân của họ về nỗi nhục quốc thể.Còn bây giờ họ lặp lại điều này ngay trên đất của họ. Người Anh không có ở đây! Người Việt, Philippine và Nhật chắc cũng chẳng có dịp vào nhà hàng này. Bởi vậy tác dụng thực tế chỉ là cấm chó vì không được vào ăn chung với người bản địa trong nhà hàng này! Vậy với những nhà hàng Trung Quốc không cấm chó thì sao? Tôi mà là nhà cầm quyền Trung Quốc thì sẽ bắt chủ nhà hàng này vì tội khinh miệt dân tộc.4 likes -
Lý giải những ngày tốt, xấu trong năm Quý Tỵ 26/02/2013 | 06:40 (Dân Việt) - Đầu năm mới, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông gửi tới bạn đọc một số thông tin tư vấn và lý giải về những ngày tốt, xấu trong năm mới theo quan niệm phương Đông. Nói về chọn ngày tốt là cả một vấn đề. Vào thời Hán Vũ Đế, chính ông vua này triệu tập tất cả các chiêm tinh gia coi ngày giỏi nhất để coi ngày cưới vợ cho vua. Các thầy tranh cãi nhau cả ngày, đỏ mặt, tía tai, mà chẳng ai chịu ai. Người nào cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng chính vua Hán Vũ Đế phải quyết định lấy thuyết Ngũ hành làm chuẩn. Câu chuyện này được ghi lại trong Sử Ký Tư Mã Thiên, phần "Nhật giả liệt truyện". Qua đó thấy rằng thuật coi ngày của chiêm tinh Đông phương có nguồn gốc Hán không có tính hệ thống, tính nhất quán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông, cho biết: "Quan điểm của chúng tôi là bất cứ sách nào nói đến những ngày xấu, mà có tính quy luật - vốn là một tố chất theo tiêu chí khoa học - thì chúng tôi loại những ngày đó ra khỏi tháng đó. Sau khi loại suy tất cả những ngày xấu mà các sách nói đến thì với những ngày còn lại, chúng tôi chọn là những ngày tốt trong tháng đó". Dưới đây là những ngày tốt trong năm - tính theo âm lịch - mà các nhà nghiên cứu chọn được: • Tháng Giêng: Các ngày mùng 1, 4, 16, 25, 28. • Tháng 2: Ngày 19. • Tháng 3: Ngày mùng 4. • Tháng 4: Các ngày mùng 2, 19, 26. • Tháng 5: Các ngày mùng 2, 9, 17, 26, 29. • Tháng 6: Ngày 10. • Tháng 7: Các ngày mùng 1, 6, 15, 25. • Tháng 8: Không có ngày nào tốt. • Tháng 9: Các ngày mồng 4, 17, 26, 29. • Tháng 10: Ngày mùng 10. • Tháng 11: Không có ngày nào tốt. • Tháng Chạp: Ngày 15. Các ngày xấu không nên xuất hành, khai trương, theo các nhà nghiên cứu là những ngày Nguyệt kỵ, tính theo âm lịch là mùng 5, 14, 23 và sáu ngày Tam nương sát gồm: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27. • Tháng 3: Ngày mùng 1 (ngày Ngọ) trong mùa xuân phạm ngày sát chủ, ngày 29 (ngày Tuất) xung thái tuế tháng Thìn, ngày 30 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 9: Mùng 8 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ , ngày 20 (ngày Hợi) xung Thái Tuế năm Tỵ đều xấu. • Tháng 11: Mùng 6 (ngày Thân) trong mùa đông phạm ngày Không phòng. • Tháng chạp: Ngày 16 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ, ngày 28 (ngày Hợi) xung Thái tuế năm Tỵ đều xấu. Người dân mình có quan niệm "Mùng 5, 14, 23 - Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn", hay "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3". Về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết: "Về ngày mùng 5, 14, 23, theo tìm hiểu của chúng tôi, nó thể hiện một chu kỳ quy ước liên quan đến số 5. Mùng 5; 14 thì 1+ 4 = 5; 23 thì 2 + 3 = 5. Khoảng cách giữa 3 ngày này trong tháng đúng 9 ngày. Đây là chu kỳ phi tính Huyền Không nhật hạn trong tháng theo phương pháp Huyền Không dùng trong phong thủy. Sao Ngũ Hoàng (số 5) nhập trung là một hiện tượng rất xấu. Có ý kiến cho rằng, nhiều người chọn ngày tốt nhưng vẫn gặp chuyện xui, còn chọn ngày xấu lại vẫn gặp may mắn. Phải chăng những đúc kết của người xưa vẫn không hoàn toàn chính xác? Ông Tuấn Anh phân tích: "Thực tế nghiên cứu Lý học phương Đông cho chúng tôi thấy rằng, ngày tốt chỉ là một yếu tố gây ảnh hưởng đến con người và không phải yếu tố quyết định, nhưng đó là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Điều này cũng có thể ví như chúng ta đi một cái xe hơi mất thắng nhưng chúng ta vẫn có thể đi tới đích. Trong khi một cái xe hoàn hảo có khi không đạt được đích đến của mình. Tuy nhiên một cái xe hoàn hảo là yếu tố giảm thiểu rủi ro. Bởi vậy, các cụ nhà ta thường nói: "Có kiêng, có lành". Tôi nghĩ chúng ta cần suy ngẫm nghiêm túc về lời dạy của tiền nhân". Theo Dòng Đời2 likes
-
LỜI TIÊN TRI 2012 - 2013 Đại ý: Việt Nam có những bước tiến lớn trong phát triển kỹ thuật quân sự... =============================== Việt Nam giữ Trường Sa bằng cách nào? Thứ Tư, 27/02/2013, 19:25 [GMT+7] (ĐVO)-Giữ Trường Sa bằng tiêm kích, tàu ngầm hay tên lửa tầm xa? Câu trả lời của Đại tướng Phạm Văn Trà là bằng con người. Bờ mạnh, biển mới vững. Ngày 15/6/2012, Trung đoàn KQ 940, Sư đoàn 372, đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Cùng với Su-27 và Su-30, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quân đội Việt Nam còn có tên lửa S-300PMU1, Yakhont, tương lai là BrahMos… quan trọng nhất trong số tên lửa Việt Nam hiện có là loại tên lửa được Liên Xô bán cho Việt Nam và nó đã tồn tại trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ lâu. Hình ảnh tên lửa chống hạm hạng nặng của Việt Nam được trang bị cho tàu chiến Molniya thuộc dự án 1241. Những chiếc tàu chiến này của Việt Nam có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm loại này. Trong khi tên lửa của Nga có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến thì tên lửa Shaddock của Việt Nam chỉ có thể phóng ở bệ phóng xe tải từ đất liền nhưng với tầm bắn là khoảng 550km thì có thể nói tên lửa Shaddock của Việt Nam có khả năng kiểm soát được toàn bộ chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Việt Nam là 1 trong 32 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có trang bị tên lửa đạn đạo. Trong 32 quốc gia đó có 15 quốc gia dùng tên lửa đi mua, 17 quốc gia nghiên cứu chế tạo hoặc biên chế tên lửa do nước mình tự sản xuất, trong đó có Việt Nam - Rất có cơ sở Lý học! Hì! Hiện nay Việt Nam đã tự mình sản xuất được loại tên lửa này chiều dài tên lửa 11,7 m; nặng 4,8 tấn; đường kính 880 mm; sải cánh dài 2,6 m; tốc độ gấp 2,5 tốc độ âm thanh; tầm bắn xa nhất là 550 km. Tuy đã có trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam từ rất lâu, nhưng loại tên lửa này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong lực lượng tên lửa của Việt Nam. Hiện trong kho tên lửa của Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion P trang bị tên lửa đối hạm siêu âm Yakhont. Cùng với máy bay, tên lửa, Hải quân Việt Nam chuẩn bị thành lập hạm đội tàu ngầm. Phía Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Cùng với việc trang bị những vũ khí hiện đại, Quân đội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước. (Máy bay Su-30 của Không quân Việt Nam) “Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Australia vững mạnh và sâu sắc” - Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman đã khẳng định tại cuộc họp báo giới thiệu về chương trình “Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam” diễn ra chiều 26/2 tại Hà Nội. (Chiếm hạm Đinh Tiên Hoàng)1 like
-
Nên chuyên về kinh tế, kinh doanh hoặc giảng dạy. Bố đánh đập nhưng chân đã muốn đi, thì bố mẹ chắc cũng không giữ được. Năm nay lúc nào cũng đẫm mắt lệ nhoà. Năm sau chắc sẽ xách gói đi dù cho có nhiều ngăn trở. Muộn lập gia đình, vợ chồng vì ân tình mà lấy nhau, sống có nghĩa với nhau, vợ chồng đi lại với nhau rồi mới cưới. Năm nay tình duyên lận đận, không kết lại được mối nào cả.1 like
-
1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Báo Trung Quốc: Đừng tin Mỹ "bỏ rơi" Shinzo Abe Thứ Tư, 27/02/2013 - 12:14 Việc Tổng thống Obama không đề cập vấn đề Senkaku/Điếu Ngư trong khi hội đàm với Thủ tướng Nhật, buộc ông Shinzo Abe phải “tiu nghỉu” về nước, khiến giới truyền thông TQ vô cùng hả hê. Nhưng sự thực ra sao? Hãy xem bài bình luận của Nhân dân Nhật báo- Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người Trung Quốc một phen “bé cái lầm” Từ ngày 21-2 đến ngày 23-2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang thăm Mỹ và có cuộc hội kiến với Tổng thống Mỹ Obama. Chính phủ và báo chí Trung Quốc đặc biệt quan tâm chuyến thăm đặc biệt này, vì quan hệ Trung – Nhật đang “căng như dây đàn” do những tranh chấp rất gay gắt về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Sau khi chuyến thăm của ông Shinzo Abe kết thúc, báo chí Trung Quốc liên tục hả hê rêu rao rằng, sau hơn 2 tháng mong chờ, ông Shinzo Abe chỉ được tiếp đón theo nghi thức “sơ sài”, trong cuộc hội kiến kéo dài 20 phút với Tổng thống Obama, ông chủ Nhà Trắng không nhắc gì đến cụm từ Senkaku/Điếu Ngư khiến ông Shinzo Abe phải “tiu nghỉu” về nước. Tuy nhiên, sự hân hoan của báo chí Trung Quốc kéo dài chưa được lâu, hôm nay, 27-2, tờ Nhân dân Nhật báo – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài bình luận với tựa đề 'Đừng tin Mỹ “bỏ rơi” Shinzo Abe', tiết lộ nhiều thông tin mà báo chí nước này không hề hay biết. Mỹ - Nhật Bản và chiến lược “trận giả” Tờ Nhân dân Nhật báo viết, từ ngày 21-2 đến ngày 23-2, ông Shinzo Abe thăm Mỹ. Do mối quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong thời điểm hiện nay khá nhạy cảm, chính phủ, người dân và báo chí Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm này. Không ít tờ báo phát hiện ra rằng, nghi thức đón tiếp Shinzo Abe của Mỹ khá “sơ sài”, cuộc gặp gỡ với báo chí của nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản diễn ra rất qua loa, ông Obama không công khai bày tỏ bất cứ quan điểm gì xung quanh vấn đề đảo Điếu Ngư/ Senkaku. Đặc biệt, giới truyền thông Mỹ cũng không tường thuật trực tiếp về cuộc hội ngộ giữa hai nguyên thủ. Và, thế là cụm từ “Shinzo Abe bị bỏ rơi” xuất hiện trên khắp các trang báo của Trung Quốc. Nhân dân Nhật báo phân tích, trong các chứng cứ cho thấy, ông Shinzo Abe bị “bỏ rơi”, bằng chứng rõ nhất là Tổng thống Mỹ Obama không bày tỏ quan điểm công khai về vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku là lập luận quan trọng được báo chí Trung Quốc khai thác triệt để. Tuy nhiên, ngày 25-2, tiến sĩ Michael J.Green - nguyên giám đốc phụ trách các vấn đề Châu Á của Nhà Trắng tiết lộ rằng, mặc dù không nhắc đến vấn đề Điếu Ngư/Senkaku trong hoàn cảnh công khai, nhưng trong cuộc hội đàm kín với ông Shinzo Abe, ông Obama đã có cuộc thảo luận dài với ông Shinzo Abe về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, và Shinzo Abe rất hài lòng vì đã được nghe những ý kiến mà ông này chờ đợi từ bấy lâu. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là vấn đề gây tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Với vai trò là chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ và Trung tâm nghiên cứu quốc tế, tiến sĩ Michael J.Green còn tiết lộ, nếu hai bên đề cập vấn đề Điếu Ngư/Senkaku trong cuộc gặp gỡ với báo chí sẽ không thật ổn thỏa. Trong vấn đề này, ông Obama xử lý rất khéo. Mặc dù hiện tại tiến sĩ Michael J.Green không còn “đầu quân” cho chính quyền của Tổng thống Obama, nhưng nguồn tin của ông được khai thác từ người quen cũ trong Nhà Trắng, cũng có thành viên trong đoàn đại biểu Nhật Bản tiết lộ như vậy, vì thế điều này không thể không quan tâm. Nhân dân Nhật báo phân tích, xung quanh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, đã từ lâu, ba bên Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ vẫn ngầm triển khai các cuộc đấu trí gay gắt. Trong vấn đề này, Trung Quốc và Nhật Bản là nước đương sự, sở dĩ Mỹ xen vào giữa là vì quốc gia này có những mối liên hệ lịch sử và hiện thực không thể gỡ bỏ. Trung Quốc và Nhật Bản vừa tìm mọi bằng chứng và lý lẽ để chứng tỏ Điếu Ngư/Senkaku thuộc quyền sở hữu của mình, đồng thời yêu cầu Mỹ nghiêm túc giữ lập trường trung lập. Nhật Bản ỷ vào quan hệ đồng minh với Mỹ, tìm mọi cách để kéo Mỹ về phía Nhật và làm hậu thuẫn cho mình. Bên ngoài, Mỹ tỏ rõ lập trường trung lập, nhưng bên trong, quốc gia này đã lựa chọn đứng về phía Nhật Bản từ lâu, thường xuyên dùng ngôn luận để nhằm vào Trung Quốc. Hay nói các khác, trong quá trình xem xét về lợi ích chiến lược do vấn đề Điếu Ngư/SenKaku tạo ra, Mỹ vẫn coi trọng quan hệ đồng minh với Nhật Bản hơn. Nhân dân Nhật báo cho rằng, sở dĩ lần này ông Obama không công khai bày tỏ quan điểm về vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku là do xuất phát từ chiến lược ngoại giao. Mặc dù trong vấn đề này, Mỹ đã chọn đứng về phía Nhật Bản từ lâu, nhưng trong bàn cờ ngoại giao toàn cầu của Mỹ, những tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Đông Á không phải là vấn đề bức thiết liên quan đến lợi ích then chốt của Mỹ. Trong thời điểm sức cùng lực kiệt vì bị hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan “hành hạ” sống dở chết dở, Chính phủ, Quốc hội Mỹ mặc dù nhiều lần tuyên bố vấn đề Điếu Ngư/Senkaku có thể áp dụng theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản ký kết năm 1960, tuy nhiên bản thân quốc gia này không muốn bị cuốn vào cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sở dĩ Mỹ “lấp lửng” trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku còn là do không thể không quan tâm đến phản ứng của Trung Quốc. Hiện nay, quan hệ Trung- Mỹ có ý nghĩa mang tính toàn cầu, nếu Mỹ gây hấn mạnh với Trung Quốc trong vấn đề này sẽ không phù hợp với lợi ích căn bản của Mỹ. Sau khi cân nhắc được và mất, Mỹ đã lựa chọn thượng sách “phát ngôn thận trọng” trong cuộc gặp gỡ cấp cao lần này. Nhân dân Nhật báo cũng phân tích thêm, xuất phát từ lợi ích cá nhân, trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, Mỹ vẫn tiếp tục áp dụng chính sách khôn khéo không để mất lòng hai bên, bưng trước bít sau, cố gắng duy trì cuộc tranh chấp biển đảo này trong phạm vi mà Mỹ cho rằng có thể kiểm soát. Điểm nham hiểm của Mỹ là ở chỗ, sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku sẽ giúp Mỹ được hưởng lợi như đang ngồi xem hai con hổ đấu nhau, về mặt khách quan Mỹ có thể nhân cơ hội này kìm hãm Trung Quốc. Trong chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ sau khi đã được điều chỉnh, Nhật Bản đứng ở vị trí đồng minh quan trọng, so với mối quan hệ với Trung Quốc, sự thân sơ này đã quá rõ ràng. Về điểm này, người Trung Quốc cần hiểu rõ để có chiến lược rõ ràng hơn. Vừa không nên phản ứng quá mạnh khi thấy Mỹ - Nhật Bản thân nhau, cũng không nên vừa nhìn thấy một số bằng chứng ngoại giao giả tạo đã tung hê “bị bỏ rơi”. Nhân dân Nhật báo còn đưa ra dẫn chứng để mỉa mai Nhật Bản. Sau khi nhận chức, tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bàn nhiều về vấn đề không có sức mạnh quốc gia sẽ không có ngoại giao, điều này đồng nghĩa với lý thuyết được nhắc đến từ lâu nay “nước nhỏ không có ngoại giao”, tuy nhiên, lý thuyết này được thốt ra từ miệng Ngoại trưởng Mỹ tại thời điểm hiện nay lại được phú thêm nhiều hàm nghĩa khác. Có nhà phân tích thậm chí còn 'soi' kỹ đến mức phát hiện ra trong cuộc gặp gỡ với báo chí, mặc dù ông Shinzo Abe và ông Obama đều ngồi bắt chân chữ ngũ, nhưng ông Shinzo Abe ngồi rất kính cẩn, không dám cử động, trong khi ông Obama lại ngồi với tư thế rất nhàn nhã và chân còn rung nhẹ. Từ ngôn ngữ cơ thể có thể thấy quan hệ chủ - tớ giữa Mỹ và Nhật Bản. Hay nói toạc ra, Shinzo Abe vừa lên nắm quyền đã đòi sang thăm Mỹ, nhưng đã bị từ chối khéo, chuyến thăm này của ông Shinzo Abe hoàn toàn nằm dưới sự thao túng của Mỹ, cộng với hàm ý được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể của ông Obama đã phản ánh sự khác biệt về sức mạnh giữa hai nước rồi. Theo Huy Long Tiền phong/Nhân dân Nhật báo ========================= Ủa? Cứ tưởng Trung Quốc không sợ Mỹ và đòi "chai hia" Thái Bình dương để quán lý thì cần gì phải quan tâm đến thái độ của người Mỹ. Sory nhé! Dù Nhật Mỹ có họp báo và Tổng Thống Obama có khẳng định trước thế giới về Hoa Kỳ kiên quyết bào vệ Senkaku với người Nhật thì điều đó cũng không quan trọng bằng Hiệp ước an ninh Nhật Mỹ. Cho dù ngài Obama có phát biểu hùng hồn, nhưng nếu không có Hiệp ước an ninh Nhật Mỹ thì ngài Obama có thể đau bụng nếu chiến tranh xảy ra và khi khỏi đau bụng sẽ giúp Nhật Bản.1 like -
Mẹo Vặt Hay
phamhung liked a post in a topic by Hà Châu
Bỏ túi các mẹo gia đình "chuẩn không cần chỉnh" Làm sao để khử mùi hôi của hành trên tay? Đánh bật các vết bẩn trên giày da lộn... Lan Nguyễn - Theo MASK1 like -
Lá số trên có lấy nhầm giới tính không? Hình như là nữ chứ k phải là nam1 like
-
Gia đình bạn nên sinh 2014 tốt hơn, 2013 Quý Tỵ theo Lạc Thư Hoa Giáp của người Việt con mạng Hỏa sẽ khắc mẹ Kim, ko bằng 2014 con mẹ âm Dương Kim rất hợp và Giáp con hợp Kỷ Cha rất tốt. 2013 thì Quý và Kỷ khắc nhau sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của cha, Thân mến.1 like
-
Vậy cháu nghĩ mình sanh giờ nào ? nhưng mà theo bác giờ Mão hợp lý hơn.1 like