• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/02/2013 in Bài viết

  1. Hôm nay là bắt đầu lễ giỗ Thủy tổ Kinh Dương Vương. Lòng thành kính mong thủy tổ phù hộ cho con cháu người không làm hổ dòng dõi của mình!
    1 like
  2. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nói về Hoàng Sa và Trường Sa Chủ nhật 24/02/2013 17:23 Sáng 24/2, nhân chuyến thăm và làm việc tại miền Trung, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đến thăm Bảo tàng Đà Nẵng, nơi đang lưu giữ và trưng bày nhiều tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thêm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa Chùm ảnh: Bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam Đà Nẵng: Triển lãm tư liệu về chủ quyền đối với Hoàng Sa Ảnh: Hàng chục bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (P2) Ảnh: Hàng chục bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (P1) Nguyên TBT Lê Khả Phiêu nghe TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu về 3 cuốn atlas quý của Trung Quốc gồm: "Trung Quốc địa đồ" (1908), "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (1919) và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (tái bản, có bổ sung năm 1933) khẳng định cương vực phía Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc chủ quyền của họ! - Ảnh: HC Từ những tấm bản đồ quý Trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT đã dành nhiều thời gian lắng nghe Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng giới thiệu cặn kẽ về 3 cuốn atlas (tập bản đồ) rất quý do nhà nước Trung Quốc qua các thời kỳ xuất bản, được Việt kiều Trần Thắng (hiện sống tại Mỹ) sưu tầm, hiến tặng và giới thiệu cho TP Đà Nẵng mua lại. Đó các cuốn atlas "Trung Quốc địa đồ" do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melburn xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh (Trung Quốc); "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu năm 1919 ở Nam Kinh bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp; và "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản (và có bổ sung) tại Nam Kinh năm 1933, cũng in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp. "Đây là những tài liệu chính thống do hai triều đại nối tiếp nhau của nhà nước Trung Quốc (là nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc) phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía Nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của họ. Điều này khẳng định những tuyên bố Trung Quốc về việc có "chủ quyền lịch sử" hay "vùng nước lịch sử" đối với Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không có cơ sở. Do vậy những cuốn atlas này rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu tỏ ra rất vui với việc UBND TP Đà Nẵng đã chi 3.000USD mua lại cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1933 mà trước đó Việt kiều Trần Thắng đã mua từ một người Đài Loan có gốc ở Trung Quốc đại lục chỉ sau 2 tuần cuốn atlas này đến New York. Trong khi đó, TS Trần Đức Anh Sơn cho biết thêm, theo thông tin anh Trần Thắng vừa báo về thì hiện có một số người Trung Quốc đang lùng sục khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để thu hồi cho bằng hết những tấm atlas như vừa nêu trên! Sau đó nguyên TBT Lê Khả Phiêu ghi vào sổ cảm tưởng... Đến những câu chuyện rành rành trong sử sách Với những tư liệu mới phát hiện có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được UBND huyện đảo Hoàng Sa phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng trong suốt một tháng vừa qua, TS Trần Đức Anh Sơn khẳng định, chính quyền của Trung Quốc liên tục qua các thời kỳ đã điều chỉnh địa giới và luôn luôn cập nhật vào bản đồ của họ. Trong quá trình đó cho đến năm 1933, Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được người Trung Quốc đưa vào lãnh thổ của họ. "Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với hai câu chuyện lịch sử sau đây: Chuyện thứ nhất là Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An có lần tâu lên vua Càn Long (nhà Thanh) đề nghị cho người ra chiếm Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) để lo một số công việc bảo đảm phên dậu phía Nam của Trung Hoa. Nhưng vua Càn Long trả lời "việc đó không quan trọng, cái đó không phải là việc chính, cái đó của nước khác, vua không quan tâm". Chuyện thứ hai là vào năm 1909, có một tàu buôn của người Pháp bị mắc cạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc ra ăn cướp hàng hoá trên tàu. Ông Philips, chỉ huy tàu, yêu cầu Tổng đốc Lưỡng Quảng của Trung Quốc giải quyết vụ việc, trả lại hàng hoá cho tàu của mình. Nhưng vị Tổng đốc Lưỡng Quảng này trả lời: "Hòn đảo đó là thuộc Việt Nam, ông đi tìm mấy người Việt Nam mà hỏi chứ chúng tôi không có trách nhiệm gì cả!". Những câu chuyện này được sử sách ghi lại rất rõ ràng, đầy đủ. Như vậy là về tư liệu cũng như về lịch sử, Trung Quốc vốn không quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa vì không thuộc lãnh thổ của họ. Nhưng sau khi xuất hiện "đường lưỡi bò" 9 đoạn hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào ở thời Trung Hoa Dân Quốc năm 1949 thì chính quyền Trung Quốc lại bám vào đó để đòi hỏi chủ quyền phi lý cho đến nay!" - TS Trần Đức Anh Sơn nói. ... những lời căn dặn nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước phải luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông: "Nếu dám đem một thước, một tấc đất nào của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...". - Ảnh: HC Con cháu phải luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông Sau khi tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, nguyên TBT Lê Khả Phiêu đã dành rất nhiều tâm huyết, cân nhắc từng chi tiết để ghi những dòng cảm tưởng kín cả hai trang giấy. Các cán bộ đi theo ông cho biết, hiếm có vị lãnh đạo nào khi đến thăm một nơi nào đó lại viết cảm tưởng nhiều đến như vậy. Trong đó, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhận xét Bảo tàng Đà Nẵng đã sưu tập được rất nhiều hiện vật, tư liệu phong phú về cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bĩ của nhân dân và lực lượng vũ trang Đà Nẵng qua các thời kỳ. Ông nhận xét: "Đà Nẵng đã và đang toả sáng là một trong những TP phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực như xây dựng các khu kinh tế trọng điểm có chất lượng, nhất là xây dựng và quản lý đô thị, cải cách hành chính, vấn đề giải quyết dân sinh, mối quan hệ nhà nước và nhân dân có nhiều đổi mới tiến bộ. Dân tin Đảng, yêu cán bộ". Đặc biệt, nguyên TBT Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: "Đà Nẵng vừa có rừng, đặc biệt là vùng biển rộng lớn có từ ngàn xưa như Hoàng Sa, Trường Sa... Đây là vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc". Từ đó ông yêu cầu nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước "phải luôn luôn nhớ lời dặn của Vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi viên quan trấn thủ biên giới Lê Cảnh Huy" được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng mà ông đã dừng lại rất lâu để xem, suy ngẫm và ghi vào sổ cảm tưởng: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu dám đem một thước, một tấc đất nào của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di...". Lời Vua dặn từ năm 1473, đã hàng mấy trăm năm, con cháu ngày nay phải cùng nhau giữ gìn bằng được!". Theo Infonet
    1 like
  3. Kính thưa quí vị quan tâm. Dưới đây là hai đồ hình phi tính thuận nghịch chính thức - nhân danh Phong Thủy Lạc Việt cho năm Quý Tỵ/ 2013 - do Thiên Đồng thực hiện trên máy tính với sự thẩm định của Thiên Sứ tôi và Nhidiasinh. Chúng tôi trình bày để quí vị quan tâm, nghiên cứu phong thủy Lạc Việt liên quan đến những dự đoán của chúng tôi trong năm Quý Tỵ / 2013 và trên mọi lĩnh vực liên quan đến Phong thủy Lạc Việt.
    1 like
  4. 1 like
  5. Người nấu ăn có ngon, có hay bị đổ mồ hôi tay chân, KN không đều? Hay bị đau bụng khi tới kỳ? Có sẹo, nốt ruồi to hay bớt ở tay chân trai hay khoé mắt trái?
    1 like
  6. Thêm 1 vài thập niên tuổi đời nữa thì MỚI biết thế nào là nhân định .Biết bao nhiêu là tri TÚC,khi nào mới là NHÀN .
    1 like
  7. Tôi đã xóa những bài không liên quan đến topic này theo đề nghị của thầy Haithienha
    1 like
  8. (Tiếp) 3. Hà đồ phối Địa Cầu và hiệu ứng vũ trụ liên quan Trong Đồ hình Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt , người viết đặt vị trí Quả Đất của chúng ta vào Trung Tâm và đây chính là sự lý giải hoàn toàn trùng khớp hợp lý với những hiện tượng chính yếu trong Tử Vi đẩu số. Đồng thời sự so sánh này cũng chỉ thẳng đến một thực tại là qui luật tương tác của từ vũ trụ là cơ sở của tri thức làm nên khoa Tử Vi đẩu số với khả năng tiên tri huyền vĩ có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt. Đồ hình Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt Bổ sung 12 địa chi và phối Địa Cầu ở trung tâm Từ đồ hình trên Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt bạn đọc lại so sánh với hình Thiên Bàn Tử vi sau đây, chúng hoàn toàn trùng khớp một cách hợp lý. Đồ hình so sánh với 12 thiên bàn tử vi Từ đồ hình trên với nguyên lý Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà đồ, chúng ta sẽ nhận thấy một sự trùng khớp hợp lý đến hoàn hảo của hai đồ hình này và vấn đề cũng không dừng ở đây. Từ sự so sánh và bố cục hình tròn của Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt với Địa Cầu chúng ta sẽ thấy một hiệu ứng vũ trụ tương tác với Địa cầu qua môn Tử Vi. Điều này được mô tả và chứng minh như sau: 1. Độ nghiêng của Điạ Cầu (2105 ) gần hoàn toàn trùng khớp với đường phân giác chia đôi cung Khảm / Ly (2205). Tức là trục Bắc / Nam – trong Hậu thiên bát quái Lạc Việt & Hà đồ. Sự phân cung của Hậu thiên Lạc Việt với Hà đồ hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Địa Cầu: * Khảm / Thủy / Bắc, Hà đồ/Thủy / Bắc nằm ở phía Bắc của Địa Cầu. * Chấn / Mộc / Đông, Hà đồ / Mộc / Đông nằm ở phía Đông của Địa Cầu. * Ly / Hỏa / Nam, Hà đồ / Hỏa / Nam nằm ở phía Nam của Địa Cầu. * Đoài /Kim/Tây, Hà đồ/Kim/Tây nằm ở phía Tây của Địa Cầu. Sự trùng khớp này cho thấy cơ sở của một thực tế hiện hữu liên quan đến những tri kiến vũ trụ căn bản của tri thức thiên văn hiện đại. 2. * Đường phân cách giữa Tây (Đoài) / Tây Bắc (Càn) và Đông (Chấn) / Đông Nam (Khôn – theo Hậu thiên Lạc Việt) chính là trục Thìn/Tuất và là mặt phẳng “Hoàng Đạo” của Địa Cầu. * Trục phân cách Bắc (Khảm) / Đông Bắc (Càn) và Nam (Ly) / Tây Nam (Tốn – theo Hậu thiên Lạc Việt) chính là trục biểu kiến của mặt phẳng vuông góc với đường Hoàng Đạo (Đường Bạch Đạo). * Hai đường Hoàng Đạo và Bạch Đạo chính là trục Thìn Tuất & Sửu Mùi và là nơi mộ (Kết thúc) của tứ hành trên Hà đồ. Sự trùng khớp hoàn toàn giữa những tri kiến của khoa học hiện đại trong những vấn đề liên quan với Địa Cầu và Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ đã chứng tỏ tính hợp lý và phản ảnh một thực tế. 3. Trong thực tế thiên văn học mà chúng ta đều biết thì mặt phẳng Hoàng Đạo chính là mặt phẳng biểu kiến của hầu hết quỹ đạo các vì sao có ảnh hưởng đến Địa Cầu. Tức là chúng có hiệu ứng mạnh nhất ở hai cung Thìn / Tuất. So sánh với môn Tử Vi Đẩu số thì hầu hết các sao an trong Tử Vi đều bắt đầu từ hai cung Thìn & Tuất này. Đó là những sao xếp vào loại trung tinh trong Tử Vi đẩu số sau đây: Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thiên La, Địa Võng. Ngoài ra còn những sao liên quan đến những sao an từ cung Thìn – Tuất là: Tam Thai, Bát Toạ, Ân Quang, Thiên Quí, Thai Phụ, Phong Cáo. Hai cung Thìn / Tuất cũng là hai cung có ảnh hưởng mạnh đến tính chất các sao. Thí dụ như câu phú đoán trong Tử Vi: “Trai bất nhân Phá Quân Thìn Tuất”. 4. Khi an sao Tử Vi dù Thủy Lục cục, Hỏa Nhị cục (hai hành này theo Lạc thư hoa giáp) Thổ ngũ cục, Mộc tam cục thì độ số ngày theo độ số Cục, bao giờ cũng bắt đầu từ cung Dần. Điều này cũng được giải thích bằng Hậu thiên bát quái Lạc Việt & Hà đồ: Qua đồ hình trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Vị trí cung Dần chính là quái Cấn trong tương quan với Hà đồ. Quái Cấn chính là Trái Đất trong tương quan của Âm Mộc với Mặt Trời và cửu tinh trong Thái Dương hệ. (Đã diễn giải ở phần trên). Bởi vậy hiệu ứng của Tử Vi bắt đầu từ cung này. Theo nguyên tắc đối xứng cân bằng Âm Dương thì đây chính là lý do sao Thiên Phủ đối xứng với sao Tử Vi qua trục Dần Thân và là Nam Đẩu tinh thuộc Âm. 5. Trục Tý/Ngọ: Trục nối Khảm/Ly đó là hai cung khởi đầu của sự phân cách và chuyển hóa Âm Dương trong Hậu thiên bát quái Lạc Việt. * Dương: Ly – Tốn – Đoài => Càn là cực Dương (Chuyển nghịch). * Âm: Khảm – Cấn – Chấn => Khôn là cực Âm (Chuyển thuận). Do sự tiếp thu không hoàn chỉnh của cổ thư Hán, nên Hậu thiên bát quái trong bản văn cổ chữ Hán không thể phân được trục này. Hay nói cách khác: Do vị trí Tốn/Khôn bị sai lệch, nên không có sự chuyển hóa Âm Dương ở trục Tý/Ngọ. 4. Hà đồ và sự xác định qui tắc an một số sao trong Tử Vi * Định vị cung khởi Trường Sinh trên Hà đồ Cũng từ nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ – chính là đồ hình tổng hợp và siêu công thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành liên hệ với Địa Cầu – chúng ta thẩm định lại tính đúng sai của phương pháp an một số sao đang gây tranh cãi trong Tử Vi đẩu số là: Sao Trường Sinh: Vốn có ít nhất hai phương pháp an khác nhau. Trên đồ hình đã trình bày ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Bốn Cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi chính là bốn cung khởi nguyên của bốn hành Kim / Mộc / Thủy / Hỏa tính theo chiều kim đồng hồ. Đây cũng chính là bốn cung khởi Trường sinh theo sách cổ. Tức là nếu Thìn - Tuất- Sửu – Mùi là bốn vị trí Mộ của Tứ hành – và là sự thai nghén bắt đầu cho hành chuyển tiếp – trên Hà đồ thì Dần / Thân / Tỵ / Hợi chính là sự khởi nguyên của Tứ hành, do đó Trường sinh phải khởi từ bốn cung này là hoàn toàn hợp lý. * Lý giải nguyên lý Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi trên Hà đồ Cũng qua đồ hình trên, chúng ta thẩm định lại câu phú: “Nhật Nguyệt Sửu Mùi, bất hiển công danh” thì thấy rằng: Sửu Mùi chính là đường Bạch Đạo. Tức là nơi ánh sáng của Mặt Trời (Sao Thái Dương / Nhật), Mặt Trăng (Sao Thái Âm / Nguyệt) kết thúc ở đó và cản trở nhau. * Lý giải nguyên lý Tả Hữu giáp biên Sửu Mùi trên Hà đồ “Tả Hữu giáp biên Sửu – Mùi”: Cũng từ đồ hình Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà đồ đã trình bày ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Sửu Mùi là hai cung biểu kiến chia đôi trục Hoàng Đạo và là đường Bạch Đạo của Trái Đất. – Sửu phân Âm Dương nằm trong phần Âm của Hà đồ (Càn / Khảm=> Âm: Âm trong Âm, Cấn / Chấn => Dương: Dương trong Âm). – Mùi phân Âm Dương ở phần Dương của Hà đồ (Khôn / Ly thuộc Âm: Âm trong Dương, Đoài Tốn thuộc Dương: Dương trong Dương). Điều này còn cho thấy tính hợp lý của sự thay đổi Tốn / Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt. Nếu không thì không lý giải được chi tiết này. – Tả Phù Hữu Bật là hai sao cùng có tính chất phù trợ (Phân Âm / Dương). Do đó khi nằm cùng ở phần Âm (hoặc Dương) của Hà đồ lại ở hai cung giáp Sửu (hoặc Mùi) tức là nằm ở sự đối xứng Âm Dương nên phát huy tác dụng mạnh mẽ. Do đó, đây là hai vị trí đắc địa của Tả Hữu. * Định vị sao Khôi & Việt trên Hà đồ Đã từ lâu, phương pháp an sao Khôi Việt rất nhiều sách viết khác nhau. Không có cách nào có thể kiểm chứng. Điều này thì các nhà nghiên cứu Tử Vi đều biết. Bởi vậy việc đi tìm nguyên lý an sao Khôi Việt là một đề tài rất đáng quan tâm. Căn cứ vào sách Tử Vi đẩu số của Thái Thứ Lang và một số sách khác thì hai sao này an theo hàng Can như sau: Nhưng cũng có rất nhiều sách an khác thậm chí có sách còn khác phần lớn. Đặc biệt là “Hiệp Kỷ Biện Phương thư” thì càng hiểu không nổi (HKBPT Nxb Mũi Cà Mau 1998, trang 586. Mai Cốc Thành chủ biên. Vũ Hoàng – Lân Bình dịch thuật). Vậy sách nào đúng và nguyên lý an sao Khôi Việt là gì? Từ nguyên lý căn bản Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà đồ chúng ta sẽ thẩm định tính hợp lý của nguyên lý này và tính qui luật khi an hai sao Khôi & Việt. Trước hết, xin quí vị xem lại nguyên lý của cung an Khôi Việt chính là từ hàng can của năm sinh. Hàng can này có 3 cặp ổn định và có tính qui luật là: Bính Đinh = Âm Dương Hỏa. Canh Tân = Âm Dương Kim. Nhâm Quí =Âm Dương Thủy. Như vậy, cặp Giáp Mậu (Giáp/ Mộc. Mậu/ Thổ) và Ất Kỷ (Ất/ Mộc. Kỷ/ Thổ) thì không nằm trong qui luật này. Nếu chúng ta đổi vị trí Mậu và Ất thì nguyên lý an Khôi & Việt của hàng Can sẽ mang tính qui luật như sau: Giáp Ất. Mộc Mậu Kỷ. Thổ Bính Đinh. Hỏa Canh Tân . Kim Nhâm Quí. Thuỷ Đến đây vấn đề tiếp tục đặt ra là: * Xét cung an Khôi Việt và đồ hình Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ ta sẽ thấy: Chỉ cần đổi chỗ Ngọ & Dần của Canh & Tân thì: - Thiên Khôi hoàn toàn nằm ở các cung Âm trên Hà đồ: Tý. Hợi. Sửu. Dần. Mão. - Thiên Việt hoàn toàn nằm ở các cung Dương trên Hà đồ: Thân. Dậu. Mùi. Ngọ. Tỵ. * Khi hoán đổi vị trí Mậu Ất thì ta sẽ có cặp nào đi với Sửu Mùi? Mậu Kỷ hay Giáp Ất? Xét về tính chất của sao Khôi Việt cũng phân Âm Dương (Hỏa). Như vậy - từ sự đổi chỗ Ngọ/ Dần của Canh Tân thì ta có: Thiên Khôi/ Bắc đẩu tinh nằm ở phần Bắc (trên) của Hà đồ. Thiên Việt/ Nam đẩu tinh nằm ở phần Nam (dưới) của Hà đồ (Xin quí vị lưu ý: trên dưới là do tương quan với Địa Cầu theo phương vị hiện đại). Trên cơ sở vấn đề đặt ra, chúng ta bắt đầu dùng phương pháp loại suy để tìm hiểu vị trí đích thực của Khôi Việt trong Tử Vi. Bây giờ chúng ta quán xét với giả định tạm thời như sau: Chúng ta quán xét và phân tích vị trí Thiên Khôi và Thiên Việt ứng với nhau trên Hà đồ ở hình trên, và vị trí giả định tạm thời (Hoán vị Ất / Mậu và Dần / Ngọ ở Canh Tân) thì vị trí của Khôi / Việt hoàn toàn đối xứng nhau qua trục Thìn Tuất (Trục Hoàng Đạo của Trái Đất). * Tiếp tục kiểm chứng tính hợp lý của giả thuyết trên chúng ta lại thấy: - Bính Đinh thuộc Hỏa và nằm ở hành Hỏa (Thuộc Âm trong Dương) của Hà đồ: Khôi ứng với Hợi / Âm Thuỷ. - Canh Tân thuộc Kim (Thuộc Dương trong Dương) của Hà đồ: Khôi ứng với Dần / Dương Mộc. - Nhâm Quí thuộc Thủy (Thuộc Âm trong Âm) của Hà đồ: Khôi ứng với Mão / Âm Mộc. Vấn đề còn lại là với Giáp Ất, Thiên Khôi đi với Sửu hay đi với Tý? Bây giờ chúng ta lại quán xét thấy rằng: Giáp Ất / Mộc và Bính Đinh / Hỏa nằm ở bên phải trục Sửu Mùi (Đường Bạch Đạo). Do đó, ở Bính Đinh Thiên Khôi đi với Hợi, thì với Giáp Ất Thiên Khôi đi với Tý là hợp lý. Như vậy, tổng hợp những vấn đề đã trình bày thì chúng ta có một bảng an sao Khôi Việt như sau: Như vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để có thể kết luận rằng: Trục Hoàng Đạo của Trái Đất chính là nguyên lý an sao Khôi Việt (Chúng đối xứng qua trục này). Trục Sửu Mùi (Bạch Đạo) chính là nguyên lý lạc hãm của Khôi Việt. Sự giải thích trên đây cũng cho thấy tính qui luật của hai sao này chỉ có thể giải thích được với nguyên lý căn bản Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Xin bạn đọc xem hình dưới đây: Vị trí Khôi và Việt trên Hà đồ * Định vị sao Lưu Hà trên Hà đồ Sự liên hệ việc tìm qui luật an sao Lưu Hà chỉ liên hệ đến Thiên Bàn Tử Vi - vốn là một hệ quả phát triển của Hà đồ. Trước khi trình bày vấn đề này, người viết lặp lại 2 phương pháp chính đang lưu truyền về qui tắc an sao Lưu Hà là: # Theo phương pháp của Thái Thứ Lang * Giáp Kỷ hợp hóa Thổ: Giáp an Lưu Hà tại Dậu, Kỷ an Lưu Hà tại Ngọ. * Ất Canh hợp hóa Kim: Ất an Lưu Hà tại Tuất, Canh an Lưu Hà tại Thân * Bính Tân hợp hóa Thủy: Bính an Lưu Hà tại Mùi, Tân an Lưu Hà tại Mão. * Đinh Nhâm hợp hóa Mộc: Đinh an Lưu Hà tại Thìn, Nhâm an Lưu Hà tại Hợi. * Mậu Quý hợp hóa Hỏa: Mậu an Lưu Hà tại Tỵ, Quý an Lưu Hà tại Dần. Phương pháp an sao của Thái Thứ Lang được miêu tả bằng đồ hình sau: Đồ hình Thiên bàn tử vi và vị trí Thiên can An Lưu Hà Theo Thái Thứ Lang # An Lưu Hà theo cách của Hà Lạc Dã Phu * Giáp Kỷ hợp hóa thổ: Giáp an Lưu Hà tại Dậu, Kỷ an Lưu Hà tại Ngọ. * Ất Canh hợp hóa Kim: Ất an Lưu Hà tại Tuất, Canh an Lưu Hà tại Thìn. * Bính Tân hợp hóa Thủy: Bính an Lưu Hà tại Mùi, Tân an Lưu Hà tại Mão. * Đinh Nhâm hợp hóa Mộc: Đinh an Lưu Hà tại Thân, Nhâm an Lưu Hà tại Hợi. * Mậu Quý hợp hóa Hỏa: Mậu an Lưu Hà tại Tỵ, Quý an Lưu Hà tại Dần. Phương pháp an sao của Hà Lạc Dã Phu được miêu tả bằng đồ hình sau: Đồ hình Thiên bàn tử vi và vị trí Thiên can An Lưu Hà Theo Hà Lạc Dã Phu Như vậy qua hai đồ hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: sự khác nhau của hai phương pháp trên chỉ ở hai hiện tượng sau đây: * Liên quan đến Địa Chi: Vị trí của “Thân” và “Thìn” còn tất cả đều giống nhau. * Liên quan đến Thiên Can: Vị trí của Thiên Can Đinh & Canh Nếu quán xét kỹ, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Sự nối tiếp của vòng Thiên Can từ Quý => Nhâm => Ất ……=> Canh và kết thúc ở Tân là một chu kỳ tương sinh liên tục theo chiều ngược kim đồng hồ. Điều này được mô tả như sau: Quí & Nhâm (Thủy) => Ất & Giáp (Mộc) => Đinh & Bính (Hỏa) => Kỷ & Mậu (Thổ) => Canh & Tân (Kim). Trên cơ sở qui luật này, chúng ta lại thấy rằng: Các Thiên Can Dương nằm ở cung Âm và Thiên Can Âm nằm ở cung Dương. Nhưng chỉ có can Canh & Tân là bị ngoại lệ (Can Canh thuộc Dương vẫn nằm ở cung Thìn thuộc Dương, Tân thuộc Âm nằm ở cung Mão thuộc Âm). Phải chăng đây là một sai lầm do tam sao thất bản? Bây giờ, nếu chúng ta đổi lại Canh: Lưu Hà cư ở Mão và Tân: Lưu Hà cư ở Thìn thì sẽ là một qui luật hợp lý và hoàn chỉnh. Khi đổi vị trí Canh & Tân từ cách an sao Lưu Hà theo Hà Lạc Dã Phu sẽ đặt ra những vấn đề và tính chất sau: * Có tính qui luật theo tuần tự: Từ Quí & Nhâm tương sinh theo chiều ngược kim đồng hồ với Thiên Can Dương nằm ở cung Âm và Thiên Can Âm nằm ở cung Dương. * Nguyên lý Giáp hợp Kỷ hoá Thổ….=> Mậu hợp Quí hoá Hỏa chỉ là một cách lý giải. Trên thực tế không hề liên hệ gì tới phương pháp an sao Lưu Hà (Cho dù là phương pháp nào). 5. Quỹ đạo chuyển động của các vì sao quan sát từ Trái Đất & phương pháp an một số sao , lưu đại hạn trong Tử Vi Xin bạn đọc xem hình minh họa dưới đây: Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất. Phương pháp lưu đại hạn trong tử vi Qua hai đồ hình minh họa so sánh ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy một sự trùng khớp hoàn toàn giữa một hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến của quĩ đạo những ngôi sao gần Trái Đất với phương pháp lưu đại hạn trong Tử Vi. Trong phương pháp an sao của Tử Vi, những bạn đọc có tìm hiểu môn này cũng nhận thấy rằng có nhiều sao sử dụng hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến này . Trên cơ sở những hiện tượng thiên văn đã trình bày liên hệ với nguyên lý căn bản Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ và các hiện tượng trong Tử Vi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để chứng tỏ rằng: Khoa Tử Vi chính là hệ quả của sự nhận thức những hiệu ứng của sự vận động tương tác có tính qui luật với Địa Cầu và ảnh hưởng tới môi trường Trái Đất của chúng ta. Phương pháp an sao Tử Vi chính là những qui ước biểu kiến từ chính những qui luật vận động tương tác này. Điều này đã làm nên hiệu quả tiên tri của nó. Đây cũng chính là những thực tại của vũ trụ mà tri thức khoa học hiện đại chưa hề biết đến. Điều này cũng là nguyên nhân của sự huyền vĩ Đông phương trong cái nhìn của tri thức hiện đại. Vấn đề còn lại là sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại trong tương lai, có thể định lượng được những hiệu ứng tương tác cụ thể, có tính qui luật của từng vì sao – hoặc những hiệu ứng vũ trụ nào khác nữa – đã làm nên khả năng tiên tri hay không? Đây cũng chính là những giá trị nền tảng tri thức kiến tạo nên nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Lạc Việt. Tính hợp lý của Pháp Đại uy nỗ từ văn minh Lạc Việt đã được chứng giải qua những yếu tố căn bản trong thuật Phong Thủy và Tử vi Đẩu số. Nhưng vấn đề sẽ không dừng lại ở đây, nó còn cần phải tiếp tục chứng minh sự lý giải hợp lý những vấn đề liên quan đến nó. Những phần tiếp theo đây sẽ chứng tỏ điều này. Sách của thầy Thiên Sứ: Hà đồ trong văn minh Lạc Việt http://www.lyhocdong...-lac-viet-2302/ Tìm vể cội nguồn Kinh dịch http://www.lyhocdong...ioi-thieu-1586/ Định mệnh có thật hay không http://www.mediafire...zekg67413kxghk8 Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam http://www.lyhocdong...-viet-nam-2303/
    1 like
  9. Chào bạn , Tên bé gái đầu bạn chọn là Nguyễn Ngọc Minh Anh xét về ý nghĩa , Phúc Anh thấy rất tốt . Theo kinh nghiệm chọn tên, Phúc Anh thấy nếu tên kết thúc bằng chữ Anh , hậu vận luôn được sáng và không phải lo lắng nhiều . Trong những tên bạn muốn đặt cho bé sau , Phúc Anh khuyên bạn không dùng tên có chữ Thảo ... vì người trong tên họ có chữ Thảo , thường khó được trọn vẹn trong cuộc sống . Với những tên còn lại , phân tích ý nghĩa , Phúc Anh thấy như sau : 1. Nguyễn Ngọc Minh An - Về ngũ vận : tổng vận không tốt . - Ý nghĩa tính tình : + tính cẩn thận , dè dặt và thường thiếu tự tin nên đâm ra ngại giao tiếp nhiều . + có nhiều hoài bão nhưng thường ít phấn đấu để đạt được - Vận số : + khả năng tự lập không cao . + vận số chỉ khá nếu có được sự hỗ trợ của một người thân luôn bên cạnh . + cuộc đời nhìn chung là an phận thủ thường . 2. Nguyễn Mai Phương Anh - Về ngũ vận : cả năm cách đều tốt . - Ý nghĩa tính tình : + tính hoạt bát , khéo léo trong giao tiếp . + dễ kết bạn . - Vận số : + ra ngoài xã hội năng động . + giao tiếp nhiều và dễ được người khác giúp . + theo về kinh doanh , tài chính rất tốt . + trung và hậu vận tốt . 3. Nguyễn Phương Mai An - Về ngũ vận : cả năm cách đều tốt . - Ý nghĩa tính tình : + có tính tự lập cao . + khá minh bạch trong mọi việc . + quyết định và phán đoán mọi việc rất nhanh . + có trí nhớ tốt . + khéo giao tiếp . - Vận số : + sớm thành công trong cuộc sống , ngoài 30 là đã tạo vững sự nghiệp . + thành công với những công việc mang tính sáng tạo , đặc trưng . + trung và hậu vận tốt . ** Lưu ý : cả hai tên Phương Anh và Mai An đều tốt , nhưng tên Phương Anh sẽ tạo cho người mang vẻ nữ tính hơn . Phúc Anh
    1 like