• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/02/2013 in all areas

  1. Theo M.H Lao động ========================== EU ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa LHQ Thứ Hai, 18/02/2013 - 14:23 Đài BBC dẫn lại truyền thông Philippines cho biết một nhóm các nhà lập pháp của Liên minh Châu Âu (EU) đang thăm Philippines nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình phân xử tranh chấp biển đảo của tòa án quốc tế mà Manila đã đề xuất trước Liên hợp quốc. Hôm 15/2, hãng tin Philippines cho hay người đứng đầu phái đoàn của EU Werner Langen đang thăm Manila nói EU "ủng hộ" lập trường của quốc gia Đông Nam Á đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế, cho rằng đây là một "động thái tốt nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho các xung đột." Quan chức này nêu rõ: "EU đứng về phía Philippines. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp." Trong khi đó, một chuyên gia luật pháp quốc tế của Pháp nhận định: "Trung Quốc thường không có xu hướng, chủ trương đưa ra tòa án quốc tế những vấn đề tranh chấp biển đảo ở những điểm mà nước này cảm thấy có thể gây bất lợi, tuy nhiên họ lại có các chiến lược đa động thái nhằm tuyên truyền các lập trường của mình và tranh thủ mọi diễn đàn để ghi dấu ấn quốc tế những gì có lợi cho họ nhất." Trước đó, Manila đã đề nghị Tòa án Trọng tài theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ra lệnh cho Trung Quốc ngừng các hoạt động mà Philippines cho là xâm phạm chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này. Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cũng cho biết đệ trình của Philippines nói rằng cái gọi là “đường chín đoạn” theo tuyên bố của Bắc Kinh, trong đó bao gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả vùng lãnh hải lẫn các đảo gần những nước láng giềng là trái pháp lý./. Theo Vietnamplus ========================== Kính thưa quí vị láng giềng hữu nghị! Như zdậy là cả cộng đồng Châu Âu cũng nhất trì ủng hộ Philipfines kiện quí vị láng giềng hữu nghị ra tòa án quốc tế. Hoa Kỳ cũng ủng hộ Philipfine trong vụ kiện cáo. Như vậy nguy cơ biền Đông thuộc về Philipfine rất cao. Do đó, bởi vậy, cho nên quí vị láng giềng hữu nghị rất thân mến của Thiên Sứ tui sẽ "mất cả chì lẫn chài" , mà tình hữu nghị của chúng ta vẫn không hề nhúc nhích thêm được chút nào. Quí vị nên ủng hộ Hoa Kỳ trong việc thừa nhận Biển Đông của Việt Nam đi. Hai siêu cường hàng đầu thế giới hãy nhất trí với nhau trong việc giải quyết vấn đề quốc tế thế có phải hay ho không! Hòa bình thế giới muôn năm! Câu này tớ học được từ thời "Cải cách ruộng đất" - Bố tớ bảo thế! Nhưng mà này! Tớ nói trước là dù đằng ấy có nhất trí với Hoa Kỳ rằng thì là Biển Đông của Việt Nam thì tớ cũng không ghi điểm vào tình hữu nghị của quí vị đâu nhá! Cái này là cả hai bên đều có lợi. Việt Nam mà sở hữu biển Đông thì đến ngày Tận Thế thật, thế giới vẫn yên bình qua lại nơi đây buôn bán mần ăn. Chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra ở biển Đông cả. Nhưng hòa bình thế giới sẽ được quyết định ở đây![size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"] [/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][size="3"]Quá hạn bảo hiểm giới hạn 23 tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch rồi. Tương lai thế giới này như thế nào do quí vị c[size="3"]ác lo[size="3"]ại [/size][/size]tự xem xét và sử lý. Nhân danh cá nhân gàn bát sách lão Sư Thiến chỉ phát biểu ý kiến ngăn gọn là: Chiếc xe mới lao dốc, một quyết định sáng suốt vẫn khả thi. [/size]
    6 likes
  2. Hoa Kỳ trước đây cũng có một Cao Biền - nếu xét về mức độ âm mưu - Đó chính là Henry Kissinge. Ông ta đã thành công trong việc lôi kéo Trung Quốc liên minh hạng hai chống lại Liên Xô. Thành công này khiến ông ta trở thành nhận vật nổi bật trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng cuối đời - có lẽ bị lú vì chính hào quang của mình - ông ta lại coi liên minh với Trung Quốc như là một lẽ tất yếu để phát triển, trong khi Trung Quốc đang phùng mang, giương vây rất rõ ràng và đang thách thức gần như chính thức vai trò siêu cường 1, 5 của Hoa Kỳ. Lại một thứ "dậy non" của một kiếp người. Với quan điểm này, ông ta sẽ mất đi vị trí của mình trong lịch sử Hoa Kỳ và người ta sẽ đơn giản chỉ coi ông ta là "gặp may".
    3 likes
  3. Một loạt liên minh dàn trận bủa vây Trung Quốc Cập nhật lúc 07h23" , ngày 18/02/2013 (VnMedia) - Sau một thời gian “ẩn mình” để phát triển, với sức mạnh tăng lên, Trung Quốc bắt đầu có những bước đi, chính sách đầy quyết liệt thể hiện những tham vọng to lớn của nước này. Trước một Trung Quốc lớn mạnh hơn và hung hăng hơn, một loạt liên minh đã được dựng lên nhằm đối phó với nước này. Có thể nói, chưa bao giờ trong mấy chục năm trở lại đây, Trung Quốc lại rơi vào tình thế khó khăn và khó xử như hiện nay. Khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, Nhà lãnh đạo của Trung Quốc khi đó - ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách nổi tiếng có tên “Thao Quang Dưỡng Hối” với các đặc điểm: “Bình tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; Bình tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; Duy trì ẩn mình, và không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu”. Trung Quốc đã có một thời gian dài thực hiện thành công chính sách “ẩn mình chờ thời” mà cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình của nước này đưa ra. Theo đó, Bắc Kinh sẵn sàng dẹp bỏ các tranh chấp lãnh thổ sang một bên để theo đuổi mục tiêu phát triển. Năm 1979, Bắc Kinh từng đưa ra một đề xuất chính thức với Tokyo trong việc cùng khai thác phát triển tài nguyên ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp đó, vào những năm 1970 và 1980, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng đưa ra đề xuất dẹp bỏ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và theo đuổi mục tiêu cùng phát triển. Nhờ những bước đi hòa dịu, mềm mỏng trên, Trung Quốc đã có một môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển mạnh mẽ không ngừng. Tuy nhiên, 3 thập kỷ sau đó, với sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng, thay vì thể hiện vai trò một cường quốc có trách nhiệm trên chính trường quốc tế, Trung Quốc lại lao vào những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông bằng những bước đi, chính sách hung hăng và đầy hiếu chiến. Với cách hành xử như trên, Trung Quốc đã bị “bủa vây” bởi một loạt những liên minh dựng lên nhằm đối phó với họ. Liên minh quân sự Australia-Philippines Hồi tháng 7 năm ngoái, Thượng viện Philippines đã thông qua một hiệp ước cho phép binh lính Australia được vào nước này để tham gia tập luyện trong các cuộc tập trận chiến đấu với lực lượng Philippines. Hiệp ước này đã từng bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Vậy vì lý do gì mà họ lại dễ dàng thông qua hiệp ước liên minh quân sự với Australia trong năm vừa qua? Câu trả lời rất đơn giản, hiệp ước trên ra đời trong bối cảnh Manila ngày càng quan ngại sâu sắc về Trung Quốc. Trong khi đó, bản thân Australia – một nước lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng không yên tâm trước một Trung Quốc ngày càng lấn lướt mạnh mẽ trên trường quốc tế như vậy. Trong suốt năm 2012, Philippines đã có cuộc đối đầu căng thẳng và quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu này, Trung Quốc với tư cách nước mạnh hơn và lớn hơn đã có nhiều bước đi nhằm uy hiếp, thị uy Philippines. Trong bối cảnh này, Manila đã tăng cường tìm kiếm mối quan hệ liên minh, liên kết với các nước mạnh hơn trong và ngoài khu vực. Và Australia là một trong những đối tác mà họ lựa chọn. Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines-Australia, cho biết, bà quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt. Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”. Liên minh Mỹ-Australia nhằm "kìm" Trung Quốc Trong những ngày đầu tháng 4, Mỹ đã bắt đầu triển khai việc đưa lính thủy đánh bộ đến Australia theo một thỏa thuận mà hai nước này đã đạt được hồi cuối năm 2011. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến Australia để thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng. Đây là đợt triển khai quân đầu tiên trong số 2.500 binh lính sẽ được cử đến căn cứ Darwin như một phần của kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Cảng nhiệt đới Darwin nằm cách Indonesia khoảng 800km. Với sự hiện diện ở cảng Darwin, lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ vấn đề an ninh và nhân đạo nào ở khu vực Đông Nam Á – nơi đang có một loạt cuộc tranh chấp nóng bỏng về chủ quyền ở Biển Đông. Theo các nhà phân tích, dù số quân Mỹ triển khai đến Australia là nhỏ nhưng nó sẽ giúp Mỹ có nhiều lựa chọn hơn ở Châu Á bởi nước này đã có được một loạt các căn cứ ở các nước Châu Á khác gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và thiết lập được mối quan hệ chiến lược với Singapore và Philippines. Mỹ cũng đang nỗ lực tìm cách thuyết phục Australia cho phép triển khai một tàu sân bay thiện chiến của nước này ở trên lãnh thổ Australia. Nếu Australia đồng ý với kế hoạch trên thì Mỹ sẽ có hai nhóm tàu sân bay tấn công hùng mạnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện giờ, Mỹ đang triển khai một nhóm tàu sân bay ở cảng Yokosuka, Nhật Bản. Rõ ràng, liên minh Mỹ-Australia là một mối lo ngại lớn đối với Trung Quốc. Australia vốn là một đồng minh thân thiết và vững chắc của Mỹ. Đây là nước duy nhất chiến đấu bên cạnh Mỹ trong tất cả các cuộc xung đột lớn kể từ đầu thế kỷ 20 đến giờ. Liên minh Mỹ-Nhật-Australia Song song với nỗ lực thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-Australia, Mỹ cũng tìm cách thiết lập liên minh với cả Nhật và Australia làm đối trọng với Trung Quốc. Hồi tháng 2 năm ngoái, 3 nước này đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ trên bầu trời Tây Thái Bình Dương với mục tiêu là nhằm đối phó với Trung Quốc và các mối đe dọa tiềm năng khác. Cuộc tập trận Cope North được tổ chức hàng năm nhằm mục đích huấn luyện cho các lực lượng không quân Mỹ, Nhật Bản và Australia có thể chiến đấu bên cạnh nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Cuộc tập trận này cũng được cho là lời nhắc nhở rõ ràng với Bắc Kinh rằng, liên minh của Mỹ trong khu vực Châu Á rất mạnh và vững chắc. Liên minh trên đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa khi Mỹ quyết định mời thêm các nước như New Zealand và Philippines tham gia vào các cuộc tập trận định kỳ Cope North. Mỹ, Ấn và Nhật bàn cách đối phó với Trung Quốc Cuối năm ngoái, các quan chức cấp cao của 3 cường quốc hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 3 với nội dung trọng tâm là vấn đề an ninh hàng hải và định hình cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các quan chức 3 nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã bàn về vấn đề củng cố mối quan hệ hợp tác trong hoạt động chống khủng bố và an ninh hàng hải. Ngoài các chủ đề nói trên, các nguồn tin bí mật và đáng tin cậy tiết lộ, dù Bắc Kinh không được nhắc đến một cách công khai nhưng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thảo luận về an ninh hàng hải xét đến thái độ ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương. Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong khi Mỹ không hài lòng với những hoạt động thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế quan trọng như Biển Đông. Liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines, Nhật-Philippines Ngoài các liên minh nói trên, năm 2012 chứng kiến các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Philippines được củng cố một cách mạnh mẽ khác thường. Tất cả đều xuất phát từ sự lo ngại của các nước đối với Trung Quốc. Liên minh Mỹ-Philippines được tăng cường thông qua việc Washington đẩy mạnh các hoạt động giúp Manila hiện đại hóa và phát triển khả năng quân sự nhằm đối phó với cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo đó, Mỹ đã và sẽ cung cấp cho Philippines các vũ khí như tàu chiến, máy bay chiến đấu hiện đại, hệ thống radar ven biển… và thậm chí tăng thêm sự hiện diện của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines lớn hơn mức 600 binh sĩ hiện nay. Song song với đó, Mỹ cũng tăng cường mối quan hệ liên minh gắn bó, thân thiết với Nhật bằng cách công khai ủng hộ Tokyo trong cuộc tranh chấp với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông. Trong khi đó, Nhật Bản và Philippines trong năm qua cũng đã tìm đến với nhau khi họ chia sẻ một mối quan ngại chung là Trung Quốc. Cả hai đều đang có tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với Trung Quốc ở trên biển. Vì vậy, hai nước này đã tìm cách thiết lập một liên minh nhằm giúp nhau đối phó với Trung Quốc. Kiệt Linh =================== Chỉ với một "sự kiện dù rất nhò..." - thí dụ như cặp câu đối hoành phi của Tàu - cũng có thể suy luận ra ...cả thế giới trong tương lai. Tất nhiên về mặt lý thuyết! Huống chi những chuyện chình ình như thế này.Trong kho tàng chuyện cổ đầy tình minh triết Việt, có chuyện "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Trong đó, mô tả Cao Biền rắc đậu với hy vọng thành binh và xưng Vương một cõi. Những cũng chỉ vì "dậy non" (Non - đây là non nớt. "dậy non" là còn yếu, non nớt mà đã vội đứng dậy - chống chọi với đời, nên khí lực không đủ). Âm mưu của Cao Biền không thành và bị Đường Ý Tông giết. Giai đoạn "ủ mình chờ thời" của Trung Quốc còn chưa đủ, nên đã phạm sai lầm "dậy non" của Cao Biền.Nếu ngay cả việc ủ mình của họ đủ ngày tháng thì vấn đề cũng còn là phương pháp. Huống chi đã dậy non, mà lại còn sai lầm nặng. Xôi hỏng, mà bỏng cũng không!
    2 likes
  4. mua đào không gốc thì héo chết là đương nhiên có gì mà lo lắng. Chẳng lẽ hoa trên bàn thờ héo cũng là có điềm sao?? đúng là nữ mệnh Hổ Riêu...
    2 likes
  5. Tập Cận Bình coi Nga là đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại Thứ hai 18/02/2013 13:45 Quan hệ Trung - Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới, bằng chứng của điều này là việc Nga được chọn là địa chỉ công du đầu tiên của tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương đảng CSTQ khóa 18 Quan hệ Trung - Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với ngoại giao Trung Quốc trong thời gian tới, bằng chứng của điều này là việc Nga được chọn là địa chỉ công du đầu tiên của tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. Điều này được tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin vào hôm thứ Hai. Theo thông tin của báo chí Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm Moscow vào các ngày từ 25/3 đến 27/3, trước khi tới Nam Phi dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của BRICS. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguồn VOR ====================== Cho dù ngài Tập Cận Bình có xây một tư dinh ngay bên cạnh điện Cẩm Linh thì - trong "canh bạc cuối cùng" - nếu Trung Quốc thắng thì mối đe doa trực tiếp sau đó với Nga cũng sẽ là Trung Quốc. Người Nga - Liên Xô trước đây - đã có kinh nghiệm ngay trong lịch sử hiện đại. Đó là lý do mà trong "canh bạc cuối cùng" người Nga sẽ liên minh với Hoa Kỳ - cho dù ngay bây giờ ngài Putin có thể tập trận ngay cạnh biên giới Hoa Kỳ thì vấn đề vẫn không thể thay đổi.
    2 likes
  6. Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm Dantri.com.vn Chủ Nhật, 17/02/2013 - 22:49 Tờ Energy Tribune hôm 15-2 nhận định, bất kể nước nào chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm. Bốn tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông. Ngày 7-2 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) có bài phân tích về Biển Đông và yêu cầu những nhà hoạch định chính sách, những giám đốc điều hành cơ quan năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, những nhà chính trị- địa lý học, nhà báo và công chúng nói chung đang quan tâm đến vấn đề Biển Đông tìm đọc. Việc EIA có một bài phân tích như vậy là khá hiếm từ trước tới nay. Theo nhận định của tờ Energy Tribune, trong bối cảnh địa chính trị đầy kịch tích trên Biển Đông như hiện nay, báo cáo đưa ra những thông tin cơ bản và tình báo quan trọng. Vị trí địa lý của Biển Đông cho thấy đây là một trong những vùng nước quan trọng nhất thế giới. Thậm chí, Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “Vịnh Ba Tư thứ hai”. Các báo cáo của EIA bắt đầu bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông: “Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca phía tây nam tới eo biển Đài Loan về phía đông bắc, Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất thế giới. Khu vực này giàu có về tài nguyên và có tầm quan trọng lớn về chiến lược và chính trị”. Hơn một nửa số tàu thương lái hàng năm của thế giới đều phải đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, đa phần tiếp tục đi qua Biển Đông. Gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên đều phải đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, vùng biển này lại không có nhiều đảo lớn. Biển Đông có vài trăm đảo nhỏ, bãi đá và rạn san hô, chủ yếu thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Rất nhiều đảo ở khu vực chỉ là đảo chìm, không thích hợp cho việc sinh sống, thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận chuyển”, theo EIA. Dĩ nhiên, những bãi đá đơn thuần không phải là mối quan tâm lớn dẫn đến những tranh chấp nảy lửa mà chính tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mới là nguyên nhân chủ đạo. Đặc biệt với sự tăng trưởng kinh tế theo cấp số nhân của Trung Quốc và bây giờ là ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), nền kinh tế của hơn ,.8 tỉ người, Châu Á phải cần đến tất cả lượng dầu mỏ và khí đốt mà những nước này có thể nhúng tay vào. Châu Á đang ngày càng "đói" dầu EIA dự đoán rằng tổng lượng tiêu thụ dầu của các nước Châu Á sẽ nằm ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), không bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tăng từ 20% của lượng tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 30% vào năm 2035. Nếu tính cả Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu thứ ba thế giới, và Hàn Quốc, nước nhập khẩu dầu thô đứng thứ năm thế giới, con số tiêu thụ năng lượng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương còn khủng khiếp hơn. Tiêu thụ khí gas tự nhiên của các nước Châu Á nằm ngoài OCED được dự đoán tăng từ 10% trong tổng số khí tiêu thụ toàn cầu vào năm 2008 đến 19% hàng năm từ nay đến năm 2035. Trung Quốc chiếm đến 43% trong tỉ lệ gia tăng này. Điều đó cho thấy Châu Á đang “đói” khí đốt và dầu trong khi Trung Quốc cũng đang trong cơn thèm khát không thể dập tắt về dầu và khí đốt. Và đó chính xác là những gì nằm bên dưới Biển Đông- đó là dầu khí. EIA ước tính rằng Biển Đông chứa khoảng 11 tỉ thùng dầu và 5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu và khí đốt ở Biển Đông vì lý do điều kiện thăm dò và những vẫn đề tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, con số do Trung Quốc ước tính còn cao hơn nhiều. Tháng 11 năm ngoái, Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết Biển Đông chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 14 nghìn tỉ mét khối khí đốt chưa được khám phá. Đây cũng là một trong những lý do tại sao giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của CNOOC bắt đầu khoan thằm dò Biển Đông vào năm ngoái. Giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 của Trung Quốc. Hơn nữa, việc sản xuất khí dầu và khí đốt ở hầu hết các nước Châu Á đang chững lại hoặc giảm sút nên cạnh tranh để kiểm soát Biển Đông lại càng trở nên gay gắt. Do đó, EIA khuyến nghị rằng việc hiểu hơn về khu vực và những thông tin sắp xảy ra trên khu vực là điều vô cùng cần thiết. Lấy sự kiện diễn ra hôm 8-2 là một ví dụ. Truyền thông Trung Quốc cho hay Hải quân của Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) tiến hành tập trận trên vùng nước giữa Đài Loan và Phillippines. Họ tập những gì? Theo Tân Hoa Xã, ba tàu chiến tiên tiến của Trung Quốc (một tàu khu trục tên lửa và hai tàu khu trục nhỏ có trực thăng) tiến hành tập trận liên quan đến việc trục xuất tàu vi phạm “lãnh hải Trung Quốc”. Nguồn tài nguyên chưa được khai thác Tuy nhiên, còn có nhiều thách thức khác bên cạnh những vấn đề về chính trị- địa lý. Bất kể ai chiến thắng đi chăng nữa thì việc khai thác dầu khí trên Biển Đông không dành cho kẻ thiếu can đảm. “Những nhà sản xuất khí đốt sẽ phải xây dựng hệ thống đường ống dẫn dưới biển với chi phí vô cùng đắt đỏ để vận chuyển gas đến các cơ sở xử lý. Thung lũng ngầm và các dòng chảy mạnh cũng là những vấn đề lớn cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác dầu khí. Bên cạnh đó, khu vực này cũng dễ xảy ra bão lớn làm cản trở cho các cơ sở khoan và chế phẩm dầu khí”, theo nhận định của EIA. Với thỏa thuận song phương giữa các bên tranh chấp và với những thách thức như trên, có vẻ như tài nguyên ở Biển Đông vẫn chưa thể được khai thác trong tương lai gần. Tuy nhiên, Trung Quốc và toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang rất cần tài nguyên nên cũng không thể chờ đợi quá lâu. Phan Yến Theo Energy Tribune ======================= Lý học nhân danh nền văn hiến Việt luôn xác định rằng: Mỗi tập hợp đều nằm trong một tập hợp lớn hơn. Cả cái thế giới này đang nằm trong một tập hợp và con người cần phải vượt qua những nhận thức của mình để ra ngoài với một tập hợp lớn hơn. Và từ tập hợp lớn này sẽ thấy tất cả những vấn nạn của con người đều có thể giải quyết bằng phương pháp khác. 100 năm sau, tất cả những hành vi của con người hiện hay sẽ được phán xét như là những hành vi của thời mông muội và thiếu văn minh; hoặc được coi như là tiền đề của sự tiến hóa. Nó cũng giống như bây giờ con người đang phán xét những hành vi của 100 năm trước vậy. Nó sẽ thấy những sự kiện lịch sử đáng nhẽ không nên có - nếu như vào thời ấy con người thông minh hơn một chút thì sự việc sẽ được giải quyết bằng phương pháp khác.
    2 likes
  7. Thêm 1 vài thập niên tuổi đời nữa thì MỚI biết thế nào là nhân định .Biết bao nhiêu là tri TÚC,khi nào mới là NHÀN .
    1 like
  8. Bởi vậy, quí vị xem bài này cho vui. Tết ăn nhậu mãi cũng buồn... Trong bài viết này thì không thấy tinh thần "Trung Hoa quốc uy" đâu cả?! Híc! ============================ Báo Trung Quốc bất ngờ mềm mỏng khác thường với Nhật. Cập nhật lúc 10 h 50"; 17 2. 2013. (VnMedia) - Tờ Thời báo Hoàn cầu – một tờ báo vốn nổi tiếng bởi những quan điểm diều hâu và hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, hôm qua (16/2) đã bất ngờ thể hiện một lập trường mềm mỏng một cách khác thường với Nhật Bản. Theo tờ báo này, Trung Quốc nên kiên nhẫn, không nên gây chiến tranh với Nhật. Trung Quốc đang có cuộc tranh chấp quyết liệt và nóng bỏng với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trong suốt thời gian qua, tờ Thời báo Hoàn cầu – phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, đã có không ít bài viết thể hiện thái độ hung hăng trong cuộc tranh chấp với Nhật như “Trung Quốc không sợ chiến tranh với Nhật”, “Trung Quốc sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất với Nhật” hay “Trung Quốc sẵn sàng ‘ăn miếng trả miếng’ với Nhật”.... Trong tất cả những bài viết như thế này, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã “tung” ra không ít lời lẽ đe dọa, kích động chiến tranh với nước láng giềng Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày hôm qua, tờ Thời báo Hoàn cầu đã bất ngờ cho đăng tải một bài viết trong đó thể hiện một quan điểm cực kỳ mềm mỏng, hoàn toàn trái ngược với quan điểm của những bài viết trước đây của tờ báo này. Theo tờ báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo, tranh chấp Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư dường như chẳng đi đến đâu. “Cuộc tranh chấp này đã đến một giai đoạn mà ở đó việc tìm kiếm một giải pháp là rất khó khăn và xa vời”. Hành động can thiệp của Mỹ theo hướng ủng hộ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm căng thẳng Trung-Nhật leo thang. “Mỹ không muốn công nhận chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư và vì vậy đã công khai ủng hộ sự kiểm soát và quản lý hiện nay của Nhật Bản đối với quần đảo này. Mỹ cũng khẳng định, hiệp ước an ninh song phương Mỹ-Nhật bao trùm cả quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông”, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết. Thay vì đưa ra lập trường cứng rắn, hiếu chiến, tờ báo của Trung Quốc cho rằng, “những tuyên bố của Bắc Kinh về việc chiến tranh có thể nổ ra nếu Nhật Bản tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ là hoàn toàn ấu trĩ”. “Sự thực, cách nghĩ của Mỹ và Nhật Bản về vấn đề an ninh liên quan đến quần đảo tranh chấp chắc chắn khiến cho vấn đề thêm phức tạp. Tuy nhiên, Trung Quốc không được mất kiên nhẫn và không nên phản ứng thái quá với tình hình căng thẳng này bằng việc đe dọa chiến tranh. Bắc Kinh cần phải ghi nhớ nghiêm túc rằng, bất kỳ lập trường hiếu chiến nào trong cuộc tranh chấp quần đảo đều có thể làm leo thang căng thẳng”, tờ Thời báo Hoàn cầu đã thể hiện một lập trường mềm mỏng bất ngờ như vậy. Chưa hết, tờ báo phụ bản của Nhân dân Nhật báo còn viết thêm rằng, cuộc tranh chấp hiện nay cần thêm nhiều cuộc đối thoại hơn bất kỳ vấn đề nào khác. “Bắc Kinh cần phải hướng tới và lên kế hoạch cho các nỗ lực ngoại giao với Nhật Bản để vấn đề này nằm trong khuôn khổ ‘song phương’, không biết thành một vấn đề khu vực hay toàn cầu”. Tờ Thời báo Hoàn cầu tự cho rằng, mặc dù quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản nhưng chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này “được công nhận đông đảo ở cấp khu vực và quốc tế”. Vì thế, “nếu Bắc Kinh quyết định tấn công Nhật Bản, Trung Quốc sẽ mất đi sự ủng hộ rộng khắp và sẽ làm dấy lên thuyết về ‘mối đe dọa mang tên Trung Quốc’”. Tờ Thời báo Hoàn cầu khuyên rằng, trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang trục trặc, Bắc Kinh cần phải tính toán cẩn thận về các bước đi, không nên đẩy mọi thứ đến chiến tranh. Trung Quốc thừa nhận Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Bắc Kinh cần phải chú ý đến thực tế là, một số nước, trong đó có Ấn Độ, đang theo dõi sát sao và nghiêm túc cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Trong bối cảnh có sự cạnh tranh ở Châu Á, cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông có thể khuyến khích các cường quốc khác trong khu vực công khai lập trường của họ về vấn đề này. Đây là một diễn biến quan trọng trong bối cảnh các cuộc tranh chấp khác giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á vẫn còn chưa được giải quyết. Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, về nguyên tắc, Ấn Độ sẽ kiềm chế không đưa ra một lập trường công khai về cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lập trường chính thức được tuyên bố của New Delhi là, cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông nên được giải quyết “hòa bình”. Tuy nhiên, lập trường sâu xa và chiến lược của Ấn Độ trong vấn đề này khác hẳn với lập trường được tuyên bố. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, quan điểm thống trị ở Ấn Độ hiện nay đi theo hướng có lợi cho Nhật Bản thay vì Trung Quốc. Điều này có liên quan cả đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù New Delhi tránh đưa ra lập trường chính thức về tranh chấp Trung-Nhật nhưng Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản, tờ báo của Trung Quốc thừa nhận. Theo phân tích của tờ báo này, có hai lý do để Ấn Độ ủng hộ Nhật Bản. Thứ nhất, quan hệ giữa New Delhi và Tokyo tốt hơn rất nhiều so với mối quan hệ New Delhi và Bắc Kinh. Ấn Độ không muốn mất một đối tác, một liên minh chiến lược quan trọng trong khu vực như Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc lại là một vấn đề lớn đối với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác ở Biển Đông. Quan điểm ủng hộ Nhật Bản của Ấn Độ cũng là một bước ủng hộ thêm nữa cho lập trường của Ấn Độ ở Biển Đông. New Delhi được cho là đang quyết tâm ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Tờ Thời báo Hoàn cầu kết luận, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thực sự là một vấn đề phức tạp nhưng vẫn là một vấn đề song phương. “Trung Quốc cần phải suy nghĩ khôn ngoan và bắt đầu tiến hành cơ chế đàm phán đúng đắn, thích hợp với Nhật Bản nhằm làm dịu căng thẳng và tìm kiếm một giải pháp”. Kiệt Linh - (theo Global Times
    1 like
  9. Nếu xếp sự kiện dưới đây vào hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thì khiên cưỡng về hình thức. Nhưng có thể nói: Cả khủng khoảng kinh tế toàn cầu lận sự kiện này đều là hậu quả của sự phát triển của nền văn minh đang tiến tới hội nhập trong tương lai - mà một trong những yếu tố phát triển kỹ thuật, có tính thúc đẩy quan trong tiến trình này chính là mạng Oanh tạc nét - thì cũng không phải là điều khó chấp nhận. Hôm nay vẫn còn trong "mùng" của Tết Quý Tỵ. Cuộc khủng hoảng toàn diện sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Đầu năm vẫn có vẻ như mọi chuyện đang diễn biến tốt đẹp. "Kẻ thức thời là người tuấn kiệt" - ấy là các cụ nhà ta bảo thế! =========================== Tạp chí hơn 90 năm tuổi của Mỹ phá sản Thứ 2, 18/02/2013, 15:36 Vụ phá sản này nối dài thêm danh sách những tờ báo in và tạp chí lớn của Mỹ lâm khủng hoảng. Công ty RDA Holdings, nhà xuất bản của tờ tạp chí 91 năm tuổi Reader’s Digest, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Mỹ với hy vọng “cắt đuôi” khoản nợ 465 triệu USD. Động thái này của RDA nối dài thêm danh sách những tờ báo in và tạp chí lớn của Mỹ lâm khủng hoảng khi độc giả chuyển sang đọc báo điện tử ngày càng nhiều. Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, được thành lập bởi DeWitt và Lila Wallace, Reader’s Digest trở thành công ty đại chúng vào năm 1990. Vào năm 2007, tờ tạp chí này được một nhóm nhà đầu tư do công ty Ripplewood Holdings dẫn đầu mua lại với giá 1,6 tỷ USD kèm theo khoản nợ khoảng 800 triệu USD. Tháng 8/2009, tạp chí này đã phá sản một lần vì doanh thu quảng cáo giảm và gánh nặng nợ nần liên quan tới vụ thâu tóm trước đó. Theo đơn xin bảo hộ phá sản mà RDA vừa nộp lên tòa ở New York, công ty này hiện sở hữu giá trị tài sản khoảng 1 tỷ USD và mang một số nợ trị giá tương tự. Theo một thỏa thuận tái cơ cấu nợ do ngân hàng Wells Fargo bảo lãnh, số nợ 465 triệu USD nằm trong số trái phiếu có thứ hạng ưu tiên cao do RDA phát hành sẽ được chuyển đổi thành cổ phần. Dự kiến, sau khi hoàn tất quá trình phá sản theo Chương 11 của luật phá sản Mỹ, RDA sẽ còn số nợ khoảng 100 triệu USD, giảm khoảng 80% so với trước khi phá sản. Ngoài ra, sau khi phá sản, RDA sẽ tập trung hoạt động tại thị trường Bắc Mỹ, thay vì phát hành trên toàn cầu như hiện nay. “Chúng tôi đang trải qua một quá trình nhằm tinh giản hoạt động bằng cách cấp phép xuất bản cho các bên thứ ba, các nhà xuất bản khác, các nhà đầu tư khác. Đây là một phần lớn trong nỗ lực nhằm đưa công ty trở nên gọn nhẹ và giảm nợ”, ông Robert Guth, Giám đốc điều hành của Reader’s Digest, phát biểu. Theo website của Reader’s Digest, ấn bản in chính của tạp chí này phục vụ hơn 25 triệu độc giả. Công ty này phát hành 75 tạp chí trên phạm vi toàn cầu, trong đó có 49 ấn bản của các tờ Reader’s Digest, Taste of Home, the Family Handyman và Birds & Blooms. Ông Guth cho biết, trong tháng 12 năm ngoái, Reader’s Digest bán được nhiều bản điện tử hơn là bản in. Vụ phá sản của RDA được xem là vụ mới nhất trong chuỗi những vụ phá sản của các doanh nghiệp mang tính biểu tượng, sau vụ phá sản của hãng bánh mỳ nổi tiếng Hostess Brands Inc. vào năm 2009 và nhà sản xuất máy ảnh Kodak vào năm 2012. Hàng loạt tờ báo in ở Mỹ đang chật vật vì doanh thu quảng cáo giảm. Mới đây nhất, tờ báo hàng đầu của Mỹ Washington Post đã tính đến khả năng phải bán trụ sở để có tiền trang trải chi phí. Theo hãng tin AFP, doanh thu báo in tại Mỹ đã sụt giảm mạnh do nhiều người chuyển sang sử dụng những loại hình truyền thông trực tuyến. Washington Post không phải là tờ báo đầu tiên phải tính bán tài sản để trang trải chi phí. Công ty chủ quản của các tờ báo lớn ở Mỹ như Philadelphia Inquirer và Daily News gần đây cũng mới bán đi trụ sở của mình. Nhiều tờ báo cũng đang phải tìm đủ mọi cách nhằm tiết kiệm chi tiêu và đối phó với tình trạng doanh thu sụt giảm mạnh. Theo An HuyVnEconomy
    1 like
  10. năm nay là năm đầy chuyện thị phi tai tiếng nên cản thận đề phòng nhe!
    1 like
  11. năm nay có việc liên quan đến đất đai nhà cửa (có thể sẽ sửa nhà sửa cửa) năm nay lại tiếp tục có tang nữa. năm nay có thể sẽ học nâng cao hoặc học thêm . Đề phòng bị lừa mất tiền hoặc mất trộm cắp tài sản .
    1 like
  12. Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam” Cập nhật lúc 11:35 18/02/2013 (GMT+7) Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”. Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước châu Á. Tuy nhiên, bài viết vừa qua trên Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Đình Thắng. Anh Trần Đình Thắng là một Việt kiều Mỹ sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay. Anh Trần Đình Thắng đang có trong tay bộ sưu tập quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Theo thông tin cho biết, hiện anh Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam. Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động. Theo Lao Động
    1 like
  13. HT cảm ơn Túy Lão và Vietgo đã quan tâm tới HT nhưng vì việc đó mà có hiểu lầm về nhau là không nên.HT vẫn nghĩ "nhân sẽ thắng thiên" nên dù là có tệ đến đâu mình nghĩ là mình sẽ vượt qua được. Đúng nhưng Túy Lão đã nói 17 tuổi đã mém chết nhưng nhờ phúc dày thì sợ gì. Chuyện tình cảm thì HT không trong mong gì.Chỉ cố gắng làm mà trả hết nợ nần cho GĐ và bản thân thôi
    1 like
  14. Gửi anh Vietgo: tôi không biết anh trên diễn đàn cũng như không biết anh thế nào? Nhưng Lá số Tử vi như thế nào tôi nói theo như vậy anh ạ! thà để thân chủ đối diện với sự thật để thân chủ đón nhận (đối với những con người nếu đã thực sự tin vào tử vi họ sẽ chấp nhận sự thật) còn hơn là mình nói sai để rồi sự thất vọng có thể làm họ suy sụp hoàn toàn . Tôi hiểu ý của anh nhưng không đồng quan điểm với tôi cái khó hãy nói là khó để các bạn trẻ biết khó mà vượt qua, không nên từ cái khó mà nói là không có gì. Tại sao? 1- Những người thực lòng tìm đến với diễn đàn này họ đã tin tưởng vào khoa mục này họ sẵn sàng chấp nhận tin tốt hoặc xấu để họ có định hướng cho các năm còn lại. 2- Trách nhiệm của người xem : nếu tốt thật sự hãy nói là tốt và tốt theo chiều hướng nào phương pháp và động cơ nào? còn nếu cứ nói tốt để người ta hy vọng rồi một ngày nào đó thân chủ thấy rằng mọi điều là giả dối e rằng người xem cũng chính mình mang nghiệp vậy 3- Giúp người vượt qua khó khăn không phải là cứ nói tốt cho người ta( mặc dù lá số tử vi không tốt) mà hãy định cho người ta cách đi khác hợp số và giải bớt nghiệp trong lá số đó mới là cách giúp tốt nhất . Vài lời chân thành mong rằng mọi người hiểu Lão Say tôi . Với Tôi có gì tôi hay thường nói vậy dù sai dù đúng nhưng vẫn hướng người ta cách giải thoát hợp số. Tôi lâu nay cũng ít lên mục TV của DĐ nhưng tôi chưa bao giờ đẩy các thân chủ vào vận hạn hay để thân chủ không có động lực vượt qua khó khăn cả .
    1 like
  15. Nếu Luận theo tuổi Lạc Việt thì mệnh nữ sinh cho nam có gì mà không hợp kia chứ " Mộc sinh Hỏa" nếu quyết tâm 2 người vẫn có thể đến với nhau. Sang năm có nhiều chuyện xảy ra chuyện tình cảm cần lưu ý tránh nóng vội cần bình tĩnh giải quyết theo kiểu ngấm ngầm
    1 like
  16. Năm nay cháu ổn định hơn, nhưng sẽ có một tang lớn có thể trong dòng họ gần. Năm 2010 cháu đã có mối tình đến, dù cố níu kéo cũng không thành công. Năm nay sẽ có mối tình đến có thể nhanh thì cuối năm , chậm thì năm Ngọ dẫn đến cưới xin. Phải từ 33 tuổi trở lên, cháu mới thật sự tốt đẹp
    1 like
  17. Kính thưa quí vị quan tâm. Sau ngày 23 tháng Chạp Nhâm Thìn, tôi sẽ viết tiếp trong topic này về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ với biển Đông. Tôi mong muốn rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được chứng tỏ một sự quan tâm trước khi kết thúc giờ Hợi ngày 23 Tháng Chạp năm Nhâm Thìn.
    1 like
  18. Vào hạn Phục Kỵ thì chịu khó vậy... VỢ CHỒNG NAY HỢP MAI TAN KỴ PHỤC TỌA THỦ MỘT LÀNG THÊ CUNG Nếu dứt điểm được thì nên dứt, còn dứt không được, thì năm sau cẩn thận quan hệ nam nữ, để không bị gạt, hay không cẩn thận mang thai, rồi phải bỏ. Tới năm Ngọ chuyện tình cảm vẫn chưa sáng được ...
    1 like
  19. Kính thưa quí vị quan tâm.Cho đến giờ này. trong lúc tôi đang gõ những hàng chữ này là 4g42 phút, 27. 8. 2012. là 29 người nhấn nút "cảm ơn". Như vậy, tôi trừ 29 ngày tự kỷ luật. Tôi đã nghỉ đúng một ngày hôm qua. Hôm nay tôi quay trở lại diễn đàn. Riêng vấn đề có giải tán TTNC LHDP hay không đáng nhẽ tôi còn cân nhắc. Tôi nghĩ chắc chắn sẽ không đủ 15 người ngoài TT nhấn nút. Bởi vì chỉ cần 16 người học trò thường xuyên tham gia các hoạt động của TT vào đây click nút "cảm ơn", tôi coi như đủ không đủ 15 người ủng hộ hoạt động của TT. Bởi vì TT này hoạt động hoàn toàn tự nguyện. Vì theo lời hứa của tôi thì: Nếu dưới 15 người ngoài TT tôi sẽ giải tán TT này. Kính thưa quí vị quan tâm. Tôi một lòng vì nền văn hiến Việt và cố gắng chứng minh cho lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến. Điều này, tất cả mọi cư dân mạng đều biết. Những luận điểm của tôi, họ có thể công nhận, hay không công nhận. Đó là điều tất yếu cúa một lý thuyết mới, có tính cách mạng trong tư duy của tất cả những con người trên thế gian này. Khi mà từ hàng ngàn năm nay, cả cái thế giới này, đều cho rằng: Lý học Đông phương thuộc về Trung Quốc. Một mặc định từ hàng ngàn năm đó của cả thế giới thì tất yếu họ không thể công nhận được ngay. Ngoại trừ những bậc trí thức cao cấp và thật sự uyên bác. Do đó, việc mà mọi người không công nhận, không phải là điều tôi quan tâm. Tuy nhiên vấn đề không phải chỉ dừng lại ở sự thuyết phục mọi người. Nếu chỉ như thế thì đó không phải là điều trở ngại cho cá nhân tôi, trong quyết tâm phục hồi giá trị 5000 năm văn hiến Việt. Vấn đề còn là môi trường để có thể nghiên cứu và làm việc. Tôi đã làm việc trong một điều kiện xã hội mà việc làm của tôi sẽ gây ra những ấn tượng về chính trị trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nếu tôi đúng thì người Trung Quốc chẳng còn gì cả. Bởi vậy, chắc quý vị sẽ tự suy luận ra tôi phải làm việc trong một hoàn cảnh căng thẳng như thế nào với điều kiện như vậy. Chuyện đó tôi cũng coi là lẽ tất nhiên và chia sẻ với những cách hiểu do hoàn cảnh tạo ra, đối với tôi. Và hơn nữa, tôi nghĩ mình thuần túy nghiên cứu khoa học - như đám tư duy "Ở trần đóng khố" phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến rêu rao - nên chắc sẽ không có vấn đề gì. Mặc dù chỉ vài dòng vậy, những nó không đơn giản. Hơn 10 năm lăn lóc chịu đựng những khó khăn của bản thân và môi trường. Tham gia đã ba diễn đàn, với mục đích vinh danh Việt sử 5000 văn hiến, nhân danh khoa học và phi chính trị. Việc thành lập TTNC LHDP thực chất chỉ là một phương tiện để tôi tiếp tục giới thiệu những luận điểm của mình, mà đôi khi không phải lúc nào cũng thể hiện trên sách vở. Nhưng cho đến nay, phương tiện này tỏ ra không hề có tác dụng như mong muốn. Nó chỉ là một cái xác không hồn. Hoạt động chủ yếu của TTNC LHDP chính là trên diễn đàn này. Tôi cũng biết rõ hoàn cảnh tế nhị của mình và thực tế xã hội hiện nay, nên luôn luôn xác định rằng: Tôi và toàn bộ TTNC LHDP và diễn đàn hoạt động phi chính trị. Điều này quí vị biết rất rõ. Nhưng, có những thế lực vẫn tiếp tục cản phá, có những hành vi đe dọa gây ảnh hưởng cho tôi trong khả năng tư duy, hoàn thiện những hệ thống luận cứ của mình. Tôi muốn giới thiệu với quý vị chỉ một hiện tượng, trong khá nhiều hiện tượng kể cả vật chất và tinh thần, trong hơn 10 năm qua: Cách đây 12 năm tôi có quen một cô tên Nguyễn Thị Thái. Vì tôi sống bằng nghề coi bói, nên tiếp cận và làm quen với tôi không mấy khó khăn. Cô này làm nhiều nghề, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vào đúng ngày mùng 1 / 10/ 2010 - là ngày đầu tiên kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi. Tôi được 1 người bạn cho một vé dự ngày khai mạc này. Và quí vị cũng biết rằng tôi giữ lời hứa bảo vệ 10 ngày Đại Lễ không mưa. Đồng thời tôi cũng coi đây là một dịp minh chứng cho khả năng của một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mà tôi đã xác định nhiều lần trên diễn đàn. Tôi bị bảo vệ đưa ra ngoài vị trí mà tôi cần phải đứng đúng vị trí ấy (Nếu xem kỹ trên video trực tiếp về Đại Lễ, quí vị sẽ thấy hình ảnh này, tình cờ được ghi nhận). Lúc ấy, tình cờ tôi gặp cô Thái. Tất nhiên cô ta biết rõ tôi có mặt ở đây để làm gì. Chẳng hiểu cô ta làm cái gì ở đây, nhưng cô ta tặng ngay cho tôi một cái thẻ rất oai "Ban tổ chức". Với cái thẻ này đeo trên cổ, tôi có thể đi vào bất cứ nơi nào tổ chức lễ hội trong Đại Lễ mà không bị ngăn cản. Tuy nhiên, vì tôn trọng tô chức, tôi không lợi dụng cái thẻ này. Và đành phải đứng ở một vị trí khác xa hơn tôi mong muốn. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, cô Thái trong một dịp ra Hanoi, đã đến văn phòng đại diện của Trung Tâm. Cô ta đi cùng với một thanh niên và giới thiệu là cháu đền nhờ tôi coi bói. Người cháu này còn nhỏ hơn tuổi con trai lớn của tôi. Nhưng cầu đầu tiên là "Chào anh" và xưng "tôi", khiến tôi có cảm giác tôi đang ở giữa nơi công quyền và làm việc với công chức nhà nước. Còn cô Thái, sau khi mọi việc gọi là xem bói , nhờ vả xong xuôi, cô ta ngang nhiên phát biểu trước nhân viên của tôi và cái người gọi là "thằng cháu" đi cùng: "Anh Tuấn Anh là người rất căm ghét chế độ cộng sản này!". Trước mặt mọi người, tôi phải làm giảm không khí căng thẳng và gây sốc của cô ta. Nhưng tất nhiên tôi rất tức giận. Tôi thừa hiểu rằng cô ta sẽ không bao giờ dám làm chuyện này, nếu như đằng sau cô ta không có một thế lực tác động. Nhưng đây là giọt nước làm tràn ly. Tại sao một người biết rất rõ tôi dự ngày khai mạc Đại lễ để làm gì và nhiệt tình tặng tôi cái thẻ "Ban tổ chức", lại có thể đểu giả với tôi như vậy? Kính thưa quí vị Đây là một trong những lý do mà tôi ủng hộ việc cho những cô gái bán hoa được hoạt động hợp pháp. Họ còn tỏ ra tử tế nhiều hơn những quí bà - mà tôi đã gặp trong cuộc đời - mà cô Thái này là một ví dụ. Sự tráo trở đến bỉ ổi của người này, khiến tôi thấy không thể tiếp tục duy trì TTNC LHDP. Tuy nhiên tôi còn phải cân nhắc. Nhưng cách đây vài ngày, Trung Nhân - một thành viên tích cực của TT - lên báo cho tôi biết là có hai người đã ngồi ở trước của nhà tôi hai ngày liền và chăm chắm nhìn vào trong nhà.Thực ra , tôi chẳng quan tâm gì đến những diễn biến ở dưới sân nhà tôi. Suốt ngày, tôi ở trên lầu làm việc và chẳng quen ai ngay cả hàng xóm. Nên tất nhiên tôi không thể biết có hai người chăm chắm nhìn vào nhà tôi. Hay nói rõ hơn: Nó sẽ chẳng có tác dụng gây áp lực tâm lý gì với tôi, nếu Trung Nhân không lên báo cho tôi biết. Nhưng nó khiến tôi quyết định rằng: Không thể tiếp tục duy trì TTNC LHDP. Tôi có thể thông cảm với mọi công việc của cơ quan chức năng khi giám sát những người họ cần giám sát. Nhưng tôi không thể tiếp tục những công việc nghiên cứu với những áp lực tâm lý phi học thuật này của những thế lực nào đó đang cố tình gây sức ép lên các công việc của tôi. Không phải tôi sợ một thế lực nào đó trên cái cõi trần gian này. Nhưng tôi nhận thấy rằng: - Tôi không thể tiếp tục duy trì TTNC LHDP như là một phương tiện gây phiền hà cho công việc của tôi. - Sức ép tâm lý khiến cho tôi không thể tiếp tục quảng bá việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến với những thứ đã xảy ra. Do đó, tôi quyết định giải tán TTNC LHDP và đóng cửa diễn đàn này trước, hoặc trong ngày 25. 7 Việt lịch. Trong thời gian giải quyết nội bộ và làm những thủ tục giải thế, tôi vẫn duy trì diễn đàn như nó vốn có. Sau khi đóng cửa, diễn đàn này vẫn tiếp tục được duy trì để mọi người có thể tham khảo các bài viết ở đây, cho đến khi nó buộc phải gỡ bỏ thực sự khỏi mạng Internet vì nhiều nguyên nhân khách quan. Mọi hoạt động ngoài lề của diễn đàn, như: 1) Hoạt động từ thiện sẽ chấm dứt. Cô Wildlavender có trách nhiệm giao lại cho tôi toàn bộ quỹ Từ Thiện của diễn đàn hoặc trao số tiền đó cho một quỹ từ thiện nào đó thuộc một tổ chức của chính quyền, thí dụ như: Quỹ từ thiện của báo Thanh Niên chẳng hạn, trước ngày 14. 7 Việt lịch. Tất nhiên phải có chứng từ. Tôi không chịu trách nhiệm với những ai tiếp tục gửi tiền góp vào Quĩ từ thiện của TTNC LHDP sau thời điểm này. Tính đến lúc này, tổng quỹ chị Wild còn giữ là: 9. 200. 000 VND. Đã nhận 500,000 đ (năm trăm ngàn đồng) của smooly_girl ủng hộ Quỹ từ thiện .Quỹ hiện có : 8,700,000 đ + 500,000 đ = 9,200,000 đ (chín triệu hai trăm ngàn đồng) 2) Tất cả những học viên các lớp PTLV sẽ được add ních vào những lớp mình đăng ký học ở cấp tương đương trước đó và được quyền chép tất cả các bài viết trong đó, coi như xong chương trình học, cho dù số tiền đóng chỉ 1 tháng. Sau ngày 25/ 7 Nhâm Thìn Việt lịch, ai ko chép kịp tôi sẽ không chịu trách nhiệm.3) Những thành viên đang làm việc ở TTNC LHDP sẽ được trợ cấp tối đa ba triệu đồng vào cuối tháng này, để tìm việc làm khác. Tôi cần xác định một số vấn đề liên quan đến học thuật như sau: - Cá nhân tôi luôn xác định Việt sử 5000 năm văn hiến và Lý học Đông phương chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Cho dù tôi còn sống hãy sẽ chết, hay với bất cứ việc gì xảy ra đối với tôi về danh dự cá nhân, hay sự vu cáo chính trị thì không thay đổi quan điểm này. - Tôi chịu trách nhiệm với hệ thống luận điểm mà tôi đã công bố về Việt sử 5000 năm văn hiến và thuyết Âm Dương Ngũ hành. - Bắt đầu từ ngày hôm nay, vào sau thời gian tính theo giờ mà bài viết này được đăng lên mạng, tôi không bảo đảm sự chính xác với tất cả những lời tiên tri đã đăng trên diễn đàn, mà sự kiện tiên tri sẽ xảy ra sau thời gian này. - Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và minh chứng thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc và xác định đó chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tuy nhiên tôi chỉ tham gia ở đẳng cấp mang tính quyết định chân lý và có khả năng phổ biến nó, khi chân lý được xác định. Tôi cũng xác định rằng: Tôi sẽ không nhờ vả bất cứ một cá nhân hoặc tổ chức nào giúp tôi thực hiện việc này. Tôi không cần thiết. Mọi việc từ nay sẽ tùy duyên và diễn biến theo tự nhiên của nó. Xin chân thành cảm ơn những con người đã đến với Việt sử 5000 văn hiến và những giá trị đích thực của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi hy vọng mọi người hãy tiếp tục minh chứng điều này trong tương lai. - Tôi không giữ bản quyền cho tất cả những công trình nghiên cứu và các bài viết của tôi trên diễn đàn. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng để dịch thuật, làm tư liệu nghiên cứu. Nếu nhớ đến tôi thì ghi chú: "Theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh", còn không thì đó là tùy lương tâm của quí vị.
    1 like
  20. Kính thưa Bác Thiên Sứ ! Wild là thành viên kỳ cựu cổ xưa nhất diễn đàn này hay đúng hơn là ở bên cạnh Bác ngay từ khi diễn đàn chưa thai nghén, Wild sẽ là người không sử dụng nút cám ơn Bác trong trường hợp này bởi Wild cảm nhận Bác nghiệt ngã với mình quá! Con số 15 tăng hay giảm chỉ vẫn là một ngày (24h) cho việc Bác thực hiện lời cam kết khẳng khái trên. Wild cho rằng nút cám ơn sử dụng cho việc tâm đắc với bài viết hay đồng tình với đáp án hợp lý hoặc hơn nữa là việc khâm phục 1 kiến thức mà bài viết đem lại chứ không làm thước đo để thẩm định sự quan tâm của tha nhân (như lời bác nói). Wild chỉ muốn nhắc nhở Bác Diễn Đàn được khai sinh bằng tâm huyết của Bác và bao con người đồng hành cùng thăng trầm thì sự tồn tại của nó cũng như những nhà tri học giả lặng lẽ theo dõi nó qua con số khách viếng thăm, không thể sớm chiều bị từ bỏ hay phá vỡ bởi những thương tổn cá nhân được!! Nếu thống kê bài viết hay chất xám để lưu dưỡng diễn đàn đi qua năm tháng Wild nghĩ trong phút nóng vội hay phút tủi hờn, Bác đã quên đi những đóng góp của bao con người để chỉ thể hiện cá tính mạnh mẽ và kiên định của mình, mà cá tính lại thuộc phạm trù đơn tính hay quán tính! Điều này Wild không thể thông cảm được! Mọi việc ở đời đều có nhân duyên hay định tính của số phận chúng ta không nên thách đố sự sống còn 1 một nền văn minh qua số người công nhận hay số lần của nút "cám ơn" Một vài tâm tư chia sẽ sau khi đọc bài của Bác, hy vọng lời lẽ này không để gió thoảng mây bay lòng người vô trách! Chúc Bác thân tâm thường lạc! Bởi "Đã biết lẽ VÔ THƯỜNG không để tâm phiền não"
    1 like
  21. Còn đúng 1g nữa là sang giờ Tý ngày hôm sau. Tôi bắt đầu ngưng sinh hoạt trên diễn đàn này với số ngày trừ đi số người bấm nút cảm ơn. Cho đến lúc này là 16 ngày. Và sẽ giảm dần cho đến khi số ngày nghỉ bằng số người nhấn nút = 30, tiếp theo. Nhưng nếu có dưới 15 người ngoài TTNC LHDP thì tôi sẽ giải tán TT này. Bởi vậy lúc này tôi còn thời gian để trả lời Văn Lang:Diễn đàn này có hàng ngàn người và hàng trăm hội viên vào mỗi ngày. Họ hỏi hàng trăm thứ và những thành viên trên diễn đàn - trong đó có tôi - đã nhiệt tình tư vấn giúp họ. Họ cũng biết mục tiêu của TTNC LHDP là vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Vậy mà không có nổi 30 người click nút cảm ơn. Đủ hiểu sự quan tâm của tha nhân như thế nào với cội nguồn dân tộc, thì trách ai được nữa. Bắt đầu ngày mai tôi sẽ ngưng hoạt động cho đến khi con số click nút cảm ơn tăng lên và trùng khớp với số ngày tôi ngưng sinh hoạt. Nếu số người nhấn nút dưới 15 người sau khi trừ đi số thành viên TT, tôi sẽ thay banne diễn đàn và trở thành diễn đàn cá nhân. Sau đó làm công văn xin giải tán TTNC LHDP.
    1 like