• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/02/2013 in all areas

  1. HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI. Tiếp theo. Như vậy, căn cứ vào các hình tượng trong cặp câu đối, hoành phi này thì có thể xác định rằng: Có bốn danh từ thể hiện hình tượng mang tính hình thể, hoặc mô tả hình thể và một danh từ hình tượng mô tả giá trị tinh thần. Bốn hình tương mô tả hình thể là: Rồng, rắn, quỉ mị và đảo Điều Ngư. Một hình tượng mô tả giá trị tinh thần là "Trung Hoa quốc uy". Trong đó có ba hình tượng vật thể nằm trong cặp câu đối và một hình tượng nằm ở hoành phi. Tất cả những hình tượng này - theo Lý học - là kết tinh của khí chất trong tập hợp con liên quan "Quan hệ Nhật Trung với Điều Ngư/ Senkaku". Tất nhiên nó phản ánh mối tương tác liên hệ của tất cả các phần tử liên quan trong tập hợp này. Tôi nhắc lại điều này để thấy mối liên hệ giữa mọi hiện tượng - theo tính chất khoa học trong sự xác định của gs Trịnh Xuân Thuận. Qua những hình tượng này, thì thấy Điều Ngư là một mục đích thể hiện cho kết quả các tương tác của ba hình tượng còn lại. Trong đó có cặp rồng rắn liên kết để chống lại Quỷ mỵ với mục đích mang lại mùa Xuân cho hòn đào mà Trung Quốc gọi là Điều Ngư. Hình tượng Điếu Ngư. Nhưng do tính cụ thể khi mô tả hòn đảo này là "trạch" mang tính không thật. Đó là nguyên nhân mà tôi xác định rằng mục đích này là ảo. Vậy sự liên kết rồng rắn mới là mục đích chính của bản thể của khí chất sự kiện. Điều này tôi đã phân tích ở trên. Người Trung Quốc Đại Lục muốn dùng Điều Ngư như là một cái cớ để lôi kéo Đài Loan trong một mục đích chung và hợp nhất đất nước họ. Ý tưởng thì cũng tốt thôi. Đấy là nguyên nhân sâu xa để cụm câu đối hoành phi thoạt nghe rất khí phách. Nhưng tiếc thay! Phàm ở đời, để đạt mục đích thì yếu tố phương pháp thực hiện tối quan trọng. Và có thể nói: Qua hình tượng của đối cấu đối, cho thấy họ không thể lôi kéo Đài Loan trong sự kiện này. Tức mục đích thật không đạt được. Bởi vì - qua hình tương Rồng Rắn - tuy cùng loài về hình tượng, nhưng khoảng cách quá xa. Đã vậy lại còn là rắn nước. Trứng rồng lại nở ra Rồng. Liu điu lại nở ra dòng liu điu. Nhưng cũng chính vì cái cớ tạo ra là tranh chấp Điếu Ngư và nhân danh lòng yêu nước - Trung Hoa quốc uy - như là một phương pháp nhằm hợp nhất Đài - Trung và nó đã "quá mù ra mưa" trong mục đích chính của tập hợp. Tức là sự kích thích lòng tự tôn dân tộc - đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Cụm từ "Trung Hoa quốc uy" là một hình tương miêu tả trạng thái tính thần duy nhất trong cặp hoành phi, câu đối này. Và chính nội dung của cụm từ này làm ra tính khí phách của cặp hoành phi, câu đối trên, nhằm lôi kéo Đài Loan. Qua hình tượng miêu tả trạng thái tinh thần, duy nhất và vượt trôi cho thấy, nó đã vượt ra ngoài hình thể mô tả mục đích thật đạt được - là liên kết Đài Trung trong nội dung. Tính chất qúa mùa ra mưa càng rõ hơn khi nó được gắn với hình tượng rắn nước. Phải chi nó gắn với hình tượng Rồng Vàng - như tôi sửa ở trên - thì hoàn toàn chính danh và cấn đối cặp Âm Dương theo nguyên lý Lý học: "Dương trước, Âm sau" và "Âm thuận tùng Dương". Nếu câu đối đổi lại là: Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì nó chính là sự mô tả Trung Hoa Lục địa, chủ đạo và khởi xướng (Dương trước) sự hợp nhất Trung Đài và thể hiện tính chính thống của thể chế qua hình tượng Kim Long với "Trung Hoa quốc uy". Và về sau (Âm - thuận tùng Dương) thì "Ngân xà kình vũ, hoành tảo Đông dương quỉ mị" thì sẽ hợp cách, khí chất ổn định, chính danh, nhất quán và rõ ràng. Trong trường hợp này, Trung Hoa lục địa có khả năng thành công với mục đích thật của mình: Liên kết Trung Đài, tiến tới hợp nhất quốc gia. Nhưng tiếc thay! Hình tượng khônhg nhất quán, chứng tỏ thần khí tạp loạn. Rắn nước chống lại mưa lớn thì làm sao chống được. Đã vậy còn giao trọng trách "chương hiển Trung Hoa quốc uy" thì mệt mỏi quá! Bởi vậy, người Đài Loan sớm muôn cũng đi gam ...lờ trong sự kiện này. Cuối cùng, thì chỉ còn "Kim Long đằng phi" một mình chống quỷ mỵ vậy. Híc! Bởi vậy, cái cây Hoàng Nam, hoặc Thiết mộc lan khi mới mọc, cành lá thẳng đứng như mũi giáo. Mới nhìn thì khí phách lắm. Nhưng khí chất yếu ớt, cành lá cụp xuống, càng vươn cao, càng èo uột. Cho nên, theo nguyên lý "Vạn vật tương hỗ" của Lý học và tinh thần của sự liên kết các hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - Nên Phong thủy Lạc Việt cấm dùng là vậy. Mục đích thật đã không đạt. Mục đích ảo thì đã thể bằng hành động "đằng phi" và "kình vũ". Đã vậy lại lỡ "ăn to, nói lớn" khi gắn với "Trung Hoa quốc uy". Ở đây, tôi chưa đả động gì tới một hình tượng nữa hiện hữu trong cặp Hoành phi, câu đối này sẽ tương tác thế nào trong các thành tố của tập hợp này tạo ra diễn biến tương lai của nó - Đó chính là hình tượng "Quỉ mị" - để miêu tả Nhật Bản vậy.. Bài viết này chỉ nhắm mục đích mô tả cụ thể sự xác định của nguyên lý Lý học Đông phương về tính chất "Vạn vật tương hỗ", có nội dung đồng đẳng với sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - Chỉ qua một hiện tương nhỏ - cặp hoành phi, câu đối giấy trên phòng của một con tàu hải giám, có khả năng phân tích mang tính tiên tri tất cả mọi hiện tượng liên quan. Đúng sai còn để chứng nghiệm. Nhưng ít nhất nó chứng tỏ khả năng của Lý học Đông phương về tính vượt trội lý thuyết so với tri thức khoa học hiện đại. Qua sự phân tích này, tôi cũng muốn bày tỏ sự mong muốn hai bên hãy xuống thang. Người Nhật đã bày tỏ mong muốn đối thoại, dù thật hay giả - "quỉ mị" - thì cũng là cơ hội để đối thoại và tiến tới một sự hòa nhập của cả thế giới trong tương lai gần. Cái xe đã lao dốc. Nhưng còn kịp dừng lại!
    2 likes
  2. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga. À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo. Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này. Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó. Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác. Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao. Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm. Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó. Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung. Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay: Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế. Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng: "Kim Long đằng phi, hoành tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện. Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc! Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sứ gàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kỹ vấn đề: - "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ". Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại. Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì! Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện. Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc! Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa. Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu. Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp. À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao. Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả. Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao. Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.
    2 likes
  3. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
    1 like
  4. Cầu Siêu có phải là nghi lễ của Phật Giáo không ? Tâm Diệu Trước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm như thế nào về sự Sinh và sự Tử. Theo quan điểm chung của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức qua nghiệp lực dẫn giắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đạo giải thoát, thì vẫn mãi luẩn hồi trong vòng tử sinh. Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thời và hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh. Quan điểm đầu cho rằng tái sinh xảy ra tức thời chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. Còn quan điểm thứ hai cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp. Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy. Theo ngài Hòa Thượng Narada Maha Thera viết trong quyển sách nổi tiếng Đức Phật và Phật Pháp,(bắt đầu trích): “Cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức. Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt. Cũng như ánh sáng, đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bong đèn khác. Cũng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của công thức mới. Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, "chuyển" từ hiện tại sang tương lai. Hiện tượng, chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào (antarabhava). Phật Giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai” (hết trích). [1] Đối với Phật giáo Bắc Tông, hay còn gọi là Phật Giáo Ðại Thừa, thì quan niệm rằng không hẳn là tất cả mọi người sau khi chết đều tái sinh ngay lập tức. Trường phái này cho là những người có nghiệp cực thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Ðông Phương Tịnh Ðộ, vân vân, và những người có nghiệp cực ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh. Trường hợp đó gọi là “chết đây sinh kia tức thời”. Ngoài các trường hợp đó, sau khi chết, người chết có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm, và mơ màng trong cảnh giới này từ 1 đến 49 ngày. Trong thời gian đó, người qua đời vẫn còn có ấn tượng mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, người ta coi trọng sự cầu nguyện (cầu siêu) để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ được siêu thoát vào các cõi an lành và vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp. [2] Do quan niệm “Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức thời và không có cái gọi là “linh hồn” người chết tạm trú ở một nơi nào” của Phật Giáo Nguyên Thủy, nên có thể nói rằng Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu vì cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi. Để bảo vệ cho quan điểm này, ngoài những điều trích dẫn sách [1] đã nêu trên, chúng tôi xin trích dẫn kinh(bắt đầu trích) : “Người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn chấp tay mong rằng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như một người quăng một tảng đá lớn vào một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!". Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nổi lên, không trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy. Trái lại, một người không sát sanh, không lấy của không cho, không sống tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham lam, không sân hận, không theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục! thời lời cầu xin ấy không được thành tựu, người ấy vẫn đựơc sanh vào cõi thiện thú, cõi trời, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước sâu rồi đập bể ghè dầu ấy, thời dầu ấy sẽ nỗi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một số đông quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiện không có kết quả, số dầu ấy vẫn nỗi trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, cầu xin cũng không ích lợi gì.” (hết trích) [3] Thật ra, Phật Giáo Bắc Tông, truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 700 năm đầu cũng không hề có nghi lễ cầu siêu cho người chết. Nghi lễ cầu siêu này thực sự chỉ bắt đầu từ đời của vua Đường Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng (685-762) vào năm 738 và được truyền qua Việt Nam sau đó. Vì thế, lễ cầu siêu độ ngày nay tại Việt Nam chỉ là một hình thức văn hóa của Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Để chứng minh cho điều này chúng tôi trích dẫn lời Pháp sư Tịnh Không, một vị cao tăng người Trung Hoa đương thời, rất có uy tín, với một quá trình giảng kinh thuyết pháp gần nửa thế kỷ (bắt đầu trích): “Lão pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngàynay.” (hết trích) [4] *** Nói tóm lại, Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông ở trong nước cũng như hải ngoại chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa. Và với lời dạy của Đức Phật được trích dẫn trên, việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống. Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó. Nếu nói rằng cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ thì việc báo đáp ấy cũng không có tác dụng gì. Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, tránh không làm các điều ác, nỗ lực làm các điều thiện và phát tâm giải thoát nhằm hướng đến công ơn cha mẹ mới gọi là chân thật báo hiếu. Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành. Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hóa Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời). Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ tại chùa thì rất tốt. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi thêm về Phật pháp. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự. Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Ðạo Sư, có nhiệm vụ thiêng liêng là hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân để giải thoát luân hồi. Phật tử tại gia cũng vậy, ngoài việc lo cho gia đình, xã hội cũng cần phải tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các vị Ðạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật. Tâm Diệu (December 2012) Chú thích: [1] Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp [2] Dr Evans-Wents viết rằng theo kinh sách Tây Tạng, có một trạng thái chuyển kiếp từ khi chết đến lúc đầu thai. Linh hồn người chết phải ở trạng thái ấy trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 tuần lễ, cho đến 49 ngày ("The Tibetan Book of the Dead", trang XLII - XLIII, 58, 160, 165). Quan niệm như vậy trái với giáo lý nguyên thủy của Đức Phật (Xem bản dịch tiếng Việt: Vi Diệu Pháp Toát Yếu Abhidhammattha Saṅgaha - A Manual of Abhidhamma, [3] Thích Minh Châu. Tập IV của Tương Ưng Bộ Kinh - Thiên Sáu Xứ, [42] chương VIII, Tương ưng thôn trưởng (Asibandhakaputta), kinh số 6 [4] Tịnh Không, Vì sao phải siêu độ vong nhân:
    1 like
  5. Năm nay có sự gặp gỡ lại bạn cũ trước đây mà nảy sinh tình cảm, cũng có người mai mối giới thiệu, nhưng tình cảm cũng chả đâu vào đâu. Năm 33 chắc sẽ lập gia đình.
    1 like
  6. Chữ T nào cũng quý cả, cái chính là hên xui thôi
    1 like
  7. Phụ nữ cưới chồng vì 3 "T" Nếu đàn ông sẵn sàng kết hôn với một cô gái chỉ vì anh ta muốn chấm dứt cảnh độc thân thì hầu hết phụ nữ đều có tiêu chí riêng trước khi "gật đầu" đón nhận chiếc nhẫn cầu hôn từ một chàng trai nào đó. Cưới vì tình Phụ nữ thường sống nặng về tình cảm. Nếu người đàn ông sẵn sàng gật đầu với một cô gái chỉ vì anh ta muốn chấm dứt cảnh độc thân thì nhiều phụ nữ chỉ đồng ý lên xe hoa với người đàn ông làm cho trái tim cô ấy rung động. Chị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội" kể: Tình yêu của anh chị kéo dài trong hai năm. Lúc nào anh Hải, người đàn ông chị yêu cũng đem lại cho chị cảm giác “muốn gần gũi, xa thì nhớ, gần thì thương”. Dẫu có nhiều vệ tinh vây quanh tán tỉnh. Song chỉ khi ở bên anh, chị mới thực sự cảm thấy hạnh phúc. Mối tình ngọt ngào của hai người rồi cũng đến ngày đơm hoa kết trái. Đám cưới ở tuổi muộn (29 tuổi) khiến cho cô dâu mừng vui vì tình cảm hai người dành cho nhau đã vượt qua được nhiều khó khăn, thử thách. Như Vân Anh (Từ Liêm, Hà Nội) trước khi lấy chồng cũng đặt ra khá nhiều tiêu chí cho người đàn ông lý tưởng của mình: Chồng tương lai nhất định phải cao để con sau này còn giống bố. Hay chồng phải ga lăng trong mỗi cuộc giao lưu để chị được mở mày mở mặt với bạn bè. Hoặc chồng phải đẹp trai theo kiểu Hàn Quốc sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy chán… Nhưng cuối cùng chị đã lấy một người đàn ông không cao cũng chẳng bảnh bao. Sau bao cuộc tình dang dở, Vân Anh bỗng nhận ra: Mọi thứ tiêu chí của mình trở nên quá phù phiếm nếu lấy một người đàn ông chẳng thuộc về mình. Chính tình yêu sẽ giúp cho cuộc sống gia đình được viên mãn. Và quả thật, chị đã được hạnh phúc với anh chồng chỉ cao bằng chị và không hề đẹp trai, theo nhận xét của bạn bè chị. Cưới vì tài “Gái ham tài, trai ham sắc” - các cụ xưa nói chẳng sai. Hầu như người phụ nữ nào cũng cảm phục, ngưỡng mộ trước những người đàn ông tài năng. Và họ sẽ rất đỗi tự hào nếu được làm “một nửa” của người đàn ông giỏi giang ấy. Chị Minh ở Q. Tân Bình, TPHCM, "nghiêng ngả" trước chồng mình cũng bởi “Ổng rất có chí, ham làm và có tài”. Chồng chị Minh đã tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế và đang làm ở một ngân hàng thương mại cổ phần. Dẫu công việc áp lực và thời gian o ép, song chồng chị vẫn cố gắng đi học thêm tiếng Anh buổi tối để tạo đà cho sự thăng tiến. Minh tâm sự: “Ngày trước, lúc đầu cũng chẳng thích ổng đâu vì tính tình ít nói quá. Sau thấy ổng hiền lành và có chí tiến thủ cao nên có cảm tình”. Chị Minh vẫn cười trừ trước lời trêu ghẹo của bạn bè vì hám trai tài nên mới chấp nhận lấy chồng sớm. Ở một hoàn cảnh khác, Lý, quê ở Hải Phòng, đồng ý cưới Thịnh bởi anh rất đa tài. Ngoài công việc hành chính ra, anh còn làm thêm nghề tay trái là chung vốn mở cửa hàng karaoke cùng một người bạn. Buổi tối, anh tranh thủ đảo qua quán café anh mở riêng ở gần nhà. Các việc vặt trong gia đình, ít khi anh thuê người ngoài về làm mà toàn tự tay làm lấy như: tường nhà bong tróc, anh tự sơn lại, đồ điện tử trong nhà bị hỏng, anh cũng tự tay sửa mà không đem ra hiệu. Theo chị Lý thì lấy chồng đa tài, bản thân mình sẽ được cậy nhờ từ việc nhỏ cho tới việc lớn. Cưới vì tiền Dẫu nghe có vẻ thực dụng nhưng trên thực tế, có khá nhiều phụ nữ chọn lựa người đàn ông có điều kiện kinh tế khá giả để lấy làm chồng với suy nghĩ cuộc sống gia đình sau này sẽ được sung túc, đủ đầy. Liên (Hà Đông) chẳng ngại ngần nói với người yêu mình: “Em cưới anh vì anh có tiền”. Nếu một người đàn ông bình thường nghe câu này có thể sẽ sốc. Nhưng với anh Tuệ thì nó phù hợp. Bởi lẽ, Liên vốn sinh ra trong một gia đình khó khăn từ nhỏ. Mẹ Liên sức khỏe yếu nên phải nghỉ mất sức. Lương về hưu của bố chị rất thấp. Trong khi nhà có 3 anh chị em đều đi học đại học. Suốt quá trình đi học, rất nhiều lần chị phải lần ăn từng bữa. Chẳng công việc làm thêm nào của sinh viên mà chị chưa từng trải qua. Có sống trong cái nghèo, cái khổ mới biết giá trị của đồng tiền, chị nghĩ thà sống độc thân còn hơn lấy phải người chồng cũng nghèo như mình. Gia đình cũng thuộc tầm trung lưu, chị Hạnh luôn đặt tiêu chí “Nhà chồng phải ngang ngửa nhà mình”. Người phụ nữ này phân tích: Cả hai vợ chồng đều có điều kiện kinh tế thì mới dư dả để mua sắm những thứ mình thích, con cái cũng có điều kiện sống sung túc. Theo Hạnh thì: “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng, gặp bão to, lều đổ thì trái tim lấy gì che nắng che mưa”. Đặt chữ "tiền" làm tiêu chí hàng đầu để chọn chồng, chị Hạnh thật may mắn bởi đã cưới được chồng như ý. Vợ chồng chị sống hạnh phúc trong điều kiện kinh tế đầy đủ. Nhiều lần chứng kiến hai người bạn gái thân của mình nước mắt lưng tròng vì ngày ngày phải đong đếm chuyện cơm áo gạo tiền khi chồng không kiếm đủ tiền nuôi thân và con, chị càng thấy sự lựa chọn của mình chính xác. theo yume.vn =============================================== Chữ T nào cũng quý cả, cái chính là mình ở vào trường hợp nào thôi
    1 like
  8. Nếu đúng giờ này thì: (Thiên kim là là kẻ hay cười . Ưa khoe tâng bốc tấc đến giời chẳng sai. Làm ngành thiết kế thì tài. Bôn ba là cảnh tương lai sau này...)
    1 like
  9. Để cứu vài con tê giác bị làm thịt vì mục đích phục vụ "phong độ" đại gia trong khoản này. Thiên Sứ tui "cống hiến" cho các đại gia một bài thuốc cực kỳ hiệu nghiệm và nổi tiếng trong lịch sử. Nếu ai đã xem chuyện Kim Bình Mai - một chuyện bị liệt vào hàng "dâm thư" và từng bị cấm vào thời phong kiến, chắc sẽ được biết tới một vị thuốc gọi là "Dâm Dương hoắc". Nghe cái tên đã lùng bùng lỗ tai. Thuốc này rẻ như bèo. Phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi cũng có thể mua ...vài tạ. Một thành viên PTLV đã dùng vị thuốc này theo hướng dẫn của tôi và bà xã cấn bầu ngay sau đó có....một tháng. Tuy nhiên, cái nguy hiểm của dùng vị thuốc này là nếu qúa liều lượng thì rất phiền. Quí vị đại gia nào giảm sút phong độ chỉ cần mua vài lạng Dâm Dương hoắc, về ngâm rượu xâm xấp đủ 9 ngày. Uống mỗi ngày một ly nhỏ vào buổi sáng, bảy ngày liên tiếp. Mỗi tháng chỉ uống không quá một cữ 7 ngày. Không dùng quá ba tháng. Chỉ nên dùng cho người trên 50 tuổi có vấn đề về "phong độ". Còn thấy ổn định không nên lạm dụng. Bản thân tôi không dùng vị thuốc này. Tôi cũng khuyên những ai hay sử dụng trí óc không nên dùng loại thuốc này thường xuyên. Rất dễ "tẩu hỏa nhập ma". Các vị đại gia hãy tha cho mấy con tê giác.
    1 like
  10. Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài. Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.
    1 like
  11. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Như vậy - với định nghĩa về khí của tôi, nhân danh nền văn hiến Việt, đối chiếu với tiêu chí khoa học về một giả thuyết nhân danh khoa học thì thỏa mãn hoàn toàn với tất cả các định tính về khí được miêu tả trong từng trường hợp cục bộ trong các mối quan hệ của khí trong các cổ thư để lại (Tham khảo bài viết về Khí trong hội thảo Phong thủy do TTNC LHDP tổ chức ngày 15. 12. 2009 - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Ứng dụng khái niệm này của TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt thì tất cả mọi tương tác trong tập hợp "Lịch sử quan hệ Trung Nhật với đảo Điếu Ngư/ Senkaku" đã hình thành và tạo ra sản phẩm hệ quả của nó trong tập hợp - còn tiếp tục diễn biến trong tương lai - chính là cặp câu đối này. Hay mô tả cách khác: Tất cả những mối quan hệ tương tác phức tạp trong tập hợp I - 1 - 1, đã sản sinh ra "khí chất" của tập hợp này và hệ quả tiếp theo trong giai đoạn này - do sự tương tác của chính khí chất đó - chính là cặp hoành phi câu đối kia, đã được lựa chọn. Do đó, cặp hoành phi câu đối - gọi là hiện tượng "Kim Long đằng phi" - chính là kết tinh của mọi khí chất tạo nên và tương tác trở lại để ảnh hưởng đến tương lai của mối quan hệ này (Từ chuyên môn của Lý học gọi là Thần Khí). Vấn đề là nó phản ánh như thế nào? Để có một thí dụ sinh động hơn, trước khi phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi", tôi xin kể và phân tích một câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí, có liên quan đến vấn đề này. Táo Tháo trong một lần đem quân chính phạt. Thế trận giằng co. Dương Tu là quan trưởng quản vào hỏi Tào Tháo khẩu lệnh ban đêm. Táo Tháo đang suy tư về trận đánh, khi đúng lúc Dương Tu hỏi, chợt nhìn thấy cái gân gà trên mâm cơm, nên buột miệng nói: "Kê cân". Hôm sau Dương Tu cho quân bản bộ của mình thu xếp hành trang để chuẩn bị rút lui. Hạ Hầu Đôn hỏi: "Vì sao chưa có lệnh rút quân , mà ông đã chuẩn bị hành trang vậy?". Dương Tu trả lời: "Kê cân tức là gân gà. Gân gà thì ăn không được, mà bỏ thì tiếc. Thừa tướng đưa khẩu lệnh này chứng tỏ thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm muộn ngài cũng rút quân. Nên tôi chuẩn bị trước". Hạ Hầu Đôn nghe theo cũng ra lệnh chuẩn bị rút quân. Táo Tháo chém Dương Tu vì làm rối loạn lòng quân. Nhưng sau đó, ông rút quân thật và hối hận vì hành vi của mình. Hiện tượng về mối liên hệ giữa khẩu lệnh "kê cân" và sự rút quân của Tào Tháo, so sánh với hiện tượng "Kim Long đằng phi" và tương lai của mối quan hệ Trung Nhật trên Điếu Ngư / Senkaku, đều có thể tiên tri. Phân tích hiện tượng "kê cân" thì khẩu lệnh này chính là "thần khí" - một thuật ngữ chuyên ngành của Lý Học - của Táo Tháo liên quan đến toàn bộ chiến dịch và nhất là khi được hỏi khẩu lệnh. Thần khí này tương tác với thực tế môi trường chung quanh - trong đó có mâm cơm có cái gân gà và tạo ra kết quả là khẩu lệnh "Kê Cân". Thần Khí ấy, tương tác với môi trường ấy thì kết quả sẽ không thể khác đi và làm nên khả năng tiên tri của Dương Tu. Đến đây, tôi tin các bạn đang xem bài viết này có thể hiểu được, sự tương đương giữa sự xuất hiện "kê cân" với sự xuất hiện của "Kim Long đằng phi" - Cả hai đều là mối quan hệ tương tác giữa khí chất được tạo nên bởi tính tương tác có quy luật của các phần tử trong một tập hợp và môi trường cụ thể có khả năng tiên tri. Tất nhiên, cái kết quả của mối quan hệ này là "kê cân", phản ánh bản chất của thần khí của Tào Tháo đang bề tắc và trong thế tiến thoái lưỡng nan, khi ông ta chọn "kê cân" làm khẩu lệnh. Điều này làm nên khả năng phân tích của Dương Tu về một hình tượng có vẻ như ngẫu nhiên. Tôi thường giảng cho học viên phong thủy Lạc Việt rằng: Tất cả mọi hiện tượng trong phong thủy đều là kết quả của nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong chuyên ngành Phong Thủy của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - tất cả những quy luật tương tác căn bản đều đã được mô hình hóa bởi 4 hệ tương tác chính (Tàu gọi là 4 trường phái. Đúng là vớ vẩn). Nhưng ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tương tác khác, ngoài những quy luật được mô hình hóa trong phong thủy - lý học Đông phương còn mô tả những yếu tố tác động ngoài phong thủy, là: Mô hình định tính số phận. Đó chính là Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất chuyên về cá nhân...vv....Hay nói rõ hơn: Bản thân phong thủy cũng chỉ là một tập hợp con, gồm nhiều phấn tử khác, nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong sự miêu tả quy luật tương tác của toàn thể vũ trụ.Chính vì là phấn tử trong một tập hợp, nó phải nhất quán và có tính liên quan hệ thống với học thuyết này. Ngược lại thì chính người Tàu với hơn 2000 năm - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử - còn chưa hiểu được bản chất của thuyết ADNH, cho dù chỉ là đơn giản nhất: Nó ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa? Qua sự phân tích của tôi, các bạn và anh chị em đang tìm hiểu và học môn Phong Thủy Lạc Việt cũng thấy được tính vượt trội hơn hẳn về mặt tri thức của nền Lý học Đông phương trong sự nhận thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người so với tất cả thành quả của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vậy , nó không thể ra đời vào thời "liên minh bộ lạc" của Chu Văn Vương, hoặc thời đồ đá ở bên Tàu với con Long Mã. Chỉ có những thứ tư duy "Ở trần đóng khố" mới có thể hiểu như vậy. Vậy mà không thiếu gì kẻ cứ xưng xưng là Phong Thủy Tàu làm ra cứ từ đúng trở lên. Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Thiên Sứ tui thì không phải thiên tài, nhưng quả là không thể thuyết phục được những con bò! Trở lại với tập hợp con I - 1 -1 thì chính thần khí kết tụ trong tập hợp này qua ban giám khảo đã chọn ra cặp câu đối hoành phi kia và nó phản ánh trở lại sự tương tác của thần khí đó với môi trường trong tương lai. Nhưng nó chỉ là một tập hợp con và chịu sự chi phối lớn hơn của một tập hợp bao trùm lên nó - theo lý thuyết Canto được sự thẩm định của thuyết ADNH, mà tôi đã trình bày ở trên. Và chính thần khí của tập hơp con này lại tương tác với các tập hợp khác trong tổng thể của mối quan hệ con người trên thế giới, để có thể suy luận ra toàn bộ diễn tiến trong tương lai của con người. Tất nhiên, đó chỉ là xác định về mặt lý thuyết và đối chiếu với những tiêu chí khoa học hiện đại nhất hiện nay Nó tương tự như việc "Đuổi mưa" khi chưa xảy ra - Duy nhất giáo sư Đào Vọng Đức xác định: "Về mặt lý thuyết, tôi cho rằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể làm được". Vâng! Giáo sư nhận xét hoàn toàn chính xác. Vì nó còn phụ thuộc vào khả năng người thực hiện. May quá! Bão tố ầm ấm chung quanh Hà Nội - từ đảo Hải Nam đánh vào, Thanh Nghệ đánh lên. Nhưng Hanoi chỉ có một trận mưa cục bộ vào tối ngày mùng 4. 10, làm gián đoạn vài chương trình sân khấu ngoài trời, trong lúc tôi mỏi mệt ngủ thiếp trong phòng massage ở 49 Thái Thịnh. Tất cả các TTKT TV của nền khoa học hiện đại đã sai. Kể cả Hoa Kỳ. Cho nên tôi chỉ đặt vấn đề lý thuyết và rõ ràng đó là một lý thuyết vượt trội của một nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Chính vì tính vượt trội về mặt lý thuyết so với nền tảng tri thức hiện đại, nên nó thành huyền bí trong con mắt tha nhân. Do đó, sự hội nhập giữa hai nền văn minh mà Liên Hiêp Quốc đề xướng, không chỉ đơn giản là hội nhập giữa nền văn minh Đông phương và nền tảng tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương này. Mà đó chính là sự hội nhập giữa lịch sử của nền văn minh hiện đai với một quá khứ xa xôi thuộc về một nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này - mà tôi gọi là "văn minh Atlantic". Thưa các bạn quan tâm. Chỉ có mỗi việc luận đoán hiện tượng "Kim Long đằng phi", mà tôi phải dài dòng văn tự như thế này. Trong khi chỉ cần đưa ra một lời "bói" và chở kiểm chứng. Kết quả thực tế sẽ xác định và không cần phải nói nhiều và tôi đã thực hiện trong topic "Quán vắng" của web này. Nhưng đấy cũng chính là điều mà các nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường hay nhận xét: "khoa học chưa giải thích được"; là "Chưa có cơ sở khoa học" và kết luận" "mê tín dị đoan".... Bởi vậy nhân ngày đầu năm, tôi phải dẫn giải dài dòng văn tự như vậy. Bây giờ tôi mới trình bày xong những luận cứ căn bản liên quan đến việc phân tích hiện tượng này. Và cần phải có sự trình bày dài dòng văn tự này, nó mới tạm có thể hiểu rằng: Không hề có "mê tín dị đoan" ở đây! Còn tiếp
    1 like
  12. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức được hầu hết những dạng tồn tại của vật chất có khối lượng - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Nhưng một khối lượng khổng lồ những dạng tồn tại khác của vật chất họ chưa nhìn thấy, chiếm đến 96% trong tổng thể những dạng tồn tại trong vũ trụ, mà họ gọi là "vật chất tối". Tất nhiên - với giới hạn của tri thức khoa học hiện đại - các nhà khoa học chưa thể xác định được bản chất tương tác của các dạng tồn tại trong vũ trụ. Và hệ quả tất yếu - do chưa khám phá hết các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - cho nên chưa thể biết được bản chất tương tác của vật chất - và càng không thể đạt tới khám phá những quy luật tương tác của các dạng vật chất vận động trong vũ trụ, nhằm xác định quy luật phát triển của vũ trụ, thiên nhiên trên trái Đất và cuộc sống của con người. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại thật là xa vời vợi. Ngược lại, Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã sử dụng những mô hình biểu kiến, những công thức và có thể thay thế bằng những đại lượng cụ thể - là những dự kiện đầu vào mang yếu tố thời gian - tất nhiên nó phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng có tính quy luật - để tiên tri những sự kiện sẽ xảy ra. Tức là phù hợp với đầy đủ yếu tố của tri thức khoa học hiện đại, gồm: Dự kiện đầu vào, nội dung cần biết và khả năng kiểm chứng trong tương lai kết quả được dự báo. Thành quả nghiệm chứng của các phương pháp tiên tri Đông phương trải hàng Thiên Niên Kỷ. Đó là niềm mơ ước của tất cả những tri thức và các lý thuyết khoa học hiện đại. Chưa có một lý thuyết và một kết quả ứng dụng nào của tri thức khoa học hiện đại nào vượt thời gian như vậy. Tất yếu để có những mô hình biểu kiến và những phương pháp tiên tri đó, nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và nắm bắt được tất cả mọi bản chất của các dạng tồn tại và tương tác của vật chất với quy luật của chúng. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nền văn minh thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại, kế thừa của nền văn minh toàn cầu Atlantic đã sụp đổ. Trong lịch sử văn minh Hán, chính các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định được thuyết Âm dương ngũ hành - mà họ tự nhận là của họ - hình thành trong giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hán. Đây là điều kiện tối thiểu để xác định sự hình thành một lý thuyết trong một nền văn minh theo tiêu chí khoa học: Một học thuyết được xác định thuộc về nền văn minh nào thì nó phải có một quá trình hình thành hợp lý trong lịch sử nền văn minh đó. Đại để vậy. Đây cũng mới chỉ là một trong những tiêu chí khoa học nhằm xác định một nền văn minh chủ thể sở hữu một học thuyết, chưa phải là tiêu chí duy nhất. Nói tóm lại : Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hán xét trên cơ sở tiêu chí khoa học liên quan đến sự hình thành một học thuyết. Điều này tôi đã chứng minh trên diễn đàn. Nên không bàn ở đây. Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương đã hoàn toàn bế tắc, khi cố gắng mở cánh cửa của nền văn minh huyền bí này. Họ đã sai lầm từ đầu khi mặc định rằng: Nó thuộc về văn minh Hán. Tất nhiên từ sự mặc định này thì tất cả những giá trị lởm khởm , sai lệch, phi lý trong những gì mà nền văn hiến Việt còn sót lại, khi nền văn minh này bị sụp đổ ở Nam Dương tử - mà văn minh Hán cóp nhặt được - đều nghiễm nhiên là thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quan tâm, hoặc thực sự nghiêu cứu sâu về Lý học Đông phương - xuất phát từ mặc định nguồn gốc của Lý học Đông phương có nguồn gốc Hán - đều nhận thấy một sự mơ hồ, huyền bí - Hoặc như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã kết luận: "Giả khoa học". Các nhà khoa học đẳng cấp như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã đúng và chỉ đúng trong điều kiện này. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được sự mặc định lịch sử thuyết ADNH thuộc về văn minh Hán và bắt đầu từ một điều kiện khác: xác định nguồn gốc văn minh Đông phương có cội nguồn từ từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - thì mọi việc cũng sẽ khác hẳn. Nhân danh nền văn hiến Việt và đi tìm những gía trị cội nguồn của thuyết ADNH từ những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hiến Việt, để hiệu chỉnh, tập hợp lại những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó hoàn toàn thỏa mãn. Không những chỉ phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, nó còn thỏa mãn với cả tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông Hawking đã mô tả. Tiếc thay! Sau đó, vì sự thất vọng và bế tắc của nền khoa học hiện đại trong những cố gắng khám phá vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người, chính ông đã phát biểu một cách bi quan: "Không thể có một lý thuyết thống nhất!". Nhưng nếu ông nhìn về văn minh Đông phương và vào trang web này của chúng tôi, tôi hy vọng rằng: Ông sẽ không bi quan như vậy. Tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cả lý thuyết thống nhất, mà ông đã công bố trong cuốn "Lược sử thời gian" nổi tiếng của ông , đều được thỏa mãn với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tuy nhiên điều đáng tiếc là không có một kênh thông tin nào để ông có thể quan tâm đến chúng tôi, những người kém may mắn về phương diện thông tin. Nhưng đấy không phải là một bận tâm của chúng tôi. Chúng tôi phục hồi những gía trị của nền văn minh Đông phương vì một mục đích chứng minh chân lý. Tất yếu nó có nhu cầu trao đổi thông tin với những mối quan hệ liên quan. Và nó chỉ là điều kiện cần để phổ biến chân lý, chứ không phải là điều kiện cần để đạt tới chân lý. Trở lại với thuyết ADNH. Chính nhưng mô hình biểu kiến với các kết quả có thể kiểm chứng xác định một hệ thống tri thức siêu việt vượt ngoài tầm của nền tảng tri thức hiện đại có khả năng tiên tri - thì - tất yếu, hệ thống lý thuyết đó phải là hệ quả của một nhận thức toàn diện mọi dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - trong đó có vật chất tối - mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và còn hơn thế nữa, lý thuyết đó phải nhận thức được những mối quan hệ của những qui luật tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ thì mới có khả năng mô tả những mô hình biểu kiến xác định những quy luật tổng hợp để có thể tiên tri. Một trong những yếu tố tương tác quan trọng chính là sự tương tác của những giá trị thuộc về con người, mà mọi người quen gọi là "ý thức"; hoặc "tinh thần". Thực tế khách quan vận động bên ngoài còn người đã tạo nên nhận thức của con người. Chính từ nhận thức đó, con người có ý thức tác động trở lại với môi trường - bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi...Hành vi đó, có thể đúng, có thể sai...tùy thuộc vào mối tương quan trong cấu trúc vật chất tạo nên con người phản ánh qua hình tướng và tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính mỗi con người trong môi trường của nó. Đôi câu đối hoành phi trên con tàu Hải Giám ra Senkaku của Trung Quốc chính là sự lựa chọn có ý thức của một ban giám khảo với hàng ngàn câu đối dự thi thể hiện ý thức mỗi con người. Quyết định lựa chọn đôi cấu đối hoành phi này là kết quả tổng hợp nhận thức được hội tụ ở ban giám khảo. Và tất nhiên, nó phản ánh một thực tại tế vi, phản ánh tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành nên cặp câu đối hoành phi này trong tập hợp của nó và tác động trở lại môi trường có khả năng tiên tri. Đến đây, tôi cần bày tỏ thêm một khái niệm về một dạng tồn tại của vật chất trong Lý học Đông phương, mà không có khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm "Khí". Khí là một khái niệm mô tả một dạng vật chất tồn tại trên thực tế và - đây chính là dạng vật chất không có khối lượng - liên quan đến vấn đề "Hạt của Chúa" , mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm và tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa" - với tư cách nhân danh nền Lý học Việt - côi nguồn của văn minh Đông phương để thẩm định điều này , trong một topic khác trên diễn đàn. Trong Lý học Đông phương khái niệm khí được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của các chuyên ngành khác nhau. Và trong đời sống xã hội Việt khái niệm khí sử dụng rất nhiều. Từ ngôn ngữ bình dân, cho đến các danh từ chính trị, xã hội. Nhưng bản chất của Khí thì hàng ngàn năm qua, kể cả kết hợp với những phương tiện khoa học hiện đại, người ta vẫn chưa thể xác định được bản chất của Khí. Khái niệm khí trong sự ứng dụng của lý học Đông phương - từ hàng ngàn năm qua - chỉ là một cảm nhận mơ hồ và không có một định nghĩa chuẩn và phân loại chính xác - ngoại trừ TTNC LHDP. Tất nhiên khi hình thành khái niệm "khí" - một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nền văn minh nhận thức được thực tại này phải có những phương tiện để nhận thức được nó. Nhưng nền văn minh Allantic đã bị hủy diệt hoàn toàn cùng với nền tảng xã hội và những phương tiện kỹ thuật của họ. Và chỉ để lại cho đời sau những khái niệm họ tổng hợp qua những nhận thức của họ. Trong Lý học thì ngay cả dạng tồn tại không khối lượng của vật chất , gọi là "khí" này cũng được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Đồng thời với một luận đề nổi tiếng của Lý học là "Khí tụ thành hình". Như vậy Lý học cũng đã xác định từ vật chất không khối lượng hình thành vật chất có khối lượng - mà nhỏ nhất chính là những dạng tồn tại mà khoa học hiện đại gọi là "hạt cơ bản". Về nguyên tắc theo Lý học Đông phương thì khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Tất yếu sẽ không thể có một dạng vật chất phi khối lượng duy nhất tạo ra nhiều dạng hạt cơ bản đang hiện hữu. Hay nói một cách khác: Không thể có một trường duy nhất tạo ra "Hạt của Chúa". Sau này, nếu cộng đồng khoa học châu Âu xác định "không có Hạt của Chúa" ; hoặc không có một trường duy nhất để gọi là Hạt của Chúa - thì đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của tôi để chứng minh rằng: Vì sao từ lâu tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa!" Đương nhiên tôi sẽ phải kết hợp với nhiều nguyên lý căn bản của những lý thuyết khoa học hiện đại khác. Mà một trong những sự lựa chọn của tôi chính là mô hình toán học Vonfram. Nhưng đó là chuyện về sau - "Bao giờ cho đến Tháng Mười". Bây giờ quay trở lại vấn đề khí chất của cặp Hoành phi câu đối "Kim Long đằng phi" và khả năng tiên tri căn cứ vào hiện tượng này liên quan đến sự bí ẩn của Khí mà tôi đã trình bày. Còn tiếp
    1 like
  13. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong những giả thuyết của khoa học hiện đại tính đến ngày hôm nay, có một hệ thống lý thuyết toán, chưa được "khoa học công nhận". Đó là "nghịch lý Canto". Nghịch lý này phát biểu rằng: "Mọi tập hợp đều là phần tử trong một tập hợp lớn hơn" và "có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp". Chính vế thứ hai của của giả thuyết này làm nên nghịch lý Canto. Nhưng Lý học Đông phương xác định rằng: Đây chính là một giả thuyết khoa học sơ khai gắn liền với Lý học Đông phương. Nền văn minh Đông phương - có cội nguồn từ văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử - đã phát hiện ra mô hình này từ lâu và ứng dụng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả mọi sự kiện, hiện tượng trong vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và đến từng hành vi của con người...đều đã được phân loại thành những tập hợp với những khái niệm biểu kiến mô tả của lý thuyết này là Âm Dương và Ngũ hành. Bất kỳ một tập hợp nào được miêu tả bằng một hành, lại có đủ những phần tử cũng được phân loại thành Ngũ hành trong tập hợp đó. Tôi thí dụ: 1/ Giờ là thành tố trong tập hợp của Ngày - được phân loại theo quy luật can chi. Ngày mùng 4 Tết Quý Tỵ là ngày được xếp là Quý Tỵ. Ngày lại là con - phần tử trong tập hợp của tháng. Tháng Giêng là tháng Giáp Dần. Tháng Giêng lại là phần tử trong tập hợp của Năm Quý Tỵ. Và năm lại là một tập hợp của vận....vv.....tất cả đều được phân loại theo Ngũ hành và Âm Dương. Tất cả thời gian của lịch sử vũ trụ này lại nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ cho đến khi kết thúc một chu kỳ và trở về với Thái Cực - là trạng thái khởi nguyên của nó. Hiện nay - theo sự phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta đang thuộc thời gian của Đại Vân Hội Ngọ - thuộc Hỏa. Nước Văn Lang - cội nguồn lịch sử Việt tộc, theo chính sử - ra đời ở Nam Dương Tử vào năm thứ 8 thuộc Vận VII - Đại vận Hội Ngọ. Tính ra tương đương với năm 2879 trước BC. 2/ Cá thuộc tập hợp thuộc hành Thủy. Nhưng cá đỏ thuộc Hỏa, Vàng thuộc Thổ ...vv... Qua thí dụ trên thì như vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự thẩm định những giá trị của những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Bây giờ, chúng ta căn cứ vào sự phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành và miêu tả của mô hình Canto; căn cứ vào luận điểm "vạn vật tương hỗ" của Lý học Đông phương và nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận, để chúng ta phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi". Hiện tượng "Kim Long đằng phi" chỉ là một hiện tượng nhỏ: Một đôi câu đối và một cái hoành phi viết bằng giấy, trong căn buồng của con tàu cảnh sát biển của Tàu. Nhưng - "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là điều mà chúng ta không thể có thời gian. Bởi vậy - Căn cứ vào lý thuyết Can to , được sử thẩm định của thuyết Âm Dương Ngũ hành (Tức là lý thuyết này của khoa học hiện đại đã được "Lý học công nhận" và ứng dụng cho dễ hiểu. Hi) - chúng ta lần lượt xét những tập hợp riêng hàm chứa hiện tượng này. Bắt đầu từ một tập hợp lớn nhất, là: I - "Lịch sử hình thành vũ trụ liên quan đến sự hình thành đảo Điếu Ngư/ Senkaku"", chúng ta lấy ra một tập hợp con, là: I - 1: " Lịch sử quan hệ con người với đảo Senkaku / Điếu Ngư". Từ tập hợp con này chúng ta lại lấy ra một tập hợp nhỏ hơn mà nó hàm chứa, là: I - 1 - 1: "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku". Và sự xuất hiện cặp hoành phi câu đối với tựa "Kim Long đằng phi" của topic này, là kết quả tất yếu của tất cả mọi tương tác phức tạp của các phần tử trong tập hợp I - 1 - 1 này. Đương nhiên, cái kết quả cuối cùng này phản ánh mọi tương tác liên quan để hình thành ra hiện tượng "Kim Long đằng phi" - Tri thức của khoa học hiện đại với lời nhận định nổi tiếng của giáo sư Tring Xuân Thuận dừng lại đến đây. Và chỉ cần phân tích với những dự liệu lịch sử để dẫn đến hiện tượng "Kim Loang đằng phi" trong nội hàm tập hợp con nhỏ nhất , mà tôi đã phân loại như trên, cũng đủ là một đề tài khoa học. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không dừng lại ở đây và nó sẽ tiếp tục phân tích tính nguyên nhân và khả năng tương tác trở lại để hình thành trong tương lai của "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku", với khả năng tiên tri. Tức là những nhân tố sẽ xuất hiện trong tương lại của tập hợp con I - 1 - 1, do chính ảnh hưởng của nó. Còn tiếp
    1 like
  14. Cô cũng đã trao đổi với bạn con, hãy có tín tâm vào Pháp của Đức Phật sẽ nhận được sự chuyển hóa ah con!
    1 like
  15. NhãKhanh sẽ gởi đến 2thành viên memitxuxi & quyngoc83 vào sáng sớm ngày mai Hy vọng 2 các bạn sẽ nhận được trước Tết Thân mến !
    1 like
  16. 1 like
  17. 1 like